The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by thuhang0609.hh, 2021-06-13 21:28:36

QUAN LY SEP VA DONG CAP_đọc thử

QUAN LY SEP VA DONG CAP_đọc thử

Quản lý sếp và đồng cấp

HBR GUIDE TO MANAGING UP AND ACROSS
Original work copyright © 2013 Harvard Business School Publishing Corporation
All rights reserved.
Published by arrangement with Harvard Business Review Press.

QUẢN LÝ SẾP VÀ ĐỒNG CẤP
Bản quyền tiếng Việt © Công ty Cổ phần Sách Alpha, 2018

Alpha Books – Thương hiệu sách Quản trị kinh doanh số 1 thị trường,
thuộc Công ty Cổ phần Sách Alpha – thành viên của Alpha Publishing Group.

Alpha Books tiên phong mang tới cho doanh nghiệp, doanh nhân và người lao động
nguồn tri thức về quản trị kinh doanh mới nhất, hiện đại nhất, tiên tiến nhất của thế giới.
Alpha Books tiếp tục mở mở rộng chủ đề, nội dung và chất lượng sản phẩm, hướng tới
việc xuất bản Giáo trình đại học hiện đại, các ấn phẩm của Harvard Business Press, sản
xuất và kinh doanh dữ liệu và tri thức số cho doanh nghiệp…
Alpha Books – Tri thức là sức mạnh.

Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất
kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của
Công ty Cổ phần Sách Alpha. Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng
góp của quý vị độc giả để sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Quản lý sếp và đồng cấp = Managing up and across / Trần Trọng Hải Minh dịch. - H. :
Công Thương ; Công ty Sách Alpha, 2021. - 236tr. ; 21cm. - (HBR guide to)(Kỹ năng quản
lý chuyên sâu dành cho người tự học)
ISBN 9786043116465

1. Quản lí 2. Quan hệ tương tác 3. Công việc
650.13 - dc23
COM0106p-CIP

Góp ý về sách, liên hệ về bản thảo và bản dịch: [email protected]
Liên hệ hợp tác về nội dung số: [email protected]
Liên hệ hợp tác xuất bản & truyền thông trên sách: [email protected]
Liên hệ dịch vụ tư vấn, đại diện & giao dịch bản quyền: [email protected]

2-



Trần Trọng Hải Minh dịch
Tái bản lần thứ nhất

Quản lý sếp và đồng cấp
BAN CỐ VẤN
Đàm Bích Thủy - Võ Trí Thành - Nguyễn Đức Thành - Bùi Kim Thùy
Hà Thu Thanh - Đỗ Hòa - Vũ Tú Thành - Đậu Anh Tuấn - Nguyễn Danh Nguyên
ĐỘI NGŨ TRIỂN KHAI ALPHA BOOKS
Phụ trách xuất bản: Khuyên Trần
Điều phối viên: Hoài Thương
Thiết kế bìa: Mạnh Cường
Trình bày: Vũ Lê Thư
Thư ký xuất bản: Thủy Nguyễn

4-

Mục lục

Bạn sẽ học được gì?..................................................................9

PHẦN MỘT. QUẢN LÝ SẾP
Quản lý sếp của bạn.................................................................13
Giành được cảm tình của sếp mới...........................................31
Quản lý sếp với sự trợ giúp
từ người hướng dẫn của bạn...................................................47
Thay đổi cách bạn thuyết phục.................................................52
Hiểu sếp của sếp bạn...............................................................58
Làm thế nào để làm đẹp lòng
sếp bạn mà không trở thành kẻ bợ đỡ?...................................63
Để không bị quản lý chi li..........................................................66
Đối phó với vị sếp không có năng lực......................................74
Đối phó với vị sếp dĩ hòa vi quý................................................81
Góp ý với sếp như thế nào?.....................................................85
Quản lý nhiều sếp.....................................................................91

-5

PHẦN HAI. QUẢN LÝ ĐỒNG CẤP
Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo?.........................................102
Kỷ luật đội nhóm.....................................................................141
Quản lý các mối quan hệ từ xa...............................................146
Một cách kết nối thông minh hơn...........................................160
Làm thế nào để xử lý vấn đề bè phái trong công ty?.............183
Biến kẻ thù thành đồng minh..................................................188
Nghệ thuật thuyết phục tối quan trọng...................................204
Ba sai lầm trong thuyết phục..................................................209
Vận dụng khoa học thuyết phục.............................................212
Làm thế nào để thu hút sự chú ý của đồng nghiệp?..............217
Hợp tác giữa các thế hệ khác nhau.......................................222
Khi cách tiếp cận trực tiếp phản tác dụng,
hãy thử tạo ảnh hưởng theo cách gián tiếp...........................229

