The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by truongptthntt.c23, 2017-07-03 02:34:25

Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

Như chúng ta đã biết để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ
xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích
này và theo đó, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phục vụ cho phương pháp dạy
học cũng ra đời và phát triển. Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ
tích cực cho quá trình Dạy – Học, bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có
thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham
gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng
dẫn của người dạy một cách tích cực. Như vậy thì thiết bị dạy học phải đủ và phù
hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Do vậy cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp,
chúng có thể vừa là cơ sở vật chất thiết bị dạy học phương tiện để nhận thức, vừa là
đối tượng chứa nội dung cần nhận thức.

Hiện nay được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện
nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo. Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất và thiết
bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học có hiệu
quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương
pháp dạy học.Để đạt được mục tiêu nêu trên trong thực tế các trường chuyên
nghiệp nói chung và trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nói riêng: vấn đề cơ sở
vật chất thiết bị dạy học đã được quan tâm song vẫn còn có nhiều bất cập và khó
khăn. Việc đánh giá thực trạng những vấn đề đã làm được và những khó khăn đặt
ra, cần phải có những giải pháp cụ thể để nhà trường làm tốt hơn nữa công tác quản
lý, đồng thời phát huy có hiệu quả chính là cơ sở vật chất thiết bị dạy học nhiệm vụ
quan trọng mà mỗi nhà quản lí phải hết sức quan tâm.

Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học trong các
trường chuyên nghiệp nói chung và trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nói riêng

hiện đang là một trong những vấn đề được lãnh đạo ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh
nhà rất quan tâm.

Trước đây trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng thiết
bị dạy học trong quá trình giảng dạy của giáo viên còn rất nhiều hạn chế; Giáo viên
chủ yếu là dạy chay hoặc sử dụng những thiết bị, đồ dùng cũ, lạc hậu không phù
hợp . Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy và việc tiếp thu kiến
thức của sinh viên.

Trong giai đoạn hiện nay, xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày càng
diễn ra mạnh mẽ, cho nên được xem như là một trong những điều kiện quan trọng
để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo nhằm đáp ứng được những đòi hỏi trước
mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa có kỹ năng vùa hùng vừa chuyên, làm chủ trí thức khoa học hiện
đại có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có kỹ năng công nghiệp, có trình
độ tổ chức kỹ thuật. Vai trò của Giáo dục rất quan trọng. Giáo dục là quốc sách
hàng đầu.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học là một trong các yếu tố không thể
thiếu được khi thực hiện chương trình giáo dục, có vai trò quan trọng bảo đảm chất
lượng dạy và học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Trong hoàn cảnh ở một
nước một tỉnh còn nghèo, có cơ sở vật chất đã khó nhưng quan trọng hơn và khó
hơn là quản lý sử dụng cơ sở vật chất đó như thế nào để phát huy hết tác dụng của
cơ sở vật chất không để lãng phí, xuống cấp, thất thoát.

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình được nâng cấp từ trường trung học sư
phạm Hòa Bình tháng 9 năm 1995. Trường có nhiệm vụ đào tạo bối dưỡng giáo
viên các ngành học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và nghiên cứu khoa học
giáo dục cho tỉnh Hòa Bình. Được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình nhà trường có cơ sở vật chất tương
đối khang trang, hiện đại phong phú phục vụ đắc lực công tác đào tạo. Cơ sở vật
chất trang thiết bị được đầu tư với hàng tỉ đồng. Điều đặt ra cho người làm công tác
quản lý là phải tăng cường các biện pháp để sử dụng có hiệu quả cao nhất đồng thời
hạn chế tối đa sự xuống cấp, lãng phí, mất mát.

Trong phạm vi sáng kiến này, tôi chỉ xin được đề cập đến một số giải pháp
đã và đang vận dụng để quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học ở trường Cao đẳng
Sư phạm Hòa Bình.

Các giải pháp trình bày trong đề tài này đã được lựa chọn để phù hợp với
trường có quy mô vừa, số lượng giáo viên, sinh viên không quá ít hoặc quá đông
và có điều kiện về cơ sở vật chất chưa được đầy đủ như các đơn vị khác trên địa
bàn.

Chính vì những lý do nêu trên chúng tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến:

“Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo”.

1.1 Cơ sở lý luận:

- Khái niệm về cơ sở vật chất, thiết bị day học: Cơ sở vật chất - thiết bị giáo
dục là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào
việc giảng dạy - học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục
đích giáo dục.

