The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by ngohoangdailong, 2021-05-18 05:08:36

tap chi 18.5

tap chi 18.5

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ẤN PHẨM ĐẶC BIỆT SỐ
NĂM 2021 T.05

Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre

www.vnuhcm-cbt.edu.vn
Trụ sở: 99A, Quốc lộ 60, KP1, P. Phú Tân, Tp.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
Điện thoại: 02753 818 000
Email: [email protected]

2

MỤC LỤC

Lời ngỏ _______________________________________________________03

TIÊU ĐIỂM – SỰ KIỆN __________________________________________ 04
Tiêu biểu ngày KH&CN _________________________________________04
Các sự kiện nổi bật của Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre _________08
Dấu ấn của Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre ___________________12

TUYỂN SINH NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG 2021____________________14

HƯỚNG ĐẾN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC _______________________15
Tổng kết Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững_____________16
Phát triển Bến Tre về hướng Đông ________________________________21
Chiếc lược phát triển Phân hiệu giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030______29
Hướng đến việc thành lập trường Đại học thành viên __________________31

DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI ___________________________________________33
Phát triển công nghệ sản xuất bao bì từ nguyên liệu cây dừa Bến Tre _____33
Tại sao tôi nói chuyển đổi số _____________________________________36
Cách sử dụng thời gian của người Đức _____________________________39

THƯ GIẢN_____________________________________________________43
Tìm lại nét đẹp qua địa danh _____________________________________43
Thơ ca – Ảnh đẹp ______________________________________________48

3

LỜI NGỎ !

Hướng tới Ngày KH&CN Việt Nam 18/05/2021: Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng,
kiến tạo tương lai.

Với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng, kiến tạo
tương lai”, mục đích tổ chức chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam năm
2021 nhằm biểu dương và tôn vinh những nhà khoa học, đội ngũ cán bộ KH&CN; tuyên truyền,
phổ biến các thành tựu KH&CN, kết quả hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao vai trò, vị thế
của KH&CN…

“Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai”

Xuất phát từ ý nghĩa của ngày 18-5 nói trên. Đó chính là động lực để tập thể Phân hiệu ĐHQG-
HCM tại tỉnh Bến Tre quyết định ra đời một bản tin về KH&CN theo cách mà toàn thể trong Ban
biên tập mong muốn. Để thực hiện những bài viết đầy chất lượng cũng như đem lại những thông
tin hữu ích về KH&CN chúng tôi hiểu rằng phải nổ lực hết mình trong việc tiềm tòi, nghiên cứu
để chia sẻ những thông tin và kết quả mới nhất về KH&CN. Thay mặt BBT Tạp chí chúng tôi
mong muốn có sự tương tác mạnh mẽ từ phía bạn đọc.

Bạn đọc thân mến! Không biết diễn tả cảm xúc của chúng tôi cho các bạn hiểu thế nào, khi mà
mỗi bài viết mà chúng tôi tạo ra sẽ nhận được sự quan tâm, phản hồi đóng góp của các bạn
thông qua các phản hồi tích cực. Ban biên tập chúng tôi mong rằng trong thời gian tới với những
kế hoạch cho những số mới, những bài viết trong chuyên mục mà chúng tôi phát triển sắp tới
sẽ nhận được sự gắn bó của bạn đọc hơn nữa. Một lần nữa thay mặt Ban biên tập, chúc các
bạn có những ngày 18-5 thật vui vẻ, bổ ích bên gia đình, bạn bè để chuẩn bị năng lượng bước
vào ngày mới, tuần mới và năm mới thật là dồi dào để hoàn thành những kế hoạch, thử thách,
với các hoài bão, khát vọng như mình mong muốn.

Trân trọng!

Ban biên tập

* Ấn phẩm này do Phòng SĐH & KHCN thuộc Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre quản lý

TIÊU ĐIỂM - SỰ KIỆN 4

TIÊU ĐIỂM NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18/5
NĂM 2021 CÓ CHỦ ĐỀ "KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO – KHƠI DẬY KHÁT VỌNG, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI".

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa có Công văn gửi tới các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; một số trường đại học… về việc
hướng dẫn tổ chức Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KH&CN) năm 2021.
Từ năm 2014 đến nay, Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 đã trở thành ngày truyền thống, ngày hội
quan trọng của những người làm công tác nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học, của các
doanh nghiệp có tinh thần đổi mới sáng tạo; là điểm hẹn thường niên để cộng đồng KH&CN cả
nước tổ chức các sự kiện có ý nghĩa thiết thực, vừa để ghi nhận những nỗ lực, thành công của
ngành KH&CN đóng góp cho kho tàng tri thức cũng như phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, vừa
để thảo luận, định hướng hoạt động nhằm hướng đích các mục tiêu của ngành KH-CN nói riêng,
của đất nước nói chung.
Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 năm 2021 có chủ đề "Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai".
Theo đó, từ ngày 3/5 đến 19/5 sẽ có nhiều hoạt động chào mừng như: Tổ chức khen thưởng
hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các cá nhân xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp phát triển KH&CN của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan nhân Ngày KH&CN Việt Nam;
Tổ chức chuỗi sự kiện chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam, các chương trình gặp gỡ; giao lưu
trực tiếp hoặc trực tuyến giữa các nhà quản lý KH&CN, nhà khoa học với học sinh, sinh viên,
nhà sáng chế trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương; Tổ chức buổi gặp mặt
giữa lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương với các trí thức, giáo sư đầu ngành, nhà khoa học tiêu biểu, các nhà khoa học
trẻ tài năng thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương quen thuộc...
Bộ KH&CN yêu cầu các hoạt động chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam năm 2021 được tổ chức
ý nghĩa, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối,
lan tỏa các hoạt động chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam năm 2021 trong phạm vi cả nước.
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 17 bậc
Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến tháng 1/2021, năng suất các nhân tố
tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai

5

đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%); Tỉ trọng giá
trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên
khoảng 50% năm 2020.
Đặc biệt, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu – GII tăng 17 bậc trong giai đoạn 2016 – 2020, đứng
thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng đầu trong số các quốc gia ở mức thu nhập trung bình thấp.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, khi
nhiều nước rơi vào suy thoái, Việt Nam nằm trong nhóm ít các quốc gia duy trì tăng trưởng
dương, kiểm soát tốt dịch bệnh, đạt nhiều kết quả ấn tượng.
Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91%, Việt Nam thuộc nhóm nước có
tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong thành tựu chung đó, có đóng góp quan trọng của khoa học
công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Số lượng doanh nghiệp KH&CN tăng nhanh
Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương triển khai hiệu quả
các nhiệm vụ KH&CN quốc gia, các chương trình phát triển khoa học cơ bản, nhiệm vụ trong
lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật – công nghệ.
Cơ cấu chi cho KH&CN đã có sự thay đổi theo xu hướng tích cực: Chi từ ngân sách nhà nước
là 52%; từ doanh nghiệp tăng lên 48%.
Bộ KH&CN đã tập trung hướng dẫn triển khai cơ chế tự chủ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong
thực hiện, sắp xếp lại các tổ chức KH&CN; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nhân lực
KH&CN. Nhiều dự án đầu tư lớn được triển khai tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Số vốn đăng
ký và giá trị sản xuất của 03 khu công nghệ cao quốc gia đều tăng.
Các nhiệm vụ KH&CN đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết của địa phương.
Thị trường KH&CN tiếp tục được phát triển thông qua nhiều hoạt động xúc tiến như triển lãm
chuyên ngành, xây dựng các điểm kết nối cung – cầu công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị,…
Số lượng doanh nghiệp KH&CN tăng nhanh với hàng nghìn doanh nghiệp đang hoạt động theo
mô hình doanh nghiệp KH&CN.
Hậu kiểm đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí 820 tỉ đồng
Năm 2020, Việt Nam tiếp tục giữ vững thứ hạng 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ về Chỉ số đổi
mới sáng tạo toàn cầu và tiếp tục được xem là hình mẫu của các nước đang phát triển khác
trong việc thiết lập đổi mới sáng tạo như một ưu tiên quốc gia.
Triển khai Nghị quyết số 50 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 52 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động
tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều hoạt động đã được triển khai như xét
duyệt các nhiệm vụ thuộc Chương trình hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu, phát triển và ứng dụng

6

công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tổ chức Ngày hội trí tuệ nhân tạo AI4VN2020;
chuỗi sự kiện 3 tọa đàm online giúp doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, kinh
doanh.
Đã công bố 895 tiêu chuẩn quốc gia, tăng 127% so với 2019; thẩm định 148 quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tăng 60% so với năm 2019. Cơ chế hậu kiểm đã
giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí 820 tỉ đồng.
Đã xử lý 68.971 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 8,3% so với năm 2019).
Cấp văn bằng bảo hộ cho 47.168 đối tượng sở hữu công nghiệp (tăng 15,6% so với năm 2019).
Công tác bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân; đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì
mục đích hòa bình tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung đồng vị phóng xạ, dược chất phóng
xạ cho các cơ sở y tế; trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng
dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hoạt động hợp tác quốc tế được triển khai có hiệu quả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thông
qua các hình thức họp trực tuyến và làm việc từ xa. Đặc biệt, trong năm Việt Nam đảm nhiệm
chức Chủ tịch ASEAN 2020, Bộ đã tích cực thúc đẩy hoạt động hợp tác về KHCN và đổi mới
sáng tạo, chủ động triển khai các hoạt động trong danh mục sự kiện ASEAN 2020.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính được triển khai mạnh mẽ, đảm bảo
cung cấp thông tin về thủ tục, dịch vụ công kịp thời, chính xác, thuận lợi cho doanh nghiệp.
Làm chủ công nghệ sản xuất bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2 đạt tiêu chuẩn quốc tế
Các nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp hiệu quả phục vụ điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ trực tiếp
việc chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng.
Tháng 11/2020, Bộ KH&CN đã tiếp nhận bản thảo Bộ Lịch sử Việt Nam - là "bộ Quốc sử mang
tính chất quốc gia chính thống" với 25 tập thông sử, 5 tập biên niên sự kiện lịch sử, do hơn 300
nhà khoa học thực hiện trong 5 năm. Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đây thực sự
là kết tinh của hồn thiêng sông núi và sẽ sống mãi với thời gian.
Về nông nghiệp, đã chọn tạo, công nhận chính thức 32 giống cây trồng, vật nuôi, 36 tiến bộ kỹ
thuật, trong đó 2 giống lúa được sản xuất quy mô lớn. Nghiên cứu thành công việc sinh sản
nhân tạo tôm mũ ni, hải sâm vú, trai tai tượng - là các nguồn gen thủy sản có giá trị kinh tế cao…
Các chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì
xuất khẩu ở mức cao so với các năm trước những mặt hàng nông sản chủ lực trong đại dịch
Covid-19.
Trong công nghiệp, đã chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyền sản xuất, chủng loại vật
liệu mới phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp,…

7

Về y dược, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bộ KH&CN đã huy động các chuyên gia, nhà khoa
học, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ cấp bách với nhiều kết quả quan trọng như: Việt
Nam là 1 trong 3 nước đầu tiên phân lập, nuôi cấy thành công vi rút; làm chủ công nghệ sản
xuất bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2 đạt tiêu chuẩn quốc tế; sản xuất vắc xin phòng Covid-19
bằng công nghệ protein tái tổ hợp và thuốc kháng thể đơn dòng điều trị đặc hiệu Covid-19,
trong đó vắc xin Nanocovax đang thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện; tổng hợp trên
1.700 công bố khoa học quốc tế về dịch bệnh; phát huy đề án Hệ tri thức việt số hóa trong truy
vết người tiếp xúc; nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm thành công Robot vận chuyển, Robot khử
khuẩn sàn nhà trong khu cách ly. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công quy trình ghép
chi thể từ người cho chết não, ghép ruột từ người cho sống, phẫu thuật tách cặp trẻ bị dính liền
cơ thể.

