The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Tin Sach 12 April 2015

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by Trinh Binh An, 2018-02-16 08:11:22

Tin Sach 12

Tin Sach 12 April 2015

Nhoùm THÖ GÖÛI BANÏ
Phuï
Traùch : TIN SÁCH do Tủ Sách TIẾNG QUÊ HƯƠNG
& Book Club Nhà VIệt Nam thực hiện nhằm
y UYEÂN THAO giới thiệu các tác phẩm giá trị trong nước cũng
y TRAÀN PHONG VUÕ như hải ngoại, kể cả các tác giả ngoại quốc.
y ÑAØO TRÖÔØNG PHUÙC TIN SÁCH hiện đang phổ biến qua 2 hình thức:
y LEÂ THÒ NHÒ Bản In và bản PDF.
y HOAØNG SONG LIEÂM Rất mong quý bạn đọc, quý tác giả và cơ sở xuất
y LINH VANG bản tham gia cùng TIN SÁCH bằng cách gửi
y HOAØNG VI KHA tác phẩm cần giới thiệu với các chi tiết cần nêu
y NGUYEÃN THU THUÛY về tác phẩm cũng như góp ý về công việc.
y NGUYEÃN MAÏNH TRINH
y TRÒNH BÌNH AN Mọi giao dịch xin gửi thư về:

[email protected]

hay:
Tủ sách TIẾNG QUÊ HƯƠNG

P.O Box 4653 – Falls Church - VA 22044

1

Buùt kyù z TAÏ PHONG TAÀN

“Anh à, trong trường hợp em gặp nạn, em ủy thác cho
anh công bố tất cả bài viết em đã đăng báo dưới bút danh
khác...Để cho thấy rằng chúng đang đàn áp một nhà báo bình thường với những
bài viết rất bình thường, nhưng vì là “nhà báo tự do” nên phải như thế.”
Đó là lời nhắn của Tạ Phong Tần với Tưởng Năng Tiến trong một email.

Không lâu sau, cô bị bắt giam ngày 5-9-2011. Ngày 30-7-2012, mẹ cô là bà Đặng

Thị Kim Liêng đã tự thiêu trước cơ quan nhà nước CS Bạc Liêu để phản đối cáo
buộc đối với con gái mình. Tạ Phong Tần bị đưa ra toà ngày 24-9-2012 (cùng hai
thành viên CLB Nhà Báo Tự Do) và bị kết án 10 năm tù, với tội danh “tuyên
truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Từ đó đến nay, 2015, cô đã bị
chuyển qua 3 nhà tù từ Bình Dương, Đồng Nai đến Thanh Hóa. Cô đã tuyệt thực
nhiều lần để phản đối sự đối xử ác nghiệt và trái luật của bọn cai tù. Trong Ngày
Phụ Nữ Quốc Tế năm 2013, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh danh Tạ Phong Tần là
một trong “10 phụ nữ can đảm trên thế giới.” Cô cũng được nêu tên trong danh
sách các nhà báo được Tổ Chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế CJP nhắc đến trong
chiến dịch “Tháo Còng Báo Chí — Press Uncuffed.”

Tuyển Tập Tạ Phong Tần gồm 30 bài viết từ 2010 đến 2011. Với lời lẽ vừa
cứng rắn vừa hài hước dựa vào các dự kiện cụ thể, đôi khi dẫn chứng những
chuyện xa xưa trong sử sách để đối chiếu cho thấy tác giả có cái nhìn bén nhạy và
sâu sắc. Đến nay, tất cả bài viết vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn như các bài: Báo
động tình trạng “côn đồ hóa” người thi hành công vụ — Bào chữa vô tội cho
thân chủ, Luật Sư bị đề nghị tước quyền hành nghề — Kể tiếp vụ “Người nhà
nước” cướp của dân không đạt kết quả v.v… Đối chiếu với các sự kiện nóng hổi
đang diễn ra như ngày càng nhiều người dân bị đánh chết trong đồn công an, luật
sư Võ An Đôn bị tước quyền hành nghề vì bảo vệ thân chủ, hoặc âm mưu cướp
cạn 6.700 cây xanh ở Hà Nội bị thất bại v.v… mới thấy tại sao nhà cầm quyền
Việt Cộng đã quá sợ hãi những bài viết của Tạ Phong Tần.

fTiểu sử tác giả TẠ PHONG TẦN
Sinh năm 1968 tại Bạc Liêu. Từng là đảng viên Đảng Cộng Sản và làm việc
trong ngành công an. Năm 2004, cô trở thành một nhà báo tự do. Hai năm sau
đó, cô thành lập một blog có tên Công Lý và Sự Thật với những bài viết tố cáo
các vụ tham nhũng và phê phán chính sách của Đảng Cộng Sản. Cô bị đuổi khỏi
Đảng và mất việc năm 2006 .

fTUYỂN TẬP TẠ PHONG TẦN
Nxb Trẻ – 164 trang – 15.0 USD

Giao dịch : Báo Trẻ – 3202 N. Shiloh Road, Garland, TX 75044 – USA
Điện thoại: (972) 657.4383 — Email: [email protected]

2

Söu khaûo z CLB ÑAÈøNG PHÖÔNG

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy sinh năm 1924 tại Biên
Hòa, là người cổ xúy thực hành Dân Chủ Pháp Trị, nắm
giữ vai trò đối lập để ngăn chận sự lạm quyền của hành
pháp. Năm 1945, ông gia nhập Đại Việt Quốc Dân
Đảng. Năm 1946 ông về Sài Gòn, làm việc tại Thư Viện
Quốc Gia và làm báo. Đây là thời kỳ ông sáng tác nhiều
tác phẩm với nhiều bút hiệu như Đằng Phương, Phạm
Thái… Năm 1955, ông qua Pháp du học, tốt nghiệp
nhiều đại học. Năm 1963 về nước. Năm 1964 lập đảng Tân Đại Việt và
Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến chủ trương ủng hộ chính phủ quốc gia chống
CS, nhưng đòi hỏi áp dụng đúng quy tắc dân chủ, chấm dứt nạn tham nhũng.
1965-1967 là giáo sư các trường đại học, có mặt trong phái đoàn VNCH tại
hội đàm Paris 1968 – 1973. Năm 1975, sang Hoa Kỳ, cộng tác với Đại Học
Luật Khoa Harvard. Năm 1981 thành lập Liên Minh Dân Chủ Việt Nam có
quy mô khắp thế giới. Sau đó, ông bôn ba khắp nơi, vận động nhiều giới chức
thành lập Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do hỗ trợ cuộc tranh đấu vì
tự do của người Việt. Ngày 28-7-1990, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời tại
Paris. Suốt 45 năm làm việc không ngừng, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã để
lại sự tiếc thương trong lòng nhiều người Việt cũng như ngoại quốc. Ông
cũng để lại một gia tài đồ sộ gồm nhiều bài viết và trên 20 tác phẩm nghiên
cứu. Nhưng trên hết, ông đã đưa ra cái nhìn viễn kiến về xây dựng dân chủ
cho Việt Nam với ba điều quan trọng: Thành lập lực lượng đấu tranh ngay
trong nước, Tổ chức hải ngoại yểm trợ trong nước, Vận động sự ủng hộ của
quốc tế. Cái nhìn từ hơn mười năm trước giờ đây vẫn chính xác.

