Bút Ký Khóa 26 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
·-
Nguy@n Van Ng9c
30 nam, mc}t dOC)n doi
Gia canh • .....
-Sinh nam M~u Ty - 1948 t~ i Vinh Long (er a me cho bie't).
-Gia-'y the' vl khai sinh ghi sinh ngay 6/11 / 1~~51 t~i Vinh Long.
-Qu~ quan: Sa 8ec.
-Tru quan: Yung Tau.
-Hi¢n t"'m cv tq.i thanh ph6 Bridgeport, tieu bang Connecticut, Hoa Ky tu thang 7/ 1984.
-L~p gia dlnh thang 6/1986 va dang s6ng cung vq.
-Ngh~ nghi~p: Senior Engineering Technician cho m<?t hang di~n tti' t~i Connecticut.
-Sd th\ch Va giai trl: dQc sach bao, lam thd, di cau ca va du lich.
-Tam niE?m: "E>liang di kh6, khong kh6 vi ngan song each nui ma kh6 vi long ngu<)i ng~i
nu i, e song''.
Gia nh~p Vo Bi
-HQc Trung HQc t<}i Truong Thie'u Sinh Quan Vi~t Nam (Yung Tau) tu 9/1963 - 12/1969.
-Tinh nguy~n gia nh~p Truc)ng Vo Bi Qu6c Gia Vi~t Nam kh6a 26 sau khi d~u Tu Tai 2,
ban B, kh6a 2 cling vdi 4 ct.Ju TSQ khac la Tang Xuan Tai, Hoang Kim Long, E>inh E>dng
Ti~n va Ly Cong P£u.
-So' quan: 71 /123199
-Danh sd: 95
BO'n nam quan tntang
1. Giai d~n Tan Kh6a Sinh va SVSQ n~m thu nhat (1970)~ D'J.i Dqi C
-Cung 8<).i EJ<?i vai Thu Khoa Nguy~n Yan Lli(1ng sau nay.
-f)E>C la f)iji E>c?i co truy~n th6ng san xua't nhi~u ca nhan hQc gioi, giu nhi~ chuc VtJ
· trong H~ Tho'ng Tl/ ChT Huy vao nam tht1 tu tu ca'p E>4i Dqi Tru'dng trd len.
-E>E>C khong phai la f)f) co quan khach tham vi~ng thu'ang xuyen nen du<tc SQ/CB/88T
ooicho s6ng tVC1ng thoai mai va cac kh6a dan anh 23, 24, 25 cGng khong den noi hac
am l~m.
-Chu trudng hqc du di~m d~u, tranh vi ph9rn ky lu~t ho~c danh dv d~ bi ra truc)ng vdi
ca~p b"C'}C kh"o" ng mong muo~n.
-Duang Van Tuong va b~n be DOC t~ng cho bi~t danh la NgQc Cang, vi khi ho.c Thai
eve E>~o, tay chan hay khuynh ra nhll cua gitJC1ng cang.
-Trong nam nay, tq.p chi Van xuat ban t~i S;ii Gon chon dang bai thd dau tien c6 tl/a la
II Nhung ngay mlla E>a lqt''.
2. Nam thu hai (1971 ): a~i E>Oi c
-E>uqc chqn di kham sttc khoe Khong Quan o Sai Gon trong chuang trlnh Lien Quan
Chung nhtlng bi lo9i vi d6t xlidng s6ng cudi cung khong duQ'c th~ng.
-M~c du C.26 bi dan anh C.24 dem ra tht,ic t~p chi huy (dung ra la thi hanh cac l~nh
ph~t) nhung khong dcin de'n tlnh tr~ng ch6ng do'i nhv d cac E>D khac.
-.
!
--Tra' n Minh Man trong m<?t phien gac dem vo y cuop co sung, vien d~n xuyen qua giay
_,
MAP, cat dlit mqt ng6n chan (da quen (J bin chan nao).
-Cung toan khoa di du hanh va tham vie'ng cac Quan Binh Chung.
-Ti~p tl)c lam du'qc nhi~u thd gU'i dang d b~.o Van va Tudi Ngqc.
3. Nam thu ba (1972): DfJi Dc}i A
-Day la nam th~n tien nha-'t trong 4 nam quan tntong: SQ/CB It chu y. E>an anh A.25
cung nai tay. f)uQc thtJc tap chi huy A.27 ''a A.28 (cai vong Ian qua'n!).
-Hay trdn hqc van hoa cac lop budi chi~u, vao Cau l~c BQ cua Ba Rau-Kim Lien
uO'ng ca phe, tan g~u hof}c nh~u vdi b~n be.
-C6 m<}t dem khuya nh<}u say bl ti duqc Huynh Ba Long, Vo Van Muoi ... dlu v€ phong,
r6i ngam tho, kh6c l6c Ion tie'ng, suyt b! 8/U Phan Van Thin SQ/CB/DfJT dem nhot
g~m. Cung may nho be}n be che chd nen tai qua n<:tn khoi.
-Cung cac b~n Ll)c Quan di hQc kh6a 251 Nhay Ou d Trq.i Hoang Hoa Tham, Sai Gon.
-Dt.t va lam L~ Trao Nhan cung toan kh6a.
-8a Hi~u dang bai tho "Qua Yung Bien" vai nhu~n but soo d6ng.
-In t~p tho 11Da"u Nguoi'' t~i TVBQGVN cung vdi Huynh Ba Long, T~ Minh va Nguy{;n
Cong Chanh.
-Thinh thoang gia llnh ca tro'n pho' di lang thang, la ca Cl cac hang quan blnh dan.
-Lai rai lam tha dang bao.
4. Nam thu tu (1973): E>fJi E>(>i A
-8t1<;1c b~n be b~u lam U•y Vien HQi El6ng Danh Dt!.
-Duqc SQ/CB/08T chQn lam SVSQ/CB/89T/88A va 88T!TKS29/88A dqt 1 cung vai
cac TrDT Han fJuc Tuan, EJ~ng Kinh Luan>va Ngo Tung Ludng.
-Rit thich thu va hanh di~n dll<1c huan luy~n va cham soc cl1o dan em khoa 29 moi
ch~p chung buac chan vao Lo Luy~n Thep. Chu tntong hanh xac dan em vua phai nen
khong phai la hung th~n cua khoa 29. f)ang tie'c, d<$t 2 xay ra vy Thap Tam Thai Bao
nen ~h6a 26 giam uy tin rat nhi~u do'i vdi kh6a 29.
-Cung cac b~n Ll)c Quan Ti~u Doan 1 di hQc -Kh6a Bi~t f)C}ng Quan Rung Nui Sinh L~y,
Dvc My.
-Cung kh6a 27 di di~n hanh Ngay Quan Lt!c 19/6 t<}i Sai Gon. E>~ng Kinh Luan tli nt)n.
-f)Uqc cU' ve Sai Gon c8 d()ng kh6a 30 cung vai Phan Anh Tuan va To Van Sdn thay vi
di cong tac Thong Tin Chien Tranh Chlnh Tri (J mien Trung.
Xu6ng nui
-D~u thu h9ng 58 tren t6ng s6175 Thieu Uy t6t nghi~p ngay 18/1/1974.
-Ra tniong vC1i cac van b~ng Cu Nhan Khoa HQc Ung D~ng, B~ng Nhay Duva b~ng Thai
Cl,/c E)~o Huy~n E>ai 8~ Nhcit D~ng.
-Chon v~ Lien Boan 81 Bi~t Cach Nhay Du cung vt1i Phan Anh Tucfn. L881 BCND do O~i
Ta Phan Van Huan K.10 Chi Huy Truong. Trung Ta Nguy~n V~n Lan K.17 Ch1 Huy Ph6.
ta tuTrung Vu Xuan Thong K.17 (tai trong f:·him "Nguc)i Tlnh Khong Chan Dung") Chi
Huy Truong Bo ChI Huy 1 Chien Thu~t. Thi~u Ta Tran Van ThQ K.20 Truong Ban 3. H~u
cu: Tr~i B~c Tien (nga tV An Xuong, g~n Ttung Tam 3 Tuy~n M¢ va Nhijp Ngu). C~n cu
hanh quan: Su6i Mau, Bien Hoa.
-V~ trlnh di~n Lf) va duqc b6 nhi~m vao crGc vv Tr8T/Tr81/884 Xung Kreh va 2 ngay
sau dan Trung Doi di /Jthu gi6" (di cung vdi mot si quan tham nien d ddn vj ct~ h9c hoi
ky thU~t Oi~U quan, bao CclO Cong dien trong m{)t CUQc hanh quan bi~t l~p du'Q'C try'c
thang tha xu6ng phfa sau phong tuyen djcr!) d rung Tan Uyen.
to-EJa tham dlJ' h~u h€t cac cu¢<: hanh quan do L88l BCND chuc ho~c t~ng phai cho cac
dan vi b~n d lanh th6 Quan Khu 3 nhll Bie.1 Hoa, Long Khanh, Tay Ninh, Phu6'c Long~
Long Thanh, Blnh Tuy.... (J crp toan, lien toan, trung d¢i, dai d()i va lien doan.
-Hai chien tr~n nhd dC1i ta tc1n ~n trung d9i d9t klch kho h~u cin dich va tich thu han 25
tan g1;10 d gan nui Thi Vai, long Thanh thcing 6/1974, duqc tvang thvong Anh Dung BOi
Tinh Ng6i Sao Vang. Lan nhay vao chien truang Phuoc Long thang 1/1975, bi thudng,
dliQ'c ttfdng thlldng Anh Dung BQi Tinh Ngoi Sao Vang va Chien Thudng B9i Tinh.
