Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
Sơ lược Lịch sử
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Văn viết rồng bay mờ biển Bắc
B út vung phụng múa mịt trời Đông.
Nguyên Bông, Chúc Mừng
Bìa: Ảnh lưu niệm
Đại Hội Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
Washington D.C. 31-3-2018
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Mục Lục Trang
i
Lịch sử cung cấp kiến thức cho Hiện tại v
và kinh nghiệm cho Tương lai
Ký hiệu
VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI 1
2
Lãnh đạo Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
qua các nhiệm kỳ 1978-2023
Cứu trợ Văn Thi Sĩ Việt Nam
QUA DÒNG THỜI GIAN THĂNG TRẦM 4
Văn Bút Việt Nam 6
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 8
Đại Hội VBVNHN I & II 10
Đại Hội VBVNHN III 12
Đại Hội VBVNHN IV 12
Đại Hội VBVNHN V 13
Đệ Nhất Ngũ Niên Xung Đột (1996-2000) 18
Đại Hội Đồng VBQT 1997 Edinburg, Scotland
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Đại Hội kết hợp (Orlando) 20
Đại Hội VBVNHN Bất Thường 22
Đại Hội VBVNHN VI 23
Đệ Nhị Ngũ Niên Xung Đột (2004-2008) 26
Đại Hội VBVNHN VII 29
Đại Hội VBVNHN VIII 34
Đại Hội VBVNHN IX 36
Đại Hội VBVNHN X 37
Hội Ngộ VBVNHN Hè 2015 40
Hội Ngộ VBVNHN Hoa Anh Đào 2016 43
Trại Hè Văn Bút 44
Proclamation: Thị Trưởng TP Houston S. Turner
tuyên bố ba ngày Trại Hè Văn Bút là “Văn Bút 48
Việt Nam Hải Ngoại Days in Houston, Texas” 49
Âm mưu thành lập Văn Bút VNHN thứ 2
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
KỶ NGUYÊN THANH LỊCH
Đại Hội VBVNHN XI 74
Công văn chúc mừng Đại Hội VBVNHN XI 75
& tri ân Ban Chấp Hành và hội viên VBVNHN
của Chính quyền TB Ontario
Kiến nghị UPR Submission to the UN High 85
Commissioner for Human Rights về Việt Nam
của VBVNHN được Cao Ủy Nhân Quyền LHQ
quan tâm và phổ biến
Đại Hội VBVNHN XII 89
Phụ lục: “Reshaping Southeast Asia”
PEN Vietnam President’s Speech before
PEN International Assembly - 85th Congress (2019) 91
PEN Vietnam President’s Remarks on Vietnam’s 96
Human Rights Situation during Writers in Prison
Committee’s November 4, 2020 Meeting
PEN International 86th Congress (2020)
Tác giả . Author 100
________________________________________________________
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
trích từ Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
Copyright © 2021 All rights reserved.
Ω ___________________________________________________ Ω
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Lịch sử cung cấp kiến thức cho Hiện tại
và kinh nghiệm cho Tương lai
Tổ chức Việt Nam Cộng Hòa duy nhất hiện hữu hoạt động là
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại do đó lịch sử VBVNHN là
một phần của lịch sử Việt Nam. Kiến thức về lịch sử
VBVNHN cung cấp kinh nghiệm giá trị không chỉ riêng cho
hội viên VBVNHN mà còn cho những nhân tố quan tâm về
văn hóa và xã hội. Duyệt qua lịch sử VBVNHN đầy thăng
trầm sẽ ngạc nhiên nhận ra:
(A) Qua 2 cuộc xung đột trầm trọng (1996-2000
2004-2008) và nhiều năm khó khăn cản trở mà
VBVNHN - một tổ chức hoàn toàn tự nguyện, bất-
vụ-lợi với hội viên cư ngụ tại nhiều thành phố xa
cách kết nối qua văn chương - vẫn tồn tại và phát
triển là sự kiện thật hy hữu nhờ vào sự đồng tâm kiên
định một cách âm thầm của đa số văn thi hữu; và
(B) Sự trỗi dậy của VBVNHN từ một tổ chức bị
quốc tế quên lãng suốt mấy thập niên cho đến cuối
năm 2017 mà chỉ trong giai đoạn rất ngắn (21 tháng:
1.2018-9.2019) đã trở thành một tổ chức có tiếng nói
quan trọng trên diễn đàn quốc tế được Cao Ủy Nhân
Quyền Liên Hiệp Quốc, Nghị viện châu Âu và các
Trung tâm Văn Bút khác như PEN Hoa Kỳ, Úc, Anh,
v.v., tôn trọng, quan tâm và cộng tác là một sự kiện
hy hữu thứ hai tốt đẹp cho VBVNHN.
i
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại không lưu trữ tài liệu về lịch
sử của tổ chức. Mãi đến mùa Xuân 2015 người viết - một
hội viên không trách vụ và không có ý định tham gia lãnh
đạo VBVNHN - quyết định tìm hiểu quá khứ VBVNHN để
thực hiện các tác luận Đạo Đức và Sự Thật (I-IV) thì nhận ra
sự trống vắng chứng liệu lịch sử do đó cố gắng truy tìm tài
liệu cũng như ghi nhận ý kiến qua các cuộc trao đổi với một
số cựu lãnh đạo VBVNHN như Luật sư Trần Thanh Hiệp
(Pháp). Thành quả của nỗ lực tra cứu là tác phẩm Lịch sử
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại dựa trên kho tài liệu chứa
đựng báo cáo, tường thuật, điện thư của hội viên đến văn
thư, quyết nghị của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và Văn
Bút Quốc Tế do người viết thâu thập. Tài liệu soi sáng
những góc cạnh phức tạp trên dòng sự kiện đa dạng trải dài
quá khứ và cung cấp sự minh bạch tri thức về lịch sử đồng
thời bồi đắp sự hiểu biết về động cơ tiềm ẩn dựa trên các
biến động xoay chuyển bố cục xã hội và thế giới.
Tác phẩm được thực hiện nhằm tri ân quý văn thi sĩ tiền bối
đã xây dựng nền móng cho Trung tâm Văn Bút Việt Nam tại
quốc nội và tại hải ngoại cũng như ghi nhận sự đóng góp giá
trị của quý văn hữu tận tụy với trách nhiệm như Lê Hữu
Liệu, Thanh Sơn Nguyễn Anh Sơn, Nguyễn Thị Tuyết Nga,
Nguyễn Thế Giác, Đăng Nguyên Nguyễn Đáng, Bùi Hồng
Thủy, Vũ Thùy Nhân, Cung Thị Lan, Lê Thùy Linh, v.v.,
những hội viên đồng hành gầy dựng và bồi đắp nền tảng Kỷ
Nguyên Thanh Lịch để đưa VBVNHN thăng tiến trở thành tổ
chức văn hóa cấp quốc tế qua các sinh hoạt đặc sắc và nỗ lực
ii
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
cất cao tiếng nói của văn thi sĩ Việt Nam trên các diễn đàn
quốc tế từ văn hóa đến nhân quyền góp phần hiển dương uy
tín của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, tổ chức Việt Nam
Cộng Hòa duy nhất hiện hữu hoạt động.
Xã hội nào cũng có sự khác biệt do đó sự khác biệt trong
một tổ chức là bình thường, và hội viên không bị tổn thương
vì sự khác biệt mà chỉ vì những kẻ lợi dụng sự khác biệt cho
mục đích bất chánh. Xung đột trong một tổ chức thường bắt
nguồn từ vài nhân vật vướng vào giấc mơ nam kha mộng du
với hoa ngôn xảo ngữ để che đậy thực tế bất lực và dục vọng
lũng đoạn cấu trúc tổ chức vốn là tập hợp thành viên với suy
tư và cảm xúc đa dạng chứ không phải là công cụ cục bộ
phục vụ mục đích cực đoan. Nhân tố trưởng thành không
nhạy cảm tự ti về quá khứ tiêu cực hay hồ hởi tự đại về
thành quả xa xưa do đó sẳn sàng tìm hiểu và cẩn thận phân
tích khách quan sự kiện lịch sử cũng như động cơ tiềm ẩn để
thâu thập kinh nghiệm thực tiễn từ đoản khúc mù mờ, tác
nhân ngược xuôi và tri ân những thành viên chân thật kiên
trì bồi đắp nền tảng trường tồn của tổ chức.
Duyệt qua toàn bộ sự kiện lịch sử thì nhận ra nhân phẩm của
cố Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Vũ Hoàng Chương và cố
Tổng Thư Ký Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Trần Tam Tiệp
thật đáng ngưỡng mộ. Vũ Hoàng Chương và Trần Tam Tiệp
đã ra đi trong thầm lặng nhưng thác chỉ là thần phách chứ
khí tiết trung nghĩa của hai tiền bối lưu danh muôn thuở.
Người viết trong tư cách hội viên thuộc thế hệ hậu bối trân
iii
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
trọng bày tỏ lòng thành kính đối với hai tấm gương sáng
ngời của Văn Bút Việt Nam tại quốc nội và tại hải ngoại.
