The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by hautruongle, 2018-01-06 00:47:52

GOD BLESS AMERICA

#2

Nếu bạn muốn thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của
con người Mông Cổ mà không lựa chọn mùa đông, thì có lẽ là một thiếu
sót lớn.
Khi nói đến mùa đông ở Mông Cổ, nhiều người có thể hình dung sẽ vô cùng
lạnh giá và khắc nghiệt, nên người dân sẽ ở trong nhà tránh rét. Nhưng thực
tế, mùa đông nơi đây lại đẹp đến ngỡ ngàng, và cư dân Mông Cổ có rất
nhiều lễ hội cùng các hoạt động khác.
Anh Batzaya, một người yêu thích du lịch và nhiếp ảnh gia, đã chia sẻ
trên Bored Panda một số hình ảnh chân thực và vô cùng tuyệt vời từ chuyến
đi cưỡi ngựa gần đây của anh ở vùng Naiman Nuur ở miền trung Mông Cổ.
Vùng Naiman Nuur nằm trong dãy núi Khangai nguyên sơ và được cho là
một trong những điểm có vẻ đẹp bốn mùa tuyệt mỹ của đất nước này.
Những người đến du lịch vùng đất Mông Cổ tham gia vào cuộc phiêu lưu
thú vị này chia sẻ rằng cưỡi ngựa Mông Cổ trong thời tiết -10 độ C, dựng
lều trong những ngọn núi hẻo lánh dưới bầu trời đầy sao, gặp gỡ người du
mục và con cái của họ, chiêm ngưỡng núi non hùng vĩ, nguyên sơ… Toàn
bộ trải nghiệm đều tuyệt vời!
Hơn cả, những người du lịch đến vùng đất này đều mong muốn được hòa
mình vào với thiên nhiên hoang dã, tránh xa mọi căng thẳng nơi thành thị và
các thứ công nghệ vây quanh cuộc sống hàng ngày của họ.
Mùa đông này bạn hãy đến Mông Cổ xem, chắc chắn bạn sẽ không hề hối
tiếc!

Xem thêm: Facebook

#1



#3
#4



#5

#6

#7

#8

#9

#9

#10
#11



#12

#13

#14

#15

#16

#17







Người phụ nữ 40 năm sinh sống một mình trên hòn đảo xa xôi
nhất hành tinh

Thứ năm, 31/08/2017 | 08:08 GMT + 73,432 lượt xem

Với tình yêu mãnh liệt dành cho động vật hoang dã, bà Zoe Lucas đã
quyết định dành phần lớn cuộc đời sinh sống trên một trong những
hòn đảo xa xôi nhất hành tinh ngoài khơi của Canada.

Nhà tự nhiên học Zoe Lucas
trên đảo Sable.
Theo tờ MailOnline Travel, bà Lucas là một nhà tự nhiên học, là cư dân của
thành phố Halifax. Lần đầu tiên bà tới thăm đảo Sable là vào năm 1971, khi
ấy bà mới 21 tuổi và đang theo học ngành chế tác vàng. Nhưng bởi tình yêu
mãnh liệt với động vật hoang dã trên đảo, đặc biệt là những chú ngựa, nên
bà đã quyết định đến nơi này.

Bà Lucas rất yêu quý những chú ngựa.
Bà rất yêu thích công việc của một nhà tự nhiên học, bà đã thích nghi với
cuộc sống một mình ở trên đảo Sable nên bà hoàn toàn không cảm thấy
đơn độc.

Hiện tại bà Zoe Lucas 67 tuổi, và đã dành hơn 40 năm sinh sống trên đảo
Sable, một hòn đảo có hình dạng giống như một nụ cười khổng lồ dài 42km
(26 dặm) ở ngoài khơi Canada, nhiệt độ trung bình trong năm ở hòn đảo này
khoảng 18,6 độ C.

Đảo Sable là một đảo hẹp có hình nụ cười.
Đảo Sable có hình lưỡi liềm, chiều dài 26 dặm và điểm rộng nhất là 0,93
dặm. Nó được xem là thuộc Halifax, mặc dù nằm cách lục địa Nova Scotian
190 dặm. Mỗi năm, đảo Sable bị sương mù bao phủ trong khoảng 125 ngày
và nơi đây tiềm ẩn một mối nguy về vận tải hàng hải. Ngày 20/6/2013, đảo
Sable đã trở thành Khu Bảo tồn Quốc gia.

Đảo Sable chỉ có thể được tiếp cận bằng tàu thuyền hoặc máy bay. Nơi đây
có hàng trăm con ngựa hoang sinh sống tự do, và nhiều người cho rằng
loài động vật này đã được đưa đến hòn đảo để giúp con người canh tác khi
họ cố gắng xây dựng một khu định cư mới vào đầu thế kỷ 18, sau này chúng
tham gia hỗ trợ công tác cứu hộ.

