The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by longhappyperson, 2022-04-18 11:19:50

QUY CHẾ ĐẠI HỘI

quy chế đại hội

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Việt Yên, ngày 23 tháng 4 năm 2022

HUYỆN VIỆT YÊN
LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2022-2027

***

QUY CHẾ LÀM VIỆC

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Việt Yên
Lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2022-2027
-------------------

- Căn cứ Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh khóa XI;

- Căn cứ Hướng dẫn số 66-HD/TWĐTN-BTC ngày 01/11/2021 của Ban
Bí thư Trung ương Đoàn về “Tổ chức Đại hội đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại
biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022 - 2027)”;
Kế hoạch số 179-KH/TĐTN-TCKT, ngày 21/9/2021 của Ban Chấp hành Tỉnh
Đoàn về việc tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2022-2027;

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Việt Yên lần thứ XXIII,
nhiệm kỳ 2022-2027 xây dựng Quy chế làm việc của Đại hội như sau:

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC CỦA ĐẠI HỘI

Điều 1. Thời gian, địa điểm làm việc của Đại hội:

Đại hội tiến hành làm việc trong 02 phiên:

+ Phiên thứ nhất bắt đầu từ từ 13h00’ đến 17h00’ ngày 16/4/2022

+ Phiên thứ hai bắt đầu từ Từ 07h00’ - 11h30’ ngày 17/4/2022.

Địa điểm: Hội trường UBND huyện Việt Yên

II. ĐẠI BIỂU, ĐOÀN ĐẠI BIỂU

Điều 2. Đại biểu chính thức của Đại hội gồm

Đại biểu: 135 đại biểu của 30 đoàn cơ sở, chi đoàn trực thuộc.

1. Đại biểu là ủy viên Ban Chấp hành Huyện đoàn khóa XXII đương nhiệm.

2. Đại biểu do Đại hội đoàn các cơ sở, chi đoàn trực thuộc bầu.

3. Đại biểu được Ban Chấp hành Huyện đoàn chỉ định

2

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của đại biểu:

1. Các đoàn đại biểu có nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc Chương trình, Quy
chế làm việc của Đại hội. Đặc biệt, đại biểu phải tuyệt đối chấp hành quy định
về phòng chống dịch Covid-19.

2. Khi dự Đại hội đại biểu mặc trang phục và đeo phù hiệu theo đúng quy
định của Ban Tổ chức Đại hội. Cụ thể: Đại biểu nam mặc quần âu sẫm màu, áo
sơ mi thanh niên Việt Nam, thắt caravat Đoàn màu trắng, đeo thẻ, cài huy hiệu
Đoàn; Đại biểu nữ mặc quần âu hoặc váy juyp sẫm mầu, áo thanh niên Việt
Nam, thắt caravat Đoàn màu trắng hoặc áo dài thanh niên Việt Nam, đeo thẻ, cài
huy hiệu Đoàn; đại biểu công an mặc lễ phục, cài huy hiệu Đoàn. Các trang
phục khác phải báo cáo Ban Tổ chức Đại hội để cho ý kiến.

3. Đại biểu sử dụng điện thoại thông minh hoặc thiết bị điện tử như máy
tính bảng có kết nối internet tham gia Đại hội; Điện thoại để chế độ rung hoặc
im lặng.

4. Các đại biểu nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tham gia đóng
góp vào các công việc của Đại hội; tập trung tư tưởng, chú ý theo dõi, ghi chép
đầy đủ, không nói chuyện riêng, không làm việc riêng, hạn chế đi lại, ra vào
trong khi Đại hội đang làm việc. Các đại biểu ngồi theo đoàn và theo vị trí do
Ban Tổ chức Đại hội sắp xếp. Đại biểu dự Đại hội khi ra khỏi hội trường trong
thời gian làm việc phải xin phép Trưởng đoàn. Đại biểu có việc riêng, xin vắng
mặt từ 01 giờ trở lên phải báo cáo với Đoàn Chủ tịch và chỉ khi được Đoàn Chủ
tịch Đại hội đồng ý mới được vắng mặt.

5. Thảo luận và biểu quyết số lượng, danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn thư
ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu, Ban Kiểm phiếu. Thảo luận và biểu quyết các
nội dung về văn kiện và các vấn đề khác của Đại hội. Đại biểu có quyền ứng cử,
đề cử.