-Cung toan b-O LE) d lai tl! thu Bien Hoa va tren dubng rut v~ Sai Con vao sang 30/4/1975
thl dVQc l~nh d~u hang, buong sung d g<in OT An.
-Ca'p ba.c va chuc vv sau cung: Trung Uy Bi~t E>{)i Ph6 Bi~t E>Qi 812/LE>81 BCND.
-Trong thoi gian a ddn Vl da g:J.p cac b~n K.26 tren duang hanh quan hoc)c ve phep,
sau day:
Huynh Ba Long (Sai Gon, Tay Ninh)
Mai Cau Long (ca phe Thanh B~ch, Sai G6n)
Huynh TLJ Quang Phl)c {Bien Hoa)
Vo Van MuC1i (Long Khanh, Tan Uyen, Bien Hoa)
Tang Xuan Tai {B~nh Vien Ti~u Khu Bien Hoa)
L~ Tan Mvai (B~nh Vien Ti~u Khu Bi~n Hoa)
Elinh Ddng Tie'n (Tan Mai) '
Nguyen Van T<}o HQ (Vung Tau)
Vao tu
-Ngay 1/5/1975 v~ den nha tq.i Vang Tau.
-Ngay 6/7/1975 bi dva di tu d Long Khanh1 cung trq.i cl.tog te> v~i Tr~n V~n Nc'lm.
-Giua nam 1977, Tr~n Van Nam tr6n tr~i cung Hoang Tan K.25 va Nguy~n Van T~n K.27
a(Tan K.27 hien a T9ronto, Canada cho bi~t Nam bi ba.n chet ga_n thac Prenn, E>a LC)t).
-Cu6i nam 1977 bi dua di lao d¢ng tren rl!ng Phu6'c Long va da g<l.p cac b~n kh6a 26 d
cac tr~i tu l<in c~n nhu: Tang Xuan Tai, Huynh Ba long, VO Thai Mt>n, Ng6 Li~m Can,
Nguy~n Cong Chanh, Vo Cong Tien, Huynh V~n T6t va To Thanh.
tu-E>~u n~m 1979 bi• dua v~ tra• i Z.300 Ham Tan.
-8uoc CS tha ngay 28/12/1981 sau 6 nam, 5 thang, 22 ngay nln thd qua s6ng.
Tra v@ dili
-Ra tu, tr~n dvong v€ nha, ghe ngang Sai Gon tharn Han Ouc Tuan, duoc Tuan dai cdm c6
rVQU vang do. Tuan cho mVQn qu~n ao, xe d~p va hu<'.1ng dan di tham cac bq.n nhli: TC}
Minh, Nguy~n Huu XVO'ng, Tr~n Quang Di~ u, Vu f)clng Tht1ng, NgC> Tung Luong va Tang
Xuan Tai ( duqc Tai dai la de va th(t rUng d ;nQt quan an).
-B! quan che te,ti vang Tau. Hang ngay tr6n ~ rau cai, dem d<;ip xfch lo d~ mL/U sinh va tfnh •
chuy~n ra di tlm tV do.
VU'qt bi~n tlm tlj do
,.E>em 18/3/1983 len tau d' Ba R\a cung v6i 1an anh Tr~n Minh Chanh K.24 va Ph~m
Vuong EJ6c K.25 vuQt bi~n Dong tlm tl! do.
-Sau 4 d~m 3 ngay tau t~p vao m~t hon dac nho thu¢c lanh th6 Nam Duong, sau d6 duQc
t~p trung v~ dao Ku Ku r6i den tr~i ti n?n Cialang ngay 9/5/1983.
-DtJQc phai doan My nh~n cho ti n~n chfnh tri va chO' di dinh cu t~i Hoa Ky.
-lien lqc dVQc voi Ha Tan Dien va Tran Van Gioi o Connecticut qua td f)a Hi~ s6 1
dang tuu hanh trong Chi Hoi Vo Bi t~i Galang.
-Lam cac bai tho n6i v~ thbi gian (J tu, dang bao Tl,£ Do tq.i Galang.
TOi mi@n da't hua
-Gia tu Galang fen duong sang My va d~t chan xu6ng phi trl.tang Honolulu, Hawaii vao
trua ngay 17/4/1984, dung mqt nam k~ tl! ngay tr6n khoi Vi~t Nam.
-Thang 7/1984 bay qua Connecticut d~ theo hQc chuang trlnh ca nhan, nganh dien tq.i
tuUniversity of Bridgeport cung vai Vo Cong Tien, Dam V~n Quy va Nguy~n Van Tao
California qua. T~i day g~p Tr~n Van Gioi, Ll1<1ng H6ng Kiem va Phq.m V~n Hung da hQc
xong va dang di lam.
tu-Giaa nam 1985 d6n VO Kim Tr9ng tr~i ti n~n Galang qua nh~p b9n_
Belt d~u lfli CUQC dai
de-HuO'ng trq c~p ti n~n, di hQC part time, di rua chen cuOi tuan d nha hang c6 them ti~n
mua sach vd, a6ng hQC phf va gui v~ giup gia dlnh (J Vi~t NC\m.
-Cu6i n~m 1985, nhc$n duqc thu 8oan Ngqc Lqi er VN nha giup do.
-HQp ban cung Tien, Gioi, Kiem, Hung, Quy, Tao va Tr9ng thanh l~p Quy Tuong Trq K.26
va keu gQi cac b~n khac d ra i rac kh~p th~ giai ung h() d~ giup d6 cac bqn con k~t l~i
qu~ nha ho~c den duqc tr9i ti n~n. M¢t s6 dong cac b~n da huO'ng ung va g6p quy d~u
dc'•1n .
•TO' nam 1986 l~n luQt glli qua cho cac b~n d VN, d tr~i ti n~n va thvc h ien Ban Tin K.26
lam nhip cclu lien l~c.
a tu,-Thang 6/1986 xin duqc vi~c lam full time m\>t hang di~n ti€p tvc vua di lam vU'a di
hoc.
•
-Thang 6/1990 tot nghi~p Bachelor of Science, Electrical Engineering.
-Thang 8/1990 ban giao viec thvc hi~n Ban Tin va lien l~c K.26 cho Vo C~ng Ti~n anam
California.
-56ng dC1n gian va khong c6 nhieu nhu cau nen cam thay thoai mai vdi CUQC song hi~n t~i.
-d cung mot thanh pho vdiTr~n Van Gioi, Nguy~n Ngqc 8inh va Nguy~n 8<1ng Mt)c nen
thubng gap nhau, uong ca phe, tan gau ho~c sinh ho~t vdi H¢i VB Connecticut.
a-Ti~p t\,JC sang tac tho gui d~ng bao Lang V~n (Canada) va Th~ Ky 21 (California).
•
Th<1 Nguy~n Van Ngqc
(t~ng cac bC}.n kh6a 26)
'
mua Ja l~t (nhilng ngay mw da 1,,1)
tay se sqi t6c dfi.u mua
tay co tui lq.nh cha vU'a s{Jm mai
nghe em go nh~ got hai
nghe am thanh do, vai gdy, nghe mua.
nJng ham tan
ai em co gai thf thanh
mqt ngay bd ph6Jen rung dung than
c6 toi trong dam tu nhan
thuang em ning diii sl..ldng dAm vl d~u?
tuyet dong bic my
xa roi nhung n4ng nhang mlia
hCJnh phuc ca, don dau xua muon trung
gia mlnh toi vai n&i bu&n
trAng nhli tuyet do?ngoai vu6ng cU'a mu.
(Lang Vein so'55 thang 3/1989)
'
Kỷ Niệm Ngày Khóa 26 Ra Trường
Nhân kỷ niệm ngày Khóa 26 ra trường, trước hết tôi xin được thắp một
nén hương để tưởng nhớ các bạn khóa 26, các phu nhân đã ra đi trước
chúng tôi, sau xin gửi lại một bài viết đã đăng trên Đa Hiệu, nhưng mục
đích để gợi lại một chút kỷ niệm của khóa, của tình bằng hữu chúng ta .
Giềng
Chim Biển Võ Bị
Ðào Quý Hùng K26
-----
“Em phải biết một đời trai du tử
Có khi nao chôn kiếm ngủ bên trời” (Trầm Kha).
-----
Buổi sáng ngày 18 tháng 1 năm 1974, tại vũ đình trường Lê Lợi truớc
sự chứng kiến của Tổng Thống VNCH và các quan khách, 175 sinh viên
sĩ quan khóa 26 đã tuyên thệ để trở thành các tân sĩ quan hiện dịch xuất
thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. 22 tân thiếu úy về phục vụ
hải quân, 15 về không quân, số còn lại được phân phối đến các binh
chủng và sư đoàn. Cùng ngày, tại quần đảo Hoàng Sa, hải quân Trung
Cộng đang bao vây các chiến hạm, lăm le tiến chiếm quần đảo này.
Trong bài diễn văn, Tổng Thống đã nhấn mạnh đến tình hình nghiêm
trọng của đất nước, nhắn nhủ và kỳ vọng vào các Tân Sĩ Quan. Cũng
trong dạ tiệc tiếp tân mãn khóa, Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng Lâm
Quang Thơ đã trấn an các tân sĩ quan, mong muốn lớp trẻ luôn luôn giữ
vững truyền thống hào hùng, nối tiếp con đường các bậc đàn anh đã đi
trước. Chúng tôi, nửa vui mừng vì vừa hoàn tất được chương trình huấn
luyện dài đăng đẳng, môt chặng đường 4 năm 26 ngày với những kỷ luật
sắt thép của một quân trường đứng hàng đầu, nửa lo âu cho tương lai
trước mặt, cũng không khỏi luyến nhớ một số bạn không may phải ở lại
thụ huấn thêm hoặc đã gãy gánh giữa đường.
