The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Tự nhiên - Xã hội cho sinh viên Cao đẳng tiểu học - trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by truongptthntt.c23, 2017-07-03 02:31:55

Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Tự nhiên - Xã hội cho sinh viên Cao đẳng tiểu học - trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Tự nhiên - Xã hội cho sinh viên Cao đẳng tiểu học - trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã
được khẳng định và phát triển, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực
tế xuyên suốt qua các kỳ Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam. Đặc biệt là trong
Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không
chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên
phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Trong Văn kiện đại hội XII,
kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng khẳng định triết lý nhân
sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng, ngành giáo dục nước ta
nói chung và giáo dục tỉnh Hòa Bình nói riêng đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, từ
chỗ quan tâm tới việc học sinh học nội dung gì đến chỗ quan tâm tới việc học
sinh làm được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, hầu hết các trường
đang tích cực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, từ phương pháp dạy học
theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn
luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời chuyển cách đánh
giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực
vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập
với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng
cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong quá trình thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học theo nghị quyết Đại hội Đảng, công tác dạy và học
trong các nhà trường của tỉnh Hòa Bình đã thu được những thành quả nhất định.
[Phụ lục 1]
Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành giáo dục, tại trường CĐSP
Hòa Bình, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu đổi

1

mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,
rèn luyện phương pháp tự học của sinh viên, đã được quan tâm tổ chức và thu
được những kết quả nhất định. Nhà trường cũng luôn coi trọng công tác nghiệp
vụ sư phạm (NVSP), đây được xem là một trong những nội dung cốt lõi của
chương trình đào tạo giáo viên nói chung và đào tạo giáo viên Tiểu học nói
riêng. Tại khoa Tiểu học - trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, công tác bồi
dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên cũng luôn được
tất cả các đồng chí giảng viên coi trọng. Mỗi giảng viên thường xuyên rèn luyện
cho sinh viên (SV) phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp tư duy để
áp dụng kiến thức đã học vào công việc cụ thể phù hợp với đặc thù bộ môn; rèn
luyện các kỹ năng nghề, kỹ năng sống, đạo đức nghề nghiệp cho người học,
thông qua học phần mình phụ trách. Chương trình nghiệp vụ sư phạm cho sinh
viên Cao đẳng Sư phạm tiểu học (CĐSPTH) được tiến hàng song song cùng với
nội dung các học phần: Phương pháp dạy học Toán, Phương pháp dạy học Tiếng
Việt, Phương pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội (TN-XH), Tâm lý học, Giáo dục
học…Mục đích của việc rèn nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên CĐSPTH không
chỉ dừng lại ở chỗ giúp các em tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng bộ môn mà
còn hướng tới mục tiêu giúp sinh viên có phẩm chất tốt đẹp, có trí tuệ cao, có tay
nghề thành thạo, đủ khả năng thực hành công việc của mình một cách tích cực,
chủ động, sáng tạo.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì giáo dục nước nhà vẫn còn nhiều
bất cập, như báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại: “Chất
lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo
theo nhu cầu của xã hội...chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá”. [1].

2

Trong thực tiễn khi thực hiện công tác giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm cho
sinh viên khoa Tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, chúng tôi cũng
nhận thấy vẫn còn hiện tượng sinh viên thụ động, chưa sáng tạo trong việc tiếp
thu kiến thức, thiếu các kỹ năng như: kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, kỹ
năng sử dụng phương tiện dạy - học; kỹ năng quan sát; kỹ năng biểu đạt ngôn
ngữ; kỹ năng xử lý các tình huống trong dạy học. Khi thực tập tổ chức các hoạt
động giáo dục cho học sinh, sinh viên vẫn lúng túng hoặc thực hành dập khuôn,
máy móc. [Phụ lục 2].

Những hạn chế trên xuất phát từ các lý do sau:
Thứ nhất: Chương trình nghiệp vụ sư phạm được tiến hành ở nhiều môn
học vì vậy nên thời lượng dành cho nghiệp vụ bộ môn Tự nhiên - Xã hội ít. Thời
gian trên lớp không đủ để tất cả sinh viên có thể thực hành, rút kinh nghiệm
được tất cả các kỹ năng chuyên môn. Vì vậy hiệu quả của công tác nghiệp vụ
chưa cao
Thứ hai: Năm thứ 2 sinh viên đi thực tập 1 nhưng chủ yếu làm công tác
chủ nhiệm lớp và mỗi SV chỉ dạy 1 tiết môn Toán hoặc 1 tiết môn Tiếng Việt,
chưa tham gia thực hành giảng dạy môn Tự nhiên - Xã hội nên các kiến thức
thực tiễn, kỹ năng thực hành môn Tự nhiên - Xã hội còn yếu.
Thứ ba: sinh viên còn chưa coi trọng môn Tự nhiên - Xã hội và vẫn coi đây
là môn học phụ vì vậy chưa có ý thức chú trọng rèn luyện kỹ năng tự học, tự
nghiên cứu để nâng cao tay nghề
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp nâng
cao hiệu quả rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Tự nhiên - Xã hội cho sinh
viên Cao đẳng tiểu học - trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình” để nghiên cứu.
QU 2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài góp phần phát huy tính tích cực của sinh viên
Cao đẳng Sư phạm tiểu học CĐSPTH trong nghiệp vụ môn Tự nhiên - Xã hội.

3

Giúp sinh viên Cao đẳng Tiểu học có kỹ năng để dạy tốt môn Tự nhiên - Xã hội
trong quá trình thực tập và sau khi ra trường.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ sư phạm môn Tự nhiên - Xã hội
Sinh viên CĐSPTH - trường CĐSP Hòa Bình.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp hướng dẫn sinh viên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm
môn Tự nhiên - Xã hội
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được quy trình hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn
Tự nhiên - Xã hội phù hợp với đặc trưng bộ môn và phù hợp với đối tượng học
sinh tiểu học sẽ giúp cho sinh viên CĐSPTH khi đi thực tập và sau khi ra trường có
kỹ năng thiết kế và tổ chức các giờ dạy môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng đổi
mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh hứng
thú, yêu thích các môn học nói chung và môn Tự nhiên - Xã hội nói riêng, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng day và học ở trường Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quy trình hướng dẫn nghiệp vụ sư phạm
môn Tự nhiên - Xã hội cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm tiểu học.
Nghiên cứu đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học.
Nghiên cứu một số biện pháp hướng dẫn sinh viên nâng cao kỹ năng
nghiệp vụ sư phạm môn Tự nhiên - Xã hội.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận để lựa chọn cách thức tiến hành, hình thức tổ
chức các giờ môn TN-XH phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.
Hướng dẫn sinh viên cách thiết kế một tiết học môn Tự nhiên - Xã hội.

4

Hướng dẫn sinh viên một số kỹ năng cần nâng cao khi dạy học môn Tự
nhiên - Xã hội.

6.2. Thời gian nghiên cứu
Thu thập và xử lý tư liệu: từ 1/2/ 2016.
Hoàn thành đề cương chi tiết vào: 10/10/2016.
Nộp đề tài cho hội đồng khoa học: tháng 5/2017.
6.3. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng quy trình hướng dẫn kỹ năng dạy học môn Tự nhiên - Xã hội
Vận dụng quy trình để rèn kỹ năng thiết kế và tổ chức tiết học môn TN-
XH cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm tiểu học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu về đường lối giáo duc, phương hướng giáo dục,
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và của Bộ GD & ĐT về đổi mới giáo dục.
Nghiên cứu các tài liệu khoa học giáo dục để giải quyết nhiệm vụ của
đề tài.
Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ sư phạm.
Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học môn
Tự nhiên -Xã hội ở Tiểu học.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Quan sát: Quan sát quá trình thực hiện thử nghiệm cách thiết kế, tổ chức
tiết dạy môn Tự nhiên - Xã hội của sinh viên CĐSPTH.
* Thực nghiệm: Thiết kế, tập giảng một số hoạt động môn Tự nhiên - Xã
hội phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung chương trình môn Tự nhiên - Xã
hội ở tiểu học.
* Phân tích, rút kinh nghiệm: Phân tích kết quả của 2 nhóm thực nghiệm
và đối chứng trước và sau khi thực nghiệm từ đó rút kinh nghiệm để đề ra biện
pháp thực hiện hiệu quả.

5

7.3. Phương pháp toán học
* Tổng hợp số liệu: Tổng hợp các kết quả trước và sau thực nghiệm của 2
nhóm đối chứng và thực nghiệm.
* Thống kê các số liệu: để lấy số liệu so sánh, đối chiếu kết quả thu
được trước và sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, để
kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm môn Tự nhiên - Xã hội cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm tiểu học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
công tác nghiệp vụ sư phạm nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng
đào tạo giáo viên. Trong các trường sư phạm, hàng năm cũng đều tổng kết, đánh
giá công tác đào tạo giáo viên về rèn luyện NVSP, kiến tập, thực tập sư phạm để
rút kinh nghiệm cho năm học kế tiếp. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài
viết, giáo trình của các tác giả đề cập đến công tác rèn nghiệp cho SV sư phạm.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác nghiệp vụ sư
phạm như: X.I.Kixegof với công trình “Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm
cho sinh viên trong điều kiện giáo dục đại học”; công trình “Những vấn đề đào
tạo giáo dục đại học” do A.I.Piscounôv chủ biên… 2 tác phẩm đề cập đến vấn
đề tổ chức và nội dung của công tác thực hành - thực tập sư phạm nói chung và
vấn đề của công tác tập luyện các kỹ năng giảng dạy nói riêng cho sinh viên
trong các trường Đại học sư phạm ở Liên Xô.
“The process of learning” của J.B.Bigss và R.Tellfer (1987); “Beginning
teaching” của K.Barry và L.King (1993) đang được sử dụng như là các giáo
trình thực hành lý luận dạy học trong đào tạo giáo viên ở Australia.
Công trình nghiên cứu của Wilbert J. McKeachie (2003), nghiên cứu về
những thủ thuật và các chiến lược dạy học, dành cho các giảng viên Đại học &
Cao đẳng (Dự án Việt - Bỉ, Hà Nội).
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Nghiệp vụ Sư
phạm cho học sinh, sinh viên trường CĐSP Lào Cai”; Nghiên cứu khoa học của
giảng viên Đặng Thị Oanh - Phòng Đào tạo & NCKH, trường CĐSP Lào Cai.

7

Nội dung bài viết đề cập đến việc tăng cường việc rèn NVSP cho SV để có thể
đáp ứng nhu cầu đào tạo tín chỉ; đồng thời đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ
năng, nghiệp vụ của giáo viên trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập hiện nay. Tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng NVSP
như: đổi mới phương pháp, cách thức rèn luyện NVSP cho SV bằng cách đưa
SV xuống các trường phổ thông, mời giáo viên phổ thông về trường giảng dạy,
quay và in sao ra băng đĩa các tiết dạy ở phổ thông… và trong các điều kiện
cho phép có thể lắp hệ thống camera tới các phòng học ở một số trường phổ
thông để có thể theo dõi các tiết học một cách thuận lợi mà không làm ảnh
hưởng đến giờ dạy tại phổ thông; xây dựng một kế hoạch hoạt động RLNVSP
cho HSSV phù hợp cho từng khóa, từng năm học. Tăng cường hơn nữa sự hợp
tác giữa các trường sư phạm với các trường phổ thông; giữa các trường sư
phạm với các trường sư phạm trong nước…

“Hình thành rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh
viên Địa lí trường Đại học Sư phạm theo hình thức đào tạo tín chỉ” của Nguyễn
Ngọc Minh - mã số B2006 - DHH 03 - 18, năm 2012. Bài viết trình bày các
phương pháp hình thành và rèn luyện kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm cho sinh
viên Địa lí trường đại học sư phạm trong phương thức đào tạo tín chỉ.

“Vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tại trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên - Thực trạng và giải pháp”, Nguyễn Mậu Đức, Đào Việt Hùng,
Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Tạp chí công tác khoa học và công
nghệ tháng 26/3/2013. Bài viết đề cập đến một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng nghiệp vụ sư phạm ở trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đó là: Giáo
dục ý thức, định hướng nghề nghiệp cho SV ngay từ năm thứ nhất, xây dựng
được chương trình khung mang tính đặc thù cho từng khoa và bộ môn, đổi mới
cách đánh giá hoạt động rèn luyện NVSP cho SV.

Giáo trình: Rèn Luyện Nghiệp Vụ Sư Phạm Thường Xuyên, CĐSP thành
phố Hồ Chí Minh, Ebook.moet.gov.vn, 2008

8

Tài liệu “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” do Trường Cao đẳng
sư phạm TP. Hồ Chí Minh biên soạn nhằm mục đích thông qua hoạt động thực
hành thường xuyên để khắc sâu các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, hình thành
hệ thống kĩ năng nghề nghiệp cơ bản gắn liền với thực tiễn bậc tiểu học, từ đó
hình thành ý thức, tình cảm nghề nghiệp, chuẩn bị cho các bạn sinh viên bước
vào nghề. Tài liệu gồm ba phần chính: Thực hành kĩ năng sư phạm cơ bản; Thực
hành kĩ năng tiếp cận giáo dục tiểu học và thực hành kĩ năng giảng dạy.

Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến phương
pháp dạy học và rèn kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm như:

Phạm Trung Thanh (chủ biên), Nguyễn Thị Lý. Rèn nghiệp vụ sư phạm
thường xuyên, NXB Đại học Sư Phạm, 2004.

Nguyễn Thượng Giao. Giáo trình Phương pháp dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội. NXB Giáo dục Hà Nội, 2001

Bộ Giáo dục và Đào tạo (1986), Chương trình RLNVSPTX cho SV
ĐHSP, số 125 ngày 15/4/1986, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp
dụng cho các trường Đại học, Cao đẳng, được ban hành kèm theo Quyết định số
36/2003/QĐ-BGDĐT, ngày 01/8/2003, Hà Nội.

Các công trình nghiên cứu trên đều có đề cập đến rèn kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm cho sinh viên, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu biện pháp
cụ thể để rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn TN-XH cho sinh viên CĐSPTH.

1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1.1. Kỹ năng:
Theo từ điển Tiếng Việt và các tác giả như: A.G.Côvaliôv; V.S.Cudin và
V.A.Cruchetxki; Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc thành, Nguyễn Ánh Tuyết,
Trần Trọng Thuỷ…đã đưa ra những quan niệm khác nhau về kỹ năng. Nhưng
nhìn chung các tác giả đều đánh giá cao về vai trò của hoạt động thực tiễn đối

9

với việc hình thành kỹ năng. Điều đó cho thấy, muốn hình thành kỹ năng chỉ có
thể trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã có vào hoạt động thực tiễn. Đặc biệt,
các tác giả đều nhấn mạnh đến vai trò của luyện tập.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm của các tác giả nêu trên, kết hợp với
sự hiểu biết của bản thân, chúng tôi hiểu kỹ năng như sau: “Kỹ năng là khả năng
thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức,
những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện thực tế kỹ
năng thể hiện năng lực và kỹ thuật hành động”.

1.2.1.2. Nghiệp vụ sư phạm.
Nghiệp vụ sư phạm: Là công việc chuyên môn của nghề dạy học. Trong
lĩnh vực giáo dục - đào tạo, “NVSP là khoa học về công việc chuyên môn của
nghề dạy học.” [12, tr.2]. Nghiệp vụ sư phạm không chỉ là một hệ thống kỹ năng
mà bao gồm cả hệ thống tri thức và các phẩm chất nghề nghiệp mà một giáo viên
cần phải có.
Như vậy, nghề dạy học trong tương lai của sinh viên ở các trường sư phạm
chỉ được hình thành khi SV được cung cấp đầy đủ hệ thống kiến thức khoa học
cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, được chú trọng rèn luyện các kỹ năng
cơ bản, năng lực thực hiện công tác chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp. Vì
vậy, các trường Sư phạm nói chung và các trường Cao đẳng Sư phạm nói riêng
coi rèn nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) là một trong những nội dung cốt lõi của
chương trình đào tạo giáo viên. RLNVSP là rèn cho sinh viên trình độ chuyên
môn và tay nghề của người giáo viên trong hoạt động thực tiễn giáo dục theo yêu
cầu của từng cấp học.
1.2.1.3. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
* Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: Theo Từ điển tiếng Việt: “Rèn luyện là
tập cho quen” hoặc “Rèn luyện là dạy và tập cho nhiều để thành thông thạo”.
[24, tr.655] “Rèn luyện là luyện tập thường xuyên qua thực tế để thuần thục,
vững vàng hơn”. [24tr.402]. Vậy, “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm” là tập làm

10

công việc chuyên môn của nghề dạy học hay nói cách khác RLNVSP là luyện
tập thường xuyên qua thực tế để thuần thục công việc chuyên môn của nghề dạy
học. Quá trình đào tạo giáo viên trong nhà trường Sư phạm bao gồm 2 hoạt động
cùng tồn tại và có quan hệ mật thiết với nhau, đó là học tập kiến thức chuyên
môn và RLNVSP. Học tập kiến thức chuyên môn là quá trình SV tiếp thu hệ
thống kiến thức về các môn khoa học cơ bản và các môn chuyên ngành làm cơ
sở cho việc rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình học tập. RLNVSP là
quá trình giúp SV thực hành một cách có hệ thống những kỹ năng sư phạm trên
cơ sở củng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức về chuyên môn nghiệp vụ, nâng
cao tinh thần trách nhiệm và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp. Rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm là một hoạt động quan trọng nhằm hình thành tay nghề cho SV ở các
trường sư phạm, gắn việc học tập kiến thức cơ bản với rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp. Hoạt động RLNVSP Hoạt động RLNVSP là toàn thể những việc làm của
một tổ chức (Trường Sư phạm, phòng Đào tạo, Khoa), một cá nhân (SV), có liên
quan với nhau để quy vào một mục đích chung đó là hình thành tay nghề cho SV
ở các trường Sư phạm.

* Hoạt động RLNVSP: Là một hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi người tiến
hành phải có tri thức lý luận về chuyên môn nghiệp vụ, phải có sự nỗ lực luyện
tập thường xuyên tại trường sư phạm và thực tế tại các cơ sở giáo dục để thực
hiện tốt các nội dung đa dạng, phong phú trong hoạt động rèn NVSP, đáp ứng
yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai. Như vậy, hoạt động rèn NVSP là một hoạt
động cơ bản trong chương trình đào tạo nghề giáo viên. Hoạt động này nhằm
giúp cho SV rèn luyện một cách có hệ thống những kỹ năng sư phạm trên cơ sở
củng cố, mở rộng và đào sâu những tri thức nghiệp vụ sư phạm, nâng cao tinh
thần trách nhiệm, bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp. Chuẩn bị cho SV những điều
kiện cần thiết về tâm lý, về những yếu tố sư phạm cần thiết để họ từng bước
thích ứng với nghề nghiệp của mình. Bằng hoạt động rèn NVSP, giảng viên

11

giảng dạy cũng thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, học
đi đôi với hành.

1.2.2. Ý nghĩa của công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
sư phạm

Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng phát biểu: “Nghề
dạy học là nghề cao quý nhất bậc nhất trong các nghề cao quý của xã hội xã hội
chủ nghĩa… nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những con
người sáng tạo.” Nghề dạy học cao quý, sáng tạo theo cố Thủ tướng bởi đó là
một nghề rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên
cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng. Do vậy, việc RLNVSP cho
SV nói chung và SV ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng góp phần vào sự hình
thành và phát triển năng lực sư phạm cho SV.

RLNVSP là chiếc cầu nối giữa lý luận và thực tiễn, giúp SV mang những
hiểu biết về lý luận áp dụng vào thực tiễn để phát triển năng lực sư phạm của bản
thân. Từ đây, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV.

RLNVSP tạo điều kiện cho SV vận dụng mọi tố chất hoạt động của cơ thể
như các giác quan, cơ quan vận động, tri giác phối hợp với nhau để hình thành
nên các kỹ năng, kỹ xảo dạy học, giáo dục và tổ chức các hoạt động nội ngoại
khóa trong và ngoài nhà trường. Càng hoạt động nhiều thì các tố chất cần thiết
càng được phát triển, tay nghề càng tốt, càng vững vàng thuần thục.

RLNVSP giúp cho chương trình đào tạo giáo viên ngày càng hoàn chỉnh
và có chất lượng hơn. Trong những năm trước đây, giáo dục của chúng ta còn
nặng về lý luận, coi nhẹ phần RLNVSP cho SV, chưa đảm bảo được sự cân đối
về việc “dạy chữ” và “dạy nghề” nên SV ra trường còn nhiều yếu kém trong
chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay để đáp ứng với sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ và những biến động về mọi mặt theo sự phát triển của xã
hội, ngành Giáo dục Việt Nam đã chú trọng đào tạo lực lượng lao động có trình
độ và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của đất nước. Cụ thể đối với người thầy,

12

không chỉ đào tạo ra những con người có trình độ và sự hiểu biết cao, sâu rộng,
mà họ còn có tay nghề vững vàng về các kỹ năng sư phạm.

RLNVSP có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phẩm chất, năng lực
nghề nghiệp trong tương lai cho SV ngành sư phạm. RLNVSP là môi trường cho
SV thể hiện năng lực thực tiễn của mình, năng lực này được hình thành và phát
triển trên cơ sở rèn luyện các yếu tố kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp theo các yêu
cầu chuẩn nghề nghiệp đã đặt ra.

1.2.3. Mục tiêu, nội dung môn, phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
TN-XH ở tiểu học

1.2.3.1. Mục tiêu chương trình TN-XH
Mục tiêu chương trình TN-XH:
* Kiến thức: Cung cấp cho học sinh (HS) một số kiến thức cơ bản ban
đầu và thiết thực về: Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ
thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn); Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự
nhiên và xã hội xung quanh.
* Kỹ năng: Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng: Tự
chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứng xử và đưa ra quyết định hợp lí trong đời
sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn; Quan sát, nhận xét, nêu thắc
mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình (bằng lời nói hoặc hình vẽ)
về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
* Ý thức, thái độ: Hình thành và phát triển ở HS những thái độ và hành
vi: Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và
cộng đồng; Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.
1.2.3.2. Nội dung chương trình môn TN-XH ở tiểu học
Chương trình môn TN-XH có cấu trúc phù hợp với nhận thức của học
sinh, có cấu trúc đồng tâm, mở rộng dần phát triển qua các lớp và gồm 3 chủ đề
chính:

13

* Chủ đề "Con người và sức khỏe": Giúp học sinh nhận biết được các bộ
phận bên ngoài của cơ thể, vai trò của các giác quan, các hệ cơ quan trong cơ thể
và những ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe con người...

