The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by hautruongle, 2018-08-02 00:38:17

Thế Sự Thăng Trầm

Thời tiết xấu khiến máy bay Mexico gặp nạn,


hơn 100 người may mắn sống sót



11:51, 01/08/2018






















Nhân viên cứu hỏa nhanh chóng dập lửa. (Ảnh: AP)


Mexico đã xác nhận thông tin về vụ máy bay của hãng hàng không

Aeromexico gặp nạn gần sân bay quốc tế Guadalupe Victoria, bang
Durango, theo hãng tin En Cambio Diari.




















Đám khói bốc lên từ chiếc máy bay

khi nhìn từ xa. (Ảnh: Reuters)


“Aeromexico đã được thông báo về sự cố ở Durango và đang tiến hành xác

minh”, dòng thông báo đầu tiên của Aeromexico về vụ việc được đăng tải
trên Twitter.

Theo tờ Sol de Durango, vụ tai nạn xảy ra lúc 16h ngày 31/7 (4h ngày 1/8

giờ Hà Nội), chỉ 5’ sau khi cất cánh từ sân bay bang Durango, cách trung

tâm thành phố khoảng 40 phút bay.


Thống đốc bang Durango Jose Rosas Aispuro cho biết: “Chiếc máy bay số
hiệu AM2431 đã gặp nạn nhưng không ai thiệt mạng”.


Văn phòng dân sự bang Durango đã công bố hình ảnh một chiếc máy bay

bốc khói nằm trên cánh đồng. Các dòng xe cứu thương cũng túc trực tại địa

điểm xảy ra tai nạn.































Chiếc máy bay bốc cháy sau vụ tai nạn. (Ảnh: Milenio)




























Nhân viên cứu hộ tại hiện trường. (Ảnh: Reuters)

“85 người phải nhập viện, nhưng có người đã trở về nhà sau khi kiểm tra. 2

người bị thương nặng nhất song vẫn trong tình trạng ổn định, đó là phi công

và 1 hành khách”, Thống đốc Aispuro phát biểu trên kênh Foro TV.




Nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay bước đầu được xác định do thời tiết

xấu. Bão và gió mạnh đã cản trở máy bay cất cánh. Chiếc máy bay lao

xuống và chệch ra khỏi đường băng sau đó bốc cháy.




Đa số hành khách đã bất chấp ngọn lửa, tự ý rời khỏi khoang máy bay. Các

nạn nhân đều bị thương do va đập khi phi cơ tiếp đất.





Theo cập nhập mới nhất của Thống đốc bang Durango, trên máy bay có

tổng cộng 103 người gồm 99 hành khách, trong đó có 2 trẻ em và 4 người
trong phi hành đoàn.





Chiếc máy bay xấu số này là Embraer 190 do Brazil sản xuất và đã vận

hành trong khoảng 10 năm.




Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng, bộ

phận dân sự Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải cùng hỗ trợ sau vụ tai nạn

hàng không tại Durango. Ông cũng cầu nguyện những điều tốt đẹp sẽ đến
với phi hành đoàn và hành khách.


Hồng Hạnh

Cụ bà 85 tuổi không quản bệnh tật may chăn


tặng Tổng thống Trump



Một cụ bà cao tuổi ở bang Indiana, Mỹ, đã tự may một tấm chăn thêu

quốc kỳ để gửi tặng Tổng thống Trump.


Bà Betty Alexander, 85 tuổi, nói với tờ South Bend Tribune rằng bà đã hoàn
thành một tấm chăn thêu quốc kỳ Mỹ dành tặng cho Tổng thống Trump.


“Khi tôi đang nghĩ ‘cái chăn này sẽ

dành cho ai nhỉ?’ Chúa nói với tôi rằng

nó nên dành cho Tổng thống
Trump”, cụ bà nói.


Cư dân mạng chia sẻ bức ảnh bà

Betty Alexander cầm tấm chăn tặng

Tổng thống Trump (Ảnh chụp màn
hình)


Cụ bà 85 tuổi nói rằng bà đã bắt đầu

may tấm chăn sau khi gặp vấn đề về
cột sống cách đây 4 tháng. Ông

Alexander, người đã được chứng kiến

khả năng may vá của mẹ mình từ khi
còn nhỏ, nói rằng bà vẫn thường may chăn cho con và cháu của mình.


Nhưng bây giờ bà muốn may một tấm chăn lớn hơn như một thách thức

mới trong thời gian chờ đợi phục hồi sức khỏe, ông Alexander cho hay.


“Tôi là một người phụ nữ bận rộn”, cụ bà yêu thích may vá nói với tờ South
Bend Tribune. “Tôi sẽ không ngồi một chỗ và suy nghĩ vẩn vơ cả ngày”.


Tôi nghĩ rằng mình có thể làm và mình sẽ làm ”một tấp chăn in lá cờ Mỹ có

kích thước của một chiếc giường lớn”.

“Nhưng ông ấy [Tổng thống Trump] sẽ không sử dụng nó cho giường của

mình”, bà nói. “Nó chỉ để trưng bày thôi”.


Hiện tại, cụ bà 85 tuổi đang cố gắng tìm ra cách tốt nhất để gửi kiệt tác của

mình tới Nhà Trắng.


“Tôi không làm việc này vì điều gì”, bà nói. “Tôi chỉ muốn chắc chắn rằng
ông ấy nhìn thấy nó”.


Tổng thống Trump đứng cạnh cựu Trung sĩ Alan Jones, 94 tuổi (Ảnh: NTD)


Với nhiều điều đã làm được cho nước Mỹ trong cả lĩnh vực đối nội và đối

ngoại, cùng với cá tính thẳng thắn của mình, ông Trump ngày càng chiếm
được cảm tình của

người dân.


Gần đây nhất, theo công
bố của Bộ Thương mại

Mỹ, GDP của Hoa Kỳ đã

tăng trường 4,1% trong
quý II/2018 so với cùng

kỳ năm ngoái. Đây được

coi là một kỳ tích của
ông Trump, làm bất ngờ

giới chuyên gia kinh tế,

đặc biệt là những người
thường chỉ trích ông, vì họ từng chế nhạo khi ông Trump tuyên bố sẽ đưa

GDP của nước Mỹ vượt mốc 3% và không ai trong họ nghĩ rằng Mỹ có thể

đạt con số tăng trưởng gấp đôi Châu Âu.


Hôm chủ nhật (30/7), theo tờ Daily Wire, những người ủng hộ Tổng thống
Trump cũng gây ra sự bất ngờ lớn khi cho thả một biểu ngữ ủng hộ ông chủ

Nhà Trắng đương nhiệm tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thứ 2, trong một trận

bóng chày ở sân vận động Yankees, New York.

Lục Du

Mỹ - Hàn trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, TQ bí


mật cử người sang nói chuyện với Seoul



Thủy Thu | 01/08/2018 02:45 PM





Ông Kim Jong-un gặp ông Tập Cận Bình hồi tháng 5 ở Đại Liên, Trung
Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã


Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều không công khai thông tin về chuyến

thăm Seoul của cấp dưới ông Tập Cận Bình.


Tờ Dong-a Ilbo (Hàn Quốc) ngày 31/7, đưa tin, ông Dương Khiết Trì - Ủy
viên Bộ chính trị trung ương ĐCSTQ đã

bí mật sang thăm Hàn Quốc hai ngày

11-12/7 để trao đổi với Seoul về việc ký
kết hiệp ước kết thúc chiến tranh trên

bán đảo Triều Tiên và triển khai hệ

thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai
đoạn cuối THAAD tại Hàn Quốc.