Sáng hôm sau, thức dậy thu xếp hành trang rời trường, lòng bâng
khuâng khôn tả. Nhìn lại dãy hành lang gạch hoa chạy dài suốt doanh
trại của hai đại đội, hồi tưởng mới ngày nào chập chững qua khỏi mùa
tân khóa sinh, được mang Alpha, được đàn anh khóa 25 bàn giao cho
mớ nùi giẻ và bột Nab, làm công tác vệ sinh doanh trại mỗi ngày, mà
nay chỉ còn những giây phút ngắn ngủi nữa thôi, sẽ không còn được
trông thấy nữa. Tản bộ ra trước sân cỏ trung đoàn, tôi cố thu hết vào tâm
trí hình ảnh những dãy doanh trại SVSQ màu gạch đỏ quen thuộc, từ AB
đến CD, EF, GH và phạn xá, đã chất chứa biết bao nhiêu là kỷ niệm.
Từng toán đàn em đi ngang qua, giơ tay chào giã biệt. Nguyễn Văn
Chung khóa 27, cùng làm hội quán đại đội với tôi khi chúng tôi còn ở
ÐÐ F, hỏi đùa- “ Niên Trưởng có bàn giao lại phái đoàn mì xào cho ai
chưa? ”. “Phái đoàn mì xào” tiếng lóng cợt giỡn để ám chỉ các cô bạn
gái ở Ðà Lạt, thường hay vào trường thăm SVSQ dịp cuối tuần, khi bụng
đói thì tụi tôi chỉ biết mời các cô vào câu lạc bộ Nhữ Văn Hải lót lòng
mà có lẽ chỉ có món mì xào là được nhất thôi. Lương tháng SVSQ rất ít,
tuy là ký sổ nhưng một cô thì còn đỡ, chứ đằng này, có cô kéo cả ba bốn
cô bạn vào như cả một phái đoàn thì một chầu mì xào mỗi tuần cũng
khốn đốn lắm thay...
Cảm nghiệm sắp đến lúc chia tay, đám đàn em không còn nhìn khóa
26 chúng tôi bằng sự sợ sệt nữa nhưng chứa đựng một điều gì nuối tiếc
xót xa. Tôi cố đè nén những cảm giác mông lung lẫn lộn trong tâm tư,
lòng tự nhủ, tuy còn nhiều việc trước mặt phải lo, nhưng hãy tận hưởng
mười ngày phép mãn khóa trước đã, rồi hạ hồi phân giải. Lăng xăng với
cậu em út lên tham dự lễ mãn khóa, tôi không còn thì giờ từ giã Cúc, cô
bạn Huế quen hồi giữa năm thứ tư, nhân một buổi dạ vũ của trung đoàn
SVSQ tại hội quán Huỳnh Kim Quan, thôi thì đành chờ viết thư xin lỗi
sau vậy.
Cũng ngày này 19 tháng 1, Hải Quân Trung Úy Nguyễn Văn Ðồng
khoá 25, tức nhà thơ Trầm Kha, người đóng góp rất nhiều thi phẩm trên
tờ Ða Hiệu, trưởng khẩu 127 ly trên tuần dương hạm HQ 5 (*), đã tử
thương tại Hoàng Sa do đạn tấn công của tàu Trung Cộng, được vinh
thăng cố đại úy. Niên trưởng Nguyễn Văn Ðồng cùng chung Ðại Ðội K
với tôi, lại ngồi chung bàn ăn trong phạn xá suốt một năm dài. Hộ tống
hạm HQ 10 bị bắn chìm, hạm trưởng Ngụy Văn Thà chết theo tàu, tuần
dương hạm HQ 16 bị hư hại nặng vì đạn pháo, riêng HQ 5 và khu trục
hạm HQ 4 chỉ bị tổn thất nhẹ. Chiếc HQ 2 cũng có mặt tại vùng Ðà
Nẵng nhưng không tham chiến.
Về Sài Gòn sau 10 ngày nghỉ phép, 22 đứa chúng tôi trình diện Bộ Tư
Lệnh Hải Quân tại Bến Bạch Ðằng. Lãnh quân trang, chuẩn bị, sửa chữa
bộ đại lễ trắng cho vừa vặn để trình diện Ðô Ðốc tư lệnh lúc bấy giờ là
Ðề Ðốc Trần Văn Chơn. Chúng tôi được đô đốc tiếp đón rất niềm nở với
nhiều thiện cảm đặc biệt, không biết có phải một phần nhờ niên trưởng
Trần Minh Chánh khóa 24 là trưởng nam của đô đốc hay không.
Ngày hôm sau, chúng tôi lại tập họp để chọn đơn vị. Tất cả được phân
phối cho các chiến hạm từ khu trục hạm, tuần dương hạm, hộ tống hạm,
dương vận hạm cho đến hải vận hạm v...v. Cá nhân tôi chọn tuần dương
hạm Trần Quang Khải HQ 2. Thực sự tôi không biết trước HQ 2 như thế
nào, chỉ theo thứ tự ngẫu nhiên mà chọn thôi. Tôi được lệnh trình diện
Bộ Tư Lệnh mỗi ngày chờ chiếc HQ 2 trở về từ vùng I. Các bạn cùng
khóa đã lần lượt đến các đơn vị của mình. Cùng lúc này, tôi hay tin
buồn, Lê Quang Quảng thuộc Sư Ðoàn 22 (*) Bộ Binh, bạn cùng khóa,
cùng học Trần Lục, Chu Văn An với Phạm Thực và tôi, anh ra đi trước
nhất trong khóa, tử trận tính ra được 2 tháng sau khi ra trường.
Ở Bộ Tư Lệnh hơn ba tuần thì được thông báo chiếc HQ 2 đã về nghỉ
tại Bến Ðá, Vũng Tàu. Tôi cầm sự vụ lệnh đón xe đò ra trình diện đơn vị
mới. Trên con đường dài gần ba tiếng đồng hồ, lòng tôi ngổn ngang trăm
mối. Bỗng dưng nhớ trường, nhớ bạn bè, đàn anh, đàn em một cách kinh
khủng. Nhớ những đội hình diễn hành, nhớ sân cỏ, những tiếng hô tập
họp, tiếng kèn chạy sáng, phạn xá, bãi tập, lớp học văn hóa... Mọi sinh
hoạt, mọi động tác mới ngày nào nhất nhất đều có sự hướng dẫn sửa sai,
bây giờ tôi như chim đã đủ cánh, tự bay, tự nhảy một mình. Thiếp đi
trong dòng tư tưởng, xe đã đến bến lúc nào. Tôi hỏi thăm, thuê Honda
thồ ra Bến Ðá. Tại đây, chỉ có những chiếc tàu hải quân tuần tiễu nhỏ,
một vài chiến hạm thả neo xa xa ngoài khơi mà tôi đoán HQ 2 ở trong số
đó. Tôi chặn một anh Trung Sĩ hỏi thăm, hóa ra anh cũng thuộc thủy thủ
đoàn của HQ 2, đi phép thường niên, hôm nay anh hết phép trở về tàu
trình diện. Anh nói phải đợi xuồng của chiến hạm ra đón thì mới lên tàu
được. Thấy cặp lon còn mới, anh hỏi tôi ra trường Nha Trang khóa mấy?
Tôi trả lời, tôi từ Ðà Lạt ra. Anh tròn mắt chặn lời ngay - Mấy ông Ðà
Lạt thì thôi réc lô khỏi nói -. Ðêm hôm đó tôi theo đám nhân viên HQ 2
xuống xuồng ra tàu. Viên sĩ quan trực tiếp đón tôi, chỉ dẫn cho chỗ tạm
trú, chờ ngày mai trình diện hạm trưởng. Tôi được giao chức vụ phụ tá sĩ
quan nội vụ và hải hành. Tổ chức trên chiến hạm, dưới hạm trưởng là
hạm phó, một sĩ quan cơ khí trưởng, lo phần kỹ thuật máy móc, kế đến
là sĩ quan nội vụ, cai quản hành chánh nhân viên và các sĩ quan phụ
trách từng ban tùy thuộc vào những ngành chuyên môn. Trước tôi có
niên trưởng Hoàng Văn Tấn khóa 25, đáo nhận HQ 2 nhưng sau đó đã
thuyên chuyển đi đơn vị khác hoặc du học Hoa Kỳ, tôi không được rõ.
Ba ngày, sau khi tôi xuống đơn vị thì chiến hạm nhận công tác tuần
dương dọc hải phận quốc tế. Vào mùa quân sự năm thứ ba và thứ tư,
cũng là mùa biển động dữ dội, chúng tôi đã được thực tập trên chiến
hạm ngoài khơi, tuy thể chất không hẳn là quen với sóng cao biển động,
nhưng cũng đã có chút kinh nghiệm. Dầu vậy, đã hơn một năm qua, bây
giờ tôi mới trở lại với sự thử thách của sóng gió. Từ cửa Vũng Tàu,
chiến hạm cưỡi sóng theo hướng Ðông Bắc ra khơi. Tôi đứng trên phòng
lái cùng hạm trưởng và sĩ quan hải hành. Con tàu mỗi lúc một lắc lư
nhiều. Tôi bắt đầu thấy choáng váng, bụng khó chịu như muốn nôn
mửa, chung quanh, vài nhân viên đã bỏ chạy xuống boong dưới, chắc là
tìm nơi tựa nghỉ. Tôi bước ra ngoài chỗ hải bàn định hướng, đứng trước
gió cho thoáng khí. Hít vào thở ra mạnh và đều, lòng vừa tự nhủ – Phải
Tự Thắng mình, thì sẽ vượt qua tất cả – Tôi lấy ý chí phấn đấu cố chế
ngự cái thể xác đang bị cơn sóng hoành hành. Ðược một lúc thì lạ lùng
thay, tôi thấy bình thường trở lại, và tôi đã đứng trọn phiên trực bốn
tiếng yên lành không có gì xảy ra.
