The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Bản Tiểu Sử K26

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by fireant26, 2021-11-01 13:19:34

TieuSu K26

Bản Tiểu Sử K26

Bản Tiểu Sử Khóa 26

Bản Tiểu Sử Khóa 26
Khóa Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh

Tổng Quát:
Lễ nhập trường: 24/12/1969 tổng số ứng viên trúng tuyển có đủ điều kiện thể chất 196 người
Lễ mãn khóa: 18/1/1974 tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy hiện dịch: 175

TVBQGVN nơi qui tụ những chàng trai Việt có lý tưởng Quốc Gia

I. Năm Thứ Nhất (1970)
1. Giai đoạn Tân Khóa Sinh TKS (24/12/1969 – 28/2/1970)
Thí sinh trúng tuyển, trình diện: 227 ứng viên
Ứng viên hội đủ điều kiện thể chất được gia nhập Tân Khóa Sinh K26: 196 ứng viên

Ứng viên K26 tại phi trường Cam Ly K23 Tiểu Đoàn 1 đón tiếp TKS K26

Ngày Giáng Sinh 24/12/1969 196 ứng viên K26 được SVSQ Cán bộ TKS K23 tiểu đoàn 1
chào đón tại Cổng Nam Quan với nghi lễ truyền thống . Tám tuần huấn nhục mở đầu bằng
“ngày hành xác nhập trường” và bắt đầu thời gian thụ huấn 4 năm dài tại đồi 1515; K26 có một
đêm Giáng Sinh nhiều kỷ niệm khó quên

Ngày 28/2/1970, TĐ/TKS/K26 kết thúc Mùa Tân Khóa Sinh gian khổ bằng đợt leo núi,
chinh phục hai đỉnh Lapbe Nord (1732 m) và Lapbe Sud (1702 m) thay vì leo đỉnh Lâm Viên
(theo truyền thống) vì tình hình an ninh tại địa phương . Một số TKS vì sức khỏe không đáp
ứng được sự thử thách rèn luyện (7 TKS) được trở về đời sống dân sự

TKS Nguyễn văn Xuân D26 giã từ bạn bè Đại Tá Nguyễn văn Sử và TKS K26 tại Lapbe North

TKS F26 trên đỉnh Lapbe North TD/TKS trình diện Thiếu Tướng Lâm Quang Thi

Lễ gắn Alpha tại Vũ Đình Trường Lê Lợi đêm 28/2/1970.
189 Tân Khóa Sinh K26 được gắn Alpha Đỏ và chính thức trở thành Sinh Viên Sĩ Quan
của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

2. Mùa Văn Hóa (3/1970 - 11/1970)
Văn Hóa Vụ Trưởng: Hải Quân Đại Tá Nguyễn Vân.
Mùa Văn Hóa bắt đầu tháng 3 và kéo dài cho đến giữa tháng 12. Khối Văn Hóa Vụ được
chia làm 9 phân khoa: khoa sinh ngữ; nhân văn; khoa học xã hội; toán; khoa học; cơ khí; công
chánh; kỹ thuật điện; kỹ thuật canh nông. Mỗi mùa Văn Hóa được chia làm hai lục cá nguyêt.
Mỗi lục các nguyệt có 3 giai đoạn, và mỗi giai đoạn kéo dài 6 tuần lễ. Có bài sát hạch hàng
tuần; cuối giai đoạn; cuối lục cá nguyệt và cuối mùa văn hóa. Các phương tiện hỗ trợ việc giảng
dạy : thư viện, phòng thính thị Anh Ngữ, phòng thí nghiệm Hóa học, phòng thí nghiệm vật lý;
phòng thí nghiệm nặng; nhà in sách giáo khoa (trích bài viết của GS Đoàn văn Khanh thuộc Văn
Hóa Vụ)
Các môn học năm thứ nhất: Giải Tích 1A, 1B, 2A, 2B, Hóa Học Vô Cơ, Hóa Học Hữu Cơ,
Sử Âu Mỹ, Sử Á Việt, Anh Ngữ 1, Anh Ngữ 2, Văn Chương Việt Nam 1, Văn Chương Việt Nam 2.
SVSQ phải đạt điểm trung bình 2.5/4.0 đủ tiêu chuẩn lên lớp và trong 4 năm chỉ được ở
lại một lần . Trong Mùa Văn Hóa, ngoài 4 giờ thể thao hàng tuần, SVSQ/K26 còn được học
thêm môn Quyền Anh (boxing) 2 giờ /tuần do Võ Sư Văn Đại chỉ dẫn

SVSQ K26 năm thứ nhất

SVSQ D26 SVSQ năm thứ nhất trực cổng Nam Quan

Đêm 29/4/1970, Việt Cộng bất ngờ đột kích, tấn công trường, SVSQ Bùi Lễ G26 đã bắn
hạ một VC tại vọng gác bên hông Bộ Chỉ Huy, được tưởng thưởng huy chương Anh Dũng Bội
Tinh với ngôi sao đồng .