* Chủ đề "Xã hội": Giúp học sinh nhận biết được các thành viên cũng như
các hoạt động trong gia đình, trường học, quê hương và các mối quan hệ với
cuộc sống xung quanh...

* Chủ đề "Tự nhiên": Giúp cho học sinh biết được đặc điểm, lợi ích các
loài thực vật, động vật gần gũi cũng như các điều kiện sống và mối quan hệ của

chúng...
1.2.3.3. Phương pháp dạy học đặc thù bộ môn TN-XH ở tiểu học
Các PP dạy học: Thảo luận, thuyết trình, đóng vai, hỏi đáp, kể chuyện,

thực hành, trò chơi học tập, thí nghiệm, điều tra…
Các đối tượng học tập (tranh ảnh, bản đồ, số liệu, thông tin…), trong bài

cũng là nguồn tri thức, vì vậy giáo viên cần giúp HS được làm việc trực tiếp với
đối tượng học, hướng dẫn các em biết khai thác kiến thức thông qua các đối
tượng học tập, để giúp học sinh biết cách quan sát, làm thực hành, liên hệ thực tế
hay động não suy nghĩ để trả lời các câu hỏi…

1.2.4. Các kỹ năng cần rèn cho sinh viên CĐSP tiểu học khi tiến hành
nghiệp vụ sư phạm môn TN-XH

1.2.4.1. Nhóm kỹ năng thiết kế
Là kỹ năng hoạch định xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục, soạn kế
hoạch bài dạy, tóm tắt tài liệu, xây dựng đề cương, lựa chọn các phương pháp,
phương tiện kỹ thuật dạy học và giáo dục.
1.2.4.2. Nhóm kỹ năng triển khai hoạt động dạy học và giáo dục
Viết, vẽ, trình bày bảng, kỹ năng sử dụng biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, diễn
đạt, xử lý tình huống dạy học, dẫn dắt, gợi ý cho học sinh trong các hoạt động
giáo dục, thể hiện các bước lên lớp trong kế hoạch dạy học, cách sử dụng các
phương pháp, hình thức và phương tiện kỹ thuật dạy học. Kỹ năng liên hệ thực

14

tế, ứng phó với những vấn đề thực tiễn liên quan đến nội dung bài học (kỹ năng
mềm)

1.2.4.3. Nhóm kỹ năng tự học và tự nghiên cứu
Xác định vấn đề, mục tiêu, lựa chọn tài liệu, lập đề cương, xây dựng kế
hoạch, nhận xét, đánh giá…
1.2.5. Quy trình rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn TN-XH
1.2.5.1. Nhận thức hoạt động giáo dục (hoạt động dạy học) sẽ thực hiện
Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Ở bước này, SV cần đọc
kỹ nội dung kiến thức trong bài, tìm hiểu các sách hoặc internet các vấn đề liên
quan đến nội dung bài học nhằm định hướng cho việc tiến hành các hoạt động
mà mình cần thực hiện để:
Xác định vị trí của hoạt động giáo dục hay dạy học trong chương trình,
trong mối liên hệ với các hoạt động trước và sau nó.
Xác định mục tiêu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ học
tập cho học sinh thông qua bài học.
Dự kiến các các kiến thức kết hợp (tính liên môn), đồ dùng dạy học, cách
bố trí các hoạt động dạy học (chơi trò chơi, trình bày bảng, đóng vai, thực
hành…) và đồ dùng, thiết bị cần sử dụng để thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của
hoạt động.
Bước đầu đưa ra dự kiến quy trình thực hiện hoạt động: Tên hoạt động,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thời gian, đồ dùng thiết bị dạy học, tình
huống dạy học
Xác định những vấn đề cần trao đổi với các bạn trong nhóm, với giáo viên
bộ môn hoặc giáo viên hướng dẫn.
1.2.5.2. Xem băng hình hoặc dự tiết dạy mẫu và ghi biên bản
SV tiến hành phân tích hoạt động mẫu nhằm: Ghi chép đầy đủ mọi diễn
biến, hành động thực hiện hoạt động giáo dục hay dạy học của cô và hoạt động
trên lớp của học sinh theo tiến trình các hoạt động

15

Ghi lại những ưu, nhược điểm của tiết dạy, đánh giá sơ bộ của từng thao
tác, hoạt động của giáo viên khi tiến hành hoạt động.

Phân tích, rút kinh nghiệm hoạt động mẫu. Ở bước này giảng viên cần
hướng dẫn SV cách thức nhận xét hoạt động mẫu về mặt lý luận dạy học và giáo
dục tiểu học như: Quan sát, nhận xét các hoạt động dạy học trong từng hoạt động
với mục tiêu, nội dung của hoạt động đó; Xem xét cách tổ chức các hoạt động
(PP – HTTCDH) với đặc điểm đối tượng học xem phù hợp hay chưa phù hợp).

Phân tích và nhận xét về việc phối hợp sử dụng các phương pháp, biện
pháp dạy học, cách gải quyết các tình huống dạy học…và kết quả thu được.

Đánh giá kỹ năng của giáo viên (SV) khi đặt câu hỏi, đưa ra các câu hỏi
gợi ý của giáo viên để phát huy khả năng tự học, tự khám phá của học sinh trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Đánh giá kết quả về mức độ hứng thú của học sinh thông qua tiết học.
Những kinh nghiệm, đề xuất cải tiến khi thực hiện hoạt động giáo dục hay
dạy học tiếp sau...
SV tiến hành thảo luận nhóm: trao đổi, phân tích, nhận xét việc thực hiện
hoạt động giáo dục hay dạy học trên cơ sở phân tích, đối chiếu những ghi chép
của mình với những gì đã học về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn thu được với

các thành viên trong nhóm.
Ghi chép biên bản thảo luận nhóm, đưa ra những kết luận đánh giá, rút ra

những ưu nhược điểm và kinh nghiệm giờ dự.
1.2.5.3. Chuẩn bị thực hiện hoạt động
Đây là khâu thiết kế kế hoạch dạy học (soạn giáo án):
Xác định mục tiêu của bài (Kiến thức, kỹ năng, thái độ); chuẩn bị đồ dùng,

thiết bị dạy học của GV và học sinh chính xác và cụ thể.
Xác định các bước lên lớp: Phân chia các đơn vị kiến thức cụ thể (Tên

hoạt động, mục tiêu của hoạt động), phối hợp sử dụng các PP, phương tiện và
hình thức tổ chức dạy học.

16

Dự kiến quy trình các bước lên lớp và phân bố thời gian hợp lý giữa các
bước đó. Các hoạt động hoặc câu dẫn để chuyển từ bước này tới bước khác của
hoạt động.

Thiết kế những hoạt động, hành động, thao tác của giáo viên và của học
sinh khi thực hiện các hoạt động giáo dục hay dạy học.

Dự kiến những khó khăn mà học sinh thường gặp, các tình huống sư phạm
dễ xảy ra khi học sinh học những nội dung này. Dự kiến cách xử lý chúng. Dự
kiến mức độ nắm kiến thức, kỹ năng của học sinh. Viết kế hoạch (giáo án) chi
tiết.

1.2.5.4. Duyệt kế hoạch dạy học
Nộp kế hoạch dạy học cho giáo viên bộ môn hoặc giáo viên hướng dẫn.
Giáo viên trao đổi với SV những ý kiến, nhận xét, lời yêu cầu, những chỗ cần
chỉnh sửa.
SV đọc kỹ lại, sửa chữa, soạn lại nếu cần.
Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện vật chất để thực hiện hoạt động dạy
học hay giáo dục học sinh (diện tích, không gian học, các loại dụng cụ, đồ dùng
dành cho giáo viên và cho học sinh...).
1.2.5.5. Tập luyện thực hiện hoạt động dạy học theo nhóm
Luyện tập có thể tiến hành ở nhóm SV giả định trên lớp học với các điều
kiện như thật về thời gian, không gian, đồ dùng, các tình huống có thể xảy ra
trong dạy học... cũng có thể tiến hành với học sinh tại trường tiểu học.
Giáo viên và SV cùng dự bài tập giảng của SV. Ghi chép cẩn thận, chi tiết
bài giảng tập để rút kinh nghiệm.
Rút kinh nghiệm bài giảng tập: Người dạy trình bày những dự kiến về mục
tiêu, nội dung cơ bản, các PPDH chính, cách thức tổ chức các hoạt động của giáo
viên và học sinh nhằm thực hiện mục đích yêu cầu đề ra. Người dạy tự nhận xét
những ưu và nhược điểm hoạt động luyện tập của mình. Người dự (cả lớp, cả

17

nhóm) tiến hành phân tích, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho giáo án, cho hoạt
động luyện tập của SV trên cơ sở biên bản dự giờ của mình.

Đưa ra những kết luận, nhận xét về giờ giảng tập, đánh giá giáo án bằng
điểm theo mẫu.

1.2.5.6. Thực tập hoạt động dạy học (trước lớp)
Ổn định tổ chức lớp, định hướng chú ý (khởi động) và tạo tâm thế cho học
sinh trước khi vào bài học.
Tiến hành hoạt động với các bước lên lớp, tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động nhận thức của HS nhằm đạt mục đích, yêu cầu hoạt động.
Tiến hành củng cố, đánh giá mức độ nắm kiến thức, kỹ năng của HS thông
qua tiết học (Việc đánh giá kỹ năng thực hiện hoạt động dạy học hay giáo dục
HS của SV được thực hiện ở khâu rút kinh nghiệm và đánh giá giờ lên lớp theo
những tiêu chí được ghi trong phiếu mẫu)
1.2.5.7. Rút kinh nghiệm và đánh giá hoạt động dạy học
Cách giá được tiến hành tương tự như đánh giá giờ tập giảng cho SV. Các
bước của quy trình RLNVSP này được tiến hành ngay trong thời gian SV học lý
thuyết dưới các hình thức: bài tập về nhà, thảo luận, thực hành RLNVSP thường
xuyên nhằm bước đầu hình thành cho SV những kỹ năng thiết kế, thực hiện và
đánh giá các hoạt động dạy học. Trong giai đoạn thực tập sư phạm việc tập trung
các kỹ năng này sẽ được củng cố và tiếp tục hoàn thiện
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Thực trạng của công tác giảng dạy môn TN-XH ở các trường
tiểu học hiện nay
1.3.1.1. Thuận lợi
Môn TN- XH ở bậc tiểu học là môn học tiếp nối và phát triển của các
môn: Khoa học thường thức, Tìm hiểu khoa học, Giáo dục sức khỏe, Tìm hiểu
TN- XH. Đây là môn học có nhiều biến động nhất. Trong xu thế chung, để phù
hợp với khoa học kỹ thuật hiện đại con người cần phải được giáo dục một cách

18

toàn diện, bởi vậy môn TN-XH đã được thay đổi vào năm 2002. Nội dung môn
tìm hiểu TN-XH đã được tích hợp với môn Giáo dục sức khỏe thành môn TN-
XH. Với việc tích hợp nội dung kiến thức 2 môn học, đã tránh được sự trùng lặp
về nội dung, giảm thời lượng học tập, giúp học sinh có thêm thời gian đầu tư cho
môn học.

Chương trình môn TN- XH được trình bày dưới dạng chủ đề, nội dung
gần gũi với cuộc sống tự nhiên và xã hội xung quanh. Đặc điểm này giúp giáo
viên có thể khai thác nội dung, vận dụng phương pháp, sử dụng phương tiện dạy
học phù hợp với điều kiện cụ thể của từng miền, từng địa phương.