6-

Bộ sách HBR Guide

Hãy trang bị cho mình những lời khuyên cần thiết để
thành công trong công việc từ thương hiệu được tin
cậy nhất trong lĩnh vực kinh doanh: Harvard Business
Review. Đúc kết những bí quyết hành động thiết yếu
nhất từ các chuyên gia hàng đầu, bộ sách HBR Guide
(Kỹ năng quản lý chuyên sâu dành cho người tự học) sẽ
mang đến cho bạn những lời giải thông minh cho hầu
hết những thách thức công việc áp lực nhất.

-7

Bộ sách HBR Guide
gồm có

1. Viết hay không khó
2. Chắp cánh ý tưởng kinh doanh
3. Kèm cặp nhân viên
4. Tài chính dành cho sếp
5. Làm đúng việc
6. Quản lý sếp và đồng cấp
7. Giải tỏa áp lực
8. “Chính trị” nơi công sở
9. Trình bày thuyết phục
10. Đưa dự án đến thành công

8-

Bạn sẽ học được gì?

Sếp bạn có đang khiến bạn muốn hét lên không? Bạn đang
có nhiều hơn một sếp? Bạn đang mắc kẹt trong một mớ
hỗn độn? Bạn phải làm việc với nhiều phòng ban một lúc?
Bạn phải đi “phục vụ” những nhà thầu của công ty?

Nếu có thì bạn hẳn phải biết rằng việc quản lý sếp
và đồng cấp trong công ty là cực kỳ quan trọng để có
thể làm tốt công việc của mình. Tất cả phụ thuộc vào
việc hiểu các ưu tiên, áp lực, phong cách làm việc của
sếp và những cộng sự của bạn. Bạn cần quản lý sếp và
đồng cấp không chỉ vì có thể bạn đang có một ông chủ
khó chịu, những đồng nghiệp thiếu năng lực hay các dự
án có liên quan đến nhiều bên hữu quan đã dàn trải quá
rộng. Điều quan trọng là bạn cần quản lý sếp và đồng
cấp để khiến nhân viên ở bộ phận tiếp thị và bán hàng
thấy rằng dự án của bạn sẽ giúp họ đáp ứng được các
mục tiêu của họ; để tạo dựng ảnh hưởng với cấp trên
nhằm khiến họ ủng hộ các ý tưởng sản phẩm mới của

-9

Quản lý sếp và đồng cấp

bạn; và để đảm bảo thời gian của mọi người trong một
nhóm mới khi họ cảm thấy đã quá tải rồi.

Quản lý sếp và đồng cấp sẽ giúp bạn có được
thông tin và nguồn lực cần thiết để giải quyết các vấn
đề phức tạp, tăng hiệu quả và khiến công việc của bạn
thú vị hơn.

Bạn sẽ cải thiện được việc:
• Làm sao nhận được những gì bạn cần từ những

người không phải cấp dưới của bạn;
• Ứng phó với những vị sếp kỹ tính, dĩ hòa vi quý

hay không có thực quyền;
• Tìm hiểu xem những gì thôi thúc các đồng

nghiệp ở mọi lứa tuổi;
• Trở thành đối tác của sếp bạn và sếp của sếp bạn;
• Trình bày thuyết phục ý tưởng của bạn đến sếp

và các đồng nghiệp trong công ty;
• Tận dụng tối đa ảnh hưởng của sếp bạn;
• Thiết lập một tầm nhìn và cam kết chung;
• Giải quyết được nhiều ưu tiên của sếp;
• Điều chỉnh lời đề nghị của bạn cho phù hợp với

từng đối tượng nghe;
• Hợp tác với các đồng nghiệp ở xa;
• Làm việc với sếp mới;
• Điều chỉnh vấn đề bè phái trong công sở.

10 -

PHẦN MỘT

Quản lý
sếp

- 11

Thiếu quan tâm đến việc quản lý sếp có thể khiến bạn
mất cơ hội thăng chức hay cơ hội biến ý tưởng tuyệt vời
của bạn thành hiện thực. Hiểu được mong muốn của
sếp và đội ngũ của ông ấy cũng như thấu suốt những ưu
tiên của họ sẽ mở ra nhiều cánh cửa cho bạn.

