THÔNG ĐIỆP TỪ BAN GIÁM ĐỐC
Chúng tôi rất vui mừng chào đón bạn trở thành thành viên của Công ty TNHH Dược phẩm Dragon. Với năng lực và
kinh nghiệm, trải qua các cuộc phỏng vấn, vượt qua những ứng cử viên, bạn đã được tuyển chọn vào làm việc tại
đây. Chúng tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng Công ty phát triển lâu dài và bền vững.
Chúng ta sẽ cùng chia sẻ những cơ hội, những thách thức, sự thành công và những lợi ích trong tương lai. Chúng
tôi tin tưởng và kỳ vọng mỗi bạn sẽ phát huy tối đa tinh thần làm việc sáng tạo, khả năng tự hoàn thiện để tạo sức
mạnh và động lực thúc đẩy những thành viên khác trong Công ty. Vì vậy, chúng tôi luôn ủng hộ một tinh thần làm
việc hợp tác, tin cậy và cởi mở trong toàn Công ty.
Đây không chỉ là ngày bắt đầu công việc của bạn ở Công ty mà còn là bước khởi đầu phát triển sự nghiệp của bạn.
Sổ tay nhân viên này nhằm giúp bạn nắm được những thông tin, các nội quy, quy định, các quyền lợi và nghĩa vụ,
trách nhiệm của bạn đối với Công ty. Chúng tôi mong bạn sử dụng cuốn Sổ tay này như một nguồn cung cấp thông
tin khi cần thiết.
Chúc bạn luôn thành công và có được một tương lai đầy hứa hẹn tại Công ty chúng ta.
Trân trọng,
GIÁM ĐỐC
BÙI VIỆT HƯNG
1
MỤC LỤC 1
7
THÔNG ĐIỆP TỪ BAN GIÁM ĐỐC 8
PHẦN 1 - GIỚI THIỆU CÔNG TY 10
PHẦN 2 - VĂN HÓA CÔNG TY 10
PHẦN 3 - QUY TẮC ỨNG XỬ 11
1. Ứng xử của nhân viên với Công ty 11
2. Ứng xử trong công việc 12
3. Ứng xử với đồng nghiệp 12
4. Ứng xử giữa cấp trên và nhân viên 12
5. Ứng xử với khách hàng, đối thủ 13
5.1 Đối với khách hàng/đối tác 13
5.2 Đối với đối thủ cạnh tranh
6. Ứng xử với cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương 13
14
PHẦN 4 – NGHI THỨC GIAO TIẾP 14
1. Nghi thức chào hỏi 15
2. Nghi thức bắt tay 15
3. Nghi thức với danh thiếp 15
3.1 Sử dụng danh thiếp
3.2 Trao - Nhận danh thiếp
2
4. Nghi thức giới thiệu và tự giới thiệu 16
5. Nghi thức trò chuyện trực tiếp 16
6. Nghi thức hội họp 16
7. Nghi thức tổ chức tiệc chiêu đãi 17
8. Giao tiếp qua điện thoại 19
8.1 Khi gọi điện 19
8.2 Khi nhận điện thoại 19
9. Giao tiếp qua email 20
PHẦN 5 - QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY 21
1. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi 21
1.1 Thời giờ làm việc 21
1.2 Giờ ăn ca 21
2. Tác phong - Trang phục 21
2.1 Tác phong 21
2.2 Trang phục 22
3. Đế n và rời khỏi nơi làm việc 23
4. Tiế p khách 23
5. Sử dụng bếp ăn, phòng họp 24
5.1 Sử dụng bếp ăn 24
5.2 Sử dụng phòng họp 24
3
6. Quy định sử dụng các thiết bị, phương tiện và các công cụ hỗ trợ 24
6.1 Sử dụng máy tính 25
6.2 Sử dụng máy tính, máy in, máy photocopy, thiết bị trong văn phòng 25
6.3 Sử dụng văn phòng phẩm, dụng cụ, vật tư 25
6.4 Sử dụng email 25
6.5 Internet/Phần mềm/Mạng LAN 26
7. Bảo mật thông tin 26
8. Cập nhật thông tin cá nhân 27
9. Nề nế p, trật tự trong Công ty 27
10. Quản lý và sử dụng tài sản 28
11. Môi trường làm việc an toàn 28
12. Các hành động dẫn đến xung đột lợi ích 29
13. Đào đạo kiế n thức và kỹ năng 29
PHẦN 6 - CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH - PHÚC LỢI 30
1. Chính sách tuyển dụng 30
1.1 Nhân viên mới 30
1.2 Hợp đồng lao động 31
1.3 Chấm dứt hợp đồng lao động 31
1.4 Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của Công ty 31
1.5 Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của nhân viên 32
4
1.6 Điều chuyển công tác nội bộ 32
2. Chế độ BHXH, BHYT và BHTN 33
2.1 Bảo hiểm Xã hội (BHXH) 33
2.2 Bảo hiểm Y tế (BHYT) 33
2.3 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 33
3. Nghỉ lễ, phép hàng năm và chế độ nghỉ khác 33
3.1 Thời gian nghỉ phép năm 33
3.2 Những ngày nghỉ được hưởng lương 34
3.3 Nghỉ việc riêng 34
3.4 Nghỉ ốm 35
3.5 Một số quy định chế độ cho nhân viên nữ 35
3.6 Nghỉ không hưởng lương 37
4. Lương 37
4.1 Phân loại và đánh giá kết quả hoàn thành công việc của phòng/bộ phận/nhân viên 37
4.2 Cách xét duyệt tăng/giảm lương 37
4.3 Đối với lương thời gian, lương ngoài giờ 38
5. Thưởng 38
6. Ăn ca 39
7. Chế độ du lịch 39
8. Cưới hỏi 40
9. Tang lễ 40
10. Chế độ phúc lợi 40
5
11. Tiệc cuối năm 42
12. Công tác phí 42
12.1 Quy định về công tác phí 42
12.2 Điều kiện để được thanh toán công tác phí 42
12.3 Chế độ công tác phí và phụ cấp đi lại 43
13. Các khoản phụ cấp khác 43
14. Tham gia các hoạt động tập thể 43
PHẦN 7 – ĐỀ BẠT VÀ KHEN THƯỞNG 44
1. Chính sách đề bạt 44
2. Chính sách khên thưởng 44
PHẦN 8 – KỶ LUẬT 45
1. Yêu cầu chung 45
2. Các hình thức kỷ luật 45
2.1 Khiển trách 46
2.2 Phạt tiền - Bồi thường 46
2.3 Cách chức hoặc thuyên chuyển công tác 47
2.4 Sa thải 47
LỜI KẾT
6
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CÔNG TY
Công ty TNHH Dược phẩm Dragon, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106475966 cấp
lần đầu ngày 10/03/2014
Ngành nghề kinh doanh:
✓ Buôn bán, bán lẻ thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế thông thường;
✓ Buôn bán, bán lẻ mỹ phẩm;
✓ Kinh doanh hoá chất (trừ hoá chất nhà nước cấm);
✓ Sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng, dinh dưỡng;
✓ Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Một số thông tin cơ bản:
Công ty TNHH Dược phẩm Dragon
Tên viết tắt: DRAGON PHARMA CO., LTD
Địa chỉ đăng ký: Số 56, ngõ 139 Khương Thượng, P. Khương Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Địa chỉ giao dịch: Số 395 Nguyễn Khang, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
MST: 0106475966
Giám đốc: Bùi Việt Hưng
Với đội ngũ nhân viên năng động, tập thể lãnh đạo trẻ trung đầy kinh nghiệm và các cộng tác viên uy tín, mọi
thành viên trong gia đình Dược Phẩm Dragon cùng gắn bó hoạt động vì lợi ích chung của Công ty.
7
PHẦN 2
VĂN HÓA CÔNG TY
1. Đoàn kết, Hợp tác
− Nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể, đồng tâm hiệp lực phấn đấu vì sự nghiệp phát triển
chung, chống lại mọi biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và hình ảnh của Công ty.
− Hợp tác cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ, không đùn đẩy trách nhiệm.
− Hãy trau dồi bản thân để mọi người thấy hợp tác với bạn là điều đáng làm.
2. Dân chủ, Kỷ cương
− Dân chủ là nền tảng để phát huy sáng tạo và tập hợp trí tuệ tập thể.
− Kỷ cương là những phép tắc, lề lối làm cho cuộc sống, xã hội, tổ chức, gia đình ngày càng tốt hơn;
− Khi cảm thấy hài lòng về bản thân, mỗi người sẽ làm việc có hiệu quả.
3. Dám nghĩ, Dám làm
Dám nghĩ:
− Luôn luôn tư duy, suy nghĩ năng động, sáng tạo
− Luôn luôn nghĩ đến điều tốt để cuộc sống tốt hơn
− Bạn nghĩ bạn là người thế nào thì bạn là thế đó
− Hãy nghĩ cách nào để bạn có thể làm tốt hơn, nhiều hơn
− Bạn nghĩ công việc của bạn là quan trọng thì bạn có những phẩm chất cần có
8
Dám làm:
− Hãy phát triển thói quên hành động, nói đi đôi với làm
− Dám chịu trách nhiệm cá nhân trước công việc được giao.
4. Năng động, Sáng tạo
− Luôn chủ động, tìm tòi, tạo ra các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp mới trong tất cả các hoạt động.
− Không bao giờ hài lòng, thỏa mãn với kết quả đã đạt được.
− Cải tiến liên tục để phát triển.
− Học tập cái mới, không ngừng sáng tạo để thành công
5. Tận tâm, chuyên nghiệp
− Đam mê công việc mình đảm nhận, quyết tâm đêo đuổi công việc đến cùng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn
để tạo ra những kết quả tốt nhất.
− Tận tâm với gia đình, khách hàng, cơ quan, mục tiêu, những tiêu chí đặt ra.
− Nhanh nhẹn, chính xác, sáng tạo trong công việc, biết tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra.