Chuyến công tác dọc theo hải phận nhiệm vụ của chiến hạm là bắn
yểm trợ vào các vùng sôi đậu dọc theo duyên hải trong đó có Sa Huỳnh.
Ðược hai tháng thì một máy của chiến hạm bị trục trặc, nên có lệnh về
Hải Quân Công Xưởng để sửa chữa. Dịp về Saigon này vào mùa hè năm
1974, khi trở lại nhà, tôi nhận được thư mời và đã tham dự Ðại hội Võ
Bị lần đầu tiên tại Tòa Ðô Sảnh Saigon do Chuẩn Tướng Ðỗ Kiến
Nhiễu, Ðô trưởng, tổ chức. Tôi gặp lại niên trưởng Hà Tham khóa 25 tại
đây. Trung Tướng Trần Văn Trung được bầu là chủ tịch chủ tọa đoàn.
Tôi vì là khóa nhỏ nhất trong nghị trường nên được chọn là thư ký. Ðại
Hội có soạn thảo một nội quy thành lập Hội Ái Hữu Võ Bị, nội dung tôi
không còn nhớ chi tiết, sau này nhiều lời đồn đại gán ghép cho rằng mục
đích của Ðại Hội là để lập “Ðảng Võ Bị”.
Thỉnh thoảng gặp gỡ lại bạn bè ngoài phố, tôi tiếp tục nhận được thêm
tin buồn như bên Nhảy Dù Khóa 26 đã mất đi Lê Hải Bằng, Tô Văn Nhị,
Trần Ðại Thanh... tại Thường Ðức. Thủy Quân Lục Chiến có Diệp
Thanh Sơn Thấu, ngoài vùng I. Nhớ lại hồi nào, buổi trưa trong phạn xá,
bao lần chúng tôi cúi đầu dành những giây phút mặc niệm các đàn anh ra
đi, bây giờ chắc là các khóa đàn em lại thay chúng tôi, cũng đang cúi
đầu để tưởng niệm các bạn khóa 26 đã nằm xuống trên khắp các chiến
trường. Ngoài ra cũng có một tin vui là một người bạn khóa 26 khác,
Nguyễn Văn Trí, hiền như cục bột, biệt danh “U Tri Tri”, người hùng
của Sư Ðoàn 18, được chọn là chiến sĩ xuất sắc và được mời về Thủ Ðô,
lên đài truyền hình quân đội phỏng vấn um sùm.
Trong quân chủng Hải Quân, tôi cũng gặp hoặc nghe nói về một số các
niên trưởng thuộc gia đình Võ Bị như khóa 16 có NT Nguyễn Duy
Long, NT Nguyễn Như Phú, khóa 24 có NT Trần Minh Chánh, Ðại Úy
hạm trưởng tuần duyên hạm, NT Nguyễn Ngọc San, Trưởng Phòng
Nhân Viên Bộ Tư Lệnh, khóa 25 có NT Trần Văn Minh, tuỳ viên Tư
Lệnh Hạm Ðội, NT Võ Hồng Nhạn, tùy viên CHT Hải Ðội III...
Trở lại HQ 2, chiến hạm nhận nhiệm vụ kế tiếp là canh phòng bảo vệ
các dàn khoan dầu ngoài thềm lục địa. Thời gian này tôi có dịp biết các
địa danh như đảo Phú Quý, Mũi Né, Cù Lao Thu, Hòn Tre... và những
nơi mà tàu thường tìm đến ẩn tránh mỗi khi có bão lớn. Gần cuối năm
1974, tôi được cử về Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang thụ huấn khóa
Sĩ Quan Hành Quân/Trung Tâm Chiến Báo một tháng. Khi trở lại đơn vị
thì có lệnh công tác tuần tiễu quần đảo Trường Sa. Trước khi đi, chiến
hạm ghé Vũng Tàu đón rước chuyên chở một trung đội địa phương quân
thuộc tiểu khu Phước Tuy do một thiếu úy làm trung đội trưởng, trang bị
đạn dược, lương khô cho 6 tháng, nhiên liệu xăng nhớt đủ dùng cho hai
xuồng nhỏ để di chuyển quanh đảo. Với vận tốc hai máy gần tối đa,
chiến hạm cũng phải mất gần hai ngày trên biển mới tới nơi.
Trung đội địa phương quân gần ba mươi người dùng xuồng được trang
bị một máy cũng cỡ như máy đuôi tôm ta thường thấy, từ từ đổ bộ lên
đảo Nam Yết, một đảo tương đối lớn nhất trong một chuỗi những hòn
đảo nhỏ thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôi ước định đường kính chừng
300 mét (*). Liên lạc thì dùng máy vô tuyến gọi chuyển tiếp qua các
chiến hạm tuần tiễu chung quanh quần đảo. Ða số các quân nhân trú
đóng trên đảo dùng thời giờ nhàn rỗi, ngày ngày quăng lưới, thảy lựu
đạn bắt cá phơi khô, đóng bao để dành đến ngày đáo hạn đem về. Thỉnh
thoảng biển êm, hạm trưởng lại cho lệnh thả neo, bỏ xuồng máy xuống
cho thủy thủ đoàn thay phiên đổ bộ lên đảo. Từ chiến hạm, dùng ống
nhòm nhìn vào chung quanh đảo thấy bải cát trắng xóa nhưng thực ra
toàn là trứng chim biển. Nhân viên nhà bếp tiếc rẻ lấy những thùng đựng
sơn hốt trứng đem về, khi thì luộc, khi thì chiên hoặc làm bánh ga la.
Nhìn chiếc bánh thấy thật hấp dẫn nhưng ăn vào sặc sụa mùi tanh của
cá, vì chim biển chỉ ăn cá mà thôi. Ðảo có rất nhiều núi đá san hô, tôi gọi
là “núi” vì tuy không nổi trên mặt nước nhưng là những tảng rất lớn, làm
trắng xóa cả một vùng biển. Tàu lớn nếu không cẩn thận dễ đụng phải và
chìm như chơi.
Ðầu năm 75, vào ngày 29 tết, toán canh phòng trên đảo Nam Yết báo
cáo một quân nhân chẳng may bị tử nạn khi anh ta quăng lựu đạn bắt cá.
Tiểu khu Phước Tuy muốn đem xác anh về Vũng Tàu. Nhờ dịp này mà
chúng tôi được trở lại đất liền ăn tết vào đúng ngày mồng hai. Ba ngày
sau đó lại trở ra Trường Sa tiếp tục nhiệm vụ tuần tiễu. Lúc về sau,
chúng tôi phát hiện nhiều dấu hiệu khác lạ từ những đảo chung quanh do
các quốc gia khác tuyên bố dành chủ quyền như Ðài Loan, Trung Cộng,
Phi Luật Tân... Họ tấp nập chuyên chở những vật dụng xây cất đến các
đảo này. Chúng tôi đã báo cáo về trung ương mọi chi tiết .
Tháng 3 năm 75, lệnh từ Saigon, chỉ thị HQ 2 trực chỉ ra vùng I duyên
hải mà bộ chỉ huy ở Tiên Sa, Ðà Nẵng. Qua các hệ thống liên lạc vô
tuyến, chúng tôi hiểu được phần nào những diễn biến nghiêm trọng
trong đất liền. Hằng đêm, chúng tôi thường thay phiên nhau canh thức
để thi hành những lệnh yểm trợ hải pháo vào các vị trí tình nghi có địch
trú đóng. Tin Ban Mê Thuộc mất vào tay địch, toàn thể Vùng I ở vào thế
báo động trầm trọng. Thêm một số chiến hạm đến vùng tăng phái cho
HQ 2. Ðêm 28 tháng 3, tôi được chỉ định làm sĩ quan trọng pháo, điều
động yểm trợ tác xạ không ngừng. Tờ mờ sáng hôm sau, khi mặt trời hơi
ló dạng, dùng ống nhòm quan sát bãi Tiên Sa, chùa Non Nước, một cảnh
tượng không thể ngờ, vừa xe vừa người đen kín, di chuyển qua lại dọc
bờ biển. Rồi lớp thì dùng thuyền thúng, lớp thì tự bơi ra tàu. Hạm trưởng
ra lệnh vận dụng tất cả các nhân viên, dùng hết mọi phương tiện để vớt
người, nhưng dù cách mấy cũng không thể nào xuể. Nhân viên thả lưới
xuống bên hông tàu, mạnh ai nấy tìm cách leo lên. Nhiều thân người rơi
xuống, không biết có ngoi lên được không. Tiếng la hét, tiếng kêu cứu tứ
phương mọi hướng. Tôi đã qua nhiều đêm ngủ không trọn vẹn, lại mất
ngủ cả đêm hôm rồi, đang ngất ngưởng thì nghe có tiếng gọi tên mình từ
đằng sau lưng. Giật mình quay lại, thấy một thân người chỉ vỏn vẹn có
chiếc quần xà loỏng ướt sũng, mãi mới nhận ra thằng bạn cùng khóa,
Dương Phước Tuyến, Thủy Quân Lục Chiến, Tiểu Ðoàn 2 Trâu Ðiên.
Nghẹn ngào không nói được, tôi dắt bạn về phòng, tìm cho Tuyến một
bộ đồ mặc tạm. Tuyến có ba anh em cùng vào Võ Bị, một người anh
khóa 24 và một người em khóa 28. Sau này, tôi nhận được hai người bạn
cùng khóa nữa cũng thuộc đơn vị TQLC, thoát được lên HQ 2, đó là
Nguyễn Quang Lạc và Hoàng Kim Long.
