The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by hautruongle, 2018-01-03 17:16:59

QUE SERA SERA

Những lãnh đạo tại vị lâu năm tại Cameroon, Guinea Xích đạo và Uganda
nhiều khả năng cũng sẽ phải chuyển giao quyền lực “hòa bình” qua các cuộc
bầu cử. Paul Biya của Cameroon, Teodoro Nguema của Guinea Xích đạo
và Yoweri Museveni của Uganda nhiều khả năng sẽ phải nhìn vào tấm
gương của ông lão 93 tuổi Mugabe để chọn cho mình cách rút lui êm đẹp.

Trong khi đó, lãnh đạo Joao Lourenco của Angola đắc cử năm 2017 hy vọng
trong năm 2018 sẽ thoát được vòng ảnh hưởng của người tiền nhiệm Jose
Eduardo dos Santos. Ngoại giới từng đánh giá rằng ông Lourenco chỉ là con
rối trong tay cựu lãnh đạo Santos. Nhưng càng về cuối năm với diễn tiến bất
ngờ từ Zimbabwe, ông Lourenco đã cương quyết hơn trong việc thanh lọc
nhân sự, loại bỏ thân tín của người tiền nhiệm, để có thể chủ động hơn trong
các chính sách lèo lái đất nước Angola tiến lên.

Tân Bình

Những dự đoán về chính trị thế giới 2018

2018 sẽ là năm của những cuộc bầu cử quan trọng từ Nga, Ý… ở Châu
Âu, tới Campuchia, Malaysia tại Châu Á…và một loạt các nước Châu
Phi, nhưng khả năng sẽ không có bất ngờ như bầu cử tổng thống Mỹ
2016. Căng thẳng và xung đột có thể xảy ra ở các điểm nóng quen
thuộc như Bắc Hàn, Trung Đông và Nam Mỹ.
Nhìn chung năm 2018 vẫn sẽ là vũ đài chính của Tổng thống Donald
Trumpvà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Kinh tế và quân đội Mỹ sẽ tiếp
tục phát triển nhanh và mạnh. Trung Quốc cũng ngày càng mạnh mẽ và
quyết đoán hơn. Trong khi Tây Âu tiếp tục chia rẽ với sự suy yếu của khối
Liên minh Châu Âu. Làn sóng di dân từ Châu Phi, Trung Đông tới Châu Âu
tiếp tục gia tăng và nó ngày càng đe dọa tới sự ổn định của cựu lục địa.
1. Nước Anh sẽ hoàn thành đàm phán Brexit
Tháng cuối năm 2017, Thủ tướng Anh Theresa May đã đạt được thành công
khi thuyết phục Nghị viện Anh Quốc thông qua vòng đàm phán thứ nhất về
Brexit với Ủy ban Châu Âu. Các bên đã bắt đầu hướng tới vòng đàm phán
thứ hai về tương lai của mối quan hệ giữa Anh và Liên minh Châu Âu (EU)
hậu Brexit.

Cuộc đàm phán trong năm 2018 sẽ tiếp tục gặp khó khăn nhưng cuối cùng
nước Anh vẫn sẽ kết thúc đàm phán thành công để chính thức rời EU vào
năm 2019. Sau khi Anh ra đi, trong khi nước Đức của thủ tướng Merkel gặp
rắc rối trong vấn đề nội bộ, Nước Pháp của Tổng thống Macron hứa hẹn sẽ
là đầu tàu đoàn kết, thống nhất EU trong năm 2018 và các năm tiếp theo.

2. Tổng thống Putin sẽ dễ dàng tái nhiệm trong cuộc bầu cử 2018
Với việc ứng cử viên đối lập Alexei Navalny đã bị đình chỉ tư cách ứng viên
tổng thống do đang chịu án lạm dụng công quỹ, Tổng thống Vladimir Putin
không còn đối thủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào tháng 3/2018.

Cuộc bầu cử này gần như chỉ mang tính hình thức và ngoại giới sẽ chú ý
nhiều hơn vào số lượng cử tri tham gia bầu cử thay vì dự đoán ai sẽ thắng
cử.

Với việc nắm giữ kênh truyền thông trong tay, tất cả các cuộc thăm dò đều
cho thấy ông Putin vẫn đang nhận được tín nhiệm cao. Tuy nhiên, có thể
cuộc bầu cử 2018, số cử tri tham gia bầu cử sẽ không cao, báo hiệu sự thờ
ơ và chán nản của công chúng Nga với sự cầm quyền quá lâu của ông Putin.

Cái làng nhỏ đó nằm gần biển Manche, cách thành phố Etretat (miền bắc
nước Pháp) độ 10 km. Trong làng có chừng năm chục nóc gia nằm chùm
nhum lại thành một khu, trừ một cái nhà nằm rời xa một mình về phía biển.
Người trong làng gọi cái nhà đó là ” nhà ông Lê “.

Cách đây mấy năm, ông Lê -người Việt Nam độ 40 tuổi- từ Paris ra đây
mua lại cái nhà đó để làm nhà nghỉ mát. Mùa hè và các ngày lễ lớn, ông đưa
vợ con -vợ người Pháp và hai con trai chín mười tuổi- ra đây đổi gió và lâu
lâu ông cho bạn bè mượn năm bảy hôm. Ông có mướn một người trong
làng -tên Jean Marie- trông nom nhà cửa và cắt tỉa vườn tược cây trái.

Mới đầu, người trong làng cứ tưởng ông Lê là người Tàu. Cho nên, họ

hơi dè dặt. Chừng biết ổng là người Việt Nam, họ cởi mở hơn, thân thiện
hơn. Làm như, đối với họ, người Tàu là người ngoại quốc xa lạ, còn người
Việt Nam thì ít nhiều gì cũng đã từng được xem là người trong nhà ! Họ càng
có cảm tình với ông Lê khi biết rằng ổng qua Pháp học từ hồi mười lăm tuổi,
rằng ổng tốt nghiệp trường Arts et Métiers, rằng ổng làm chức lớn trong cơ
quan Nhà Nước v.v… Họ hay nói với nhau: “Vợ chồng ông Lê thật dễ
thương”.

Vùng này cao hơn mặt biển hai ba chục thước mà cuộc đất lại không lài
lài xuống lần khi ra gần biển như ở những nơi khác, nên không có bãi. Ở
đây, biển đâm thẳng vô bờ, loại bờ đá dựng thiên nhiên sừng sững như một
bức tường cao thật cao. Những ngày biển động, sóng đập vào chân tường
đá nghe ầm ầm. Vì nhà ông Lê nằm cách bờ đá dựng không xa, nên vào
những ngày đó, từ trong nhà nghe âm vang tiếng sóng giống như những

tiếng thở dài.
Hè năm đó, ông Lê và gia đình ra đây nghỉ mát chỉ có ba tuần thay vì một

tháng như thường lệ. Ông nói với ông Jean Marie -người quản gia- rằng
phải trở về Paris để đón cha mẹ từ Việt Nam qua. Ông Jean Marie hỏi ông
có định đưa ông bà cụ ra đây chơi không thì ông Lê trả lời rằng không, bởi
vì ông bà cụ mới xuất ngoại lần đầu tiên nên phải đợi một thời gian cho quen

với khí hậu phong thổ.
Vậy mà chỉ mươi ngày sau, thấy ông Lê chở ra đây một ông già tóc trắng

với hai va-ly hành trang. Người quản gia nghĩ: “Chắc định ở lâu nên mới
mang hành trang nhiều như vậy “. Ông Lê giới thiệu: ” Đây là cha tôi. Còn
đây là Jean Marie, quản gia”. Sau đó, ông nói: “Trong thời gian cha tôi ở đây,
tôi xin nhờ bà Jean Marie lo dùm việc nấu nướng giặt giũ giống như những
lúc gia đình tôi ra đây nghỉ mát. Có điều là cha tôi không thể đi chợ ở Etretat

như chúng tôi vẫn làm lâu nay, nên tôi nhờ ông bà lo giùm luôn vụ này. Đổi
lại, tôi sẽ tăng tiền thù lao của hai ông bà lên mười phần trăm. Tôi xin ông
bà chấp nhận cho”.

Sau khi gọi điện thoại về nhà bàn tính với vợ, ông Jean Marie bằng lòng.
Tiếp theo đó, ông Lê trao cho ông Jean Marie một số tiền và nói: “Đây, tôi
gởi ông bà một tháng tiền chợ. Tôi dự trù dư dả phòng khi cha tôi cần mua
những gì khác, nhưng nếu thấy thiếu thì điện thoại cho tôi hay để tôi gởi ra

thêm. Mỗi cuối tháng, tôi sẽ gởi tiền để gối đầu cho tháng kế tiếp, ông bà
yên tâm”. Ông Jean Marie hỏi: “Còn bà cụ đâu ? Sao không cùng ra đây với
ông cụ ?”. Ông Lê trả lời như không trả lời: “Mẹ tôi ở Paris”. Rồi sau khi nói
mấy lời cám ơn ông Jean Marie, ông bắt tay từ giả người quản gia và ông
già tóc trắng để trở về Paris, vội vã như không muốn vấn vương gì nữa !
Thấy ông Lê đối xử với ông già tóc bạc như là một người quen thường, ông

Jean Marie vừa ngạc nhiên vừa bất nhẫn, bởi vì ông nhận thấy rõ ràng ông
già tóc bạc đó và ông Lê thật sự giống nhau như hai cha con.

Ông già ở trong nhà ông Lê như một cái bóng. Ông không xem tê-lê,
không nghe ra-đi-ô. Ông cứ ngồi ở xa long hút thuốc liên miên, mắt nhìn
thẳng ra cửa kiếng hướng về phía biển, giống như đang coi một cái gì ở
ngoài đó. Ở ngoài đó không có gì hết ! Không có một cái cây, không có một
lùm bụi. Cỏ dại cũng không mọc cao. Mặt đất trống trơn chạy thẳng ra bờ

đá dựng. Từ chỗ ông ngồi, nhìn ra chỉ thấy đất và trời. Lâu lâu, vài con hải
âu bay phớt ngang, và lâu lâu trên nền trời trong xanh của mùa hè, một sợi
mây đi lạc. Chỉ có bao nhiêu đó, vậy mà ông cứ ngồi nhìn, nhìn đăm đăm.

Mới đầu, ông bà Jean Marie cứ tưởng rằng ông già không biết nói tiếng
Pháp. Nhưng sau mấy lần hỏi han thấy ông trả lời trôi chảy mạch lạc, ông
bà mới yên tâm. Có điều là hỏi thì ông mới trả lời chớ không thấy bao giờ tự

ông gợi chuyện. Suốt ngày, ông làm thinh. Cần dùng gì thì ông viết ít chữ rồi
gắn trên mặt tủ lạnh. Ông bà Jean Marie thấy vậy cũng ráng giữ ý không làm
tiếng động khi quét dọn hay đi ra đi vào. Nhiều khi, họ có cảm tưởng như
trong nhà không có ai hết ! Chỉ có mùi khói thuốc là nhắc đến sự hiện diện
của ông già.