− Có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Duy trì sự ổn định trong công việc ở cường độ và chất lượng cao, đáng
tin cậy.
− Tư duy tích cực trước những khó khăn. Hiểu được mức độ ảnh hưởng trong quyết định của mình tới những
hoạt động khác.
9
6. Coi trọng chữ “TÍN”
− Luôn xem chữ “Tín” là danh dự của chính mình; Luôn chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi và nỗ lực hết mình
để đảm bảo đúng cam kết.
− Thể hiện sự uy tín, chính trực trong công việc, đã hứa thì phải làm, đã làm thì phải hiệu quả.
✓ Tín với đồng nghiệp.
✓ Tín với khách hàng
✓ Thành công bất đầu từ niềm tin chữ “TÍN”
PHẦN 3
QUY TẮC ỨNG XỬ
1. Ứng xử của nhân viên với Công ty
− Tuân thủ quy chế, quy định của Công ty và các quy định của pháp luật;
− Quan tâm gìn giữ, phát huy thương hiệu và hình ảnh của Công ty;
− Tôn trọng và giữ gìn môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết, nhân ái;
− Không có hành động hoặc lời nói gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của Công ty;
− Những hành động gian lận để báo cáo hoặc vụ lợi cá nhân được coi là một hành động phá hoại Công ty;
− Sẵn sàng đặt lợi ích của tập thể lên trên quyền lợi cá nhân vì mục tiêu chung của Công ty;
− Luôn tin tưởng vào tương lai phát triển của Công ty, tin vào sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển lâu
dài của Công ty.
10
2. Ứng xử trong công việc
− Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tận tâm với công
việc, sẵn sàng vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
Không được ĐỔ LỖI, trốn tránh, đùn đẩy, thoái thác công việc.
Không nói LÝ DO – chỉ nói KẾT QUẢ.
Không TRANH CÃI – chỉ nói GIẢI PHÁP
− Làm việc có kế hoạch và đã làm là làm đến tận cùng.
− MINH BẠCH, NHANH CHÓNG và CHÍNH XÁC trong mọi công việc được giao.
− Chủ động hợp tác trong công việc và cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; không gây khó khăn, cản trở
khi phối hợp giải quyết công việc.
− Tích cực phát hiện những vấn đề rủi ro trong hệ thống và quy trình làm việc của Công ty, báo cáo và tìm
biện pháp khắc phục kịp thời các vấn đề đó trước khi nó xảy ra.
− Tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và đổi mới nhằm đêm lại hiệu quả cao trong công việc
3. Ứng xử với đồng nghiệp
− Tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ và tương trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống.
Thăm hỏi nhau khi gia đình có tin vui hay tin buồn.
− Luôn chào hỏi, mỉm cười khi gặp nhau.
− Biết CẢM ƠN, XIN LỖI đúng lúc.
− Biết lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp; chân thành, thẳng thắn và thiện chí khi góp ý cho đồng nghiệp;
Có thái độ khiêm tốn, cầu thị trong mọi mối quan hệ.
− Không định kiến, bè phái, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong Công ty;
11
− Tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân, tôn trọng quyền, phẩm giá, các quan điểm và sự riêng tư của mỗi cá
nhân, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp;
4. Ứng xử giữa cấp trên và nhân viên
− Cấp trên phải tôn trọng và hết lòng với nhân viên; luôn gương mẫu, tận tụy và trách nhiệm với công việc;
giao cho nhân viên các công việc phù hợp, khả thi, cung cấp đầy đủ nguồn lực, lắng nghe các ý kiến phản hồi
của nhân viên và hỗ trợ nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao; luôn biết dành những lời khen ngợi,
khích lệ động viên để thể hiện sự trân trọng những cố gắng và nỗ lực của nhân viên.
− Cấp trên phải tìm ra và xử lý có hiệu quả những mâu thuẫn, xung đột căn bản về lợi ích trong bộ phận mình
quản lý.
− Nhân viên chấp hành nghiêm túc sự phân công của cấp trên; tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ uy tín, danh dự của
họ;
5. Ứng xử với khách hàng, đối thủ
5.1 Đối với khách hàng/đối tác:
− Chủ động chào hỏi khách trước và giúp đỡ nhiệt tình khi thấy khách cần giúp đỡ.
− Mỉm cười thân thiện, đứng thẳng chào đón khách hàng khi họ cách mình khoảng từ 2m
− Thái độ lịch sự, thân thiện, tôn trọng, bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Giọng nói nhẹ nhàng.
− Luôn hồi đáp trong các cuộc đối thoại với khách hàng bằng những từ ngữ đệm: dạ, vâng, vâng ạ.
− Hãy chăm chú lắng nghe tất cả những điều khách hàng nói và khách hàng hỏi.
− Khách hàng luôn đúng. Không tranh luận thắng thua với khách hàng, phải mềm mỏng trong giải quyết các
bất đồng.
12
− Không được gây phiền phức cho khách hàng, xách nhiễu khách hàng, thông đồng với khách hàng vì mục
đích tư lợi cá nhân.
− Giải quyết nhanh, đúng hạn, đúng quy định, đầy đủ, rõ ràng những yêu cầu của khách hàng.
− Thực hiện đúng cam kết với khách hàng/đối tác.
− Đảm bảo bí mật thông tin trong các quan hệ giao dịch.
5.2 Đối với đối thủ cạnh tranh:
− Không chủ quan, coi thường đối thủ
− Không sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh
− Luôn phân tích, hiểu rõ mọi hoạt động của đối thủ cạnh tranh để có những quyết sách đúng đắn, kịp thời.
− Học hỏi những điểm mạnh của đối thủ trên cơ sở phù hợp môi trường của Công ty.
− Đảm bảo bí mật thông tin của Công ty.
6. Ứng xử với cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương
− Luôn tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật; tuân thủ các luật, các hiệp định quốc tế... : Luật Doanh
nghiệp, Bộ Luật lao động, Luật Dược, các luật thuế…
− Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng
để giải quyết công việc một cách hiệu quả;
− Cam kết tuân thủ các quy định của địa phương; Động viên, khuyến khích nhân viên tích cực tham gia và
đóng góp cho các hoạt động xã hội của địa phương;
13
PHẦN 4
NGHI THỨC GIAO TIẾP
1. Nghi thức chào hỏi
Nhân viên trong Công ty gặp nhau phải chào hỏi lịch sự, thân thiện đúng mực.
Khi chào hỏi phải luôn đứng tư thế thẳng, mắt nhìn người đối diện, cười thân thiện, thể hiện sự tôn trọng và chân
thành.
Thứ tự chào hỏi: Nhân viên chào cấp trên trước, người ít tuổi chào người lớn tuổi trước và người kia chào đáp lại
bằng gật đầu, mỉm cười.
2. Nghi thức bắt tay
− Tư thế thẳng đứng, mắt nhìn thẳng vào mắt người đối diện, mỉm cười; dùng tay phải để bắt tay. Người bắt
tay phải chủ động, dứt khoát, không nắm quá chặt, không xiết quá mạnh, không lắc quá nhiều, không giữ
quá lâu. Ngược lại không nắm hững hờ, hời hợt.
− Những lưu ý trong khi bắt tay:
✓ Không cúi lưng, cong gập người, tỏ thái độ khúm núm.
✓ Không liếc ngang liếc dọc hoặc nhìn sang người thứ 3.
✓ Không đêo găng tay, đội mũ, đêo kính đên khi bắt tay.
✓ Không được một tay bắt, một tay bỏ vào túi quần.
✓ Không cười nói vồn vã, huênh hoang với thái độ quá khích.
− Quyền đưa tay ra bắt:
✓ Giữa nam và nữ: Nam giới phải đợi nữ giới giơ tay ra trước mới được bắt. Nếu nữ giới không giơ tay,
có nghĩa là không muốn bắt tay, có thể gật đầu hoặc nghiêng mình để tỏ ý.
✓ Giữa chủ và khách: Chủ phải giơ tay ra trước để tỏ ý chào đón khách.
14
✓ Giữa người lớn tuổi và ít tuổi: Người ít tuổi hơn phải đợi người lớn tuổi đưa tay ra trước.
✓ Giữa cấp trên và cấp dưới: Cấp dưới phải đợi cấp trên giơ tay ra trước để tỏ ra tôn trọng. Nhiều người
đồng thời giơ tay ra trước để tỏ ý tôn trọng.
− Bắt tay lần lượt theo thứ tự: Người có chức vụ cao, người cao tuổi, người đến trước, người đến sau.
− Hãy nhớ rằng mục đích của bắt tay trong công việc là chào hỏi, tạm biệt, thể hiện sự chúc mừng hay nhất trí
về một vấn đề gì đó. Vì thế, phải thực hiện nó bằng sự ấm áp, thân thiện và chân thành.
3. Nghi thức với danh thiếp
3.1 Sử dụng danh thiếp
− Danh thiếp được trao cho khách khi mới tiếp xúc, khi đến dự họp hoặc hội thảo.
− Không dùng danh thiếp đã cũ, nhàu nát, gãy góc và bẩn. Mẫu danh thiếp được sử dụng thống nhất theo quy
định của Công ty.
3.2 Trao - Nhận danh thiếp
− Người tự giới thiệu sẽ đưa danh thiếp trước, người được giới thiệu đưa danh thiếp ngay sau khi nhận được
danh thiếp của người tự giới thiệu.
− Nên đưa và nhận danh thiếp bằng 2 tay
− Nếu 2 bên trao danh thiếp cùng lúc thì đưa bằng tay trái và nhận bằng tay phải;
− Đưa mặt chính của danh thiếp hướng lên phía trên, hướng đặt danh thiếp nên để phần họ tên thuận theo
hướng nhìn của người nhận, giúp họ dễ dàng đọc được tên trên danh thiếp.
− Đứng lên khi đưa danh thiếp. Gật đầu nhẹ khi nhận danh thiếp.
− Giữ khoảng cách 1 cánh tay khi nhận danh thiếp, nhìn và xác nhận lại thông tin trên danh thiếp.