Ra lại boong tàu, tôi gặp thêm các đàn anh, bạn bè trong Thủy Quân
Lục Chiến và Sư Ðoàn 3. Ðến gần chiều tối thì số người lên tàu, kể cả
thường dân nữa tôi ước đoán có đến bốn ngàn, con số này thật là ít ỏi so
với số lượng quân và dân di tản cả vùng I còn kẹt lại mà tôi được biết
trong đó có bạn thân tôi, Phạm Thực khóa 26, thuộc Thủy Quân Lục
Chiến, tiểu đoàn 6 Thần Ưng cùng với bao người khác phải đứng nhìn
đoàn tàu quay mũi bỏ đi. Trở về chuyện HQ 2, vấn đề thiết thực cần phải
lo là an ninh, trật tự, thực phẩm và nước uống. Trên chiến hạm, mọi thứ
tiếp liệu chỉ dự trù cho quân số khoảng 250 người. Tôi đề nghị hạm
trưởng, và ông bằng lòng nhờ các cấp chỉ huy TQLC kêu gọi tinh thần tự
giác, kỷ luật của các anh em binh sĩ. Rất may không có việc gì quá đáng
xảy ra. Một ngày sau, có lệnh từ trung ương, HQ 2 cùng các tàu nhỏ và
xà lan kéo về Cam Ranh. Tại đây, tất cả mọi người được đổ bộ lên bờ.
Sau đó, chiến hạm lại trở ra công tác, lần này tại vùng II duyên hải, từ
Bình Ðịnh trở vào. Chẳng bao lâu vùng II mất. Thêm một lần nữa, HQ 2
đón tiếp sóng người tị nạn từ đất liền ra. Một số lên được tàu, một số bỏ
thây trên biển. Cả lính và thường dân lẫn lộn. Một chiếc trực thăng bay
lượn tìm cách đáp xuống sàn tàu, nhưng vì không có chỗ nên cả phi
công và hành khách tự bỏ tàu nhảy xuống biển bơi lên chiến hạm. Hạm
trưỏng phái nhân viên lái xuồng nhỏ vớt nhữõng người vừa nhảy xuống.
Khi lên boong tàu, tôi nhận ra một trong những ngưòi này là Tư Lệnh Sư
Ðoàn 2, tướng T. V. N., khóa 10 Ðà Lạt.
Chiến hạm lại trở về Cam Ranh đổ bộ người và sau đó trở ra vùng
Phan Thiết. Ðược một tuần thì có lệnh bỏ vùng và trực chỉ Trường Sa.
Qua mấy tuần vất vả, tinh thần khủng hoảng vì những biến chuyển của
đất nước, tôi không còn thì giờ để nhớ về gia đình người thân, không
biết là tất cả có bình yên? Cũng chẳng làm gì được bây giờ. Thư từ liên
lạc thật khó khăn và lâu lắc, nhất là đơn vị di động rầy đây mai đó như
chúng tôi.
Ðến NamYết, chúng tôi gặp những chiếc tàu buôn tấp nập khác
thường. Có thể là những tàu che dấu trang bị vũ khí không chừng. Dùng
viễn kính nhìn qua đảo Thái Bình, Phú Lâm của Ðài Loan, đảo Loại Ta
của Phi Luật Tân thấy có bóùng máy bay lên xuống, nhộn nhịp. Toán địa
phương quân canh phòng trên đảo báo cáo, lúc vắng mặt tàu hải quân,
thường có những tàu lạ lởn vởn chung quanh đảo. Rõ ràng là họ đã
manh nha ý đồ xâm chiếm. Chúng tôi tự đặt trong tình trạng báo động
thường xuyên.
Tháng 4 biển trở nên êm dịu hơn. Vào những đêm trời trong sáng nhìn
vào quần đảo Trường Sa, ánh phản chiếu từ những tảng san hô, hắt lên
mặt nước, tỏa ra một màu trắng nhòa, thật đẹp. Lâu lắm rồi tôi không
còn có dịp đàn ca. Tôi xuống khu thủy thủ, mượn cây đàn guitar, ra
trước mũi tàu, gió biển lồng lộng, ngồi hát bài “Bay Ði Cánh Chim
Biển”, ở khung cảnh này, tâm trạng này mới thấy Ðức Huy viết bài này
hay thật. Tôi muốn viết một bài thơ diễn tả tâm trạng mình lúc bấy giờ,
nhưng chưa khi nào làm thơ cả. Thôi thì cứ thử, bài thơ này tôi đặt thành
bài hát nghêu ngao thời gian lênh đênh trên biển, sau này mất nước rồi
tôi bỏ quên luôn, qua bao năm tháng tôi còn nhớ mang máng một số câu
như sau (quên phần điệp khúc, chỉ nhớ lõm bõm):
Hành Quân Trên Ðảo Trường Sa
Chiều ra đảo Trường Sa
Bãi san hô trắng nhòa
Bầy chim thấy tàu lạ
Cất tiếng chào qua loa...
Chiều nơi đảo Trường Sa
Lòng bao nỗi nhớ nhà
Biết người em nho nhỏ
Có ngóng về phương xa ?...
Chiều quanh đảo Trường Sa
Nhịp sóng vỗ chan hòa
Ngỡ hải âu mời gọi
Cất tiếng cùng hoan ca...
Chiều nơi đảo Trường Sa
Mây đen đến là đà
Gió lùa cơn biển động
Bão kéo về bao la...
Chiều trên đảo Trường Sa
Trứng chim vỏ màu ngà
Tanh hôi mùi biển mặn
Tạm làm bánh ga la...
Chiều lên đảo Trường Sa
Vớt xác người lính già
Chết vì miểng lựu đạn
Quăng không đủ tầm xa...
Chiều xa đảo Trường Sa
Lòng thương nhớ mặn mà
Cách đã bao ngàn dặm
Biết ai còn thiết tha? (Trưòng Sa 4/75)
Ngày 26 tháng 4, Bộ Tư Lệnh gởi công điện khẩn cấp gọi chiếc HQ 2
trở về Saigon. Chúng tôi chỉ kịp từ giã một cách vội vã trên vô tuyến
những người bạn địa phương quân canh phòng, mà không ngờ đó là lần
cuối cùng chúng tôi liên lạc với nhau. Tàu cặp bến Bạch Ðằng chiều 28,
tôi sốt ruột tin tức gia đình nên xin phép về thăm nhà. Sáng hôm sau 29
tháng 4, lệnh giới nghiêm được loan báo trên đài phát thanh, cha tôi sợ
tôi ở nhà nguy hiểm nên khuyên tôi trở về đơn vị. Ðường xá Saigon chỗ
nào cũng có canh gác, nút chặn. Phải vất vả lắm tôi mới ra được bến
Bạch Ðắng. Chiến hạm vắng vẻ, chỉ ngoại trừ các nhân viên có phiên
trực, còn đa số đi phép qua đêm chưa về. Khoảng 5 giờ chiều, khung
cảnh trở nên náo loạn, nhộn nhịp chưa bao giờ thấy. Người người không
biết từ đâu kéo đến, ùn ùn đổ lên tàu, không một sức lực nào cản được.
Tôi thấy có rất nhiều tướng lãnh đi cùng với gia đình. Khoảng gần nửa
đêm tàu được lệnh tách bến. Sáng hôm sau ngày 30, tại cửa Vũng Tàu,
trên máy phát thanh, Tổng Thống một ngày Dương Văn Minh kêu gọi
buông súng đầu hàng. Ðồng thời trên hệ thống vô tuyến, trung tá Lê Duy
Linh (*), Trưởng phòng Tâm Lý Chiến Hải Quân, VC nằm vùng, kêu
gọi các chiến hạm quay trở lại. Tàu trực chỉ về đảo Phú Quốc. Tại đây,
sau khi liên lạc với Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ, HQ 2 được chọn làm soái
hạm dẫn đầu đoàn tàu tị nạn, khởi sự cuộc hành trình tiến về Subic Bay,
một căn cứ không quân của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân, mở đầu cho những
ngày tha hương, một trang sử mới cho đất nước dân tộc.
---
Chính sách và mục đích của chính phủ cũng như của Trường Võ Bị là
đào tạo các sĩ quan hiện dịch, làm rường cột cho quân đội, bao gồm tất
cả các quân binh chủng. Tuy một số khóa về trước cũng đã từng phục vụ
trong các quân chủng ngoài bộ binh, nhưng chỉ bắt đầu từ khóa 25, việc
chọn lựa, chuẩn bị phục vụ Hải và Không Quân mới khởi sự ngay từ
giữa năm thứ hai qua cuộc thi trắc nghiệm tâm lý, đến cuối năm thì
tuyên bố kết quả để chương trình huấn luyện quân chủng có thể áp dụng
ngay vào đầu mùa quân sự năm thứ ba.
Vì chương trình còn mới mẻ, khi chúng tôi về trình diện đơn vị Hải
Quân, không khỏi mang tâm trạng của một nàng dâu mới về nhà chồng.