Tháng 6/1970 VC đột kích; phá hàng rào phòng thủ phía trên đường mòn dẫn đến hội
quán Huỳnh Kim Quang; nhưng chúng đã bị phát giác từ bên ngoài vòng rào và bị tiêu diệt bởi
các toán kích cơ hữu của trường

Tham dự lễ Mãn Khóa K23 ngày 18/12/1970 cùng với K24 và K25.
Tổng kết thành tích văn hóa và quân sự toàn niên: 182 SVSQ/K26 được chấp nhận trở
thành SVSQ năm thứ hai và đi phép thăm gia đình 2 tuần lễ trong lúc có 7 SVSQ ra trường sớm
vì vài lý do đặc biệt hoặc thiếu điểm văn hóa được chuyển về thụ huấn tại Trường Bộ Binh Thủ
Đức.

SVSQ năm thứ nhất F26

II. Năm Thứ Hai (1971)
1. Mùa Quân Sự (12/1970 - 2/1971)
Quân Sự Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Sử.
Khóa 24 huấn luyện TKS/K27 nhập trường ngày 27/12/1970 . K26 bàn giao công việc bảo

trì phòng vệ sinh và hành lang buildings Đại Đội SVSQ cho khóa đàn em Khóa 27
SVSQ/K26 được huấn luyện về chiến thuật cấp Trung Đội và các môn học liên quan đế

vũ khí cộng đồng, vũ khí khối Cộng, địa hình, truyền tin, thiết giáp, quân nhu, tiếp vận.

+
Cuối tháng 10/1971, SVSQ/K26 lên đường du hành thăm viếng và thực tập tại một số
quân trường, đơn vị yểm trợ và trung tâm huấn luyện

.

K26 du hành (ảnh chụp tại đài tuột núi trung tâm huấn luyện BDQ Dục Mỹ)
Thăm viếng các đơn vị yểm trợ và tiếp vận: Quân Nhu, Quân Cụ, Truyền Tin, Căn Cứ
Không Quân Tân Sơn Nhất, Trung Tâm Khai Thác An Bài Điện Tử trực thuộc Bộ Tổng Tham
Mưu và Hải Quân Công Xưởng tại Sài Gòn.
Thăm viếng Trường Công Binh tại Bình Dương.
Thăm viếng Căn Cứ Huấn Luyện Thủy Quân Lục Chiến Sóng Thần tại Thủ Đức.
Thăm viếng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân và Không Quân tại Nha Trang.
Thăm viếng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn.

Thăm viếng và thực tập tại trung tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân, trường Pháo Binh
Dục Mỹ, và trường Thiết Giáp Long Thành.

2. Mùa Văn Hoá (3/1971 – 11/1971)
Văn Hoá Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Huệ
Các môn học năm thứ hai: giải tích 3, thống kê, vật lý 1, vật lý 2, cố thể 1, cố thể 2,
trắc lượng 1, trắc lượng 2, mạch điện, anh ngữ 3, anh ngữ 4, tư tưởng chính trị, chính thể
hiện đại.

1971 Liên đội CD K26 quân phục tác chiến Liên đội CD K26 quân phục mùa đông blouson

Đặng Như Thạch Nguyễn Định Quấc Vũ thế Thủ A26 Trần Quang Diệu D26

Vào tháng 9 năm 1971; một phái đoàn chuyên viên trắc nghiệm do Tổng Cuộc Quân
Huấn đến Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tổ chức sát hạch để tuyển chọn ứng viên Quân
Binh Chủng cho toàn thể SVSQ K26 .

Với nhiều thiết bị tân tiến; buổi sát hạch chú trọng về kỹ năng khéo léo và khả năng
nghe của tai và sự tinh tế của đôi mắt để tuyển chọn ứng viên cho chương trình Liên Quân

Chủng của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH nhằm đào tạo các Sĩ Quan Hiện Dịch xuất thân từ
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam; trong tương lai phục vụ cho Quân Chủng Không Quân và Hải
Quân (ghi chú: chương trình Liên Quân Chủng đã được thực thi từ K25 SVSQ Võ Bị Quốc Gia).