Để ghi nhận công lao to lớn của một người hết lòng vì đất nước, năm
2003 Câu Lạc Bộ Đằng Phương xuất bản tác phẩm Giáo Sư Nguyễn Ngọc
Huy: Nhà Chí Sĩ Thời Đại. Sách gồm bài viết của trên 60 tác giả với nhiều
hình ảnh; ngoài ra còn có các bài trả lời phỏng vấn về thân thế, sự nghiệp và
quan điểm của chính giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.

f GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC HUY: NHÀ CHÍ SĨ THỜI ĐẠI

Câu Lạc Bộ Đằng Phương - 408 trang - Giá 15.USD
Liên lạc: Chu Lynh - Email: [email protected]

Có thể đọc tác phẩm của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy
trên online & Thư Viện Nguyễn Ngọc Huy

Website: http://www.thuviennguyenngochuy.com

3

Hoài Kyù z DU HÖÙA

Escapes and My Journey to Freedom là chuyện đời
thật đầy sóng gió của một thanh niên VN. Từ tấm bé,
Du Hứa đã nhận rõ bản chất CS khát máu nên khi miền
Nam thất thủ, anh quyết vượt biên. Anh học nghề thợ
máy để có thể sửa máy tàu hư trên biển. Dù 10 lần thất
bại, anh không nản chí. Lần 11, con tàu mỏng manh đã
được tàu Cap Anamur cứu thoát. Đó là phần Escapes
vô cùng gian nan. Nhưng The Journey to Freedom không dừng lại khi Du
Hứa đặt chân lên đất Mỹ. Với mong mỏi cống hiến sức lực cho đất nước – dù
là đất nước thứ hai, Du Hứa gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ, hành chuyên viên
sửa máy bay phản lực với ngạch lương khiêm tốn của Petty Officer 3rd Class.
Anh kiên trì theo binh nghiệp vì luôn mơ ước một ngày trở thành phi công
chiến đấu. Éo le thay, một tai nạn trầm trọng đã xảy đến với anh. Dù giải ngũ
trong danh dự (Medical Honorable Discharge), Du Hứa phải đối mặt với thử
thách mất khả năng làm việc khi có hai đứa con nhỏ. Với ý chí kiên cường
của người con xứ Quảng, Du Hứa trở lại đại học, và tốt nghiệp Dược khoa.
“Hành trình tìm tự do” đã dài 20 năm nhưng không thể dừng ở sự hưởng thụ
cuộc sống gia đình êm ấm. Du Hứa tiếp tục cống hiến cho cộng đồng Việt-
Mỹ bằng các buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên. Ông nói về sự hy sinh
của các cựu chiến binh đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc, về lòng biết ơn đất nước
Hoa Kỳ, và trên hết, về giá trị cao quý của Tự Do rồi viết sách.
Du Hứa tâm sự: “Nỗi buồn cứ xoáy sâu vào tim tôi. Đáng lẽ tôi có thể ăn
mừng kỷ niệm 30 năm trên đất nước tuyệt vời này, nhưng thực trạng quê
hương với giá trị con người bị hạ thấp tới tận cùng đã thôi thúc tôi phải viết
cuốn sách này. Tôi cần phải viết để bày tỏ những nỗi đau, nỗi thống khổ mà
Việt Cộng đã gây ra và về một thực tế là người dân nước tôi đang phải gánh
chịu từng ngày sự kềm kẹp dã man của chế độ Cộng Sản .”

f Tiểu sử tác giả DU HỨA

Sinh năm 1962, tại Quảng Ngãi. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1982. Gia nhập
Hải Quân Hoa Kỳ năm 1987. Từng thực hiện nhiều công vụ tại Hạm Đội
VFA-86, trên hàng không mẫu hạm United States Ship America (CV-66). Rời
quân ngũ năm 1993. Tốt nghiệp dược sĩ năm 2001. Hiện cư ngụ tại Fort
Lauderdale, tiểu bang Florida (USA). Gặp gỡ tác giả trên Facebook:

https://www.facebook.com/theescapesbook

f VIETNAM ESCAPES AND MY JOURNEY TO FREEDOM

AuthorHouse - 240 trang - Giá 14.80 USD
Mua sách tiếng Anh trên Amazon.com

4

Hoài kyù z HAØ MAI VIEÄT

Bản Anh ngữ Steel and Blood, là tác phẩm biên khảo
lịch sử liên quan đến quá trình hình thành, phát triển binh chủng Thiết Giáp.

Bản Việt ngữ gồm 5 Phần. Phần 1- Chiến Sử từ 1954-1975. Phần 2- Vì
Nước (gương hy sinh của chiến sĩ thiết giáp). Phần 3- Quân Sử (lịch sử Quân
Đội VNCH). Phần 4- Tài Liệu (các tài liệu về binh chủng Thiết Giáp trước và
sau 1975). Phần 5- Giá Trị (nhận xét của độc giả).

Bản Anh ngữ gồm Phần 1 và Phần 3. Phần 1 gồm 4 Chương. Chương 1-
Từ trận Ấp Bắc, trận đánh khởi đầu có thiết giáp tham dự đến trận Bắc Việt
Tổng Công Kích 1975. Chương 2: Việt Nam Hóa Chiến Tranh, từ sau Tết
Mậu Thân đến trận giải tỏa tiền đồn Đức Huệ. Chương 3: Tổng Tấn Công Ba
Mặt Trận từ khi Cộng Sản mở chiến dịch tổng tiến công năm 1965 đến trận
chiến thắng của Sư Đoàn 23 tại mặt trận Kontum. Chương 4: Xâm Chiếm
Miền Nam: chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 của Cộng quân, các trận Ban
Mê Thuột, cuộc triệt thoái liên tỉnh lộ 7B đến 10 ngày cuối cùng của VNCH.
Phần 3: Quân Sử, trình bầy sự hình thành cơ cấu chính quyền miền Nam Việt
Nam từ sơ khai đến sự hình thành Quân Đội Quốc Gia rồi Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa và binh chủng Thiết Giáp.

Đặc điểm của sách là nói về các khía cạnh tốt đẹp và cả các yếu kém của
binh chủng Thiết Giáp. Sách là kết quả truy tầm tài liệu rải rác khắp nơi, khó
khăn hơn là ghi lại các cuộc phỏng vấn nhiều người, có người ở các nơi xa
tận Âu châu, Úc châu; trong số ấy còn có những người không muốn trả lời vì
quá đau buồn nên tác giả đã phải cố gắng thuyết phục.

f Tiểu sử tác giả HÀ MAI VIỆT

Sinh năm 1933 tại Nam Định. Nhập ngũ 1954. Thủ khoa Khóa I Thiết
Giáp. Quận trưởng Phú Hòa , Bình Dương 1972. Trưởng Phòng 3 Bộ Chỉ
Huy Thiết Giáp. Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Quảng Trị.. Phụ tá Hành
Quân Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Hiện sinh sống tại tiểu bang Texas.Tác phẩm đã
xuất bản: Việt Nam: Cội Nguồn Cuộc Chiến (2014). Viết chung với Hoàng
Lạc: Nam Việt Nam 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới (1990),

Blind Design – Why America Lost The Vietnam War (1996).

f THÉP VÀ MÁU – STEEL AND BLOOD
Bản Việt ngữ 600 trang.