Ông già đó tên Lê Tư. Hồi thời trước -cái thời mà miền nam Việt Nam

chưa biết mùi cộng sản- ông Tư là một nhà thầu xây cất rất có bề thế ở
Sàigòn. Ông giao du rộng, lại “biết cách giao du”, thêm giỏi tính toán sắp xếp
nên ông trúng thầu nhiều công trình lớn của Nhà Nuớc và của các công ty
ngoại quốc. Do đó, càng ngày ông càng nổi tiếng và sự nghiệp thì cứ nhân
lên gấp năm gấp mười. Dù vậy, ông không bao giờ chối bỏ cái gốc hàn vi
của ông và rất tự hào đã bắt đầu bằng hai bàn tay trắng.

Ông thường nói: “Hồi tôi từ Đà Nẳng vô Sàigòn, tôi chỉ có một chiếc xe

đạp cũ và cái nghề thợ hồ. Ban ngày đạp xe đi làm, ban đêm đạp xe đi học
thêm ở Trung Tâm Văn Hoá Pháp và hội Việt Mỹ. Hồi thời đó, quanh năm
suốt tháng, tôi chỉ biết có thắt lưng buộc bụng, ăn uống kham khổ, để dành
tiền gởi về cho cha mẹ ở Đà Nẳng và để đóng các học phí. Vậy mà tôi vẫn

không ngã lòng. Lúc nào trong đầu tôi cũng nghĩ rằng phải cố gắng vương
lên, bởi vì không ai giúp mình bằng mình hết. Nhờ vậy mà bảy tám năm sau,
tôi đã có một cơ sở vững chắc để cạnh tranh với các nhà thầu khác. Rồi thì
xây cất hết công trình này đến công trình khác, có khi hai ba công trình cùng

một lúc, cơ sở cứ lớn lần lớn lần để trở thành bề thế như ngày hôm nay.
Nghe tôi nói tôi bắt đầu sự nghiệp bằng con số không chẳng có mấy ai tin
hết “.

Khi đã khá giả, ông mới cưới vợ. Ông hay nói đùa : “Tình phải có tiền đi
theo nó mới vững. Giống như bê-tông phải có cốt sắt nó mới bền !”.

Ông bà Lê Tư chỉ sanh có một người con trai đặt tên Lê Tuấn. Năm Tuấn

được mười lăm tuổi, ông gởi con qua Pháp học. Ông muốn nó học ngành
kiều lộ để sau này trở về nối nghiệp ông. Ông nói : “Việt Nam mình cạnh
tranh không nổi với hãng thầu ngoại quốc bởi vì mình có binh mà thiếu
tướng”. Và ông hy vọng trong tương lai, con ông sẽ thực hiện những công
trình vĩ đại, vượt trội hẳn những gì ông đã làm. Để cho ông được nở mặt.

Cái tương lai đó bỗng tắt ngúm chỉ trong một thời gian ngắn sau ngày 30
tháng tư, 1975.

Trước cái ngày đen tối đó, một người như ông Lê Tư dư sức để di tản dễ
dàng. Vậy mà không thấy ông nhúc nhích. Ông cứ điềm nhiên hút thuốc,
uống trà, xem truyền hình, nghe ra-đi-ô. Giống như một kẻ bàng quan. Bà
Lê Tư thì cứ đi ra đi vô, hết gọi điện thoại cho bà bạn này đến gọi cho bà
bạn khác. Rồi thúc giục ông đi di tản. Bà nói :

– Trời ơi ! Mấy bả đi hết rồi kìa !

Ông cười :
– Thì ai sợ cứ đi. Bà yên tâm. Tôi bảo đảm không có sao hết. Nói thiệt với
bà, “họ” đã liên lạc với tôi cách đây hơn tháng, nói rõ rằng họ cần dùng
những người như tôi để xây dựng lại đất nước. Cho nên, bà thấy tôi không
? Tôi bình chân như vại !
Điều mà ông không nói cho bà biết là từ bao lâu nay, ông vẫn đều đặn gởi

tiền giúp cách mạng qua ngả thằng cháu -cũng gốc liên khu năm như ông-
đang hoạt động ở mấy tỉnh miền Đông. Chính người cháu đó đã cho người
về gặp ông để giải thích rõ ràng chủ trương đường lối của cách mạng. Nhờ
vậy, ông mới vững tâm tin tưởng.

Đâu dè, sau khi cách mạng “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, cách
mạng quay về đánh tư sản. Ông Lê Tư cũng “bị” mời đi “làm việc” như mọi
người. Ông có xuất trình giấy chứng minh của Liên khu bảy, là vùng ông đã

giúp đỡ, nhưng “lá bùa” đó không linh ! Ông cũng nghĩ đến thằng cháu cách
mạng, nhưng bây giờ ông không biết nó ở đâu để gọi nó đến làm chứng. Vì
vậy, ông vẫn bị mời tới mời lui để “làm việc”. Mỗi lần làm việc, họ quay ông
như con dế ! Đến nỗi về sau, mệt mỏi quá, chán chường quá, thấy nói gì

cũng vô ích, nên ông bèn làm thinh, mặc cho họ muốn nói gì thì nói, hỏi gì
thì hỏi. Rồi đến lần “làm việc” cuối cùng, ông cũng làm thinh ký tên trên xấp
giấy tờ họ đưa ra, ông ký mà không thèm đọc qua một chữ ! Lần đó, ông
bước ra khỏi cơ quan, có cảm tưởng như đang sống trong một thế giới khác,

một thế giới lộn ngược ! Ông không còn khái niệm không gian thời gian. Ông
chỉ biết rằng sau cái phút ký tên đó, ông trắng tay. Và ông còn nghe trong
đầu câu nói ơn nghĩa “nhờ ông đã sớm giác ngộ cách mạng nên không phải
đi cải tạo”. Ông lái xe về nhà như một người máy. Ông đâu biết rằng trong
cuộc “đổi đời vĩ đại” này, con người đâu còn sống bằng lý trí : con người chỉ
sống bằng bản năng thôi !

Về đến trước cổng nhà, bỗng nhiên ông Lê Tư nhận thức rằng tất cả
những gì trực thuộc về ông bây giờ chỉ còn lại người vợ đang đợi ông ở nhà.

Xưa nay, mọi việc trong gia đình đều do ông quyết định. Bà Lê Tư luôn
luôn làm theo ý của ông, không bao giờ thắc mắc. Bởi vì bà hoàn toàn tin
tưởng vào người chồng mà lúc nào bà cũng cảm phục như một thần tượng.
Bà nói : “Từ bàn tay trắng dựng nên sự nghiệp đồ sộ như vầy, không phải
ai làm cũng được !”. Và bà thường ví chồng bà như một cây cau vững chắc

để bà bám vào đó như một giây trầu. Vậy mà bây giờ bây giờ Ông Lê Tư
không biết ví mình như cái gì nữa. Cách mạng mà ông đã giúp từ ngày ông
dựng nghiệp, hôm nay nhân danh gì gì đó, đã biến ông thành con số không.
Dễ dàng như người ta cầm nùi giẻ bôi hết những hàng chữ phấn trên một
bảng đen, bôi mà không cần biết những hàng chữ đó viết những gì ! Chỉ
trong có một khoảnh khắc, ông chẳng còn gì hết và bản thân ông cũng không

là gì hết ! Ông đã trở thành một “thứ gì” đó không có tên, một sản phẩm của
cách mạng mà sách vở xưa nay chưa thấy có định nghĩa !

Ông bước vào nhà mà cảm thấy mình lêu bêu như bọt nước, không làm
chủ được gì hết, kể cả làm chủ chính bản thân mình ! Cái biệt thự có hồ tắm
vườn hoa, có năm ngăn bảy nắp, mà ngày xưa ông đã xây cất cho tương
xứng với địa vị xã hội của ông bây giờ bỗng trở nên ngạo nghễ, vô duyên.

Nhà vắng teo. Một số gia nhân đã xin nghỉ việc từ những ngày sôi động,
số còn lại đã được cho nghỉ ngay sau ngày 30 tháng tư. Bà Lê Tư chắc đang
làm gì ở dải nhà sau nên ông không nghe tiếng động. Ông đốt điếu thuốc rồi
ngồi xuống phô-tơi nhìn thẳng ra vườn. Ông nhìn mà không thấy gì hết ! Yên
lặng.

Tiếng bà Lê Tư làm ông giựt mình :
– Sao ông ? Họ đòi gì nữa vậy ?

– Họ đâu có đòi. Họ lấy.
– Lấy gì ?
– Lấy hết tài sản của mình.
Giọng bà bỗng cao lên một nấc :

– Lấy hết tài sản ?
Ông nhìn bà rồi trả lời bằng cái gật đầu. Giọng của bà lại cao thêm một
nấc :
– Gì lạ vậy ? Tự nhiên rồi đòi lấy tài sản của người ta. Đó là ăn cướp chớ

đâu phải lấy ! Rồi ông trả lời làm sao ?
Ông thở mấy hơi thuốc, rồi mới nói :
– Thì tôi giao hết lại cho họ chớ còn làm sao ?
Bà chỉ kêu được một tiếng “Trời !” rồi ngồi phịch xuống ghế, mắt nhìn

thẳng ra vườn. Bà nhìn mà cũng không thấy gì hết ! Yên lặng. Một lúc sau,
ông nói, giọng thật trầm tĩnh :

– Bà nghĩ coi. Bây giờ họ là kẻ chiến thắng. Quyền sanh sát nằm hết trong
tay, họ muốn nói gì làm gì mà không được.

– Còn luật pháp để đâu ?
– Luật pháp của ai ?
Bà làm thinh. Một lúc sau, bà nói :
– Hôm trước ông nói họ đã móc nối với ông để ông ở lại giúp họ xây dựng
gì gì đó. Sao bây giờ họ lột hết của ông vậy ?

Ông làm thinh. Khói thuốc trong miệng bỗng trở nên thật đắng. Ông nghe
thèm một hớp trà hay một hớp nước lạnh, hay bất cứ một chất lỏng nào
cũng được để ông nuốt xuống “cái gì đó” đang nghẹn ngang ở cổ. Ông dụi
điếu thuốc rồi đi lại bar ở góc xa-long rót một ly nhỏ Porto uống ực một cái,
giống như người ta bị mắc xương. Xong ông trở lại phô-tơi ngồi xuống, đốt
điếu thuốc. Chất rượu đang nồng trên mũi, nhưng sao khói thuốc vẫn còn

nghe thật đắng !
Giọng bà Lê Tư có vẻ trách móc :
– Chớ phải ông nghe lời tôi đi di tản như thiên hạ thì đâu có sao.
– Đi di tản cũng mất hết chớ hơn gì.
– Sao mất hết được ? Ông quen lớn nhiều mà không hốt được một mớ

đem đi theo à ? Có nhiều người còn gởi được bàn ghế và vô số đồ cổ nữa.