Giới phân tích ngoại giao Hàn Quốc

cho rằng, việc một nhân vật chính trị cấp cao Trung Quốc như ông Dương

Khiết Trì sang Hàn Quốc, rất có khả năng xuất phát từ việc Bắc Kinh muốn
đóng vai trò lớn hon trong quá trình đàm phán về phi hạt nhân hóa và tuyên

bố kết thúc chiến tranh trên bán đảo.


Một số ý kiến cho rằng, ông Dương có thể mang đến Hàn Quốc chủ đề mà
nước chủ nhà "không muốn nghe hoặc không muốn đề cập công khai", bao

gồm việc Nhà Xanh trước đây ủng hộ ba bên Mỹ-Triều-Hàn ký tuyên bố kết

thúc chiến tranh.

Tuy nhiên, Trung Nam Hải lại kiên quyết rằng, Trung Quốc cần tham gia

tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên bởi nước này là 1 trong những bên

tham gia ký kết hiệp định đình chiến trước đây.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức Nhà Xanh xác nhận chuyến

công du Hàn Quốc của ông Dương Khiết Trì và cho biết "hai bên đã thảo

luận các vấn đề trong mối quan hệ Trung-Hàn trong bầu không khí vui vẻ
nhưng không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào".


Theo quan chức này, chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì không được

công khai nhằm để hai chính phủ có thể tiến hành đội thoại "thuận lợi hơn".


Giới phân tích cho rằng, điều này chứng tỏ, chính phủ Hàn Quốc trở nên

cởi mở hơn trước khả năng Trung Quốc tham gia ký kết tuyên bố kết thúc
chiến tranh.


Trước câu hỏi "Chính phủ Hàn Quốc trước đây dường như luôn nhấn mạnh

vai trò của ba nước Mỹ-Triều-Hàn trong việc công bố tuyên bố kết thúc
chiến tranh nhưng sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, Seoul có vẻ nghiêng

về phương án bốn nước Mỹ-Trung-Triều-Hàn cùng tuyên bố kết thúc chiến

tranh?", quan chức Nhà Xanh cho rằng, không loại trừ khả năng Trung
Quốc sẽ tham gia vào bàn đàm phán bốn bên và đây là lập trường nhất

quán của Hàn Quốc.


Tờ Dong-a cũng dẫn nguồn tin tiết lộ, tại hội nghị liên Triều ở Singapore
hôm 12/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng để nghị ba bên Mỹ-Triều-Hàn

tuyên bố kết thúc chiến tranh nhưng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã từ chối.


Nguồn tin này cho biết, tuy Triều Tiên cũng mong muốn ký kết tuyên bố kết

thúc chiến tranh nhưng nhấn mạnh cần bốn bên, bao gồm Trung Quốc
tham gia vào bàn đàm phán.


Giới chuyên gia Hàn cho rằng, việc ông Kim Jong-un thẳng thừng từ chối

yêu cầu ngay trước mặt Tổng thống Mỹ bởi ông ý thức được sự tồn tại của

Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc đã thông qua các kênh ngoại giao gửi
thông điệp rằng, nước này không thế vắng mặt trong tuyên bố kết thúc

chiến tranh Triều Tiên.


theo Thời đại

Trao trả hài cốt như đã hứa, Triều Tiên vẫn



khiến quân đội Mỹ gặp chuyện khó xử



Tất Đạt | 01/08/2018 01:29 PM








































Ảnh: Reuters


Mới đây, hài cốt của cựu binh Mỹ đã từ Triều Tiên trở về Hawaii. Tuy
nhiên, theo các chuyên gia quân sự, quy trình xác minh danh tính liệt

sĩ sẽ tốn ít nhất từ 3 ngày tới 20 năm.


Trao trả hài cốt lính Mỹ

Được phủ bằng cờ trắng và xanh của Liên Hợp Quốc, 55 quan tài gỗ cỡ

nhỏ được đánh số và xếp ngay ngắn trong hội trường.


Những quan tài này không chỉ chứa hài cốt của những binh sĩ Mỹ trong

chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, mà còn gửi đi thông điệp hòa hữu từ nhà

lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un theo như những gì đã cam kết tại cuộc

gặp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump vào hồi tháng 6 vừa qua.


Tuy nhiên, theo CNN, Triều Tiên chỉ cung cấp 1 thẻ bài quân nhân (hay còn

gọi là "dog tag") cho số quan tài nói trên.


"Ngoài thẻ bài ấy, quân đội Triều Tiên không cung cấp thêm bất kì thông tin
nào về nơi họ tìm thấy các hài cốt hoặc thông tin nào khác. Sẽ rất khó để

xác minh danh tính nếu thiếu các thông tin thiết yếu," một quan chức Mỹ

nói.


Paul Cole - một chuyên gia về thu thập hài cốt liệt sĩ và tù binh chiến tranh,
hiện đang làm việc tại Trung tâm thí nghiệm Xác minh Danh tính tại Hawaii -

nhận định các hài cốt trong quan tài có thể không phải của một người và có
khả năng cao là tập hợp của nhiều mảnh xương vụn.













































Ảnh: Reuters


Việc các hài cốt trộn lẫn với nhau phần nào phản ánh mức độ tàn khốc của

cuộc chiến.

Tại phòng thí nghiệm, đầu tiên các nhà khoa học sẽ phân tích xem đây có

phải là xương người hay không. Sau đó các chuyên gia sẽ tổng hợp và tính

toán trong 55 quan tài này có hài cốt của ít nhất bao nhiêu liệt sĩ.


Mỗi phần xương, hay mảnh vỡ, đều mang nhiều thông tin quý giá. Xương
đùi giúp ước lượng chiều cao, xương chậu tiết lộ độ tuổi, tạo hình khuôn

mặt và hộp sọ cho thấy nguồn gốc và chủng tộc người. Xương đòn và răng

giúp xác định danh tính tốt nhất khi đem so sánh với những dữ liệu Bộ
Quốc phòng Mỹ đang lưu giữ về cựu binh mất tích và hi sinh.


Sáu thập kỉ chờ đợi


Nếu các phần xương đạt đủ tiêu chuẩn kích thước, phòng thí nghiệm sẽ cắt

và gửi một phần tới Phòng Xác minh Danh tính bằng DNA, nơi các chuyên
gia sẽ phân tích và so sánh với những mẫu DNA của thân nhân.


Nếu xương quá nhỏ, sẽ không thể thực hiện được xét nghiệm DNA. Theo

ông Cole, luật liên bang Mỹ nghiêm cấm phá hủy bằng chứng khi thí

nghiệm, trong khi muốn xét nghiệm DNA thì phải làm vỡ các mảnh xương.

Ảnh: Reuters








Những thách thức nói trên có thể khiến quy trình xác minh danh tính kéo dài

tới nhiều năm.





"Những vấn đề như không thể lấy được DNA từ xương và thiếu mẫu DNA
từ gia đình có thể là trở ngại rất lớn," một đại diện thuộc bộ phận thu thập,

xác minh liệt sĩ mất tích cho biết.


Dù sao đi chăng nữa, vẫn có nhiều hi vọng và sức nặng chính trị đằng sau
nhiệm vụ này.


Tuần trước, tổng thống Trump đã cảm ơn ông Kim vì giữ lời hứa trong hội

nghị thượng đỉnh về phi hạt nhân hóa Triều Tiên.


"Và tôi khá chắc rằng ông Kim sẽ tiếp tục thực hiện cam kết của mình," ông

Trump nói.


Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ tiếp tục công cuộc tìm kiếm hài cốt binh sĩ
Mỹ. Tổng cộng 5.300 lính Mỹ được cho là đã hi sinh trên lãnh thổ Triều

Tiên.


Gail Embery là con gái của một trong những liệt sĩ như vậy. Khi mới 10 tuổi,
bà nhận được tin rằng cha mình hi sinh trong chiến tranh Triều Tiên. Bà hi

vọng trong số những quan tài kia sẽ có hài cốt của người cha.


"Tôi luôn tin rằng tôi phải tìm lại cha tôi. Từ sâu thẳm trong tim tôi vẫn trông
chờ ngày ấy sẽ tới. Bây giờ tôi đã 73 tuổi, nhưng sẽ không bao giờ ngừng

tìm kiếm," bà Embery nói.


theo Thời đại

Tung kế “liên Nga chế Hoa”, Trump đẩy Trung


Quốc vào nguy cơ thành Liên Xô thứ hai



Tiệp Nguyễn | 01/08/2018 09:11 AM








































Với quyền lực Trung Quốc đang trỗi dậy, Tổng thống Mỹ đang muốn
thực hiện những điều cựu Ngoại trưởng Kissinger đã làm những năm

1970 với Liên Xô.


Trước đây, Mỹ đã bắt tay Trung Quốc để đấu Liên Xô thì giờ đây Mỹ muốn

bắt tay Nga để trừng phạt Trung Quốc (kế liên Nga chế Hoa theo cách gọi
của Trung Quốc), theo RI.


Trong cuộc trò chuyện với Financial Times, ông Henry Kissinger cựu ngoại

trưởng Mỹ đã có đánh giá quan trọng về nỗ lực của tổng thống Trump để
cải thiện mối quan hệ của Mỹ với Nga. Cuộc phỏng vấn được thực hiện trên

nền tảng của cuộc họp thượng đỉnh diễn ra ngày 16.7 tại Helsinki.


Ông Kissinger nói: "Tôi nghĩ ông Trump có thể là một trong những gương
mặt lịch sử xuất hiện hết lần này tới lần khác để đánh dấu sự kết thúc của

một kỷ nguyên, khiến nó phải từ bỏ những ảo ảnh cũ kỹ. Không nhất thiết là

ông ấy biết điều đó hay ông ta đang cân nhắc những lựa chọn lớn hơn. Đó

có thể chỉ là một sự ngẫu nhiên".


Ông Kissinger không đề cập chi tiết nhưng xu hướng suy nghĩ của ông nhất
quán với những ý kiến mà ông đã bày tỏ trong quá khứ. Mỹ đang dần mất

đi ảnh hưởng trên đấu trường quốc tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự

hồi sinh của Nga đòi hỏi phải có một đối trọng toàn cầu mới.


Trở lại những năm 1972, trong cuộc trò chuyện với ông Richard Nixon về
chuyến đi sắp tới tới Trung Quốc, báo hiệu sự mở đầu lịch sử với Trung

Quốc, ông Kissinger có vẻ đã mường tượng ra việc tái cân bằng sẽ trở nên

cần thiết trong tương lai.

Ông bày tỏ quan điểm so sánh với Liên Xô (người Nga), Trung Quốc chỉ

"mới nguy hiểm. Thực tế, họ sẽ trở nên nguy hiểm hơn sau một thời kỳ lịch

sử". Ông nhấn mạnh: "trong 20 năm, với người kế nhiệm ông, nếu ông ta
cũng khôn ngoan như ông thì sẽ khiến cho người Nga chống lại người

Trung Quốc".


Kissinger chỉ ra rằng Mỹ, đã tìm cách để hưởng lợi từ sự thù địch giữa
Moscow và Bắc Kinh trong kỷ nguyên Chiến Tranh Lạnh sẽ cần phải "chơi

trò chơi cân bằng quyền lực một cách hoàn toàn không cảm tính. Hiện tại,

chúng ta cần Trung Quốc để sửa và trừng phạt người Nga". Nhưng trong
tương lai, sẽ phải có một con đường khác.


Tất nhiên, ông Kissinger không phải là người đi đầu trong "tam giác ngoại

giao" Mỹ-Nga-Trung. Không hề bí mật, vào thập niên 1950, Mỹ đã làm tất

cả để gây chia rẽ giữa hai nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và Nikita
Khrushchev.


Trọng tâm được nhấn vào Trung Quốc đang bị cô lập lúc đó. Ý muốn của

ông Khrushchev về việc "chung sống hòa bình" qua cuộc họp thượng đỉnh

với ông Dwight Eisenhower năm 1959 tại trại David đã trở thành một thời
điểm vạch ra sự phân ly giữa Trung-Xô.

Ông Trump và ông Putin đã thể hiện mối quan hệ nồng ấm trong cuộc họp
thượng đỉnh diễn ra ngày 16.7 tại Helsinki.


Nhưng ngay cả khi chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc trở nên sâu sắc

(đỉnh điểm là cuộc xung đột đẫm máu tại sông Ussuri năm 1969), ông Nixon
đã đảo ngược chính sách của ông Eisenhower và mở một đường dây đối

thoại với Bắc Kinh, ưu tiên cho cuộc cạnh tranh toàn cầu của Mỹ với Liên

Xô.


Nhưng tài liệu giải mật thời Chiến Tranh Lạnh cho thấy Washington đã thận
trọng cân nhắc khả năng có một cuộc chiến lớn hơn giữa Trung Quốc và

Liên Xô.


Một bản ghi nhớ đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ đã thuật lại chi tiết khoảnh

khắc đặc biệt trong lịch sử Chiến Tranh Lạnh - một sĩ quan KGB đã hỏi về
phản ứng của Mỹ với giả thiết có một cuộc tấn công của Liên Xô vào những

cơ sở chứa vũ khí hạt nhân Trung Quốc.


Sau đó có một bản ghi nhớ gây chú ý với Kissinger được thực hiện bởi nhà
quan sát những ảnh hưởng của Trung Quốc Allen S. Whiting, cảnh báo sự

nguy hiểm khi Liên Xô tấn công Trung Quốc.

Rõ ràng, năm 1969 là năm then chốt khi những tính toán của Mỹ được thay

đổi dựa trên dự tính rằng những căng thẳng của Liên Xô với Trung Quốc sẽ

tạo nên một nền tảng cho sự gần gũi Mỹ-Trung. Điều này đã dẫn tới những
đàm phán của Nixon và Kissinger để mở ra những kênh đối thoại bí mật với

Trung Quốc qua Pakistan và Romania.


Hiện tại, những tóm lược trên rất hữu dụng bởi những động thái của ông

Trump đang chỉ ra một chương trình đảo ngược lại kỷ nguyên Eisenhower -
ngăn chặn Trung Quốc bằng cách đẩy mạnh một liên minh với Nga.





















Tổng thống Eisenhower là người đặt nền móng cho sự phân ly giữa Liên Xô

và Trung Quốc.

Nhưng liệu ông Putin có "cắn câu" ông Trump? Rõ ràng điều này còn tùy

thuộc vào Mỹ sẽ trao gì cho Nga. Không nghi ngờ rằng ông Putin sẽ coi đây

là một cơ hội hiếm có với Nga.


Ông đã có sự tán dương thái quá với ông Trump về vấn đề Triều Tiên và
những sự hưởng ứng ấm áp sau đó là một trao đổi có ý nghĩa tại Helsinki.

Đây là khởi đầu tốt để ghi điểm cho sự sắc sảo của Moscow khi thực hiện

vai trò lớn hơn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Bắc Kinh sẽ phải quan sát "sự tan băng" tại Washington với một thái độ
không dễ chịu. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hoan

nghênh cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki.