Liên lạc: Hà Mai Việt – Email: [email protected]
Bản Anh ngữ – Nxb Naval Institute Press - 240 trg - giá 27.46 USD

Mua bản giấy in và Kindle trên trang điện tử Amazon.com

5

Biên khảo z VĂN NGUYÊN DƯỠNG

“Suốt 13 năm trong các trại tù tập trung, ngày cũng
như đêm, bị dằn vặt trong sự hổ thẹn và mờ ám về lý do
tại sao Sài Gòn thất thủ, tôi đã quyết tâm phải tìm hiểu
sự việc cho đến tận cùng để xua tan bóng đen cứ bám
chặt lấy tôi.” Thôi thúc ấy khiến tác giả miệt mài bảy năm tìm tòi, suy gẫm để
hoàn thành tác phẩm Thảm Kịch Cuộc Chiến VN. Sách gồm 17 chương: Hồn
Quê – Việt Nam: Đấu trường giữa Tây và Đông – Xâm lược và Ngăn cản –
Hai Việt Nam – Sách lược bẻ gãy nổi loạn – Cái chết của một tổng thống và
một nền cộng hòa – Chiến tranh leo thang – Cuộc chiến của nhóm quyền lực
Lunch Bunch War – Tết Mậu Thân 1968: Điểm xoay chuyển – Rút lui trong
danh dự? – QLVNCH trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Rửa tay – Phản bội! –
Chiến dịch cuối cùng của CS – Kết cuộc cay đắng của Miền Nam – Hậu quả
Cuộc Chiến VN – Luật Trời.
Với kinh nghiệm trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận cộng với kiến thức
cao học về chính trị quốc tế học, tác giả đã chọn lọc các sự kiện chính trị và
quân sự quan trọng nhất để trình bày ngắn gọn nhưng mạch lạc về một cuộc
chiến hết sức phức tạp. Từ đó cho thấy các nguyên nhân tạo nên số phận cay
đắng của Quân Lực VNCH – một quân đội chiến đấu dũng cảm nhưng phải
gánh chịu quá nhiều thua thiệt. Tác giả cũng đưa ra luận cứ của các chiến
lược gia Hoa Kỳ cho thấy về trận chiến Việt Nam - Đông Dương, thì cuối
cùng Hoa Kỳ đã thắng! Nhờ quyết tâm tham gia chiến cuộc của Mỹ nên các
nước Thái Lan, Mã Lai, Singapore không rơi vào quỹ đạo CS và đã trở thành
các đồng minh chống cộng của Mỹ. Nhận định này ngày càng tỏ ra đúng đắn
khi Trung Cộng bộc lộ tham vọng bá quyền và Hoa Kỳ công khai chiến lược
quay trục về Á Châu –Thái Bình Dương.

f Tiểu sử tác giả VĂN NGUYÊN DƯỠNG

Sinh năm 1934 tại Bạc Liêu. Động viên Khóa 5 SQTB tháng 5-1954. Cao
học chính trị học về Ngoại Giao & Giao Tế Quốc Tế, Hoa Kỳ. Trưởng Phòng
2 BTL/SĐ5BB 1971-1974.Tham dự trận chiến An Lộc mùa Hè 1972; sĩ quan
tham mưu, Phòng II/BTTM/QLVNCH 1974 – 30/4/1975 cấp bậc trung tá. Ra
tù năm 1988. Định cư Hoa Kỳ năm 1991. Tác phẩm đã xuất bản: Vùng Đêm
Sương Mù (Thơ-1966), Trường Ca Trên Bãi Chiến (làm trong 13 năm tù CS),
Inside An Lộc:The Battle to Save Saigon (2015 viết cùng Võ Minh Nghĩa).

f THE TRAGEDY OF THE VIETNAM WAR

McFarland - 270 trang – giá 35.96 USD
Mua sách tiếng Anh trên trang Amazon.com

6

Buùt kyù z KIEÀU MYÕ DUYEÂN

“…đi ra khỏi hầm chỉ huy, tôi thấy một người lính từ
hố cá nhân nhảy lên ngồi bên miệng hầm, nhìn trời
ngâm thơ tựa hồ như sinh hoạt ở đây vốn rất bình lặng:

Bây giờ em ở Pleiku
Cỏ xanh là núi mây mù là sương
Tôi không biết có phải hai câu thơ này là của chính anh
sáng tác hay không, nhưng chắc chắn trong giờ phút ấy,
anh đang nghĩ đến một người con gái nào đó. Và những giây phút lãng mạn
trong tình huống này có lẽ giúp cho người lính chiến thoải mái hơn là ngồi lo
âu không biết địch sẽ trở lại tấn công lúc nào.”
Trích đoạn trên từ Chinh Chiến Điêu Linh, hồi ký phóng sự về giai đoạn
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 ở biên giới Việt - Miên, Việt - Lào, Cao Nguyên Trung
Phần. Điêu linh của chiến tranh không chỉ có tại các đồn binh bị vây khổn mà
còn có ở các làng mạc bốc cháy, các ngôi trường bỏ hoang. Cuộc chiến ngày
đó ở ngay chân cổ thành Quảng Trị. Lá cờ được kéo vút lên cao trong đêm, lá
cờ bay, “cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu” xuất hiện ngay khi tiếng
súng còn vang động cùng khắp…
Bằng quả cảm của một phóng viên chiến trường nhưng với trái tim dịu
dàng của người con gái Việt Nam, tác giả đã mô tả cuộc chiến qua nhiều góc
độ khác nhau. Đó là hành động quyết tử của các chiến sĩ VNCH, là hoàn cảnh
thương tâm của bà con chạy loạn, là tình sống chết có nhau của gia đình các
người lính, tình đồng đội giữa các người lính, và cả tinh thần quên mình của
những tu sĩ. Qua Chinh Chiến Điêu Linh, thấy được lý do nhờ đâu Quân Lực
VNCH dù lâm ình thế hết sức gian nan vẫn đã đánh bật Cộng quân ra khỏi bờ
cõi, đem lại thanh bình cho hàng triệu đồng bào miền Nam Sách gồm 22
phóng sự với nhiều bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh.

f Tiểu sử tác giả KIỀU MỸ DUYÊN

Tên thật Nguyễn Thị Ẩn. Từ khi học tiểu học đã có bài viết đăng trên
báo thiếu nhi Trẻ. Đến năm 11 tuổi đã làm ra tiền bằng ngòi bút. Cộng tác với
các báo Công Luận, Hòa Bình và Trắng Đen, giữ trang Người Yêu Của Lính
và Thương Người Hậu Phương. Được học bổng của chính phủ Úc về báo
chí. Từ 1964 chuyên viết phóng sự về xã hội và chiến trường. Năm 1976,
vượt biên và định cư tại tiểu bang California. Năm 1982, tốt nghiệp Báo Chí,
Chính Trị và Địa Ốc tại California State University of Fullerton.

f CHINH CHIẾN ĐIÊU LINH

392 trang - Giá 20. USD – Tái bản lần thứ hai.
Mua sách trên : Báo Trẻ Online – www.baotreonline.com