− Khi trao đổi danh thiếp với nhiều người, hãy bắt đầu với người ở vị trí cao nhất, nhiều tuổi nhất hoặc người
gần mình nhất.
15
− Sắp xếp lại danh thiếp sau khi nhận, nên ghi nhớ những thông tin trên danh thiếp của người đã gặp.
− Khi trao danh thiếp: Cử chỉ thân thiện, chào xã giao và tự giới thiệu một số thông tin cơ bản: Tên, chức vụ,
bộ phận hoặc Công ty.
− Khi nhận danh thiếp: Nên cầm vào hai góc bên dưới của danh thiếp kèm theo lời: “cảm ơn”, hoặc gật đầu
nhẹ, thể hiện sự tôn trọng đối với người trao danh thiếp.
4. Nghi thức giới thiệu và tự giới thiệu
− Khi giới thiệu hay tự giới thiệu nên thể hiện sự nghiêm túc, thân thiện, cử chỉ lịch thiệp, nói từ tốn, rõ ràng,
ngắn gọn.
− Khi giới thiệu hoặc tự giới thiệu cần giới thiệu đầy đủ những thông tin cơ bản: Tên, chức vụ, nơi công tác.
− Thứ tự ưu tiên khi giới thiệu:
✓ Người ít quan trọng phải được giới thiệu với người quan trọng hơn;
✓ Cấp dưới với cấp trên;
✓ Người ít tuổi hơn với người lớn tuổi hơn;
✓ Người sở tại với khách tới thăm.
5. Nghi thức trò chuyện trực tiếp
− Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, tránh dùng những từ đệm, từ trừu tượng, từ ngữ địa phương,
vùng miền hoặc từ chuyên môn.
− Nói đủ nghe, không nói nuốt lời; Không cắt ngang, cướp lời người khác.
− Sử dụng danh xưng một cách đúng mực, lịch sự.
6. Nghi thức hội họp
16
− Chuẩn bị đầy đủ nội dung, luôn mang theo giấy, bút và các tài liệu cần thiết để trình bày hay thảo luận.
− Đến trước ít nhất 5 phút trước khi cuộc họp bắt đầu. Trường hợp vì lý do chính đáng không thể tham gia
cuộc họp hoặc đến muộn phải báo cáo với Ban tổ chức.
− Hiểu rõ những yêu cầu và nội dung cuộc họp nói chung và trách nhiệm của bản thân nói riêng, nếu có những
điểm chưa rõ hoặc không đồng ý thì phải trao đổi với Ban tổ chức.
− Trong phòng họp, phải ngồi ngay ngắn, không ngồi nghiêng ngửa, dạng chân, đặt chân lên ghế. Giữ trật tự,
tập trung theo dõi, ghi chép các nội dung cần thiết; không nói chuyện và làm việc riêng như: đọc sách, báo,
chơi trò chơi trên máy điện thoại,…
− Tắt điện thoại di động hoặc để ở chế độ rung (hoặc im lặng) để không làm ảnh hưởng đến người khác. Hạn
chế nghê điện thoại trong giờ họp. Trường hợp thật cần thiết, người nghe phải ra khỏi phòng họp.
− Tôn trọng ý kiến của người khác, không thể hiện thái độ tiêu cực, thiếu tinh thần xây dựng trong khi họp.
− Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác trước khi trình bày ý kiến của riêng mình. Phát biểu ý kiến theo sự
điều hành của Người điều hành cuộc họp.
− Đăng ký hoặc đưa ra tín hiệu trước khi phát biểu; tránh ngắt lời người khác.
− Không bỏ về nửa chừng, không ra vào, đi lại tùy tiện trong phòng họp. Chỉ rời phòng họp khi kết thúc cuộc
họp hoặc có việc gấp, quan trọng hơn cần giải quyết nhưng phải xin ý kiến Người điều hành cuộc họp.
− Không được tiết lộ thông tin của cuộc họp cho các đối tượng không liên quan.
7. Nghi thức tổ chức tiệc chiêu đãi
− Xây dựng chương trình cụ thể, chi tiết cho bữa tiệc, bao gồm:
✓ Hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm, người làm chủ tiệc;
✓ Thành phần, số lượng khách tham gia, thực đơn;
17
✓ Lựa chọn địa điểm có không gian rộng rãi, đầy đủ ánh sáng và đảm bảo sự yên tĩnh để có thể trò
chuyện
− Ban tổ chức phải đến trước và về muộn để đón, bố trí chỗ ngồi và tiễn khách. Nhân viên tham dự tiệc phải
có mặt đúng giờ; tuyệt đối không đến muộn.
− Bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc phải tương xứng với cương vị của khách, đảm bảo thoải mái, rộng rãi. Xếp xen kẽ
nam và nữ, chủ và khách, vợ - chồng ngồi cạnh nhau.
− Dành quyền lựa chọn thực đơn cho khách; lưu ý những khác biệt về tôn giáo, phong tục và sở thích ẩm thực
của khách trong lựa chọn món ăn.
− Trang phục: Trang phục dự tiệc phải phù hợp với bữa tiệc, lịch sự, trang nhã, thoải mái tự tin trong giao
tiếp.
− Khi ngồi vào bàn tiệc:
✓ Ngồi ăn với tư thế đàng hoàng, tự nhiên.
✓ Nên ăn uống nhẹ nhàng và tế nhị, tránh gây tiếng động trong bữa ăn
✓ Vừa ăn có thể vừa nói chuyện với người bên cạnh, tuy nhiên khi trong miệng đang nhai thức ăn thì
không nói chuyện.
✓ Trong bữa tiệc có thể nói chuyện vui vẻ hòa nhập vào các chủ đề một cách cởi mở và
✓ thân thiện, không bàn bạc quá sâu vào vấn đề riêng tư, chính trị, không tiết lộ bí mật của Công ty mình.
✓ Không ép khách uống nhiều rượu, bản thân không uống nhiều, tuyệt đối không để say rượu, bia dẫn
đến hành vi thiếu kiểm soát.
✓ Nếu có điện thoại hoặc có việc muốn ra ngoài cần lặng lẽ ra không gây chú ý cho người khác.
✓ Để nhân viên phục vụ dọn bát đĩa khi đã dùng xong. Không tự ý đẩy sang bên cạnh phía khách ngồi
hoặc sắp xếp lại bàn tiệc.
18
✓ Sử dụng khăn ăn nhẹ nhàng và kín đáo khi đã dùng xong bữa. Gấp phần khăn dính thức ăn, son môi…
vào phía trong. Khi sử dụng tăm nên chê miệng.
✓ Quan sát bàn tiệc để không kết thúc quá nhanh hoặc quá chậm so với mọi người.
✓ Chủ tiệc không ăn xong trước khách mời.
− Một số lưu ý khi dự tiệc buffet:
✓ Chọn món: Nên đi xung quanh xêm thực đơn buffêt nhà hàng và quyết định chọn món sẽ thử.
✓ Thứ tự lấy đồ ăn: Món khai vị (súp, salad, nộm, gỏi), món chính (luộc, nướng, chiên xào, cơm, mỳ, bún,
phở), món tráng miệng (hoa quả, bánh ngọt)
✓ Chỉ nên lấy không quá hai đĩa cùng lúc, mỗi đĩa chỉ nên có khoảng 2-3 món, mỗi thứ một ít.
✓ Tuyệt đối không lấy hộ đồ ăn cho người khác và không được để thức ăn thừa trong đĩa.
✓ Xếp hàng chờ người khác lấy thức ăn để đến lượt mình, không chen lấn, xô đẩy, tranh giành, làm xấu
hình ảnh của mình.
8. Nghi thức giao tiế p qua điện thoại
8.1 Khi gọi điện
− Chuẩn bị đầy đủ nội dung, thông điệp cần truyền tải.
− Khi có người cầm máy, phải có lời chào, xưng tên, chức danh, bộ phận làm việc và đề nghị được gặp người
cần gặp.
− Trao đổi nội dung ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, từ tốn, âm lượng vừa phải.
− Kết thúc trao đổi, phải có lời cảm ơn, lời chào.
8.2 Khi nhận điện thoại
− Trả lời điện thoại ngay khi có thể (không để điện thoại reo quá 3 hồi chuông).
19
− Khi nhận điện thoại, lời đầu tiên phải giới thiệu: “Tên hoặc bộ phận/Công ty + xin nghê”.
− Để âm lượng chuông điện thoại vừa phải tránh làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
− Khi có cuộc gọi đến cho người thứ ba, nên lịch sự đề nghị người gọi vui lòng chờ máy để chuyển cuộc gọi
hoặc hướng dẫn người gọi liên hệ đến đúng người, địa chỉ cần gặp. Nếu người thứ ba vắng mặt, cần đề nghị
người gọi để lại lời nhắn và ghi chép đầy đủ thông tin: Nội dung, tên người gọi, thời gian và có trách nhiệm
truyền đạt lại lời nhắn ngay khi có thể.
− Kết thúc cuộc gọi bằng một lời chào hoặc cảm ơn.
− Một số lưu ý khi nói chuyện điện thoại:
✓ Tránh gọi nhầm tên người được gọi
✓ Khi nói chuyện với cấp trên, với khách hàng/đối tác hoặc người lớn tuổi hơn không được gác máy
trước.
✓ Biết lắng nghe và không cắt ngang câu nói của người khác.
✓ Không tranh cãi qua điện thoại, nếu có sự bất đồng trong nội dung trao đổi thì cần giữ bình tĩnh,
không quát tháo ầm ĩ làm ảnh hưởng người xung quanh.
✓ Không bất ngờ gác máy khi chưa kết thúc nội dung trao đổi.
9. Nghi thức giao tiế p qua email
− Mở đầu một email cần phải có lời chào: “Kính gửi/ Gửi” hoặc “Chào” + Anh/Chị/Bạn + Tên người nhận hoặc
bộ phận nhận thư.
− Trình bày email theo phông chữ dễ đọc, khoảng cách các dòng hợp lý, in đậm hoặc gạch dưới những nội
dung quan trọng.