Tổng số phân chia cho chương trình Liên Quân Chủng K26 gồm: Không Quân 15 SVSQ;
Hải Quân 22 SVSQ; số còn lại thuộc lục quân 145 SVSQ

Năm 1971 K26 có tin buồn: bạn Lê văn Hùng A26 cư dân Đà Lạt; qua đời vì bệnh sốt rét
(bạn Hùng bị nhiễm bệnh trong chuyến du hành thăm trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân
Dục Mỹ Nha Trang). Tổng số SVSQ K26 hiện diện tại hàng là 181 người .

Song song với các buổi học văn hóa 5 ngày chính trong tuần; vào ngày thứ bẩy các SVSQ
được tham dự các buổi huấn luyện về tâm lý chiến, lãnh đạo chỉ huy, các công tác huấn đạo
do Đại Úy Võ văn Sung và Đại Úy Kiên giảng dạy

Kiến thức quân sự của SVSQ K26 còn được bổ túc bằng các buổi học kinh nghiệm chiến
trường do các Sĩ Quan Niên Trưởng trở về thăm trường Mẹ; truyền đạt cho khóa đàn em

Ngoài môn Quyền Anh học năm thứ nhất với Sư Phụ Võ Sư Văn Đại; năm thứ hai các
SVSQ K26 được chọn học Thái Cực Đạo hay Nhu Đạo cho đến hết năm thứ tư . Các SVSQ có
đẳng cấp đai từ dân chính được thi đấu sát hạch và đeo đai thích hơp. Thái Cực Đạo có chuẩn
úy huấn luyện viên Chiến và Nhu Đạo có trung sĩ huấn luyện viên Chung tận tâm truyền đạt và
chỉ dạy chu đáo các đòn thế và bài quyền cho SVSQ K26

Nguyễn Đức A26 Vũ thế Thủ A26

Các Niên Trưởng K24 ra trường dịp cuối năm 1971 và lễ mãn khóa ngày 17/12/1971

Trong buổi lễ mãn khóa K24; tám SVSQ 26 đã biểu diễn kỹ thuật Viễn Thám được thực
tập trong chuyến du hành Quân Binh Chủng với màn đổ quân và thu quân bằng thang dây xử
dung trực thăng UH-1

Logo nguyên thủy Logo sau 1975 tại hải ngoại

III. Năm Thứ Ba (1972)
1. Mùa Quân Sự (12/1971 – 2/1972)
Quân Sự Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Sử
Sau hai năm đầu; SVSQ K26 hoán chuyển đại đội và hai đại đội mới được thành lập cho

SVSQ K26 được tuyển chọn học chương trình mùa quân sự năm thứ ba thuộc Không Quân; đại
đội I26 và Hải Quân đại đội K26

Khóa 28 Tân Khóa Sinh nhập trường ngày 24/12/1971 do K25 huấn luyện

Mùa Quân Sự năm thứ ba; các SVcSQ/K26 thuộc Đại Đội Không Quân I26 được di
chuyển ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang để được thụ huấn chương trình
quân sự chuyên môn về: Khí Tượng, Không Hành, Phi Cụ, Không Lưu, Bảo Trì Phi Cơ, Anh Ngữ
Phi Hành

Đại Đội I26 tại Nha Trang
Trong mùa Văn Hóa tại TVBQGVN đại đội I26 học thêm các môn: cấu trúc phi cơ; khí

tượng học; vũ khi trang bị trên phi cơ và được huấn luyện về cơ cấu tổ chức, điều hành và phối
hợp hành quân của các phi đoàn Chiến Đấu, Vận Tải, và Quan Sát tại các Không Đoàn Chiến
Thuật.

Được tổ chức đi thăm viếng Sư Đoàn 2 Không Quân tại Nha Trang, Sư Đoàn 3 Không
Quân tại Biên Hòa, Sư Đoàn 4 Không Quân tại Cần Thơ và Bộ Tư Lệnh Không Quân tại Sài Gòn.

SVSQ Hà Mai Trường B26 quân phục Đại Lễ

Các SVSQ/K26 thuộc Đại Đội Hải Quân rời trường và đến Trung Tâm Huấn Luyện Hải
Quân Nha Trang để được huấn luyện chuyên môn về: căn bản sĩ quan ngành chỉ huy (không có
ngành cơ khí) và lý thuyết các môn: Giám Lộ, Hải Hành, Hải Pháo, Truyền Tin, Thám Xuất và
Vận Chuyển, Phòng Tai.

Sau đó các SVSQ Hải Quân được thực tập trên những thủy đỉnh về vận chuyển, cặp cầu,
đo phương giác, định vị trí chiến hạm bằng radar.

Đại Đội Hải Quân K26 tại trung tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang Hai SVSQ Hải Quân

Các SVSQ/K26 Lục Quân học chiến thuật cấp Đại Đội, sử dụng vũ khí nặng, điều chỉnh
pháo binh, thực tập hành quân trực thăng vận.