7

Hồi kyùý z LEÂ THIEÄP

ĐÀO TRƯỜNG PHÚC giới thiệu

Giữa năm 2004, truyện dài ký sự của Lê Thiệp, tựa đề
Chuyện Người Đỗ Lệnh Dũng, khởi đăng trên Hoa Thịnh
Đốn Việt Báo. Cuối năm 2006, truyện ký này xuất bản
thành cuốn sách 420 trang, và tựa đề cắt gọn lại, Đỗ Lệnh Dũng, tên nhân vật
chính, một người thật, đang còn sống — nhưng không phải nhân vật nổi tiếng
vì có quá khứ lừng lẫy trên chính trường hoặc từng giữ vai trò đặc biệt nào đó
trên chiến trường. Đỗ Lệnh Dũng chỉ là một sĩ quan VNCH cấp trung úy, cựu
tù nhân CS, cùng gia đình qua Mỹ theo chương trình H.O. đầu thập niên 90
và định cư tại Virginia. Lê Thiệp giới thiệu về Đỗ Lệnh Dũng trong chương
dẫn nhập: “Đúng nửa đêm 24-11-1974, trái đạn 82 ly đầu tiên rót vào trong
vòng đai chi khu Đôn Luân (tên chữ của quận lỵ Đồng Xoài). Hai trung đoàn
của Sư Đoàn 7 CSBV với đại pháo và chiến xa T-54 yểm trợ áp dụng chiến
thuật tiền pháo tập trung, hậu xung tứ diện, quyết nuốt chửng căn cứ nhỏ bé
này càng nhanh càng tốt. Đồng Xoài chống trả suốt 10 ngày không hề được
tiếp viện và đã bị tràn ngập rạng sáng 7-12-1974. Trận Đồng Xoài mở đầu
cho một chuỗi biến cố quân sự khiến VNCH bị xóa tên. Trận đánh này cũng
đẩy trung úy Đỗ Lệnh Dũng vào quãng đời khác hẳn với những gì anh đang
ước mơ. (...) Đỗ Lệnh Dũng không chỉ là chuyện chiến tranh … Đây là câu
chuyện về những oan khiên khắc nghiệt mà người dân VN phải trải gần trọn
thế kỷ qua cho đến ngày nay. Nhân vật chính giã từ cha mẹ khi tròn 18 tuổi
và lúc được gặp lại cha mẹ thì đã gần tới tuổi ngũ tuần. Thời gian xa cách là
lửa đạn, là những ngày lê gót trên con đường mòn vượt rừng núi Trường Sơn
từ Nam ra Bắc, là những năm tháng đọa đày tại các trại tù...”
Chi khu Đồng Xoài thất thủ ngày 07-12-1974. Đỗ Lệnh Dũng bị bắt làm
tù binh ngay sau đó nên đoạn đời tù của ông bắt đầu trước ngày định mệnh
30-4-1975, bị giam cầm, đấu tố trước “tòa án nhân dân”, đưa ra Bắc bằng
đường bộ, vào trại “tù cải tạo” Yên Báy đến năm 1984 mới được phóng thích.
420 trang sách, trong đó từ 6 chương đầu là ký ức về đời lính, 6 chương
sau là ký ức về đời tù, tuy dùng hình thức tự truyện nhưng tác giả khẳng định
không phải “tiểu sử” của nhân vật chính mà chỉ diễn tả “thảm trạng một con
người bị tước đoạt trọn vẹn tuổi trẻ, tình yêu, gia đình và mọi điều kiện an
bình của cuộc sống.” Cuộc chiến kéo dài một phần tư thế kỷ đã tạo ra bao
nhiêu con người cùng trải thảm trạng như thế. Với lối viết bình thản, chừng
mực, sáng sủa của một nhà báo từng dấn thân qua vùng lửa đạn, Lê Thiệp đã
“chọn” Đỗ Lệnh Dũng như một nhân vật đặc biệt (tuy không hẳn là nhân vật
điển hình) để ghi lại một số hình ảnh sống thực của những ngày tháng đầy
máu và nước mắt trên quê hương, những ngày tháng mà cả Đỗ Lệnh Dũng lẫn
Lê Thiệp đều có mặt, dù trong hoàn cảnh và khung cảnh khác nhau.

8

Ghi lại những ngày tháng ấy là để trút ra hết trên mặt giấy dòng ký ức mà
nhân vật chính cũng như tác giả dù có muốn “cố quên để còn nhìn được về
phía trước” vẫn không thể nào quên nổi? Hay là để gửi đi một thông điệp:
“Nhân vật chính nhắc lại quá vãng bi đát của bản thân như một thoáng đời
bình thường để chia xẻ các dữ liệu thực tế – mà theo người viết – đã cho thấy
trong mọi nghịch cảnh luôn tồn tại một nét đẹp truyền thống từng giúp người
dân Việt Nam vượt qua mọi thử thách gian nan”? Nét đẹp truyền thống ấy
phải chăng là chất nhân bản của dân tộc, thể hiện qua những con người như
Đỗ Lệnh Dũng, hiền lành, bình thản trong mọi hoàn cảnh, và khi hồi tưởng về
quãng đời đã sống, dù cay đắng nghiệt ngã cùng cực, vẫn là “cách hồi tưởng
hồn nhiên, chân thực không vướng chút oán hờn.” Từ chiến trường lửa đạn
mịt mù đến những năm tháng tù đày khốn khổ đều được nhắc lại như từng
trang ký ức ngậm ngùi, chứ không phải nỗi ám ảnh day dứt. Và ngay cả một
thành tích đầy vinh dự cũng chỉ được diễn tả như một chuyện tình cờ.

Đầu thập niên 70, sau khi cứu mạng đại úy cố vấn Sam Graves trong một
trận chiến, trung úy Đỗ Lệnh Dũng nói với nhân viên tòa đại sứ Mỹ “không
có gì ghê gớm, vì đó là bổn phận của tôi, và hơn nữa vì chính mạng sống của
tôi và binh sĩ dưới quyền".” Nhưng người sĩ quan Mỹ vẫn nhớ đến ân nhân,
và hơn 20 năm sau, trong buổi lễ giải ngũ của đại tá Sam Graves tại Liên
Đoàn Yểm Trợ 88 ở Indiana, Đỗ Lệnh Dũng được mời lên nhận bằng tuyên
dương “Anh Hùng Mỹ Quốc – American Hero Award” vì “hành vi vô vị lợi,
sẵn sàng đem mạng sống ra bảo vệ đất nước Việt Nam, nêu cao truyền thống
bất khuất của Quân lực VNCH và cũng là của Quân đội Hoa Kỳ.” Sau buổi
lễ, người được tuyên dương nhỏ nhẹ tâm sự với vợ: “Anh đâu có muốn làm
anh hùng... Anh chỉ muốn một đời sống giản dị, bình thường, không bắn giết,
không súng đạn. Ước ao đó từ hồi nhỏ nhưng rồi cả đời anh là chiến trận, là
tù đày, là khổ nhục. Làm anh hùng để làm gì?”

Ước ao của nhân vật Đỗ Lệnh Dũng hẳn chẳng mấy khác với ước mong
của tác giả Lê Thiệp, trong lời bạt : “Tác phẩm này trước hết nhằm ghi lại
một số hình tượng sống trong một giai đoạn tràn ngập thảm cảnh của người
dân VN, kế tiếp để dành tặng Mai và các con với ước mong một ngày nào đó
cả nhà có thể về lại quê hương sống như một gia đình VN bình thường.”

f Tiểu sử tác giả LÊ THIỆP (1944-2013)

Sinh năm 1944 tại Sơn Tây. Thuộc thế hệ phóng viên đầu tiên của miền
Nam được đào luyện chính quy, tốt nghiệp Khóa I Báo Chí do Việt Tấn Xã
tổ chức. Năm 1978, vượt biên tới Nhật. Năm 1979, định cư tại Hoa Kỳ. Từng
là chủ nhân hệ thống Phở 75. Tác phẩm đã xuất bản: Chân Ướt Chân Ráo,
Lững Thững Giữa Đời. Ngày 05-7-2013, Lê Thiệp vĩnh viễn ra đi vì bạo bệnh
nhưng vẫn để lại tác phẩm cuối cùng Ung Thư Ơi, Chào Mi!

f ĐỖ LỆNH DŨNG

Tủ Sách Tiếng Quê Hương - 416 trang - Giá 25. USD
Giao dịch: Tiếng Quê Hương, P.O Box 4653, Falls Church, VA 22044

Email: [email protected] hoặc mua trên trang Amazon.com

9

VAÊN & THÔ z NGUYEÃN ÑAÉC KIEÂN

TRAÀN PHONG VUÕ giôùi thieäu

Giới trí thức trong nước gọi Nguyễn Đắc Kiên là một
hiện tượng, một mẫu người trẻ hiếm có trong xã hội VN
thời CS. Bài phản biện hôm 26-3-2013 nhắm vào tuyên bố của Nguyễn Phú
Trọng, tổng bí thư đảng CSVN ở Vĩnh Phúc một ngày trước đó được coi như
trái bom vạn tấn đánh thẳng vào trung tâm cơ chế quyền lực Hà Nội. Khác
với mọi tiếng nói phản biện đã có, nhà báo 29 tuổi Nguyễn Đắc Kiên đã lột
truồng “Ông Vua Đỏ”, buộc ông ta phải “tô hô” trước bàn dân thiên hạ và
mấy triệu đảng viên dưới quyền ông. Vượt trên mức can đảm bình thường và
chỉ với tư cách một công dân tự do, anh đã đóng vào trán Nguyễn Phú Trọng,
và cả cái đảng cộng sản đang nắm quyền sinh sát, dấu ấn của thái độ xấc
xược, tiếm danh, kiêu ngạo […] Bài viết của anh là mốc ghi một bước ngoặt
quyết định trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và quyền làm người VN.
Anh đã mở ra một sinh lộ mới, một hy vọng mới cho thế hệ trẻ. Ngay sau khi
bài phản biện của anh được tung lên các hệ thống truyền thông đại chúng,
một loạt phản ứng dây chuyền đã bùng lên khắp nước. Âm vang tràn qua các
vòm trời hải ngoại. Tất cả dấy lên ý nghĩa một cuộc trưng cầu dân ý, hơn thế,
một “Hội Nghị Diên Hồng” thời đại, để cho mọi con dân Việt Nam một lòng
nói KHÔNG với chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít.