Tổng hợp ngày KH&CN 18/5

8

CÁC SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA PHÂN HIỆU ĐHQG-HCM

 Thực hiện sứ mạng phục vụ cộng đồng  Ngày 27/4/2021, Phân Hiệu Đại Học Quốc
của Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành Gia TP. HCM Tại Tỉnh Bến Tre (Phân hiệu
phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Bến Tre qua vai ĐHQG-HCM) phối hợp cùng với Công ty
trò Kết nối cộng đồng – chia sẻ tri thức và Cổ phần Doanh nghiệp xã hội Biz Educo
ứng dụng các phải pháp Khoa học và tổ chức Chương trình “Xây dựng hành trình
Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã nghề nghiệp của bạn trong thế kỷ 21”.
hội của địa phương và các tỉnh trong khu Qua chương trình, các bạn sinh viên đã
vực. Chiều ngày 29/04/2021, Phân hiệu được diễn giả Trần Ngọc Bảo Khanh chia
ĐHQG-HCM và Trường Đại học Khoa học sẻ về các quy trình phát triển nghề nghiệp
Tự nhiên – ĐHQG HCM phối hợp tổ chức nhằm giúp cho sinh viên có thêm nhiều
hội thảo khoa học chuyên đề “Kết quả kiến thức, trang bị kinh nghiệm về việc
nghiên cứu kit phát hiện nhanh bệnh Hoại hiểu mình, hiểu nghề, biết cách lập kế
tử gan tụy cấp (AHPND) ở tôm sú và tôm hoạch nghề nghiệp và hiểu thêm về các
thẻ chân trắng”. Buổi hội thảo nhằm báo phương pháp để sử dụng kênh tài nguyên
cáo kết quả thực hiện dự án KH&CN đến để tìm kiếm thông tin hướng nghiệp, qua
với địa phương, nhà khoa học, người dân đó đã giúp cho các bạn sinh viên có thêm
tỉnh Bến Tre, nơi chịu tác động lớn từ biến góc nhìn đa chiều và lắng nghe được thêm
đổi khí hậu, dịch bệnh nhiều, thiệt hại ngày nhiều ý kiến chia sẻ từ diễn giả để hiểu rõ
càng tăng... Đây là kết quả nghiên cứu bản thân cũng như phát triển tốt hơn trong
thực tiễn về hiệu quả giải pháp phát hiện quá trình phát triển nghề nghiệp trong
nhanh bênh tôm, giúp phòng trị kịp thời, tương lai.
đạt được từ nhiệm vụ: “Nghiên cứu phát
triển que thử phát hiện nhanh hai độc tố  Sáng ngày 25/4/2021, Phân Hiệu Đại Học
ToxA và ToxB của vi khuẩn Vibrio Quốc Gia TP. HCM Tại Tỉnh Bến Tre lập
parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan một đội sinh viên tham dự Ngày hội Sáng
tụy cấp (Acute Hepatopancreatic tạo học sinh, sinh viên - Hội thi
Necrosis Disease – AHPND) trên tôm nuôi ROBOCON tỉnh Bến Tre lần II năm 2021,
ở Tây Nam Bộ” thuộc Chương trình Tây chủ đề "Chắp cánh ước mơ sáng tạo, khởi
Nam Bộ do Trường Đại học Khoa học Tự nghiệp, lập nghiệp" tại trường THPT Lê
nhiên, ĐHQG-HCM chủ trì và PGS.TS. Hoài Đôn (Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến
Trần Văn Hiếu làm chủ nhiệm. Tre) do Tỉnh Đoàn tỉnh Bến Tre tổ chức.

 Được biết năm đầu tiên tổ chức có 03 đội 9
tham gia nhưng năm nay thu hút đến 52
đội thi đăng ký tham gia đến từ các trường hiệu ĐHQG-HCM để tiếp tục mở rộng
THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng và công trình “Vườn rau sinh viên”.
Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre.
Chương trình được tổ chức nhằm tạo môi  Phân Hiệu Đại Học Quốc Gia TP. HCM
trường cho học sinh - sinh viên của tỉnh Tại Tỉnh Bến Tre đã phát động chương
Bến Tre có điều kiện tiếp cận những xu trình "Cùng Tuổi trẻ góp vắcxin COVID-
hướng và công nghệ trên thế giới nhằm 19" và sẽ chuyển đến Báo Tuổi Trẻ toàn
nâng cao sự hiểu biết và có cơ hội học hỏi bộ số tiền đóng góp được của tập thể công
được nhiều hơn. chức, viên chức, người lao động và sinh
viên đang làm việc và học tập tại Phân
 Nhằm hưởng ứng phát động của BCH Chi hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre. (Báo in
đoàn Phân hiệu ĐHQG-HCM, lớp Kỹ thuật Tuổi Trẻ sáng nay - 21/4/2021)
Xây dựng năm 2020 tham gia với công
trình “Vườn rau sinh viên” do chính tay sinh  Nhân ngày Sách Việt Nam lần thứ 8 năm
viên thực hiện. với mục tiêu là cải thiện 2021, tại công viên An Hội (TP. Bến Tre)
chất lượng bữa ăn của tập thể công chức, chính thức khai mạc chuỗi hoạt động
viên chức, người lao động (CCVC&NLĐ) Đường sách xứ Dừa với chủ đề “Sách và
và sinh viên Phân hiệu ĐHQG-HCM. Khu công nghệ”, Ngày hội “Future skills for
vực trồng rau rộng khoảng 25 m2, bên future jobs” và đào tạo Đại sứ đọc tỉnh Bến
cạnh ký túc xá. Các loại rau được trồng Tre năm 2021.
như: các loại cải, rau muống cùng với đu
đủ, bí ngô,... Hằng ngày, sau mỗi giờ học,  Sáng ngày 08/4/2021, đại diện Phân Hiệu
các bạn sinh viên thay phiên nhau chăm Đại Học Quốc Gia TP. HCM Tại Tỉnh Bến
sóc, nhổ cỏ, tưới nước cho vườn rau. Vườn Tre đã có buổi làm việc cùng Công ty Cổ
rau hoàn toàn không sử dụng phân, thuốc phần Doanh nghiệp Xã hội Biz Educo và
hóa học nên đảm bảo sức khỏe và bảo vệ đại diện Mekong Innovation Hub về
môi trường. Sau khi thu hoạch rau, một phương hướng hợp tác trong việc tổ chức
phần được gửi đến căn tin của Phân hiệu các chương trình hướng nghiệp, đào tạo kỹ
ĐHQG-HCM để tăng thêm chất lượng cho năng cho sinh viên.
bữa ăn hàng ngày của CCVC&NLĐ và
sinh viên. Phần còn lại sẽ được bán để lấy  Sáng ngày 4/3/2021, Đội Hướng nghiệp -
đó làm nguồn kinh phí cho Chi đoàn Phân Tư vấn tuyển sinh của Phân Hiệu Đại Học
Quốc Gia TP. HCM Tại Tỉnh Bến Tre đã
có mặt tại Trường Đại học Tiền Giang để

tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - 10
hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo
dục Đại học (Bộ GD&ĐT), Tổng cục Giáo Tổ chức thành công kỳ thi đánh giá năng lực
dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương đợt 1, 2021 của ĐHQG -HCM, tại điểm thi: ân
binh và Xã hội), Sở GD&ĐT tỉnh Tiền hiệu ĐHQG-HCM Tại tỉnh Bến Tre, có 98,3%
Giang và Trường Đại học Tiền Giang phối thí sinh tham gia kỳ thi, không có ai bị vi phạm
hợp tổ chức, với sự đồng hành của Tập trong khi thi. Một đợt thi thành công rực rỡ! Với
đoàn Vingroup. sự tham gia gần 400 Cán bộ coi thi, 100 nhân
sự hỗ trợ (An ninh, Y tế, Công an, Cảnh sát
giao thông, Bảo vệ, Hỗ trợ ...) đã chung sức
tạo nên thành công cho kỳ thi ĐGNL 2021 tại
Bến Tre với gần 4000 thí sinh ngày 28/3/2021.

Ảnh 1. Đoàn Thanh niên Phân hiệu Đại học Quốc gia TP. HCM tại tỉnh Bến Tre

12

DẤU ẤN CỦA TỈNH BẾN TRE TRONG PHÁT TRIỂN KHCN

Ngày 23/4/2021 trong buổi đối thoại với chủ đề “Trí thức trẻ - Khát vọng xứ Dừa” mới đây do
Câu lạc bộ Trí thức trẻ tỉnh tổ chức đã thu hút nhiều ý kiến đóng góp của trí thức trẻ về phát
triển nông nghiệp, du lịch, quảng bá hình ảnh Bến Tre, chuyển đổi số, nguồn nhân lực, phát
triển khoa học công nghệ… Hiện nay, dòng chảy trí thức Bến Tre đi các nơi khác làm việc nhưng
cũng có rất nhiều thanh niên quay về để cống hiến, đóng góp cho quê hương. Mong rằng, tới
đây sẽ có nhiều tri thức trở về tỉnh. Tỉnh nhà đang rất cần nguồn lực về con người, nhất là các
trí thức trẻ nhằm giải quyết bài toán về chất lượng nguồn nhân lực cao, xem đây là một trong
các trụ cột để phát triển tỉnh trong tương lai…

Ngày 27-4-2021, tại khách sạn Diamond Stars Bến Tre, UBND tỉnh tổ chức hội thảo “Khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo bắt đầu từ đâu”. Hội thảo ghi nhận, tập hợp trí tuệ và kinh nghiệm của
những chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp, đóng góp các nghiên cứu chuyên sâu, định hướng chiến
lược cho hoạt động phát triển khoa học công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Sáng 19-3-2021, Phân Hiệu Đại Học Quốc Gia TP. HCM Tại Tỉnh Bến Tre (Phân hiệu ĐHQG-
HCM) tổ chức lễ tiếp nhận sách do TS. Võ Tá Hân - kiều bào ở Mỹ quyên tặng. Trong đợt này,
TS. Võ Tá Hân đã trao tặng cho Phân hiệu ĐHQG-HCM 460 quyển sách, trị giá 45,630 USD
(tương đương 1.035.664.110đ). Đây là một phần trong tổng số 1 triệu quyển sách, kể từ khi ông
bắt đầu về tặng sách tại Việt Nam (từ năm 1988). Ông tin tưởng, nếu được trang bị kiến thức
mới, có cơ hội học hỏi, ứng dụng tri thức mới, thì đất nước sẽ phát triển rất nhanh và đó là động
lực ông đưa hơn 1 triệu cuốn sách thuộc đủ các thể loại về Việt Nam.

Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức hội thảo khoa học về hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách tổ chức
kỷ niệm vào năm 2022 nhân kỷ niệm 200 năm Ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu
(1-7-1822 - 1-7-2022). Các cứ liệu cho thấy, cụ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, một nhà
văn hóa tiêu biểu của Việt Nam và nhân loại. Các nội dung đáp ứng theo tiêu chí UNESCO đưa
ra, làm cơ sở trình UNESCO đề nghị công nhận danh nhân theo lĩnh vực: Văn hóa, giáo dục,
khoa học xã hội và nhân văn.

13

Ảnh 2. Khánh thành công trình thanh niên với tên gọi "Không gian kiến thức mở - Knowledge
Open Space"

TUYỂN SINH... 14

15

16

TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH KH&CN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VÙNG TÂY NAM BỘ

Ngày 28/11/2020, tại TP Bến Tre đã diễn ra Hội nghị Tổng kết Chương trình KH&CN phục vụ
phát triển bền vững (PTBV) vùng Tây Nam bộ năm 2020. Tham dự Hội nghị có nguyên Chủ
tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung
ương Nguyễn Quang Thuấn; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công
Tạc; nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh; Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre
Hồ Thị Hoàng Yến; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập, cùng đại diện của các
đề tài, dự án thuộc Chương trình Tây Nam bộ.

Với 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương (TP Cần Thơ), vùng Tây Nam bộ là một trong
những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu
lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Với thế mạnh chủ yếu là sản xuất và
chế biến thực phẩm, vùng Tây Nam bộ đã trở thành trung tâm công nghiệp thứ ba của cả nước.
Đây cũng là nơi có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch. Nhận rõ tầm quan
trọng của địa bàn chiến lược này, Đảng và Chính phủ đã dành cho vùng Tây Nam bộ sự quan
tâm đặc biệt, với nhiều chính sách, chương trình ưu tiên đầu tư và đã đạt được những kết quả
quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Được Bộ KH&CN phê duyệt tại Quyết định số 734/QĐ-BKHCN ngày 18/4/2014 và gia hạn
Chương trình đến năm 2020 tại Quyết định số 3313/QĐ-BKHCN ngày 24/11/2017, đến nay
“Chương trình KH&CN phục vụ PTBV vùng Tây Nam bộ 2014-2019”, mã số KHCN-TNB/14-19
đã triển khai thực hiện 62 nhiệm vụ, trong đó có 21 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực KHXH&NV và
PTBV, 41 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường, với 2 dự án sản
xuất thử nghiệm. Chương trình Tây Nam bộ do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Đại
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đồng chủ trì, trong đó, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
chủ trì thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực KHXH&NV, PTBV; Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh chủ trì thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường.

Với tổng kinh phí thực hiện 314,749 tỷ đồng (trong đó kinh phí từ Ngân sách nhà nước 294,849
tỷ đồng, nguồn khác 19,900 tỷ đồng), Chương trình Tây Nam bộ có 3 mục tiêu cơ bản: i) Cung
cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược, chính sách PTBV vùng

17

Tây Nam bộ giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ii) Đề xuất giải pháp KH&CN
liên ngành để thúc đẩy liên kết nội vùng và liên kết vùng trong PTBV vùng Tây Nam bộ; iii)
Triển khai có hiệu quả các giải pháp KH&CN phục vụ phát triển KT - XH vùng Tây Nam bộ đã
được xác định trong Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 481/QĐ-
TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ).