Lịch sử cho thấy chỉ có thực lực và sáng kiến mới đưa tổ
chức thuận buồm xuôi gió chinh phục thử thách để tiến đến
phía trước vững vàng. Trong ba năm vừa qua VBVNHN
thực hiện thành công nhiều chương trình sinh hoạt thanh lịch
và đạt nhiều kỳ tích chính nhờ vào sự đóng góp giá trị của
toàn thể hội viên và thân hữu. Các thành quả vượt trội của
VBVNHN phần lớn kết tụ từ sự tận tụy của Ban Chấp Hành
và các hội viên hết lòng với trách nhiệm chú tâm phát huy
tiếng nói và uy tín của tổ chức một cách chuyên nghiệp với
phong cách ngoại giao tự trọng cùng sáng kiến đặc sắc trong
sinh hoạt đa dạng và trên các diễn đàn quan trọng từ Liên
Hiệp Quốc đến Văn Bút Quốc Tế hầu tạo nền móng vững
chắc cho quan hệ hợp tác hỗ tương tốt đẹp trong hiện tại và
tương lai.
Quá khứ là tấm gương phản ảnh trung thực về nhân phẩm và
đẳng cấp. Quá khứ dù tốt đẹp cỡ nào thì cũng là nơi khó có
thể trở về nhưng tương lai rực rỡ là nơi mà chúng ta nhất
định phải đến.
Soạn giả cẩn chí,
Vịnh Thanh
Bắc Mỹ
21-2-21
iv
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Ký hiệu
Ban Chấp Hành (BCH)
Ban Đại Diện (BĐD)
Chủ Tọa Đoàn (CTĐ)
Chủ Tịch (CT)
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN)
Đại Hội (ĐH)
Đại Hội Đồng (ĐHĐ)
Điều Lệ (ĐL)
Đông Bắc Hoa Kỳ (ĐBHK)
Đông Nam Hoa Kỳ (ĐNHK)
LD (Liên Danh)
Liên Hiệp Quốc (LHQ)
Nội Qui (NQ)
Phó Chủ Tịch (PCT)
Thành phố (TP)
Thủ quỹ (TQ)
Tiểu bang/Tỉnh bang (TB)
Tổng Thư ký (TTK)
Trung tâm (TT)
Trưởng Ban Tổ Chức (TBTC)
Ủy ban (UB)
Ủy ban Định Chế (UBĐC)
Ủy ban Văn Thi Sĩ Bị Cầm Tù (UB.VNSbct)
Universal Periodic Review (UPR)
Văn Bút Quốc Tế (VBQT)
Văn Bút Việt Nam (VBVN)
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VBVNHN)
Văn Hữu (VH)
Việt Nam (VN)
Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
Việt Nam Cộng Sản (VNCS)
Vùng (V)
v
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Tổ chức Việt Nam Cộng Hòa duy nhất hiện hữu hoạt động là
trung tâm văn hóa cấp quốc tế của nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc
sĩ, chủ bút, ký giả, v.v., yêu chuộng tự do dân chủ, phát huy nét
đẹp cao quý của nền văn hóa Việt Nam, hiển dương tiếng nói của
lương tâm và tiếng lòng vang vọng của người Việt khắp thế giới.
Hội viên sáng lập: Trần Tam Tiệp, Minh Đức Hoài
Trinh, Nguyên Sa Trần Bích Lan, Trần Thanh Hiệp,
Nguyễn Văn Hảo..
Chủ tịch 1978-1979: Minh Đức Hoài Trinh
Chủ tịch 1980-1983: Nguyễn Văn Hảo
Chủ tịch 1984-1988: Trần Thanh Hiệp
Chủ tịch 1989-1990: Nguyễn Ngọc Ngạn
Chủ tịch 1991-1993: Trang Châu Lê Văn Châu
Chủ tịch 1993-1995: Viên Linh Nguyễn Nam
Chủ tịch 2001-2002: Minh Đức Hoài Trinh
Chủ tịch 2003-2005: Phạm Quang Trình
Chủ tịch 2008-2010: Nguyễn Đăng Tuấn
Chủ tịch 2011-2017: Vũ Văn Tùng
Chủ tịch 2018-2020: Vịnh Thanh Dương Thành Lợi
Chủ tịch 2021-2023: Cung Thị Lan
Website: PENVietnam.org
VBQT Website: pen-
international.org/centres/vietnamese-abroad-centre
Tiền thân của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Hội Bút Việt
(Văn Bút Việt Nam, Vietnam PEN Club), thành viên
chính thức của Văn Bút Quốc Tế từ Đại Hội VBQT kỳ 29
(Tokyo).
1
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
1975: Biến cố Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào ngày 30-4-
1975 khiến Văn Bút Việt Nam chấm dứt hoạt động.
1978: L'Express, tuần báo Pháp danh tiếng, số 12-6-1978,
đăng danh sách 130 nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ,
chủ bút và ký giả bị Hà Nội giam cầm không có ngày về.
Trước tình trạng đàn áp nhân quyền khốc liệt tại Việt Nam,
Văn Bút Việt Nam lưu vong (Văn Bút Việt Nam Hải
Ngoại) chính thức ra mắt vào ngày 25-6-1978 tại Paris nhờ
sự vận động của các hội viên VBVN như Trần Tam Tiệp,
nguyên chủ biên tập san Lý Tưởng (Không Lực VNCH),
Minh Đức Hoài Trinh, Nguyên Sa Trần Bích Lan,
Nguyễn Văn Hảo, Trần Thanh Hiệp, v.v.
1979: Trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là thành
viên của Văn Bút Quốc Tế từ Đại Hội VBQT kỳ 44.
Cứu trợ Văn Thi Sĩ Việt Nam Cây cổ thụ gồng gánh
VBVNHN vào mấy năm đầu là Trần Tam Tiệp người giữ
trách vụ Tổng Thư Ký qua các nhiệm kỳ chủ tịch MĐHT,
NVH, TTT. Ông tích cực cứu trợ văn thi sĩ bị Hà Nội áp
bức. Một nhà văn được giúp đỡ đã tường thuật như sau:
“Một khoảng thời gian trước, Tổng thư ký của Văn
Bút Việt Nam hải ngoại là Trần Tam Tiệp có nhắn về
là Hội có quyên góp được một ngân khoản của bà
con nước ngoài, có thể dùng khoản này để giúp các
nhà văn nào đang đói rách ở quê nhà mỗi người một
chút. Sau khi được một bạn văn cho địa chỉ, tôi viết
thư cho Trần Tam Tiệp xin được giúp đỡ. Trước 75,
Tiệp và tôi chưa gặp mặt nhau nhưng khá biết nhau..
Trần Tam Tiệp trả lời vui vẻ, nhận lại bạn bè và dĩ
2
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
nhiên tôi bắt đầu nhận được những gói thuốc nhỏ,
khoảng chừng 2 lbs. Ngoài tôi, khoảng 20 nhà văn
nhà thơ khác cũng được tương trợ như vậy, trung
bình mỗi người 2 gói. Riêng tôi, vì tôi và Tiệp trở
thành bạn bè qua thư từ trao đổi nên về sau, khi ngân
khoản của Hội đã cạn, anh đã lấy tiền riêng gởi cho
tôi hai lần nữa và hai lần này là những gói nặng ký
hơn. Chuyện Văn Bút hải ngoại tương trợ văn hữu
quê nhà này, không một ai nghĩ rằng sau này sẽ bị
coi như tội phản quốc và gián điệp cho ngoại bang
cả. Bởi thế không ai che giấu gì nội vụ.” (Thế Uyên
1988)
Tổng Thư Ký VBVNHN Trần Tam Tiệp
Hội viên sáng lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
Nguyên Chủ biên tập san Lý Tưởng [Không lực VNCH]
(1928-2009)
Trong tư cách TTK VBVNHN Trần Tam Tiệp đã đề nghị
các sơ sở kinh doanh tại hải ngoại nên trả tác phí bản quyền
khi tự ý phát hành tác phẩm của tác giả miền Nam đang gặp
khó khăn trong cuộc sống sau 1975. Nhà văn Trần Tam
Tiệp là hội viên có nhiều đóng góp giá trị và gầy dựng uy
tín thật tốt đẹp cho Văn Bút Việt Nam tại hải ngoại.
3
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
QUA DÒNG THỜI GIAN THĂNG TRẦM
“Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng
bắt trải qua bách chiết thiên ma.”
Cái thiên dục khốn ngã dĩ giáng quyết nhiệm, Cố dữ ích lệ chí dĩ tế vu nan.
Nguyễn Trãi (Bình Ngô Đại Cáo)
Văn Bút Việt Nam
Hội viên sáng lập (1957): Mộng Tuyết, Vương Hồng Sển,
Thuần Phong, Lê Ngọc Trụ, Vi Huyền Đắc, Đỗ Đức Thu,
Nguyễn Hoạt, Như Phong, Lê Văn Siêu, Đái Đức Tuấn, Vũ
Hoàng Chương, Bùi Xuân Uyến, Phạm Tăng, Hoàng Đình
Lượng, Phạm Việt Tuyền, Mai Xuyên.
Chủ tịch 1957 + 1962-68: Đỗ Đức Thu
Tham dự Đại Hội VBQT kỳ 29 (1957) đón nhận
Nghị Quyết thâu nhận VBVN.
Chủ tịch 1958-61: Nhất Linh Nguyễn Tường Tam
7-7-1963: Cựu Chủ tịch VBVN Nguyễn Tường Tam tự sát
để phản đối chính sách độc tài chính trị của Đệ nhất Việt
Nam Cộng Hòa. Ông lưu lại di chúc có câu “Đời tôi để lịch
sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả.” Trước khi ra đi ông
viếng thăm các văn hữu VBVN.