Ngoài nghề báo, Nguyễn Đắc Kiên còn làm thơ. Thơ anh mang trọn nỗi
đau của thế hệ trẻ ra đời và lớn lên dưới chế độ độc tài CS. Giống như những
nét nhạc êm đềm nhưng chất đầy chua xót của Việt Khang, thơ Nguyễn Đắc
Kiên tuy trầm mặc, dịu hiền như tiếng hát Quan Họ quê anh, nhưng có sức
lay động lòng người mãnh liệt. Ra đời tại Bắc Ninh, lớn lên ở Hà Nội, ngẫu
nhiên Nguyễn Đắc Kiên trở thành nạn nhân và cũng là chứng nhân bất đắc dĩ
của các trò nghịch lý diễn ra từng phút từng giây nơi từng được mệnh danh là
thủ đô ngàn năm văn vật. Ở đó có đám dân oan rách nát từ các miền cao,
miền xa ngày ngày lũ lượt kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng kêu gào khiếu
kiện. Ở đó có ngàn, vạn giáo dân đêm đêm tụ tập ở nhà thờ Thái Hà cầu
nguyện, hát Kinh Hòa Bình. Và vây quanh họ là hàng trăm cảnh sát trang bị
vũ khí đầy mình, lăm le chờ cơ hội thanh toán mục tiêu. Và ở đó cũng phơi
bày cảnh tượng các sinh viên nam nữ bị an ninh nhà nước đánh đâp, đàn áp,
ném lên xe cây chỉ vì họ dám biểu tình bày tỏ tinh thần yêu quê hương, phản
kháng hành vi xâm lăng biển đảo của Bắc Kinh. Tất cả trở thành những vết
đen hằn sâu trong ký ức Nguyễn Đắc Kiên, cấu thành những vần thơ đau đớn.

Hãy nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt anh — Hỏi hắn xem hắn sẽ nói gì
Nếu mai này con cháu hắn hỏi: hắn…

Hắn làm gì khi đất Mẹ bị dọa đe?— Hắn làm gì khi Tổ Quốc lâm nguy

10

Khi người ta xuống đường biểu dương tình yêu Tổ Quốc?
Nỗi đớn đau quặn thắt trái tim người thơ khi nhận ra kẻ bạo hành, bắt bớ
các sinh viên biểu tình vì yêu nước, các người dân khốn khó mong được minh
oan, các tín hữu cầu nguyện được sống an bình không ai khác hơn chính là
những kẻ chung dòng máu với anh đang tác oai tác quái trên đất nước này.
[…] Nép đẹp trong thơ Nguyễn Đắc Kiên là tinh thần bao dung, tôn trọng sự
sống và niềm tin yêu nơi thiện chí con người. Hơn 8 năm sau ngày cơn hồng
thủy tràn vào miền Nam, anh mới có mặt trên đời. Anh không là nạn nhân
trực tiếp của bom đạn trong cuộc chiến tương tàn. Nhưng anh phải hứng chịu
những day dứt, dằn vặt lương tâm của một chứng nhân khi từng phút giây
thấy tận mắt, nghe tận tai các hành vi bạo ngược, bán nước hại dân của một
tập đoàn thống trị không tim óc.
Và ở cương vị một người cầm bút, anh đã dùng thơ văn chống lại.
Thật xót xa lắm khi phải chứng kiến cái chết lãng nhách của những cựu
chiến binh, không phải trên chiến trường mà ngay trên mảnh đất quê nhà, bởi
chính “đồng chí” của mình! Đau đớn không ít trước những bà mẹ “liệt sĩ”
một thời, ngày nay thành nạn nhân của mưu toan cướp đất phá nhà bởi chính
kẻ từng được bà bao che, nuôi dưỡng trong bưng!
Trước hiểm họa nước mất nhà tan, người thơ hình dung tới cơn đau banh
da xẻ thịt của người mẹ trong giây phút lâm bồn. Để cứu đất nước khỏi cơn
nguy khó, người người không phân biệt trẻ già, trai gái, phải chấp nhận trái
đắng, chấp nhận hy sinh. Như bà mẹ khi sinh con cắn răng nhận chịu đau
đớn, kể cả sự chết. Giữa phút giây kinh hoàng, cận kề nỗi chết, bà thảng thốt
kêu lên: “Đau quá! Chết mất thôi!” Và bà âm thầm cầu nguyện. “Lạy Chúa -
Nếu cần - Xin hãy cho con chết - Chỉ cầu mong đứa bé bình an” Lời cầu của
người mẹ trong cơn đau đẻ cũng là lời cầu của người thơ – của thế hệ trẻ Việt
Nam – thế hệ Nguyễn Đắc Kiên, trước khúc quanh quyết định của lịch sử đất
nước ta hôm nay.

f Tiểu sử tác giả NGUYỄN ĐẮC KIÊN

Sinh năm 1983. Bắt đầu viết báo từ 2006 với VnExpress và chuyển sang
Gia Đình & Xã Hội năm 2008. Đã đăng bài viết trên mạng internet với tựa đề
"Vài lời với TBT.ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng" và đã bị đuổi viêc ngay sau đó.
Bài viết có đoạn: “Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn
đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy
thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân mới là
suy thoái." Tác giả tuyên bố: "Con đường đến với dân chủ tự do là con đường
đòi hỏi cần rất nhiều sự kiên nhẫn, và tôi vẫn theo đuổi con đường đó''.

f HÃY NGẨNG MẶT

Tủ Sách Tiếng Quê Hương - 360 trang - Giá 20.0 USD
Giao dịch: Tiếng Quê Hương, P.O Box 4653, Falls Church, VA 22044,