Tổng số 145 SVSQ/K26 Lục Quân về Trại Hoàng Hoa Thám, Sư Đoàn Nhảy Dù, Sài Gòn
học Khóa 251 Nhảy Dù từ 21/2/1972 đến 10/3/1972 và kết thúc khóa học qua phần biểu diễn
nhảy dù xuống sân cù thành phố Đà Lạt

2. Mùa Văn Hóa (3/1972 – 11/1972)
Văn Hóa Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Huệ
SVSQ K26 bước vào mùa văn hóa năm thứ ba với các môn học: Tân Vật Lý, Cố Thể 3, Lưu
Chất 1, Lưu Chất 2, Điện Tử, Điện Khí 1, Điện Khí 2, Kiến Tạo 1, Kiến Tạo 2, Tâm Lý, Luật, Kinh
Tế, Khí Tượng, Hàng Hải và thực tập tại các phòng thí nghiệm.

SVSQ tham khảo sách tại thư viện Phía sau thư viện trường VBQGVN (Nhơn G26)

Mùa Quân Sự năm thứ ba của K26 được khơi động với các tin tức leo thang của cuộc
chiến. Cộng quân vượt sông Bến Hải; tấn công các tỉnh miền Trung. Trận đánh mùn hè đỏ lửa
năm 1972 đã gây nhiều lời dự đoán K26 phải ra trường sớm đáp ứng tình hình chiến trường .

Tháng 5/1972, Đại Tá Quân Sự v. Trưởng Nguyễn Văn Sử bị ám sát bằng lựu đạn mini
M67 và tử thương ngay tại phòng ngủ thuộc tầng trệt phòng trực Lê Lợi. Cuộc điều tra của An
ninh Quân Đội không tìm ra manh mối.

Tháng 5/1972, Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ nhận chức vụ Tân Chỉ Huy Trưởng
TVBQGVN. Trung Tướng Lâm Quang Thi ra Quân Khu 1 nhận chức vụ Tư Lệnh Tiền Phương
Quân Đoàn I.

Đêm 9/9/1972, SVSQ/K26 tổ chức Lễ Trao Nhẫn Truyền Thống với sự tham dự đông đảo
của thân nhân. (Khóa 25 là khóa đầu tiên đề xướng và thực hiện thành công nghi thức nầy).

Khóa 25 mãn khóa ngày 15/12/1972 trao Hệ Thống Tự Chỉ Huy cho K26

K25 bàn giao Quốc Quân Kỳ cho K26 Thủ Khoa K25 Hải Quân Th/úy Nguyễn Anh Dũng
IV. Năm Thứ Tư (1973)

1. Mùa Quân Sự (12/1972 – 2/1973)
Quân Sự Vụ Trưởng: Trung Tá Nguyễn Thúc Hùng.
SVSQ/K26 đảm nhận Hệ Thống Tự Chỉ Huy Trung Đoàn SVSQ.

Hệ Thống Tự Chỉ Huy Trung Đoàn SVSQ 1973 đợt I và đợt II

Quân Phục mùa hè Quân Phục mùa đông

SVSQ/K26 Lục Quân Tiểu đoàn 1 huấn luyện TKS/K29 đợt 1 từ 29/12/1972 đến
25/1/1973.

SVSQ Cán Bộ K26 chào đón TKS K29 Cổng Nam Quan: TKS K29 trình diện

SVSQ K26 Lục Quân được chia làm hai đợt; di chuyển đến Trung Tâm Huấn Luyện BDQ
Dục Mỹ Nha Trang ; vào tháng giêng và tháng ba năm 1973; để thụ huấn khóa Rừng Núi Sình
Lầy và Viễn Thám I và II / đặc biệt (thời gian chỉ có 4 tuần / so với khóa học chính thức là 6
tuần). Vì lý do thời gian chỉ là 2/3 khóa chính thức; sau khi kết thúc khóa học; chỉ được cấp
danh sách chung; chứng nhận đã qua đợt huấn luyện đặc biệt này. Các Sĩ Quan K26 về binh
chủng Biệt Động Quân sẽ phải học lai bằng RNSL này

Đại Đội I26 Không Quân ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang thụ huấn
chuyên nghiệp: học lý thuyết địa huấn và bay tập. Hoàn tất chương trình bay solo T41.

Đại đội K26 Hải Quân di chuyển đến Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang thụ
huấn chuyên nghiệp: thực tập hải nghiệp. Thăm viếng các đơn vị hải quân duyên hải, đài kiểm
báo, Căn Cứ Cam Ranh và các chiến hạm.