Chủ tịch 1969-73: Vũ Hoàng Chương
“Hội Bút Việt” đổi tên thành “Văn Bút Việt Nam.”
Chủ tịch 1974-75: Thanh Lãng Đinh Xuân Nguyên
4
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
30-4-1975: Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa Dương
Văn Minh, trùm nhóm đảo chánh Đệ nhất VNCH, ra lệnh
cho quân đội VNCH đầu hàng quân đội VNCS. Văn Bút
Việt Nam chấm dứt hoạt động tại quốc nội.
6-9-1976: Cựu Chủ tịch VBVN Vũ Hoàng Chương qua
đời 5 ngày sau khi ông được Hà Nội phóng thích. Ông bị
bắt giữ vì làm thơ đối kháng chính sách độc tài chuyên chính
của Hà Nội và công khai phê bình thơ của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch CSVN Tố Hữu là thiếu chân
thật: “Tiếng đầu lòng con gọi Stalin. Chắc chắn là không có
một bà mẹ Việt Nam nào, kể cả Bà Tố Hữu, mà thốt được
những lời như vậy một cách chân thành.”
Chương trình Việt-Anh-Pháp vinh danh
Thi bá Vũ Hoàng Chương
Nguyên Chủ tịch Văn Bút Việt Nam
Toronto, Canada 11-2019
5
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
Hội viên sáng lập (1978): Trần Tam Tiệp, Minh Đức Hoài
Trinh, Nguyên Sa Trần Bích Lan, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn
Văn Hảo..
Trong giai đoạn đầu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại chỉ sinh
hoạt như một hội tương trợ thiếu tư cách pháp nhân. Vào
năm 1980 Minh Đức Hoài Trinh rời Pháp qua định cư tại
Nam California. Trách vụ Chủ tịch VBVNHN chuyển cho
Nguyễn Văn Hảo rồi đến Trần Thanh Hiệp. Tổng Thư Ký
VBVNHN vẫn là Trần Tam Tiệp, người miệt mài vận động
cứu trợ văn thi sĩ bị Hà Nội đàn Thế Giới quan
áp. Điểm sơ vài sự kiện 1978-80
Thế giới quan. Giai đoạn 1978- 25-12-1978. Việt Nam chiếm
1979 khá thuận lợi cho sự xuất đóng Campuchia với sự trợ
hiện của VBVNHN: giúp của Liên Sô.
(1) thế giới rúng động về thảm 17-2-1979. Trung Quốc xâm
cảnh thuyền nhân Việt Nam bị hải lược biên giới Việt Nam với
tặc sát hại và kế hoạch buôn bán
nhiều ngàn dân của Hà Nội trên sự trợ giúp của Hoa Kỳ.
Thuyền nhân Việt Nam là
các thương thuyền khổng lồ như vấn nạn được quan tâm
Hai Hong (chứa 2500 người) nhất thế giới. Liên Hiệp
khiến LHQ triệu tập hội nghị vào Quốc tổ chức Hội nghị quốc
tháng 7-1979 để tìm cách giải tế về người tị nạn Đông
quyết; Dương 7-1979. Hoa Kỳ yêu
(2) Hà Nội xâm chiếm cầu các quốc gia định cư
Campuchia (tháng 12-1978) nên thuyền nhân. Việt Nam ký kết
bị Âu Mỹ lên án và cô lập; với UNHCR đồng ý tạo điều
(3) Hà Nội giam cầm văn thi sĩ kiện thuận lợi cho người Việt
miền Nam nên bị trí thức Âu Mỹ xuất ngoại di cư.
kể cả thành phần phản chiến lên
6
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
án (td: l'Express 6-1978). Điểm sơ vài sự kiện 1985-90
1985. TBT Gorbachev chấm dứt
Vì vậy sự kiện Đại Hội Đồng can thiệp vào nội bộ các nước cộng
Văn Bút Quốc Tế 1979 thâu
nhận Văn Bút Việt Nam Hải sản dẫn đến Cách mạng 1989
Ngoại phản ảnh xu hướng thế thoát ách cộng sản (Ba Lan,
giới lên án Hà Nội trong giai
đoạn 1978-1979 và ủng hộ Hungary, Bulgaria..).
văn thi sĩ tự do phản đối 1985. Trần Văn Bá được Trung
chính sách thủ tiêu nhân quốc tài trợ xâm nhập Việt Nam, bị
quyền của CHXHCNVN.
kết án tử hình.
Hậu trường: Thật sự thì trở 8-1987. Chủ tịch Đảng Việt Tân
ngại chánh cho việc tái lập Hoàng Cơ Minh tử nạn khi xâm
Văn Bút Việt Nam tại hải nhập Lào. Việt Tân vỡ đôi sau đó
ngoại vào những năm đầu sau
1975 không phải là quan hệ do tranh chấp chiến lược.
làm việc đối với tổ chức Văn 14-3-1988. Trung quốc chiếm đảo
Bút Quốc Tế mà là thực tế Gạc Ma và tàn sát quân dân Việt
khó khăn của các vị tiền bối
trong nỗ lực vận động văn thi Nam. Thế giới im lặng.
sĩ tại Pháp tham gia cho đủ 8-6-1988. Tổng Giám Mục
túc số mười mấy hội viên Philipphê Nguyễn Kim Điền qua
trong một Trung tâm Văn Bút
khi kinh tế cá nhân trong xã đời hưởng thọ 67 tuổi.
hội mới đối đầu nhiều thử 4-1989. Thiên An Môn. Quân đội
thách, khác biệt ngôn ngữ
trong môi trường lạ lẫm và tàn sát sinh viên (5-6-1989).
nỗi sợ hãi di tản vẫn chưa 6-1989. Hội nghị Tị Nạn Đông
phai nhạt, đặc biệt đối với Dương II: Kế Hoạch Hành Động
những vị còn thân nhân “bị Toàn Diện thanh lọc thuyền nhân.
kẹt lại” tại Việt Nam. 28-7-1990. Nguyễn Ngọc Huy qua
đời đem theo giấc mộng kết hợp 3
đảng Đại Việt mang tư duy tự đại
nhà quê* [Tân ĐV (Nam), ĐV
Cách Mạng (Trung), ĐV Quốc
Dân (Bắc)]. (*Từ của Vịnh Thanh
mô tả tư duy kỳ thị vùng, miền..)
7
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Chủ tịch 1978-1979: Minh Đức Hoài Trinh
Tham dự Đại Hội VBQT kỳ 44 (1979) đón nhận
Nghị Quyết thâu nhận VBVNHN.
Chủ tịch 1980-1983: Nguyễn Văn Hảo
1984-1988: Trần Thanh Hiệp
(A) hợp pháp hóa VBVNHN với giấy phép hoạt động như
một tổ chức xã hội; và
(B) phát triển VBVNHN ra khỏi khu vực Tây Âu.
1988: Đại Hội VBVNHN I Đại Hội VBVNHN đầu tiên
do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tổ chức tại Washington để
chuẩn bị cho cuộc bầu cử Ban Chấp Hành qua phương thức
Đại Biểu đầu phiếu [Điều Lệ 1991: mỗi Vùng có 3 phiếu].
Theo Điều Lệ VBVNHN vào lúc đó thì ứng cử viên Chủ tịch
VBVNHN phải là thành viên trong Ban Đại Diện “Trung
tâm” địa phương (Vùng). “Vùng” ban đầu được gọi là
“Trung tâm” nên dễ lẫn lộn với Trung tâm VBVNHN (PEN
Centre) do đó mới có sự tu chính sau này thành “Khu vực”
(Đại Hội VII) rồi thành “Vùng” (Đại Hội IX).
1989: Đại Hội VBVNHN II Nhà văn Nguyễn Ngọc
Ngạn, đương kim Chủ tịch Vùng Ontario, đắc cử Chủ tịch
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Hậu trường: Dưới áp lực của Viên Linh, Nguyễn Ngọc
Ngạn phải mời Chữ Bá Anh vào BCH thay Thụy Khuê chỉ
vì so đo hào quang chữ nghĩa.
Chủ tịch Vùng Quebec Trang Châu - chủ nhà tổ chức Đại
8
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Hội VBVNHN II - chuẩn bị Điểm sơ vài sự kiện 1991-94
tranh cử nhưng phải rút lui vì bị 8-1991. Liên Sô, nhà nước
Nguyễn Hữu Nghĩa gây áp lực
là “Văn Bút không làm chính cộng sản đầu tiên, sụp đổ sau
trị” để ủng hộ Nguyễn Ngọc 70 năm tồn tại.
Ngạn. Trang Châu tức Bác sĩ
Lê Văn Châu lúc đó hoạt động 1991-92. Hoa Kỳ đóng cửa hai
trong “Mặt trận Việt Nam tự căn cứ quân sự khổng lồ tại Phi
do” của Hà Thúc Ký, Nguyễn Luật Tân (Clark và Subic Bay)
Văn Kim. MTVN Tự Do được
thành lập vào ngày 1-1-1978 là bỏ ngỏ biển Đông.
tổ chức ngoại vi của Đại Việt 1991-2001. Nhật Bản, nền
Cách Mạng Đảng; năm 1990 kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu kiệt
Nguyễn Văn Kim muốn biến quệ vì bong bóng địa ốc nổ.