Email: [email protected] ,
hoặc mua sách trên trang Amazon.com

11

Hoài kyù z HOÀ TRÖÔØNG AN

Hồ Trường An ngay từ đầu đã nói: “Ảnh Trường Kịch giới
không phải là sách biên khảo, mà là hồi ký của một kẻ từng
say mê điện ảnh nước nhà là tôi đây.” Tác giả từng điểm phim, giới thiệu
diễn viên điện ảnh trên tuần san Minh Tinh từ những năm 1970. Thời ấy,
khán giả Việt tuy say mê phim Âu Mỹ (như Gone With The Wind) nhưng vẫn
mong được xem phim “cây nhà lá vườn.”Điện ảnh bắt đầu du nhập Việt Nam
từ cuối thập niên 1890, nhưng mãi năm 1923 mới xuất hiện phim Việt đầu
tiên: Kim Vân Kiều. Nhưng theo Hồ Trường An, khi Thúy Kiều khảy đàn tỳ
bà, ống tay áo rộng làm lộ cái… đồng hồ! Dù vậy điện ảnh đã phát triển trên
mảnh đất tự do từ phim truyện đến phim tài liệu, “Embassy of Viet Nam
1970-1971 Film List” là một tài liệu dày tới 32 trang. Hồ Trường An đã vận
dụng trí nhớ dựng lại một phần lịch sử điện ảnh miền Nam.
Sách gồm 15 chương, đề cập tới các phim VN thực hiện trước 1954 tới
các phim chào đời thuở bình minh thời Đệ I Cộng Hòa, rồi Đệ II Cộng Hòa
tới ngày chung cuộc của miền Nam VN. Đề tài phim khá phong phú: hài
hước, kinh dị, xã hội, tình yêu,…Riêng phim tình thời chiến rất ăn khách.
Phim Con Búp Bê Nhồi Bông đã đoạt giải Golden Harvest Award của Đại Hội
Điện Ảnh Á Châu 1965. Phim này trình bày các tập luyện tinh thần và lương
tâm của một chiến binh để kềm giữ phản ứng hung bạo của kẻ địch, hòa hợp
bổn phận quân nhân với tình cảm gia đình. Tác giả cũng “phân loại” các kiểu
đẹp của giới nữ minh tinh thể hiện qua các phim: đẹp cao sang thanh thoát,
đẹp cá tính nổi bật, đẹp sắc sảo mặn mà, đẹp dịu dàng nữ tính, đẹp duyên
dáng nghịch ngợm, đẹp nữ sinh hồn nhiên, đẹp rực rỡ…sexy. Ngoài ra, tác
giả cũng nhắc các sự kiện nổi bật trong làng điện ảnh. Tất cả vẽ nên bức tranh
phong phú, sống động của điện ảnh nói riêng, nghệ thuật nói chung tại miền
Nam trước khi bị bó buộc vào định hướng thô cứng của chế độ cộng sản.

f Tiểu sử tác giả HỒ TRƯỜNG AN

Tên thật Nguyễn Viết Quang. Sinh năm 1938 tại Vĩnh Long, sĩ quan
Quân Lực VNCH cho tới tháng 4-1975. Là một tác giả có sức sáng tác sung
mãn, liên tục có mặt trong cả 20 năm văn học miền Nam và hơn 30 năm văn
học hải ngoại. Đã có gần 60 tác phẩm thuộc nhiều thể loại gồm 22 truyện dài,
12 tập truyện ngắn, 22 tác phẩm biên khảo, nhận định văn học, âm nhạc và
chân dung tác giả. Hiện cư ngụ tại Troyes, Pháp quốc.

f ẢNH TRƯỜNG KỊCH GIỚI

Tổ Hợp XB Miền Đông Hoa Kỳ - 412 trang - Giá 22. USD
Giao dịch : 2607 Military Rd, Arlington, VA 22207 – Đt: (703) 525.4538
Email: [email protected] hoặc đặt mua trên Amazon.com

12

Bieân khaûo z MAI THANH TRUYEÁT

Môi trường Việt Nam từ không khí, đến đất đai,
nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, có thể nói đã đến giới
hạn cuối (threshold limit), nghĩa là thiên nhiên sẽ không còn khả năng tự điều
tiết, sàng lọc và thanh lọc môi trường nữa. Với chừng ấy vấn nạn căn bản,
người Việt tại quốc nội làm sao có đủ khả năng tự cứu chính mình? Theo tác
giả, “Muốn tìm câu giải đáp cho bài toán phát triển VN, không cần đến một
trí tuệ ưu việt mà chỉ cần những đầu óc bình thường với một tấm lòng thủy
chung tha thiết với Đất và Nước”.

Việt Nam Tương Lai: Những Việc Cần Phải Làm – Tập I & Tập II trình
bày một số quan điểm và mô hình chuyển đổi ngõ hầu rút ngắn công cuộc tái
thiết, ổn định và phát triển một Việt Nam tương lai.

Tập I gồm 8 chương với chủ đề Y Tế và Giáo Dục
Tập II gồm 15 chương với chủ đề Nguồn Nước, Năng Lượng, Không
Khí, Đất, An Toàn Thực Phẩm, Quản Lý Môi Trường, Chiều Hướng Phát
Triển Mới Cho VN.
Hướng về Việt Nam tương lai, tác giả nêu phương cách giúp tháo gỡ tắc
nghẽn bởi sự quản lý tồi tệ của Đảng CSVN. Đó là sách lược Chấn chỉnh y tế
công cộng – Cải thiện giáo dục – Phục hồi môi trường. Sách lược này phải
thực hiện theo các trình tự hợp lý và thông minh, nhưng chỉ khi nào đất nước
trở về với dân tộc đích thực, nghĩa là thoát ách “đô hộ” cộng sản.

fTiểu sử tác giả MAI THANH TRUYẾT

Từng giảng dạy Hóa Học Đại Cương tại King College, Fresno, CA. Giám đốc
phòng thí nghiệm và giám đốc giải quyết phế thải, Chemical Waste Management,
Kettleman City, CA. Giám đốc nhà máy giải quyết nước thải (Leachate
Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA. Hiện tại là Giám đốc Kỹ
thuật, EnvironmenD Consultant Services, LA. Tác phẩm xuất bản: Câu Chuyện
Da Cam/Dioxin Việt Nam, Từ Bauxite đến Uranium(đồng tác giả Trần Minh
Xuân, Phan Văn Song), Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam, Tâm Tình Người
Con Việt, Thư Cho Con số 14…24 (2010-2015) (đồng tác giả Trần Minh Xuân).

f VIỆT NAM TƯƠNG LAI: NHỮNG VIỆC CẦN PHẢI LÀM
Nxb Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam

Tập I: 310 trang / Tập II: 460 trang – giá 30 USD
Liên lạc: Mai Thanh Truyết – 4128 Belle Park Dr., Houston, TX 77072

Email: [email protected] – Điện thoại: (713) 363-4456

13

bMuoán coù saùch

xin lieân laïc :
TIEÁNG QUEÂ HÖÔNG
P.O Box 4653 – Falls Church – VA - 22044
Email : [email protected] & [email protected]

14

ARLINGTON

1721 Wilson Blvd. – Arlington – VA 22209
(703) 525.7355

FALLS CHURCH

3103 Graham Road, Suite B – Falls Church – VA 22042
(703) 204.1490

HERNDON

382 Elden Street – Herndon – VA 20170
(703) 471.4145

LANGLEY PARK

1510 University Blvd., East – Langley Park – MD 20783
(301) 434.7844

ROCKVILLE

771 Hungerford Drive – Rockville – MD 20850
(301) 309.8873

PHILADELPHIA

823 Adams Avenue – Philadelphia – PA 19124
(215) 743.8845

PHILADELPHIA

1122 Washington Ave., Unit F – Philadelphia – PA 19147
(215) 271.5866

15

Bieân khaûo z LEÂ HÖÕU

Âm Nhạc Của Một Thời đưa ta đến với các nhạc sĩ:
Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Nguyễn Hiền, Y Vân, Tuấn
Khanh, Nguyễn Văn Đông, Phạm Duy, Trịnh Công
Sơn, Nhật Trường. Tác phẩm của những nhạc sĩ này
phản ảnh những thay đổi chính trị, xã hội, thời cuộc từ
1954 đến 1975. Giai đoạn này có thể được chia thành 2
thời khoảng chính :

I– 1954-1960: Âm nhạc trong hoà bình, với các
nhạc phẩm có giai điệu êm đềm, trong sáng, lời ca giản dị, mộc mạc thắm
đượm tình yêu quê hương, nhất là quê hương Miền Bắc “xa mờ”.