“Dân đảo” cùng sinh sống với bà Zoe Lucas trên dải đất này là 400 chú ngựa,
300.000 hải cẩu xám cùng 350 loài chim.

Những chú ngựa hoang trên đảo đảo Sable.
Hải cẩu xám đang phơi mình trên bãi biển của đảo Sable.

Những công cụ thiết yếu của bà gồm sổ tay ghi chép, ống nhòm quan sát
động vật hoang dã trên các bãi cát dọc bờ biển. Bà chia sẻ rằng đôi khi nhìn
qua ống nhòm bà thấy có những thứ gì đó khá kỳ lạ, và chúng có thể là một
cái chân giả, hoặc một số thứ kỳ quái nổi lên bờ mà thôi.
Nơi đây được gọi là “nghĩa trang của Đại Tây Dương” với hơn 300 con tàu
đắm. Một trong những vụ đắm tàu xảy ra gần đây nhất là vào năm 1981. Môi
trường nơi đây tuy khắc nghiệt, nhưng nó không ngăn cản được bà quay trở
lại hòn đảo này và biến nó trở thành quê hương thứ hai của bà.

Căn nhà gỗ trên đảo Sable của bà Lucas
Hiện tại, bà Lucas đang sống ở một ngôi nhà gỗ nép mình trong những cồn
cát. Ngôi nhà đơn giản này được Cơ quan khí tượng Canada xây dựng trong
những năm 1940 và hiện nay do Parks Canada điều hành. Cứ hai tuần một
lần, nhu yếu phẩm và những vật dụng cần thiết lại được vận chuyển tới cho
bà bằng máy bay. Mọi người hợp tác cùng đều rất tôn trọng bà.
Greg Stroud, một điều phối viên điều hành, nói với MailOnline Travel: “Bà
Zoe là một phụ nữ tuyệt vời và đã cống hiến cuộc đời của mình cho đảo

Sable. Đôi khi bà ấy trở về thăm nhà của mình ở Halifax, nhưng dường như
nơi đây mới chính là ngôi nhà thực sự của bà.”
Greag Stroud cũng cho hay bà Zoe đã làm việc rất sát sao với Parks Canada
để họ có thể cộng tác trong nhiều dự án.
Anh nói tiếp: “Bà Zoe là một người có lối sống khép kín, bởi vậy không có gì
ngạc nhiên khi bà dành phần lớn thời gian của cuộc đời sống một mình ở
đảo này.”
Trong một chuyến viếng thăm đảo Sable với đoàn thám hiểm Adventure
Canada, bà Lucas đã nói về một số hoạt động khoa học mà bà đang thực
hiện.
Cảm phục trước những gì bà Lucas đã và đang làm, Tổ chức phi lợi nhuận
Friends of Sable Island Society đang nỗ lực gây quỹ để giúp nâng cao nhận
thức của công chúng về địa điểm ít được biết đến này.

Nhiều năm qua bà Lucas đã thu thập
vô số các mảnh vụn và rác rưởi trôi dạt trên biển để giúp theo dõi mức độ

ô nhiễm của đại dương. Nhiều năm

qua bà Lucas đã thu thập vô số các mảnh vụn và rác rưởi trôi dạt trên biển

để giúp theo dõi mức độ ô nhiễm của đại dương.

Bà cũng giúp đỡ nhân viên của trạm khí tượng và thu thập mảnh vụn và rác

rưởi trôi dạt trên biển để giúp theo dõi mức độ ô nhiễm của đại dương. Bà

thường vớt được xác của bóng bay và rửa sạch chúng. Ngoài ra, bà còn vớt

được một túi thuốc phiện, một chiếc tủ lạnh và vài thùng ớt tươi dạt vào bờ.

Bà Lucas đã thu
thập các hộp sọ của ngựa để các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về cách
loài động vật đã xoay sở để thích nghi với hoàn cảnh.
Mặc dù đảo Sable có một chút hoang vắng với những câu chuyện về các
con tàu đắm và những câu chuyện ma quái xung quanh hòn đảo, nhưng với
bà Lucas thì nơi đây lại là một thiên đường thánh khiết. Stroud trầm ngâm
nói: “Lucas nói rằng bà ấy sẽ ở lại hòn đảo đến chừng nào có thể.”