Cơ sở vật chất thiết bị dạy hoc bao gồm các công trình xây dựng (lớp học, phòng
học bộ môn…), sân chơi, bãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học của
các môn học, các phương tiện nghe, nhìn … . Đây chính là hệ thống đa dạng và
phong phú về chủng loại.

Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học:

- Quản lý nói chung là sự tác động có thức của chủ thể quản lý nhằm chỉ huy,
điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục
đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan.

- Quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học là tác động có mục đích của người
quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống, cơ sở vật chất
thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công tác Giáo dục và Đào tạo cơ sở vật chất
thiết bị dạy học.

Nội dung mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu tương ứng.
Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng: chỉ phát huy được tác dụng tốt trong dạy học
khi được quản lý tốt. Do đó đi đôi với việc đầu tư, trang bị thì điều quan trọng hơn
là phải chú trọng đến việc quản lý trong nhà trường cơ sở vật chất thiết bị dạy học.
Do cơ sở vật chất thiết bị dạy học là một lĩnh vực vừa mang đặc tính kinh tế - giáo
dục; vừa mang đặc tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ
các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học; Mặt khác, cần tuân thủ các yêu cầu
quản lý chuyên ngành giáo dục.

Như vậy có thể nói quan lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học là một trong những công
việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường.

Do vai trò quan trọng của công tác quản lý mà gần đây, trong việc chỉ đạo hoạt
động

ngành Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã coi việc đổi mới quản lý trường học là
một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo.

Yêu cầu của việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học:

Tất cả thiết bị dạy học của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học, dễ sử
dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiện
chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tùy theo tính chất, quy mô
của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên

và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc
hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an
toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Thiết bị dạy học phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu
cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

- Thiết bị dạy học phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng;
định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài
sản.

- Thiết lập hồ sơ sổ sách quản lý.

Trong công tác quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học, người quản lý cần nắm
vững:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý.

- Các chức năng và nội dung quản lý, phân lập và phối hợp các nội dung quản lý,
các mặt quản lý.

- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất để
thực hiện chương trình.

- Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi.

- Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng cho
công việc.

- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất là
đảm bảo cơ sở vật chất thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.

Nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học:

Trong công tác quản l cơ sở vật chất thiết bị dạy học, người quản lý phải quán triệt
các nguyên tắc sau:

- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các cơ sở vật chất thiết bị dạy học(Đồng bộ
giữa trường sở - phương thức tổ chức dạy học; trang thiết bị và điều kiện sử dụng;
trang bị và bảo quản giữa các thiết bị với nhau …).

- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục.
- Bố trí hợp lý các cơ sở vật chất trong khu trường, trong lớp học, trong
phòng bộ môn …
- Tổ chức bảo quản trường sở và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của nhà
trường.
1.2.phương pháp tiếp cận nghiên cứu:
Sử dụng các nhóm phương pháp:
- Nhóm phương pháp lý luận:
Đọc, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, tài liệu … có liên quan về quản lý cơ sở
vật chất.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Khảo sát, xem xét thực trạng thống kê, đánh giá.
- Nhóm các phương pháp tọa đàm như:
Trao đổi với các bộ phận trực tiếp quản lý cơ sở vật chất…
3. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài:
Mục tiêu:
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý. Nhằm đề xuất một số biện pháp tăng
cường quả lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học nhằm nâng cao chất lượng đào

tạo ở trường Cao Đẳng Sư phạm Hòa Bình tỉnh Hòa Bình. Cụ thể là sử dụng có
hiệu quả cao nhất, bảo quản chống xuống cấp, không để lãng phí, mất mát cơ sở vật
chất thiết bị dạy học. Góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học của nhà trường.

Nhiệm vụ :

Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý cơ sở vật chất
thiết bị trường học.

- Đánh giá thực trạng về công tác quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị dạy
học trong giai đoạn hiện nay..

- Đề xuất một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất nhằm góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của
trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Năm học 2015-2016.

CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

2.1. Thực trạng về công tác quản lý cơ sở vật chất-thiết bị dạy học ở trường
Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.

Vài nét sơ lược về trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.

Trường Cao đẳng Sư phạm hòa Bình là đơn vị trường học trực thuộc sự quản lý của
Sở Giáo dục và Đào tạo . Trường được xây dựng trên khu đất rộng 3,7 ha nằm ở

địa chỉ Số 62 đường Võ Thị Sáu Phường Chăm mát Thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa
Bình

Về đội ngũ giáo viên:

Số lượng:

Năm học 2016- 2017 nhà trường gồm có 121 cán bộ, giáo viên. Cụ thể là:

- Ban giám hiệu: 03 đồng chí.