Điều 4. Nhiệm vụ của đoàn đại biểu:

1. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Chương trình, Quy chế làm việc của Đại
hội; tham gia đầy đủ, đúng giờ các hoạt động theo Chương trình Đại hội đã đề
ra; thực hiện các hoạt động và sinh hoạt theo sự hướng dẫn, điều hành của
Trưởng đoàn và Đoàn Chủ tịch Đại hội.

2. Trưởng đoàn điều hành hoạt động của đoàn, báo cáo ý kiến thảo luận, đề
xuất của đại biểu và Đoàn đại biểu với Đoàn Chủ tịch; truyền đạt ý kiến của Đoàn
Chủ tịch tới các đại biểu trong đoàn; quản lý đại biểu của đoàn trong và ngoài giờ
làm việc của Đại hội. Báo cáo đầy đủ, chính xác kịp thời với Đoàn Chủ tịch số
lượng đại biểu của Đoàn, những đại biểu có mặt, vắng mặt tại Đại hội. Hướng dẫn
đại biểu trong đoàn thực hiện đúng Quy chế, Chương trình Đại hội.

3

III. ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI
Điều 5: Đoàn Chủ tịch Đại hội là cơ quan điều hành công việc của Đại
hội, Đoàn Chủ tịch Đại hội do Ban Chấp hành giới thiệu. Đại hội bầu biểu quyết
về số lượng và nhân sự bằng Thẻ biểu quyết.
Điều 6: Nhiệm vụ của Đoàn Chủ tịch
1. Báo cáo dự kiến Chương trình, Nội quy, Quy chế làm việc của Đại hội
để Đại hội thông qua. Điều hành các hoạt động của Đại hội theo Chương trình,
quy chế làm việc đã được thông qua.
2. Hướng dẫn các đại biểu Đại hội thảo luận.
3. Trình dự thảo kết luận những vấn đề Đại hội quán triệt thực hiện.
4. Báo cáo quy chế bầu cử để Đại hội quán triệt thực hiện.
5. Tổ chức và hướng dẫn Đại hội bầu Ban Chấp hành, Bí thư Huyện đoàn
khóa XXIII, bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc
Giang lần thứ XVII.
6. Giải đáp những thắc mắc của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn
bị bầu cử. Tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử và những người xin
rút, xem xét, trường hợp còn nhiều ý kiến chưa thống nhất thì Đoàn Chủ tịch xin
ý kiến quyết định của Đại hội thông qua danh sách bầu cử. Giới thiệu số lượng,
danh sách Ban Kiểm phiếu, Trưởng Ban Kiểm phiếu để Đại hội biểu quyết; điều
hành hoạt động của Ban Kiểm phiếu.
7. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong Đại hội.
8. Điều hành thông qua Nghị quyết Đại hội.
9. Bế mạc Đại hội.
- Nguyên tắc làm việc của Đoàn Chủ tịch: Đoàn Chủ tịch làm việc theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số.
IV. ĐOÀN THƯ KÝ
Điều 7: Đoàn thư ký Đại hội được Đoàn Chủ tịch lựa chọn giới thiệu để
Đại hội biểu quyết thông qua. Trưởng Đoàn thư ký chịu trách nhiệm trước Đoàn
Chủ tịch về nhiệm vụ của Đoàn thư ký.
Điều 8: Nhiệm vụ của Đoàn thư ký
- Ghi biên bản Đại hội, tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu tại Đại hội.
- Dự thảo các văn bản kết luận của Đoàn Chủ tịch về những nội dung cần
thiết gửi đến các đoàn đại biểu trong quá trình tổ chức Đại hội.
- Tiếp nhận phiếu đăng ký phát biểu và các bài tham luận của đại biểu.