Nhiều băn khoăn, lo lắng, chịu nhiều cặp mắt dò xét thử lửa của các bà
chị, cô em chồng. Hơn nữa, lại đi theo sau vết xe của các niên trưởng
khóa 25, là khóa rất xuất sắc, có lẽ vì thế mà làm cho mình phải cẩn thận
hơn, cố gắng hơn, châm ngôn Tự Thắng thuộc nằm lòng, hành xử cho
đúng tinh thần người Võ Bị. Viết bài này, tôi không quên cám ơn các
cấp chỉ huy, các anh em, các thuộc cấp trong đơn vị tuần dương hạm HQ
2, dù lúc đầu có chút bỡ ngỡ, xa lạ, nhưng sau đó đã đón tiếp tôi, cư xử
với tôi trong mối thâm tình quý mến đậm đà như không có gì khác biệt
ngay cả trong các công tác, nhiệm vụ mệt nhọc hiểm nguy cũng như
những lúc thoải mái đàn hát, vui chơi ngả nghiêng nơi quán nhậu hoặc
mài gót giày khắp các vũ trường từ Ðà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang,
Vũng Tàu...Việc này đã được chứng minh lúc còn tạm trú tị nạn tại
Wake Island, khi tôi bị trúng độc tưởng bỏ mạng, anh em cùng đơn vị đã
tận tình chăm sóc cho tôi từng ly từng tí, hơn là ruột thịt của chính mình.
Những ơn huệ đặc biệt mà tôi nhận được chính là nhờ những năm
tháng được tôi luyện trong một môi trường thật lý tưởng mà tôi đã cố
gắng đem ra áp dụng một phần.
Ngày nay, không còn khoác màu áo chiến binh, nhưng lòng những
mong tinh thần Võ Bị vẫn mãi mãi tồn tại trong mỗi Cựu Sinh Viên Sĩ
Quan, trong tôi.
CHIM BIỂN K26
(*) Bài viết bằng ký ức, không tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn vì trí
nhớ mai một của người viết. Xin độc giả lượng tình tha thứ.
Rời bỏ Cao nguyên - Cao Văn Tiếm
Các NT, NĐ, các bạn và thân hữu thương mến! Hôm nay là 15/3/2017,
cách nay đúng 42 năm, ngày đơn vị của tôi rời vị trí đóng quân ở
Konsatiu- Kontum để làm cuộc hành trình nhiều máu và nước mắt mở
đường Tỉnh lộ 7B đưa đoàn di tản dân quân cán chính ở Cao nguyên về
Sài Gòn. Bài này tôi kể lại cuộc di tản đó hơn 42 năm về trước. Nay,
ngày này tháng ba lại về, lại gợi nhớ những ngày tháng bi hùng cũ. Tôi
xin lần lượt post lại cho quý NT, NĐ, các bạn và thân hữu đọc để tưởng
niệm những ngày hoàng hôn của dân tộc và của chúng ta.. Có những
NT, NĐ, các bạn đã đọc rồi, xin đọc lại như những kỹ niệm vui buồn đời
lính. Xin cám ơn!
Kỳ 1: RỜI BỎ CAO NGUYÊN
LỜI NGƯỜI KỂ CHUYỆN
Rượu nồng cạn chén mềm môi
Nghe vang tỳ khúc bồi hồi ruổi dong
Say nơi chiến địa cười ngông
Làm thân chinh khách đừng mong ngày về
......
Cụng nắp bi đông chút rượu nồng
Chợt nghe hành khúc hát trong lòng
Ngất ngưởng hơi men cười chiến địa
Biết đâu còn mất để mà mong
....
Người còn người mất cuộc tang thương
Ôm mối hờn vong luống đọan trường
Chung rượu ngày nay đâu tiếng hát?
Sa trường ngày cũ hận còn vương
Trở về còn lại chút tàn hơi
Nghễng ngãng men say hận ngập trời
Cất tiếng cười vang lòng đau xót
Còn gì?-Kỹ niệm đã mù khơi!
Ba mươi tám năm qua, nói về cuộc rút lui chiến lược rời bỏ Cao Nguyên
tháng 3 năm 1975, đã có nhiều bài của nhiều người viết. Thường những
tác giả là những người có cấp bậc cao, nên đã viết về tòan cảnh và khá
chi tiết. Những bài viết ấy cũng đủ để người đọc có cái nhìn tổng quan
và khá đủ trước, trong và sau cuộc di tản trên đường 7B. Những ngày
tháng ấy tôi chỉ là một sĩ quan cấp thấp với vị trí là một Đại Đội Trưởng
chỉ nhận lệnh và thi hành, nên không hề biết những trù tính, kế họach rút
lui của các cấp chỉ huy có thẩm quyền. Vì vậy tôi không kể những gì của
những bài đã viết. Tôi chỉ xin kể lại câu chuyện mà tôi đã trực tiếp trãi
qua và những cảm nhận khi cùng Tiểu Đòan 34 BĐQ của mình với trí
nhớ đã bị thời gian bào mòn đi khá nhiều.
Câu chuyện này, người có đủ tư cách và dữ liệu để kể là Thiếu Tá Trịnh
Trân CSVSQ K20 TVBQGVN, Tiểu Đòan Trưởng Tiểu Đòan 34 thuộc
Liên Đòan 6 BĐQ, người đàn anh mà tôi vô cùng kính phục. Tôi kể câu
chuyện này là tự mình “ vẽ bùa trước mặt Lỗ Ban “ đối với vị Tiểu Đòan
Trưởng khả kính của mình. Song, tôi cũng xin phép được kể lại để nhớ
về những kỹ niệm của cuộc đời quân ngũ ngắn ngủi của mình, và cũng
để cho bạn bè cùng khóa đọc trong những lúc rảnh rổi, hòai niệm về
những ngày tháng hòang hôn của cuộc chiến, của đất nước và của cuộc
đời người sĩ quan QLVNCH.
DẪN CHUYỆN
Ngày 18 /01/1974 K26 mãn khóa rời Trường VBQGVN cho đến ngày
mất nước 30/4/1975, tính ra có một năm ba tháng mười hai ngày. Riêng
những người chọn binh chủng BĐQ, khi ra trường còn đi học khóa Rừng
Núi Sình Lầy, đi thực tập ở đơn vị tác chiến, nghỉ phép… thành ra thực
sự là sỉ quan tác chiến thời gian chẳng được bao lâu. Riêng tôi, do lúc đi
thực tập bị sốt rét thương hàn nằm điều trị tại Quân Y Viện Qui Nhơn
một tháng và về nhà nghỉ phép dưỡng bệnh một tháng, vì vậy tôi thực sự
cầm quân chiến đấu chì vỏn vẹn có chín tháng mười ngày. Mặc dù với
thời gian ngắn ngủi ấy, nhưng cũng đã để lại trong tôi nhiều kỹ niệm vui
buồn của đời lính chiến, đặc biệt là khoảng thời gian tôi cùng Tiểu Đòan
34 thuộc Liên Đòan 6 BĐQ mở đường 7B để đòan dân quân cán chính
của các tỉnh cao nguyên di tản từ Kontum- Pleiku về Sài Gòn.
DI TẢN
Những tháng cuối năm 1974, Liên Đòan 6 BĐQ được điều lên Kontum,
Tiểu Đòan 34 đóng quân tại Konsatiu. Lúc ấy tôi là Đại Đội Phó Đại
Đội 2 của Tiểu Đòan. Nơi đây ban đêm có thể nhìn thấy ánh đèn của
từng đòan xe Molotova của Cộng quân di chuyển trên triền núi ở phía
xa. Tuy vậy, khu vực đóng quân của chúng tôi vẫn yên tỉnh. Trên trời,
hàng ngày máy bay L19 vẫn bay để tìm Sư Đòan 10 và 320 của Việt
cộng và thường liên lạc không lục với các đơn vị ở mặt đất, vì có tin tình
báo là Cộng quân sẽ tấn công Kontum. Bất ngờ đến ngày 10/3/1975
được tin Cộng quân tấn công Buôn Mê Thuộc. Sau đó là tin Buôn Mê
Thuộc thất thủ.
Vào khỏang 8 giờ sáng ngày 15/3/1975, Đại Đội 2 nhận lệnh chuẩn bị
bàn giao vị trí. Tất cả chuẩn bị sẳn sàng và nằm tại chỗ chờ đợi đơn vị
bạn. Gần một giờ sau, Tiểu Đòan hỏi Đại Đội 2 đã sẳn sàng chưa. Đại
Đội trả lời đang chờ bàn giao vị trí cho đơn vị bạn. Tiểu Đòan bảo
không cần chờ nữa và lệnh cho Đại Đội 2 rời vị trí đến tập trung tại tọa
độ XY…Đến trưa thì Tiểu Đòan đã tập trung đầy đủ. Thiếu Tá Trân gọi
tôi đến trình diện và bảo:
- Alfa và Bravo của thằng 4 qúa tệ, lính chê và không phục, không điều
động quân được. Bây giờ mi về làm Alfa của thằng 4.
- Nhận rỏ 45!
Tôi từ giả Alfa Đại Đội 2, các anh em Hạ sĩ quan và binh sĩ Đại Đội 2.
Các anh em bịn rịn đượm buồn. Có vài anh em đề nghị:
- Ông thầy xin 45 cho tụi em theo ông thầy qua Đại Đội 4 với !
Tôi cảm động trước tình cảm anh em thuộc cấp đối với mình. Dù gì thì
từ ngày ra nhận đơn vị làm Trung Đội Trưởng cho đến bây giờ, trãi qua
thời gian cùng nhau đồng cam cộng khổ sống chết có nhau đến nay, lúc
chia tay làm sao không quyến luyến bùi ngùi.Tôi an ủi:
-Tôi cũng ở trong Tiểu Đòan của mình thôi chứ đâu phải đi đơn vị khác
đâu. Mình còn gặp nhau nhiều mà! Đừng buồn!
Tôi qua Đại Đội 4 nhận bàn giao của Đại Đội Trưởng tiền nhiệm. Sau
khi nhận bàn giao xong, các anh em Đại Đội 4 xúm quanh chào mừng:
- Chào Trung Úy ! Vậy là từ nay Trung Úy là Alfa của Đại Đội 4 này.
