The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Tự nhiên - Xã hội cho sinh viên Cao đẳng tiểu học - trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by truongptthntt.c23, 2017-07-03 02:31:55

Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Tự nhiên - Xã hội cho sinh viên Cao đẳng tiểu học - trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Tự nhiên - Xã hội cho sinh viên Cao đẳng tiểu học - trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

KT (Sau TN) Điểm X.sắc Giỏi Khá TBK TB Yếu
Lớp TN SLSV (38) 6 9 17 4 2 0
(CĐTHK23C)

% 15.7 23.6 44.7 10.5 5.2 0

Lớp ĐC SLSV (38) 3 8 13 6 8 0
(CĐTHK22C) 0

% 7.8 21.0 34.2 15.7 21.0

Bảng 4: Kết quả kiểm tra lần 2 - sau thực nghiệm
(Đánh giá theo yêu cầu mức độ)

3.4.3. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của 2 lớp thực nghiệm
và đối chứng.

3.4.3.1. So sánh kết quả bài kiểm tra (trước thực nghiệm) của 2 lớp thực
nghiệm và đối chứng

Chúng tôi sử dụng kết quả bài kiểm tra (trước thực nghiệm) và kết quả thực
tập 2 (năm thứ 3) của sinh viên CĐTHK 23C để so sánh, đối chứng.

40 K23 C- lớp thực nghiệm
35 K22 C - lớp đối chứng
30
25 GIỎI KHÁ TBK TB YẾU
20
15
10

5
0

SX

Biểu đồ 1: Kết quả kiểm tra (lần 1) của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng
51

3.4.3.2. So sánh kết quả thực tập 1 (sau thực nghiệm) của 2 lớp thực
nghiệm và đối chứng

45 K23 C- lớp thực nghiệm
40 K22 C - lớp đối chứng
35
30 GIỎI KHÁ TBK TB YẾU
25
20
15
10

5
0

SX

Biểu đồ 2: Kết quả thực tập 2 của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng

3.4.4. Phân tích kết quả định tính
* Trước thực nghiệm: Qua kết quả của bài kiểm tra các tiết thực hành
soạn kế hoạch dạy học và thực hành tập giảng trên lớp của 2 nhóm (thực nghiệm
và đối chứng) đã thu được kết quả trước thực nghiệm (bảng 1 + 2 và biểu đồ 1).
Từ kết quả đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng mức độ trước khi thực
nghiệm của cả 2 nhóm lớp cho thấy kết quả của cả 2 nhóm tương đương nhau và
chưa cao, lý do:
Hơn 30% sinh viên chưa xây dựng được mục tiêu cơ bản của bài học môn
TN – XH.
56% sinh viên trình bày bảng chưa đẹp, chưa khoa học
62% sinh viên còn lúng túng khi giải quyết các tình huống sư phạm, hướng
dẫn học sinh tìm hiểu bài
35% sinh viên phân bố thời gian hợp lý cho từng nội dung dạy học, nói
năng chưa mạch lạc, còn ngọng L và N

52

* Sau thực nghiệm: Về cơ bản cả 2 nhóm đều tiến bộ hơn so với kiểm tra
trước thực nghiệm. Tuy nhiên sự tiến bộ của nhóm thực nghiệm rõ nét hơn và
đạt kết quả cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng lý do:

Đã được phân tích kỹ cấu trúc của kế hoạch dạy học, nắm được những yêu
cầu cơ bản khi xác định mục tiêu dạy học.

Đã được thực hành xây dựng, báo cáo, tập giảng, trao đổi, rút kinh nghiệm
trong các giờ nghiệp vụ và được trình bày trong các buổi ngoại khóa môn học.
Do đó hầu hết các tiết học đã biết phân bố thời gian hợp lý cho từng nội dung
dạy học. Biết dự kiến và đưa ra cách xử lý các tình huống dạy học linh hoạt, phù
hợp với nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học.

Việc trình bày các kiến thức trên bảng và viết bảng có nhiều tiến bộ rõ rệt.
Vì những lí do trên nên kết quả sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm đã
đạt kết quả cao (bảng 3 + bảng 4, biểu đồ 2).
3.4.5. Phân tích kết quả định lượng
* Trước thực nghiệm:
Số sinh viên xuất sắc của 2 lớp quá ít ( cả 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng là 08 SV, chiếm 10.5%)
Số sinh viên giỏi của 2 nhóm là 14 SV chiếm 36.8%
Số sinh viên khá của cả 2 lớp là 29 SV chiếm 38.1%
Số lượng sinh viên trung bình khá là 12, chiếm 15.7%)
Số sinh viên yếu là 2 sinh viên, chiếm 5.2%, (nhóm đối chứng là không có

sinh viên nào).
So sánh kết quả đầu vào của 2 nhóm ta thấy: sinh viên xuất sắc, giỏi, khá,

của nhóm đối chứng cao hơn so với nhóm thực nghiệm. Số sinh viên trung bình,
sinh viên yếu của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng.