- Giáo viên và nhân viên 115:
Trong đó: Có 101 giáo viên.

Có 11 nhân viên
Về trình độ chuyên môn:
- Tiến sỹ: 02 đ/c ( 01 đ/c là cán bộ quản lý).
- Thạc sỹ: 58 đ/c (03 đ/c là cán bộ quản lý).
- Đại học : 43 đ/c.
- Cao đẳng : 01 đ/c.
- Trung cấp: 02 đ/c .

HĐ/68: 04 đ/c.
Về tổ chức Đảng:

Nhà trường có 01 Đảng bộ với 06 chi bộ Đảng viên có trình độ lý luận chính trị từ
sơ cấp trở lên (chiếm tỷ lệ trên 50%).

Về học sinh, sinh viên:
Năm học 2016 – 2017 tổng số sinh viên của nhà trường là 40 lớp với 1634 học sinh
sinh viên, cụ thể như sau:

Hệ chính quy: 27 lớp- 961 học sinh sinh viên trong đó:
Cao đẳng 21 lớp - 717 học sinh sinh viên.
Trung cấp 06 lớp- 244 học sinh sinh viên.
Hệ vừa làm vừa học (tại chức) 04lớp- 222 học sinh sinh viên.
Cao đẳng: 04 lớp- 222 học sinh sinh viên.

Trung cấp: 0

Hệ đại học liên kết: 09 lớp- 451 sinh viên.

Về cơ sở vật chất:

Diện tích đất được cấp: 3,7ha

Trong đó xây (giảng đường lớp học, nhà làm việc cán bộ giáo viên, nhà thư viện,
thí nghiệm, nhà làm việc hiệu bộ, nhà đa chức năng...).

Diện tích còn lại dành cho sân thể dục, trồng cây xanh và sân chơi hoạt động
ngoài trời.

Thiết bị dạy học đạt mức tối thiểu.

Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học ở trường Cao
đẳng Sư phạm Hòa Bình.

Xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn về vai trò, nội dung và ý nghĩa của cơ sở
vật chất thiết bị dạy học đối với quá trình đào tạo, trường đã có sự quan tâm đúng
mức về vấn đề này. Thực hiện lộ trình xây dựng trong từng năm học lãnh đạo nhà
trường đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò tầm quan trọng của cơ sở vật chất
đã quan tâm sâu sát. Đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học bằng nhiều nguồn cho
nên cơ sở vật chất thiết bị dạy học nói chung từng bước cải thiện, bổ sung đáng kể.

Học sinh sinh viên đã có tinh thần làm chủ, có ý thức bảo quản, giữ gìn tài sản
chung.

Tuy vậy bên cạnh những việc đã và đang làm tốt, thì công tác quản lý cơ sở vật
chất thiết bị dạy ở trường vào năm học vẫn còn một số hạn chế như sau:

Hàng năm đều được đầu tư nhưng so với yêu cầu dạy và học của một trường cao
đẳng năm trong hệ thống đào tạo đại học chưa đáp ứng được nhiều, có chố chưa
đồng bộ. Những trang thiết bị thí nghiệm, thực hành đắt tiền chưa trang bị được

nhiều, vỏ bao che cũng như nội thất chưa được đầu tư thích đáng để duy trì hoạt
động thiết bị lâu dài ( chưa có đủ tủ đựng thiết bị hóa, sinh, một số dụng cụ còn
phải để xuống nền nhà, chưa có hệ thống xử lý nước thải cho các phòng thí nghiệm
hóa, sinh. Chưa có đủ phòng học bộ môn...). Chất lượng thiết bị còn thấp, nhiều
thiết bị không sử dụng được hoặc sử dụng được nhưng cho kết quả không chính
xác.

Về phía giáo viên: Việc chuẩn bị thiết bị cho các giờ dạy chưa thật sự chu đáo.

Trình độ và kĩ năng của giáo viên có đ/c chưa đáp ứng được với những thiết bị hiện
đại như: Sử

dụng công nghệ thông tin như: trình chiếu bằng projector trên bài soạn powerpoint,
truy cập Internet…

2.2. Một vài kinh nghiệm trong quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong trường Cao đẳng Sư phạm Hòa
Bình

Trong bài viết này chúng tôi đã mạnh dạn đề cập đến một số nguyên nhân chủ
quan và khách quan trong công tác quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học của nhà
trường. Thực trạng đó đã làm cho chất lượng dạy và học của trường trong nhiều
năm qua chưa như mong muốn. Chính vì vậy chung tôi đã đưa ra một số biện pháp
khắc phục tình trạng yếu kém, phát huy cao nhất cơ sở vật chất thiết bị dạy học
hiện có và từng bước xây dựng, bổ sung, mua sắm cơ sở vật chất thiết bị dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Cụ thể là :

- Xây dựng kế hoạch :

Tăng cường nhận thức cả về lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của cơ sở vật chất
thiết bị dạy học trong trường học cho toàn thể giáo viên, nhân viên.