Hành trang về từ Bắc Mỹ

Tác Giả: Hồ Thị Diệu Thảo

Được nghỉ 5 tuần, máu thèm đi nổi lên
bèn quyết định cùng cô bạn và cô con gái rượu đi một vòng Mỹ và Canada
cho biết thế giới không chỉ có…một mình nước Úc !. Với cái nhìn dẫu sao
cũng còn “cưỡi ngựa xem hoa”, có một chút chủ quan của “ếch ngồi đáy
giếng”, chỉ xin được điểm qua một ít sự việc gây ngạc nhiên hay khác lạ so
với tại nước Úc của riêng tôi mà thôi
Lối kiến trúc của các thủ đô Ottawa (Canada), Washington DC ( Mỹ), nhìn
chung cũng không khác nhau là mấy và cũng đồng dạng với Canberra, đó
là dạng kiến trúc tuy không là bản sao nhưng mang đậm dấu ấn của châu
Âu. Vì đi dạo trong giờ làm việc của mọi người nên khách Úc thấy thành
phố có vẻ êm đềm, vắng lặng tại Ottawa (giống như Canberra) , đa số các
công sở , dinh thự cổ kính như chìm trong trầm lặng, xa vắng…ít người và
xe cộ qua lại. Nhưng ngược lại, tại Washington DC, không khí có vẻ bồn
chồn , không có dấu hiệu của an bình khi tiếng còi hụ, xe cảnh sát có mặt
khắp nơi, không biết có phải là do đề phòng nạn khủng bố mà ra ? Nếu
ngồi xe công cộng (xe lửa, xe bus) chắc hẳn những lời nhắc nhở người dân
báo cáo những hành động khả nghi qua các loa phóng thanh trên xe vẫn
còn không khác lần trước, cách đây vài năm, tôi có dịp đi xe lửa, xe bus ở
đây nên có biết điều này.
Người Mỹ đa số lạnh lùng, dường như hơi vô cảm, nhất là Quan thuế Mỹ,
trong khi người Canada và Úc thân thiện, vui vẻ hơn. Điều lạ là không hiểu
sao các nơi phục vụ khách hàng lại chỉ toàn người da đen hoặc lớn tuổi,
gây cho du khách một cảm giác xa lạ, băn khoăn và không lý thú. Nhớ lại
trên chuyến bay United Airline ngày trở về Úc, khi nghe thông báo có một

tiếp viên sẽ về hưu sau chuyến bay này, cô bạn đi cùng nói thầm : “Lẽ ra là
…cả phi hành đoàn về hưu mới phải chứ !”.

Cùng là “Tây” nhưng sao hai người khách Úc cứ xuýt xuýt xoa xoa bảo
nhau sao hàng Mỹ… rẻ quá thế! Ai dè lúc xem hóa đơn hoặc nhận tiền thối
đôi mắt mới sáng ra mà vẫn ngỡ là mình đọc lầm!.Thì ra thuế hàng hóa
dịch vụ đã được cộng thêm vào sau khi khách hàng đồng ý mua, tạo cảm
giác ngỡ ngàng cho du khách khi phải bị tính thêm tiền. Ở xứ lạ này, khi
thấy bảng giá thì đừng vội nghĩ đó là trọn số tiền mình phải trả, bởi ở
Canada và Mỹ khách còn phải tính thêm phần trăm thuế (Canada đánh
17% còn Mỹ khoảng 9% -10% ).

Tiền tip cũng là cái gai …nho nhỏ cho du khách Úc, vì sao lại phải trả tiền
tip nếu như mình không bằng lòng với cách phục vụ? Là người có tâm hồn
ăn uống và mua sắm nên tôi thấy riêng bên Canada, ngành phục vụ khách
hàng (nhất là ngành ăn uống), quả thật là đáng cho con số 0, tôi tự hỏi với
cách làm ăn như thế tại sao thương vụ vẫn còn tồn tại và tiền tip dành cho
họ có còn ý nghĩa nữa chăng? Trong khi ở Úc và Mỹ, văn hóa phục vụ in
một dấu son đáng khen về cách tiếp đãi chu đáo, lễ độ , vui vẻ ân cần vô
cùng!

Thêm một điều lạ nữa là mỗi khi cầm hóa đơn tính tiền ở các tiệm ăn, các
bạn tôi ở cả Canada lẫn Mỹ đều nhìn rất kỹ để xem nhà hàng có tính sai
hay không, hỏi ra mới biết thường các nhà hàng khi thấy thực khách đi một
nhóm đông, họ hay tính thêm tiền vì tâm lý ít ai kiểm lại hóa đơn khi đãi
bạn bè. Quả là đáng buồn cho tính lương thiện bị xóa mờ !