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải bợ đỡ
hay lôi kéo sếp bằng mánh khóe. Bạn không cần phải
cố nịnh họ. Bạn chỉ cần giúp những người mà bạn đang
làm việc dưới quyền thành công và ngược lại, điều đó
cũng giúp bạn thành công.

Phần này là cẩm nang về cách tạo ra mối quan hệ
đôi bên cùng có lợi với cấp trên. Bạn sẽ học được cách
trình bày vấn đề và cơ hội với họ, phản hồi cho họ, kết
nối với sếp của họ mà không phải đi đường vòng, xử trí
với nhiều vị sếp khó tính khác nhau – từ những người
kỹ tính đến dĩ hòa vi quý.

12 -

Quản lý sếp của bạn

- Linda A. Hill và Kent Lineback*

Quản lý sếp là việc quan trọng vì sếp của bạn đóng vai trò
cốt yếu trong thành công hay thất bại của bạn. Bạn có
thể nhờ cậy ảnh hưởng của sếp trong tổ chức theo nhiều
cách, ví dụ, bằng cách thu thập những thông tin quý giá,
giành được những nguồn lực cần thiết, đảm bảo sự ủng
hộ quan trọng cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp
của bạn. Khi bạn phải đối mặt với những cân nhắc đánh
đổi đầy khó khăn hay ra quyết định mà hệ quả có cả lợi
và hại cho đôi bên, thì kiến thức về tổ chức, hiểu biết,
lời khuyên từ sếp và việc tiếp xúc với các quản lý cấp

* Linda A. Hill là Giáo sư Khoa Quản trị Kinh doanh Wallace Brett Don-
ham và Trưởng khoa Sáng kiến Lãnh đạo của Trường Kinh doanh Har-
vard. Kent Lineback hiện là một tác giả và nhà đào tạo giám đốc. Ông đã
có nhiều năm làm quản lý và giám đốc trong nhiều doanh nghiệp lẫn tổ
chức chính phủ. Họ là đồng tác giả cuốn Being the Boss: The 3 Imperatives
for Becoming a Great Leader (tạm dịch: Làm sếp: Ba điều then chốt để trở
thành một nhà lãnh đạo xuất sắc), Harvard Business Review Press, 2011.

- 13

Quản lý sếp và đồng cấp

cao hơn có thể là vô giá. Khi công ty bạn chuyển đổi và
thay hình đổi dạng trong một thị trường bất ổn, một mối
quan hệ tốt ở đây sẽ trở thành điều kiện cần thiết để giúp
bạn vượt qua hỗn loạn. Còn một mối quan hệ không tốt
sẽ mang đến cho bạn rất nhiều bất lợi: ít ảnh hưởng hơn,
ít lời khuyên hay thông tin hơn, ít nguồn lực hơn, việc
hỗ trợ cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp bị hạn chế.
Trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị cô lập, phớt lờ, đẩy
ra ngoài – hành trình của bạn sẽ bế tắc, sự nghiệp của
bạn sẽ bị chệch đường ray.

TẠI SAO ĐÓ THƯỜNG LÀ MỘT MỐI QUAN HỆ
KHÔNG DỄ DÀNG?

Mối quan hệ này có thể gặp trục trặc vì hai lý do. Trước
hết, một người sếp thường đóng những vai trò đối lập
nhau, do đó có thể tạo ra sự lẫn lộn, như người hỗ
trợ và đánh giá. Thứ đến, chúng ta thường đưa kinh
nghiệm quá khứ với quyền hành vào trong mối quan
hệ sếp-nhân viên, điều có thể tạo ra những rắc rối và
phức tạp không cần thiết.

Đây là lĩnh vực mà việc trở thành nhân viên ưu
tú xét trên những đóng góp cá nhân có thể vẫn chưa đủ
để giúp bạn trở thành nhà quản lý. Là một người thực
thi xuất sắc, có lẽ bạn rất ít tương tác với sếp. Nếu thế,
nhiều khả năng bạn không phát triển được những kỹ
năng quản lý theo chiều dọc mà bạn cần.

14 -

Quản lý sếp của bạn

Bạn nhìn nhận sếp là người chỉ dẫn và thúc đẩy
hay người đánh giá và phán xét?