Tụi em nghe tiếng của Alfa lúc còn ở bên Đại Đội 2.
- Nghe tiếng sao? Tôi hỏi.
- Alfa rất hiền, thương lính như anh em, gan dạ, nhưng cũng rất nghiêm
khắc và sắt máu.
Tôi nửa đùa nửa thật:
- Đừng ca ngợi bây giờ , sau đó thất vọng rủa sau lưng nghe các bạn.
Một anh đem bi đông rượu ra và nói:
-Tụi em mời ông thầy vài chung nước mắt quê hương gọi là chào mừng
ông thầy về làm Alfa Đại Đội 4!
Tôi bưng ly rượu lên và nói:
- Chào các anh em! Chúc các anh em luôn mạnh khỏe, nhiều may mắn.
Hy vọng chúng ta xem nhau như là anh em một nhà cùng nhau đồng
cam cộng khổ, sống chết có nhau!
-Tụi em xin hứa với ông thầy: Tụi em sẽ không đứa nào đào ngũ cho đến
khi Alfa rời khỏi đơn vị này. Thầy đâu trò đó. Sống thì cùng sống, chết
thì cùng chết!
Tôi xin mở ngoặc để kể về lời hứa này. Nhớ lại, lúc đơn vị trên đường từ
Vũng Tàu về Long Bình. Khi vào địa phận Biên Hòa, lúc ấy đã hơn 8
giờ tối, thừa lúc xe chạy chậm hoặc dừng lại vì kẹt xe hay qua ngã tư,
lính của Đại Đội 4 nhảy xe trốn về Sài Gòn gần hết. Vào Long Bình, tập
họp Tiểu Đòan điểm quân số, Đại Đội 4 gần như chỉ còn phần đông là
cán bộ. Thiếu Tá Trân lúc ấy nổi giận, đây là lần duy nhất Tiểu Đòan
Trưởng nổi giận với tôi:
-Đ. mạ! Vậy mà nghe nói mi chỉ huy lính giỏi lắm! Ngày mai nếu đi
hành quân thì lính đâu mà đi?
- Không sao đâu 45! Lâu quá rồi chưa có phép, nên tụi nó chỉ dọt về
thăm nhà thôi! Ngày mai tụi nó sẽ lên đầy đủ mà!
- Lính lúc này nếu đi được là nó đi luôn chứ lên cái gì! Nhất là lúc này
mi biết là lúc nào không? Sáng mai tập họp Tiểu Đòan, Đại Đội 4 của mi
không đầy đủ quân số, tao sẽ cạo đầu mi nhốt chuồng cọp và cho mi 8
ngày trọng cấm.
Tám giờ rưởi sáng hôm sau, Tiểu Đòan tập họp, báo cáo quân số Đại
Đội 4 chỉ thiếu một người. Thiếu Tá Trân cười và nói như nói với chính
mình:
- Không biết nó ăn ở đối đãi sao mà lính của nó không bỏ đi hè!
Rồi nhìn xuống Đại Đội 4 ông cười và nói tiếp:
- Ban Một chơi Đại Đội 4! Đại Đội Trưởng thì bành ki còn lính thì tòan
là ốc tiêu.
Tôi biết lính của tôi sẽ không đào ngũ vì đã uống rượu và đã hứa, lời hứa
như một lời thề. Cũng chính lời hứa này mà sáng ngày 28/4/1975 ở Rạch
Chanh, Thủ Thừa, Long An thầy trò ở CB Đại Đội vừa chết vừa bị
thương gần hết. Riêng tôi thì may mà chưa chết, chỉ để ruột ra bên
ngòai.
Kỳ 2: RỜI BỎ CAO NGUYÊN (Tiếp theo)
Trờ lại lúc bấy giờ, thầy trò đang vui vẻ thì có lệnh lên xe di chuyển.
Đến 8giờ tối thì Tiểu Đòan cùng với Liên Đòan đến Hàm Rồng. Khi đi
ngang phi trường Pleiku vẫn còn thấy máy bay, nhưng vắng vẻ không
một bóng người, có lẻ họ đã đi trước hết rồi. Sau đó các Đại Đội Trưởng
được lệnh lên Tiểu Đòan để nhận lệnh. Tiểu Đòan Trưởng, Thiếu Tá
Trịnh Trân trãi bản đồ và nói:
-Tổng Thống ra lệnh bỏ Cao Nguyên về bố trí cố thủ đồng bằng. Liên
Đòan 6 BĐQ là đơn vị đi trước mở đường. Liên Đòan giao cho Tiểu
Đòan 34 đi đầu cùng với một Đại Đội Công Binh và Chi Đòan M113
(?). Tiểu Đòan giao Đại Đội 4 của Trung Úy Tiếm mở đường.
Tiểu Đòan Trưởng chỉ trên bản đồ và nói:
-Chúng ta sẽ đi đường7B. Con đường này gần 20 năm không còn sử
dụng để tạo bất ngờ cho địch. Vì đã lâu không sử dụng nên đường có thể
bị cây rừng che bít, Đại Đội Công Binh có nhiệm vụ đi trước làm cho
đường trống trãi. Mật lệnh là nếu binh sĩ bị thương hoặc chết đều bỏ lại.
Lệnh này chỉ các Đại Đội Trưởng được biết, không được tiết lộ ra cả
đơn vị. Tất cả về Đại Đội bố trí phòng thủ kỷ lưởng, ngày mai khi có
lệnh sẽ lên đường. Còn ai có điều gì cần hỏi hay có ý kiến gì không. Nếu
không thì ai về lo nhiệm vụ nấy.
Sau khi nhận lệnh, tôi nghĩ thầm: Chắc thân này không về tới Sài
Gòn.Thôi kệ ráng, sống chết có số.
Sáng sớm hôm sau, Tiểu Đòan di chuyển bằng quân xa. Từ Hàm Rồng
theo Quốc Lộ 14, đến ngã ba Tam Thanh của quận Chư Sê thì vào
đường 7B. Đọan đường này còn khá tốt, mặt đường vẫn còn nhựa. Nhiều
đọan cây rừng mọc sát, cành lá che kín cả đường. Khỏang 8-9 giờ sáng
Tiểu Đòan đến Phú Bổn. Đơn vị dừng lại liên lạc với Chi Khu Phú Bổn,
nhưng không được. Hình như quan chức Phú Bổn đã đi trước. Lúc này
dân và quân từ PleiKu, Phú Bổn đang đi theo sau đơn vị . Tiểu Đòan
cung cấp cho các Đại Đội bản đồ mới và đi tiếp.
Thời gian ngắn sau thì Tiểu Đòan đến địa phận Cheo Reo và tiến qua
đèo Tu Na. Đường đèo quanh co uốn lượn, nên đòan xe di chuyển chậm.
Một bên là vách núi, một bên là thung lũng với cây rừng thẳng đứng
mọc rãi đều như có người trồng. Theo triền thung lũng cỏ xanh trãi thảm
tân dưới khe sâu. Sương trắng vẫn còn lãng đãng bên dưới trên những
ngọn cây.Một phong cảnh thật đẹp và hữu tình. Một tấm bảng lớn đề
“Thung Lũng Hồng”. Một người lính ngồi kế bên tôi chỉ tay xuống
thung lũng và nói:
- Alfa xem ! Thật là đẹp và thơ mộng. Có “bồ” dẫn đi ở đây thì tình biết
mấy!
Tôi cười và nói:
- Đẹp và thơ mộng thật! Nhưng nếu Việt Cộng phục kích ở đây thì
“Thung Lũng Hồng ” thành “ Thung Lũng Đen “. Thầy trò mình không
đường chạy thóat. Mình qua rồi, vì bất ngờ nên Việt Cộng chưa chặn
kịp. Không khéo những đơn vị đi sau mình bị tụi nó chặn đánh ở đây thì
mệt lắm!
Tiếu Đòan qua khỏi đèo Tu Na về đến Hậu Bổn thì dừng lại. Đọan này
trở đi đường xấu hẳn, không còn tí nhựa nào, đất đá lởm chởm. Đại Đội
4 đóng quân ở cánh rừng ven đường giữ an ninh cho đòan di tản. Rừng
thuộc lọai rừng già, cây to và cao không có cây con nên rất thóang,
nhưng trên cao những táng lá đan nhau che kín bầu trời. Bố trí quân
xong thì khỏang 5giờ chiều, tôi ngồi dưới một gốc cây to. Bổng một
tiếng “T..ố..ố..ố..ố…h..ộ..ộ..ộ…” thật to làm tôi và các anh em binh sĩ
giật thót cả người. Thầy trò còn đang ngơ ngác thì cả khu rừng vang lên
tiếng “tố hộ” đều khắp. Thì ra là tiếng của bầy công gáy chiều. Đưa mắt
nhìn lên ngọn cây chẳng thấy bóng dáng con công nào. Có lẻ cái cây mà
tôi đang ngồi dưới gốc là cây to và cao nhất. Con công trên ngọn là con
công chúa đàn, nên khi nó gáy xong là cả bầy đồng gáy lên một lượt
nghe vang cả khu rừng. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi mới nghe công
gáy. Tiếng gáy thật rỏ to và vang rền.