Cấu trúc bài học môn TN-XH được trình bày bằng những hình ảnh phong
phú, sinh động, màu sắc tươi sáng, bao gồm kênh hình và kênh chữ phù hợp với
đặc điểm của học sinh tiểu học. Kênh hình làm nhiệm vụ kép: vừa đóng vai trò
cung cấp thông tin (là nguồn tri thức quan trọng của bài học), vừa đóng vai trò
chỉ dẫn các hoạt động học tập cho học sinh thông qua các ký hiệu (lệnh). Kênh
chữ chủ yếu là các câu hỏi, các yêu cầu, hướng dẫn học sinh có thể tự thực hiện
các nhiệm vụ học tập.

Các hoạt động trong mỗi bài học đều được phân chia cụ thể, rõ ràng, có
chỉ dẫn gợi ý các phương pháp dạy học theo từng nội dung, từng bài, từng chủ
đề. Mỗi bài học là một chuỗi các trình tự hoạt động, giúp định hướng cho giáo
viên khi lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp.

Giáo viên các trường tiểu học thường xuyên được học tập, tập huấn, tham
gia dự các chuyên đề nhằm trao đổi, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp.

Nội dung là những kiến thức về tự nhiên, xã hội xung quanh gần gũi với
đời sống của các em do vậy cũng giúp các em say mê thích thú khi học hỏi, tìm
tòi về thế giới, con người xung quanh. Qua đó kích thích các em bộc lộ các kỹ
năng như đặt câu hỏi, nêu thắc mắc: Tại sao lại thế? Đó là ai? Như thế nào? Vì
sao?

19

1.3.1.2. Khó khăn
Ở các trường Tiểu học hiện nay, mặc dù thời gian biểu, cũng như phân
lượng thời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng, nhưng ở môn TN-XH vẫn bị
nhiều giáo viên coi là môn học phụ, do đó hay bị lấn lướt và cắt giảm thời lượng,
dành nhiều thời gian cho môn Toán, Tiếng Việt. [phụ lục 3]
Cũng chính vì tư tưởng coi đây là môn học phụ nên giáo viên chưa đầu tư
thời gian, công sức để thay đổi cách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo
hướng tích cực. Hoặc có tổ chức thì còn qua loa đại khái. Vì vậy, học sinh bỡ
ngỡ, rụt rè chưa quen với các hoạt động hoặc quá phấn khích khi giáo viên thay
đổi phương pháp, hình thức dạy học nên dễ gây mất trật tự trong lớp học, tiết học
chưa đạt hiệu quả cao.
Một số giáo viên chưa coi trọng thiết bị dạy học của bộ môn hoặc ngại
dùng, vì vậy có chuẩn bị nhưng thao tác còn vụng về, lúng túng. Do vậy khiến
các em không thích thú với môn học, hiệu quả giờ học không cao.
Sự hiểu biết của giáo viên trình độ, năng lực còn hạn chế, ít cập nhật thông
tin về sự phát triển của Khoa học kỹ thuật nên khai thác nội dung bài học chưa
linh hoạt, mềm dẻo, chưa gắn được nội dung học tập với thực tiễn địa phương.
Việc liên tục thay đổi, tập huấn các phương pháp dạy học mới cũng là vấn
đề nóng bỏng, bức xúc của toàn xã hội hiện nay, gây khó khăn không nhỏ cho
giáo viên khi vận dụng các phương pháp dạy học mới vào thực tiễn.
Còn nhiều tiết học giáo viên dạy chay, khiến học sinh mất đi hứng thú,
niềm đam mê, yêu thích môn học và gây khó khăn khi hướng dẫn các em tự học
tự nghiên cứu, khám phá kiến thức.
[Cổng thông tin điện tử trường tiểu học Trung Lập Thượng - Báo cáo tổng
kết đánh giá thực hiện mô hình VNEN- Phòng Giáo dục & ĐT huyện Củ Chi]
Sáng 19-8, báo cáo tại Hội nghị tổng kết thực hành nghiệp vụ sư phạm của
sinh viên, ông Trần Văn Châu, phó trưởng Phòng đào tạo, đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh cho biết: trong năm học 2013-2014, Trường đại học sư

20

phạm thành phố có 3.376 sinh viên thực hành nghiệp vụ sư phạm tại trường phổ
thông với 2 nội dung, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và thực tập sư phạm.

“Hiện sinh viên đã quan tâm nhiều hơn đến yêu cầu phương pháp dạy học,
sử dụng phương tiện dạy học. Tuy vậy, một số kỹ năng sư phạm cần thiết của
sinh viên chưa được chuẩn bị chu đáo như chữ viết, trình bày bảng còn tùy tiện,
phát âm quá nhỏ, sử dụng từ địa phương”,…

[Hoàng Hương – trang Giáo dục - báo Tuổi trẻ số ra ngày 19/8/2014]
Trong bài nghiên cứu về “Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục và những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng luật viên chức”
của TS. Nguyễn Hải Thập (Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý
giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã đưa ra đánh giá:
“Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo
là rất cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo
còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy, vẫn còn có những
giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nhà giáo công tác ở
miền núi, ít có điều kiện nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức”.
1.3.2. Thực trạng của việc rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn TN-XH
của sinh viên CĐSP tiểu học - trường CĐSP Hòa Bình
Trong quá trình dạy học phần Phương pháp dạy Tự nhiên - Xã hội và quá
trình rèn nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên CĐSPTH năm thứ hai, chúng tôi nhận
thấy sinh viên còn có các hạn chế như sau:
1.3.2.1. Nhóm kỹ năng thiết kế
- Vẫn còn 47% SV chưa xác định đúng mục tiêu bài học. [Phụ lục 3].
- 62% SV thiết kế cấu trúc bài soạn chưa khoa học, thiếu tường minh, bài
soạn còn sử dụng nhiều văn nói. Việc lập kế hoạch dạy học - giáo dục của SV
còn khuôn mẫu, cứng nhắc, chưa sáng tạo, linh hoạt. Đôi khi quá phụ thuộc vào
GV hướng dẫn. [phụ lục 3]

21

- 71% sinh viên chưa biết lựa chọn phương tiện dạy học cho phù hợp với
nội dung bài học. Còn khó khăn trong khâu lựa chọn các đồ dùng trực quan,
nhiều đồ dùng được lựa chọn chưa thực sự phù hợp với nội dung dạy học. Một
số SV đã cố gắng áp dụng CNTT vào dạy học nhưng còn phụ thuộc nhiều vào
máy chiếu, nặng về biểu diễn trên màn hình, nên hiệu quả thấp. [ phụ lục 3]

- 80% sinh viên chưa biết áp dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức
dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, việc áp dụng các kỹ thuật
dạy học còn máy móc, khuôn cứng, khiến học sinh chưa hứng thú với nội dung
học tập, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. [ phụ lục 3]

1.3.2.2. Nhóm kỹ năng triển khai hoạt động dạy học và giáo dục
- Tình trạng chung vẫn là dạy theo phương pháp truyền thống, sinh viên
còn giảng nhiều. Khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực (nêu và
giải quyết vấn đề, vấn đáp - đàm thoại, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi học tập,
hướng dẫn học sinh thực hành) còn lúng túng… nhất là trong hướng dẫn, tổ chức
cho học sinh học nhóm, còn lúng túng khi điều khiển hoạt động nhóm, hướng
dẫn học sinh báo cáo kết quả thảo luận, kết thúc vấn đề. Bởi vậy, kết quả hoạt
động nhóm không cao, đôi khi mang tính hình thức. [Phụ lục 3].
- Kỹ năng diễn đạt chưa chuẩn (vẫn còn SV nói ngọng, nói lắp, nói nhát
gừng, nói tiếng địa phương hoặc đưa thêm những liên từ rằng, thì, là, mà, ừ,
ờ…), gây sự chú ý không tốt đối với HS. Mặt khác, lời giảng chưa có ngữ điệu,
gương mặt căng thẳng nên bài giảng thiếu sự hấp dẫn.
- Kỹ năng viết bảng chưa đạt yêu cầu. Nhiều SV viết nhanh, nhưng chữ
xấu, trình bày bảng chưa khoa học, nội dung ghi nhớ quá dài, quá nhiều chi tiết.
Ngược lại, có SV viết quá ngắn, ít thông tin, không tóm tắt được những nội dung
cơ bản, chính yếu của bài học trên bảng phụ khiến HS khó theo dõi và ghi nhớ.
- Kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan còn yếu. Việc kết hợp giữa lời nói
với việc chỉ dẫn trên đồ dùng trực quan chưa khéo léo nên không khai thác được
triệt để nội dung bài học thông qua đồ dùng, thiết bị dạy học.

22

- Kỹ năng xử lý tình huống dạy học còn nhiều lúng túng nên chưa điều
khiển tốt quá trình dạy học ở trên lớp. Nhiều SV chưa tạo lập được mối quan hệ
thân mật, gần gũi, cởi mở giữa thầy và trò, vì vậy khó khăn khi tương tác trong
dạy học.

- Phong thái, tác phong và các thao tác sư phạm trên lớp của SV còn vụng
về, thiếu tự tin, chưa tạo được “cái uy” trước mắt học trò.

1.3.2.3. Nhóm kỹ năng tự học và tự nghiên cứu
Hiện nay, trong các trường đại học, cao đẳng nói chung và trường Cao
đẳng Sư phạm Hòa Bình nói riêng, vẫn còn một bộ phận khá lớn SV còn thụ
động trong việc tiếp nhận tri thức. Phương pháp học tập, nhất là phương pháp tự
học luôn là bài toán khó cho không ít SV kể cả SV năm cuối. Do áp lực của khối
lượng công việc luôn quá tải nên GV chỉ lo thực hiện chức năng của mình mà ít
quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện trong đó có kĩ năng tự học.
Qua kết quả khảo sát thực tế chúng tôi thu được có 78% còn thụ động,
chưa tự chủ trong việc rèn tính tự học. [Phụ lục 3].
63% sinh viên chưa biết cách tự học, còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn,
giao việc của giáo viên, yêu cầu đọc phần nào, tìm nội dung gì trong phần tự
đọc, tự nghiên cứu thì chỉ chăm chắm vào phần việc đã được giao nên chưa chủ
động tiếp nhận nguồn kiến thức, dẫn đến khả năng tự lực giải quyết các vấn đề
thực tiễn còn thụ động.
* Kết luận chương 1:
Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy
những yêu cầu cơ bản về vấn đề rèn kỹ năng NVSP sư phạm cho sinh viên Cao
đẳng Sư phạm Tiểu học là hết sức cần thiết. Thông qua việc phân tích những hạn
chế của sinh viên tiểu học trong quá trình thực hành phương pháp dạy học môn
TN- XH và quá trình thực hành NVSP trên lớp, chúng tôi nhận thấy việc đào tạo
NVSP trong các trường sư phạm hiện nay cần trang bị tốt cho SV những năng
lực sư phạm một cách vững vàng. Công tác NVSP ở các trường sư phạm cần

23

bám sát những đổi mới dạy học ở các trường tiểu học. Kịp thời cải tiến, nâng cao
chất lượng đào tạo NVSP để nâng cao chất lượng đào tạo GV đang là vấn đề đặt
ra đối với tất cả các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn phương pháp dạy học trong
các nhà trường Sư phạm hiện nay, để có thể giúp cho SV nâng cao kỹ năng
nghiệp vụ chuyên môn, giúp các em tự tin hơn khi đi thực tập và vững vàng
chuyên môn khi ra trường, đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với
ngành giáo dục.