Các SVSQ cán bộ K26 Lục Quân Tiểu Đoàn 2 huấn luyện TKS/K29 đợt 2 từ 26/1/1973 đến
22/2/1973 và hướng dẫn TKS/K29 chinh phục đỉnh Lâm Viên ngày 22/2/1973.

Tiểu đoàn I SVSQ K26 Lục Quân đi học Khóa 2 Rừng Núi Sình Lầy và Viễn Thám đặc biệt
tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ Nha Trang

Vì vi phạm kỷ luật; một SVSQ phải ra hội đồng kỷ luật và bị hình phạt rời trường với cấp
bậc Thượng Sĩ. Tổng số SVSQ K26 còn lại 180

2. Mùa Văn Hóa (3/1973 – 1/1974)
Văn Hóa Vụ Trưởng: Trung Tá Nguyễn Phước Ưng Hiến.
Chín SVSQ/K26 được chia làm 3 toán đi cổ động ứng viên K30 tại Đà Nẵng, Sài Gòn và
Cần Thơ.
Sau hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 tình hình chính trị phức tạp tại các vùng
bị quân Cộng Sản chiếm đóng; thế trận “da beo” lấn chiếm lãnh thổ và kế sách “cắm cờ” của
CS đã gây xáp trộn khắp 4 vùng chiến thuật . Tổng Cục Quân Huấn và Khối Chiến Tranh Chính
Trị bộ Tổng Tham Mưu thi hành kế hoạch giải thích chính trị cho người dân. Các SVSQ/K26 và
khóa đàn em SVSQ/K29 được phân phối từng toán công tác ra miền Trung nhằm phổ biến
thông tin Chiến Tranh Chính Trị, giải thích Hiệp Định Paris cho dân chúng tại các quận, thị xã và
tỉnh thành như Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Tín từ 3/1973 đến
5/1973.

SVSQ K26 đã mất nhiều thời gian đi công tác chiến tranh chính trị vì vậy áp lực về điểm
học năm thứ tư rất nặng nề. Tất cả SVSQ phải cố gắng ôn tập tất cả các môn: Điện Khí 3, Năng
Lượng, Xa Lộ, Phi Trường, Kỹ Thuật Thanh Hóa, Công Quyền, Lãnh Đạo, Quản Trị, Quân Cụ,
Canh Nông, Quân Sử, Anh Ngữ Quân Sự, Kiến Trúc Chiến Hạm…và các bài thực tập tại nhà Thí
Nghiệm Nặng. Thời gian mùa văn hóa kéo dài 9 tháng; nay dồn lại chỉ còn 6 tháng học.

Vào dịp lễ ngày Quân Lực 19 tháng 6 SVSQ K26 và K27 được lịnh phải tập luyện cho lễ
duyệt binh ngày Quân Lực tại Saigon . Hàng tuần phải thực tập vất vả tại đường Trần Hưng
Đạo thị xã Đà Lạt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Trần Đạo Hàm Trưởng khoa thể chất.

Kết quả diễn hành ngày Quân Lực 19 tháng 6 tại Saigon: TVBQGVN cùng giải nhất với
Thiếu Sinh Quân

Một điều không may mắn xảy đến cho K26: SVSQ Đặng Kinh Luân A26 đã bị ngã đập đầu
khi trèo lên xe GMC trong một lần thực tập diễn hành tại trại tạm trú Hốc Môn và qua đời.
Tổng số SVSQ K26 còn lại 179 người

K26 không được miễn trừ và phải vượt qua các bài sát hạch đầy đủ các môn học về văn
hóa và quân sự cho dù thời gian học tập phải dồn lại; vì đã phải trải qua đợt công tác Chiến
Tranh Chính Trị tại quân khu 2 và đợt diễn hành ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1973 tại
Saigon

K26 là khóa đạt kỷ lục được huấn luyện lâu nhất trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam khi
được biết ngày lễ Mãn Khóa dự trù vào 18 tháng 1 năm 1974 ( 4 năm gần 1 tháng; tính từ ngày
nhập trường là 24 tháng 12 1969)

Một món quà rất quý báu từ Niên Trưởng Nguyễn Văn An K21 Trưởng Khoa Địa Hình;
trao tặng cho K26 Lục Quân làm hành trang “xuống núi” là: Cẩm Nang Địa Hình (dạng pocket
book) đã giúp nhiều Sĩ Quan K26 trong khi tham gia trận chiến cuối cùng bảo vệ đất nước Việt
Nam Cộng Hòa cho đến giờ phút mất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975