Bạn bị mắc kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, một
tình thế mà bạn cảm thấy bị đe dọa. Sếp không chỉ là
nguồn hỗ trợ triển vọng tuyệt vời, cả trong công việc
lẫn sự nghiệp mà còn là người đánh giá thành tích của
bạn. Để nhận được sự giúp đỡ từ sếp như một người
thúc đẩy, nhất là với những tiến bộ cá nhân, bạn phải
nói rõ những điểm yếu của mình. Nhưng nếu làm thế,
sếp bạn, với vai trò người đánh giá, có thể xem điểm
yếu của bạn như những thiếu sót nghiêm trọng. Nhiều
nhà quản lý đã xử lý tình thế tiến thoái lưỡng nan này
bằng cách tỏ ra họ tài giỏi và vẫn kiểm soát tình hình
ngay cả khi thực tế không phải vậy. Họ coi sếp như một
mối đe dọa hơn là đồng minh và như thế vô tình bỏ lỡ
sự trợ giúp hữu ích từ sếp.

Bạn có thấy rối trí về vai trò hai mặt của sếp
không? Bạn có khuynh hướng coi sếp chủ yếu là người
phán xử hay không? Liệu thái độ đó có khiến bạn cảm
thấy an toàn hơn không? Điều này cũng dễ hiểu thôi,
nhưng không phải lúc nào đó cũng là cách nhìn nhận
có ích nhất.

Bạn có thể làm gì đây? Đừng tự cho rằng sếp bạn
luôn là kiểu người phán xử hay chỉ dẫn. Thay vào đó, hãy
nghĩ vai trò hai mặt đó như những thái cực mà sếp của
bạn phải chuyển đổi qua lại tùy thuộc vào tình thế. Lúc

- 15

Quản lý sếp và đồng cấp

đầu, bằng những bước nhỏ ít rủi ro, hãy thử thách sự sẵn
lòng hỗ trợ bạn của sếp. Bằng cách đó, bạn có thể nhận
diện khi nào và ở đâu sếp bạn là người hướng dẫn thay vì
là người đánh giá. Hãy tìm hiểu ông ấy coi trọng điều gì
trong quản lý – chẳng hạn như lên kế hoạch cẩn thận, thái
độ quyết đoán, xây dựng sự đồng thuận – và đảm bảo rằng
bạn phát triển và thể hiện được những phẩm chất đó.

Bạn có nhìn thấy sếp cũ ở sếp hiện tại không?

Bạn cảm thấy thế nào về vị sếp hiện giờ? Bạn đáp lại
quyền hành nói chung và những người có quyền nói
riêng ra sao? Nếu phần lớn các vị sếp của bạn khiến bạn
thất vọng và không đáp ứng được điều bạn mong muốn,
thì bạn và họ có thể là nạn nhân của cảm xúc mà bạn
mang theo từ các trải nghiệm quá khứ. Hãy ngẫm nghĩ
lại lịch sử và những cảm xúc bạn có. Lịch sử đó có thể
đưa bạn tới chỗ nhìn nhận vị sếp hiện giờ không phải
như chính họ, mà là một hỗn hợp hình tượng từ những
vị sếp trong quá khứ của bạn, với tất cả cảm xúc tiêu cực
và tích cực tràn về từ quá khứ đó. Nếu bạn không ý thức
được những cảm xúc đó, bạn sẽ như cá nằm trên thớt.

SẾP MONG ĐỢI NHỮNG GÌ Ở BẠN?

Bạn và sếp bạn đồng ý với nhau về những mục tiêu cá
nhân thường niên để hỗ trợ cho những mục tiêu lớn

16 -

Quản lý sếp của bạn

hơn của tổ chức. Thế còn những mong đợi bất thành
văn thì sao? Bạn nên làm gì ngoài mô tả công việc chính
thức để khiến mình trở thành người không thể thiếu
được với sếp và tổ chức của bạn?

• Hợp tác. Vượt qua những khác biệt giữa bạn và
người khác để các bạn có thể cùng nhau làm việc
một cách hiệu quả – ngay cả nếu các bạn không
thích nhau.

• Chủ động. Đừng tỏ ra miễn cưỡng trong việc kết
nối với những ý tưởng chưa được chứng minh,
nhất là nếu những ý tưởng này cần sự phối hợp
giữa nhiều phòng ban hay đã vượt qua ranh giới
của các bộ phận chức năng. Hãy giơ tay cao lên
và bạn sẽ trèo lên bậc thang nhanh hơn những
người không làm thế.

• Phát triển nhân viên của bạn. Hãy chủ động quan
tâm tới sự phát triển của những nhân viên dưới
quyền như với chính bạn – thậm chí quan tâm
nhiều hơn. Hãy cố gắng chỉ ra sai lầm và ca ngợi
người của bạn khi họ cần điều đó. Trong các
đánh giá thành tích, hãy nhận xét mọi người thật
cụ thể, thẳng thắn và hữu ích.