24

Chương 2

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ
SƯ PHẠM MÔN TN- XH CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Rèn NVSP là rèn cho sinh viên những kĩ năng cần có của người giáo viên.
Trong đó có các kĩ năng cơ bản sau: kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, kỹ
năng sử dụng trang thiết bị dạy học, kỹ năng phối hợp giữa các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học, kỹ năng trình bày bảng, kỹ năng thuyết trình bài
giảng, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng phát âm chuẩn, tác phong sư
phạm... Tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài dựa vào kết quả mà chúng tôi đã
khảo sát khi cho SV thực hành, nghiệp vụ môn TN-XH, chúng tôi xin được đi
sâu trình bày phương pháp rèn một số kỹ năng chủ yếu mà phần đông sinh viên
CĐTH còn thiếu và yếu trong khi dạy học môn TN-XH ở tiểu học, đó là các kỹ
năng cơ bản sau:

2.1. Rèn kỹ năng thiết kế bài dạy
Xây dựng kế hoạch dạy học (soạn bài) là kỹ năng quan trọng cần rèn
luyện và là việc làm thường xuyên của giáo viên. Kế hoạch dạy học là “kịch
bản” được giáo viên xây dựng dựa trên nội dung bài học mà giáo viên và học
sinh phải thực hiện để giúp người học (học sinh) chuyển biến tri thức. Như vậy
kế hoạch dạy học càng được chuẩn bị công phu bao nhiêu thì càng giúp cho hoạt
động của người dạy và người học logic hiệu quả bấy nhiêu.
Kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học được cấu thành bởi quá trình sau:
- Phân tích bản chất đối tượng nhận thức (nội dung bài học)
- Xác định cấu trúc hoạt động nhận thức (Sắp xếp các hoạt động dạy học
phù hợp, logic với nội dung bài học)
- Xác định phương pháp làm xuất hiện hoạt động và tổ chức hoạt động tìm
tòi nội dung khoa học (dự kiến các phương pháp, hình thức tổ chức, các tình
huống nảy sinh giúp học sinh tự tìm tòi tri thức).

25

Để rèn kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học có hiệu quả theo cấu trúc trên,
giáo viên cần xây dựng các bài tập để rèn kỹ năng cho sinh viên.

Trong học phần phương pháp dạy học môn TN-XH, chúng tôi đã hướng
dẫn sinh viên quy trình để thiết kế một kế hoạch dạy học môn TN-XH theo con
đường chung của các môn học, đó là phân tích nội dung, trình bày phương pháp,
dự kiến đồ dùng, thiết bị dạy học và cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học
đó để khai thác nội dung kiến thức bài học, trên cơ sở thầy hướng dẫn, trò thực
hiện. Với cách làm này thì có thể áp dụng cho tất cả các môn học, tuy nhiên để
rèn kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học cho từng môn học cụ thể thì đòi hỏi giáo
viên phải đào sâu suy nghĩ, tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp để rèn kỹ năng
cho sinh viên, để tránh sự trùng lặp giữa các bộ môn, tránh cho sinh viên sự
nhàm chán và cơ bản nhất là sinh viên được rèn tất cả các kỹ năng liên quan đến
từng nội dung cụ thể của môn học.

Trong khuôn khổ của đề tài này chúng tôi xin trình bày về cách xây dựng
các dạng bài tập rèn kỹ năng thiết kế các hoạt động dạy học và rèn các kỹ năng
tổ chức dạy học cho SV tương ứng với từng chủ đề của môn TN- XH. Mục đích
của việc rèn các kỹ năng này là giúp sinh viên biết xác định những vướng mắc
trong từng loại bài, giải bài tập rèn kỹ năng và áp dụng các bài tập này vào việc
thiết kế, thực hiện các nội dung giáo dục cụ thể.

2.1.1. Các dạng bài tập môn TN- XH có chứa đựng những kỹ năng
cần thiết để rèn kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học cho sinh viên

2.1.1.1. Chủ đề “Con người và sức khỏe”
* Bài tập 1
Chỉ ra các bài học trong chủ đề có thể:
1. Xây dựng trò chơi học tập để hướng dẫn học sinh khởi động vào bài
mới nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh?
2. Sử dụng phiếu học tập để khai thác nội dung kiến thức bài mới.
3. Chọn một bài học cụ thể để thực hành các kỹ năng trên

26

* Bài tập 2
1. Chọn bài học phù hợp hướng dẫn học sinh tập đóng vai
(Khi cho học sinh đóng vai trong tình huống đó, cần lưu ý những điểm
gì?)
2. Các dạng bài học nào thì có thể cho học sinh đóng vai (làm rõ vai trò
của giáo viên khi hướng dẫn học sinh đóng vai)
3. Nếu học sinh không thuộc vai diễn thì giáo viên phải làm như thế nào?
* Bài tập 3
1. Xây dựng sơ đồ trống, hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ trống để quan
sát và thảo luận nhóm.
2. Những bài học nào trong chủ đề có thể sử dụng 2 phương pháp dạy học
trên.
3. Xây dựng sơ đồ (bằng poerpoin), đường đi của thức ăn trong ống tiêu
hóa để hướng dẫn học sinh củng cố bài.
2.1.1.2. Chủ đề: “Thực vật”
* Bài tập 1
Chỉ ra các bài học trong chủ đề “Thực vật” để:
1. Lựa chọn tranh ảnh có thể sử dụng với từng bài cụ thể thuộc chủ đề trên
2. Tổ chức cho học sinh hoạt động thảo luận nhóm để khai thác nội dung
kiến thức bài mới
3. Chọn một bài học cụ thể để thực hành các kỹ năng trên.
* Bài tập 2
1. Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh
khi hướng dẫn các em học tại vườn trường.
2. Sử dụng tranh ảnh, vật thật để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về chức
năng của lá cây.
3. Gợi ý, hướng dẫn học sinh biết đặt câu hỏi, nêu thắc mắc khi quan sát.

27

* Bài tập 3
1. Để làm rõ chức năng của âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ đối với thực vật,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm những thí nghiệm gì? Cách tiến hành các
thí nghiệm đó.
2. Vai trò của giáo viên khi dạy theo mô hình VNEN.
3. Giáo viên cần làm gì khi trong lớp học có học sinh hòa nhập?
2.1.1.3. Chủ đề: “Động vật”
* Bài tập 1
1. Phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh phát hiện ra vấn đề mới.
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học học kết nối giữa nội dung
kiến thức bài cũ với nội dung kiến thức bài mới.
3. Chọn một bài học cụ thể để thực hành các kỹ năng trên
* Bài tập 2
1. Quan sát vật thật khác với quan sát tranh ảnh như thế nào. Chọn 2 nội
dung cụ thể hướng dẫn học sinh học tập để làm rõ sự khác nhau đó.
2. Giáo viên phải làm như thế nào khi học sinh không tham gia các hoạt
động học tập của nhóm.
* Bài tập 3
1. Những nội dung kiến thức nào thì có thể tổ chức cho học sinh học ngoài
lớp?
2. Chọn 1 nội dung hướng dẫn học sinh học tập thông qua hình thức tham

quan.
2.1.2. Quy trình sử dụng bài tập để rèn kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy

học môn TN-XH
2.1.2.1. Xác định mục tiêu bài học
Nêu rõ những yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Các mục

tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được để xác định mức
độ học sinh cần đạt thông qua các hoạt động học. Xác định mục tiêu chung

28

thường sử dụng các động từ như biết, hiểu, nắm được, hiểu được...Để xác định
các mục tiêu cụ thể thường sử dụng các động từ như: biết, hiểu, phân tích, nhận
xét, đánh giá, áp dụng, so sánh, rút ra kết luận…

Khi xác định mục tiêu bài học cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Mục tiêu khác mục đích ở điểm nào?
- Mục tiêu đề ra liên quan đến các môn học khác như thế nào?
- Mục tiêu bài học liên quan đến các hoạt động trong bài ra sao?
- Mục tiêu đề ra có phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện địa
phương và nội dung bài học hay không?
- Các thành phần trong mục tiêu đã được sắp xếp hợp lý hay chưa?
Ví dụ 1: Hướng dẫn sinh viên tập xác định mục tiêu cho bài tập 1 chủ đề
“Con người và sức khỏe”
Chỉ ra các bài học trong chủ đề “Con người và sức khỏe” có thể:
1. Xây dựng trò chơi học tập để hướng dẫn học sinh khởi động vào bài
mới nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh?
2. Sử dụng phiếu học tập để khai thác nội dung kiến thức bài mới.
3. Chọn một bài học cụ thể để thực hành các kỹ năng trên
* Bước 1: Sinh viên trao đổi, thảo luận nhóm để xác định mục tiêu của bài
tập
* Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận trước lớp
* Bước 3: Các nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm. Giáo viên nhận xét. Sinh
viên tự rút ra nội dung bài học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Kể tên từng bài học trong chủ đề “Con người và sức khỏe” có thể xây
dựng được các hoạt động dạy học thông qua trò chơi học tập.
- Thiết kế trò chơi học tập để khởi động, dẫn dắt học sinh vào bài mới.
- Lập phiếu học tập để giao việc cho học sinh trong phần tìm hiểu bài mới.

29

2. Kỹ năng:
- Xây dựng, tổ chức trò chơi học tập.
- Thiết kế phiếu học tập.
- Viết mục tiêu bài học.
3. Thái độ:
- Tích cực, tự học, tự nghiên cứu.
- Tinh thần hợp tác, chia sẻ làm việc nhóm.
Ví dụ 2: Hướng dẫn sinh viên tập xác định mục tiêu cho bài tập 1chủ đề
“Thực vật”
Chỉ ra các bài học trong chủ đề “Thực vật” để:
1. Lựa chọn tranh ảnh có thể sử dụng với từng bài cụ thể thuộc chủ đề trên
2. Tổ chức cho học sinh hoạt động thảo luận nhóm để khai thác nội dung
kiến thức bài mới
3. Chọn một bài học cụ thể để thực hành các kỹ năng trên.
* Bước 1: Sinh viên về nhà nghiên cứu, tự xác định mục tiêu của bài tập.
* Bước 2: Thảo luận nhóm (trên lớp), thống nhất ý kiến.
* Bước 3: Trình bày ý kiến thảo luận nhóm trước lớp.
* Bước 4: Các nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm. Giáo viên nhận xét. Sinh
viên tự rút ra nội dung bài học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chỉ và nói tên cụ thể từng bài học có trong chủ đề “Thực vật”. (Tổng số

bài, tên bài).
- Lựa chọn tranh ảnh sẽ sử dụng cho từng bài cụ thể.
- Vạch ra các bước cơ bản khi hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để tìm

hiểu nội dung bài mới.
- Chỉ và nói tên bài học cụ thể trong chủ đề để áp dụng kỹ năng sử dụng

tranh ảnh, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm nhằm khai thác nội dung bài mới.