Một SVSQ K26 phụ trách Ban Hỏa Thực của Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan bị kỷ luật và ra
trường với cấp bậc Chuẩn Úy; và ba SVSQ không đủ điểm về văn hóa phải ở lại lớp; thụ huấn
thêm một năm cùng khóa đàn em K27. Tổng số SVSQ K26 chuẩn bị dự lễ Mãn Khóa là 175
người .
Danh Sách SVSQ từng đại đội chuẩn bị dự Lễ Mãn Khóa



















Lễ Truy Điệu 17/1/1974 Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm chủ tọa

Lễ Mãn Khóa K26 18/1/1974 dưới sự chủ tọa của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Tên khóa: Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh.
Thủ khoa: Hải Quân Thiếu Úy Nguyễn Văn Lượng.

Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu trong bài diễn văn lễ mãn khóa đã nói: Khóa 26 SVSQ
hiện dịch là khóa học đầu tiên được cấp bằng Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng.

K26 Xin Thề Bảo Vệ Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa
Tang Bồng Hồ Thỉ

Khóa Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh
Bàn Giao Quốc Quân Kỳ cho khóa 27

Tân Thiếu Úy K26
Tân Thiếu Uý tốt nghiệp được cấp phát Văn Bằng Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng (được Bộ Văn
Hóa Giáo Dục VNCH chính thức công nhận) lần đầu tiên trong lịch sử TVBQGVN

Các Sĩ Quan Tân Thiếu Úy K26 được phân phối đáo nhậm các đơn vị như sau:

. Hải quân: 22 . Không Quân: 15 . Biệt Động Quân: 20

. Thủy Quân Lục Chiến: 15 . Pháo Binh: 15 . Thiết Giáp: 10

. Nhảy Dù: 10 . Sư Đoàn 9 Bộ Binh: 9 . Sư Đoàn 23 Bộ Binh: 9

. Sư Đoàn 1 Bộ Binh: 5 . Sư Đoàn 2 Bộ Binh: 5 . Sư Đoàn 3 Bộ Binh: 5

. Sư Đoàn 5 Bộ Binh: 5 . Sư Đoàn 7 Bộ Binh: 5 . Sư Đoàn 18 Bộ Binh: 5

. Sư Đoàn 21 Bộ Binh: 5 . Sư Đoàn 22 Bộ Binh: 5 . Sư Đoàn 25 Bộ Binh: 5

. Nha Kỹ Thuật: 3 . Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù: 2

Sĩ Quan K26 Hải Lục Không Quân

K26 Sĩ Quan Thiết Giáp

K26 Sĩ Quan Pháo Binh
V. Sĩ Quan K26 ra đơn vị; chiến đấu đến ngày cuối cùng 30/4/1975.

Hiệp Định Paris ký kết, tiếp theo là sự triệt thoái toàn bộ của các đơn vị quân đội đồng
minh và Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa tài khóa 1974 từ con số
hơn 1 tỉ 3 dollars; xuống còn 700 và cuối cùng chỉ còn 350 triệu cũng không được chấp thuận,
đã trói tay Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau trận tấn công Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3 và

lệnh bỏ cao nguyên di tản chiến thuật của TT Thiệu; đã xảy ra rối loạn và sự sụp đổ của VNCH
ngày 30 tháng 4 1975. Các Tân Thiếu Úy K26 sau ngày ra trường, đáo nhậm đơn vị đã chiến
đấu và chu toàn nhiệm vụ của mình trên khắp các chiến trường.

Hà Mai Trường Nguyễn Thiện Nhơn Nguyễn Đức Nguyễn Thành Tâm

Sau ngày VNCH bị bức tử 30 tháng 4 năm 1975; quân đội tan rã khi TT 3 ngày Dương văn
Minh đọc lệnh đầu hàng trên đài phát thanh Saigon; ngoại trừ một số Sĩ Quan Hải Quân K26
đang phục vụ trên các chiến hạm ngoài khơi Thái Bình Dương; có cơ hội thoát hiểm như Mạc
Sum; Đào Quý Hùng hay Nguyễn văn Tạo vv......đa số các Sĩ Quan K26 phải buông súng và tìm
đường trở về lại gia đình .

Trung Đoàn SVSQ đã đọc lời tưởng niệm Cố Trung úy Lê Quang Quảng SD 2 BB là sĩ quan
K26 đầu tiên hy sinh tại mặt trận chỉ 23 ngày sau khi đáo nhậm đơn vị

Cố Trung Úy Thiết Giáp Lê Văn Cao anh dũng hy sinh vào giờ cuối của cuộc chiến tại ấp
Tân Bắc, Hố Nai.