Nhưng những đánh giá chủ đạo của giới phân tích Trung Quốc cho rằng sẽ
không có gì lớn xảy ra vì mâu thuẫn trong mối quan hệ Mỹ-Nga mang tính

nền tảng và căn bệnh sợ Nga (Russophobia) đang lan tỏa khắp trong giới

quyền uy nước Mỹ.


Mặt khác, thời báo Hoàn Cầu của đảng Cộng sản Trung Quốc có một bài

xã luận có một phân tích rất hay về điều gì thúc giục ông Trump dành sự
chú ý (tôn trọng) với Nga - Trung Quốc có thể học sự tôn trọng mà ông

Trump dành cho Nga.


Bài báo kết luận rằng lý do duy nhất có thể hiểu được là dù Nga không phải

là một quyền lực kinh tế, họ vẫn giữ ảnh hưởng toàn cầu do sức mạnh
quân sự:


Ông Trump luôn nhấn mạnh rằng Nga và Mỹ là hai cường quốc hạt nhân

lớn nhất trên thế giới, với tổng số lượng vũ khí chiếm khoảng 90% trên thế
giới và vì thế Mỹ cần chung sống hòa bình với Nga. Về mối quan hệ giữa

Mỹ với Nga, ông Trump là người rất nhạy bén.


Mặt khác, nếu Mỹ đang gây áp lực với Trung Quốc hiện nay thì là bởi Trung

Quốc dù là một người khổng lồ về kinh tế vẫn yếu trong sức mạnh quân sự.
Vì thế:


Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không chỉ sử dụng để đảm bảo an toàn

cho "cú tấn công thứ hai" mà còn đóng vai trò nền móng để tạo nên sự răn
đe mạnh mẽ khiến các quyền lực bên ngoài không dám hăm dọa quân đội

Trung Quốc...


Một phần trong chiến lược của Mỹ đến từ vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn...

Một số nhân vật diều hâu đang hô hào Trung Quốc cần đẩy nhanh tiến trình
phát triển sức mạnh hạt nhân chiến lược. Không chỉ để cho Bắc Kinh sở

hữu một kho vũ khí hạt nhân mạnh mà còn khiến cho thế giới bên ngoài

biết rằng Trung Quốc kiên quyết bảo vệ các lợi ích của quốc gia với bằng
sức mạnh hạt nhân.


Thực tế, nếu thời điểm cấp bách tới, Trung Quốc sẽ phải tự lực cánh sinh

trong tam giác của Kissinger. Và Trung Quốc cần chuẩn bị cho điều như
vậy có thể xảy ra.


theo Viettimes

Mỹ dự định sẽ áp thuế 25% thay vì 10% lên 200


tỷ USD hàng hóa Trung Quốc



Tú Anh | 01/08/2018 10:09 AM


3








































Hôm thứ hai, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết:
"Trung Quốc và Mỹ đã có vài vòng đàm phán và đạt được đồng thuận

quan trọng, nhưng đáng tiếc là Mỹ không thực hiện nghĩa vụ của

mình, họ cũng không nỗ lực hợp tác với Trung Quốc".

Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết chính quyền Trump sẽ

sớm đề xuất áp mức thuế 25% lên hơn 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ,

tức cao gấp đôi mức thuế được nhắc đến trước đó, gia tăng áp lực buộc
Bắc Kinh phải quay lại bàn đàm phán.


Đầu tháng 7, Mỹ đã áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng Trung Quốc và hôm

nay chính là thời hạn cuối để xem xét áp thuế số hàng hóa khác trị giá 16 tỷ

USD. Theo nguồn tin trên, có thể trong vài ngày tới ông Trump sẽ đưa ra

kiến nghị đánh thuế 25% đối với 200 tỷ USD nữa.


Nguồn tin này cũng cho biết Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và

Phó Thủ tướng Liu He đang có những cuộc đối thoại riêng tư trong nỗ lực
tìm ra cách đưa 2 bên trở lại bàn đàm phán.


Trong 1 dấu hiệu cho thấy căng thẳng thương mại với Mỹ đang trở thành

vấn đề nóng bỏng trên chính trường Trung Quốc, hôm qua Bộ Chính trị

nước này phát đi tín hiệu rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tập trung
nhiều hơn vào hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh rủi ro từ chiến dịch

giảm nợ và xung đột với ông Trump tăng cao.


Chiến dịch giảm nợ sẽ tiếp tục ở 1 mức độ vừa phải, đồng thời Trung Quốc
sẽ cố gắng cải thiện cải thiện chính sách kinh tế để đảm bảo tính linh hoạt

và hiệu quả trong 6 tháng cuối năm.


Trong giai đoạn 20 – 23/8 Văn phòng đại diện thương mại Mỹ USTR sẽ

lắng nghe ý kiến đóng góp về đề xuất đánh thuế 200 tỷ USD hàng Trung
Quốc và mọi thứ sẽ được quyết định vào ngày 30/8. Đây là quy trình bắt

buộc và cũng là 1 dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump gây áp lực buộc
Trung Quốc phải thực sự nhượng bộ.


Tổng thống Trump đã chỉ đạo đại diện thương mại Robert Lighthizer nâng

mức thuế đề xuất lên 25%. Tuy nhiên đây chưa phải là con số cuối cùng.

Dù trong mấy tuần gần đây nhiều quan chức từ cả 2 bên đã bóng gió nói về
khả năng nối lại đàm phán, đã gần 2 tháng trôi qua kể từ khi cuộc đàm

phán cấp cao cuối cùng diễn ra.


Hôm thứ hai, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết:

"Trung Quốc và Mỹ đã có vài vòng đàm phán và đạt được đồng thuận quan
trọng, nhưng đáng tiếc là Mỹ không thực hiện nghĩa vụ của mình, họ cũng

không nỗ lực hợp tác với Trung Quốc".


theo Trí Thức Trẻ

Thâm nhập đường dây buôn bán hộ chiếu bị


đánh cắp xuyên quốc gia



Tường Phạm | 01/08/2018 11:42 AM








































Nhiều người đã mua hộ chiếu bị đánh cắp để vào Anh và các quốc gia châu
Âu


Phóng sự điều tra về nạn buôn bán hộ chiếu bị đánh cắp xuyên quốc

gia đăng tải trên tờ Daily Mail (Anh) gây xôn xao dư luận trong thời

gian gần đây.

Theo đánh giá của các chuyên gia, không loại trừ khả năng hộ chiếu đã rơi

vào tay tội phạm và các phần tử khủng bố.


Từ 15-20 hộ chiếu được bán mỗi tháng


Chỉ sau 72 giờ, phóng viên tờ DailyMail đã mua được một hộ chiếu Anh trị
giá 2.500 Bảng từ Abu Ahmad (40 tuổi) - một “ông trùm” buôn lậu ở Thủ đô

Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Abu Ahmad, từng là bác sĩ tim mạch, hoạt động công

khai trong đường dây đưa người di cư Syria đến các quốc gia Tây Âu.

Tuy nhiên, kể từ khi bị đưa vào danh sách “chú ý” của Interpol, Ahmad đã

rút vào “hoạt động bí mật”, thường xuyên thay đổi điện thoại và chỗ ở để

tránh sự chú ý của các nhà chức trách.