30

2. Kỹ năng:
- Làm việc hợp tác nhóm.
- Tự học, tự nghiên cứu.
- Sử dụng tranh ảnh.
- Tổ chức thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác, học hỏi.
- Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp.
2.1.2.2. Lập kế hoạch dạy học để giải quyết các bài tập bộ môn TN-XH
Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi
hoạt động cần chỉ rõ: Tên hoạt động ; Mục tiêu của hoạt động; Cách tiến hành
hoạt động; Thời lượng để thực hiện hoạt động; Kết luận của GV về những kiến
thức, kỹ năng, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có
thể vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót
thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù
hợp;...
Muốn tổ chức tốt các hoạt động dạy học, Gv cần phân tích logic cấu trúc
nội dung dạy học. Trong mỗi mỗi bài học đều có mối liên hệ với nội dung của
bài học trước và sau nó. Nếu không có sự liên kết nội dung kiến thức của bài
trước với bài sau thì việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ không hệ thống,
logic, thậm chí sẽ gặp nhiều khó khăn, vì muốn học sinh hiểu kiến thức thì phải
gắn những kiến thức mới với kiến thức đã biết. Việc phân tích cấu trúc nội dung
bài học cũng giúp cho giáo viên biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình
thức, phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp, giúp nâng cao chất lượng dạy học.
Để kế hoạch bài học được khoa học, sinh viên cần chú ý đến hình thức
trình bày kế hoạch dạy học, bước nào tiến hành trước thì được thể hiện trước,
bước nào tiến hành sau thì được thể hiện sau (biểu thị bằng việc lùi xuống một
dòng so với bước trước).

31

VD: Lập kế hoạch dạy học 1 bài cụ thể chủ đề “Con người và sức khỏe”
trong đó có:

1. Sử dụng phương pháp trò chơi học tập để hướng dẫn học sinh khởi
động vào bài mới nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.

2. Sử dụng phiếu học tập để khai thác nội dung kiến thức bài mới.
* Bước 1: Sinh viên nghiên cứu soạn cá nhân
* Bước 2: Đại diện cá nhân trình bày kế hoach dạy học trước lớp
* Bước 3: Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiêm, GV nhận xét, góp ý, rút
kinh nghiệm
* Bước 4: Các nhóm hoàn thiện theo đóng góp của tập thể, thống nhất nội
dung bài soạn trước lớp.
Ví dụ

Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tôt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết những việc nên làm và những việc cần tránh để xương và
cơ phát triển tốt.
- Giúp HS biết cách nhấc 1 vật nặng đúng cách
2. Kỹ năng:
- Làm việc hợp tác nhóm
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễ cuộc sống
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức thực hiện các biện pháp để giúp xương và cơ phát
triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ tranh SGK, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học

32

* Kiểm tra bài cũ GV: Nêu phần ghi nhớ bài trước?
HS trả lời: 2- 3 học sinh…
* Bài mới: Giới thiệu vào bài
(trò chơi) .
GV: phổ biến luật chơi (trò chơi vật

tay)

HS: Lắng nghe, thực hiện trò chơi.

GV: hướng dẫn, điều khiển, biểu

dương người thắng cuộc.

1. Hoạt động 1: Làm thế nào để cơ và

xương phát triển tốt? Bước 1: GV chia nhóm (4 nhóm)

Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết cần Giao nhiệm vụ cho các nhóm

ăn uống, tập luyện như thế nào để bảo

vệ xương và cơ phát triển tốt. Phiếu học tập

Nhóm 1,2
1. Muốn cơ và xương phát triển tốt
chúng ta phải ăn uống như thế nào?
2. Ngồi học như thế nào là đúng tư
thế?

Nhóm 3, 4
`1. Bơi có tác dụng gì và chúng ta
nên bơi ở đâu?

2. Chúng ta có nên xách các vật
nặng không? Vì sao?

Bước 2: GV quan sát, hướng dẫn

33

Bước 3: Đại diện các nhóm trả lời nội
dung thảo luận.
Bước 4: Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung, giáo viên nhận xét, bổ sung.

Kết luận: Để cơ thể khỏe mạnh chúng

ta nên ăn uống đầy đủ chất, nên

thường xuyên tập thể dục,không xách

vật nặng quá sức. (có đủ thịt, cá,

trứng, rau xanh và hoa quả).

- Ngồi học cần giữ đúng tư thế tránh bị

cong vẹo cột sống.

1. Hoạt động 2: Chơi trò chơi

Mục tiêu: Giúp học sinh áp dụng các GV: hướng dẫn chơi trò chơi “Nhấc 1

kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc vật”.

sống. Bước 1: Gv hướng dẫn HS chơi.

- GV cho HS ra sân xếp thành 4

hàng dọc.

- Đặt 4 xô nước trước vạch xuất phát

của các hàng.

- HS xếp thành 4 hàng dọc trước vạch

xuất phát.

- HS lần lượt xách xô nước chạy đến

đích rồi chạy về chuyền cho bạn tiếp

theo…

Bước 2: Quản trò cho học sinh cả lớp

chơi.

34

- Trọng tài theo dõi các đội chơi.
- Đội nào về đích sớm nhất, không làm
nước sánh ra ngoài, đội đó thắng.
Bước 3: GV hướng dẫn học sinh rút ra
bài học sau khi chơi trò chơi.
- Cần làm thế nào khi ta xách một vật
nặng?
Củng cố: Về nhà nên tập luyện thế nào để giữ cơ và xương phát triển tốt?

2.1.3. Rèn kỹ năng triển khai hoạt động dạy học và giáo dục
2.1.3.1. Rèn kỹ năng viết bảng
GV xây dựng các bài tập để rèn kỹ năng viết bảng cho sinh viên
* Bài tập 1: Soạn một nội dung trong bài TN-XH bất kỳ, tập giảng và viết
nội dung hoạt động đó lên bảng
* Bài tập 2: Soạn một nội dung trong bài TN-XH bất kỳ, có sử dụng các
hình vẽ. tập giảng và trình bày cách sử dụng các hình vẽ đó trên bảng.
* Bài tập 3: Soạn một nội dung trong bài TN-XH bất kỳ, có sử dụng các
sơ đồ trống. tập giảng và trình bày cách sử dụng sơ đồ đó trên bảng.
Bài tập 4: Soạn một nội dung trong bài TN-XH bất kỳ, có sử dụng các
tranh ảnh. tập giảng và trình bày cách sử dụng tranh ảnh đó trên bảng.
GV yêu cầu SV luyện tập trong và ngoài giờ học trên lớp.
Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan môn TN- XH
a. Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học môn TN- XH
Dụng cụ trực quan đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ c
dạy bộ môn Tn-Xh ở tiểu học:
- Hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu bài mới, giúp học sinh khai
thác kiến thức trong bài học hoặc giúp cho việc thực hành trở nên thuận lợi, hiệu
quả.

35

- Tạo tiền đề, làm cơ sở cho các bài tập thực hành. VD: Thảo luận nội
dung bài học qua tranh ảnh, mô hình.

- Phản ánh, cung cấp các thông tin nội dung văn hóa giúp học sinh mở
mang kiến thức và hiểu biết thế giới quanh mình.

- Gây hứng thú, làm cho bài học trở nên thú vị và gần với cuộc sống thật
hơn.

b. Các nguyên tắc về lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan
Quá trình lựa chọn đồ dùng trực quan và việc sử dụng chúng trong giảng
dạy cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đồ dùng trực quan phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học
sinh: Đồ dùng phải đơn giản, hấp dẫn và giúp học sinh lớp dưới hiểu ra ngay vấn
đề, đối với học sinh lớp 4,5 đồ dùng trực quan mang tính chất tổng hợp, gợi mở,
tạo tình huống và giúp học sinh suy nghĩ sáng tạo.
- Đồ dùng trực quan phải mang tính khoa học, sư phạm và thích hợp với
từng kỹ năng, từng nội dung và đối tượng học. Các đồ dùng trực quan phải đẹp,
rõ ràng và nêu được vấn đề cụ thể, chữ viết trên các biểu đồ, sơ đồ phải to, rõ
ràng. Tránh hết sức dùng nhiều màu sắc lòe loẹt, khó nhìn, các “poster” này phải
được treo một cách ngay ngắn và bố trí khoa học ở trên bảng.
- Không nên dùng những đồ dùng dạy học thay thế cho sự suy nghĩ sáng
tạo của học sinh, chỉ dùng những dụng cụ trực quan cho những vấn đề “chịu trực
quan” thôi.
- Một nguyên tắc nữa là đồ dùng trực quan phải mang tính chất thông
dụng có nghĩa là phải dễ làm, dễ sử dụng, rẻ tiền, dễ kiếm, và sử dụng được lâu.
Trên cơ sở đó chúng ta tránh được tư tưởng ngại khó, ỷ lại, sợ tốn kém, thiếu
sáng tạo khi áp dụng nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong giảng dạy ngoại
ngữ ở trường phổ thông.

36

c. Các loại đồ dùng trực quan môn TN-XH
Căn cứ vào tác động của trực quan đến các giác quan của người học và
tính năng của trực quan trong giảng dạy , các nhà giáo dục đã chia đồ dùng trực
quan ra làm ba loại chính:
* Trực quan nghe:
Tác dụng của loại trực quan này giúp cho học sinh tiếp thu bài giảng và
luyện tập nghe. Giáo viên sử dụng đài radio để cho học sinh nghe những hiệu
lệnh, chỉ dẫn khi chơi trò chơi, hoặc cho học sinh nghe các nội dung liên quan
đến bài học.
- Lời nói trực tiếp của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm và dứt
khoát. Giáo viên phải đứng ở vị trí nhất định để cho học sinh cả lớp có thể nghe
rõ lời nói của giáo viên qua khi giao việc, khi hướng dẫn, khi giải thích, giảng
giải cho học sinh. Tốc độ lời nói của giáo viên phải phù hợp với đối tượng, năng
lực của học sinh mỗi lớp.
* Trực quan nhìn:
Số lượng, loại hình của trực quan này rất phong phú. Thông qua nhìn học
sinh dễ nhận biết được các vấn đề về ngôn ngữ, nâng cao tầm hiểu biết về đất
nước và con người. Bằng loại trực quan nhìn, học sinh có thể nhận biết được
ngay những sự vật hiện tượng còn xa lạ với các em, ví dụ cấu tạo của bông hoa,
cảnh quan các khu vực trong cả nước…. Khi sử dụng loại trực quan giáo viên
cần chú ý tạo một thời gian thích đáng để học sinh quan sát sự vật từ đó có một
khái niệm hoàn chỉnh. Trực quan nhìn hỗ trợ cho trực quan nghe giúp các em dễ
tiếp thu, hứng thú học tập.
Trực quan nhìn bao gồm:
Cử chỉ ,điệu bộ, nét mặt của giáo viên: khi sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt cần diễn đạt đúng nội dung ngữ liệu cần diễn đạt, tránh gây cười hoặc dẫn
đến chỗ hiểu sai vấn đề cần dẫn giải.

37

Các vật thật có sẵn trong tự nhiên, môi trường xung quanh hoặc có sẵn
trong lớp học. Tuy có sẵn nhưng khi biến chúng thành trực quan nhìn thì phải có
sự chuẩn bị trước để tránh sự lúng túng hay sử dụng trực quan không được tự
nhiên hoặc không đúng chỗ.

Biểu đồ, sơ đồ, bảng tổng kết, ô chữ, giải ô chữ… Giúp giáo viên giới
thiệu vào bài, tạo hứng thú cho học sinh khi khác kiến thức bài mới, hoặc học
sinh hệ thống hóa các nội dung đã học.