4

- Tiếp nhận các tài liệu có liên quan gửi đến Đại hội để báo cáo Đoàn Chủ tịch.
- Tổ chức in, phát tài liệu của Đại hội theo yêu cầu của Đoàn Chủ tịch
trong thời gian tiến hành Đại hội.
- Dự thảo Nghị quyết của Đại hội, báo cáo Đoàn Chủ tịch và trình bày dự
thảo Nghị quyết trước Đại hội.
- Thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban Chấp hành khoá mới đầy đủ hồ sơ,
tài liệu Đại hội.
V. BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU
Điều 9: Ban thẩm tra tư cách đại biểu do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu,
Đại hội biểu quyết số lượng và danh sách bằng Thẻ biểu quyết.
Điều 10: Nhiệm vụ của Ban thẩm tra tư cách đại biểu
- Căn cứ vào kết quả tổng hợp danh sách đại biểu, căn cứ tiêu chuẩn và
các nguyên tắc, thủ tục về bầu cử để xét tư cách đại biểu do cấp dưới bầu lên.
- Tổng hợp và báo cáo với Đại hội về tình hình đại biểu
- Giải quyết các đơn thư tố cáo, khiếu nại về tư cách đại biểu và tổng hợp
trình Đại hội những trường hợp xét thấy không đủ tư cách đại biểu để Đại hội
xem xét, quyết định.
- Hướng dẫn đại biểu Đại hội thực hiện nghiêm túc Chương trình, Quy chế
làm việc của Đại hội.
VI. BAN KIỂM PHIẾU
Điều 11. Bầu Ban kiểm phiếu:
1. Đoàn Chủ tịch trình Đại hội số lượng, danh sách Ban Kiểm phiếu (là
những đại biểu chính thức của Đại hội và không có tên trong danh sách bầu cử)
để Đại hội thảo luận và quyết định.
2. Ban Kiểm phiếu hoạt động dưới sự điều hành của Đoàn Chủ tịch.
Điều 12. Nhiệm vụ của Ban Kiểm phiếu:
1. Hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục và cách thức tiến hành bỏ phiếu.
2. Phát phiếu, thu phiếu và kiểm phiếu bầu.
3. Xem xét và báo cáo với Đoàn Chủ tịch Đại hội quyết định những
trường hợp vi phạm nguyên tắc bầu cử, hoặc khi có đơn khiếu nại về bầu cử
trong Đại hội.
4. Lập biên bản bầu cử, công bố kết quả bầu cử, niêm phong phiếu bầu và
chuyển cho Đoàn Chủ tịch Đại hội để Đoàn Chủ tịch Đại hội bàn giao cho Ban
Chấp hành Huyện đoàn khóa XXIII lưu trữ theo đúng quy định.

5

Điều 12. Nguyên tắc bầu cử:
Việc bầu cử được tiến hành theo nguyên tắc bỏ phiếu kín.
VII. PHÁT BIỂU, BIỂU QUYẾT VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN
Điều 13. Phát biểu ý kiến trong Đại hội
Đại biểu phát biểu ý kiến ở hội trường phải đăng ký với Đoàn Chủ tịch
Đại hội (thông qua Đoàn thư ký); Không được phát ngôn tùy tiện gây ảnh hưởng
xấu đến Đại hội, nếu có ý kiến thắc mắc, yêu cầu phản ánh với Ban Tổ chức Đại
hội để giải quyết.
Phát biểu ý kiến khi có sự đồng ý của Đoàn Chủ tịch: khi được giới thiệu
phát biểu tham luận, không trình bày những nội dung ngoài văn bản đã chuẩn bị.
Các ý kiến phát biểu phải bám sát nội dung Đại hội, thời gian phát biểu không
quá 10 phút; khi phát biểu xong, chuyển bài phát biểu cho Đoàn Thư ký Đại hội
để tổng hợp và lưu trữ.
Các ý kiến của đại biểu không phát biểu trực tiếp tại Đại hội, gửi Đoàn thư
ký (bằng văn bản) trong thời gian Đại hội có giá trị như ý kiến phát biểu trực
tiếp tại Đại hội.
Điều 14. Biểu quyết trong Đại hội
Việc biểu quyết trong Đại hội do Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành. Đại
biểu Đại hội phải dùng Thẻ biểu quyết để biểu quyết.
Điều 15. Chế độ thông tin của Đại hội
Đại biểu thực hiện nghiêm túc chế độ sử dụng và quản lý tài liệu của Đại
hội. Không sao, chụp, ghi âm, không chuyển cho người ngoài Đại hội xem tài
liệu của Đại hội khi diễn ra Đại hội.
VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16: Đại biểu dự Đại hội có trách nhiệm thực hiện quy chế này, đại biểu
nào vi phạm quy chế thì tuỳ theo mức độ có thể phải xem xét tư cách đại biểu.

BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI.


Click to View FlipBook Version