Vị Quốc Vong Thân Lê Quang Quảng A26 Lê văn Cao C26

VI. Từ 30/4/1975
Sau ngày đen tối 30 tháng 4 1975; tất cả Sĩ Quan K26 còn lại tại miền Nam đã bị giam

cầm tại các trại tù nơi rừng thiêng nước độc; không có hy vọng được trở về xum họp với gia
đình . Đa số đã trải qua nhiều trại và thời gian tù trung bình là 3 năm trở lên . Sau khi có sự can
thiệp của Hoa Kỳ qua nhiều giai đoạn bàn thảo; và thỏa thuận cho tù nhân chính trị bị cầm giữ
trên 3 năm được đi định cư Hoa Kỳ; đã là cơ hội thay đổi cho Sĩ Quan K26 và gia đình

Thấm thoát đã 27 năm kể từ 1990 đợt đầu tiên chương trình Tái Định Cư cho tù nhân
Chính Trị (gọi nôm na là HO) phần đông K26 và gia đình đã có đời sống khá ổn định

Nhiều cơ hội họp mặt và gặp gỡ bạn cùng khóa đã được thực hiện và mối dây thân ái kết
chặt các gia đình Khóa 26 càng được bền vững

Sau đây là các cuộc họp mặt tiêu biểu ở Hải Ngoại và kể cả các gia đình Khóa 26 tại quê
nhà; kể từ cuộc họp mặt đầu tiên năm 1998 cho đến nay

1. Họp khóa lần thứ nhất ngày 4 tháng 9 năm 1988 tại San Jose Bắc California.
Hiện diện tại buổi họp mặt gồm các Cựu SVSQ (CSVSQ) Hải Quân đại đội K phục vụ trên
các chiến hạm đang trên hải trình ngoài biển Đông và các CSVSQ đã may mắn vượt thoát đến
các nơi đón tiếp người tị nạn và chọn Hoa Kỳ làm nơi định cư

Họp mặt lần thứ nhất tại San Jose Bắc California 4 tháng 9 năm 1988

K26 định cư tại hải ngoại gồm 89 người:
 Hoa Kỳ: 77 gồm: Bắc Cali (11) Nam Cali (30); tiểu bang khác (36): định cư gần nhất
là gia đình Đoàn Khắc Riên và gia đình Dương văn Tường . Ghi chú: danh sách các
tiểu bang khác California có CSVSQ Châu văn Hai cư ngụ tại Texas (hình như ra
trường giai đoạn Tân Khóa Sinh)(
 Các nước khác: Úc (7); Pháp (2); Canada (3)

K26 tại quê nhà / có thông tin liên lạc được: 32 người . Cựu SVSQ K26 mới liên lạc gần
nhất là Nguyễn Minh Nhường

Tổng kết danh sách CSVSQ 2017 bao gồm các bạn ra trường giai đoạn Tân Khóa Sinh
như Châu văn Hai; Trần Trọng Việt; Khúc Thừa Cảng; hay hết năm thứ nhất: Lê Thành; Trần Trí
Bình và có thể tạm cho kết quả: Hải ngoại (89) VN (32) và giã từ cõi tạm (55).

Họp Khóa lần thứ hai 20/6/1999 kỷ niệm 30 năm K26 họp mặt tại VN

2. Họp Khóa lần thứ hai ngày 20/6/1999 tại Little Saigon Orange County California
Sau khi chương trình định cư tù nhân chính trị được ký kết; một số CSVSQ K26 đủ điều
kiện thời gian tù trên 3 năm được có cơ hội định cư tại Hoa Kỳ. Sau chuyến định cư đầu tiên
năm 1990; và thời gian hội nhập xã hội Hoa Kỳ nhiều vất vả; khó khăn; các CSVSQ K26 tìm kiếm
nhau và gặp gỡ; thăm hỏi qua hệ thống internet và bao niềm vui gặp lại bạn cũ cùng khóa. Mọi
người dần dà kết nối và tổ chức họp mặt qui mô hơn với hơn 50 gia đình

Họp khóa lần thứ hai tại Little Saigon 20/6/1999 Thiệp mời do Đào Quý Hùng designed

Họp mặt buổi sáng ngày 20/6/1999 tại tư gia của King Thủy Thành phố Westminster
California.