* Sau thực nghiệm:
Nhóm thực nghiệm: CĐTHCK23
Sinh viên xuất sắc tăng 7.8% (3 sinh viên);

53

Sinh viên giỏi tăng 5.2% (2 sinh viên)
Sinh viên trung bình giảm 15.7% (06 sinh viên)
Sinh viên yếu giảm 5.2% (2 sinh viên).
Nhóm đối chứng: CĐTH CK22
Sinh viên xuất sắc giảm 5.2 % (02 sinh viên)
Sinh viên giỏi tăng 2.6 % (1 sinh viên)
Sinh viên khá giảm 5.2% (2 sinh viên)
Sinh viên trung bình khá tăng 5.2% (02 sinh viên)
Sinh viên trung bình giảm 2.6% (01 sinh viên)
So sánh kết quả của 2 nhóm Nhóm thực nghiệm: CĐTHCK23 và Nhóm
đối chứng: CĐTH CK22 ta thấy:
Số sinh viên xuất sắc của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng 7.8%
(3 sinh viên).
Số sinh viên giỏi của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng 2.6% (01
sinh viên);
Sinh viên khá nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng 10.5% (04 sinh
viên);
Số sinh viên trung bình khá nhóm thực nghiệm thấp hơn nhóm đối chứng
5.2% (02 sinh viên).
Sinh viên trung bình nhóm thực nghiệm giảm hơn 16% (06 sinh viên) so
với nhóm đối chứng.
Cả 2 nhóm không có sinh viên yếu.
* Tiểu kết: Với kết quả thu được trước và sau khi thực nghiệm, có thể
khẳng định được những biện pháp mà chúng tôi đã áp dụng cho sinh viên CĐTH
khóa 23 đã thu được thành công. Giúp sinh viên có thêm các kỹ năng tổ chức các
hoạt động giáo dục phù hợp với đặc trưng của môn Tn- XH và giúp sinh viên
nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn trước khi ra trường.

54

PHẦN KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Từ lí luận và thực tiễn vấn đề áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn TN-XH cho sinh viên CĐTH K23,
chúng tôi rút ra kết luận như sau:
1.1. Giáo viên sư phạm trước tiên phải là người có khả năng tương tác tích
cực với học sinh. Chính vì vậy, ngoài việc chú trọng tích lũy kiến thức chuyên
ngành thì vấn đề rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho sinh viên
là hết sức cần thiết. Việc rèn các kỹ năng dạy học sẽ giúp cho sinh viên có sáng
tạo trong phương pháp giảng dạy học, có kỹ năng quản lý, tổ chức các hoạt động
học tập phù hợp với môn học, phù hợp với đối tượng học, nhằm nâng cao chất
lượng dạy học nói chung và dạy học môn TN- Xh nói riêng.
1.2. Trong thực tiễn dạy học, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều bất cập khi
hướng dẫn sinh viên CĐTH làm nghiệp vụ chuyên môn. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến những bất cập đó, nhưng cơ bản nhất vẫn là thời lượng dành cho
nghiệp vụ sư phạm quá ít. Sinh viên trong học tập nghiệp vụ sư phạm còn tỏ ra
nhút nhát, thụ động, giao tiếp kém, kĩ năng sống yếu và thiếu, chưa sáng tạo
trong tiếp thu những kiến thức nghiệp vụ sư phạm, thiếu kĩ năng quan sát, kĩ
năng biểu đạt ngôn ngữ.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiểu học hiện nay thiên về trang bị lí
luận, việc rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên còn chưa được quan tâm
đúng mức và thiếu biện pháp thực hành. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán
bộ giảng dạy các học phần Tâm lí học, Giáo dục học, Lý luận dạy học trong việc
xây dựng chương trình nghiệp vụ sư phạm thống nhất trong nhà trường. Vì vậy
mà chương trình nghiệp vụ sư phạm còn thiếu tính hệ thống
1.3. Chúng tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên các kỹ
năng soạn kế hoạch dạy học, kỹ năng viết bảng, kỹ năng xây dựng và giải quyết

55

các tình huống dạy học môn TN-XH. Tuy nhiên khi áp dụng thì sinh viên cần
linh hoạt sáng tạo để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất cũng như đối tượng
học sinh của mình nhằm góp phần làm cho tiết học trở nên hấp dẫn, học sinh
được gắn các kiến thức bộ môn với thực tiễn cuộc sống.

1.4. Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định những biện pháp mà chúng
tôi đã áp dụng để hướng dẫn sinh viên các kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng
nghiệp vụ sư phạm môn TN- XH là phù hợp, đã có những tác động tích cực đến
kết quả học tập và kết quả thực hành thực tập của sinh viên, điều này thể hiện ở
kết quả đạt được sau thực nghiệm của lớp CĐTHK23 C.