MTVN Tự Do thành Việt Nam Trung quốc trở thành xưởng
Quang Phục Cách Mạng Đảng sản xuất hàng hóa cho thế giới
nên bị Hà Thúc Ký giải tán. đến 2010 thì chiếm vị trí nền
kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu.
[Hội viên VBVNHN tham gia 7-11-1991. Việt Nam bình
tổ chức này còn có Luật sư
thường hóa quan hệ với
Hoàng Duy Hùng (sn 1962, Trung Quốc.
Phan Rang). Nguyễn Hữu
Nghĩa đầu tư lớn để đưa Hoàng 29-11-1991. Hà Nội kết án
Duy Hùng lên ghế Chủ tịch Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
VBVNHN như sắp xếp cho 20 năm tù.
HDH làm CT UB Thường Trực
ĐHĐ (không tồn tại trong Điều 1992. Việt Nam tu chính Hiến
Lệ) và trở thành Chủ tịch “viễn Pháp chấp nhận tiểu thương tư
cư” Vùng Georgia (HDH cư nhân và đồng ý thả tất cả tù cải
ngụ tại Houston, TX, cách
Georgia 4 tiểu bang). Trong tạo VNCH theo điều kiện do
giai đoạn Đệ Nhị Ngũ Niên Hoa Kỳ đưa ra để bình thường
Xung Đột HDH đã tích cực giúp
hóa quan hệ song phương.
1993. Liên Hiệp Quốc tổ chức
bầu cử tại Campuchia.
1994. Hoa Kỳ chấm dứt
phong tỏa kinh tế Việt Nam.
và bình thường hóa quan hệ hai
năm sau.
9
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
phe NHN đối đầu Bác sĩ Nguyễn Đức An và áp đảo CT
Phạm Quang Trình. Năm 2010 Hoàng Duy Hùng đắc cử
Nghị viên TP Houston một phần nhờ Cộng đồng Việt Nam
dồn phiếu ủng hộ nhưng vào năm 2013 thì thua rất đậm khi
đối đầu Richard Nguyễn - ứng cử viên, 50 tuổi, “vô danh”
trong mắt HDH nhưng nhận được “số phiếu áp đảo” - chỉ vì
HDH khinh thường đối thủ và phát biểu be bờ Hà Nội xúc
phạm Cộng đồng Việt Nam. Luật sư Hoàng Duy Hùng là
nhân vật đa tài nhưng sự nghiệp chính trị sớm kết thúc vào
năm 2014 sau lần tranh cử dân biểu Texas và thất bại trước
một ứng cử viên gốc Việt khác là Hubert Võ.]
1991: Đại Hội VBVNHN III Nhà văn Trang Châu Lê
Văn Châu đắc cử Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Hậu trường: Quy định bất-thành-văn trong giai đoạn
đầu là các chủ tịch Vùng thay phiên nhau làm Chủ tịch
VBVNHN. Viên Linh được hiểu ngầm là sẽ thay thế
Nguyễn Ngọc Ngạn nhưng vì trục trặc chuyện gia đình do
đó nhường cho Trang Châu.
Gần 1 năm phụ trách vai trò CT VBVNHN Trang Châu
công bố Thông Báo đầu tiên (Thế Kỷ 21, 8-1992, tr.81)
không liên quan đến chương trình sinh hoạt của VBVNHN
mà về một sự kiện không do VBVNHN tổ chức hay bảo trợ
đó là cuộc triển lãm của họa sĩ Võ Đình tại Montreal đã xảy
ra hơn 1 tuần trước đó (27-6-1992). Chỉ vì quan hệ giao hữu
với vài tham dự viên chủ trương “hòa hợp hòa giải” (Hợp
10
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Lưu, Trăm Con) Trang Châu sử dụng tư cách CT VBVNHN
để phổ biến Thông Báo:
“Được biết trong thời gian hai ngày 27 và 28 tháng
Sáu năm 1992 vừa qua tại thành phố Montréal
(Canada), các nhân sự nòng cốt trong Ban tổ chức
ba buổi sinh hoạt.. bị áp lực từ nhiều phía để ngăn
cản sự tham dự của một số anh chị cầm bút đến từ
Hoa Kỳ và Toronto, đặc biệt là các anh chị chủ
trương hai tờ Hợp Lưu ở California (Hoa Kỳ) và
Trăm Con ở Toronto. Nhận thấy hành động này đi
ngược với chủ trương và tinh thần bản Hiến Chương
của VĂN BÚT QUỐC TẾ mà chúng tôi là một thành
viên, VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI cực lực phản
đối mọi thể lực cưỡng bức sự tự do sinh hoạt, tự do
phát biểu tư tưởng của giới cầm bút Việt Nam tại hải
ngoại.” (Thông Báo của VBVNHN, 6-7-1992)
Chủ tịch VBVNHN/Vùng Ontario Trà Lũ Trần Trung
Lương phản ứng với Nhận Định về Thông Báo 6-7-1992:
“Ban chấp hành Văn bút VNHN do nhà văn Trang
Châu làm chủ tịch, sau 10 tháng nhận nhiệm vụ, vừa
phổ biến đến báo chí bản thông cáo đầu tiên, ký ngày
6 tháng Bảy, 1992, liên quan đến quyền tự do phát
biểu của người cầm bút. .. Thông cáo của Văn Bút
VHHN chỉ viết một cách mơ hồ rằng ban tổ chức
'buổi sinh hoạt đánh dấu 35 năm cầm bút của họa sĩ
kiêm nhà văn Võ Đình đã bị áp lực từ nhiều phía'. Đó
chính là thái độ của đông đảo quần chúng, là phản
11
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
ứng tẩy chay của đồng bào cư ngụ tại thành phố
Montreal đối với một số người cầm bút đến dự buổi
sinh hoạt Võ Đình.
Nhà văn phổ biến tác phẩm của mình và độc giả đón
nhận hay tẩy chay. Cả hai phía đều hành xử quyền tự
do tư tưởng. Hội Văn Bút không thể binh vực bên này
mà phản đối bên kia. Huống chi việc phản đối của
Văn Bút lại nhắm vào số đông quần chúng "từ nhiều
phía". Chúng tôi cho rằng Văn Bút đã sử dụng tiếng
nói uy tín của mình một cách không chính đáng..
Quan điểm chính trị của Hợp Lưu và Trăm Con đi
ngược lại lập trường Quốc gia Dân tộc, căn bản
của VBVNHN ghi trong phần mở đầu của bản
Điều lệ. Nhưng có thể vì muốn tôn trọng quyền tự
do phát biểu, Văn bút đã không bày tỏ thải độ. Tuy
nhiên, khi đồng bào "từ nhiều phía" có phản ứng với
hai tờ báo này mà văn hữu chủ tịch Trang Châu lại
đứng về phía hai tờ báo ấy để 'cực lực phản đối'
tiếng nói của đám đông tị nạn, chúng tôi coi đó là
sự vi phạm nặng nề đối với bản Điều lệ mà ban
chấp hành, hơn ai hết, có nhiệm vụ phải tôn
trọng.” (17 - 7-1992)
1993: Đại Hội VBVNHN IV Nhà văn Viên Linh đắc cử
Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
1995: Đại Hội VBVNHN V Tan vỡ vào ngày 25-11-1995
do Viên Linh muốn kiếm phiếu nên lập thêm Vùng mới (4
12
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
tân “trung tâm” là Bắc Âu, Florida, Georgia, Louisiana).
Nguyễn Hữu Nghĩa phản đối vì e ngại thiếu phiếu. Sau đó
Nguyễn Hữu Nghĩa cũng tự lập thêm Vùng mới để kiếm
phiếu (“trung tâm” Trung Tây Canada).
Hậu trường: Theo nhận định của Bác sĩ Nguyễn Đức An,
cựu TTK VBVNHN, thì vụ xung đột khó dàn xếp chỉ vì bàn
tay của hai nhân vật nữ Tà Cúc (rất thân Viên Linh) và
Nguyên Hương (vợ Nguyễn Hữu Nghĩa): “Khủng Hoảng
VBVNHN hoàn toàn từ sự bất đồng ý kiến giữa hai chị Tà
Cúc và Nguyên Hương (vợ anh Nguyễn Hữu Nghĩa). .. hai
người lập phe, kết đảng lây lan ra các trung tâm, gây ra
khơng biết tai tiếng cho VBVNHN. Cũng vì lập trường thái
quá của hai phía, (Viên Linh, Đặng Văn Nhâm – Sơn Tùng
& Nguyễn Hữu Nghĩa) mà VBVNHN càng ngày càng tan
hoang.” (NĐA, Thư “Khẩn và mật” 20-10-2000). Tà Cúc có khả
năng viết và biết truy lùng tài liệu nhưng thiếu logic khi so
sánh dữ kiện do đó dễ sa vào các bẫy ngụy biện (logical
fallacies). Nguyên Hương “không viết được” (NHN) nhưng
dư sức đóng vai thuyết khách vì đam mê nói dai, nói dài, nói
một chiều và không dứt nếu người nghe không chủ động
ngưng nghe.
Đệ Nhất Ngũ Niên Xung Đột (1996-2000) VBVNHN tê
liệt vì phe Viên Linh/Đặng Văn Nhâm/Nguyễn Ngọc Bích
và phe Nguyễn Hữu Nghĩa/Sơn Tùng/Minh Đức Hoài Trinh
tranh giành vai trò lãnh đạo VBVNHN. Cánh
VL/ĐVN/NNB tổ chức bầu cử chủ tịch và Đặng Văn Nhâm
thắng Nguyễn Đức An tại Đại Hội Santa Ana (5 & 6-7-
13
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
1997). Cánh NHN/ST/MĐHT chỉ định Nguyễn Mạnh Bích
làm chủ tịch “lâm thời” rồi chuyển cho Sơn Tùng trong Ðại
Hội Houston (1996) rồi qua năm 1998 chuyển cho Minh
Đức Hoài Trinh.