Sau khi thương lượng qua một người trung gian, Ahmad đã đồng ý gặp
phóng viên tại một khách sạn ở Istanbul. Anh ta mang đến cho phóng viên

5 cuốn hộ chiếu để lựa chọn. Trong số hộ chiếu Abu Ahmad mang đến, có

hộ chiếu của người ở Oxford, hộ chiếu một phụ nữ Manchester 28 tuổi
đang đi nghỉ ở Tây Ban Nha…


Ahmad tự hào nói rằng, 7/10 khách hàng của mình đã di cư thành công với

hộ chiếu mà anh cung cấp. Vào lúc cao điểm, “doanh nghiệp” của Ahmad

có thể mang về khoản doanh thu lên đến 110 nghìn Bảng Anh/tháng.

Bình thường, mỗi tháng, Ahmad có thể bán 15-20 hộ chiếu.


“Tôi thường chọn khoảng 15 trong số 100 hộ chiếu có hình ảnh giống khách

hàng của mình nhất để khách hàng lựa chọn tiếp. Tôi có mối cung cấp hộ

chiếu uy tín, tất cả đều là người châu Âu. Các băng nhóm hoạt động trên
khắp châu Âu, đánh cắp hộ chiếu sau đó bán cho những đầu mối như tôi”,

Ahmad nói.


Ahmad cung cấp nhiều loại hộ chiếu với mức giá khác nhau. Hộ chiếu rẻ
nhất có giá 2.500 Bảng Anh. Nếu thêm khoản phụ phí 1.300 Bảng Anh,

người mua sẽ được đóng dấu thêm là đã từng nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ.


Các thành viên trong đường dây hoạt động của Ahmad sẽ có trách nhiệm

làm việc với các cơ quan chức năng đóng dấu vào hộ chiếu để khẳng định,
khách hàng đã đến Thổ Nhĩ Kỳ một cách hợp pháp.


Quá trình này mất 10 ngày. Dịch vụ trọn gói cao cấp nhất có giá 7.000 Bảng

Anh. “Đó là số tiền lớn nhưng chúng tôi sắp xếp từ A-Z để khách hàng có
thể di chuyển thuận lợi và an toàn nhất”, Ahmad khẳng định.


Ahmad cũng cho biết thêm, tất cả hộ chiếu anh bán là thật, nếu không,

người mua sẽ không qua được cơ quan kiểm soát biên giới. Đó là hộ chiếu

bị đánh cắp hoặc chính chủ sở hữu bán cho Ahmad trong khoảng thời gian

nhất định. “Hầu hết hộ chiếu Anh đều bị đánh cắp. Phần lớn hộ chiếu mang

tên của một người Ả-Rập hoặc Pakistan có thể đã được bán”, Ahmad nói.


Hộ chiếu bị đánh cắp được bán cho những “ông trùm” buôn lậu


Ahmad cho biết, với hộ chiếu anh cung cấp, hàng nghìn người đã vào được

nước Anh. Tuy nhiên, Ahmad khẳng định, không biết ai là phần tử khủng bố
hay tội phạm.





Tuy nhiên, một người nhập cư Syria khác ở Thổ Nhĩ Kỳ đã nói với phóng

viên DailyMail rằng, ít nhất 2 người Ahmad giúp xâm nhập vào châu Âu là
phần tử hoạt động khủng bố ở Damascus.





Các chuyên gia an ninh cho biết, hộ chiếu bị đánh cắp thường được đưa

đến Thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Thủ đô Athens, Hy Lạp để bán cho
những “ông trùm” buôn lậu.


Lực lượng chức năng Hy Lạp đã thu giữ nhiều tài liệu giả mạo, bao gồm cả

chứng minh nhân dân và hộ chiếu.


“Với tội phạm và phần tử khủng bố, việc sở hữu một hộ chiếu Anh “chính
hãng” giống như “trúng xổ số” vì nhờ đó, đối tượng có thể vượt qua biên

giới mà không bị phát hiện. Đó là vấn đề thực sự đáng lo ngại. Khi một

người sử dụng hộ chiếu của người khác, rất khó để theo dõi.


Quá trình điều tra chúng tôi phát hiện thêm rằng, thẻ căn cước giả mạo của
EU có thể được sử dụng để vào Anh cũng đang được rao trên mạng là có

“hàng” sau 3 ngày”, chuyên gia an ninh David Lowe nhận định.


Link bài viết gốc tại đây.


theo An ninh Thủ đô

Yemen: Phiến quân Houthi ngừng tất cả các


cuộc tấn công tại Biển Đỏ



Minh Thu | 01/08/2018 11:08 AM








































Các tay súng của nhóm Houthi tại Yemen


Ngày 31-7, nhóm phiến quân Houthi của Yemen cho biết, đã sẵn sàng
đơn phương ngừng tất cả các cuộc tấn công ở Biển Đỏ để hỗ trợ nỗ

lực hòa bình.


Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh, Saudi Arabia đình chỉ mọi hoạt động
xuất khẩu dầu qua tuyến đường vận chuyển chiến lược Biển Đỏ sau vụ tàu

chở dầu bị tấn công hồi tuần trước.


Yemen là nơi liên quân do Saudi lãnh đạo đã chiến đấu với phong trào

Houthi do Iran hậu thuẫn trong cuộc chiến kéo dài đã 3 năm. Yemen cũng
có vị trí giáp với eo biển Bab al-Mandeb, một trong những tuyến thương

mại quan trọng nhất thế giới cho các tàu chở dầu.

"Việc đơn phương tạm dừng trong các hoạt động quân sự hải quân sẽ diễn

ra trong một khoảng thời gian giới hạn và có thể được mở rộng bao gồm tất

cả các mặt trận. Động thái này được đáp lại từ lãnh đạo của liên minh",
người đứng đầu ủy ban cách mạng tối cao phong trào Houthi, Mohammed

Ali al-Houthi, tuyên bố.


Chưa rõ liệu phong trào này có tạm dừng các cuộc tấn công ngay lập tức

hay không và kéo dài trong bao lâu.


Saudi Arabia cho biết hôm 26-7, đã đình chỉ các chuyến tàu chở dầu qua eo
biển sau khi Houthis tấn công hai tàu chở dầu của Saudi, một trong số đó bị

thiệt hại nhẹ, cho đến khi đường biển được an toàn.


Các nhà phân tích cho biết, Riyadh đang cố gắng khuyến khích đồng minh
phương Tây xem xét nghiêm túc hơn mức độ nguy hiểm của Houthis và

đẩy mạnh hỗ trợ cho cuộc chiến ở Yemen, nơi hàng ngàn cuộc không kích

và tấn công mặt đất còn hạn chế khi chỉ tạo ra những kết quả khiêm tốn và
gây ra khủng hoảng nhân đạo.


Phía liên quân chưa bình luận gì về thông tin trên.


Lãnh đạo Houthi cho biết sáng kiến của phong trào nhằm hỗ trợ những nỗ

lực tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã làm hơn 10.000 thiệt
mạng.


Đặc phái viên Liên Hợp Quốc (LHQ) về vấn đề Yemen Martin Griffiths tới

thủ đô Sanaa của Yemen để tái khởi động các cuộc đàm phán giữa các phe

phái đối địch của nước này.


Cảng Hodeidah là cảng chính của quốc gia Arab nghèo khổ, nơi có khoảng
8,4 triệu người được cho là đang trên bờ vực đói khát.


Liên minh của các quốc gia Hồi giáo Sunni đã can thiệp vào cuộc chiến

Yemen từ năm 2015 để khôi phục chính phủ được quốc tế công nhận
nhưng lại phải lưu vong và ngăn chặn những gì Riyadh coi là tham vọng

mở rộng của Iran trong khu vực.


theo An ninh Thủ đô

24h qua ảnh:


Bảo An | 01/08/2018 06:46 AM
































Nhà ga biến thành "hồ bơi công cộng" sau mưa lớn, khung cảnh như

ngày tận thế sau cháy rừng ở Mỹ… là những hình ảnh ấn tượng nhất
thế giới 24 giờ qua.



