− Luôn sử dụng dòng tiêu đề để trích yếu nội dung của email, phần trích yếu này phải ngắn gọn và phù hợp
với nội dung cần truyền tải.
20
− Cuối nội dung email cần có: “Trân trọng” / “Trân trọng kính chào”
− Chữ ký êmail đầy đủ thông tin: Họ và tên, chức vụ/chức danh, số điện thoại, fax và địa chỉ Công ty thêo đúng
quy định. (Tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết cách trình bày email.)
− Email nội bộ giải quyết công việc phải được hồi đáp kịp thời trong vòng 4 giờ, hoàn tất đúng hạn và đúng
với nội dung công việc.
− Email của khách hàng phải được hồi đáp kịp thời trong 24 giờ và đúng cam kết hoặc yêu cầu với khách
hàng.
PHẦN 5
QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY
1. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
1.1 Thời giờ làm việc
− Thời gian làm việc của nhân viên là 8 tiếng mỗi ngày.
− Đến đúng giờ làm việc là yêu cầu bắt buộc đối với toàn thể nhân viên. Trong trường hợp bất khả kháng,
nhân viên phải thông báo bằng điện thoại cho Cấp trên trực tiếp và Phòng HCNS.
− Thời gian làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Bảy: Buổi sáng 8h00 – 11h30; Buổi chiều 13h00 – 17h30
1.2 Giờ ăn ca: Từ 11h30 đến 13h tại bếp ăn Công ty
2. Tác phong và trang phục
2.1 Tác phong
− Tất cả nhân viên trong giờ làm việc phải có tác phong làm việc chuyên nghiệp, gây ấn tượng tốt đối với
khách hàng.
21
− Quy định cho những nhân viên đảm nhiệm các vị trí giao tiếp với khách hàng hàng ngày (nhân viên bán
hàng, kinh doanh, giao nhận, lễ tân):
✓ Nhân viên nam phải thường xuyên cạo râu, không được để ria mép, không được để móng tay dài, tóc
phải được cắt gọn gàng.
✓ Nhân viên nữ có thể trang điểm nhẹ nhàng, không được nhuộm tóc màu quá sáng hoặc quá nhiều
màu. Móng tay phải được chăm sóc, mài dũa. Nhân viên nữ chỉ được phép sơn móng tay màu tự nhiên
và nhã nhặn, không đêo trang sức, phụ kiện một cách thái quá.
− Không được đến nơi làm việc trong tình trạng say rượu bia hoặc có mùi hay biểu hiện đã uống rượu bia.
2.2 Trang phục
− Trang phục lịch sự, nghiêm túc là điều cần thiết. Nó chứng tỏ thái độ tôn trọng mình và những người xung
quanh.
− Không được mặc đồ quá ngắn, hở hang hoặc xuyên thấu. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và quần áo phẳng phiu.
− Khi gặp mặt khách hàng/đối tác, nhân viên cần mặc trang phục công sở lịch sự tương xứng với đối tượng
cần gặp.
− Quy định về đồng phục:
✓ Nhân viên phải có trách nhiệm thay mặt Công ty truyền tải hình ảnh thương hiệu đến khách hàng, đó
là sự thể hiện tính chuyên nghiệp, tự hào của mình với công việc đang đảm nhận.
✓ Tất cả nhân viên chính thức được cung cấp đồng phục định kỳ thêo quy định của Công ty, thời gian
mặc đồng phục do Phòng HCNS thông báo đến từng nhân viên.
✓ Đối với nam: áo đồng phục, quần âu tối màu, sơ-vin, thắt lưng tối màu.
✓ Đối với nữ: áo và váy đồng phục, sơ-vin, thắt lưng tối màu (nếu có).
✓ Đối với nhân viên thực tập, thử việc, học việc, nhân viên chưa được cung cấp đồng phục: sơ mi trắng
có cổ, có tay và chân váy công sở tối màu, sơ-vi (đối với nữ); hoặc sơ mi trắng có cổ, có tay, quần âu tối
màu, sơ-vin, thắt lưng tối màu (đối với nam).
22
− Mang giày hoặc dép có quai.
− Các ngày không yêu cầu mặc đồng phục: nhân viên mặc trang phục lịch sự phù hợp với công sở. (Lưu ý:
không mặc quần soóc, áo hoặc váy không tay)
− Nhân viên đi phát triển thị trường, nhân viên vận chuyển, nhân viên kho khi đi giao hàng phải mặc đồng
phục.
− Nhân viên có trách nhiệm giữ gìn đồng phục và sẽ phải bồi thường cho những hư hại hoặc do bất cẩn hay bị
mất.
− Nhân viên không mặc đồng phục hoặc không mặc đồng phục đúng thêo quy định sẽ bị phạt 50.000đ/ lần vi
phạm.
− Nhân viên nữ không bắt buộc mặc đồng phục trong thời gian mang bầu.
− Nhân viên không đuợc sử dụng đồng phục cho mục đích cá nhân.
− Nếu nhân viên nghỉ việc, phải làm thủ tục trả toàn bộ đồng phục lại cho Công ty.
3. Đế n và rời khỏi nơi làm việc
− Đến đúng giờ làm việc là yêu cầu bắt buộc đối với toàn thể nhân viên.
− Nhân viên không được ra khỏi nơi làm việc trong giờ làm việc khi không có lý do chính đáng.
− Mọi trường hợp xin nghỉ, đi muộn, về sớm, ra ngoài trong giờ làm việc vì bất kỳ lý do gì phải được sự đồng ý
của Cấp trên trực tiếp.
4. Tiế p khách
− Khách đến Công ty làm việc phải thông qua lễ tân/ hành chính và ngồi chờ ở phòng khách. Khi tiếp khách,
dù ở cương vị nào, mỗi nhân viên cũng phải là người đại diện hình ảnh cho Công ty.
23
− Nhân viên cần xem lại trang phục của mình và giữ thái độ nghiêm túc trong ngôn ngữ cũng như hành vi khi
làm việc với khách.
− Luôn ở bên cạnh khách trong suốt thời gian khách lưu lại văn phòng. Không được để xảy ra trường hợp
khách đi lại tự do một mình trong khu vực làm việc của Công ty.
− Cần căn cứ theo tính chất công việc, nhân viên hành chính chuẩn bị đồ tiếp cho phù hợp.
✓ Với mức độ quan trọng, nhân viên chuẩn bị trái cây, khăn giấy, nước lọc hoặc pha trà, cafe;
✓ Với mức độ bình thường, nhân viên chuẩn bị nước lọc hoặc pha trà, café.
− Hạn chế tiếp khách riêng trong khu vực làm việc.
5. Sử dụng bếp ăn, phòng họp
5.1. Sử dụng bếp ăn:
− Thời gian nghỉ ăn trưa từ 11h30 phút đến 13h tại bếp ăn của Công ty.
− Tất cả nhân viên chỉ nên ăn, uống tại nơi quy định và có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh chung, sử
dụng đồ dùng, trang thiết bị nhà bếp (tắt đèn, điều hòa, quạt khi ra khỏi bếp ăn).
5.2. Sử dụng phòng họp:
− Nhân viên tiếp khách ở phòng họp phải đăng ký với Phòng HCNS.
− Không tự ý mang đồ dùng ra khỏi phòng họp; dịch chuyển trang thiết bị, bàn ghế trong phòng họp.
− Tất cả nhân viên Công ty có ý thức, trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản chung trong phòng họp.
− Khi sử dụng trang thiết bị trong phòng họp, nếu phát hiện hỏng hóc hoặc có sự thay đổi phải kịp thời thông
báo cho phòng HCNS.
− Nhân viên tiếp khách ở phòng họp có trách nhiệm dọn dẹp phòng sau khi sử dụng, tắt các thiết bị điện và
bàn giao lại cho Phòng HCNS.
24
6. Quy định sử dụng các thiết bị, phương tiện và các công cụ hỗ trợ
6.1 Sử dụng máy tính
− Không sử dụng máy tính truy cập vào các trang web có nội dung không lành mạnh.
− Không tự ý cài đặt các chương trình, phần mềm vì mục đích cá nhân.
− Không sử dụng máy tính chơi gamê, giải trí cá nhân trong giờ làm việc.
6.2 Sử dụng máy in, máy photocopy, thiết bị trong văn phòng
− Chỉ sử dụng máy in, máy photocopy vào mục đích công việc.
− Chỉ in những tài liệu thật sự cần thiết. Khuyến khích in hai mặt giấy và sử dụng lại giấy một mặt với những
văn bản nháp, văn bản nội bộ ...
− Sử dụng các thiết bị điện, điện tử đúng mục đích và tiết kiệm, theo dõi và bảo quản các thiết bị đúng quy
định, kiểm tra bảo hành, bảo trì định kỳ.
6.3 Sử dụng văn phòng phẩm, dụng cụ, vật tư
− Công ty trang bị đầy đủ văn phòng phẩm, dụng cụ và vật tư để sử dụng cho công việc với tinh thần tiết kiệm.
Không được mang văn phòng phẩm của Công ty về nhà dùng cho việc riêng.
− Những vật dụng có giá trị sử dụng lâu dài như máy tính bàn, đục lỗ, khay đựng bút, khay đựng giấy, đồ bấm
ghim, kéo cắt giấy, dao dọc giấy ... chỉ cung cấp 1 lần. Nhân viên tự bảo quản, nếu mất phải tự mua để trang
bị lại, nếu hư hỏng báo ngay cho Phòng HCNS để cung cấp mới.
− Tùy vào tính chất công việc, Công ty có thể trang bị điện thoại cho các bộ phận hoặc cá nhân để làm việc và
chỉ sử dụng vào mục đích công việc.
− Điện thoại phải luôn được chuẩn bị sẵn sàng để nhận cuộc gọi từ bên ngoài. Thời gian gọi điện thoại nên
ngắn gọn dưới 3 phút.
25
− Nên hạn chế các cuộc điện thoại cá nhân trong giờ làm việc, trừ khi khẩn cấp hoặc có công việc bất thường.