Cựu CT VBVNHN Trần Thanh Hiệp được TTK VBQT
Alexander Blokh nhờ lập Ủy Ban Đặc Cử gồm các cựu Chủ
tịch VBVNHN để tìm cách hòa giải nhưng thất bại lại còn bị
phe Nguyễn Hữu Nghĩa lên án và chụp mũ.
Trong giai đoạn này rất nhiều tài liệu giả mạo do phe
Nguyễn Hữu Nghĩa/Sơn Tùng/Minh Đức Hoài Trinh phổ
biến để phỉ báng các hội viên khác ý kiến như Viên Linh (bị
vu cáo nhận tiền VBQT và ăn chặn khiến CT UB.VNSbct
VBQT Joanne Leedom-Ackerman phải đính chánh là không
có chuyện đó vào ngày 31-7-1996 ), Nguyễn Ngọc Bích (bị
chụp nón cối), v.v. Một nạn nhân khác, Thi sĩ Hà Huyền
Chi đã viết bài Văn Dĩ Tải Đạo để phản đối việc thư của ông
bị phe NHN/ST/MĐHT cạo sửa giả mạo và gọi họ là
“những kẻ chỉ nên cầm một thứ gì khác hơn là cầm bút.”
Man trá tập thể: Nghị quyết vu cáo Viên Linh nhận tiền
VBQT và ăn chặn do Minh Đức Hoài Trinh, Sơn Tùng,
Nguyễn Hữu Nghĩa.. thông qua được đưa vào Kỷ Yếu Ðại
Hội 1996 đăng trên nguyệt san Làng Văn [Bộ XIII số 140
(4/1996)]. Joanne Leedom-Ackerman đã đính chánh nhưng
Minh Đức Hoài Trinh, Sơn Tùng, Nguyễn Hữu Nghĩa không
xin lỗi Viên Linh hay phổ biến thông báo rút lại Nghị quyết
chụp mũ này.
14
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Thư 31-7-1996 của CT UB.VNSbct VBQT Joanne Leedom-
Ackerman minh oan cho Viên Linh
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã trình bày về cách chụp mũ
ông của phe Nguyễn Hữu Nghĩa:
“Nếu các bạn chưa tin đây là lối làm việc của đối-
phương thì tôi xin đưa một trường-hợp thứ hai, liên-
hệ trực-tiếp đến tôi:
Ðã có đôi ba lần NHN dùng bút-hiệu (tập-thể) của tôi
là Tâm Việt rồi ký TamVietNguyen, để mập mờ đánh
lận con đen, gởi đi tin này tin nọ làm cho người ta có
thể hiểu lầm là tin đó đến từ tôi. Tuy-nhiên, những
15
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
chuyện trẻ con như vậy, không ai bị mắc mưu nên tôi
cũng không đếm xỉa.
Nhưng đến đầu tháng 5-2000, Nguyễn Hữu Nghĩa lại
giả mạo đưa ra một cái tin nói là trích từ "Trang Nhà
QÐND" (để cho mọi người có thể hiểu ngầm đây là
báo Quân Ðội Nhân Dân viết từ trong nước) bề ngoài
như khen Luật-sư Trần Thanh Hiệp và tôi và đánh
"nhóm cực đoan" Sơn Tùng, tức Nguyễn Minh Ngọc,
Phạm Kim Vinh, Nguyễn Văn Chức. Cái xảo-quyệt
và đê hèn của NHN là không những anh đã bịa đặt
chuyện trên, anh lại còn dùng địa-chỉ Internet "ttxqg"
gởi tin đó đi, để người không sáng ý có thể ngờ là tôi
vì muốn khoe nên dùng QGTTX (Quốc Gia Thông
Tấn Xã) của tôi mà tự tố-cáo bằng cách đăng lại một
bài từ trong QÐND. Dù như không ai bị đánh lừa
trong vụ này, Sơn Tùng (tức Thợ Hồ) vẫn bỉ ổi đủ để
mau mắn đem in lại nguyên con cái tin giả-tạo kia
(còn in nghiêng để cho mọi người phải chú ý) rồi lại
thêm những lời bàn Mao Tôn Cương nhảm nhí vào
đó (Thế Giới Ngày Nay, Wichita, Kansas, số 158,
trang 32-34) để đánh ông Hiệp và tôi.” (Tại sao tôi
không đi dự Đại-Hội Văn-Bút kỳ này)
Minh Đức Hoài Trinh trong vai chủ tịch phe Nguyễn Hữu
Nghĩa cũng có vài hoạt động nhưng không đáng kể bởi vì
(A) Đối ngoại thì không được Văn Bút Quốc Tế quan tâm do
MĐHT tự đánh mất cương vị trung thực khi trở thành con vụ
của vua chụp nón cối Nguyễn Hữu Nghĩa [kéo dài ít nhất
đến tận năm 2015 với Thỉnh Thỉnh Nguyện Thư do MĐHT
16
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
đứng đầu kế đến là chồng Điểm sơ vài sự kiện 1995-2000
Nguyễn Quang Huy nhưng Internet và điện thoại tay bắt
không được VBQT chú ý đến đầu trở nên thông dụng. Báo
vì những vu cáo vớ vẩn]; và giấy dần dần ít được theo dõi.
(B) Đối nội thì không có quyền 7-1995. Việt Nam gia nhập
quyết định nếu không được sự ASEAN.
chấp thuận của Nguyễn Hữu 30-6-1996. Kế Hoạch Hành
Nghĩa. Thí dụ điển hình là qua Động Toàn Diện kết thúc. Các
nhiều nỗ lực của Đặng Văn
Nhâm, Minh Đức Hoài Trinh trại tị nạn đóng cửa.
đã ký vài thông cáo chung để 1-7-1997. Hồng Kông được
thống nhất tổ chức nhưng sau
Anh quốc trao trả cho
Trung quốc.
Cộng đồng Châu Âu trở thành
đó là xóa ngay cam kết. thực thể (1993: Quốc tịch.
1999-2002: Euro dollar).
[Dữ kiện 1998: “Trước đại hội 11-1998. Việt Nam gia nhập
VBQT Helsinki khai diễn, ngày
APEC.
12.6.98, tôi bay qua Cali, tìm 18-4-1998. Cựu Phó Chủ tịch
gặp trực tiếp MĐHT, thảo luận VBVN Nguyên Sa Trần Bích
vấn đề thống nhất để kịp thời
phục hoạt trong đại hội này. Lan, một trong các hội viên
sáng lập VBVNHN, qua đời
hưởng thọ 66 tuổi.
Lần này Nguyễn Quang Huy, 30-12-1999. Hiệp ước Biên
chồng trẻ cuả MĐHT, một tay giới Đất liền Việt Nam -
chuyên sống bằng nghề chạy Trung Quốc được ký kết.
áp phe, đã trực tiếp can dự và
quyết định chuyện VBVNHN. 25-12-2000. Hiệp định Phân
Ngay từ đầu tôi thấy hai người định Vịnh Bắc Bộ được Việt
Nam và Trung Quốc thông qua.
này đã muốn lưà tôi, nên tôi không mấy lạc quan. Dù vậy,
tôi vẫn cố nhẫn nại để ký một thông cáo chung với MĐHT
vào ngày 6.7.98. Khi thông cáo chung vưà được báo chí
17
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
loan tải, lúc đó tôi còn đang ở S. José, Nguyễn Quang Huy
đã gọi điện thoại vói theo, giận dữ lồng lộn kiếm chuyện với
tôi, để tạo cớ hủy bỏ mọi cam kết cuả MĐHT.”
1999: “nhờ trung gian, MĐHT và Ng. Quang Huy đã chịu
đến hội trường báo Người Việt ở Bolsa, để ký tên chung với
tôi (ĐVN) trong một thơ gửi cho Terry Carlbom, cho biết tôi
và MĐHT sẽ tổ chức đại hội thực hiện BCH thống nhất vào
ngày 4.7.99 tại S. Ana, và sẽ tham dự đại hội VBQT năm
2000. .. Nhưng chưa đầy một tuần lễ sau, khi tôi đang còn ở
S. Ana, MĐHT đã cho ra một lúc 3 thông báo đăng trên báo
Saigon Nhỏ, phủ nhận hoàn toàn cuộc họp mặt đông đảo tại
hội trường báo Người Việt, chối bỏ sự cam kết tổ chức đại
hội thống nhất ngày 4.7.99 (mặc dù đã đóng tiền đặt cọc
thuê hội trường ở Santa Ana rồi!), .. Từ đó bế tắc càng trầm
trọng hơn. Trong khi đó, mặt khác, NHN gửi E. Mail cho
tôi đề nghị chia đôi VBVNHN. Dĩ nhiên tôi không chấp
nhận.” (Đặng Văn Nhâm, Tổng kết quá trình tranh chấp của
VBVNHN, 2001)]
Trong giai đoạn này cựu Chủ tịch VBVNHN Nguyễn Ngọc
Ngạn công bố bài viết Để Trả Lời Một Câu Hỏi (25-11-97)
xác nhận “Tất cả những chi tiết về lý lịch Nguyễn Hữu
Nghĩa .. đều do tôi và bà xã tôi nghe trực tiếp từ bà Nguyên
Hương hoặc Nguyễn hữu Nghĩa..” và bật mí nhiều uẩn khúc
về cuộc đời Tây Ninh-Sài Gòn và nhiều thủ đoạn phá hoại
của Nguyễn Hữu Nghĩa như “Thư nặc danh,” làm thơ chụp
mũ, fax rơi “vu cáo Võ Kỳ Ðiền mê nhà văn Nguyễn Thị
Hoàng Bắc,” cạo sửa bút tự của Hà Thúc Sinh, v.v. Nguyễn
18
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Ngọc Ngạn tiết lộ “Nguyên Hương (vợ Nguyễn Hữu Nghĩa)
có kể với tôi hồi mùa Hè năm 1985 tại nhà bà rằng: Nguyễn
Hữu Nghĩa là con đại tướng (CSVN) Nguyễn Chí Thanh!”