II–1963-1975: Âm nhạc trong chiến tranh, với các nhạc phẩm diễn tả tâm
tình, cuộc sống và phản ứng tâm lý của mọi tầng lớp trong chiến tranh cùng
các hệ lụy từ chiến tranh, nhất là hình tượng người lính VNCH đã là nguồn
cảm hứng sáng tác, là nhân vật trung tâm trong nhiều ca khúc.

Đối với mỗi nhạc sĩ, tác giả chọn ra vài đặc tính nổi bật trong toàn bộ
sáng tác để đặt trọng tâm tìm hiểu như Người lính trong nhạc Nguyễn Văn
Đông – Nỗi buồn sông nước trong nhạc chiều Phạm Duy – Ảo giác Trịnh
Công Sơn – Nhật Trường, những giấc mơ… dựa vào ca từ, khám phá những
điều ẩn khuất trong các ngõ ngách tâm tư của nhạc sĩ. Qua các phân tích đó,
sự cảm thụ âm nhạc của thính giả có thể thêm sâu lắng và phong phú.

Với lớp thính giả thuộc thế hệ trẻ, quen với các điệu nhạc mới và ngôn từ
mới, rất cần được các bậc phụ huynh giảng giải về những giai điệu “âm nhạc
của một thời”. Ngày nay, qua các trang điện tử như YouTube, ta có thể tìm
kiếm dễ dàng các ca khúc dù rất xa xưa để bổ túc cho các tác phẩm phân tích
về âm nhạc. Ngược lại, chính nhờ đọc Âm Nhạc Của Một Thời, ta mới thấy
cần quay về nghe lại, thưởng thức lại các ca khúc đã đánh dấu một giai đoạn
đầy đau thương nhưng đầy tình người của một miền Nam tự do.

f Tiểu sử tác giả LÊ HỮU

Sinh năm 1949 tại Hà Nam - Cựu sĩ quan Quân Lực VNCH, đến Hoa Kỳ
năm 1994. Từng điều hành một trường dạy Việt ngữ ở WA trong nhiều năm.
Cộng tác với các báo văn học (truyện, biên khảo, nhận định về văn học, ngôn
ngữ, âm nhạc…). Hiện định cư tại Seattle, tiểu bang Washington (USA).

f ÂM NHẠC CỦA MỘT THỜI

Nxb Giờ Ra Chơi - 400 trang - Giá 20.USD
Liên lạc: Lê Hữu - PO Box 28005 - Seattle, WA 98118 - USA.

Phone: (206) 251-9608 – Email: [email protected]

16

Söu khaûo z NGUYEÃN VÓNH THÖÔÏNG

Nhà Lý bắt đầu từ Lý Công Uẩn, kéo dài 216 năm
với 9 đời vua đã có nhiều đóng góp cho dân tộc trong việc giữ nước và dựng
nước. Thiền sư Vạn Hạnh đã giúp Lý Thái Tổ xây dựng đế nghiệp. Các tác
phẩm văn học thời Lý (1010-1225) phần lớn do các thiền sư sáng tác. Các
chùa biết khắc bản in để in kinh Phật nên tác phẩm nhờ đó cũng được phổ
biến rộng rãi. Giới tăng sĩ vốn có học thức uyên bác không chỉ về Phật học
mà còn về Nho và Lão học. Ngoài vai trò hướng dẫn đạo đức, các nhà sư
cũng lo đến các nhu cầu thực tế của người dân như mở lớp dạy chữ trong
chùa, chẩn mạch hốt thuốc, thậm chí giúp chọn đất cất nhà, chọn ngày lành
tháng tốt. Vốn gần gũi với người dân nhưng không thuộc giai cấp thống trị
theo đuôi chính quyền đô hộ, các nhà sư thông cảm nỗi thống khổ của họ, do
đó, các chùa trở nên những trung tâm xây dựng ý thức độc lập quốc gia.

Tư Tưởng Phật Giáo trong Văn Học Thời Lý gồm 3 chương và 2 Phụ
Lục. Chương I về Tư tưởng Thiền Tông trong văn học thời Lý trình bày: 1-
Triết lý căn bản của Thiền Tông. 2- Ý niệm về Vô Thường và vấn đề sống
chết trong văn học thời Lý. 3- Triết lý Tánh Không trong văn học thời Lý. 4-
Từ thái độ sống “tự lực” của Thiền học đến ý thức độc lập, tự chủ và việc xây
dựng đất nước của ý thức hệ dân tộc thời Lý. Chương II: Tư tưởng Mật Tông,
sấm vĩ học và phong thủy học trong văn học thời Lý. Chương III: Tình Thiền
trong văn học thời Lý. Phụ Lục I: Ảnh hưởng Phật Giáo trong pháp luật triều
Lý. Phụ Lục II: Nguyên văn chữ Hán các bài thơ văn trích dẫn trong sách.

f Tiểu sử tác giả NGUYỄN VĨNH THƯỢNG

Sinh năm 1944 tại Sa Đéc. Cựu giáo sư triết học tại các trường trung học
Petrus Ký, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn An Ninh, Cần Đước và trường Sư Phạm
Sài Gòn . Tác phẩm đã xuất bản trước 1975: Bộ sách giáo khoa Triết Học lớp
12 (8 cuốn), tiêu biểu như: Đạo Đức học 12ABCD, Tâm Lý học 12AC, Siêu
Hình học 12C (1972), v.v. Ngoài ra, còn viết nhiều tiểu luận về triết học, tiêu
biểu như: Từ A-lại-gia-thức trong Duy Thức học của Thế Thân và Vô Trước
đến Vô Thức Tập Hợp của Carl Justav Jung (1966), Triết lý của Albert
Camus (1974), Triết lý của Jean-Paul Sartre (1974)

f Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Lý

Nxb Văn Nghệ – 150 trang – giá 9.USD
Liên lạc : Phật Học Viện Quốc Tế – Điện thoại : (818) 893-5317

Địa chỉ : 9250 Columbus Ave, North Hills – CA 91343

17

C ách đây 15 năm, khi Tủ Sách phát hành hai tác phẩm đầu
tiên — Giữa Đêm Trường và Thân Phận Ma Trơi của
Nguyễn Thụy Long — gửi qua đường bưu điện đến bạn đọc trong
“mạng lưới thân hữu” ở nhiều nơi trên thế giới, Đài Tiếng Nói Hoa
Kỳ VOA đã giới thiệu Tủ Sách Tiếng Quê Hương: “Cơ sở xuất bản
với chủ đích đem lại cho độc giả Việt Nam hải ngoại những tác
phẩm phản ảnh trung thực cuộc sống quê nhà do chính những văn
nghệ sĩ đang có mặt tại chỗ sáng tác.”
Nhà văn Uyên Thao, sau hơn 10 năm trong nhà tù cộng sản, chỉ
đúng 1 tháng đặt chân đến Mỹ vào cuối năm 1999 đã quyết định lập
Tủ Sách Tiếng Quê Hương và đến nay đã phát hành 67 ấn phẩm.
Dịp kỷ niệm 15 năm, một số câu hỏi được đặt ra với người sáng lập
về hướng đi sắp tới và tương lai Tủ Sách.

