The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

litterature-du-sud-vietnam-van-hoc-mien-nam-viet-nam Bùi vĩnh Phúc

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by fireant26, 2022-11-17 17:12:23

litterature-du-sud-vietnam-van-hoc-mien-nam-viet-nam Bùi vĩnh Phúc

litterature-du-sud-vietnam-van-hoc-mien-nam-viet-nam Bùi vĩnh Phúc

Nhã Ca 2013. Nguồn: Việt Báo.
Nhã Ca, tên thật Trần Thị Thu Vân, 1939 với Đêm nghe tiếng đại bác, Đêm dậy thì, Sống một ngày, Giải khăn sô cho Huế, Tình ca trong lửa đỏ, Một mai khi hoà bình, Lăn
về phía mặt trời.
Theo nhận xét riêng của tôi, người phụ nữ viết về chiến tranh vẫn có cái chưa tới, viết bằng cảm giác hơn là cuộc sống thực. Hình như nó thiếu chiều suy tư, thiếu chiều
sâu.
Bà là tiêu biểu cho những giọng nhà văn nữ eo éo thay cho tiếng ồm ồm của một thời kỳ văn học rộ lên một đám phụ nữ theo nhận xét dí dỏm của Võ Phiến. Sự rộ lên này
hiểu được, vì đa số nhà văn phái Nam phải cầm súng ra trận.
Theo nhà văn Uyên Thao, trong cuốn sách của ông nhan đề Các Nhà Văn Nữ Việt Nam 1960-1970 , (1973) tác phẩm Đêm nghe tiếng Đại bác được đăng một phần trên
nhật báo Tin Sáng đã làm nên tên tuổi Nhã Ca. Có điều nhà văn Uyên Thao khổ công tìm ra ở đâu bức hình Nhã Ca đẹp đến như thế với một nốt ruồi tô đậm, trên vành môi
trên. Nốt ruồi ấy làm tôi liên tưởng đến Thanh Lan.(39)
Thảo Trường, tên thật Trần Duy Hinh, 1939 với Thử lửa, Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp, Vuốt mắt, Cánh đồng đã mất, Bên đường rầy xe lửa, Người khách
lạ trên quê hương. Sau 1975 có Tiếng thầm trong bị tre gai (1995), Đá mục (1998).
Thảo Trường là một nhà văn quân đội tiêu biểu. Truyện của ông bao giờ cũng đặt ra vấn đề. Đó là loại tiểu thuyết không dễ viết, dễ bị gò bó, dễ bị vấn đề lấn lượt.
Vậy mà ông viết rất nhẹ nhàng, rất thông thoát. Chuyện Người đàn bà mang thai trên Kinh Đồng Tháp mà cấu trúc câu chuyện đăt chúng ta vào một tình thế lưỡng nan,
phải chọn lựa, một chọn lựa không dễ chọn lựa trong một hoàn cảnh chiến tranh đặt tâm thức con ngưới trước những thử thách, những chọn lựa bất đắc dĩ hầu như một bi
kịch.
Tôi chỉ có thể nói như vậy.
Bối cảnh là chiến tranh, nhưng chính là con người phải đối đầu với những bi kịch qua thân phận người phụ nữ ở giữa hai lằn đạn. Vào những năm cuối đời, 2007 thì phải,
ông có gửi bản thảo truyện ngắn của ông và nhờ tôi đọc dùm xem, ông viết có còn được hay không, nếu không được ông sẽ ngừng viết.
Một công việc mà bình thường một nhà văn có tiếng như ông không bao giờ làm. Tôi đọc thì thấy quả thấy có cái gì đó không ổn. Nhưng tôi đã trả lời là “xin anh cứ tiếp
tục”. Cũng sau đó, ông bắt đầu lo tái bản những truyện của ông viết trước 1975, nhờ vậy, hầu hết các truyện của ông hiện nay đều được in lại.(40)
Có những tác giả tạo được một thế giá, truyện có bản sắc cá biệt nhưng lại ít được độc giả biết tới như Nam Dao với một cuốn Gió Lửa. Cuốn sách với kỹ thuật cao, hư cấu
tuyệt. Tuy nhiên không phải là một cuốn dễ đọc cho bất cứ ai. Với Nam Dao và Ngô Thế Vinh, cả hai tác giả, sách không hẳn là dễ đọc, dễ lôi cuốn.
Hãy nhìn lại thế hệ các nhà văn miền Nam sau 1954, họ đều là những người cầm bút rất trẻ và rất sớm như Mai Thảo, Nguyên Sa, Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm
Tuyền, Doãn Quốc Sĩ. Tô Thùy Yên làm thơ lúc 17 tuổi, Nguyên Sa làm thơ tình lúc 22 tuổi. Chưa người nào vượt quá tuổi 30. Đã thế, họ còn là những nhà văn có máu
chuyên nghiệp. Họ cũng giống như lớp nhà văn tiền chiến Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu, Nam Cao và những nhà thơ như Lưu trọng Lư, Xuân Diệu hay những nhà văn trong
TLVĐ như Nhất Linh, Thạch Lam, Khái Hưng. Họ bắt đầu sự nghiệp văn chương với nhiệt huyết, với tâm hồn của một người trẻ tuổi. Một hành trình sáng tạo, ấp ủ một
giấc mộng văn chương như một văn nghiệp theo họ suốt hành trình nhân thế.
Họ là nhà văn theo nghĩa thân phận hơn là một nghiệp dư.
Vậy mà trước những biến cố chính trị sau 1975, họ như bị những lớp sóng thời cuộc xô đẩy đến cầm bút không còn được như trước nữa.
Những nhà văn lớp tuổi từ 45-60
Liệu những lớp nhà văn trẻ này, đều chưa cầm bút trước 1975 có thể thay thế được lớp nhà văn đàn anh không? Nhưng thay thế như thế nào.
Theo tôi, thường họ viết cho họ hơn là nghĩ đến chuyện thay thế ai.
Sự phóng túng, sự đa dạng, sự mạnh dạn trong những suy nghĩ và xu hướng bầy tỏ tình dục một cách thẳng thừng thay vì che đậy, xử dụng cái tôi trong truyện cho thấy họ
có những cách suy nghĩ và thế giới truyện riêng của họ.

Trần Vũ. Nguồn: tranvu.free.fr/

Đó là Đặng Thơ Thơ, 1962, tên thật là Thơ Thơ với Khi phong linh vỡ. Hoàng Mai Đạt, 1960 với Cánh đồng cho em và Giữa hai miền mưa nắng. Hồ Đình Nghiêm, 1957,
với Nguyệt thực, Tờ mộng rách rời và Vầng trăng nội thành… Lệ Hằng, sinh năm 1948 với 14 tác phẩm trước 1975 như Thung lũng tình yêu, Tóc Mây, Bản Tango cuối
cùng, Tình yêu như Băng Sơn, Chết cho tình yêu, Kinh tình yêu, Sóc nâu, Mầu xanh đang lên, Như sương long lanh. Ở Hải ngoại với Sa tăng dịu dàng (1992), Nghề làm
vua (1992), Bên kia là núi và tập truyện ngắn Nói thầm với đá (1998), Hạnh phúc quanh đây, Bình nguyên xanh. Lê Minh Hà, 1962 với Trăng góa, Thanh Văn, Gió biếc
Thương thế, ngày xưa. Lê Thị Huệ, 1953 với Bụi Hồng, Lũy tre xanh, Rồng rắn Văn hoá trì trệ nhìn từ Hà nội, đầu thế kỷ 21. Lê Thị Thấm Vân, 1961với Xứ Nắng, Mùa
Trăng, Am vọng. Nguyễn Thị Ngọc Lan, 1957 với Một chút hạnh phúc nhỏ (1993), Trăng đất khách. Nguyễn Thị Thảo An với Bức Phù Điêu Khắc Cạn, gồm 12 truyện
ngắn. Nguyễn Ý Thuần, 1953 với Tối thứ năm tại quán ăn đường Fifth, Người lính còn lại, Chốn không quên. Phan Thị Trọng Tuyến, 1951 với Mùa hè, Một nơi khác, Một
trang đời. Trần Diệu Hằng, 1952 với Vũ điệu của loài công ( 1985), Mưa đất lạ (1986), Chôm chôm yêu dấu (1990), Niềm im lặng của m ây. Trần Vũ, 1962 vớiNgôi Nhà
sau lưng Văn Miếu, Cái chết sau quá khứ, Mùa mưa gai sắc. Bên cạnh đó, có một số đông các nhà văn chuyên viết truyện ngắn như Phùng Khánh Minh, Phạm Thị Ngọc,
Nguyễn Nguyên Phước, Phạm Thị Minh Thư, Thúy Hằng, Lê Quỳnh Mai, Nguyễn Danh Bằng, Nguyễn Viện, Thuận, Mai Ninh, Đỗ Lễ Anh Đào, Nguyễn Hương, Kiệt

Tấn.
Nhận xét chung về những nhà văn lớp tuổi này là họ không còn viết như trước nữa.
Gần như mỗi nhà văn, mỗi cách thể hiện, độc đáo và khác người: Đó là cách nói và nhận xét đầy đủ nhất.
Chẳng hạn như trong Tôi, Anna và Thu của Nguyễn Danh Bằng, người đọc nhận thấy có điều gì dặc biệt trong câu chuyện, trong nhân vật, nội dung truyện mà chưa bao
giờ tôi có cảm nghiệm được. Cũng như thế trong truyện Hai công dụng mới của máy sấy tóc của Phan Nhiên Hạo, câu chuyện xây dựng trên những tình tiết làm người đọc
ngạc nhiên và ngỡ ngàng. Thời hậu chiếncủa Nguyễn Hương càng đưa ta lạc lõng vào những hình thức, thể loại, dựng truyện, dựng nhân vật đến không dễ nắm bắt được.
Nhà văn Nam Dao đã giới thiệu Thời hậu chiến:
“Đây là một truyện ngắn kỳ lạ qua cấu trúc thời gian và không gian, đi từ lịch sử này đến một lịch sử khác, từ một văn hoá này đến một văn hoá khác, nhưng rồi tụ lại ở
thân phận người, một con người bất cứ ở đâu cũng cứ treo lửng lơ nối giữa trời và đất bằng một sợi dây đong đưa định mệnh.”
Ta cũng bắt gặp những suy nghĩ khác đời thường như trong Nơi trú ẩn an toàn của Nguyễn Hữu Hồng Minh. Nhiều lúc đọc mà cảm thấy hụt hẫng, sút chân không theo kịp,
không nắm bắt được tác giả.
Đọc Đêm nghi ngại của Cổ Ngư, chẳng khác gì người đi trong đêm, không tìm được lối ra. Các tình tiết câu truyện xoắn sít vào nhau như những mảnh rời nối kết lại một
cách rời rạc không thuận lý.
Đọc họ, phải nhân gấp đôi lần não bộ để hiểu tác giả muốn viết gì?
Hình như người đọc chưa kịp chuẩn bị đủ để đọc họ, hay ngược lại, tác giả thiếu chuẩn bị để tiếp cận người đọc?
Hình như phải có con mắt thời đại để dõi mắt theo kịp thế giới truyện của các nhà văn hiện nay.
Có khoảng cách xa lìa giữa mỹ học cũ với những tầng tầng lớp lớp bụi thời gian quá khứ với lịch sử đặc và dầy che phủ kín một lối nhìn thông thoáng thông lộ ra một tia
sáng lạ?
Tình trạng xa cách giữa lớp người đọc cũ và những nhà văn mới, có giống cảnh quan những con người đứng nhìn vào một hang động và chỉ thấy chiếc bóng mình và thế
giới từ bên ngoài chiếu lung linh trên vách tường?
Có sự chậm lụt trong tầm nhìn vì sự khép lại, lội bì bõm trong quá khứ đau thương và tủi nhục không rút chân ra được của lớp người di tản trước?
Bấy nhiêu câu hỏi để tự tra vấn chính mình vẫn chưa có lời giải đáp.
Nay nhìn lại sinh hoạt văn học, trong nước thì xô bồ như chợ vỡ, chợ bán solde, tạp nhạp đủ thứ. Ngoài nước thì vắng hoe như buổi chợ về chiều. Cố mà vực dậy, cố mà
vươn lên với những cố gắng của một số tập san, nhà xuất bản. Gió Văn, Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Tân Văn nằm trong số đó.
Cứ giả dụ không có tập san vừa nêu trên thì số phận sinh hoạt nhà văn Hải ngoại có còn nữa không? Nhưng người ta cũng nhận thấy Hiện tượng Lão Hóa trong số những
nhà văn trẻ trên đây. Rất nhiều nhà văn cầm bút muộn hay đã quá tuổi 40. Họ được coi là trẻ trong văn nghiệp, nhưng già tính theo tuổi đời. Nam Dao bắt đầu cầm bút năm
1999, khi tuổi đời sắp bước vào tuổi 60. Miêng, Mai Ninh bắt đầu sự nghiệp viết văn lúc trên 40 tuổi. Nguyễn Thị Thanh Bình nay 46, Lê Thị Thấm Vân 43, Lê Quỳnh Mai
42, Nguyễn Hương 42, Phạm Chi Lan 42, Phạm Thị Ngọc 41, Đinh Linh 41, Cổ Ngư 41, Nguyễn Quý Đức 42, Hoàng Mai Đạt 41, Thận Nhiên 42, Đặng Thơ Thơ tên thì
rất trẻ, nhưng nay cũng 42. Thật trẻ họa may còn có Đỗ Lê Anh Đào mới 25 tuổi.
Theo nhà văn, nhà giáo Trangđài Glassey-Trầnguyễn trong bài thuyết trình về Văn Học miền Nam nhan đề 40 năm văn học miền Nam thất thủ: Thế hệ hậu chiến khước từ
thân phận mồ côi, bà có đặt một câu hỏi cho đám học sinh của bà như sau:
- Em sẽ chọn công việc nào? Viết 800 chữ tiếng Anh, nhuận bút $500; hay viết 1.200 chữ tiếng Việt, nhuận bút $50. Tất cả các em đã chọn 800 chữ.
– Việc xử dụng tiếng Việt trong sáng tác văn học là một chọn lựa đắt giá.
Lớp người đọc bây giờ cũng từ lớp tuổi 49 đến 70. Họ không chia xẻ được với lớp nhà văn viết sau 1975. Chẳng những thế, họ như bị ngợp và không đọc.
Điều đó cảnh báo một tương lai không sáng sủa gì cho văn học ngoài nước.
Đã thế sự nghiệp văn chương thì nhiều người còn mỏng. Và vẫn là thứ văn chương nghiệp dư.
Cứ nhìn những nhà văn trẻ viết văn bằng tiếng ngoại quốc không khỏi làm chúng ta suy nghĩ. Những người như Linda Lê, Monique Trương, Lê thị Diễm Thúy, Pedro
Nguyễn, Valerie Tống Cường… phải chăng, muốn trở thành nhà văn chuyên nghiệp thì chỉ có con đường chọn viết văn bằng ngoại ngữ?
Nhưng những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi. Do dự một giây lát,
những người lớp trước như Lê Thị Huệ, Trần Vũ, Mai Ninh, đã là một lẽ… nay trọng trách đó đặt trên vai một số nhà văn có tiềm năng như Đỗ Lễ Anh Đào, Nguyễn Danh
Bằng, Nguyễn Nguyên Phước, Nguyễn Hương, Đặng Thơ Thơ và Phùng Khánh Minh? Bao giờ niềm hy vọng cũng vẫn chỉ là hy vọng?(41)

3. Tình trạng lão hóa ngay chính nơi độc giả
Xin trích dẫn câu trả lời cho một nữ độc giả trên tờ Hợp Lưu cách đây mười năm:
“Sách báo hiện nay vẫn đang trong giai đọan thoi thóp. Người đọc cạn dần, mãi lực yếu. Điều này nguy hiểm nhất: độc giả càng ngày càng già đi, cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng, lớp thay thế hầu như không có. Điều này cũng xảy ra cả với người viết. Vì vậy, Văn chương Việt Nam ngoài nước hầu như không thể ‘trẻ’ được. Một tác phẩm nào ra
ra ngoài cái khuôn mòn đã được định trong vài ba thập niên qua, là lập tức bị phản bác, chê bai, chửi mắng. Vì thế, chúng ta chẳng hy vọng gì có được ‘một bức phá ngoạn
mục’, như trên dưới 40 năm trước, cuả Sáng Tạo với văn chương tiền chiến…”
Độc giả cũng là những người lưu vong, bỏ nước ra đi. Cũng mang tâm trạng và hội chứng sau 1975… Câu chuyện văn chương bị chính trị hóa biến người đọc thành những
quan tòa, thành một thứ tòa án nhân dân. Người đọc có những đòi hỏi thúc bách người viết phải viết thế này, phải viết thế kia nhân danh một quan điểm, một lập trường.
Lập trường đó trở thành ý kiến của quần chúng, của đa số như thể một cao trào quần chúng. Điều đó phản ánh tâm tình của đa số độc giả. Nó đúng chứ không phải là sai.
Nhưng từ những yêu sách, những mong muốn biến thành bạo lực áp đặt, khống chế, vu khống chụp mũ, mạ lỵ, triệt hạ uy tín một cá nhân là chuyện nay thành cơm bữa.
Thật đáng tiếc. Văn học bị vạ lây và đốt cháy.
Viết từ nay phải dòm trước, dòm sau, tránh né trước một bóng ma, một thế lực vô hình. Chỉ cần một cá nhân lên tiếng, nhân danh tập thể, cộng đồng thì tiếng nói của vị ấy
trở thành có trọng lượng, một thứ công lý một chiều. Hai chữ cộng sản nay trở thành bóng ma hay lá bùa hộ mệnh cho những thành phần quá cực đoan. Nó thật nguy hiểm
chẳng khác gì hai chữ Chó dại trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư.
Chưa bao giờ độc giả lại có cái thế phán quan, vai trò xét sử đến như thế.
Đã có lần, một nhà văn tôi quen biết kể lại đem một cuốn truyện có nội dung rất tốt, chống Cộng là đằng khác, đem bầy bán trong một buổi họp Cộng đồng. Chỉ cần một
viên cựu Đại úy lên cầm micro tố cáo nhà văn về chuyện mượn tiền in cuốn sách của đám di dân Hải Phòng (‘di dân Hải Phòng không phải người quốc gia’). Cuốn sách đột
nhiên phải cuốn gói, rút lui.
Văn chương trở thành một thứ tuyên truyền lúc nào không hay, nhàm chán và lão hoá. Đến một lúc nào đó thì chả ai muốn đọc những cliché đó nữa… Và càng ngày số
người đọc một giảm đi theo năm tháng.
Số người trẻ lớn lên, càng chiếm đa số, nhưng lại thờ ơ với sách vở viết bằng tiếng Việt. Cuối cùng văn học chỉ là sản phẩm dư thừa, ế ẩm và thiếu chất lượng… Nhà văn
Hoàng Khởi Phong đã để ra 10 năm không viết, không đụng đến chữ nghĩa, chỉ vì thấy sách báo tác phẩm văn học được xếp lẫn lộn với tiêu muối hành.
Sự ra đời của báo chợ đã đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người đọc.
Từ chỗ đó, bất cứ ai cũng có thể viết, cũng có thể trở thành nhà văn. Tác giả ngày một hiếm, độc giả ngày một cạn là cớ cho một thứ văn chương bèo bọt, bát nháo, mạnh ai
nấy viết. Và trong tương lai, phải chăng chỉ còn có một nền văn học báo chợ ở Hải ngoại?
Để tìm hiểu người đọc ngày hôm nay, tôi thử làm một thăm dò một số độc giả để xem họ nghĩ gì, thái độ ra sao đối với các nhà văn đang chiếm lĩnh văn đàn hay đang lên
hiện nay. Sự chọn lựa 19 độc giả chỉ có tính cách tượng trưng, hướng dẫn, không có nghĩa đại diện. Trong số 19 độc giả, có 7 cặp và có 5 người ở tình trạng độc thân, một
phụ nữ chủ báo có chồng, nhưng chồng không tham dự. Tuổi từ 49 đến 70. Có hai người trình độ tú tài, còn lại 17 người đã tốt nghiệp đại học. Trong số tốt nghiệp đại học,
có 10 người tốt nghiệp đại học Âu Mỹ.

Người đọc sách ở hải ngoại. Nguồn: NVL

Có chín người từ lớp tuổi 49 đến 55 có đọc truyện tiếng Việt.
Với 19 độc giả vừa nêu trên, chúng ta có thể đưa ra một vài kết luận như sau: Lớp độc giả từ 60 trở lên ít đọc và ít theo đõi sinh hoạt văn học, nếu không nói có nhiệu vị có
bằng cấp, học vị, từ khi ra nước ngoài chưa hề cầm đọc một cuốn sách tiếng Việt. Nhất là đọc các nhà văn lớp mới (từ 55 tuổi trở xuống).
Sự đánh giá tốt xấu tùy thuộc vào phái tính, nam hay nữ và hoàn cảnh gia đình.
Đối với một số cây viết trẻ, họ không có con đường nào khác là chọn viết truyện bằng tíếng Anh, tiếng Pháp thay vì tiếng mẹ đẻ. Và chẳng bao lâu nữa, sẽ có một nền văn
học của người gốc Việt viết bằng tiếng ngoại quốc? Hiện nay, xin được liệt kê tên tuổi của lớp nhà văn trẻ này mà trong số họ, có những người đã thành danh, có tên tuổi,
có thế giá đối với ngay xứ sở tạm dung của họ.

Hai tác giả gốc Việt viết sách bằng tiếng Anh (Vincent Lam’s The Headmaster’s Wager) và tiếng Pháp (Kim Thúy’s Ru). Nguồn: CBC

Linda Le ở Pháp là một trong 3 nhà văn nữ nổi tiếng hàng đầu của Pháp hiện nay. Cô đã có hơn 10 đầu sách xuất bản tại Pháp. Cạnh đó có Kim Đoan, Kim Lefèvre, Jean-
Michel Truong. Những nhà văn trẻ gốc Việt viết bằng tiếng Mỹ thì đông đảo hơn với Monique Truong, Kien Nguyen. Đặc biệt hai nhà văn này, sách có thời gian là best
seller ở nước Mỹ. Mong Lan, Duong van Mai Elliott, Dao Strom, Andrew Lam, Cathy Yardley, Lan Cao, Le thi Diem Thuy, Tran thi Nga, Le Ly Hayslip, Nguyen Quy
Duc, Dinh Linh, Lee Minh McGuire. Aimée Phan Andrew Wells-Dang, Anna Moi, Barbara Tran, Pham Andrew X, Surai Michele M, Nathalie Huynh Chau Nguyen, Ly
Ho, Thuong Vuong-Rick.
Cứ nhìn vào sự việc trước mặt, phải chẳng trong tương lai chỉ còn hai hình thức sinh hoạt sách báo ở nước ngoài. Viết báo chợ cho người Việt đọc quảng cáo và đăng phúng
điếu, hiếu hỉ, hoặc nhà văn gốc Việt viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp cho người ngoại quốc đọc?

Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Bài do tác giả gởi và đã đăng trong Thư Quán Bản Thảo, số 63 Tháng 2-2015. Trang 283-356. DCVOnline minh họa.

Tài Liệu Tham Khảo:

(1) Huỳnh Như Phương vốn là hoc sinh và sinh viên Văn Khoa, ban Triết Sàigon trước 1975. Nay đỗ tiến sĩ và giảng dạy đại học Tổng Hợp, Tp Hồ Chí Minh. Ông có ý

hướng muốn có sự cải tổ giáo dục hiện nay và mong tiến đến một nền tự trị đại học. Có tự trị đại học là có con đường mở ra cho Văn Học miền Nam trước 1975 có sơ sống

dậy.

ếề ế

(2) Xem thêm Nguyễn Thị Ngọc Nga với bài: Sự hiện diện của triết học và văn học hiện sinh ở đô thị miền Nam 1954-1975 trong vietvan.vn, Khoa viết văn. Bao chi
(3) Trích Thư quán bản thảo: Chủ đề Khởi Hành và tôi, số 62, tháng 12-2014
(4) Xem thêm bài viết của tác giả: Sách cũ miền Nam.
(5) Xem thêm Nguyễn Văn Lục, Mảnh đất chuồi.
(6) Lấy lại ý của luật sư Đoàn Thanh Liêm tròng bài điểm sách cuốn Europe’s promise
(7) Trích báo Nhân Dân ngày 26- 6- 1976
(8) Xem Trần Trong Đăng Đàn trong Văn Hóa, Văn Nghệ Nam Việt Nam
(9) Cuốn De Gaulle, mon père, do Philiipe De Gaulle viết, trang 359
(10) Philippe De Gaulle, Ibid, trang 351. Si vous touchez à un seul de nos monuments publics, pas un Allemand ne survivra.
(11) Xem thêm bài viết Nguyễn Văn Lục: Phê phán cuốn Cuộc xâm lăng về Văn hóa và Tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam
(12) Trích Bảo Ninh, Hà Nội lúc không giờ, trang 83, nxb Văn Hóa Thông Tin, 2002.
(13) Thụy Khuê: Văn Học miền Nam 1954-75 theo cách nhìn của Vương Trí Nhàn hôm nay. RFI, ngày 14 và 21-6-2008
(14) Sau 1975, ông vào miền Nam, tìm gặp Nguyễn Văn Trung và thú nhận lúc đó phải viết như vậy chứ không có ác ý gì…
(15) Trích phỏng vấn của Thụy Khuê, Ibid
(16) Trích Hồi Ký của Nguyễn Hiến Lê, Lời của nhà xuất bản, trang 7
(17) Trích Hồi Ký Ibid, trang9
(18) Sách của Sơn Nam như Hương rừng Cà Mâu, Bến Nghé, xưa, Đất Gia Định xưa, Cá tính miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long, Nét sinh hoạt xưa, Người Saigon.
Phần Vương Hồng Sển thì có cuốn Tiếng nói miền Nam, Khám lớn Sài gòn cũng được tái bản.
(19) Xem thêm Nguyễn Văn Lục, 20 năm sách dịch miền Nam Việt Nam
(20) Nhật Tiến, Một thời như thế.
(21) Xin đọc thêm bài viết của tác giả nhan đề Sách cũ miền Nam, có đề cập đến trường hợp ông Khai Trí.
(22) Chính người viết có ba cuốn sách giáo khoa, mỗi cuốn in 2000 cho vừa đủ dùng trong một năm và thường tái bản mỗi năm.
(23) Trích Trần Hoài Thư, Vài suy nghĩ về hiện tượng văn chương nữ giới thời chiến, trong Thư Quán Bản Thảo, trang 9, số 61, tháng 10-2004.
(24) Tin Sang, số ra ngày i-8-1976
(25) Duong Hoang Dung, Munich, 20.02.2012, trong Tu sach Tieng Que Huong.
(26) Vũ Hạnh, Mấy ý nghĩ về Văn Nghệ thực dân mới, tuần báo Đại Đoàn Kết
(27) Số liệu trên so với số sách đươc in ra bên Pháp dĩ nhiên thật khiêm tốn. Vào năm 2013, hơn 500 triệu cuốn sách đã được in ra. Nhưng hơn 100 triệu cuốn phải hủy bỏ
vì không bán đượcm để dành chỗ cho sách mói ra đời.
(28) Léon Vandermeersch, Preface, Vietnam: Văn Hóa và Môi trường, Lê Hữu Mục, Thái Công Tụng,, Viện Việt Học, 2012.
(29) Xem, bài viết của tác giả, Báo chí Việt Nam hải ngoại, thập niên đầu tiên, Tân Văn số 1, tháng 8 -2007
(30) Theo nhà văn Nhật Tiến, trong Mưa Xuân, nhà văn Nhật Tiến đã tố cáo nxb Đại Nam bần tiện và trí trá, vì sau khi tái bản sách không xin phép đã chỉ gửi về Việt Nam
cho các tác giả 200 đô la, tệ hơn nữa chỉ là những gói quà.
(31) Nhật Tiến, Một thời như thế trang 117
(32) Mai Kim Ngoc, Văn Học, số 113, tháng chín 1995, trang 14
(33) Nguyễn Nam Anh, Đi xa với nhà văn nữ Kim Lefevre, Văn Học, số 104, tháng 12, 1994, trang 10
(34) Jean Baudrillard, Selected Writings, ed. Mark Poster (Stanford; Stanford University Press, 1988), pp.166-184.
(35) Nguyễn Vy Khanh, “40 năm Văn học chiến tranh (1957-1979)”, trang 96-98. Nxb Đại Nam.1977
(36) Trần Hoài Thư, “Thơ miền Nam trong thời chiến”, Tủ sách di sản văn chương miền Nam, 846 trang.
(37) The list of Vietnamese Poets and writers abroad, The Writers Post. A Magazine of Literature and Literature in Translation, Published biannually – ISSN: 1527-5469
(38) Nguyễn Vy Khanh, “Văn học Việt Nam thế kỷ 20, trang 346, 34. Nxb Đại Nam, 2004
(39) Uyên Thao, Các nhà văn nữ Việt Nam 1960-1970, trang 319
(40) Sách truyện của Thảo Trường có bán tại báo Sai gòn Nhỏ
(41) Xin đọc thêm bài viết tác giả: <i>Nhận định về các nhà Văn Việt đầu thế kỷ 21</i>
DCVOnline : (*)
[…]
Thụy Khuê : Bọn vua Lê chúa Trịnh là ai ?
Mai Thảo : Miền Trung.Thụy Khuê : Tại sao ?
Mai Thảo : Tại vì họ không có bản chất để hiểu.
Thụy Khuê : Nhưng họ có đọc các anh không ?
Mai Thảo : Đọc mà không vào thì sao ?
[…]
Trích Thụy Khuê, Lần trò chuyện cuối cùng với Mai Thảo. Tháng 7 năm 1997

http://dcvonline.net/2015/04/09/hien-trang-van-hoc-mien-nam-sau-1975-i/

Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam !
Posted on December 9, 2017 by editor Posted in Nguyễn
Văn Lục, Quan Điể



Nguyễn Văn Lục




Lê Phụng đã nằm xuống. Sự ra đi của ông làm tôi trăn trở tới số phận một con người làm văn học. Một con người hầu như để cả nửa cuộc đời từ sau 1975 đọc và nghiên
cứu, rồi cầm bút để nhận được sự thờ ơ, ghẻ lạnh của mọi người.



Nghĩ xa hơn thay vì chỉ nghĩ tới cá nhân Lê Phụng. Tôi đang phải đối mặt với một cái chết — không phải của chế độ miền Nam — mà nghĩ tới một sự chấm dứt một dòng
văn học đã có một thời làm cho người miền Nam nói chung thấy hãnh diện.



Sự hãnh diện ấy thật chính đáng mà không có gì phải lấy làm hổ thẹn. Sự hãnh diện ấy tôi đã nhiều lần bày tỏ công khai trên các diễn đàn báo chí hải ngoại trong nhiều năm
nay. Nhưng nay đến lúc phải nhìn ra sự thực

Trước đây, có lúc tôi còn vương vấn và còn gọi gián tiếp là một dòng văn học bị “nghẽn mạch”. Nhưng nghẽn là tạm thời rồi vẫn có cơ hội thông suốt.

Nhưng nay phải gọi cho đúng tên của nó. Một dòng văn học đã chấm dứt.

Thật vậy. Nay mất một người là mất một người. Chiếc ghế trống để lại không ai thay thế. Mai Thảo mất thì không có Mai Thảo thứ hai. Đơn giản như vậy bởi vì không có
kế thừa. Chỉ vài năm nữa một vài người còn sống sót trong bóng tối lẻ loi như một Nguyễn Văn Trung, Doãn Quốc Sỹ cũng sẽ không còn nữa.

Hoàn cảnh nào đã đấy người cầm bút đến chỗ như thế? Tất cả là do thay đổi hoàn cảnh xã hội; họ như bị bứng gốc đi trồng ở một nơi khác. Nhãn Hưng Yên, Bưởi Biên
Hòa trồng ở California hẳn có điều gì khác, huống chi một con người?

Phải chăng, nếu còn VNCH thì chỗ đứng của Lê Phụng cho một người cầm bút có tầm vóc như ông sẽ như thế nào? Thật ra, suy cho cùng, số phận người cầm bút như Lê
Phụng cũng là số phận dành cho đa số người cầm bút trước 1975 và cả sau 1975.

Câu trả lời của tôi là cách đây đã lâu — khoảng hơn 20 năm — tôi có viết một bài nhan đề như một lời cảnh báo về tương lai Văn Học Việt Nam Hải Ngoại. Nhan đề bài
viết của tôi là “Hiện trạng lão hóa trong văn học Việt Nam Hải ngoại”.

Tôi gọi đó là hiện tượng “Lão hóa kép” chẳng những về phía tác giả như về đề tài, về sức viết, về khả năng sáng tạo, v.v.. Và “lão hóa” cả về phía người đọc như tính trì trệ,
tính thờ ơ “tính không đọc sách”, hay thiếu một vốn văn hóa đọc.

Nói như thế chẳng có ý trách ai hoặc nhắm vào người nào. Trách ai cũng là một cách gián tiếp trách chính mình.

Một xã hội người di tản vốn là thiểu số, lại thiếu một gốc gác văn hóa “truyền thống”, thường chỉ có một thứ văn hóa vay mượn từ nước Tàu mà tưởng là của mình. Hãy chỉ
cho tôi có cái gì thuộc di sản thuần túy Việt Nam? 20 năm văn học miền Nam là một thành tựu đáng nể, nhưng chưa đủ cắm sào ở bất cứ bến Văn Học nào thì quy luật của
đa số sẽ “ nuốt trửng” cái thiểu số đó và ngày một ngày hai sẽ nó sẽ bị tan loãng trong cái đa số theo luật “melting pot”.

Cuộc di cư năm 1954 là một bài học khác hẳn về môi trường xã hội, văn học cũng như chính trị. Thay vì nó bị “hóa lỏng, hòa tan” thì nó trở thành một dòng chảy văn học
từ một dòng sông nhỏ biến thành dòng sông lớn. Dòng chảy này đẹp biết là bao vì nó bao gồm được tính nhân bản, khai phá, sáng tạo và đa dạng, tính kế thừa. Mà mỗi chữ
tôi dùng là một nét đẹp và nói mãi không hết. Mà nhắc đến nó là nước mắt lưng tròng. Mà nó nhỏ hay nó lớn thì chưa chắc đã quan trọng bằng cái nó là của người dân miền
Nam đã nuôi dưỡng và tạo ra nó.

Nó mất đi và nay nó không còn nữa chỉ vì có cuộc đổi đời. Một cuộc đổi đời thô bạo nhất mà chỉ người trong cuộc mới thấm đẫm cái đau của nó.

Vẫn biết rằng sự hội nhập và công việc giữ gìn bản sắc luôn là một thử thách, một cái không dễ gì, mà vẫn cố trì kéo, cố níu nó lại, giữ gìn bản sắc để cái “tôi là” trước áp
lực của cái “tôi sẽ là”. Một quy luật xã hội cho mọi cộng đồng, mọi sắc dân, một va chạm cọ sát với đầy những huyền thoại và thực tế.

Sụ biến chất do cọ sát hàng ngày làm ta thay đổi đến chính ta cũng không nhận ra những thay đổi ấy. Nhưng nếu có dịp về lại Việt Nam hôm nay, ta sẽ ngỡ ngàng về sự
“biến chất” từ cái văn hóa vật thể thấy được bề ngoài như cách ăn mặc, cử chỉ , điệu bộ, ngôn ngữ đến cả cái văn hóa phi vật thể là tinh thần, tâm linh, cách suy nghĩ, nền
tảng đạo đức đến cả tôn giáo nữa.

Đối với mọi người, ta chỉ còn có cái tên gọi, hai chữ Việt Nam và mầu da vàng đối với người ngoại quốc. Còn thực sự ta không thể chính thức là người Việt Nam hoặc
người bản xứ dù đã hơn nửa đời người sống ở xứ người. Ta là “nửa người nửa ngợm” chăng? Và này dân số trẻ sinh ra và lớn lên ở xứ người, chiếm phân nửa, ít nói tiếng
Việt, làm sao bắt chúng chia sẻ cái phần gia tài văn hóa, cái căn cước Việt như tiếng nói, bài ca, tình tự đất nước, hay nỗi vinh nhục của một lá cờ hay những hội chứng sau
một cuộc chiến? Bình Giả hay Pleime, Đức Cơ là nghĩa quái gì cơ chứ?

Sự mâu thuẫn có tính nội tại, phi thực nằm ngay trong chính chúng ta, sống phi thực, sống giữa một huyền thoại quá khứ đã sói mòn và áp đặt một cách “xuẩn ngốc” lên
người khác, lên giới trẻ.

Đến lúc nào cho phép chúng ta nói lên được câu: Giã từ quá khứ?

Mặc dầu lý lẽ thì như vậy, người Việt di tản vẫn cố gắng tìm cho mình một căn cước Việt tính như một lẽ sống còn, như một chỗ trú ẩn. Căn cước Việt tính ấy không cần
tìm đâu xa xôi như trong truyền thống, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, v.v..

Nó rất gần, còn như sôi sục. Đó là cuộc chiến tranh và sự thua cuộc còn như vết thương nhức nhối. Nó trở thành một cái “trung tâm văn hóa và kỷ niệm” phi vật thể như
một trục xoay mà người ta chỉ nhận thấy và nhận ra nhau trong các buổi hội họp, trong các buổi văn nghệ hay trong lúc trà dư tửu hậu.

Hơn lúc nào hết, cái ta hiện hữu được phô trương rõ rệt và muốn được mọi người nhìn nhận. Phô trương là một trong những nét cá tính của người Việt di tản.

Không lạ gì, nếu vứt bỏ cái quá khứ đó đi thì còn lại gì?

Nhiều người sẽ buồn chán đến phát điên. Theo nghĩa xã hội học, người ta gọi cái đó là Hội chứng sau 1975, hội chứng thua cuộc. Hội chứng di tản hay còn bi kịch hơn,
“Hội chứng lưu vong”.

Tất cả mọi người có mặt trong đám đông đó chỉ muốn vực dậy, làm sống lại quá khứ đó mà nay nhiều khi nó chỉ còn là sự tô hồng quá khứ, như một huyền thoại. Nó mắc
sinh một sự quá đà là căn bệnh nói phét.

Ở một mặt khác, người ta nhận ra rằng, càng có một truyền thống văn hóa hoặc tôn giáo truyền thống ăn sâu vào tâm thức người dân thì sự hội nhập vào một xã hội càng
trở nên khó khăn. Hành lý càng nặng nề thì sự hội nhập càng khó khăn theo tỉ lệ thuận.

Trong nhiều sắc dân như Do Thái, người da đen, dân Hồi giáo, dân Palestine với một truyền thống lâu đời và một nền văn minh cố cựu bám rễ cho thấy sự đụng chạm giữa
các nền văn minh càng trở thành một bi kịch của xã hội trong việc hội nhập. Như ta thấy hiện nay giữa Do Thái và Palestine.

Trong một cuốn sách nhan đề: “Juifs&Noirs, Du Mythe à la réalité”, nxb In Presse, dưới sự điều hợp của Shmuel Trigano, do nhiều tác giả cộng tác cho thấy sự mất còn
của căn cước người tỵ nạn là những nhan đề gây những mối căng thẳng, đi đến kết quả là sự kỳ thị chủng tộc, sự căng thẳng đối đầu, sự cưỡng chế và khuất phục hầu như
không tránh khỏi.

Nghĩ như thế, để nhìn lại căn cước người tỵ nạn Việt Nam Hải ngoại là một cuộc hội nhập tương đối êm dịu và có thể chưa hề bùng nổ một cuộc va chạm “nảy lửa và sắt
máu” nào với dân bản địa.

Cho nên, không lạ gì, người Việt sinh sống tại Pháp thì dễ dàng ăn mừng lễ Noel và thói quen uống rượu vang. Trong khi người Việt tại Mỹ thì nay lại ăn mừng trọng thể
ngày lễ Tạ ơn. Đây không còn là giai đọan thích ứng, hội nhập mà là đồng hóa rồi.

ồầ ế

Ngay các đồng hương ở Ba Lan, mặc dầu chính phủ hiện nay có khuynh hướng siết chặt cánh cửa cho tỵ nạn, vậy mà người Việt ở đây xem ra vẫn ung dung, thoải mái.
(Vẫn xả thịt chó ngay trong “ấp” với tiết canh, rựa mận và dồi chó.)

Bởi vì họ biết thích ứng tương đối dễ dàng, bởi vì.. bởi vì thiếu vốn “văn hóa…truyền thống” mặc dầu giữa người Việt với nhau thì “ăn thua đủ”. Ăn thịt chó, chửi tục, “ăn
thua đủ” là “nếp sống” văn hóa chứ không phải truyền thống văn hóa.

Như thế thì chúng ta nên mừng hay nên lo?

Nghĩ thế, có lẽ chỉ có một nhà văn Việt Nam ở Hải ngoại là Mai Thảo xem ra có bản sắc, có “căn cước Việt tính” rõ nét và ông không dễ dàng chịu hội nhập vào xã hội mới
là Hoa Kỳ. Xin trích dẫn bài viết của Nguyễn Mộng Giác về Mai Thảo:

“Anh là hiện thân trọn vẹn hai tiếng “lưu vong”, hơn thế nữa, trong khi những bạn văn khác tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới, Mai Thảo khăng khăng sống y như cũ,
từ chối tất cả những thay đổi cần thiết để hội nhập. Anh không học Anh Văn, không lái xe, chữ viết nắn nót trang trọng trên trang giấy kẻ hàng, thậm chí hàng tháng cứ
dùng viết Big viết từng địa chỉ và họ tên của 700 độc giả dài hạn của tạp chí Văn lên phong bì chứ không dùng phương tiện điện toán hiện đại. Tinh thần anh đề kháng với
những gì đang đổi thay trước mắt.”

(Thư quán bản thảo, số đặc biệt tạp chí Sáng Tạo, số 60 tháng 7-2014, trang 37 Nguyễn Mộng Giác, “Nỗi cô đơn lớn lao của Mai Thảo”. Nguồn chính:tạp chí Văn Học, số
143, tháng 3 năm 1998.)

Nhìn lại các cộng đồng người di dân khác trên khắp thế giới hiện nay, sự có mặt của các sắc dân đa tạp chủng tộc trở thành mối lo cho các chính quyền đã tiếp nhận họ như
tại Pháp, tại Mỹ và nhiều Quốc gia khác. Và họ tạo thành những ghettos.

Theo Vincent Viet, trong cuốn “Histoire des Francais venus d’ailleurs de 1850 à nos jours” ông đã viết:

“Chẳng hạn ở trung tâm thành phố Marseille, có những khu như: Auvergnats trên đường Roquette, ở khu 11, dân Bretons thì tụ tập chung quanh nhà ga Montparnasse, dân
Alsaciens thì quần tụ chung quanh vùng Villette, ở phía Đông Bắc thành phố, ở khu 19.

Đặc biệt những nhân công di dân làm phu thợ, phu đập đá, phu lợp mái nhà, sống theo lề thói của họ từ nếp sống bản địa. Họ cùng đi làm một nơi, cùng về một khu nhà
chung cư, ăn chung cùng một món súp do người chủ nhà trọ nấu, nói chung một thứ tiếng hay nói chung một thổ ngữ.”

(Vincent Viet, Histoire des Francais venus d’ailleurs de 1850 à nos jours, nxb Perrin, 2004 trang 22)

Bài viết này chú trọng nhiều đến vấn đề văn học với các nhà văn của cộng đồng người Việt mà không quan tâm nhiều đến các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của cộng
đồng người Việt.

Thoạt đầu, sau 1975, nhất là sau đợt Boat people, 1979, số lượng các nhà văn, các tác giả cầm bút trước 1975 vượt biển tìm tự do khá đông, rộ lên một đợt di dân đã từng
có kinh nghiệm sống dưới chế độ cộng sản. Họ hừng hực khí thế đấu tranh và thề sẽ có ngày trở về giải phóng quê hương. Trong một bài phỏng vấn ông bà Võ Kỳ Điền, do
báo Sóng ở Montréal thực hiện, qua đó nó cũng phản ảnh cái tâm tình của người tỵ nạn Việt Nam lúc bấy giờ (năm 1992), tôi đọc được phát biểu của chị Diên như sau:

“Tội nghiệp, vì trong khi ai ai cũng đang nghĩ đến công tác “dọn đường về nước”, mọi người chúng ta cũng đang hướng lòng về quê hương Việt Nam khốn khó, về đồng
bào ruột thịt của mình.”

(Trích Phỏng vấn của Võ Bá Điền, báo Sống phỏng vấn nhà văn Võ Kỳ Điền, nạn nhân của chiến dịch thư nặc danh. Tháng 9-92, Tài liệu riêng của Võ Kỳ Điền)

Cho đến bây giờ, nhiều người trong cộng đồng vẫn có tham vọng chống Tàu và cộng sản cùng lúc. Nhưng thực tế, tôi vẫn thấy họ tổ chức các bữa tiệc tại các Restaurants
Tàu, vẫn du lịch sang Trung Quốc và vẫn ra vào tiệm 1$ (Un Dolllar).

Ở thập niên 90, họ đã đem lại niềm phấn khởi, một không khí đấu tranh và một tin tưởng về một tương lai Văn Học hải ngoại? Thế giá người cầm bút lúc ấy vì thế còn cao
lắm.

Tôi còn nhớ, trong số báo Hợp Lưu đặc biệt có chủ đề để tưởng niệm học giả Hán-Nôm Tạ Trọng Hiệp. Bài vở đã tạm đầy đủ với nhiều cây bút có thế giá, chờ lên khuôn.
Chỉ còn thiếu có bài của Nguyễn Văn Trung ở Montréal. Tòa soạn quyết định tạm chưa in, chờ bài viết của Nguyễn Văn Trung. Bài viết của Nguyễn Văn Trung viết tay,
phải gửi bằng bưu điện sang Mỹ, thời gian chờ đợi trong 10 ngày. Báo đành ra trễ.

Xin ghi lại nguyên văn lời tòa soạn, số 34 tháng 4&5, 1997 như sau ở Lời tòa soạn:

“Lẽ ra số báo này không đến tay bạn đọc trễ nải như đã. Chỉ vì tòa soạn đã cố gắng – ngót mười ngày – chờ đợi bài viết dưới đây của giáo sư Nguyễn Văn Trung.

Những vị nào đã từng đọc bản thảo của giáo sư Nguyễn Văn Trung , đều hiểu là rất khó đọc (hình như khó nhất trong các tác giả viết tay), các chuyên viên đánh máy đều
“chạy”, nên tòa soạn đã phải vừa đọc (đoán) vừa thực hiện công việc này.”

(Hợp Lưu, số 34, năm 1997. Bài Nguyễn Văn Trung: Tạ Trọng Hiệp, Ông Đồ gàn thời nay, trang 26)

Đó là 1997; nào có xa xôi gì!

Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm
hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng! Phải chăng sự bỏ rơi này chỉ là luật cung cầu? Và nếu cần trách cái gì và trách ai bây giờ.

Trong số những người cầm bút hết lòng với văn học miền Nam Hải Ngoại từ 1979 kể ra thì nhiều lắm. Như một Nguyễn Mộng Giác, Cao Xuân Huy, Hoàng Khởi Phong,
Bùi Vĩnh Phúc, Phạm Quốc Bảo, Võ Đình, Vũ Huy Quang, Nguyễn Bá Trạc, Trịnh Y Thư, Khánh Trường, Mai Kim Ngọc, Nguyễn Đức Lập, Trần Vũ đều xả thân với văn
học với đầy thiện chí.

Nhưng tôi vẫn thấy có hai người để hết tấm lòng cho văn học miền Nam như Viên Linh và Trần Hoài Thư.

Nếu như báo Văn Học ít lắm có mặt được 16 năm mà vẫn cứ “ Xìu xìu ểnh ểnh” chết lên, chết xuống, thay mấy đời chủ bút mà dần đần số người đọc ít hơn số người viết.

Và nếu có cuốn sách nào được in ra thì đó không phải là nhu cầu của người đọc mà là nhu cầu của người viết.

Báo chợ hay những tập quảng cáo? Nguồn: DCVONline tổng hợp.
Sau này, nhiều tác giả muốn có danh đã tự bỏ tiền in sách, mời bạn bè thân hữu đến ăn uống. Khi ra về, mỗi người còn nhận một cuốn sách biếu. Đúng là vừa được ăn, vừa
được gói mang về. Vấn đề là người được tặng sách có đọc hay không lại là một chuyện khác.
Đó quả thực không phải là một sinh hoạt văn học lành mạnh và thiếu một điều quan trọng là niềm tự trọng.
Trở lại báo Văn Học. Mỗi khi hết tiền để trả tiền in, tiền tem thì Trịnh Y Thư chủ nhiệm lại móc tiền túi ra trả các chi phí. Có thế nào được coi là bình thường khi từ chủ
nhiệm, chủ bút đến người viết bài trong 16 năm ấy, chưa một ai nhận được tiền nhuận bút dù chỉ một lần.
Sau này viết cho một “tờ báo chợ”, chắc chắn có tiền, nhiều thì không có, nhưng rủng rỉnh thì có.
Hiện nay thì có thêm nạn “Ti vi chợ” Từ 10 năm nay, nhiều đài Tivi chợ xuất hiện mà mục đích chính là quảng cáo thương mại về các sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ. Tệ
thêm một bậc là quảng cáo đủ loại các thuốc men trị bá bệnh. Thuốc thật hay giả là chuyện của luật pháp của chính quyền Mỹ.
Nhưng tôi cảm thấy hổ thẹn thay cho một bọn người nay có danh phận đã đồng lõa một cách vô lương tâm để lừa bịp những người dân, phần đông là có lợi tức thấp.
Sự trơ trẽn của họ làm tôi không vui. Nghĩ lại thời nào họ cũng chống Cộng vung vít lắm. Sự “xuống cấp” văn học Việt Nam hải ngoại với báo chợ, tivi chợ thì theo tôi thà
chúng không có.

Tivi chợ và quảng cáo. Nguồn: DCVOnline tổng hợp
Nhưng tôi vẫn thấy có hai người để hết tấm lòng cho văn học miền Nam như Viên Linh và Trần Hoài Thư.
Viên Linh là tờ Khởi Hành, một mình một chợ, chủ nhiệm kiêm chủ bút, kiêm tất cả cặm cụi suốt năm tháng với Khởi Hành.
Cuối tháng 3-2014, Viên Linh phải trải qua một cuộc giải phẫu tim thập tử nhất sinh để thay thế các “aortic valve, mitral valve và coronary valve” 31 tiếng đồng hồ sau mới
tỉnh dậy, ông viết,
“Chủ trương lúc lên đường từ 1996 tới nay vẫn được tiếp tục: Khởi Hành có mặt để bảo tồn, duy trì và phát triển di sản văn học miền Nam, Văn Học Việt Nam.”

(Viên Linh, Chủ nhiệm, chủ bút Khởi Hành, số 209-210, May-July, 2014, lời mở đầu)

Có lẽ tờ Khởi Hành với Viên Linh là tờ báo có mặt lâu nhất cho đến nay nếu tính từ năm 1996.

Người thứ hai là Trần Hoài Thư. THT tự mua máy in, rồi một mình sưu tầm các tác giả là các nhà thơ trẻ có thơ trước 1975 cũng như các nhà văn trẻ mà một số ở trong
quân đội, các nhóm như Sáng Tạo, v.v.. Ông đặt tên cho các tuyển tập ấy nằm trong Thư Quán Bản Thảo với nhiều chủ đề. Cặm cụi làm việc một mình, ngoài việc phải
chăm sóc cho người vợ nằm liệt một chỗ, rảnh là chúi đầu vào in ấn, cắt xén và gửi bạn bè.

Trong số những tác giả lạc quan nhất về tương lai Văn học hải ngoại lúc ấy có Nguyễn Mộng Giác và Mai Kim Ngọc. Nhưng trong một số báo Văn Học, xem ra niềm tin
vào sự trường tồn của văn học hải ngoại của ông Nguyễn Mộng Giác có phần lung lay. Ông đã viết một bài nhan đề“Triển vọng của văn học hải ngoại” trong đó, ở phần kết
luận ông viết:

“Sinh hoạt văn nghệ di dân không còn biệt lập, dần dần yếu đi, khiêm nhường, đóng vai trò “đại lý” y như những người Thụy Sỹ gốc Pháp, gốc Ý, gốc Đức, hoặc những
người Mỹ gốc Hoa ở New York, San Francisco.”

(Nguyễn Mộng Giác Văn Học, số 103, tháng 11 năm 1994, trang 39)

Người viết đông đảo với số lượng tạp chí văn học sầm uất như thuở nào với Văn, Văn Học, Thế kỷ 21 rồi Khởi Hành, Hợp Lưu, Làng Văn. Tại chỗ tôi ở, Montréal, có tờ
Đi Tới và có tới ba tiệm sách.

Nhưng có một hiện tượng ngược chiều là số người đọc mỗi ngày một ít đi. Cắt nghĩa hiện tượng này thì có thể trong quá trình Hội Nhập vào bản địa từ giai đoạn: Thích
ứng-Hội Nhập và Đồng hóa, có hiện tượng melting-pot. Trong đó cái đa số, số đông áp đảo cái thiểu số theo cái tinh thần rất thông tục là “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.

Các tiệm sách thay nhau đóng cửa. Tôi cũng đã thấy có người từ khi di tản năm 1975 sang đây, chưa hề đọc một cuốn sách nào. Nhà trang trí nào đàn Piano, tủ kính đựng
bát đĩa. Nhưng thiếu tủ sách, ngay đến một kệ sách cũng không có.

Trên bàn thờ, có bầy hương án, bài vị, dòng họ con quan cháu quan, các vị tổ tiên áo mũ, cân đai, thẻ bài trước ngực. Nhưng con cháu xem ra “mù chữ” theo nghĩa không
đọc sách tiếng Việt.

Nhận xét như trên có vẻ sống sượng. Nhưng đó lại là sự thật.

Chỉ cần đưa ra một nhận xét rất đơn giản là: văn học hải ngoại mà chất liệu sáng tạo là quá khứ. Quá khứ kéo dài được bao lâu? Trí nhớ người cầm bút thì như mặt lõm của
một ngọn đồi — nhớ nhớ quên quên. Chuyện hiện tại thì như mặt phẳng của một ngọn đồi, vừa nói xong đã quên.

Mà mất cái quá khứ thì như thể mất cái căn cước người tỵ nạn, mất chỗ trú ẩn, mất cái làm nên họ là họ.

Người giữ được quá khứ, theo tôi, không ai khác là nhà văn Xuân Vũ. Một cán bộ hồi chánh trước 1975.

Nhưng tệ hại nhất và vô cùng tệ hại là họ chuyển hóa những hoài niệm quá khứ thành lý tưởng, thành một chủ trương, một đường lối, một chỉ hướng soi đường để họ hành
xử và phê phán bất cứ ai không theo họ hay nghĩ khác họ.

Tệ hại này là lớn nhất, bi kịch nhất, đã kéo dài trong nhiều năm cho đến tận bây giờ. Cộng đồng người Việt khắp nơi dần trở thành những ghetto để bêu xấu, chửi bới nhau.
Họ “mềm” và dễ sai bảo đối với người dân bản địa. Nhưng họ trở thành “cứng” hung dữ đến sẵn sàng “ ăn thua đủ” chỉ vì một nhận xét, một ý kiến trái chiều. Họ là nhất, ai
không theo họ là bị chụp mũ, đủ thứ mũ. Họ độc tài hơn cả những kẻ độc tài mà họ từng phải bỏ chạy.

Đã có thời thư rơi, thư nặc danh hay ngay cả thư rơi có tên người viết nhiều như bươm bướm bêu xấu đời tư, chửi bới nhau thậm tệ và không cần bằng chứng. Người chửi
và người bị chửi cùng ở trong cộng đồng người tị nạn chống cộng sản.

Tìm hỏi người đã “ký tên” trong một lá thư rơi tôi được biết chỉ có một tên — người đã viết lá thư rơi — là thật, còn lại những người “ký tên” khác cũng chỉ là nạn nhân.
Tôi có lá thư này do do một nạn nhân giao lại. Nội dung những lá thư nặc danh, thư rơi giả tên người viết là rác bẩn trong cộng đồng người Việt, không đáng được nhắc
đến. Chúng đã tạo ra một bầu khí vẩn đục, gây sự nghi kỵ giữa những người cùng trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản.

Khắp nơi, cộng đồng người Việt dần trở thành những ghetto để bêu xấu, chửi bới nhau mà những người làm báo, viết văn có trách nhiệm không nhỏ.

Nghĩ tới việc người Việt chửi bới người Việt, tố cáo chụp mũ nhau thân cộng. Tôi nghĩ đến cuốn truyện của nhà văn Nguyễn Khắc Trường nhan đề “Mảnh đất lắm người
nhiều ma”. Cuốn truyện cho thấy cùng trong làng xã, nhưng hai họ có mối thủ riêng, truyền hết từ đời cha dến đời con như thể không bao giờ dứt.

Phải chăng đó cũng là hoàn cảnh người Việt hải ngoại hiện nay? Tệ hại này sẽ còn kéo dài mãi cho dù nền Văn Học của hải ngoại đã khép lại.

Cái yếu tố làm cho nền văn học hải ngoại chết non, ngoài những yếu tố vừa nêu trên, còn có vấn đề nền văn học đó không có kế thừa.

Trên tờ Hợp Lưu, số 72, tháng 8-9, 2003 có dành hẳn một số báo cho các nhà văn được gọi là “Thế hệ sau chiến tranh” với các bài viết Đỗ Lê Anh Đào, Thơ Thơ, Quang
Thanh, Nguyễn Hương, Bùi Hoằng Vị, Lê Quỳnh Mai, Bảo Phi, Nguyễn Việt Hà, Trần Tiến Dũng, Phan Huyền Thư, Đinh Linh, Phạm Thị Ngọc, Thận Nhiên, Nguyễn
Hữu Hồng Minh, Nguyễn Quốc Chánh, Đình Trường Chinh, Nguyễn Thanh Hùng Tylur, Thu Hiền ngô, Trần Tiễn cao Đăng, Đông Triều, Nguyễn Danh Bằng, Nguyễn
Nam Trân, v.v..

Lúc đó các nhà văn trẻ trên dưới 40 tuổi trên không bị triệu chứng hậu chiến tranh, lại có trình độ, đủ mọi điều kiện vật chất.

Nghĩa là họ hội đủ các yếu tố khách quan để thành danh trớ thành những nhà văn như lớp kế thừa. Vậy mà họ dần dần buông bứt. Nhiều người chỉ vỏn vện có vài truyện
ngắn rồi im bặt. Và tôi tự hỏi, bây giờ họ ở đâu?

Sau đó, tôi có viết trên Tờ Hợp Lưu, lúc bấy giờ người chủ bút là anh Trần Vũ, yêu cầu viết để khuyến khích các cây viết trẻ như: Đỗ Hoàng Diệu, Miêng, Mai Ninh, Trần
Vũ, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Bình Phương và rất nhiều nhà văn trẻ khác.

Những nhà văn trẻ trên dưới 40 tuổi này liệu họ làm được gì? Kỳ vọng gì vào họ?

Theo tôi, họ thường viết cho họ thay vì nghĩ đến chuyện kế thừa hay nghĩ tới chuyện thay thế ai?

Một nhận xét rất khác thường là họ cầm bút khá muộn và tính đến nay thì họ đã trên 60 tuổi! Tính đến năm 1995 thì Đặng Thơ Thơ sinh năm 1962, Hoàng Mai Đạt, 1960,

ấ Ýầ ếầ

Lê Thị Thấm Vân 1961, Lê Minh Hà 1962, Lê Thị Huệ 1953, Nguyễn Thị Ngọc Lan 1957, Nguyễn Ý Thuần 1953, Phan Thị Trọng Tuyến 1951, Trần Vũ 1962.
Nhận xét chung của tôi về họ là họ không còn viết như trước nữa.
Và cho đến hôm nay, không mấy người trong số họ tạo được một thế giá văn học.
Nhưng khi Trần Vũ ra đi khỏi Hợp Lưu thì như có một sự tan rã khó cắt nghĩa. Các nhà văn trẻ tứ tán mỗi người một nơi trên Web điện tử như Da màu, Gio-o.com. Theo
tôi, cho đến nay, ít người nào có được tiếng tăm theo kiểu một Võ Phiến, Mai Thảo, Nguyên Sa. Ngay cả trường hợp Trần Vũ mà tôi trân trọng, quý mến.
Có thể nói, cái thời của một miền Nam Việt Nam trước 1975 với bao hào quang và vinh dự đã không bao giờ trở lại nữa. Vâng không bao giờ.
Những người còn ở lại sống vất vưởng và bị bỏ quên một cách rất vô tình trước sự bạc bẽo của tình người.
Họ không hẹn mà ra đi không kèn không trống.
Chỉ trong tháng 10-2017, nhà thơ kiêm nghệ sĩ thổi sáo Tô Kiều Ngân ra đi. Còn mấy ai nhớ đến Chương trình Tao Đàn của thi sĩ Đinh Hùng.
Rồi học giả Lê Hữu Mục, một nhà Hán Nôm, đồng thời là tác giả cuốn: Tác giả Ngục Trung Nhật Ký không phải của Hồ Chí Minh cũng lặng lẽ ra đi
Rồi đến lượt Lê Phụng. Và mới đây nhất đến lượt ông Trần Thiện Đạo, ở Pháp ra đi ngày 25-11. Trước 1975, ông là nhà dịch thuật các tác phẩm của các triết gia Hiện sinh
như các dịch giả khác như Vũ Đình Lưu, Trần Phong Giao, Trần Thiện Đạo, Nguyễn Minh Hoàng, Bùi Ngọc Dung, Võ Lang, Lê Thanh Hoàng Dân, Mai Vi Phúc, Phùng
Thăng, Dương Kiềnvv..
Nhìn lại ngày hôm nay, số lượng các nhà văn nhà thơ trước 1975 còn lại bao nhiêu? Nguyễn Văn Trung, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Đình Toàn hầu như đã vắng mặt. Những
người khác như nhà thơ Viên Linh, nhà văn Trần Hoài Thư kể như suốt những năm ở Hải ngoại miệt mài với chữ nghĩa… với sưu tầm với nhiều tâm huyết. Những người
còn lại như thi sĩ Cung Trầm Tưởng, Du Tử Lê thỉnh thoảng xuất hiện. Những nhạc sĩ như Phạm Mạnh Cương, Lê Dinh là những nhạc sĩ nằm trong danh sách chót còn sót
lại.
Trong khi đó không có người kế thừa chỗ của những kẻ đã ra đi. Ghế trống mỗi ngày một nhiều không ai ngồi thay thế. Ai có thể thay thế được những người ấy?

Requiem in Pacis cho nền Văn Học Miền Nam đã một thời sáng chói và nay đã tắt.. Nguồn: DCVOnline
Requiem in Pacis cho nền Văn Học Miền Nam đã một thời sáng chói và nay đã tắt.
http://dcvonline.net/2017/12/09/hoi-chuong-bao-tu-cho-mot-nen-van-hoc-mien-nam/#more-1165726

NGUYỄN VY KHANH – VĂN-HỌC MIỀN NAM QUA MỘT BỘ “VĂN-HỌC SỬ” CỦA TRONG NƯỚC
05/09/2010 | 2:00 chiều 
Tác giả : Nguyễn Vy Khanh
Chuyên mục: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Nguyễn Q. Thắng > Văn học miền Nam
Miền Nam đây là Việt Nam Cộng hòa và nền văn học của những năm 1954-1975. Văn hóa và nền văn học của miền Nam sau những cuộc thanh lọc, bắt bớ và cấm đoán,
vẫn tiếp tục bị những bất thường và quái gở của một thế giới văn hoá, biên tập cố tình làm cho sai lạc. Ai cũng biết sau ngày cưỡng chiếm miền Nam 30-4-1975, văn học và
văn hóa Việt Nam Cộng hòa đã bị cấm đoán, phủ nhận như thế nào qua nhiều đợt tấn công, dàn cảnh. Nay, đã 35 năm sau, chiến thuật đó vẫn còn ở một nước Việt Nam hô
hào cái gọi là ‘cởi mở’, ‘kinh tế thị trường’. Mới đây, chúng tôi được đọc bộ Văn-học Việt-Nam nơi miền đất mới trên 4 ngàn trang gồm 4 tập của soạn giả Nguyễn Q.
Thắng (NXB Văn Học, Hà Nội). Miền Đất Mới ở đây được soạn giả bao gồm miền Nam Lục tỉnh và miền Nam Cộng hòa; và trong các tập 3 và 4 chủ yếu vẫn là những
cây viết của Đảng Cộng-sản Việt Nam gồm nằm vùng, ly-khai, tập-kết, gởi vô Nam hoặc những cây viết từng có mặt thời Việt Nam Cộng hòa, nhưng sau này sinh hoạt với
các hội và báo chí của Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt Nguyễn Q. Thắng đã xen vào đó những nhà văn của miền Nam 1954-1975, nhưng vì ông có thể nói hãy còn tuân theo
một “chính-sách” hay “chỉ-thị” nào đó, do đó chưa thể là một bộ văn học sử đúng nghĩa – nghĩa là ghi nhận, tổng kết và phê phán các tác giả và tác phẩm như đã xuất hiện
và sinh hoạt một thời.
Những phê phán, nhận xét có thể có những chủ đích chính trị:

1. Cố tình nêu sai danh tính các nhà văn Việt Nam Cộng hòa : Ngoại trừ trong một số trích (nguyên) văn, toàn bộ sách của Nguyễn Q. Thắng không nêu đích danh các nhà
văn qua các bút hiệu đã dùng, đã quen với người đọc và đã đi vào văn học sử như Mai Thảo, Nhã Ca, Dương Nghiễm Mậu, Võ Phiến, mà lại dùng tên thật (tên khai sanh)
của họ để làm tiêu đề cũng như đánh giá. Mai Thảo trở thành Nguyễn Đăng Sinh (tập 3, tr. 1233, trong khi tên thực thật của Mai Thảo là Nguyễn Ðăng Quý) với chú thích
rằng phần này được làm để thông tin về sinh hoạt báo chí và thơ tự do. Nhã Ca lúc được gọi là Thu Vân, lúc lại là Trần Thị Thu Vân. Võ Phiến thành Đoàn Thế Nhơn,
Trùng Dương có lúc là Trùng Dương Nguyễn Thị Thái, v.v…
Nhà văn học sử khi viết về các tác giả văn học đều phải ghi bút hiệu là chính, chỉ ở những phần tiểu sử mới nhắc đến tên thật, hoặc giả tác giả đó dùng tên thật để sinh hoạt
văn học nghệ thuật thì mới ghi tên thật: Giáo sư Nguyễn Văn Trung có các bút hiệu Hoàng Thái Linh, Phan Mai, nhưng các bút hiệu này chỉ được sử dụng hạn chế và khi
xuất bản tác phẩm, tên thật của ông được ghi thì nhà viết văn học đương nhiên phải dùng tên thật của ông. Nguyên Sa ngược lại là một nhà thơ khi ký Nguyên Sa, và khi
viết sách giáo khoa triết học (Descartes nhìn từ phương Đông, Luận lý học, Luận Triết học, v.v…) thì ký Trần Bích Lan (riêng cuốn Một bông hồng cho văn nghệ ký Trần
Bích Lan khi nhà Trình Bày xuất bản năm 1967; khi ra hải ngoại NXB Đời của ông tái bản thì ký Nguyên Sa); do đó khi viết về nhà thơ Nguyên Sa, người ta có thể nói đến
những sách giáo khoa mà ông là tác giả, dĩ nhiên là không thể ngược lại, viết về ”nhà thơ Trần Bích Lan” vì không hề có nhà thơ Trần Bích Lan dù Nguyên Sa và Trần Bích
Lan là một người.

- Lê Vĩnh Hòa được ghi trong tiểu sử là “em ruột văn sĩ Đoàn Thế Nhơn…” (tập 4, tr. 270 – từ đây các chú thích đều trích từ tập 4) – thay vì Võ Phiến!

- Về hai nhà văn Y Uyên và Doãn Dân, ông Nguyễn Q. Thắng chỉ ghi năm mất của Doãn Dân; còn Y Uyên thì “mất năm 1969 đang độ tài hoa nẩy nở”(tr. 827) nhưng
không ghi rõ chết vì đạn pháo của ai (Việt Cộng!) trong khi các tay văn nghệ nằm vùng ở miền Nam vô bưng chết thì được ghi lý do chết: Lê Vĩnh Hòa thì “hi sinh trong
một trận chống càn tại Long Mĩ, Xẻo Giá…” (tr. 270); Trần Triệu Luật thì “hi sinh trên đường công tác ở Tây Ninh (cùng nơi cùng ngày với) Trần Quang Long”. Trần
Triệu Luật được đề cao trong một mục từ riêng (51- TTL, nhà văn chiến sĩ) cũng như Trần Quang Long (42- TQL với thi đề ‘nghiêng nón’”!

- Về Luân Hoán thì một chi tiết trong tiểu sử nếu không được nhắc đến vẫn còn hơn là ghi như Nguyễn Q. Thắng : “Những năm 60 ông (LH) bị động viên vào quân trường
Thủ Đức một thời gian rồi trở về đời sống dân sự” vì phải thêm rằng sau Thủ Đức, nhà thơ Luân Hoán ra chiến trường và bị đạn pháo “quân thù” làm mất một chân !

- Hay khi viết về nhà văn Lê Tất Điều “Sau năm 1975 ông (LTĐ) định cư (?) ở Hoa Kì và nghe đâu vẫn có tác-phẩm in ở nước ngoài” – một nhà nghiên cứu, tác giả của
bao bộ sách hàng vạn trang, mà chỉ biết “nghe đâu”!

- Cũng vì nghe đâu nên mới viết về nhà văn “Hồ Trường An, dược sĩ, nhà văn” (mục từ 32): “Từ năm 1977 định cư ở Pháp. Chưa có tác phẩm in thành sách, nhưng có
nhiều truyện ngắn trên các tạp chí ở Sài Gòn trước năm 1975”.

- Còn gọi Viên Linh là “hoàng đế”, “nhà độc tài” văn học, như mục đề 28 về nhà văn Viên Linh, là hơi… quá, dù có thể cốt ý bênh cô Phương Thảo tức Vũ Hạnh. Thiển
nghĩ với văn học miền Nam thời 1954-1975, Viên Linh vừa là một nhà thơ, nhà văn vừa là một chủ biên tạp chí (Thời Tập) có công, dĩ nhiên không phải công kiểu Vũ
Hạnh!

2. Những thiếu sót, sai lầm có chủ đích :

Trong phần về giáo sư Nguyễn Văn Trung (tập 4, trang 7-54), mở đầu Chương 8-Các Văn Gia Hiện Đại, Nguyễn Q. Thắng ghi rằng giáo sư Trung còn có bút hiệu Nguyễn
Nam Châu. Thực ra, Nguyễn Nam Châu (bút danh Hoài Kim Yến) là một giáo sư đại học Huế những năm cuối thập niên 1950, viết nhiều bài trên tạp chí Đại Học và là tác
giả những cuốn Sứ mệnh văn nghệ và Những nhà văn hóa mới (1958). Sau này ông Nguyễn Nam Châu trở về Bỉ làm giáo sư đại học và không lâu trước khi mất đã xuất
bản một tập sách nhìn lại chủ nghĩa Marx. Nguyễn Q. Thắng còn ghi thời trước 1975, giáo sư Nguyễn Văn Trung sinh hoạt trong một số lực lượng, hội đoàn “dưới sự chỉ
đạo trực tiếp, có lúc gián tiếp của lực lượng cách mạng nội thành” mà không dẫn chứng bằng cớ, dễ khiến hiểu lầm và trong trường hợp này sai lầm rất nghiêm trọng.
Trong phần trích văn tác giả Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Q. Thắng trích lại một phần cCương 5 – “Văn-học trong vòng tay chính trị” của hồi ký Những chặng đường đã
qua của giáo sư Trung, nhưng trong phần tiểu sử nhắc việc Phạm Công Thiện phê bình các tác phẩm của gs Trung, mà Nguyễn Q. Thắng lại không ghi nhận những
‘feedback’ về việc ấy mà giáo sư Trung đã ghi lại trong cùng tập hồi ký đã kể; hơn nữa nếu quan sát đã thấy bài phê bình của Phạm Công Thiện đã không xuất hiện trong
các lần tái bản tập Hố thẳm tư tưởng, nhưng lại được một nhóm Phật tử ở Huế in lại thành tập in mỏng Phê bình luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Văn Trung năm 1973.

Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã viết trong hồi ký của ông :

“Sau đảo chánh 01/11/1963, ông Phạm Công Thiện xuất bản cuốn Hố thẳm tư tưởng, dành một chương phê phán luận án tiến sĩ của tôi với một thái độ khinh bỉ, trịch
thượng, mạt sát thậm tệ. Cuốn sách bán chạy, dư luận bàn tán sôi nổi vụ “ông Phạm Công Thiện phê phán ông Nguyễn Văn Trung”, chờ đợi tôi lên tiếng đối đáp; nhưng
cho đến nay tôi vẫn giữ im lặng, không có một lời nói công khai nào. (…) Tôi và ông Thiện gặp nhau ở tòa báo Bách Khoa với sự chứng kiến của anh Lê Ngộ Châu. Trong
bữa gặp gỡ đó, ông Thiện thú nhận với tôi đại ý như sau: Tôi viết bài phê bình anh để thỏa mãn những uất ức bất mãn của giới Phật giáo coi anh là tiêu biểu cho trí thức
Việt Nam nói chung và trí thức Công giáo nói riêng. Tôi xin hứa với anh sẽ bỏ bài đó trong lần tái bản sách sắp tới. Ông Phạm công Thiện đã giữ lời hứa.” (Chương IV-.
Ông Phạm Công Thiện).