Như anh X., như anh T., như ông tướng Z toàn là bạn thân của ông không.
Ông làm thinh. Bà vẫn nói, càng nói giọng càng gay gắt :
– Thà rằng mình đi, cái gì không đem theo được là mình bỏ. Tụi nó có lấy,

cũng là lấy những gì mình bỏ. Chớ còn bây giờ, tụi nó bóp họng ông để lấy,
bộ ông không thấy tức sao ?

Ông làm thinh. Ngừng một lúc như để suy nghĩ, rồi bà nói một câu giống
như bà đóng sập cánh cửa sắt để nhốt ông trong một nhà tù :

– Chẳng bằng ông muốn ở lại để giúp cách mạng chớ gì ? Phải không ?
Ông nuốt nước miếng mấy lần, rồi tiếp tục làm thinh. Bây giờ, ông thật sự
thấy mình như bọt nước trôi lêu bêu, không bám được vào đâu hết?

Chiều bữa đó, cách mạng đưa đến mười mấy thanh niên trai gái và một
toán bảo vệ cầm súng để làm công tác kiểm kê. Họ bắt mở hết các hộc, các
kệ, các tủ để họ đem ra đếm từng món, không bỏ sót một nơi nào hết, một
món nào hết. Đêm, họ ngủ lại trong nhà ông Lê Tư để sáng sớm hôm sau

họ tiếp tục. Xong công tác kiểm kê, người cán bộ chỉ huy chỉ định một nhóm
bốn người ở lại để canh giữ những gì đã kiểm kê, sợ ông bà Lê Tư ăn cắp
mang đi ! Gã còn nói như ra lịnh :

– Từ hôm nay trở đi, anh chị phải dọn ra nhà sau để ở, không được bước
lên đây nữa. Anh chị cũng không được quyền sử dụng chiếc ô-tô bây giờ
thuộc diện quản lý của Nhà Nước. Khi ra vào nhà, anh chị phải dùng cái

cổng hậu, không được đi bằng cổng chánh. Rõ chớ ?
Ông Lê Tư làm thinh. Bà Lê Tư cũng làm thinh. Nhưng hai sự làm thinh

đó không cùng một ý nghĩa : ông làm thinh vì biết rằng có nói gì cũng vô ích
còn bà làm thinh là vì bà hận ông vô cùng !

Từ ngày dọn xuống ở trong một nhà phụ -có ba dải nhà phụ trước đây
dùng cho gia nhân- và từ ngày biết rằng văn phòng, các kho vật liệu, kho
dụng cụ cơ giới, biệt thự ở Núi Lớn Vũng Tàu, các chương mục ở ngân

hàng?v.v. đã hoàn toàn nằm trong tay Nhà Nước, bà Lê Tư ít nói chuyện với
ông. Nhưng hầu như ngày nào bà cũng ngồi nói một mình, nói trổng, cố tình
nói lớn tiếng để cho ông “phải” nghe. Bà cứ lải nhải với giọng trách móc
chanh chua, hết chuyện tin lời cách mạng, đến chuyện mất hết của cải, rồi
bắt qua chuyện di tản, chuyện ở “chui rút” trong nhà của bếp của bồi. Còn
ông thì cứ làm thinh ngồi nghe, nghe riết mà tóc của ông càng ngày càng

bạc trắng !
Thời gian đi qua. Một hôm bà bỗng nói với ông :
– Tôi đã nhờ người quen trong toà đại sứ liên lạc được với thằng Tuấn ở

Paris. Nó sẽ lo giấy tờ cho mình qua bển.
Bây giờ, mọi sự đều do bà quyết định, ông chỉ làm thinh đi theo. Bây giờ,

người chồng “thần tượng” của thời trước chỉ còn là một cái bóng ! Bây giờ,

bà mới là thân cây cau, còn ông, ông chỉ là một thứ giây trầu… Đúng là một
sự “đổi đời vĩ đại” !

Ít lâu sau, chính bà đã chạy chọt đút lót để có xuất cảnh cho hai vợ chồng
bay qua Paris, vào giữa mùa hè năm đó.

?Ông Lê, người con trai của ông bà Lê Tư, đến đoón ông bà ở phi trường
Charles De Gaulle. Gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi. Ông Lê Tư có cảm
tưởng như mình vừa sống lại. Ông ôm con siết mạnh, rồi buông ra để nhìn.

Lòng tràn sung sướng, ông vừa cung tay đấm nhẹ lên vai con, vừa chửi
đổng : “Cha mày !”. Rồi tiếp : “Ba tưởng không còn gặp lại con nữa chớ !”
Trong một khoảnh khắc, ông tìm lại được lời nói và cử chỉ của một con người
bình thường, con người của thời trước tháng tư 1975.

Trên đường về nhà, ông Lê vừa lái xe vừa hỏi về những chuyện đã xảy
ra ở Việt Nam trong những ngày sôi động của tháng tư, nhứt là ở đoạn “mấy
thằng Mỹ kéo nhau chạy sút quần”. Nghe lời nói và giọng điệu của con, ông
Lê Tư cảm thấy có “cái gì không ổn”, nhưng ông nghĩ : “Có lẽ tại nó ở bên

nây lâu quá nên nó nói tiếng Việt không biết chọn lời”. Rồi ông kể lại những
gì mắt thấy tai nghe. Người con lâu lâu khoái chí, vỗ tay lên tay lái, gục gặc
đầu “cho tụi nó chết”.

Bổng người con hỏi :
– Còn mấy thằng tướng nguỵ ?
Câu hỏi đó như ánh sáng bật lên trong bóng tối để ông nhìn thấy rõ sự

thật: không phải con ông không nói rành tiếng Việt mà là con ông nghiêng
về phía bên kia, cái phía đã lật lọng, ăn cháo đá bát, cái phía đã lấy hết tài
sản của ông một cách ngang nhiên trắng trợn ! Trời đất chung quanh bỗng
như sụp xuống ! Tuy nhiên ông vẫn trả lời:

– Mấy người đó thì ba không biết.
– Tụi nó chạy ra đảo Guam hết. Thằng chủ chạy thì thằng tớ phải chạy
theo chớ dám ở lại đâu. Tưởng ba biết gì kể lại nghe chơi chớ ở bên nây

báo chí tê-lê nói đầy đủ. Trên tê-lê thấy nhiều thằng tướng ngơ ngác như
bầy gà nuốt giây thun !

Người con nói xong cười lên khoái trá. Ông Lê Tư nghe giận phừng lên
mặt ! Ông đưa tay định xáng cho thằng con một cái, nhưng ông kềm lại kịp.
Ông bỏ tay xuống mà nghe ngực mình tức ran. Tự nhiên, ông ứa nước mắt.
Từ phút đó, ông làm thinh. Thấy như vậy, tưởng cha bị mệt vì cuộc hành

trình quá dài nên ông Lê cũng không hỏi tiếp.
Bà Lê Tư ngồi ở băng sau, không chen vô một lời. Bà cảm thấy rồi đây sẽ

không thể nào ở chung với một thằng con như vậy được. Bà đã tưởng đi ra
khỏi xứ để khỏi phải thấy hằng ngày những chuyện trái tai gai mắt, nào ngờ
qua đây gặp thằng con không biết học ở đâu mà ăn nói giống “tụi nó” y chang
! Nhưng không sao. Rồi bà sẽ mua nhà ở riêng. Bà dư sức. Với số hột xoàn

mà bà đã cất giấu sau 1975 và bây giờ đang nằm an toàn trong cái giỏ mây
hai đáy bà ôm trong lòng, bà dư sức. Cho dù bà phải cưu mang suốt phần
đời còn lại ông chồng mà bà đã không còn coi là thần tượng nữa, từ lâu.

Về đến nhà -ở Neuilly Sur Seine, khu nhà giàu- ông Lê giới thiệu vợ con
rồi đưa cha mẹ lên phòng trên lầu, nói :

– Ba má nghỉ một chút rồi xuống ăn trưa.
Bữa ăn được dọn lên từng món theo phong cách tây phương. Vợ ông Lê

hỏi han lễ độ và kín đáo chăm sóc ông bà Lê Tư. Hai thằng con ông Lê -
giống mẹ hơn giống cha nên ít thấy lai Việt- không biết một tiếng Việt. Chúng
ăn nhanh nhanh. Xong món thứ nhì, chúng không đợi món kế tiếp, vội vã rút
lên phòng. Suốt bữa ăn, câu chuyện chỉ vây quanh mấy món ăn nấu theo

tây, bởi vì ông Lê khoe có bà bếp giỏi. Bà bếp, người Pháp, có bước ra chào
ông bà Lê Tư.

Nhờ vậy, không khí trong bữa ăn không đến nỗi nào tẻ lạnh.
Sau bữa ăn, vợ ông Lê vì tế nhị, muốn để cho chồng và cha mẹ nói chuyện

riêng với nhau, nên xin phép lên lầu. Bà dặn chồng :
– Anh không nên nói chuyện nhiều. Ba má chắc cần phải ngủ vì sai giờ

giấc. Mình còn nhiều thì giờ mà.
Khi bước qua xa long để uống cà phê, ông Lê hỏi :
– Ba má định qua đây ở chơi bao lâu ?
Ông Lê Tư châu mày, nhìn bà. Bà trả lời :

– Ba má định qua ở luôn chớ đâu phải ở chơi.
Người con ngạc nhiên :
– Ủa ? Sao lại ở luôn ? Bây giờ nước nhà độc lập rồi, không còn thằng
nào ngồi trên đầu trên cổ mình hết. Tất cả đều thuộc về mình, không còn sợ
thằng ác ôn nào cướp giựt nữa. Như vậy mà ba má định bỏ xứ qua đây ở
luôn. Thiệt là vô lý !
Hồi nãy, trên xe về đây, ông Lê Tư còn nghĩ rằng thằng con ông chỉ

nghiêng về phía bên kia. Bây giờ thì quá rõ ràng : nó đã đứng hẳn về phía
bên đó. Ông nghe lòng quặn thắt : chẳng những cách mạng đã cướp hết tài
sản của ông, mà tụi nó còn cướp luôn thằng con duy nhứt của ông, cướp từ
hồi nào rồi.

Ông Lê Tư làm thinh. Bà Lê Tư hơi mất bình tĩnh :
– Tại con không biết. Tụi nó lấy hết tài sản của ba má rồi còn đuổi xuống

ở căn nhà của bồi, rồi lại bắt không được đi cổng chánh phải đi cổng hậu.
Bây giờ tụi nó sợ mình không chấp hành chỉ thị nên kéo kẽm gai cô lập căn
nhà ba má ở. Con nghĩ coi sống làm sao ?