Ï

z TRỊNH BÌNH AN: Tủ Sách TQH đứng vững được tới
ngày nay là nhờ công sức không phải chỉ một người. Được
biết bên cạnh Uyên Thao còn có hai thành viên đắc lực là
Trần Phong Vũ và Lê Thị Nhị. Xin anh vui lòng cho biết
những đóng góp của họ ?

z UYÊN THAO: Nhìn chung thì có thể nói ngay là chưa
chắc có Tủ Sách TQH, hoặc không chắc Tủ Sách đã tồn tại
tới hôm nay, nếu thiếu vắng nhiều người, trong đó có 2 bạn
ấy, đặc biệt là Trần Phong Vũ. Chính xác thì phải nói đó là
những người đã cùng tôi tạo dựng và điều hành Tủ Sách, nên
đóng góp của họ là đáp ứng mọi yêu cầu cấp thiết để duy trì
sự có mặt của Tủ Sách.

z TBA: Giống như tờ Sóng Thần những ngày đầu, Tủ Sách
hẳn có sự giúp đỡ của nhiều người và hẳn anh cũng có thể
bị chê bai, chỉ trích. Anh có thể kể một số nghĩa cử đáng nhớ
cùng những ý kiến trái chiều?

z UT: Theo ý nghĩ chủ quan, hoàn cảnh hình thành tờ Sóng
Thần và Tủ Sách Tiếng Quê Hương hoàn toàn khác biệt nên
không có nhiều trùng hợp, ngoại trừ phản ứng từ một số bạn
bè gần gũi. Năm 1970, khi tổ chức báo SóngThần, gần như
hàng ngày, tôi luôn nhận những cái lắc đầu kèm theo tiếng
thở dài của Chu Tử và lời nhắc của Đỗ Quý Toàn. Anh Chu
Tử cho rằng tôi đang đẩy mình vào bão táp và Đỗ Quý Toàn
thì nhăn mặt “Ông đừng đi trên mây nữa!” Đây là điều lập
lại y hệt khi tôi dự tính lập Tủ Sách. Lê Thiệp, người bạn trẻ
ở bên tôi từ gần nửa thế kỷ đã nói thẳng : “Anh bạc đầu rồi,
hãy sống êm thời gian ngắn ngủi còn lại. Em hứa sẽ lo mọi
thứ anh cần. Còn anh tự đày xác mình thì em nói trước, một

18

xu em cũng không giúp đâu.” Nhưng khi tôi cứ
lao “vào bão táp”, cứ “bước trên mây”, cứ “tự
đày xác mình” thì bên cạnh tôi vẫn có Chu Tử,
Đỗ Quý Toàn, Lê Thiệp… Điều gọi là chê bai,
là ý kiến trái chiều ấy, với tôi, chỉ biểu hiện tấm
lòng của bạn bè dành cho tôi và trở thành động
cơ buộc tôi dứt khoát hơn trong nỗ lực thực
hiện các dự tính. Riêng về thiện tâm hỗ trợ, khó
kể hết mọi trường hợp nên chỉ xin tóm lược là
tôi luôn may mắn được chia xẻ gánh nặng bởi
nhiều giới, nhiều lớp tuổi và từ nhiều nơi…

TBA: Anh từng chứng kiến sinh hoạt báo chí,
sách vở của các bậc tiền bối, các đàn anh...
Qua đó, anh tự đánh giá việc làm của mình và
của Tủ Sách ra sao?

UT: Đầu thập niên 1950, tôi bước vào làng báo
với ý nghĩ hình thành từ khi còn ngồi trên ghế
học trò về vai trò Đệ Tứ Quyền của báo chí
cùng với ba quyền Lập Pháp, Hành Pháp, Tư
Pháp trong xã hội dân chủ. Dù anh Vũ Bằng
diễn tả mỉa mai chỉ là “quyền rơm, vạ đá”, tôi
vẫn nhìn báo chí qua trách nhiệm bắt buộc là
phản ảnh trung thực tiếng nói diễn tả nguyện
vọng chính đáng của người dân. Ý nghĩ của tôi
được củng cố bởi thực tế sinh hoạt báo chí qua
nhiều biến cố, trong đó tôi vẫn nhớ vụ Nhượng
Tống bị ám sát cuối năm 1949 đúng lúc tôi vừa
bỏ vùng kháng chiến về tới Hà Nội. Năm 1928,
Nhượng Tống là nhà báo loan tin sự kiện Lý
Thụy chỉ điểm cho mật thám Pháp bắt chí sĩ
Phan Bội Châu. Thuở đó Lý Thụy là kẻ vô
danh, nhưng năm 1945 đã xuất hiện với cái tên
mới: Hồ Chí Minh. Vì thế, cùng với nhiệt tình
của nhà báo cố hoàn tất vai trò đệ tứ quyền là
cổ võ cho ước mong dân chủ hóa của người
dân, Nhượng Tống đã trở thành mục tiêu thanh
toán. Đúng là quyền rơm mà vạ đá !

Dù vậy, tôi không thể rời ý nghĩ đã có và
luôn thấy cây bút với nhà báo chính là ngọn
súng trong cuộc chiến bảo vệ sự sống mà vai
trò Đệ Tứ Quyền đòi nhà báo phải thường trực
tham dự. Rất tiếc là vai trò Đệ Tứ Quyền có vẻ
ngày càng mờ nhạt vì nhiều lý do, kể cả chính
người cầm bút viện dẫn ý nghĩa tự do vô trách
nhiệm để phản lại vai trò đó. Với cảnh ngộ
chung này, tôi không dám đánh giá công việc

19

của bản thân và bạn bè mà chỉ xin nói là chúng
tôi luôn mong ước làm tròn phần nào trách
nhiệm được chỉ định bởi vai trò Đệ Tứ Quyền.

TBA: Với thế hệ đi sau, tuổi trẻ hải ngoại và
trong nước, anh có điều gì muốn gởi gắm, về
một tương lai của sách vở Việt Nam.

UT: Tôi rất sợ nhắc nhở bất kỳ ai nên làm,
hay cần làm một điều gì đó mà tôi đánh giá là
đúng. Do đó, câu hỏi như thế này không dễ trả
lời. Vì vậy, tôi chỉ xin nhắc vài cảm xúc và ý
nghĩ từng có trong công việc để tùy đánh giá
của người nghe. Bình thường khi thực hiện một
công việc, vấn đề phương tiện luôn là vấn đề
bức bách. Cho nên, lúc này tôi vẫn nhớ nhiều
hình ảnh từ nửa thế kỷ trước khi tổ chức tờ
Sóng Thần. Chúng tôi chỉ có hai bàn tay trắng
mà số vốn tối thiểu cần ngay là 20 triệu tương
đương khoảng 400 ngàn Mỹ kim lúc đó. Hàng
ngày tôi đã nhận những lá thư góp vốn từ khắp
nước trong đó có 50$ của một người bán kem ở
Quảng Nam, có 300$ của một người lính gửi
lại trước khi lên đường hành quân qua Snoul để
không bao giờ về nữa và những đồng tiền gom
bỏ ống gần trọn năm của một cô giáo cũng là
một quả phụ ở Đà Nẵng vì chồng vừa chết trận
…với những dòng chữ nguệch ngoạc nhắc tôi
dựng một tờ báo gây được tiếng gào giữ vững
miền Nam tự do và dứt khoát không nhượng bộ
bất kỳ trở lực nào. Ngay lúc này, những dòng
nhắc nhở đó vẫn văng vẳng bên tai tôi.

Tủ sách hình thành mang tên TIẾNG QUÊ
HƯƠNG khởi từ gợi nhắc đó và tôi không thể
quên những dòng chữ mới đây của Nguyễn Đắc
Kiên viết cho tôi từ Việt Nam như sau:“…Cháu
không thể cầm được nước mắt khi đọc tạp bút
của bác... Thế hệ chúng cháu hôm nay hiện
thân trong bác, trong những phóng viên, biên
tập viên của báo Sóng Thần ngày đó. Đó là thứ
mạch ngầm của tinh thần dân tộc, tinh thần tự
do gắn kết tất cả chúng ta, chẳng có sức mạnh
khủng bố dã man nào có thể tiêu diệt nổi.”

Và ước mong của tôi là sẽ được nghe nhiều
tiếng nói tương tự Nguyễn Đắc Kiên từ cả
trong lẫn ngoài nước, không riêng lớp tuổi nào.

z TRỊNH BÌNH AN ghi

20


Click to View FlipBook Version