Nguyễn Hữu Nghĩa công khai phủ nhận quan hệ máu mủ
này, và Nguyên Hương cũng xác nhận là “không hề kể với”
Nguyễn Ngọc Ngạn.
Thực hư thế nào? Vào ngày 5-5-1998 Nguyễn Hữu Nghĩa
tự ấn hành và phổ biến Bạch Thư gián tiếp xác nhận lời kể
của Nguyễn Ngọc Ngạn là sự thật với vài hàng chạy tội lừa
bịp thiên hạ: “Dăm ba người và một số sách báo nói cha tôi
là Nguyễn Chí Thanh. Tôi ghi nhận và chờ dịp kiểm nghiệm
khoa học (DNA)” (Bạch Thư của Nguyễn Hữu Nghĩa Về Những
Ðiều Vu Cáo Của Hải Triều). [Trong giai đoạn này Nguyễn
Hữu Nghĩa và Nguyên Hương đã đích thân mời nhà văn
Vịnh Thanh đi ăn trưa tại Toronto để nhờ đại diện kiện Hải
Triều “về những điều vu cáo” nhưng bị từ khước sau khi
trao đổi khá lâu.]
1997: Đại Hội Đồng VBQT tại Edinburg, Scotland,
thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của
VBVNHN (dormant) cho đến khi VBVNHN giải quyết
xong tranh chấp nội bộ. [1997 là năm TTK VBQT
Alexander Blokh về hưu và được thay thế bởi Terry
Carlbom.]
TTK VBQT Terry Carlbom gửi thư ngày 13-9-1999 yêu cầu
Đặng Văn Nhâm và Minh Đức Hoài Trinh không được sử
dụng danh xưng Văn Bút vì VBVNHN bị đình chỉ tư cách
19
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
thành viên (“While the Centre is dormant, the parties to the
dispute and their supporters may not use the Pen name on
their letterheads in any external communication, nor may
they in any way give themselves out as representing a PEN
Centre or as representing International PEN.”) Các chủ
tịch phe Viên Linh [Đặng Văn Nhâm] và phe Nguyễn
Hữu Nghĩa [Minh Đức Hoài Trinh, Sơn Tùng] không
được Văn Bút Quốc Tế công nhận là đại diện Văn Bút
Việt Nam Hải Ngoại.
2000: Đại Hội kết hợp (Orlando) Bác sĩ Nguyễn Đức An
lúc đầu theo phe Viên Linh nhưng khi thua phiếu lúc tranh
cử chủ tịch với Đặng Văn Nhâm đã đi đêm cùng Nguyễn
Hữu Nghĩa và đứng ra tổ chức Đại Hội kết hợp hai phe tại
Orlando, Florida (18 & 19-3-2000). Nguyễn Đức An đồng
ý nhường trách vụ chủ tịch cho Minh Đức Hoài Trinh chỉ vì
được Nguyễn Hữu Nghĩa hứa giúp cho “1 phiếu” để trở
thành Chủ tịch VBVNHN trong nhiệm kỳ kế tiếp.
Nguyễn Đức An kéo 4“trung tâm” (Nam California ,
Florida, Georgia, Louisiana) tức 4/6 tổng số phiếu đại biểu
của phe Viên Linh sang giúp phe Nguyễn Hữu Nghĩa thâu
tóm vai trò lãnh đạo VBVNHN. Đặng Văn Nhâm phản
đối chuyện đi đêm và tiên đoán: “NĐ An cũng cho biết đã
được phe nhóm NH Nghĩa cam kết trên giấy trắng mực đen
sau nhiệm kỳ cuả MĐ Hoài Trinh, sẽ đến phiên NĐ An lên
làm chủ tịch ... ai cũng có thể biết được NĐ An đang bị
lừa.” (Đặng Văn Nhâm, 2001, nđd).
20
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Hậu trường: Trong thư riêng “Khẩn và mật” 20-10-2000
gửi cho Trần Thanh Hiệp - Trưởng ban Ủy Ban Đặc Cử -
Nguyễn Đức An đả kích Đặng Văn Nhâm là “quá khích và
thiển cận” và biện minh: “Trước tình trạng đó, anh Hiếu Đệ
và tôi .. làm việc với phe Nguyễn Hữu Nghĩa (chứ không
phải chủ tịch bù nhìn Minh Đức Hoài Trinh).. Bộ ba đầu
não Nghĩa - Sơn Tùng - Khải Chính chỉ giả bộ tín cẩn Hiếu
Đệ và tôi.. Anh đã rõ, thực ra chỉ có ba người điều hành
phe bà Minh Đức Hoài Trinh: Sơn Tùng lo hết vấn đề Văn
Thư, Nguyễn Hữu Nghĩa phối hợp tổng quát, Khải Chính
viết văn thư và lãnh thêm nhiệm vụ xung kích, đụng đâu chửi
đó, không ưa ai thì chụp cái nón cối cộng sản vào đầu người
đó.” Nguyễn Đức An cũng trình bày kế hoạch “đợi thời
cơ” thâu tóm VBVNHN: “Tạo ảnh hưởng và truyền bá chủ
trương thống nhất ôn hòa các Trung Tâm này để đợi thời
cơ.”
Sau Đại Hội Orlando 3-2020 Nguyễn Đức An liên lạc với
VBQT và thông báo là hai phe VBVNHN đã kết hợp thành
một. TTK VBQT hứa sẽ trình nghị quyết ra Đại Hội Đồng
VBQT để xin quyết định.
Đại hội VBQT tại Moscow (22 & 28-5-2000) thông qua
Nghị Quyết yêu cầu TTK VBQT giúp đỡ nỗ lực thống nhất
VBVNHN một cách hợp pháp (“Request the International
Secretary to take all steps necessary to achieve a
legitimately reunited Vietnamese Writers Abroad Centre and
further requests the International Secretary to report on this
issue at the Manila Congress”).
21
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Sau đó Nguyễn Hữu Nghĩa nhờ Bác sĩ Nguyễn Đức An giới
thiệu với TTK VBQT Terry Carlbom bởi vì chỉ riêng
Nguyễn Đức An - chứ không phải Minh Đức Hoài Trinh
hay Sơn Tùng - vận động Văn Bút Quốc Tế tại London
để VBVNHN được phục hoạt:
“Ông nhớ giới thiệu Ban Tổ Chức (Đại Hội 2001)
cho ông Carlbom để chúng tôi chính thức bắt tay vào
việc.” ([email protected] December 20, 2000 2:42PM)
2001: Đại Hội VBVNHN Bất Thường [Re-establishing
Constitutional Convention] (24 & 25-3-2001) tại
Annandale, VA, bị phe Viên Linh công khai tẩy chay. Minh
Đức Hoài Trinh vẫn giữ ghế Chủ tịch VBVNHN và Nguyễn
Đức An trở thành Tổng Thư Ký VBVNHN.
Nguyễn Ngọc Bích viết thư (có thêm chữ ký của 10 hội viên
VBVNHN bao gồm Đặng Văn Nhâm) lên án TTK VBQT
Terry Carlbom vì chấp nhận kết quả Đại Hội Bất Thường
với từ ngữ quá nặng chứng tỏ sự giới hạn của kiến thức về
lịch sử văn hóa Âu Mỹ [bắt phe và can thiệp vào nội bộ như
đế giày Nazi dẫm lên sự tự trị của VBVNHN (“favoring one
site over another, stepping Nazi-like with his boots on the
autonomy of the VWAPC”)]. Terry Carlbom trả lời là ngôn
từ như vậy khó chấp nhận do đó tổ chức không muốn có
những hội viên như họ (“I find the usage of such phrases
incompatible with our Charter, and totally unacceptable in a
dialogue between PEN members.”).
22
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
2002: Đại Hội VBVNHN VI Nhà văn Phạm Quang
Trình đắc cử Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Đây là lần kiểm phiếu đầu tiên trong một cuộc bầu cử BCH
VBVNHN có đối lập qua hình thức Đại Biểu đầu phiếu.
Hậu trường: Liên danh Phạm Quang Trình (LD Nhà Việt
Nam) là nhóm ứng cử viên thuộc phe Nguyễn Hữu Nghĩa
thắng Liên danh Nguyễn Đức An “1 phiếu.”