3. Những đánh giá và xếp loại vô nghĩa, lỗi thời :

Đây là trường hợp các nhà văn nữ miền Nam thời ấy Túy Hồng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, kể cả Nhã Ca, đều bị Nguyễn Q. Thắng gán cho nhãn hiệu ‘vô sỉ’.
Theo ông, các này mà ông gộp chung là “những người cùng nhóm là một thứ ‘vô sỉ’ (cynique) trong văn chương. Nghĩa là họ đem những cái không đáng phô trương ra
quảng diễn không chút e dè (Nguyễn Thị Thụy Vũ tr.455, Trùng Dương tr.872, Nguyễn Thị Hoàng tr.629,…)”. Nguyễn Q. Thắng thêm rằng Nguyễn Thị Thụy Vũ làm công
việc này “khá nhiệt tình trên từng trang văn”, còn tác phẩm nhà văn Trùng Dương “đều được dựng nên bởi nhân sinh quan và thế giới quan một cách “hiện sinh”, buông xả
và gần như vô sỉ” (tr. 872, 873). Nặng nề nhất là với nhà văn Túy Hồng mà Nguyễn Q. Thắng cho rằng cùng với các nhà văn nữ kia “từng gây nên hiện tượng văn học có
tính nhục cảm dồn nén thể xác của các cô gái lỡ thì… (một cách) tiêu biểu nhất” (tr. 538). Đây là thứ ngôn ngữ của Vũ Hạnh và Tin Văn (do Nguyễn Ngọc Lương, Trần
Bạch Đằng chi phối, điều khiển)!

Nhà văn Nhã Ca có lẽ bị nặng nề nhất trong bộ gọi là văn học sử này. Với mục đề “35-Thu Vân, nhà văn dùng tính dục để giải quyết vấn đề” mấy ai nghĩ là Nguyễn Q.
Thắng nói về nhà văn Nhã Ca ? Ở trang 639, “Thu Vân” biến thành “Trần Thị Thu Vân”, và khi viết về thơ Nhã Ca, không, về nhà thơ Thu Vân chớ, thì ông Nguyễn Q.
Thắng viết như sau: “Bà còn là một thi sĩ với những thi đề có giá trị nghệ thuật của mĩ tính thi ca hiện đại có thể nói thơ bà Thu Vân vượt trên văn bà Thu Vân”. Sau đó ông
trích bài thơ nổi tiếng của bà nhưng lại cắt mất một phần tựa đề chỉ vì trùng với bút hiệu thật của bà (Nhã Ca !): “Bài… Ca thứ nhất” !
Nhà văn Nhật Tiến khi viết về các nhà văn nữ này đã nhẹ nhàng nhận xét rằng “…những tác phẩm viết táo bạo của giới cầm bút phụ nữ, gây cho độc giả một ấn tượng mới
mẻ về những ý tưởng muốn thoát ly cái vỏ phụ nữ Á-đông thuần túy…” (Bách Khoa, 1967). Gần đây, nhà thơ Du Tử Lê thì khẳng định rằng “Nhã Ca, nhà văn nữ nói
“không” với dục tính” trong bài viết cùng tựa đề trên tờ Người Việt (CA) số 6-4-2010.

Bộ sách của ông Nguyễn Q. Thắng đã khiến người đọc nhận thấy sự hiện diện quẩn quanh của một chỉ thị nào đó của bộ chính trị !

Cách nhìn của mấy cây viết “phải đạo” như Vũ Hạnh, Lữ Phương, Trần Trọng Đăng Đàn, và nay Nguyễn Q. Thắng đã là một cái nhìn mang tính xã hội, chính trị của một
quan niệm macho toàn trị, tức không mang tính văn chương; quan niệm bao cấp này đã lỗi thời và rất bất cập! Gần 10 năm trước, chúng tôi đã có dịp viết về đề tài Tính dục
và nữ quyền này:

“Phải đến Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương văn chương mới trở thành phương tiện cho nữ quyền và quyền sống. Thật vậy, từ cuối thập
niên 1960, người viết nữ đã mạnh bạo đi xa hơn, tự tin hơn và những vấn đề phụ nữ được chính thức trương lên chữ nghĩa. Cái Tôi, nhân vật chính, nội dung, tình cảm, tình
yêu, tình dục,… không còn là của riêng những nhà văn thơ phái nam (…) Văn chương dục tính hay có dâm tính lại do người nữ viết hình như hấp dẫn hơn vì cũng hình như

có tính tự thuật nhiều hơn. Vì từ nay, người nữ làm chủ con người, tư duy, tình cảm và cuộc đời của họ trong văn chương. Làm người nữ, với văn chương! Simone de
Beauvoir trong Le Deuxième Sexe (1949) đã phát động cái ý thức nữ quyền đó khi hô hào “On ne nait pas femme, on le devient”. Trong văn chương, trong ngôn ngữ, vì là
cái có thực, có sự sống. Như vậy, viết trở thành hành động tự xác định của người phụ nữ, trở thành phát ngôn viên chính thức của con người phụ nữ, tiếng nói chính thức và
từ tình dục (…) Không đóng vai luân lý, đạo đức nhưng đối với văn chương dục tính, thiển nghĩ tính văn chương sẽ không ở lâu với những quẩn quanh tình dục không lối
thoát. Không bắt buộc phải hướng thượng, nhưng nếu nhân vật, hành động và nội dung của văn chương cứ bị tình dục, thân xác giam hãm tù đày, định nghĩa về văn chương
hình như đã bị hãm hiếp một cách tội nghiệp vậy! Đây là chỗ khép lại của nhiều thập niên thử nghiệm kể từ khi nhóm Sáng Tạo đề nghị buông thả và khai phá tình dục
trong văn chương…”

Một quan niệm khác mà Nguyễn Q. Thắng hay nói đến và gán cho vài nhà văn, là sadisme. Theo các từ-điển thì sadisme có nghĩa là “thói loạn dâm gây đau” trong y học và
một cách tổng quát chỉ những trò, những lối sống và cả bút pháp “chủ khoái lạc bạo tàn”. Bút pháp của nhà văn Duy Lam mà Nguyễn Q. Thắng gọi là “nhà văn của dòng
họ” đã được ông gọi là “bút pháp nặng tính sadique của văn chương hiện đại tây phương” (tr. 256). Em ông, nhà văn Thế Uyên thì được xem là “một nhà văn thuộc trường
phái sadique như ông tự nhận ‘có lẽ tôi hơi sadique’” (tr. 325). Khuynh hướng này nhà thơ Nguyên Sa ở Miền Nam đã là người đầu tiên sử dụng. Sadisme là một ý niệm,
một style, nếu áp dụng vào lãnh vực văn chương thì cũng chẳng có gì tai hại cần phải nhấn mạnh.

4. Bất nhất về thời gian :

Với những nhà văn Việt Nam Cộng hòa sống sót và thoát rời khỏi nước được, về sau tiếp tục sinh hoạt ở hải ngoại, Nguyễn Q. Thắng dừng tiểu sử họ và ngừng ghi tác
phẩm của họ ở mốc 1975, trong khi các nhà văn của Việt Nam cộng sản hay theo Cộng thì lại được tỉ mỉ tiểu sử và tác phẩm đến ngày xuất bản bộ sách (2008-9). Một điểm
khác nữa là Nguyễn Q. Thắng thường trích các tác phẩm đã đăng báo hơn là từ văn bản đã xuất bản của các tác phẩm và tác-giả đó. Vậy đây là một tuyển tập văn học qua
báo chí hay văn học sử ? Võ Phiến trước khi xuất bản các tuyển tập về văn học miền Nam 1954-1975, đã cất công viết một tập Tổng quan, trong khi bộ sách của Nguyễn Q.
Thắng chỉ là một sưu tập và tiểu truyện về các tác giả miền Nam với những giới thiệu có tính thương mại hơn là đi vào nội dung !

Xem bộ sách của Nguyễn Q. Thắng không khỏi nhớ đến dĩ vãng tàn độc đối với nền văn học của những kẻ sống ở miền Nam, trong vùng Việt Nam Cộng hòa bị chiến bại,
đã bị ‘kẻ thắng’ xóa bỏ bằng những nghị định và chiến dịch: Nghị định 20-8-1975 của Lưu Hữu Phước bộ trưởng Thông tin văn hóa của chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam – nghị định cấm lưu hành sách báo xuất bản tại miền Nam trước đó. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) ghi rõ nhiệm vụ phải “quét sạch ảnh
hưởng của tư tưởng và văn hóa thực dân mới” ở miền Nam (Trích từ Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy (Hà Nội: Văn Hóa, 1977), tr. 8). Tháng 3-1976,
từng đoàn từng đoàn cán bộ càn quét tịch thu hết sách báo xuất bản dưới thời chế độ cũ, để đốt, “tẩy”. Chiến dịch thanh toán “bọn văn nghệ sĩ phản động” khởi đầu sáng 3-
4-1976, hai ngày sau vụ nổ công viên con rùa đường Duy Tân: công an lùng bắt hầu hết văn nghệ sĩ và trí thức. Sau đó là tù đày, cải tạo, và khi nghi bóng nghi gió lại tiếp
tục càn quét thu vén sách Việt Nam Cộng hòa như vào tháng 3-1981, nhà cầm quyền ra hẳn một cuốn danh mục sách và tác giả cấm lưu hành. Những gì không xuất phát từ
văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản đều phải xóa bỏ, phủ định, vì “mảng” văn học này bị kết án là “đồi trụy hóa con người”, “phục vụ xã hội tiêu
thụ miền Nam” tức một thứ “văn học phục vụ chính trị phản động”, phản cách mạng – những cái nhãn hiệu có thể làm tiêu mạng sống con người! Từ 1975 đến nay có hơn
20 cuốn sách phê phán xuyên tạc nền văn nghệ Việt Nam Cộng hòa: văn học tay sai cho thực dân mới cũ nhưng đáng sợ như những trái bom! Như vậy, ngay sau khi “chiến
thắng”, các cán bộ và cả guồng máy liền gấp rút tấn công và thủ tiêu những thành tích văn hóa văn học ở miền Nam trước khi họ đến.

Gần đây đã có vài cử chỉ có tính “xét lại”. Vài tác phẩm của nhà văn Việt Nam ở hải ngoại được xuất bản ở trong nước, dĩ nhiên đã qua gạn lọc (gần đây thêm Kiệt Tấn –
Em điên xõa tóc, Hoàng Khởi Phong – Người trăm năm cũ). Riêng tác phẩm của các nhà văn Việt Nam Cộng hòa từng bị cấm đoán sau 1975, nay cũng được tái bản (như
của Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên, Thế Uyên, Nhật Tiến, v.v…), vậy mà Nguyễn Q. Thắng làm công việc gọi là văn học sử lại không cho biết Phi Ích Nghiễm là Dương
Nghiễm Mậu! Khi giới thiệu các truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu được NXB Phương Nam hợp tác với NXB Văn Nghệ xuất bản năm 2007, Phạm Xuân Nguyên đã có
cái nhìn thích đáng hơn Nguyễn Q. Thắng:

“Văn chương dân tộc Việt Nam thế kỷ XX, do nhiều hoàn cảnh lịch sử và lý do khác nhau, đã không thuần nhất và thống nhất. Có một thực tế đã trở thành lịch sử là trong
giai đoạn 1954 – 1975 đất nước bị chia thành hai miền lãnh thổ với hai thể chế khác nhau và dưới hai thể chế trên hai miền lãnh thổ ấy đã tồn tại hai nền văn chương khác
biệt về ý nghĩa chính trị. Nhưng ở những tác giả và tác phẩm tiêu biểu, ở bên này hay bên kia, đó đều là văn chương đúng nghĩa, tức là có giá trị nhân bản, nhân văn đối với
con người. Tôn trọng lịch sử thì phải thừa nhận một thực tế khách quan là văn chương Việt Nam thế kỷ XX có các bộ phận khác nhau, và để hình dung bức tranh đầy đủ về
văn chương dân tộc thì phải có sự tổng hợp, thống nhất các giá trị văn chương đích thực từ các bộ phận cấu thành ấy. Độ lùi thời gian và hoàn cảnh chính trị xã hội hiện
thời của đất nước đã tạo điều kiện cho việc này. Trên tinh thần đó, “Tủ sách văn học miền Nam trước 1975” do Nhà xuất bản Văn Nghệ và Công ty văn hóa Phương Nam
phối hợp thực hiện là một ý tưởng và công việc cần thiết và hợp thời, trên cả hai phương diện chính trị và văn chương, đáng được trân trọng và ủng hộ. Lựa chọn in lại
những tác phẩm có giá trị văn chương của các nhà văn nhà thơ từng sáng tác ở Sài Gòn giai đoạn 1954 – 1975 là nhìn văn học ở tư cách văn học dưới con mắt lịch sử. Hơn
thế, đó còn là đưa trả lại cho văn chương nước nhà những giá trị xứng đáng của nó và đem lại cho độc giả văn chương những tác phẩm họ cần biết, cần đọc để hiểu đầy đủ,
toàn diện hơn nền văn chương dân tộc thế kỷ XX. Có thời ném đá đi và có thời lượm đá về.

Bốn tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu (Đôi mắt trên trời, Cũng đành,Nhan sắc, Tiếng sáo người em út) vừa được ra mắt ở Nhà xuất bản Văn Nghệ là trên tinh thần
này. Đọc nó, độc giả sẽ được phát hiện một nhà văn xuất sắc với một lối viết hiện đại, thấm đầy chất hiện sinh, đi sâu vào thân phận con người, phơi bày những cảnh ngộ
làm người trong một thế giới nhiều bất trắc, phi lý. Do đó đọc ông không thể đọc theo kiểu ngoại quan mà phải bằng con mắt nội quan…” (Thể Thao & Văn Hóa,
13/4/2007).

Viết văn học sử mà gọi Nguyễn Đăng Sinh thay vì Mai Thảo, Đoàn Thế Nhơn thay cho Võ Phiến, Thu Vân và Trần Thị Thu Vân thay vì Nhã Ca, v.v… thì quả là bất
thường thật ! Không lẽ những danh tính nhà văn Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Võ Phiến, Nhã Ca, v.v… hãy còn nhạy cảm và gây dị ứng đến thế sao? (Dĩ nhiên không
thể có Hồ Hữu Tường, Duyên Anh, Nguyễn Mạnh Côn, v.v… trong bộ sách của Nguyễn Q. Thắng!). Cũng cần nhắc lại, những nhà văn nhà thơ của miền Nam bị giấu tên
trong bộ sách của Nguyễn Q. Thắng nằm trong số 10 vị từng bị gọi là Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng – tựa sách do nhà xuất
bản Văn hóa in năm 1980 và tái bản nhiều lần. Tập này gồm 10 chương, nêu đích danh 10 nhà văn miền Nam để xóa bỏ sự nghiệp văn hóa và văn học của họ, những người
theo họ là nguy hiểm nhất vì ảnh hưởng “di hại” lâu dài. 10 “biệt kích” đó là Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Nhất Hạnh, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Dương Nghiễm
Mậu, Mai Thảo, Võ Phiến, Hồ Hữu Tường và Nhã Ca.

Một nền văn học giấu mặt, danh xưng đảo lộn,… thì làm sao đến gần được sự thật mà lại còn lớn tiếng kêu gọi hòa hợp hòa giải? Và phải chăng nền “học thuật một nửa sự
thật” này đã khiến cho một giảng viên đại học sư phạm đã không biết Tự Lực Văn Đoàn là gì, hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai (Chương trình Ai
là triệu phú? của đài truyền hình Hà Nội, 1-2007).

Chúng tôi tự hỏi không biết có nên thêm vào bài này rằng sau bộ sách Văn học Việt Nam nơi miền đất mới của Nguyễn Q. Thắng là vụ Nguyễn Đức Tùng in tập Thơ đến từ
đâu gồm những phỏng vấn một số nhà thơ trong ngoài và sau đó là vụ Hội thảo văn học Việt – Mỹ sau chiến tranh được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm
nay, 2010, vụ trước còn có lời ra tiếng vào, vụ sau chỉ có báo Nhà Nước Việt Nam đưa tin. “Con đường văn học Việt Nam vào Hoa Kỳ” : tên nghe kêu nhưng con đường đó
chỉ đi rất giới hạn, từ Hà Nội đến Trung tâm William Joiner ở Boston rồi trở về, không quá khứ xa hơn, cũng không có tính truyền thống lẫn văn học !

Ngày song thất 2010
2010 Nguyễn Vy Khanh
2010 talawas
http://www.talawas.org/?p=24089

Văn-học miền Nam tự-do 1954-1975, Nguyễn Vy Khanh

(Chân dung và tác phẩm của nhà phê bình văn học Nguyễn Vy Khanh)

Nguyễn Vy Khanh

Một thời văn-chương

1954-1975 là thời gian của một cuộc chiến tranh ý thức hệ quốc gia / cộng sản – đồng thời cũng là huynh đệ tương tàn với áp lực của các cường quốc trong một cuộc đối
đầu gọi là chiến tranh lạnh! Việt Nam chia đôi ở vĩ tuyến thứ 17. Cuộc di cư năm 1954 đã thay đổi bộ mặt văn học nghệ thuật miền Nam cho đến thời điểm ấy chủ động bởi
người địa phương mà nơi hoạt động mạnh là Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ và nhất là Sài Gòn. Sài Gòn, thủ đô Nam phần, đã là nơi sinh hoạt báo chí và văn học
nghệ thuật chủ yếu và nhiều nhà báo và văn nghệ sĩ gốc Trung và Bắc đã đến lập nghiệp hoặc cộng tác từ đầu thế-kỷ.

20 năm văn học này có sự đóng góp của nhiều nhóm văn nghệ, tư tưởng hay tập trung ở các tạp chí như Sáng Tạo, Quan Điểm, Văn Hóa Ngày Nay, Nhân Loại, Văn Đàn,
Bách Khoa, Văn Học, v.v. Vào giai đoạn đầu 1954-1963, một nền văn nghệ tự do sinh hoạt trong một không khí văn hóa, tin tưởng, thì đến giai đoạn sau 1964-1975, văn
nghệ đa dạng hơn nhưng cũng đa tạp hơn với những người làm văn nghệ phân hóa, bạo động trong một xã hội thời chiến giá trị văn hóa mất dần.

Sau những đấu tranh văn nghệ cho chính trị ý thức hệ của hai năm đầu 1954-1955, người làm văn nghệ muốn làm nghệ thuật mới, thuần túy nghệ thuật hơn, kiểu nghệ thuật
vị nghệ thuật. Sau sẽ rõ ra cũng là một công cụ của chính trị giai đoạn! Tạp chí Sáng Tạo ra đời trong hoàn cảnh mới đó. Số 1 ra tháng 10-1956 và kéo dài được 31 số,
ngưng từ tháng 9-1959, đến tháng 7-1960 tiếp tục bộ mới nhưng cũng chỉ ra thêm được 7 số. Mai Thảo, trong số ra mắt tạp chí Sáng Tạo đã phần nào chủ quan nói văn
nghệ từ thủ đô Hà Nội đã chuyển vào thủ đô văn hóa Sài Gòn! Nhưng khẳng định của Mai Thảo là một diễn dịch khác của một cơ cấu xã hội và chính trị bị-động, phải đối
phó tức thời với kẻ thù cộng sản. Đảng Cần Lao được tổ chức như cơ cấu của kẻ thù, đòi hỏi hy sinh và một lòng, một mục đích. Với những phương tiện tương đương.
Sáng Tạo không đi ra ngoài quỹ đạo đó! Sáng-Tạo ra đời với cái gọi là ý thức văn nghệ mới và làm mới văn học cho thời đó. Tạp chí Sáng Tạo muốn làm đại diện cho nền
nghệ thuật mới được gọi là “nghệ thuật hôm nay”. Nói đến nhóm “tạp chí Sáng tạo” người ta nghĩ đến nhiều người: Mai Thảo“đầu đàn” với văn nói chung mới và tân cải
hình thức, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên và Quách Thoại với thơ tự do, Nguyên Sa với thơ ca tụng tình yêu tân kỳ, Cung Trầm Tưởng, Sao Trên Rừng (Nguyễn Đức
Sơn) và Trần Tuấn Kiệt làm mới thơ lục bát, Trần Thanh Hiệp và Nguyễn Văn Trung (Hoàng Thái Linh), người lập thuyết, người giới thiệu triết lý thời thượng của Âu
châu. Ngoài ra còn có Doãn Quốc Sỹ, Thảo Trường, Viên Linh, Người Sông Thương (Nguyễn Sỹ Tế), Trần Dạ Từ, Thạch Chương (Cung Tiến), Vương Tân (Hồ Nam),
Hoàng Anh Tuấn, Mai Trung Tĩnh, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Mặc Đỗ, Duy Thanh, Lữ Hồ, Trần Lê Nguyễn,… Sáng Tạo không phải là một văn đàn hay bút nhóm với chủ
trương và hoạt động khắng khít như Tự Lực Văn Đoàn và nhóm Hàn Thuyên của thời tiền chiến. Các văn nghệ sĩ hợp tác như Nguyên Sa, Viên Linh, Thanh Tâm Tuyền,
Dương Nghiễm Mậu, vv. sau tách riêng làm văn nghệ hoặc không tiếp tục chủ trương của Sáng Tạo nữa.

Sáng Tạo đã góp phần làm mới văn học về văn cũng như thơ, về hình thức, thể cách cũng như nội dung. Thanh Tâm Tuyền cổ võ thơ Tự do, không vần, bất ngờ về ý và
chữ dùng, xuất bản Tôi Không Còn Cô Độc (1956) và Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (1964). Thơ Thanh Tâm Tuyền dùng ngôn ngữ để phá hủy ngôn ngữ, phó mặc mạch
thơ, nhạc điệu cũng như ngôn ngữ thơ, để ngôn từ tự do trôi chảy như sự vật vô tri vô nghĩa từ nguyên thủy. Với Nguyên Sa, thơ tự do là thơ phá thể (1), trong khi Thanh
Tâm Tuyền đi xa hơn, “thơ hôm nay không dừng lại ở thơ phá thể, thơ hôm nay là thơ tự do” mà cao điểm sẽ là thơ văn xuôi (2). Cổ võ thơ Tự Do và khi tưởng đã thành
công gây tiếng vang thuận tiện, nhất là với những người làm thơ mới ra đời, nhóm Sáng Tạo bèn đi xa hơn phủ nhận giá trị thơ văn tiền chiến và kháng chiến. Mai Thảo và
nhóm bạn của ông rất dị ứng với quá khứ! Nhiều nhóm văn nghệ sĩ đã lên tiếng phản đối, nhất là ở Huế. Dù gì thì Thanh Tâm Tuyền rồi Nguyên Sa đã khai pháo mở đường
cho dòng thơ sẽ được gọi là Thơ Tự Do, một vận động đã bắt nguồn từ thời kháng chiến nguyên thủy là phản ứng lại thơ mới và thơ thời tiền chiến. Thơ lục bát đã được
canh tân với một số nhà thơ thời Thơ Mới, nay trên tạp chí Sáng Tạo, lục bát được tiếp tục hiện đại hóa với ngôn ngữ tân kỳ, hình ảnh mới hơn, bất ngờ, cũng như trong
cách dùng chữ, ngắt câu. Khởi xướng bởi Cung Trầm Tưởng, tiếp đó có Sao Trên Rừng, Trần Tuấn Kiệt, Trần Đức Uyển, Hoài Khanh, Kim Tuấn, Hoàng Trúc Ly, …

Mai Thảo là người đã đóng góp cho một cách làm mới hành văn. Những sáng tạo về ngôn từ, cách chấm câu, văn tùy bút, cảm giác. Cách dùng chữ trang trọng, chấm câu
theo tình cảm và diễn tiến câu chuyện. Mai Thảo cổ võ lối viết văn như vẽ tranh. Chỗ chấm phá, chỗ chi tiết. Chỗ nâng cao chỗ xuống thấp. Đêm Giã Từ Hà Nội, Bản Chúc
Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời cũng như hai tập Tùy Bút và Căn Nhà Vùng Nước Mặn là những thử nghiệm thành công. Những chữ dùng nay đã quen nghe quen thấy, nhưng
vào những năm 1956-62 là những cái mới đã làm hơn một người chau mặt ! Truyện Thanh Tâm Tuyền tiêu biểu qua Bếp Lửa (1957) và Khuôn Mặt (1964), coi cuộc đời là
một vô nghĩa toàn diện. Con người “hôm nay”lên đường, lữ hành, tự vạch đường, tự thoát khỏi tầm thường và khuôn sáo. Cô đơn trong trừu tượng sâu thẳm của con người,
nhưng cuối cùng cái phi lý vẫn bủa vây, đẩy con người lún sâu thêm vào trong thực tại mà ý nghĩa nguyên thủy bất động của sự vật vẫn chưa tìm thấy. Thảo Trường dùng
những tra vấn khắt khe nhưng chân thành của con người trí thức có đức tin, để nhìn con người và chiến tranh! Cả ba dụng văn nhưng nếu Mai Thảo làm xiếc với chữ,
Thanh Tâm Tuyền khiến con chữ sắc lạnh và Thảo Trường nung lửa cho từng chữ dùng!

Sáng Tạo đã mở đường cho những người làm văn nghệ mới từ nay rủ nhau lên đường: Hiện Đại, Thế Kỷ Hai Mươi, Gió Mới, Nghệ Thuật, … Sáng Tạo có công gây hứng
khởi, khai phá những cái mới. Trong phỏng vấn của tạp chí Văn vào năm 1971, Mai Thảo đã nhìn nhận : “Tờ Sáng Tạo là của những thí nghiệm và những mở đường (…)
Tôi không nhìn Sáng Tạo như nơi phát xuất và hình thành một dòng văn học nghệ thuật. Lớn chuyện quá. Một tinh thần nào, một cách thế nào thì có” (3). Sau khi đã thử
“phóng cái lao ý thức về đằng trước” và chối bỏ đằng sau, những thành quả của văn nghệ tiền chiến – Mai Thảo và nhóm của ông rất dị ứng với quá khứ ! Họ khẳng định:

ấế ổ ế

“Những khuynh hướng mới là những trở thành tất yếu và biện chứng của một quá trình đổi thay và tiến hóa của nghệ thuật hiện đại Việt Nam” (4). 15 năm sau, Mai Thảo
kể lại những ngày Sáng Tạo : “Chất nổ ném vào. Cờ phất. Xuống núi, xuống đường. Ra biển, ra khơi. Và cuộc cách mạng tất yếu và biện chứng của văn chương đã bắt đầu
(…. ). Trong một thực trạng dày đặc những chất liệu của sáng tạo và phá vỡ như vậy, văn học nghệ thuật mặc nhiên không còn là tả chân Nguyễn Công Hoan, lãng mạn lối
Thanh Châu, những khái niệm Xuân Thu, những luận đề Tự Lực” (5). Nói chung, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Tô Thùy Yên là những thành công, những mới mẻ – nhưng
xét cho cùng Mai Thảo, Tô Thùy Yên vẫn chưa rời cái nền cũ, hồn xưa. Quách Thoại, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế xưa, khuôn phép hơn nữa, còn Duy Thanh, Thạch
Chương đã ngừng lại ở những thử nghiệm hiện sinh buông thả như người Âu-châu!

Mặt khác, trong bầu không khí chính trị mới, tự do và dân chủ của sau hiệp định Genève 1954 đó, văn chương của Võ Phiến, Đỗ Tấn, Mai Thảo, Nguyễn Mạnh Côn, Doãn
Quốc Sỹ, Đỗ Thúc Vịnh, Kỳ Văn Nguyên, …, những con người từng theo kháng chiến, đã góp phần xây dựng chính trị miền đất mới trong giai đoạn đắp nền của thời đệ
nhất cộng hòa. Tác phẩm của họ đã đáp ứng những chờ đợi của con người thời đó. Văn chương trở thành vũ khí đấu tranh chính trị với cộng sản, dĩ độc trị độc, cũng như
người cộng sản đã đặt văn nghệ thành chính sách. Những chuyện xảy ra ở các liên khu kháng chiến. Trong Người Tù, Kỳ Hoa Tử, Khu Rừng Lau, Mùa Ảo Ảnh, v.v., đấu
tranh con người và chính trị là một! Doãn Quốc Sỹ quyết tâm bảo vệ lý tưởng, ý nghĩa đã có, dứt khoát vai trò của người trí thức, phải bỏ chủ nghĩa cộng sản, đề cao dân
tộc tính và tình người khi còn có thể. Nguyễn Mạnh Côn nhiệt thành Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử trình bày cho đồng hao và thế hệ trẻ biết những thất vọng của ông về một
chủ nghĩa, với kinh nghiệm chính ông Lạc Đường Vào Lịch Sử (1965). Một cách phá đổ huyền thoại kháng chiến đồng thời nhận chân giá trị thực của công cuộc vận động
kháng thực đó!

Miền Nam đến cuối thập niên 50 đã có được những cơ cấu chính trị và xã hội nền tảng của một chế độ dân sự hiện đại. Nhưng từ năm 1960, đã bắt đầu có những tiếng nói
khác nhịp với chính quyền. Nhóm Caravelle (4-1960), rồi đảo chính ngày 11-11-1960, rồi hai phi công Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử thả bom dinh Độc lập 2-1962,
những nỗ lực chính trị của một số người của chế độ muốn cứu nền đệ nhất cộng hòa không kết quả, bàn cờ domino khiến “đồng minh” Hoa Kỳ thiếu kiên nhẫn muốn đi
nước cờ theo ý mình, bèn cấu kết đưa đến đảo chính 1-11-1963, rồi chỉnh lý, biểu dương chính trị, tôn giáo, v.v.

Miền Nam bốc lửa, nếp thanh bình tương đối của thời ngưng chiến sau 1954 dần mất. Nhà văn cũng như bao người dân khác, bị thời cuộc xáo trộn, phải đối phó. Sinh hoạt
văn hóa cũng bị biến cố thời thế ảnh hưởng, và ảnh hưởng nặng nề. Những Sáng Tạo, Hiện Đại, Thể Kỷ Hai Mươi, … đề xướng văn nghệ “hôm nay” thì từ 1964, những
tạp chí Văn, Văn Học, Nghệ Thuật, Tiếng Nói, v.v. đã “hiện đại”mạnh mẽ hơn! Rồi sự góp mặt của một thế hệ nhà văn trẻ hơn như Lê Tất Điều (Khởi Hành, 1961),
Nguyễn Đình Toàn (Chị Em Hải, 1961), Dương Nghiễm Mậu (Cũng Đành, Gia Tài Người Mẹ, xuất bản cùng năm 1963). Người hiểu biết sẽ thấy khi chế độ đệ nhất cộng
hòa bị lật đổ, dân chủ bị phản bội – mà những người sinh hoạt chính trị hình như cũng chưa thực hành được dân chủ, chưa chấp nhận “trò chơi” dân chủ – chống Cộng sẽ
hết còn dễ dàng. Và một tuổi trẻ năng động trong hành trình trí thức và tâm cảm, nhiều khắc khoải, ưu tư, nhưng họ lại có thể không cùng kinh nghiệm kháng chiến hay
chống Cộng, dễ ngây thơ chính trị.

Cái không khí Dostoievski nặng nề và bi quan, cái không khí buồn tột cùng hay bất lực đó đã thấy trong các tác phẩm của Võ Phiến, Dương Nghiễm Mậu, … cũng như cái
phi lý dửng dưng trong tác phẩm Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn. Thanh Tâm Tuyền và Nguyễn Đình Toàn chẳng hạn đều đi tìm ý nghĩa của
cuộc sống; trong khi Thanh Tâm Tuyền hăm hở mà dửng dưng, tự hào, không cảm tính, thì Nguyễn Đình Toàn chậm chạp khám phá theo cảm tính và tư duy.

Nhóm “Bách Khoa” lúc đầu là nơi tụ tập những người kháng chiến cũ như Huỳnh Văn Lang, Võ Phiến, Phạm Ngọc Thảo,…, nhóm “Nhân Loại” của những người miền
Nam tiếp tục … kháng chiến xoay ra chống chính quyền miền Nam, sau báo đình bản và nhiều người vô bưng theo cộng sản như Lý Văn Sâm, Trang Thế Hy, Lê Vĩnh Hoà
hoặc tiếp tục nằm vùng như Vũ Hạnh, Sơn Nam. Ngoài ra đối với giới làm văn nghệ từ đất văn vật vào, Nguyễn Đức Quỳnh đã một thời ảnh hưởng một số trí thức, văn
nghệ sĩ và “lý thuyết gia” văn nghệ trong số có những thành viên của Sáng-Tạo hay của nhóm Quan Điểm, qua những buổi gọi là “đàm trường viễn kiến” của họ.

Nhóm Tinh-Việt văn-đoàn gồm Phạm Đình Khiêm, Phạm Đình Tân, Nguyễn Văn Thọ, …. chủ trương đem Đạo vào Đời và Đời vào Đạo. Họ có cơ quan Văn Đàn và từ
năm 1958 lập hai giải thưởng văn học Trương Vĩnh Ký và Lecomte de Nouy (6). Nhóm viết và dịch với mục đích phổ biến giới thiệu những tư tưởng mới, nhất là của
Thiên Chúa giáo. Hai nhóm khác của Thiên Chúa giáo cũng đã đóng góp nhiều cho nền văn học giai đoạn này: Văn Bút Trần Lục khi di cư vô Nam đã xuất bản hàng trăm
tài liệu và tác phẩm, các thành viên của Học-hội Ra Khơi thuộc địa phận Bùi Chu như các linh mục Kim Định, Trần Văn Hiến-Minh, Vũ Ngọc Trác, Trần Thái Đỉnh, Lê
Tôn Nghiêm, Hoàng Sỹ Quý, Đỗ Quang Chính, Nguyễn Hưng,… đã xuất bản nhiều tác phẩm về triết học Đông Tây, Việt học và ngữ học rất đáng kể. Riêng linh mục Kim
Định đã có công đặt nền móng khoa học cho triết học Việt Nam.

Sau những năm bôn ba hoạt động chính trị, làm bộ trưởng và lưu vong, năm 1951, Nhất Linh trở lại quê nhà về sống ẩn ở Đà-Lạt. Năm 1958, ông “xuống núi” gây dựng lại
Tự Lực văn-đoàn, nhà xuất bản Đời nay và ra mắt tạp chí Văn Hóa Ngày Nay chủ xướng một văn chương vượt thời gian và không gian. Từ năm 1951, sách Tự Lực văn-
đoàn đã được tái bản với tên nhà Phượng Giang, vẫn thành công về số lượng tiêu thụ. Nhưng ngoài công lao khám phá những cây viết mới như Nhật Tiến, Đỗ Phương
Khanh, Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Duy Lam, Tường Hùng, … ông cũng như dư vang của Tự Lực văn-đoàn đã không được những người làm văn nghệ mới đón nhận tích
cực lắm; trở thành đề tài tranh luận chối bỏ của những người làm văn nghệ “hôm nay” trên Sáng Tạo và cả trên Nghệ Thuật khi nhóm đã rã (7). Tác phẩm của Tự Lực văn-
đoàn được đưa vào chương trình Việt văn, đã được chính yếu đọc bởi giới học sinh. Độc giả nói chung tìm đến những tác giả và tác phẩm mới hơn, trong số có những tác
giả mới của nhóm Tự Lực văn-đoàn như đã nói ở trên. Nhất Linh thất bại đến với giới trẻ, hết sinh lực và hợp thời đại, bộ Xóm Cầu Mới cũng như tạp chí Văn Hóa Ngày
Nay, nhưng tinh thần gọn sáng được tiếp nối với Nguyễn Thị Vinh, Nhật Tiến. Chính Thế Uyên, một người cháu của Nhất Linh cũng là một nhà văn mới vô nghề cũng đã
phủ bác văn chương của Tự Lực văn-đoàn (8). Từ năm 1960 trên các tạp chí văn nghệ Sài-Gòn đã có những bài luận công tội của Nhất Linh đối với văn học! Trong số
những hiện tượng phủ nhận vai trò những người làm văn hóa đi trước, còn có Trần Thanh Hiệp lý thuyết gia nhóm Sáng Tạo, diễn thuyết “Về viễn tượng văn nghệ miền
Nam” tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa (1-8-1960) đã đi quá xa khi xổ toẹt văn học miền Nam trước khi ông di cư vào (9). Văn Đàn của nhóm Tinh Việt Văn Đoàn đã phản ứng
mạnh mẽ chống vị luật sư lý thuyết gia “văn nghệ hôm nay” này! Dĩ nhiên nhóm Tinh-Việt văn-đoàn cũng chống cả văn chương hiện sinh ngoại nhập với các giáo sư
Nguyễn Văn Trung, Trần Bích Lan, Nguyễn Khắc Hoạch và các nhà văn mới của Sáng Tạo, Hiện Đại và Thế Kỷ Hai Mươi!

Về báo chí, thời này đa dạng, trăm hoa cùng nở; nở theo chính trị và biến động của một miền Nam hết an bình. Nhà báo làm chính trị, “chầu rìa” như một số đảng phái bắt
đầu hết hậu thuẫn của dân chúng. Khi chiến tranh và xáo trộn lên cao độ, đã có những tờ báo chui của sinh viên và trí thức, “góp phần” gây xáo trộn thêm miền Nam. Cũng
là thời của nhiều nhóm tranh đấu chính trị tập trung quanh các báo Thái Độ, Lập Trường, Hành Trình, Đối Diện, … với những nhà văn dấn thân như Phan Nhật Nam, Ngô
Thế Vinh, Nguyên Vũ, Thế Uyên,… hay phản chiến như Kinh Dương Vương, Nguỵ Ngữ, Trần Hữu Lục, Thái Luân, Thế Vũ, v.v. – những phẫn nộ của họ không được chú
tâm của người cùng chiến tuyến, vài người trong số sẽ bị đối phương xử dụng, tác phẩm của họ trở nên vô dụng trong một xã hội quay cuồng bởi những giá trị khác hơn.
Về tạp chí văn học, tờ Văn (số 1, 1-1-1964), tương đối sống lâu nhất và đã đóng góp nhiều cho việc hiện đại hóa văn nghệ miền Nam. Qua ba đời Trần Phong Giao, Mai
Thảo và Nguyễn Xuân Hoàng, nhưng thời họ Trần tạp chí phẩm chất cao, có chiều hướng xây dựng một nền văn nghệ mới, hiện đại và đa dạng đông-tây; đã có công giới
thiệu các tác giả, công bố nhiều văn liệu đặc biệt và khám phá nhiều cây viết trẻ (như Y Uyên), có những số báo độc đáo về Triều Sơn, Nhất Linh, Nguyễn Đức Quỳnh,
Hàn Mặc Tử, Hồ Biều Chánh, v.v. Trần Phong Giao từ 1972 chủ trương tạp chí Giao-Điểm theo hình thức Văn nhưng mất dần ảnh hưởng! Văn Học của Phan Kim Thịnh là
tạp chí cũng đã góp nhiều công sức cổ võ một nền văn chương mới và ghi dấu nhiều chủ đề văn học Việt Nam và thế giới.

Về thi-ca, nếu Thơ Mới dù tự do hơn, phóng túng hơn thơ cũ nhưng thường ở trong khuôn tế nhị, thơ mộng thì đến thời này nhất là ở những năm chiến tranh, tâm tình con
người giao động nhiều, mất mát thua thiệt nhiều, như bất lực trước tàn bạo của chính trị và chiến tranh, đã có những giọng thơ khinh bạc, như Nguyễn Bắc Sơn, cũng là
thời thơ văn bốc lửa của miền Trung địa đầu của miền Nam. Miền Trung đã xôi động với những biến cố Phật giáo 1963, 1965, đại học Huế, nhóm Lập Trường, rồi biến cố
Tết Mậu Thân, cổ thành Quảng Trị, v.v. , với những cây viết trẻ Trần Vàng Sao, Thái Luân, Nguyễn Nho Sa Mạc, Luân Hoán, Mường Mán, Hoàng Lộc, Thành Tôn, Thái
Tú Hạp,…Miền Trung đã chứng tỏ thiết yếu cho văn học miền Nam; so với tỉ lệ dân số, người đọc ở đó đã nhiều mà người viết cũng nhiều!

Thơ thời này còn có những khuynh hướng triết lý, về phận người và vũ trụ như thơ Phổ Đức, thơ Thiền Bùi Giáng: một phương tiện giải thoát cuộc sống khó khăn hoặc
chính trị không lối thoát. Thơ ảnh hưởng Phật giáo có Phạm Thiên Thư, Nhất Hạnh, Hoài Khanh, Phạm Công Thiện, Xuân Phụng,… Song hành có thơ Vũ Hoàng Chương
với Rừng Phong (1954) và nhiều thi tập sau đó lúc đầu còn phong cách, dù vẫn cái buồn chán chường cuộc đời và tâm sự sống sót sau cuộc chiến tranh, nhưng sau thành
thù tạc và lạc lõng giữa thời đại hết còn là của thi nhân. Đinh Hùng với Mê Hồn Ca đem đến cho văn học Việt Nam một thế giới huyền sử hoang đường của thời huyền
thoại, như cánh tay nối dài của tuyên ngôn Dạ Đài thuở 1943, sẽ trong sáng gần cuộc đời hơn với Đường Vào Tình Sử năm 1961. Thơ tình yêu có hiện tượng Nhất Tuấn

với các tập Truyện Chúng Mình, tình ngang trái vì hoàn cảnh phân ly của đất nước nhưng vẫn có chỗ cho hy vọng, không bi thảm, của người thanh niên đã khoác áo lính.
Nguyên Sa là một hiện tượng đáng kể khác nhưng chỉ vào đầu giai đoạn. Trần Dạ Từ đã có Thuở Làm Thơ Yêu Em, Phạm Thiên Thư – nhà tu ngắn hạn đa tình dài dài, với
Động Hoa Vàng, v.v. Hoàng Trúc Ly, Cung Trầm Tưởng, Kiên Giang, Trần Tuấn Kiệt, Lệ Khánh, Cao Mỵ Nhân, … đã để lại nhiều bài thơ tình đẹp. Miền Đông có Nguyễn
Tất Nhiên đã là hiện tượng với những vần thơ học trò ca tụng tình yêu được phổ nhạc và phổ biến rộng rãi nhất là trong giới học sinh, sinh viên! Về kịch, Bão Thời Đại của
Trần Lê Nguyễn, Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan đáng được ghi nhận, bên cạnh những đóng góp của Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Ngô Xuân Phụng, Nghiêm
Xuân Hồng, Phan Tùng Mai, v.v.

Ngôn ngữ phong phú ra, nhiều ngành triết học, khoa học, văn chương bành trướng với sự lớn mạnh của các phân khoa Văn Khoa và các viện đại-học công cũng như tư.
Triết lý, văn học Phật giáo phát triển với sự thành lập viện đại học Vạn hạnh, với những tạp chí Tư Tưởng, Vạn Hạnh, Giữ Thơm Quê Mẹ, các nhà xuất bản Lá Bối, An
Tiêm, Ca Dao… các tác giả Nhất Hạnh, Võ Hồng, Hoài Khanh, … Phía Công giáo với các viện đại học Đà-Lạt, Minh Đức, Thụ Nhân,… góp phần phát triển bộ môn triết
học và ngôn ngữ học cũng như văn học với các công trình của các giáo sư và linh mục Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Văn Lý, Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Thích,
Hoàng Sỹ Quý, Nguyễn Khắc Xuyên, Kim Định, v.v. Về văn học, Bùi Xuân Bào, Bùi Tuân, Võ Long Tê, Phạm Đình Tân, Nguyễn Văn Trung, Thảo Trường, v.v. cũng như
các nhóm Nhận Thức (Huế), Tinh-Việt văn-đoàn, Sống Đạo, Phương Đông, Đối Diện, v.v. đã góp phần gây ý thức tôn giáo và góp phần nhận thức trách nhiệm trần gian,
bám sát thời sự của chiến tranh và xã hội nhiều giao động.

Ở miền Nam từ sau đệ nhị thế chiến, một luồng gió tự do cá nhân đến từ Âu châu hiện sinh. Cá thể là chính, là khởi điểm đồng thời là trạm tới của mọi giá trị. Ý nghĩa cuộc
đời chỉ có thể có từ kinh nghiệm cá nhân mỗi người, và tự do lựa chọn, như một số nhân vật của Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu và Nguyễn Đình Toàn. Nay không
còn khuôn mẫu văn hóa chung, phổ quát, trừu tượng, nay chỉ có chủ thể mà không còn khách thể!

Ngôn ngữ trở thành âu lo chính, trở thành sống chết, quan trọng, chứ không phải không có cũng chẳng sao. Văn chương với ngôn ngữ như hình với bóng; có văn chương,
ngôn ngữ mới sống và trưởng thành. Ngôn ngữ trong một hoàn cảnh nào đó, có thể đem đến tự tin, nói như Jean-Paul Sartre, văn chương một thời đại vong thân khi tự nó
không dứt khoát làm chủ mà còn lệ thuộc những quyền lực đời hoặc một ý thức hệ, khi văn chương tự xem như phương tiện, công cụ thay vì phải là mục đích vô điều kiện.
Thành ra văn chương khoác chiếc áo siêu hình, như từ chối hiện thực, đời thường. Đi xa đến những tưởng là vô nghĩa, phi lý, trong thực tế là những tư duy thâm sâu, và
chính ngôn ngữ và sáng tạo trong ngôn ngữ đã đem lại tính cách văn chương cho văn, thơ,…

Văn nghệ trở thành phương tiện hành động, phản kháng, trong một cuộc đời phi lý, như chiến tranh, như những cái chết của người thân hay bạn hữu. Người tuổi trẻ nhận ra
văn chương không phải là chốn trốn tránh sự thực, thực tại, mà là phải đáp ứng nhu cầu hôm nay và là để thuyết phục. Tiếng bom, những viên đạn lạc, những người bạn
nằm xuống vì lựa chọn chiến tuyến hoặc nạn nhân vô tình. Nhiều người làm văn nghệ trẻ thập niên 1960-1970 đã đi đến dấn thân – hoặc tưởng là như vậy, để gạt bỏ những
sợ hãi bất tường của đời thường – cái hãi sợ mà Heidegger từng nói đến, đưa cá nhân đến đối đầu với hư vô và sự phi lý trước cái phải lựa chọn! Cuộc kiếm tìm cái nhân
cách, một cái tính cách hiện đại hóa, thời thượng, .. Khởi từ ý tưởng định mệnh khó hiểu, cái số mệnh nghịch thường với con người, với tự do chân chính. Con người luôn
bị định mệnh đe dọa, vậy thì viết là để xác định tự do vì hãi sợ không có thật!

Văn học miền Nam thời này cũng như của thế kỷ XX nói chung có cái thị kiến to lớn, loại viễn kiến, có tham vọng sâu xa, đụng đến phần sâu thẳm: nền văn học này vì thế
có hai đặc điểm trội bật là chính trị và siêu hình, triết lý. Tình cảnh của một tập thể dù muốn hay không cũng tự chính trị hóa, trong mọi sinh hoạt, kể cả văn chương đã ảnh
hưởng chăng? Có thể nói công việc nghị luận, nghiên cứu hay quan sát sinh hoạt văn học cũng là một cách làm văn học, vì tập thể, vì tương lai, mà nội dung cũng có thể tải
những tâm tình, nguyện vọng của một thế hệ, của những người chứng. Đưa đến tính cách thời gian của văn học, nhất là văn học ở ngoài nước, vì những công việc văn
chương này luôn hàm ý phê phán quá khứ và hiện tại, luôn như tìm cách rọi ánh sáng vào bóng tối ám của bạo lực, của một tập thể chuyên quyền, như tìm cách nói lên
tiếng nói bị vùi dập, bị đẩy vào câm lặng tuyệt đối!

Nhiều phương-pháp nghiên cứu và phê-bình được thử nghiệm. Phương pháp phân tâm Freud đi tìm trong tiềm thức, tuổi thơ của tác giả – bỏ ý thức để đi vào lãnh vực tiềm
thức, trực giác, những ấn tượng, cảm xúc, ám ảnh đau thương thời thơ ấu của nhà văn thơ chẳng hạn, như Đỗ Long Vân khi viết về Chế Lan Viên (10). Phương pháp xã hội
học thì tìm trong bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội chung quanh tác giả để cắt nghĩa tác phẩm. Đi xa và một chiều biến thành phương pháp phê bình duy vật của K. Marx,
dựa trên lập trường gọi là giai cấp, cách mạng và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, dựa trên quá trình phát triển của xã hội và của lịch sử. Ở miền Bắc khởi từ Trường
Chinh từ những năm 1948, sau đó các vị làm công tác phê bình chỉ việc theo, như Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ, Hoài Thanh, v.v. Phê bình hiện sinh, nói đến
con người như một cái gì do con người tự tạo, một hiện hữu tiên thiên trước yếu tính. Thuyết phê bình văn học “thi tứ không gian” (La poétique de l’espace) của Gaston
Bachelard được Lê Tuyên áp dụng trong các giáo trình ở đại học văn khoa Huế vào thập niên 1960, về ca dao tục ngữ, Kiều, Cung Oán ngâm khúc và đã xuất bản tập Chinh
Phụ Ngâm Và Tâm Thức Lãng Mạn Của Kẻ Lưu Đày (11) năm 1961 và gần đây ở ngoài nước, cuốn Thể Tánh Của Thi Ca (12).

Cấu trúc luận (Lévi-Strauss, Michel Foucault, …) từ thập niên 1960 khai tử “tác giả”, chỉ nhắm văn bản, cấu trúc của tác phẩm là cái xuất hiện trí thức của tác giả, của con
người. Phương pháp chống nhân bản, có thể đưa đến phong trào sinh viên 1968, chống chiến tranh Việt Nam và đưa đến phong trào “tiểu thuyết mới” chủ trì cái chết của
tác giả. Người viết mang mặt nạ, cũng là thời của tiểu thuyết thực nghiệm (experimental novels), tiểu thuyết phá thể – gốc gác, dấu vết triết học Marx đặt nặng vai trò sản
xuất và vai trò của nó trong lịch sử. Huỳnh Phan Anh ít nhiều xử dụng những phương pháp này. Đỗ Long Vân tìm “con đường tơ lụa”trong Kiều và tìm dấu ấn ngôn ngữ
giúp tìm dấu vết con người trong Nguồn Nước Ẩn Trong Thơ Hồ Xuân Hương. Hai thập niên sau có thuyết Hậu Cấu trúc luận (Post-Structuralism) chủ trương tách rời tổng
thể khỏi cấu trúc, Jacques Derrida đưa ra thuyết Hủy Tạo (Deconstruction) phân tích ký hiệu để giải mã tác phẩm, không phân tích, tác phẩm trở nên bất tri. Phê bình hậu
hiện đại cũng chú trọng khía cạnh chính trị. Sau Foucault là F. Jameson, Stanley Fish xem văn chương là một bằng chứng của sự đàn áp. Văn chương bị áp đặt dưới cái
nhìn trừ “tà”, tố cáo. Vạch màn sương mù để nhìn “thực chất”. Phê bình hậu hiện đại phá hủy huyền thoại văn chương, lột trần, đặt lại vấn đề, tra vấn, tìm kiếm “chân lý”.

Các phương pháp đó có thể là những phương tiện, những lăng kính, những cách thức để hiểu văn học Việt Nam, sẽ là những đóng góp tốt, như Nguyễn Văn Trung khi
nghiên cứu về văn học và tiểu thuyết (13), như Lê Tuyên khi viết về Chinh Phụ Ngâm (11), Đỗ Long Vân khi giải mã thơ Hồ Xuân Hương (14), Huỳnh Phan Anh về nhiều
tác giả và tác phẩm (15), …

Một nền văn nghệ mới khai sinh từ kinh nghiệm thế chiến thứ nhì với những Jean-Paul Sartre, Albert Camus, Simone de Beauvoir, Françoise Sagan,… là một nền văn nghệ
có tính chất triết lý “gần” con người và cuộc đời trần gian và xa thần quyền. Nhiều khuynh hướng văn nghệ mới được các giáo sư trẻ du học từ Âu châu về phổ dương, các
ông Nguyễn Nam Châu, Nguyễn Văn Trung (Hoàng Thái Linh), Nguyên Sa Trần Bích Lan, Nguyễn Khắc Hoạch,… trên các tạp chí Đại Học của đại học Huế và các tạp chí
văn nghệ mới Sáng Tạo, Thế Kỷ Hai Mươi, Hiện Đại, v.v. Nhiều cây viết khác cũng góp phần giới thiệu những trào lưu văn nghệ mới, hiện tượng luận, Heidderger, và siêu
hình học, Nietzche,… như Bùi Giáng, Tam Ích, Phạm Công Thiện, Đặng Phùng Quân, Trần Đỗ Dũng, Lê Huy Oanh, Trần Thiện Đạo, Trần Phong Giao, Nguyễn Nhật
Duật, Huỳnh Phan Anh, Cô Liêu Vũ Đình Lưu, Hoài Khanh, v.v.

Từ 1964, trong số những người làm văn nghệ xuất hiện một khuynh hướng triệt để hơn. Họ không bằng lòng với thành quả đang đạt được. Một trong những người đó là
Nguyên Sa chủ trương nghệ thuật phải hay và không làm văn nghệ theo phe nhóm hẹp hòi hay “múa gậy vườn hoang” (16) như ông viết trong Một Bông Hồng Cho Văn
Nghệ. Ông đã nhìn lại quãng đường văn nghệ thời vừa qua, và đã kết án đó là một “nền văn chương trú ẩn” (17). Ông kết tội những người làm văn nghệ thời Sáng tạo trong
đó có ông, đã phủ nhận văn học “lãng mạn” của tiền chiến“một cách mù mờ”. Ông cho rằng chủ trương văn nghệ mới của Sáng-tạo đã “vội vã, làm giản lược nhãn quan
phán xét, làm phủ nhận thiếu vững chắc”. Theo ông, các nhà văn thời Sáng Tạo “chỉ chê văn chương lãng mạn. Tức là chúng tôi có thể làm văn chương hiện sinh. Chúng
tôi có thể làm văn nghệ dấn thân. Chúng tôi có thể làm tiểu thuyết mới”. Tuy nhiên “đó là sự buồn bã ghê gớm của thế hệ năm mươi sáu mươi. Tiền chiến buồn bã bao
nhiêu thì chúng ta buồn bã bấy nhiêu. Bởi vì những động đá trú ẩn. Tiền chiến và năm mươi sáu mươi vẫn là những nền văn nghệ trú ẩn trong những động đá kiên cố. Vẫn
là những nền văn nghệ bình an và kỹ lưỡng” vì “chúng ta chỉ yêu mến cái mới đã được chấp nhận. Chúng ta chỉ sáng tạo trong khuôn khổ (…) làm mới trong kích thước
của cái mới đã được mang lại bởi những người làm văn học nghệ thuật không phải là chính mình. (…) Ta chỉ là những người học trò tốt “ bắt chước hiện sinh, hiện thực xã
hội. Nguyên Sa và một số trí thức của tờ Đất Nước đi đến quyết định “Nhớn rồi, … phải rời bỏ những vùng trú ấn cũ,… những động đá cần thiết cho mùa Đông nhưng tù
hãm lắm, tê liệt lắm” để “dấn thân”, “dân tộc” “đi về trước mặt. Đi đâu? Chưa biết. Đó là cuộc phiêu lưu”. Có thể “sự khám phá thần thánh” mà “cũng có thể là sự gục ngã.
Gục ngã vì dại khờ. Gục ngã vì điên loạn. Nhưng trong văn nghệ, cũng như trong tình ái, chẳng thà gục ngã trong dại khờ còn hơn sống mãi trong khôn ngoan. Chết ở chân
trời thử thách, chết trong cuộc phiêu lưu còn hơn sống mãi tầm gửi trong động đá trú ẩn êm ấm.”. Khi Nguyên Sa viết những dòng trên là lúc văn chương “chính trị” của

những Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, v.v. không còn đánh động được người đọc, làm như đã xong nhiệm vụ những năm đầu xây đựng nền tảng
của một miền Nam không cộng sản. Thời gian sau đó cũng đã trả lời một cách oái oăm rằng văn chương hướng về dân tộc và tôn giáo sẽ là một thất bại khác – ít ra đã
không tạo được những cây bút nỗi tiếng như vào thời cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Những cây viết thiên tả ở miền Nam như Vũ Hạnh, Lữ Phương, Thế
Nguyên, Nguyễn Trọng Văn liên tục theo dõi và tấn công những người làm văn nghệ khác, luôn nhân danh những “giá trị” chính họ không áp dụng. Cô-Liêu Vũ Đình Lưu,
Bùi Đức Uyên, Trần Văn Nam, … có những đóng góp phê bình nghiêm chỉnh hơn!

Khuynh hướng văn chương dấn thân trội bật, từ ý thức đến chính trị. Khởi từ đây những tạp chí Đất Nước, Đối Diện, Trình Bày, Hành Trình, Thái Độ… đối đầu với chính
trị và chiến tranh, mở một “chiến trường” chính trị và xã hội hơn, dấn thân sâu hơn. Một số văn nghệ sĩ dấn thân và phản chiến được người đọc theo dõi. Dấn thân có Thảo
Trường, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Ngô Thế Vinh, Trần Hoài Thư, …; phản chiến có Thế Nguyên, Mường Mán, Cung Tích Biền, Trần Vàng Sao,… về sau rõ ra là nằm
vùng!

Từ những rã rời, tuyệt vọng do xã hội thời chiến đưa tới, vài năm sau làn sóng hiện sinh thời thượng là mốt “tiểu thuyết mới” đến từ Pháp với Huỳnh Phan Anh, Hoàng
Ngọc Biên, Nguyễn Xuân Hoàng,…. Một loại “phản tiểu thuyết”, nói như Jean-Paul Sartre, đối thoại và độc thoại cùng tình cảm nội tâm trộn lẫn, thứ tự thời gian đảo lộn,
không cần đến cốt truyện, có khi không cả người kể. Nhân vật thường ở ngôi thứ ba (il, elle, on). Một thế giới rất “khách quan”, ở ngoài!

Sau khi đất nước chia đôi, đến những ảnh hưởng của những trào lưu hậu chiến như hiện sinh và hiện tượng luận. Hiện sinh xuất phát từ thời đệ nhị thế chiến, ảnh hưởng từ
Heidegger và K. Jaspers và nối tiếp tiểu thuyết về thân phận con người, khuynh hướng lớn mạnh từ khi Jean-Paul Sartre xuất bản La Nausée năm 1938 và coi như chấm dứt
với Les Mandarins của Simone de Beauvoir năm I954. Các nhà văn thơ miền Nam thuộc nhóm Sáng tạo, tạp chí Văn, Văn Học,.. phản ánh phần nào khuynh hướng tiểu
thuyết này. Đời là phi lý, là hố thẳm không thể vượt qua vì luôn hiện hữu giữa con người và thế giới, giữa khát vọng con người và sự bất lực của thế giới bên ngoài thoả
mãn cá nhân! Con người xa thần quyền, chỉ biết giá trị của hiện tại và thực tại, lo sống cho cá nhân và hôm nay (Bếp Lửa, Tuổi Nước Độc,..), đời sống thì buồn tẻ mà cá
nhân thì xác thịt và cảm tính mạnh hơn (Bốn Mươi, Vòng Tay Học Trò, Tôi Nhìn Tôi Trên Vách, Sám Hối,…). Truyền thống, phong hóa, … bị rời xa, bị chế diễu, vì phải
hiện đại. Sáng Tạo chê bai Tự Lực văn-đoàn. Rồi ảnh hưởng của tiểu thuyết Hoa Kỳ cũng như J. Joyce và Kafka, tiểu thuyết của một thế hệ lạc lõng, nên chưa thất vọng đã
chán chường!

Khuynh hướng tiểu thuyết về dấn thân và thân phận con người nổi từ thập niên 30 ở Pháp với André Malraux, Céline, Saint-Exupéry, Bernanos, Montherlant, Aragon,…
Một thể loại tiểu thuyết không chấp nhận giải trí xuông, mà đánh động lý trí bằng cách đưa tới phạm trù bi đát của phận người. Nhân vật thường tiêu biểu cho một giá trị.
Tiểu thuyết từ nay là một dấn thân, một nếp sống hoạt động. Céline, qua Voyage au bout de la nuit, chống chiến tranh, chủ nghĩa thực dân, chống người Mỹ,… Malraux,
viết Les Conquérants và La Condition humaine sau khi đã tham gia những cuộc cách mạng đẩm máu ở Trung-Hoa, trong rừng già Đế Thiên Đế Thích, tìm Đạo (La Voie
royale), nhất là với L’Espoir, ông chống phát-xít, cổ võ tự do. Với ông, tiểu thuyết hiện đại là “một phương tiện thích hợp nhất để nói đến cái bi đát, chứ không chỉ là một
khám phá cá nhân”. Sau Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, khuynh hướng tiểu thuyết dấn thân đậm nét văn học miền Nam từ giữa thập niên 1960 với những Thế
Uyên, Phan Nhật Nam, Trần Hoài Thư, Nguyên Vũ, … trước khi trở thành phản chiến ở đầu thập niên 1970. Dấn thân tự do trình bày, đem cái Tôi, cả trần truồng, trong
một thế giới suy đồi, dù tự do, bên cạnh những đòi hỏi giá trị văn hóa hoặc lòng tin. Văn chương thật sự phản kháng khi có đe dọa, bủa vây : Ngô Thế Vinh, Phan Nhật
Nam,.. Từ phản kháng, có những nhà văn đi đến đối đầu đòi lật đổ chế độ, sau rõ ra do chỉ thị chứ chẳng lòng thành gì : Vũ Hạnh, Thế Nguyên, Trần Hữu Lục (Cách Một
Giòng Sông),… Chúng tôi đã có dịp tổng kết “mảng” tiểu thuyết này trong một nhận định đã xuất bản, Bốn Mươi Năm Văn Học Chiến Tranh (1957-1997).

Kỹ thuật viết thay đổi! Phải chăng có thể nói đến những “thử nghiệm”, “tiến bộ”,“cải đổi” theo thời gian sự nghiệp và kinh nghiệm? Nguyễn Đình Toàn là một thí dụ điển
hình. Tiểu thuyết đầu Chị Em Hải xuất bản năm 1961, cốt truyện, nhân vật rõ rệt và động tác giản dị. Tác giả chi tiết ở những mô tả y phục và cử chỉ nhân vật. Ý tưởng làm
nền có thể đạo đức, triết lý, nhưng chỉ mới ở ngưỡng cửa những ý tưởng phi lý, buồn nôn. Tình yêu như một “thú” đau thương. Hải ham đọc sách, thông minh nhưng lãnh
đạm đến với tình yêu, lần đầu là căn gác lỡ lầm đáng tiếc! Những người tuổi trẻ này sống với “những khắc khổ đau đớn của cuộc đời vấy lấy họ. Vì họ đọc sách và biết
nhiều họ sống lý tưởng nhưng lại biết rõ mình viễn vông và sự thất vọng tàn của họ (…) Họ thu mình trong chiếc vỏ cứng của cô đơn. Đó là một sự kiêu ngạo vô lý. Nhưng
chính đó cũng là cứu cánh của họ. Nếu đập vỡ cái vỏ ấy, họ không còn là họ nữa, có thể họ sẽ tự tử vì không chịu nổi cái vô lý của hiện hữu mình…”. Đến Những Kẻ Đứng
Bên Lề (1964), nhân vật phức tạp hơn, có sinh khí hơn, trong một cuộc sống đày bất trắc của chiến tranh. Thái, nhân vật chính, sống buông thả, sa đọa, nhưng cuối cùng bỏ
Sài Gòn để trở về với biển cả. “Tôi là một kẻ viễn vông, ưa suy nghĩ như một cái cây tự mọc lá” (18). Con Đường (1967) đánh dấu một chặng đường mới trong việc tìm
kiếm kỹ thuật và ngôn ngữ, trước đó, ông “thường bận tâm về vấn đề của cuốn tiểu thuyết sẽ viết, kể từ cuốn Con Đường tôi bận tâm về vấn đề viết chính cuốn tiểu thuyết
đó nhiều hơn” như lời ông xác nhận trong một phỏng vấn của tạp chí Văn (19). Đến Áo Mơ Phai (1972), giải thưởng Văn-học Nghệ-thuật 1973, yếu tố “truyện” nhường
chổ cho “truyện kể” để tác giả kể hồi ức, kỷ niệm. Tập tiểu thuyết bắt đầu như sau:

“Hà Nội 1954, tháng sáu chưa hết, nhưng mùa Thu đã đầy hơi lạnh. Buổi chiều im trong văn phòng bước ra tới cửa Tòa Đô Chánh, Quang đã có thể trông thấy sương mù
trên mặt hồ Gươm”.

Và kết thúc ở trang 309 : “Lan ao ước được hòa hợp; được tan biến vào Hà nội, đồng thời nàng cũng hoảng sợ khi tưởng tượng ra nàng đang kề sát mặt mũi mình bên cạnh
cái xác chết đang bắt đầu lạnh ngắt.

Nàng cũng mong mỏi một buổi chiều nao ngồi ở bao lơn đó, nàng sẽ trông thấy Quang đi tới. Lan không gọi nhưng Quang cũng sẽ ngửng lên và trông thấy nàng. Họ sẽ
phải gặp nhau một lần cuối cùng như thế trong Hà nội, rồi có sẽ gặp nhau ở nơi xa xôi nào khác nữa không, là việc sau.

Lòng mong đợi gay gắt đến nỗi, đã có khi Lan tưởng như nàng sẽ chết thật, sẽ không bao giờ thở được nữa”(20).

Ở giữa là cuộc sống bình thường của những nhân vật vốn là bạn hữu và gia đình trong chốn không gian đó! Mất mát và đợi chờ là nội dung của truyện, nếu người đọc
muốn ngừng lại ở một nội dung, một cốt truyện, một thảm kịch. Kỹ thuật tiến đổi, như tác giả xác nhận:

“Mỗi tác phẩm đã viết ra như que diêm đã được đốt cháy, nhà văn có bổn phận phải sang tạo, dù rằng toàn bộ tác phẩm chỉ là sự nối dài từ cuốn đầu tiên. Nhiều người đã
nói tôi dùng lối viết quá dài, cả trang không chấm trong Áo Mơ Phai này mới mang đủ sắc thái không khí của Hà Nội. Nhân vật chính trong tác phẩm không phải là những
nhân vật được nhắc tới trong sách mà chính là thành phố Hà Nội. Ai sống ở nơi này thường có cái cảm tưởng đang song trong một giấc mơ, có lẽ là giấc mơ không bao giờ
phai nhạt với sương mù cơn mưa sướt mướt hơi lạnh của mùa thu… Áo Mơ Phai thoát ra từ cơn mơ đó từ khi tôi xa Hà Nội mới 17 tuổi…”(21).

Kỹ thuật của Dương Nghiễm Mậu trong Đêm Tóc Rối trộn lẫn quá khứ hiện tại và chuyện ao ước hoặc chưa xảy ra; con người ở đây sống trong bất toàn, trái ngang – sống
bám, già bám trẻ, trẻ bám đĩ điếm . Với Gia Tài Của Mẹ, Nhan Sắc, cốt truyện chỉ là cái cớ cho những tra vấn trí thức, chính trị – những kỹ thuật từng bị phê phán chung
với Thanh Tâm Tuyền là “cố làm vẻ snob, trí thức một cách hợm hĩnh (…) đời sống nội tâm của họ lúc nào cũng bị xâu xé, khích động vì sống trong sự mê sảng chuộng
thời thức của tác giả (…) chuyên đề cập tới thân phận con người trong một bộ đồng phục” (22).

Kỹ thuật tiểu thuyết ở những thập niên 1960-1970 trở thành tư tưởng và mỹ học của chính tác giả. Nhà văn triết lý khi miêu tả sự vật, sự việc, khi tả tình và xâm nhập vào
đời sống của nhân vật. Đặt nền trên mỹ học, siêu hình của vô thể hay đang-hình-thành! Nguyễn Thị Hoàng nhiều năm sau Vòng Tay Học Trò, tiểu thuyết gợi tò mò nơi
người đọc tìm kiếm tiểu sử tác giả của nó, tiểu thuyết làm dáng hiện sinh, đã trở lại gây bất ngờ với Cuộc Tình Trong Ngục Thất (1974) viết về những bi hài của cuộc đời,
những thăng trầm của những con người trẻ ham sống, trong khi chiến tranh hoành hành. Địa ngục ở ngay trước mặt, đời sống trở thành ngục thất cho mỗi cá nhân. “trước
khi dành đêm cho mình, vợ bảo chồng nhỏ nhẹ Anh hãy mặc quần áo tử tế và thắp nhang lên bàn thờ Phật” (23). Sau 1975, bà xuất bản Nhật Ký Của Im Lặng (1990) như
một tổng kết những suy tư triết lý lẫn nhân sinh quan về cuộc đời, tình yêu, hạnh phúc và những đấng tối cao. Nói chung, đối với các tác giả mới này, có hai khuynh hướng:
hoặc tiểu thuyết trở thành cái khung, cảnh ít quan trọng và nhân vật thứ yếu hoặc ngược lại, chỉ có nhân vật, thế giới tiểu thuyết chỉ là cái khung vì đó là một không gian nội
tâm hóa, cái cớ để suy tư, phân tích nội tâm. Cuộc đời có đấy nhưng không quan trọng, ý nghĩa cuộc đời là do con người gán cho; câu chuyện xoay quanh nhân vật, nhân
vật trở thành tâm điểm! Có tàc giả như Thảo Trường đưa thêm yếu tố tinh thần, tâm linh, cho cái không gian vô nghĩa đó! Như vậy, kỹ thuật tiểu thuyết trở nên quan trọng,
là cái riêng của mỗi tác giả, trong cách kể, cách viết, trong không khí mà tác phẩm tạo nên được!

20 năm sinh hoạt văn nghệ đó còn có những hiện tượng như tiểu thuyết đăng nhật báo từng kỳ với Bình Nguyên Lộc, Ngọc Linh, Trọng Nguyên, Thanh Thủy, Văn Quang,
Dương Hà, Tô Nguyệt Đình, Duyên Anh, Mai Thảo, Hoàng Hải Thủy, … Duyên Anh đi vào thời sự của báo chí sau khi đã là hiện tượng với tiểu thuyết viết về tuổi thơ và
tuổi trẻ, để đời với tập truyện Hoa Thiên Lý và bộ truyện Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ. Nhật Tiến với lương tâm nhà giáo và trách nhiệm xã hội, viết nhiều về những đứa trẻ bất hạnh
hay những người nghèo khổ và nạn nhân của chiến tranh. Cũng là thời của những nhà văn mà tác phẩm vẫn sống mạnh nơi người đọc: Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng, … Các
tiểu thuyết Yêu, Loạn, Ghen, … của Chu Tử một thời đã là hiện tượng bán chạy cũng như đề tài sống vội sống cuồng theo F. Sagan và mốt hiện sinh! Bùi Giáng là một hiện
tượng khác với các tác phẩm triết lý và dịch thuật tài tình, ngoài những tập thơ đổi mới ngôn ngữ và đầy ắp những ý tình khác người!.

Đây cũng là thời giới cầm bút phái nữ đông đảo hiện diện và nổi tiếng về nội dung: Nguyễn Thị Vinh, Đỗ Phương Khanh và Linh Bảo với những khúc mắc của những
mảnh đời tương đối an bình, Nguyễn Thị Hoàng với Vòng Tay Học Trò từng làm chau mặt giới giáo dục, đề tài tình yêu “cấm kỵ” ở chốn học đường, một vấn đề của thời
đại mới, Túy Hồng tâm tình nóng bỏng phẫn nộ thân phận phụ nữ mà khi xuất hiện đã gây hy vọng làm sống nền văn nghệ mới, Minh Đức Hoài Trinh người nữ lữ hành
trong cuộc đời và tình yêu (gây sôi nổi với Sám Hối và Đàn Ông Đàn Bà), Nhã Ca vẽ lại những cuộc đời bị chiến tranh giao động, gây nhiều đổ vỡ, Trùng Dương náo động
ngôn ngữ và tâm hồn người nữ, Lệ Hằng no đầy những mối tình sinh viên lãng mạn vẫn khao khát tự do, tìm kiếm, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ viết về hiện thực của thời đại
chiến tranh, xã hội xáo trộn, Vân Trang, Minh Quân,… theo khuynh hướng giáo dục, cuối giai đoạn có Trần Thị NgH văn chương quan sát hiện thực. Về thơ có Trần Thị
Tuệ Mai, Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, Hoàng Hương Trang, Trần Thy Nhã Ca, …, đi từ những tình ý ngập ngừng kín đáo đến những nghi vấn khúc mắc, táo bạo!

Trong Nam, có chính sách văn hóa, thông tin thì cũng phải có chế độ kiểm duyệt vì chiến tranh, nhưng không có cưỡng bách hay cô lập kinh tế, tinh thần. Chính quyền còn
trợ cấp tài chánh cho Bút Việt (PEN Club VN) từ năm 1957 dù có những vị chủ tịch độc lập và cả đối lập với chính quyền, như chủ tịch Thanh Lãng đã bênh vực nhà văn
“nằm vùng” Vũ Hạnh, … Thời 1954-1963, không khí văn nghệ lịch sự, nhẹ nhàng,… đến 1964-1975 đa dạng, có nạn bè phái nhưng cũng có đối thoại. Các giải thưởng văn
học được tổ chức hàng năm để trả công và vinh danh một số người làm văn học nghệ thuật nhưng có những năm gây tranh luận, nghi vấn về vai trò của các giám khảo cũng
như giá trị thật sự của những tác phẩm được giải (Nguyễn Hiến Lê từ chối nhận giải; năm 1974 cuốn Đường Một Chiều của Nguyễn Mộng Giác bị nghi thiên vị, v.v.).

Miền Nam lục tỉnh

Văn học thuần Nam lục tỉnh phát khởi từ 1865 đã tiếp tục vững mạnh với sự nhập cuộc của các nhà văn miền Bắc thời 1925-1945, đã dần dà nhường chủ-động cho người
làm văn-nghệ cả nước từ nay tập trung ở phía nam vĩ-tuyến 17.