Mỗi cuộc nói chuyện điện thoại không kéo dài quá 2 phút.
6.4 Sử dụng email
− Khi làm việc tại Công ty, mỗi bộ phận hoặc vị trí sẽ được cấp địa chỉ êmail để tiện trong việc giao dịch.
Không sử dụng email cá nhân trong công việc.
− Các email gửi đi phải được cài đặt chữ ký của người gửi thêo đúng yêu cầu.
− Lưu ý khi gửi file:
✓ Các file gốc gửi cho khách hàng có logo của Công ty nên chuyển về định dạng pdf.
✓ Khi cần gửi file bản thảo để chỉnh sửa nên sử dụng công cụ Dropbox hoặc Drive.
− Hàng ngày thêo dõi êmail đến, phải có trách nhiệm trả lời thư hoặc xác nhận là đã nhận thư trong vòng 24h
kể từ khi nhận được email của khách hàng và trong vòng 4h kể từ khi nhận được email nội bộ.
6.5 Internet/Phần mềm/Mạng LAN
− Tra cứu thông tin trên internet là cần thiết cho tất cả nhân viên ở mọi vị trí. Công ty khuyến khích sử dụng
intêrnêt như một công cụ hỗ trợ cho công việc và nâng cao kiến thức.
− Công ty nghiêm cấm sử dụng các thiết bị thông tin do Công ty cung cấp để thực hiện các hành vi vi phạm
pháp luật như truy cập trang web xấu, giao dịch bất hợp pháp. Trong trường hợp này, mỗi nhân viên phải
hoàn toàn tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật.
− Khi xảy ra sự cố, lỗi về phần mềm, internet, mạng LAN phải báo về Phòng HCNS, hoặc cấp quản lý trực tiếp,
hoặc Giám đốc công ty để đưa ra hướng xử lý. Không tự ý gọi điện hay liên hệ với người ngoài Công ty.
− Cuối ngày, trước khi khóa cửa phòng phải tắt hết các thiết bị sử dụng điện. Người cuối cùng rời phòng phải
tự giác kiểm tra và tắt các thiết bị điện như: Máy tính, máy in, quạt, đèn, điều hòa ...
7. Bảo mật thông tin
26
− Nhân viên không được phép tiết lộ thông tin, ấn phẩm, tài liệu, sách vở, hình ảnh, thư từ, trả lời phỏng vấn
hoặc phát biểu bất cứ vấn đề nào có liên quan đến Công ty mà không được BGĐ cho phép.
− Không sử dụng thư điện tử của Công ty để gửi và nhận các thông tin cá nhân (không liên quan đến công
việc).
− Các tài liệu, hồ sơ, giấy tờ của Công ty khi không còn giá trị sử dụng phải được tiến hành hủy bằng cách xé
vụn trước khi bỏ rác.
8. Cập nhật thông tin cá nhân
Một số thông tin cá nhân sau đây khi có thay đổi phải được thông báo cho Phòng HCNS/ Cấp trên trực tiếp trong
vòng 15 ngày, bao gồm:
− Địa chỉ thường trú và số điện thoại
− Trình độ chuyên môn năng lực
− Các thành viên trong gia đình
− Chứng minh nhân dân, quốc tịch
− Số tài khoản ngân hàng dùng để chuyển lương ...
9. Nề nế p, trật tự trong Công ty
− Công ty yêu cầu mỗi nhân viên phải luôn luôn tự giác giữ gìn cảnh quan, vệ sinh, không gian chung sạch sẽ,
không coi đó chỉ là trách nhiệm của nhân viên tạp vụ.
− Nhân viên phải giữ cho bàn làm việc của mình ngăn nắp và cuối ngày nên dành ít phút dọn dẹp, sắp xếp lại
phòng làm việc. Luôn trả lại vị trí cũ và sắp xếp các vật dụng, vật liệu, tài liệu, sổ sách ngay ngắn, gọn gàng,
đẹp mắt sau khi sử dụng.
− Lên lịch trực nhật hàng ngày tại nơi làm việc. Tổ chức thực hiện “5S” 2 tuần/ lần.
27
− Cần hạn chế nói cười quá lớn, tranh cãi gay gắt tại nơi làm việc gây ảnh hưởng đến công việc của người
khác.
− Nhân viên không ăn uống tại phòng làm việc, đồ ăn chỉ được dùng tại nơi quy định dành cho nhân viên và
phải dọn dẹp, rửa sạch đồ đựng ngay sau khi ăn.
− Bảo quản, cất giữ các đồ dùng và phương tiện cá nhân của mình đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng
đến nề nếp, trật tự chung.
10. Quản lý và sử dụng tài sản
− Không tự ý di chuyển bất kỳ tài sản nào ra khỏi khuôn viên làm việc mà không được sự cho phép của Cấp
trên trực tiếp hoặc BGĐ.
− Các tài sản giao cho bộ phận nào quản lý đều phải có biên bản bàn giao và khi trả về phải đánh giá tình trạng
sử dụng.
− Cập nhật tài sản được giao vào danh mục tài sản của bộ phận sử dụng và theo dõi thời hạn bảo hành, quá
trình sửa chữa thay thế.
− Kiểm kê tài sản định kỳ 3 tháng/lần và gửi báo cáo về Công ty.
11. Môi trường làm việc an toàn
− Công ty trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều
kiện làm việc cho nhân viên; Đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Kiểm tra định kỳ các
thiết bị điện, dụng cụ cứu hỏa... tại nơi làm việc.
− Nhân viên phải thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn phòng cháy
chữa cháy của Công ty.
− Nhân viên không được làm những điều sau đây:
✓ Hút thuốc trong khu vực làm việc.
28
✓ Sử dụng máy móc thiết bị không đúng hướng dẫn sử dụng hoặc an toàn cháy nổ.
✓ Đêm hung khí, chất kích thích, ma túy, chất dễ cháy nổ vào Công ty.
✓ Không nghịch phá bất kỳ thiết bị phòng cháy chữa cháy nào do Công ty trang bị.
− Các trường hợp khẩn cấp:
112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc
113: Gọi công an, cảnh sát liên quan tới an ninh trật tự
114: Gọi phòng cháy chữa cháy, cứu nạn trong nhiều trường hợp
115: Gọi cấp cứu
12. Các hành động dẫn đến xung đột lợi ích
− Không nhận tiền hoặc quà cho - biếu - tặng với tư cách cá nhân từ khách hàng/đối tác.
− Trong trường hợp nhận được quà từ khách hàng thì phải thông báo về BGĐ Công ty để cho ý kiến xử lý.
− Tiền hoa hồng, tiền thưởng bán hàng, tiền chiết khấu từ khách hàng phải nộp và hạch toán vào hệ thống kế
toán của bộ phận được hưởng.
− Không hợp tác hoặc nhận tư vấn cho khách hàng, đối tác hay các Công ty khác cùng lĩnh vực kinh doanh với
Công ty.
− Không tham gia bất kỳ một hoạt động bên ngoài nào cạnh tranh với việc kinh doanh của Công ty.
− Không tham gia việc làm ở bên ngoài hoặc các hoạt động khác gây cản trở khả năng của bản thân trong việc
dành thời gian và sự tập trung cần thiết cho công việc tại Công ty.
− Không được sử dụng hàng hóa, tài sản của Công ty để mang lại lợi ích cho cá nhân, gia đình, bạn bè mình.
13. Đào tạo kiế n thức và kỹ năng
29
− Mỗi người phải có trách nhiệm đào tạo người dưới mình. Có ý thức tổng hợp, lưu giữ những kinh nghiệm,
hướng dẫn cho những người mới, cấp dưới, người sắp tiếp quản công việc của mình bằng cách viết các
hướng dẫn, quy trình.
− Công ty rất coi trọng việc nâng cao kiến thức chuyên môn và các kỹ năng trong công việc. Hàng năm, các bộ
phận rà soát, đánh giá lại trình độ, năng lực của nhân viên và báo cáo nhu cầu đào tạo về Phòng HCNS để lên
kế hoạch đào tạo cho toàn Công ty.
PHẦN 6
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH - PHÚC LỢI
1. Chính sách tuyển dụng
1.1 Nhân viên mới
Mỗi ứng viên đều phải trải qua các thủ tục tuyển dụng, đáp ứng được yêu cầu về sức khỏê, năng lực thêo quy định
của mỗi vị trí công việc và được BGĐ phê duyệt quyết định tuyển dụng.
Khi được tuyển dụng nhân viên vào làm việc, Công ty sẽ liên lạc với nhân viên (qua bưu điện, điện thoại hoặc thư
điện tử). Trong thư sẽ nêu rõ các điều khoản và điều kiện cụ thể đối với nhân viên đó khi vào làm việc.
Các nhân viên phải cung cấp cho Công ty các hồ sơ giấy tờ cần thiết. Nếu nhân viên cung cấp thông tin sai, không
đầy đủ hay không đúng sự thật thì nhân viên đó sẽ bị xử lý kỷ luật.
− Hồ sơ cần bản copy đã chứng thực nộp cho Phòng HCNS:
1. Sơ yếu lý lịch
2. Đơn xin việc
3. Bằng cấp, bảng điểm, chứng chỉ
4. Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân
30
5. Sổ hộ khẩu
6. Giấy khám sức khỏe (có hiệu lực trong vòng 6 tháng)
7. Ảnh 3x4 (2 ảnh,có hiệu lực trong vòng 6 tháng)
− Nhân viên mới sẽ được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và được cung cấp các trang thiết bị cơ bản (nếu cần) để
có thể bắt đầu công việc, bao gồm:
✓ Chỗ làm việc, máy tính, điện thoại ...
✓ Tài khoản email, Zalo, phần mềm nội bộ
− Trong ngày làm việc đầu tiên, nhân viên mới sẽ được giới thiệu các trang thông tin nội bộ của Công ty, các
trang truyền thông chính thức của Công ty.