– Buổi đầu lúc nào chẳng có chuyện sai sót. Rồi cách mạng sẽ trả lại hết
cho ba má, yên tâm đi ! Điều mà con muốn nói là chưa chi mà ba má đã
muốn bỏ xứ ra đi giống như bè lũ đĩ điếm trộm cắp tháo chạy mấy ngày

trước giải phóng làm con thấy không hãnh diện chút nào hết !
Câu nói chưa dứt, ông Lê Tư đã đứng phắt dậy, làm thinh đi thẳng lên

lầu. Bà Lê Tư cũng nối gót, nhưng bước chân bà nặng chình chịch. Đứa con
máu mủ mà bà mới ôm hun thắm thiết hồi nãy trên phi trường, bây giờ bỗng
giống như người xa lạ. Bà cảm thấy hụt hẫng đến độ bà không biết phải làm
gì, nói gì. Đến giữa cầu thang, kềm không được, bà ôm mặt khóc tức tưởi.

Suốt buổi chiều, ông Lê Tư ngồi trong phòng làm thinh hút thuốc. Ông

không nghe buồn ngủ, ông chỉ nghe mệt – thật mệt – và chán chường – thật
chán chường. Ông bắt gặp lại tâm trạng của ông vào những ngày cuối cùng
của thời ông bị cách mạng quay hằng bữa để ông kê khai tài sản một cách
“đầy đủ và trung thực” !

Bà Lê Tư cũng không ngủ. Bà điện thoại để liên lạc mấy bà bạn đã định
cư ở Pháp, nhứt là ở vùng phụ cận Paris. Rồi bà hẹn hò. Sung sướng như
thấy chân trời đang mở rộng.

Sau bữa ăn tối, đợi bà Lê và hai con lên lầu, bà Lê Tư nói :

– Chị bác sĩ A sáng mai lại rước má về nhà chỉ chơi vài bữa. Sau đó, có
lẽ sẽ qua nhà bà dược sĩ L. Ở đây, má có nhiều bạn bè lắm, con đừng lo
cho má. Con chỉ cần lo cho ba thôi.

Ông Lê Tư nhìn thẳng mặt con, giọng nghiêm trang :
– Ba nói thật : ba với con không hạp nhau. Ba không thể ở chung với con
được. Ba xin con cho ba ở một nơi nào khác, ở một mình cũng không sao.

Ông nói “xin con cho ba”, đó là sự thật. Bởi vì bây giờ ông hoàn toàn trắng
tay. Xưa nay, tiền dư ra, ông cho bà một phần để mua hột xoàn, còn bao
nhiêu ông chuyển hết qua chương mục của người con.

Ông Lê ngồi làm thinh, không biết ông đang nghĩ gì. Cũng là làm thinh,
nhưng sự làm thinh của ông khó hiểu hơn sự làm thinh của ông bà Lê Tư !

Vậy rồi sáng hôm sau, bà bác sĩ A lái xe lại rước bà Lê Tư. Tiếp theo là
ông Lê chở người cha ra ở cái nhà nghỉ mát ở gần bờ đá dựng. Suốt cuộc

hành trình dài mấy tiếng đồng hồ, hai cha con không nói với nhau một lời !
Từ ngày ra đây ở, ông Lê Tư cảm thấy cuộc đời mình như đang đi vào

một ngõ bí. Không sống được với cách mạng, đã đành. Còn lại bà vợ thì bây
giờ bả coi mình như cục bứu trên lưng. Rồi đến thằng con, đối với mình, nó
còn lạ hơn người xa lạ ! Cứ nghĩ quẩn nghĩ quanh như vậy hết ngày này
qua ngày khác mà con người ông sa sút thấy rõ. Bây giờ, ông ốm nhom. Đi

đứng đã phải chống ba-toon và đêm đêm cứ phải nằm trằng trọc tới khuya
lơ mới dỗ được giấc ngủ. Thấy tội nghiệp, ông bà Jean Marie hay thừa dịp
đưa nước trà hay cà phê để ngồi lại gợi chuyện vẩn vơ. Họ cũng ngạc nhiên
tự hỏi sao không thấy ai gọi điện thoại hỏi thăm ông già này hết. Làm như
ông không có mặt trong cuộc đời này. Cho nên họ tận tình chăm sóc ông
từng chút. Đến nỗi, về đêm, bà Jean Marie thường đợi ông lên giường nằm

đàng hoàng mới tắt đèn đóng cửa đi về nhà ! Ông Lê Tư rất cảm kích nên
lâu lâu ông phá lệ làm thinh để nói hai tiếng “cám ơn”, nhẹ như hơi thở.

Một hôm, ông Lê Tư bỗng thèm nhìn mặt biển, cái biển mà từ hôm ra đây
-đã gần hai tháng- ông chỉ nghe tiếng của nó rì rào ngoài kia thôi. Ông bèn
chống ba-toon bước từng bước run run đi lần ra hướng đó. Cứ đi vài bước
là ông phải dừng lại một lúc để thở, nhưng ông vẫn cố bước đi.

Bây giờ thì ông đã đứng trên mép bờ đá dựng. Dưới chân ông, rất sâu

phía dưới, là biển. Biển xanh dờn, kéo dài ra chân trời. Trời nước mênh
mông. Gió muối và mùi thơm thơm của rong rêu nhắc ông nhớ cái biệt thự
ở mỏm núi lớn Vũng Tàu. Ông đã xây cất biệt thự đó để làm nơi tiếp tân nên
có một sân gạch thật rộng hướng về phía biển. Ông hay đứng ở đó nhìn

chân trời như ông đang đứng nhìn chân trời bây giờ. Cũng trời, cũng nước,
cũng một đường gạch ngang. Hồi đó, lúc nào ông cũng thấy chân trời đang
mở rộng cho ông, cái hồi mà ông làm chuyện gì cũng thành đạt. Bây giờ,
cũng trời, cũng nước, cũng một đường gạch ngang nhưng sao ông không
thấy nó mở rộng cho ông một chút nào hết ! Ông chỉ thấy toàn là bế tắt. Chân
trời là đường chấm dứt một cái gì : trời cao nghiêng xuống đến đó là hết,
biển rộng vươn dài đến đó cũng là hết ! Giống như cuộc đời của ông bây
giờ. Của cải: hết ! Vợ con: hết ! Sức khoẻ của ông rồi cũng sẽ hết ! Hết ! Hết

!
Bỗng, ông Lê Tư liệng mạnh cây ba-toon xuống biển, giống như ông dứt

khoát không cần dùng đến nó nữa. Rồi ông hít một hơi dài, nhắm mắt bước
thẳng vào khoảng không trước mặt, giống như bước qua một lằn ranh tưởng
tượng.

Từ bây giờ, ông Lê Tư làm thinh vĩnh viễn.
Chiều hôm đó, ông Jean Marie gọi điện thoại về Paris. Không có người
bắt máy, nhưng có máy nhắn tin nên ông nhắn : “A lô ! Tôi là Jean Marie.
Tôi xin báo tin buồn : ông cụ đã từ trần. Ông đi dạo gần tường đá dựng
chẳng may rơi xuống biển. Nhà chức trách đã vớt được xác đem về nhà xác
bịnh viện Etretat. Yêu cầu ông bà ra gấp. Vợ chồng tôi xin chia buồn. Thành
thật chia buồn”.

Lạc Vào Thế Giới Sử Qua Những Biến Cố Trong Các Năm
Tuất

Xưa nay không ai trong đời người, có thể tắm hai lần cùng một dòng nước
nhưng đối với lịch sử, thì sự trùng lấp của những biến cố là điều bình
thường.. Lạc vào nhửng năm tháng sinh tồn của nhân loại, nhìn lại các dân
tộc, chủ nghĩa và tôn giáo , phát triển rồi suy tàn, trong cuộc biển dâu trầm
thống mà ngao ngán cho kiếp nhân sinh. Tất cả có rất nhiều nguyên nhân,
trong đó sự hợm hĩnh, kiêu căng phách lối của đời, đã dự phần gây nên
thảm trạng. Vì thế qua suốt các thời đại lịch sử, con người đã tiến hóa về kỹ
thuật như đi hia bảy dặm nhưng xét về bản tính, thì sự tiến hóa chẳng có là
bao. Y chang cha sao con vậy, cứ đời trước truyền cho đời sau, thế hệ này
nối tiếp thế hệ khác, rốt cục công bằng nhân ái, tự do bình đẳng, mặt thật
chẳng qua là những huyền thoại , mà con người son phấn che lấp những dã
tâm chiếm đoạt ích kỷ bên trong. Để đoạt cho được những mục tiêu có sẵn,
con người lại nại ra không biết bao nhiêu lý do tốt đẹp lý tưởng nhưng đó
cũng chỉ là cái cớ cho có để biện minh, về cuộc chiến do chính mình gây ra
làm khổ đau kẻ khác.

Francis Bacon (1561-1626), một triết gia Anh, đã viết ' Knowledge is power
- Biết là có thể làm được '. Nhận xét trên chỉ đúng phần nào qua những tiến
bộ khoa học kỹ thuật nhưng hoàn toàn trật lắc, khi nói tới cái xấu cái ác,
không thể nào tách khỏi lòng tham vô đáy của nhân loại, dù ai cũng ưa nói
tới chân thiện mỹ, nhưng biết nói mà chẳng bao giờ làm được. Còn nửa, đó
là việc các nước tiền tiến như Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Pháp, Nga..luôn luôn
được dự báo trước về những thảm họa của thiên nhiên như động đất, sóng
thần, bảo lụt, núi lửa..thế nhưng có nước nào chế ngự nổi cơn thịnh nộ của
trời đất, như mới đây sóng thần đã xảy ra ở Nam Á, động đất tại Ấn Hồi và
mai mỉa nhất là bão lụt tàn phá kinh khủng các tiểu bang Nam Hoa Kỳ, làm
cho hằng triệu người phải đau khổ vì sự biết trước mà chẳng làm gì được
để sinh tồn.

Bởi vậy suốt dòng lịch sử, nhất là vào những năm Tuất, ta thấy rải rác những
cảnh hoang tàn của nhiều nền văn minh nhân loại, khiến nhớ tới lời của triết
gia Shelley trong ' Ozymandias ' mà rùng mình về số phận của con người ,
cơ hồ như thời nào cũng bị lịch sừ đầy đoạ, tàn phá, thịnh suy.