Vài tháng sau cựu Tổng Thư Ký Nguyễn Đức An - hội
viên có công lớn nhất trong nỗ lực thành công đưa
VBVNHN sinh hoạt trở lại với VBQT - bị Chủ tịch
VBVNHN Phạm Quang Trình “ký quyết định thu hồi tư
cách Hội viên” (7-2003) với lối chụp nón cối cổ hủ “báo
cáo Tin Tức Nội Bộ VBVNHN cho vài tờ báo VC.” Nguyễn
Đức An đau xót viết nhiều bài đả kích Nguyễn Hữu Nghĩa là
“Thái Thượng Hoàng Văn Bút.” Đặng Văn Nhâm tiên đoán
chính xác vào 2 năm trước đó (2001) là Nguyễn Đức An “bị
lừa” khi trở cờ phản bội phe Viên Linh và hợp tác với phe
Nguyễn Hữu Nghĩa.
Minh Đức Hoài Trinh được vua cạo sửa Nguyễn Hữu
Nghĩa và vua cuỗm danh Sơn Tùng sơn phết thành người
giải quyết Đệ Nhất Ngũ Niên Xung Đột “phục hoạt
VBVNHN” và, hào nhoáng bóng bẩy hơn nữa, là “người
sáng lập VBVNHN” - dĩ nhiên cả hai luận điệu giả tạo
hoàn toàn trái ngược với sự thật của lịch sử. Tất cả công
lao giá trị và đóng góp quý báu cho VBVNHN của Trần
23
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Tam Tiệp, Nguyên Sa, Nguyễn Mạnh Hảo, Trần Thanh
Hiệp, v.v., từ những năm đầu 1977-78 tại Pháp hay nỗ lực tổ
chức Đại Hội thống nhất Orlando và vận động VBQT thành
công của Bác sĩ Nguyễn Đức An vào các năm 2000-2002 tại
Hoa kỳ đều bị phe Nguyễn Hữu Nghĩa cố tình chôn vùi.
Vào năm 1957 Văn Bút Việt Nam có 16 văn thi sĩ sáng lập
nhưng vào năm 1978 Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại - theo
luận điệu của phe Nguyễn Hữu Nghĩa - chỉ có 1 “người sáng
lập” duy nhất là chuyện trơ trẽn lố bịch tương tự các nghị
quyết và tài liệu giả mạo do phe Nguyễn Hữu Nghĩa phổ
biến để đấu tố hội viên khác ý kiến như Viên Linh, Nguyễn
Ngọc Bích, Hà Huyền Chi. Đau xót nhất có lẽ là Bác sĩ
Nguyễn Đức An vì không chỉ bị xóa hoàn toàn công lao giá
trị mà còn bị “thu hồi tư cách Hội viên” sau khi trở cờ và
kéo 4 “trung tâm” thuộc phe Viên Linh sang tận tình giúp
phe Nguyễn Hữu Nghĩa thâu tóm vai trò lãnh đạo
VBVNHN.
Bất cứ ai hiểu biết về cục diện thế giới và lề lối sinh hoạt của
cộng đồng Văn Bút [tập hợp các Trung tâm VB và văn
phòng VBQT] thì biết ngay bài diễn tả sự kiện Đại Hội Đồng
VBQT kỳ 44 bỏ phiếu thâu nhận VBVNHN của Sơn Tùng
chỉ đến từ óc tưởng tượng của ai đó hay của chính Sơn Tùng
và không thể là sự thật bởi vì hoàn toàn trái ngược với lề lối
sinh hoạt Văn Bút Quốc Tế cũng như không phản ảnh trung
thực về xu hướng thế giới vô cùng thuận lợi trong giai đoạn
1978-1979 cho việc Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế 1979
thông qua dễ dàng Nghị quyết thâu nhận Văn Bút Việt Nam
Hải Ngoại. Trong ba năm 2018-2020 Đại Biểu Văn Bút
24
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Việt Nam Hải Ngoại (Vịnh Thanh, Lê Hữu Liệu, Thanh Sơn,
Tuyết Nga) đã nghị luận nhiều vấn đề trước Đại Hội Đồng
VBQT bao gồm mấy trăm đại biểu từ các Trung tâm Văn
Bút trên thế giới và đã bỏ phiếu để tán thành việc thâu nhận
ba (3) tân Trung tâm Văn Bút [Nga, Mã Lai (2019), Hy Hạp
(2020)] cũng như đã bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên
của Trung tâm Mễ Tây Cơ (dormant). Chủ tịch VBVNHN
Vịnh Thanh được mời phụ trách vai trò diễn giả trước Đại
Hội Đồng VBQT kỳ 85 trong chương trình nghị luận chính
thức “Reshaping Southeast Asia.”
Song song, Ban Chấp Hành VBVNHN làm việc sát cánh với
nhiều Trung tâm Văn Bút bạn như VB Anh, VB Hoa Kỳ,
VB Úc, VB Phi Luật Tân, v.v., cũng như Ủy Ban Văn Thi Sĩ
Bị Cầm Tù VBQT trong các công tác bênh vực văn thi sĩ
cho đến tận hôm nay (2021). Dựa trên sự hiểu biết và kinh
nghiệm làm việc bên trong cộng đồng Văn Bút và Đại Hội
Đồng VBQT cũng như với văn phòng Văn Bút Quốc Tế tại
London, những gì Sơn Tùng mô tả về việc VBVNHN được
Đại Hội Đồng VBQT kỳ 44 thâu nhận chỉ chứng minh là
Sơn Tùng không biết gì cả về lề lối sinh hoạt Văn Bút
Quốc Tế. Đôi lần Sơn Tùng đã tham dự sinh hoạt Văn Bút
Quốc Tế trong quá khứ nhưng có lẽ chỉ như mọi ra phố thấy
đèn xanh đỏ ngỡ là trăng sao. Sự kiện VBVNHN đã bị thế
giới quên lãng khá lâu trong nhiều năm chỉ vì bị khuynh
loát bởi Sơn Tùng, Nguyễn Hữu Nghĩa và phe nhóm “ma
tru”* - những kẻ ồn ào giành giựt “tiếng nói quốc gia trên
diễn đàn quốc tế” nhưng không biết diễn đàn quốc tế hoạt
động như thế nào! - là chuyện đáng buồn đã xảy ra nhưng
25
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
thật sự không khó hiểu khi nhận ra kiến thức của Sơn
Tùng, Nguyễn Hữu Nghĩa và phe nhóm “ma tru” về sinh
hoạt Văn Bút Quốc Tế hầu như không có gì thật hay sở
hữu giá trị đáng kể. (*Từ của Vịnh Thanh mô tả những kẻ chụp
mũ hù dọa.)
Có lẽ cũng nên tường trình là hai năm sau Chủ tịch
VBVNHN Phạm Quang Trình “thu hồi” quyết định khai
trừ cựu Tổng Thư Ký VBVNHN Nguyễn Đức An để kiếm
thêm đồng minh phản công khi bị chính phe Nguyễn Hữu
Nghĩa - mà Phạm Quang Trình từng là thành viên năng nổ -
tổ chức truất phế. Cho đến tận hôm nay (2021) Bác sĩ
Nguyễn Đức An vẫn còn căm hận phe Nguyễn Hữu
Nghĩa/Sơn Tùng/Minh Đức Hoài Trinh vì bị họ lợi dụng
rồi vắt chanh bỏ vỏ.
Đệ Nhị Ngũ Niên Xung Đột (2004-2008) Vào tháng 9-
2004 Nguyễn Hữu Nghĩa phản đối Chủ tịch Phạm Quang
Trình tái ứng cử trách vụ Chủ tịch VBVNHN và ra điều kiện
nếu PQT tiếp tục tranh cử thì chỉ được làm ứng cử viên Phó
Chủ tịch trong liên danh do Sơn Tùng thụ ủy: “Ông Trình
nên hy sinh đứng làm Phó cho ông Sơn Tùng.” (PQT, Thông
Cáo Báo Chí 5-9-2005). Phạm Quang Trình “cực lực chống
lại âm mưu thao túng và áp đặt” này nên Nguyễn Hữu
Nghĩa “tìm cách trả thù tôi (PQT) và BCH TU (Ban Chấp
Hành Trung Ương).” (PQT, bđd).
Cũng trong giai đoạn này tại Houston Nguyễn Hữu Nghĩa sử
dụng Trương Nguyên Thuận (Yên Sơn), Trần Văn Se (Phạm
26
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Ngũ Yên) để truất phế đương kim Chủ tịch Vùng Nam Hoa
Kỳ Nguyễn Bửu Thoại. Lý do là Nguyễn Bửu Thoại xung
đột với Nguyễn Hữu Nghĩa bên Tổng Hội Cựu SVSQ Võ
Khoa Thủ Đức. Trong Ðại Hội Thủ Ðức 2004 tại Louisiana
Nguyễn Hữu Nghĩa quyết tâm “hạ bệ” Tổng Hội Trưởng
Nguyễn Bửu Thoại nhưng thất bại.
Hậu trường: Nguyễn Hữu Nghĩa nhờ Trương Sĩ Lương
vận động An Phong Nguyễn Văn Diễn đứng đầu nhóm
truất phế nhưng đồng hương TSL bị NVD cảnh cáo ngược
lại là đừng quậy vì chứng kiến lối sinh hoạt độc tài của phe
NHN tại Houston [hội viên nào đặt câu hỏi khó trả lời là bị
Phạm Ngũ Yên và Yên Sơn “áp dụng kỷ luật từ nhẹ nhất là
Cảnh Cáo, Ngưng Sinh Hoạt sáu tháng, đến trục xuất khỏi
Văn Bút” (NVD, Thư cuối đời)].