Các nội dung nghiên cứu chính của Chương trình tập trung vào 3 vấn đề sau:

Nghiên cứu, xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược, chính
sách PTBV vùng Tây Nam bộ, bao gồm: a) Đánh giá tổng kết thực tiễn phát triển KT - XH vùng
Tây Nam bộ trong 30 năm đổi mới và phát triển; nghiên cứu đề xuất quan điểm, mô hình, định
hướng và hệ giải pháp cho PTBV vùng Tây Nam bộ và các tỉnh trong vùng; dự báo bối cảnh
mới trong nước và quốc tế và tác động đến PTBV vùng Tây Nam bộ giai đoạn đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050; b) Đánh giá các chương trình, dự án KH&CN từ năm 1986 đến nay
phục vụ phát triển vùng Tây Nam bộ, việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, việc
triển khai các quy hoạch và giải pháp ở vùng Tây Nam bộ về thể chế kinh tế thị trường, về kết
cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH; c) Nghiên cứu đánh giá toàn diện
thực trạng cơ cấu kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh và chuyển đổi sinh kế của các địa
phương trong vùng Tây Nam bộ; đánh giá mức độ ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế
của vùng Tây Nam bộ theo hướng bền vững; d) Nghiên cứu đánh giá các vấn đề cơ bản về
quốc phòng và an ninh trong mối tương quan với các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
và môi trường; e) Xây dựng bộ chỉ số PTBV vùng Tây Nam bộ, đề xuất khung và phác thảo mô
hình PTBV vùng Tây Nam bộ giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghiên cứu các giải pháp KH&CN liên ngành để thúc đẩy liên kết nội vùng và liên kết vùng
trong PTBV vùng Tây Nam bộ, bao gồm: a) Nghiên cứu, đề xuất tăng luận cứ khoa học xây
dựng cơ chế, thể chế hợp tác, hệ thống chính sách tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng
trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh của mỗi tỉnh và toàn vùng; b) Nghiên cứu xây dựng các
mô hình liên kết chuỗi giá trị sản xuất các ngành và sản phẩm phù hợp với đặc thù và thế mạnh
của vùng Tây Nam bộ, đảm bảo tính liên kết giữa các lĩnh vực, liên kết vùng, liên kết giữa các
chủ thể xã hội và khả năng hội nhập quốc tế; c) Nghiên cứu tổng thể hiệu ứng các công trình
phòng chống xói lở - bồi tụ cửa sông, ven biển; bảo tồn và phát triển các vùng ngập mặn ven
bờ, khu dự trữ sinh quyển, phục vụ phát triển kinh tế bền vững cho vùng Tây Nam bộ, ứng phó
biến đổi khí hậu và nước biển dâng; d) Triển khai một số mô hình liên kết giữa KH&CN với sản

18

xuất, kinh doanh, giáo dục và đào tạo, kinh tế với văn hóa, hình thành các chuỗi giá trị hướng
vào khai thác các lợi thế của vùng Tây Nam bộ; e) Xây dựng và chuyển giao cơ sở dữ liệu
nguyên thiên nhiên môi trường, KT - XH cho vùng Tây Nam bộ bằng các phần mềm tiên tiến,
dễ truy cập; xây dựng các bộ Atlas điện tử phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo
các cấp; xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, đào tạo nguồn nhân lực quản lý khoa học và cơ chế
cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý lãnh thổ.

Triển khai các giải pháp KH&CN phục vụ phát triển KT - XH vùng Tây Nam bộ, bao gồm: a)
Ứng dụng có hiệu quả các giải pháp KH&CN phục vụ các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như sản
xuất lúa, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, cơ giới hóa
nông nghiệp; cung cấp giống cây, con, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản
phẩm nông nghiệp, giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến vận chuyển, bảo quản, chế
biến, dịch vụ tư vấn, tiếp thị quảng cáo, xây dựng thương hiệu, xuất khẩu… cho vùng Tây Nam
bộ; b) Triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học vào một số lĩnh vực chủ yếu:
nông - lâm - ngư nghiệp, y - dược, công nghiệp chế biến, xử lý và bảo vệ môi trường cho vùng
Tây Nam bộ; c) Triển khai có hiệu quả công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, dây chuyền tự động
đồng bộ trong chế biến, bảo quản và đa dạng hóa các mặt hàng nông - lâm - thủy sản, góp
phần xây dựng các thương hiệu mạnh cho các sản phẩm xuất khẩu của vùng Tây Nam bộ; d)
Ứng dụng hiệu quả các công nghệ tiên tiến và phù hợp nhằm sủ dụng hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên, phát triển các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió đi đôi với đổi
mới công nghệ theo hướng tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng cho vùng Tây Nam bộ.

Chương trình Tây Nam bộ được thực hiện dựa trên quan điểm: tiếp cận theo hướng liên ngành
và liên vùng; cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định và triển khai các chiến
lược, mô hình và chính sách PTBV cho vùng Tây Nam bộ; đưa ngay những thành tựu KH&CN
vào giải quyết các vấn đề bức xúc; mang lại hiệu quả tối ưu về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi
trường sinh thái, đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Sau hơn 5 năm thực hiện, hầu hết các nhiệm vụ, dự án KH&CN thuộc Chương trình Tây Nam
bộ đã và đang được chuyển giao kết quả cho các bộ, ban, ngành, địa phương hoặc các doanh
nghiệp tại 13 tỉnh/thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long. Một số chuyển giao tiêu biểu có thể
kể đến như: Xây dựng mô hình nuôi tôm bền vững tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long dựa
trên kiểm soát và xử lý nước ao nuôi tôm bằng vật liệu và công nghệ nano: chuyển giao vật liệu
nano bạc khử khuẩn nước ao nuôi trồng thủy sản và hệ thống cảm biến nano đánh giá chất

19

lượng nước ao nuôi trồng thủy cho các Công ty TNHH: Hoàng Vũ (Bến Tre), Nhật Phát, Phan
Anh (Kiên Giang), Hải Dương (Bình Thuận); Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng tôm và xây dựng
mô hình nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng Tây Nam bộ: chuyển giao quy trình
nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh, quy trình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến theo 2 giai
đoạn ứng dụng công nghệ biofloc cho các doanh nghiệp và Hiệp hội nuôi tôm biển ở vùng Tây
Nam bộ; Cải thiện chuỗi giá trị nấm rơm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: chuyển giao 8 mô
hình sản xuất meo giống và trồng nấm rơm trong nhà tại Sóc Trăng, kỹ thuật trồng nấm rơm
cho Công ty DASCO (Đồng Tháp); Nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị sản phẩm có giá trị gia
tăng cao từ mỡ cá tra và cá basa, nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi và chế biến cá da
trơn ở một số tỉnh Tây Nam bộ: dự kiến chuyển giao 100 tấn/năm chất ổn nhiệt kẽm và canxi
carboxylat từ dầu cá chất lượng thấp (hàm lượng nước >5%, FFA>15%) cho Công ty CP Hóa
chất và Thiết bị Kim Ngưu (Cần Thơ)... Nhìn chung, các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học tự
nhiên, công nghệ và môi trường đã gắn với sản xuất và đời sống, góp phần phát triển sản xuất,
nâng cao năng suất, giá trị các sản phẩm chủ lực (lúa, cây ăn quả, thủy sản), thúc đẩy phát
triển KT - XH của các địa phương trong vùng, giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài như
biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, xói lở (bờ sông, bờ biển), phục vụ PTBV vùng Tây
Nam bộ.

Trong lĩnh vực KHXH&NV và PTBT, nhiều kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng, phục vụ
cho việc đề ra các chính sách, giải pháp phục vụ PTBV vùng Tây Nam bộ, gắn với việc triển
khai Nghị quyết số 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ về PTBV vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long thích ứng với biến đổi khí hâu. Có thể kể đến những nhiệm vụ như: Thể chế PTBV; Hệ
thống chính trị cơ sở với yêu cầu PTBV vùng Tây Nam bộ hiện nay; Vấn đề dân số và di dân
trong PTBV vùng Tây Nam bộ; Phát triển nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao phục vụ
PTBV vùng Tây Nam bộ; Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc, tôn giáo đối với việc PTBV vùng
Tây Nam bộ; Nghiên cứu luận cứ khoa học và đề xuất hệ giải pháp đột phá nhằm hiện thực hóa
đặc khu kinh tế Phú Quốc; Tổng kết 30 năm đổi mới và phát triển vùng Tây Nam bộ trên quan
điểm PTBV; Vấn đề đảm bảo quốc phòng và an ninh cho PTBV vùng Tây Nam bộ; Cơ chế,
chính sách liên kết kinh tế nội vùng và liên vùng đối với vùng Tây Nam bộ theo hướng PTBV;
Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp và thuỷ sản bền vững vùng Tây
Nam bộ; Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng bền vững vùng Tây
Nam bộ.

20

Đến nay, nhìn chung, Chương trình Tây Nam Bộ đã gần như hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Tuy
nhiên, do tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến nhiều hoạt
động chuyên môn nên một số nhiệm vụ cần thêm thời gian để đảm bảo hoàn thành và đạt kết
quả tốt nhất.

Trong phần thảo luận, đề xuất phương thức triển khai ứng dụng kết quả KH&CN pha 1 và đề
xuất pha 2, các đại biểu đều thống nhất cần có sự sàng lọc, lựa chọn và công bố các mô hình
có thể chuyển giao được từ pha 1, nhằm chuyển tải nhanh nhất những mô hình, giải pháp phù
hợp ứng dụng cho thực tiễn các địa phương. Ở pha 2, nên có chiến lược ứng dụng có hiệu quả
những kết quả tốt nhất của pha 1, và nghiên cứu thêm những vấn đề đang thiếu như: làm sao
để có nước ngọt trong mùa khô, giải pháp giữ nước mùa lũ lụt để sử dụng cho mùa khô; định
lượng, đánh giá những tác động xã hội của Chương trình Tây Nam bộ. Chương trình Tây Nam
bộ giai đoạn tới cần cung cấp, bổ sung luận cứ khoa học cho việc đề xuất các chính sách phù
hợp với điều kiện của bối cảnh mới; nghiên cứu và triển khai các giải pháp KH&CN liên ngành,
xây dựng các mô hình ứng dụng KH&CN nhằm giải quyết các vấn đề trọng yếu, thúc đẩy PTBV
vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với thực hiện Nghị quyết
số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ. Các nhiệm vụ được triển khai trong giai đoạn
2014-2020 sẽ là cơ sở triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm, đồng thời mở rộng quy mô và
nghiên cứu chiều sâu trong giai đoạn 2021-2025.

Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam

“Phát triển nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao là nhân tố
có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển bền vững của Tây Nam

Bộ, cũng như của cả nước trong quá trình hội nhập”.

21

PHÁT TRIỂN BẾN TRE VỀ PHÍA ĐÔNG

Thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy (Số 11-HD/BTGTU ngày 19/3/2021) về việc
hướng dẫn Báo chí tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của tỉnh ủy về phát triển Bến Tre về
hướng Đông giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm góp phần tạo sự thống
nhất, đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và Nhân dân, góp phần thay đổi tư duy, nâng
cao nhận thức, sáng tạo trong công tác lãnh chỉ đạo và điều hành của hệ thống chính trị, huy
động mọi nguồn lực thực hiện đạt mục tiêu đề ra; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghi quyết; đấu tranh phản
bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà Nước, chia rẽ khối đại đoàn
kết dân tộc.

Phòng SĐH&KHCN tuyên truyền sâu rộng các nội dung trọng tâm được nêu trong Nghị quyết
04-NQ/TU, làm rõ những điểm mới, những nội dung cơ bản trong Nghị quyết; tuyên truyền về
quan điểm, mục tiêu cụ thể theo từng lộ trình, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được xác định
trong Nghị quyết để bạn đọc quan tâm, theo dõi.

VÌ SAO PHÁT TRIỂN BẾN TRE VỀ HƯỚNG ĐÔNG?

Tỉnh Bến Tre có dáng hình gần như một tam giác cân, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn là cù lao
An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba
Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên) bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ, hướng Đông tiếp giáp
biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km.