Mai Thảo trong số ra mắt tạp chí Sáng Tạo cho rằng văn nghệ từ thủ đô Hà Nội đã chuyển vào thủ đô văn hóa Sài Gòn (24). Cao Huy Khanh trong loạt bài biên khảo về 20
năm tiểu thuyết miền Nam (1954-1973) đăng nhiều kỳ trên tạp chí Thời Tập trước 1975 đã phân tích nền văn học đó như sự lớn dậy của một con người từ mới sinh đến khi
khôn lớn. Họ Cao là người đầu tiên viết về giai đoạn văn học 1954-1973 (ông dùng thời điểm hiệp định Paris) nhưng chỉ mới được 4,5 bài dẫn nhập thì đã xảy ra biến cố
30-4-75, sau đó không thấy ông xuất hiện trên báo chí (25)! Nhà văn Võ Phiến, trong Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (26), đã có cái nhìn phần nào tổng hợp hơn và
dành cho miền Nam “lục tỉnh” một vai trò hình thành và xuất phát cho nền văn học 1954-1975. Tuy nhiên, Võ Phiến đã không đánh giá đúng mức tác phẩm của các nhà
văn miền Nam thời kháng Pháp ngay trước đó là thời Sài-Gòn rất sôi động về chính trị và cách mạng trong khi Hà Nội sôi nổi về quân sự. Khuynh hướng văn nghệ đấu
tranh này đã lớn mạnh và đa dạng ở Sài-Gòn trong khi văn nghệ kháng chiến ở phía Bắc đã phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đảng cộng sản ngay từ những ngày đầu; một
khuynh hướng nẩy mầm từ những Trương Duy Toản, Lê Hoằng Mưu, Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử, … của những thập niên 20 và 30 là thời văn học miền Bắc đang lãng
mạn đến đẫm lệ và tự tử với những Cành Hoa Điểm Tuyết, Tuyết Hồng Lệ Sử, Tố Tâm, v.v.

Viết về 20 năm văn học này mà cứ nói đến các nhóm Sáng Tạo, Quan Điểm, Văn Hóa Ngày Nay, v.v. mà quên các nhóm “bản xứ” khác là một thiếu sót lớn! Văn học miền
Nam đã có từ 1865, vẫn tiếp tục phát triển song hành hoặc hoà nhập nền văn học Việt Nam nói chung, hay từ năm 1954, miền Nam có văn học khác, mới? Theo thiển ý nên
phân biệt ba dòng văn học tại miền Nam từ 1954 đến 1975 mà nếu công bằng ta có thể ghi nhận : một thuần Nam, từ Petrus Ký qua Hồ Biểu Chánh đến Phi Vân, Bình
Nguyên Lộc, Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Trang Thế Hy, … bình dân hoặc trưởng giả trí thức với những đòi hỏi thông thường những giá trị dân chủ của Cách mạng Pháp
1789; một dòng giữa gồm miền Nam cộng với Trung và một ít Bắc đã khởi từ trước 1954, thiên chính trị cách mạng và công bằng xã hội; và dòng cuối là dòng nước mới từ
miền Bắc di cư vào từ 1954, dòng trí thức tiểu tư sản và chính trị lý thuyết. Trong hơn 20 năm, ba dòng văn học đó đã sống chung, đã nhập làm một dưới biểu tượng dân
chủ và cộng hòa.

Miền Nam của những năm đầu sau 1954 trước hết có nghĩa là tự do. Tự do trong chính trị, tự do của hết chiến tranh. Tự do của tái dựng cuộc đời, của thiên cư dù trong đổi
thay đã có những bi kịch cho tập thể và cá nhân. Và tự do trong văn nghệ! Tuy nhiên cái tự do này sẽ bị hoàn cảnh mới về chính trị giảm thiểu đi phần nào, dù vậy vẫn giúp
phát triển những cái mới trong văn nghệ như nhóm Sáng Tạo, thơ tự do, thơ lục bát mới, thơ văn xuôi, vv. Để đối phó với đấu tranh chính trị mà miền Bắc vẫn tiếp tục, dù
sao thì tổng tuyển cử mà hiệp định đình chiến đã quy định vẫn như lưỡi kiếm Damoclès lơ lững trên sự sống còn của cả miền Nam. Người dân miền đất mới đã phải bắt tay
xây nền móng. Một văn nghệ tâm lý chiến phục vụ giai đoạn sẽ nằm trong nỗ lực vô hiệu hóa mũi dùi của cộng sản Hà Nội, nỗ lực sẽ thành công chỉ mấy năm đầu 1954-
1959, khiến cho miền Bắc tức tối sẽ thành lập Mặt trận giải phóng miền Nam và gây chiến cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Không khí tự do nói trên sẽ khiến một số nhà văn nghệ phải xét lại những nền tảng văn nghệ theo đuổi như thuyết đệ tứ quốc tế, thuyết giải phóng dân tộc, thuyết quốc dân
và chống ngoại xâm, thực dân mới cũ. Dĩ nhiên có nhiều người sẽ tiếp tục “công tác” như trước 1954, sẽ vào tù hoặc vô bưng, tập kết, hay sẽ bị bắn chết khi vượt ngục như
Dương Tử Giang. Những nhà đệ tứ Thiên Giang, Thê Húc sẽ đi vào con đường thuần giáo dục, Tam Ích sẽ pha Phật giáo nhưng vẫn bế tắc đến phải tự kết liễu cuộc đời, Hồ
Hữu Tường xét lại thuyết của mình sau khi bị tù vì làm quân sư cho tướng Bảy Viễn nhưng sẽ vẫn không thuyết phục được nhiều người, Phú Đức Nguyễn Đức Nhuận, Tô
Nguyệt Đình Nguyễn Bảo Hóa, Quốc Ấn, Phi Vân, … sẽ hoạt động báo chí, Thẩm Thệ Hà sẽ chuyên hơn về giáo khoa, Sơn Khanh, .. sẽ bỏ viết, làm luật sư và thủ tướng,
vv. Vũ Anh Khanh sẽ tập kết và vượt tuyến trở lại và sẽ bị bắn chết nơi đất nước bị qua phân. Lý Văn Sâm sẽ vô bưng khi đã lộ, riêng Thái Bạch, Sơn Nam, Trang Thế Hy,
… sẽ tiếp tục “nằm vùng”vững vàng trong một miền Nam quá tin người và “quá” đề cao những giá trị dân chủ, tự do!

Trong bầu không khí đó, các nhà văn thuần lục tỉnh và Sài Gòn sẽ làm gì ? Trước hết, họ tụ tập hoạt động báo chí và xuất bản. Các nhà xuất bản Phạm Văn Tươi, Phù Sa,
Bến Nghé, Nam Cường,…, các nhật báo Tiếng Chuông, Sài Gòn Mới, Sài Gòn Mai, Tia Sáng, … và các tạp chí Vui Sống, Nhân Loại, Đời Mới, Mới, Sinh Lực, Đông
Phương, … sẽ là đất văn nghệ chính của các nhà văn miền Nam này trước khi họ sẽ hội nhập vào dòng văn học “miền Nam cộng hòa” với các tạp chí Phổ Thông, Văn Học,
Văn, Bách Khoa, Nghệ Thuật, vv. Tạp chí Nhân Loại ra đời năm 1956 (có thời do Đông Hồ làm giám đốc) chuyên về văn nghệ và ít về nghị luận chính trị. Đời Mới của
nhóm Trần Văn Ân, sẽ đóng cửa khi ông Ân bị bắt ở Rừng Sát, là tạp chí có nhiều ảnh hưởng về chính trị cũng như văn học nghệ thuật trong khi tờ Đông Phương của Hồ
Hữu Tường chỉ chuyên về chính trị, cổ võ thuyết trung lập. Về sau có thêm báo chí Phật giáo như Giữ Thơm Quê Mẹ, Hải Triều Âm, Vạn Hạnh. Giai đoạn sau tiêu biểu có
tờ Hoà Đồng do Hồ Hữu Tường chủ trương tổng hợp văn minh mới và Cấp Tiến của nhóm Nguyễn Văn Bông với chủ trương như một thay thế những thế lực chính trị cổ
truyền đã “mỏi mệt”!

Một cách tổng quát, tạm có thể phân biệt một số khuynh hướng chính: phong tục và đời sống nơi vùng đất mới khai hoang và phù sa: Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Phi
Vân, Lê Xuyên, Vương Hồng Sển, Mộng-Tuyết thất tiểu-muội, …; xã hội và đời sống thị tứ : Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Hoài Điệp Tử, …; chính trị, đấu tranh : Phạm Thái,
Thẩm Thệ Hà, Trang Thế Hy, Tô Nguyệt Đình, …; tình cảm, lãng mạn, diễm tình bình dân : Ngọc Linh, Sĩ Trung, Dương Hà, Phú Đức, bà Tùng Long, Phi Long, Dương
Trữ La, Thanh Thủy, Trọng Nguyên… và luận đề, triết lý và tôn giáo: Hồ Hữu Tường, Phạm Công Thiện, Tô Thùy Yên, …

Ấn phẩm xám và những người viết trẻ

Hai hiện tượng ấn phẩm xám và những người viết trẻ theo thiển ý quan trọng và đáng kể nếu muốn có cái nhìn nghiêm chỉnh về giai đoạn văn học này. Cả hai hiện tượng
sống động ở những năm cuối của thập niên 1960 đầu thập niên 70. Khi chiến tranh chính thức chấm dứt ngày 30-4-1975, các nhà văn thơ trẻ chưa kịp phát triển, thi thố hết
tài năng đã phải vứt bỏ hết vì ngay bản thân đã còn phải tù tội, cải tạo, đi chui, cả chết chóc, thất tán. Tác phẩm, sách báo của người trẻ cùng chung số phận của cả miền
Nam bị kẻ cưỡng chiếm cấm đoán, thủ tiêu.

Hiện tượng thứ nhất văn chương xám qua các tạp chí phần lớn in ronéo và không giấy phép cũng như nạp bản : tờ Hành Trình của nhóm giáo sư Nguyễn Văn Trung (10-
1964 đến 12-1965, tức ra được 9 số thì đình bản vì bị bộ Tâm lý chiến ra lệnh tịch thu), Thái Độ (7-1966, các số sau khá hơn được in ấn bản typo nhưng bị kiểm duyệt bôi
đen hoặc loang lỗ những đoạn trống) do Thế Uyên chủ động, Trình Bày (10-1966) của Diễm Châu. Cùng với ca nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, mảng văn học này đã
gióng tiếng nói tiêu cực, phản diện, ngược dòng,… cho văn nghệ miền Nam thời chiến tranh cao độ. Học sinh, sinh viên cũng đã có những ấn phẩm thơ truyện và báo chí in
ronéo, nhiều người về sau tiếp tục sinh hoạt văn nghệ chung, những “tác phẩm” đầu tay này thường hực lửa hoặc tích cực năng nổ canh tân, làm mới thơ văn cũng như lý
luận. Một số “nhà xuất bản” như Đại Nam Văn Hiến của Thế Phong cũng in sách bằng máy ronéo, từ thơ, truyện đến cả biên khảo, dù cá nhân người chủ trương có “hiện
tượng” nhưng dù gì thì nhờ phương pháp “xuất bản” này mà Cao Mỵ Nhân có tập Thơ Mỵ đầu tay (1960), Hoàng Khởi Phong có tập Mặt Trời Lên (1967), riêng Thế Phong
để lại nhiều tập biên khảo và bút ký văn học đáng kể!

Ở thủ đô, nhà Trình Bày cho ra đời một số tác phẩm “nóng” như truyện của Thế Nguyên (Hồi Chuông Tắt Lửa,..), truyện của Trần Quang Long (Vực Thẳm Và Hy Vọng
1966, Bông Cúc Vàng 1967), truyện dịch của Diễm Châu (Câu Chuyện Năm Mới, dịch A New Year’s Fairy Tale của V. Dudintsev, 1966), … Ở Phan Rang, nhà Ý Thức in
ba cuốn Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang, Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi và Những Vì Sao Vĩnh Biệt của Trần Hoài Thư, Cát Vàng của Lữ Quỳnh,.., những “nhà” xuất bản Con
Đuông, Sóng Việt ở Cần Thơ cũng in ronéo. Nhà Văn Mới ở Sài-Gòn in truyện, biên khảo cũng như Thi Vũ ở Paris in thơ với chừng một trăm bản để tặng chứ không bán;
“ấn bản cho thân hữu” mở một khuynh hướng thụt lùi đáng ngại ngay từ thời đó chứ không riêng gì hiện nay ở hải ngoại cũng như trong nước! Lữ Quỳnh in xong tập thơ,
nhắn tin trên tạp chí Văn “Thơ Lữ Quỳnh đã in xong. Các thân hữu liên lạc với tác giả ở KBC 4781 để nhận sách”(Văn, 138, 1969). Nhóm Khai Phá ở Châu Đốc ra tạp chí
và xuất bản tác phẩm của Ngô Nguyên Nghiễm như Người Hành Giả Và Khúc Trường Ca Sinh Tử, Dấu Chân Gió Ngược, Ngọn Gió Hơi Cuồng (chung với Lưu Nhữ
Thụy), Lên Đồi Hùng Bát Trăng Vàng của Nguyễn Thành Xuân, v.v.

Tạp chí Văn số 51 (1966) tuyển đăng một số nhà thơ trẻ viết về tuổi trẻ, tình yêu và chiến tranh và giới thiệu rằng “Thơ buồn nhưng không có giọng than van. Hình như
tuổi trẻ Việt Nam đã tập chấp nhận, đứng thẳng trước mọi hoàn cảnh…” (tr. 143) . Trong số đó có thơ của Lâm Chương, Thành Tôn, Chu Trầm Nguyên Minh, Nhữ Đình
Toàn, … và một số khác mà về sau người đọc không còn nghe nói đến.

“Đêm bắt đầu yên tĩnh trên đồng cỏ xanh / Đêm quấn quýt quanh những vòng thép gai hoen rỉ / Chiếc xe đò vội vàng trở về thành phố / Anh bồi hồi đón chuyến buýt cuối
cùng / Hành khách chật thản nhiên như tượng / Không ai nói một lời “ (Nhữ Đình Toàn, Trên Xe Ô-Tô-Buýt, Văn, 51, tr. 145).

Cũng tạp chí Văn, số 187 (1-10-1971) với chủ đề Khi Mùa Thu Tới làm một tuyển tập những cây bút trẻ, ban biên tập ghi là nỗ lực giới thiệu sau cùng, trong số này có thơ
của Hoàng Lộc, Yên Ngàn, Nguyễn Văn Ngọc, Võ Chân Cửu, Khê Kinh-Kha,… và văn của Nguyễn Mộng Giác, Hồ Minh Dũng và Mường Mán.

Về truyện ngắn, tạp chí Văn số 197 (1-3-1972) giới thiệu sáu người viết trẻ là Trần Hoài Thư (Bệnh Xá Cuối Năm), Mang Viên Linh, Mường Mán, Định Nguyên, Phan
Cung Nghiệp, Phạm Quang Phước. Nhà văn đàn anh Mai Thảo khi giới thiệu hiện tượng người viết trẻ truyện ngắn cho rằng họ “làm sống lại thể truyện ngắn, đem lại cho
truyện ngắn hơi thở, một kích thước và những triển vọng mới sau một thời gian bị lu mờ trước ngọn triều tràn ngập của thơ tự do và các tác phẩm truyện dài. (…) Chúng ta
không chỉ nhìn thấy những nhà văn trẻ sống và viết. Chúng ta còn nhìn thấy họ lên đường. Và mang theo thể truyện ngắn vào một lên đường mới” (tr. 2). Thời Tập cũng
làm một tuyển tập nhà văn trẻ (số 7, 6-1974), giới thiệu Nguyễn Mộng Giác, Trần Hoài Thư, Phạm Thiên Thư, Cung Tích Biền, Nguỵ Ngữ, Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn
Đạt, Phù Hư, Nguyễn Mai, Hoàng Ngọc Tuấn, Tạp chí Văn trở thành giai-phẩm với luật mới số 007 về kiểm duyệt, trong số áp chót (3-1975), Mai Thảo đã giới thiệu
những triển vọng mới, 13 cây viết trẻ nhất của giai đoạn lần đầu xuất hiện, về sau phần lớn không thấy tiếp tục ngoại trừ Phạm Ngũ Yên với truyện ngắn Bóng Mát. Mai
Thảo là nhà văn lớp đàn anh có công giới thiệu và khám phá nhiều tài năng mới.

Họ lên đường, không những trên tạp chí Văn và Thời Tập mà cả trên các tạp chí khác như Bách Khoa, Văn Học, Vấn Đề, Khởi Hành, Chủ Đề, Văn Chương, Thời Tập,…
nhưng chưa đủ thời gian để thẩm định vai trò, giá trị, thì cả miền Nam chính trị cũng như văn học đã bị xóa bỏ (27).

Thi ca và văn xuôi trước tình cảnh cực đoan, cùng khốn vẫn lớn dậy, vươn lên. Tình yêu, niềm tin và ngậm ngùi cay đắng, bất lực. Phân chia tả hữu không cần thiết vì tiếng
nói của họ là tiếng phản kháng, tiếng dân kêu, tiếng nói tuổi trẻ không chỗ đứng, chỗ thở,… Người viết phần lớn không lập thuyết cao siêu, nhưng họ tỏ ra sống những tấn
nặng nề của oan khiên lịch sử. Họ đã đứng thẳng trên trường văn thơ (cũng như xã hội), xác định cái tôi, như những người trẻ, và cũng đã nằm xuống đổ máu cho tổ quốc
hoặc phải lê lết thân tàn phế trên khắp mọi vùng đất nước lo sống còn. Trẻ ở đây là nói đến hiện tượng xuất hiện, và họ đã đem đến cho văn học lúc bấy giờ tinh thần làm
mới, tinh thần trẻ cần thiết cho một văn học và xã hội đang thoái hóa hoặc tự thoả mãn với những thành tựu của lớp văn nghệ đàn anh. Lớp đàn anh này trên các tạp chí như
Tin Sách, Bách Khoa, … đã nhìn những người viết trẻ như những người làm văn nghệ rời rạc, lẻ loi, thiếu hợp tấu, mà ngay Nguyễn Mộng Giác, một cây viết mới xuất hiện
thời bấy giờ sớm nhập quỹ đạo Võ Phiến, cũng đã phê bình “lớp người mới lâu lâu gióng lên một tiếng đàn chùng lẻ loi, không thành được một hợp tấu khúc” (“Nghĩ Về
Thơ, Truyện 1974″.Bách Khoa, Xuân Ất Mão 1975, tr. 27). Bi quan chăng, nhưng chính Võ Phiến lúc bắt đầu cũng đã tự lập nhà xuất bản Bình Minh ở Qui Nhơn để in hai
tập truyện đầu tay, sau nhờ văn phong và công việc đúng ngành thông tin, kiểm duyệt, nên nhập vào dòng chính ở thủ đô sớm !

Họ là những ai? Ở đây chúng tôi xin nhắc một số người viết đã có tác phẩm xuất bản : Phạm Cao Hoàng (Đời Như Một Khúc Nhạc Buồn 1972, Tạ Ơn Những Giọt Sương
1974 ), Lữ Quỳnh (Sông Sương Mù, Cát Vàng 1972, Những Cơn Mưa Mùa Đông 1974), Nguyễn Nho Nhượn (Tiếng Nói Giữa Hư Vô, 1972), Phan Nhự Thức (Đốt Tuổi
1969), Nguyễn Bắc Sơn (Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi 1972), Đynh Hoàng Sa (Vùng Trú Ẩn Hoang Đường 1968), Trịnh Bửu Hoài (Thơ Tình 1974), Nguyễn Thanh
Trịnh (Ví Dụ Ta Yêu Nhau 1974), Hoàng Khởi Phong (thêm Phục Hồi Quyền Chức Làm Người 1972), Trần Vàng Sao (Khoảng Tói Sau Lưng 1965), Đông Trình (Khi Mùa
Mưa Bắt Đầu 1967, Lót Ổ Cho Đại Bác 1968, Rừng Dậy Men Mùa 1972), Lê Văn Thiện (Một Cách Buồn Phiền 1969, Sao Không Như Ngày Xưa 1971), Mang Viên Long
(Trên Đỉnh Sa Mù, Mùa Thu Trống Trải, Có Những Mùa Trăng 1972, Như Giọt Sương, Nói Với Người Yêu, Một Đời Mơ Ước), Tô Đình Sự (Vùng Trú Ngụ 1967), Hoàng
Ngọc Tuấn (hàng chục cuốn tiểu thuyết trước 1975, phần lớn cho thanh thiếu niên), Trần Hữu Lục (Cách Một Giòng Sông 1969), Cung Tích Biền (Ai Tỉnh Ai Điên 1968,
Hoà Bình Nàng Tình Rỗng, 1968, Nỗi Buồn Thắp Sáng 1969,v.v.), … Mường Mán năm 1974 ra 2 cuốn truyện dài Lá Tương Tư và Một Chút Mưa Thơm. Vũ Hữu Định
(1942-1981) lúc bấy giờ chưa có tác phẩm xuất bản, chỉ sau khi ông mất bạn hữu mới in được Còn Một Chút Gì Để Nhớ. Họ tập trung nhiều nhất ở miền Trung nhưng cũng
có ở miền Tây cũng như Đông Nam phần. Vùng Quảng Đà tụ được nhiều nhất, như Luân Hoán, Hoàng Lộc, Đông Trình, Thái Tú Hạp, trong đó Nguyễn Nho Sa-Mạc mệnh
yểu, mất khi mới 20 tuổi, thơ như oan trái vận vào cuộc đời :

“bằng đôi tay ôm kín nỗi buồn / ta đi trong trời đất hoàng hôn / mà nghe sữa mẹ chan hòa chảy / máu ở buồng tim cũng loạn cuồng / (…) ôi nửa cuộc đời ta đảo điên / đêm
nằm ru giấc ngủ cô miên / hai mươi tuổi trong hồ suy tưởng / ngửa mặt nhìn trời đi ngã nghiêng” (Sinh Nhật).

Cao Huy Khanh là cây viết nghiên cứu văn học sáng giá đầu tiên của miền Nam xử dụng những phương pháp hiện đại, tác giả một loạt bài trên tạp chí Thời Tập (Bài đầu
với “20 Năm Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1954 đến 1973″, số 1, 14-12-1973), và nhiều bài về thi ca và các tác giả miền Nam Bình Nguyên Lộc, Ngọc Linh, Sơn Nam, …

Tâm sự của một nhân-vật của Nguyễn Phương Đông trong Căn Nhà viết thời 1972 do cơ sở Sóng Văn xuất bản ở hải ngoại năm 1997 với bút hiệu mới Nguyễn Sao Mai :
“Đối với đời sống tôi không còn có nhiệt tâm, mà những phỉnh phờ thì càng lúc càng gia tăng đến một mức độ phức tạp. Tôi không nói tới chiến tranh. Cuộc chiến này
cũng như một nhát dao chém trên vết thương đã quá sức lở lói. Chiến tranh đã dai dẳng đến một mức độ khiến người ta không còn nghĩ đến sự ngừng dứt” (tr. 59). Nhà thơ
Cao Thoại Châu mơ một ngày hoà bình : “hát với ta đi bầy chim mùa hạ / từ hải đảo về đậu bên cửa sổ / làm thức bình minh líu lo líu lo / vòng mắt nhung tròn xanh biếc /
hát đi nghe bầy chim đáng yêu / hát đi nghe chân trời mỏi cánh / những hoàng hôn mây đuổi theo chim… “ (Trong Cõi Trời Mơ Ước, Nghệ Thuật, 25, 4-1966).

Nói đến địa phương để tạm phân biệt, tìm hiểu, nhưng khó xếp vì các nhà văn thơ trẻ ngoại trừ “học sinh/sinh viên” Nguyễn Tất Nhiên, phần lớn thuộc hai giới quân đội và
giáo chức – cũng như các nhà văn lớp trước, nên thường di chuyển công vụ hoặc theo bước quân hành, đó là trường hợp của Luân Hoán, Y Uyên, Doãn Dân, Hoàng Khởi
Phong,… bên lính tráng và Trần Hữu Lục, Nguyễn Trung Hối, v.v. bên“gõ đầu trẻ”. Nói chung, các nhà văn thơ đều xuất hiện trên các báo và tạp chí ở thủ đô, và xuất bản
tác phẩm cũng ở thủ đô ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt rất là ngoại lệ của một vài các nhóm kể trên. Y Uyên chết trận ở Phan Thiết khi trong tay đã có sự vụ lệnh đổi vê
Sàigòn, Doãn Dân chết trận trong hầm chỉ huy ở Quảng Trị là hai trong số những cây bút có nhiều triển vọng. Y Uyên tác giả các tập truyện Tượng Đá Sườn Non 1966,
Quê Nhà 1967 và truyện dài Ngựa Tía 1967. Doãn Dân tác giả hai tập truyện dài Chỗ Của Huệ 1968 và Tiếng Gọi Thầm 1972, nhưng văn tài của ông là ở truyện ngắn đăng
trên Chỉ Đạo, Tân Phong và Bách Khoa chưa được xuất bản.

Về phần những người đi tù cải tạo sống sót trở về, kẻ thì lây lất trong cái nghèo đói chung của miền Nam, trí thức văn nghệ sĩ dĩ nhiên cái khốn cùng nó cũng thê thảm hơn!
Gượng dậy gặp gỡ bạn hữu thì kẻ còn người mất, kẻ trong người ngoài nước; nói chung tang thương đã lắm và chưa hẳn đã hết!

*****

Nhìn chung, chỉ với một thời-gian hiện diện hơn 20 năm, văn học miền Nam 1954-1975 đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt, đa dạng và có một số đặc điểm có thể ghi
nhận: – khai phóng, rộng tay và tâm hồn đón nhận những trào lưu và hương hoa văn học thế giới đông-tây; – nhân bản, có nỗ lực đào sâu tâm linh, đặt những vấn-đề căn
bản, cấp thiết (phản kháng, …). Văn học đã gắn liền với vận mạng dân tộc, được coi trọng và trở nên một phần quan trọng của học thuật quốc gia và đã được đưa vào
chương trình giáo dục! Về ngôn-ngữ sử-dụng, về hình thức cũng như nội dung, trong mọi thể loại, các tác phẩm văn học đã tiến bước, sâu sắc, xúc tích ra, chứng tỏ có sáng
tạo, có mới. Đó là nhờ tiến bộ của khoa học nhân văn và kiến thức thời đại và cũng nhờ kiến thức và tài-năng của người làm văn nghệ, trong một môi trường văn-hóa xã-
hội tự-do, dân-chủ và nhân-bản. Nhưng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, nền văn-học đó, cũng như cả nước Việt Nam Cộng-hòa, đã bị bức tử!./.

Chú thích:

Nguyên Sa.”Kinh nghiệm thi ca”, Sáng Tạo, 21, 6-1958.
Thanh Tâm Tuyền. “Nỗi buồn trong thơ hôm nay”. Sáng Tạo, 31, 9-1959, tr. 1-6.
Văn (SG), 192, 15-12-1971, tr. 79-87.
Mai Thảo. “Con đường trở thành và tiến tới của nghệ thuật hôm nay”. Sáng Tạo, 6, 12-1960 & 1-1961, tr. 4.
“Đứng về phía những cái mới”. Tuyển Truyện Sáng Tạo. (Fort Smith, Ark.: Sống Mới, tb 1980?), tr. 11.
Giải thưởng năm 1960 trao cho Trung Dung Tân-khảo của bác sĩ Nguyễn Văn Thọ. Nhóm viết và dịch với mục đích phổ biến giới thiệu những tư tưởng mới, nhất là của
Thiên Chúa giáo. Tư tưởng khoa học của Lecomte de Nouy với cuốn Lecomte de Nouy và học thuyết viễn-đích (1968) của bs Nguyễn Văn Thọ. Phổ biến tinh hoa Thiên
Chúa giáo: Minh-Đức Vương Thái Phi (1957), Người Chứng Thứ Nhất (1959), Nguyễn Trường Tộ kiến trúc sư tiên khởi của ngành kiến trúc Việt Nam mới (1961), Giáo sĩ
Đắc-Lộ Với tác phẩm quốc ngữ đầu tiên (1961),… các cuốn sau đều của Phạm Đình Khiêm.
“Nhìn lại văn nghệ tiền chiến ở VN”. Sáng Tạo, 4, 10-1960, tr. 1-16, với kết luận :”Nghệ thuật là một vận động biện chứng của hủy diệt và sáng tạo”; “Một vòm trời âm u
cũ”. Nghệ Thuật , 196?
Văn (SG), 14, 15-7-1964.
X. Tạp chí Bách-Khoa, 88, 1-9-1960, tuần báo Văn-Đàn số 20 đến 22, 15 đến 29-10-1960, và Địa Chí Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh , Sđd, tr. 219.
Đỗ Long Vân. “Thử phác họa một bản đồ của địa ngục theo Chế Lan Viên”. Văn Học (SG) 10-8-1974.
Lê Tuyên. Chinh Phụ Ngâm Và Tâm Thức Lãng Mạn Của Kẻ Lưu Đày. Westminster CA : Văn Nghệ tb, 1988. 203 tr.
Thể Tánh Của Thi Ca. Huntingdon Beach CA: SEACAEF, 2000. 296 tr. Gồm những bài giảng ở đại học Văn khoa Huế trước 1975.
Nguyễn Văn Trung tác giả những bộ sách Xây Dựng Tác Phẩm Tiểu Thuyết (Sài Gòn: Tự Do, 1962) và Lược Khảo Văn Học (Sài Gòn: Nam Sơn, 1963-68. 3 tập).
Đỗ Long Vân. Nguồn Nước ẩn Của Hồ Xuân Hương (Sài Gòn: Trình Bày, 1966. 82 tr.) và Vô Kỵ Giữa Chúng Ta Hay Là Hiện Tượng Kim Dung (Sài Gòn: Trình Bày,
1968. 109 tr.).
Huỳnh Phan Anh tác giả Văn Chương Và Kinh Nghiệm Hư Vô (Sài Gòn: Hoàng Đông-Phương, 1968. 199 tr.), Đi Tìm Tác Phẩm Văn Chương (Sài Gòn: Đồng Tháp, 1972.
352 tr.) và gần đây nhất, Không Gian Và Khoảnh Khắc Văn Chương (TpHCM: Hội Nhà Văn, 1999. 474 tr.) tuyển trích lại những bài từ hai tập kia và một số bài mới về các
tác giả ngoại quốc.
Nguyên Sa. “Tình cảnh nhà văn VN những năm 50 và 60″. Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ (Irwine CA: Đời tb, 1991). Tr. 18.
“Rời bỏ nền văn chương trú ẩn”. Đất Nước, 2, 12-1967, tr.1-15.
Những Kẻ Đứng Bên Lề. Sài Gòn : Giao Điểm, 1964, Tr. 25
Văn (SG), 207, 197?, tr 101.
Áo Mơ Phai. NXB Nguyễn Đình Vượng 1972, tr. 7 và 309.
Văn Học (SG), 1974, tr. 94-95.
Hồ Trường An phê bình cuốn Tuổi Nước Độc, Tin Sách, 4-1966, tr. 29 & 30.
Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Sài Gòn : Nguyễn Đình Vượng, 1974, tr. 152
Mai Thảo. “Sài gòn, thủ đô văn hóa”. Sáng Tạo, 1, 10-1956, tr. 1-5.
Cao Huy Khanh. “20 năm tiểu thuyết miền Nam từ chia cắt đến ngưng bắn”. Thời Tập, 14-12-1973, tr. 21-34.
Võ Phiến. Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam 1954-1975. Westminster, CA: Văn Nghệ. 1986 (“Vai trò của miền Nam”, tr. 128-135).
Sau này ở hải ngoại, tạp chí Thư Quán Bản Thảo ra đời (số 1, 10-2001) với một mục đích đặc biệt vừa văn chương vừa thân hữu và qua những số đã xuất bản, rõ rệt đã giúp
văn hữu có cơ hội viết và đọc tác phẩm nhau và làm sống lại sinh hoạt của những nhà văn trẻ thời cuối thập niên 1960 đầu 1970.
Nguyễn Vy Khanh
(Nguon: Vanchuongviet)
http://damau.org/archives/35749
https://nguoitinhhuvo.wordpress.com/2014/11/06/van-hoc-mien-nam-tu-do-1954-1975-nguyen-vy-khanh/

Văn học tự do khai phóng vẫn là nguồn hy vọng “lịch sử luôn luôn duyệt lại, không ai lừa được cuộc đời ...” Lê Đạt, 7-1956
Nguyễn Vy Khanh




Đến tháng Tư 2005 này là miền Nam đã bị bức tử 30 năm! Giới lãnh đạo cộng sản trong nước thay đổi diễn văn nhiều lần và cả nhìn nhận một số sai lầm trong số có sai
trái về “biệt kích văn nghệ”, nhưng căn bản chế độ toàn trị vẫn vậy! Trong bài này chúng tôi ghi lại những thăng trầm về văn hóa văn học tự do đã xảy ra trong 30 năm và
từ đó thử nhìn về tương lai!




Sau 30-4-1975



Chúng tôi xin trích lại đoạn đã viết vào năm 1997 trong tiểu luận 40 Năm Văn Học Chiến Tranh – Việt Nam Cộng Hòa bị xóa trong lịch sử kẻ thắng đã đành, văn học của
kẻ chiến bại Việt Nam Cộng hòa cũng bị xóa bỏ bằng những nghị định và chiến dịch. Nghị định 20-8 1975 của Lưu Hữu Phước bộ trưởng Thông tin văn hóa của chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam cấm lưu hành sách báo xuất bản tại miền Nam trước đó. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) ghi rõ nhiệm vụ phải “quét
sạch ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa thực dân mới” ở miền Nam (1). Tác giả và tác phẩm. Những trình diện và những lớp học tập. Tháng 3-1976, từng đoàn từng đoàn
cán bộ càn quét tịch thu hết sách báo xuất bản dưới thời chế độ cũ, để đốt, “tẩy”. Chiến dịch thanh toán “bọn văn nghệ sĩ phản động” khởi đầu sáng 3-4-1976, hai ngày sau
vụ nổ công viên con rùa đường Duy Tân: công an lùng bắt hầu hết văn nghệ sĩ và trí thức. Một danh sách 122 tác giả miền Nam với toàn bộ tác phẩm bị cấm lưu hành. Sau
đó là tù đày, cải tạo, và khi nghi bóng nghi gió lại tiếp tục càn quyét thu vén sách Việt Nam Cộng Hòa như vào tháng 3 1981. Nhà Nước ra hẳn một cuốn danh mục sách và
tác già cấm lưu hành. Những gì không xuất phát từ văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản đều phải xóa bỏ, phủ định, vì “mảng” văn học này bị kết án
là “đồi trụy hóa con người”, “phục vụ xã hội tiêu thụ miền Nam” tức một thứ “văn học phục vụ chính trị phản động”, phản cách mạng những cái nhãn hiệu có thể làm tiêu
mạng con người! Từ 1975 đến nay (1997) có gần 20 cuốn sách chửi bới phê bình văn nghệ Việt Nam Cộng Hòa: “văn học tay sai nhưng đáng sợ như những trái bom!” (Đại
Nam, 1997, tr. 63 64). Trong chiến dịch lên án và triệt hạ này, theo thống kê chính thức năm 1981, chính quyền cộng sản đã tịch thu trên toàn quốc 316,924 cuốn sách;
riêng ở Sài gòn 60 tấn sách (151,200 cuốn), 41,723 cuộn băng nhạc, 53,751 bức tranh, 631 cuộn phim, v.v... (2).

Như vậy, sau khi “chiến thắng”, các cán bộ và cả guồng máy liền gấp rút tấn công và thủ tiêu những thành tích văn hóa văn học ở miền Nam trước khi họ đến. Những khóa
“bồi dưỡng chính trị và văn nghệ” liên tiếp được mở ra ở Sài gòn, nơi có nhiều “phản động” nhất! Sau đó tiếp tục tấn công về lý luận với những “công trình tập thể”như
cuốn Văn hóa, văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy, tập 1 do Trà Linh, Trần Hữu Tá, v.v. soạn (Hà Nôi: Văn Hóa, 1977); hai năm sau ra tập 2, do Trần Độ chủ biên
(Hà nội: Văn hóa, 1979). Trong cuốn này, cán bộ cộng sản tỏ ra sợ chính sách văn hóa thời đệ nhất cộng hòa, thời sau đó họ coi thường hơn vì lãnh đạo bất lực và giới văn
nghệ phân hóa. Những nhân danh dân tộc, nhân dân của các cây viết của miền Nam bị họ gọi là “văn hóa mạo hóa”. Các tác phẩm văn học có tính hiện thực xã hội, nhất là
vào những năm cuối trước 1975, thì bị họ kết án là “độc dược” vì vừa “đồi trụy” vừa “chống cách mạng một cách có ý thức”(tr. 313) của những Nguyễn Thụy Long, Hà
Huyền Chi, Văn Quang, Thế Uyên, Phan Nhật Nam, Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, ... Những tác giả khác bị mũi tên nặng có thể kể: Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Linh, Nguyễn
Vỹ, Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu, Lê Hữu Mục, Thanh Tâm Tuyền, Văn Quang, Dương Nghiễm Mậu, Võ Phiến, Nguyễn Đình Toàn, Nhã Ca, ... Xuân Vũ, Kim Nhật
và những cây viết “chiêu hồi” dĩ nhiên bị họ chĩa mũi dùi nặng hơn!

Sau đó, viện Văn học (Phong Lê, Hoàng Trung Thông, ...) ra cuốn Văn học Việt Nam Chống Mỹ, Cứu Nước (Hà nội: Khoa Hoc Xã Hội, 1979), trong đó đã gọi Mỹ là “tên
sen đầm quốc tế”, là “tên đầu sỏ chủ nghĩa thực dân mới”! Riêng Phạm Văn Sĩ trong Văn học Giải phóng Miền Nam 1954-1970 (Hà nội: ĐH&THCN, 1975) để lại nhận xét
... bất hủ (thời đỏ): “văn chương chống Cộng là thứ văn chương xảo trá đê hèn nhất của Mỹ ngụy ở miền Nam” (tr. 377). Ngoài ra còn có Phong Hiền với Chủ nghĩa thực
dân mới kiểu Mỹ ở Miền nam Việt Nam: Khía cạnh tư tưởng và văn hóa 1954 1975 (Hà nội.: Thông tin lý luận, 1975. Tb 1984); và viện Khoa học giáo dục in Tìm hiểu
chính sách giáo dục thực dân mới Mỹ ở Miền Nam Việt Nam và những tác hại của nó(Tp.HCM: Tp. Hồ Chí Minh, 1980), v.v...

Nói chung là nhiều ý và lập luận trùng điệp, nhưng nhát đòn nặng ký vẫn là cuốn của Lữ Phương, Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc Mĩ tại miền Nam Việt
Nam (Hà nội: Văn hoá, 1981). LP là thứ trưởng thông tin văn hóa chính quyền quân quản tháng 5-1975 và là người có liên hệ đến nghị định 20-8-75 nói trên, Miền Nam
Cộng hòa theo chủ nghĩa dân chủ vừa pháp trị vừa nhân đạo, đo đó đã bị bá đạo cài khá nhiều người nằm vùng, hoạt động cho kẻ thù. Lữ Phương là một, ông ta đựa trên
một thứ đạo đức (giả hiệu) và dân tộc (tức tổ quốc thành đồng) để lý luận, phê bình chống văn nghệ miền Nam. Tập sách của ông ta do đó khá chi tiết và có cơ sở lý luận
cộng sản. Ông ta đã chứng minh “thực dân mới Mĩ” và các chính quyền miền Nam dùng “chiến tranh và bạo lực văn hóa tư tưởng” để “xâm lược” và “bành trướng” cùng
“chiến tranh tâm lý là đòn bẫy của mọi hoạt động văn hóa tư tưởng”(tr. 31, 37), trong đó các viện đại học cũng như nhóm văn hóa văn nghệ như Sáng Tạo, Hiện Đại, Văn
Hữu á Châu, Quan Điểm,... được đưa lên bàn mổ. Ông gọi tập thể các nhà văn hóa và văn nghệ sĩ miền Nam là “đội quân văn hóa phản động” trong đó có Nguyên Sa,
Nguyễn Mạnh Côn, Lý Đại Nguyên, Dương Nghiễm Mậu, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, LM Hoàng Sỹ Quý, v.v. Văn hóa dân tộc chủ trì bởi những Kim Định, Nguyễn Đăng
Thục, Lê Văn Siêu, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Sĩ Tế, ... là những nhà lý thuyết theo ông là “bản địa” và lạc hậu, thần bí,... không ... khoa học như ... Mác Lê cộng sản thời đó
thôi, vì gần đây ông viết “ Chủ Nghĩa Marx Và Cách Mạng Vô Sản Việt Nam”, “Huyền thoại Hồ Chí Minh” v.v. là để tự xóa và thanh toán xóa cả chế độ từng được ông ca
là ... khoa học và lý tưởng ông thành ... đối kháng chế độ!

Trong đợt đầu của chiến dịch bôi xóa văn học miền Nam, cuốn được nói đến nhiều trở thành huyền thoại, là Những Tên Biệt Kích Của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt
Trận Văn Hóa Tư Tưởng do nhà xuất bản Văn hóa in năm 1980 và tái bản nhiều lần. Tập này gồm 10 chương, nêu đích danh 10 nhà văn miền Nam để xóa bỏ sự nghiệp văn
hóa và văn học của họ, những người theo họ là nguy hiểm nhất vì ảnh hưởng “di hại” lâu dài. 10 “biệt kích” đó là Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Nhất Hạnh, Nguyễn
Mạnh Côn, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mău, Mai Thảo, Võ Phiến, Hồ Hữu Tường và Nhã Ca. Bốn trong số đã thoát ra ngoài nước hoặc đã ở ngoài từ trước (NH), sáu còn
lại bị bắt và cầm tù hai năm rồi có người bị bắt lại và tù lâu hơn hoặc chết trong nhà tù (NMC) hoặc vừa ra khỏi tù (HHT). Các vị bị gán đủ hình dung từ như “biệt kích,
nguy hiểm, du đãng, bồi bút, v.v...”! 

Để khích động thêm, năm 1982 tờ Tuổi Trẻ Sài gòn ra thêm cuốn Vụ Án Hồ Con Rùa mà người viết nó, Huỳnh Bá Thành, nằm vùng trước 1975, thêm thắt dựng chuyện tố
cáo các nhà văn giật mìn sát hại dân và âm mưu lật đổ cộng sản. Và để kết thúc đợt đầu, là tập Những Tên Biệt Kích Cầm Bút (Công an nhân dân, 1986; TpHCM: Văn
Nghệ TpHCM, 1994), mang hình thức truyện vì tên các nhân vật đã cắt ngắn hoặc đổi, do công an Minh Kiên và Nam Thi viết. Nhà văn Hoàng Hải Thủy qua Mỹ theo diện
HO đã phóng bút viết dựa theo tập này đăng báo Ngày Nay (Houston) sau in thành tập cùng tựa Những tên Biệt kích Cầm bút (Toronto: Làng Văn, 2000). Trong cuốn sau
này, nhà văn họ Hoàng dùng mình và vụ xử tám nhàvăn thơ về tội “gián điệp” tất cả bị bắt tháng 5-1984 và vụ xử cuối cùng xảy ra năm 1986, làm điểm tham chiếu. Các vị
kia là Doãn Quốc Sỹ, Dương Hùng Cường, Lý Thụy Ý, Nguyễn Thị Nhạn, Nguyễn Hoạt, Trần Ngọc Tự và ca sĩ Khuất Duy Trác. Thành thử “biệt kích” cũng có hai
loại: biệt kích cầm bút “gián điệp” và biệt kích văn hóa tư tưởng; nhà văn Doãn Quốc Sỹ là vị được cộng sản sợ nhất nên ông được ... chăm sóc kỹ cho đến ngày ra đi đoàn
tụ gia đình nhờ áp lực quốc tế! Trong hoàn cảnh căng thẳng thường trực của đời sống thời toàn trị đỏ (cấm đoán viết, di chuyển, liên lạc,...), Doãn Quốc Sỹ gửi Đi! in ở
ngoài (Lá Bối, 1982), ký bút hiệu mới Hồ Khanh, với ghi chú “sáng tác quốc nội”, cũng như Thanh Tâm Tuyền, Hoàng Hải Thủy và một số nhàvăn thơ khác.

Đợt đầu có tính cách tàn bạo, vừa chính trị vừa hình sự, vừa văn hóa, tâm lý vừa kinh tế, xã hội, với mục đích hoàn toàn quật ngã hình hài và thân thế người văn nghệ sĩ
sống ở miền Nam cộng hòa. Sang đợt hai, lý trí được dùng đến dù tính toàn trị, cả vú lấp miệng em vẫn thịnh trị!

Đợt hai, giới phê bình nhập cuộc như Lê Đình Kỵ với Nhìn lại Tư tưởng Văn nghệ thời Mỹ ngụy. (TpHCM: NXB TpHCM, 1987), nhưng người ta nói nhiều đến Trần Trọng
Đăng Đàn vì bộ sách 2 tập của ông, thật ra là một “luận án khoa học Matxcơva” “tiến sĩ 1 khoa học Ngữ văn” (1987), sau được thêm bớt và tái bản nhiều lần và luận án có
là nhờ khởi mớm trước với tập Nọc độc văn học thực dân mới Mỹ (Tp.HCM: Tp.HCM, 1983). Bộ sách đó có tựa Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954-
1975 (Hà nội: Sự Thật, t. 1-1988; t. 2-1991). Tái bản thêm trang đổi tựa là Văn hóa văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Viêt Nam 1954-1975 (TpHCM;
Long An: Thông tin, 1990). Hai lần tái bản gần đây sửa chửa thêm và đổi tựa thành Văn hóa văn nghệ Nam Viêt Nam, 1954-1975. (Hà nội: Thông tin, 1993; HN: NXB Văn
hóa Thông tin, 2000).

Ông TTĐĐ dùng phương pháp nghiên cứu lô gích và bác phương pháp lịch sử để nghiên cứu giai đoạn 1954-1975 văn học miền Nam này, vì nếu dùng phương pháp lịch sử
sẽ phải “bóp méo lịch sử” và dĩ nhiên chấp nhận nền văn học đó như là kế tục của nền văn học Việt Nam truyền thống (1, tr. 12). Ngược lại, ông ta đề cao và coi như chính
thống mảng “văn học tự phát có chỉ huy” của những nằm vùng như Vũ Hạnh, Lữ Phương, Lê Vĩnh Hòa, ... thuộc Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc và các tờ Tin Văn,
Nhân Loại, Công Lý, v.v. tức thứ văn tuyên truyền, dụng văn cho chính trị. Với phương pháp lô gích, ông phân biệt ba loại văn học ở miền Nam trong đó loại “văn học
phản động về chính trị” được chiếu cố tận tình, một cách hằn học và phản ... văn học! Nhất Linh được TTĐĐ tả là “một tay cầm bút phản động trộn lẫn với hoạt động chính
trị phản động mà tên tuổi đã gắn liền với những đảng phái phản động và võ biền, với những vụ tống tiền man rợ năm 1946 (...) lợi dụng danh nghĩa là một thành viên của
chính phủ lâm thời ... đi dự hội nghị Đà lạt đã đánh cắp mấy triệu bạc quỹ công để trốn chạy theo quân Quốc dân đảng Tàu” (1, tr. 82). Tấn công và loại bỏ cả những nghiên
cứu văn học của miền Nam về các thời chữ Hán và Nôm và về văn học cổ điển thế giới, ông cảnh cáo là “trận đồ bát quái”. TTĐĐ tức tối khi đề nghị trao đổi văn hóa của
Hà nội đầu năm 1960 bị các nhà văn, giáo sư của miền Nam chống và hạ giá “văn hóa” của chế độ cộng sản miền Bắc, cũng như cố cãi là miền Nam đã “phóng đại” vụ
“Nhân Văn giai phẩm”! 

TTĐĐ kết thúc với việc đề cao những khóa “bồi dưỡng chính trị và văn nghệ” như là ân huệ của cách mạng, vì cho rằng văn nghệ miền Nam thời này “có tính chất phản
động, tồi bại của văn nghệ dưới chế độ thực dân mới một thứ văn nghệ phục vụ cho chiến tranh tâm lý, động viên thanh niên đi lính, đánh thuê cho Mỷ, xuyên tạc, bôi nhọ
cách mạng, đầu độc nhân dân, đẩy thanh niên vào con đường trụy lạc, du đãng, đĩ điếm, lưu manh, làm băng boại truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, chạy theo thị
hiếu thấp hèn để mưu việc trục lợi ...”. Theo ông ta, văn nghệ miền Nam bị ba khủng hoảng: “thiếu cơ sở triết lý xuyên suốt (trước học truyết Mác Lê), thiếu lý tưởng chính
trị và thiếu hiện thực xã hội ổn định theo một mô hình lý tưởng”, vì cũng theo ông, văn nghệ sĩ miền Nam “ẩn náu trong mặc cảm tội lỗi, trong chiêu bài tự do giả hiệu,
trong ảo tưởng về tinh thần nhân đạo dưới chiêu bài lên án chiến tranh, ẩn náu trong ngộ nhận có tham gia phản ánh hiện thực xã hội, và cuối cùng, ngộ nhận rằng họ có
đóng góp, có tìm tòi, sang tạo về mặt hình thức nghệ thuật cho văn học nước nhà” (1, tr. 102-112). Với ông, nội dung là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm văn
học và cả hình thức nghệ thuật, “ta đòi hỏi hai mặt đó đều phải tốt một trăm phần trăm”. Dĩ nhiên, ông ta đã dùng cái phương pháp lô gích để đi đến kết luận như thế và
đồng thời tự hào về thành quả của “nền” văn học minh họa và bạo động của họ! Tự hào và dạy dổ này, sau 1987 sẽ bị chính người văn nghệ sĩ trong nước quay mặt, chối
bó! Vậy mà khi soạn tập 2 vào năm 1990, ông ĐĐ này vẫn cường điệu chống vì sợ “xảo quyệt của bọn cầm đầu văn hóa thực dân mới” hô hào “việc loại trừ những tàn tích
'văn hóa', 'văn nghệ' thực dân mới cũng là điều kiện quan trọng để tiếp sức cho những ai thực tâm vươn tới cái thiện”(2, tr. 119) khi Hội Nhà Văn phải ra thông báo cảnh
giác hội viên trước “tình trạng hỗn loạn sách nguy hiểm làm ngã lòng những người cầm bút chân chính”. Hội Nhà Văn này cũng là hội được hội viên Nguyễn Huy Thiệp
chiếu cố vào đầu năm 2004 qua loạt bài “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn” trên báo Ngày Nay (Hà Nội).

Sau Cởi Trói 1986

Với những biến động xáo trộn đến căn bản cục diện thế giới của thời hậu chiến tranh lạnh (perestroiska 1985, bức tường Berlin, Thiên An Môn 1989), trong nước phải “đổi
mới” dù dè dặt đổi có vẻ mới đến đổi như cũ, phải “cởi trói” văn nghệ sĩ, dù cởi rồi trói nhưng dần dà cũng có những thay đổi thật, khởi từ tâm trí, ý chí đưa đến hành động.
Những Nguyễn Huy Thiệp và Nguyên Ngọc tận dụng kẻ hở Cởi để nói cái riêng, cái “trật đường rầy”, những phản tỉnh chính trị và đào thoát từ đó đã xảy ra. Nhà văn
Nguyên Ngọc là người đã công khai hóa cái phản tỉnh này, trong “Đề cương đề dẫn thảo luận ở hội nghị đảng viên bàn về sáng tác văn học” vào tháng 6-1979 (nhưng chỉ
được in trên báo Lang Bian số 3, 4 1988, 9 năm sau!), ông đã đặt nghi vấn:”... Phải chăng lúc này có hiện tượng không ít phổ biến là người viết, vẫn cứ viết mà không thực
tin ở chính điều mình viết ra: người là muối mà chính người lại không mặn thì biết lấy gì để muối người...”. Cũng từ đó ở trong một quốc gia toàn trị độc đảng mới có
những ấn phẩm in ra bị thu hồi rồi in lén, mới có hiện tượng in sách hoặc của tác giả từng bị cấm hoặc đang “phản bội” lại Nhà Nước. Không gì ra ngoài vòng dịch lý của
trời đất, khi ra nghị định và chiến dịch hủy hoại, bôi xóa văn học “phản động, thực dân mới Mỹ Ngụy” là đã gây mầm hồi sinh, tưởng tiếc cho nền văn học và những con
người làm văn học thời đó. Vào Nam, Dương Thu Hương và những người làm văn nghệ của miền Bắc đã công khai hoặc gián tiếp nhìn thấy và cảm nhận sự thật và những
cái đẹp, cái hay của cuộc đời và con người nơi đây!

Những người làm văn nghệ miền Nam bị định mệnh xếp vào hàng “thua trận” đã không có ai viết để tự chối bỏ và trát tro bạn bè cùng hoàn cảnh; trái lại có người như
Nguyễn Hiến Lê trước có cảm tình với “cách mạng” nay viết Hồi ký phê phán và tỏ hối hận. Sống trong một chế độ như vậy, đánh giá các văn nghệ sĩ là một việc khó khăn
và đầy tế nhị! Sau khi có chính sách “đổi mới”, từ 1988, đã có những nổ lực thẩm định lại những tác giả và tác phẩm từng bị kết án là phản động (và có cả tác giả bị thủ
tiêu!): Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Tự Lực văn đoàn, Nam Phong tạp chí, phong trào Thơ Mới,... Nghĩa là trước khi “cho phép” “mồ ma miền Nam” được quật làm ...
khảo cổ, đã có những “mồ ma, cô hồn” khác được khai quật trước, vì lần hồi đã có những nhà nghiên cứu đi trước rồi nhà báo, nhà văn theo sau, dám “cởi mở” hơn khi
nhắc đến và bàn đến những tác giả nhiều thập niên trước đó vẫn có “vấn đề” chính trị, cách mạng, cải lương xã hội, v.v. như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Quang Dũng, các
tác giả thuộc nhóm Tự Lực Văn đoàn, Tân Dân hay Nam Phong tạp chí, cũng như các tác giả miền Nam như Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, v.v. Đoàn Phú Tứ và bài thơ
Màu Thời Gian được “phục hồi”, hết bị “oan” đã “rơi vào hố thẳm của nghệ thuật tư sản bế tắc”!

Những “tọa đàm” và hội nghị gọi là “khoa học” được liên tục tổ chức dù giới lãnh đạo văn hóa vẫn chưa theo kịp thời đại: về Tự Lực văn đoàn 1988, về văn học miền Nam
thời khởi đầu ở trong Nam 1989, về Hồ Biểu Chánh tại Tiền giang 1988, tọa đàm “Trương Vĩnh Ký với vấn đề văn hóa” tại Sài gòn 8-2001, v.v. Một số tuyển tập từ các hội
nghị này được xuất bản đánh dấu những sửa sai, nói lại, đánh giá lại, có thể kể: Truyện Ngắn Nam Phong; Tự Lực văn đoàn: con người và văn chương (1990); Tự Lực văn
đoàn trong tiến trình văn học dân tộc (2000) ,... Các nhà nghiên cứu văn học như Vũ Gia xuất bản các nghiên cứu của ông về Nhất Linh, Hoàng Đạo (1997), v.v... Một số
nghiên cứu và lý luận gia cộng sản thay đổi lập trường 180 độ, viết lại theo quan điểm mới những gì chính họ đã viết thời trước đó. Nhất Linh được đề cao là “một tấm lòng
thiết tha canh tân văn hóa dân tộc”, tựa một nghiên cứu trên tờ văn hóa nghệ thuật (242, 8-2004). Phạm Cự Đệ, một văn học sử gia, từng xổ toẹt giá trị của Tự Lực văn
đoàn, Vũ Trọng Phụng, phong trào Thơ mới, ... trong những nghiên cứu Tiểu Thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập, 1974 5), đã gọi Xuân Thu Nhã Tập là “nghệ thuật tắc tị, kín
mít, khó hiểu”(3), nay lập luận (nghịch) lại theo Cởi trói. Năm 1989, ông theo thời “hội luận, hội thảo” nhìn khác về Tự Lực văn đoàn “có hoài bão về một nền văn hóa dân
tộc và thực sự đã đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc”(4). Khoảng năm 2000, ông đăng báo hải ngoại đánh tiếng xin ấn phẩm của người Việt hải ngoại để ... nghiên cứu
và viết lại lịch sử văn học cả thế kỷ. Một tập tổng luận Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XX: những vấn đề lý luận và lịch sử do ông chủ biên vừa được xuất bản (Hà nội: NXB
Giáo dục, 2004. 971 tr.) trong đó các soạn giả đã “thừa nhận” vài vị ở hải ngoại như Nguyễn Mộng Giác, Nam Dao, Thụy Khuê, Đặng Tiến, Nguyễn Hưng Quốc, ... Thơ
hải ngoại và vài khuynh hướng mới cũng được nhắc nhở tới! Về phần các nhà văn ở miền Nam trước 1975, họ được nói đến nhưng chưa đủ tầm quan trọng đóng góp của
họ! Dù sao, đã có khác với những tổng kết trước đó như Nhìn Lại Một Chặng Đường Văn Học (Nxb TPHCM, 2000) của Trần Hữu Tá. Theo tập này thì trong 21 năm
(1954-1975), người cộng sản và nằm vùng thân Cộng vẫn độc diễn và đóng vai chính, người cầm bút quốc gia chân chính vẫn bị phỉ báng, kết án, nhưng nhiều nhà văn thơ
không làm chính trị đã được Trần Hữu Tá đưa vào ... sử, như các nhà văn Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, nhà thơ Kim Tuấn, v.v. hoặc “lôi kéo” rất phớt qua như
Bình Nguyên Lộc, Nhật Tiến (tr. 96)!

Ngoài các tác phẩm được tái bản riêng từng tập, các tác phẩm của các tác giả thuộc Tự Lực văn đoàn và tiền chiến đã được in lại lần đầu trong tuyển tập Văn Xuôi Lãng
Mạn Việt Nam (1930-1945) (1989-90, gồm 8 tập), sau đó có bộ Văn Chương Tự Lực Văn Đoàn (1999) 3 tập. Một số tác giả trước đó từng bị phê phán, cấm đoán xuất bản
và sinh hoạt, từ những năm kháng chiến 1945 đến khoảng 1987, những nhà văn liên hệ đến vụ án Nhân Văn giai phẩm hoặc xét lại như Quang Dũng, Lê Đạt, Hoàng Cầm,
Vũ Trọng Phụng, Đoàn Phú Tứ, Hàn Mặc Tử, ... người đã quá cố người còn sống (mòn) lần lượt được xét lại, từ 1988, được các cơ quan báo chí và hội của Nhà Nước nhắc
nhở tên tuổi hoặc được xuất bản công khai (Quang Dũng, Đặng Đình Hưng, ...) hoặc tình cờ, kiên trì (Phùng Cung với tập thơ Xem Đêm 1995; Hoàng Cầm với Mưa Thuận
Thành 1988, còn tập Về Kinh Bắc thì chờ từ 1959 đến 1994 mới được xuất bản dù vẫn có điều kiện!), v.v...

Cũng từ đó, một số giáo sư, nhà văn của chế độ Việt Nam Cộng hòa được tham khảo, lên tiếng hoặc nghiên cứu công khai trở lại, những giáo sư Nguyễn Văn Trung, Bằng
Giang, Vũ Văn Kính, ... Một số nhà văn thơ miền Nam cũ bắt đầu cộng tác hoặc gửi đăng bài trên các báo và cuối cùng thì xuất bản sách công khai như 30 năm trước, của
những Lê Phương Chi (Tâm Tình Văn nghệ sĩ) , Thế Phong (ký Thế Nhật), Nguyễn Tôn Nhan nhà thơ thành học giả (Từ Điển Văn Học Cổ Điển Trung Quốc, Từ điển
Thành Ngữ Trung Quốc, Từ điển Hán Việt: Văn ngôn dẫn chứng, Kinh L ễ, v.v.) , Huỳnh Phan Anh (Không Gian Và Khoảnh Khắc Văn Chương tuyển trích lại những bài từ
hai tập trước 1975 và bài mới viết về các tác giả ngoại quốc), v.v. Về phần sáng tác tái xuất những Cao Thoại Châu, (Bản Thảo Một Đời, 1991), Nguyễn Bắc Sơn (Đời Như
Một Nhà Thơ Đông Phương 1995) , Huy Tưởng (Hỏi Đường Cùng Mây Trắng..) , Ngy Hữu (Thị Trấn Khô, được thân hữu xuất bản sau khi mất), v.v. Cả xuất bản và gửi tác
phẩm ra ngoài nước một cách công khai hơn trước đó: Nguyễn Thụy Long xuất bản nhiều tập Hồi Ký Viết Trên “Gác Bút”, Giữa Đêm Trường, ..., Thế Phong gửi xuất
bản Hồi Ký Ngoài Văn chương, Văn Quang gửi bài đăng trên Internet, trở thành giây liên lạc trong ngoài, giúp vài nhà văn và xuất bản Sài gòn Cali 25 Năm Gặp Lại, v.v...
Ở đây chúng tôi không muốn nói đến “tác phẩm” của những nhà văn thơ theo cộng hoặc nằm vùng vì dĩ nhiên được trả công nhất là những năm đầu sau 1975. Nay thì
“chân dung” nhiều người trong số đó đã phải nhiều tang thương khác!

Kế đó là hiện tượng sách và sách dịch của các nhà văn sống thời Việt Nam Cộng hòa từng bị cấm, nay được tìm kiếm để in lại. Chúng tôi không tham khảo được thư mục
ấn phẩm hàng năm của Thư Viện quốc gia Hà nội, nhưng cũng được thông tin về hiện tượng này. Các tác giả của miền Nam lần hồi được in lại, bắt đầu với Thế Uyên,
Nguyễn Mộng Giác với bộ Sông Côn Mùa Lũ(Hà nội: Văn học, 1998) đã là một “biến cố” (không văn học dĩ nhiên!), thơ và sách Bùi Giáng, truyện Ngọc Linh, Nguyễn
Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, ... Các nghiên cứu văn hóa dĩ nhiên được dùng lại, cả trang trọng giới thiệu, như của Kim Định, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục,
... Vấn đề nay không còn là in được hay được in mà là vấn đề bản quyền! Khi có dịp “tham quan” nước ... cựu thù Hoa Kỳ và Pháp, nhiều người đến các thư viện quốc gia
và đại học tham khảo và cả lợi dụng chụp phóng ảnh đem về trong nước in lại. Thử hỏi nếu không có những “tên” thực dân mới (HK) cũ (Pháp) giữ hoặc tặng cho các văn
khố và thư viện thì gia tài văn hóa Việt Nam làm sao tìm lại được từ những tro tàn “phần thư” thời đại mới gây ra?
Cũng cần nói đến hiện tượng sách miền Nam ấn bản in trước 1975 từng bị cấm (và đốt) nay đã (tái) xuất hiện ở các thư viện đại học trong nước như ĐH Sư phạm Sài gòn.
Xin ghi lại vài tựa sách: Chiến tranh cách mạng: tiểu luận và tài liệu (Thế Uyên. Sài gòn: Thái Độ, 1968, số định danh: 355.4 TH250U ch); Tổng thức vận toàn diệu: vận
mệnh dòng tổng hợp các nhận thức toàn(Lý Đại Nguyên. Sài gòn: Lý Đại Nguyên, 1956, số định danh: 181.197 L600NG t), Mối tình màu hoa đào (Nguyễn Mạnh Côn. Sài
gòn: Giao Điểm, 1967), toàn bộ của Nguyễn Văn Trung và Nghiêm Xuân Hồng trong có Cách mạng và Hành động (Quan điểm, 1964, số định danh: 909.7 NGH304H c),
cũng như một số sách của Tạ Tỵ (2), Doãn Quốc Sỹ (13), v.v. Nếu không có sách của người và đảng cộng sản Việt Nam bên cạnh thì người mơ ngủ sẽ tưởng đang ở Sài gòn
... trước 1975!

Gần đây nhiều nhà văn chúng tôi biết đã in sách trong nước (rẻ và đẹp hơn) từ thơ đến truyện, như Phạm Ngọc (Mùa Khát Vọng, NXB Đà Nẵng, 2004). Nguyễn Ước đã in
lại nhiều bản dịch về tôn giáo và văn hóa. Đấy là nói về sách xuất bản hoặc tái bản đàng hoàng hoặc cửa sau, chưa kể đến những vụ “luộc sách” (in ăn cắp sách)! Nguyễn
Thị Thanh Bình có ghi trên bìa tập truyệnDấu Ấn mới xuất bản 2004 rằng bà từng in chui ở Việt Nam. Nhà thơ Phan Nhiên Hạo (Chế Tạo Thơ Ca 2004) gần đây đã gửi
đăng thơ trên báo trong nước (Người Hà Nội,...) và được trân trọng giới thiệu với người đọc trong nước (Văn Nghệ Trẻ 25 2 2005). Trần Thiện Đạo sống ở Pháp và từng
cộng tác tạp chí Văn thời Trần Phong Giao cũng xuất bản Chủ nghĩa Hiện sinh và Thuyết cấu trúc (NXB Văn học 2002) và Cửa Sổ Văn Chương Thế Giới (NXB Văn hoá
Thông tin, 2003). Một số khác trước sau về Việt Nam lại ngỏ ý muốn về sống ở trong nước!? Nguyễn Quốc Trụ về trong nước lên báo trong đề cao cái trong. Nhà thơ Du
Tử Lê về nhưng tuyển tập Thơ Tình (NXB Văn nghệ TP HCM, 2005) của ông đã in và được Trần Mạnh Hảo, v.v... trân trọng giới thiệu đã xuất lại bị tịch thu và cấm! Yên
Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ (Nam Quốc Sơn Hà 2003, Anh Hùng Đông A Dựng Cờ Bình Mông 2004 NXB Trẻ), … xâm nhập thị trường tiểu thuyết lịch sử trong nước. Nhiều
người viết ở Đông Âu từng đi lao động và tị nạn nay xuất bản trong nước: Nguyễn Văn Thọ tin thơ Mảnh vỡ, Cửa sổ, Bên kia trái đất, tập truyện Gió Lạnh, Vàng
Xưa(2004), giải thưởng của báo Văn Nghệ, hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn nghệ Quân đội; Lê Minh Hà xuất bản Những Giọt Trầm sau khi đã thành công với độc giả

ế ế ếồ

Việt Nam ở hải ngoại; Phạm Hải Anh, giải thưởng của hội Nhà văn Việt Nam 2003 với Đi Hết Đường Mưa (NXB Hội Nhà văn), Thế Dũng với Hộ Chiếu Buồn, v.v. Thuận
sống ở Pháp, sau khi in Made in VietNamvà China Town / Phố Tàu (NXB Đà Nẵng, 2005) được Nguyên Ngọc đề cao, tự xem như nhà văn trong nước. Nguyễn Hòa gần
đây khi phê bình tập Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XX của Phan Cự Đệ đã đặt nghi vấn: “...với văn học của người Việt ở hải ngoại chẳng hạn, khi mà trong những năm gần
đây, tác phẩm của một số nhà văn lâu nay đã định cư ở nước ngoài như Nguyễn Mộng Giác, Thế Dũng, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Quỳnh Trang Cindi Nguyen, và gần đây
nhất là của Thuận... đã được xuất bản trong nước thì có nên, dù chỉ là bước đầu, bàn đến văn chương của người Việt ở hải ngoại?” (evan.com, 31 3 2005).

Biên giới trong ngoài còn không? Một số dùng tiền mua bảng hiệu nhà xuất bản trong nước để in sách đem từ ngoài về, số khác người trong cuộc mới biết như Nam
Dao (Trăng Thuê Ảo Ảnh2004), Mai Ninh (Ảo Đăng 2003, do Nguyên Ngọc đề tựa, lại Nguyên Ngọc!) tất cả đều do Hội Nhà Văn Hà nội xuất bản. Mai Ninh in thêm Cá
Voi Trầm Sát (Nxb Trẻ, 2004). Hai cây viết “du học” này đi theo khuynh hướng thời thượng ngoài in trong của nhiều nhà văn đi trước. Thực hư lịch sử sẽ phán nhưng
chúng tôi ước đoán mấy “trí thức” ngụy tín và dân du học từng phản chiến hoặc thờ ma cộng sản trước 1975 sẽ là nhóm ra mặt tung hoành mảnh đất lắm người nhiều
ma của thị trường chữ nghĩa ở hải ngoại cũng như trong nước và mặt trận đã ... bắt đầu! Ngoài ra, “mảng” văn chương “thuần túy, vị nghệ thuật” đã có nhiều giao lưu, hợp
tác. Các tạp chí Thơ, Hợp Lưu, v.v. đã là nơi gặp gỡ thường xuyên. Tuy nhiên “mảng” “văn học đấu tranh” là mảng nhiều cảm tính và lý tưởng sống chết thì trong hay ngoài
nước vẫn là những con đường rầy xe lửa không ga bến. Trong hoàn cảnh giao thời đó, nhóm Thư Quán Bản Thảo ở Hoa Kỳ và Canada đăng thơ văn trên tạp chí cùng tên
và xuất bản các tập thơ và truyện của một số thân hữu (của họ) đang sinh sống khó khăn hoặc bệnh tật trong nước hoặc đã mất. Mới nhất là một số đặc biệt về nhà văn Y
Uyên (18, 2 2005) , bi đát ở chỗ Y Uyên thời tử trận có người anh du học Canada thuộc lãnh đạo nhóm pro Vietcong! Ban chủ biên Thư Bản Thảo nói rõ có mục đích nhắc
nhở và ghi công văn học miền Nam 1954 1975. 

Ở trong nước, lý luận thay đổi và ngôn ngữ sử dụng cũng đã thay đổi theo thời. Những từ “Ngụy, Mỹ Ngụy, bù nhìn, thực dân mới, v.v.” dần mất trong diễn văn chính thức,
chỉ sử dụng khi cần cảnh cáo hay lo sợ phản kháng. Mỹ trở thành bạn làm ăn, trao đổi thương mại sau trao đổi giáo dục, xã hội! Việt kiều “đĩ điếm” trở thành “khúc ruột
ngàn dặm” được nâng niu, nhắc nhở mỗi khi nói đến ... tiền, kinh tế và ... tái thiết! Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa có thể sẽ được trùng tu. Nguyễn Cao Kỳ về nước mối lái
cho tư bản Mỹ, quay mặt lại đồng đội của ông với vài tuyên bố scandale. Thiền sư Nhất Hạnh cùng phái đoàn cả trăm người cũng về nhìn lại quê hương thì đã trễ, họ không
còn có cơ hội chứng kiến các trại “cải tạo” và vùng “kinh tế mới”, lúc đó mà họ về giảng thuyết nhân bản, từ bi thì đã quá đắc sách và lưu lại hậu thế một tấm gương không
nứt rạn được! 

Tựa sách của nhà lý luận cộng sản Trần Trọng Đăng Đàn nói trong phần đầu bài này được đổi từ “Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam” ra “Nam Việt Nam” khi tái bản
năm 1993 và 2000 một cách ... “nhẹ nhàng”! Dù vậy, ông này mới đây vẫn giật mình đòi hỏi ... lùi: trong một hội thảo của Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh đã
tổ chức cuộc về Lý luận Phê bình vào 20 3 2004, TTĐĐ đã cảnh giác đồng nghiệp và chỉ đạo: “Lượng thông tin tổng hợp hôm nay lớn. Tổ chức Hội đồng LLPBTƯ là cần
thiết, nhưng tổ chức “chóp bu” chưa nắm được lực lượng, tổ chức được lực lượng. Vấn đề hiện nay nằm ở phần lý luận. Trước kia tập trung đánh giặc, chín bỏ làm mười.
Hiện nay, trong các giảng đường ta giảng về lý luận thế nào? Ta phải có một êkíp nắm được, hiểu được đối tác, đối đầu là ai để làm việc. Có một số người quá khích ở nước
ngoài nói rằng: “Về văn hoá các anh thua rồi, bây giờ không còn gì để nói nữa”. Có thật vậy không?”. Chính trị thì có lý do để lo xa và paranoi, còn toàn trị ngày nào thì
không lạ gì những biện pháp đối với văn nghệ sĩ!

Ở trong nước, từ hơn mười năm nay, những người nghiên cứu của nền văn học vẫn nỗi tiếng là “một chiều, phải đạo, minh họa” đã có những cố gắng thay đổi cách nhìn và
cách nghiên cứu. Không dễ! Hội thảo của Hội đồng lí luận phê bình văn học, nghệ thuật trung ương ngày 14-1-2005, tại Hà Nội, vẫn loay hoay trong địa đạo quản lý chỉ
huy “... quan hệ giữa chính trị và văn nghệ là vấn đề có tầm quan trọng cần được chú ý nghiên cứu một cách sâu sắc, thuyết phục. Bản chất ý thức hệ của văn nghệ là điều
không thể phủ nhận. Nhưng mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị nằm trong các mối quan hệ nhiều mặt giữa văn nghệ và văn hoá, kinh tế, đời sống v.v& tự thân nó cũng
là quan hệ nhiều chiều. ở đây cần tránh các quan niệm cực đoan, đi tìm văn nghệ thuần tuý, hoặc xem văn nghệ chỉ là vũ khí phục vụ một cách thô thiển cho chính trị” (Văn
Nghệ 25-2-2005).

Từ hơn thập niên qua, chữ nghĩa văn chương bị kinh tế thị trường xô đẩy, biến dạng, nhường chỗ cho một chợ sách báo đáp ứng những nhu cầu mở tầm mắt, học hỏi kiến
thức ngoài sau nhiều thập niên bị cấm đoán, đưa đến nhu cầu sách báo phổ thông, kiến thức tổng quát, thường là những bản dịch từ sách báo Âu Mỹ trong số đã có những
bản dịch từ nhiều thập niên trước đó ở trong miền Nam “cộng hoà” mà đã từng trớ trêu bị đốt hủy và cấm sau tháng 4-1975 như của các tác giả J. P. Sartre, A. Camus, E.
Caldwell, F. Nietzche, ..., như sách y học phổ thông, sách “học làm người”, “tổ chức khoa học” đời sống, công việc,... Văn học rút gọn lại trong những ấn phẩm tuyển tập
về những tác giả đã thành danh, cả những nhóm và tác giả từng bị phỉ báng và cấm đoán hoặc các tuyển tập truyện Âu Mỹ. Thời của dịch giả và nhà xuất bản tư và cả công
nếu biết theo thời. Dịch đủ thứ, cả lý luận phê bình mà quên phát triển luận lý văn chương nội hóa. Với sự giúp đỡ của nước ngoài như tạp chí Văn Học Nước Ngoài thuộc
Hội Nhà Văn Việt Nam. Pháp tái lập trường Viễn đông bác cổ (EFEO), xuất bản và trợ cấp in sách báo. Nước Đức giúp dịch và in lại H. Hesse. Các nước khác như (Thụy
Điển, Áo, Nhật, Đại Hàn (khuynh hướng mới từ khi phim bộ Hàn quốc được thay món Trung quốc), ... cũng vào trong quỹ đạo mới đó! Nhà văn hội viên Hội nhà văn quốc
doanh trở nên dịch giả dễ kiếm được lợi nhuận và có thể được mời ra nước ngoài tham quan. Các nhà văn nhà bắo của miền Nam (Hoàng Ngọc Tuấn, Phan Kim Thịnh, Lý
Hoàng Phong,...) cũng nhờ mốt dịch mà kiếm sống!