• Cập nhật. Thường xuyên đọc và theo dõi tin tức.
Những gì xảy ra trên thế giới sẽ ảnh hưởng tới
những gì xảy ra với đội nhóm, thị trường và đối

- 17

Quản lý sếp và đồng cấp

thủ cạnh tranh của bạn. Bạn cũng cần biết điều
gì đang xảy ra với khách hàng của bạn – họ đang
thay đổi ra sao, đối thủ của họ đang biến chuyển
thế nào, và công nghệ cùng những sự kiện trên
thế giới đang ảnh hưởng tới chiến lược của họ
như thế nào. Mối quan hệ với khách hàng là một
tài sản then chốt: Hãy kéo họ tham gia vào công
việc của bạn.

• Thúc đẩy sự phát triển bản thân. Hãy học hỏi và phát
triển không ngừng – không nhất thiết là bạn phải
tới trường, mà có thể qua việc tiếp xúc với những
con người và ý tưởng mới. Hãy tìm kiếm những
phản hồi từ sếp và chấp nhận những công việc có
yêu cầu cao.

• Sẵn sàng cho mọi tình thế. Hãy thể hiện hành vi tích
cực ngay cả trong những lúc khó khăn. Bạn sẽ
duy trì được khả năng của bản thân, qua đó tạo
động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên của
bạn dù cho có điều gì xảy ra đi chăng nữa.

Phỏng theo What Your Leader Expects of You
(tạm dịch: Lãnh đạo của bạn trông đợi điều gì ở bạn)
của Larry Bossidy, Harvard Business Review.

Mặt khác, bạn có thể quá phụ thuộc vào cấp trên,
thay vì phản kháng. Sự tuân phục thái quá và tự động

18 -

Quản lý sếp của bạn

làm theo mà không cần đặt câu hỏi cũng không phải là
cách hiệu quả. Những ai phản ứng kiểu này không bao
giờ bất đồng ý kiến hay phản bác, ngay cả khi họ đúng
hay khi đó là điều tốt nhất cho họ.

Cả sự phản kháng và tuân phục quá mức trước
quyền hành đều sẽ khiến bạn không nhìn nhận sếp
mình một cách rõ ràng và thực tế, đồng thời cản trở
bạn đảm bảo công việc và có được những lợi ích cá
nhân từ mối quan hệ tốt đẹp với sếp mình.

QUAN HỆ CỦA BẠN VỚI SẾP NÊN THẾ NÀO?

Bạn có nhận ra rằng quan hệ của bạn với sếp thực ra là
tương thuộc lẫn nhau? Sếp bạn phụ thuộc vào bạn và
cần sự cam kết, ủng hộ của bạn để thành công. Cũng
như có khi bạn phải nương cậy vào nhân viên của
mình, sếp của bạn cũng có thể đang vật lộn với việc ông
ấy phụ thuộc vào bạn trong những báo cáo của mình.

Hãy nghĩ mối quan hệ đó như một cuộc hợp tác
mà trong đó các bên phụ thuộc lẫn nhau để thành công.
Mỗi bên có thể ảnh hưởng đến nhau theo những cách
giúp nhau cải thiện thành tích. Tất nhiên, đó không
phải là một mối quan hệ bình đẳng, nhưng cũng không
phải hoàn toàn một chiều. Thông thường, bạn sẽ có
một số không gian để thương lượng và tạo ra một mối
quan hệ hiệu quả với cả hai.

- 19

Quản lý sếp và đồng cấp

Đánh giá quan hệ hiện tại của bạn

Quan hệ hiện tại của bạn có phải là một mối quan hệ
hợp tác? Bạn có thể thảo luận một cách bình thường,
góp ý mang tính xây dựng về công việc với sếp bạn
không? Nếu không thì tại sao?

Đừng cho rằng bạn có thể tạo nên những thay
đổi đáng kể đối với cách suy nghĩ hay làm việc của sếp
bạn. Khả năng cao nhất mà bạn có thể làm là thúc sếp đi
theo hướng tốt hơn cho bạn. Điều này chắc chắn đáng
để bạn bỏ công ra làm. Nhưng cũng nên biết bạn khó
có khả năng tạo ra những thay đổi lớn lao.

Hiểu được điều đó, hãy sử dụng những câu hỏi sau
để đánh giá và cải thiện mối quan hệ của bạn. Những câu
hỏi này tập trung vào những gì bạn có thể làm được.