Với lợi thế bờ biển dài 65 km, kinh tế biển của tỉnh đã có bước phát triển tích cực: Lĩnh vực nuôi,
trồng thủy sản phát triển mạnh; khai thác thủy sản đánh bắt xa bờ được đầu tư; tỉnh đã xây dựng
3 cảng cá tại các huyện biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Du lịch sinh thái vùng ven biển phát
triển khá nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là 3 huyện ven biển. Năng lượng
tái tạo thu hút được nhiều nhà đầu tư với quy hoạch phát triển 1.008 MW điện gió; tỷ lệ đô thị
hóa khu vực 3 huyện biển cao hơn mặt bằng chung của tỉnh; quốc phòng, an ninh, trật tự an
toàn xã hội trên biển và vùng ven biển giữ vững, ổn định.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình phát triển kinh tế-xã hội khu vực ven biển còn nhiều
khó khăn, hạn chế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, kinh tế biển phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, nước
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nông nghiệp còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên và thị trường
tiêu thụ; công nghiệp tăng trưởng chậm và chiếm tỷ trọng thấp trong ngành công nghiệp của

22

tỉnh; du lịch tăng trưởng khá nhưng quy mô và đóng góp cho nền kinh tế chưa cao, chưa có
những sản phẩm đặc thù để thu hút và giữ chân du khách. Kinh tế biển và vùng ven biển chưa
được khai thác và phát huy đúng mức; chưa tạo động lực tăng trưởng toàn diện đưa quy mô nền
kinh tế của tỉnh đi kịp các tỉnh. Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế và đời sống người dân
ngày càng nghiêm trọng, cần có sự thay đổi về tư duy, nhận thức và định hướng phát triển trong
bối cảnh thích ứng mới.

Do vậy phát triển Bến Tre về hướng Đông là để khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế kinh tế
biển gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh và thích ứng với biến đổi khí hậu; ưu tiên tuyến giao
thông động lực ven biển và các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, cảng biển-logistic, công nghiệp
chế biến-chế tạo, khu đô thị-dịch vụ-du lịch tổng hợp, nông nghiệp giá trị gia tăng cao,… Phát
triển Bến Tre về hướng Đông là nhằm cải tạo cảnh quan biển, mở ra không gian phát triển mới
cho địa phương và của khu vực, thúc đẩy liên kết trong toàn vùng; là động lực tạo sự đột phá
trong phát triển toàn diện kinh tế-xã hội của tỉnh Bến Tre.

MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA NGHỊ QUYẾT:

Trong năm 2021:

Hoàn thành quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch
chi tiết khu vực 3 huyện ven biển, trong đó hoàn thành xây dựng đề án tuyến giao thông động
lực ven biển và hành lang kinh tế ven biển, hạ tầng kỹ thuật, cảng nước sâu và các khu, cụm
công nghiệp, khu dân cư, đô thị, du lịch, nông nghiệp; hoàn thành quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất đến năm 2025 để tạo quỹ đất phát triển. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy hoạch hình
thành khu kinh tế biển tại Bến Tre.

Đến năm 2025:

- Triển khai đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm khu vực biển, hoàn chỉnh giai đoạn 1 tuyến
giao thông động lực ven biển kết nối Tiền Giang-Bến Tre-Trà Vinh, kết nối giao thông thông
suốt từ thành phố Bến Tre đến khu vực biển qua tuyến đường quốc lộ 57, 57B, 57C; nâng cấp
cảng Giao Long, chuẩn bị đầu tư cảng nước sâu.

- Tập trung đầu tư các dự án năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời), đưa vào vận hành 1.500
MW, xúc tiến kêu gọi đầu tư triển khai dự án năng lượng khí; hình thành một số khu đô thị, đưa
vào hoạt động khu công nghiệp Phú Thuận, chủ trương đầu tư một khu công nghiệp mới tại
huyện Thạnh Phú, 3 cụm công nghiệp vùng biển; phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa khu vực 3 huyện
biển đạt 32% trở lên, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 30% giá trị sản xuất công nghiệp của

23

tỉnh; phát triển hơn 4.000 ha nuôi tôm biển công nghệ cao; phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế quan trọng của địa phương.

- GRDP bình quân đầu người khu vực biển cao hơn mức bình quân của tỉnh.

Đến năm 2030:

- Hoàn thành đầu tư tuyến giao thông động lực ven biển khu vực tỉnh Bến Tre kết nối thông suốt
liên tỉnh Tiền Giang-Bến Tre-Trà Vinh; hoàn thiện đầu tư cơ bản phần lớn hạng mục trong hành
lang kinh tế ven biển tỉnh Bến Tre như đường ven biển, hệ thống hạ tầng logistics, khu công
nghiệp, đô thị, dịch vụ, du lịch lấn biển; khởi động xây dựng cảng nước sâu; triển khai xây dựng
khu kinh tế biển.

- Hình thành được trung tâm năng lượng sạch tỉnh Bến Tre, hoàn thành đầu tư các dự án điện
ngoài khơi (điện gió, điện khí,…), đưa vào vận hành ít nhất 3.000MW. Thu hút đầu tư phát triển
mạnh công nghiệp, tỷ lệ lắp đầy khu, cụm công nghiệp đạt 70% trở lên, giá trị sản xuất công
nghiệp các huyện biển chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; phát triển mạnh các
khu đô thị, tỷ lệ đô thị hóa khu vực 3 huyện biển đạt 48% trở lên. Sản xuất nông nghiệp, thủy
sản có giá trị gia tăng cao, với hơn 5.000 ha nuôi tôm biển công nghệ cao. Phát triển mạnh
ngành du lịch, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của địa
phương.

- GRDP bình quân đầu người khu vực biển gấp 1,5 lần bình quân của tỉnh; phấn đấu đưa Bến
Tre trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu về kinh tế biển tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
và nằm trong nhóm khá các tỉnh ven biển của Việt Nam.

Để đạt được các mục tiêu cụ thể nêu trên, Nghị quyết đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và
giải pháp chủ yếu như sau:

1. Phát triển đột phá một số ngành kinh tế biển chủ lực:

- Về kinh tế thủy sản:

Rà soát, điều chỉnh vùng nuôi, hình thức nuôi và đối tượng nuôi thủy sản phù hợp với định hướng
thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; gắn nuôi thủy sản với chế biến, xuất khẩu. Phát triển
các hình thức nuôi ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh, môi trường và vệ sinh thực
phẩm, tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa lớn; chú trọng các đối tượng nuôi truyền thống có nhiều
lợi thế như: Tôm chân trắng, tôm sú, nhuyễn thể; đồng thời nghiên cứu phát triển các đối tượng
nuôi biển mới có giá trị cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến năm 2025 diện tích nuôi biển đạt
41.500 ha, sản lượng 114.000 tấn/năm; đến năm 2030 diện tích nuôi biển đạt 42.000 ha, sản
lượng 150.000 tấn/năm.

24

Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm mạnh khai thác gần bờ và các nghề
lạm sát nguồn lợi hải sản, phát triển mạnh khai thác xa bờ và các nghề đánh bắt có chọn lọc,
ban hành chính sách chuyển đổi nghề khai thác thủy sản; ứng dụng công nghệ bảo quản sản
phẩm sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với chế biến, xuất khẩu; tiếp tục đầu
tư hoàn chỉnh các cảng cá và chuyển đổi mô hình quản lý các cảng cá nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư và chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá; phát triển các hợp tác xã trong lĩnh vực thủy
sản. Sản lượng khai thác ổn định khoảng 200.000 tấn/năm, giá trị sản lượng tăng 30% vào năm
2025 và tăng 60% vào năm 2030 so với năm 2020.

- Về công nghiệp:

Ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước đầu tư hạ tầng kết nối huyện, tỉnh, vùng, đồng
thời thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng điện, viễn thông, cấp thoát nước, kho, cảng,… đến năm
2022 hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Phú Thuận, đến năm 2024, cơ bản lắp đầy diện tích
cho thuê với các ngành có giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng đất đai và lao động. Triển khai đầu
tư các khu, cụm công nghiệp lấn biển. Phát triển chuỗi giá trị bền vững từ vùng sản xuất nguyên
liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Giữ vững thị phần trên các thị trường xuất khẩu truyền
thống, đồng thời mở rộng thị trường trên các thị trường tiềm năng khác. Đến năm 2025, giá trị
sản xuất công nghiệp 3 huyện biển chiếm 30% và đến năm 2030, chiếm 50% giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh.

- Về năng lượng:

Tập trung phát triển năng lượng sạch. Đề xuất Trung ương bổ sung vào tổng sơ đồ điện VIII hệ
thống lưới truyền tải, trạm biến áp và các nhà máy điện gió, điện khí hóa lỏng. Huy động các
nguồn lực nhất là từ khu vực doanh nghiệp đầu tư hệ thống lưới truyền tải và trạm biến áp theo
quy hoạch. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án điện gió đã được cấp phép; tiếp tục thu hút đầu
tư phát triển năng lượng sạch; khuyến khích, có chính sách cho thuê tài sản công, tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển điện mặt trời áp mái. Đến năm 2025,
phát triển ít nhất 1.500 MW, đến năm 2030 phát triển 3.000 MW.

- Về du lịch biển:

Tập trung đầu tư hạ tầng phát triển du lịch 3 huyện biển. Có chính sách thu hút đầu tư phát triển
mạnh du lịch, cải tạo, phát triển không gian biển gắn với hình thành các khu đô thị thương mại-
du lịch biển; đầu tư các điểm du lịch sinh thái quy mô phù hợp; phát triển đa dạng các sản phẩm
du lịch ven biển gắn với khai thác, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên, di sản văn hóa, di
tích lịch sử-văn hóa, tâm linh; liên kết hình thành các tuyến du lịch giữa Bến Tre với các tỉnh
trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Tổng thu từ

25

hoạt động du lịch trên địa bàn 3 huyện biển tăng bình quân trên 25%/năm, nâng tổng thu từ
hoạt động du lịch cả tỉnh tăng gấp đôi so với giai đoạn 2015-2020.

- Về đô thị:

Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, phát triển các khu đô thị trung tâm, đô thị ven biển, các điểm dân
cư nông thôn tập trung. Xây dựng đô thị ven biển có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo
hướng hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường và tăng trưởng xanh. Đến năm
2025, công nhận đô thị loại V các trung tâm xã: Thới Thuận, Châu Hưng (huyện Bình Đại); Tân
Phong (huyện Thạnh Phú); thành lập mới thị xã Ba Tri; xây dựng các tiêu chí đô thị loại III thị
trấn Ba Tri, thị trấn Bình Đại và tiêu chí đô thị loại IV thị trấn Thạnh Phú, đảm bảo đạt trên 70%
tiêu chí theo quy định. Đến năm 2030, đô thị Ba Tri và Bình Đại đạt chuẩn đô thị loại III; thị trấn
Thạnh Phú đạt chuẩn đô thị loại IV; thành lập thành phố Ba Tri và thị xã Bình Đại.

2. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng chủ yếu, tạo nền tảng để
phát triển tỉnh về hướng Đông:

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật cơ bản đáp ứng tầm nhìn chiến lược phát triển tỉnh
Bến Tre đến năm 2030 và năm 2045, thích ứng biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng phát triển
hạ tầng giao thông-logistics, thủy lợi, cấp nước sạch, công nghiệp, năng lượng, du lịch, đô thị
ven biển,…

- Về hạ tầng giao thông-logictics:

Giai đoạn 2021-2025, đầu tư hoàn thành cầu Rạch Miễu 2, hoàn thành giai đoạn 1 tuyến giao
thông động lực ven biển liên tỉnh khu vực Tiền giang-Bến Tre-Trà Vinh; mở rộng QL.57 đoạn từ
Mỏ Cày Nam đến Khâu Băng, huyện Thạnh Phú; trục giao thông từ QL.60 đi khu công nghiệp
Phú Thuận; đường kết nối Bình Đại-Giồng Trôm-Mỏ Cày Nam; đường giao thông kết hợp đê
ngăn mặn Bình Đại-Ba Tri-Thạnh Phú và Mỏ Cày Nam-Thạnh Phú; bổ sung quy hoạch và thu
hút đầu tư 01 cảng nước sâu, chú trọng đầu tư phát triển mạnh giao thông thủy, nâng cấp cảng
Giao Long, mỗi khu, cụm công nghiệp xây dựng một cảng trung chuyển.

Giai đoạn 2025-2030, đầu tư hoàn chỉnh tuyến giao thông động lực ven biển, nâng cấp 3 quốc
lộ: QL.60, QL.57B, QL57C lên cấp III hoặc cấp II đồng bằng; đầu tư hoàn chỉnh cảng nước sâu
và cảng trung chuyển điện khí, đảm bảo tính kết nối và thông suốt.

- Về hạ tầng thủy lợi:

Giai đoạn 2021-2025, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, đê biển Ba Tri, dự án
xây dựng hồ chứa nước ngọt và khu dân cư Bưng Lạc Địa, nạo vét sông Ba Lai và cơ bản hoàn
chỉnh hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre.

26

Giai đoạn 2026-2030, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre, nghiên cứu đầu tư
cống Hàm Luông.