Có thể nói nếu không có chính sách Cởi trói văn nghệ, đã không có những công trình nghiên cứu mới mẻ về hai nền văn học Miền Nam thế kỷ XIX cũng như miền Nam tự
do trước 1975. Và đã có “giao lưu, gặp gỡ”! Tác phẩm và tác giả từng bị cấm đoán bằng nghị định và chiến dịch như Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Duyên Anh, ... được
nhắc đến. Trần Trọng Đăng Đàn và các nhà “phê bình” của Viện Văn học Hà Nội có tấn công thơ tự do mà họ gọi xiên xỏ là “bí hiểm”, “tắc tị”, “quái thai”, “hỗn tạp những
rối rắm quái gở”, “những thứ ngôn ngữ ô uế tới mức thô bỉ” (5) và “dựng lại cái thây ma mà mười lăm năm về trước những người trong nhóm Xuân Thu nhã tập đã nêu
lên”. Đó là mặt nổi của tuyên truyền, vì mặt khác, ngay từ 1977 họ đã sợ thứ văn học hư hỏng của miền Nam đó được người “chiến thắng” lén lút tìm đọc thời còn bị cấm.
Dù bị cấm. đe, nhưng họ thú nhận đã không thành công, “không thể thỏa mãn với những công việc chúng ta (CSVN) đã làm (...) những đoạn nhạc vàng vẫn truyền đi trên
các băng ghi âm một cách bất hợp pháp, những cuốn tiểu thuyết, những tập thơ mang nội dung phản động hoặc đồi trụy vẫn được chuyền tay nhau, không những ở các tỉnh
miền Nam mà ngay cả ở một số thành phố miền Bắc (...) Chúng ta phải đề cao cảnh giác, không thể xem nhẹ những tác hại của nó được” (6). Trong nước đã có những
nghiên cứu “cởi trói”, đã có cái nhìn “khách quan” hơn. Trần Thị Mai Nhi viết về “nhóm Sáng Tạo” đã nhìn nhận họ “muốn có một 'đường hướng sáng tạo', muốn là 'kẻ
sáng tạo ngôn ngữ trong thơ ca' (...). Họ muốn đổi mới niêm luật, cú pháp, chấm câu, từ ngữ trong thơ cả. Rồi việc họ chấp nhận thứ tiếng của vỉa hè' cũng không hoàn
toàn chỉ là một sự lập dị. (...) Đúng thôi, văn học Sài Gòn gặp văn học phương Tây ở quan niệm thẩm mỹ...” (7). Bùi Giáng được chiếu cố nhiều nhất, được khám phá đủ
chiều, có tạp chí như Thời Văn ra cả số đặc biệt. Hoàn cảnh mới đã cho phép những phát hiện mới, màsau nhiều thập niên mù quáng vì chiến tranh, có những cái đã bị biến
hủy nhưng cũng có những nhận diện, cảm thông về những cái tưởng đã chết hoặc yếu đi như tôn giáo. Vả lại, tôn giáo đã trở nên nguồn sống tâm linh của nhiều người, kể
cả cán bộ. Cuộc chiến chính thức tàn năm 1975, những thất bại của chuyên chính từ 1975 đến 1986 đưa đến Cởi Trói như một lối thoát dọ dẫm có cái hay là đã tạo môi
trường những cố gắng mới với quan điểm mới hơn, dân tộc hơn, tổng hợp hơn. Trong hoàn cảnh đó càng ngày càng có những nghiên cứu trở về với truyền thống dân tộc
thật sự, đó là điều nên mừng. Bước đầu khó khăn đã có người đi, dĩ nhiên còn cần nhiều nghiên cứu sâu xa và khách quan hơn nữa! 

Về văn học hải ngoại, gần đây trong nước đã có những nhận xét khác tiếng nói chính thức, như một bài viết của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên báo Sài Gòn Tiếp Thị được tờ
Tuổi Trẻ On line (10-6-2005) đăng lại. Nhân điểm qua một vài cây viết phần lớn xuất phát từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ông cho rằng: “Văn học hải ngoại, bản thân cũng
chia nhiều hướng; tuy nhiên với bạn đọc VN, chúng ta chỉ nên xét trên cơ sở những gương mặt đã xuất hiện tác phẩm và gắn bó với dòng chảy của văn học trong nước, có
tác động không những với cộng đồng nơi nhà văn sống và viết mà còn với người đọc trong nước. (...) Môi trường văn chương đã bắt đầu có những hé cửa tiếp nhận sự đa
tuyến, đa chiều. (…) Sự phân chia giới tuyến trong và ngoài nước trên lãnh địa văn học suốt ba mươi năm qua có lẽ đã quá đủ. Hợp lưu đang là vấn đề đang được hoá giải
theo thời gian. Hẳn rằng, với nhiều nhà văn chân chính ở hải ngoại, không bị câu thúc bởi những hằn học quá khứ và những lý do cầm bút phi văn chương, ai cũng muốn
được hợp lưu trước khi hội nhập. Nhìn nhận và đón nhận dòng chảy văn chương hải ngoại là một câu thúc nội tại để đưa nền văn học phát triển hơn. Trong vòng khoảng 5
năm trở lại đây, có thể nói, lực lượng này đã có nhiều đóng góp, thậm chí có những tác phẩm sau khi được in tại quê nhà, thực sự gây bất ngờ đối với những đồng nghiệp
trong nước lâu nay mãi lúng túng không tìm được cái nhìn mới về những vấn đề đời sống đương đại”(8).

Dù có một số chữ dùng khác biệt, người Việt trong và ngoài nước vẫn có thể đọc sách báo của nhau, tìm hiểu nhau và có những đồng tâm, tri kỷ về một số sự việc và vấn
đề lớn nhỏ. Người viết xuất bản chung trong ngoài, đã có nhiều thử nghiệm, lúc đầu phải chịu vài “chết non” vì kỷ luật “chính trị” như dự án của Khánh Trường chủ biên
tạp chí Hợp Lưu thời 1990 ngược lại, cũng vì cái kỹ luật đó mà nhóm Montréal thân trong nước thời đó đã ra tuyển tập Việt Kiều Với Quê Hương: Thơ Văn Người Việt
Nam Ở Nước Ngoài, 1975-1990 (NXB TpHCM, 1990). Sau đó thì đã có nhiều tuyển tập nhiều cây viết trong ngoài đáng kể có tuyển tập 26 Nhà Thơ Việt Nam Đương

ấầ

Đại (Tân Thư, 2002) và nhất là khuynh hướng thời thượng dịch đáp ứng nhu cầu “tò mò” (voyeurisme) chính trị hơn là văn chương của vài tác giả trong nước và lâu lâu
xen kẽ vài cây viết hải ngoại hoặc miền Nam tự do như các tuyển dịch của Phan Huy Đường, của Đoàn Cầm Thi(Au R C du paradis 2004), ...!

Chúng tôi nhận ra một số nghịch lý và đương nhiên dịch lý. Trong một nghiên cứu gần đây (Miền Nam Đạo Lý), chúng tôi đã ghi nhận những nỗ lực văn hóa của Nam kỳ
thuộc địa trong việc bảo tồn và phát huy đạo lý truyền thống khi thực dân Pháp đến xấm chiếm và đô hộ miền Nam Cochinchine; và các tiền bối đã thành công. Miền Nam
Cộng Hòa in facto đã bị chấm dứt hiện hữu ngày 30 4 1975 (dù hãy còn sống động trong tâm tưởng và hồi ký của nhiều tai mắt và của cả người miền Nam). Nước mất thì
nhà tan, con người phân tán, Việt Nam hải ngoại thành hình. Trong nước thì người dân mất nước, mất chính quyền và thẩm quyền, mất quyền công dân, xác thân bị kiềm
chế trong các trại gọi là “cải tạo” hay “kinh tế mới”, dĩ nhiên văn hóa cũng bị xóa nát vùi dập. Các sản phẩm nghệ thuật, âm nhạc (nhạc vàng), văn chương, văn học, văn
hóa gì gì của miền Nam cộng hòa đều bị xóa, với nghị định, với hàng trăm bài báo và sách lý luận, nghiên cứu như vừa trình bày. Nhưng kẻ thắng trận (miền Bắc cộng sản)
dù cố tình bôi xóa văn hóa của miền Nam, đã thất bại với thời gian (vì cấm vận, chiến tranh lạnh, đôla, v.v...) Nhưng chủ yếu là người cộng sản Việt Nam đã không có một
văn hóa phổ quát và nhân bản khả dĩ có thể thay thế. Trong học đường, ngoài xã hội mọi người đã nhìn thấy một thứ không văn hóa đang làm băng hoại xã hội thời hậu
chiến. Và con người đã chạy trở lại tìm những thứ mà nền móng xã hội “mới” đã không có hoặc không thể có, của Việt Nam cộng hòa và của Nam kỳ Cochinchine cũng
như của một xã hội Việt Nam bị phê là “lạc hậu” và cả “phong kiến” nhưng có rễ văn hóa, có căn bản con người, một nhân bản không thiết yếu phải có tính khoa học,
nhưng có nền tảng! Nghĩa là vẫn có hy vọng! 

Nói hy vọng để khôn ngoan và khả năng khai phóng được có cơ xuất hiện, vì hiện có những tạp chí có vẻ giao thoa hợp lưu trong ngoài đầy những sáng tác có tính rác rưởi
nhất thời, khai thác những dục vọng thấp hèn, rất tư riêng, bệnh hoạn, dâm bôn, cũng được cho ra như một cố gắng để được nói đến như những “nhà văn thơ” đương đại,
hậu đương đại hay giải phóng. Cái gọi là văn chương, văn học có những điều kiện đương nhiên hoặc ngầm của nó, mà không một tập đoàn, chủ báo hay nhà văn nào có thể
tự diễn hay tác oai tác quái mà tồn tại lâu dài được. Người đọc cũng như lịch sử văn học hãy còn đâu đó như là thẩm phán cuối cùng!

Với đầu tư cùng du lịch quốc tế và tiền hàng tỉ hàng tỉ mỗi năm đổ về của Việt kiều, chính quyền trong nước không ... cách mạng theo thì cũng phải thích ứng, cập nhật.
Những “bóng ma” tàn tích của cuộc chiến vừa qua, như ma “thực dân mới”, “biệt kích”, v.v... nay đã hiện nguyên hình là ... bạn! Chiến tranh xưa nay ít ai thật đại thắng,
thường thì gặp thời (Điện Biên 7-1954, miền Nam 4-1975, v.v.). Đã nói chiến tranh thì phải có thắng thua, nhưng dân tộc thì không bao giờ thua, có chăng là giàu thêm và
khôn ngoan ra dù phải thêm xương máu! Văn học thì lại càng không có chuyện thắng thua, nói thắng thua là trò con người bày ra, cưỡng ép, cường điệu, kể cả chuyện hợp
lưu! Văn học cũng không là chuyện kinh tế hay mạnh được yếu thua! Như vậy thiển nghĩ thế thời có thế nào thì văn học vẫn là hy vọng vì trước mắt chúng tôi không tin
người Việt sẽ có đồng thuận về văn hóa khó, vì làm văn hóa thì con người phải văn hóa trước đã (to be or not to be)! Trong hoàn cảnh đó, văn học sẽ là bước đầu, nếu thật
lòng lên đường!

2&9-2005

Chú thích
1. Trích từ Văn Hóa Văn Nghệ Miền Nam Dưới Chế Độ Mỹ Ngụy (Hà Nội: Văn Hóa, 1977), tr. 8.
2. Theo Trần Thọ, Tạp chí Cộng Sản 10 1981.
3. X. Phong Trào “Thơ Mới” . Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1982. Tr 268.
4. Tự Lực văn đoàn: con người và văn chương. Hà Nội: Văn Học, 1990. Tr. 57. 
5. Trần Trọng Đăng Đàn. Văn Học Thực Dân Mới Mỹ Ở Miền Nam Những Năm 1954 1975, tập 2. Hà Nội: Sự Thật, 1991. Tr. 68, 72.
6. Trích Lời Nói Đầu. Văn hóa, văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy. Sđd.
7. Trần Thị Mai Nhi. Văn Học Hiện Đại Văn Học Việt Nam Giao Lưu Gặp Gỡ. Hà Nội: Văn Học, 1994. Tr. 135, 136.
8. Nguyễn Vĩnh Nguyên. “Văn học hải ngoại: ‘dòng riêng’ có gặp ‘dòng chung’?”. Tuổi Trẻ On line 10 6 2005.

NGUYỄN VY KHANH : TẢN MẠN VỀ DỤC– TÍNH VÀ NỮ-QUYỀN



Người xưa như tác giả Truyện Kiều, viết về chuyện tình-dục là với điển tích (Ra tuồng trên Bộc trong dâu; Vòng ngoài bảy chữ vành trong tám nghề), hay dùng nghĩa bóng
(Tiếc thay ! Một đóa trà mi / Con ong đã mở đường đi lối về). Dục-tính không thật có với văn chương cổ điển vì những tính cách ước lệ, trí thức và hình thức. Không có
sáng tạo, cá tính, do đó không cần cả tác giả, phải chăng đó là một lý do của hiện tượng vô danh của tác phẩm thời xưa ?
Dục-tính khác thô tục, tục tĩu, như áo mỏng dính với trần truồng, dâm thư dĩ nhiên không phải là tác phẩm văn chương. H
enry Miller mà tác phẩm từng bị cấm ở quê hương
của ông, trong Obscenity and the Law of Reflection đã xem dâm tục (obscenity) xuất hiện trong văn chương như một kỹ thuật, không liên hệ gì đến dâm thư (pornography).
Dục-tính như một giá trị chỉ nhắm đánh thức, khêu dậy, dẫn nhập, đem ý nghĩa đến cho thực tại cuộc sống . Đối với Việt Nam, dục-tính chỉ thực sự xuất hiện trong văn học
ở thế kỷ XX, bước đầu bởi nam giới và dục-tính luôn chỉ có ý nghĩa trong một văn hóa, trong một xã hội. Dâm-tính trở thành yếu tố tiểu thuyết, gia vị hấp dẫn cho tác
phẩm. Thời Nhất Linh, dâm-tính chỉ chớm thoáng qua, như trong truyện ngắn Tháng Ngày Qua, nhân vật Giao trọ học nhà bạn, đã dám ... để ý đến vợ bạn, "bốn mắt gặp
nhau (...) cặp môi nàng mấp máy, dưới tấm áo mỏng, ngực nàng phập-phồng, hai con mắt nhìn đăm-đăm vào chàng có vẻ lẳng-lơ, nồng-nàn như đắm tình..." (1).
Các tác giả thời này kể chuyện tình yêu, nhưng ít người đi vào chi tiết làm tình hay tả chân thân thể người nam hay nữ. Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang,... từng bị kế
t án là
khiêu-dâm, thực ra họ chỉ có ý trình bày bộ mặt khác, trái, của xã hội, nêu lên những tệ hại, có ý giáo dục, hướng thượng. Phùng Nguyễn trong Bia Ôm (2) tả "đôi vú nhỏ
mềm-nhũn và âm-hộ nhầu-nát" hình như cũng không có mục đích viết dâm-thư ! Trước 1975, Lê Xuyên đã bị tố viết văn khiêu-dâm, trong thực tế tiểu thuyết của ông chỉ tả
cảnh tả tình những hẹn hò, những ăn chơi trắc tréo dài dòng, nhưng không mấy tả chi tiết cảnh làm tình; kẻ lên án chỉ chứng tỏ đạo đức giả hoặc chưa từng đọc qua.
Tạp chí Sáng-Tạo vào thập niên 1960 ở miền Nam, đã đăng nhiều truyện đầy dục-tính của các tác giả về sau không đi tiếp nghiệp văn, như Duy Thanh (Khép Cửa, T
hằng
Khởi, Chiếc Lá,...), Thạch Chương (Tinh Cầu,..). Giải phóng tình-dục “hôm nay” là một trong những chủ trương văn nghệ của nhóm. Thạch Chương tức nhạc-sĩ Cung Tiến
sau này lúc bấy giờ viết truyện ngắn "hiện-sinh" và là lý thuyết gia cho khai phá này, trong bài "Giới-thiệu một nhận-thức siêu-thực về nghệ-thuật" đã viết : "... Chúng tôi
muốn quay lại vũ trụ hoang sơ dục-tình nguyên vẹn mà tâm hồn mỗi kẻ còn trinh như sữa. Nhưng là cái tinh khiết đáng sợ của con bò rừng. Nghệ thuật hôm nay là sự biểu
lộ một "furie du total", một tiếng gọi quay trở về rừng sâu thẳm mà ở đó còn vẳng lên những tiếng cười điên mê, những tiếng la cuồng dại vọng về từ trăm thế kỷ của bản
năng thuần túy. (...). Nghệ thuật hôm nay còn được biểu tỏ mãnh liệt trong tình yêu ngọt ngào của xác thịt, hay "tình điên". Dục-tình, như có người đã nói trên mặt báo này,
là động lực độc nhất của thế giới. Đọc .. phần lớn những tác phẩm của D.H. Lawrence, ai mà không cảm thấy vật dục mình xao xuyến, một thứ xao xuyến rất nghệ thuật, rất
siêu thực, rất trắng, rất tinh khôi...". Lý do ông đưa ra vì sống trong một thời đại "sống trong cái thế trên đe dưới búa, một bên là tự do tuyệt đối cá nhân, một bên là áp bức
chính đáng..." (3).
Trong truyện Thằn
g Khởi, Duy Thanh để cho nhân vật xưng Tôi, một cô gái 16 tuổi, muốn ngủ và rồi ra tay "hiếp dâm" một thằng gánh nước người Chàm : "Tôi đã để ý
đến nó năm tôi 16 tuổi. Cái vẻ đẹp man rợ ngu xuẩn ấy mang cho tôi nhiều ý nghĩ dâm dục. Tôi chắc rằng thằng Khởi chưa hề ngủ với ai bao giờ (...) Thằng Khởi vẫn ngủ
trong lều. Đôi môi dầy của thằng Khởi mấp máy và vị nước bọt của nó sền sệt nhạt nhẽo. Tôi lay nó dậy. Thằng Khởi chồm lên chắc định la làng, nhưng tôi bít miệng nó
lại. Mắt nó mở to có vẻ ngạc nhiên lắm, nhưng cũng ngồi im. Rồi đưa tay quờ vào người tôi. Hơi thở của nó và của tôi hừng-hực trong đêm tối..." (Sáng Tạo, 21). Cũng
Duy Thanh trong truyện Chiếc Lá để nhân vật là cô gái 18 tuổi "thích thay đổi, từ vấn đề ái tình, sinh-lý, không khí, đồ ăn,..." và không thích cái gì quen hoặc vô nếp cả.
Khi còn là cô bé 15 tuổi, cô ta đã ngủ với anh rể vừa để trả thù chị mình vừa tìm cảm giác : "Tôi muốn đo cái độ dục của hắn, khi hắn ngủ với chị ấy thế nào. Cũng lạ, cái
cảm xúc ấy lúc đề phòng trước thì thấy tầm thường hết sức. Tôi thấy cái hình thù sát cạnh mình đến vô nghĩa..." (4).
Nhưng người tả cảnh thật sự dục-tính đầu tiên có thể là Lê Hoằng Mưu, chủ bút Lục Tỉnh Tân-văn, tác giả Hà Hươn
g Phong Nguyệt (1915), Oán Hồng Quần (tức Phùng
Kim Huê Ngoại Sử, 1920), nhất là với Người Bán Ngọc (1930-31), dù văn còn ảnh hưởng biền ngẫu và câu chuyện xảy ra ở Trung Hoa, nhưng nhân vật và khung cảnh rất
Việt Nam. Một câu chuyện tình cổ điển gần 400 trang, nhưng suy nghĩ, ngôn ngữ và hành cử của nhân vật cũng như cách diễn tả tiểu thuyết có tính thật của đời sống lúc
bấy giờ. Người bán ngọc đây là Tô Thương Hậu giả phụ nữ bán ngọc để gần gũi và trờ thành tình-nhân của Hồ phu-nhân"trững mỡ" trong hai năm chồng đi buôn xa, trước
là đồng tình luyến ái, sau trai gái thật khi Thương Hậu không cầm lòng được đã để lộ cái "oan gia".
"Vén mùng rồi vừa gạt chưn để lên giường, xẩy thấy một tòa thiên-nhiên, lịch sự như tiên giáng thế
, làm cho người bán ngọc mảng mê nhan sắc trố mắt đứng nhìn, quên
bổn phận mình, mưu sự tệ tình, bất cẩn, ... Thấy Hồ phu-nhân mê mẩn giấc nồng sổ đầu, nằm bỏ tóc, xấp xả khó gìn cho đặng. Bèn sẽ lén lấy mền đắp bụng cho Hồ phu-
nhân; rồi lại muốn đưa tay rờ-rẫm vuốt-ve cho thỏa. Không dè, mới thò tay vừa tới bụng sợ phập phồng nó làm cho tấc dạ bồi hồi, tay rung lập cập. Người bán ngọc không

ồ ẩ ốố ố ồẩ

dám rờ ! Lật đật thục tay vào rồi xây mặt ngó quanh quẩn bên mình, ... Vuốt qua vuốt lại, rờ xuống rờ lên đôi ba phen mà Hồ phu-nhân mê mẩn không hay, người bán ngọc
thấy vậy mới dễ ngươi, ái tình lại dồi long tà dục... muốn kề má hôn cho phỉ dạ. Có một điều là rờ rẫm vuốt ve thì không sao, chớ hễ muốn kề má xuống hun, thì lại hườn
cựu lệ, trống ngực đánh rầm rầm, chân tay run lẩy bẩy... đổ mồ hôi ướt đẫm như người bị cảm mạo phong sương... dục thúc quá dằn long không tiện, người bán ngọc bèn
gượng đưa tay ra rờ cái ngọc cốt phi phàm ... Rờ tới đâu chết điếng tới đó,..." (5).

*
Văn chương dục-tính có khuynh hướng đi với nữ quyền. Hồ Xuân Hương - giả dụ có một Hồ Xuân Hương thật, tác giả những bài thơ Nôm tục lưỡng nghĩa, bà đã phải gò
bó trong lối thơ hai nghĩa thời bấy giờ, đê nói lên những dồn nén và những đòi hỏi nữ quyền, "chém cha cái kiếp lấy chồng chung". Ở Việt Nam, cho đến giữa thập niên
1960, tác phẩm của các nhà văn nữ đã là những đóng góp làm đẹp cho đời, cho thế giới văn chương dù với tính cách bên lề, ngoại lệ. Thật vậy, đối với văn học chữ quốc
ngữ thì năm 1927, bà Tương Phố với Giọt Lệ Thu đã thật sự khởi đánh dấu sự có mặt của nữ giới trên văn đàn chữ nghĩa. Thụy An với Một Linh Hồn (1942), Bốn Mớ Tóc
(1950, ký Lưu Thị Yến) nhìn ra cuộc đời, Anh Thơ với Răng Đen (1943) rồi Nguyễn Thị Vinh với Thương Yêu (1953) đã bắt đầu nói đến thân phận người đàn bà trong đời
sống đại gia đình, trong khuôn khổ phong hóa - họ không sống cho cá nhân mình. Thụy An, Nguyễn Thị Vinh nói đến số phận những thế hệ phụ nữ đã phải sống trong đứt
đoạn, nghịch lý khó khăn giữa giáo dục thời thiếu nữ và thực tế ở đời khi trở thành phụ nữ ! Linh Bảo với Những Đêm Mưa, Tàu Ngựa Cũ xuất bản cùng năm 1961, đã nhẹ
nhàng khởi nêu vai trò người phụ nữ. Đến Nhã Ca, người nữ tình yêu đã lãng mạn và mạnh mẽ, nhưng chiến tranh và trách nhiệm đã khiến đôi lứa và gia đình quan trọng
hơn cá nhân. Nói như Virginia Woolf, họ vẫn quanh quẩn trong"những hành-lang tối-ám của lịch-sử". Người đàn bà sinh ra sống cho gia đình, lo cho cha mẹ, cho em, rồi
khi rời gia đình thì rơi vào gia đình khác, lo cho chồng, cho con rồi cho cháu, ăn ở có đức, rồi chết ... theo đúng lễ nghi, phong tục ! Người phụ nữ cho đến giai đoạn này
chỉ đi tìm hạnh phúc !
Phải đến Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy-Vũ và Trùng Dương, văn chương mới trở thành phương tiện cho nữ quyền và quyền sống. Thật vậy, từ cuối
thập niên 1960, người viết nữ đã mạnh bạo đi xa hơn, tự tin hơn và những vấn đề phụ nữ được chính thức trương lên chữ nghĩa. Cái Tôi, nhân vật chính, nội dung, tình
cảm, tình yêu, tình-dục, ... không còn là của riêng những nhà văn thơ phái nam. Hơn là những "hình-ảnh người nữ" trong tác phẩm viết bởi nhà văn nữ hay nam, từ Khái
Hưng, Nhất Linh,.. đến Hồ Trường An, Nguyễn Thị Phong-Dinh,v.v.
Lê Thị Thấm Vân, một nhà văn hải ngoại đã phát biểu rằng : "Trong quá khứ, văn chương tình-dục đa phần viết bởi ngòi bút đàn ông. Văn thơ kể, nói, chỉ, "dạy", diễn tả, ...
những cảm xúc, "cách thức" rung động, thèm muốn, bày tỏ (thay cho) người đàn bà" (6). Văn chương dục-tính hay có dâm-tính lại do người nữ viết hình như hấp dẫn hơn
vì cũng hình như có tính tự thuật nhiều hơn. Vì từ nay, người nữ làm chủ con người, tư duy, tình cảm và cuộc đời của họ trong văn chương. Làm người nữ, với văn chương
! Simone de Beauvoir trong Le Deuxième Sexe (1949) đã phát động cái ý thức nữ quyền đó khi hô hào "On ne nait pas femme, on le devient". Trong văn chương, trong
ngôn ngữ vì là cái có thực, có sự sống. Như vậy, viết trở thành hành động tự xác định của người phụ nữ, trở thành phát ngôn viên chính thức của con người phụ nữ, tiếng
nói chính thức và từ tình-dục.
Từ thuở tạo thiên lập địa, nếu theo truyền thuyết sáng thế từ Adam Eva thì Eva đã phạm tội ở vườn địa đàng, Adam dại gái nên bị cám dỗ; thân phận phụ nữ gãy đổ ở gốc
cây táo từ đó. Đến lúc xảy ra phong trào đòi nữ quyền, người ta bắt đầu thấy phụ nữ lộ diện trên mọi sân khấu và đến cuối thế kỷ XX thì sân khấu gần như nhường hết cho
các bà. Từ thập niên 1960, họ "lấn" thêm chuyện cái giường và thân xác. Họ gạt bỏ vòng cương tỏa tình-dục nam quyền để làm lại thế giới với hình ảnh và dục-vọng phái
tính của họ. Marguerite Duras đã cho nhân vật nữ chủ động trong tình yêu : "Il a arraché la robe, il la jette, il a arraché le petit slip de coton blanc et il la porte ainsi nue
jusqu’au lit. Et alors il se tourne de l’autre côté du lit et il pleure. Et elle, lente, patiente, elle le ramène vers elle et elle commence à le déshabiller" (7). Không xa nơi cô
đầm Sadec, thập niên 1960 đã có một thế hệ nhà văn nữ như Trùng Dương đã tỏ tinh thần độc lập, dứt khoát tự giải thoát khỏi những ràng buộc của chế độ phụ hệ, cả trong
động-tác làm tình : "Một lúc nàng nới lỏng tay ra, thôi hôn tôi, mắt say-đắm. Tôi nghe tiếng nàng nói qua hơi thở : Em lên anh nhé ? Tôi khẽ gật đầu. Diệu xô tôi nằm
xuống giường và lên người tôi. Diệu thường mở màn bằng cách đó. Hình như nàng tìm thấy cái thú nằm trên người tôi, một cái thú khá man-dại và cũng chóng tàn"(8). Thử
so với Loan của Đoạn Tuyệt chỉ muốn được đọc sách tiếp rồi ngủ sau đã phải đưa đến án mạng !
Hoặc các nhà văn nữ lên tiếng chống lại những thân phận tùng thuộc, nhận chịu, chờ đợi. Họ vạch mặt những qưyền lực đàn áp của định chế chính trị, của xã hội, của đồng
lõa phái nam. Cái Tôi trước cái "anh, mày" tức người đối diện, trước cái Ta, cái chúng ta ! Cái Moi của Simone de Beauvoir là cái Tôi xồ xề, sung túc ! Từ đó tình yêu có
thêm nhiều hình dung từ, ngoài những tình yêu lý tưởng, cao thượng, đau khổ, ... lỗi thời, nay thêm tình yêu bản-năng, tình-dục, tự-do, đổi-chác, khoái-lạc, cả tình yêu
phút-chốc, bồng-bột, hiểm-nghèo, ... Về điểm này, người viết nữ thời nay như muốn trở lại thời bán khai, tự nhiên, giải phóng tình-dục khỏi những quy ước của hôn nhân,
phong hóa. Đi xa hơn, không chỉ đòi bình quyền, còn tự chứng minh tự xác tín cái cá biệt "nữ", khác biệt về tình-dục, về xúc cảm thân xác, về kinh nghiệm và cả ngôn ngữ.
Họ làm chủ cơ thể, cảm xúc và tư duy. Trùng Dương trong Mưa Không Ướt Đất chẳng hạn cho nhân vật lý luận triết lý, truyện có tính cách lý luận hơn là sống nếu muốn
gọi đó là hiện sinh. Xưa kia nhà văn nam viết, phân tích tâm lý mọi người thì nay các nhà văn nữ muốn phân tâm đàn ông và tự phân tâm ! Một loại "văn-hóa" mới, năng
động và cách tân phái tính. Họ không ngừng ở thể loại nhật ký, thi ca, tiểu thuyết , mà đi xa hơn, làm chủ cơ quan văn nghệ, lên tiếng phỏng vấn, thuyết trình, ... Nhưng
chính với văn chương, với tiểu thuyết và thi ca như phương tiện, mà người nữ lên tiếng, phát biểu, làm chứng.
Lệ Hằng thời trẻ xảnh xoẹ đi tìm hạnh phúc, hạnh phúc là ái-ân, da chạm da, nói như Phượng Uyên trong Thung Lũng Tình Yêu chỉ muốn "thiên-đường chính là vòng tay, là
mùi hương đàn ông, là hơi thở của chàng. Tôi không tìm nữa một cảnh bồng-lai, vì đôi môi người yêu, giọng nói người yêu, và đôi mắt chàng, là giòng sông tình-ái, là rừng
say sưa là suối bất tử đời đời tắm mát tình yêu " (9). Sẽ đòi hỏi hơn với Sóc Nâu là chuyện tình yêu khả thể với một người bạn nam Dũng, kiểu " Em thèm được làm một
người đàn bà. Dưới tay anh, dưới thân thể anh, và dưới tình yêu của anh nữa... Dũng ơi ... Hãy trở thành một người đàn ông với em đi" (10).
Với Túy Hồng trước 1975, nhân vật nữ luôn đầy sức sống vùng vẫy trong một xã hội tù túng, ngộp thở. Họ luôn muốn phá đổ những lễ nghi, cung cách, những nếp sống
phụ hệ, gia phong theo họ đã lỗi thời. Dục-tính, mà một số nhà văn nam phê bình bà trước 1975, đã bị gán ghép, đồng hóa với thái độ và lối sống tự do, theo bản năng giấu
dưới những mỹ từ tình yêu, tình bạn. Hãy còn bóng bẩy, rụt rè hiện thực, cùng lắm qua lời nói, ý nghĩ như nhân vật nữ trong Vết Thương Dậy Thì (1967): "Hãy ngậm em
giữa hai môi dầy trác táng, uống em đi, nuốt em đi ừng-ực. Chỉ vẽ cho em cách chế cà-phê và cách chui vào lòng anh để thao thức cồn cào tỉnh người bỏ ngủ vì đã liếm em
trên đầu môi chót lưỡi, đã ngậm, đã nuốt ực em vào anh rồi"(11). Người nữ đi thẳng, nói trắng : "nếu yêu em thì đừng đi quanh nữa (...). Anh hãy cho em đi con đường
ngắn nhất, con đường độc đạo của tình yêu" nói như bạn cô giáo Cam Thảo, nhân vật Thở Dài, trong khi cô thì viết thư thúc người yêu cưới mình !
Trần Thị Ng.H. qua Lạc Đạn - viết năm 1973, và một số truyện ngắn đăng báo trước 1975 cũng đã, qua văn chương, tự xác nhận, ra tay để phá đổ huyền thoại phụ nữ như
là đối tượng, xây dựng lại tương quan với người khác giống, đảm nhận tự do, một cách lạnh lùng, dứt khoát, dù vẫn cho thấy một loại bất mãn, dồn nén ! Nơi thái độ, như
hối hận sau liên hệ đồng tính với Thắm, sau khi đã "ôm nhau như đôi tình thân. Thắm rà đôi môi nhỏ trong cổ tôi, đôi vú non căng-nở phập-phồng, hốt hoảng. Tôi kinh hãi
xúc-động dầm-dề. Tôi muốn la lớn trong cơn khoái-cảm mộng mị và kì cục...". Như sau khi chấp nhận trò chơi "đau xé nổ tung đầm-đìa. .. đỏ-lòm oan uổng" với "người
đàn ông lạ mặt", rồi phải "dỗ dành chỗ mềm yếu nhất, dỗ ngọt, săn sóc" đã xác tín - trong ý tưởng, với người mẹ âu lo rằng "con trinh bạch không tội lỗi, con nguyên vẹn
của má" (12). Tình yêu, tình người ở đây, không là những bất ngờ ! Trong các truyện ngắn khác ở tập này và tập Tập Truyện Ngắn Trần Thi Ng.H. (1999), bà còn nói đến
những mặt trái, tội ác, cái chết tự xử, cái chết người khác, những cái chết dàn cảnh !
Cách mạng tình-dục tiếp tục với văn-học hải-ngoại : Đỗ Kh., Khánh Trường, Trần Vũ, Trân Sa, Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Thị Hoàng Bắc,... Bài này chúng tôi nhìn qua
phía các nhà văn nữ, họ lên tiếng về những âu lo, tâm tình mà lâu nay nhất là ở Việt Nam ít thấy. Những âu lo của Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan thanh cao quá,
trừu tượng quá, Hồ Xuân Hương nếu là tác giả thật những bài thơ về tính giống và tác động phòng the, cũng vẫn ở ẩn-dụ, bóng gió, không trực tiếp, trốn trong cách thế nho
nhã ! Nhà văn nữ Việt Nam ở hải-ngoại nói thẳng những lo âu thực tế, sờ được, cảm được, không cần nhiều ngõ quanh, đi vòng. Sinh-lý hết được xem như cấm đoán, lại
được xem như đòi hỏi chính đáng, tình-dục trở thành nhu-cầu tự-nhiên, phải có, không thiên kiến và mặc-cảm phạm-tội, cả có khi ngây thơ trong tìm kiếm. Tự nhiên và
chấp nhận trò chơi trăm phần trăm, với tấm thân sẵn đó, như đó !
Nói chung, phụ nữ chống văn minh, văn hóa dựa trên quyền hành đàn ông, phụ quyền, chống Tây phương kỹ nghệ định nghĩa đàn ông ở khả năng sáng tạo và chế biến sự
vật. Phụ nữ chống văn chương như một nền chế, họ thích mặt trận "ngôn-ngữ" hơn, thích phổ dương liên hệ trực tiếp với chữ viết cũng như với thân xác. Phụ nữ Mỹ châu
đòi quyền lợi, họ dấn thân, xuống đường, lập nghiệp đoàn,... ít cho người đọc thấy dây dưa tình cảm. Ngôn ngữ không quan trọng, cái quan trọng là chống đàn áp, đô hộ
của đàn ông . Trong khi đó ở Pháp và Âu châu, ngôn ngữ được đặt lại vị trí, thẩm mỹ học, một loại phản văn hóa đặt nền trên sự đè nén. Người viết nữ xây lại nội dung, cấu
trúc lại những ngõ thoát, lối ra của ngôn ngữ. Sướng-khoái thể chất đi với sướng-khoái lời nói, chữ dùng. Thêm vào, những khuynh hướng mới về tiểu thuyết như hậu thuộc
địa (postcolonial) là một loại diễn văn muốn thay thế những quan điểm đã được thiết lập trước về lệ thuộc và vâng lời bằng quan điểm hoàn toàn ngược lại, đề cao tự lập cá
nhân và tự chủ. Xây dựng lại nội dung bằng đường thoát ngôn ngữ. Lạc-thú thân-xác đi liền với lạc-thú ngôn ngữ, đến sau lạc-thú ngôn ngữ. Người nam đi vào văn để tìm
hoặc nếu đã thấy, trình bày lý thuyết, triết lý hay một "nghiệp", người nữ thì đến để thực hiện cái tôi, xác định cái tôi, cá nhân. Và họ đi vào tình-dục. Sex được dịch là hữu-
tính (tự điển Thanh Nghị), làm như không sex là số không to tướng ! Đưa đến những cuộc sống ...ngoại lệ : đàn bà không sanh con, đồng tính luyến ái, lãnh cảm (Jane
Austen, chị em Emily và Charlotte Bronte, Simone de Beauvoir, George Eliot, ...). Sống đời thế tục, tận hưởng phút giây, lãng mạn tình yêu đến tự-do tình-dục !
Người nữ sống đời hải-ngoại hội nhập, choáng ngợp giữa những lạ-lẫm (exotic), đầy ắp và choáng ngợp trước tự-do ở xứ người, tự-do tuyệt-đối và cá nhân chủ nghĩa, từ
vật chất, thân-xác, tình-cảm,.. Có thể họ muốn giả vờ, trưởng giả , nhưng lại không giữ lề, thích tự-do ngoại tình,.. Có người đi đến thái độ hài hước đen, ngầm nữ quyền.
Người nữ những thập niên cuối thế kỷ XX choáng ngợp tự-do, tình-dục, đi xa hơn cô giáo Hoàng. Cái giường hết còn là ám ảnh chính như với Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Túy
Hồng (từng viết "cái giường là đồ vật tội lỗi nhất trong những đồ vật" trong Vết Thương Dậy Thì),... Sau chiến tranh, nhân vật Túy Hòng sống trong chia cách và đời sống

ếẳ

mới, trở nên yếu ớt, căng thẳng, vô định trước tương lai, lại tăng dâm-tính, tình-dục trở nên cách hành xử hoặc tác động xác thân lên trên tình cảm. Đây là một hiện tượng
từng chứng minh với những biến động lớn như vụ không tặc Tháp Đôi ở New York ngày 11-9-01. Để xóa căng thẳng và tái xác nhận đời đáng sống, cái sống đáng trân
trọng, một tâm trạng sống sót, cho nên buông thả tình-dục, với cả người mới quen. Cứ Tay Che Thời-Tiết "có thể chờ chồng, nhưng tôi không thể thủ tiết được" cho nên cứ
"xoạc mông xoãi đùi đu bay lẫn lộn trong bát ngát tự-do rì chặt chữ tình làm cứu cánh" (tr. 73), cuối cùng mới thấy chỉ là ảo tưởng, lãng mạn. Ảo mộng vun trồng vẫn hóa
ra mộng ảo, con người không dễ thay đổi lớn !
Nhân vật Mưa của Lệ Hằng trong Bên Kia Là Núi (1998) một khi ra được ốc vỏ văn hóa cũ (cô giáo, vai chị), đã lồng lộn thụ hưởng đời sống tình-dục hơn cả người tình
Phi-châu Saba của Hãn. "... Cô bỗng khùng lên, cánh đồng khô khát của cô ghì lấy Hãn. Chưa một lần nào, Hãn thấy cô tả xông hữu đột truy bức thân thể Hãn dữ dằn hơn.
Gầm gừ mê mỏi, hào hển đứt hơi. Cuồng lên vì lạc-thú, cô làm Hãn kích ngất vì những rung-cảm khốc-liệt của cô... "(13).
Như vậy, nay chính thân xác là đối tượng, là đề tài chính ! Với Trân Sa và một vài nhà văn nữ, tôn giáo ngưng lại ở chỗ tình-dục; tình-dục không những tháo gỡ cấm đoán,
mà còn vô hiệu hóa cấm đoán. Tình yêu khác tình-dục, cái sau cũng làm ... tình, nhưng hết mình, chính xác, một chuyện. Làm tình phức-tạp hơn, đòi hỏi con tim, lời nói, cử
chỉ, cả văn hóa. Làm tình, trò chơi thân-xác, tựu trung là một khoảng trống cần thiết, một chiến thuật đầy đủ, cũng là cách thức sống, một cách biểu tỏ, một phương tiện
hiện hữu thể chất, máy móc - là những thứ nếu thiếu, thì cái còn lại chỉ là phó sản, hiện tượng phụ. Làm tình cũng là một cách học-hỏi bằng tự xóa. Tình-dục trước khi là
hiện tượng xã hội, văn hóa, đã là thân-xác.
Khi tay anh xoa xoa xà-phòng vào “nơi ấy”,
nắng bên ngoài rực sáng thêm một chút nữa.
“Nơi ấy” giờ thì mềm xìu, bé tí, bình thường như vành tai, chóp mũi, khuỷu tay, đầu gối, gót chân… như bất cứ phần nào trên thân thể anh.
Trước đấy một giờ. Nó cương-cứng, nóng-hổi, hùng-hổ
trong miệng em, giữa rãnh ngực em, trên mông em. Nó cố đâm thấu-xuyên-sâu-qua bao lớp da thịt để vào trong em. (Là nó, chẳng thuộc về ai).
(Lê Thị Thấm Vân, Căn Phòng 2.2 Âm Thanh Sóng) (14).
"... Suốt một buổi chiều / Yêu dọc từ dưới lên - và xuống / Từng lằn chỉ - khớp - từng phân li thịt da / Nhập một / ấm-áp - rịn - ướt / Suốt một buổi chiều / Không ngớt /
Nghiêng - xoay - cong - mềm-mại / Cọ - trườn - lướt / Sau - trước / Những điệu thuần nữ / Có khi là một / Hai - ba - hoặc cả năm / Yêu khắp cùng lòng kia ưỡn ngã xuống
như sóng / Và lượn úp lên - uốn chụp xuống / Đan khít mười / Không rời / Không một kẻ hở / Tuần tự - tất cả / Ngoài và trong - không một bỏ trống / Gò và trũng / Suốt
một buổi chiều / Hai bàn tay lần đầu yêu nhau / Suốt buổi chiều / Trong căn phòng..." (Trân Sa, Động-Tác Yêu) (15).
Thế giới ẩm ướt, trò tình-dục không được một số nhà văn nữ Lệ Hằng, Trần Thị NgH, Trân Sa, ... coi là cấm đoán hay lớp áo mỏng che. Broadway ở New York còn đưa lên
sân khấu vở Độc thoại của cái l. (Vagina Monologues) của Eve Ensler trong ngày được gọi là V-day, địa đàng trở nên ẩm-ướt mà đối với một số nhà văn nữ, cái ẩm-ướt
cũng là căn cước của họ. Với họ, tình-dục là tự-nhiên và những hành cử tình-dục cũng như bộ-phận sinh-dục bị bêu xấu hay không nói đến chắc là để làm dơ, làm xấu, làm
mờ phai chính hành cử đó, đối tượng đó. Nên họ làm ngược lại !
Dương Như Nguyện đưa vào đời sống hội nhập Mùi Hương Quế (2000), một mùi thơm của tiềm thức và một thân xác của-lạ để đối phó với thực tại vật chất của xứ người.
Một cái nhìn xuyên suốt tâm thức văn hóa gốc, khi sống đời hội nhập và thành công ở xứ người. Nhân vật Trâm Kha chẳng hạn hội nhập nhanh : "Trong giai đoạn đầu, tôi
tình nguyện ngủ với hắn" (tr. 138), chạy theo tình-dục như lâm trận tranh đấu cho nữ quyền, và trên ngay phần đất cơ thể chính mình. Tâm thức về cái thân phận nữ phái,
qua những nhân vật thân thích gia đình của bà. Qua nhiều thế hệ : bà ngoại, Tĩnh Tâm, ... Cũng là mùi thơm của oan khiên, tiếc nuối. Trong một truyện ngắn, Như Mưa,
Nắng...?, Nguyễn Thị Hoàng Bắc kể một chuyện tình đồng tính giữa hai người phụ nữ như một chớm nở pha lẫn nghi ngờ :
"Tôi không lesbian, nhưng yêu (...)
Tôi run động ngẩn người Ai là tôi, khi tôi/ai thích chuyện này, khi tôi/ai mê cái khác ? Tôi/ai biết quá đại khái về ai/tôỉ Như mưa nằng tầm phào" (16).
Rồi những khám phá như S. Hite về điểm cực-khoái của thân xác phụ nữ năm 1976, người nữ hết phải chờ, hết cần được cho; muốn là tìm cho được, hối thức, vồ vập...
Người nữ vô tình đánh mất tình cảm đã đành, mà mất luôn "ngây thơ tình-dục", gia vị thiết yếu cho đam mê, tình yêu, gây quyến rũ. Người viết nữ giới từ ý muốn làm chủ
văn chương về phái nữ, đã đi đến chổ làm chủ ảo mộng cho người nữ bởi người nữ. Naomi Worlf, một người tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ nổi tiếng, sau những đòi hỏi triệt
để đã quay 180 độ, trở về tự nhiên, chủ trương "nữ-quyền làm mẹ" (motherhood feminism) trong mấy cuốn như Fire with Fire, Misconceptions đòi hỏi quyền làm việc
đồng thời làm mẹ. Vì hai hình ảnh chính của văn chương nữ phải là người mẹ và người nữ, nên thành đề tài, lý do và thể loại xử dụng và ngay cả việc tận dụng ngôn ngữ.
Trên đà đấu tranh bình quyền, thuốc ngừa thai, của thập niên 1960, người phụ nữ đã bớt hoặc không còn làm mẹ. Thuốc ngừa thai khiến người phụ nữ không phải mặc-cảm
tội-lỗi ! Ngay có con đã có cách cấy giống khỏi cần yếu tố dương, nghĩa là xa hơn thái độ của nhân vật của Trần Thị Ng.H. trong truyện Sinh Nhật (17) định nghĩa một
người mẹ/người nữ mới, một mình nuôi con, không cứ phải qua định chế hôn nhân. Và rồi bộ phận có tuyệt vời đến mấy cũng chỉ là một ... cơ quan, cái thiếu vẫn là liên hệ,
luật âm dương kinh dịch từng nói đến ! Cách mạng tình-dục đã là hậu quả của cách mạng nữ quyền, nhưng đã đảo lộn mục đích - đối tượng. Thập niên 1960 họ đòi trả thân
xác cho họ, nhưng khi thân xác trở thành chính cái Tôi thì thân xác lại chiếm nhiều chỗ quá. Nhục-dục từ chỗ bị dồn nén, trở thành khuôn mẫu, khoái-lạc, là cấm kỵ trở
thành totem (tổ vật), không sanh đẻ, trục trặc nhục-dục (libido), cái giống trở nên buồn thiu, sau khi tả tơi máy móc hóa, tầm thường hóa (chương trình truyền hình Sex and
the City ở Mỹ). Thân xác không tình yêu, từ đối tượng trở nên chủ thể của nhục-dục !
Chống đề cao giống mạnh, nam quyền macho, phong trào nữ nêu khẩu hiệu "đàn bà là tương lai nhân loại, thế kỷ XXI là thế kỷ đàn bà". Mỗi giống tính không thể rút vào
vỏ cô đơn tình-dục, trí thức và luân lý, cuộc sống còn gì thú vị và tương lai ! Nay có thể nói người nữ còn lại bốn ám ảnh chính : tình-dục, sợ hãi, bạo lực và khinh rẽ. Nữ
quyền đòi hỏi đến một lúc nào đó sẽ rơi vào chán nản, tình-dục cũng thành buồn thiu. Saba, nhân vật trong Bên Kia Là Núi của Lệ Hằng, sống buông thả và bạo động tình-
dục như để chứng minh nữ quyền, cuối cùng đâm ra sợ cả tự-do tình-dục. Chưa kể đến hiện tượng tiểu thuyết dành cho độc giả phụ nữ, có khuynh hướng xem như những
tranh đấu nữ quyền đã qua, nay đưa ra những hoàn cảnh nhân vật nữ bị tiếng sét ái-tình hoặc tô điểm một hình ảnh "hoàng-tử của lòng em", mà nếu gặp, người vai nữ dám
bỏ hết tương lai sự nghiệp để đi theo - như trước kia, nhưng khác là nay do nhà văn nữ viết ra ! Và cứ thế, những trào lưu tiếp nối, hết nữ-lưu luận sẽ thuyết lý gì khác ?
Không đóng vai luân lý, đạo đức, nhưng đối với văn chương dục-tính, thiển nghĩ tính văn chương sẽ không ở lâu với những quẩn quanh tình-dục không lối thoát. Không bắt
buộc phải hướng thượng, nhưng nếu nhân vật, hành động và nội dung của văn chương cứ bị tình-dục, thân xác giam hãm tù đày, định nghĩa về văn chương hình như đã bị
hãm hiếp một cách tội nghiệp vậy ! Đây là chỗ khép lại của nhiều thập niên thử nghiệm kể từ khi nhóm Sáng-Tạo đề nghị buông thả và khai phá tình-dục trong văn chương.
Cuối cùng, cũng cần nói thêm là dục-tính trong văn chương phải chăng một phần do ở người đọc - một thứ "cây sậy biết suy-nghĩ"; người đọc trở thành đồng lõa với loại
văn chương dục-tính ?./.

Chú-thích :
1. Nhất Linh & Khái Hưng. Anh Phải Sống (Sài Gòn : Đời Nay, 1961?), tr. 19.
2. Phùng Nguyễn. Tháp Ký-Ức (Westminster CA: Văn, 1998), tr. 97.
3. Sáng Tạo b.m., 5, 11-1960, tr. 97-102.
4. Sáng-Tạo b.m., 1, 7-1960, tr. 26-32.
5. Sài Gòn : Đức Lưu Phương, 1931. Trích theo bản chụp lại.
6. Văn học CA, 124, 8-1996.
7. L’Amant. Paris : Minuit, 1984.
8. "Miền Chân Trời". Văn (SG), 31, 1965, tr. 76.
9. Sài Gòn : Gió, 1973, tr. 276-277.
10. Lệ Hằng. Sóc Nâu, XT tb, tr. 242.
11. Sài Gòn : Kim Anh, 1967, tr. 87.
12. Trần Thị Ng.H. Lạc Đạn và Mười Truyện Ngắn (Toronto: Thời Mới, 2000), Tr. 67, 43 và 47.
13. San Francisco CA: Mõ Làng, 1998, tr. 183.
14. Tạp chí Thơ CA, số mùa đông 1999.
15. Nhánh Nhỏ (www.nhanhnho.org), 27, 1-2001.
16. Nguyễn Thị Hoàng Bắc. "Như Mưa, Nắng...?". Việt, 6, 2000, tr. 181&182.
17. Một truyện Trần Thị Ng.H. khác, viết năm 1998, in trong Lạc Đạn... Sđd.
NGUYỄN VY KHANH
http://vanchuongplusvn.blogspot.fr/2012/02/nguyen-vy-khanh-tan-man-ve-duc-tinh-va.html

Văn-học miền Nam 1954-1975 : Đường về gian-nan

Phùng Nguyễn

Tham luận
LTG : Dưới đây là toàn văn bài tham luận dành cho cuộc Hội thảo Văn Học Miền Nam 1954-1975 tổ chức tại quận Cam, California – USA. Chỉ một phần của bài tham
luận này được trình bày trong buổi hội thảo vì giới hạn thì giờ dành cho mỗi diễn giả. PN

Tiệm cho thuê sách của gia đình

Vào những ngày đầu tháng 5 năm 1975, một cậu bé 6 tuổi chứng kiến một điều khó quên. 30 năm sau, năm 2005, cậu ghi lại hình ảnh này trong một bài thơ có tựa đề
“Tiệm cho thuê sách của gia-đình.” Bài thơ được chọn đăng trên mạng Da Màu vào tháng 5 năm 2007 nhân kỷ niệm 32 năm ngày miền Nam đổi chủ.

Khi người ta đem xe ba gác đến dẹp,
bố tôi mở cửa mời mấy người hàng xóm
vào xem và lấy tùy thích.
Những quyển sách chính tay ông chọn
mua về, đóng bìa cho thêm chắc chắn,
đóng dấu của tiệm vào vài chỗ, và
đánh số mục trước khi xếp lên kệ.

Hồi bố tôi đi cải-tạo, một số sách muốn trở về.
Vài người hàng xóm tốt bụng đem trả.
Nhưng mẹ tôi từ chối : có những quyển
họ mua lại ngoài chợ trời nhờ nhận ra
cái bìa, những quyển kia, họ đã lấy —
từ hôm ấy — và đọc thoải mái.

Lẩn vào trong bài thơ, nên không
dễ thấy như một cái bìa sách,
Lại thường xa cách hơn một người hàng xóm,
Nhưng tôi, cũng muốn người đọc
giữ luôn một cái gì.

Cậu bé 6 tuổi ngày xưa chính là nhà thơ Lê Đình Nhất Lang, và người chọn sách để mua, đóng thêm bìa cho chắc chắn là nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội
nay đã quá cố Lê Đình Điểu, một tên tuổi rất quen thuộc trong giới cầm bút ở Hải ngoại. Trong bài thơ này, “Tiệm cho thuê sách của gia đình,” “một cái gì” mà tác giả Lê
Đình Nhất Lang muốn chúng ta giữ luôn chứ không chỉ giữ lại, đối với tôi chính là một mảnh, dù rất nhỏ, của một nền văn học đầy hứa hẹn được xây dựng và phát triển
trong hơn hai mươi năm ở miền Nam. Nền văn hoc này thường được biết dưới cái tên Văn-Học Miền Nam giai đoạn 1954-1975.
Bằng cách “phân-tán mỏng” những cuốn sách mà trước sau gì cũng bị tịch thu và thiêu hủy, thân-phụ của nhà thơ Lê Đình Nhất Lang đã trên thực tế gởi gấm những mảnh
nhỏ của nền văn học này cho những người hàng xóm, những khách quen với hy vọng chúng sẽ được giữ gìn cho một tương lai tươi sáng hơn. Tôi tin rằng không chỉ có chủ
các tiệm sách mà còn rất nhiều người khác, những độc giả bình thường ở miền Nam đã bằng cách này hay cách khác giúp giữ gìn những cuốn sách, những tập thơ mà họ
trân trọng không cho rơi vào lò thiêu của chế độ. Có thể nói, ngay từ những ngày đầu tiên của chiến dịch nhằm xóa sổ nền Văn-Học Miền Nam 54-75 của phe chiến thắng,
chính quyền Cộng-sản đã gặp phải sự chống đối ngấm ngầm của người miền Nam dưới nhiều hình thức để bảo vệ được chừng nào hay chừng đó tài sản văn học này.

Những bạn đọc hiếm-hoi ở phía Bắc

Nỗ lực nhằm bảo tồn Văn-Học Miền Nam 54-75 không chỉ giới hạn trong lãnh thổ phía Nam. Vào năm 1977, chỉ hai năm sau ngày chiến-dịch “bức tử” Văn-Học Miền
Nam được phát động, nhà xuất bản Văn Hóa ở Hà nội cho ra đời cuốn “Văn-hóa Văn-nghệ miền Nam dưới Chế-độ Mỹ ngụy” (1) tập I gồm nhiều tác giả để tiếp tục đánh
phá nền văn học bất hạnh này. Trong tập sách, người ta tìm thấy đoạn văn dưới đây trong “Lời nói đầu” :
“Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhiều chiến dịch đã được phát động nhằm quét sạch ảnh hưởng của thứ ‘văn-hóa’ phản động, đồi trụy của chủ nghĩa thực
dân mới tại các thành thị và các vùng Mỹ ngụy chiếm đóng trước đây…”
“Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn không thể thỏa mãn với những công việc chúng ta đã làm được. Những đoạn nhạc vàng vẫn truyền đi trên các băng ghi âm một cách bất
hợp pháp, những cuốn tiểu thuyết, những tập thơ mang nội dung phản động hoặc đồi trụy vẫn đươc chuyền tay nhau, không những ở các tỉnh miền Nam mà ngay cả ở một
số thành phố miền Bắc.”
Đoạn trích dẫn trên đây giúp khẳng định là nhà cầm quyền CS đã không hoàn toàn thành công trong ý đồ ngăn chặn sự lan tỏa của văn hóa miền Nam, đặc biệt là âm nhạc
và văn chương. Việc “những cuốn tiểu thuyết, những tập thơ mang nội dung phản động hoặc đồi trụy vẫn được chuyền tay nhau, không những ở các tỉnh miền Nam mà
ngay cả ở một số thành phố miền Bắc” cho thấy trong số chiến lợi phẩm mang về từ miền Nam trong những ngày tháng đầu tiên sau chiến tranh không chỉ có đài, đồng hồ
không người lái, và xe đạp mà còn có một món hàng quý hiếm khác, đó là những tác phẩm của nền văn chương đa dạng và dựa trên nền tảng tự do sáng tạo của miền Nam.
Tôi tin chắc các độc giả hiếm hoi và may mắn ở phía Bắc đã nhanh chóng làm một cuộc so sánh văn chương giữa hai miền dựa trên những trải nghiệm mới mẻ họ có được
sau khi đọc một số tác phẩm của các ngòi bút miền Nam. Điều đáng tiếc là họ phải đọc trong lén lút, và nhận định của họ có nhiều phần đã được giữ lại cho chính mình !
Ở miền Nam, sau khi các khu chợ trời mọc ra trên vỉa hè các con đường nằm gần trung tâm Sài gòn như Tôn thất Thuyết, Huỳnh Thúc Kháng,v.v.. một thời gian, các sách
báo bị cấm đoán của miền Nam bắt đầu xuất hiện trở lại một cách rải rác dưới dạng ngụy trang. Nằm khép nép bên dưới các tạp chí tiếng Anh tiếng Pháp vô hại có khi là
một tập truyện xuất bản trước tháng 4/75, quăn queo, bìa trước bìa sau bị lột sạch. Nhưng bất kể hình dạng thảm hại của nó, một tác phẩm được tìm đọc là một tác phẩm
còn sống.

Theo gót lưu-vong

Sách báo miền Nam cũng theo chân cộng đồng người Việt lưu vong lang thang khắp bốn phương trời. Có thể trong nhúm hành lý ít ỏi được phép mang theo của những
người di tản đầu tiên bằng cầu không vận của Mỹ, có cả vài cuốn sách gối đầu giường của họ. Sách cũng theo chân người ra đi ở những đợt tị nạn khác theo các chương
trình ODP, HO và có thể ngay cả cùng các thuyền nhân cho dù rất hiếm hoi vì điều kiện hiểm nghèo của cuộc hành trình. Và chính là ở bên ngoài tổ quốc, những công trình
nhằm bảo tồn Văn-Học Miền Nam 54-75 có cơ hội được thực hiện thường xuyên và đôi khi với một qui mô tầm cỡ.
Một khi an toàn ở các xứ sở tự do, những cuốn sách sống sót qua cơn hồng thủy được san sẻ một cách công khai. Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu đọc tác phẩm Việt ngữ
của cộng đồng tị nạn, việc in lại các tác phẩm thuộc Văn học miền Nam ở nước ngoài của một vài nhà xuất bản đầu tiên ở Hải ngoại, cho dù động cơ chính có thể là lợi
nhuận, cần được xem là một hình thức bảo tồn nền văn học này một cách hữu hiệu. Khi chủ nhân của các nhà xuất bản danh tiếng của Sài Gòn xưa đến được bến bờ tự do,
họ bắt đầu xây dựng trở lại các cơ sở xuất bản để hỗ trợ không chỉ việc in ấn và phát hành các tác phẩm trước 75 mà còn các tác phẩm mới ra lò của các cây bút thuộc dòng
văn học non trẻ ở Hải ngoại. Một trong những tên tuổi quan trọng bậc nhất trong ngành xuất bản Hải ngoại phải kể đến ông Lá Bối Võ Thắng Tiết, người đã thành lập và
điều hành nhà xuất bản Văn Nghệ trong nhiều năm.

Khai dòng

Những người cầm bút thuộc Văn-Học Miền Nam thời kỳ 54-75, khi đến được nước ngoài luôn mong mỏi có được cơ hội cầm bút trở lại. Các tạp chí văn học đầu tiên ở xứ
người đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp khơi ra một nhánh mới từ giòng sông VHMN đã bị chặn đứng một cách đột ngột mấy năm trước đó, đáp ứng nhu cầu thể
hiện tâm tư của cộng đồng người Việt lưu vong qua ngả văn chương.

Tạp chí Văn-Học Nghệ-Thuật số đầu tiên do hai nhà văn Võ Phiến và Lê Tất Điều chủ trương, ra mắt tháng 4/78, đúng 3 năm sau ngày mất nước, trang trọng in hàng chữ
“tạp-chí văn-nghệ đầu tiên của người Việt hải-ngoại” ở trang bìa. Trong thư tòa soạn của số đầu tiên, những người chủ trương cho thấy sự cần thiết của một diễn đàn văn
chương cho cộng đồng người Việt lưu vong ở Hải ngoại. Họ khẳng định :
“Khó quan niệm một cộng đồng sống đầy đủ mà lại ngưng cảm nghĩ, mà bị cưỡng bức vào sự câm nín, không có được những thể hiện nghệ thuật tư tưởng.”
Sự ra đời của Văn-Học Nghệ-Thuật, tiền thân của tạp chí Văn-Học, và các tạp chí văn chương khác như Văn, Hợp Lưu, Khởi-Hành v.v… đáp ứng được nhu cầu văn
chương ngày càng lớn này. Cùng với thời gian, có thêm nhiều những cây bút của Văn-Học Miền Nam 54-75 gia nhập cộng đồng tị nạn, ảnh hưởng của nền văn học này lên
nội dung Văn-học Hải-ngoại là điều không thể chối cãi.

Trên cyberspace

Sự phổ cập hóa của Internet bắt đầu từ những năm 90 đóng một vai trò không nhỏ trong việc lưu trữ tư liệu văn-học Việt-Nam, trong đó Văn-Học Miền Nam chiếm một số
lượng quan trọng. Trong một bài viết (2) về những hoạt động văn học của giới trẻ Hải-ngoại trên liên mạng vào năm 1996, tôi có đề cập đến những hoạt động này như sau :
“Trong một vài năm gần đây, cùng với sự phát triển với tốc độ chóng mặt của Internet, một số trang mạng đã dành một phần đất hậu hĩ cho việc chưng bày và lưu trữ thơ,
văn, nhạc phẩm, và phó bản họa phẩm của văn nghệ sĩ Việt Nam thuộc nhiều triều đại.“
Công cuộc số hóa các tác phẩm thuộc Văn-Học Miền Nam và Văn-học Hải-ngoại ngày càng phổ biến trên liên mạng. Ở những năm sau này, bạn đọc có thể tìm thấy một số
tác phẩm của nhiều tên tuổi quen thuộc của Văn-Học Miền Nam trên các trang mạng Đặc Trưng, Viet Messenger v.v…
Trong số các công trình lưu trữ và phổ biến các tác phẩm của Văn-Học Miền Nam trên liên mạng phải kể đến chương trình “Sách xuất-bản tại miền Nam trước 1975” (3)
do nhà văn Phạm Thị Hoài, người chủ trương Tủ sách talawas thực hiện. Đây là một công trình khá dài hơi, kéo dài 4 năm trời từ 2004 – 2008 với 95 đầu sách của một số
các tác giả quan trọng của nền văn học này.
Ngoài ra cũng có thể kể thêm các chuyên đề về Văn-Học Miền Nam 54-75 của tạp-chí Da Màu, Gió-O, chuyên đề Võ Phiến và toàn bộ “Văn-Học Miền Nam : tổng quan”
của Võ Phiến trên tạp-chí Tiền Vệ, và vô số các tác phẩm đủ thể loại thuộc thời kỳ 54-75 trên các trang mạng, blog cá nhân trong và ngoài nước. Nằm rải rác trên cõi bao la
của liên mạng, các tác phẩm văn học này là một phần di sản quan trọng của Văn-Học Miền Nam chưa được khai thác đúng mức.

Một trường-hợp đặc-biệt

Nhà văn Trần Hoài Thư là một trường hợp đặc biệt bởi vì các tác phẩm do ông, cùng với sự đóng góp của một nhóm bạn thân, sưu tập và ấn hành xuất hiện trong cả hai
dạng, số hóa và bản in do chính tay ông in ra và gởi đến bạn đọc qua đường bưu điện. Có thể nói Trần Hoài Thư là người đầu tiên trong cộng đồng người Việt hải ngoại áp
dụng thành công phương pháp “In theo yêu-cầu,” tương tự như “Print on demand” mà Người Việt Books áp dụng cho các sách xuất bản gần đây. Bài phỏng-vấn “Trò
chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo” (4) của nhà văn Trần Doãn Nho trong chuyên đề Văn-Học Miền Nam trên tạp-chí Da màu mô tả khá
rõ quan niệm, mục tiêu, và các hoạt động của nhà văn Trần Hoài Thư liên quan đến công cuộc bảo quản và phục hồi di sản văn chương miền Nam.
Tạp-chí Thư-Quán Bản-Thảo và Tủ sách Di-sản Văn-chương miền Nam là 2 công trình quan trọng nhất của nhà văn Trần Hoài Thư. Thư-Quán Bản-Thảo chính thức phát
hành đầu năm 2001, cho đến nay gần tròn 14 năm. Số 62 là số mới nhất, phát hành tháng 12 năm 2014 với chủ đề “Khởi-Hành và Tôi.” Theo nhà văn Trần Hoài Thư, mỗi
số Thư-Quán Bản-Thảo thường dành khoảng 100 trang cho một tác giả chọn lọc của Văn-Học Miền Nam. Ví dụ chủ đề Nguyễn Bắc Sơn (số 20), Nguyễn Nho Sa Mạc (số
26), Hoài Khanh (24), Phan Nhự Thức (số 27), v.v… Điều này cho thấy mục đích giới thiệu [lại] các tên tuổi thuộc Văn-Học Miền Nam là một phần quan trọng của Thư
Quán Bản Thảo. Về Tủ sách Di-sản Văn-chương miền Nam, nhà văn Trần Hoài Thư đã hoàn tất hai bộ sách đồ sộ, mỗi bộ gồm hàng ngàn trang. Bộ Thơ miền Nam gồm 5
tập và bộ Văn Miền Nam gồm 4 tập. Trong cả hai bộ sưu tập thơ văn này, các sáng tác với chủ đề chiến tranh chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Trong thời gian gần đây, bên cạnh một ngân khoản eo hẹp, nhà văn Trần Hoài Thư vừa phải chăm sóc vợ hiền bị bạo bệnh, vừa chăm sóc sức khỏe của chính mình nhưng
không thấy ông chậm lại chút nào trong kế hoạch in ấn và phát tán tác phẩm miền Nam thời 54-75… Xin cầu chúc ông sức khỏe và nghị lực để tiếp tục gởi đến chúng ta
những tác phẩm giá trị và quí hiếm của một thời.

Xa mặt cách lòng

Hồi tháng 8 năm ngoái (2013), trong khi thu thập tài liệu cho chuyên đề “Nguyễn Xuân Hoàng, trong và ngoài Văn-chương” (5) của tạp chí Da Màu, tôi nhận ra, với một
tên tuổi vô cùng quen thuộc như nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, số lượng bài biên-khảo dành cho tác phẩm của ông quả thật khiêm nhường. Chợt nghĩ ra ông thuộc về thế
hệ của những người làm văn nghệ kém may mắn. Nhóm người này bắt đầu văn nghiệp của họ trong giai đoạn 54-75 ở miền Nam Việt Nam. Nền văn học non trẻ nhưng đa
dạng và cởi mở này chưa kịp có thì giờ nhìn lại để đánh giá một cách đầy đủ những thành tựu của tập thể và của mỗi cá nhân tác giả thì đã chết tức tưởi vào một ngày cuối
tháng Tư năm 1975.
Chỉ ít hôm sau cái ngày định mệnh này, những người viết, phần đông ở vào độ tuổi sung mãn nhất của họ, bỗng dưng nhận ra ngòi bút trong tay mình bị cướp giật đi và
thay vào đó là gông cùm xiềng xích. Trong số họ, có nhiều ngưới sẽ không bao giờ có cơ hội cầm bút trở lại. Những người khác, sau nhiều năm tù tội, cố gắng về lại với
chữ nghĩa trong những điều kiện vô cùng khó khăn…
Khi một số người viết thoát ra được nước ngoài thì nguyên khí đã tiêu hao rất nhiều, đặc biệt giới phê bình nghiên cứu hầu như không còn mấy. Về sau, có thêm những tên
tuổi mới tham gia lãnh vực này, nhưng lực lượng vẫn còn quá mỏng so với khối lượng tác phẩm dồi dào của miền Nam. Trong một tình thế như vậy, việc đánh giá tác giả
tác phẩm thuộc nền văn học miền Nam 54-75 nói chung trở nên vô cùng khó khăn. Đó là ở Hải-ngoại.
Ở trong nước thì gần như tuyệt vọng. Không có độc giả, không có điểm sách, phê bình, một nền văn học dễ dàng rơi vào quên lãng. Sau 40 năm, nếu lớp trẻ trong nước
hoàn toàn không biết đến tên các tác giả tiêu biểu của nền Văn-Học Miền Nam 54-75, chúng ta không nên lấy làm ngạc nhiên.
Trong một bài viết (6) nhằm giới thiệu chính cuộc hội thảo văn học này trên blog VOA Tiếng Việt, nhà lý luận văn học Nguyễn Hưng Quốc cũng chia sẻ nỗi bi quan này :
Nói một cách tóm tắt, nền văn-học miền Nam giai đoạn 1954-75, cho đến nay, ít nhất với độc giả trong nước, vẫn là một nền văn-học bất hạnh : sau khi bị tịch thu và bôi
nhọ, nó tiếp tục bị chôn vùi vào quên lãng.

*
Những người quan tâm đến vận mạng của nền Văn Học Miền Nam, tuy vậy, đã không chịu đầu hàng, Những công trình lớn nhỏ nhằm cứu vãn và phục hồi Văn-Học Miền
Nam và những sinh hoạt như chính cuộc hội thảo này giúp nền văn học này không bị rơi vào quên lãng. Hơn thế nữa, họ còn mong muốn Văn học miền Nam được công
khai trở về với tổ quốc, được đặt vào một vị trí xứng đáng với tầm vóc của mình trong dòng lịch sử của văn học dân tộc. Tuy nhiên, đường về của Văn Học Miền Nam 54-
75 nói chung và của mỗi tác giả/tác phẩm thuộc giai đoạn này nói riêng là con đường gian nan, đầy những chông gai. Những chướng ngại trên con đường về, theo tôi, trực
tiếp hoặc gián tiếp đến từ chính sách bôi nhọ, trù dập, khủng bố của chính quyền Cộng-sản trong nhiều thập kỷ qua. Trong bài nói chuyện hôm nay, tôi xin phép điểm qua
một số các chướng ngại này cùng với các sự kiện văn học có liên quan đến chúng.

Dĩ Bắc vi trung-tâm ?

Trong bài phỏng vấn “Ðặt lại giá-trị văn-học miền Nam 1954-1975 trong lịch-sử văn-học Việt Nam” (7) do báo Người Việt thực hiện, nhà văn Phạm Phú Minh đã có một
phát biểu quan trọng. Ông phát biểu như thế này :
Nói chung đảng Cộng-Sản có một đường lối văn nghệ [khác] được chỉ thị từ Liên Xô và Trung Cộng, và tất cả những gì không phù hợp với đường lối này thì đều bị phê
phán là lạc hậu, phản động, bị cấm đoán và tiêu hủy; các nhân vật văn hóa như Phạm Quỳnh, Nguyễn Tường Tam đều bị miệt thị nặng nề. Ngay bài “Bình Ngô Ðại Cáo”
của Nguyễn Trãi khi in lại trong cuốn Lịch Sử Việt Nam cũng bị Trường Chinh và Tố Hữu gạch bỏ một câu vì không phù hợp thế giới quan của đảng Cộng Sản. Họ không
cần những gì dân tộc Việt Nam hãnh diện là những “thành tựu” của mình về văn hóa, họ chỉ cần những gì phù hợp với đảng Cộng Sản để xây dựng một thế giới khác theo
trí tưởng tượng (bệnh hoạn) của họ. Và đó là thảm họa cho văn hóa nước Việt Nam của chúng ta.
Nói cách khác, các nền văn học “không cộng-sản” không được phép có mặt trong một đất nước bị thống trị bởi đảng Cộng-sản. Sau tháng 4 năm 75, Văn Học Miền Nam
giai đoạn 54-75 hoàn toàn bị loại ra khỏi sinh hoạt văn học của cả nước. Với sự vắng mặt của Văn Học Miền Nam từ sau 1975, văn học miền Bắc trong cùng giai đoạn, còn
được gọi là văn học “Cách mạng,” đương nhiên lên ngôi chính thống, trở thành dòng văn học trung tâm của cả nước.
Không có đối tượng để so sánh, cái tư thế múa gậy vườn hoang dễ đưa đến tâm lý vô địch, và cái mặc cảm tự tôn này lâu ngày trở thành một thứ tâm lý chung, được chấp
nhận một cách tự nhiên bởi phần đông những người làm văn học “chính thống” trong nước. Với họ, Văn học Việt Nam đồng nghĩa với hoặc có xuất xứ từ nền văn học
“Cách mạng” của miền Bắc. Trên thực tế, sự nhập nhằng trong cách sử dụng các cụm từ “Văn-học Cách-mạng” (tức là Văn-học miền Bắc) và “Văn-học Việt-nam” của đa

ố ố ấể

số tác giả thuộc giới phê bình văn học chính thống trong nước là một dấu hiệu của tâm lý kể trên.
Những điều như thế không thoát khỏi sự lưu ý của các người cầm bút gốc gác miền Nam hiện đang sinh sống trong nước hoặc Hải ngoại. Trong thời gian gần đây, tôi nghe
được hai cụm từ thú vị từ hai người bạn văn để diễn tả cái “hội-chứng” này, “Dĩ Bắc vi trung (tâm)” và từ thứ hai, một cách rắc rối hơn, “Bắc-kỳ Chủ-nghĩa.”