− Mức lương trong giai đoạn thử việc bằng ít nhất 85% mức lương chính thức. Thời gian thử việc không quá 2
tháng đối với mỗi vị trí công tác.
1.2 Hợp đồng lao động:
Nhân viên mới sẽ trải qua các giai đoạ n sau đây:
− Tuyển dụng: Thư mời từ Phòng HCNS
− Thử việc: Báo cáo thử việc của Cấp trên trực tiếp
− Hợp đồng lao động: HĐLĐ ngắn hạn dưới 12 tháng, HĐLĐ 1 năm, HĐLĐ 3 năm và HĐLĐ không xác định thời
hạn.
1.3 Chấm dứt hợp đồng lao động
Thời hạn báo trước:
− Ít nhất 45 ngày làm việc đối với nhân viên có HĐLĐ không xác định thời hạn
− Ít nhất 30 ngày làm việc đối với nhân viên có HĐLĐ xác định thời hạn
− Ít nhất 03 ngày làm việc đối với nhân viên theo mùa vụ hoặc nhân viên hợp đồng dưới 12 tháng.
31
1.4 Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của Công ty
− Nhân viên không hoàn thành công việc liên tục trong 03 tháng,
− Do nguyên nhân bất khả kháng khác thêo quy định của pháp luật
− Nhân viên không có mặt tại nơi làm việc khi hết hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng.
Trong các trường hợp này, Công ty sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho nhân viên theo thời hạn báo trước
quy định.
1.5 Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của nhân viên
− Không được bố trí thêo đúng công việc hoặc không đảm bảo điều kiện làm việc đã thỏa thuận.
− Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận.
− Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền.
− Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị nhiều ngày liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.
− Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động.
− Do nguyên nhân bất khả kháng khác thêo quy định của pháp luật
Trong các trường hợp này, nhân viên thực hiện báo trước theo thời hạn quy định và nộp đơn xin nghỉ việc
cho Phòng HCNS.
Trước khi nghỉ việc trong bất kỳ trường hợp nào, nhân viên nghỉ việc có trách nhiệm bàn giao lại cho người được
chỉ định tiếp nhận toàn bộ hồ sơ (nếu có), tài sản, phương tiện làm việc, thẻ BHYT, công nợ, toàn bộ nội dung công
việc mà nhân viên đó đang phụ trách.
Khi đã hoàn thành thủ tục bàn giao, người nghỉ việc mới được nhận lại đầy đủ giấy tờ, các chế độ phúc lợi theo
quy định.
1.6 Điều chuyển công tác nội bộ
− Theo yêu cầu công việc, Công ty có thể điều chuyển tạm thời nhân viên làm công việc khác so với hợp đồng
lao động.
32
− Khi tạm thời điều chuyển nhân viên, Công ty sẽ thông báo trước 03 ngày làm việc đối với cấp nhân viên; 05
ngày làm việc đối với cấp quản lý và thông báo rõ thời hạn làm tạm thời.
− Nhân viên điều chuyển tạm thời được hưởng nguyên lương và các chế độ của công việc cũ.
2. Chế độ BHXH, BHYT và BHTN
− Công ty sẽ thực hiện các chế độ bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên sau giai đoạn thử thách và ký HĐLĐ chính
thức trên cơ sở nguyện vọng của nhân viên.
− Tổng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng của nhân viên thêo quy định của Nhà nước.
2.1 Bảo hiểm Xã hội (BHXH)
Khi tham gia BHXH, nhân viên sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ do Nhà nước quy định tại Luật BHXH bao gồm:
Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
2.2 Bảo hiểm Y tế (BHYT)
Hàng năm nhân viên được cấp thẻ BHYT để được hưởng các chế độ BHYT khi đi khám chữa bệnh thêo quy định
của Nhà nước.
2.3 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Khi tham gia BHTN, nhân viên sẽ được BHXH thực hiện các chế độ về BHTN thêo quy định của Luật BHTN khi
chấm dứt HĐLĐ và bị thất nghiệp.
3. Nghỉ lễ, phép hàng năm và chế độ nghỉ khác
3.1 Thời gian nghỉ phép năm
− Nhân viên có thời gian làm việc chính thức tại Công ty đủ 12 tháng thì được nghỉ 12 ngày/năm; cấp Trưởng
phòng/bộ phận được nghỉ 14 ngày/năm; thành viên Ban giám đốc được nghỉ 16 ngày/năm.
− Cứ đủ 5 năm làm việc chính thức, nhân viên được nghỉ thêm 1 ngày phép năm.
33
− Nhân viên có dưới 12 tháng làm việc chính thức thì thời gian nghỉ phép năm được tính theo tỷ lệ tương ứng
với thời gian làm việc.
− Công ty khuyến khích nhân viên nghỉ đủ số ngày phép được hưởng trong năm. Trường hợp nhân viên chưa
nghỉ hết phép thì số ngày còn lại được bảo lưu đến hết Quý 2 năm sau.
− Khi nghỉ phép, nhân viên đăng ký vào mẫu “Đơn xin nghỉ phép”, chuyển quản lý phê duyệt và gửi lại Phòng
HCNS. Đơn nghỉ phép đã được phê duyệt nhưng chưa chuyển cho Phòng HCNS sẽ không được tính toán chế
độ thêo quy định của Công ty.
Số ngày nghỉ đăng ký Thời hạn nộp đơn nghỉ phép Cấp phê duyệt
Không quá 03 ngày Tối thiểu trước 02 ngày làm việc Trưởng phòng/bộ phận
Từ trên 03 đến 07 ngày Tối thiểu trước 05 ngày làm việc Ban Giám đốc
Từ 07 ngày trở lên Tối thiểu trước 15 ngày làm việc Ban Giám đốc
3.2 Những ngày nghỉ được hưởng lương
Nhân viên chính thức được nghỉ và được hưởng nguyên lương trong các ngày Lễ - Tết thêo quy định của Nhà
nước hàng năm.
✓ Tết Dương Lịch (1/1 Dương lịch)
✓ Tết Âm Lịch (1/1 Âm lịch)
✓ Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch)
✓ Ngày Chiến Thắng (30/4 Dương lịch)
✓ Ngày Quốc Tế Lao Động (1/5 Dương lịch)
✓ Ngày Quốc Khánh (2/9 Dương lịch)
3.3 Nghỉ việc riêng
Nhân viên được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp:
34
✓ Bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày
✓ Con kết hôn: nghỉ 01 ngày
✓ Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) mất, vợ hoặc chồng mất, con mất: nghỉ 03 ngày
✓ Anh /chị/em ruột mất: nghỉ 02 ngày
✓ Vợ nhân viên nam sinh con: nghỉ 03 ngày
3.4 Nghỉ ốm
Trong trường hợp nghỉ bệnh, tai nạn hoặc phải nằm viện, nhân viên sẽ được nghỉ bệnh theo các trình tự như sau:
− Nếu trường hợp bệnh nhẹ, nhân viên phải gửi thông báo cho Cấp trên trực tiếp và Phòng HCNS trước 1h khi
đến giờ làm việc.
− Trường hợp khẩn cấp, bị ốm nặng, nhân viên hoặc người nhà phải thông báo cho Cấp trên trực tiếp và
Phòng HCNS về tình tình trạng bệnh và phải đến bệnh viện để khám.
− Nếu gặp tai nạn hoặc phải nằm viện, nhân viên phải nhờ người thân thông báo cho Cấp trên trực tiếp và
Phòng HCNS về sự việc đã xảy ra tình trạng ra sao và hiện đang ở đâu.
− Mọi sự vắng mặt vì lý do sức khỏê hay thương tật sẽ được coi là nghỉ ốm. Nhân viên cần đính kèm giấy xác
nhận của bệnh viện để hưởng trợ cấp ốm đau từ BHXH.
− Tiền lương trong thời gian ốm đau được hưởng thêo quy định tại Điều 28 - Luật BHXH 2014.
Nghỉ con ốm
− Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con
tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07
tuổi.
− Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
− Tiền lương hưởng chế độ khi con ốm đau tương tự trường hợp nghỉ ốm của bản thân.
35
3.5 Một số quy định chế độ cho nhân viên nữ
− Khi biết có thai, nhân viên nữ cần thông báo cho Cấp trên trực tiếp và Phòng HCNS biết để bố trí công việc
phù hợp (nếu cần).
− Công ty khuyến khích nhân viên nữ có con sau khi đủ 2 năm (24 tháng) làm việc chính thức tại Công ty. Thời
gian được tính từ ngày là nhân viên chính thức đến ngày nghỉ sinh con.
− Nhân viên nữ được nghỉ trước và sau khi sinh tổng cộng là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ
con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
− Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
− Trình tự nghỉ thai sản:
✓ Điền mẫu “Đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản” chuyển quản lý trực tiếp phê duyệt và nộp lại
Phòng HCNS. Thời gian nộp đơn: 03 tháng trước ngày nghỉ dự kiến.
✓ Nhân viên nữ/ người nhà thông báo cho Phòng HCNS ngày sinh của con mình không quá 07 ngày sau
khi sinh.
✓ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày làm việc trở lại, nhân viên nữ có trách nhiệm đầy đủ hồ sơ hưởng
chế độ thai sản thêo hướng dẫn của Phòng HCNS để giải quyết chế độ. Lương chế độ thai sản được
hưởng thêo quy định của BHXH.
✓ Ít nhất 03 tháng trước ngày dự kiến đi làm trở lại của nhân viên nữ, Phòng HCNS sẽ gửi thư yêu cầu
nhân viên xác định ngày đi làm trở lại. Nhân viên được yêu cầu phản hồi bằng văn bản trong vòng 15
ngày kể từ ngày nhận được thư.
− Đi làm sớm: Ít nhất 04 tháng sau khi nghỉ thai sản, nhân viên nữ có thể đi làm lại trước khi hết hạn nghỉ thai
sản theo chế độ và phải bảo đảm việc đi làm sớm trở lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhân viên nữ
vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, cùng với tiền lương của những ngày làm việc đó.