Lịch sử là sự trùng diễn bao đời vì bản chất của con người là vậy đó. Một
năm Dậu 2017 đầy biến cố chiến tranh chết chóc, thiên tai và bệnh tật khắp

mọi nơi trên thế giới, nhường chỗ cho năm Tuất tới, hứa hẹn những thay đổi
bất thường của lịch sử, trong đó đã thấy ló dạng thần chết của bom nguyên
tử do truc quỹ Bắc Hàn-Iran khởi động và nhất là thảm họa của một Thế
Chiến với rất nhiều nguyên cớ từ óc chủ nghĩa dân tộc cực doan, sự cuồng
tín của tôn giáo, lòng tham không đáy của đế quốc Trung Cộng,Nga sô luôn
muốn thống lĩnh toàn cầu. Sau rốt, là sự khao khát độc lập, tư do của Dân
tộc Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua, từ khi bị bóng ma cọng sản quốc
tế trù dập, nô lệ hóa, đã tới lúc bùng phát..cũng là ngọn lửa châm đốt một
cuộc chiến toàn vùng, trong đó chăc chắn phải có Hoa Kỳ, Trung Cộng, Nga,
Nhật và nhiều nước liên quan tham dự.

Chiến tranh là một thực trạng của lịch sử, nhất là vào những năm Tuất qua
3433 năm xuất hiện nền văn minh nhân loại. Khi nào còn kẻ mạnh người
yếu là còn chiến tranh, cho nên hòa bình có ló dạng chăng nửa, cũng chẳng
qua một hiện tượng thăng bằng tạm thời, như thời kỳ chiến tranh lạnh giữa
Hoa Kỳ và Liên Xô, vì cả hai nước đều nhận thấy không ai có thể hơn ai,
nên tự mình kềm chế. Sự thể đã không còn nửa, đối với Trung Cộng, Bắc
Hàn, Việt Cộng, Iran và cả Cu Ba..khi những đỉnh cao cho là mình nay vô
địch, dù thật sự chẳng hơn ai được gì, nhất là với các siêu cường Hoa Kỳ
và Nhật. Đây cũng là hậu quả tất yếu của bản năng thú tính, bị nhồi sọ từ
chủ nghĩa cọng sản và cực đoan, gây nên sự hiếu chiến, tự phụ, lòng tham
lam chiếm đoạt tài nguyên lãnh thổ của kẻ khác. Tệ nhất là tổ chức Liên
Hiệp Quốc ngày nay, có mặt chì để làm bù nhìn và công cụ cho kẻ mạnh,
nên chẳng bao giờ có thể ngăn cản được một thế chiến, do các nước mạnh
của LHQ gây nên. Năm Mậu Tuất 2018 chưa tới nhưng thần chết đã như
chực sẳn khắp nơi, nhất là tại Châu Á-Thái Bình Dương khi Mỹ d8ã nạp đạn
vào nòng sung, chỉ chờ Bắc Hàn hành động là khai hỏa..với ước tính có 8
triệu người thương vong ngay từ những phút đầu..!.

1 - CỔ SỬ:

- Giáp Tuất (14 sau Tây Lịch): Hoàng đế La Mã là Augustus qua đời. Ông trị
vì từ năm 27 trước Tây lịch, được xưng tụng là một minh quân, vì đã mang
lại hòa bình và thịnh vượng cho đế quốc, từ những vùng biên giới tại sông
Rhine, Danube... tại Âu Châu cho tới vùng lãnh thổ dọc sông Euphrater
ở Tiểu Á. Noi theo sự nghiệp của tiên vương Julius Caesar, ông tiếp tục các
công trình xây dựng kinh đô La Mã, mở mang đường sá khắp nước. Ngoài
ra, ông không bao giờ dùng quyền hành sẵn có, để độc tài chuyên chế đối
với thần dân, mà luôn luôn bảo vệ các truyền thống dân chủ, qua việc kính
trọng Viện Nguyên Lão, biết ơn các chiến binh đã hy sinh cho đất nước và

khuyến khích dân chúng tôn trọng luân lý đạo đức cá nhân, gia đình.

- Canh Tuất (350): Hoàng đế La Mã Constantine I ,xây dựng thành phố
Constantinople, trên phần đất cổ của thành phố Byzantium, nằm trên bờ Hắc
Hải, hiện thuộc Thổ Nhỉ Kỳ.

- Người Hung Nô bắt đấu xâm lăng Châu Âu, đanh đuổi người Goth, sống
ở phía bắc sông Danube và trên bình nguyên Ukraine, chạy về phía tây.

- Canh Tuất (410): Vào cuối thế kỷ thứ IV (STL), các dân tộc mới nổi ở đông

bắc Châu Âu, lợi dụng sự suy tàn của đế quốc La Mã, tấn công và xâm lấn
nước này. Năm 410 quân đội Visigothic của vua Alaric bao vây kinh đô La
Mã. Vì dân chúng trong thành sắp chết đói, nên đã mở cửa đầu hàng. Cũng
may Alaric là người theo đạo Thiên Chúa, nên sau ba ngày lùng sục cướp
bốc đốt phá thành phố lớn nhất hoàn cầu lúc đó, nhà vua đã nghiên cấm
quân lính không được hãm hiếp phụ nữ, phá hủy và cướp bốc nhà thờ. Nhờ
vậy La Mã không bị phá hủy hoàn toàn.

- Canh Tuất (590): Nhà Tùy được thiết lập tại Trung Hoa, xây dựng lại Vạn

Lý Trường Thành ở phía bắc, để ngăn chận quân Hung Nô, đồng thời đào

nhiều kênh rạch để mở mang thủy lộ, thuận tiện giao thông cả nước. Tuỳ bị

nhà Đường tiêu diệt năm 618.

- Canh Tuất (650): Theo các di tích tìm thấy trong 30 ngôi mộ vào thế kỷ XIX,
khám phá được đời sống xã hội của bộ tộc da đỏ Hopewell, tại miền thượng
lưu sông Mississipi (Bắc Mỹ), có nhiều tập quán, ảnh hưởng từ người Adena
về nghi thức chôn cất. Người Hopewll hiền lành, đã biết trồng bắp làm lương
thực, cha truyền con nối làm thủ lĩnh bộ tộc.

- Tại miền Trung Mễ Tạy Cơ, bộ tộc Teotihuacan đã xây dựng thành
phố rộng lớn tới 8 dặm vuông (21km2), có 100.000 dân sinh sống, có nhiều
đền thờ làm bằng vàng. Nhờ nguồn nham thạch Obsidian và các cánh đồng
phì nhiêu bắp đậu, nên dân chúng ở đây sống sung túc khi giao dịch buôn
bán với người Mayas. Năm 650 Teotihuacan suy vong và bị hủy diệt ăm

750.

- Mậu Tuất (698): Carthage rơi vào tay người Hồi giáo, chấm dứt sự đô hộ
của đế quốc Byzantine ở Bắc Phi.

- Canh Tuất (710): Thời kỳ Nara ở Nhật Bản, theo chế độ phong kiến nhưng

hưng thịnh về văn hóa và kinh tế. Giáp Tuất (794) là thời kỳ Halan, tầng lớp
võ sĩ (samurai) hình thành, mở mang văn hóa tại Kyoto.

. Giáp Tuất (794) Heian-Kyoto trở thành thủ đô của Nhật Bổn. Đây là thời kỳ
khởi đầu Nhật tách rời khỏi ảnh hưởng của nước Tàu.

- Bính Tuất (866): Hoàng đế Seiwa lên ngôi nước Nhật lúc còn bé, nên được
nhiếp chính bởi đại thần Yoshifusa, thuộc bộ tộc Fujiwara. Năm 866
Yoshifusa lộng quyền, khai trừ hết những người chống đối, kể cả vua Seiwa
đã tới tuổi trưởng thành.

- Mậu Tuất (878): Hoàng đế tiểu quốc Wessex ở tây nam nước Anh vào thế
kỷ thứ IX đã đánh bại được đạo quân viễn chinh của người Viking, vào năm
878 ở Ethandune, sau đó chiếm luôn Luân Đôn và thống nhất nước Anh.

- Canh Tuất (950): Năm 1938 tình cờ khai quật được nhiều di vật của nền
văn minh Igbo Ukbu ở Nigeria (Châu Phi) có niên đại vào năm 950. Giáp
Tuất (914) , một thủ lãnh Shi'ite (do con gái Mohammed là Fatima thành lập
năm 909 tại Tunisia) tên Ubaydullah (Al-Mahdi) có tham vọng lật đổ đế quốc
Abbusid, để làm giáo chủ Hồi giáo. Với đạo quân người Berbers, Al-Mahdi
đã chinh phục hết miền Bắc Phi, từ Ma Rốc tới biên giới Ai Cập thành lãnh
thổ của người Ả Rập. Năm 914 thành phố Al-Qahirah hay Cairo đực thành
lập và trở thành quốc Fatimid. Triều đại này bị người Kurdish tiêu diệt tại Ai
Cập vào năm 1171. thủ đô của đế quốc.

- Năm Nhâm Tuất (962): Alptigin người Thổ , nổi lên chiếm thành Afghan ở
Ghazni và thành lập vương triều ở đây. Theo truyền thuyết Alptigin đã 17
lần viễn chinh sang India lúc đó đang chia rẽ.

- Năm 962: Sau cái chết của Hoàng đế Charlemagne vào năm Giáp Tuất
(914), đế quốc La Mã gần như tan rã vì sự tấn công của những dân tộc lân
cận. Năm 962 Otto đại đế của Đức, được chọn làm hoàng đế của đế quốc
La Mã, kiêm luôn vua nước Ý.

- Nhâm Tuất (1202): Cuộc Thập Tự Chinh sang phương đông lần thứ tư, có
sự tham dự của các lãnh chúa Pháp, Đức, Ý. Quân Thập Tự chiếm được
Constantinople và thành một đế quốc Latin.

- Mậu Tuất (1238): Triều vua Suk-Hothai cai trị Xiêm La, bắt đầu tiếp nhận
nền văn hóa Ấn Độ, sáng tạo văn tự theo Phạn ngữ (giống như chữ

Cambodia) , chấp nhận Phật giao tiểu thừa là quốc giáo. Chính quyền dựa
theo bộ luật Manu cổ Ấn Độ để ban hành các đạo luật của vương triều cũng
như thiết lập các đảng cấp xã hội.

- Canh Tuất (1250): Người Mamluk lật đổ vương quốc Hồi giáo Ayyubid của
Ai Cập do Saladin thành lập. Đây là những người nô lệ của Hồi giáo . Một
thủ lãnh của Mamluk là Baybars đã đánh bại đao quân Mông Cổ của Hạt Lỗ
khi xâm lăng Ai Cập - Năm 1250 bán đảo Triều Tiên cũng thuộc quyền cai
trị của Mông Cổ.

- Giáp Tuất (1334): Dịch hạch phát xuất từ Constantinople, lan rộng cả Châu
Âu và Châu Á, làm cho nhiều người chết

- Bính Tuất (1346): Hoàng đế Anh là Edward III vượt biển Manche đánh
Pháp và đã thắng vua nước này là Phillip VI tại Crécy. Đây là cuộc chiến
100 năm giữa Anh-Pháp. Năm 1358 tại mạn bắc Paris có loạn Jacquerie do
nông dân Pháp vì bất mãn bọn quyền quý bốc lột, nên nỗi giết nhiều quý tộc,
cuối cùng họ bị đàn áp dã man.