Xung-đột của những thế-giới bịa-đặt

Chính sách nhằm hủy diệt các thành tựu văn hóa, văn học “không Cộng-sản” ở miền Nam không phải chỉ bắt đầu sau tháng 4/75. Ngay từ những năm 50, nhà cầm quyền
Hà nội đã phát động nhiều chiến dịch nhằm bôi nhọ văn-học miền Nam, trong đó có việc phân vùng văn học với những tên gọi đầy ác ý. Về lâu về dài, những tên gọi này
trở nên quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong cả nước, gây ảnh hưởng tiêu cực lên cách nhìn của giới cầm bút nội địa, ngay cả những người có cảm tình và thiện chí
với nền văn học miền Nam.
Trao đổi giữa nhà văn Nhật Tiến và nhà thơ Hoàng Hưng của văn-đoàn Độc-Lập gần đây là một thí dụ điển hình. Vào khoảng tháng 7 năm 2014, nhà thơ Hoàng Hưng đại
diện văn-đoàn Độc-lập trong nước gởi điện thư mời nhà văn Nhật Tiến (và một số các ngòi bút của Văn-Học Miền Nam ở hải-ngoại) tham gia một tiết mục mới có tên
“Văn-học Đô-thị Miền Nam 1954-1975.” Hoàn toàn dị-ứng với cụm từ “Văn-học Đô-thị Miền Nam,” nhà văn Nhật Tiến đã phản ứng một cách mạnh mẽ. Trích điện-thư
của nhà văn Nhật Tiến :
Cái từ ngữ “Văn-Học Đô-Thị Miền Nam” khiến tôi không khỏi nhớ đến guồng máy tuyên-truyền của miền Bắc ở vào thời kỳ cuộc chiến VN chưa chấm dứt. Họ đã gọi các
sinh hoạt trên lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa là “ trên các tỉnh và Đô-thị Miền Nam”, với ý nghĩa là “bọn Mỹ Ngụy chỉ co cụm trong các thành phố và không thể lui tới các
các Nông thôn ở miền Nam, vì tất cả đã đồng loạt nổi dậy và đã đứng dưới ngọn cờ của Mặt-Trận Giải-Phóng Miền Nam”.
Qua cái từ ngữ được quý anh sử dụng “Văn-Học Đô-thị Miền Nam”, chúng tôi như đã bị đánh thức dậy bởi cái mùi vị khinh bỉ, miệt thị, kể cả những hận thù do chính rất
nhiều thành phần có tính cách văn hóa đến từ miền Bắc mang lại… (8)
Không muốn đổ dầu vào lửa, nhưng thật tình mà nói, cụm từ “Văn-học Đô-thị Miền Nam” không có một hậu ý tử tế nào hết. Cho đến gần đây, trường Đại-học Đà-lạt vẫn
còn tuyển sinh cho một khóa học mang tên “Văn-học đô-thị miền Nam” với phần tài liệu học tập gồm đến 9 cuốn trong danh sách “Đả ngụy thập lục thư,” 16 cuốn sách đấu
đá Văn-Học Miền Nam dữ dội nhất. Một vài cuốn tiêu biểu :
Văn-hóa văn-nghệ miền Nam dưới chế-độ Mỹ ngụy – nhiều tác giả, NXB Văn hóa Hà Nội
Nọc độc văn-học thực-dân mới Mỹ – Trần Trọng Đăng Đàn, NXB TP. HCM
Cuộc xâm-lăng về văn-hóa và tư-tưởng của đế-quốc Mỹ tại miền Nam Việt-Nam - Lữ Phương, NXB Văn hóa, Hà Nội
Những tên biệt-kích của chủ-nghĩa thực-dân mới trên mặt-trận văn-hóa tư-tưởng – Nhiều tác giả, NXB Văn hóa, Hà Nội
Cách phân vùng văn học mang tính thù nghịch, đầy ác ý của nhà cầm quyền Cộng-sản không chỉ phổ cập trong nước, mà còn được xuất khẩu qua trung gian một số trí thức
thiên tả ở các trường Đại-học trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ. Xin giới thiệu cùng quý vị bài viết bằng tiếng Anh “The long road home : exile, self-recognition, and
reconstruction” của nhà thơ, học-giả Nguyễn Bá Chung trên đặc san Manoa Journal số 14 của trường Đại-học Hawaii, ấn hành năm 2002. Học-giả Nguyễn Bá Chung là
một trong những người điều hành trung tâm William Joiner thuộc viện Đại-Học Massachusetts ở Boston, một tổ chức có ảnh hưởng lớn trong giới hàn lâm Mỹ, đặc biệt về
các khía cạnh văn học liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Bài viết nói trên của ông đã được Ban biên-tập Da Màu dịch và phổ biến dưới cái tựa “Đường về diệu vợi : tha
hương, tự kiểm và tái thiết” (9) để bạn đọc tiện đường tham khảo.
Dưới đây là một vài trích đoạn trong tiểu mục “Xung-đột của các thế-giới và thế giới quan” của tác giả Nguyễn Bá Chung mà tôi cho rằng có khả năng giải thích phản ứng
của nhà văn Nhật Tiến như ở trên :
Tại làm sao văn chương của miền Nam Việt Nam chỉ phản ánh suy tư và quan tâm của chỉ 20 % dân số — những người sống an toàn trong đô-thị, cách ly những bom
những pháo và những đe dọa thường xuyên của lằn đạn réo ? Sài gòn và nhiều thành-thị khác của miền Nam vào thời điểm đó [trước 1975] giống như những hòn đảo thanh
bình và tiện nghi trong một biển lửa mà chúng [những hòn đảo] ngoảnh mặt làm ngơ.
Được bảo vệ bởi lực lượng quân sự Hoa Kỳ và nuôi sống bởi viện trợ hào phóng của Mỹ, những thành phố này mang dáng dấp của những tô giới thượng lưu trong vùng đất
nghèo khổ của những đất nước kém mở mang. Phần lớn văn giới thành phố chỉ quan tâm đến những vấn đề thích hợp với một xứ sở không chiến tranh, hoặc ít nhất, không
phải chiến đấu cho sự sống còn của mình. Không giống như đồng bào của họ ở thôn quê, sinh mạng của những nhà văn nghệ sĩ này chưa bao giờ bị đe dọa. …
Trong nhiều phương diện, tác giả thành thị bị sập bẫy bởi một lịch sử không do chính họ lựa chọn: họ không thể toàn tâm ủng hộ những người tuyên bố đang chiến đấu
nhân danh họ [chính quyền Sài Gòn] hoặc họ hoàn toàn cách ly với [chính quyền Sài Gòn]. Họ cũng không thể rời bỏ sự an toàn của đô thị để tham gia lực lượng du kích
trong rừng, mà cũng không thể thẳng thừng chối bỏ và lên án những người vào bưng chiến đấu bởi vì không một ai có thể phủ nhận được nhiệt tình, cống hiến, và hy sinh
của phía bên kia hay sự đồi trụy của phe họ ! …
Xin lưu ý cách tác giả gán ghép những giá trị thấp kém cho “văn-giới thành-phố,” cách dàn dựng các thế giới nông thôn và thành thị với những phẩm chất đối nhau chan
chát giữa các thế giới bịa đặt này : nhiệt tình, cống hiến, hy sinh của một bên so với đồi trụy, thậm chí hèn nhát của phía bên kia ! Chỉ còn thiếu mỗi từ “phản-động !”
Không chỉ có hậu ý chính trị, tôi tin rằng cụm từ Đô thị trong “Văn-Học Đô-Thị Miền Nam” còn được dùng để đặt nền văn học này vào một vị trí thứ yếu so với nền văn-
học Cách-mạng của miền Bắc. Bằng cách đóng khung địa bàn hoạt động của Văn-Học Miền Nam vào bên trong ranh giới các thành phố, họ muốn biến nó trở thành dị
dạng, teo tóp như mảnh da lừa của Balzac ! Trong khi đó, văn học miền Bắc cùng thời kỳ được mô tả như là một khối văn-học Cách-mạng nguyên vẹn cộng thêm các mảng
văn học vệ tinh ở phía Nam, văn-học Giải-phóng và văn-học yêu nước ở Đô-thị miền Nam. Một bản đồ văn học sử vẽ theo cách sắp đặt không mấy lương thiện này nhất
định sẽ cho thấy vị trí áp đảo của VH cách-mạng, tức Văn-Học miền Bắc so với Văn-Học Miền Nam.
Xin nói thêm là văn-đoàn Độc-Lập sau đó đã phản ứng một cách tích cực, hai chữ “Đô-thị” trong mục “Văn-học Đô-thị miền Nam” được gỡ bỏ để chính thức trở thành
“Văn-học miền Nam 1954-1975” trên trang mạng của văn-đoàn này. Đây là một điều đáng khích lệ, nhưng một con én khó làm thành mùa Xuân. Ảnh hưởng tiêu cực của
chính sách bôi nhọ Văn-Học Miền Nam của nhà nước CS, cho đến nay, vẫn xuất hiện nhan nhản trong các sinh hoạt văn hóa và giáo dục trong nước.

Không có chỗ cho tự-do học-thuật

Trong vòng mươi năm trở lại đây, có một số thay đổi nhỏ trong cái nhìn của giới làm văn học trong nước, đặc biệt về những thành tựu trong lãnh vực dịch thuật và phê bình
nghiên cứu của văn-học miền Nam. Trích dẫn dưới đây từ bài viết “Dấu ấn phê-bình văn-học phương Tây trong văn-học sử miền Nam giai-đoạn 1954 – 1975” (10) của Lý
Hoài Thu và Hoàng Cẩm Giang thuộc viện Văn-học Việt-Nam cho thấy một cái nhìn tuy khái quát nhưng khá chính xác về nền văn học nhân bản của miền Nam :
… văn-học miền Nam dưới chế độ Việt-Nam cộng-hoà… lại đào sâu vào hình ảnh con người tự do cá nhân… đồng thời đã tiếp xúc với những trường phái mới mẻ nhất của
văn học Tây Âu như trường phái Tiểu thuyết mới, Phê bình mới, Hiện sinh chủ nghĩa…
Mặt tiêu cực, tuy vậy, vẫn còn hiện diện hầu như ở khắp mọi nơi. Cho đến nay, đa số sinh viên đại học/cao học vẫn tiếp tục áp dụng cụm từ “Văn-học Đô-thị” và cách phân
vùng văn học bất lợi cho miền Nam trong các luận văn tốt nghiệp của mình. Gần đây, một bộ sách gồm hàng ngàn trang có tựa “Văn-học Việt nam nơi miền đất mới” đã cố
tình nêu sai tên / bút hiệu của một số tác giả tiêu biểu của miền Nam bên cạnh các sai lầm đáng nghi ngờ khác mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vy Khanh đã chỉ ra trong bài viết
“Văn-học miền Nam qua một bộ ‘văn-học sử’ trong nước” (11). Nói chung, tiếng nói của những người có thiện cảm với Văn-Học Miền Nam vẫn chưa đủ mạnh để khiến
cán cân dư luận nghiêng về phía họ.
Về phía chính quyền Cộng-sản, trong khi không còn công khai “đuổi tận giết tuyệt” tác giả và tác phẩm của miền Nam như trước, vẫn có những động thái cho phép chúng
ta hoài nghi động cơ của những thay đổi trong cung cách đối xử của họ với Văn-Học Miền Nam. Có nhiều phần là chúng chỉ nhằm phục vụ nhu cầu chính trị theo từng giai
đoạn của nhà cầm quyền. Một trong những sự kiện văn học gần đây, được biết đến dưới cái tên “luận văn Nhã Thuyên” cho thấy họ vẫn chưa thật sự thay đổi chính sách
văn hóa hà khắc của mình. Xin trích và rút gọn vài đoạn từ bài viết “Nhân ‘trường-hợp Võ Phiến’ nhìn lại sự kiện ‘Luận văn Nhã Thuyên’” (12) của tác giả đã đăng trên tạp
chí Da Màu:
Một cách ngắn gọn, câu chuyện bắt đầu với loạt bài của Chu Giang Nguyễn văn Lưu trên báo Văn-Nghệ TP HCM cuối tháng 5/2013 nhằm lên án luận văn thạc sĩ “Vị-trí
của kẻ bên lề : thực-hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn-hóa" (13) của Đỗ thị Thoan tức nhà văn Nhã Thuyên và chuỗi tiểu luận “Những tiếng nói ngầm” (14)
đăng trên tạp chí Da Màu của cô. Luận điệu truy chụp của Chu Giang nhắm vào Nhã Thuyên và nhóm Mở Miệng (gồm Bùi Chát, Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán), bắt
đầu với cái tựa "Một luận-văn kích-động sự phản-kháng và chống-đối," được nhanh chóng phụ họa bởi các bài viết khác trên các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, và
hàng loạt những cái loa tuyên truyền khác của nhà cầm quyền. Vào đầu tháng 11 năm 2013, hiệu-trưởng Nguyễn Văn Minh ra quyết định thu hồi bằng thạc-sĩ khoa học
ngữ-văn của Nhã Thuyên và buộc Phó Giáo Sư Tiến-sĩ Nguyễn thị Bình, người đỡ đầu cho bản luận văn phải về hưu non.
Theo tôi, ban tuyên giáo và các quan chức văn hóa giáo dục của nhà nước đứng trong hậu trường đã thắng lớn trong vụ này. Bằng cách trừng phạt thầy trò Nhã Thuyên, họ
đã gởi ra một tín hiệu không thể lầm lẫn về những hậu quả nghiêm trọng mà những kẻ toan tính “xé rào” sẽ phải gánh chịu. Hành động mang tính răn đe, dọa dẫm này xem
ra vô cùng hiệu quả, và nạn nhân, bên cạnh Nhã Thuyên và phó giáo sư Nguyễn Thị Bình còn có các cây bút của văn-học miền Nam giai đoạn 1954-1975.

ề ổề ấ

Văn-chương miền Nam giai đoạn 54-75, qua những tên tuổi như Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu… trong vài năm sau này đã được xuất hiện trong một
số những luận văn hậu đại học của sinh viên khoa văn trong nước. Sau vụ “luận văn Nhã Thuyên” việc lựa chọn tác phẩm của các cây bút từng “có vấn đề” của Văn Học
Miền Nam thời kỳ 54-75 làm đề tài trở thành một hành động mạo hiểm và dính líu đến quá nhiều người để có cơ may trót lọt. Trong một tình thế như vậy, Tố Hữu, Lưu
Trọng Lư, hoặc một nhà văn cung đình nào đó là một lựa chọn thông minh và an toàn.
Để loại bỏ các tác giả, tác phẩm, và trào lưu văn học đại diện cho những giá trị ngược lại với văn học “cách-mạng,” nhà cầm quyền đã không ngần ngại chà đạp lên các
quyền căn bản nhất của ngành giáo dục, trong đó có “tự-do học-thuật.”

Nội-dung chính-trị sai-lầm

Đã có một số các sáng tác văn-học của miền Nam giai đoạn 1954-1975 được phép đến với độc giả trong nước qua hệ thống xuất bản dưới sự kiểm soát của nhà nước Việt
Nam. Những tác phẩm này đều phải trả một cái giá nhất định, đó là chấp nhận đánh mất sự toàn vẹn của tác phẩm khi cho phép đứa con tinh thần của mình trải qua quá
trình “kiểm-duyệt.”
Nói đến kiểm duyệt thì không thể không nhắc đến một vài sự cố náo nhiệt gần đây có liên quan trực tiếp đến việc xuất bản sách ở VN. Nổi bật là vụ Thomas Bass, tác giả
của The Spy who loved us, một cuốn sách về điệp viên Phạm Xuân Ẩn, người hùng của chế độ Cộng-sản. Phải mất đến gần 5 năm trời, cuốn sách nhằm đánh bóng Phạm
Xuân Ẩn mới qua lọt được cửa ải “biên tập” để ra mắt độc giả Việt Nam với đầy dẫy thương tích, ngay cả cái tựa cũng bị đổi thành Điệp-viên Z21. Kẻ thù Tuyệt vời của
Nước Mỹ trong khi đúng ra phải dịch là Điệp viên yêu chúng ta. Chiến tranh Việt Nam và trò chơi nguy hiểm của Phạm Xuân Ẩn. Cũng chính trong quá trình biên tập dài
dằng dặc này, Thomas Bass đã thu thập khá đầy đủ tài liệu để lột trần bộ mặt thật của hệ thống kiểm duyệt/tự kiểm duyệt trong nước qua loạt bài phóng sự điều tra “Swamp
of the assassins” (15) với giọng văn tinh quái nhưng đầy thuyết phục của ông. Bài viết được chuyển ngữ và đăng trên mạng Pro&Contra của nhà văn Phạm Thị Hoài gần
đây.
Ngoài ra, mạng Pro&Contra còn đi xa hơn, thiết lập một bảng đối chiếu (16) giữa bản dịch không cắt xén và bản được “biên tập” bởi các biên tập viên trong nước. Từ bảng
đối chiếu, chúng ta có thể phân biêt giữa biên tập mang tính học thuật/chuyên môn và kiểm duyệt chính trị. Phần biên tập thật ra không có gì đáng than phiền. Những tranh
cãi về sự chính xác giữa các từ ngữ “khí tài/quân cụ,” “chiến tranh qui ước/chiến tranh thông thường,” v.v… là điều bình thường trong quá trình làm tốt hơn một dịch phẩm.
Vấn đề nằm ở chỗ “nội dung chính trị sai lầm” của những phần bị sửa đổi hoặc cắt bỏ, vốn chiếm hơn 80 % tổng số. Nếu định nghĩa của “nội-dung chính-trị sai-lầm” là tất
cả những gì không có lợi cho Cộng sản, chế độ kiểm duyệt của Cộng sản được dựng lên là để bảo đảm “nội-dung chính-trị sai-lầm” không bao giờ được lọt vào mắt người
đọc. Và trong khi guồng máy kiểm duyệt nằm sờ sờ ra đó, nhà cầm quyền, một cách khôi hài, luôn tìm cách phủ nhận sự hiện diện của hệ thống này.
Trong bài viết của Thomas Bass nhắc đến ở trên, ông có nói đến luật xuất bản trong nước như sau :
Ông Long gửi kèm cho tôi Luật Xuất bản của Việt Nam dày khoảng 22 trang, trong đó có Điều 5.2 quả thật qui định rất rõ ràng và bình dị thế này : “Nhà nước không kiểm
duyệt các tác phẩm trước khi xuất bản.” Phần còn lại của luật thì lại dành để qui định ngược với Điều 5.2 vừa nói, ví dụ như liệt kê những thứ bị cấm trong hoạt động xuất
bản.

“Về mặt luật pháp, ở Việt Nam không có kiểm-duyệt,” ông Long tiếp tục, “nhưng các giám đốc, các tổng biên tập các nhà xuất bản đôi khi được yêu cầu phải loại những
chỗ nhạy cảm hoặc thậm chí họ rụt rè đến mức không dám xuất bản (như trường hợp của chúng ta đây). Hành động kiểu đó chúng tôi gọi là tự-kiểm-duyệt, và đây chính là
nút thắt rắc rối nhất của ngành xuất bản tại Việt Nam.”
Như vậy, quyền sinh sát nằm trong tay công-an văn-hóa nhưng công việc “tùng xẻo” tác phẩm thì chính tác giả hoặc các biên tập viên chuyên nghiệp của nhà xuất bản phải
đảm nhiệm. Tuy vậy, ngay cả một dàn biên tập viên kinh nghiệm, mẫn cán nhất cũng không thể bảo đảm một cuốn sách được biên tập cẩn thận, được cấp giấy phép, được
in ra và bày bán ở các hiệu sách KHÔNG bị tịch thu vài ngày, vài tuần, hoặc vài tháng sau đó vì bỗng nhiên công an văn hóa cảm thấy cuốn sách trở nên “có vấn đề.”
Một cuốn sách ngoại ngữ nhằm ca tụng một người hùng của chế độ mà còn phải trải qua những truân chuyên như thế, việc những tác phẩm của Văn-Học Miền Nam và cả
Văn-Học Hải ngoại được lọt lưới kiểm duyệt mà không bị trầy trụa gì hết là chuyện khó thể xảy ra.
Có thể nói, hệ thống kiểm-duyệt / tự diểm duyệt hiện hành ở Việt Nam là một trong những chướng ngại lớn nhất trên đường về lại quê hương của Văn-Học Miền Nam theo
ngả “chính thống.”
Văn-Học Miền Nam là một di sản, tất cả những gì chứa đựng trong đó đến từ quá khứ và cần được giữ nguyên trạng bởi vì chúng thể hiện tri thức, tư duy, tình cảm, phong
cách diễn đạt của người viết trong một khung không gian và một khung thời gian nhất định. Bên cạnh giá trị văn chương, chúng còn mang giá trị lịch sử. Bằng cách thay
đổi nguyên bản, ngay cả chỉ là những tiểu tiết, có thể gây nên những thiệt hại không nhỏ cho việc tiếp nhận và đánh giá tác phẩm bởi độc giả và các nhà nghiên cứu văn
học. Càng có nhiều tác phẩm xuất bản trong nước qua hệ thống kiểm duyệt nêu trên, khả năng các tác phẩm mà “nội dung chính trị sai lầm” đã được lọc bỏ này được sử
dụng như là tài liệu chính thức cho mục tiêu phê bình/nghiên cứu càng lớn thêm. Lý do khá đơn giản: các tác phẩm đã bị kiểm duyệt này được phát tán rộng rãi trong nước,
được lưu trữ tại các thư viện trung ương và địa phương, và do đó, có thể được xem là bản chính thức, tin cậy được. Nguy cơ Văn Học Miền Nam được đánh giá dựa trên
các tác phẩm bị đẽo gọt theo tiêu chí của nhà cầm quyền Cộng sản trở nên thật hơn bao giờ hết.
“Về hay không về” theo ngả “chính thống,” trong trường hợp này, có thể là một câu hỏi không dễ trả lời !

Về một bản đồ văn-học

Xin nói thêm một điều trước khi chấm dứt bài nói chuyện.
Trong cuộc trao đổi giữa nhà văn Nhật Tiến và nhà thơ Hoàng Hưng về danh xưng “Văn-học Đô-thị miền Nam” mà tôi nhắc đến trước đây, nhà thơ Hoàng Hưng có băn
khoăn về vị trí của giòng “văn-nghệ ở rừng” (tức là “mảnh văn-học Giải-phóng miền Nam” theo cách gọi của nhà cầm quyền Cộng-sản) trong toàn cảnh văn-học ở miền
Nam. Ở phần phản hồi, nhà văn Nhật Tiến lý luận rằng ngay cả Mặt-trận Giải-phóng miền Nam cũng chỉ là công-cụ của Cộng-sản Bắc Việt, và “sự kiện này đã chứng tỏ
rằng trên mọi phương diện dù là văn hóa hay giáo dục, quân sự hay chính trị, và có xuất xứ từ những con bài do chính họ đẻ ra, khi cần, tất cả cũng vẫn bị sổ toẹt. Như thế,
làm gì có một thứ văn học trung thực ở vùng MTGPMN, cần phải được gìn giữ.” (8)
Sự phủ nhận rất dứt khoát, rất mãnh liệt cái mảnh văn-học “ở rừng” và “không trung-thực” này của nhà văn Nhật Tiến khiến tôi khâm phục, nhưng đồng thời… băn khoăn.
Bởi vì tôi không cảm thấy yên tâm phán xét công trình văn học của bất cứ cá nhân hay tập thể nào dựa trên những tiêu chí chính trị đối nghịch. Đây chính là điều mà người
Cộng-sản đã áp dụng để xua đuổi Văn-Học Miền Nam ra khỏi biên giới đất nước trong quá khứ và tiếp tục cho đến bây giờ.
Không biết quý vị nghĩ sao, riêng tôi thường nghĩ về Văn-Học Miền Nam 54-75 như là một thực thể văn học bao gồm tất cả những gì bị nhà cầm quyền Cộng-sản chối bỏ,
xua đuổi, thậm chí tìm mọi cách để hủy diệt. Nghĩ cho cùng, những điều bị chối bỏ này chính là những giá trị đáng ganh tị của Văn-Học Miền Nam, không phải hay sao ?
Tuy nhiên, tôi không chắc lắm là Văn Học Miền Nam 1954-1975 KHÔNG bao gồm những gì được người Cộng-sản tiếp nhận. Nền văn học này sinh ra và lớn lên dựa trên
những giá trị tự do, nhân bản mà chúng ta trân trọng. Ở vào thời vàng son của nó, Văn-Học Miền Nam đã có đủ tự tin và bao dung để chứa chấp không chỉ Võ Phiến, mà
còn cả Vũ Hạnh !
Vâng, Võ Phiến và Vũ Hạnh.
Xin cám ơn tất cả.
Phùng Nguyễn
12.07.2014

Ghi Chú :
(1). Nhiều Tác giả: Văn-Hóa Văn-Nghệ Miền Nam dưới Chế-Độ Mỹ Ngụy. Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội Việt Nam 1977
(2) Phùng Nguyễn : Đôi điều về những hoạt-động Văn-Học của Tuổi Trẻ Hải-Ngoại trên "Liên Mạng.” - Tạp chí Văn Học số 120 tháng tư 1996
(3) Tủ sách talawas : Sách xuất-bản tại miền Nam trước 1975
(4) Trần Doãn Nho : Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư-Quán Bản-Thảo
(5) tạp chí Da Màu : Chuyên đề “Nguyễn Xuân Hoàng, trong và ngoài Văn-chương”
(6) Nguyễn Hưng Quốc : Về Văn-Học Miền Nam 1954-1975
(7) Phạm Phú Minh : Ðặt lại giá-trị văn-học miền Nam 1954-1975 trong lịch-sử văn-học Việt-Nam
(8) Nhật Tiến : Có hay không một nền văn-học đô-thị miền Nam
(9) Nguyễn Bá Chung : The long road home : exile, self-recognition, and reconstruction. Manoa Journal – Volume 14, Number 1, 2002. Có thể đọc thêm bài phản biện ‘Đọc
"The Long road home : exile, self-recognition, and reconstruction" của Nguyễn Bá Chung”’ của tác giả trên mạng Da Màu



(10) Lý Hoài Thu và Hoàng Cẩm Giang : Dấu ấn phê bình văn-học phương Tây trong văn-học sử miền Nam giai-đoạn 1954 – 1975
(11) Nguyễn Vy Khanh : Văn-học miền Nam qua một bộ ‘văn-học sử’ trong nước
(12) Phùng Nguyễn : Nhân ‘trường-hợp Võ Phiến’ nhìn lại sự kiện ‘Luận văn Nhã Thuyên’
(13) Nhã Thuyên : “Vị-trí của kẻ bên lề : thực-hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”
(14) Nhã Thuyên : “Những tiếng nói ngầm”
(15) Thomas Bass : “Swamp of the assassins”
(16) Pro&Contra : “Những chỗ bị kiểm-duyệt sửa-đổi và cắt bỏ trong bản dịch cuốn Điệp-viên Z21. Kẻ thù tuyệt-vời của nước Mỹ của Thomas A. Bass”
http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=A570FEEF4DEACF07653633143B2B292F?action=viewArtwork&artworkId=18394
http://vandoanviet.blogspot.fr/2014/12/van-hoc-mien-nam-54-75-61-van-hoc-mien.html

Thụy Khuê
Văn học miền Nam
Những sách biên khảo văn học xuất bản ở trong nước sau 1975, thường không nhắc đến nền văn học miền Nam từ 1954 đến 1975, mà thay vào đó là nền "Văn học giải
phóng miền Nam".
Văn học "giải phóng" gồm những ai? Phạm Văn Sĩ, tác giả cuốn Văn học giải phóng miền Nam (nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1975) kê khai rất nhiều
tên tuổi, nhưng đọc lên thì người dân miền Nam không biết họ là ai như Huỳnh Minh Siêng, Trần Hiếu Minh, Hưởng Triều, Nguyễn Trung Thành, Bùi Đức Ái, v.v... Nếu
nói tên thực của họ ra thì hầu như mọi người đều biết vì đó là những nhân vật rất nổi tiếng: Huỳnh Minh Siêng chính là Lưu Hữu Phước, Trần Hiếu Minh là Nguyễn Văn
Bổng, Hưởng Triều hay Hiểu Trường là Trần Bạch Đằng, Nguyễn Trung Thành là biệt hiệu của Nguyên Ngọc, Bùi Đức Ái là Anh Đức v.v... Trên thực tế, những người xuất
hiện thường xuyên trên văn đàn miền Nam lúc đó chỉ có Lữ Phương, chủ trương tờ Tin Văn và Vũ Hạnh, một trong những cây bút chính của tạp chí Bách Khoa, có khuynh
hướng chính trị đối lập với Võ Phiến.
Nhưng dần dần, nhờ cố gắng của một số nhà nghiên cứu và nhà xuất bản có tâm huyết, vấn đề Văn học miền Nam, đã ít nhiều được đặt ra. Một số sách xuất bản ở miền
Nam trước 1975 đã được in lại, và càng ngày, càng có một đòi hỏi, muốn tìm hiểu và phục hồi lại nền văn học đích thực này. Ngoài ra tên tuổi và tác phẩm của những nhà
văn nổi tiếng ở trong Nam như Bình Nguyên Lộc, Võ Phiến, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, v.v... đã xuất hiện khá nhiều trên các mạng lưới điện tử,
Từ điển văn học bộ mới, cũng được phép in một số mục từ về Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng, v.v... Nhưng các tác
phẩm của văn học miền Nam, đối với một số đông người đọc trong nước vẫn còn xa lạ, trừ vài trường hợp đặc biệt như tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc...
được in lại, và một vài tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu cũng đã xuất hiện những năm gần đây. Lại có ngay sự phản hồi: Vũ Hạnh đã viết bài cực lực phản đối sự phổ
biến các tác phẩm "độc hại" của Dương Nghiễm Mậu. Như thế, nhiều thập niên sau ngày thống nhất đất nước, việc in lại những tác phẩm của nhà văn miền Nam vẫn còn
nhiều cản lực.
Nhưng độc giả trong nước cũng có thể biết qua nội dung (dù đã bị xuyên tạc ít nhiều) và số lượng văn hoá phẩm quốc cấm ấy, nhờ hai bộ sách thời danh, một của Lê Đình
Kỵ, tựa đề: "Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ Nguỵ", (nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1987), và Văn hoá văn nghệ Nam Việt Nam 1954-1975 của Trần Trọng Đăng Đàn
(nxb Thông tin, Hà Nội, 1993).
Cuốn sách của Lê Đình Kỵ được viết với chủ đích "lột trần bộ mặt của nền văn hoá Mỹ Ngụy" tương tự như trường hợp Đỗ Đức Hiểu viết cuốn "Phê phán văn học hiện
sinh chủ nghiã" (nxb Văn học Hà Nội, 1978). Điểm chung của hai cuốn sách này là trình bày, phân tích, và đả phá đối tượng giới thiệu; nhưng về sau, cả hai tác giả đều gạt
chúng ra khỏi danh sách những tác phẩm của mình. Trong câu chuyện riêng với chúng tôi năm 1993, nhà phê bình Đỗ Đức Hiểu không muốn nhắc đến cuốn "Phê phán văn
học hiện sinh chủ nghiã". Nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ cũng không đưa cuốn "Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ Nguỵ" vào phần tác phẩm đã in của mình, trong các bộ
Nhà văn Việt Nam hiện đạivà Từ điển văn học. Có thể nói đó là một sự từ chối tác phẩm rất đặc biệt, không do lệnh trên mà phát xuất tự lương tâm người trí thức.
Trở về với cuốn sách của Lê Đình Kỵ, tuy được viết với mục đích triệt hạ nền văn học "Mỹ Nguỵ", nhưng nó vẫn hé mở cho thấy tâm lý tác giả: Ông đã đọc khá kỹ một số
sách của Văn học miền Nam, những trích đoạn mà ông đưa ra, tương đối tiêu biểu trung thành cho từng tác giả, kể cả khi trích dẫn Ngô Đình Diệm. Ngoài ra, Lê Đình Kỵ
dành một phần lớn cho mảng triết học, đặc biệt về Nguyễn Văn Trung và triết học hiện sinh, tất nhiên cũng để "đả phá", nhưng dường như chính ông cũng muốn giới thiệu
mảng tư tưởng này với độc giả, tương tự như trường hợp Đoàn Giỏi trích dẫn Phan Khôi để giới thiệu những tác phẩm cuối cùng của Phan Khôi trong đó có truyện Nắng
Chiều mà ngày nay không còn dấu vết.
Trần Trọng Đăng Đàn trong cuốn Văn hoá văn nghệ Nam Việt Nam 1954-1975, không có được tấm lòng của Lê Đình Kỵ, tuy cùng chủ đích. Chính nhờ bản liệt kê ở cuối
sách mà sau này, những người nghiên cứu có thể tìm lại được toàn bộ tên sách và tên tác giả của nền văn học miền Nam; nhất là phần bị cấm lưu hành, trong đó có rất nhiều
tác giả và tác phẩm chủ yếu.

Những tác giả viết về Văn học miền Nam

Sau 1975, cuốn sách đầu tiên có những ghi nhận đúng đắn về sinh hoạt văn học miền Nam là cuốn hồi ký "Đời viết văn của tôi" do Nguyễn Hiến Lê (viết tại Long Xuyên
năm 1980) và nhà xuất bản Văn Nghệ in năm 1986, tại Cali. Đây cũng là tác phẩm ra mắt của nhà xuất bản Văn Nghệ, do thầy Từ Mẫn Võ Thắng Tiết điều hành, trong
nhiều năm, đã có công in lại những tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến và giới thiệu những tác giả mới tại hải ngoại. Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê chủ yếu viết về đời
văn, cách làm việc, cách đọc và dịch của ông; chỉ có một chương ngắn dành cho sinh hoạt báo chí trong Nam, nhưng nó đã cho chúng ta ấn tượng đầu tiên về không khí văn
học miền Nam, nhất là những nhận xét của ông về tờ Bách Khoa, mà ông là một trong những người cộng tác chính. Sau này, những tác giả khác, thường lấy lại nhận định
của Nguyễn Hiến Lê, thêm bớt chút đỉnh, đôi khi gây tranh luận, nhưng tựu trung những ý kiến của Nguyễn Hiến Lê về Bách Khoa trên cơ bản vẫn là trung thực.

Tiếp đến Võ Phiến cho in cuốn Văn học miền Nam tổng quan (Văn Nghệ, Cali, 1986) với mục đích khôi phục lại thực trạng văn học miền Nam, một nền văn học "đang bị
tiêu hủy". Tác phẩm đã được đón nhận nồng nhiệt tại hải ngoại khi mới ra đời. Mười ba năm sau, Võ Phiến hoàn tất bộ Văn Học Miền Nam gồm 7 tập, kể cả tập Tổng quan
(Văn Nghệ, 1999), 3229 trang, đánh số từ cuốn Tổng quan đầu tiên.
Bộ Văn Học Miền Nam của Võ Phiến là một tuyển tập, có tham vọng kết hợp hai lối trình bày của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại và Hoài Thanh trong Thi nhân
Việt nam, tức là vừa giới thiệu tác giả (qua lời Võ Phiến) vừa in kèm tác phẩm tiêu biểu của họ, do đó có bề dầy. Về cuốn Tổng quan, trong chỗ riêng tư, Mai Thảo sinh
thời đã có ý phàn nàn về những phán đoán thiên lệch trong sách, nhưng ông không phát biểu công khai. Nhưng sau khi Võ Phiến hoàn tất bộ Văn Học Miền Nam, nhiều
người khác lên tiếng phản đối cách phê bình của Võ Phiến trong bộ Văn Học Miền Nam, nhất là về Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, Bình Nguyên Lộc..., đặc biệt những người
cùng thời với ông như Viên Linh trong bài "Trăm năm thân thế" viết về Vũ Khắc Khoan, Khởi Hành số 47, tháng 9/2000; Nguyễn Văn Trung trong bài "Hướng về miền
Nam Việt nam", Khởi Hành số 92, tháng 6/2004 và bài Mặc Đỗ trả lời phỏng vấn của Nguyễn Tà Cúc trong Khởi Hành số 98 tháng 11/2004.
Cuốn Văn học miền Nam tổng quan của Võ Phiến ra đời đúng lúc người di tản đang bàng hoàng trước cuộc đổi đời, phẫn nộ trước những tin về cải tạo, đau đớn về chuyện
thuyền nhân, phẫn uất về việc đốt sách ở quê nhà, nên nó đã đáp ứng đúng nhu cầu của người đọc di tản. Nhưng nhiều năm sau, cục diện chính trị và văn nghệ đã thay đổi,
độc giả đòi hỏi một sự nghiên cứu có tầm chuyên môn hơn, bộ Văn Học Miền Nam không còn thế đứng độc tôn nữa, nó gây ra một số vấn đề tranh luận.
Điểm thứ nhất, Võ Phiến là nhà văn tên tuổi nhưng ông không chuyên về phê bình, lại ôm đồm thêm cả việc viết văn học sử, một trọng trách đòi hỏi tinh thần làm việc có
hệ thống, khách quan và khoa học. Để giữ được sự phán đoán không thiên vị, người viết văn học sử và phê bình thường phải đứng ngoài môi trường sáng tác; nhưng Võ
Phiến lại là người sáng tác, vì thế thái độ của ông đối với những nhà văn "cùng vai vế" đã không được sòng phẳng, khiến người đọc có thể hiểu là ông cố tình "dìm" Bình
Nguyên Lộc, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan... những tác giả có thể "cạnh tranh" với ông về "ngôi thứ" trên văn đàn.
Điểm thứ nhì, cuốn Văn Học Miền Nam tổng quan, Võ Phiến viết trong tư thế một nhà văn chống Cộng, thời vết thương 30/4 còn nóng; tuy ông đã cố gắng giữ khoảng
cách với chính trị, nhưng tác phẩm của ông đôi chỗ vẫn bị giới hạn vì lập trường của tác giả. Tác phẩm lại viết theo lối tạp và phiếm luận, nhiều chỗ phóng bút, pha trò có
duyên, đọc như một cuốn tùy bút, phiếm luận rất thú vị, hấp dẫn; nhưng nếu sử dụng như một cuốn nghiên cứu văn học, thì nhược điểm chung là không mấy hệ thống,
rườm rà, ngẫu hứng, nhiều điều đã viết rồi, lại quay trở lại; những thông tin chính xác bị lẫn trong những nhận định không chính xác, đôi khi giễu cợt, tùy tiện. Cái mỉa mai
thâm thúy là sở trường của Võ Phiến trong tùy bút, trở thành sở đoản trong lãnh vực nhận định văn học.
Tuy vậy, cuốn Văn học miền Nam tổng quan của Võ Phiến vẫn là một tác phẩm cần thiết, nó đã được viết ra sớm nhất trong hoàn cảnh lưu vong, và cũng là một tư liệu văn
học viết về thời kỳ 1954-1975, ở miền Nam, xuất hiện sớm nhất sau chiến tranh. Bởi vì, trong suốt thời kỳ cực thịnh của sách báo ở miền Nam, chưa có tác giả nào lưu tâm
đến việc ghi lại lịch sử văn học của thời kỳ này. Cho nên có thể nói đây là cuốn sách đầu tiên viết về sinh hoạt văn học ở miền Nam trong giai đoạn 1954- 1975, tương đối
khá đầy đủ.
Ngoài bộ sách của Võ Phiến, còn có những nguồn tư liệu khác, như báo Khởi Hành của Viên Linh xuất bản tại California. Trên Khởi Hành, từ 1996 trở đi, có những số đặc
biệt về nhà văn miền Nam, với những tư liệu tốt; đáng chú ý là những tư liệu gốc, đặc biệt về nhóm Giao Điểm, do chính những người trong cuộc viết ra, và chính Viên

Linh cũng viết những chân dung văn học giá trị.

Bộ hồi ký của Nguyễn Văn Trung tựa đề "Nhìn lại những chặng đường đã qua", còn dưới dạng photocopie, (một vài bài được trích đăng trên báo Văn Học, California (các
số 174 ra tháng 10/ 2000 và 179, 180, 183, ra tháng 3; 4; và 7 năm 2001) và trên báo Khởi Hành (số 92, tháng 6/2004). Trong tập hồi ký đồ sộ này, ngoài phần viết và nhận
định của tác giả về cuộc đời cầm bút của mình, còn có nhiều tư liệu chính trị, xã hội, và tôn giáo, về miền Nam.

Cuốn Chân dung mười lăm nhà văn nhà thơ Việt Nam của Mai Thảo (Văn Khoa, Cali, 1985), với lối viết tình cảm và chủ quan, vẫn cho chúng ta những thông tin văn học
đáng quý.

Ngoài ra còn phải kể thêm những tập hồi ký khác, như hồi ký Huỳnh Văn Lang, chủ nhiệm sáng lập Bách Khoa; hồi ký Mặc Thu, Mặc Đỗ (nếu đã xuất bản), là những nhà
văn Bắc di cư tiên phong trong việc xây dựng nền báo chí và văn học. Hồi ký Nguyên Sa, Thanh Nam... những người đã sống và viết trong suốt thời kỳ chia đôi đất nước,
v.v...

Chữ quốc ngữ tại miền Nam

Trước khi tìm hiểu chỗ đứng của văn học miền Nam từ 1954 đến 1975 trong bối cảnh chung của văn học Việt Nam, chúng ta cần nhìn lại sự hình thành và phát triển văn
học quốc ngữ tại miền Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Chữ quốc ngữ được sử dụng, về mặt hành chánh, ở trong Nam trước, vì người Pháp chiếm Nam Kỳ trước (1862) và họ thúc đẩy việc dùng quốc ngữ trong Nam. Một mặt
khác, nhờ sự tiếp xúc với Pháp và văn học Pháp, người Nam cũng hấp thụ được tinh thần dân chủ của Pháp qua ngả học đường và sách vở báo chí Pháp. Những trí thức Tây
học đầu tiên như Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1897), đều thấm nhuần hai nền giáo dục: thủa nhỏ học chữ nho, sau đó được các thày tu đưa vào
trường đạo học tiếng La tinh và tiếng Pháp, rồi đi du học (các trường đạo) ở Cao Mên, Mã Lai. Trương Vĩnh Ký nổi tiếng biết 15 ngoại ngữ, 11 tử ngữ, trở thành nhà bác
học được các đồng nghiệp Tây phương kính trọng. Ông cũng là nhà bác ngữ học (philologue) và Việt học đầu tiên của nước ta. Bộ từ điển tiếng Việt "Đại nam quốc âm tư
vị" do Huỳnh Tịnh Của soạn năm 1893, cũng là một trong những viên gạch đầu tiên xây dựng nền văn học quốc ngữ. Tờ báo quốc ngữ đầu tiên là tờ Gia Định Báo, do
Pháp lập năm 1865, với chủ bút Trương Vĩnh Ký, rồi Huỳnh Tịnh Của. Tiếp đó đến tờ Nam Kỳ Nhật Trình (số 1 ra ngày 21/10/1897), Nông Cổ Mín Đàm (số 1: 1/8/1901),
Lục tỉnh tân văn (số 1: 15/1/1907) v.v... Theo tài liệu của Nguyễn Văn Trung (công bố năm 1987), cuốn tiểu thuyết quốc ngữ sớm nhất viết theo lối Tây phương, Thày
Lazzaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, xuất hiện ở trong Nam ngay từ 1887 và bản dịch Tam Quốc Chí đầu tiên, cũng khởi đăng trên Nông Cổ Mín Đàm, số một.
(Nguyễn Văn Trung, Lục Châu Học).
Khi người Bắc di cư vào Nam năm 1954, họ ngạc nhiên thấy những người phu xe xích lô Sàigòn, buổi trưa, tìm chỗ mát nghỉ ngơi, ngồi gác chân đọc nhật trình, việc không
thể có ở ngoài Bắc. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì miền Nam có truyền thống đọc sách báo của người bình dân mà ở ngoài Bắc không có; bởi miền Nam đã là vùng đất của
quốc ngữ và báo chí, tiểu thuyết, ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khiến nền văn chương bình dân phát triển mạnh ở trong Nam, trong khi ngoài Bắc, sách vở, báo
chí phần lớn chỉ dành cho người có học.

Văn nghệ kháng chiến trong Nam

Nền văn nghệ kháng chiến ở trong Nam cũng khác với ngoài Bắc.
Về nền văn nghệ nói chung trong kháng chiến (1945-1954), Nguyễn Hiến Lê cho rằng: "Trong thời kháng Pháp, văn học ở thành (vùng bị chiếm) từ Bắc tới Nam không có
gì cả. Hầu hết các nhà văn có tên tuổi thời tiền chiến đều theo kháng chiến. Tôi không biết họ sáng tác được những gì, có lẽ chỉ một số bút ký, và một số bài thơ ái quốc, hô
hào diệt địch, nhiệt tâm tuy nhiều, nhưng nghệ thuật có phần kém phần tiền chiến" (Nguyễn Hiến Lê, Đời viết văn của tôi, nxb Văn Nghệ Cali, trang 152-153). Nhận định
của Nguyễn Hiến Lê có thể cũng đúng với thực trạng ngoài Bắc, vì thật sự trong khoảng 1945-1954, ở Hà Nội, dường như không thấy có chuyển động văn nghệ nào đáng
kể.
Về nền văn nghệ kháng chiến ở trong Nam, Nguyễn Văn Sâm trong cuốnVăn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945-1950, (Lửa Thiêng, Sàigòn 1972, Xuân Thu in lại
tại Hoa Kỳ) chứng minh một tình trạng khác hẳn. Theo ông, văn chương trong thành phong phú hơn văn chương ngoài bưng, vì ở ngoài bưng, tình hình chính trị phức tạp,
ngoài mặt trận Việt Minh còn có các đảng phái chính trị khác như Tân Dân Chủ, Đồng Minh Hội, Quốc Dân Đảng v.v... cho nên vì tình đoàn kết, các tác giả không thể viết
được đúng theo ý nghĩ của mình. Văn nghệ ngoài bưng, viết ít, người đọc ít, phương tiện in ấn thô sơ, cho nên không phát triển được (trang 26). Giải thích tại sao sự nghiên
cứu của ông lại thu gọn trong Văn chương Nam Bộ, trong khi giai đoạn này tính chất đấu tranh vẫn có trong các tác phẩm ở Trung và Bắc, Nguyễn Văn Sâm viết: "Ở Nam
Bộ vì quân Pháp tái chiếm đầu tiên, sự thất vọng gieo vào lòng người trước, vì những người kiểm duyệt lúc này có nhiều lý do để lơ là nhiệm vụ, vì những nhà văn nổi
tiếng ở miền Bắc ở thế hệ trước (1932-1945) một số ra hoạt động chánh trị (Nhất Linh, Xuân Diệu, Huy Cận), một số mất tích (Khái Hưng), một số đi khu, sáng tác phẩm
phổ biến rất hạn chế (Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Tuân), một số người đem văn tài vun xới văn nghệ miền Nam (Thiết Can, Vũ Xuân Tự, Trúc Khanh)... nên bỗng
nhiên không khí văn chương ở đây trở nên phồn thịnh hơn cả miền Bắc là nơi được coi như trung tâm văn học của Việt Nam" (trích"Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng
Pháp 1945-1950" trang 43).
Nguyễn Văn Sâm giới thiệu 53 tác giả văn nghệ kháng chiến Nam Bộ với những tên tuổi như: Vũ Anh Khanh, Hồ Hữu Tường, Sơn Khanh, Thiết Can, Trúc Chi, Thiên
Giang, Tam Ích, Thẩm Thệ Hà, Lý Văn Sâm, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc v.v... và ông giải thích về hai chữ Nam Bộ như sau: "Dùng danh từ Nam Bộ chúng tôi muốn gắn
liền tên gọi với thời đại. Tiếng Nam Bộ được sử dụng chánh thức trong dụ số 108 của Quốc trưởng Bảo Đại xung chức Khâm Sai Nam Bộ cho Nguyễn Văn Sâm vào tháng
8/ 1945" (sđd, trang 41) (Xin lưu ý: ông Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm trùng tên với tác giả Nguyễn Văn Sâm (sinh năm 1940).
Theo Nguyễn Văn Sâm, từ 1945 đến 1954, thành thị miền Nam vẫn duy trì được một nền văn học chống Pháp, nhờ nhân viên kiểm duyệt ăn hối lộ, cấp giấy phép hoặc bớt
cắt xén. Trừ một vài cuốn bị cấm xuất bản như Ngục tối giữa rừng sâu của Sơn Khanh, Bứt xiềng của Thiên Giang, Nam Bộ chiến sử II của Nguyễn Bảo Hoá. Hoặc bị cấm
lưu hành như Nửa bồ xương khô, Chiến sĩ hành của Vũ Anh Khanh, và Nam Bộ chiến sử I. Những tác phẩm in ra đều được phổ biến rộng rãi, có những cuốn như Bạc xiu
lìn của Vũ Anh Khanh bán rất chạy, trong vòng hai tháng đã bán hết 10.000 cuốn. Tóm lại, theo Nguyễn Văn Sâm, văn chương Nam Bộ trong giai đoạn kháng chiến, mang
những tính chất chính sau đây:
1- Tố cáo và buộc tội chính sách cai trị của người Pháp ở Việt Nam
2- Trình bày những đau khổ tinh thần và thân xác của người dân dưới thời Pháp thuộc.
3- Trình bày chế độ lao tù của Pháp ở Việt nam.
Như vậy, có thể nói, thời kháng chiến, văn chương trong thành ở Nam Bộ vẫn nói được những khổ đau của người dân bị trị. Nhưng nền văn học kháng chiến Nam Bộ này
đã bị hai phía chính quyền Nam Bắc lờ đi, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc những người sáng giá nhất trong phong trào này, như Vũ Anh Khanh, tập kết ra Bắc,
khoảng đầu 1957, vượt tuyến vào Nam và bị tên bắn (?) chết trên sông Máu (theo Viên Linh, Khởi hành, số 116, tháng 6/2006, tài liệu cần được kiểm chứng). Hồ Hữu
Tường tháng 3 năm 1955 theo tướng Ba Cụt vào rừng Sát chống lại ông Diệm, bị bắt và bị kết án tử hình, nhờ một nhóm trí thức Pháp trong đó có Albert Camus ký kiến
nghị xin ân xá. Sau khi ông Diệm đổ, Hồ Hữu Tường mới được trả tự do.

Tình hình sau khi chia đôi đất nước

Hiệp định Genève, chia đôi đất nước; tình hình văn nghệ ở hai miền Nam Bắc đi vào ngõ ngoặt quan trọng. Miền Bắc ngoài hệ văn chương chính thống; sau 1954, hình
thành phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Dù chỉ sống được một thời gian ngắn, rồi bị dập tắt ngay, nhưng phong trào Nhân Văn Giai Phẩm biểu dương tinh thần người trí
thức miền Bắc trong việc đòi hỏi tự do tư tưởng. Nhờ Hoàng Văn Chí mà phong trào này đã được phổ biến rộng rãi ở trong Nam. Ban đầu nhà cầm quyền lợi dụng với mục
đích tuyên truyền, nhưng văn thơ của Nhân Văn Giai Phẩm đi vào học đường và quần chúng, được mọi người yêu mến, ngưỡng mộ một cách chân thành. Nhờ vậy mà tên
tuổi và tác phẩm của những nhà văn, nhà trí thức trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đã không hề bị chôn vùi, mà vẫn sống trong lòng một nửa dân tộc, để rồi ba mươi năm
sau, cũng chính những tên tuổi ấy, những Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Phùng Cung...trở lại văn đàn với những tác phẩm giá trị về tiểu thuyết, thi ca.
Cho nên, văn học ở miền Bắc sau 1954 có thể nói tóm gọn như sau: vì văn học bị đàn áp, cho nên các giá trị đích thực tạm ẩn mình trong bóng tối, chờ thời cơ thuận tiện sẽ
xuất hiện trở lại, và đã trở lại trên văn đàn 30 năm sau.
Trong thời gian đó thì miền Nam làm gì? Ngoài việc phát triển nền văn học miền Nam, sẽ nói đến sau, trước hết, phải kể đến việc miền Nam đã bảo tồn những gì mà miền
Bắc không thể giữ được trong thời kỳ toàn trị: ngoài việc lưu trữ những tác giả Nhân Văn Giai Phẩm trong ký ức nửa phần dân tộc, miền Nam bảo tồn và phát huy văn nghệ
tiền chiến. Tất cả các tác giả và tác phẩm tiền chiến, đều được phổ biến rộng rãi tại miền Nam. Từ nhạc Văn Cao, Đoàn Chuẩn đến văn Nguyễn Tuân, Nam Cao, thơ Xuân

Diệu, Huy Cận. Bộ Nhà văn hiện đạicủa Vũ Ngọc Phan và cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh được giảng dậy trong chương trình trung học. Khi văn nghệ sĩ ở miền
Bắc phải chối bỏ các sáng tác tiền chiến lãng mạn của mình, thì ở trong Nam, những tác phẩm ấy vẫn được phổ biến trong lòng người Việt.
Chính nhờ sự bảo tồn nền văn nghệ tiền chiến mà miền Nam đã có cơ sở để phát triển văn học trong thời kỳ chia đôi đất nước. Yếu tố này rất quan trọng, nó giải thích tại
sao trong một thời gian khá ngắn, chỉ có 20 năm, trong chiến tranh tàn khốc, mà miền Nam đã tạo được một nền văn học đa dạng, với số lượng tác phẩm văn học, triết học,
và dịch thuật dồi dào về phẩm cũng như về lượng.
Miền Nam, như trên đã nói, có truyền thống quốc ngữ lâu đời, và chính tiếng Nam cũng lại là một nguồn ngôn ngữ đa dạng, đầy âm thanh và màu sắc đối với những nhà
văn Bắc di cư; nhiều người đã dựa vào kho tàng mới này để làm giàu thêm cho ngôn ngữ văn chương của mình. Tóm lại, nhờ ba yếu tố:
1- Dựa trên nền móng quốc ngữ từ cuối thế kỷ XIX, cộng thêm tiếng Namnhư một kho tàng ngôn ngữ mới,
2- Nhờ sự bảo tồn văn học tiền chiến và bảo lưu Nhân Văn Giai Phẩm trong thời kỳ chia đôi đất nước mà miền Nam không bị cắt đứt với quá khứ và hiện tại văn học của
cả nước.
3- Nhờ sự nối kết với các trào lưu văn học và tư tưởng nước ngoài.
Mà miền Nam đã xây dựng được một nền văn học đa dạng trong hoàn cảnh chiến tranh và bất ổn chính trị.

Sự tiếp cận với văn hoá nước ngoài

Một nền văn học, muốn phát triển được, ngoài yếu tố nhân tài và môi trường dân chủ, còn cần đến một nền giáo dục lành mạnh. Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất
nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn.
Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương
về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư
tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã
nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã
cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của
mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm
và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam, nhờ xuất thân từ các trường Pháp (Albert Sarraut), hoặc Pháp-Việt (trường Bưởi), tại Hà Nội; nên thông thạo cả
tiếng Pháp lẫn tiếng Việt, nhiều khi còn thêm kiến thức Hán văn nữa, nhờ vậy họ đã tiếp cận trực tiếp với văn học Tây Phương.
Sau 1954, ở miền Nam, tuy các trường Pháp Việt không còn nữa nhưng vẫn còn trường Pháp. Nhờ hệ thống học đường song song này mà miền Nam vẫn có thể đào tạo
những văn nghệ sĩ và dịch giả có giá trị. Hai cựu học sinh trường Pháp nổi tiếng nhất là Hồ Biểu Chánh và Trịnh Công Sơn. Ngoài ra, những nhà văn, nhà biên khảo, nhà
giáo, thường làm thêm việc dịch. Nguyễn Hiến Lê một mình dịch bộ Chiến tranh và hoà bình trong khi ông vẫn viết sách đều đặn.
Chương trình Pháp đã đào tạo nên những trí thức văn nghệ sĩ tài năng trong nhiều thế hệ: Cung Trầm Tưởng thiết lập một lối cổ dao, giao hưởng giữa thơ cổ của ta và tư
tưởng hiện sinh, trên nền lục bát. Nguyên Sa đem những lối viết rất Tây vào thơ. Lời ca của Trịnh Công Sơn đặt nền trên triết học hiện đại, gói ghém tang thương của lịch
sử trong cách lập hình siêu thực. Và trước Trịnh Công Sơn đã có Thanh Tâm Tuyền...
Học đường còn đào tạo một lớp người đọc nữa. Những sáng tác mới, có tính cách khó hiểu hoặc những tác phẩm được gọi là "có trình độ cao", vẫn có người đọc. Võ Phiến
kể rằng cuốn "Triết học hiện sinh" của Trần Thái Đỉnh, khi ra đời năm 1967, là cuốn sách bán chạy nhất trong năm. Nguyễn Văn Trung cho biết: thời ấy có nhiều người viết
về triết, nhưng chỉ có sách của Trần Thái Đỉnh là dễ hiểu, còn sách của những người khác không bán được vì đọc chẳng ai hiểu gì. Còn một lý do nữa: thời ấy, học đường
đã đào tạo ra một lớp trẻ có văn hoá, và chính các thày dạy triết như Trần Bích Lan (Nguyên Sa), Nguyễn Văn Trung... cũng có cách hấp dẫn học trò, lôi cuốn họ vào vòng
thích đọc và tìm hiểu về triết học. Trần Thái Đỉnh và Nguyễn Văn Trung là hai khuôn mặt đã có công lớn trong việc việc phổ thông hoá triết học hiện đại Tây Phương ở
miền Nam. Về triết Đông, bên cạnh những sách lý thuyết của Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Đăng Thục..., Nguyễn Hiến Lê là người có công đầu trong việc truyền bá kiến
thức đại cương về văn học và phổ biến rộng rãi triết học Đông phương trong quần chúng. Đó là những người đã có những đóng góp lớn trong việc xây dựng nền tảng giáo
dục và văn học.

Vai trò của triết học trong đại học

Về sự giảng dạy triết Đông và Tây ở đại học từ 54 đến 75, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch cựu khoa trưởng đại học Văn Khoa Sàigòn cho biết: "Ảnh hưởng văn hóa Tây
Phương trong Đại Học miền Nam -cơ bản là mô hình văn hóa Pháp- sau 1954, tuy có suy yếu, vẫn là cái gì đáng kể, cho đến 1975. Vẫn khuôn khổ Đại Học Pháp, được tiếp
máu bởi các trường trung học Pháp. Nhân viên giảng huấn đa số được đào tạo tại các Đại Học Pháp. Nội dung chương trình các khóa học cũng vậy...
Nhưng dần dần các môn Việt học và văn hóa Đông Phương cũng phát triển mạnh, có hệ thống và ý thức rõ ràng, như một phản ứng tự vệ; sự kiện đó mang lại cho Đại Học
một thế quân bình cần thiết. Nên ghi nhận ở đây, hoạt động của các chuyên gia Đông Phương Học, thuộc Đại Học Văn Khoa, như Nguyễn Khắc Kham, Nghiêm Toản,
Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần, Kim Định, Nhất Hạnh, Giản Chi..., hoạt động từng vượt khỏi tháp ngà Đại Học để đi vào thế giới học thuật và văn nghệ miền Nam.
(Nguyễn Khắc Hoạch phát biểu trên RFI tháng 3 năm 1998, đăng lại trên tạp chí Văn Học, Cali, số 147, tháng 7/ 1998).
Trong khi đó thì văn hoá Mỹ đóng vai trò như thế nào? Quân đội Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền Nam, nhưng văn hoá Mỹ có vai trò áp đảo hay không? Trả lời câu hỏi của chúng
tôi về ảnh hưởng văn hoá Mỹ tại miền Nam Việt Nam, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch cho biết như sau:
"Thời chiến tranh lạnh, với thế lưỡng cực trên thế giới, miền Nam Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng Mỹ, và như vậy là có thêm tác nhân mới. Tuy nhiên, văn hoá Mỹ,
theo gót đoàn quân viễn chinh, cũng chưa thể gọi là có ảnh hưởng gì sâu đậm. Ở lối sống ở những giai tầng thấp thì có thể gọi là có ảnh hưởng một cách xô bồ, nhưng ở
thượng tầng thì chưa.
Thứ nhất, vì với những hoạt động văn hóa cao (trí thức, văn nghệ), cần phải có thời gian lâu để thâm nhập và chuyển hóa. Sau nữa là vấn đề nhân sự. Các nhà Việt học,
nghiên cứu của Mỹ, vì thời gian tiếp xúc ngắn ngủi, chưa đủ độ chín muồi và sâu sắc của các nhà nghiên cứu Anh về Ấn Độ, hay Pháp về bán đảo Đông Dương chẳng hạn.
Cũng là vấn đề nhân sự nữa: Các cố vấn và tùy viên văn hóa Pháp, liên hệ với Đại Học và các tổ chức văn hóa Việt Nam, thường là những giáo sư Đại Học hay thạc sĩ trẻ
(chú thích: chữ thạc sĩ dùng ở đây là thạc sĩ (agrégé) của Pháp), có học vấn vững chắc, năng nổ, bao biện... Trong khi đó, Mỹ -vì quan niệm sai lầm hay vì coi nhẹ vấn đề-
chỉ gửi sang Việt Nam một số công chức tầm thường, phần lớn đã nghỉ hưu, chỉ có chuyên môn về một ngành cục bộ hơn là trí thức rộng, nên không gây được ấn tượng
mạnh. Ngoài ra, các sinh viên du học Mỹ cũng bị thiệt thòi vì, ở thời điểm 54-75, có thể nói là chưa thực sự có truyền thống du học Mỹ. Sự đào tạo chuyên gia ở đây còn
thưa thớt, chưa có bề dầy, trong khi mối liên hệ giáo dục, văn hóa Việt Nam với Pháp đã khởi sự từ đầu thế kỷ." (bài đã dẫn).
Trả lời câu hỏi về sự phát triển triết học Tây phương ở miền Nam đã diễn ra như thế nào, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch phân tích:
"Thời 60-70, triết học phương Tây tương đối phát triển mạnh ở miền Nam. Đó chỉ là dư âm và di sản của thời hậu chiến Âu Châu. Đứng trước một cuộc tang thương và mất
mát lớn lao như chưa từng thấy, con người đã kinh qua một cuộc khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Hiện tượng xã hội và tâm lý này thường xuất hiện đều đều, gần như một
định luật, sau mỗi biến cố lịch sử lớn. Do hoàn cảnh, con người đứng trước đau thương, đổ nát và hư vô, thường tìm an ủi trong những triết thuyết. Một số triết gia như
Trần Đức Thảo, liền sau khi Pháp bại trận, đã làm cuộc hành hương triết lý về Đại Học Freiburg (Đức), nơi Husserl và Heidegger từng giảng dậy về môn Hiện Tượng Luận,
rồi triết lý Hiện Sinh. Triết lý này phát triển mạnh ở Đại Học Pháp, sau đó bước hẳn vào đời sống, đặc biệt ở thị thành với giới trí thức và thanh niên. Dĩ nhiên, sang Việt
Nam, cũng đồng hoàn cảnh chiến tranh, đồng tâm trí hoang mang, chán nản và mất hướng, những hạt giống hiện sinh tha hồ nẩy nở. Nhất là lúc đó, từ nửa sau thập niên 50,
có một số trí thức Việt Nam du học ở Pháp và Bỉ, về nước đã phổ biến các triết thuyết hiện sinh, hình thái Sartre và Merleau Ponty. Cộng thêm vào đó là lý thuyết phi lý
(théorie de l'absurde) của Camus, rồi tới trào lưu nhân vị, personnalisme, của E. Mounier, một hệ tư tưởng được bồi đắp và đề cao bởi những người cầm quyền đương thời,
đồng tôn giáo với tác giả.
Khi nói trí thức du học thời đó, tôi muốn đề cập đến một vài tên tuổi quen thuộc, nhất là "tứ trụ" của triều đình Triết Tây, tại miền Nam Việt Nam: Trần Văn Toàn và Lê
Tôn Nghiêm, cả hai uyên bác và tường tận thấu đáo, Nguyễn Văn Trung sáng sủa, hệ thống và sắc bén, Trần Bích Lan - Nguyên Sa tài hoa, uyển chuyển, "văn chương". Tất
cả, ít nhiều trong từng giai đoạn, đều làm công việc tông đồ có hiệu năng cho trường phái hiện sinh của Sartre, và tư tưởng Camus. Cần ghi nhận thêm nữa là những cố
gắng của triết gia thần học Bửu Dưỡng -cũng thuộc Đại Học Văn Khoa-, người đã sáng tác ra từ ngữ nhân vị, và từng đơn thương độc mã rao giảng, phổ biến triết thuyết
của E. Mounier. Nhìn chung các tác giả kể trên đều có ảnh hưởng tới sinh viên, rồi từ đó lan ra giới trí thức và văn nghệ ngoài Đại Học, luôn luôn khao khát những sản
phẩm tinh thần mới của Tây phương. Họ là những gạch nối, những người trung gian, chất xúc tác không thể thiếu được trong sinh hoạt văn nghệ của thời 60-70". (bài đã
dẫn).
Trên những tạp chí như Bách Khoa, Văn, hoặc Nghiên cứu văn học, xuất bản ở miền Nam, chúng ta có thể thấy hiện tượng sau đây: hầu như các trào lưu về văn học ở Pháp
đã chuyển thẳng vào Việt Nam gần như tức thời, nghĩa là ở Pháp có gì thì ở Việt Nam ngay sau đó đã có nhiều bài giới thiệu hoặc được dịch ra.

ểề ấ ắế

Trả lời câu hỏi những đường hướng tư tưởng hiện đại nào đã được phát triển tại miền Nam lúc ấy, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch cho biết:
"Tư tưởng hiện sinh đi vào văn nghệ với Sartre. Kế tiếp, từ đầu thập niên 60 là trường phái Cấu Trúc (structuralism) với R. Barthes và Lévy-Strauss, rồi sau nữa là môn
phái Déconstruction của Derrida... Đó là chưa kể những lý thuyết và thể hiện văn nghệ như Tân tiểu thuyết (A. Robbe-Grillet, N. Sarraute, Cl. Simon) và Tân phê bình
(Poulet, Barthes, J.P. Richard, Weber...) không nhiều thì ít, có liên hệ với tư tưởng cấu trúc. Tất cả những tìm kiếm và sáng tạo tiền phong đó đều xuất phát hay kiện toàn từ
Đại Học, và giới trí thức văn nghệ Paris sau đó đều được đón nhận, phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam.[...]
Ảnh hưởng của Triết học Tây Phương hiện đại đến văn học miền Nam là có thật. Khá rõ nét trong lối sống và trong tác phẩm, nhất là ảnh hưởng chủ nghĩa hiện sinh.
Những mảnh đời vật vờ, không lý tưởng, những cung cách sống ít nhiều thác loạn, hư vô của một số nhân vật tiểu thuyết và tác giả, sống triền miên trong các đô thị lớn.
Phố phường, trà đình, tửu điếm, sàn nhẩy, bè bạn phe nhóm, giọng điệu tiêu cực, khinh bạc, trong một bầu không khí trừu tượng, khép kín, giữa lúc cuộc sống lầm than,
máu lửa của toàn dân đang diễn biến sôi nổi khắp nơi nơi...
Nhóm Sáng Tạo, với tinh thần avant gardiste (tiền phong) của nó, là một điển hình của tác động Triết Học Tây Phương vào văn học. Ngoài Doãn Quốc Sỹ và Nguyễn Sỹ
Tế, vẫn như đứng riêng, trung thành với phong cách và những giá trị truyền thống, cổ điển, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, nhờ tài năng,nhờ kinh nghiệm sống và viết, đã
gói ghém, chuyên chở, văn chương hóa được một số tư tưởng và ngôn ngữ Triết Học Hiện Sinh trong hình thái phổ thông" (bài đã dẫn).
Vì vậy, khi tìm hiểu sự phát triển của văn học, không thể không nhắc đến vai trò của các nhà giáo, nhà biên khảo và các dịch giả, chính họ đã góp phần không nhỏ trong
việc đào tạo tư tưởng cho người viết và người đọc.
Tóm lại, văn học miền Nam, nhờ dựa trên những nền móng khá vững về mặt giáo dục và tư tưởng, nhờ được hưởng một không khí tương đối tự do trong sáng tác, nhờ có
một thành phần độc giả đông đảo, đủ mọi trình độ, từ văn chương bình dân đến văn chương bác học, cho nên đã phát triển được trong điều kiện một xã hội suy đồi, đầy tệ
nạn của thời chiến.

Văn học miền Nam từ 1954 đến 1975

Sau 1954, ở miền Nam có thể phân biệt hai lớp trí thức văn nghệ sĩ:
Thế hệ đầu, gồm những người đã từng hoạt động và nổi danh từ tiền chiến hoặc trước như: Hồ Biểu Chánh, Nhất Linh, Lê Văn Trương, Tam Lang, Nguyễn Vỹ, Đỗ Đức
Thu, Vi Huyền Đắc, Phùng Tất Đắc, Vũ Bằng, Tchya Đái Đức Tuấn, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Đức Quỳnh, Đào Đăng Vỹ, Đỗ Thúc Vịnh, Tạ Tỵ, Lý Văn Sâm, Tam Ích,
Thiên Giang, Thê Húc, Lê Văn Siêu, Thẩm Thệ Hà, Phi Vân, Phú Đức, ... các nhà thơ như Tương Phố, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bàng Bá
Lân, Quách Tấn, ... các nhạc sỹ như Lê Thương, Hùng Lân, Thẩm Oánh, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, v.v... Trừ các nhạc sĩ như Phạm Duy, Dương Thiệu Tước... vẫn
còn hoạt động mạnh, các nhà văn nhà thơ trong thế hệ này không còn sức thu hút như trước mặc dù họ vẫn có mặt trên văn đàn; Nhất Linh với tờ Văn hoá ngày nay và hai
tác phẩm giá trị Xóm Cầu Mới vàDòng sông Thanh Thuỷ, Vũ Hoàng Chương vẫn làm thơ, vẫn được mọi người xưng tụng, nhưng dường như các ông đã bị thời đại và lớp
trẻ đẩy lùi vào quá khứ. Đinh Hùng là trường hợp đặc biệt sự nghiệp thi ca bắc cầu giữa thời tiền chiến và chia đôi Nam Bắc, nhưng thơ Đinh Hùng mang dấu vết của thời
lãng mạn, trở thành một giá trị "cổ điển".
Sự hình thành nền văn học miền Nam nằm trong tay thế hệ thứ nhì, là những người bắt đầu vào nghiệp giảng dậy, viết biên khảo, sáng tác, ít lâu trước và phần lớn sau
1954. Chính họ là những người đã góp phần xây dựng một nền văn học, khác hẳn tiền chiến, nhiều người đã cập nhật hoặc phổ biến tư tưởng hiện đại của thế giới bên
ngoài vào Việt Nam.
Phía nhà giáo, triết Tây, như Lê Tôn Nghiêm, Trần Văn Toàn, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Trần Bích Lan, v.v..., triết Đông như Nguyễn Đăng Thục, Nghiêm Xuân
Hồng, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Khắc Kham, Nghiêm Toản, Kim Định, Nhất Hạnh v.v. Phần biên khảo với: Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Lê Ngọc Trụ, Lê Văn Đức, Lê
Văn Lý, Trương Văn Chình, Đào Văn Tập, Phạm Thế Ngũ, Vương Hồng Sển, Thanh Lãng, Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Văn Xuân, Lê Tuyên, Đoàn Thêm, Hoàng Văn Chí,
Nguyễn Bạt Tụy, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Văn Sâm, v.v...
Về thơ với Nguyên Sa, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, Tô Thùy Yên, Bùi Giáng, Viên Linh, Hoàng Trúc Ly, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Phạm Thiên Thư,
Nguyễn Đức Sơn, Du Tử Lê, v.v....
Về văn, như Bình Nguyên Lộc, Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Duy Thanh, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh
Nam, Nhật Tiến, Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Minh Đức Hoài Trinh, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng,
Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Đình Toàn, Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy Lam,
Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng,
Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh, Trần Thị Ngh, v.v...
Về phê bình văn học như Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao, Huỳnh Phan Anh, v.v.
Một trong những tác phẩm có tính cách giao thời và chuyển hướng văn học, ở trong Nam là cuốn Nhốt gió của Bình Nguyên Lộc, xuất hiện năm 1950, dưới thời kháng
chiến, nhưng không có màu sắc đấu tranh mà lại mang tính cách đổi mới văn học, mở đầu một lối viết truyện, Bình Nguyên Lộc không gọi là truyện ngắn mà gọi là tân
truyện (dịch chữ nouvelle của Pháp) và ông có một quan niệm, một định nghiã rõ ràng về tân truyện. Có thể coi Nhốt gió đánh dấu sự cách tân truyện ngắn, trong Nam,
thập niên 50; và Giao thừa của Vũ Khắc Khoan (1949), ở ngoài Bắc, là bản kịch phi lý đầu tiên trong văn chương Việt Nam.