Tranh ảnh, hình vẽ minh họa dùng để tạo tình huống, miêu tả các vật và
các hiện tượng xa lạ với các em như: gia đình thế hệ, các bộ phận trong cơ thể
người…

Tài liệu giáo khoa, sách bài tập cũng là một loại trực quan nhìn. Trong
quá trình giảng dạy một năm học với SGK mới so với SGK trước đây đã có
những tiến bộ vượt bậc, kênh hình trong SGK với màu sắc đẹp, đã gây hứng thú
cho học sinh và giúp giáo viên một phần nào trong quá trình chuẩn bị bài dạy.
Tuy nhiên giáo viên cũng phải chuẩn bị bài chu đáo và khai thác hết nội dung
của tranh và các bảng, biểu trong sách giáo khoa.

d. Phương pháp rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan cho sinh viên
Bước 1: Sinh viên liệt kê các bài học thuộc từng chủ đề trong môn TN-XH

theo cách sau:

Tiết theo Đồ dùng cần thiết cần chuẩn bị

TT Tên bài phân phối

01 Hoạt động thở và chương trình
cơ quan hô hấp Tiết 1 Tranh vẽ về cơ quan hô hấp

Máu và cơ quan Tiết 6 Ống nghiệm; tranh về sơ đồ mạch máu
và cơ quan tuần hoàn
02
tuần hoàn

03 Hoạt động tuần Tiết 7 Ống nghe; sơ đồ vòng tuần hoàn
hoàn

38

04 Hoạt động bài tiết Tiết 10 Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu
nước tiểu Tiết 12
Tiết13 Sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần
05 Cơ quan thần kinh Tiết 40
Tiết 41 kinh
06 Cơ quan thần kinh Búa cao su, nước sôi, ly thủy tinh, bóng
Tiết 42 bay, còi….
07 Thực vật Tranh, ảnh các loại cây khác nhau; mẫu
Tiết 43 vật thật các loại cây
08 Thân cây Tranh, ảnh, mẫu vật thật về thân một số
Tiết 44
09 Thân cây Tiết 45 cây.
Tiết 46 Hình ảnh lấy mủ cao su; quá trình héo
10 Rễ cây của một cây leo, công dụng của một số
Tiết 47
11 Rễ cây Tiết 48 thân cây
Tiết 50 Tranh, ảnh, mẫu vật thật một số loại rễ
12 Lá cây Tiết 51
Tiết 52 cây; kính lúp
13 Khả năng kì diệu Tiết 53 Hình ảnh trình chiếu quá trình hút nước
của lá cây Tiết 58 và muối khoáng của rễ cây; tranh ảnh
một số rễ cây là củ
14 Hoa Tiết 60 Lá của các lọai cây; kính lúp
15 Quả Sơ đồ quá trình quang hợp, hô hấp của
lá cây; tranh, hình ảnh về ứng dụng của
16 Côn trùng
lá cây
17 Tôm, cua Tranh, ảnh, mẫu vật thật về các loại

18 Cá hoa
Tranh, ảnh, mẫu vật thật về các loại
19 Chim quả
Tranh, ảnh, mẫu vật thật về các loại
20 Mặt trời
côn trùng; kính lúp
Sự chuyển động Tranh, ảnh, mẫu vật thật về các loại
của trái đất
tôm, cua; kính lúp
Tranh, ảnh, mẫu vật thật về các loại;

cá; kính lúp
Tranh, ảnh về các loại chim. Hình ảnh
hoạt động bay của các loài chim
Hình ảnh mặt trời mọc cho đến lúc lặn;
tranh, ảnh về tác dụng của mặt trời
Tranh, ảnh về trái đất; quả địa cầu

21

22 Trái đất là một Tiết 61 Sơ đồ các hành tinh trong hệ mặt trời;

39

hành tinh trong hệ hình ảnh sự chuyển động của các hành
mặt trời tinh trong hệ mặt trời

Bước 2: Các nhóm dán sản phẩm lên bảng
Bước 3: So sánh kết quả của các nhóm, thống nhất hệ thống đồ dùng có
thể sử dụng cho từng dạng bài.
Bước 4: Kết luận – rút kinh nghiệm.
Bước 5: Thực hành kỹ năng sử dụng đồ dùng trước lớp
Đối với từng tiết dạy cụ thể, ngoài những đồ dùng cần thiết tối thiểu phải
chuẩn bị, chúng tôi xin nêu ra các loại đồ dùng khác mà giáo viên và học sinh có
thể chuẩn bị thêm để phục vụ cho các hoạt động dạy và học trên lớp đạt hiệu quả
như mong muốn. Ví dụ đối với bài học “Hoạt động thở và cơ quan hô hấp”,
ngoài tranh vẽ về cơ quan hô hấp đã được giáo viên chuẩn bị từ việc mượn tại
thư viện nhà trường, nếu có điều kiện, giáo viên nên lên phòng thư viện, thiết bị
mượn mô hình về cơ quan hô hấp, hoặc sưu tầm thêm trên mạng các loại tranh,
ảnh khác có nội dung đề cập đến cơ quan hô hấp của con người để minh họa làm
cho bài dạy thêm sinh động. Ngoài mục tiêu bài học đã được định hướng, theo
tôi, thông qua bài dạy này với các hình ảnh và mô hình trực quan, giáo viên cũng
nên cũng cấp cho học sinh một số kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết mà đối
tượng học sinh lớp 3 có thể áp dụng được để bảo vệ cơ quan hô hấp của mình,
nhằm phòng, chống bệnh tật, như tuyệt đối không hút thuốc lá, không hít các loại
kẹo nguy hiểm (đây là vấn nạn từng làm “đau đầu” nhiều phu huynh trong một
thời gian dài), sử dụng khẩu trang khi đi ra đường…
Ví dụ bài học “Thực vật” giáo viên có thể sử dụng tranh, ảnh các loại cây
khác nhau và một số loại mẫu vật thật mà giáo viên và học sinh đã chuẩn bị
trước. GV hướng dẫn học sinh các nhóm thi đua nhau sưu tầm tên gọi các loại
cây cối mà các em biết được. Trong giờ học, ngoài các quy trình khác theo các
bước thực hiện, giáo viên có thể lồng ghép cho học sinh chơi một số trò chơi,

40

như giải ô chữ về các loài cây cối, hay thi đua kể tên gọi các loài cây cối mà các
em biết. Hoặc đối với các lớp mà học sinh có trình độ tiếng Anh, giáo viên có thể
cho các em kể tên các loài cây cối bằng tiềng Anh để góp phần nâng cao kỹ năng
sử dụng ngôn ngữ cho các em. Tất nhiền, để dạy tốt bài học này, giáo viên cũng
cần chuẩn bị cho tốt vốn hiểu biết của mình về ngoại ngữ, thậm chí là nên có sẵn
một máy tính có nối mạng internet để nếu “bí” từ, chúng ta có thể tra cứu thông
qua bản dịch trên máy...

Đối với bài học về cây cối, giáo viên cũng nên chuẩn bị trước một số tình
huống để giúp học sinh nhận thức được công tác bảo vệ cây xanh cho cuộc sống.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể định hướng để về nhà, mỗi em học sinh trồng
thêm một cây xanh trong vườn nhà mình hoặc biết cách chăm sóc, bảo vệ cây
xanh. Sau khoảng một thời gian nhất định, giáo viên nên yêu cầu các em báo cáo
kết quả thu hoạch của mình.

2.1.3.3. Rèn kỹ năng xử lý tình huống dạy học
a. Ý nghĩa của việc rèn kỹ năng xử lý tình huống dạy học
Rèn luyện cho SV bước đầu biết cách xử lí các tình huống sư phạm trong
giảng dạy trên lớp, ngoài lớp, nội khóa, ngoại khóa. Rèn luyện SV biết cách giao
tiếp với các đối tượng giáo dục như: học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh, các cấp
lãnh đạo chính quyền, đoàn thể trong và ngoài trường. Giúp SV có kĩ năng: thực
hiện dạy tốt môn TN-XH; quan hệ trong cộng đồng; giáo dục được học sinh; đào
tạo các thế hệ học sinh là những con người mới.
b. Yêu cầu khi rèn kĩ năng xử lý tình huống dạy học
Xử lí tình huống sư phạm phải lấy yếu tố giáo dục học sinh làm nền tảng,
yếu tố răn đe, trừng phạt làm thứ yếu. Xử lí phải trên cơ sở khách quan, trung
thực. Đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức chung về kinh tế xã hội của đất
nước và của địa phương. Phải nắm vững đối tượng học sinh, ngôn ngữ, lời nói,
thái độ sử dụng khi xử lí phải phù hợp, thuyết phục.

41

c. Phương pháp hình thành và rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống dạy

học

* Bước 1: Nêu tình huống. Bước này yêu cầu: GV nêu lên tình huống sư

phạm xảy ra trong lớp hay ngoài lớp...; SV lắng nghe, suy nghĩ tìm phương án

giải quyết của cá nhân.

* Bước 2: Tổ chức cho SV trao đổi thảo luận theo nhóm (lớn hoặc nhỏ).

Yêu cầu: GV cho SV trao đổi thảo luận với nhau trong thời gian từ 1 - 3 phút để

tìm lời giải đáp tình huống cần xử lí.

* Bước 3: Tổ chức cho SV trình bày và trao đổi. Yêu cầu: GV cho SV (cá

nhân, hoặc đại diện nhóm) nêu phương án xử lí tình huống sư phạm. SV khác

nhận xét, trao đổi.

* Bước 4: Kết luận. Yêu cầu: GV phân tích các ưu, nhược điểm từ những

phương án xử lí tình huống mà SV đã trình bày. Sau đó nêu phương án xử lí tối

ưu để SV tham khảo, ghi nhớ và vận dụng.

VD 1: Bài 13: Động vật; Chủ đề: “Tự nhiên”, môn TN- XH lớp 3

Bước 1: GV nêu yêu cầu: Điền tên các con vật có ích và có hại đối với con

người vào phiếu học tập dưới đây sao cho chính xác

Con vật có ích Con vật có hại

…… ……

* Tình huống sư phạm: 2 nhóm chọn cùng 1 con vật (con ong) nhưng lại có ý

kiến khác nhau.

Trên phiếu học tập của nhóm 1 ghi như sau:

Con vật có ích Con vật có hại

Con ong Con châu chấu

Con trâu Con chuột…

42

Trên phiếu học tập của nhóm 2 ghi như sau:

Con vật có ích Con vật có hại

Con chim Con ong

Con mèo Con dán

Con gà Con ruồi…

Bước 2: Tổ chức cho SV trao đổi thảo luận theo nhóm

Bước 3: Tổ chức cho SV trình bày và trao đổi
Bước 4: Kết luận. Yêu cầu
Tình huống trên yêu cầu giáo viên phải giúp học sinh thấy được con ong là
con vật có ích hay có hại.
GV cần giúp học sinh hiểu, con người nuôi ong để làm gì? Nếu chúng ta
không chọc tổ ong, không đập ong thì có bị ong đốt không? Tại sao?.
Kết luận: Từ những phân tích trên GV giúp học sinh tự rút ra kết luận:
Vậy con ong là con vật có ích hay có hại?
Khi gặp tổ ong, chúng ta cần làm gì để tránh bị ong đốt?
VD 2: Bài 12: cây sống ở đâu? (Môn TN- XH lớp 2)
Bước 1: GV nêu yêu cầu: Điền tên các cây sống ở môi trường cạn và cây
sống ở môi trường nước vào phiếu học tập sau:

Cây sống trên cạn Cây sống dưới nước
………….. ……………….

Tình huống sư phạm: 2 nhóm cùng chọn cây rau muống, Cây lúa. Tuy
nhiên lại có ý kiến khác nhau.

Trên phiếu học tập của nhóm 1 ghi như sau:

43

Cây sống trên cạn Cây sống dưới nước
Cây nhãn Cây rau rút
Cây rau muống Cây bèo
Cây lúa Cây rau cần...