Người phụ nữ chèo thuyền trên đường ngập lụt ở xã Nam Phương Tiến,

huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Đầu bếp chế biến món tôm nặng 2 tấn dành cho du khách ở thành phố Lạc
Dương, Trung Quốc.






































Người thân của bệnh nhân bắt cá trong phòng bệnh ngập nước tại thành

phố Patna, bang Bihar, Ấn Độ.

Khung cảnh như ngày tận thế do chạy rừng gây ra gần thành phố Keswick,
bang California, Mỹ.







































Tài xế taxi đình công, dùng xe chặn đại lộ Castellana ở thành phố Madrid,

Tây Ban Nha.

Mọi người tham gia cuộc thi bắt cá tại lễ hội Naoyu ở thành phố

Liangshuang, Trung Quốc.




































Du khách tham dự cuộc thi đua cua tại lễ hội truyền thống Tobago trên đảo

Tobago ở Trinidad &Tobago.

Các cử tri xếp hàng đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử tại Harare,

Zimbabwe.





































Người đàn ông và những đứa con nhỏ lấy nước tại một trụ bơm nước công

cộng ở thành phố Kabul, Afghanistan.


theo Trí Thức Trẻ

Cảnh sát trưởng Alabama bỏ túi 750,000 đô la


tiền quỹ chính phủ, mua nhà riêng



July 31, 2018













































Photo Credit: The Hill


The Hill – Một cảnh sát trưởng quận hạt của Alabama thú nhận đã lấy hơn

750,000 đô la là tiền tài trợ của chính phủ về thực phẩm cho tù nhân và ông
ta đang rao bán một ngôi nhà ở bãi biển mà ông ta mua chưa đầy 1 năm

trước.

Rodd Entrekin, Giám Đốc Sở Cảnh Sát quận hạt Etowah vào đầu năm nay

được dư luận toàn quốc để ý sau khi trang mạng AL.com cho hay ông ta đã

lấy hết số tiền này và sau đó Entrekin xác nhận chuyện này là đúng trong
một cuộc họp báo.


Trang mạng nói trên còn cho hay vào tháng 9 năm 2017, hai vợ chồng ông

Enterkin mua một căn nhà ở bãi biển với giá 740,000 đô la. Công ty địa ốc

Re/Max Gulf Shores, vốn là công ty môi giới bán căn nhà, xác nhận
với AL.com là giá bán căn nhà rộng 3,056 square-feet nói trên là 799,000

đô la.




Ông Entrekin còn sở hữu nhiều căn địa ốc khác trong quận hạt và một căn

nhà ở cạnh bãi biển trong một quân hạt lân cận. Ông Entrekin chối đã lấy

tiền quỹ thực phẩm mua căn nhà, mà từ quỹ đầu tư địa ốc khác.


Photo Credit: The Hill


Tài liệu cho thấy ông Entrekin tài trợ cho căn nhà mua nói trên bằng số tiền
vay địa ốc 592,000 đô la từ ngân hàng Peoples Bank of Alabama, theo

trang mạng Al.com cho biết. Viên Giám Đốc Cảnh Sát này đang bị Ủy Ban

Đạo Đức của Alabama điều tra, cùng lúc thanh tra của Bộ An Ninh Nội Địa
cũng điều tra ông ta.





Entrekin đã thất cử trong kỳ bầu sơ bộ và sẽ từ chức vào tháng giêng năm

2019 khi nhiệm kỳ của ông ta chấm dứt. Ngoài ra Sở Cảnh Sát Oneonta
cũng đang cho điều tra về các cáo giác ông ta có quan hệ tình dục với các

em gái nhỏ nhiều thập niên trước đây.


Trường Giang

Chồng kiện người tình của vợ tội phá vỡ hôn



nhân, thắng gần $9 triệu



July 31, 2018









































Keith King


Một người đàn ông ở tiểu bang North Carolina được toà phán quyết thắng

kiện người tình của vợ số tiền gần $9 triệu Mỹ kim.


Căn cứ vào luật Tư tình, Keith King vào năm 2017 đã đưa người tình của
vợ là Francisco Huizar ra toà, và anh được bồi thường $8,8 triệu Mỹ kim.

“Đối với tôi, gia đình là điều quan trọng nhất, điều thiêng liêng nhất,” King

nói. “Mỗi lần biết tôi đi xa là anh ta sẽ đến.”


Người đàn ông 48 tuổi kết hôn với Danielle – 33 tuổi – vào năm 2010. Hôn
nhân của họ tràn ngập hạnh phúc cho đến khi vợ anh tình cờ gặp Francisco

Huizar trong một chuyến công tác. Mọi thứ hai người cùng xây dựng mau

chóng sụp đổ.


King phát giác ra vợ ngoại tình vào năm 2015 sau khi xem hoá đơn điện

thoại. “Tôi dùng điện thoại của cô ấy gọi cho anh ta, bảo, ‘cô ấy là phụ nữ
có gia đình, hãy rời xa cô ấy. Đừng liên lạc với cô ấy nữa,’” người đàn ông

kể.


Tuy vậy, cuộc tình của họ vẫn tiếp tục bí mật kéo dài hàng tháng trời, đến

năm ngoái thì Danielle dọn ra. Sau đó, King ghé căn chung cư mới thăm
vợ, anh té ngửa khi nhìn thấy người tình của cô ta ở đó. “Cô ấy là vợ tao,

thằng kia, là vợ tao!” người đàn ông gào lên. “Tôi có cảm giác như vừa

chứng kiến cô ấy qua đời,” King nhớ lại.

Danielle cho rằng, King là người chồng luôn tìm cách kiểm soát vợ. Anh bắt

cô nhuộm tóc vàng, làm việc cho chương trình BMX của anh ta không

hưởng lương. King bác bỏ tất cả những cáo buộc này. Anh tìm cách cứu
vãn hôn nhân nhưng bất thành, vào đúng lúc đó, tình cờ một người bạn

nhắc đến luật Tư tình. “Tôi ngẩn người, cô nghiêm túc chứ? Người ta có

thể kiện ai đó tội phá huỷ hôn nhân của mình à? Bạn tôi đáp, hoàn toàn
đúng!” King nhớ lại.


North Carolina là một trong 6 tiểu bang (Hawaii, North

Carolina, Mississippi, New Mexico, South Dakota, and Utah) cho phép
người phối ngẫu khởi kiện tội tư tình, xa lánh tình cảm (Alienation of

Affection law). Luật sư Dorothy O’Neill cho hay, cần phải chứng minh được

bên thứ ba chịu trách nhiệm phá huỷ hôn nhân. “Đây là trường hợp cổ điển,
có đầy đủ các yếu tố,” ông O’Neill nói.


“Tôi có cảm giác như sự thật được phơi bày, cảm giác mình đúng,” King

bày tỏ.


Luật sư đại diện Huizar cho hay, họ sẽ kháng án.


Hương Giang (Theo Inside Edition)

‘Thành tích’ ký ODA năm 2018 chỉ bằng 1/7


những năm trước!



July 31, 2018







































Tháng

Mười năm 2017, Thủ tướng Phúc đã ‘xin tiền’ công khai trong cuộc gặp với
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione tại Hà

Nội. Ảnh: Giáo Dục


Thiền Lâm

Sau hai chục năm nhận ‘lộc trời’, ODA đã trở thành một trong những bi kịch

‘vĩ đại’ nhất của chính thể Việt Nam.