Báo chí và văn học

Hoạt động văn học và báo chí ở trong Nam hầu như không bị gián đoạn trong thời kháng Pháp, cho nên có thể nói, miền Nam giữ được một sinh hoạt báo chí và văn học
liên tục và tương đối tự do từ cuối thế kỷ XIX cho đến 1975, ngay cả dưới thời Pháp thuộc.
Trong địa hạt báo chí, Sàigòn xưa nay vẫn là trung tâm của báo chí, ngoài những nhật báo lớn đã xuất hiện từ trước, như tờ Thần Chung, sau đổi thành Tiếng Chuông của
Đinh Văn Khai, Sài Gòn Mới của bà Bút Trà v.v.. khi người Bắc di cư vào Nam có thêm tờ Tự Do, tiếp đến Ngôn Luận. Đó là những nhật báo lớn có ảnh hưởng sâu rộng
trong quần chúng. Hoạt động báo chí ở Saigòn càng ngày càng phát triển, theo Vũ Bằng, đến tháng 12 năm 1963, ở Sài gòn có tới 44 tờ báo ra hàng ngày.
Tự Do là nhật báo đầu tiên của người di cư, quy tụ những tên tuổi như: Tam Lang (Vũ Đình Chí), Mặc Thu (Lưu Đức Sinh), Mặc Đỗ (Đỗ Quang Bình), Vũ Khắc Khoan,
Như Phong (Lê Văn Tiến); Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân), Đinh Hùng (Hoài Điệp Thứ Lang, Thần Đăng), Phạm Tăng...
Theo lời nhà văn Mặc Đỗ: "Nghị định cho phép Tự Do xuất bản do chính tôi ký (lúc ấy ông làm việc ở Bộ thông tin cùng với Vũ Khắc Khoan), tôi tập hợp ban chủ trương
(...) Có giấy phép rồi phải lo tìm vốn. May sao có tổ chức quốc tế International Rescue Committee (IRC) sẵn sàng tài trợ cho tờ báo (...) Từ phút đầu tôi nghĩ ra và bàn với
Khoan đồng ý cho tới ngày cuối cùng của tờ báo tuyệt đối không một ảnh hưởng nào từ bất kỳ đâu tới đường lối và hoạt động của tờ Tự Do (...) Ban chủ trương (in rõ mỗi
ngày trên măng-xét) chỉ có Tam Lang, Vũ Khắc Khoan, Đinh Hùng, Mặc Thu, Như Phong và tôi. (...) Anh Tam Lang chủ nhiệm lo điều hành, Mặc Thu lo trị sự tiền bạc,
Vũ Khắc Khoan là người trực tiếp liên lạc với J. Buttinger của IRC, tôi không dự. Sau một lượt tài trợ ban đầu, Tự Do tự nó đứng vững (lập trường hợp với độc giả di cư,
tài tổ chức bán báo lo trị sự) còn có lời là khác. Tuy ở trong ban chủ trương Vũ Khắc Khoan rất ít đến toà báo và không hề viết một bài. Tôi lo cho Tự Do chạy rồi thì để
anh em làm" (trích bài"Văn học miền Nam, tờ Tự Do, nhóm Quan Điểm và Văn học hải ngoại, Mặc Đỗ trả lời Nguyễn Tà Cúc", Khởi Hành số 98, tháng 12/2004).
Theo lời họa sĩ Phạm Tăng: Như Phong Lê Văn Tiến là linh hồn của tờ báo. Tháng giêng năm 1956, Tự Do bị đưa ra toà vì hai bài xã luận của Nguyễn Hoạt đả phá khiá
cạnh tiêu cực của chính quyền và những tranh biếm họa của Phạm Tăng chế giễu bà Nhu và chế độ. Phạm Tăng được trắng án, nhưng Nguyễn Hoạt và Mặc Thu bị tù ba
tháng. Ít lâu sau Tự Do đình bản. Có thể nói, Tự Do là cơ sở báo chí đầu tiên quy tụ những khuôn mặt trí thức di cư, và nó đã làm đúng vai trò của một tờ báo tự nhận là
"tiếng nói của người Việt tự do" lúc bấy giờ.
-Về mặt văn học, nhóm Quan Điểm do Vũ Khắc Khoan thành lập với Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ, từ Hà Nội. Vũ Khắc Khoan đã in kịch trên báo Phổ Thông từ 1948:
Thằng cuội ngồi gốc cây đa (1948), Giao Thừa (1949), tùy bútMơ Hương Cảng (1953), và đạo diễn kịch tại nhà Hát Lớn. Nhóm Giao Điểm (tên nhà xuất bản do Mặc Đỗ
điều hành) được người đương thời gọi là nhóm "trí thức tiểu tư sản", bởi tác phẩm của họ, trong những ngày đầu chia cắt đất nước, thường có những nhân vật mang nỗi
hoang mang, trăn trở của người trí thức tiểu tư sản trước ngã ba đường: theo bên này, bên kia, hay đứng ngoài thời cuộc? Nghiêm Xuân Hồng nghiên cứu triết học. Vũ
Khắc Khoan, kịch tác gia, nổi tiếng từ tập truyện ngắn Thần Tháp Rùa (1957) và Mặc Đỗ, nhà văn mà cũng là dịch giả nổi tiếng.
-Nhóm Sáng Tạo, theo Trần Thanh Hiệp, trước tiên, là một nhóm sinh viên hoạt động trong Tổng hội sinh viên Hà Nội, trước 1954, gồm bốn người: Nguyễn Sĩ Tế, Doãn
Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền và Trần Thanh Hiệp, chủ trương nguyệt san Lửa Việt. Sau 1954, vào Sàigòn, tiếp tục hoạt động văn nghệ, làm tuần báo Dân Chủ (Trần Thanh
Hiệp và Thanh Tâm Tuyền phụ trách phần văn nghệ), rồi tờ Người Việt (tiền thân của tờ Sáng Tạo). Lúc ấy Mai Thảo gửi đến truyện ngắnĐêm giã từ Hà Nội, Thanh Tâm
Tuyền đọc, thích và đăng ngay (Xem Trong đất trời nhau..., Thanh Tâm Tuyền, Tạp chí thơ, Cali, số mùa Xuân 1998). Nhóm có thêm Mai Thảo. Sau mở rộng với Lữ Hồ,
Ngọc Dũng, Duy Thanh, Quách Thoại. Trên Sáng Tạo, ngoài những tên tuổi kể trên còn thường xuyên thấy: Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên,
Dương Nghiễm Mậu, họa sĩ Thái Tuấn.
Sáng Tạo số đầu ra tháng 10 năm 1956. Sáng Tạo bộ cũ ngừng ở số 27 (tháng 12/58), và bộ mới tiếp tục đến số 7 (tháng 3/62) thì ngừng hẳn. (tài liệu của Viên Linh trong

bài Mai Thảo riêng tây, Khởi Hành số 16, tháng 8/1997).
Sáng Tạo do Mai Thảo chủ trương và kiếm nguồn tài trợ. Trong câu chuyện riêng tư với chúng tôi, tháng 7/97 tại Cali, khi hỏi ông: "Thưa anh, Sáng Tạo thành lập bằng
tiền của ai?" Mai Thảo trả lời: "Bằng cái hợp đồng tôi ký với với một thằng Mỹ ở Virginia, không biết bây giờ sống chết thế nào, đó là cái hợp đồng bán báo, không có điều
gì cần giấu diếm hết, đại khái nếu mình in 5000 tờ, thì nó mua đứt cho mình 2000, vừa đủ tiền in, tiền giấy, không có cái nghiã gì khác hết, và cũng không có điều kiện gì
khác hết". Hỏi: "Hình như có lúc anh nhiều tiền lắm, anh tiêu vung lên, bao bè bạn?" Trả lời: "Những bạn văn khác, thường thường họ phải đi dậy học để đưa tiền cho vợ
con. Tôi chỉ đi chơi với Phạm Đình Chương, Vũ Khắc Khoan. Thường thường tụi nó không có tiền, không có phương tiện để đi chơi đêm, tôi thì lúc đó nhiều tiền lắm. Tôi
best sellers mà".
- Bình Nguyên Lộc: chủ trương tờ Nhân Loại từ 1956 đến 1958, rồi từ 1959, tờ Vui sống.
- Bách Khoa ra đời tháng 1/ 1957 và sống đến 1975. Bách Khoa là nguyệt san văn học nghệ thuật sống lâu nhất, ra được tất cả 426 số. Bách Khoa do Huỳnh Văn Lang, một
công chức cao cấp trong Viện hối đoái sáng lập, điều hành và tài trợ trong những năm đầu, Lê Ngộ Châu làm thư ký toà soạn. Đến 1963, khi ông Diệm đổ, Huỳnh Văn
Lang bị bắt, bị tù, mới trao hẳn cho Lê Ngộ Châu. Bách Khoa quy tụ được nhiều tầng lớp nhà văn khác nhau trong mọi lứa tuổi. Những cây bút nổi tiếng cộng tác thường
xuyên với Bách Khoa là Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, Nguyễn Ngu Ý, Vũ Hạnh, Võ Hồng, Đoàn Thêm, Nguyễn Văn Xuân, Bình Nguyên Lộc.... Theo Võ Phiến, trong thời
kỳ cực thịnh, tức là khoảng 1959- 1963, mỗi số Bách Khoa bán được 4500 đến 5000, nhưng báo Văn (ra sau) còn bán chạy hơn.
- Tạp chí Văn hoá ngày nay của Nhất Linh ra đời ngày 17/6/1958, được 11 số thì đình bản. Nguyễn Thị Vinh chủ trương tiếp các tờ Tân Phong, Đông Phương, theo chiều
hướng Văn hoá ngày nay.
- Tạp chí Đại học, tờ báo của Viện đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận, viện trưởng, làm chủ nhiệm, ra đời năm 1958 ở Huế, và sống đến năm 1964. Trên Đại học,
xuất hiện những bài đầu tiên của Nguyễn Văn Trung, người sau này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sinh viên và trí thức.
-Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong (1959) và Dương Nghiễm Mậu.
- Thế kỷ XX của Nguyễn Khắc Hoạch (do Thế Nguyên điều hành), (1960).
-Văn học của Phan Kim Thịnh, từ 1962 đến 1975.
v.v...
Đó là những tờ báo xuất hiện dưới thời ông Diệm, thời kỳ mà sự kiểm duyệt còn tương đối khắt khe. Sau khi ông Diệm đổ, báo chí được tự do hơn. Từ năm 1963, bắt đầu
một giai đoạn mới, xuất hiện những tờ báo khác.
-Tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng, ra đời ngày 1/1964 và sống đến 1975. Văn do Trần Phong Giao trông nom trong 10 năm, đến 1974 chuyển lại cho Mai Thảo. Văn
cũng quy tụ được nhiều lớp nhà văn ở nhiều lớp tuổi, khắp các khuynh hướng từ Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền đến Thế Uyên, Nguyễn Mạnh Côn, Bình Nguyên
Lộc... Văn đặc biệt ưu tư đến việc dịch thuật và giới thiệu văn học nước ngoài. Trần Phong Giao cũng là một dịch giả nổi tiếng, thêm Trần Thiện Đạo, sống ở Paris, dịch và
viết về những phong trào văn học đang thịnh hành ở Pháp.
- Nguyễn Văn Trung, Thế Nguyên, chủ trương những tờ như Hành Trình(1964-1966, 10 số), Đất Nước (1967-1969, 18 số), Trình Bày (42 số), quy tụ những ngòi bút trẻ,
nói lên những vấn đề nóng bỏng của thời đại.
- Nghệ thuật, Mai Thảo, chủ nhiệm, Viên Linh, thư ký toà soạn, số 1 tháng 10/65. Ra được 56 số.
- Giữ thơm quê mẹ của Nhất Hạnh (1965).
- Nghiên cứu văn học, Thanh Lãng chủ nhiệm, Thế Nguyên, thư ký toà soạn, ra được 10 số từ 11/67 đến 11/68. Tục bản tháng 3/1970 đến số 16 (15/6/1972) thì đình bản.
- Tin Văn của nhóm Lữ Phương, Vũ Hạnh.
- Gió mới, Hiện đại của Nguyên Sa.
- Vấn đề và Ý thức của Vũ Khắc Khoan,
- Khởi Hành (1969-1972) báo của quân đội, do Viên Linh làm Thư ký toàn soạn.
- Thời Tập (1972-1975) của Viên Linh.
- Đối diện của Nguyễn Ngọc Lan,
- Thái độ của Thế Uyên
- Đời của Chu Tử, v.v...
(những ngày, tháng, xuất hiện của các báo, chúng tôi ghi theo tài liệu của Võ Phiến, Viên Linh, và Nguyễn Văn Trung).

Các nhóm, các khuynh hướng

Về các nhóm, Viên Linh trong cuốn Chiêu niệm văn chương về Vũ Hoàng Chương, viết: "Các nhà văn xuất hiện thường xuyên, trên nhật báo, qua các nhà xuất bản, nhất là
trên các báo định kỳ, và thành từng nhóm. Lý lịch văn chương và sắc thái địa phương của họ rất tương đồng, tùy theo nhóm tạp chí trên đó họ góp mặt. Đa số các nhà văn
miền Nam qui tụ trên các tờ tuần báo Đời Mới, Nhân Loại, và nhật báo như Tiếng Chuông, Sàigon Mới (Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Kiên Giang, Lưu
Nghi, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế Hy...). Các nhà văn gốc miền Trung trên tờ Văn Nghệ Mới, Bách Khoa (Võ Thu Tịnh, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến, Đỗ Tấn, Vũ Hạnh,
Bùi Giáng, Võ Hồng, Nguyễn Thị Hoàng); các nhà văn "di cư" xuất hiện trên các tờ Đất Đứng, Sáng Tạo, và trên các nhật báo như Tự Do, Ngôn Luận (Đỗ Thúc Vịnh,
Nguyễn Hoạt, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền) hay Văn Nghệ (Lý Hoàng Phong, Dương Nghiễm Mậu, Viên
Linh, Nguyễn Đức Sơn), Hiện Đại (Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca). Tờ Chỉ Đạo, Phụng Sự, Tiền Tuyến quy tụ các nhà văn quân đội hay quân nhân đồng hoá như
Nguyễn Mạnh Côn, Mặc Thu, Thanh Nam, Phan Nhật Nam, Thảo Trường..." (Trích Chiêu Niệm Văn Chương, Khởi Hành, Cali, 2000, trang 16-17).
Về các khuynh hướng khác nhau, Viên Linh viết: "Khuynh hướng Phật giáo có các tờ Tư Tưởng, Vạn Hạnh với Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu;
khuynh hướng Thiên chúa giáo La mã có Hành Trình, Đối Diện với Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Diễm Châu, Thế Nguyên. Mặc dù đảng Cộng Sản bị đặt ra
ngoài vòng pháp luật, song các nhà văn theo Cộng Sản như Nguyễn Ngọc Lương, Minh Quân, Vũ Hạnh vẫn tạo được diễn đàn riêng (Tin Văn ) hay hiện diện trong tổ chức
Văn Bút dưới thời linh mục Thanh Lãng làm chủ tịch. Những tờ như Văn, Phổ Thông, Văn Học, qui tụ các nhà văn không có lập trường chính trị biểu hiện rõ rệt, mà thuần
túy văn thơ cổ điển như Đông Hồ, Mộng Tuyết, Nguyễn Vỹ, Bùi Khánh Đản, hay văn nghệ thời đại, sinh hoạt thành phố như Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Thị Thụy Vũ,
Túy Hồng; những tờ về nghệ thuật trình diễn hay về phụ nữ quy tụ các nhà văn như Tùng Long, An Khê, Lê Xuyên, Nguyễn Thụy Long, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang..."
(Viên Linh, sđd, trang 17-18).
Về giới cầm bút sau 1963, Nguyễn Văn Trung viết: "Giới cầm bút sau 1963, họ là những người hồi 1954 trên dưới mười tuổi theo gia đình vào Nam hoặc sinh trưởng lớn
lên ở miền Nam hầu hết có tú tài và tốt nghiệp đại học. Số lượng giới trẻ cầm bút này càng ngày càng đông đảo theo đà thành lập các đại học ở các tỉnh Huế, Đà Lạt, Đà
Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Long Xuyên, Tây Ninh và các đại học tư ở Sàigòn như Vạn Hạnh, Minh Đức... Họ trưởng thành về tuổi đời và nhận thức sau 1963, trong hoàn
cảnh nhiều xáo trộn chính trị, xã hội chiến tranh mở rộng với sự can thiệp ồ ạt của quân đội nước ngoài. Thời cuộc và chính trị là thiết thân đối với họ vì bị động viên, đi
quân dịch.(...). Do đó, họ có lối nhìn thời cuộc đất nước và nghệ thuật văn học khác hẳn với lối nhìn của đàn anh họ viết từ trước 1963.(...) Thơ văn giới trẻ viết sau 1963
thường theo một xu hướng chung, phản ánh vũ trụ Kafka, như tên đặt cho một số đặc biệt về thơ văn của Hành Trình, hoặc phản ánh thân phận những nhân vật Việt Nam
tương tự những nhân vật trong tiểu thuyết Giờ thứ hai mươi lăm của Gheorghiu". (Hướng về miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Trung, Khởi Hành số 92, tháng 6/2004).
Về việc kiểm duyệt ở miền Nam, Nguyễn Văn Trung viết: " Báo thì không phải kiểm duyệt nhưng có thể bị tịch thu đưa ra toà. Trong khuôn khổ chính sách hạn chế tự do
chính trị như vậy, nếu không xuất bản công khai, hợp pháp, vẫn có thể in ronéo, phổ biến, bầy bán ngay cả trên các sạp báo và có thể bị tịch thu... Người cầm bút viết
những điều cấm kỵ, phê phán chính sách này, chính sách kia của nhà nước, thậm chí họp nhau viết kháng thư phản đối, đăng trên báo mà không lo ngại về an ninh chính trị
của bản thân gia đình bạn bè. Nói cách khác, viết phê phán mà không sợ nhà nước.
Thời Việt Nam Cộng hoà (1955-1975), những gì tôi viết thành sách đưa kiểm duyệt, cuốn được phép xuất bản, cuốn không, hoặc những bài báo sau gom lại thành sách đưa
kiểm duyệt thường được phép, nhưng bỏ một số bài và có thể nói rõ những bài đó bị kiểm duyệt. Đây là tình trạng chung, do đó người thời sau muốn tìm hiểu những người
cầm bút thời kỳ 1955- 1975 cần lưu ý tìm đọc không phải chỉ sách được xuất bản công khai hợp pháp mà cả những sách không xuất bản được, nhưng vẫn có và còn đó
trong các tạp chí và chính những bài đăng trong các tạp chí không được xuất bản thành sách, mới phản ánh trung thực tâm tư người viết về thời kỳ họ sống". (Nguyễn Văn
Trung, bài đã dẫn).
*
Tóm lại, sau 1954: tờ báo đẩy mạnh việc đổi mới văn học là tờ Sáng Tạo, ra đời cùng với hai tác phẩm chủ chốt của Thanh Tâm Tuyền: tập thơ Tôi không còn cô
độc(1956) và tiểu thuyết Bếp lửa (1957). Tờ báo chú trọng đến việc giới thiệu văn chương nước ngoài là tờ Văn của Nguyễn Đình Vượng và Trần Phong Giao. Bách Khoa
là tạp chí văn học sống lâu nhất và quy tụ những khuynh hướng chính trị đối chọi nhất. Nguyễn Hiến Lê ghi lại trong hồi ký: "Tư tưởng chính trị của những cây viết nòng
cốt của Bách Khoa có khi trái ngược nhau: Vũ Hạnh thiên cộng, sau theo cộng. Võ Phiến chống cộng. Đoàn Thêm, Phan Văn Tạo, không ưa cộng nhưng cũng không đả;
không thích Mỹ nhưng cũng không nói ra (...) Tôi, có lẽ cả Nguyễn Ngu Ý và Lê Ngộ Châu có cảm tình với kháng chiến (...) Mặc dầu vậy, các anh em trong toà soạn vẫn

ế ấ ầể ấ

giữ tình hoà hảo với nhau. Xu hướng phản nhau như Vũ Hạnh và Võ Phiến mà vẫn trọng tư tưởng của nhau, ít nhất trong 10 năm đầu. Đó là điểm tôi quý nhất. (Trích Đời
viết văn của tôi, của Nguyễn Hiến Lê, nxb Văn Nghệ, Cali 1986, trang 143).
Nhờ hệ thống báo chí phát triển, quần chúng độc giả đông đảo đủ mọi thành phần, các nhà văn nổi tiếng như Mai Thảo, Bình Nguyên Lộc, Túy Hồng, Nhã Ca, Duyên Anh,
Chu Tử, Thanh Nam, v.v... đều sống bằng ngòi bút một cách dư giả. Họ là những người viết chuyên nghiệp. Nhiều nhà văn có nhà xuất bản riêng. Nguyễn Hiến Lê trong 30
năm biên khảo và dịch thuật đã viết được 100 quyển sách trước 75, và 20 cuốn sau 75. Nguyễn Văn Trung, ngoài lượng sách về triết học, văn học, in trước 75, trong những
công trình sau 75, có bộ Lục Châu Học, nghiên cứu về văn học miền Lục tỉnh Nam Kỳ, hiện nay chưa in, nhưng những người nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn thường
sử dụng mà không nói xuất xứ.
Những nhà văn như Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo... cũng đều có những số lượng tiểu thuyết trên dưới 30 cuốn. Về sáng tác, lượng nhiều thì phẩm có giảm,
nhưng đó là cái giá mà nhà văn phải trả.
Một thành phần độc giả đa dạng, nhiều từng lớp khác nhau. Trong giai đoạn đầu từ 56 đến 63: độc giả có học đọc Bách Khoa, Văn Hoá Ngày Nay... lớp trẻ cấp tiến đọc
Sáng Tạo, lớp trí thức đọc nhóm Quan Điểm.
Từ 1963 trở đi, báo chí trở nên đa dạng, tờ Văn có một chỗ đứng riêng biệt trong sự tiếp cận với văn học nước ngoài, và cũng là tạp chí văn học bán chạy nhất thời ấy. Và
những tờ như Đất Nước, Hành Trình, Trình Bày... nói đến những vấn đề thiết thân của con người trước chính trị và chiến tranh. Những tờ như Đối Diện của Nguyễn Ngọc
Lan chống lại chính quyền...
Về sự lựa chọn tác giả, có thể nói: Lớp trẻ bụi đời thích đọc Duyên Anh. Lớp sống vũ bão thích Chu Tử. Túy Hồng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị
Hoàng, Nhã Ca, phản ảnh lớp phụ nữ tân tiến, nhận thức chính mình qua thân xác. Lớp trí thức thích cách đặt vấn đề của Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng.
Lớp trẻ lãng mạn giao thời thích đọc Mai Thảo. Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu là những tác giả khó, đòi hỏi người đọc một trình độ trí thức cao. Quần chúng bình
dân thích Lê Xuyên, Tùng Long... Học sinh trường Tây đọc văn chương ngoại quốc qua tiếng Pháp, tiếng Anh. Học sinh trường Việt đọc các tác phẩm ngoại quốc qua bản
dịch hoặc phóng tác.

Đặc điểm

Đặc điểm chính của nền văn học miền Nam từ 1954 đến 1975, là đã thoát khỏi văn học thế kỷ XIX, giã từ lãng mạng tiền chiến. Nhiều nhà văn tìm cách xây dựng tư tưởng
trên nền triết học hiện đại, đưa con người về hướng tìm hiểu chính mình. Triết học hiện sinh xuất hiện dưới nhiều hình thức: phòng trà tửu quán, ăn chơi, bụi đời, là từng
thấp nhất; ở mức cao hơn, nó hậu thuẫn cho tác phẩm: con người quay về khảo sát chính mình, nhận thức chính mình, với những nhân vật của Mai Thảo, Thanh Tâm
Tuyền, Dương Nghiễm Mậu... Cách mô tả của Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền, nhiều chỗ, cho thấy các ông đã dùng hiện tượng luận trong sự mổ xẻ và phân tích.
Để áp dụng tư tưởng triết học vào thực tế văn học một cách vừa phải, dễ hiểu, đã có các ngòi bút như Nguyên Sa, vừa là giáo sư triết vừa là nhà thơ, như Nguyễn Văn
Trung vừa là giáo sư đại học vừa viết sách triết học và phê bình văn học. Quan niệm dấn thân của Sartre, qua Nguyễn Văn Trung, thâm nhập vào đời sống giới trẻ: Hoàng
Phủ Ngọc Tường, Lữ Phương, Nguyễn Đắc Xuân, là học trò của Nguyễn Văn Trung, do ảnh hưởng quan niệm dấn thân của Sartre mà vào bưng hồi 1968. Cuốn "Ca tụng
thân xác" Nguyễn Văn Trung cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến các nhà văn phụ nữ trong lối viết mạnh bạo về thân xác của họ.
Tóm lại, triết học hiện sinh, chủ nghiã siêu thực và phân tâm học, giúp một số tác giả đào sâu thêm nhiều vấn đề trọng yếu của con người, của đất nước, đặt lại vấn đề chiến
tranh. Kịch của Vũ Khắc Khoan phát triển khía cạnh phi lý trong đời sống. Thanh Tâm Tuyền trong thơ tự do, khai phá vùng tiềm thức con người bằng những cách tạo hình
mới lạ. Truyện của Dương Nghiễm Mậu đào sâu cái trống rỗng ghê ghớm trong hiện sinh con người, bị tha hoá trong chiến tranh và nhược tiểu. Mai Thảo vẽ lại một thời
kháng chiến đầy ảo tưởng, và tạc những bộ mặt hư vô, chán chường, sống vật vờ trong say sưa, nơi vũ trường thành thị. Võ Phiến đào sâu xuống những mất mát của con
người khi phải bứt khỏi nguồn cội, tra khảo vùng bản năng sâu kín của tính dục. Phan Nhật Nam trình bày những bi đát của đời lính, những kẻ cầm súng bắn vào quê
hương mình. Bình Nguyên Lộc tìm về nguồn cội của dân tộc di dân từ Bắc vào Nam, chiếm hữu đất đai của người Chàm, người Chân Lạp, tìm sống trong rừng đước, rừng
mắm, vươn lên từ hai yếu tố cơ bản: đất và nước. Nguyễn thị Hoàng, Túy Hồng, Thụy Vũ, Trùng Dương, Nhã Ca, Trần Thị Ngh... thể hiện tâm linh táo bạo của người phụ
nữ thời đại, chao đảo trước một thứ nữ quyền vừa thành hình qua sự nhận diện thân xác, và bị dằn vặt trong một xã hội vẫn còn chưa hẳn thoát khỏi đạo lý Khổng Mạnh,
v.v...
Mỗi nhà văn có một vùng khai phá riêng. Tính chất đa dạng ấy khiến cho văn học miền Nam, qua các ngòi bút khác nhau, đã phản ánh được thân phận con người trong xã
hội chiến tranh, bằng những hình thức sáng tạo mới, khác hẳn tiền chiến, tạo cho văn học Việt Nam một bộ mặt trưởng thành trong tâm thức nhà văn và tâm thức độc giả.
Thụy Khuê
Paris, tháng 10/2007
Đọc lại và sửa chữa ngày 4/7/2014
http://thuykhue.free.fr/stt/v/VanHocMienNam.html

10/12/2014 by TUONGTRI
40 năm Văn-Học miền Nam thất-thủ : thế-hệ hậu-chiến khước-từ thân-phận mồ-côi

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

TIỂU SỬ NGẮN do Chủ Toạ / Nhà văn Bùi Bích Hà giới thiệu : Trangđài Glassey-Trầnguyễn (trangdai.net), một chuyên gia nghiên cứu về Cộng đồng người Việt hải
ngoại, là học-giả duy nhất trên thế giới đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn lịch sử truyền khẩu với người Việt ở cả bốn châu lục: Á, Âu, Úc, và Mỹ. Một tác giả song
ngữ đoạt nhiều giải thưởng, Trangđài tiên phong ghi lại lịch-sử của người Việt tại Quận Cam qua Dự án Vietnamese American Project từ thập niên 1990 bằng chính student
loans của mình, và đoạt giải quán quân tại cuộc tranh tài nghiên-cứu của CSU năm 2004 với bài viết “Quận Cam, Sử Vàng.” Cô là người Việt duy nhất được Bộ Ngoại-
Giao Hoa-Kỳ cấp học-bổng Fulbright tòan phần, bậc tối ưu, để nghiên cứu về người Việt tại Thụy-Điển. Cô tốt nghiệp 4 cử-nhân cùng lúc, là thủ-khoa 2 ngành và cũng tốt
nghiệp cao-học Sử-Học với hai giải thủ-khoa tại CSUF. Trangđài tốt nghiệp Cao-học ngành Nhân-chủng-học tại Đại-học Stanford, và hiện đang hoàn tất chương trình tiến-
sĩ.

Xin cám ơn Nhà văn Bùi Bích Hà,
Xin trân trọng kính chào quý vị,

Trong phần trình bày của mình, tôi xin nhắm tới bốn điểm chính.
• Thứ nhất, 40 năm Văn học miền Nam thất thủ từ cái nhìn của thế hệ hậu chiến;
• Thứ hai, một số hệ quả văn học và ngôn ngữ đối với thế hệ hậu chiến;
• Thứ ba, chúng tôi từng mồ côi, nhưng không chấp nhận mồ côi;
• Và để kết, tôi xin đưa ra một vài gợi ý về căn tính sắc tộc trong sáng tác của những thế hệ ngoại biên, nhất là tương quan của họ với tiếng Mẹ đẻ trong quá trình sáng tạo.

Bài nói này được soạn riêng cho chương trình Hội Thảo Văn Học Miền Nam 1954-1975 cuối tuần này, và là một đề tài liên quan trực tiếp đến những chuyên đề nghiên cứu
về người Việt hải ngoại mà tôi thực hiện từ đầu thập niên 90s. Phần trình bày của tôi cũng mang tính bắc cầu, không thuần tuý chỉ nói về giai đoạn văn học hai-mươi-mốt-
năm này, mà hướng tới ảnh hưởng của nó đối với những thế hệ sáng tác sau đó tại hải ngoại. Vì giới hạn về thời gian, tôi chọn nói về căn tính di dân và căn tính sắc tộc

trong tương quan với đề tài của cuộc Hội Thảo, và do đó, chỉ trích dẫn một số tác giả nhất định trong giai đoạn văn học này. Cánh đồng Văn học Miền Nam mênh mông
nhiều màu sắc, và có nhiều tác giả cũng như tác phẩm liên quan đến đề tài này mà tôi chưa có dịp tham khảo vì không có đủ tài liệu. Tôi tin tưởng rằng, khi có một văn khố
quy tụ những tác phẩm của Văn Học Miền Nam (và khi tôi dành dụm đủ thời gian để đọc những tác phẩm đó), thì tôi có thể bổ túc thêm cho phần trích dẫn của mình.

• 40 năm Văn học miền Nam thất thủ từ cái nhìn của thế hệ hậu chiến:

Tôi gọi nền văn học miền Nam 1954-1975 là nền văn học thất thủ vì hai lý do. Thứ nhất, cũng như chính thể Việt Nam Cộng Hoà lúc đó, giềng mối của cả một nền văn học
đã bị cầm tù, bị đày vào biệt giam, đã đi di tản, đã đi kinh tế mới, đã đi vượt biên, đã chết trong tù, đã bị cấm khẩu, đã bị truy sát. Thứ hai, cũng như cộng đồng di dân Việt
hải ngoại đi từ miền Nam, nền văn học thất thủ này cũng đã được tái thiết và chuyển mình, thoát thai thành một nền văn học hải ngoại mạnh mẽ và đa dạng. Thất thủ không
có nghĩa là bị huỷ diệt, mà ngược lại, chính trong sự bức chế đó, mà những mầm sống mới vượt lên, một mùa văn học mới đâm chồi, nẩy lộc.

Trong bài nói này, tôi nhìn về văn học miền Nam từ kinh nghiệm của một người thuộc thế hệ hậu chiến, và nhìn về nền văn học đó trong tương quan với cộng đồng Việt hải
ngoại trên thế giới. Cho nên hai chữ ‘thất thủ’ chính là tiền đề cho một cuộc đổi đời, một khởi đi tang thương nhưng trên một lộ trình nhiều hy vọng và vận hội. Đâu là
những vận hội? Tôi xin nhắc qua khía cạnh văn hóa. Cộng đồng chúng ta may mắn đã đến Mỹ trong một thời điểm thuận lợi cho việc duy trì văn hoá và ngôn ngữ gốc. 50
năm trước đó, người dân thiểu số ở Mỹ, chẳng hạn như người Nhật, không có quyền sở hữu bất động sản và không được nói tiếng mẹ đẻ. Ngay cả trẻ em gốc Mễ Tây Cơ
cũng bị phạt khi nói tiếng Tây Ban Nha tại trường. Nhờ phong trào tranh đấu dân quyền của thập niên 50s, 60s, và nhờ vào trào lưu đa văn hoá (dù có những giới hạn của
nó), mà khi người Việt tỵ nạn đặt chân đến Mỹ, chúng ta có nhiều ưu đãi so với các sắc dân thiểu số khác khi họ mới định cư tại Hoa Kỳ trước đó. Chẳng hạn như ngay từ
những ngày đầu, học sinh Việt Nam được hướng dẫn song ngữ trong các lớp học, vân vân.

Để hiểu cái nhân diện lưu vong của người Việt hải ngoại, thì cần hiểu kinh nghiệm của người Việt trước khi di cư. Vì phần lớn dân số gốc Việt tại hải ngoại ra đi từ miền
Nam, kinh nghiệm của họ ở miền Nam trước 1975 là mấu chốt để hiểu về tâm tư và đời sống của họ ở hải ngoại, nhất là của thế hệ thứ nhất. Văn chương là một cửa ngõ lý
tưởng để hiểu về kinh nghiệm con người, vì nó giúp chúng ta thấu hiểu những ẩn áo của một xã hội, một thời đại qua những vi tế về tình cảm và tâm lý của con người trong
xã hội và thời đại đó.

Khi nhìn về chiều dài lịch sử, thì người Việt đã có kinh nghiệm tỵ nạn từ trong nước, chứ không phải đến khi di cư ra hải ngoại cách ồ ạt từ năm 1975. Tuy kinh nghiệm di
dân của người Việt (hay bất cứ dân tộc nào trên thế giới) đã bắt đầu từ hàng trăm năm trước, trong khuôn khổ của bài nói này, tôi chỉ đề cập đến giai đoạn từ thế kỷ hai
mươi cho đến hôm nay vì giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn học mà chúng ta đang bàn đến. Việt Nam ở thập niên 1940-1950 đối diện với sự khánh chung
của chế độ đô hộ Pháp, sự hiện diện của quân đội Nhật, và sự can thiệp của Mỹ. Người dân đã phải thường xuyên chạy loạn, tránh bom tránh đạn, và lưu lạc ở các nước lân
cận. Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954 là một biến cố gây nhiều xáo trộn, và hơn hai triệu người đã rời Bắc đi vào Nam. Sáu mươi năm sau, nhiều gia đình vẫn còn
thất lạc nhau hay sống trong ngăn cách cho đến ngày hôm nay. Những biến cố khác cũng đẩy người Việt vào kinh nghiệm tỵ nạn ngay trên quê hương mình, như cuộc thảm
sát Tết Mậu Thân 1968 ở Huế. Tác phẩm “Giải Khăn Sô cho Huế” của nhà văn Nhã Ca ghi lại những kinh hoàng và tuyệt vọng của người dân trong biển chết.

Do đó, tôi cho rằng với một lịch sử đầy di tản và lưu lạc như vậy ngay trên quê hương mình, người Việt đã có một căn tính di dân trước khi Sài Gòn thất thủ tháng Tư năm
1975. Tuy nhiên, mức độ và sự đột ngột của biến cố này đưa căn tính di dân lên mức độ quốc tế. Sự ra đi của người dân miền Nam kèm theo một nỗi mất mát to lớn: mất
quê hương, mất gia đình, mất đất nước, mất quá khứ cá nhân. Nhiều người ra đi với ý nghĩ là mình sẽ không bao giờ được nhìn thấy quê hương lần nữa. Đây có lẽ là niềm
mất mát lớn nhất vì tâm tình gắn bó với quê hương, xứ sở của người Việt. Năm 1975 là một thời điểm mới và một bước ngoặt dứt khoát trong tâm thức di dân của người
Việt, khi chúng ta bị đặt ra ngoài đất nước, không như năm 1954 hay 1968. Bên cạnh đó, văn hoá Việt Nam cọ xát với văn hoá phương Tây một cách dữ dội hơn, không chỉ
như trong thời Pháp thuộc hay thời chiến tranh Việt Nam, vì khi còn trong nước, môi trường vẫn mang Việt tính, văn hoá chủ lưu tiềm tàng trong đời sống hằng ngày vẫn là
văn hoá Việt. Ở hải ngoại, văn hoá Việt trở thành văn hoá di dân, văn hoá sắc tộc, văn hoá thiểu số, phải chịu sự chi phối của văn hoá chính ở đất nước tạm dung.

Vì vậy, ở năm 1975, căn tính di dân của người Việt mang một ý nghĩa mới, vì người Việt đã thực sự lưu vong. Trong bối cảnh lịch sử Việt Nam cận đại, nếu chúng ta nhìn
vào năm 1954 và 1968 như là khởi điểm cho cuộc xuất hành năm 1975, thì có một sự tiếp nối của căn tính di dân khởi đi từ giữa thế kỷ hai mươi từ trong nước, và mở rộng
ra thế giới năm 1975. Vì sự tiếp nối này, nền văn học miền Nam 1954-1975 là điểm bắt đầu cần thiết cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về người Việt hải ngoại. Từ cái đứt đoạn
Bắc Nam năm 1954, đến cái vỡ nát của miền Nam 1975, tâm thức của người dân Việt bị phân tán ở hai mức độ: quốc gia, và quốc tế. Nếu nhà văn quá cố Mai Thảo, qua
tâm tình của Phượng trong “Đêm Giã Từ Hà Nội,” đã cảm thấy xa Hà Nội dù chưa rời Hà Nội, thì người Việt tỵ nạn sau tháng Tư 1975 đã cảm thấy xa quê hương đến
chừng nào khi đã phải lìa bỏ đất nước trong cấp bách và đau đớn.

Chúng ta cùng nghe lại tâm tình của cố nhà văn Mai Thảo trong truyện ngắn Đêm giã từ Hà Nội, do Người Việt xuất bản tại Sài Gòn năm 1955.

“…Phượng nhìn xuống vực thẳm.
Hà Nội ở dưới ấy.
Từ chỗ anh đứng, Phượng nhìn sang bờ đường bên kia. Những tảng bóng tối đã đặc lại thành khối hình. Từng chiếc một, những hàng mái Hà Nội nhoà dần. Phượng nhìn
lên những hàng mái cũ kỹ, đau yếu ấy, giữa một phút giây nhoè nhạt, anh cảm thấy chúng chứa đựng rất nhiều tâm sự, rất nhiều nỗi niềm. Những tâm sự câm lặng. Những
nỗi niềm nghẹn uất. Của Hà Nội. Của anh nữa.
Dưới những hàng mái cong trũng, ngập đầy lá mùa kia, đang xảy ra những tâm trạng, những biến đổi gì mà ở bên này đường Phượng không đoán hiểu được. Hà Nội đang
đổi màu. Đứng bên này bờ đường nhìn sang, Phượng bắt đầu tiếp nhận với một thứ cảm giác ớn lạnh, cách biệt, anh đã đứng trên một bờ vĩ tuyến mà nhìn về một vĩ tuyến
bên kia. Bên ấy, có những hình ảnh chia cắt, đứt đoạn. Bên ấy, có những hình chiến luỹ, những hàng rào dây thép gai, những đoạn đường cấm, những vùng không người.
Phượng cũng không hiểu tại sao nữa. Giờ này anh còn là người của Hà Nội, thở nhịp thở của Hà Nội, đau niềm đau của Hà Nội, mà Hà Nội hình như đã ở bên kia.”

Nhưng Phượng dù lưu luyến Hà Nội, đã dứt áo ra đi, vì anh đi cùng với trào lưu của thế giới Tự Do. Anh không đi một mình:

“…Đứng một mình trong đêm dài, trước một Hà Nội ngủ thiếp, Phượng nghĩ đến những người bạn đường đã vượt Hồng Hà, đã bỏ Hà Nội, bỏ đất Bắc trước anh, vượt vĩ
tuyến về tiếp tục cuộc đấu tranh cho tự do, cho con người, trên phần đất nước còn lại. Anh biết rằng thời đại, trong ngày tới sẽ nối kết con người bằng một ý niệm một hệ
thống tự do. Tâm trạng của Phượng đêm nay cũng là tâm trạng của một người thợ máy Đức, một người dân cầy Triều Tiên, đang ngày đêm vượt khỏi những vĩ tuyến tù đày
để tìm một hướng đi, một chân trời có không khí và ánh sáng.”

Dù Phượng cảm thấy một tình liên đới với những người đang đi tìm tự do khác trên thế giới, anh vẫn đang ở trên mảnh đất quê hương. Cái ý thức liên quốc gia ấy chỉ làm
cho anh thêm mạnh mẽ, vững tin vào chọn lựa của mình và tương lai phía trước. Đó là tâm tình của người Việt rời Bắc vào Nam. Trong khi Phượng đau đớn chia lìa Hà
Nội nhưng ra đi với tâm trạng đầy hy vọng, đi về vùng sáng, đi về miền tự do, thì người Việt ly hương năm 1975 đã ra đi – vẫn đi tìm tự do – nhưng với tâm trạng ly
hương, mất mát khôn cùng. Khi người Việt rời miền Nam để đi vào thế giới, thì tuy họ cũng đi tìm “một chân trời có không khí và ánh sáng,” nhưng nỗi đau chia lìa quê
hương đã phủ lấp bất cứ một vùng sáng nào, để như nhà thơ Du Tử Lê diễn tả trong bài thơ “Thơ Viết từ Camp Pendleton” (tháng 6, 1975), người Việt di tản năm 1975 cảm
thấy mình không còn là mình nữa. Thưa quý vị, tôi nói đến bài thơ này dù nó không nằm trong dòng văn học miền Nam 1954-1975, bởi vì nó có liên hệ máu mủ với dòng
văn học đó, trong sự nối dài của căn tính di dân của người Việt.

“cám ơn
cám ơn Pendleton
đã cho ta túp lều
chui ra chui vào
thập thò và rụt rè
như một con chuột
con chuột da vàng

với một óc rỗng không
và đôi tay thừa thãi”

• Một số hệ quả văn học và ngôn ngữ đối với thế hệ hậu chiến:

Tôi chào đời sau chiến tranh, cuối năm 1975, và là ‘ba rọi’ thứ thiệt – hay đối với quý vị nào thích sữa thì có thể nói, tôi là sữa ‘half and half’ – vì đã sống đúng nửa đầu đời
ở Việt Nam và nửa sau ở hải ngoại. Với kinh nghiệm sống đó, và với niềm đam mê văn chương Việt Nam cận đại, tôi đã tìm hiểu về giai đoạn văn học này với những thuận
lợi từ những phương pháp tra khảo tôi dùng trong học thuật. Tôi lại được ở ngay tại Quận Cam, và với bình nguyên internet rộng lớn, tôi có thể dò dẫm xếp những mẩu
puzzle lại với nhau cho bức tranh văn học này, và đây là một công việc gian nan. Tôi nghĩ, với các bạn trẻ khác không có những điều kiện thuận lợi như tôi, thì chắc chắn
việc tìm hiểu về giai đoạn văn học này còn khó khăn, mù mịt hơn nhiều.

Lập ra một văn khố về giai đoạn văn học miền Nam 1954-1975 là một công trình to lớn, đòi hỏi một thời gian dài nhiều năm và nhiều công đoạn. Tôi mong rằng công trình
này sớm được thực hiện, để những thế hệ như tôi và trẻ hơn có thể tìm được nhịp cầu, đi vào một nền văn chương rực rỡ đã giúp định hình cho văn học hải ngoại, mà nền
văn chương ấy, tuy xán lạn, nhưng vẫn còn ẩn mình đối với thế hệ bo bo và thế hệ ngoại biên chúng tôi.

Tuy những người phụ nữ trong gia đình tôi hay kể chuyện ‘đời xưa’ chúng tôi nghe, nhưng mãi đến khi tôi mang thai đến lần thứ ba, thì có những điều Mẹ tôi mới nói cho
tôi biết về tuổi thơ của tôi. Có lẽ, tôi cần làm mẹ thì mới biết mà nói về những đề tài này. Mẹ kể, khi Mẹ sanh tôi mới bốn tuần, Mẹ đã bị điều đi về vùng kinh tế mới để dạy
học, còn Ba tôi đã đi cải tạo cả mấy tháng trước đó, mà gia đình cũng không biết Ba tôi đang ở đâu. Chuyện tôi chào đời không cha là chuyện tôi biết từ nhỏ, vì tôi cũng lớn
lên không cha đến năm 19 tuổi. Nhưng chuyện mà tôi là một đứa trẻ sơ sinh không mẹ là chuyện làm tôi ngạc nhiên và phẫn nộ. Đối với tôi, một đứa trẻ có quyền được ở
bên mẹ nó khi mới chào đời. Mẹ tôi phải dứt sữa tôi khi tôi chưa được đầy tháng. Có lẽ đó là một trong những lý do mà trong cả cuộc đời, tôi luôn cảm thấy một lỗ trống
trong tâm tư, dù tôi cảm kích tình thương và sự hy sinh mà mẹ tôi dành cho chị em chúng tôi, và cả con cái chúng tôi nữa. Tôi không chỉ bị dứt sữa cách oan ức lúc chưa
đầy tháng, mà quan trọng hơn hết, tôi bị tước đoạt cái quyền của một đứa bé được mẹ ôm ẵm, vỗ về, nâng niu, chăm sóc khi còn đỏ hỏn.

Nói về mặt văn chương, thì dòng văn học miền Nam (cả nền văn học Việt Nam trước đó, vì thế hệ cải cách giáo dục chúng tôi phải học nền văn học nhồi sọ) chính là mạch
sữa mà thế hệ chúng tôi đã bị tước đi. Khi đọc “Bụi và Rác” của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, tôi mới biết những cái tréo ngoe của ngôn ngữ miền Nam sau khi “bị giải
phóng.” Tôi đọc tác phẩm này vào khoảng năm 2005. Nếu ở trong nước, chắc chắn tôi sẽ không được biết tác giả lẫn tác phẩm. Bây giờ, tác phẩm này được phổ biến ở
nhiều nơi trên mạng internet, và những rào cản của sự trao đổi thông tin trong nước đã bị giật sập, dù vẫn còn đó những tường lửa và những hàng rào kẽm gai kềm hãm tư
tưởng con người. Nếu tôi không sống ở hải ngoại, thì có lẽ tới bây giờ, tôi mới có dịp đọc “Bụi và Rác,” NẾU – và đây là một chữ nếu rất lớn – nếu tôi cố tâm đi tìm hiểu
dòng văn học đã bị trù dập 40 năm qua.

Trong một bài nghiên cứu chuyên đề, tôi đã lập luận rằng nền văn học (và nghệ thuật) theo chủ đề tỵ nạn và di dân ở hải ngoại được xây dựng trên bệ phóng vững vàng của
nền văn học miền Nam 1954-1975. Khi đọc “Đêm Giã Từ Hà Nội” của nhà văn Mai Thảo, tôi nhận ra rằng, tác giả đã là người tỵ nạn, đã ly hương trước khi ông rời Hà
Nội. Cái quyết định ra đi vốn dĩ đã là một sự cách ngăn lớn lao, dù chỉ đi về phương Nam, vẫn còn thuộc về mảnh đất Việt Nam, nhưng là “vùng ánh sáng, miền tự do.”
Đọc “Giải Khăn Sô cho Huế” của nhà văn Nhã Ca, thì rõ ràng, sự bất an và bất định trong đời sống của người dân thời loạn đã biến đời sống hằng ngày thành đời sống tỵ
nạn với những dời đổi, sống chết, còn mất của nó.

Chính quyền mới sau 1975 đã áp dụng nhiều chương trình cải cách đối với miền Nam và cả nước: cải cách ruộng đất, cải cách kinh tế, cải cách giáo dục. Nhưng có một
chương trình cải cách rốt ráo nhưng bán công khai, không có danh xưng, là cải cách ngôn ngữ. Người ta dùng những ngôn từ mới để phân biệt những thành phần phản
động, và để loại trừ những cá nhân không được chế độ mới chấp nhận. Như cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã tỉ mỉ ghi lại, người ta chỉ cần vịn vào một từ để kết án
người nói là phản động. Do đó, về mặt ngôn ngữ, thế hệ hậu chiến không chỉ phải ăn bo bo, mà còn phải ăn cả khoai mì độc. Mà vì nền văn học miền Nam đã thất thủ và đã
đi lưu vong, nên những thế hệ hậu chiến hoàn toàn mù tịt về nền văn học đó, và không biết rằng, mình đang sử dụng một thứ tiếng Việt đã bị nhiễm độc và nhồi sọ. Cho đến
khi chúng tôi đầu thai ra hải ngoại.

• Chúng tôi đã từng mồ côi, nhưng không chấp nhận mồ côi:

Thế hệ chúng tôi sinh ra mồ côi, vì cha thì đi cải tạo, mẹ thì đi kinh tế mới, văn học thì bị chôn sống. Nhưng sau bốn thập niên, chúng tôi đã đoàn tụ với cha mẹ, đã truy ra
được những manh mối để đòi lại di sản văn học mà chúng tôi bị tịch thu. Chúng tôi khước từ làm kẻ mồ côi trong gia đình chữ nghĩa của Việt Nam và của thế giới.

Tôi may mắn được sống nửa cuộc đời ở Việt Nam và nửa cuộc đời ở Mỹ. Nhưng tôi không may mắn rơi vào lớp đầu tiên trong chương trình cải cách giáo dục của chính
quyền hậu 1975. Như đã nói, điều này cũng có nghĩa là tôi biết rất ít hoặc không biết gì về nền văn học của miền Nam trong giai đoạn trước khi tôi chào đời. Trong bài nói
ngắn này, tôi sẽ không nói đến những người trẻ cầm bút viết bằng Tiếng Việt. Tôi nghĩ, ở nhiều cách, cái quan hệ huyết thống giữa những thế hệ sáng tác trước 1975 tại
miền Nam và những thế hệ ngoại biên tại hải ngoại sáng tác bằng Việt ngữ đã là điều rõ ràng. Ở đây, tôi xin mạo hiểm và nhìn vào thế hệ gốc Việt sáng tác bằng Anh ngữ là
chính, và nhận định rằng,cho dù họ không trực tiếp thừa hưởng nền văn học miền Nam 1954-1975, thì họ vẫn chịu ảnh hưởng của nền văn học này qua chính kinh nghiệm
sống và môi trường cộng đồng. Có lẽ nhiều vị sẽ cho rằng tôi hơi lạc quan. Xin trấn an qúy vị ngay, rằng tôi mắc bệnh lạc quan mãn tính, và không có ý định điều trị. Tôi
xin phép đưa ra một vài lý do tôi dám lạc quan trong trường hợp này.

Một điều hiển nhiên là nền văn học miền Nam trước 1975 chính là nền tảng vững vàng cho văn học và truyền thông Việt ngữ tại hải ngoại trong suốt 40 năm qua. Đối với
tôi, phục hoạt văn học miền Nam trong giai đoạn 1954-1975 tại hải ngoại là một giấc mơ đẹp nhưng bất bất khả thi, vì điều kiện sống và làm việc ở hai thời điểm và địa
điểm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, từ tâm tư của một thế hệ hậu chiến, tôi thiết tha muốn nhận cái di sản từ giai đoạn văn học này vì nếu không có được di sản này, thế
hệ của tôi và các thế hệ sau sẽ là những cái cây không có rễ, với những cái gốc ghép nối từ giống toàn cầu hay địa phương mà thiếu đi cái căn tính Việt. Thêm vào đó, nền
văn học miền Nam là nguồn tư tưởng và ngôn ngữ gần nhất đối với thế hệ hậu chiến về mặt thời gian, và có thể trực tiếp khai mở cho chúng tôi về xã hội miền Nam về
những thế hệ ngay trước chúng tôi. Đây là nhịp cầu cần thiết để chúng tôi biết về quá khứ của cộng đồng và gia đình mình, giúp chúng tôi hiểu thêm mình đã đến từ đâu và
đến như thế nào. Việc hiểu về lịch sử cá nhân và cộng đồng có ảnh hưởng quan trọng đối với nhân diện và tâm lý của một người. Tiến sĩ Eliza Noh, trong luận án từ nhiều
năm nghiên cứu của cô tại Đại học Berkeley, đã kết luận rằng một trong những lý do khiến nhiều thiếu nữ Mỹ gốc Á tự vận là vì họ cảm thấy mất liên lạc với quá khứ của
gia đình. Nếu những người cầm bút thế hệ hậu chiến không giữ được liên lạc với văn học miền Nam qua những tác phẩm cụ thể, họ có thể lâm vào sự bế tắt tương tự, và bỏ
sáng tác.

Khi nền văn học miền Nam bị bức tử, thì những tinh hoa của nó bị dùng để truy sát và cưỡng bức người dân miền Nam, nhất là giới trí thức và sáng tác. Trong tác phẩm
kinh điển “Bụi và Rác,” cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã ghi lại những cái vi tế trong cuộc thảm sát chữ nghĩa, mà tôi cho rằng là một cuộc cải cách không tên được
thực hiện rốt ráo ngay từ sau ngày Hồng quân Bắc Việt tiến chiếm miền Nam. Chính quyền mới hô hào và thực hiện nhiều cuộc cải cách một cách công khai và rầm rộ,
nhưng cuộc cải cách bỉ cực nhất lại là một hành trình nô lệ vô danh. Tiếng Việt đã bị nô lệ hóa và bần cùng hóa, để những thế hệ hậu chiến như tôi không chỉ còi cọt về thể
chất vì ăn độn bo bo, mà còm cõi vật vờ về chữ nghĩa vì bị trúng độc. Khổ nỗi, chính chúng tôi không biết mình trúng độc, cho đến khi không còn sống trong môi trường
nhiễm độc nữa. Để giải độc, chính chúng tôi phải ý thức và chấp nhận cắt bỏ những phần cơ thể bị trúng độc của mình, như một người bị ung thư phải giải phẫu để bỏ đi
những gì đã bị hư thối.

Một điều đáng mừng là có nhiều gia đình gốc Việt có phụ huynh là người cầm bút đã nuôi dưỡng tình yêu chữ nghĩa trong thế hệ con cháu, và như vậy, ảnh hưởng của nền
văn học miền Nam có ảnh hưởng rõ rệt xuyên thế hệ. Thi sứ Đỗ Lệnh Ái Linh, ái nữ của Nhà văn/Luật sư Đinh Từ Bích Thuý và cháu ngoại của Nhà báo/Bình luận gia
Đinh Từ Thức, là một trường hợp. Để di sản của nền văn học miền Nam không bị mai một và để ảnh hưởng của nó được rộng khắp, thì cái di sản đó cần được hệ thống hóa
và trao lại cho những thế hệ tiếp nối. Tuy vậy, chữ nghĩa là một phạm trù rắc rối và phức tạp. Nó không rõ ràng như bài toán cộng. Tôi không thể nói một cách chắc chắn
rằng, vì tác giả X của thế hệ 1 đã ảnh hưởng đến tác giả Y của thế hệ 2, hay tác giả Z của thế hệ 3. Nhưng những sợi tơ vô hình vẫn đan xuyên các thế hệ của người Việt hải
ngoại – và cả những người trẻ có quan tâm còn ở trong nước nữa.

• Vài gợi ý về căn tính sắc tộc trong sáng tác của những thế hệ ngoại biên, nhất là tương quan của họ với tiếng Mẹ đẻ trong quá trình sáng tạo:

Văn chương chữ nghĩa là một thế giới mông lung. Không như trong toán học, người ta có thể nói: có hai điểm A và B, và đây là đường thẳng nối hai điểm ấy. Trong văn
chương, đôi khi từ điểm A đến điểm B là biết bao vùng mù khơi, biết bao cõi trừu tượng, biết bao miền trí huệ, biết bao trập trùng tâm thức. Ắt nhiều vị từng góp mặt trong
giai đoạn văn học miền Nam 1954-1975 cảm thấy rằng thế hệ hậu 1975 – nhất là những thế hệ lớn lên ở hải ngoại – chắc gì đã gắn bó với nền văn học đã thất thủ này. Tôi
xin mượn hai câu thơ trong bài “Thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mạc Tử để lạm bàn về vùng mù khơi giữa nền văn học miền Nam và giới sáng tác thuộc thế hệ hậu chiến tại hải
ngoại. Nếu cõi văn học 1954-1975 là một Thôn Vỹ, thì từ cõi ấy, một số nhà văn của giai đoạn này có lẽ từng cảm thán:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà

Điều mà những thế hệ di dân luôn lo lắng về các thế hệ sinh ở hải ngoại là: Không biết những thế hệ đi sau có còn đậm đà với những gì ông bà, cha mẹ đã trãi qua, đã gầy
dựng? Trong gia đình văn học ắt cũng thế. Những tác gỉa của miền Nam chắc cũng đã từng hỏi: không biết có bao nhiêu người trẻ sinh sau 1975 đọc tác phẩm của mình, và
đọc như thế nào? Bỏ quê hương xứ sở ra đi là một sự đứt đoạn, và những đứt đoạn trong đời sống tỵ nạn cũng đưa đến nhiều đứt đoạn khác. Nhưng giữa những đứt đoạn và
đổ nát, người Việt hải ngoại đã ươm mầm và vun bồi cho những thôn làng Việt Nam mới, những mùa văn học mới.

Để nền văn học tiếng Việt hải ngoại thực sự thăng hoa, thì các thế hệ cầm bút hậu 1975 cần nhận được di sản từ nền văn học trước 1975 để tiếp tục sáng tạo bằng tiếng mẹ
đẻ, để họ nhận chân được nền tảng của những sinh hoạt mà họ vẫn tham gia một cách thấu đáo và có hệ thống. Muốn có một văn khố lưu giữ tinh hoa nền văn học miền
Nam trước 1975, thì chỉ những ‘người trong cuộc’ mới làm công việc này đến nơi đến chốn. Giới trẻ cầm bút tại hải ngoại có bắt được nhịp cầu với quá khứ để tiếp tục bồi
thố cho văn chương Việt trong thế kỷ 21 trên thế giới hay không, còn tuỳ thuộc vào những thừa kế văn chương cụ thể mà họ nhận được từ thế hệ đi trước. Xin hãy trao Văn
Học Miền Nam cho Giới Trẻ Việt Nam toàn cầu.

Thưa quý vị, mặc dù có những rào cản ngôn ngữ và những khoảng cách thế hệ, tôi cho rằng tuy chúng ta chưa có những nghiên cứu để đưa ra mối liên hệ giữa nền văn học
miền Nam và giới sáng tác thuộc thế hệ hậu chiến, nhưng chắc chắn có những sợi tơ vô hình nối kết một nền văn học thất thủ đã đặt nền tảng cho đời sống chữ nghĩa của
người Việt hải ngoại, với những mùa văn chương mới đang vươn mình ở xứ người. Một trong những điểm giúp chúng ta nhận diện mối liên hệ này, là đề tài và tâm thức di
dân mà một số người trẻ chọn cho công việc sáng tạo của mình. Hơn nữa, không chỉ những người cầm bút trẻ mới truy nhận căn tính sắc tộc và di dân/tỵ nạn, mà cả những
nghệ sĩ trẻ gốc Việt trong nhiều lãnh vực nghệ thuật khác nhau.

Tôi xin lạm bàn đến những vùng nghệ thuật khác ngoài văn chương, để thấy rằng những thế hệ hậu chiến sinh trưởng hay chào đời tại hải ngoại cũng tìm về với di sản sắc
tộc của mình – không chỉ qua những sáng tạo hướng theo các đề tài nổi bật của người Việt hải ngoại, mà còn bằng việc dùng tiếng Việt trong tác phẩm của mình. Từ những
hoạ sĩ như Laura Nguyễn với bức tranh chì than “Nấp,” hoạ sĩ Jerry Trương với tác phẩm “Lớp/Vỏ,” hay hoạ sĩ Danh Võ với tác phẩm “Go Mo Ni Ma Da,” thì những hoạ
sĩ trẻ này không chỉ sử dụng tiếng Việt cho tựa đề hoạ phẩm, mà còn đưa kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam vào những vùng diễn đạt mới.

Đi sâu hơn việc đặt tên cho tác phẩm của mình bằng tiếng Việt là chọn lựa sử dụng tiếng Việt trong sáng tạo. Đây là một thử thách lớn đối với những ai sinh trưởng ở hải
ngoại, vì họ vẫn sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh hay một ngôn ngữ địa phương khác. Trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Việt với Tiến sĩ Việt Hồ Lê, vốn là một thi
sĩ và hoạ sĩ ở tầm vóc quốc tế, chào đời ở Sài Gòn và cùng gia đình vượt biên năm hai tuổi tôi đã hỏi liệu anh có muốn thay đổi gì trong sự nghiệp của mình, Việt đã trả lời,
“Nếu có thể đi ngược thời gian, Việt sẽ cố gắng học tiếng mẹ đẻ chăm chỉ hơn để có thể trả lời phỏng vấn hấp dẫn hơn!” Tôi có vinh hạnh phỏng vấn rất nhiều bạn trẻ sinh
tại hải ngoại nhưng nói, viết, đọc tiếng Việt lưu loát.

Ngược lại, cũng có những thi sĩ trẻ khác không dám dùng tiếng Việt, vì sợ xúc phạm đến ngôn ngữ được dùng riêng trong gia đình – một ngôn ngữ mà đối với họ rất thiêng
liêng. Nhà thơ Ocean Vương sinh ở Sàigòn, Việt Nam năm 1988, và đến Mỹ khi mới một tuổi rưỡi. Ocean là tác giả của hai tập thơ: “No” (Nxb YesYes Books, 2013) và
“Burnings” (Nxb Sibling Rivalry Press, 2010), vốn nằm trong danh sách American Library Association’s Over The Rainbow và được dùng rộng rãi trong các trường đại
học tại Mỹ và các nước khác. Ocean nhận giải Pushcart năm 2013, bên cạnh các vinh dự khác. Ocean bắt đầu làm thơ khi Bà Ngoại của anh qua đời. Trong một cuộc phỏng
vấn bằng tiếng Anh năm 2013, tôi đã hỏi, nếu có thể viết bằng tiếng Việt, liệu Ocean có cảm thấy có một cách hoàn toàn khác để ở bên Bà Ngoại và tưởng nhớ Bà không?
Anh trả lời (tôi dịch sang tiếng Việt), “Không. Tiếng Việt rất quý giá đối với tôi vì nó là ngôn ngữ tôi sử dụng trong bếp, với gia đình. Đó là ngôn ngữ mà tôi học từ những
cái chết và sự ra đời của người thân. Qua đó, tiếng Việt hoàn toàn độc lập với nghệ thuật và những gì phức tạp. Khi tôi nói tiếng Việt, tôi nói trong mạch nước trong. Tôi
thoải mái nhất. Tôi có thể nói tất cả và không nói gì cùng một lúc. Nên tôi không muốn sáng tác bằng tiếng Việt. Tôi không muốn dùng ngôn ngữ đó cho thơ ca. Tôi không
muốn làm hoen ố nó. Hơn nữa, âm nhạc, âm điệu trong tiếng Việt thì đã thơ đủ rồi.”

Bên cạnh lý do tình cảm khiến cho một số người cầm bút trẻ không sử dụng tiếng Việt trong sáng tác, thì cũng có những lý do rất thực tế khiến cho họ chọn viết bằng tiếng
Anh. Trong những buổi nói chuyện về kỹ thuật viết và nghiệp viết cho các lớp tiếng Việt tại Westminster High School ở Quận Cam, California, đầu năm 2014, tôi đã đưa ra
một cuộc thăm dò ngắn với gần 100 em học sinh trung học. Đa số các học sinh trong những lớp này giỏi tiếng Việt hơn tiếng Anh vì mới định cư ở Mỹ. Các em được yêu
cầu tự nhận định về khả năng tiếng Việt của mình, bên cạnh một loạt câu hỏi về chọn lựa viết tiếng Việt hay tiếng Anh. Câu hỏi như thế này: Em sẽ chọn công việc nào?
Viết 800 chữ, nhuận bút $500; hay Viết 1,200 chữ, nhuận bút $50? Tiếp theo, cũng câu hỏi đó, nhưng có thêm hai yếu tố khác cho câu trả lời. Chọn lựa thứ nhất: Viết 800
chữ, nhuận bút $500, tiếng Anh, đề tài được định sẵn. Chọn lựa thứ hai: Viết 1,200 chữ, nhuận bút $50, tiếng Việt, đề tài do chính em chọn. Em sẽ chọn công việc nào: thứ
nhất, hay là thứ hai? Và đây là câu hỏi sau cùng: Khi biết thêm về chọn lựa và ngôn ngữ cho mỗi công việc, em có thay đổi quyết định của mình không? Tại sao?

Có lẽ quý vị cũng đoán được, tất cả các em đã chọn viết 800 chữ, nhuận bút $500, vì như đa số các em nói, “Nhiều tiền, ít chữ, đỡ cực.” Sau khi biết thêm hai yếu tố về
ngôn ngữ và đề tài thì đa số vẫn không thay đổi quyết định. Một em đã viết, “Không, vì bây giờ thứ em cần là tiền, sau này thì có thể suy nghĩ lại!” 14% đổi quyết định và
chọn viết tiếng Việt, theo đề tài mình chọn, dù với nhuận bút thấp, vì như một em nói, “Em sẽ biết cái topic em cần viết;” và một em khác, “Tôi muốn được viết cái gì tôi
thích;” hoặc vì một lý do rất thực tế, “Em chưa giỏi tiếng Anh;” hay là vì không muốn “Mất công đi lấy thêm lớp tiếng Anh tốn tiền!”

Có một em hỏi ngược lại tôi: “Cô ơi, có việc nào viết 100 chữ được $100,000 không Cô?” Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào rao việc như vậy, nên nếu quý vị biết thì xin cho
tôi thông tin để chuyển đến em sinh viên này. Thưa quý vị, tôi nhắc đến cuộc thăm dò này, vì nó phản ảnh cái thực tế là nghề cầm bút bằng tiếng Việt ở hải ngoại không
phải là một chọn lựa kinh tế khả thi. Trong cuộc phỏng vấn do Lê Quỳnh Mai thực hiện trên Hợp Lưu, Nhà văn Trần Vũ đã nói, “Tôi chỉ mong muốn, các tập san văn
chương VN trên giấy cũng như trên mạng, cùng nhà xuất bản ngoài nước trả tác quyền và nhuận bút cho các tác giả, ký kết văn kiện hợp đồng đàng hoàng y như Tây
phương… Dương Thu Hương có lần tuyên bố: Cái nhục lạc hậu nghèo đói, cũng nhục như cái nhục mất nước. Tôi muốn thêm: Cái nhục không trả tiền nhuận bút, cũng
nhục như cái nhục mất nước. Muốn vậy, nhưng tôi biết rõ các tạp chí không có lợi tức. Không nhuận bút ở ngoài nước đã thành một thông lệ. Một truyền thống. Và hơn
một truyền thống, một định mệnh.”

Cho nên, tự bản thân việc sử dụng tiếng Việt trong sáng tác ở hải ngoại đã là một chọn lựa đắt đỏ, chưa kể đến những yếu tố về số lượng độc giả, và những giới hạn ngôn
ngữ tất yếu cho các bạn sinh trưởng ở hải ngoại. Đây cũng là một trong những lý do cần phải trao di sản văn học miền Nam 1954-1975 cho những thế hệ hậu chiến, để giúp
họ có một nguồn vốn dồi dào cho một con đường khá cam go. Điều đáng quý, là dù những thế hệ sinh ở Mỹ không thông thạo tiếng Việt, họ vẫn cố gắng dùng tiếng Việt
như một phần của căn tính văn hoá gốc. Qua nhiều Dự án nghiên cứu khác nhau về người Việt hải ngoại tại Bắc Mỹ, Úc Châu, và Âu Châu trong 21 năm qua, tôi đã gặp
nhiều bạn trẻ sinh ở hải ngoại nhưng thông thạo tiếng mẹ đẻ. Họ sử dụng tiếng Việt lưu loát ở cả các mặt: nghe, nói, đọc, viết. Mà không chỉ những người trong giới cầm
bút, mà trong nhiều ngành khác như dược, luật, thương mại, vv. Bên cạnh đó, còn có những bạn trẻ không phải người Việt ở khắp nơi trên thế giới chọn theo học những
ngành về văn hoá, ngôn ngữ, văn chương Việt Nam. Nếu chúng ta có một văn khố chính thức về văn học miền Nam trong giai đoạn này, thì sẽ giúp tất cả giới trẻ hải ngoại
– dù gốc Việt hay không – dễ dàng tìm hiểu về văn học Việt Nam trong giai đoạn cận đại. Nếu không, họ sẽ tìm thấy một ngõ cụt, và có thể chuyển hướng tìm hiểu về
những đề tài khác với tài liệu có sẵn.

Kinh nghiệm của người di dân ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng thường bị mai một và lấp đi bởi rào cản ngôn ngữ, vật lộn mưu sinh, và sự nín lặng của quá khứ tang
thương. Người Việt ở hải ngoại đã may mắn có điều kiện thuận lợi để mở một bước ngoặc mới. Năm 2004, tôi có thực hiện một dự án về truyền thông Việt ngữ tại Little
Saigon, và phỏng vấn một số vị trong báo giới về việc sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng Việt Nam trong vài chục năm tới. Đa số đều cho rằng, có lẽ cũng giống như các
cộng đồng di dân gốc Á khác, cộng đồng Việt Nam của chúng ta sẽ duy trì được tiếng Việt chỉ trong một hai thế hệ đầu. Những thế hệ sau sẽ đi vào dòng chính, và tiếng
Việt không còn quan trọng đối với họ. Ở năm 2014 này, chúng ta có ngót bốn mươi năm duy trì văn hoá, lịch sử, và tiếng Việt qua các sinh hoạt văn học, văn hoá, Việt ngữ,
và truyền thông tại hải ngoại. Trong những năm gần đây, với phong trào giáo dục song ngữ Anh Việt nở rộ trong hệ thống giáo dục công lập ở Hoa Kỳ, chúng ta đã có
những vận hội mới, từ những chương trình song ngữ Anh Việt từ bậc tiểu học, đến các lớp tiếng Việt ở bậc trung học, chương trình cử nhân hoàn toàn bằng tiếng Việt ở bậc
đại học, và nhiều chương trình về văn hoá và ngôn ngữ Việt khác. Chúng ta có thể tin rằng, các thế hệ tương lai sẽ có đủ khả năng ngôn ngữ để lãnh hội những tác phẩm
của nền văn học Miền Nam bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình, mà không cần đi vòng qua một bản dịch Anh ngữ.Nhưng trước hết, chúng ta cần trao nền văn học đó cho họ.

Những thế hệ hậu chiến phải đối diện với nhiều khoảng cách khi họ tìm về quá khứ của gia đình và cộng đồng: khoảng cách thế hệ, khoảng cách ngôn ngữ, khoảng cách về
kinh nghiệm sống, khoảng cách về nhận thức về lịch sử. Trong trường hợp của Ocean Vương, anh chào đời mười ba năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhưng lịch
sử gia đình đã đặt Anh ngay vào giữa cuộc chiến – với công việc mà Bà Ngoại của Anh đã làm để sống còn, với những cái chết của những người nam trong gia đình, và
mọi việc khác. Khi được hỏi, lúc nào thì anh bắt đầu ý thức được về chiến tranh Việt Nam, và anh có quan hệ cá nhân như thế nào với cuộc chiến, Ocean đã nói, “Tôi trở
nên ý thức về chiến tranh khi tôi cứ thấy người Việt, thường được đóng bởi những diễn viên da trắng với khuôn mặt vàng, bị John Wayne bắn trên màn hình TV. Tôi nghĩ
thật là kỳ quặc khi nhiều người Việt bị bắn chết bởi ‘người tốt.’ Tôi nghĩ tôi phải là một ‘người xấu.’ Nên tôi đi thư viện để thử tìm hiểu xem tôi xấu như thế nào. Đó là khi
tôi khám phá ra sách và chữ. Và qua sách, tôi biết rằng bạn có thể dùng chữ để biến một người thành người tốt hay người xấu. Như thể ảo thuật (hết trích).” Đó là một trong
những khoảng cách có thể được khoả lấp nếu những thế hệ hậu chiến tại hải ngoại có được di sản cần thiết, là những tác phẩm của văn học miền Nam, giúp họ hiểu được
mình đến từ đâu, và đã có một quê hương như thế nào.

Để kết, tôi mời quý vị cùng nghe một bài nhạc rap của John Vietnam Nguyễn, một nhạc sĩ trẻ quá cố. Mẹ anh là một phụ nữ Việt tỵ nạn, và cha anh là một cựu quân nhân
Mỹ. Anh chào đời tại Chicago năm 1993, và mất cũng tại đây khi cứu một người bạn khỏi chết đuối tháng Chín năm 2012. John Vietnam đã có nhiều đóng góp cho cộng
đồng nghệ thuật, sinh viên, và địa phương, và người ta đã vẽ một mural cũng như dành một con đường tại Chicago để vinh danh anh. Anh sáng tác bằng tiếng Anh, nhưng
có một bài với nhan đề ‘a hapa rap in Vietnamese’ – tựa thì tiếng Anh, nhưng ca từ hoàn toàn bằng tiếng Việt (https://www.youtube.com/watch?v=V3U-hqQ3kGo). Ở đây,
tôi chú trọng vào việc John Vietnam dùng hoàn toàn tiếng Việt trong bài nhạc rap của mình – và đưa cả phụ đề song ngữ, dù phần tiếng Việt có sai chính tả. Tôi xin phép
không bàn đến ca từ, vì điều đó liên quan đến việc phân tích nhạc rap, vốn không phải là đề tài của ngày hôm nay. Điều tôi muốn nhấn mạnh là có thể đây là tác phẩm táo
bạo nhất của người nhạc sĩ trẻ này, vì chọn lựa ngôn ngữ. Những chữ sai chính tả trong phần phụ đề cho thấy có lẽ John cũng rất vất vả để soạn phần phụ đề. Như chúng ta
thấy, Ocean Vương tuy sinh ở Việt Nam, nhưng có một thái độ hoàn toàn khác với John Vietnam về tiếng Việt trong việc sáng tác. Đối với Ocean, tiếng Việt rất thiêng
liêng, chỉ để nói với người thân, nên Ocean không dám dùng đến trong sáng tạo. Ngược lại, John Vietnam chọn dùng tiếng Việt, tuy anh nói tiếng Việt với âm hưởng của
những người Việt gốc ‘hải ngoại.’