− Nhân viên nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm
việc, mà vẫn hưởng đủ lương.
36
3.6 Nghỉ không hưởng lương
Nhân viên có thể đề đạt nguyện vọng và được xem xét cho nghỉ không lương vì việc riêng nếu có đủ lý do chính
đáng. Nghỉ không lương phải được xác nhận của Cấp trên trực tiếp và BGĐ.
Trong thời gian nghỉ không lương, nhân viên phải tự đóng tất cả các khoản phí bảo hiểm bắt buộc thêo quy định.
4. Lương
Lương của nhân viên được căn cứ theo vị trí công việc, trách nhiệm và năng lực, kết quả hoàn thành công việc
trong quá trình làm việc. Nhân viên được lĩnh lương 1 lần vào ngày 05 của tháng sau, chậm nhất vào ngày 10
tháng sau.
Định kỳ hàng năm, nhân viên sẽ được xêm xét điều chỉnh lương. Việc công bố chính thức về thay đổi lương được
thực hiện trong Quý 3 mỗi năm và mọi thay đổi có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 của năm đó. Việc điều chỉnh
tăng/giảm lương sẽ dựa trên kết quả hoàn thành công việc của mỗi nhân viên và tình hình tài chính của Công ty.
4.1 Phân loại và đánh giá kết quả hoàn thành công việc của phòng/bộ phận/nhân viên
− Xếp loại A+ : Hoàn thành > 120% chỉ tiêu KPIs của quý/năm
− Xếp loại A : Hoàn thành > 90% chỉ tiêu KPIs của quý/năm
− Xếp loại B : Hoàn thành > 80% chỉ tiêu KPIs của quý/năm
− Xếp loại C : Hoàn thành > 70% chỉ tiêu KPIs của quý/năm
− Xếp loại D : Hoàn thành ≤ 70% chỉ tiêu KPIs của quý/năm
4.2 Cách xét duyệt tăng/giảm lương
− Nhân viên xếp loại A+, A, B sẽ được tăng lương theo xét duyệt của BGĐ Công ty
− Nhân viên xếp loại C sẽ vẫn được giữ nguyên lương
− Nhân viên xếp loại D sẽ phải giảm tối đa 1 bậc lương
37
4.3 Đối với lương thời gian, lương ngoài giờ được tính như sau
− Ngày thường: hưởng 150%
− Ngày nghỉ: hưởng 200% + tiền ăn ca 30.000đ/ngày
− Ngày Lễ, Tết: hưởng 300% + tiền ăn ca 30.000đ/ngày
Không áp dụng chế độ làm thêm giờ trong các trường hợp:
− Nhân viên thuộc phòng kinh doanh;
− Nhân viên được bố trí làm thay, làm hộ nhân viên khác vào ngày thường hoặc nhân viên phải làm thêm
ngoài giờ do không đủ năng lực hoàn thành các chỉ tiêu được giao trước đó;
− Nhân viên phải tham gia tập huấn, đào tạo;
− Nhân viên tham gia hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện;
− Nhân viên đã được nhận tiền bồi dưỡng từ Công ty.
5. Thưởng
Công ty có các chế độ thưởng sau:
Thưởng quý: Theo theo kết quả hoàn thành công việc trong quý của từng Bộ phận/Phòng/Nhân viên.
Thưởng năm: Theo theo kết quả kinh doanh cả năm của Công ty và kết quả hoàn thành công việc của từng Bộ
phận/Phòng/Nhân viên.
− Nhân viên làm việc đủ 01 năm (tính đến ngày 31/12 của năm đó) sẽ được đánh giá và xét thưởng theo các
mức khác nhau
− Nhân viên xếp loại A+, A, B, C : Thưởng theo quyết định từng năm của BGĐ Công ty
− Nhân xếp loại D : Không được thưởng
38
− Nếu nhân viên làm việc < 01 năm thì tiền thưởng năm được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc. Nhân viên
được nhận tiền thưởng trước khi nghỉ Tết Nguyên Đán.
Thưởng thâm niên: Mỗi nhân viên được thưởng 300.000 đồng/năm công tác, cứ 03 năm được cộng thêm 01 năm
Quà tết: Tất cả nhân viên được nhận được quà tết từ Công ty bằng hiện vật hoặc tiền mặt trị giá 500.000 đồng.
Thưởng nhân viên tích cực: Mỗi nhân viên tham gia và hoàn thành đầy đủ các hoạt động phong trào cũng như tích
cực tham gia các hoạt động truyền thông nội bộ của Công ty sẽ được nhận danh hiệu “Nhân viên tích cực” và
được thưởng 1.000.000 đồng vào dịp tổng kết cuối năm.
Nhân viên hạng A+ sau 01 năm sẽ được xêm xét cơ hội thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm, trưởng phòng tương
xứng với năng lực và nguyện vọng của mỗi nhân viên.
6. Ăn ca
Công ty luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên khi làm việc tại Công ty, đặc biệt là việc chăm sóc bữa
cơm trưa cho nhân viên.
Công ty sẽ chi trả tiền ăn ca cho mỗi nhân viên làm việc trên 4 tiếng/ngày
Công ty chi trả tiền ăn ca dưới hình thức tổ chức bữa ăn trưa tập thể tại bếp ăn của Công ty nhằm động viên,
khuyến khích vào tạo sự gần gũi, gắn kết giữa các nhân viên trong Công ty.
Do đặc thù công việc, các nhân viên không thể tham gia ăn trưa tại bếp ăn Công ty sẽ được chi trả bằng tiền mặt.
7. Chế độ du lịch
Hàng năm, tùy thêo tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, Công ty sẽ bố trí 1 đợt (2 -5 ngày) đi du lịch, nghỉ
dưỡng cho toàn bộ nhân viên.
Địa điểm sẽ được tập thể nhất trí vào thời điểm mùa hè hoặc vào dịp kỷ niệm thành lập Công ty.
39
Chi phí du lịch:
− Nhân viên chính thức làm việc đủ 12 tháng được tài trợ 100% chi phí du lịch, nghỉ dưỡng.
− Nhân viên có thời gian công tác < 12 tháng được hỗ trợ một phần chi phí du lịch tùy thuộc vào địa điểm du
lịch và vị trí công tác.
− Việc tài trợ chi phí cho người thân (vợ, chồng, con ) của nhân viên sẽ được cân nhắc theo từng thời điểm.
8. Cưới hỏi
Nhân viên lập gia đình được Công ty mừng cưới bằng tiền mặt hoặc hiện vật tương đương 1.000.000 đồng/ 1
năm công tác.
Về tổ chức đi ăn cưới:
− Nếu địa điểm tổ chức cưới < 100km, Công ty sẽ bố trí xê đưa đón các nhân viên trong Công ty đi ăn cưới.
− Nếu địa điểm tổ chức > 100km, Công ty sẽ cử đại diện thay mặt Công ty đến chúc mừng.
9. Tang lễ
Nhân viên có người thân mất (bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, con) được Công ty phúng viếng bằng tiền mặt là 500.000
đồng.
Về tổ chức đi viếng:
− Nếu địa điểm tổ chức tang lễ < 100km, Công ty sẽ bố trí xê đưa nhân viên đi viếng.
− Nếu địa điểm tổ chức > 100km, Công ty sẽ cử đại diện thay mặt Công ty đến chia buồn.
10. Chế độ phúc lợi
Nhân viên Công ty được hưởng các chế độ phúc lợi sau:
40
Chế độ phúc lợi Áp dụng
1. Tết dương lịch
2. Mừng tuổi đầu năm
3. Ngày Thầy thuốc Việt Nam
4. Quốc tế Phụ nữ
5. Ngày Chiến thắng & Ngày Quốc tế lao 100% mức chi đối với nhân viên 50% mức chi đối với nhân viên
động HĐLĐ chính thức đủ 12 tháng trở lên HĐLĐ chính thức dưới 12 tháng
6. Ngày Quốc Khánh
7. Ngày Phụ Nữ Việt Nam
8. Ngày sinh nhật
9. Bình bầu nhân viên/tập thể tiêu Nhân viên HĐLĐ chính thức đủ 12 tháng trở lên
biểu/xuất sắc
10. Thăm hỏi ốm đau Tất cả nhân viên Công ty nghỉ ốm 3 ngày trở lên
11. Khám sức khỏê định kỳ hàng năm Tất cả nhân viên Công ty có HĐLĐ chính thức
12. Quốc tế thiếu nhi Nhân viên HĐLĐ chính thức đủ 12 tháng trở lên có con dưới 16 tuổi
13. Giáng Sinh
41
14. Trung thu Nhân viên HĐLĐ chính thức đủ 12 tháng trở lên có con dưới 16 tuổi
15. Học sinh giỏi Nhân viên HĐLĐ chính thức đủ 5 năm trở lên
16. Đỗ đại học chính quy
Định mức chi các chế độ phúc lợi sẽ căn cứ vào Quyết định của BGĐ Công ty dựa theo tình hình hoạt động kinh
doanh từng năm.
11. Tiệc cuối năm
Công ty sẽ tổ chức 1 bữa tiệc cuối năm trước khi nghỉ Tết cho toàn thể nhân viên tại một địa điểm được mọi người
nhất trí lựa chọn.
Tất cả nhân viên bao gồm cả nhân viên thử việc, cộng tác viên đều được mời tham gia.
12. Công tác phí
12.1 Quy định về công tác phí
− Công ty sẽ thanh toán các khoản chi phí cho nhân viên đi công tác ngoại tỉnh, bao gồm: Chi phí đi lại, tiền
thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang thêo để làm việc (nếu có).
− Thời gian được hưởng công tác phí là thời gian công tác thực tế thêo văn bản phê duyệt của BGD/người có
thẩm quyền cử đi công tác (bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, tết theo lịch trình công tác, thời gian đi đường).
− Những ngày nhân viên làm việc riêng trong thời gian đi công tác không được thanh toán công tác phí.