Tròn một năm sau thời điểm Việt Nam chính thức không còn nhận được ưu

ái trong kênh vay ODA từ các tổ chức tín dụng quốc tế, một bản báo cáo
của Bộ Tài chính vào tháng Bảy năm 2018 cho biết lũy kế 6 tháng đầu năm

2018, Việt Nam đã ký kết được 4 hiệp định với vay ODA với tổng trị giá

193,2 triệu USD.

Báo cáo trên cũng phải thừa nhận rằng ước tính giải ngân nguồn vốn vay

ODA, vay ưu đãi chỉ bằng 21% kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ năm

trước.


Giá trị ký kết ODA của nửa đầu năm 2018 trong báo cáo trên cho thấy trong
nguyên năm 2018, Việt Nam chỉ có thể đạt được giá trị ký kết ODA khoảng

400 – 500 triệu USD, tức chỉ bằng khoảng 1/7 giá trị ký kết bình quân 3,5 tỷ

USD/năm của giai đoạn 1993 – 2014 (tổng vốn đã ký kết của giai đoạn này
là 73,68 tỷ USD).


1993 là thời điểm mà Việt Nam đã mở cửa kinh tế được vài năm và bắt đầu

được nhận nguồn vốn ODA ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn của một

số chính phủ Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản… và các tổ chức quốc tế
như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát

triển Á châu (ADB)…


Sau năm 2015 là thời điểm mà quan hệ Việt – Mỹ được bình thường hóa
hoàn toàn, dòng chảy ODA vào Việt Nam đã từ suối biến thành sông, mở ra

một thời kỳ ‘tiền vào như nước sông Đà’ và cũng biến hóa thành thời hoàng

kim của giới quan chức Việt ‘ăn không chừa thứ gì’ đối với tiền ODA được
xem là ‘lộc trời’.


Nhưng sau hai chục năm ăn xài xả láng viện trợ ODA, giới quan chức Việt

đã không còn có thể mơ đến viện trợ không hoàn lại từ trên trời rơi xuống
như nhiều năm trước.


Trong buổi gặp Thủ tướng Phúc vào tháng Mười năm 2017 tại Hà Nội, dù

ông Phúc nói nhiều, không quên ca ngợi “tình bạn của Ngân hàng thế giới

với Việt Nam” và sau đó bộc lộ cử chỉ ‘xin tiền’, Giám đốc quốc gia Ngân
hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đã không có bất kỳ hứa hẹn

hay cam kết cụ thể nào về những khoản vay không hoàn lại và có hoàn lại.

Cũng chẳng có bất kỳ con số nào được thốt ra từ miệng Ousmane Dione.




Tính từ năm 2016 khi Nguyễn Xuân Phúc trở thành thủ tướng đến nay,

những đại diện của Ngân hàng thế giới đã có một số lần gặp gỡ với giới

quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam. Nhưng khác hẳn với thời

gian trước, họ trở nên rất kiệm lời, đặc biệt liên quan đến phát ngôn về con

số.




































Tháng
Mười năm 2017, Thủ tướng Phúc đã ‘xin tiền’ công khai trong cuộc gặp với

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione tại Hà

Nội.
Ảnh: Giáo Dục


Còn có thêm một kiểm chứng nữa về hoàn cảnh xin tiền khốn khó.


Vào cuối tháng Năm năm 2018, mặc dù Trần Đại Quang được Nhật Bản

chào đón bằng 21 phát đại bác và được đón tiếp với nghi lễ dành cho

nguyên thủ quốc gia, đã được đón tiếp bởi Nhà vua Akihito và Hoàng hậu,
đã hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Chuichi Date, đã hội kiến với Thủ

tướng Abe, nhưng chuyến công du của nhân vật này đến Nhật Bản đã chỉ
đạt được một kết quả nhỏ nhoi về ‘xin viện trợ’: phía Nhật cung cấp thêm

khoản viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam trị giá 16 tỉ yên, tương đương

142 triệu USD, cho dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề.

Con số 16 tỷ yên trên chỉ bằng 10% số 160 tỷ yên mà Nhật Bản hỗ trợ ODA

cho Việt Nam hàng năm, trong 5 tính theo năm tài chính Nhật Bản 2012-

2016, trung bình mỗi năm.


Còn với ‘kênh’ Mỹ, thay cho Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ
chưa thấy đâu, dường như giới quan chức chính phủ Việt Nam – từ

Nguyễn Xuân Phúc đến Trần Đại Quang và Vương Đình Huệ – đã phải tính

đến phương án “ăn sẵn”: thay vì phải đi vay mượn nhưng sẽ cột chặt thêm
trách nhiệm phải trả nợ, cần cố gắng xin được viện trợ không hoàn lại mà

sẽ không gắn với bất kỳ trách nhiệm thanh toán nào.


Vào cuối tháng Sáu năm 2018, cuộc gặp của Phó Thủ tướng Vương Đình

Huệ với Bộ Tài chính Hoa Kỳ ở Washington đã khiến lộ ra một ‘bí mật quốc
gia’ mà mấy năm qua giới quan chức Việt Nam cố tình giấu nhẹm: ông Huệ

đề nghị Mỹ “mở lại kênh cho vay ODA và vay ưu đãi cho Việt Nam, tăng
cường các chương trình viện trợ trực tiếp và gián tiếp thông qua các tổ

chức phi chính phủ để thực hiện các dự án nhân đạo và hỗ trợ phát triển tại

Việt Nam”.


Cũng có nghĩa là trong những năm gần đây, lượng ODA và viện trợ không
hoàn lại được cấp từ Mỹ cho Việt Nam đã giảm về 0.


Mỹ không phải là quốc gia duy nhất đặt Việt Nam vào trạng thái zero viện

trợ, mà động thái này như thể ‘không hẹn mà gặp’ đã diễn ra phổ biến ở
gần hết các nước cấp viện trợ cho Việt Nam, dẫn đến một phát hiện lớn mà

‘đảng và nhà nước ta’ đã không dám công bố trong suốt 4 năm qua: từ năm

2014 đến năm 2018, viện trợ ODA cho Việt Nam luôn cận kề với vạch 0.


Tiền nào cũng là tiền. Viện trợ không hoàn lại là tiền của người dân các
nước phát triển đóng thuế cho chính phủ, và những người dân này sẽ phẫn

nộ đến mức nào khi biết tiền của họ đã bị một quốc gia nằm trong nhóm

đầu thế giới về tham nhũng như Việt Nam “ăn không chừa thứ gì” và còn
lấy tiền đó để đàn áp nhân quyền.

Tăng phí bảo hiểm hàng tháng cho Obamacare


July 31, 2018




















































Photo Credit: US News & World Report





US News & World Report – Từ hai năm qua, đã có nhiều thay đổi lớn lao

trong thị trường bảo hiểm y tế (BHYT) do nhiều nổ lực của chính phủ Trump
muốn hủy bỏ các điều khoản trong chương trình Obamacare, kể cả lý do

chính trị muốn ‘phá’ tính hữu hiệu của chương trình này.


Một chương trình mới cho thấy các thay đổi do Cộng Hòa chủ trương trong

chương trình Obamacare sẽ làm phí đóng hàng tháng cho nhiều người Mỹ

gia tăng thêm nữa, dù Quốc Hội của một số tiểu bang đang có cố gắng làm

hạ giá xuống trong thị trường BHYT của họ.