Sáng hôm sau, hay tin là các đơn vị đi phía sau bị Việt Cộng chặn đánh
tại đèo Tu Na- Thung Lũng Hồng và bị tổn thất rất nặng. Nỗi lo sợ của
tôi hôm qua nay đã thành sự thật, vì vị thế đèo này là hiểm địa. Trước
mặt Đại Đội, trên đường là đòan di tản. Bây giờ tôi mới có thì giờ quan
sát kỷ đòan di tản. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn xe cộ đủ lọai: xe quân
đội, xe khách, xe cam nhông, xe gắn máy, xe đạp… nối đuôi chen chút
nhau nhích từng chút một. Không biết bao nhiêu xe vì hết xăng, bể bánh,
hư… bị vất nằm im lặng chơ vơ trên đường, vô tình làm vật cản đường
của đòan xe và người di chuyển. Còn người đi bộ thì khá đông: dân
thường già trẻ bé lớn nhếch nhác, tơi tả… dắt dìu nhau, hòa lẫn các sắc
lính rời đơn vị, tan hàng đi trên đường. Tiếng kêu khóc, gọi nhau í ới,
mẹ lạc con, vợ lạc chồng. bà lạc cháu… hòa với tiếng máy xe, khói
bụi…tạo thành một thứ âm thanh hổn độn thảng thốt, một quang cảnh
rối ren và thê thảm. Thỉnh thỏang đâu đó vài lọat tiếng súng cá nhân của
bọn du kích trong rừng bắn vào đòan di tản, hay vài ba trái cối từ rừng
bắn ra. Mỗi lần như thế thì có máu đổ, người bị thương hoặc chết. Thật
đau thương và hải hùng. Tội nhất là những người già, trẻ nhỏ vất vả vì
nắng gió đói khát bơ phờ, nhiều người kiệt sức. Một đứa bé rời tay mẹ
chạy lại bên lề bốc một nắm cơm thiu đã lên meo mốc mà ai đó đã bỏ ở
bên đường, ăn lấy ăn để. Mẹ nó chạy lại ôm con khóc ngất: “Tội nghiệp
con tôi! “, tiếng kêu vừa đau thương vừa uất nghẹn. Một đứa bé gái độ
11-12 tuổi, nằm trên tay một phụ nữ và bà già, chắc là mẹ và bà của bé.
Mình bé nhuộm đỏ máu tươi, hai mắt nhắm nghiền. Người phụ nữ và bà
già gào khóc kêu” con hởi con ơi!” Một chị còn trẻ, người xanh xao yếu
ớt, bồng một hài nhi còn đỏ hỏn được quấn bằng một tấm khăn lông đã
bám đầy bụi đất, nằm bên một chiếc xe khách mắt nhắm, máu ướt đỏ
cánh tay. Anh chồng thì cũng bị thương nơi tay, máu đỏ ướt cánh tay áo
kêu khóc thảm thiết vì nghỉ vợ con mình đã chết. Nhìn những cảnh ấy
tôi thấy tim mình thắt lại, nước mắt chực trào ra! Tôi gọi anh y tá của
Đại Đội và vài người lính đứng kề bên chạy ra xem xét vết thương của
những người bị thương. Hỏi ra thì được biết cháu gái bị bắn đạn xuyên
cạnh sườn, còn chị ôm con nhỏ mới sinh được ba ngày thì chạy giặc. Hai
vợ chồng bị mảnh pháo của Việt Cộng văng trúng. May là những người
bị thương không chết, chỉ vì đói khát, mất máu nên bị mệt lã. Tôi lại gọi
những anh em binh sĩ khác dùng poncho nối nhau làm thành một cái lều
lớn ven đường, đem cơm sấy, thịt hộp và nước uống cho dân nghỉ tạm
và ăn uống. Y tá của Đại Đội đến xem từng người bị thương, rửa vết
thương băng bó lại, chích thuốc ăn uống và họ dần hồi tỉnh. Khi họ tỉnh
và khỏe lại, tôi tìm xe còn trống và gữi họ đi, trong lòng thầm vái van
cho họ được bình yên về tới Sài Gòn. Nhưng đường đi còn xa dịu vợi,
đạn lạc bom rơi muôn sự hiểm nguy. Không biết họ có về đến nơi bình
an không!?...
Cảnh xe cộ nối đuôi nhau (ảnh internet)
Một người lính nói với tôi:
- Alfa! Nếu tiếp tục cho dân ăn, mình sẽ không còn lương thực nữa đâu.
Tôi lo cứu dân mà quên lính mình, nhưng không lẻ thấy chết mà không
cứu. Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Nếu mình có gạo thì không lo .
Một người lính khác nhanh nhẩu:
- Hình như cách mình vài trăm thước có xe lô bồn chở gạo nằm dọc
đường.
Tôi như người chết chìm vớ được phao:
- Ở đâu ?
Tôi nhìn theo tay chỉ của người lính thấy đàng xa có xe lô bồn trên chất
nhiều bao màu trắng. Tôi ra lệnh:
- Vài anh em mang theo súng đạn yểm trợ nhau vác vài bao đem về đây.
Một lát sau thì các anh vác về ba bao gạo. Một anh nói:
- Bây giờ mình phải đi lấy nước ở suối phía sau mình cách khỏang 3-4
trăm thước.
Tôi dặn dò anh em đi nhớ mang vũ khí và cẩn thận, dù mình có chốt gác
ở phía đó. Bổng một người lính khác nói:
- Đã có gạo rồi, không lẻ chỉ ăn cơm trắng không sao Alfa ? Đồ hộp của
mình thì đâu có nhiều!
- Chứ làm sao bây giờ! Tìm đâu ra thức ăn! Có cơm cũng quý rồi! Tôi
nói.
- Em thấy có một ông già đang dắt theo một bầy bò. Hay Alfa xin ổng
một con làm thịt cho dân ăn.
Tôi nghe hữu lý, liền đi ra chỗ ông già đang lùa bầy bò.
- Chào bác! Bác chạy giặc mà sao còn lùa cả bầy bò theo thì làm sao ổn
bác? Một mình còn khó huống hồ có cả đàn bò đi theo!
- Bỏ lại thì cũng uổng Trung Úy! Ở nhà đâu còn ai! Gia tài tui chỉ có bấy
nhiêu. Kệ tới đâu hay đó chứ biết sao!
-Thưa bác! Tụi con đang nấu cơm cho bà con ăn, và tạm dừng chân nghỉ
ngơi trong lều như bác thấy đó. Nhưng khổ nỗi là có cơm rồi mà chẳng
có gì ăn. Vậy con mạo muội xin bác cho tụi con một con bò để làm thịt
nấu cho dân ăn với cơm được không bác?
- Được, được! Trung Úy cứ bắt con nào cũng được.
Thế là 4-5 anh lính của tôi chạy ra đè vật một con làm thịt tức thì. Đây là
giống bò cỏ nhỏ con, bị vài anh chàng lính nắm 4 giò vật ngữa dể dàng.
- Nấu nướng nhớ chú ý không được có quá nhiều khói. Tôi căn dặn.
Chỉ một lát thì đã có thịt bò kho muối cho bà con ăn với cơm. Thương
nhất là các em nhỏ. Vì mấy ngày đói khát nên ăn uống trông thật ngon
lành. Tôi hỏi một em:
- Có ngon không em?
- Ngon…ngon quá chú ơi! Cám ơn chú!
Thắm thóat mà trời đã ngã về chiều. Tôi thấy một vài chiếc M48, một số
các anh em binh sĩ ngồi trên xe với dáng vẻ mệt mỏi thiểu não. Khi chạy
ngang, chúng tôi vẩy tay chào, các anh em ngồi trên xe chào lại, nhưng
gương mặt anh nào cũng buồn hiu. Có lẻ đây là những xe và anh em
may mắn thóat được từ trận đánh ở đèo Tu Na chăng? Một chiếc xe zeep
chạy qua, trên carbo xe để một xác người quấn poncho nằm ngang. Chắc
là đồng đội anh không nở bỏ anh ở lại. Tôi nhìn mà thấy chạnh lòng.
Đại Đội được lệnh di chuyển. Chúng tôi từ giả và quay lại giục bà con
sớm lên đường.
Khi gặp tôi, Thiếu Tá Trân ra lệnh:
- Mi có nhìn thấy ngọn núi phía trước bên phải không ? Chúng ta đi với
đòan di tản một đọan phía sau, lúc ngang gần ngọn núi thì mi cắt rừng
đưa Tiểu Đòan lên ngọn núi ấy. Tối nay mình ém quân ở trên đỉnh. Dưới
chân thỉ có thiết giáp phòng thủ. Phải tuyệt đối giữ im lặng. Lên đỉnh
trước khi trời tối.
- Nhận rỏ 45!
Đi trên đường khi đến gần ngang với ngọn núi, tôi cho Đại Đội âm thầm
rẻ vào rừng, cắt rừng nhắm thẳng núi đi tới, Tiểu Đòan nối bước theo
sau. Đến gần tối thì Tiểu Đòan đã lên đến đỉnh núi.Tiểu Đòan ra lệnh
cho các Đại Đội bố trí phòng thủ, chuẩn bị thật kỷ lưỡng, nhưng tuyệt
đối không được gây tiếng động, có ánh lửa hoặc ánh đèn. Việt Cộng tối
nay sẽ tấn công. Đại Đội 4 phòng thủ hướng phía đường. Núi này tòan là
đá và cây to, nên binh sĩ chỉ còn cách tìm hốc đá làm hố cá nhân để ẩn
núp.
Đúng như cảnh báo của Tiểu Đòan Trưởng, đến khuya thì nghe bên dưới
chân núi tiếng súng nổ đều, nhất là lực lượng thiết giáp dưới chân núi có
hỏa lực hùng hậu nên bắn rất dữ. Trên đỉnh núi nhìn xuống đạn lửa đỏ
xanh đan nhau khắp cả một vùng. Lúc ấy tôi mới biết ý định của Tiểu
Đòan Trưởng. Vì biết địch đã bám sát và sẽ tấn công mạnh để tiêu diệt
các lực lượng của ta, nên cho Tiểu Đòan lên đỉnh núi sẽ an tòan hơn và