12.2 Điều kiện để được thanh toán công tác phí
− Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
− Được BGĐ/người có thẩm quyền cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;
42
− Có đủ các chứng từ để thanh toán thêo quy định Công ty.
12.3 Chế độ công tác phí và phụ cấp đi lại
− Chi phí tàu xe: Thanh toán thêo hóa đơn, chứng từ thực tế
− Chi phí lưu trú: 300.000/ngày
− Tiền ăn:
✓ Bữa sáng: 30.000 đồng/ngày/người
✓ Bữa chính: 70.000 đồng/bữa/người
✓ Nước uống: 10.000 đồng/ngày/người
− Các khoản chi phí khác: chi phí tiếp khách, chi phí mua quà tặng, cầu phà, xăng xê, thuê phương tiện đi lại ...
thanh toán theo chứng từ, hóa đơn thực tế.
13. Các khoản phụ cấp khác
Công ty sẽ hỗ trợ phụ cấp điện thoại, xăng xê hoặc các khoản phụ cấp khác cho từng Phòng/ bộ phận/nhân viên
khi có đề nghị từ các Trưởng phòng/bộ phận và sự giải trình hợp lý, hợp lệ trước BGĐ và phù hợp với quy chế tài
chính của Công ty.
14. Tham gia các hoạt động tập thể
Công ty khuyến khích nhân viên luôn sẵn sàng và tích cực tham gia các phong trào tập thể, các hoạt động cộng
đồng, các hoạt động thiện nguyện do Công ty tài trợ hoặc tổ chức.
Các hoạt động của Công ty khi kêu gọi sự hỗ trợ của tập thể đều phải được sự ủng hộ về tinh thần, vật chất và
nhân lực của tất cả các Phòng/bộ phận trong Công ty.
Tất cả nhân viên tham gia vào các hoạt động tập thể của Công ty được chế độ bồi dưỡng bằng tiền mặt tối thiểu
100.000đồng/1 buổi.
43
PHẦN 7
ĐỀ BẠT VÀ KHEN THƯỞNG
1. Chính sách đề bạt nhân viên
Công ty khuyến khích và duy trì một chính sách đề bạt với cơ hội thăng tiến công bằng cho tất cả nhân viên Công
ty.
Những nhân viên đạt thành tích cao trong công việc sẽ được ghi nhận xứng đáng. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức
của Phòng/bộ phận và Công ty, nhân viên có thành tích sẽ được đề bạt lên chức danh cao hơn. Việc đề bạt này phụ
thuộc vào kết quả đánh giá cá nhân, tiềm năng và khả năng đảm nhiệm trách nhiệm cao hơn của nhân viên được
đề bạt.
2. Chính sách khên thưởng
Nhằm khuyến khích, tạo động lực làm việc cho nhân viên, đồng thời tạo một môi trường thi đua lành mạnh để
nhân viên phát huy hết tiềm năng bản thân, thúc đẩy Công ty phát triển vững mạnh; Công ty xây dựng và duy trì
chính sách khên thưởng nhân viên hàng năm dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty và kết quả thực
hiện công việc của mỗi nhân viên đóng góp.
Các hình thức khên thưởng như sau:
✓ Thưởng đột xuất dựa trên thành tích xuất sắc trong công việc của cá nhân, tập thể
✓ Thưởng sáng kiến, cải tiến trong các kỳ phát động thi đua, khên thưởng của Công ty
✓ Khên thưởng hằng năm các danh hiệu theo quy định khên thưởng của Công ty
44
PHẦN 8
KỶ LUẬT
1. Yêu cầu chung
Việc thi hành kỷ luật là nhằm thay đổi hành vi cá nhân của nhân viên, giúp nhân viên trở nên tốt hơn, tiến bộ, làm
việc hiệu quả hơn.
Hình thức kỷ luật phải mang tính xây dựng tích cực, công bằng và sẽ được áp dụng với toàn thể nhân viên trong
Công ty.
BGĐ Công ty sẽ áp dụng hình thức kỷ luật dựa trên nguyên tắc tăng dần, phù hợp với tính chất nghiêm trọng hoặc
thường xuyên của sự vi phạm.
Các trường hợp mắc lỗi tập thể do cả Phòng/bộ phận thì trách nhiệm thuộc về Trưởng phòng/bộ phận.
Phòng HCNS có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở và đánh giá việc thực hiện Sổ tay nhân viên
trong toàn Công ty. Các cá nhân tuân thủ hoặc vi phạm các quy định của Công ty đều được thống kê và là cơ sở để
đánh giá khên thưởng, kỷ luật và là cơ hội thăng tiến của nhân viên trong tương lai.
2. Các hình thức kỷ luật
Khiển trách
Phạt tiền - Bồi thường
Thuyên chuyển công tác
Sa thải
45
2.1 Khiển trách
Nhân viên bị nhắc nhở khi vi phạm lần đầu những lỗi mức độ nhẹ.
2.2 Phạt tiền - Bồi thường
Nhân viên có thể bị phạt tiền với các mức vi phạm sau:
− Phạt 100.000 đồng khi vi phạm đến lần thứ 2 với cùng một lỗi nhẹ trong 1 quý
− Phạt 200.000 đồng khi vi phạm lần thứ 1 với những lỗi mức độ vừa trong 1 quý
− Phạt 500.000 đồng khi vi phạm lần thứ 2 với cùng một lỗi vừa hoặc vi phạm lần 3 với cùng một lỗi nhẹ
trong 1 quý
Phòng/bộ phận có thể bị phạt tiền với các mức vi phạm sau:
− Phạt 200.000 đồng khi có tình trạng vi phạm đến lần thứ 2 với cùng một lỗi nhẹ trong 1 năm
− Phạt 500.000 đồng khi có tình trạng vi phạm đến lần thứ 2 với cùng một lỗi vừa hoặc lần thứ 3 với cùng một
lỗi nhẹ trong 1 năm
− Phạt 1.000.000 đồng khi có tình trạng vi phạm đến lần thứ 3 với cùng một lỗi vừa trong 1 năm
Trong đó:
− Lỗi mức độ nhẹ là lỗi do sự bất cẩn, thiếu ý thức của nhân viên nhưng chưa làm ảnh hưởng đến lợi ích, uy
tín của người khác cũng như lợi ích, uy tín của Công ty
− Lỗi mức độ vừa là lỗi do sự chủ quan, bất cẩn, thiếu ý thức của nhân viên và làm ảnh hưởng đến lợi ích, uy
tín của người khác cũng như lợi ích, uy tín của Công ty nhưng vấn chấp nhận được và đã kịp thời khắc phục
và sửa lỗi
− Lỗi mức độ nặng là lỗi do sự cố ý của nhân viên và làm ảnh hưởng đến lợi ích, uy tín của người khác cũng
như lợi ích, uy tín của Công ty và khó có thể chấp nhận hoặc khắc phục hậu quả
46
Nhân viên vì nguyên nhân chủ quan dẫn đến những thiệt hại về vật chất cho Công ty phải nhanh chóng tìm cách
khắc phục hậu quả. Tùy theo mức độ thiệt hại có thể phải đền bù 50% - 100% tổn thất mà mình gây ra.
Nhân viên vi phạm một số nguyên tắc ban đầu mà Công ty quy định và đã được phổ biến khi mới tuyển dụng, có
thể sẽ bị kéo dài thời gian nâng lương và trích lại 5% tiền thưởng cuối năm.
2.3 Cách chức hoặc thuyên chuyển công tác
− Cấp trên không gương mẫu, nội bộ xảy ra mất đoàn kết, để nhân viên làm việc kém hiệu quả, thường xuyên
mắc lỗi, không hoàn thành công việc được giao có thể bị cách chức hoặc điều chuyển về Phòng/bộ phận
khác.
− Nhân viên không đáp ứng được phần công việc ở Phòng/bộ phận này nhưng phù hợp với yêu cầu công việc
của Phòng/ bộ phận khác có thể được thuyên chuyển với mức lương và vị trí phù hợp với Phòng/bộ phận
mới.
2.4 Sa thải
Nhân viên bị sa thải (buộc thôi việc) hoặc chấm dứt HĐLĐ khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
− Nhân viên tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không
có lý do chính đáng;
− Các trường hợp nhân viên do vô tình hoặc cố ý dẫn đến mắc lỗi ở mức độ nặng;
− Nhân viên bị xử lý kỷ luật chuyển sang công tác khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;
− Có hành vi vi phạm đạo đức và nhân cách: trộm cắp, tham ô, tư lợi, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng
chất kích thích, ma tuý trong phạm vi nơi làm việc;
− Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty;
− Hành vi đi trái với các giá trị cốt lõi của Công ty, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đê doạ gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích và uy tín của Công ty.
47
LỜI KẾT
Sổ tay nhân viên là một tài sản của Công ty và được phổ biến cho nhân viên vào ngày đầu tiên làm việc. Nhân viên
có trách nhiệm đọc và thực hiện các nội dung đã được quy định trong Sổ tay này.
Mọi quyền lợi và trách nhiệm không đề cập trong Sổ tay nhân viên này sẽ được áp dụng theo Bộ Luật Lao động.
Nhân viên khi có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến công việc hoặc khiếu nại phải trình bày với Cấp trên trực tiếp
của mình. Sau 07 ngày, nếu công việc không giải quyết được thì vấn đề sẽ chuyển đến BGĐ Công ty.
Hàng năm, Công ty sẽ tiến hành rà soát, cập nhật và sửa đổi các quy định trong Sổ tay này nếu thấy cần thiết. Đề
nghị toàn thể nhân viên góp ý chân thành để Sổ tay nhân viên của Công ty ngày một hoàn thiện hơn – là một trong
những nền tảng quan trọng hình thành nên văn hóa doanh nghiệp của chúng ta.
Cám ơn tất cả các bạn!
GIÁM ĐỐC
BÙI VIỆT HƯNG
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM DRAGON
--------------------------------------------------
Tài liệu lưu hành nội bộ
Phát hành lần 1 – Tháng 1/2019
Cấm sao chép dưới mọi hình thức
48