Qua tác phẩm này, John Vietnam đã đưa tiếng Việt ‘hội nhập’ vào dòng chính, qua một bộ môn nghệ thuật trình diễn rất phổ biến đối với người trẻ. Như vậy, anh đã giúp
đưa tiếng Việt gần hơn với những thế hệ mới, và với cả những người hâm mộ anh không phải là người Việt hoặc không biết tiếng Việt. Qua đó, anh cũng giúp phản bác một
lý thuyết trong khoa học xã hội về kinh nghiệm di dân, đó là những cộng đồng di dân thường bị ‘frozen’ hay đóng băng trong quá khứ, và sống trong quá khứ. Qua những
mạng xã hội của mình, John Vietnam mời gọi mọi người tưởng niệm tháng Tư như một cách giữ gìn và công nhận gốc gác của mình. Anh tìm hiểu và gắn bó với lịch sử di
dân của mình, nhưng đồng thời, anh cũng dùng chính lịch sử đó để định hướng cho hiện tại và tương lai một cách sống động. Và tác phẩm ‘a hapa rap in Vietnamese’ là
một thí dụ cụ thể.

Xin trân trọng cám ơn thời giờ quý báu của quý vị.

‘a hapa rap in Vietnamese’
John Vietnam Nguyễn

Trangđài Glassey-Trầnguyễn
http://tuongtri.com/2014/12/10/40-nam-van-hoc-mien-nam-that-thu-the-he-hau-chien-khuoc-tu-than-phan-mo-coi/
http://songnews.net/D_1-2_2-189_4-1223/40-nam-van-hoc-mien-nam-that-thu-the-he-hau-chien-khuoc-tu-than-phan-mo-coi.html

Trần Doãn Nho - Tính “văn-học” trong văn-học miền Nam
Thứ Ba, ngày 23 tháng 12 năm 2014

Nhà văn Trần Doãn Nho

(LTG: Đây là bản chính bài thuyết trình trong buổi hội thảo về VHMN tổ chức tại tòa soạn nhật báo Người Việt vào ngày 6/12/2014. Do giới hạn về thời gian, nhiều chi tiết
trong bài viết đã không được trình bày tại buổi hội thảo; và ngược lại, một số chi tiết được triền khai khi phát biểu vốn không có trong bài viết.)
Đề tài tôi trình bày trong buổi hội thảo hôm này là “Tính văn học trong văn học miền Nam”.
Chắc có người cho rằng chữ dùng nghe có vẻ không mấy thích hợp. Và thừa. Đã nói về một nền văn học, sao còn đặt vấn đề “tính văn học”?
Xin thưa ngay: lý do khiến tôi sử dụng nhóm từ “tính văn học” là vì văn học miền Nam trước đây được nhà cầm quyền nhìn với một nhãn quan chật hẹp và độc đoán. Họ
gọi văn học miền Nam là “văn học thực dân mới”, “văn học đồi trụy”, “văn học phản động” hay sau này, gọi một cách nghe lịch sự hơn nhưng có vẻ xách mé, là “văn học
đô thị”.[1] Toàn là những nhóm từ tiêu cực. Văn học thực dân mới là gì? Là thứ văn học chỉ dành để phục vụ chế độ thực dân. Văn học phản động là gì? Là chống lại đất
nước, chống lại dân tộc. Văn học đồi trụy là gì? Là hư hỏng, xấu xa. Vì thế, văn học miền Nam được xem là “nọc độc”. Và những người viết lách được gọi là “những tên
biệt kích văn nghệ.” Nghĩa là gì? Nghĩa là phi-văn học. Là một nghịch đảo với văn học xã hội chủ nghĩa, văn học yêu nước và văn học tiến bộ. Do cách hiểu hạn chế đó,
nhà nước Cộng Sản đã tìm cách tiêu diệt văn học nền văn học này sau chiến thắng tháng 4/1975.
Cách nhìn văn học miền Nam kể trên là một hình thức định nghĩa văn học dựa vào lập trường chính trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tôi xin được bàn về văn học miền
Nam bằng một cái nhìn khác, chung hơn, “văn học” hơn, nghĩa là rộng rãi hơn, đa dạng hơn và tách ra khỏi cái nhìn phiến diện, một chiều. Đó là tính cách văn học của một
nền văn học.
Văn chương vốn là, nói như Hàn Dũ, “đại phàm vật bất đắc kỳ bình, tắc minh” (vật nào cũng vậy, khi không được bình yên nên kêu).[2] Văn chương là tiếng kêu của con
người. Kêu là một cách bày tỏ cảm xúc trước sự vật, trước hoàn cảnh và trước các biến cố nhân sinh. Nó gắn liền vừa với cá nhân, vừa với xã hội và vừa với lịch sử. Nó
mở. Văn học hiểu như tổng thế các sáng tác văn chương của các nhà văn, nhà thơ diễn ra trong một giai đoạn hay thời kỳ nào đó, cũng thế, nó mở. Có thể so sánh văn học
với một khu rừng: rừng có nhiều loại cây khác nhau với tính cách và số phận khác nhau. Chúng mọc, chúng ra lá, trổ hoa muôn màu muôn vẻ. Tính văn học, do thế, muôn
màu muôn vẻ. Nó được thể hiện qua những đặc điểm sau:
Về tác giả: tính tự do, tính khu biệt giữa tác giả và tác phẩm.
Về hình thức: tính kế tục, tính hiện đại và tính đa dạng

Về nội dung: tính nhân bản, tính hiện thực và tính bi kịch.
Văn học miền Nam bao gồm tất cả những đặc điểm trên. Trong phần khai triển sau đây, có một số điểm tôi chỉ nói sơ qua, vì đó là những điều mà hầu như ai cũng đã rõ
trong khi ở một số điểm khác, tôi sẽ bàn kỹ. Mặt khác, do đề tài quá rộng, nên những chi tiết điển hình nêu ra trong bài thuyết trình hầu hết chỉ đề cập đến phần sáng tác.
Xin được đi từng điểm một.

I. Về tác giả:

Viết là một hành vi tự do: Làm nhà văn, nhà thơ là một chọn lựa tự do. Không ai bị buộc phải làm nhà văn, nhà thơ; không ai phải học để trở trở thành nhà văn, nhà thơ.
Viết là một hành vi tự đối diện với mình và với công chúng. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy không có tự do thì không có cảm hứng để sáng tác, dù nhìn dưới góc
độ nào.
Với tư cách là những người viết tự do, những nhà văn, nhà thơ miền Nam đã sáng tác không qua một sự chỉ đạo nào. Họ không ăn lương nhà nước để viết và do đó, không
sáng tác chỉ để phục vụ các nghị quyết chính trị. Miền Nam không có “Hội nhà văn” với tư cách là một thứ quyền lực tối cao chi phối mọi hoạt động sáng tác. Cũng không
có trường viết văn và làm thơ. Mỗi nhà văn, nhà thơ hay nhà biên khảo tự chọn lựa cách viết, chọn lựa xu hướng, lựa đề tài cũng như chọn lựa tạp chí văn học để cọng tác.
Một người có thể viết, xin lấy một ví dụ, vừa cho tạp chí Khởi Hành (một tạp chí chống Cộng) hay Văn, một tạp chí thuần túy văn học, nhưng đồng thời vẫn có thể viết cho
Trình Bày hay Đối Diện là những tạp chí tả khuynh. Chính vì thế và nhờ thế mà văn đàn miền Nam luôn luôn sôi động. Nhiều hiện tượng văn học bất ngờ xuất hiện làm
ngạc nhiên văn giới và có trường hợp, làm rúng động cả văn đàn. Trước chính biến năm 1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, do chính sách kiểm duyệt khá nghiêm khắc,
nên văn giới còn phần nào dè dặt; nhưng sau năm 1963, toàn xã hội như bùng vỡ. Cùng với những cuộc đảo chánh, xuống đường đòi hỏi tự do, dân chủ, trên văn đàn, thơ,
văn xuất hiện ồ ạt. Nói chung, hiện tượng đó có cái gì xô bồ, đôi khi đi quá đà, nhưng mở ra một không gian rộng cho sự sáng tạo văn chương, nghệ thuật.
Do viết là một hành vi tự do, nên văn học miền Nam, tự bản thân, không nhằm bảo vệ chế độ, lại càng không làm công cụ cho chế độ nơi nó được nuôi dưỡng. Một cây bút,
trong hoàn cảnh và từ vị thế của mình, nhìn hiện thực xã hội qua những lăng kính khác nhau, không ai giống ai. Mai Thảo hồi tưởng về Hà Nội trước khi di cư vào Nam;
Nguyễn Vỹ viết về “Tuấn, chàng trai nước Việt’, một hồi ức về thanh niên thời thuộc địa; Nguyễn Thị Hoàng đột ngột xuất hiện với “Vòng tay học trò” làm ngẩn ngơ cả
một thế hệ; Nguyễn Đức Sơn độc đáo và táo bạo với những bài thơ lạ trong “Đêm nguyệt động”; Bùi Giáng trêu cợt cuộc đời bằng những câu lục bát “không giống ai”;
Dương Nghiễm Mậu viết về nỗi bất an của hiện sinh con người, chẳng hạn như một nhân vật trong “Niềm đau nhức của khoảng trống”; Hoàng Ngọc Tuấn lại quay trở lại
với thời nhỏ tuổi mơ mộng với “Cô bé treo mùng”; Vũ Hạnh phê phán chế độ VNCH qua hình ảnh ẩn dụ của một “Ngôi trường đi xuống”; Trịnh Công Sơn phản chiến với
“Ca khúc Da Vàng”; Phan Nhật Nam viết về đời lính nhọc nhằn qua những bút ký ngập ngụa khói lửa chiến trường; Phạm Thiên Thư làm thơ ca ngợi tình yêu thời trẻ dại
với hình ảnh nhẹ nhàng của “em tan trường về/đường mưa nho nhỏ.” Vân vân và vân vân. Mỗi nhà văn, nhà thơ tự chọn cho mình một cách thể hiện riêng, đôi khi rất riêng,
về thời cuộc, về cuộc sống.
Họ có thể là công chức làm việc cho nhà nước hay khoát áo nhà binh. Trong công sở, họ có thể làm công tác tuyên truyền hay ngoài chiến trường, họ đánh nhau với quân
Cộng Sản, nhưng khi sáng tác thì sáng tác như những nghệ sĩ tự do. Có thể tìm thấy trường hợp điển hình qua các tác phẩm của những người lính. Những nhà văn, nhà thơ
lính viết như những nhân chứng sống trong chiến tranh. Đó không chỉ là những hồi tưởng muộn màng hay loại nỗi buồn làm dáng như kiểu “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo
Ninh. Nhiều truyện ngắn hay thơ xuất hiện trên tạp chí Văn hay Bách Khoa hồi đó của những người lính chiến như Trần Hoài Thư, Lê Bá Lăng, Y Uyên, Văn Lệ Thiên,
Trần Dzạ Lữ, Luân Hoán…như những bản tin chiến sự nóng bỏng. Có người viết ngay, viết thẳng trên ba lô trong một trận hành quân hay trong lúc chiến trường mà họ dự
phần hãy còn nóng hổi mùi thuốc súng và tanh mùi máu của đồng loại. Viết xong, họ gửi ngay về tòa soạn để đăng trong thời gian sớm nhất. Trong hành vi viết, họ vừa ở
trong chiến tranh lại vừa đứng ngoài nó. Vừa tham dự chiến tranh vừa đặt vấn đề và thao thức về chiến tranh. Dù trực tiếp cầm súng, ngày đêm đối diện với quân thù,
nhưng tác phẩm của họ không viết ra để gây thêm căm thù mà bao giờ cũng là một dấu hỏi về thân phận con người trong cuộc chiến. Hãy đọc thử một trích đoạn trong
“Nhật ký hành quân” của Trần Hoài Thư:
“Xin tha lỗi cho tôi, các bạn. Tôi không còn đủ sáng suốt để sáng tạo câu văn ý lạ. Tôi đang nằm trong quân y viện đây. Đêm buồn lắm. Đêm buồn lắm. Lính của tôi nằm
nhiều trong đó. Hai thằng nằm tại nhà vĩnh biệt. Hai thằng mất tích. Và những thằng bị thương đang nằm ở đây. Đêm buồn lắm. Đêm buồn lắm. Ngày hôm đó, ngày 9 tháng
5 thì phải. Mặt trời thì hừng hực lửa. Chỉ có mặt trời mới thấy bọn tôi. Tôi nằm trong bụi, mặt dầm dề máu và đùi găm đầy miểng lựu đạn, cả mông tôi cũng vậy. Tôi nhìn
lên cao cầu khẩn Tổ Tiên Ông Bà, Nam Mô Quan Thế Âm Lạy Trời Lạy Chúa. Nhìn mặt trời, cho con sống. Sống. Tôi vùng dậy chạy. Đạn rít dưới chân. Đạn xẹt trên
đầu.Tôi lộn nhào. Lê lết. Bò trườn. Tôi nhào xuống bờ suối. Đạn đuổi theo. Nó canh kỹ. Ló đầu ra. Tắc bùm. Thụt đầu vào. Chạy. Lăn.Tội nghiệp thân thể mày chưa, Thư.
Gầy ốm thế kia. Cha mẹ nưng niu bồng ẵm nuôi con bây giờ ầm ầm, tạch đùng, bập bập bập, bò, hai cùi tay vấy máu, bò ngửa, bò sấp, bò hai chân, bò hai tay. Bụi gai vừa
xê dịch. Tắc bùm. Đ.M, quân chó đẻ. Mày giết tao mày hả dạ lắm sao. Tao để dành viên đạn cuối cùng. Tự sát.”[3] Văn của người lính Trần Hoài Thư tươi, sống, đầy cá
tính!
Nói như Jean-Paul Sartre, văn chương “là hành vi, qua đó, trong từng khoảnh khắc, nhà văn tự giải thoát ra khỏi lịch sử, nghĩa là hành xử sự tự do.”[4] Con người nhà văn
lệ thuộc vào hoàn cảnh nhưng viết là một hành vi giải thoát khỏi hoàn cảnh. Họ thể hiện cái “tôi” tự do khi sáng tác. Bởi thế, những nhà văn, nhà thơ miền Nam không đánh
mất cái “tôi” khi viết. Họ không chờ đến khi biết mình sắp từ giã cõi đời, mới cố gắng tìm lại “cái tôi đã mất” như Nguyễn Khải, một trong những nhà văn nổi tiếng miền
Bắc.[5] Chẳng thế mà Nguyễn Minh Châu cay đắng vẽ ra chân dung điển hình của người cấm bút miền Bắc như sau: “Cũng trong một người cầm bút, cái phần bất tài nhảy
lên bục tao đàn để múa may, còn cái phần tài năng thì trùm chăn chờ ngày xuống mồ! Con đường của một cây bút trẻ hăm hở phấn đấu để trở thành nhà văn cũng là con
đường phải giết đi cái phần nhà văn trong con người mình, con đường tự mài mòn đi mọi cá tính và tính trung thực trong ngòi bút.”[6]
Khu biệt tác giả ra khỏi tác phẩm: Xem viết là một hành vi tự do, nên những tác phẩm xuất phát từ sự tự do đều được văn học miền Nam trân trọng. Ngay từ thời Đệ Nhất
Cộng Hòa, người ta đã tách tác phẩm ra khỏi tác giả. Nghĩa là tác phẩm, một khi thành hình, luôn luôn có số phận riêng của nó, không lệ thuộc vào người sáng tác. Do đó,
giá trị văn chương của nó không dựa trên lý lịch của tác giả. Tác giả chỉ là một yếu tố và không phải là yếu tố chính trong trong nghiên cứu văn học. Xuất phát từ quan
điểm đó mà hầu hết các tác giả tiền chiến đều được nghiên cứu và giảng dạy trong học đường, ngay cả khi họ là những đảng viên Cộng Sản và đang hết mình tâng bốc cho
lý tưởng Cộng Sản ở miền Bắc. Các tác phẩm của Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quang Dũng…đều được bảo tồn, quý trọng và thậm chí, vinh danh.
Chúng vẫn được nghiên cứu và giảng dạy một cách bình thường y như những nhà văn, nhà thơ khác, không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào. Ngoài ra, một số sáng
tác của các nhà văn, nhà thơ trong thời kháng chiến - nhất là trong giai đoạn trước năm 1951, khi người Cộng Sản chưa dùng phong trào chỉnh huấn để loại bỏ những người
không ủng hộ chủ nghĩa Cộng Sản - cũng được giới thiệu trong các tạp chí văn học. Hai tác phẩm biên khảo về văn học “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan và “Thi nhân
Việt Nam” của Hoài Thanh được sử dụng và giảng dạy trong chương trình trung học. Bởi vì, như đã nói ở trên, những tác phẩm này được viết ra trong khi họ là những con
người tự do. Thú thật, đến bây giờ, khi nhìn lại giai đoạn này, tôi vẫn ngạc nhiên về chính sách rộng rãi này. Theo tôi, đây là một điểm son của văn học miền Nam.
Không những miền Nam bảo tồn các tác phẩm văn chương tiền chiến mà còn lưu giữ và bảo tồn các tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm
miền Bắc. Văn, thơ của Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Lê Đạt, Phùng Cung, Đặng Đình Hưng…bị đánh phá và tiêu hủy ở miền Bắc, đã tìm thấy
cuộc sống ở miền Nam. Xin nhấn mạnh, Miền Nam chấp nhận chúng, không phải vì chúng chống Cộng – thực ra như chúng ta đều biết, các tác phẩm của họ không hề
chống Cộng – mà vì chúng là văn học. Chúng là sản phẩm của hành vi viết tự do. Vả lại, độc giả miền Nam nói chung, chỉ thích đọc những tác phẩm mang tính văn học và
không thích hoặc khước từ đọc những tác phẩm văn học có tính cách tuyên truyền, nhất là tuyên truyền chính trị.

II. Về hình thức:

Tính đa dạng: Một nền văn học không chỉ là một bông hoa, cũng không chỉ là vườn hoa, mà phải là một rừng hoa. Nói đến rừng cũng là nói đến một cái gì dị tính. Văn
chương, trong bản chất, là dị tính. Nó không thể là một cái gì đồng nhất, đơn điệu. Văn chương phải phản ảnh nhiều mặt của cuộc nhân sinh. Hiện thực phải được nhìn từ
nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và nhiều nhãn quan khác nhau. Người ta không là “nhà văn để chọn lựa nói về một số sự vật nào đó, nhưng chọn lựa nói về chúng bằng một
cách nào đó,”[7] theo Sartre. Thành thử, cùng một sự vật nhưng qua ngòi bút của mỗi nhà văn, nó xuất hiện khác nhau. Mỗi một tác phẩm chỉ nhặt nhạnh một chi tiết nào
đó, một khía cạnh nào đó của nó.
Văn học miền Nam hình thành trên tính cách đó. Vì vậy, có thể nói, văn học miền Nam như một cánh rừng bạt ngàn. Nó dung chứa hết thảy hình thức văn chương, từ bình
dân đến cao cấp, từ hữu khuynh đến tả khuynh, từ cổ điển đến hiện đại. Nhiều trào lưu, khuynh hướng chống đối nhau vẫn cùng hiện diện. Trào lưu nào, khuynh hướng nào
có độc giả của trào lưu và khuynh hướng đó.[8] Mai Thảo có độc giả của Mai Thảo, Lê Xuyên có độc giả của Lê Xuyên, Nguyễn Vỹ có độc giả của Nguyễn Vỹ, Nhất Linh
có độc giả của Nhất Linh, Nguyễn Thị Thụy Vũ có độc giả của Nguyễn Thị Thụy Vũ, Lệ Hằng có độc giả của Lệ Hằng, Võ Hồng có độc giả của Võ Hồng, Duyên Anh có
độc giả của Duyên Anh, bà Tùng Long có độc giả của bà Tùng Long…Nội dung và đề tài hết sức phong phú từ tình yêu, thân phận, những thao thức, dằn vặt cá nhân, ám
ảnh tình dục cho đến tệ nạn xã hội, hiện tượng tham nhũng, sự suy đồi đạo đức, sự khao khát hòa bình, niềm mơ ước thống nhất. Sự đa dạng và mở khiến văn học miền
Nam xuất hiện nhiều hiện tượng văn học độc đáo, vẫn còn ảnh hưởng lâu dài về sau. Hiện tượng thơ: thơ Nguyên Sa, thơ Thanh Tâm Tuyền, thơ Bùi Giáng, thơ Nguyễn
Đức Sơn, thơ Phạm Thiên Thư…; hiện tượng văn: văn Mai Thảo, văn Dương Nghiễm Mậu, văn Lê Xuyên…; hiện tượng biên khảo: các tác phẩm của Phạm Công Thiện,

Bùi Giáng, Nguyễn Văn Trung, Nhất Hạnh…; hiện tượng nhà văn nữ: Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trần Thị Ngh. Các nhà văn nữ không
chỉ táo bạo trong đề tài, cách xử lý cốt truyện và nhân vật, mà còn trong việc cách tân ngôn ngữ. Họ mở ra một cánh cửa để nhìn vào thế giới nội tâm tuy đơn giản bên
ngoài nhưng lại vô cùng phức tạp, tinh tế bên trong của nữ giới, nhất là nữ giới trong thời hiện đại.
Nói chung, không thời nào trong văn học nước nhà mà tính cách riêng biệt của tác giả được thể hiện một cách sắc nét và độc đáo như thời kỳ hai mươi năm văn học miền
Nam. Thật khó mà lẫn lộn giữa thơ tình Nguyên Sa mềm mại, bộc trực nhưng duyên dáng với thơ tình Phạm Thiên Thư mang mang, tinh tế và trong suốt; giữa văn Võ
Phiến chi li với văn Lê Xuyên dân dã, tươi sống; hay giữa biên khảo văn học và triết lý Nguyễn Văn Trung mạch lạc, khúc chiết với biên khảo văn học và triết lý của Tam
Ích phong phú, lang mang và đầy cá tính.
Tính đa dạng đó còn tìm thấy ở thành phần tác giả. Nhà biên khảo Trần Thiện Đạo nhận xét về tờ Văn, một trong những tạp chí văn học hàng đầu của miền Nam trước
1975, như sau: “…tạp chí Văn và đặc san Tân văn qui tụ quanh mình hầu hết các văn gia và thức giả ở miền Nam, kể cả những cán bộ nằm vùng. Đầy đủ mọi lập trường,
khuynh hữu có, lừng khừng có, khuynh tả có; đầy đủ mọi thế hệ, trẻ có, già có; đầy đủ mọi tài năng, nghiệp dư có, chuyên nghiệp có; đầy đủ mọi chiều hướng, cổ điển, lãng
mạn, tả chơn, siêu thực, hiện thực, hiện sinh, hiện đại và nhiều thứ khác nữa.”[9] Tính cách này không chỉ ở Văn và Tân Văn mà cũng ở nhiều tạp chí văn học khác như
Văn Học, Nghệ Thuật, Vấn Đề, Khởi Hành.., qua đó, những Trần Hoài Thư, Hồ Minh Dũng, Lương Thái Sỹ, Y Uyên, Huỳnh Hữu Ủy, Nguyễn Chí Kham, Trần Doãn Nho,
Phạm Ngọc Lư…là những cây bút ở phía bên này cùng xuất hiện cùng với những Yên My (tức Trần Hữu Lục), Thái Ngọc San, Mường Mán, Ngụy Ngữ, Tần Hoài Dạ Vũ
hay Lê Văn Ngăn là những cây bút (thân hay trực tiếp hoạt động cho) phía bên kia. Riêng về tạp chí Bách Khoa, Nguyễn Hiến Lê ghi lại trong hồi ký của mình: “Tư tưởng
chính trị của những cây viết nòng cốt của Bách Khoa có khi trái ngược nhau: Vũ Hạnh thiên cộng, sau theo cộng. Võ Phiến chống cộng. Đoàn Thêm, Phan Văn Tạo, không
ưa cộng nhưng cũng không đả; không thích Mỹ nhưng cũng không nói ra [...] Tôi, có lẽ cả Nguyễn Ngu Ý và Lê Ngộ Châu có cảm tình với kháng chiến [...] Mặc dầu vậy,
các anh em trong tòa soạn vẫn giữ tình hoà hảo với nhau. Xu hướng phản nhau như Vũ Hạnh và Võ Phiến mà vẫn trọng tư tưởng của nhau, ít nhất trong 10 năm đầu. Đó là
điểm tôi quý nhất.”[10]
Nói đến sự đa dạng không thể không nói đến sự xuất hiện của những tạp chí “tả khuynh”, nổi bật nhất là Đối Diện, Trình Bày, Hành Trình và Đất Nước. Điều đáng lưu ý,
cộng tác cho những tờ báo này không chỉ là những người tả khuynh mà có đủ những khuôn mặt văn chương miền Nam khác, kể cả những nhà văn có xu hướng chống
Cộng. Theo Nguyễn Văn Lục, “Giữa Hành Trình và Đất Nước, cộng sản như thể đang ở ngoài nhà, nay đã vào đến trong nhà, vào buồng ngủ..của tờ báo. Nó lộ liễu và công
khai quá. Nó không cần đeo mặt nạ. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy tên tuổi những Nguyên Sa, Luân Hoán, Du Tử Lê, Nguyễn Tử Quý, Thảo Trường bên cạnh Ngô Kha,
Ngụy Ngữ. Với cung cách lộn sòng như thế này - không phân biệt tà-ngụy - cùng đứng chung, xếp hàng. Miền Nam đang trải qua một mùa gió chướng và những cơn thử
thách cuối cùng của một dòng lũ triều cường có thể cuốn trôi và phá sạch tất cả.”
Là tả khuynh, nên một số sáng tác và bài biên khảo trong đó gần như công khai chống Mỹ, chống chính quyền, chống chiến tranh. Chẳng thế mà khi viết về các tạp chí này,
Nguyễn Văn Lục viết: “Ở giai đoạn chót của miền Nam, Trình Bày ngang nhiên xuất hiện, in ấn đàng hoàng, bất chấp kiểm duyệt, bất chấp tịch thu báo.” (…) “Ở trong tình
trạng này, thật khó xếp hạng, thật khó biết ai là người quốc gia, ai là người bị cộng sản lợi dụng và ai là người cộng sản thứ thiệt? Nếu cần tố cáo thì tố cáo ai nhỉ? Ai là
người anh em của ta, ai là kẻ thù?”[11]
Sự hiện diện của những tạp chí tả khuynh này nói lên cái gì? Theo tôi, nó nói lên tính cách mở của văn học miền Nam. Chỉ có trong khung cảnh của một xã hội mở mới có
thể có những sản phẩm văn hóa “ngược dòng” như thế. Về phương diện chính trị, sự hiện diện của chúng có cái gì như trái cựa, nhưng hoàn toàn tự nhiên. Tuy có chính
sách kiểm duyệt, nhưng nói chung, chế độ miền Nam dành một số tự do tương đối rộng rãi, nên tiếng nói tả khuynh vẫn có chỗ đứng.[12] (Vả lại, tả khuynh hiểu như một
xu hướng cải cách xã hội theo hướng tiến bộ của nhân loại chẳng phải là độc quyền của riêng chỉ những người Cộng Sản hay thân Cộng). Không lạ gì, những người Cộng
Sản lợi dụng chúng để lũng đoạn chính quyền quốc gia. Dù chống Mỹ hay chống chính quyền VNCH đến đâu mà không tuân phục đường lối duy nhất của đảng Cộng Sản
thì cũng đều không được chấp nhận. Vì thế, sau khi Cộng Sản chiếm được chính quyền, tất cả các tạp chí nói trên đều bị đình bản và những người chủ trương cũng như một
số cây bút cộng tác chẳng những không được trọng dụng, mà thậm chí có người còn bị làm khó dễ như Nguyễn Văn Trung, chủ bút tạp chí Hành Trình. Riêng về tạp chí
Đối Diện thì người chủ trương là linh mục Chân Tín và người cộng tác mật thiết là giáo sư Nguyễn Ngọc Lan sau này trở thành những người bất đồng chính kiến với chế
độ.
Dẫu sao, xét riêng về khía cạnh văn chương, thì sự hiện diện của các tạp chí này vẫn là nét đặc thù, nêu lên tính da dạng trong văn học miền Nam.
Tính kế tục: Văn học như một dòng sông, có nguồn có ngọn, có trước có sau. Khác với văn học miền Bắc chỉ thu hẹp trong dòng văn học được họ gọi là “cách mạng”, ‘tiến
bộ” và “yêu nước” hiểu theo cách riêng của họ, văn học miền Nam kế tục văn học truyền thống, qua văn học tiền chiến và kéo dài cho đến văn học phát triển trong vùng
quốc gia thời chiến tranh. Theo một nhận xét khá xác đáng của Vương Trí Nhàn, trong lúc “Văn học miền Bắc trước năm 1975 đi theo luật riêng”, “phủ nhận những kinh
nghiệm của thời tiền chiến”, “gần như cô lập”, chỉ biết có văn học Nga và Trung Hoa (mà ngay hai nước này lúc đó “cũng đứng cô lập với thế giới”), thì văn học miền Nam
“có sự nối tiếp những di sản cũ” và “tiếp nhận một cách bình thường đối với ảnh hưởng nước ngoài.”[13] Tóm lại, miền Nam bảo lưu tất cả sản phẩm văn học thuộc về mọi
thời kỳ trước đó. Thử tưởng tượng: nếu không có văn học miền Nam, văn học đất nước rốt cuộc sẽ chỉ thu tóm trong nền văn học xã hội chủ nghĩa đơn điệu, thì thật là một
thiệt hại lớn lao cho văn học Việt Nam.
Tính hiện đại: Tính hiện đại biểu hiện trên hai mặt, một là, đáp ứng với những nhu cầu mới của thời đại và hai là, tiếp nhận và sử dụng các thành tựu về tư tưởng, văn hóa
và văn chương của thế giới.
Sau 1954, sau một thời gian ngắn ngủi tạm sống trong không khí văn học tiền chiến, văn học miền Nam trở nên sôi động và càng ngày càng sôi động với trào lưu đổi mới.
Khởi bằng Sáng Tạo, văn chương đột ngột chuyển hướng để như hòa nhập với thời đại. Sự ra đời của Sáng Tạo, một mặt, là nỗ lực đáp ứng với nhu cầu chuyển đổi của xã
hội và cuộc sống và mặt khác là một vượt thoát khỏi cái cũ, tìm ra cái mới nhằm mục đích đẩy nền văn học đi tới. Tiếp sau Sáng Tạo, văn chương miền Nam như được đà,
nổ bùng ra với nhiều cây bút mới và những thử nghiệm mới. Đặc biệt là những cây bút trẻ. Họ đột ngột xuất hiện trên vòm trời nghệ thuật với một nhân dáng mới, một bản
lĩnh mới, tự tin vào táo bạo. Văn đàn luôn luôn chuyển động và sôi động. Cái mới, cái lạ trên mọi lãnh vực văn chương hầu như luôn sẵn sàng đâu đó, chỉ chờ cơ hội là
bung ra.
Mặt khác, nhờ sự tiếp cận với các trào lưu và tư tưởng văn chương Tây Phương, văn học miền Nam được quốc tế hóa. Sự tiếp nhận ảnh hưởng của văn chương quốc tế là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự đổi mới của văn học miền Nam. Các tư tưởng triết học mới tràn vào và được thể nhập vào các sáng tác văn chương.
Những băn khoăn siêu hình tìm thấy không những trong các bài biên khảo mà còn tìm thấy trong thơ và trong văn. Thơ Tô Thùy Yên chẳng hạn:
Ta gắng về sâu lòng quá vãng
Truy tầm mê mỏi lý sơ nguyên
Hỡi ôi, dọc dọc thấy câm cứng
Mặt trợn trừng chưa dứt ngạc nhiên
Hay các nhân vật trong truyện của Dương Nghiễm Mậu hay Duy Thanh chẳng hạn.
Các trào lưu triết học mới đã giúp các nhà văn, nhà thơ tạo nên nhưng nhân vật mới, mới toanh so với thời kỳ trước. Chúng ta tìm thấy những nhân vật nổi loạn chống các
định chế xã hội, chống lại số phận, chống lại chính mình hay những nhân vật bị ám ảnh và bị thúc đẩy bởi những động lực vô thức. Trong tác phẩm của các nhà văn nữ, ta
cũng tìm thấy tính cách nổi loạn như thế, nhưng ở một chiều hướng khác: bày tỏ mình và chống lại những định kiến khắc nghiệt về thân phận phụ nữ trong xã hội Á đông.
Nhân vật không chỉ là một ai đó sống trong một khung cảnh nào đó, gặp những chuyện đời éo le nào đó, mà còn là một con vật suy tưởng. Nó đặt vấn đề. Nó thao thức. Nó
tra vấn về mình. Thanh Tâm Tuyền phát biểu về nhân vật tiểu thuyết như sau:
“Phân biệt một tiểu thuyết cổ điển với tiểu thuyết mới, người ta thường gán cho tiểu thuyết mới một tính chất phi lý, các nhân vật bây giờ là phi lý. Sự thật, tiểu thuyết xưa
mới phi lý, vì nhân vật tiểu thuyết xưa thường sống trong một đam mê nào đó (passion). Mà đam mê là dẫn đến phi lý. Nhân vật tiểu thuyết bây giờ sáng suốt quá, ý thức
quá, không còn đam mê. Người đọc gán cho chúng là phi lý vì sợ sự sáng suốt đó. (…) Tác giả nhập vào ý thức nhân vật và sống trong đó. Nhân vật thì cô đơn, khắc khoải
giữa cuộc đời chưa thành hình. Nhân vật dần dần chỉ còn là hình bóng, hình bóng chỉ là tiếng nói. Thí dụ: La Chute của Camus.”[14]
Chưa hết. Trong những truyện ngắn tiêu biểu như “Người đạp xe vào thành phố buổi sáng”, “Thành phố dốc đồi”…của Hoàng Ngọc Biên, nhân vật không những chỉ là
hình bóng mà còn…biến mất. Chẳng những thế, cốt truyện cũng biến mất theo. Hoàng Ngọc Biên là nhà văn đầu tiên thử nghiệm lối viết mới của trào lưu “tân tiểu thuyết”
(neauveau roman) xuất hiện ở Pháp với những Alain Robbe-Grillet, Nathalie Sarraute, Michel Butor.
Tóm lại, những nỗ lực không ngừng của các tài năng của văn học miền Nam đã đưa văn học đất nước hòa nhập vào thời đại. Nó biến văn học thành một dòng chảy liên tục,
đi tới, đi tới…Nhưng, biến cố lịch sử 1975 đã chận đứng nó lại, phũ phàng. Tiếc thay!

III. Về nội dung:

Tính nhân bản: Tính nhân bản ở đây phải hiểu bằng một khái niệm rộng hơn là khái niệm về đạo đức hay tình người. Với sự giúp đỡ của những trào lưu triết học mới, nhà
văn, nhà thơ có thể đi sâu hơn vào những khía cạnh ẩn dấu của con người, về mặt ý thức, tâm lý cũng như về mặt tương quan xã hội. Văn học miền Nam nói chung, trong
quá trình phát triển của nó, đề cập đến con người như một hiện sinh, một thân phận chứ không chỉ như một hữu thể chính trị và cũng không chỉ như một hữu thể đạo đức,

ề ổể ẩề ề ốẩ ềế ề

hiều theo nghĩa cổ điển. Do đó, ngoài những tác phẩm đề cao tình người, đề cao tình gia đình, một số tác phẩm cũng đề cập đến những ám ảnh tình dục, những ray rứt về
phận người hay những vấn nạn triết lý về đời người và người đời. Chẳng hạn như diễn tả nỗi cô đơn của con người khi chỉ đối diện với chính mình trong “Một mình” của
Võ Phiến; hay phân tích chi li cái “chất đàn ông” chứa đựng trong một tay đàn ông chơi gái qua cái nhìn của một gái điếm, trong “Đàn ông”, cũng của Võ Phiến; hay những
dằn vặt về tình yêu và tình dục trong một số các tác phẩm của Túy Hồng. Tóm lại, là săm soi con người qua những tình huống và hoàn cảnh khác nhau.
Ngoài ra, trong những tác phẩm viết về chiến tranh, tác giả không đề cập đến người lính như những kẻ chỉ biết “nhắm thẳng quân thù mà bắn”. Ngược lại, hầu hết đều viết
về những gian khổ của người lính và những ray rứt của họ khi phải cầm súng bắn vào những người cùng máu mủ. Dù chống Cộng, không có một tác phẩm văn chương nào
kêu gào giết cho đến người Cộng Sản cuối cùng. Chẳng những thế, có tác giả như nhà thơ Trang Châu, còn kêu gọi một cuộc “chiến đấu không hận thù”:
trong cuộc chiến hôm nay
cho tôi xin chiến đấu không hận thù
xin những vết thương bình đẳng
cho tôi đổi một trăm chiến thắng
lấy một giọt nước mắt kẻ thù.[15]
Có thể nói, không giai đoạn nào mà văn học mang đầy đủ tính cách “người” như hai mươi năm văn học Miền Nam. Có khóc, có cười, có đau thương, có thống khổ, có vui
mừng, phấn khởi, có lo âu, dằn vặt, thậm chí có dâm, có loạn. Một nền văn học thể hiện con người trong tất cả cái phức tạp của kiếp nhân sinh. Thay vì chỉ đề cập đến cái
thiện, cái đẹp, người ta đề cập đến cả cái ác, cái xấu. Thay vì dùng văn chương chỉ để “tải đạo”, người ta dùng văn chương để lột trần những bề trái, những khía cạnh giấu
ẩn, tăm tối, xấu xa của con người. Có người bảo đó là một nên văn nghệ viễn mơ; có người cho là một nền văn học đồi trụy. Tùy. Văn học là sản phẩm của tự do thì phê
phán văn học cũng tự do. Tùy cách thưởng thức, cách đọc, cách tiếp cận. Và cũng tùy điểm đứng, tùy cách đánh giá về mặt đạo đức và cũng tùy quan điểm về văn học.
“Tùy” cũng còn ở chỗ: dở và hay.
Tính hiện thực: Tác phẩm văn chương, dù bản chất là hư cấu, không thể thoát khỏi sự ràng buộc vào hiện thực. Phản ảnh hiện thực vào tác phẩm mức độ nào tùy thuộc vào
nghệ thuật của từng tác giả. Văn chương miền Nam dường như không giấu giếm điều gì. Nó hiện ra cách này hay cách khác qua những tác giả và tác phẩm khác nhau. Nói
cách khác, hiện thực được phản ảnh khác nhau qua từng tác giả và từng tác phẩm. Ta có thể tìm thấy những ẩn ức tâm lý trong Võ Phiến, những dằn vặt trong Dương
Nghiễm Mậu thì cũng có thể tìm thấy những trang văn dịu dàng về tình yêu tuổi nhỏ của Hoàng Ngọc Tuấn. Nếu ta có thể tìm thấy khung cảnh thanh bình của một Sài Gòn
vắng lửa đạn “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát”, “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” thì đồng thời cũng tìm thấy dấu vết của một xã hội đang phân rã, ly tán:
Năm đọa đầy những đêm giới nghiêm
Năm đằng đẵng những ngày tuyệt thực
Năm máu chảy và năm ruột mềm
Năm bom đạn và năm bão lụt (Trần Dạ Từ)
Hiện thực chiến tranh đuợc diễn tả vô cùng sống động ở nhiều tác giả, nhất là các tác giả khoát áo nhà bính. Khác với hình ảnh “đường ra trận mùa này đẹp lắm” của những
anh lính bộ đội, với người lính miền Nam, chiến tranh mang một hình ảnh khác: tàn khốc.
Mùi tử khí theo khói đưa, lửa quyện
Xác phơi mình chờ đêm xuống mang đi
Bài vọng cổ. Trời ơi! Ai cất tiếng!
Xuống câu Xề nghe não nuột, lâm ly ! (Huy Văn)
Một đoạn của Văn Lệ Thiên trích từ “Trong lớp khói mầu” về cái chết của một người bạn cùng đơn vị:
“Thới thả cây súng xuống đất. Người đứng sau lưng kêu “trời”. Anh ta quăng một trái khói. Khói tỏa xanh đặc một khoảng, che khuất Khắc, cái thùng rác và phần dưới cái
cây bên đường. Chúng nó lại bắn vào đám khói. Khắc được lôi vào, chỉ còn là cái xác. Nhưng cái xác đã bị thêm hai viên đạn nữa. Trên lưng Khắc đóng rõ ba lỗ máu.
Người can đảm trừng trừng nhìn xác bạn, rồi tự vuốt mặt mình.”
Và buồn, rất buồn như ở Trần Dzạ Lữ:
Chiều Mai Lộc không mưa không nắng
lửa cháy trong hồn những kẻ đi xa
này anh lính nhỏ nhoi miền Bắc
giữa sương mù anh có nhận ra ta?
Đó là ngoài chiến trường. Còn ở chốn dân dã thì sao? Đây là khung cảnh của một trường học ở vùng “xôi đậu” trong “Ngày về của bọn họ” của Y Uyên:
Thằng học trò trưởng lớp vẫn co ro trước cửa văn phòng hiệu trưởng đợi Ngưỡng. Đầu nó chùm hụp một cái mũ nhà binh đã cũ. Ngưỡng không hiểu nó thiếu khôn ngoan
hơn mình hay bạo dạn hơn. Ngưỡng không bao giờ vứt cái vỏ Quân tiếp vụ ở trường như trước kia vẫn vứt những vỏ Ruby. Chắc thằng bé lại muốn xin thôi học. Buổi nào
Ngưỡng cũng vỗ về chúng như một thông lệ cầu nguyện: "Các em cứ gắng đi học, cuối năm thầy cho đậu hết". Nhưng sổ điểm danh ngày nào cũng chạy dọc một cột dấu
chữ thập. Có đứa vừa ra khỏi lớp học vừa mếu máo, luẩn quẩn bên cửa sổ nhìn vào cả buổi, có đứa Ngưỡng nghe tin bị bắt lên núi cả tháng mới thấy người nhà đến xin lại
hồ sơ, có đứa nghỉ hôm trước, hôm sau gửi cho thầy một lá thư đầy lỗi chính tả hẹn ngày "giải phóng" cho thầy. Ngưỡng thay vì soạn bài đã lục trí nhớ chép lại những bản
nhạc của Phạm Duy đem dạy học trò. "Ngày trở về có anh thương binh chống nạng cày bừa…"; "Từ ngày chinh chiến mùa thu…"; "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra
đời…". Lúc này, chỉ còn Phạm Duy mới dạy được chúng nó. Nhưng chỉ dạy một bài ca, một câu nói về Phạm Duy, những đứa trẻ lại thấy mình tách khỏi khối Việt Nam
thảm họa, thấy mình một mình lo lắng trên đường về, một mình thao thức chờ tiếng trống tựu để biết đã qua đêm. Không còn ai để cất lời than chung với nó, chỉ có từng
người hoang mang lẫn trốn.”
Trong truyện, tuy không có súng đạn, nhưng đầy cả chiến tranh!
Xuất phát từ hiện thực, bây giờ đọc lại những truyện ngắn hay thơ thời đó, dù cũ và dù cảm giác khác đi - cuộc sống hiện lên vẫn rõ ràng, mồn một, sống động. Văn chương
miền Nam ở đó, có quằn quại, đau đớn, dằn vặt. Và cũng có cả hưởng thụ, vui chơi. Cuộc sống là thế, hiện thực là thế. Đọc lại các tác phẩm miền Nam, Vương Trí Nhàn
nhận xét: “Thì bức tranh về xã hội chiến tranh như thế, tôi thấy rất nhiều trong các tác phẩm của các nhà văn miền Nam, ở phần tốt nhất của họ, ở phần họ đúng là nhà văn,
thì họ đã nói lên được thực trạng xã hội, ở đấy, đọc thấy rõ hơn, và có cảm tưởng như trở lại không khí của một đất nước, đã trải qua ba mươi năm quá đặc biệt.”
Tính bi kịch: Một trong những thuộc tính của văn chương là tính bi kịch. Không có tác phẩm văn chương nào không nói lên, đề cập đến hay xây dựng bi kịch. Nói một cách
khác, phải bi kịch hóa mới thành văn chương. Sáng tạo văn chương là gì nếu không phải là sáng tạo bi kịch. Như chúng ta đều biết, những tác phẩm văn chương lớn trong
văn học nhân loại bao giờ cũng chứa đựng tính chất bi kịch. Trong một xã hội bình thường thì bi kịch diễn ra nhẹ nhàng, đơn giản và do đó, tính bi kịch trong văn chương
cũng diễn ra nhẹ nhàng, đơn giản. Như cái dửng dưng, buồn nản về quan hệ nam-nữ trong “Bonjour tristesse” (Buồn ơi chào mi) của Francois Sagan chẳng hạn. Trong một
xã hội nhiễu nhương, bi kịch xã hội càng nhiều, càng lớn và do đó, bi kịch văn chương càng đa dạng và càng sâu sắc.
Nói bi kịch, nghe trầm trọng. Thực ra, tính bi kịch trong văn chương chẳng qua là đào xới và phân tích những mâu thuẫn, xung đột, va chạm cũng như những nghịch lý phô
bày hay tiềm ẩn trong con người và trong cuộc sống. Tính bi kịch trong trào lưu văn chương đổi mới không phải chỉ là những tình cảnh éo le, gay cấn hay ngang trái đời
thường mà tìm thấy ở những cái vốn chẳng có gì là gay cấn. Nhã Ca tìm thấy bi kịch ngay ở những chỗ trông ra ít bi kịch nhất: nỗi buồn thời mới lớn.
Đời sống ôi buồn như cỏ khô
Này anh, em cũng tựa sương mù
Khi về tay nhỏ che trời rét
Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ.
Trong “Vòng tay học trò”, Nguyễn Thị Hoàng viết về một điều “ngang trái”: tình yêu giữa cô giáo và cậu học trò. Trong “Yêu”, Chu Tử cũng mô tả một điều “ngang trái”
khác: tình yêu của “cô cháu” với “ông chú” là bạn của ba. Trong “Tôi nhìn tôi trên vách”, Túy Hồng viết về sự xung đột cá tính, địa phương, cũ-mới diễn ra trong gia đình.
Cơn khóc khởi đầu bằng những cái chớp mắt nhỏ, nỗi buồn khởi đầu bằng tiếng thở dài ẩm ướt, cơn điên khởi đầu bằng những sợi thần kinh hư, tôi thảng thốt nghĩ rằng tôi
đang ở trong một cái ống, mở thoáng hai đầu trông ra cuối trời mơ ước, cuối trời kỷ niệm. Tôi trông ra và tôi thúc thủ bó tay.
Thảo rướm giọng:
“Lấy chồng đôi khi là một sự lỡ tay.” Trâm ngừng viết ngửng đầu lên khôi hài:
“Lấy chồng là tự sát…” (Túy Hồng)
Túy Hồng đẩy những va chạm lặt vặt, thường ngày thành bi kịch, bi kịch của cá tính và qua đó, bi kịch gia đình.
Đi sâu hơn và xa hơn, trong “Niềm đau nhức của khoảng trống”, Dương Nghiễm Mậu đề cập đến nỗi khắc khoải của một người khi bị mất đi một phần cơ thể, dù phần bị
mất đi là cái bướu độc cần phải cắt bỏ:
“Thân thể anh còn đây, cái bướu đã mất. Anh khước từ sự hiện diện vô ích của nó nên anh đã trở thành một sự không thực. Anh chẳng còn gì ngoài cái thân thể đang dần
dần nhiễm độc, ung thối ra cho những sinh vật khác sinh sống. Anh là một sự không thực nằm đây – Sự quái gở bắt đầu bay hơi ẩm mốc. Nhưng từ đó anh biết rằng anh là

gì. Anh hơn đám đông vây quanh, bởi anh ý thức được sự có anh, mọi người coi họ có mặt- nhưng là một sự có mặt hư ảo, không thấy mình.”
Dương Nghiễm mậu đã biến một điều bình thường, thậm chí vô nghĩa, thành bi kịch; ở đây là bi kịch thân phận, bi kịch hiện sinh. Hay nói cho đúng, đây là một loại “bi
kịch ý thức” vì trong truyện, “Tác giả nhập vào ý thức nhân vật và sống trong đó,” theo cách phân tích của Thanh Tâm Tuyền ở trên.
Bi kịch lớn nhất là bi kịch chiến tranh. Trong 20 năm, cuộc chiến trở thành bi kịch mẹ kéo theo vô vàn bi kịch con, tác động trên cả chiều dài lịch sử và toàn thể xã hội và đi
vào từng mảnh rời của số phận cá nhân. Bi kịch hiện thực biến thành bi kịch văn chương. Khuôn mặt chiến tranh được phản ảnh một cách sống động qua rất nhiều tác giả,
nhất là những cây bút nhà binh: Hồ Minh Dũng, Văn lệ Thiên, Thế Uyên, Nguyên Vũ, Vương Thanh, Lê Bá Lăng, Luân Hoán, Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Bắc Sơn,
Mang Viên Long, Lữ Quỳnh, Kinh Dương Vương…Nhiều, rất nhiều. Hầu hết đều mô tả sự tàn phá, đau khổ gây ra bởi cuộc chiến nhưng mỗi tác giả có một cách nhìn khác
nhau. Trần Hoài Thư, Lê Bá Lăng, Vương Thanh dữ dội, sống động; Y Uyên điềm tĩnh, nhưng cay đắng; Văn Lệ Thiên chừng mực, buồn bã. Nhiều truyện ngắn về chiến
tranh khá độc đáo, đọc đã lâu lắm rồi, vẫn còn đọng lại trong đầu óc, chẳng hạn như “Khu rừng mùa xuân” của Vương Thanh hay “Đường kiến” của Kinh Dương Vương.
Ngoài ra, một số tác phẩm mô tả những bi kịch do sự hiện diện của quân đội nước ngoài. “Vành đai xanh”, bút ký của Ngô Thế Vinh chẳng hạn, vừa bày tỏ thái độ không
Cộng Sản, lại vừa bức xúc về sự hiện diện của lính Mỹ ở đất nước.
Có lẽ truyện ngắn “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp” của Thảo Trường biểu trưng cho cái bi kịch chiến tranh, hay nói đúng hơn, bi kịch Quốc Cộng ở mức độ
đáng xem là “bi kịch” nhất.
“Thời gian này chị Tư quên đi mất hình ảnh anh Tư, vì chị Tư đã được sống lại những cảm giác khoái lạc đến hỗn độn với anh binh sĩ truyền tin và “chú” em trai cán bộ.
Chị giãy giụa trong những niềm hoan lạc tràn ngập đó. Cuối cùng, đến một hôm, cái thai trong bụng chị máy động. Cái máy động thứ nhất làm chị bàng hoàng. Chị tự hỏi
“nó”là của ai? Của anh cán bộ hay anh binh sĩ truyền tin? Chị thẫn thờ cả người và chị muốn rời ngay cái chốn đó. Chị tự hỏi của ai? Chị muốn biết của ai? Cái thai của ai
cũng được nhưng chị phải biết chắc là của người nào. Lúc này chị lại nghĩ tới anh Tư dữ dội. Và chị Tư bỏ dở công tác binh vận. Chị trở về căn nhà xiêu vẹo ở ven bờ kinh.
Chị khóc ròng vì không biết cái thai của ai.”
Của ai? Thật khó có câu trả lời rõ ràng. Mà ngay có câu trả lời, bi kịch ở đây vẫn nguyên vẹn là bi kịch. Tóm lại, bi kịch của một cuộc chiến tranh tương tàn. Của một bế
tắc. Một cùng đường. Nhưng xin lưu ý: nêu lên bi kịch không phải là chấp nhận bi kịch. Ngược lại, bi kịch ở đây chính là sự thao thức, một thao thức lớn. Tuy thu tóm
trong hình ảnh của một người phụ nữ, câu hỏi “của ai?” hàm chứa một thao thức về phận người, phận nước, về vận người, vận nước, về chiến tranh và hòa bình. Và về
tương lai.
Người Cộng Sản không cho phép có cái “bi” trong sáng tác văn chương. Tuy nhiên, một nhà văn Cộng Sản, Hoàng Phủ Ngọc Tường, sau bao nhiêu năm chỉ biết ca ngợi
những niềm vui, thú nhận: “Ba chục năm nay ta chỉ ủng hộ niềm vui, chỉ cho phép in thơ nói niềm vui. Nhưng nỗi buồn là cả một tài sản tâm hồn của con người mà ta hãy
còn đóng cửa đối với nó.”[16]
Văn học miền Nam là một nền văn học được nói lên nỗi buồn, được dựng nên bi kịch. Xoáy sâu vào bi kịch là một cách vượt qua bi kịch, theo tôi.

Phần kết:

Theo thời gian, một số nhà văn, nhà phê bình văn học trong nước có cái nhìn tỉnh táo hơn. Xét về khía cạnh lịch sử, văn học miền Nam “là một phần không thể tách rời của
văn học dân tộc,” theo Nguyễn thị Thu Trang. Cũng theo nhà nghiên cứu này, “Diễn trình văn xuôi đô thị miền Nam trong hai mươi năm không thẳng một đường, hướng
tới một đích như văn học Cách mạng mà quanh co, biến hóa khác thường...”[17]Trong tất cả những ý kiến phát biểu công khai về văn học miền Nam, theo tôi, Vương Trí
Nhàn có một cái nhìn bộc trực nhất về nền văn học mà một thời bị nhà cầm quyền tìm cách tiêu diệt. Vương Trí Nhàn nhận xét: “Văn học miền Nam nối tiếp truyền thống
văn học của Nguyễn Du, của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm, của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, mảng nói về những đau khổ của con người và sự bơ vơ, khó khăn, bất lực,
không biết đi lối nào trong đời sống này và cả tính bi thương, đau đớn của con người. Mảng đó tôi thấy rõ ở Văn học miền Nam đầy đủ hơn.” Nhưng tại sao văn học miền
Nam vẫn bị phân biệt đối xử? Trả lời cho câu hỏi này, nhà phê bình Vương Trí Nhàn nói thẳng: “Sở dĩ đôi lúc người ta khó công nhận Văn học miền Nam là hình như họ
nghĩ như thế này: tức là nếu công nhận Văn học miền Nam thì [văn học] miền Bắc coi như là thua, là kém, là không ra gì cả, thậm chí là hỏng, là vứt đi. Tôi nghĩ "cách
nghĩ chỉ có một [nền văn học] thôi" là không phải, vì như vậy sẽ gây ra nhiều rắc rối trong việc tiếp cận nhau. Tôi cho rằng chúng ta có cả hai [nền văn học], và hai bên bổ
sung cho nhau. Tôi nghĩ độ một trăm năm sau, nếu muốn nhìn lại xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, muốn hiểu con người sống như thế nào thì cần phải đọc cả hai. Nền
văn học miền Bắc, tôi tạm gọi là văn học của chiến công, nền văn học lôi cuốn người ta đi vào cuộc chiến tranh, còn nếu nói có những trang sách nào diễn tả được con
người trong chiến tranh thì tôi thấy nó rõ trong phần văn học miền Nam.”[18]
Tôi ghi nhận một hiện tượng khá đặc thù: sự biến mất một số các sách biên khảo phê phán một chiều văn học miền Nam trước đây. Trên mạng, hầu như không còn một bài
viết nào của Trần Trọng Đăng Đàn, Lữ Phương, Phong Hiền - những tác giả một thời phê phán và lên án một cách mạnh mẽ văn chương miền Nam. Trong khi đi tìm tài
liệu để viết bài thuyết trình này, tôi vào Google, gõ các nhóm chữ như “văn chương thực dân mới” hay “văn học đồi trụy, phản động…để chỉ thấy một số đường kết nối vào
tên tác giả hay tên tác phẩm, nhưng không tìm thấy gì. Chúng như những ngôi nhà bỏ hoang. Tóm lại, tôi không thể tìm thấy bất cứ một bài viết nào, dù ngắn, dù dài lên
quan đến “văn học thực dân mới” hay “văn học phản động” vốn là những đề tài thời danh ngày nào. Tất cả dường như đã bị rút xuống.
Nhà phê bình Thụy Khuê đưa ra những điều cụ thể hơn: “Cuốn sách của Lê Đình Kỵ được viết với chủ đích “lột trần bộ mặt của nền văn hóa Mỹ Ngụy” tương tự như
trường hợp Đỗ Đức Hiểu viết cuốn “Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa” (nxb Văn học Hà Nội, 1978). Điểm chung của hai cuốn sách này là trình bày, phân tích, và đả
phá đối tượng giới thiệu; nhưng về sau, cả hai tác giả đều gạt chúng ra khỏi danh sách những tác phẩm của mình. Trong câu chuyện riêng với chúng tôi năm 1993, nhà phê
bình Đỗ Đức Hiểu không muốn nhắc đến cuốn “Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa”. Nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ cũng không đưa cuốn “Nhìn lại tư tưởng văn nghệ
thời Mỹ Nguỵ” vào phần tác phẩm đã in của mình, trong các bộ “Nhà văn Việt Nam hiện đại” và “Từ điển văn học”. Có thể nói đó là một sự từ chối tác phẩm rất đặc biệt,
không do lệnh trên mà phát xuất tự lương tâm người trí thức.”[19]
Nhìn chung, văn học miền Nam tồn tại, hiện hữu và phát triển theo một quy cách chẳng khác gì văn học ở những quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đó là một nền văn học
chứa đựng rất nhiều cái “có”: có bi, có hài, có tả, có hữu, có cổ điển, có hiện đại, có giải trí, có nhận thức, có cao, có thấp, có cá nhân, có xã hội, có truyền thống, có quốc
tế. Cũng như mọi nền văn học khác, nó có mặt tích cực, có mặt tiêu cực. Dù phải sống trong chiến tranh, phải chiến đấu để bảo vệ phần đất tự do, văn học miền Nam phát
triển. Đó là một nền văn học không kêu gọi căm thù, không kêu gọi bạo động. Nền văn học miền Nam, vì tính chân thực của nó, không cần, không có gì phải đặt lại. Nó là
thế. Nó không thể khác.
Nếu văn học miền Bắc là đơn nhất, là một khối, một tảng và là một công cụ hữu hiệu bảo vệ chế độ thì ngược lại, văn học miền Nam là một thứ kính vạn hoa. Nó soi rọi
từng chân dung, từng ngóc ngách của cuộc sống, của từng số phận, từng hoàn cảnh. Do đó, nó không - hoặc khó - trở thành công cụ của nhà cầm quyền; không những thế,
trong rất nhiều trường hợp, lại là một đối trọng với nhà cầm quyền. Cũng như giòng sông, nó chảy; cũng như cánh rừng, nó mọc, nó ra lá trổ hoa. Đó là một nền văn học mà
sau lưng không có nghị quyết và trước mặt không có kẻ thù. Nó tự nhiên như nhiên. Như một con chim thả bay ngoài trời hay những bông hoa nở ngoài đồng nội.
Có lẽ không ai trong chúng ta không khỏi cảm thấy ngậm ngùi khi cho rằng miền Nam đã thất bại một phần chỉ vì đã sản sinh và thủ đắc một nền văn học phong phú và đa
dạng như thế. Nhưng mặt khác, nhờ thế mà hôm nay, dù bị trù dập cách này hay cách khác, nó vẫn cứ tồn tại. Tồn tại bởi từ chính nội lực của nó, chứ không bởi một ngoại
lực nào. Nhờ vào đâu? Dạ thưa, nhờ vào “tính văn học”. Nó văn học nên nó dính liền với cuộc sống. Hay nói cách khác, vì dính liền với đời sống nên nó là văn học. Nó văn
học nên nó tồn tại. Và phải tồn tại.
Xin được kết luận: Văn học miền Nam là văn học Việt Nam. Vì nó không những phát triển theo chiều hướng riêng của nó, mà còn bảo lưu văn học cổ điển, văn học tiền
chiến, những tác phẩm văn học khác trước 1954 cũng như các tác phẩm của Nhân Văn Giai Phẩm!
Có quý vị ngờ rằng tôi nói quá. Một cách nói thậm xưng. Không. Chỉ xin vận dụng một chút tưởng tượng, một chút thôi: giả sử như bây giờ đột nhiên văn học miền Nam
biến mất, tất cả đều bốc thành khói bay vào hư không, thì sự nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung sẽ gặp khó khăn như thế nào.
Xin cám ơn quý vị.
Trần Doãn Nho
(12/2014)
[1] Văn học các đô thị niền Nam (1954–1975), tên gọi một giáo trình về khoa ngữ văn, Đại học Đà Lạt
[2] Đại phàm vật bất đắc kỳ bình tắc minh, thảo mộc chi vô thanh, phong nhiễu chi minh, thủy chi vô thanh, phong đãng chi minh…(Đại phàm vật nào cũng vậy, không
được bình yên thì kêu. Cỏ cây vốn không có âm thanh, gió thổi mới kêu; nước kia không có âm thanh, gió xô nên kêu…) Hàn Dũ (đời Đường) Tống Mạnh Đông Dã tự.
(Trích từ Khâu Chấn Thanh/Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc. NXB Văn Học, 1992, Mai Xuân Hải dịch.)
[3] Trích Nhật Ký Hành Quân, Trần Hoài Thư, Văn số 114, tháng 9 năm 1968
[4] Jean-Paul Sartre, Qu’est ce que la littérature?, Éditons Gallimard, Paris, 1948, tr. 111, 112. “La littérature (…) est le mouvement par lequel, à chaque instant, l'homme se
libère de l'histoire : en un mot, c'est l'exercice de la liberté.” Bản điện tử:
http://disciplinas.stoa.usp.br/pluginfile.php/67143/mod_resource/content/1/Sartre%20-%20Quest-ce%20que%20la%20litterature.pdf
[5] Nguyễn Khải, Đi tìm cái tôi đã mất, tùy bút chính trị. Có thể xem ở:

http://www.viet-studies.info/NguyenKhai_DiTimCaiToiDaMat.htm
[6]Dẫn theo Nguyễn Hưng Quốc, Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản 1954-1990, nxb Văn Nghệ, California, 1996, NHQ, tr. 50,51.
[7] Jean-Paul Sartre, sđd, tr. 30.
[8] Xin ghi lại đây một nhận xét của Nguyễn Thị Thu Trang: “Đi qua những thành kiến cực đoan cá nhân, những xung đột về chính trị, những cuộc tranh luận sôi nổi về
vấn đề truyền thống và hiện đại, những biến hóa nhiều chiều của văn chương đương thời..., tác phẩm của nhiều nhà văn như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng, Trang
Thế Hy, Nguyễn Văn Xuân, Minh Quân... viết ở thập niên 50, 60 trong lòng đô thị miền Nam vẫn còn được nhiều người yêu thích. Điểm chung nhất và là chỗ dựa vững
bền của nó là hướng đến những giá trị văn hóa dân tộc, là bản sắc văn hóa mỗi vùng miền và tình yêu quê hương chân thành, tha thiết. Họ làm thành một dòng chảy riêng,
không tách biệt nhưng cũng không nhập cuộc vào những trào lưu khác vẫn thường được coi là thịnh hành đương thời như "hiện sinh", "phân tâm", "ý thức"... Từ tác phẩm
của những nhà văn có kiểu viết rất "truyền thống" và "cổ điển" này, người đọc có thể nhìn thấy bức tranh đa dạng của văn hóa miền Nam những năm trước 1975, những sự
kiện làm đổi thay đời sống văn hóa, đặc biệt là đời sống tinh thần của người dân.” (Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975/Tạp chí Nghiên cứu văn học
số 5/2007- vienvanhoc.org.vn)
[9] Trần Thiện Đạo, Chứng từ tạp chí Văn trong lòng độc giả, Văn chương Việt. Xem ở: http://www.vanchuongviet.org/index.php?
comp=tacpham&action=detail&id=15139
[10] Nguyễn Hiến lê, Đời viết văn của tôi, nxb Văn Nghệ, Cali 1986, trang 143.
[11] Nguyễn Văn Lục, Diện mạo văn hóa, văn học miền Nam trong những tình thế cực đoan lại là nơi hội tụ của bốn dòng chảy văn hóa-văn học, Đàn Chim Việt,
3/11/2013. Xem ở:
http://www.danchimviet.info/archives/81032/dien-mao-van-hoa-van-hoc-mien-nam-trong-nhung-tinh-the-cuc-doan-lai-la-noi-hoi-tu-cua-bon-dong-chay-van-hoa-van-hoc-
ket/2013/11
[12] Theo Nguyễn Văn Trung, dưới chế độ VNCH, “Báo thì không phải kiểm duyệt nhưng có thể bị tịch thu đưa ra toà. Trong khuôn khổ chính sách hạn chế tự do chính trị
như vậy, nếu không xuất bản công khai, hợp pháp, vẫn có thể in ronéo, phổ biến, bày bán ngay cả trên các sạp báo và có thể bị tịch thu… Người cầm bút viết những điều
cấm kỵ, phê phán chính sách này, chính sách kia của nhà nước, thậm chí họp nhau viết kháng thư phản đối, đăng trên báo mà không lo ngại về an ninh chính trị của bản
thân gia đình bạn bè. Nói cách khác, viết phê phán mà không sợ nhà nước.” ( Trích từ Hướng về Miền Nam Việt Nam, Khởi Hành số 92, tháng 6/2004). Dẫn theo Thụy
Khuê, Văn Học miền Nam 1954-1975. Xem ở: http://vanviet.info/van-hoc-mien-nam/van-hoc-mien-nam/
[13] Vương Trí Nhàn, Văn học miền Nam trong cách nhìn của Vương Trí Nhàn hôm nay, phòng vấn của Thụy Khuê. Blog Vuong Trí Nhàn. Xem ở:
http://vuongtrinhan.blogspot.com/2009/04/van-hoc-mien-nam-54-75-trong-cach-nhin.html
[14] Nxb Sáng Tạo, Tủ sách Ý Thức, 95B Gia Long, Sài Gòn. Bìa của Duy Thanh. Ấn vụ Lam Giang Ấn Quán Sài Gòn. Bản quyền của nhà xuất bản Sáng Tạo, Sài Gòn,
1965.
Xem ở: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9064&rb=08
[15] Trang Châu, Bên bờ Kinh Sáng 17-2-67, trong tập “Dấu vết chiến tranh”
[16] Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí “Văn Nghệ” số tháng 12/1988. Dẫn theo Nguyễn Hưng Quốc, sđd, tr. 251.
[17] Nguyễn Thị Thu Trang, bài đã dẫn.
[18] Vương Trí Nhàn, bđd.
[19] Thụy Khuê, Văn Học miền Nam 1954-1975. Xem ở: http://vanviet.info/van-hoc-mien-nam/van-hoc-mien-nam/
http://www.diendantheky.net/2014/12/tran-doan-nho-tinh-van-hoc-trong-van.html

Văn-Học miền Nam (Các thời-kỳ văn-học miền Nam từ 1963-1975)
Trần Văn Nam

Có những biến cố đất nước (về chính trị, kinh tế, xã hội) cắm móc hình thành các thời kỳ văn học sử, nhưng không phải bất cứ biến cố nào cũng làm vai trò tác động gây
biến chuyển cho sáng tác văn thơ, cho dù biến cố đó thật lớn bẻ ngoặc cả tình hình lịch sử quốc gia. Phần nhiều biến cố đất nước cũng là biến cố văn học, nhưng không phải
tất cả đều như vậy. Ví dụ trong tình hình miền Nam từ 1954 đến 1963 đã có hai biến cố lớn: một là cuộc di cư sau hiệp định Genève đã hình thành nền văn học miền Nam,
giai đoạn đầu bao gồm trong ba dạng - văn học ý thức hệ đối lập ý thức hệ xã hội chủ nghĩa – văn học do nhóm Sáng Tạo vừa có tính chính trị như văn học ý thức hệ vừa
có nhu cầu làm mới làm khác hơn nhóm Tự Lực Văn Ðoàn – và văn học thời triết lý hiện sinh do sách báo dịch thuật phát triển đồng thời với tình hình xã hội bi quan; giai
đoạn sau là văn học sau đảo chánh năm 1963. Trước thời điểm cuộc di cư, miền Nam cũng có sẵn một nền văn nghệ, nhưng chỉ là tiếp tục thưởng thức tiểu thuyết nhóm Tự
Lực Văn Ðoàn phổ biến do nhà xuất bản “YểmYểm Thư Trang” của thi sĩ Ðông Hồ, hoặc dư vang “văn nghệ chiến khu” do cảm tình với cuộc kháng chiến chống Pháp thể
hiện trong các tác phẩm “Thu Hương” và “Chị Tập” của Hồ Hữu Tường- “Sau dãy Trường Sơn” của Lý Văn Sâm- “Xin đắp mặt tôi mảnh luạ hồng” (không nhớ tên tác
giả) – “Thơ mùa giải phóng” với Vũ Anh Khanh, Ðông Hồ, Liên Chớp, Nguyễn Bính… (1). “Tuần báo Ðời Mới” của ông Trần Văn Ân (Tuần báo Ðời Mới chuyên về
thông tin nhưng được nhiều nhà văn thơ từ miền Trung miền Bắc đóng góp bài vở, có mặt từ khoảng năm 1951 đến 1955 tại Sàigòn. Vào năm 1954, người viết bài này chỉ
là một thiếu niên 15 tuổi, nhờ may mắn trong nhà có mua đều đặn tuần báo, nhớ được một số bài thơ văn khá hay như của Tạ Ký, Thanh Thuyền, Diên Nghị, Kiêm Ðạt,
Song Hồ, Huy Phương, Thế Viên, Mai Băng Phương, Ðỗ Hữu, Huyền Viêm, Dao Ca, Huyền Giang, Châu Liêm, Huy Trâm, Hà Bỉnh Trung, Duy Năng, Hồ Hán Sơn (2),Hà
Việt Phương, Minh Ðăng Khánh, Duy Sinh, Tô Thùy Yên, Thẩm Thệ Hà, Tô Kiều Ngân, Phong Sơn, Vân Long... nên sau này thỉnh thoảng nhắc lại, có lẽ do đó mà nhà thơ
Viên Linh, nhà thơ Song Hồ tưởng rằng tôi từng có thơ đóng góp trong tuần báo Ðời Mới lâu đời này. Mãi về sau, khoảng năm 1956 hay 1957 tôi mới có thơ đăng trên báo,
và chỉ thỉnh thoảng, bắt đầu trên tuần báo “Nhân Loại” của ông Anh Ðào, như các bài thơ “Về thị thành”, “Phương ấy”, “Sơn cước”...) Biến cố chính trị lớn thứ hai đã hình
thành khúc quặt cho văn học miền Nam là cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, mà trổi bật sau đó là văn nghệ cực thịnh về Phật
giáo. Nhưng cũng trong thời gian từ 1954 đến 1963 có vài biến cố tuy quan trọng với lịch sử mà không quan trọng với văn học như cuộc trưng cầu dân ý truất phế vua Bảo
Ðại, chiến dịch Rừng Sát truy quét Bình Xuyên, cuộc oanh kích dinh Ðộc Lập của hai phi công nổi loạn, cuộc đảo chánh bất thành năm 1960... Như vậy đã rõ không phải
biến chuyển tình hình nào cũng nhất thiết đi kèm với biến chuyển văn học. Từ ý thức này, ta cũng có thể phân chia các thời kỳ văn học miền Nam kế tục chín năm chế độ
Ðệ nhất Cộng Hòa, quy định thêm hai thời kỳ văn học nữa trong chế độ Ðệ Nhị Cộng Hòa ở miền Nam từ năm 1963 đến 1975.
Trong khuôn khổ mười hai năm kế tiếp ấy, có những biến cố chính trị làm thay đổi tình hình thật lớn, nhưng là những thay đổi chính trị tranh giành quyền lực giữa các phe
phái không cộng sản, vì vậy chỉ là thay đổi cấp lãnh đạo phía trên, do đó tình hình xã hội vẫn không thay đổi. Xã hội không có gì biến chuyển nên văn học cũng không phản
ánh rõ nét để hình thành điều gì đáng kể. Ta có thể liệt kê những thay đổi chính trị cấp trên đó như sau: Cuộc chỉnh lý quân đội do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu, các cuộc
xuống đường gây xáo trộn thành phố do sự giật dây từ nhiều phe phái, cuộc độc diễn bầu cử Tổng thống... Biến cố quân sự lớn như cuộc Tổng công kích Tết Mậu thân
1968, cuộc oanh tạc suốt mười hai ngày liền đánh xuống Hànội do không lực Hoa kỳ, Mùa hè đỏ lửa, Chiến dịch Hạ Lào, Trận cố thủ An Lộc, Trận xua quân vào đất
Kampuchia... dẫu có làm biến chuyển tình hình đất nước, nhưng là biến chuyển về mặt phân phối hay coi lại chiến lược đôi bên, còn xã hội miền Nam thì vẫn như cũ sau
một vài ngày loạn lạc đầy khói lửa chết chóc... Nhưng trong khuôn khổ thời gian mười hai năm đó, có hai biến cố thật sự làm giao động nếp suy tư của người miền Nam,
giao động trên hai chiều gần như trái ngược. Một là giao động do xáo trộn kinh tế làm cho xã hội miền Nam quay cuồng, cũng là giao động do chiến trường có những trận
đánh lớn ở cấp sư đoàn, oanh tạc cơ trải thảm bom đạn vùng mật khu gần Sài Gòn, cả thế giới theo dõi cuộc chiến tranh càng lúc càng khốc liệt, văn thơ nghệ thuật đi vào
ưu tư thời thế: đó là thời kỳ nửa triệu quân đội Mỹ trực tiếp chiến đấu tại miền Nam. Giao động thứ hai, ngược lại, là do thời kỳ tạm lắng trên nền tảng bất ổn của Hiệp

ế ắ ổố ềầ

Ðịnh Paris chỉ giải quyết xong cho việc Mỹ rút quân và trao trả tù binh Mỹ. Tạm lắng mà sao gọi là giao động. Vì ổn định đời sống mà giao động về chính trị, tầng lớp trí
thức thành thị manh nha khuynh hướng đấu tranh thay thế chế độ suy yếu do tham nhũng do độc diễn, vài người muốn đại diện cho thành phần thứ ba mang tham vọng đối
thoại. Và giao động cũng do miền Nam rục rịch xây dựng, rục rịch hưởng thụ, vì lẽ tất yếu những trận đánh lớn đã hoàn toàn chấm dứt (cho đến khi có trận đánh Phước
Long dò chừng phản ứng quân đội Mỹ có vào can thiệp trở lại hay không. Và phe cộng sản không thấy phía Hoa Kỳ phản ứng gì mới có trận kết thúc năm 1975.) Tóm lại
từ năm 1963 đến 1975, văn học miền Nam cắm móc vào hai thời kỳ, một gây nhiều xúc cảm và một ngừng trệ tình tự: Thời kỳ ưu tư thân phận đất nước (do nửa triệu quân
đội Mỹ đổ bộ vào Miền Nam) và Thời kỳ tạm lắng sau Hiệp định Paris.

I.Văn chương thời kỳ ưu tư thân phận đất nước.