Phương tiện di chuyển công cộng ở Mỹ thật là khó khăn, còn nhớ ngày tôi
ở Cali, muốn đón chuyến xe bus để đi shopping (vì người nhà bận việc
không đưa đi được) vậy mà chúng tôi đứng chờ hơn ½ tiếng đồng hồ dưới
trời nắng chang chang giữa trưa hè vẫn chưa thấy xe tới, đành bỏ cuộc
quay về nhà. Phàn nàn điều này, một cô bạn ở đó cười nói đùa: “xứ nhà
giàu mà, người ta dùng xe hơi chứ có ai đón xe công cộng đâu!”, bực mình
ở chỗ là tại trạm xe không hề có bảng ghi giờ xe đến cho nên chỉ có kiên
nhẫn đứng chờ nếu như cần đón xe đi. Trong khi ở Canada và Úc, phương
tiện di chuyển rất tiện lợi, nhất là tại Úc, mua vé đi cả ngày, du khách có

thể đón bất cứ xe lửa, bus hay tram và lên xuống bao nhiêu trạm cũng
được, còn nếu từ 6 giờ chiều, chỉ cần mua vé hai tiếng là mình có thể đi
suốt đêm.

Sinh hoạt văn học nghệ thuật thì ở Mỹ, nhất là Houston, thật là sôi động,
hầu như tuần nào cũng có buổi hội họp, lúc thì ra mắt sách, lúc thì ca nhạc,
trong khi Canada và nhất là xứ Úc , sinh hoạt èo uột, vắng lặng

Cách dùng chữ cũng có phần lý thú, phòng vệ sinh Úc gọi toilet, Mỹ :rest
room còn Canada: wash room. Ngẫm nghĩ phòng vệ sinh không chắc có
thoải mái để nghỉ ngơi chăng, còn nơi đó không hẳn chỉ để …rửa? Có chủ
quan chăng , khi tôi nghĩ rằng Úc dùng chữ chính xác nhất cho chỗ này!

Một điều lạ là ở Canada, người Việt sống rải rác khắp nơi, chứ không tập
trung vào một cộng đồng có nơi có chốn như ở Mỹ và Úc, do đó phố Tàu
made in Canada vẫn có vô số người da trắng lẫn vào. Mọi người đều hay, ở
Mỹ, Úc, lọt vào vùng Việt Nam thì tìm thấy một người ngoại quốc có khi
là…cổ lai hi! Nói tới người Việt mình ở ngoài nước, tôi biết giới khoa bảng,
số trí thức trong cộng đồng người Việt ở Mỹ và Canada có lẽ đông hơn Úc
vì bắt buộc phải có trình độ, nghề nghiệp mới có thể tìm ra công việc hợp
ý, tiền lương cao. Trong khi bên Úc chỉ cần có sức khỏe, chịu cày nhiều giờ
thì tiền lương cũng cao chót vót, do đó không lạ gì khi thấy những người
thợ, thậm chí là thất nghiệp quanh năm (thật ra họ cũng đi làm chui, lãnh
tiền mặt để tránh thuế) vẫn chễm chệ lái những chiếc xe hơi đắt tiền, sang
trọng như Mercedes, BMW.. ở nhà cao cửa rộng ở Úc, hình ảnh này chắc là
khó thấy ở Mỹ, Canada.

Cuối cùng, điều còn “lấn cấn” trong lòng tôi là, không biết có phải vì cuộc
sống phải tranh đua gay gắt như thế hay không mà một người quen của tôi
nói rằng :“Người Việt ở Mỹ - nói chung và Cali nói riêng – khó tin lắm”.
Chỉ nghe thôi làm sao trải nghiệm khi những ngày có mặt của tôi ngoài xứ
Úc chỉ mau như gió thoảng! Trải qua 5 tuần ở cả hai nơi Canada và Mỹ, tôi
may mắn gặp được những người bạn – dù là mới quen hoặc đã là bạn cũ từ
thời xa xưa- dành cho những tình cảm nồng ấm, những chăm sóc ân cần
chu đáo, chân tình những tưởng khó thể nào có được ở thời buổi này và ở
lứa tuổi này.

Năm tuần lễ vị chi mới là hơn ba chục ngày nhưng với những gì không còn
“văn kỳ thanh” mà đã “kiến kỳ hình” và “tận mục sở thị”, cũng cho tôi một
ấn tượng là khi xử sự với nhau bằng tấm lòng thì dù ở bất cứ nơi đâu, bất
cứ người nước nào thì tình cảm cũng chan hoà như những gì người về lại
Úc mang theo trong hành trang của mình ! Cám ơn các anh chị, cám ơn các
bạn mà tôi đã được gặp, được quen trong chuyến đi nhớ đời này. Những
chân tình ấy làm sao mà phai lạt được ! Người Việt mình mà !


Click to View FlipBook Version