Bạn có đáp ứng sự kỳ vọng không?

Chắc chắn, nhân tố then chốt cho một mối quan hệ tốt
là khả năng bạn làm được việc như trông đợi.

Kết quả. Các mục tiêu hoạt động tạo nền tảng cho
mối quan hệ hiện giờ của bạn. Nếu bạn và nhóm của
bạn không mang lại những kết quả như trông đợi, bạn
khó lòng có được mối quan hệ hợp tác tốt. Điều này
không chỉ phụ thuộc vào kết quả bạn đạt được, mà cả
vào việc bạn đạt được chúng như thế nào. Nếu bạn đạt
được doanh số, nhưng sếp suốt ngày phải nghe những

20 -

Quản lý sếp của bạn

lời than phiền về việc bạn ép uổng những nhóm khác
như thế nào, ông ấy có lẽ sẽ không coi bạn là người
“đáp ứng được sự trông đợi”.

Thông tin. Nhưng kết quả không phải là sự trông
đợi duy nhất. Khi có chuyện xảy ra, bạn có báo cho sếp
biết không? Hãy thỏa thuận thẳng thắn về việc bạn sẽ
báo cáo tiến độ công việc bao lâu một lần và theo cách
nào. Hãy phát triển khả năng cảm nhận được điều sếp
bạn muốn biết. Một số vị muốn biết về các hợp đồng
lớn; số khác lại ít quan tâm hơn. Nhìn chung, không
người nào thích bị bất ngờ hay không biết một số việc
mà họ lẽ ra phải biết. Nếu bạn nhất định phải phạm lỗi,
hãy phạm lỗi vì cung cấp quá nhiều thông tin cho sếp.
Nhiều vị sếp thực ra muốn biết nhiều thông tin hơn
những gì họ vẫn yêu cầu, nên bạn hãy tìm kiếm sự cân
bằng thích hợp thông qua trải nghiệm của mình. Bạn
cũng cần tìm hiểu sếp mình muốn nhận được thông tin
thế nào: báo cáo viết qua e-mail, gặp mặt trực tiếp nếu
có thể hay qua cuộc gọi video.

Sự ủng hộ và trung thành. Mục tiêu của bạn là tạo
dựng mối quan hệ hiệu quả cho cả hai bên, và điều đó đòi
hỏi một mức độ ủng hộ và trung thành nhất định. Cũng
như việc bạn muốn sếp quan tâm tới mình, nhân viên
của bạn muốn bạn quan tâm tới họ, thì sếp bạn cũng
muốn nhận được sự quan tâm và lo lắng từ bạn.

- 21

Quản lý sếp và đồng cấp

Hãy rộng lượng và suy đoán ý định của họ theo
chiều hướng tốt nhất, ngay cả khi bạn không đồng tình
với họ. Hãy bày tỏ sự không đồng ý như một ý kiến bạn
đề ra nhằm hỗ trợ cho sự thành công của sếp bạn. Một số
người quá nhấn mạnh từ trung thành. Chúng tôi không
có ý là trung thành mù quáng, nhưng những người trung
thành thường có quyền chất vấn và bất đồng với sếp khi
có dịp. Những ai lên tiếng chỉ khi bất đồng thường ít có
tầm ảnh hưởng hơn những người đã bày tỏ sự ủng hộ
trước đó. Nên vào những lúc mà bạn thật sự nhất trí với
sếp, hãy nói điều đó rõ ràng và dứt khoát.

Bạn không thể thành công trong mối quan hệ
mà không làm lợi cho sếp mình; các bạn sẽ thăng tiến
hoặc đi xuống cùng nhau. Nhiệm vụ của bạn là khiến cả
hai cùng làm việc hiệu quả. Hãy giúp sếp bạn phát huy
những điểm mạnh của cô ấy và khắc phục hay tránh
những điểm còn hạn chế.

Sếp có tin tưởng bạn không?

Nền tảng cho mọi mối quan hệ là lòng tin, và mối quan
hệ với sếp bạn không phải ngoại lệ. Liệu ông ấy có thể
trông cậy rằng bạn sẽ làm điều đúng đắn? Nếu bạn cảm
thấy bị quản lý quá chi li, lý do có thể là bạn đã lơ là
trong việc tạo lập lòng tin. Điều cốt lõi của việc xây
dựng lòng tin là trao đổi với nhau về điều mà cả hai
cùng nghĩ là “điều đúng đắn phải làm”.

22 -


Click to View FlipBook Version