- Về hạ tầng cấp nước sạch:

Ban hành quy chuẩn kỹ thuật chất lượng nước sạch địa phương áp dụng cho tất cả các công
trình cấp nước trên địa bàn tỉnh; thống nhất giá nước sạch toàn tỉnh; hoàn thành tuyến ống nước
sạch dự án cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu vực cù lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu
và nước biển dâng; kết nối tuyến ống dẫn nước ngọt từ thượng nguồn sông Tiền; cơ bản hoàn
chỉnh mạng phân phối nước sạch.

- Về hạ tầng công nghiệp:

Giai đoạn 2021-2025, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Phú Thuận (năm 2022), triển
khai đầu tư khu công nghiệp An Nhơn; quy hoạch và thu hút đầu tư các khu phức hợp lấn biển:
Công nghiệp kết hợp đô thị, thương mại, du lịch, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

Giai đoạn 2026-2030, đầu tư hoàn chỉnh khu công nghiệp An Nhơn, các khu phức hợp ven
biển.

- Về hạ tầng năng lượng:

Giai đoạn 2021-2025, đầu tư đường dây và trạm biến áp 220kV: Thạnh Phú-Mỏ Cày Nam, Bình
Đại-Bến Tre; đường dây 110kV: Ba Tri-Bình Thạnh, Phú Thuận-Bình Đại, Bến Tre-An Hiệp;
trạm 110kV An Hiệp, trạm 110kV Thanh Tân.

Giai đoạn 2026-2030, đầu tư đường dây và trạm biến áp 500kV Bến Tre-Long An.

- Về phát triển nguồn nhân lực:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển tỉnh về hướng Đông. Tăng
cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng thu hút nhân lực các ngành nghề liên quan đến
kinh tế biển, từng bước nâng cao trình độ nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ nghiên cứu,
cán bộ quản lý và lực lượng lao động các ngành kinh tế biển; có chính sách để thu hút đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên sâu về các nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản, năng
lượng, du lịch biển,… Đầu tư nâng cấp phân hiệu Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tại
Bến Tre lên thành trường Đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;
đầu tư chiến lược trường Cao Đẳng Bến Tre đa ngành, chú trọng ngành nghề kinh tế biển và
kinh tế động lực; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc
làm tại các trường nghề; nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học ở các vùng ven biển, đẩy

27

mạnh xã hội hóa giáo dục, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để xây dựng, nâng chất
các trường trên địa bàn 3 huyện biển đạt chuẩn quốc gia.

Tổ chức nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế biển Bến Tre. Tập trung xây dựng
cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu kinh tế biển, gắn với lấn
biển.

3. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu:

- Về quản lý tài nguyên:

Lập quy hoạch vùng ven biển, đưa vào quy hoạch tỉnh; lập và triển khai quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh 5 năm (2021-2025) theo hướng ưu
tiên bố trí diện tích đất để phát triển giao thông-logistics, công nghiệp, năng lượng sạch, đô thị,
du lịch biển, thủy sản,… có cơ chế, chính sách tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư. Thực hiện tốt
công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế-xã hội, đảm bảo
phát triển bền vững. Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững
các nguồn tài nguyên (đất, cát, nước…) và theo định hướng mô hình kinh tế tuần hoàn.

- Về bảo vệ môi trường:

Triển khai phương án bảo vệ môi trường; khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh
học; triển khai thực hiện hiệu quả đề án trồng cây xanh; quản lý chặt chẽ và phát triển diện tích
rừng; đầu tư xử lý nước thải tại các khu đô thị, khu xử lý chất thải tập trung và phân loại, xử lý
rác thải tại nguồn; kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong các cơ sở sản
xuất kinh doanh, cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, làng nghề, lưu
vực sông, khu vực nông thôn; chú trọng bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực nguồn cung cấp nước
phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng kết hợp
với bảo vệ môi trường, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái gắn với nhiệm vụ quốc
phòng an ninh vùng ven biển.

- Về thích ứng biến đổi khí hậu:

Thực hiện kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu trong chương trình, kế hoạch, dự án phát triển
kinh tế-xã hội. Nâng cao năng lực cảnh báo khí tượng thủy văn và phòng chống thiên tai; vận
hành hiệu quả hệ thống quan trắc chất lượng nước và dự báo độ mặn tự động tỉnh Bến Tre. Ưu
tiên nguồn lực để đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê sông, chủ động kiểm soát xâm nhập
mặn, bảo vệ sản xuất, phòng chống thiên tai ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nâng
cao năng lực cấp nước sạch, xử lý nước biển thành nước ngọt, đảm bảo nguồn nước ngọt phục

28

vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho các huyện ven biển. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học vùng ven bờ.

4. Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội:

Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân
dân vững chắc trong khu vực phòng thủ. Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới biển toàn dân
rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang làm nồng cốt, bộ đội biên phòng là lực lượng
chuyên trách; nắm chắc tình hình và kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống, góp phần bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; tăng cường quản lý,
ngăn chặn, giảm thiểu và đi đến chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân đánh bắt thủy, hải sản vi
phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, tập trung đấu tranh quyết liệt với các loại tội
phạm, tệ nạn xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh; thực hiện nghiêm
túc, chặt chẽ cơ chế thẩm định, đánh giá tác động về quốc phòng, an ninh đối với công tác quy
hoạch, đề án, dự án phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, nhất là địa bàn, khu vực có vị trí quan
trọng, chiến lược và khu vực biên giới biển.

5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong
lãnh đạo, điều hành thực hiện tốt định hướng phát triển Bến Tre về hướng Đông:

Tiếp tục đổi mới hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn; nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của hệ thống chính quyền. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có
tâm, có tầm và có trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về định
hướng phát triển Bến Tre về hướng Đông, tạo sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị và nhân
dân liên quan đến công tác quy hoạch, mở rộng không gian phát triển ra hướng biển, tập trung
đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, sử dụng các nguồn quỹ đất tại khu vực 3 huyện biển: Bình Đại,
Ba Tri, Thạnh Phú và các huyện, thành phố trong tỉnh.

(Trích từ Số 11-HD/BTGTU ngày 19/3/2021) về việc hướng dẫn Báo chí tuyên truyền Nghị quyết
04-NQ/TU của tỉnh ủy về phát triển Bến Tre về hướng Đông giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn
đến năm 2030).

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 29
PHÂN HIỆU ĐHQG-HCM TẠI TỈNH BẾN TRE

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA PHÂN HIỆU ĐHQG-HCM
TẠI TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

(Trách nhiệm – Hiệu quả - Sáng tạo)

1. TẦM NHÌN

Đến năm 2025, trở thành trường đại học thành viên ĐHQG-HCM theo định hướng ứng
dụng; thuộc nhóm các trường đại học ứng dụng hàng đầu Việt Nam và đứng đầu khu vực TNB
vào năm 2045; là nơi hội tụ của tri thức, khoa học và công nghệ.
2. SỨ MẠNG

- Tiên phong thực hiện sứ mạng của ĐHQG-HCM tại khu vực TNB;
- Đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực TNB và cả nước;
- Đổi mới công tác giáo dục, quản trị đại học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Việt
Nam và hội nhập quốc tế.

3. GIÁ TRỊ CỐT LÕI

TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ – SÁNG TẠO
4. MỤC TIÊU TRỌNG TÂM

- Xây dựng các tiền đề cơ bản và phát triển Phân hiệu ĐHQG-HCM trở thành trường đại
học thành viên ĐHQG-HCM;

- Mở mới và chuẩn hóa các ngành đào tạo;
- Đào tạo chất lượng cao khối ngành khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, phấn đấu
đạt chuẩn kiểm định AUN vào năm 2030 cho một số ngành cốt lõi;
- Từng bước tiếp cận, chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
- Trở thành trường đại học đào tạo theo định hướng ứng dụng hàng đầu Việt Nam.

5. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC 2021-2025

30

Với tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi, các mục tiêu trọng tâm 2021-2025 tầm nhìn 2030,
Phân hiệu ĐHQG-HCM xây dựng định hướng phát triển thông qua việc triển khai 6 chiến lược
sau đây:

 Chiến lược 1: Nâng cao năng lực quản trị của Phân hiệu ĐHQG-HCM, chuẩn bị
nền tảng cho phát triển thành trường đại học thành viên.

 Chiến lược 2: Phát triển đội ngũ.

 Chiến lược 3: Nâng cao chất lượng đào tạo và đẩy mạnh công tác tuyển sinh.

 Chiến lược 4: Phát triển Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ.

 Chiến lược 5: Quản trị tài chính hiệu quả và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.

 Chiến lược 6: Phát triển quan hệ đối ngoại.

Trong 6 chiến lược nêu trên, Chiến lược 2, 3, 6 cần tập trung nguồn lực, ưu tiên thực
hiện vì đó là nhiệm vụ trọng tâm của Phân hiệu ĐHQG-HCM tạo thế chủ động và phát triển bền
vững trong giai đoạn chuyển mình thành trường đại học thành viên của ĐHQG-HCM như sau:

+ Chiến lược 2: nhằm phát triển đội ngũ ổn định và vững mạnh, giải quyết và bắt
nhịp được các vấn đề mới đặt ra cho Phân hiệu ĐHQG-HCM.

+ Chiến lược 3: nâng cao được chất lượng đào tạo và đẩy mạnh công tác tuyển sinh
nhằm đạt chỉ tiêu về quy mô đào tạo.

+ Chiến lược 6: phát triển quan hệ đối ngoại, bao gồm thực hiện các hoạt động truyền
thông, hỗ trợ cho việc thực hiện Chiến lược 3.

31

HƯỚNG ĐẾN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÀ TRƯỜNG

ĐẠI HỌC THÀNH VIÊN CỦA ĐHQG-HCM

1. TÊN GỌI, ĐỊA ĐIỂM, VỊ TRÍ PHÁP LÝ
1.1. Tên, địa điểm, vị trí pháp lý
- Tên gọi: (chưa xác định)
- Địa điểm: số 99A, Quốc lộ 60, khu phố 1, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh

Bến Tre.
- Vị trí pháp lý: Trường Đại học là trường thành viên của ĐHQG-HCM là cơ sở giáo

dục đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp
luật.

1.2. Chức năng và nhiệm vụ
a) Chức năng: Đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ
b) Nhiệm vụ:

- Đào tạo: ĐH, SĐH, các lớp bồi dưỡng, chứng chỉ
- NCKH và chuyển giao công nghệ; đề tài nghiên cứu, hợp đồng chuyển giao
KHCN…

2. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÀNH NGHỀ VÀ QUY MÔ ĐÀO TẠO

Đến năm 2025, Trường ĐHTV gồm có 06 phòng chức năng, 3 khoa với 4 ngành đào
tạo Đại học, 2 ngành sau Đại học, các trung tâm và tổ chức đoàn thể.

Đến năm 2030, Trường ĐHTV gồm có 06 phòng chức năng, vẫn giữ tiếp tục 3 khoa
với 3 bộ môn hình thành 7 ngành đào tạo Đại học và 5 ngành đào tạo sau Đại học, số ngành
liên kết dự kiến là 21 ngành đào tạo Sau đại học. Quy mô đa ngành, đa hệ, đa bậc hình
thành trường đại học theo định hướng ứng dụng.

3. QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
3.1. Thông tin chung
Trường ĐHTV với diện tích 5,47 ha; Với tổng quy mô đào tạo ước đạt 2000 sinh viên

năm 2030, tương đương 25m2/1 sinh viên.
3.2. Cơ cấu sử dụng đất
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo đến năm 2030 đạt 10257 m2, tương

đương 5m2/1 sinh viên phù hợp với quy định “ít nhất 3m²/1 sinh viên”. Tầng cao: Từ 1-5
tầng; Mật độ xây dựng bình quân: 60%.

32

3.3. Quy hoạch các khu chức năng
1. Khoa Kỹ thuật Công nghệ

Xây dựng mới nhà 5 tầng bao gồm: Văn Phòng Khoa, 1 phòng Trưởng Khoa, 2 phòng
Phó Khoa, 1 Phòng họp và sinh hoạt chuyên đề, 3 phòng Bộ môn, 1 Phòng sinh hoạt
Đoàn thể, 15 phòng học. Tổng diện tích khoảng 2000m2 sàn.

2. Khoa Quản lý - Kinh tế

Xây dựng mới nhà 5 tầng bao gồm: Văn Phòng Khoa, 1 phòng Trưởng Khoa, 2 phòng
Phó Khoa, 1 Phòng họp và sinh hoạt chuyên đề, 3 phòng Bộ môn, 1 phòng thí nghiệm
chuyên sâu, 1 phòng thí nghiệm trọng điểm, 1 Phòng sinh hoạt Đoàn thể, 15 phòng học.

3. Khoa Khoa học Cơ bản

Xây mới bao gồm Văn Phòng Khoa, 1 phòng Trưởng Khoa, 2 phòng Phó Khoa, 1
Phòng họp và sinh hoạt chuyên đề, 3 phòng Bộ môn.