Trên phiếu học tập của nhóm 2 ghi như sau:

Cây sống trên cạn Cây sống dưới nước

Cây nhãn Cây bèo tây
Cây đào Cây rau muống

Cây su hào Cây lúa...

Bước 2: Tổ chức cho SV trao đổi thảo luận theo nhóm
Bước 3: Tổ chức cho SV trình bày và trao đổi
Bước 4: Kết luận. Yêu cầu
Tình huống trên yêu cầu giáo viên phải giúp học sinh nói được, em nhìn
thấy cây lúa, cây rau muống trồng ở đâu? Cây sống lúa trên cạn thì gọi là cây lúa
nương; cây rau muống trồng ở vườn trong môi trường cạn thì gọi là rau muống
cạn. Ngược lại cây lúa hay cây rau muống trồng ở dưới nước thì gọi là cây lúa
nước và câu rau muống nước.
Kết luận: Như vây đáp án của 2 nhóm đều đúng nhưng cần ghi rõ nơi sống
của chúng kèm theo đáp án thì câu trả lời mới hoàn chỉnh.
b. Rèn luyện kỹ năng
Cách 1: GV giao các dạng tình huống sư phạm để SV thảo luận, rèn luyện
kỹ năng xử lý tình huống. GV yêu cầu mỗi SV suy nghĩ, đưa ra phương án trả lời
để giao lưu giữa các cá nhân, nhóm.
Cách 2: Tổ chức trò chơi về xử lí tình huống sư phạm. Giáo viên nêu tên
bài, mỗi nhóm sinh viên thảo luận, xây dựng 1 tình huống liên quan đến nội
dung bài học đó, nhóm xong trước sẽ nêu tình huống trước lớp, yêu cầu các

44

nhóm khác đưa ra phương án giải quyết tình huống đó. Nhóm nào đưa ra được
nhiều tình huống và cách giải quyết tình huống hợp lý, nhóm đó thắng.

VD: Các tình huống sư phạm khi dạy chủ đề “Con người và sức khỏe”:
xử lý tình huông khi cho học sinh liên hệ thực tế để nhận các thế hệ trong gia
đình mình (khi gia đình học sinh chỉ có 2 mẹ con hoặc 2 bố con, khi gia đình chỉ
sống cùng ông hoặc bà); tả về quê hương (khi học sinh chưa bao giờ được về

quê)
Các tình huống sư phạm khi dạy chủ đề “Xã hội”: xử lý tình huông khi

tham gia giao thông trên đường làng (khi tham gia giao thông trên đường làng thì
người tham gia giao thông đi thế nào là đúng phần đường, làn đường); sử dụng
thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật như thế nào để giữ môi trường trong lành; Khi
giáo dục cho học sinh cách giữ vệ sinh chung, nhưng các em lại nêu tình huống,
gần nhà em có 1 bác thường xuyên vứt rác ra những nơi bị cấm, Vậy giáo viên
làm thế nào để giáo dục kỹ năng cho học sinh?…

Các tình huống sư phạm khi dạy chủ đề “Tự nhiên”: xử lý tình huông
khi giải thích khái niệm “vật nuôi và vật hoang dã”; “Con vật sống trên cạn và
con vật sống dưới nước”; “Cây sống trên cạn và cây sống dưới nước”…

Trên thực tế khi rèn kỹ năng cho sinh viên trong các buổi nghiệp vụ sư
phạm và các buổi ngoại khóa chúng tôi nhận thấy các bài tập đã phát huy tác
dụng và mang lại hiệu quả cao. Sau thời gian thực nghiệm vào việc rèn kỹ năng,
nghiệp vụ cho sinh viên trên phương pháp giải các bài tập thực hành, xây dựng
tình huống, tập dạy và rút kinh nghiệm, sinh viên đã có nhiều chuyển biến tích
cực góp phần nâng cao chất lượng thiết kế bài dạy và thực hành giảng cũng như
xử lý các tình huống trong dạy học.

Kết luận chương 2: Trong công tác đào tạo giáo viên, việc quan tâm đến
rèn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng tay nghề cho người học là hết sức cần thiết. Một
giáo viên giỏi không chỉ là người có chuyên môn tốt mà còn phải thành thạo
những kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. Sự thành thạo, nhuần nhuyễn tay nghề là một

45

yếu tố vô cũng quan trọng, làm tăng hiệu quả dạy học, góp phần đào tạo ra con
người có đức, có tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm giúp sinh viên nhằm củng cố lại các
kỹ năng đã được thực hành trong học phần phương pháp dạy học TN-XH, đồng
thời xây dựng nền tảng kiến thức cho sinh viên bằng con đường tích hợp, tích lũy
kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy. Mỗi sinh viên cần xem xét kỹ năng sư phạm như
một phương tiện để người giáo viên hành nghề, thiếu phương tiện ấy, giáo viên
sẽ không thể hành nghề. Do đó chính bản thân sinh viên sư phạm tự ý thức được
vai trò của kỹ năng sư phạm với nghề nghiệp tương lai để nghiêm túc rèn luyện,
đầu tư kinh nghiệm thực tiễn, tích lũy kiến thức liên ngành, kiến thức văn hóa và
xã hội để hiệu quả giảng dạy đạt kết quả tốt nhất ngay từ những ngày đầu làm
thầy.

.

46

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Ở phần thực nghiệm chúng tôi hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch dạy
học môn TN-XH, dựa trên các bài tập rèn kỹ năng để hướng dẫn sinh viên
CĐTHCK23. Kết quả thực nghiệm lấy kết quả của bài kiểm tra trên lớp kết hợp
với kết quả thực tập 2 (năm thứ 3) của sinh viên ở trường phổ thông để đối
chứng.

3.1. Mục đích của thực nghiệm.
Thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm tra các giả thuyết khoa học đã
được xây dựng trong đề tài, kiểm định lại tính khả thi của các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn TN-XH cho sinh viên
CĐSP tiểu học trường CĐSP Hòa Bình.
3.2. Nội dung thực nghiệm.
- Kiểm tra trước và sau thực nghiệm
Yêu cầu sinh viên xây dựng kế hoạch, tập dạy các bài học thuộc môn TN-
XH, có sử dụng một trong các kỹ năng dạy học bộ môn.
Sử dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, ứng với các đồ
dùng, thiết bị để giúp học sinh khai thác nội dung kiến thức.
Dự kiến một số tình huống sư phạm và đề xuất hướng giải quyết tình huống
dạy học đó. Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Trình bày kế hoạch dạy học trước lớp. Tập dạy theo nội dung kế hoạch dạy
học đã được chỉnh sửa, góp ý. Rút kinh nghiệm cho các nhóm sau mỗi buổi
nghiệp vụ. Tiêu chí đánh giá [Phụ lục 2]
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
SV lớp CĐTHK 22 C và lớp CĐTH K23C - khoa Tiểu học.
Nhóm thực nghiệm (lớp CĐTHK 23 C ) gồm: 38 SV

47

Nhóm đối chứng (CĐTH K22 C ) gồm: 38 SV
Sử dụng kết quả bài kiểm tra trước thực nghiệm và kết quả thực tập trong
thời gian thực tập 2 làm đối chứng.
3.3.2. Thiết kế thực nghiệm
Lớp CĐTH K22 C dạy học bình thường (với đối tượng này chúng tôi vẫn
hướng dẫn sinh viên nghiệp vụ theo phương pháp cũ như thực trạng đã đề cập).
Lớp CĐTH K23C thực nghiệm theo các biện pháp đã nêu ở chương 2.
3.4. Cách tiến hành thực nghiệm
3.4.1. Trước thực nghiệm
* Cả 2 lớp dạy học bình thường.
Để thu được số liệu đáng tin cậy, trước khi dạy thực nghiệm chúng tôi đã
tiến hành kiểm tra ở cả 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (lần 1). Yêu cầu
kiểm tra, tiêu chí đánh giá [Phụ lục 2]
* Kết quả bài kiểm tra trước thực nghiệm
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thống kê vào 2 bảng
Bảng 1: thống kê % xếp loại sinh viên theo đánh giá bằng điểm số

KT (Trước TN) Điểm 10 9 8 7 6 54 321

Lớp TN SLSV (38)

(CĐTHK23C) 0 3 7 14 7 4 3 000

Lớp ĐC % 0 7.8 18.4 36.8 18.4 10.5 7.8 0 0 0
(CĐTHK22C) SLSV (38) 1 4 7 15 4 7 0 0 0 0

% 2.6 10.5 18.4 39.4 10.5 18.4 0 0 0 0

Bảng 2: thống kê % sinh viên làm bài theo yêu cầu mức độ
Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra lần 1 - trước thực nghiệm
(Đánh giá bằng điểm số)
48

KT (Trước TN) Điểm

Lớp TN SLSV (38) X.sắc Giỏi Khá TBK TB Yếu
3 7 14 6 8 2
(CĐTHK23C)

% 7.8 18.4 36.8 15.7 21.5 5.2
5 7 15 6 5 0
Lớp ĐC SLSV (38)

(CĐTHK22C)

% 13.1 18.4 39.4 15.7 13.1 0

Bảng 2: Kết quả kiểm tra lần 1- trước thực nghiệm
(Đánh giá theo yêu cầu mức độ)

3.4.2. Tiến hành thực nghiệm
* Dạy thực nghiệm cho sinh viên
Chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm cho sinh viên lớp CĐTH K23C,
sau khi học xong lý thuyết học phần nghiệp vụ sư phạm, thời gian là 4 buổi
nghiệp vụ/nhóm, và 05 buổi ngoại khóa/lớp, trong đó chúng tôi dành 1 buổi để
sinh viên làm bài tập, 8 buổi thực hành trình bày kế hoạch và tập dạy.
+ Nội dung ngoại khóa: Một số giải pháp để giúp sinh viên cao đẳng Tiểu
học - trường CĐSP Hòa Bình nâng cao chất lượng nghiệp vụ môn TN-XH.
+ Nội dung dạy thực hành: thực hành cách xây dựng kế hoạch dạy học môn
TN-XH; Cách xử lý các tình huống dạy học; Vận dụng lý thuyết về qui trình
soạn kế hoạch dạy học để giải quyết các dạng bài tập rèn nghiệp vụ sư phạm.
+ Mục đích của việc dạy thực nghiệm

49

Phát hiện lỗi và sửa lỗi cho sinh viên trong khi thực hành và giúp sinh viên
nâng cao kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học và thực hành tốt một số kỹ năng dạy
học, giúp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ môn TN-XH cho sinh viên CĐTH C khóa

23.
3.4.3. Sau thực nghiệm
* Thu thập kết quả để đối chứng.
Chúng tôi sử dụng kết quả thực tập về công tác giảng dạy trong thời gian đi

thực tập năm thứ 3 của sinh viên CĐTHK 23C để đối chứng.

KT (Sau TN) Điểm

10 9 8 7 6 54 321

Lớp TN SLSV

(CĐTHK23C) (38) 2 4 9 17 4 2 0 000

Lớp ĐC % 5.2 10.5 23.6 44.7 10.5 5.2 0 00 0
(CĐTHK22C) SLSV 1 2 8 13 6 8 0 00 0
(38) 2.6 5.2 22.8 34.2 15.7 22.8 0 00 0

%

Bảng 3: Kết quả bài kiểm tra lần 2 - sau thực nghiệm
(Đánh giá bằng điểm số)

50


Click to View FlipBook Version