Võ Công Tiên điều hợp viên của K26 cháu Nguyễn văn Phương K26 C phát biểu cảm tưởng
Võ Bị Hành Khúc / đồng ca K26

Gia Đình K26 chia tay ra về hẹn đại hội kỳ tới Đấu giá quà lưu niệm

3. Họp Khóa lần thứ ba ngày 4/7/2009 tại Little Saigon Orange County
Kỷ niệm năm thứ 40 nhập trường 1969-2009 Khóa 26 lại tề tựu về Nam Cali dự họp

khóa; đông hơn và vui hơn; vì đa số CSVSQ K26 đã chớm bước vào tuổi lục tuần; một số bạn
đã lên plan nghỉ hưu . Thời gian không chờ đợi ai! Phải gặp nhau lại thường xuyên hơn và thăm
hỏi nhau kỹ hơn cho những ngày tháng còn lại tại quê người

Thiệp mời họp khóa lần thứ ba 4/7/2009 Các phu nhân Khóa 26

Võ Bị Hành Khúc hợp ca

4. Họp Khóa lần thứ bốn 30/6/2013 tại Little Saigon Orange County Nam California

Lễ đặt vòng hoa tại tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ thành phố Westminster Nam California

Khóa 26 Hải Quân: Hùng; Nhỏ; Hoàng; Tâm Riên; Kế; Hoàng; Bên; Tạo & Nhỏ (ngồi)
Kỳ họp khóa lần thứ tư có các bạn đặc biệt: Đặng văn Nhỏ Hải Quân và Nguyễn văn Tạo từ Việt
Nam sang tham dự và bạn Đoàn Khắc Riên; Dương văn Tường định cư Hoa Kỳ không bao lâu

Đồng Ca

CSVSQ K26 chuẩn bị tặng hoa cho các phu nhân: hàng đầu (từ trái) Phạm Phúc Nghĩa; Huỳnh
văn Tốt; Phạm Đình Lê; Vũ Đức Thuận; Nguyễn Thành Tâm . Hàng sau: Hồ Sĩ Thơ; Tăng xuân
Tài; Võ Văn Tạo; Đoàn Khắc Riên; Phùng công Phước

VII. CSVSQ K26 tại quê nhà

Các CSVSQ Khóa 26 định cư tại hải ngoại vẫn giữ liên lạc qua email và các trang social
web page với các bạn khóa 26 tại quê nhà . Trong các dịp gả cưới hay Tết; kỷ niệm ngày nhập
trường các bạn K26 vẫn có dịp quây quần và các bức ảnh được luân chuyển nhắc nhở các kỷ
niệm và giữ mãi tinh thần Alpha đỏ của Trường Mẹ

Điểm danh từ trái: Đặng Ninh Phương; Nguyễn Thanh Văn; Trần văn Nuôi (HK); Dư Quang
Trương; Hoàng Ngọc Nhất; Dương văn Tường (HK); Lương Hồng Kiêm (HK); Nguyễn văn Lượng
(HK); Nguyễn văn Khoa; Nguyễn văn Nhân; Tạ Minh: Nguyễn Ngọc Anh: Nguyễn Năm; Nguyễn
Hữu Đột; Trần Nam; Ngô văn Nho; Đỗ Huy Cường; Đặng Quang Đống . Hàng ngồi : Võ Toàn và
Cao văn Tiếm

Bình G26 gặp lại Môn A26 Mạc Sum gặp lại các bạn Khóa 26 tại Saigon

VIII. Tiếc Thương

Phần cuối cùng của Bản Tiểu Sử trân trọng ghi lại các khuôn mặt những người bạn Khóa
26 đã rời bỏ chúng ta .

Phần Kết Thúc
Vài lời ghi chú về Bản Tiểu Sử Khóa 26: người viết chỉ làm công việc thu thập các kỷ niệm rời và
dùng bàn phím để ráp lại như trò chơi lego; mọi việc chỉ có mục đích gìn giữ các điều không
thể nào quên trên đồi 1515 vùng núi hùng vĩ Langbian với hai ngọn núi nhìn từ sân cỏ Trung
Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan. Chúng ta nguyện giữ vẹn tình tự Võ Bị; lòng nhớ lại thời Alpha đỏ với
tâm tình hiến dâng cho Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa.
Bản Tiểu Sử K26 xử dụng tất cả hình ảnh; data; tài liệu lưu hành trong nội bộ egroup K26; cũng
như sưu tầm trên internet; được cho phép xử dụng như tài liệu liên quan K26 và phục vụ cho
tất cả Cựu Sinh Viên Sĩ Quan . Ban Biên Soạn có quyền sửa đổi trong việc in quyển sách Trường
Võ Bị Quốc Gia Việt Nam / Theo Dòng Lịch Sử

Trân trọng mến gửi đến các bạn Khóa 26!
Kính chào
Hàn Đức Tuấn TKS F26; cựu Trung Úy Tiểu Đoàn 253 PB Sư Đoàn 25 Bộ Binh

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam: Nơi quy tụ những chàng trai có lý tưởng Quốc Gia


Click to View FlipBook Version