Có khá nhiều văn thơ xuất hiện trên báo chí, một số thi phẩm mang những nội dung này, nhưng ngày nay không được nhắc nhở, có thể do đề tài nói lên cảm nghĩ quen
thuộc ai cũng biết như vậy vào thời đó, cái thời mà đi đâu cũng thấy bóng quân đội Mỹ trong khi chiến sự xảy ra khắp nơi và hàng ngày. Chính vì nội dung ai cũng nghĩ đến
mà cách diễn tả không có gì nổi bật khiến cho ta không lưu ý. Nếu nội dung không ai nghĩ đến mà ta có thì mới được đời lắng nghe. Nếu nội dung quen thuộc mà cách diễn
tả độc đáo thì mới dễ dàng phổ biến, vì đó là cách nói giùm ta một cách hay ho. Không ai nói thật hay ý nghĩ đồng điệu của đám đông mà có người nào đó nói hay thì mọi
người sẽ vây quanh để lắng nghe. Một diễn giả hùng biện lôi kéo được quần chúng là vì ông ta lột tả tài tình ý nghĩ thầm của quần chúng. Cho nên văn thơ hiển nhiên tỏ
bày ưu tư thân phận đất nước nằm trong hệ thống kình địch quốc tế, mà đến nay bị lãng quên vì lỗi là ở người sáng tác không phô diễn hay. Phô diễn hay đòi hỏi nghệ thuật
độc đáo, không lặp lại những sáo mòn. Chỉ cần bộc lộ lòng yêu nước mà lại diễn tả hời hợt thì cũng khiếm khuyết đưa tới sự lãng quên không người nhắc nhở. Tại sao vẫn
nội dung ưu tư thân phận đất nước mà những bài hát của Phạm Duy như “Giọt mưa trên lá”, của Trầm Tử Thiêng như “Bảy ngàn đêm góp lại”, của Trịnh Công Sơn như
“Tình ca người mất trí” được người đời lúc đó hát đi hát lại, đến nay nghe lại vẫn thấy thấm thía nỗi đau oan trái, định mệnh không may của dân tộc. Ðược phổ biến rộng
rãi vì chẳng những nói lên được tình tự chung của mọi người, mà còn vì nói lên một cách có nghệ thuật độc đáo, bởi trình độ thưởng thức của nhân dân miền Nam thời ấy
đã khá cao, nền tân nhạc đã đi những bước dài. Còn văn thơ thì vẫn ít có những tác phẩm lớn, ngoài tập thơ thường được nêu làm tiêu biểu là “Chiến tranh Việt Nam và
Tôi” của Nguyễn Bắc Sơn, ta chỉ nhớ lại vài tập truyện như “Người đàn bà mang thai trên kinh Ðồng Tháp” của nhà văn Thảo Trường, “Ði tìm An Dương Vương và Mỵ
Châu-Trọng Thủy” của ông Lê Văn Hảo (Giảng sư Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn, dạy môn Nhân-chủng-học?) Người đàn bà mang thai trên kinh Ðồng Tháp là hiện thân của
phức tạp nghịch cảnh khi con người sống nơi vùng xôi đậu, vùng da beo của hai bên thời chiến tranh. Trang bi sử An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thủy mỗi thời
được kể lại một cách ẩn ý, không thuần túy nghiên cứu cho học thuật, mà hình như phát biểu ngầm về chính trị, so sánh Mỵ Châu với các thành phần đang hợp tác với Hoa
Kỳ. Lúc đó, ta nghĩ là “hình như”, sau này mới xác thực khi được biết ông Lê Văn Hảo đã “ra bưng” liền sau Tết Mậu Thân cùng một lúc với các nhân vật Lữ Phương,
Thanh Nghị, Dương Quỳnh Hoa...Nêu ra trường hợp ẩn ý bí mật trên đây để ta tự hỏi sao bên kia tuyên truyền chính trị “khôn khéo” như vậy mà bên này cứ “vụng về” thở
than thân phận đất nước, cứ cho phổ biến rộng rãi các văn thơ bài bản phản chiến có tác dụng gây chán chường. Nghĩ vậy mà không phải vậy, không phải “vụng về” đâu.
Bởi vì nửa triệu quân Mỹ dàn trải trên khắp miền Nam, ở đâu cũng thấy, làm sao dân chúng miền Nam không nhận định chiến tranh trên đất nước mình là chiến tranh quốc
tế, số mệnh dân tộc trong thế tương tranh giữa hai chủ nghĩa, đằng nào cũng phải ở vào một phía, như hai cánh quân đang dàn trận xáp vào nhau thì ai cũng ràng buộc trong
hàng ngũ. Vì vậy chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cứ cho hát, cho đăng văn thơ than thở thân phận định mệnh của đất nước mà vẫn không sợ quân đội rã ngũ, không ngại
lệnh động viên bất phục tùng. Hát lên một điều ai cũng cảm nghĩ có tác dụng như an ủi sự an bài không thể lẫn tránh. Tâm-lý-chiến như vậy không phải “vụng về”. Quân
đội Việt Nam Cộng Hòa không tan rã vì những bài hát phản chiến mà sau này tan rã vì những lý do khác. Xem như vậy thì văn nghệ thời kỳ ưu tư thân phận đất nước
không hẳn ru ngủ mà là khuyên nhủ ai cũng phải ở trong hàng ngũ. Phản chiến kiểu này không phải “phản chiến địch vận” cốt làm chán chường phe địch (chủ trương của
phe xã hội chủ nghĩa), cũng không phải “phản chiến nhân bản” của thế giới ngoài cuộc xót thương dân tộc Việt Nam, vậy đây chính là loại “phản chiến động viên ở yên
hàng ngũ”. Phản chiến địch vận hay phản chiến thở than xem chừng đều là sách lược chiến tranh của hai bên. Thời gian từ 1965 đến 1972, các sư đoàn Hoa Kỳ đã trấn
đóng và đụng trận ác liệt tại Cao Nguyên, vùng mật khu Trung ương cục Miền Nam phía Tây Sài gòn, nhưng nhân viên quân sự Mỹ và đồng minh như Ðại Hàn, Phi Luật
Tân, Úc Ðại Lợi rải khắp nơi tại Miền Nam gây xáo trộn kinh tế và đời sống dân chúng vì những lý do sau đây: Tiền Mỹ đổi ra tiền Việt Nam quá chênh lệch làm cho quân
Mỹ kể từ cấp Trung sĩ cũng trở thành những nhân vật tiền bạc đầy túi, các dịch vụ cho Mỹ và đồng minh đem về lợi tức lớn như nghề chạy xe Taxi, cho Mỹ thuê nhà, thầu
xây dựng cho Mỹ, công nhân làm hãng Mỹ, thông dịch viên, gái bán bar và bán dâm... Do đó các ngành nghề thuộc chính quyền Việt Nam, tư chức, nghề tự do, nghề lao
động và nông dân...đều có mức sống thấp với thu nhập bằng tiền Việt Nam, trừ những người tìm cơ hội tham nhũng, hoặc đầu cơ tích trữ trục lợi thương mại... Ảnh hưởng
Triết lý Hiện sinh phổ biến từ trước năm 1963, đến giai đoạn này mới thật sự táo tợn qua tác phẩm “Lao vào lửa” và “Mèo đêm” của Nguyễn thị Thụy Vũ; mới thật sự chán
chường qua tập truyện “Cát bụi mệt mỏi” và “Cái chuồng khỉ” của Nguyễn Ðức Sơn. Giai đoạn trước của triết lý hiện sinh chỉ mới là hiện sinh pha với lãng mạn qua tác
phẩm “Vòng tay học trò” của Nguyễn thị Hoàng, hoặc hiện sinh độc thoại nội tâm tra hỏi sự thừa thãi từ đâu gắn bó với thân xác mình qua truyện ngắn “Niềm đau nhức
của khoảng trống” của Dương Nghiễm Mậu. Nghĩa là hiện sinh chưa do xã hội đảo điên thời cao điểm chiến tranh như từ năm 1965 đến 1972. Trong bài viết “Hướng về
Miền Nam Việt Nam” (Tạp chí Khởi Hành” số 92, tháng 6/2004), giáo sư Nguyễn Văn Trung có nói đến thơ văn của giới trẻ viết về nỗi oan trái của đất nước, tưởng nhớ
bạn bè chết trận, mơ ước hòa bình, đăng trong các tạp chí Hành Trình, Ðất nước, Trình Bầy, Ðối Diện. Hai tạp chí sau chỉ xuất hiện vào giai đoạn cuối của thời kỳ chiến
tranh ác liệt, bắt đầu bước qua thời kỳ tạm lắng sau Hiệp định Paris, thời kỳ Việt Nam Hóa Chiến Tranh, nên tính chất của các tạp chí Trình Bầy và Ðối Diện hướng về dấn
thân chính trị đối lập với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hơn là than thở thân phận đất nước như văn thơ thời kỳ khốc liệt khói lửa (tính chất oan trái thể hiện trong nhạc
phản chiến của Trịnh Công Sơn mới là phản ánh đúng thời điểm.) Cũng vào đúng thời điểm này, có các bài viết như “Văn chương tìm về viễn mơ hay hiện thực” (đăng
trong Tạp chí Vấn Ðề, số 7 năm 1967) nói lên ước mơ quay mặt với hiện thực đen tối; hoặc như bài “Văn chương tươi mát đã đi vào thời đại” (đăng trong tuần báo Khởi
Hành năm 1970) nói lên ý hướng muốn tách ra khỏi ảnh hưởng cửa triết lý hiện sinh chán chường và hư vô chủ nghĩa; hoặc như bài viết “Góp phần luận về văn chương
viễn mơ” đề cao văn chương thuần túy do cấu trúc qua văn chương Nguyễn Tuân và Mai Thảo (đăng trong Tạp chí Trình Bầy số 42 năm 1972). Cả ba bài do người viết bài
này gửi đăng có tính cách cá nhân tùy hứng trong các báo kể trên (3). Chủ trương ngoài thời thế thì phải đề cao văn chương vụ hình thức. Ðề cao văn chương vụ hình thức
thì lấy điển hình sẽ không còn ai thể hiện rõ ràng hơn bút pháp cầu kỳ của hai nhà văn này (nếu ta nói là văn chương sang cả thì chỉ nhấn mạnh nội dung hơn hình thức). Bị
ngộ nhận từ “văn chương thiên về cấu trúc mỹ cảm” thành “văn chương của đời sống giàu sang” nên mới có những bình phẩm khuynh hướng trên là “nền văn chương
ngoại lai viễn mơ của các thế lực đế quốc trá hình”. Bây giờ các nhà nghiên cứu xã hội có giải đáp nào cắt nghĩa tại sao ở vào giai đoạn chiến tranh cao điểm, ở vào giai
đoạn kinh tế lạm phát phi mã, ở vào giai đoạn xã hội đảo điên, ở vào giai đoạn triết lý bi đát... tại sao lại có khuynh hướng quay lưng với thực tế, tìm về ước mơ? Tác phẩm
quẩn quanh nếp sống nơi thành thị “Sau giờ giới nghiêm” của Mai Thảo và mơ mộng lạc lõng đời “Vườn quên lãng” của Viên Linh xuất hiện trong thời điểm này. Mơ ước
hòa bình rồi cũng thành hiện thực, nhưng là thứ hòa bình trên nền tảng bất ổn, từ đó lại nẩy sinh văn chương đối lập chính trị trong nội bộ miền Nam để có thế mạnh đối
phó tình hình Mỹ muốn ra đi.

II.Văn chương thời tạm lắng sau Hiệp định Paris.

Tạm lắng trên nền tảng bất ổn vì Hiệp định Paris quy định các sư đoàn từ ngoài Bắc xâm nhập cứ ở nguyên vị trí, không cần rút vềvĩ tuyến 17. Lực lượng xung đột hai bên
tại miền Nam ở trong tình trạng da beo, xôi đậu, cài răng lược, nghĩa là vẫn đánh nhau nhưng không là trận địa chiến. Chỉ có Mỹ là rút quân, lấy về hết phi công tù binh,
bảo đảm can thiệp khi khởi phát chiến tranh lớn.Trong tình trạng đó thì kinh tế miền Nam vẫn không thể tự túc, vẫn nhờ Mỹ viện trợ gạo Thái Lan, vẫn nhờ Mỹ viện trợ
xăng dầu, vẫn nhờ Mỹ tiếp viện súng đạn mà càng về sau càng tiếp viện hạn chế nên phải tiết kiệm hỏa lực. Nền chính trị thì suy yếu, độc diễn Tổng Thống, nhưng miền
Nam vẫn giữ được tình trạng sống an phận, không đến nỗi hỗn độn tao loạn. Hình như người ta đã quen sống chịu đựng do cuộc chiến tranh quá dài, hết cuộc chiến này đến
cuộc chiến khác. Nhưng những người trí thức, những nhà văn, những nhà báo, thì không thể an phận trước viễn tượng bất ổn về quân sự, suy yếu về chính trị. Do đó văn
chương không còn phải là than thở nỗi oan trái dân tộc, mà là dấn thân đòi làm trong sạch hàng ngũ, đối thoại với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa nhằm xây dựng chính
phủ mạnh về chính trị. Vì vậy văn chương thời kỳ này là những bài báo mạnh dạn của các Linh mục Chân Tín; Nguyễn Ngọc Lan; Trần Hữu Thanh; các nhà văn trong ban
biên tập của Tạp chí Trình Bầy, Ðối Diện - hậu thân của các Tạp chí Ðất Nước, Hành Trình thuộc giai đoạn trước. Các bài báo chính luận chưa phải là sáng tác văn chương.
Các bài báo chính văn đăng trong Trình Bầy, Ðối Diện mới thuộc về văn học như “Giã từ nền văn chương trú ẩn” của Nguyên Sa, “Văn nghệ trước những mưu đồ bất chính
của hệ thống chiến tranh lạnh” của Thế Nguyên...Và những nhà văn nhà thơ ngoài nhóm Trình Bày-Ðối Diện có những sáng tác gì phản ánh giai đoạn tạm lắng sau Hiệp
Ðịnh Paris. Rất ít vì những lý do trình bày sau đây. Tạm lắng nên bắt đầu có những xây dựng trung bình như sửa lại cầu đường, xây nhiều trường trung học xuống đến quận
lỵ, cải tổ giáo dục như soạn lại chương trình phải tiếp tục học quốc văn ở lớp 12, chấn chỉnh y tế xuống đến nông thôn, mở rộng đất canh tác để phần nào bớt nhập cảng gạo
Thái Lan, đời sống xã hội trở về nề nếp ít xáo trộn vì quân đội Mỹ và đồng minh đã rút đi cuốn theo hết những cơ sở phục dịch. Một vài sáng tác phản ánh giai đoạn này
thấy rõ đã xa lìa triết lý hiện sinh, phôi pha bức tranh đen tối xã hội về thế giới đĩ điếm. Mức sống trầm trầm nên không có những bài phóng sự thế giới ăn chơi hay xã hội
đen, không có cả những sách du lịch vì người dân ít đi lại, ai cũng chỉ lo sao cho đủ nhu cầu hàng ngày. Tạp chí văn chương hiện diện cho đến tháng 3 năm 1975 hình như
chỉ còn có tờ Thời Tập. Tạp chí đối lập chính trị Ðối Diện và nhật báo thuộc thành phần thứ ba Tin Sáng gây một số dư luận trong thời kỳ này. Thời gian tạm lắng như trên
cũng đủ tạo ra một chút ấm áp đời sống, người ta tìm về chuyện tình nhẹ nhàng, do đó có phong trào đọc tiểu thuyết Quỳnh Dao. Những cuốn như “Hải âu phi xứ, Trôi theo

dòng đời, Song ngoại, Mùa thu lá bay, Dòng sông ly biệt...” qua bản dịch trong sáng của Liêu Quốc Nhĩ bán rất chạy, làm cho các nhà văn thơ bấy lâu nghiền ngẫm nội
dung truyện phải là triết lý sâu sắc, kỹ thuật dựng truyện tân kỳ phải là đa tầng của dòng ý thức hay cốt truyện không cốt truyện của Tiểu-thuyết-mới...đều muốn chuyển
hướng về văn phong dễ tiếp nhận, lãng mạn phơn phớt, không quá bi thảm, như “Hạ đỏ có chàng tới hỏi”, “Tới nơi em ở” của Viên Linh, “Hình như là tình yêu” của Hoàng
Ngọc Tuấn. Góp gió làm thành một mùa dịch thuật, những tiểu thuyết tình đồ sộ nhưng xưa cũ của Tây phương lại thấy xuất hiện trong thời kỳ này như “Người tình đầu
tiên, người yêu cuối cùng”, “Ðỉnh gió hú”, “Xa đám người rồ dại”, “Tội ác và hình phạt”, “Một thời để yêu và một thời để chết”... Không ai tiên đoán được tương lai miền
Nam sẽ ra sao; trong khi những sư đoàn hai bên vẫn còn ở nguyên vị trí, trong khi kinh tế miền Nam không phải chao đảo mà cũng không phải tự túc tự cường; trong khi
chính quyền miền Nam mặc dù kiểm soát được nội bộ, không còn những biểu tình xáo trộn, nhưng được lòng dân thì còn xa; trong khi đời sống xã hội tuy hết đảo điên
nhưng toàn là an phận. Có những phanh phui thẩm lậu gạo, thẩm lậu lâm sản, thẩm lậu nhiên liệu mà hiện tượng phổ biến là đầu đường xó chợ đều thấy xăng dầu bày bán
từng lít trong chai trong lọ. Tại sao có hiện tượng thẩm lậu? Bởi vì ngân khoản viện trợ súng đạn xăng dầu của Mỹ dành cho Việt Nam Cộng Hòa bị cắt gần hết. Nhưng
Hạm Ðội Thứ Bảy của Hoa Kỳ vẫn bố trí ngoài biển Ðông có thể can thiệp ngay tức khắc, chính vì vậy mà không ai dự trù sẽ có những biến cố lớn. Nhắc lại một vài khía
cạnh tình hình đó để tìm hiểu tại sao ít có văn thơ phản ánh giai đoạn tạm lắng sau Hiệp Ðịnh Paris. Tại vì không ai tiên đoán viễn tượng Miền Nam sẽ ra sao, có thể vẫn cứ
tiếp tục tồn tại trong thế suy yếu mà được bảo vệ đó. Mà tình trạng như vậy thì không có gì cảm xúc hay cảm hứng cho sáng tác văn học. Một là cực kỳ khốc liệt như giai
đoạn trước, hai là hòa bình hạnh phúc thực sự, thì mới đi vào văn chương. Cả hai đều không có trong giai đoạn này thì văn thơ đâu còn nguồn phát xuất suy tư hay tình tự.
Có hai tạp chí thực sự ra đời trong khoảng thời gian tạm lắng sau Hiệp Ðịnh Paris là Ðối Diện và Thời Tập (không nhớ hai tạp chí tồn tại lâu đời là Bách Khoa và Văn có
còn hiện diện trong lúc này hay đã đình bản (4). Nhưng tạp chí Ðối Diện chuyên về chính trị đối lập. Chỉ còn tờ Thời Tập chuyên về văn học, trong đó không có những nhà
văn nhà thơ nào mới tạo sự nghiệp sáng giá; những tác giả tên tuổi đều thuộc các thời kỳ trước đóng góp bài vở, vẫn giữ đường hướng xưa của họ nên không phản ánh thời
kỳ tạm lắng sau Hiệp Ðịnh Paris. Thiếu những sáng tác phản ánh thời cuộc buồn chán, nên các tạp chí quay ra làm những số đặc biệt văn học vinh danh tác giả, như Thời
Tập với các số đặc biệt về Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Tuân, Quang Dũng, Thâm Tâm, Khái Hưng, Lê Văn Trương... Giống như khoảng thời gian trước đó không lâu
(khoảng 1970 đến 1972) trên Tạp chí Văn Học của ông Phan Kim Thịnh có các số đặc biệt về Văn Cao, Phạm Duy, T. T. KH, Quang Dũng, Nguyễn Bính... Bài thơ “Chiều
trên phá Tam Giang” của Tô Thùy Yên sáng tác vào tháng 6 năm 1972 phản ánh giai đoạn trước về thân phận đất nước làm bãi chiến trưỡng quốc tế, vì không có báo nào
chịu đăng, bây giờ xuất hiện trên Thời Tập vào tháng 4 năm 1974, nghĩa là đã qua thời điểm chiến tranh khốc liệt, nên cũng không phản ánh giai đoạn tạm lắng. Nói chung
là sáng tác cạn nguồn hứng khởi do không ai thấy viễn tượng đất nước sẽ ra sao, không môt ai tiên đoán được thời cuộc có ngày mình ra sống nơi hải ngoại.

Ghi chú :
(1) Các nhan-đề sách như trên có vẻ thiên Việt Minh, nhưng vào những năm 1951-1954 thấy bày bán cùng khắp trên các lề đường phố Sài Gòn, như người viết bài này đã
từng thấy chính các sách ấy (năm 1952) trên lề đường Cao Thắng, phía bên kia trường Trung học tư thục Lê Bá Cang; cũng như ở góc đường Cao Thắng/ Chasseloup
Laubat (sau 1954 là đường Hồng Thập Tự, bây giờ thành đường Nguyễn Thị Minh Khai). Theo ông Ðỗ Ngọc Yến, cố chủ-nhiệm nhật báo Người Việt ở Nam California
(thời gian 1951-1954, ông là học sinh Trung Học Pétrus Ký ở Sài Gòn), thì Sở Mật Thám của Pháp biết các sách đó thiên tả, nhưng vẫn làm ngơ để người ta bày bán, cốt
cho Mỹ thấy Cộng Sản đang thẩm nhập Việt Nam để chính quyền Mỹ mau viện trợ quân đội Pháp tại Ðông Dương lúc ấy đang suy yếu (ý kiến này được ghi lại trong bài
báo “Từ Thuở Thiếu Thời” của ông Ðỗ Tăng Bí, số báo Người Việt ra ngày 23.08.2006, viết vào dịp tang lễ ông Ðỗ Ngọc Yến). Thời điểm 1951-1954; do vì hai tờ tuần
báo có ít nhiều giá trị văn chương là Ðời Mới và Nhân Loại đều ở Sài Gòn, và do vì các nhà xuất bản phát hành quy mô cũng tập trung tại Sài Gòn; và do vì một số nhà văn
nhà thơ từ mọi miền đất nước đều gửi thơ văn đóng góp trên hai tuần báo kể trên; nên ta tạm gọi đó là nềnVăn Học Sài Gòn 1951-1954. Phần nào do vị trí Sài Gòn lúc ấy
“gần như là” thủ-đô Việt Nam trong toàn cảnh Ðông Dương thuộc Pháp (chưa chính thức thành thủ-đô Miền Nam như dưới thời Việt Nam Cộng Hòa).
(2) Bài thơ “Chày Tre Cối Ðất” của ông Hồ Hán Sơn (quê quán Thanh Nghệ Tĩnh), được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc với nhan đề“Tình Nghèo”:
Nhớ thuở nào
Anh làm thuê, em dắt trâu
Ðôi ta cùng gặp nhau dưới cầu.
Nhớ thuở nào
Anh làm công, em gánh rong
Miếng trầu cau nên đôi vợ chồng.
Cuối nẻo làng
Túp lều hoang, che gió sương
Ơn hai mùa lúa chín ngô vàng.
Suốt một đêm
Anh cùng em, dưới bóng trăng
Tiếng chày tre cối đất nhịp nhàng
Nhịp nhàng vui.
Ơ! Nước từ ngàn trùng xa
Nước tràn về làng ta
Nước hờn cuộc tình quê
Ruộng màu tan vỡ
Vườn nghèo xơ rơ
Cửa nhà ngơ ngác
Ôi trẻ thơ, đi về mô?
Ơ! Khói lửa ngụt trời mơ
Bốc về ngàn nẻo quê
Kéo cuộc tình nghèo đi.
Giặc về ta đánh
Giặc tràn ruộng xanh
Tình nghèo mỏng manh
Ðừng chia rẽ đôi lứa mình!
Lúc trở về
Quãng đường xa
Anh bước lê
Dù là không may, mời anh cứ về.
Cánh đồng quê
Vẫn còn kia
Vẫn là lũy tre
Tiếng chày tre đang mong người về.
Mái nhà xiêu
Ánh đèn khêu
Ðôi lứa yêu
Ơn hai mùa lúa lắm ngô nhiều.
Sớm ngày mai
Nắng hồng soi
Nghe khắp nơi
Tiếng chày xe cối máy nhịp nhàng
Nhịp nhàng vui.
(3) Riêng bài “Văn Chương tìm về Viễn Mơ hay Hiện Thực” đăng trong Tạp chí Vấn Ðề (số 7 năm 1967) đã được nhà văn Thế Nguyên trích ra dẫn chứng để viết phản bác
trong tiểu luận “Văn chương trước những mưu đồ bất chính của hệ thống chiến tranh lạnh”, trích ra nhưng không để tên người viết Trần Văn Nam, và cũng không biết rõ
đây chỉ là bài viết có tính cách cá nhân tùy hứng. Sau năm 1975, giáo sư Trần Hữu Tá sưu tầm lại bài ấy của Thế Nguyên, do đó cũng không ghi tên người viết Trần Văn

Nam (Xin xem cuốn “Nhìn Lại Một Chặng Ðường Văn Học” của G.S. Trần Hữu Tá, dầy 1090 trang, xuất bản trong nước, năm 2000).
(4) Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng cho biết lúc ấy Nguyệt san VĂN đã chuyển thành Giai phẩm VĂN xuất bản có định kỳ.
TRẦN VĂN NAM (City of Walnut, California)
http://www.luanhoan.net/gocchung2014/html/bm%2005-12-2014%2032.htm

VÀI GHI CHÉP VỀ VĂN-HỌC MIỀN NAM - Viên Linh
12 Tháng Mười Hai 20148:13 SA
Vài ghi chép về văn học miền Nam
Viên Linh
Tuần lễ đầu Tháng Chạp một văn hữu đang chủ trương một tờ báo ảo trên mạng www (world wide web) ghé thăm tòa soạn tờ báo người viết này đang làm việc, nói vài ba
chuyện văn nghệ, trong đó có văn học nghệ thuật miền Nam. Chúng tôi không nói nhất định về một điều gì, một vấn đề gì, nói cả về người sống lẫn kẻ đã ra đi, kẻ còn
người mất.

Một sạp báo trên đường Nguyễn Huệ Sài Gòn khoảng thập niên ’60.
(Hình do tác giả cung cấp)
Có lúc anh nhắc đến báo này báo nọ của miền Nam, có lúc anh hỏi miền Nam có bao nhiêu tờ báo, hải ngoại có bao nhiêu tờ, Sài Gòn còn bao nhiêu nhà văn lớp trước,
Little Saigon có được bao người cũ nay còn hiện diện. Khi anh hỏi liệu miền Nam có mấy chục tờ báo, tôi bào hàng trăm. Khi anh hỏi trên khắp Âu Mỹ có bao nhà văn ta
đang sống lưu vong, tôi bảo vài ba chục người. Anh lắc đầu, giơ bàn tay ra đếm. Anh chỉ đếm được không quá bốn người. Anh bạn tôi không phải dân ở thủ đô tị nạn, anh
là người ở Minnesota cả hai ba chục năm nay. Anh Trần Văn Phê chợt nói anh có bà xã ngồi ngoài xe, tôi bảo anh cứ về đi, tôi sẽ cố ghi xuống giấy cho anh tên các tờ báo,
tên mấy chục nhà văn rồi sẽ gửi cho anh. Anh về rồi tôi nghĩ có khi đó là một ý nghĩ hay, nên phổ biến rộng ra, biết đâu nhờ đó mà các sinh viên sau này để ý tìm tòi, rồi
viết được một điều gì đó về báo chí cũng nên.
Tên những tờ báo ở miền Nam
Tên những tờ báo, đôi khi cũng là tên những nhà xuất bản của miền Nam trước đây:
A. Á Châu, An Tiêm, Ánh Sáng, Âu Cơ.
B. Bách Khoa, Bình Minh, Báo Đen, Buổi Sáng, Bốn Phương, Bút Thép.
C. Chân Trời Mới, Chiến Sĩ Cộng Hòa, Chỉ Đạo, Chính Luận, Chiêu Dương, Chính Văn, Công Báo VNCH, Công Luận, Cười, Con Ong, Chọn Lọc.
D. Da Vàng, Dân, Dân Chủ, Dân Đen, Dân Ta, Dân Tiến, Dân Chúng, Dân Ý, Diễn Đàn, Diều Hâu, Duy Tân, Duy Dân, Đa Minh, Đại Học, Đại Đoàn Kết, Đất Đứng, Đất
Mới, Đất Sống, Đất Tổ, Đen Trắng, Đi Và Sống, Điện Ảnh, Điện Tín, Đời Mới, Đông Phương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Độc Lập, Đuốc Nhà Nam, Đường Sáng.
G. Giao Điểm, Gió Mới.
H. Hải Triều Âm, Hành Động, Hiện Đại, Hòa Bình, Hóa Giải [dấu sắc], Hồng, Hồng Lĩnh, Hương Quê, Hoàn Cầu, Huyền Bí, Học Báo.
K. Khởi Hành, Kịch Ảnh , Kỷ Nguyên Mới, Khai Phá.
L. Lá Bối, Lập Trường, Lẽ Sống, Lên Đường, Liên Minh.
M. Màn Ảnh, Mây Hồng, Minh Tinh, Minh Tâm, Mùa Lúa Mới.
N. Ngày Nay, Ngày Mới, Ngôn Luận, Người Dân, Nguồn Sáng, Nhân Loại, Nhân Chủ,
P. Phổ Thông, Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Đẹp, Phụ Nữ Tân Tiến, Phương Đông.
Q. Quan Điểm, Quyết Tiến, Quật Khởi, Quật Cường, Quyền Sống.
R. Rạng Đông.
S. Sài Gòn Mới, Sáng Tạo, Sáng Dội Miền Nam, Sinh Lực, Sóng Thần, Sống, Sống Mới, Sống Đạo.
T. Tân Văn, Tân Phong, Tia Sáng, Tin Mới, Tin Sớm, Tin Văn, Tiến, Tiếng Chuông, Tiếng Vang, Tranh Đấu, Thách Đố, Thanh Niên, Thẳng Tiến, Thân Dân, Thần Chung,
Thế Kỷ 20, Thi Ca, Thời Đại, Thời Luận, Thời Tập , Thời Báo, Thủ Đô, Tìm Hiểu, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Trình Bày, Trinh Thám, Trời Nam, Tự Do, Tư Tưởng.
V. Vạn Hạnh, Văn, Văn Hóa Tập San, Văn Hóa Ngày Nay, Văn Mới, Văn Nghệ, Văn Nghệ Tập San, Văn Nghệ Mới, Văn Học, Văn Hữu, Văn Hữu Á Châu, Văn Nghệ Học
Sinh, Văn Nghệ Tiền Phong, Văn Nghệ Tự Do, Văn Xã, Văn Chương, Vấn Đề, Vận Hội Mới, Vui Sống.
X. Xây Dựng,
Y. Ý Thức, Yêu, Yiễm Yiễm Thư Trang.

Các nhà văn nhà thơ dịch giả miền Nam ở hải ngoại

Nói chung là các cây bút từng có tiếng trước 1975, đang còn sống và viết tại hải ngoại, kể cả Ân Châu, Bắc Mỹ qua miền Nam và miền Tây Hoa Kỳ: Trần Thiện Đạo, Thái
Văn Kiểm (có thể đã về Huế), Hồ Trường An, Kiệt Tấn, Đỗ Khánh Hoan, Vi Khuê, Tuyết Linh, Uyên Thao, Nguyễn Hữu Hiệu, Mặc Đỗ, Đặng Phùng Quân, Tô Thùy Yên,
Cung Trầm Tưởng, Thạch Chương, Túy Hồng, Hà Huyền Chi, Nhất Tuấn, Ký Giả Lô Răng Phan Lạc Phúc, Phan Lạc Tiếp, Nguyễn Văn Sâm, Diên Nghị, Duy Thanh, Nhật
Tiến, Viên Linh, Đỗ Tiến Đức, Trần Văn Nam, Nguyên Vũ, Phan Nhật Nam, Doãn Quốc Sỹ, Cao Thế Dung, ...

Một Nền Văn Học của Những Người Vắng Mặt

Vài ý nghĩ của người viết bài này. Văn Học Việt Nam Hải Ngoại trong những năm đầu tiên, sau khi miền Nam sụp đổ, là Một Nền Văn Học của Những Người Vắng Mặt.
Sách truyện được bày bán trên các quầy sách báo trong các tiệm thực phẩm Á Đông, hay trong một số tiệm sách kiêm tiệm băng nhạc Việt ngữ ở Bắc Mỹ và Âu Châu hồi
ấy, và cả sau này, hầu hết là sách truyện được viết từ trước 1975, khi tác giả và độc giả còn cùng sống trên một lãnh thổ. Sau 30.4 họ ở trong tù. Và tác phẩm của những tác
giả ấy đi theo độc giả ra khỏi nước, được sao chép phổ biến lại, còn họ thì vắng mặt. Một số ít những người viết có mặt cùng độc giả của mình, trong cộng đồng lưu vong,
đã không thể có những tác phẩm mới trong những năm đầu. Đa số hiện diện qua những cuốn sách cũ - chuyện trò với độc giả bằng tác phẩm và tâm tư cũ; mà tác phẩm cũ
không thể làm nên hiện diện mới - do đó họ cũng chẳng khác gì những người vắng mặt. Văn học hải ngoại cuối thế kỷ XX là nền văn học của những người vắng mặt.

TRĂM DÒNG

Sinh ở đâu mà giạt bốn phương
Trăm con cười nói tiếng trăm dòng
Mai sau nếu trở về quê cũ
Hy vọng ta còn tiếng khóc chung.
(Thơ Viên Linh)
VIÊN LINH
http://www.aihuubienhoa.com/a5882/vai-ghi-chep-ve-van-hoc-mien-nam-vien-linh

30-04-2009
Văn học miền nam 54-75 trong cách nhìn của VƯƠNG TRÍ NHÀN hôm nay
Trong những năm gần đây, chúng tôi cố gắng đưa vấn đề Văn học miền Nam trở lại văn đàn, bởi có một nhu cầu đến từ những người thực sự yêu văn chương ở trong nước
muốn tìm hiểu về những tác giả và tác phẩm đã bị chính thức loại trừ sau 30/4/1975.
Trong chiều hướng đó, hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị, tiếng nói của nhà phê bình và nghiên cứu Vương Trí Nhàn, một trong những nhà văn mền Bắc đã
không ngừng tiếp cận với văn học miền Nam từ thời kỳ phân chia Nam Bắc đến ngày nay.
Qua những nhận định và phân tích của Vương Trí Nhàn, chúng ta sẽ thấy sự tiếp cận văn học giữa hai miền chưa bao giờ thực sự gián đoạn, và riêng ông, ông mong được
đóng góp tích cực vào việc mở rộng con đường hợp nhất hai nền văn học Nam Bắc để có thể vẽ nên toàn diện bộ mặt văn học Việt Nam trong thế kỷ XX.
Thụy Khuê: Thưa anh Vương Trí Nhàn, xin cảm ơn anh lại một lần nữa vui lòng đóng góp tiếng nói trên đài RFI. Trước hết xin hỏi anh là hiện nay có dấu hiệu nào cho
chúng ta thấy là văn học miền Nam đã bắt đầu hiện diện lại trên địa bàn văn học ở trong nước hay chưa?
Vương Trí Nhàn: Lâu nay, Văn học miền Nam như cứ tồn tại một cách lấp lửng ở Hà Nội, lúc thì xuất hiện, lúc có vấn đề nổi lên, tuy không thành vấn đề lớn, vấn đề liên
tục. Thời gian gần đây vì có chuyện một số sách của Dương Nghiễm Mậu được in lại, sau đó lại bị phê phán, thành ra có người nghĩ rằng nó đang bị đẩy lùi đi. Tôi thấy
không phải, mà thực chất khoảng mùa thu năm ngoái, năm 2007, báo Văn Nghệ mở ra mục giới thiệu một số tác phẩm của văn học Sàigòn trước 75 và đã in một số truyện
ngắn. Và đúng kỳ 30 tháng tư năm 2008 này, báo Văn Nghệ có ra số đặc biệt, lần đầu tiên đưa vào sưu tập mười truyện ngắn in ở Sàigòn trước năm 75, đấy là một điều
đáng chú ý. Theo tôi, trong xã hội đang có nhu cầu muốn nhìn lại, tiếp cận lại bộ phận văn học này, tôi thấy đây là điều cần thiết và cũng muốn góp sức vào đó.

T.K.: Truớc khi đi xa hơn nữa, xin hỏi anh về tình hình trước năm 1975, ở Hà Nội thời ấy đã có ai đọc một vài tác phẩm của Văn học miền Nam hay không, và nếu có,
chuyện đó đã xẩy ra như thế nào?
V.T.N.: Văn học miền Nam hồi đó về Hà Nội ít ỏi lắm ,muốn đọc khó lắm , nhiều khi phải mò mẫm đi tìm tìm thấy rồi, đọc thấy hay rồi muốn kêu lên với mọi người cũng
phải tự nén lại . Song, một cách tự nhiên , một số người chúng tôi biết rằng có nó , đinh ninh tin rằng một người muốn làm văn học một cách đứng đắn phải tìm tới nó -- các
nhà văn từ Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, rồi Xuân Diệu, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu... hay lớp trẻ bọn tôi như Lưu Quang Vũ, Bằng Việt , Trúc
Thông hay một số bạn khác đã nghĩ như vậy. Không bồng bột không sôi nổi ào ạt , nhưng chúng tôi đã liên tục tìm kiếm , không bỏ qua một trường hợp nào mà không tìm
kiếm . Có thể là chẳng ai hiểu văn học miền Nam cho đến đầu đến đũa , có thể sự hiểu chỉ loanh quanh ở những mảnh vụn, nhưng làm sao khác được , vừa đọc vừa đoán
thêm tưởng tượng thêm cũng là quý lắm rồi . Và đã có một sự chia sẻ thậm chí như là giữa hai bên hình như vẫn có một cuộc đối thoại ngầm nữa . Vả chăng cái sự xa lạ là
mãi về sau này mớí xuất hiện chứ ban đầu chính thức đâu có phải vậy. Có lần tôi đã tìm thấy một văn bản năm 56, ông Nguyễn Tuân, thay mặt cho giới văn nghệ Hà Nội,
đã viết thư cho những người viết văn ở miền Nam, nói rằng chúng ta sẽ cùng lập một đoàn đại biểu để đi dự hội nghị nhà văn ở Tân Đề Ly, bên Ấn Độ và chúng ta sẽ chờ
cơ hội sáng tác để góp phần vào nền văn hóa dân tộc. Đây là chuyện ít người biết cả người ở Hà Nội cũng không biết tôi cho rằng chúng ta nên tìm cách nhắc lại với nhau
kẻo hiểu làm mãi , hiểu lầm và tự mình bó buộc mình một cách phi lý.
Về sau này , từ những năm cuối chiến tranh và nhất là ngay sau 1975 đôi lúc có cảm tưởng là với giới viết văn Hà Nội đời sống văn chương miền nam là bỏ đi những người
viết văn ở Sàigòn trước kia toàn là kẻ thù cả. Không phải thế. Nói người ta cứ nói mà đọc người ta cứ đọc . Gần đây càng ngày tôi càng thấy nhiều ý kiến nói rằng đánh giá
thế nào thì đánh giá, có thể phê phán, có thể nhận xét thế này thế kia, nhưng phải công nhận rằng văn học miền Nam là một bộ phận của văn học Việt Nam thế kỷ XX và ở
đó có rất nhiều vấn đề, nhiều đóng góp và phải có nó nữa thì văn học Việt Nam mới là chính mình. Vậy phải nghiên cứu tìm hiểu hẹ thống hóa lại phải in lại Trên nguyên
tắc không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ còn làm thế nào cho đúng, cho tốt nhất, sự thực là không thể không làm được. Tôi cho là thời gian tới, việc này phải được triển khai một
cách bài bản , tuy rằng đi vào cụ thể cũng có rất nhiều khó khăn.

T.K.: Thưa anh, qua những dịp nói chuyện với anh, tôi biết là anh đã đọc khá nhiều văn học miền Nam từ lâu rồi .Nhưng hình như trước đây anh ngại phát biểu về vấn đề
này. Ngày nay, anh sẵn sàng trở lại vấn đề này một cách công khai . Vì sao như vậy, chắc ở đây phải có một lý do sâu xa?
V.T.N.: Đúng là thời gian gần đây, tôi cảm thấy không thể im lặng mãi mà cần nói nên nói . Sở dĩ vậy lý do rất đơn giản . Cái chính là đời sống trong nước gần đây có nhiều
khó khăn, quá, không phải chỉ là vấn đề kinh tế mà còn nhiều mặt khác.Với tư cách là một trí thức, một người viết văn, điều làm tôi đau lòng nhất là nhìn thấy con người
hiện nay, có cái gì đó như là suy thoái, tha hóa, tầm thường đi, trở nên hung hãn càn rỡ hơn, chỉ biết chiều theo những bản năng thấp, ham hưởng thụ và mệt mỏi, chán
ngán, làm bậy. Tôi thấy chúng tôi những người viết văn có lỗI trong chuyện này và trước mắt phải nhận lấy trách nhiệm suy nghĩ và lý giải vấn đề này. Trong quá trình lý
giải đó, tôi đi tới ý tưởng là con người hôm nay là hệ quả của chiến tranh . Nghĩ gì thì nghĩ, xã hội Việt Nam hôm nay là xã hội hậu chiến. Có người bảo đã 30 năm nay rồi;
nhưng theo tôi, thực sự xã hội Việt Nam vẫn còn đang phát triển theo quy luật của chiến tranh và nếu chúng ta không nói rõ ra những đặc điểm của con người hậu chiến,
không trở lại cuộc chiến tranh, thì không thể hiểu được đời sống trước mắt và không thể gọi ra căn bệnh của con người hiện nay được và cũng không thể góp phần chạy
chữa và giúp con người sống tốt hơn được. Tôi tìm thấy ngay, những điều mà tôi suy nghĩ, ở Văn học miền Nam, cái phần mà tôi đã biết, đã đọc từ trước. Nó đã giúp tôi
hiểu cả hai miền trong chiến tranh . Nó lại là cái sơ sở để cắt nghĩa tình hình hôm nay. Chúng ta đều biết rằng: trước 75, Văn học Việt Nam tồn tại ở hai mảng là Văn học
miền Bắc và Văn học miền Nam. Nhưng có lúc trong tài liệu nghiên cứu, người ta chỉ thấy có Văn học miền Bắc thôi, còn bộ phận kia coi như không có. Hiện nay các sách
văn học sử, hoặc là không viết gì, hoặc viết mấy câu qua loa có tính chất phê phán, nhưng sự thực là trong thời gian 45-75, rõ ràng chúng ta có hai nền văn học cùng tồn tại
và hai nền văn học đó bổ sung cho nhau, mỗi bên có giá trị riêng và giá trị đó không thể bỏ được.

T.K.: Anh nghĩ như thế nhưng vẫn còn nhiều người nghĩ ngược lại anh, tại sao vậy?Và anh có lập luận nào để bảo vệ ý kiến anh?
V.T.N.: Sở dĩ đôi lúc người ta khó công nhận Văn học miền Nam là hình như họ nghĩ như thế này: tức là nếu công nhận Văn học miền Nam thì [Văn học] miền Bắc coi như
là thua, là kém, là không ra gì cả, thậm chí là hỏng, là vứt đi. Tôi nghĩ "cách nghĩ chỉ có một [nền văn học] thôi" là không phải, vì như vậy sẽ gây ra nhiều rắc rối trong việc

ếằ ề ổ ếố ế

tiếp cận nhau. Tôi cho rằng chúng ta có cả hai [nền văn học], và hai bên bổ sung cho nhau. Tôi nghĩ độ một trăm năm sau, nếu muốn nhìn lại xã hội Việt Nam nửa sau thế
kỷ XX, muốn hiểu con người sống như thế nào thì cần phải đọc cả hai. Nền văn học miền Bắc, tôi tạm gọi là văn học của chiến công, nền văn học lôi cuốn người ta đi vào
cuộc chiến tranh, còn nếu nói có những trang sách nào diễn tả được con người trong chiến tranh thì tôi thấy nó rõ trong phần văn học miền Nam. Qua những cuốn sách tôi
đã đọc, từ Võ Phiến Mai Thảo Nhật Tiến Thế Uyên… chỗ nào tôi cũng thấy chiến tranh xa gần đều có dây dưa tớI chiến tranh . Sát sườn hơn những tác phẩm của Y Uyên ,
Nhã Ca, của Phan Nhật Nam, hay những bài thơ của Nguyễn Bắc Sơn . Một ngườI như Dương Nghiễm Mậu, ngoài Cũng đành , Nhan sắc , Con sâu , tôi nhớ còn khá nhiều
bút ký in trên bán nguyệt san Văn khoảng 1072-74 , ở đó có một nhân vật có tên là Trực , nhân vật Trực trở đi trở lạI nhiều lần vì hình như là chỗ để tác giả tự bộc lộ . Đọc
những trang sách này , tôi hình dung ra được là chúng ta đã trải qua một cuộc chiến tranh ghê gớm như thế nào, con người Việt Nam đã bị thương như thế nào méo mó như
thế nào , trở thành như thế nào qua cuộc chiến tranh đó. Tôi cho rằng, nếu trong truyền thống, chúng ta có mảng văn học chức năng, động viên thôi thúc con người hành
động, ví dụ như Bình Ngô Đại Cáo hay thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, thì Văn học miền Bắc nối truyền thống đó rất rõ. Ngược lại, Văn học miền Nam nối tiếp truyền thống
văn học của Nguyễn Du, của Đặng trần côn – Đoàn Thị Điểm, của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, mảng nói về những đau khổ của con người và sự bơ vơ, khó khăn, bất lực,
không biết đi lối nào trong đời sống này và cả tính bi thương, đau đớn của con người. Mảng đó tôi thấy rõ ở Văn học miền Nam đầy đủ hơn.

T.K.: Nếu đặt Văn học miền Nam vào mạch chung của thế kỷ XX, anh thấy nền văn học này đã giữ địa vị nào và đã làm được gì cho nền văn học dân tộc của chúng ta, nói
chung?
V.T.N.: Chúng ta biết rằng thế kỷ XX là một bước chuyển của Văn học Việt Nam, trước đó chúng ta có nền văn học theo mô hình Trung Hoa, ở đó có hai bộ phận chính,
một gần với dân gian, một nữa là văn học chức năng, văn dĩ tải đạo. Sang thế kỷ XX, văn học chúng ta hiện đại hóa tức là vận động theo mô hình văn hóa phương Tây, đến
năm 1945 đã hoàn chỉnh. Sau năm 45, chúng ta có hai mảng văn học như tôi nói ở trên tức là Văn học miền Bắc và Văn học miền Nam. Văn học miền Bắc đi theo luật
riêng , một mặt, nó tiếp theo văn học tiền chiến, và một mặt – mà là mặt chủ yếu -- thì muốn làm công việc khai phá mới , đi lại từ đầu, tức là đi từ văn học dân gian lên và
phủ nhận những kinh nghiệm của thời tiền chiến. Đặt trong cái mạch chung thì đến đây bên cạnh phần nối tiếp, có sự đứt gẫy . Ngược lại, chính Văn học miền Nam, rõ nhất
là thời kỳ 54-75, theo tôi là sự tiếp nối tiền chiến đầy đủ hơn, với những vấn đề mà các nền văn học Đông Nam Á thường thấy là sử dụng quan niệm văn hóa phương Tây,
nói lên được đời sống con người đương thời, có sự nối tiếp những di sản cũ, có sự tiếp nhận một cách bình thường đối với ảnh hưởng nước ngoài. Nhìn đạI thể , nếu Văn
học miền Nam trước sau vẫn nằm trong một mạch liên tục với nước ngoài , thì Văn học miền Bắc, trước 75, gần như cô lập, chỉ có mạch nối tiếp với Trung Hoa và Nga,
nhưng chỉ tiếp nhận được cái phần bề ngoài , vả chăng, ngay cả Nga và Trung Hoa lúc đó cũng đứng cô lập với thế giới. Vì vậy, có thể nói: Văn học miền Nam là sự tiếp
nối bình thường của văn học tiền chiến, -- tức là thuận theo cái dòng trôi chảy bình thường của lịch sử , chỉ có khác là trong điều kiện xã hội hậu thực dân, khi người Việt
Nam bắt đầu nắm được vận mệnh mình và nghĩ phải làm sao đưa nền văn học của mình vào xây dựng xã hộI mớI , tuy nhiên tất cả là còn nham nhở dở dang và sớm buông
xuôi mệt mỏi .

T.K.: Nếu cần tìm về bản chất Văn học miền Nam, theo anh, những giá trị nào là cơ bản của nền văn học này?
V.T.N.: Ở đây có hai giá trị cơ bản của văn học, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Tôi hiểu giá trị hiện thực như thế này, đọc Văn học miền Nam trước 75, tôi hiểu con
người Việt Nam trong chiến tranh, chúng ta thấy ở thành thị, quân đội nước ngoài tập trung đến, với bao nhiêu đảo lộn của con người; còn nông thôn thì nay thuộc phe này,
mai phe kia, con người bị chiến tranh xua đẩy đi khắp mọi nơi, đấy là những bức tranh hiện thực. Có lần tôi đọc một cuốn sách ít người biết lắm, cuốn Bướm khuya của
Túy Hồng, hay là cuốn Đoàn lữ binh mùa thu của Nhã Ca chẳng hạn, nhưng cuốn như thế cho thấy đời sống xã hội - nhất là qua các nhà văn nữ- khi Mỹ vào, được tổ chức
như thế nào để chuẩn bị chiến tranh và đã gây bao nhiêu thay đổi trong đời sống con người. Cái hiện thực diễn tả ở đây không phải là cái hiện thực mà chúng ta quen nghĩ,
tức là ở đó phải có giai cấp nọ, giai cấp kia, phải có địa chủ, tư bản, nông dân - quan niệm hiện thực đó nó cổ rồi, nó khô cứng- mà là không khí hiện thực chung, hiện thực
ngột ngạt, đau đớn, có lúc như ma quái, người ta không thể nắm được, nó nằm ngoài người ta, người ta đành phải chấp nhận nó và cảm thấy ở trong một môi trường mà
mình bị nung nóng lên, bị lệch mọi hành động và suy nghĩ của mình. Thì bức tranh về xã hội chiến tranh như thế, tôi thấy rất nhiều trong các tác phẩm của các nhà văn
miền Nam, ở phần tốt nhất của họ, ở phần họ đúng là nhà văn, thì họ đã nói lên được thực trạng xã hội, ở đấy, đọc thấy rõ hơn, và có cảm tưởng như trở lại không khí của
một đất nước, đã trải qua ba mươi năm quá đặc biệt. Đặc biệt trong đó có một chủ đề mà tôi cho là chủ đề nhân đạo, tức là nền văn học có sự thông cảm với con người, chia
sẻ với con người. Có một số người hay hiểu nền văn học nhân đạo là văn học thương yêu con người, ca ngợi con người, đấy cũng là một cách hiểu. Nhưng theo tôi, điều
quan trọng bậc nhất của chủ nghĩa nhân đạo là hiểu con người, thông cảm với con người, thấy tất cả những sự phức tạp, cái ghê gớm, cái kỳ lạ của con người, nhất là chia
sẻ với con người trong trạng thái nhân thế của nó.

T.K.: Xin anh kể ra một vài tác giả hay tác phẩm nào trong nền Văn học miền Nam đã làm cho anh căn cứ vào đó để nói lên những điều anh vừa nói.
V.T.N.: Tôi nhớ là trong những cuốn sách của nhà văn Dương Nghiễm Mậu thì tôi thấy rất rõ những lúc, trong thời kỳ đầu, Dương Nghiễm Mậu có nhiều suy nghĩ rất trừu
tượng, trong Cũng đành, về vấn đề tồn tại như thế nào, mình có quyền hành động gì, sự lựa chọn đúng hay sai, mình đúng như thế nào, bản mệnh đã bị dày vò thế nào, đấy
là phần đến rất sớm ở Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền và một số người khác. Về sau, khoảng sau 72, tôi được biết là Dương Nghiễm Mậu cũng có những tiểu
thuyết như Con sâu, cũng đã diễn tả tâm trạng đời sống con người trước 75. Rất tiếc là tôi chưa được đọc cuốn này nhưng tôi được đọc nhiều bút ký ngắn của Dương
Nghiễm Mậu tả những chuyến đi theo các đơn vị quân đội đến Tây Nguyên, ra Quảng Trị và nhân vật các sĩ quan trẻ trong đó, tôi thấy diễn tả được hết những đau đớn của
con người, chứng kiến đất nước mình, lớp trẻ bị chết, bị thương, mất hết sự thiêng liêng của đời sống và bơ vơ không biết làm thế nào.
Một tác giả nữa, mà khoảng năm 72, bọn tôi ở quân đội cũng rất xúc động, xôn xao lên là cuốn của Phan Nhật Nam, không phải cuốn nhiều người hay nói tới là cuốn Mùa
hè đỏ lửa, diễn tả không khí chiến trường rất ác liệt, mà là cuốn trước đó, cuốn Dấu binh lửa. Theo tôi, Dấu binh lửa có giá trị rất lớn, vì nó cho thấy sự tan vỡ tâm hồn, tan
vỡ đời sống tinh thần của người thanh niên lớn lên trong một đất nước chiến tranh. Từ chỗ là một người đầy nhiệt huyết, muốn biết, muốn hiểu, muốn đóng góp, muốn làm
cái gì cho dân, cho xứ sở, biến thành người hư hỏng, chán ngán, không còn là mình nữa và biết là mình lội sâu vào trụy lạc, hư hỏng và con người trở nên trâng tráo, chai
lỳ, bất nhẫn, Phan Nhật Nam kêu lên là mình không còn là mình nữa, mình đã đánh mất mình rồi, xã hội đã làm hỏng mình rồi. Tất cả những điều đó đều đọc được trong
Dấu binh lửa. Tôi nhớ là tôi hay nói chuyện với những nhà văn như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, các anh đều công nhận rằng đọc cuốn sách này thấy rất rõ sự vận
động tâm lý, vận động đời sống tinh thần của con người trong xã hội như thế và bọn tôi ghi nhận ngay cách diễn tả, cách viết rất trực tiếp và khả năng sử dụng tiếng Việt
của Phan Nhật Nam trong Dấu binh lửa ở một tác phẩm có tính chất tự thú như thế. Sau này Bảo Ninh có viết Nỗi buồn chiến tranh, đọc Nỗi buồn chiến tranh tôi lại nhớ
đến Dấu binh lửa và tôi có đưa cho anh Bảo Ninh xem, Bảo Ninh nói với tôi: Nếu tôi đọc cuốn Dấu binh lửa này thì có lẽ tôi sẽ viết khác đi. Tôi có cảm tưởng rằng đây là
một trong những cuốn sách viết về chiến tranh mà bọn tôi ghi nhớ mãi và cho rằng ở chỗ đó, nó thể hiện đầy đủ những đóng góp của Văn học miền Nam, tức là ghi nhận
được trạng thái nhân thế, tinh thần của con người một thời, tất cả những đau đớn, vật vã của con người trong một hoàn cảnh phi nhân văn và chính từ đó chúng ta có thể
giải thích tất cả những biến động trong đời sống từ sau 75 đến nay.

T.K.: Thưa anh, có thể nói là sự trở về với Văn học miền Nam của anh còn có một lý do khác, đó là từ khi về hưu anh có nhiều thì giờ đọc hơn và anh cũng đã khám phá ra
nhiều cái mới.
V.T.N.: Tôi cũng xin thú thật là, gần đây, về hưu rồi, tôi mới có điều kiện đọc nhiều, một trong những say mê của tôi là đọc sử của mình suốt những thời kỳ cũ. Thật ra ở Hà
Nội người ta viết sử rất kém, từ lúc tôi đi học đã... không có sử. Rất xấu hổ phải nói là một người viết văn, trí thức như bọn tôi, mà chưa bao giờ tiếp xúc một cách nghiêm
túc với những bộ sử rất quan trọng của chúng ta như bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Việt Sử Cương Giám Khâm Mục hay những bộ sử sau này như Đại Nam Thực Lục của
triều Nguyễn chẳng hạn hay sử Việt Nam đầu thế kỷ XX, thời người Pháp sang tổ chức lại xã hội của mình. Tất cả những trang sử ấy, bọn tôi biết quá ít, sự thực là chúng
tôi có những định kiến sai lầm, những thành kiến, rồi cứ nuôi những thành kiến đó mà cứ tưởng đó là chân lý. Tôi có được may mắn là tự tìm ra được niềm vui đọc lại
những cái đó và từ mảng ấy, tôi hiểu được đời sống hôm nay. Thế thì Văn học miền Nam cũng là một bộ phận, một di sản của dân tộc, nó như những bức ảnh, những cuốn
phim, ghi lại đời sống một thời. Với những nhà văn của một đất nước, với tư cách là trí thức của đất nước, tôi nghĩ chúng ta rất cần lùi xa lại quá khứ và từ khoảng cách xa
như thế, nhìn chung cả lịch sử tinh thần của dân tộc, chúng ta sẽ có được những khái quát để đóng góp xây dựng đời sống trước mắt.

T.K.: Tôi biết là anh đang có một dự định nghiên cứu dài hơi, anh có thể cho biết sơ qua về công việc mà anh đang bắt đầu làm không?
V.T.N.: Tôi đang làm việc tổng kết lại hoạt động của đời mình, theo nghĩa là dù mình có mấy chục năm làm việc nhưng nó cũng như là một bản nháp lộn xộn, bây giờ tìm
xem cái gì là chính, vì thế, tôi nhận viết cuốn sách về văn học Việt Nam thế kỷ XX. Trên con đường ấy, tôi nghĩ là chúng ta phải đánh giá lại Văn học tiền chiến, để thấy nó
như là biểu hiện dạng thức văn hóa dân tộc trong nửa đầu thế kỷ XX, sang nửa sau, phải kể cả mảng Văn học miền Bắc (Văn học cách mạng) và Văn học miền nam. Trong
quá trình xử lý như thế, tôi biết rằng sự chuẩn bị còn quá ít và chưa đầy đủ và bọn tôi còn có những thiếu sót rất cơ bản, thí dụ khả năng có thể tiếp xúc được với những
ngành nghiên cứu mới nhất của phương Tây, thì lại không có, chỉ mầy mò thôi. Và có lẽ việc làm đầu tiên là mình phải thay đổi quan niệm, phải cởi mở, cởi mở theo nghĩa
không phải để cho qua mà chính là để xác thực với thực tế hơn, gần với sự thực, gần chân lý hơn. Tôi mong muốn cả những người viết văn ở Hà Nội, ở Sàigòn cũ và bây
giờ một số ở nước ngoài, tôi nghĩ rằng chúng ta cũng đã có một thời gian nào đấy để nghĩ lại và vượt qua thành kiến cũ của mình, tạo được sự mới mẻ với đời sống văn

ế ấề ổ

hóa, văn học của dân tộc trong thế kỷ XX. Tức là chúng ta phải chấp nhận điều chúng ta phải thay đổi.

T.K.: Vừa rồi anh nhấn mạnh đến việc chúng ta phải thay đổi, theo anh, cái mà chúng ta phải thay đổi ở đây cụ thể là gì? Và tại sao chúng ta lại phải thay đổi? Bài học quá
khứ đã cho ta những kinh nghiệm như thế nào?
V.T.N.: Đối tượng vẫn thế thôi, nhưng sự tiếp cận của chúng ta hôm qua đã thất bại thì hôm nay phải đổi cách nhìn, phải có những công cụ mới, cái nhìn mới. Trong thực tế
đời sống nghiên cứu văn học, văn hóa ở Hà Nội cũng đã có như thế: trong một thời gian dài ở Hà Nội Văn học tiền chiến coi như rất yếu kém, nhiều hư hỏng. Những tác
giả như Vũ Trọng Phụng coi như không được in lại, Nguyễn Công Hoan cũng có những sai lầm, Ngô Tất Tố cũng hạn chế, Tự Lực Văn đoàn coi như vứt đi hết, chỉ có
Thạch Lam được yêu mến một chút thôi, chứ còn tất cả đến bây giờ vẫn coi lãng mạn là xa rời đời sống, nhiệm vụ dân tộc. Từ lúc trước 75 hiểu như thế, đến bây giờ thì
khác hẳn, bây giờ lại bắt đầu nhìn Văn học tiền chiến như một niềm tự hào của văn hóa, văn học dân tộc, thì tôi thấy rõ ràng chúng ta đã thay đổi, tôi muốn rằng sự thay đổi
ấy cũng sẽ đến với Văn học miền Nam, trong cái nhìn Văn học miền Nam trước 75. Tôi thấy, ví dụ như người Nga, họ cũng nhìn thấy ở văn học hải ngoại của họ, người
Trung Hoa cũng tìm thấy ở Văn học Đài Loan, Văn học Hồng Kông những giá trị. Ở Đài Loan có những nhà văn như Bạch Kiến Chúc mà các sách văn học sử của Bắc
Kinh coi là quan trọng của nền Văn học Trung Hoa thế kỷ XX. Những quan niệm của mình phải thay đổi. Người ta lại bảo có những hạn chế. Tôi thấy ai mà chẳng có hạn
chế, ví dụ bây giờ đọc bất cứ cuốn sách nào ở Hà Nội, đều thấy nói rằng Nguyễn Du có nhiều tư tưởng hạn chế, nhưng không phải vì hạn chế ấy mà tất cả chúng ta bỏ,
không say mê Kiều và cảm thấy Kiều là phần thân thiết, gần gũi và là một tiếng nói tâm hồn của chúng ta. Tôi thấy trong việc trở lại Văn học miền Nam, vẫn còn nhiều
thành kiến cũ, vẫn có những ngần ngại, cố chấp làm chúng ta khó thay đổi. Tôi thấy cần phải có sự giải phóng tư tưởng, và phải có những tiêu chuẩn rất cơ bản, thí dụ như
tiêu chuẩn vì quyền lợi chung của dân tộc, vì tính chất nhân đạo, tính chất nhân văn của con người. Những tiêu chuẩn ấy mới là những sâu xa của văn học và trên những cơ
sở như thế tôi tin rằng việc này sẽ được tiếp tục tốt hơn.

T.K.: Nếu so sánh sinh hoạt văn học hiện nay ở trong nước với sinh hoạt văn học miền Nam trước 75, anh có thấy điểm tương đồng nào giữa hai nên văn học này?
V.T.N.: Gần đây tôi thấy rõ ràng là văn học ở trong nước hiện nay đang có nhiều điểm giống như Văn học miền Nam trước 75, kể cả sự phát triển văn hóa đại chúng, kể cả
sự học đòi nhiều lúc hơi xô bồ, tuỳ tiện đối với phương Tây, cái mệt mỏi của con người, nỗi băn khoăn của người trí thức để có một nền văn học khác đi, so với sức cuốn
của xã hội hiện đại. Nhiều lúc ở Hà Nội này, tôi đọc và tôi cảm thấy những hiện tượng quanh mình tôi đã gặp một lần đâu đó, và tôi nhớ lại là trước năm 75 tôi đã đọc ở
Sàigòn, bên cạnh Bách Khoa, bên cạnh Văn, đã có những nhốn nháo, nhố nhăng, tùy tiện rất buồn cười mà ngay lúc bấy giờ nhiều người đã kêu rồi. Ngay ở phương diện
ấy, Văn học miền Nam cũng đã làm bước hội nhập đi trước so với văn học trong nước bây giờ mà các nhà văn trẻ hiện nay đang muốn thay đổi, họ cũng không muốn viết,
không muốm sáng tác như những người đi trước, như bọn tôi, nữa; thế nhưng sự chuẩn bị không có. Sự chuẩn bị này, dĩ nhiên lỗi không phải ở lớp trẻ mà là ở lớp người đi
trước, chúng tôi đã không góp phần chuẩn bị cho họ, thành ra, ngay ở phương diện này, các nhà văn trẻ cũng có thể tìm thấy trong các tác phẩm của các nhà văn miền Nam,
những ví dụ, những bài học, để học theo, những bài học hữu ích cho công việc của họ.

T.K.: Chắc anh cũng đồng ý với tôi là mặc dù giới trẻ trong nước hiện nay không có cơ hội trực tiếp tiếp xúc với Văn học miền Nam, nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ, tìm tòi
kỹ thì chúng ta vẫn thấy có một vài ảnh hưởng nào đó của Văn học miền Nam trên một số tác giả trẻ hiện nay. Vậy anh có thể lý giải cụ thể thế nào về hiện tượng này?
V.T.N.: Cụ thể thế này. Chúng ta đều biết rằng Văn học miền Nam vẫn có cách xuyên thấm vào đời sống. Ví dụ như thơ, các hội thơ gần đây đã bắt đầu đưa Thanh Tâm
Tuyền lên thành một tìm tòi của thơ thế kỷ XX ở Việt Nam và trong dư luận miệng tức là trong các cuộc trao đổi, mọi người trông vào các tìm tòi của các nhà thơ ở miền
Nam trước 75 như những bước khai phá tiếp tục Thơ Mới, để tìm tới một giai đoạn mới của thơ và để thơ Việt Nam hội nhập thế giới. Tôi cho là thơ của các nhà thơ ở miền
Nam trước 75, trong chừng nào đó, nó đã giải quyết việc này, một cách liên tục, một cách đại trà rộng rãi, và đã đạt được mức thành công. Nó sẽ góp phần thúc đẩy văn học
trong nước. Tôi thấy tình trạng trong nước bây giờ rất trì trệ và có cái gì như là bế tắc, người ta muốn tìm nhưng không biết tìm gì và cái tìm ra thì thiếu điều kiện cơ bản
cho nên không phải là cái mà người ta cần. Tôi thấy ngay đến cả các vấn đề như thế nào là tiểu thuyết? văn xuôi là như thế nào? chấp nhận phương Tây như thế nào? thì các
nhà văn trẻ bây giờ cũng có thể đọc lại các nhà văn miền Nam trước 75. Thế rồi cách thể hiện cá nhân như thế nào? quan hệ cá nhân, xã hội thế nào? họ cũng có thể tìm
thấy trong các nhà văn miền Nam cách thể nghiệm của mình. Giới nghiên cứu chúng tôi cũng thấy điều đó, chính chị Thụy Khuê đã có lần viết trong bài Văn học miền
Nam, về việc xây dựng Văn học miền Nam ở Sàigòn trước năm 75, có những nhóm người trẻ lúc bấy giờ đầy những ao ước xây dựng nền văn nghệ mới, qua giai đoạn tiền
chiến rồi, qua giai đoạn Pháp cai trị rồi, một nền văn nghệ của nước mình. Việc mà nền Văn nghệ miền Nam làm được: thứ nhất là tiếp nhận di sản cũ, nối tiếp truyền thống
các nhà văn cũ và thứ hai là tiếp nhận một cách bình thường văn học, văn hóa nước ngoài, coi đó là nguồn góp ý cho mình, coi đó là cách mình có thể tựa vào để phát triển.

T.K.: Xin hỏi anh về di sản văn học. Theo anh thì Văn học miền Nam có vai trò gì trong việc bảo tồn Văn học tiền chiến và trên mặt nghiên cứu văn học, theo anh, miền
Nam có để lại thành quả nào mà anh thấy vẫn còn hữu ích cho giới làm văn học hiện nay không?
V.T.N.: Trong việc di sản Văn học tiền chiến, thì trong một thời gian dài, ở Hà Nội mất đi rất nhiều, nhiều tài liệu bị cất vào thư viện, sau đó không ai đọc, cuối cùng không
biết ở đâu. Thì chính là ở Sàigòn, nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn đã bắt đầu có sự nối tiếp, chuẩn bị, sưu tầm tài liệu, đã góp phần làm dài di sản chung của chúng ta. Gần
đây, như tôi biết, Từ điển văn học đã đưa vào một cuốn sách văn học sử mà riêng bản thân tôi rất thích thú và đã mua về để coi như là cuốn sách rất tốt về văn học sử Việt
Nam, đó là cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ. Những người có theo dõi văn học Sàigòn, đều biết hồi ấy có nhiều người rất nổi trên phương
diện nghiên cứu văn học và biên khảo, ông Phạm Thế Ngũ chỉ là một nhà giáo và cuốn sách mà tôi nói chỉ là một cuốn giáo trình; nhưng thực sự gần đây, tất cả mọi người
đều công nhận đó là một cuốn sách viết rất nghiêm túc về Văn học Việt Nam nói chung, bằng chứng là cuốn sách đó đã được đưa vào Từ điển văn học, do nhóm của Viện
Văn Học chủ trì. Tất cả những thành tựu của Văn học miền Nam, như cuốn sách về triết học của Trần Thái Đỉnh, cuốn Triết học hiện sinh cũng đã được in lại. Hôm qua
tình cờ tôi đọc lại cuốn Văn học miền Nam Tổng quan của Võ Phiến, thì ông Võ Phiến cho biết cuốn đó có thời gian là cuốn bán chạy nhất, năm nó ra đời ở Sàigòn. Điều
đó tôi rất thông cảm bởi vì hiện nay ở Hà Nội cũng thế thôi: có một khao khát tiếp nhận những cái mới của phương Tây, tiếp cận những tinh hoa của họ, tôi thấy việc đó thì
Văn học miền Nam đã đi trước và để lại những thành quả mà bây giờ chúng tôi không dễ gì vượt qua.

T.K.: Thưa anh, nếu đưa được nền Văn học miền Nam trở lại văn đàn thì anh thấy điểm nào có thể giúp ích ngay cho sinh hoạt văn học hiện nay trong nước?
V.T.N.: Nhìn chung, tất cả những phần đóng góp của Văn học miền Nam đối với nền văn học dân tộc, hứa hẹn nhiều bài học quý báu cho việc xây dựng nền văn nghệ của
chúng ta. Thí dụ việc xây dựng ngôn ngữ văn học. Hiện nay trong đời sống Hà Nội, ngôn ngữ giao tiếp thông thường... rất kinh khủng. Hôm nọ có người viết bài về việc
giữ chủ quyền trong ngôn ngữ, ý nói đang có cuộc xâm lăng ngôn ngữ từ tiếng Anh, đến tiếng Hán xâm nhập vào tiếng nói rất loạn xạ, và ngay cả ngôn ngữ văn học của
những người cầm bút hiện nay cũng hết sức lộn xộn, hết sức nhếch nhác, lâu lắm không có người viết văn hay. Trong lúc đó, tôi đọc lại Văn học miền Nam, với những ngòi
bút bậc thầy, ở phần hay nhất của mình, thì Mai Thảo có những trang viết hết sức văn học, rất hay, Võ Phiến có giọng văn riêng, cho thấy một đời sống tinh thần không thể
có ở thời tiền chiến được. Rồi rất nhiều nhà văn khác, như Dương Nghiễm Mậu, Phan Nhật Nam, v.v... cả những nhà văn tương đối phổ thông hơn như Thụy Vũ, Nhã Ca,
Trùng Dương, Túy Hồng v.v... ở họ, đều là những thể nghiệm ngôn ngữ mà đi sâu hơn thì ở đó nó có cái mạnh của tiếng nói Hà Nội, có cả cái mạnh của văn hóa miền Nam,
của Sàigòn lục tỉnh, tôi thấy hai điều đó được kết hợp nhuần nhụy trong những nhà văn, một số nhà văn di cư, mang lại cho ngôn ngữ văn học của Văn học miền Nam một
mực thước và sau đó đạt cái chuẩn mà đến bây giờ bọn tôi vẫn trông vào đó để học hỏi. Hoặc trong việc dịch những tác phẩm văn học nước ngoài sang tiếng Việt, cách xử
lý tiếng Việt của các dịch giả, tôi thấy đó là điều bọn tôi phải nể và phải tiếp nhận học hỏi và phải công nhận những đóng góp của họ. Tôi chỉ muốn nói là gần đây tôi đã có
phản ứng như thế và rất muốn chia sẻ với mọi người như thế.

T.K.: Thưa anh, câu chuyện đã khá dài, trước khi từ giã, anh thấy có những điều gì anh muốn nói thêm về việc đưa Văn học miền Nam trở lại văn đàn, điều mà anh thật sự
hết lòng mong muốn thúc đẩy.
V.T.N.: Tôi chỉ muốn nói một điều là hiện nay tôi bị ám ảnh bởi điểm là chúng ta đến chậm quá, làm muộn quá. Hiện nay nếu muốn quay trở lại Văn học miền Nam, ngoài
khó khăn tôi nói trên về tư tưởng, cách làm việc, thì khó khăn vật chất rất cụ thể như tư liệu thì mất rất nhiều và không ai chuyên tâm. Lòng người thì vẫn tâm lý hậu chiến
tức là vẫn bị ảnh hưởng ngày hôm qua, không tách ra được để nhìn đối tượng văn hóa, bình tĩnh làm công việc một cách tốt hơn. Gần đây trên mạng talawas cũng đã trích
đăng lại một só tác phẩm cũ của Văn học miền Nam, ở bên Mỹ, nhiều tác phẩm cũ được in lại, nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa đủ. Thỉnh thoảng trao đổi với một vài nhà
nghiên cứu khác cũng thấy thế. Chúng tôi có cảm tưởng mỗi người nắm một tí, tức là mỗi người chỉ nắm được phần của mình thôi, còn sự thực những người nắm được bao
quát chung thì không có và hiện nay tài liệu cũng rất thiếu sót. Cụ thể những bộ báo, sách quan trọng như tập Bách Khoa, Văn... thì không biết ở trong và ngoài nước người
ta còn bao nhiêu và làm thế nào đưa nó lên thành tài liệu nghiên cứu cho tất cả mọi người. Làm được như thế thì cũng đòi hỏi một nỗ lực rất lớn, văn học mạng hiện nay rất
phát triển nhưng không ai làm việc lưu trữ này, dự trữ tài liệu, để thúc đẩy việc nghiên cứu Văn học miền Nam. Trong quá trình nghiên cứu văn học, tôi rất muốn có dịp nào
đó chúng ta cùng trở lại Văn học miền Nam, đọc lại nó để hiểu nó.

T.K.: Xin thành thật cám ơn anh Vương Trí Nhàn.


Click to View FlipBook Version