- Bính Tuất (1406): Cố cung Bắc Kinh, xưa gọi là Tử Cấm Thành, được một
kiến trúc sư Đại Việt tên Nguyễn An làm đốc công xây dựng, trở thành hòang
cung của 24 hoàng đế đời Minh và Mãn Thanh. Đây là một trong những
công trình kiến trúc lớn của cổ Trung Hoa.

- Canh Tuất (1430): Nhà Minh bắt đầu suy yếu vì các vua đa số còn trẻ tuổi
nên quyền hành bị các quan trong triều nắm giữ lũng đoạn, khiến dân tình
khốn khổ vì nạn tham quan ô lại.

- Bính Tuất (1526): Bán đảo Ấn Độ bị chia cắt thành các tiểu quốc theo Bà

La Môn và Hồi giáo, luôn kình chống gây chiến lẫn nhau. Hậu duệ của Thành

Cát Tư Hãn và Tamerlane là Babur gốc Thổ theo Hồi giáo, đang làm vua ở

Kabul -A Phú Hãn. Năm 1526 Babur đánh chiếm Ấn Độ và lập vương triều

Moghul (Mông Cổ)

- Năm 1526: Paracelsus là nhà hóa học kiêm thầy thuốc người Thụy Sĩ, đã

sáng lập ngành liệu pháp hóa học, giúp nền y học đương thời tư tưởng của

Hippocrate, sử dụng phương pháp tự nhiên làm căn bản trong lúc trị liệu

bệnh nhân...

- Canh Tuất (1790): Những người nô lệ ở Carribean, do Francois Breda tự

xưng là Toussaint L'ouverture cầam đầu, chống lại thực dân Pháp trên đảo
Haiti. Năm 1802 ông bị Pháp bắt nhưng tới năm 1804, một lãnh tụ khác tên
Jacques Dessalines nổi lên đánh đuổi người Pháp và tuyên bố Haiti độc lập.

2 - CẬN SỬ:

- Giáp Tuất (1814): Napoléon I chinh phục Châu Âu, sau khi thắng trận tại
nhiều nước nhưng đã bị đánh bại tại Nga năm 1812, nên bị Liên quân Châu
Âu phản công chiếm Paris năm 1814.

- Ngày 6/4/1814: Do đó Viện Nguyên Lão Pháp buộc Napoléon I thoái vị và
bị đày ra đảo Elbe (từ 4/1814 - 2/1815).

- Ngày 4/6/1814: Louis XVIII (1755-1824) trở lại làm vua nước Pháp, khôi
phục lại chế độ phong kiến Bourbons, mở ra thời kỳ trung hưng (1814-1830).

- Ngày 24/8/1914: Để trả đũa Mỹ đã đốt Toà Nhà Chính Phủ Canada tại York

nay là Toronto vào năm 1812, nên năm 1814 Anh đổ bộ lên Vịnh
Chesapeake, tấn công và đốt rụi Tòa Bạch Ốc tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn
vào ngày 24/8. Phía bên ngoài nhờ một trận mưa chửa cháy, còn bên trong
thì hoàn toàn cháy rụi. Sau đó Tổng thống James Madison sửa chữa lại hơn
3 năm.

- Mậu Tuất (1838): Lãnh tụ Lao Động Anh tại London là W.Lovett, đưa ra
bản hiến chương gồm 6 điểm, trong đó chấp nhận nam giới từ 21 trở lên
được quyền bỏ phiếu, phân chia các khu vực bầu cử cả nước giống nhau,
nghị viên phải bầu hằng năm, xáo bỏ điều kiện thuế tài sản đối với cử tri và
trả phụ cấp cho các nghị sĩ.

- Canh Tuất (1850): Pedro II thống nhất và cải cách Brazil, thiết lập được

chính quyền cả nước, sau đó bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1870 và trở thành

nước Cộng hòa.

- Nhâm Tuất (1862): Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc là Abraham Lincoln
tuyên bố giải phóng và bãi bỏ chế độ nô lệ, nên gây ra cuộc nội chiến nam
bắc. Tướng Robert .E.Lee của quân Liên minh miền Nam chặn được quân

Hiệp Chủng Quốc miền Bắc tại Richmond, bang Virginia là thủ đô của Liên
minh miền Nam. Trong khi đó quân Liên Minh cũng bị chặn lại tại Atietam
bang Maryland. Tu chính án 13 của hiến pháp chấm dứt chế độ nô lệ trên
nước Mỹ năm 1865.

- Năm 1862 chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật cấp đất, cho bất kỳ ai định cư
tại vùng trung tây nước Mỹ. Nhờ vậy 13 bang về phía tây sông Missiissipi
mới thanh hình, thu hút nhiều di dân Trung Hoa, Ái Nhĩ Lan tới làm đường
xe lửa xuyên lục địa hoàn tất vào năm 1869.

- Giáp Tuất (1874): Samori Turé, gốc Konyan thuộc Guinea (Châu Phi), đã
xây dựng được một đế quốc ở thượng nguồn sông Niger, nhờ tiền bán vàng
và ngà voi, để đổi lấy súng đạn của ngoại quốc từ bờ biển. Đế quốc này đã
bành trướng rộng lớn từ Sieera Leone ở phía tây tới Barmako phía đông,
nên đụng chạm tới quyền lợi của Pháp và Anh tại Châu Phi. Năm 1898
Samori bị Pháp bắt và đầy tới Gabon rồi chết tại đó năm 1900.

- Ngày 1/1/1874: Nữ Hoàng Anh Victoria làm lễ đăng quang., cũng là ngày
đánh dấu cuộc chinh phục Ấn Độ thành thuộc địa của Vương quốc Anh.

- Bính Tuất (1886): Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp đang cai tri Cao
Miên, do các quan chức và đồng bào Kampuchia, trong đó có nhiều Việt
Kiều, tại tỉnh Kampot. tham dự, dù lúc đó người Việt tại đây rất được Pháp
coi trọng, cho nắm giữ những chức vụ trong guồng máy chính quyền, kinh
tế, giáo dục..

- Tháng 2/1886: Thực dân Anh chiếm Miến Điện, giao cho một Thống đốc
Anh cai trị, đặt dưới quyền của Phó vương Anh đóng tại Ấn Độ.

- Thực dân Anh hợp nhất các tiểu quốc trên bán đảo Mã Lai gồm Perak,
Selangor, Sembilan, Pahang..thành Liên Bang Mã Lai, do một Công sứ` Anh
cai trị.

- Ngày 1/5/1886: Công nhân Mỹ tại thành phố Chicago (Hoa Kỳ) biểu tình,
đòi cải tổ 8 giờ làm việc/1 ngày. Cuộc biểu tình lan khắp nước Mỹ và cũng
từ đó, ngày 1/5 hằng năm được chọn làm Ngày Quốc Tế Lao Động.

- Mậu Tuất (1898): Tháng 3, đại hội lần thứ I thành lập đảng cọng sản Nga
nhưng chưa đề ra chính cương và điều lệ.

- Ngày 28/4/1898: Hoa Kỳ tuyên chiến với Tây Ban Nha, để dành các thuộc
địa tại Châu Mỹ La Tinh và vùng Thái Bình Dương. Chiến tranh kết thúc
ngày 10-12-1898, Tây Ban Nha đại bại nên mất hết các thuộc địa cũ.

- Ngày 11/6/1898: Vua Quang Tự Nhà Thanh, ban hành một số cải cách
theo chủ trương của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu nhưng bị phái thủ
cựu do Từ Hy Thái Hậu cầm đầu, cực lực chống đối, nên rốt cục đã thất bại

- Ngày 21/9/1898: Hiệp định Paris về cuốc chiến Mỹ-Tây Ban Nha, chấp
nhận Cuba, Puerto Rico, Guam, Phillippine trở thành thuộc địa của Mỹ.
Ngoài ra Tây Ban Nha phải bồi thường chiến phí cho Mỹ 20 triệu đô la nhưng
quan trọng nhất là Tây Ban Nha bị đẩy ra khỏi Châu Mỹ và Thái Bình Dương,
đánh dấu thời kỳ suy tàn của nước này cho tới ngày nay.

- Năm 1898: Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn của nông dân nổi lên chống Mãn
Thanh và liệt cường đang xâu xé Trung Hoa, lan rộng từ Sơn Đông Sơn
Tây, Trực Lệ tới Bắc Kinh, bị nhà Thanh hợp lực với các nước đàn áp.

- Năm 1898: Nữ bác học Marie Sklodowska (1867-1934) đã hai lần tìm ra
được chất Radium, nên được nhận giải Nobel vật lý vào năm 1903 và 1911.

- Canh Tuất (1910): Vitrivaruth làm vua Xiêm La hiệu Rama VI (1910-1925),
tiếp tục chính sách cải cách của Chululongkorn.

- Năm 1910: cách mạng lật đổ chế độ quân chủ tại Bồ Đào Nha.

- Năm 1910: Đảng Lao Động Úc do Andrew Fisher lãnh đạo , giành thắng
lợi lớn qua cuộc bầu cử tại Úc.

- Nhâm Tuất (1922): Từ năm 1918 người Ái Nhĩ Lan thuộc Anh tuyên bố độc

lập nên chiến tranh đã xảy ra , khiến người Anh phải cho họ tự trị từ năm

1922, trong khi 6 quận ở đông bắc đảo vẫn thuộc vương quốc Anh. Từ năm

1949 Ái Nhỉ Lan trở thành nước Cộng Hòa và cắt đứt mọi liên hệ với Anh.

Sự thù nghịch giữa quân đội Cộng hòa Bắc Ái Nhĩ Lan với Anh tới nay vẫn

chưa chấm dứt.

- Ngày 20/10.1922: Mussolini (1893-1945) nắm quyền nước Ý, thiết lập chế
độ phát xít.

- Ngày 5/11 - 5/12/1922, cọng sản đệ tam quốc tế họp Moskva, thông qua
luận cương của Lenin về chủ nghĩa xã hội. Ngày 30-12-1922 thành lập Liên
bang sô viết (1922-1991).

- Năm 1922: Vua Fuad cuả Ai Cập tuyên bố độc lập đối với Anh.

- Giáp Tuất (1934): Hồng quân bị Quốc Dân Đảng truy sát, khiến cho đạo
quân của Mao Trạch Đông và Chu Đức hơn 100.000 người, phải bỏ căn cứ
địa ở Giang Tây, để mỡ cuộc vạn lý trường chinh hơn 9700 cây số về hương
cực bắc nước Tàu tại tỉnh Thiểm Tây.

- Tháng 7/1934 một đường ống dẫn dầu từ Kirkuk (bắc Iraq) tới hải cảng
Tripoli của Syria được khánh thành, sau đó có thêm một đường khác cũng
từ Kurkuk tới cảng Haifa của Palestine (sau thuộc Do Thái) hoàn thanh năm
1935.