4. Hội trường 1000 chỗ

Xây dựng mới. Có sức chứa 1.000 chỗ. Diện tích khoảng 2.000 m2.
5. Đầu tư cải tạo mở rộng Thư viện: Phòng đọc, phòng quản lý, sao lưu, phòng tra
cứu online (50 máy tính), diện tích 1300 m2
6. Đầu tư cải tạo khu thực hành, thí nghiệm: phục vụ các ngành xây dựng, Điện, Du
lịch với diện tích tổng 5.000 m2 .
7. Khu Ký túc xá: Đầu tư xây mới khu ky túc xá mới: với 4 tầng có 15 phòng với 750
chỗ ở. Diện tích đất 3000 m2
8. Nhà ăn: Có sức chứa 750 chỗ, diện tích 1500 m2.
9. Khu thể dục thể thao, các công trình phụ trợ: diện tích 10000 m2
10. Sân vườn cảnh quan, đường nội bộ, chiếu sáng ngoài: diện tích 16000 m2.

DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI 33

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BAO BÌ TỪ
NGUYÊN LIỆU CÂY DỪA BẾN TRE

Bao bì là dụng cụ dùng để bao gói, chứa đựng, bảo quản sản phẩm; Là phương tiện đảm bảo
an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa; Là công cụ nhận diện, phát triển sản phẩm hữu
hiệu, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh thành công.
Bao bì có chi phí hợp lý còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng
hiện nay, cần được đổi mới thường xuyên để thỏa mãn nhu cầu xã hội và quản trị chuỗi cung
ứng.

Đặc điểm nguồn nguyên liệu sản xuất giấy từ dừa Bến Tre

Nhu cầu dùng giấy của tỉnh Bến Tre khoảng 66.300.000 kg/năm tính trên 1.300.000 dân, với
mức tiêu thụ giấy bình quân 51 kg/ người/năm và tiếp tục tăng trong tương lai (Hiệp hội Giấy và
Bột giấy Việt Nam dự báo trong 5 – 10 năm tới, nhu cầu giấy các loại sẽ tăng từ 8 – 10 %/năm,
riêng giấy bao bì có thể tăng tới 15 – 18 %/năm”). Vì vậy, để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng giấy
không ngừng tăng, vừa giảm áp lực cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên phục vụ cho hoạt động sản
xuất giấy, mọi nguồn nguyên liệu từ gỗ của các loại cây trồng và ngoài gỗ có thể sản xuất giấy
lại tiếp tục được nghiên cứu và triển khai ứng dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có cây dừa Bến
Tre. Bến Tre có 72.576 ha diện tích đất trồng dừa, chiếm hơn 55% diện tích dừa của cả nước
(175.000 ha) và 80% diện tích dừa vùng đồng bằng sông Cửu Long (130.000 ha) trở thành nơi
cung cấp sản lượng gỗ dừa dồi dào bậc nhất Việt Nam.

Gỗ dừa tên thương mại Cocowood được chế biến từ thân cây dừa 40 năm tuổi trở lên thường
cao 20 – 25 m, đường kính 30-40 cm nên quy cách gỗ dừa trụ tròn có đường kính luôn luôn nhỏ
hơn 30 cm hay chiều rộng tối đa của tấm ván gỗ dừa nhỏ hơn 30 cm.

Bến Tre có trữ lượng gỗ dừa khai thác dồi dào và liên tục được bổ cấp tăng dần hàng năm. Năm
1976 Bến Tre có 23.355 ha dừa tương đương 4.764.420 cây dừa; toàn tỉnh có khoảng 7.006,5
m3 gỗ dừa xẻ. Đến năm 2019 diện tích trồng dừa đạt 72.576 ha với 14.805.504 cây, tăng lên
49.221 ha khoảng 10.041.084 cây so với năm 1976; trở thành nơi cung cấp nguồn gỗ dừa xẻ
lớn nhất cả nước với sản lượng đạt tới 4.441.651,2 m3 gỗ dừa xẻ; điểm đặc biệt là nguồn gỗ dừa
xẻ không ngừng được bổ cấp hàng năm trung bình khoảng 70.000 m3 gỗ dừa xẻ phục vụ cho
các mục đích sử dụng khác nhau trong hoạt động sản xuất, đời sống và xã hội. Trong khi đó,
kết quả tính toán cho thấy, trữ lượng gỗ dừa khai thác khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào
khoảng 7.956.000 m3 và cả nước là 10.710.000 m3. Thành phần hóa học gần đúng của gỗ dừa
như sau: holocellulose (66,7%); lignin (25,1%) và pentosans (22,9%).

34

Thân dừa có lớp vỏ bên ngoài như vỏ của cây thân gỗ nhưng khác vỏ cây thân gỗ là cấu tạo
gồm các bó sợi xếp dọc thân cây. Những bó sợi này có thể trở thành nguồn nguyên liệu để tạo
ra giấy. Tính sơ bộ, một đoạn thân dừa dài 15m, đường kính bao gồm cả vỏ 28 cm, không tính
vỏ khoảng 25 cm, lớp vỏ sừng bên ngoài có khối lượng sợi trung bình thu được 15,8 kg. Sử dụng
công nghệ truyền thống, không dùng hoá chất, có thể tạo ra tương đương 15 kg giấy làm bao
bì và các công việc khác. Sợi từ thân dừa có thể tẩy trắng, nhuộm màu.
Quày dừa (buồng dừa) có khối lượng sợi trung bình 1,42 kg/quầy. Tính bình quân 10
quầy/cây/120 cây /ha, tương đương 1700 kg giấy/ha. Như vậy, tổng cộng lượng xơ sợi phế liệu
thu được từ quày dừa có thể đạt tới 102.000.000 kg giấy/60.000 ha cây dừa thu hoạch của Bến
Tre (chưa kể xơ sợi từ vỏ quả dừa non sau khi lấy nước giải khát), tương đương 153.000.000 kg
rơm thu hoạch từ 30.600 ha trồng lúa hay 4.230 ha rừng keo lai với năng suất cao nhất vùng
Nam Bộ (khoảng 30 tấn/ha). Với mức 10% trong tổng lượng xơ sợi tính trên đã sản xuất được
10.200 tấn giấy, chưa kể lượng sợi thu gom từ thân, tàu, lá dừa và cỏ quả dừa non.
Gỗ dừa và phế liệu ngoài gỗ dừa Bến Tre là nguồn nguyên liệu dồi dào dung để cung cấp hoạt
động sản xuất giấy phục vụ cho ngành công nghiệp bao bì trong và ngoài tỉnh.

Biểu đồ: Diễn biến diện tích, số lượng và sản lượng gỗ dừa Bến Tre giai đoạn 1976 – 2019.
Giải phát phát triển bột giấy và giấy từ dừa Bến Tre
Gỗ dừa và xơ sợi phế liệu từ cây dừa là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho hoạt động sản
xuất bột giấy và giấy phục vụ ngành công nghiệp bao bì. Nguồn nguyên liệu này là nguồn lực

35

trực tiếp kéo giảm áp lực cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên và có trách nhiệm với xã hội trong việc
bảo vệ môi trường.

Bến Tre đang tập trung triển khai nghiên cứu tính chất sợi, thành phần hoá học, chỉ số hình thái
sợi, sơ chế, bảo quản lưu kho đối với từng loại phế liệu xơ sợi dừa; Nghiên cứu phương pháp xử
lý nguyên liệu, điều chế xơ sợi cellulose đạt hiệu suất cao. Xây dựng quy trình công nghệ sản
xuất giấy dạng tờ từ phế liệu dừa sử dụng bao gói và quy trình tẩy trắng sợi. Sử dụng xơ sợi phế
liệu của cây dừa để tạo ra sản phẩm dạng tờ đạt tiêu chuẩn nhà nước TCVN 7063: 2002 đối với
giấy bao gói đạt TCVN 11896:2017. Quy trình sản xuất giấy từ xơ sợi phế liệu dừa: Phế liệu
dừa → sơ chế → nấu dăm → thu hồi dịch nấu → rửa sạch dăm mảnh → nghiền sợi → bột giấy
thô → nghiền bột → bột giấy mịn → xeo → xử lý hoàn tất → sản phẩm hoàn tất.

Triển khai, xây dựng vùng trồng dừa Bến Tre được chứng nhận tiêu chuẩn rừng bền vững (FSC)
là giải pháp lựa chọn tối ưu trong bối cảnh hiện nay nhằm cứu cánh kịp thời các hệ lụy đã xảy
ra do sử dụng bao bì gỗ rừng tự nhiên và plastic; kéo dài chuỗi giá trị gia tăng ngành hàng và
các sản phẩm từ dừa Bến Tre nói riêng và dừa Việt Nam nói chung.

Tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm về dừa nhằm tạo ra các sản phẩm chế biến từ dừa Bến Tre
có giá trị gia tăng cao, hạn chế tối đa gãy đổ của chuỗi cung ứng, tăng khả năng chống chịu
của nền kinh tế tỉnh nhà; cơ hội để sản phẩm dừa Bến Tre nói riêng và dừa Việt Nam nói chung
tham gia và hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mời gọi các nhà đầu tư đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất bột giấy, giấy và bao bì, đặc biệt
là các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính lớn và công nghệ cao; thúc đẩy ươm tạo, phát
triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp công
nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bến Tre nhất là các cán bộ khoa học trong và ngoài nước.

Nguồn: Sở KHCN tỉnh Bến Tre

36

TẠI SAO TÔI NÓI CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ MỘT TRƯỜNG HỢP
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

NHỮNG ĐIỂM CHUNG:

1. Một mục tiêu chung Chuyển đổi số hay khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đều có chung một mục
tiêu là tìm kiếm cơ hội mới, cơ hội tăng trưởng mới, cơ hội kinh doanh mới trong thời đại số.
2. Đối mới sáng tạo liên tục Chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải là quá trình đổi
mới sáng tạo liên tục, bởi nó tạo ra cái mới, kể cả phải tạo ra thị trường, hay phân mảnh thị
trường có sẵn để chiếm lĩnh thị phần cho mình với một mô hình kinh doanh mới, sản phẩm/dịch
vụ mới.

NHỮNG ĐIỂM THẤT BẠI CHỦ QUAN CHUNG:

1. Cả hai thất bại trên dưới 70% Trong bài viết “Digital Transformation Is Not About Technology”
của Harvard Business Review (HBR) có đề cập 70% các sáng kiến chuyển đổi số không đạt
được mục tiêu của họ, trong một bài khác “Why Start-ups Fail” cũng của HBR đề cập trên 2/3
(gần 70%) các startup chưa bao giờ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
2. Điểm thất bại chung nặng nề là không có chiến lược trước khi đầu tư Phải có tầm nhìn chuyển
đổi lớn (massive transformation purpose), sứ mạng, mục tiêu chiến lược và chiến lược để đạt
được mục tiêu: cần biết không làm những gì, cần xác định những đánh đổi, cần cân bằng và hài
hoà, những gì làm trước tạo giá trị, tiền đề cho những gì thực hiện sau, xác định rõ cơ hội kinh
doanh, sản phẩm tối thiểu, thử nghiệm thị trường; phân tích và có chiến lược tài chính, khách
hàng, nội bộ và đổi mới sáng tạo liên tục.
3. Điểm thất bại chung trí mạng là đặt công nghệ lên/sản phẩm lên hàng đầu Bỏ qua quá trình
đổi mới sáng tạo, tìm kiếm cơ hội mới, mà nhảy vào ngay tìm cách áp dụng công nghệ cho vấn
đề cũ, mô hình cũ (Đối với chuyển đổi số), để rồi về bản chất không thay đổi, vẫn mô hình kinh
doanh cũ, vẫn kinh doanh mô hình ống (pipe),… thì dù ứng dụng công nghệ gì đi nữa, nó chỉ
“bình mới rượu cũ”, tiêu tốn tiền bạc nhưng không mang lại hiệu quả. Hay đối với khởi nghiệp,
thì từ ý tưởng, hay công nghệ, nhảy vào phát triển sản phẩm, không qua bước tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, không phát triển khách hàng và xác thực giá trị mang tới cho khách hàng,… để rồi
khi ra thị trường thì không ai chấp nhận.
4. Phụ thuộc quá nhiều vào đội ngũ chuyên gia, coi nhẹ đội ngũ bên trong Đổi mới sáng tạo là
những góc cạnh ở ngay trong doanh nghiệp, chỉ có những người làm việc trực tiếp mới là cơ sở

37

để thực hiện đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo nó cần dựa trên nền tảng cũ ở chính doanh
nghiệp của mình mà đổi mới, không phải đưa cái hoàn toàn mới, cáo siêu từ ngoài vào, cũng
giống như khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, xuất phát từ nhóm founders, họ có chung niềm đam
mê, nỗi đau, hay lòng trắc ẩn về một vấn đề nào đó, hay họ có những nghiên cứu, công nghệ
đang ở giai đoạn technology formulation. Chuyển gia chỉ đóng vai trò mentor, coaching, lựa
chọn phương pháp, framework tiếp cận, cả hai trường hợp khởi nghiệp và chuyển đổi số cần có
một nhóm, là tổ chức tạm thời để tìm kiếm và kiểm thử cơ hội mới, tất cả các thành phần liên
quan, chứ không phải riêng ai tạo nên thành công hay thất bại của một startup hay chuyển đổi
số.
5. Kiểm soát tài chính, dòng tiền Rất nhiều startup hay chuyển đổi số chọn lựa đốt tiền để xử lý
vấn đề “con gà quả trứng” trong kinh doanh, đặc biệt đối với các khởi nghiệp, chuyển đổi số
dựa trên nền tảng, ví dụ: người có nhu cầu hay người cung cấp dịch vụ trong một nền tảng có
trước?, trong khi cộng đồng đem lại, tính trung thành yếu, để tạo hệ sinh thái níu giữ khách hàng
đòi hỏi thời gian và tài chính. Phụ thuộc quá nhiều vào vốn từ nhà đầu tư là yếu tố rủi ro lớn
nhất.
6. Khởi nghiệp hiện đang là “game”. Rất nhiều khởi nghiệp ra đời chỉ là để gọi được vốn, hay
khởi nghiệp như là cuộc chơi của các nhà đầu tư, khiến giá trị của khởi nghiệp rất ảo, đến một
ngưỡng, nó sẽ tự chết.

KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ:

1. Các trụ cột cho chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:
- Xây dựng mạng lưới khách hàng
- Xây Hệ sinh thái doanh nghiệp định hướng hệ sinh thái ngành
- Chuyển từ kinh doanh “ống” (Pipe) tới nền tảng (Platform): ưu tiên giảm các khâu trung gian
trước, và có thể tiến tới kinh doanh nền tảng.
- Xây dựng hồ chứa dữ liệu, khai thác dữ liệu, chuyển đổi kinh doanh số
2. Cách thức vận hành:
- Phải có framwork/tools cho chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho: hình thành ý
tưởng, xác định cơ hội kinh doanh, xây dựng mô hình kinh doanh, phát triển sản phẩm, thử
nghiệm kinh doanh và mở rộng kinh doanh.
- Cả hai cần được nuôi dưỡng ở các Incubator (vườn ươm), các doanh nghiệp chuyển đổi số
cũng cần có vườn ươm, để từ đây cho phép các thử nghiệm, chấp nhận các đổi mới sáng tạo
thất bại, xây dựng văn hoá tinh thần khởi nghiệp,… để từ đó hình thành các spinoff độc lập với

38

vận hành của doanh nghiệp hiện tại, thực hiện chuyển đổi số ở các góc cạnh doanh nghiệp,
tạo các đoàn tàu giá trị, dẫn dắt con tàu mẹ chuyển đổi số.
- Tránh những sai lầm kể trên.
Như vậy, chuyển đổi số cũng chỉ là một trường hợp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhưng được
thực hiện ngay trong doanh nghiệp, gọi là các spinoff. Doanh nghiệp cần có vườn ươm, ở đó
chấp nhận văn hoá thất bại, xây dựng văn hoá tinh thần đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện cho các
nhóm thử nghiệm các đổi mới sáng tạo, hình thành các spinoff để độc lập với hoạt động của
doanh nghiệp hiện tại. Từ đó sẽ tạo ra các con xuồng cao tốc chuyển đổi dần doanh nghiệp
qua môi trường số, kinh doanh số.

TS. Dương Trọng Hải

39
CÁCH SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI ĐỨC

Đầu tiên là ai cũng biết rằng nếu đi ngân hàng, hay quán cafe thì bạn sẽ thường đến sau lúc 8-
9g gì đó để đảm bảo dịch vụ đã mở cửa. Điều này rất bình thường ở Việt nam hay trên toàn thế
giới. Thoạt nhìn qua thì các cửa hàng ở Đức cũng vậy. Tuy nhiên, khung thời gian tại Đức được
xây dựng một cách hệ thống, khoa học và phức tạp hơn rất nhiều.

Một số ví dụ về khung thời gian của người Đức
Ví dụ, việc đi thư viện không chỉ đơn giản là đi trong giờ hành chính. Lịch của một thư viện nào
đó ở Đức như thế này:
Thứ hai và thứ ba làm việc: từ 12 giờ trưa tới 6 giờ tối
Thứ tư nghỉ
Thứ năm làm việc từ 11g trưa tới 7g tối
Thứ sáu mở cửa từ 10g sáng tới 6g tối
Thứ bảy mở cửa từ 10g sáng tới 2g chiều.

40

Giờ mở cửa của một cửa hàng cũng đặc biệt không kém: tháng bảy và tháng tám hàng năm
cửa hàng này chỉ mở tới 2g chiều mỗi thứ bảy thay vì tới 4g chiều như những tháng khác.

Bạn đã bắt đầu thấy nó kì quặc rồi đúng không? Nếu bạn thực hiện theo các lịch trình
riêng của tất cả các cơ quan khác nhau cùng một lúc thì nó lại là một vấn đề không đơn giản.
Phải làm thế nào khi một ngày rãnh rỗi, bạn muốn đi tập gym, làm một số giấy tờ, tuy nhiên:

Chỗ tập gym thì đóng cửa 4 tiếng vào buổi trưa mỗi thứ ba và thứ năm.

Sở ngoại kiều thì lại chỉ mở 4 tiếng vào buổi sáng trừ thứ tư. Nhưng cũng vào thứ tư thì họ sẽ
mở cửa vào buổi chiều, trừ dịch vụ điện thoại.

Trung tâm dịch vụ sinh viên mở cửa từ 9g tới 4 rưỡi chiều. Nhưng phòng làm dịch vụ thẻ sinh
viên chỉ mở cửa từ 10g tới 12g, vào thứ hai, thứ ba và thứ sáu.

Nhưng biết lịch làm việc không phải là việc duy nhất bạn phải làm khi ở Đức. Vì mỗi nơi có một
khung giờ riêng, chỉ để làm một việc nhất định, nên bạn cần hoạt động theo hình thức “đặt hẹn”
cũng như tự lên lịch cho bản thân để phù hợp với họ.

Tuy nhiên, có rất nhiều việc dù rất cấp bách nhưng cũng không được giải quyết chỉ vì lịch làm
việc ở Đức. Dù bạn có tiền hay có rất nhiều tiền thì cũng không quan trọng. Cho dù bạn đau
bụng tiêu chảy, đau răng hay hư ống nước,… sẽ không có đơn vị nào hỗ trợ cho bạn, khi đó
không phải lịch làm việc của họ.

41

Vì sao người Đức lại xây dựng khung giờ phức tạp đến vậy?

Người Đức áp dụng hệ thống này dựa trên việc tính toán rất đều đặn và chi tiết chứ không phải
bừa bãi.

Làm việc 8 tiếng không có nghĩa là bạn kiếm được nhiều tiền hơn so với làm việc 1 tiếng

Có những cửa hàng tạp hoá trong khu dân cư chỉ mở cửa đúng 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Vì số
lượng khách của họ cố định (chỉ trong khu đó) nên khó có thể tăng lên, do đó, dù mở cả ngày
thì cũng chỉ có ngần đó sản phẩm được bán ra. Thế là họ qui định luôn chỉ mở 1 tiếng hàng
ngày, cũng chính là khoảng thời gian có số người hay đến mua nhất.

Đây là một trong lí do mà so với người Nhật, năng suất của người Đức vẫn cao hơn, dù họ làm
ít hơn.

Tiết kiệm là quốc sách.

Người Đức không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để tiết kiệm thêm, cho dù là 1 giờ mở cửa. Bạn sẽ
dễ dàng thấy các ngày trong tuần, hoặc tháng trong năm, họ thay đổi giờ mở cửa chênh nhau
dù chỉ một tiếng.

Hai cách trên tính toán dựa trên nguyên tắc là chỉ làm việc vào lúc thu được nhiều khách nhất.
Đồng thời, bỏ những khung thời gian ít khách nhất để tiết kiệm tiền điện, tiền nhân viên, tiền
dịch vụ.

Hiểu rõ thiên thời địa lợi nhân hoà

Giờ mở cửa ở các khu du lịch có thể thay đổi theo mùa ở khu vực và theo sự kiện trong năm.
Việc này dựa vào ở các tháng trong năm, mặt trời lặn sớm hơn hay muộn hơn mấy tiếng (ảnh
hưởng tới số lượng khách). Còn con người thì đi nghỉ lễ nhiều hơn hay ít hơn ở các tháng khác
nhau. Đó là lí do mà bạn sẽ thấy giờ mở cửa ở nhiều nơi ở Đức có khác biệt giữa thứ hai và thứ
sáu, giữa mùa đông và mùa hè, giữa phía Bắc và phía Nam. ”Đơn giản” đúng không?

Chuyển đổi là mất thời gian

Bạn nghĩ sao nếu một bà nội trợ làm việc kiểu này: là một cái áo xong – rồi quay sang lau một
mét vuông nhà – sau đó là thêm một cái áo ở đó – rồi quay sang lau thêm một mét vuông nhà
nữa.

Nghe có vẻ sai sai nhỉ? Nhưng thực tế là chúng ta đều đang làm việc theo cách đó! Ở một cơ
quan mở cửa từ 9g -18g, tất cả các nhân viên sẽ cùng làm tất cả các dịch vụ mỗi khi khách yêu
cầu. Bạn tới và yêu cầu họ làm một dịch vụ A, người đến sau bạn yêu cầu dịch vụ giấy tờ B, rồi
người tiếp theo lại yêu cầu làm cái A. Việc này rất bị động cho doanh nghiệp, họ sẽ làm từ dịch

42

vụ A, sang dịch vụ B rồi trở về dịch vụ A, rồi đến dịch vụ C, D. Mỗi dịch vụ sẽ cần chuẩn bị các
loại giấy tờ, dụng cụ khác nhau.

Với người Đức, mỗi khung giờ mở cửa tương ứng với một nhiệm vụ làm việc trong cơ quan đó.
Họ qui định là chỉ làm một dịch vụ A (hoặc nhóm dịch vụ A) trong một khung thời gian trong
ngày, sau đó dừng hẳn và chỉ làm dịch vụ B ở khung thời gian tiếp theo. Khách hàng muốn làm
cái nào phải theo dõi giờ mở cửa của cái đó.

Sự bị động và tốn kém trong cách làm việc của chúng ta

Việc bạn chỉ mở thời gian cho một việc cụ thể, và chỉ cho phép người khác tham gia vào ở khung
giờ cụ thể đó khiến bạn làm thoăn thoắt các thao tác. Điều đó làm tăng năng suất vì bạn không
bị gián đoạn bởi các việc khác nhau, não sẽ tập trung hơn và thuần thục hơn vì chỉ phải ghi nhớ
một chu trình nhất định trong khung thời gian đó, như thế sự chính xác cũng cao hơn (Người
Đức nổi tiếng vì độ chính xác cao).

Đây là một trong những lí do mà người Đức áp dụng mô hình này cho tất cả các cơ quan, công
ty, và mạng lưới ấy lại càng hỗ trợ nhau nâng cao năng suất. Vì khi cả xã hội cùng tôn trọng hệ
thống giờ mở cửa của các nơi khác nhau, thì sẽ chủ động hợp tác với yêu cầu của các dịch vụ
ấy, đồng thời tự lên lịch cá nhân để ăn khớp với cơ chế chung.

Nguồn bài viết: Trịnh Nguyễn (flownes.com)

THƯ GIÃN 43

TÌM LẠI NÉT ĐẸP QUA ĐỊA DANH TRONG BÀI HÁT HOÀI CỔ

Bài hát “Phải lòng con gái Bến Tre” (thơ: Luân Hoán - nhạc: Phan Ni Tấn) gần đây được công
chúng yêu nhạc đón nhận.