2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với sinh viên
2.1.1. Cần chịu khó nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, nắm chắc nội
dung kiến thức môn TN-XH lớp 1,2,3. Tham khảo các clip dạy học trên mạng
internet và trong quá trình dự giờ ở phổ thông để tự học tự bồi dưỡng các kỹ
năng dạy học.
2.1.2. Cần xác định học sư phạm là học một nghề đặc biệt, không chỉ học
kiến thức mà còn phải thành thục các thao tác sư phạm, đó chính là sự "hữu hình
hóa" bài giảng, tiết giảng, và đó chính cũng là sản phẩm mà giáo viên cần hướng
tới. Do đó hoạt động học tập của sinh viên phải nhắm đến mục tiêu, xem xét kỹ
năng sư phạm như một phương tiện để người giáo viên hành nghề, thiếu phương
tiện ấy, giáo viên sẽ không thể hành nghề. Kỹ năng sư phạm không chỉ đặt trong
yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp mà thật sự cần thiết trong phẩm chất, nhân

cách nhà giáo.
2.1.3. Đối với bản thân mỗi sinh viên, cùng song song với việc trang bị

kiến thức chuyên môn, các em cần phải tự học hỏi lấy những kiến thức, kỹ năng
thiết yếu khác như kiến thức về công nghệ thông tin để có thể ứng dụng vào
trong quá trình giảng dạy, biết cách sử dụng thành thạo những thiết bị thí nghiệm
cơ bản của môn học ở trường phổ thông. Tham gia tích cực vào vào các hoạt

56

động phong trào để rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm khác bổ trợ cho kỹ
năng dạy học như: kỹ năng ứng xử sư phạm; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết
trình; kỹ năng làm việc hợp tác, kỹ năng nắm bắt đặc điểm tâm lý học sinh, kỹ
năng dự đoán…đó sẽ là điều kiện thuận lợi để hoạt động dạy học thành công.

2.2. Đối với giáo viên
2.2.1. Cần biết định hướng tổ chức, đánh giá chính xác, khách quan, chỉ ra
được những yếu điểm của sinh viên và gợi ý, hướng dẫn sinh viên cách khắc
phục để giúp các em tự rút ra được bài học và tăng thêm kiến thức kỹ năng
nghiệp vụ chuyên môn sau mỗi giờ nghiệp vụ sư phạm.
2.2.2. Giáo viên cần giao nhiệm vụ (bài tập) cho sinh viên trước khi tiến
hành nghiệp vụ, để sinh viên khi tập giảng có chuẩn bị kỹ các trang thiết bị hỗ
trợ cho giờ nghiệp vụ sư phạm chu đáo, đạt hiệu quả.
2.2.3. Nhắc nhở sinh viên có ý thức trách nhiệm đối với các phần việc đã
được giao.
2.2.4. Đổi mới cách đánh giá hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho
sinh viên thông qua các học phần phương pháp dạy học.
2.3. Đối với nhà trường
2.3.1. Cần tăng thời lượng nghiệp vụ sư phạm các môn học nói chung và
môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng cho sinh viên hệ CĐTH. Nên sáp xếp cho sinh
viên được dự giờ ở trường tiểu học ngay từ học kỳ 2 năm thứ nhất để giúp các
em có thêm kiến thức thực tiễn, kỹ năng giải quyết các vấn đề học tập cũng như
kỹ năng giải quyết các tình huống trong dạy học .
2.3.2. Để đánh giá một cách khách quan, chính xác, công bằng và thực
hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo, nhà trường cần đánh giá trình độ NVSP của
SV qua một hội đồng riêng với sự tham gia của các giảng viên, các nhà sư phạm
có chuyên sâu về NVSP. (Có thể mời những GV phổ thông dạy giỏi tham gia
Hội đồng này). Hội đồng này có trách nhiệm đánh giá NVSP của SV qua một

57

giờ lên lớp hoàn chỉnh. Điểm NVSP này được coi là một trong những điểm đánh
giá tốt nghiệp bắt buộc của sinh viên.

2.3.3. Luyện tập là yếu tố quyết định trực tiếp tới việc hình thành và hoàn
thiện kĩ năng dạy học cho sinh viên, do đó phải được rèn luyện một cách thường
xuyên, liên tục, có hệ thống ngay từ năm thứ nhất. Vì vậy nhà trường cần tạo
điều kiện, tăng cường kinh phí cho các hoạt động chuyên môn như: tổ chức các
hội thi nghiệp vụ sư phạm, tạo điều kiện cho các khoa tổ chức các giờ ngoại
khoá chuyên môn.

58

59


Click to View FlipBook Version