- 1934: Liên Xô gia nhập Hội Quốc Liên.

- Năm 1934: Adolf Hitler (Đức) và Mussolini (Ý) liên minh thành lập Trục
Roma-Berlin, chuẩn bị thế chiến II.

- Ngày 9/10/1934: Quốc vương Nam Tư là Alexandre I, đã bị ám sát ngay
trên đường phố Marselle (Pháp), khi chính thức thăm viếng nước này . Ông
bị trúng hai viên đạn nên chết ngay tại chỗ. Còn Ngoại trưởng Pháp là
Borthou thì chết trên đường tới bệnh viện. Theo tài liệu đã công bố, Pháp vì
quyền lợi với Ý nên cố tình bưng bít vu án khi biết rõ có bàn tay Mussolini
nhung1 vào, nhưng lại đổ tội cho Hung là thủ phạm. Do trên Nam Tư đoạn
giao với Pháp và ngả theo Liên Xô.

- Bính Tuất (1946): là năm sinh của Tổng Thống G. W.Bush ( sinh 6/7/1946
tại New Haven, Connecticut, là con trưởng của Tổng thống G.Bush) và vợ
là Laura Welch cũng sinh năm 1946 tại Texas.

- Năm 1946: các nước thắng trận Mỹ, Nga, Anh, Pháp chia nhau chiến lợi
phẩm tại Đức. Tháng 7/1946 Pháp chiếm chiếc máy tạo năng lương bằng
sức gió tại Nhà Máy luyện kim Otztal trong vùng Tyrol của Áo và chở về
Lyon, trở thành chiếc máy Modane ở Savoie ngày nay. Với người Mỹ, thì
ngay Đức đầu hàng, đã vội chiếm các Hỏa Tiễn V2 đ::6o1:: về nước. Tháng
4/1946 bắt đầu cuộc thử nghiệm và từ đó Mỹ đã chế tao các loại hỏa tiễn
đạn đạo Redstone (tầm xa 300 km) và Jupiter (2800 km), sau đó là Jupiter
C được dùng phóng Vệ tinh Explorer I vào quỹ đạo năm 1958. Còn Nga thì
chậm chân nên chỉ còn cách bắt 152 chuyên gia Đức đem về Liên Xô ngày
22/10/1946 để học cách chế tạo Hoả tiễn V2 như Mỹ. Riêng Anh-Pháp cũng
không chịu thua, nên cuối cùng cũng chế được V2 như Mỹ Nga.

- Ngày 24/1/1946: Đại Tá Péron được bầu làm Tổng thống Á Căn Đình.

- Ngày 18/2, cuộc nổi dậy của 20.000 Hải quân Ấn trong đạo quân viễn
chinh Anh tại Bombay, chống lại thực dân. Đồng lúc sinh viên, học sinh, công
nhân và đồng bào Ấn cũng tham gia đình công bãi thi, nghĩ học để đòi Anh
phải trao trả độc lập cho Ấn Độ, kéo dài từ 18/2 -20/2/1946 là đỉnh cao của
phong trào chống Anh.

- Ngày 1/3/1946: Thành lập đảng quốc gia Mã Lai (UMNO), đòi Anh trao trả
độc lập. Đảng này vẫn tồn tại tới nay và là đảng cầm quyền của Mã Lai Á.

- Ngày 21/3/1946: Dân chúng Lào nổi lên chống thực dân Pháp tại Thà Khẹt
(NamLào).

- Tháng 3/1946: Pridi Phanomyon làm thủ tướng Thái Lan (3/1946-11/1947).

- Ngày 5/3/1946: Thủ tướng Anh Winton Churchill dọc diễn văn tại Phunton
(Hoa Kỳ), khai pháo cuộc chiến tranh lạnh giữa khối tự do và cọng sản do
Liên Xô cầm đầu.

- Ngày 4/7/1946: Hoa Kỳ cho Philiipine độc lập và theo chính thể cộng hòa.

- Ngày 25/4 - 29/7/1946: Các nước đồng minh thắng trận trong thế chiến II,
họp tại Paris bàn thảo việc ký kết hiệp ước với các nước thua trận.

- Ngày 3/5/1946: Tòa án quân sự Tokyo gồm 11 nước tham dự Liên Xô, Mỹ,
Anh, Pháp, Trung Hoa... xét tội phạm chiến tranh Nhật gây ra trong thế chiến
II, có 7 án tử hình, 11 án chung thân..nhưng đá động tới Nhật Hoàng.

- Ngày 14/12/1946: Thành lập cơ quan Unesco của Liên Hiệp Quốc.

- Ngày 25/12/1946: Lò phản ứng nguyên tử đầu tiên của Liên Xô bắt đầu

hoạt động.

- Năm 1946: Hãng Piaggio của Ý lần đầu tiên sản xuất chiếc Vespa Scooter,
dựa theo kiểu của Mỹ ở New York, với 4 bánh, máy móc đơn giản, đến nay
vẫn còn thông dụng.

3 - THỜI HIỆN ĐẠI:

- Mậu Tuất (1958): - Thành lập liên minh quan thuế và kinh tế giữa Bỉ-Hà
Lan và Lục Xâm Bảo, viết tắt là BENELUX., mở đầu cho sự hình thành Liên

Âu ngày nay.

- Năm 1958: Các nước Phi Châu Zaire, Nigeria, Somalie và 12 nước nhỏ
khác tuyên bố độc lập.

- Tháng 2/1958: Mỹ phóng Vệ tinh nhân tạo Explorer lên quỹ đạo trái đất.

- Tháng 4/1958: Trung Cộng phát động phong trào ' ba ngọn cờ hồng ' do
Mao Trạch Đông đề xướng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đại nhảy vọt công

xã nhân dân.

- Ngày 14/7/1958: Kassem đảo chính cướp quyền, lên làm tổng thống Iraq ,

thân Nga.

- Ngày 4/9/1958: Trung Công vẽ lại bản đồ Trung Hoa, tự tuyên bố lãnh hải
12 hải lý tại các quần đảo chủ quyền của VN là Hoàng Sa, Trường Sa, qua
tên mới Tây Sa, Nam Sa. Bản tuyên cáo trên bị thế giới phỉ nhổ, chỉ có Bắc
Hàn và nhất là Bắc Việt đồng thuận. Ngày 6/9/1958 bản văn trên được dịch
ra tiếng Việt đăng trên trang nhất tờ Nhân Dân Hà Nội. Ngày 14/9/1958 qua
chỉ thị của Hồ và đảng, Phạm Văn Đồng nhân danh thủ tướng VC đã gủi thư
cho thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai để cung hỉ và xác nhận Hoàng Sa,
Trường Sa là của giặc Tàu, vì hai quần đảo lúc đó thuộc lãnh thổ của VNCH.

- Canh Tuất (1970): - Charles de Gaulle chết, sau khi bị truất quyền tổng
thống Pháp năm 1969. Đây là tên đại thực dân, dự phần làm cho dân tộc
VN bị mang ách nô lệ cọng sản quốc tế tới ngày nay, qua chủ trương không
chịu nhả món mồi thuộc địa Đông Dương năm 1945.

- Năm 1970: Sau khi Salvador Allende đắc cử tổng thống, muốn biến Chile,
một quốv gia Nam Mỹ thành cọng sản, nên bị Tổng thống Mỹ Nixon, chỉ thị
CIA mở chiến dịch Kên Kên để lật đổ vì không muốn có một quốc gia cọng
sản ở sát nách. Do trên vào năm 1973, tướng Pinochet đã đảo chính lật đổ
Salvador và làm tổng thống độc tài,

- Năm 1970: Các đảo quốc Tonga, Fiji giành được độc lập từ thực dân Anh.

- Ngày 11/2/1970: Lần đầu tiên Nhật phóng Vệ tinh Osumi nặng 22,5 kg lên
quỹ đạo trái đất.

- Ngày 18/3/1970: Lonnol đảo chánh tại Nam Vang, truất phế Sihanouk.

Kampuchia theo Mỹ.

- Ngày 10/4/1970: Vụ tai nạn Tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Liên Xô,
ngoài khơi vịnh Biscay Tây Ban Nha. Đó là chiếc K-8 bị cháy và chìm xuống
đáy biển sâu 4680 m, làm chết 52 thủy thủ và chỉ huy tàu.

-Ngày 11/4/1970: Lúc 13 giờ 13' hệ thống hỏa tiễn Saturn, đã phóng Phi

thuyền Apollo 13 của Hoa Kỳ vào không gian . Phi thuyền gồm bộ phận

Odyssey chỉ huy và bộ phận Aquarirus thám hiểm. Tất cả được phi hành gia

Jim Lowell 42 tuổi chỉ huy, với nhiệm vụ thám hiểm Cao nguyên Fra Mauro

trên Nguyệt Cầu. Do trục trặc kỹ thuât, làm máy móc trên phi thuyền hư

hỏng, nên con tàu được lệnh phải đáp khẩn để trở về trái đất, theo lộ trình

chỉ dẫn vào lúc 10 giờ 43' ngày 17/4/1970 tại một địa điểm trên hòn đảo,

Nam Thái Bình Dương. Phi hành đoàn an toàn

- Ngày 24/4/1970: Trung Cộng phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên nặng 173 kg.

- Ngày 4/5/1970: Sinh viên phản chiến do cọng sản quốc tế giật dây chông
chiến tranh VN, tại đại học Kent (Ohio) , biểu tình bạo động đót phá, vệ binh
bắn chết 4 người.

- Ngày 12/8/1970: Liên Xô và Liên Bang Đức ký hiệp ước về ngoại giao và

biên giới giữa hai nước, để xác nhận thực trạng bản đồ Châu Âu sau thế

chiến II.

- Ngày 31/8/1970: Mã Lai Á ban hành đạo luật Rucu Negara, được coi như
nền tảng của Hiến pháp quốc gia, trong đó nhấn mạnh bổn phận của người
dân, phải trung thành với đất nước, nhà vua, thượng đế...

- Nhâm Tuất (1982 ): Ngày 2/4 cuộc chiến Manvinat giữa Anh và Á Căn Đinh
tranh giành quần đảo Manvinat, còn gọi là Falkand sau 17 năm thương
thuyết không thành. Á Căn Đình bai trận mất đảo.

- Năm 1982: Ba Tư và Iraq đại chiến, sau thời gian 19 tháng Iraq chết 70.000
quân còn Ba Tư cũng thiệt hại nặng nề. Iraq được Pháp, Ai Cập, Đông Âu
bán vũ khí. Ba Tư mua của Nga, Lybia, Syria, Ý, Bắc Hàn.

- Năm 1970: Angola thuộc điạ Bồ theo Liên Xo nên bị thế giới Tây phương

cô lập.