Bằng nhiều nguồn kinh phí tập trung mua sắm trang bị cơ sở vật chất thiết bị dạy
học đủ, hiện đại phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy học .

Nâng cao một bước về trình độ, kỹ năng thói quen sử dụng cho toàn thể giáo
viên, kĩ năng quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học cho cán bộ quản lý từ tổ
chuyên môn và GV phụ trách thiết bị.

- Tổ chức thực hiện, hệ thống các biện pháp để thúc đẩy gồm:

Thường xuyên coi trọng giáo dục nhận thức. Nhận thức có thông suốt thống
nhất thì thầy trò mới thống nhất về hành động.

Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho những đối tượng liên quan đến quản lý, sử
dụng cơ sở vật chất trang thiết bị trường học.

Tầm quan trọng của cơ sở vật chất thiết bị dạy học đối với chất lượng đào
tạo.

Tuyển chọn những người có tinh thần trách nhiệm để quản lý cơ sở vật chất.

Soạn thảo nội quy sử dụng bảo quản xử lý chế độ trách nhiệm vật chất khi
sẩy ra hư hỏng mất mát.

2.3. Khả năng áp dụng:

Kết quả đạt được: Số lượng, quy mô cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Về
nhận thức , trách nhiệm, hiệu quả.

Qua thực tiễn thực hiện nhưng năm học vừa qua xuất phát từ sự nhận thức
đúng đắn về vai trò, nội dung và ý nghĩa của cơ sở vật chất thiết bị dạy học đối với
quá trình đào tạo, trường đã có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Thực hiện lộ
trình xây dựng trong từng năm học lãnh đạo nhà trường đã nhận thức đầy đủ và sâu
sắc về vai trò tầm quan trọng của cơ sở vật chất đã quan tâm sâu sát. Đầu tư cơ sở
vật chất thiết bị dạy học bằng nhiều nguồn cho nên cơ sở vật chất thiết bị dạy học
nói chung từng bước cải thiện, bổ sung đáng kể.

- Về phía cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã có ý thức bảo
quản sử dụng cơ sở vất chất. Học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn để từng bước
đáp ứng được nhưng trang thiết bị dạy học hiện đại.

- Học sinh sinh viên đã có tinh thần làm chủ, có ý thức bảo quản, giữ gìn tài
sản chung.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận:

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ.
Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; công nghệ được đổi mới hết sức
nhanh chóng. Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố
quyết định sức mạnh của mọi quốc gia trên thế giới. Việc nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài là việc làm trở nên hết sức cấp bách. Nhất là là sự
quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác Giáo dục và Đào
tạo. Đặc biệt toàn ngành giáo dục đang hưởng ứng, thực hiện cuộc vận động của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo : “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” thì việc tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học cả về
số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng trong các nhà trường để nâng cao một
cách thực chất, chất lượng giáo dục - đào tạo đang là một vấn đề đặt ra hết sức cấp
thiết. Nó đòi hỏi mỗi nhà trường phải thực sự quan tâm, chăm lo, quản lý và sử
dụng một cách có hiệu quả các trang thiết bị hiện có, từng bước đầu tư, nâng cấp cơ
sở vật chất trường, lớp – trang thiết bị dạy học đáp ứng được những yêu cầu đổi
mới của ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Tuy chưa phải là những biện pháp tối ưu . Xong cũng xin mạnh dạn được nêu ra
đây, rất mong được sự góp ý trao đổi của các thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp,

để việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học trong nhà trường ngày
một tốt hơn.

3.2. Một số kiến nghị:

Để công tác quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học được tốt hơn trong trường học
ngày càng có chất lượng và hiệu quả cao, trong khuôn khổ sáng kiến này tôi mạnh
dạn xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

Cần có kế hoạch đầu tư, tu sửa cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học cho
phòng học bộ môn (chương trình học khoa Mầm non).

Có biện pháp huy động nhân lực từ khoa học công nghệ thông tin để tập
huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại cho đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên.


Click to View FlipBook Version