Phà Rạch Miễu. Ảnh: Phương Đông

Bài hát “Phải lòng con gái Bến Tre” (thơ: Luân Hoán - nhạc: Phan Ni Tấn) gần đây được công
chúng yêu nhạc đón nhận. Lời bài hát với những đại từ nhân xưng “qua”, “bậu” tuy xưa nhưng
lại là những lời tán tỉnh khá dễ thương của một “gã thương hồ” với một cô gái Bến Tre nên được
giới trẻ yêu thích.
Đặc biệt, lời bài hát nhắc đến nhiều địa danh nổi tiếng của Bến Tre. Đáng tiếc là theo thời gian,
một số địa danh đã trở thành quá khứ hoài niệm vì nhiều lý do khác nhau. Dù còn tồn tại hay
không, những cái tên đất, tên sông, tên cồn, tên chợ… đã trở thành “thương hiệu” tạo nên cốt

44

cách, diện mạo của con người Bến Tre. Đối với các chàng trai đã từng “phải lòng con gái Bến
Tre” chắc cũng thuộc lòng lời người xưa: Nết đất nết người.
Nhớ phà Rạch Miễu
“Bậu sang phà Rạch Miễu, qua lẽo đẽo theo sau
Đôi bóng trăng trên đầu hường như áo cô dâu
Áo bậu đỏ cánh kiến, da bậu vàng phù sa
Mắt ngời xanh nước biển, tim bậu hồng lòng qua”.
Thời sinh viên đi học, trên đường về quê mà xuống được phà Rạch Miễu thì xem như đã tới nhà.
Cái cảm giác được đứng bên lan can của con phà “hải trình dài nhất Việt Nam” đón gió mát từ
dòng sông rộng sau khi bước ra từ những chiếc xe chật cứng hành khách của những năm 1980
thật là sảng khoái. Thường mỗi thời điểm phà chạy hai chuyến qua lại. Nhớ lại mỗi lúc hai phà
chạy ngang qua cũng ráng nhìn qua bên kia để… tìm người quen. Hóa ra phà cũng chạy nhanh
chớ không chậm như mình tưởng. Thấy Cồn Phụng và nghe mùi nước mắm phảng phất từ
những cơ sở ở Tân Thạch là đến Bến Tre.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết trong một tạp văn: “Bến Tre lần đầu, tôi ngơ ngác như một cô
dâu mới, con phà Rạch Miễu chạy chậm như chiều. Một chuyến phà thong dong, người ta bỏ
ra khỏi xe, ngồi ngắm sông, người ta cười nói chậm, đốt thuốc và nhả khói cũng chậm rì. Thời
gian như ngưng đọng, trên gương mặt người, trên dòng sông, trên cái cồn đất xanh rì cây trái…”.
Một người bạn thân ở ngoài tỉnh, không biết có “theo bén gót” cô gái Bến Tre nào không cũng
từng nhận xét: “Phà Rạch Miễu là phà sạch nhất miền Tây!”. Dù sạch thì vẫn phải xây cầu Rạch
Miễu, vì đó là một xu thế tất yếu. Gần đây, lãnh đạo cấp trên cũng đã chấp thuận chủ trương
xây dựng cầu Rạch Miễu 2. Vậy nên, từ lâu đã không còn nghe câu nói quen thuộc từ các anh
phụ xe: “Cô bác vui lòng xuống xe qua phà!” cũng như không còn thấy hình dáng thon thả của
các cô gái Bến Tre “ngoe nguẩy” xuống phà.
Trúc Giang hữu tình
“Bậu sang phà Rạch Miễu, vô Chợ Giữa nhởn nhơ
Về Trúc Giang đang chờ hay về Cù Lao Ốc trăng mơ?
Tức bàn chân quấn quýt, quanh quẩn vòng thủy chung
Bóng dừa vương áo mỏng, in đậm chùm yêu thương”.
Chợ Giữa thuộc xã Phú Hưng, cách trung tâm TP. Bến Tre ba kí-lô-mét. Tôi nhớ rõ chi tiết này
vì một anh bạn viết cho biết nó nằm “giữa” chợ Bến Tre và chợ Mỹ Lồng, khu vực nơi đây, đất
giồng cao, nổi tiếng trồng được bắp ngon:
“Xoài chua, cam ngọt Ba Lai
Bắp thì Chợ Giữa, giồng khoai Mỹ Hòa”.

45

(Ca dao)
Sẵn đây nhắn các bạn muốn “quyết lòng ở rể” Bến Tre. Khu vực Chợ Giữa còn là nơi tọa lạc
của đình Phú Tự, với cây Bạch Mai cổ thụ trên ba trăm tuổi chỉ nở hoa thơm ngát vào đêm
Nguyên tiêu mà các bậc tiền nhân đã trồng lưu dấu chứng tích thời mở cõi. Theo truyền thống,
Ngày Thơ Việt Nam tại Bến Tre tổ chức tại đình này vào đêm trăng tròn tháng Giêng âm lịch
hằng năm. Nơi linh khí đất trời hội tụ, văn chương thi phú giao hòa hẳn là nơi tốt nhất cho đêm
hẹn hò đầu tiên với cô gái mặc áo “đỏ cánh kiến” xứ Dừa.
Trúc Giang là một quận của tỉnh Kiến Hòa cũ, bao gồm nhiều xã, phường thuộc TP. Bến Tre
và huyện Châu Thành ngày nay. Trúc Giang hiện tại là tên chính thức của một cái hồ tuyệt đẹp
giữa trung tâm TP. Bến Tre mà người dân quen gọi là Bờ Hồ. Trước đây hồ này có tên là hồ
Chung Thủy. Tên gọi là hồ Trúc Giang nhưng xung quanh không có cây trúc mà chỉ có những
cây me tây cổ thụ tạo bóng mát quanh hồ. Tuổi của những cây này có lẽ rất lớn. Tôi đi học, ra
trường, học tiếp, đi làm… mà cây không biết có tự bao giờ vẫn sừng sững đứng đó thách thức
với thời gian. Có một điều, khi hồ chưa được cải tạo, thành hồ bằng đất dễ bị sạt lở, một số cây
me tây tróc gốc ngã vào lòng hồ. Có lẽ cũng đã mang theo những cái tên khắc vào cây lồng
trong hình trái tim chìm sâu dưới nước.
Bây giờ, nếu quan sát kỹ ven hồ, chỗ công viên tượng đài Liệt sĩ Trần Văn Ơn sẽ thấy một cây
thân ngã rạp gie tàn ra mặt nước, như thể sắp ngã vì tróc gốc. Nhờ thành hồ được gia cố nên
cây vẫn sống đến giờ như một nhân chứng sống cho những hoài niệm đi qua.
Tôi sinh ra ở vùng đất Trúc Giang và tuổi thơ đi học quanh quẩn cái hồ thơ mộng này. Lớn lên
một chút là những quán cà phê quanh hồ, nhà thủy tạ đợi giờ tan trường. Thời tôi đi học, rất
nhiều bạn đi bộ từ nhà đến trường nên hình ảnh một anh chàng “lẽo đẽo” theo sau một tà áo
dài “nhởn nhơ” nào đó cũng thường thấy. Dân Bến Tre mà không “phải lòng con gái Bến Tre”
mới là chuyện lạ!
Vầng trăng Cồn Ốc
Cù lao Ốc hay Cồn Ốc trên sông Hàm Luông, cách trung tâm TP. Bến Tre hơn mười kí-lô-mét,
nay là xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm. Đây là vùng đất của vườn dừa và vườn cây ăn trái.
Dân thương hồ chắc thường qua nơi đây và ngủ lại đêm ở “Cù lao Ốc trăng mơ”. Lời bài hát chỗ
này viết rất nặng tình, không phải kiểu chọc ghẹo qua đường: Bóng dừa vương áo mỏng, in đậm
chùm yêu thương.
“Bậu sang phà Rạch Miễu
Thăm trường cũ Nam Phương
Lư lắc lư xe thổ mộ... Chèn ơi quá dễ thương!
Tức mình theo bén gót, năn nỉ hoài hổng nghe

46

Ước gì đương trắc trở, gặp nụ cười Bến Tre!”
Hình ảnh một cô gái đẹp ngồi lắc lư trên xe thổ mộ từ phà Rạch Miễu về thăm trường cũ thì
đúng là “Chèn ơi, quá dễ thương!”. Rất tiếc là từ lâu rồi “xe ngựa” không còn được xem là phương
tiện giao thông phổ biến nữa. Gần đây, loại hình “xe ngựa trên đường quê” đã và đang được
các khu du lịch sinh thái ở huyện Châu Thành đưa vào khai thác rất hấp dẫn với du khách, đặc
biệt là khách nước ngoài.
Trường cũ Nam Phương tên chính thức là “Trường Nữ công Nam Phương” được xây dựng vào
những năm 1950 chuyên dạy “nữ công gia chánh”. Tài liệu chính thức về ngôi trường này không
có nhiều nhưng có chi tiết đáng tin cậy là nữ sinh trường này nổi tiếng là các cô gái đẹp.
Về vị trí tọa lạc của ngôi trường này, chưa có sử liệu chính xác, qua tham khảo nhiều nguồn thì
ở “đâu đó chỗ Miếu Tiên sư, gần Sở Giáo dục và Đào tạo!”. Còn tên của trường này có phải
được đặt theo tên của Nam Phương hoàng hậu hay không, theo tôi là có hai nguyên cớ. Một là,
bà Nam Phương quê ở Gò Công, thời điểm này thuộc tỉnh Mỹ Tho, giáp với Bến Tre, nhiều địa
danh bây giờ thuộc tỉnh này nhưng ngày xưa thuộc tỉnh kia. Lý do thứ hai, nghe nói sinh thời,
bà Nam Phương luôn nhiệt tình ủng hộ và bảo trợ cho những phụ nữ làm nghề thêu may.
Nụ cười Bến Tre
“Bậu sang phà Rạch Miễu, ngoe nguẩy xuống Bến Tre
Về Cái Mơn, Lương Hòa hay là về Sơn Đốc, Ba Tri?
Guốc bậu rụng tiếng lá, thoang thoảng mùi làm duyên
Thoáng mùi thương quá đỗi, mùi tình Lục Vân Tiên”.
Đoạn này gồm toàn địa danh nổi tiếng của tỉnh, nếu ai đến xứ cù lao mà chưa đặt chân những
nơi này xem như thiếu sót. Này nhé, Cái Mơn được mệnh danh là “vương quốc của cây cảnh”,
tham quan vườn trái cây “bao bụng” với cô chủ nhà xinh đẹp làm hướng dẫn viên chắc là kỷ
niệm khó quên đối với du khách. Lương Hòa với Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định, một
địa điểm về nguồn, một nơi giáo dục truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân
nói chung và phụ nữ Bến Tre nói riêng. Sính lễ họ nhà trai đã mua “bánh tráng Mỹ Lồng” thì
phải mua thêm “bánh phồng Sơn Đốc” cho đủ bộ. May mắn nữa là, nếu lấy được vợ Ba Tri, xem
như không uổng “kiếp thương hồ”.
“Sông Bến Tre nhiều hang cá ngát
Đường Kho Bạc cát nhỏ dễ đi
Gái Ba Tri nhiều đứa nhu mì
Lòng thương em bậu sá gì đường xa”.
(Ca dao)

47

Nhà báo Minh Trường (Báo Sài Gòn Giải Phóng) gửi cho tôi nguyên bản bài thơ “Ta may mắn
được làm thi sĩ nhờ đã phải lòng gái Bến Tre” của tác giả Luân Hoán. Nhiều câu thơ rất hay
nhưng khi phổ nhạc đã “bỏ sót”. Nếu không thật sự “phải lòng” không thể viết “Ba Tri nồng muối
ngấm/ Biển hát đất nằm nghe”.
***
Ước gì đương trắc trở, gặp nụ cười Bến Tre!
Tôi muốn nhắc lại câu này một lần nữa như là câu hay nhất tôi bình chọn trong bài hát “Phải
lòng con gái Bến Tre”. Đi qua nhiều địa danh, gặp gỡ nhiều con người để thấy rằng mỗi nơi,
mỗi người đều có những nét đẹp riêng. Có lẽ, nét đẹp về con người là khó phai mờ trong tâm
khảm mọi người. Phà có thể không còn nhưng khó có thể quên những giây phút chia tay khi
phà cập bến. Trường có thể không còn nhưng dáng ai đó trong tà áo dài học sinh vẫn đọng mãi
trong trí nhớ của các chàng trai trẻ.
Tôi nghĩ gã thương hồ “khua dầm loang nắng đục” đã “phải lòng con gái Bến Tre” một nét đẹp:
Nụ cười Bến Tre.

Nguyễn Võ Khang Hạ

48

THƠ CA – NGHỆ THUẬT

BẾN TRE

Thơ: Trần Văn Lợi

Chưa đi chưa biết Bến tre
Đến rồi muôn mối bộn bề nhớ thương!

Nhớ Má dệt gấm trong sương
Nhớ em thao thức canh trường đợi mong!…

Bến tre gạo trắng nước trong
Miền tây sông nước Cửu long miệt vườn

Giồng trôm chộn rộn bán buôn
Em xinh thỏ thẻ, miệng luôn tươi cười.

CHUYỆN TÌNH BẾN TRE

Thơ: Hiền Lê

Về đây nối lại mối duyên xưa
Thắm đượm hương yêu dưới bóng dừa

Bình Đại tàn đêm chờ lữ khách
Hàm Luông thức đợi chuyến đò đưa

Bao ngày cách trở hằng ao ước
Một thuở sum vầy nhắc chuyên xưa

Buổi ấy đôi mình vừa mới gặp
Em thường đứng đợi dưới cơn mưa.

49
HOA BẰNG LĂNG TÍM - PHÂN HIỆU ĐHQG-HCM TẠI TỈNH BẾN TRE


Click to View FlipBook Version