- Năm 1982, chính quyền Bolivia (Nam Mỹ), ban hành đạo luật ân xá những
người bị dính trong chiến dịch Kên Kên của Mỹ tại Nam Mỹ. Tòa Án quân
sự đã bắt giữ nhiều sĩ quan có liên hệ trong vụ tàn sát người vô tội, dưới
chế độ độc tài vừa qua.

- Năm 1982: Quốc hội Mỹ thông qua Tu Chính Luật Boland, cấm CIA sử
dụng ngân sách quốc gia để tài trợ cho khang chiến quân Contra, lật đổ
chính phủ cọng sản Nicaragua.

- Năm 1982: Mễ Tây Cơ không trả nổi nợ nước ngoài, gây cuộc khủng hoảng
tài chính quốc tế.

- Ngày 6/8/1982: Do Thái tấn công Liban.

- Ngày 31/8/1982: Do Thái bao vây thủ đô Laban, trụ sở của PLO phải chạy
sang Tunis của Tunusie ở Bắc Phi.

- Ngày 10/11/1982: Tông bí thư cọng sản Liên Xô L. Brezhnev chết (1905-
1982), ngày 12/11/1982 V.Andropov thế chức.

- Giáp Tuất (1994): Hải tặc lộng hành trên biển Đông. Ngày 5/1/1994 tàu

buôn Jui-Ho từ Singapore đi Okinawa (Nhật) thị bị 20 hải tặc chận cướp lấy
sạch 5346 thùng thuốc lá. Ngày 22/1/1994 tàu buôn Chip Tat chở 3343 thùng
thuốc lá từ Singapore đi Hồng Kông bị mất tích trên biển. Hiện vùng biển từ
Mã Lai, Singapore đi Đài Loan, là hải lộ nguy hiểm nhất thế giới vì bọn hải
tặc thuộc lực lượng đa quốc gia, trong đó có nhiều bộ đội Trung Cộng, nên
có đầy đủ hỏa lực, khiến tàu buôn không chống cự nổi.

- Năm 1994: Ý phát động chiến dịch chống tham nhũng cả nước, cho về hưu
hay vào tù nhiều tai tio mặt lớn bê bối. Berluconi nhờ to mồm nên được làm
thủ tướng nhưng rồi cũng lem luôt, nên mất chức vào tháng 12/1994.

- Năm 1994, lần đầu tiên ở Sri Lanka có nữ tổng thống Chandrikar
Kamaratunga 49 tuổi

- Năm 1994: Chiếc phà Estonia, từ Tallinn tới Stockholm, bị chìm vì nước

tràn vào khoang chứa hàng, , có 900 hành khách chết, chỉ cứu sống có 150

sống sót.

- Năm 1994: Vợ chồng Clinton bị tai tiếng về vụ Whitewater, chính sách đối
nội và cải tổ hệ thống bảo hiểm Mỹ bị quốc h6i Hoa Kỳ bác bỏ. Clinton bị
Paula Jones thưa về tội sách nhiễu tình dục khi còn làm thống đóc bang

Arkansas

- Năm 1994: Ứng cử viên Tổng thống Mexico là Luis Donaldo Colosio bị bắn
chết.

- Năm 1994: Thiên tai và bệnh dịch tràn ngập tại Ấn Độ, Nam Trung Cộng,
Ý Đại Lợi và đồng bắng sông Cửu Long (VN).

- Năm 1994: Hội đồng bảo an LHQ bị khủng hoảng khi thi hành nhiệm vụ tại
Phi Châu, đã bất lực ngăn nội chiến ở Rwanda, Angola. Nhưng trên hết LHQ
đã không đủ tiền để trả lương cho Binh sĩ phục vụ (1300 US/1 tháng) vì Mỹ
không chịu đóng góp như đã hứa.

- Ngày 1/1/1/994 Hiệp định thuơng mại khối Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Hoa Kỳ-
Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ có hiệu lực. Đây là khu vực thương mại lớn nhất
thế giới.

- Ngày 25/1/1994: Cơ quan Nasa của Hoa Kỳ, đã phóng phi thuyền
Clémentine lên quỹ đạo, để thăm dò Mặt Trăng,mang về trái đất 382 kg
khoáng sản, cho thấy Mặt Trăng là khu vực có nhiều tài nguyên phong phú.

- Ngày 11/1/1994 khai mạc phiên họp khoán đại đầu tiên của quốc hội Nga

(sau khi Liên Xô tan rã) , có 450 ghế của 13 đảng phái trong nước, kể cả

đảng cọng sản.

- Tháng 2/1994: Truyền hình Anh tường thuật vụ khám phá kho tàng của
cưụ tổng thống Phi Luật Tân là Marcos và được chính phủ Phi yêu cầu Thụy
Sĩ phong tỏa kho tàng trên, với tổng số tiền lên tới 356 triệu đô la. Đây chỉ là
con số nhỏ trong bạc tỉ tham nhũng của Marcos.

- Ngày 3/2/1994 Tởng thống Hoa Kỳ Bill Clinton hủy bỏ lệnh cấm vận đảng
Việt Cộng.

- Ngày 6/4/1994: Phi cơ chở hai vi Tổng thống Juvénal Habyarimana của
nước Rwanda và Tổng thống Cyprien Ntaryamira của nước Burandi, bị bắn
hạ đang lúc chuẩn bị hạ cánh tại phi trường Kigali. Do đó đã xảy ra vụ tàn

sát bộ tộc người Tutsis. Dù lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ lên tới 5000
người nhưng vẫn không ngăn nổi cuộc chiến tại đây, chỉ trong vòng vài tháng
đã có hơn nửa triệu người thương vong và hàng chục triệu người khác có
nguy cơ chết đói nếu LHQ không cứu trợ.

- Ngày 10/4/1995: Không quân khối Nato oanh tạc Nam Tư, bắt Serbie phải
ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết vấn đề xung đột giữa Bosnia-
Herzegovina trong Liên bang Nam Tư.

- Ngày 22/4/1994: Richard Nixon chết tại New York, sau khi bị lột chức Tổng
Thống Mỹ ngày 9/8/1974 vì nghe trộm điện thoại của đảng dân chủ đang
họp tại Watergate.

- Ngày 26/4/1994: Bầu cữ mở rộng lần đầu tiên tại Nam Phi.. Ngày 9/5/1994
Nelson Mandela một người da đen được bầu làm tổng thống. Ông là chủ
tịch đảng Dan tộc Phi Châu ANC, bị Anh bắt cầm tù suốt 27 năm, tới 1990
mới được tự do qua sự can thiệp của thế giới.

- Ngày 4/5/1994: Chủ tịch PLO Palestine Arafat và Thủ tướng Do Thái
E.Rabin, ký hiệp ước về quyền tự trị của người Palestine trên dãi Gaza và
Jericho. Theo đó, Do Thái thả 5000 chính trị phạm Palestine và rút khỏi dãi
Gaza. Ngày 11/8/1994 Thủ tướng Rabin cũng đồng ý rút quân ra khỏi cao
nguyên Goland của Syria để đổi lấy hòa bình giữa hia nước. Ngày
26/10/1994 lần nữa Thủ tướng Rabin lại ký hiệp ước hòa bình với Thủ tướng

Jordanie là A.S.Majali.

- THáng 5/1994 L Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra vụ Tây Ban Nha bán vũ
khí lậu cho Rwanda (Phi Châu) đang bị cấm vận mua bán vũ khí để gây
chiến tranh, gồm 39 tấn quân trang dụng

- Ngày 6/5/1994 khánh thành đường hầm xuyên biển Manche, gọi là

Eurotunnel, dài 150 km, trong đó có 114 cây số ngầm dưới đáy biển, nối hai

nước Anh-Pháp..

- Ngày 5/7/1994: bốn nước Ba Tây, Á Căn Đình, Paraguay và Uruguay ký
tại thủ đô Buenos Aires (Argentina), hiệp định thành lập thị trương chung
Nam Mỹ, có hiệu lực 1/1/1995.

- Ngày 8/9/1994: Chiếc Boeing 737 của Hãng USA Airway đã rớt gần thành
phố Pittsburgh, làm 132 người chết.

- Ngày 19/9/1994: Quân Mỹ vào Haiti bắt phe quân phiệt trao quyền cho
Tổng thống dân cử J.B.A Ristide.

- Ngày 5/10/1994: Một vụ thảm sát tập thể tín đồ của Giáo phái Ngôi Đền
Mặt Trời 'Temple Solaire' do một người Bỉ tên Lúc Jouret, sáng lập và làm
giáo chủ. Cuộc tàn sát thảm khốc đã xảy ra trong trang trai ở Les Rochettes
(Thụy Sĩ), có 21 người nam nữ, kể cả giáo chủ chết. Nhiều vụ tương tự cũng
đã xảy ra tại Canada và San Diego (Hoa Kỳ).

- Ngày 5/12/1994: Khai mạc hôi nghị thượng đỉnh an ninh Âu Châu (CSCE)
có 52 nước dự.

- Ngày 10/12/1994: Tổng thống Nga Yelsin tuyên bố Nga sẽ dùng vũ lực để
dẹp các tiểu quốc ly khai. Sau đó 40.000 quân Nga tấn công nước cộng hòa
tự trị Chechnya.

Bính Tuất 2006

-Ngày 5/11, gần 3 năm sau khi bị bắt, cựu Tổng thống Saddam Hussein đã
bị kết án tử hình bằng hình phạt treo cổ vì những tội ác chống lại loài người.
Toà đã kết tội ông Saddam cùng hai cộng sự, cũng bị xét xử trong phiên toà
này, đã ra lệnh xử tử 148 người dân vô tội năm 1982. ta.”

-Vụ thử hạt nhân có mục đích của CHDCND Triều Tiên ngày 9/10 khiến cộng
đồng thế giới vốn đang lo ngại về Bình Nhưỡng lại càng trở nên cảnh giác
với nước này.

-Cả thế giới phải tập trung chú ý khi lực lượng quân đội Thái Lan tiến hành
lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawatra bằng một cuộc đảo chính không đổ

máu ngày 19/9.

-Một tờ báo Đan Mạch đã cho đăng 12 bức biếm hoạ miêu tả đấng tiên tri
Muhammad của người Hồi giáo như một kẻ khủng bố. Điều này làm dấy lên
làn sóng phản đối mạnh mẽ trong khắp thế giới Hồi giáo trong tháng 1 và
tháng 2. Một số cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực, làm nhiều người thiệt

mạng và bị thương, nhiều tài sản bị phá huỷ. 10 người thiệt mạng ở thành
phố Benghazi, Libya, trong một cuộc nổi dậy ở bên ngoài lãnh sự quán Italia.
Đại sứ quán của Anh, Đức, Đan Mạch và các nước khác ở Iran, Libăng, Iraq
và Syria trở thành mục tiêu rất dễ bị tấn công. Đại sứ quán Đan Mạch ở




Click to View FlipBook Version