Trong tuần qua Trung Tâm Center for American Progress công bố tài liệu

mới cho thấy những thay đổi về phí bảo hiểm cho năm 2019 là một ‘toan
tính phá hoại’ chương trình Obamacare.


Căn cứ trên số liệu về phí bảo hiểm của Kaiser Family Foundation và của

Viện Urban Institute, trung tâm nói trên cho hay các chương trình BHYT

dạng ‘silver plan’ sẽ tăng phí bảo hiểm vào năm tới trên bình diện tiểu bang
lẫn quận hạt.


Photo Credit: US News & World Report


Theo trung tâm này, các gia đình trung lưu vùng thôn dã có vẻ sẽ hứng chịu
đợt tăng giá mới về phí bảo hiểm mạnh mẽ nhất. Emily Gee, tác giả bảng

báo cáo, cho hay: “Căn cứ trên các vùng vốn ít có công ty BHYT hoạt động

và ít có bác sĩ lẫn bệnh viện, thì cư dân có thu nhập thấp và trung bình vùng
thôn dã sẽ phải trả phí tăng cao cho chi phí BHYT của họ”





Đặc biệt những tiểu bang nào không trả cho chi phí Medicaid và có nhiều

cư dân cao niên ở vùng thôn dã sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, sau khi chính

phủ hủy bỏ phần phải mua BHYT bắt buộc cho cá nhân trong Obamacare
và sự gia tăng các chương trình BHYT giá rẻ và ngắn hạn.





Tiểu bang Wyoming bị nặng nề nhất vì giá tăng trung bình về chi phí BHYT

cho một gia đình 4 người sẽ là 6,520 đô la và 2,060 đô la cho một người 40
tuổi sống một mình. Có 24 tiểu bang xin tài trợ miễn giảm giống như trường

hợp của tiểu bang Minnesota, nhưng hiện chỉ có 4 tiểu bang được Bộ Y Tế
Hoa Kỳ chấp nhận mà thôi.


Đào Nguyên

Tin Nổi Bật





















Chồng kiện người tình của vợ tội phá vỡ hôn nhân, thắng gần $9 triệu


Mỹ phớt lờ những cảnh báo của Trung Quốc ở Biển Đông


Nhật Ký Biển Đông: Bão Táp Sau Thượng Đỉnh Helsinki


Ngồi tù oan trong vòng 6 năm, được bồi thường 3.5 triệu đô la


Thẩm phán liên bang: cho trẻ di dân lậu uống thuốc an thần là...

Nhiệt độ nóng kỷ lục gây hoả hoạn ở California


Tình báo Hoa Kỳ: Bắc Hàn đang chế tạo loại hỏa tiễn mới


Thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ bị 12 năm tù


Thung lũng Điện tử: Kỹ sư vô gia cư cầm bảng xin việc


Điều tra vụ chuyến bay MH 370: không loại trừ có bàn tay thứ...


Vì sao lại kỷ luật và xử hàng loạt tướng tá công an?


Giuliani đổi lời, bác bỏ cuộc họp chuẩn bị gặp gỡ người Nga tại...


2 Công dân Hoa Kỳ trong vụ tai nạn đụng xe ở Tajikistan


Vũ “nhôm” bị tuyên 9 năm tù giam

Lễ Công Bố Phán Quyết Của Toà Trọng Tài Quốc Tế La Haye Về...


Cải thiện ô nhiễm, Hà Nội dự tính cấm xe gắn máy vào năm..

Thị lực suy giảm mạnh do lạm dụng công nghệ:



8 bài tập thể dục tốt nhất để "cứu" đôi mắt



Vân Hồng | 21/07/2018 08:26 PM







































Mắt không chỉ là "cửa sổ tâm hồn" mà còn là 1 trong những cơ quan

quan trọng nhất của cơ thể. Thị lực kém có thể khiến bạn gặp khó

khăn hơn trong cuộc sống. Hãy thể dục cho mắt.


Giữ cho đôi mắt khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc
sức khỏe hàng ngày. Lời khuyên này đặc biệt tốt cho những người làm việc

trong văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên.


8 cách chăm sóc mắt bạn không nên bỏ qua


1. Nhìn gần/xa:

Di chuyển sự chú ý của tầm nhìn từ nơi gần nhất đến nơi xa nhất, thực hiện

từ 10-15 giây.



































2. Nhìn sang trái/phải


Thực hiện 5 giây mỗi bên mắt

3. Nhìn lên/xuống


Thực hiện 10 lần, mỗi lần 3 vòng.






























4. Nhìn chéo chếch trái/phải


Thực hiện 5 lần, mỗi lần 3 vòng.






























5. Nhìn hình vòng tròn


Thực hiện 10 lần, mỗi lần xoay 3 vòng.

6. Nhấp nháy, nhắm mở mắt


Thực hiện trong 2 phút



























7. Mát xa mắt


Xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, úp lòng bàn tay che lên mắt để
vùng mắt bị che tối. Cách này giúp mắt thư giãn hiệu quả.

8. Bài tập 20/20/20


Nếu bạn phải làm việc ngồi yên một chỗ cả ngày, hãy áp dụng quy tắc, hễ
20 phút lại đứng dậy đi 20 bước trong khoảng 20 giây.


Đây là cách vận động giúp thư giãn và mang lại nhiều tác dụng cho cả mắt

và cơ thể.































Bổ sung thêm: Cách spa thư giãn cho mắt

Dùng 1 thìa cà rốt xay nhuyễn, 1 quả trứng và 1 thìa lô hội, trộn hỗn hợp

này và đắp mặt nạ cho vùng xung quanh mắt trong vòng 15-30 phút sau đó

rửa sạch.























































*Theo BS


Xem thêm:


Phương pháp luyện mắt để cải thiện và nâng cao thị lực hiệu quả


theo Trí Thức Trẻ

CIAO, JERSEY


As woes mount, rookie Democrat governor flees to $7M Italian

vacation home


 Florida Gov. Rick Scott much wealthier than previously reported, data
show


 Trump gives hearty endorsements at Florida rally: 'I don't do these

easily'
















PLANNING A COMEBACK?


Dem moves $1M into campaign fund despite masturbation allegation

 Former FEMA official created 'toxic' environment of sexual

harassment, administrator says


 Les Moonves, top CBS exec, accused of sexual misconduct in

bombshell report













CALIFORNIA GIVEAWAY?


'Calexit' backers' would convert half of state to 'Native American
nation'


 California Supreme Court blocks proposal to split state in 3 from

November ballot


 2:10 Cal 3: The effort to split California into three









'WE HAVE NO CHOICE'


Town's entire 4-person police dept. quits over ‘unsafe working

conditions’


 White officer who said he suffered discrimination after learning he's
part black settles lawsuit


 Deputy's graphic Facebook post describing fight with suspect goes

viral










WORTH EXTRA TIP

Pizza delivery driver stuns family by playing Beethoven on their piano


 2-year-old distributes burritos to Carr Fire firefighters in viral video


 Homeless man applying for McDonald's job lands position with cop's

help





POLITICS


Trump to propose 25-percent tariff on $200B of Chinese imports




U.S.15 mins ago


Sixth Carr Fire victim ID'd as California contends with new blazes





POLITICS


Painting of Trump team 'Crossing the Swamp' touches off social

media frenzy




WORLD


Driver caught swerving van to hit puddles, splash people is fired





POLITICS


Pence says 'cyber-crisis' isn't Trump's fault -- it's Obama's





WORLD


Thieves swipe Swedish crown jewels, then escape on motorboat


Click to View FlipBook Version