Sau đó Nguyên Hương, vợ NHN, từ Canada gọi điện thoại
viện cớ Nguyễn Bửu Thoại “xúc phạm danh dự bà ta một
cách nặng nề” để vận động Nguyễn Văn Diễn lại bất thành
nên chuyển điện thoại cho Nguyễn Hữu Nghĩa tiếp tục
nhưng bị Nguyễn Văn Diễn “không những cảnh cáo, thách
thức họ và còn công khai tố cáo hành vi gian ác của cặp vợ
chồng này trước diễn đàn internet và họ đã hèn nhác chối
bai bải. Tôi thách họ đem sinh mạng và danh dự cả gia đình
vợ, con và cháu ra thề (và Nguyền Văn Diễn đã thề trước)
nhưng Nguyễn Hữu Nghĩa-Nguyên Hương đã trốn và không
dám thề.” “Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao Văn Bút bị cặp
vợ chồng nầy thao túng lâu nay đến độ dư luận gọi họ là
Thái Thượng Hoàng?” (Thư Cuối Đời 17-4-2008).
27
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Phe Nguyễn Hữu Nghĩa khai trừ Nguyễn Văn Diễn và bãi
nhiệm Chủ tịch Vùng Nam Hoa Kỳ Nguyễn Bửu Thoại vào
ngày 3-4-2005. Huỳnh Quang Thế được chỉ định Xử Lý
Thường Vụ rồi sau đó Nguyễn Mạnh An Dân được đưa lên
ghế Chủ tịch Vùng. CT NHK Nguyễn Bửu Thoại phản ứng
bằng cách họp “Đại Hội Bất Thường của Văn Bút Nam Hoa
Kỳ ngày 25 tháng 05/2005 đã quyết định: a/- Khai trừ hai
ông Yên Sơn và Phạm Ngũ Yên ra khỏi Văn Bút Nam Hoa
Kỳ kể từ ngày 25/05/2005 và b/- Đặt ông Huỳnh Quang Thế
trong tình trạng ngưng sinh hoạt trong VBNHK thời hạn một
năm..” (NBT June 01, 2005 4:05 PM).
Chủ tịch VBVNHN Phạm Quang Trình phủ quyết quyết
định truất phế và trục xuất Nguyễn Bửu Thoại cũng như
không công nhận tư cách Chủ tịch Vùng của Nguyễn Mạnh
An Dân, một cá nhân mới trở lại sinh hoạt được vài tuần.
Chủ tịch VBVNHN Phạm Quang Trình bị phe Nguyễn Hữu
Nghĩa công kích kịch liệt: “PNY (Phạm Ngũ Yên) va YS
(Yên Sơn) liên tục gửi emails mỉa mai, mạ lị, xuyên tạc việc
làm của BCH, một hành động vi phạm Ðiều Lệ, Nội Quy và
Hiến Chương VBQT.” (PQT, Tâm Thư 28-7-2005 ). Phạm
Quang Trình phản ứng bằng cách khai trừ một số hội
viên trong đó có Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyên Hương,
Yên Sơn, Phạm Ngũ Yên vào ngày 28-8-2005.
Nguyễn Hữu Nghĩa và Nguyễn Minh Ngọc (Sơn Tùng) sử
dụng Ủy Ban Thường Trực Ðại Hội Ðồng không tồn tại
trong Điều Lệ VBVNHN để ra thông báo truất phế đương
kim Chủ tịch VBVNHN Phạm Quang Trình và chỉ định Đào
28
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Vĩnh Tuấn làm Xử Lý Thường Vụ Chủ Tịch BCH để vô
hiệu hóa quyết định khai trừ Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyên
Hương, Yên Sơn, Phạm Ngũ Yên.. (Thông Cáo Báo Chí 7-9-
2005). Văn Bút Quốc Tế không công nhận Đào Vĩnh
Tuấn và vẫn tôn trọng Phạm Quang Trình là đại diện
chính thức của VBVNHN.
Âm mưu truất phế thất bại vì Phạm Quang Trình công khai
tố cáo Nguyễn Hữu Nghĩa trên các diễn đàn Internet với
nhiều văn thư như Tâm Thư của Chủ tịch Ban Chấp Hành
VBVNHN, Thông Cáo Báo Chí và trình bày các hành động
phá hoại liên tục của phe Nguyễn Hữu Nghĩa với Văn Bút
Quốc Tế để nhờ can thiệp. Chính sự lên tiếng của TTK
VBQT Joanne Leedom-Ackerman đã bắt buộc phe Nguyễn
Hữu Nghĩa phải hủy bỏ Đại Hội VBVNHN VII dự định tổ
chức vào tháng 3-2006 tại Houston với mục đích phong
vương cho Sơn Tùng.
2007: Ðại Hội VBVNHN VII Ðại Hội VBVNHN kỳ VII
được lên chương trình lần nữa vào tháng 9-2006 và Peter
Firkin của VBQT theo dõi cuộc bầu cử BCH VBVNHN.
Đương kim CT Phạm Quang Trình không tái tranh cử. Ba
liên danh nộp đơn ứng cử là LD Trang Châu, LD Sơn
Tùng và LD Nguyễn Bửu Thoại.
Hậu trường: Hội viên VBVNHN/Vùng Tây Bắc Nguyễn
Phước Đáng phát giác là Sơn Tùng không hội đủ tiêu chuẩn
để ứng cử Chủ Tịch VBVNHN theo Điều Lệ vào lúc đó (ST
29
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
không có trách vụ trong Ban Đại Diện Vùng). Để chửa
cháy, Chủ tịch Miền Đông Trần Quốc Bảo vội tấn phong
ngược dòng thời gian cho Sơn Tùng trở thành PCT đặc trách
ngoại vụ trong BĐD Miền Đông nhưng không cứu vãn được
tình thế.
[Trần Quốc Bảo gian hùng không kém Nguyễn Hữu Nghĩa.
Trước thềm Đại Hội VBVNHN X (2014), để vận động phiếu
cho LD Yên Sơn, ông ta tung ra Tuyên cáo lên án Vũ Thùy
Nhân trong LD Vũ Văn Tùng là “xúc phạm chúa Giêsu”
([email protected] Nov 14, 2014, at 9:25 PM) chỉ vì nữ thi sĩ
chia sẻ một bài viết có thuyết âm mưu của tác giả theo Phật
giáo. Tuyên cáo của Trần Quốc Bảo thuộc loại gian trá như
tá nón cối mà Nguyễn Hữu Nghĩa, Yên Sơn, Túy Hà chụp
cho hội viên VBVNHN.
Ngay cả đám “ma tru” reo réo chụp mũ trên diễn đàn cũng
tránh xa cái Tuyên cáo bá vơ vì biết Vũ Thùy Nhân và gia
đình là dân đạo gốc (Công giáo) và cả dòng họ nổi tiếng
ngoan đạo tại California với nhiều danh tài âm nhạc như Vũ
Tuấn Đức, Thanh Trúc (Asia Entertainment). Trần Quốc
Bảo rời VBVNHN sau khi Chủ tịch Vũ Văn Tùng tái đắc cử.
Vào tháng 2-2020 Chủ tịch Vùng Tây Nam Vũ Thùy Nhân
được Hội đồng Thành phố Westminster trao Certificate of
Recognition tuyên dương về những đóng góp giá trị cho văn
hóa Việt Nam tại hải ngoại trong chương trình sinh hoạt tân
niên có sự hiện diện của Chủ tịch VBVNHN, Thị trưởng và
Nghị viên TP Westminster.]
30
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Khi Sơn Tùng không rút Điểm sơ vài sự kiện 2001-2009
lui vì thiếu tiêu chuẩn ứng 29-9-2001. Tổng Thống Nguyễn Văn
cử Chủ tịch VBVNHN,
Thiệu qua đời hưởng thọ 78 tuổi.
LD Trang Châu và LD 2002. Nga rút khỏi căn cứ Cam Ranh
Nguyễn Bửu Thoại tẩy
chay Đại Hội VII. Văn nhưng vẫn giữ vai trò cố vấn
Bút Quốc Tế quyết định chiến lược quân sự cho Việt Nam.
hủy bỏ cuộc bầu cử BCH 14-1-2004. Thiếu tướng Nguyễn Cao
VBVNHN vào tháng 9- Kỳ trở về Việt Nam và họp báo
2006 và yêu cầu 3 liên ca ngợi chính sách của Hà Nội.
danh tranh cử (Trang 6-2007. Chủ tịch Việt Nam Nguyễn
Châu, Nguyễn Bửu Minh Triết công du Hoa Kỳ. Tại
Thoại và Sơn Tùng) phối
hợp tu chính Điều Lệ Washington và Nam California CT
trước khi tổ chức bầu cử NM Triết bị nhiều ngàn người Mỹ
tân Ban Chấp Hành
gốc Việt biểu tình phản đối.
VBVNHN. 11-2007. Việt Nam gia nhập WTO.
2008–2009. Khủng hoảng tài chính
Đại Hội VBVNHN VII thế giới dẫn đến hậu quả kinh tế Hoa
vào năm sau (13 & 14- Kỳ suy sụp. Thị trường địa ốc phá sản
10-2007) tại Annandale,
VA, không có bầu cử rồi đóng băng nhiều năm sau đó.
Ban Chấp Hành mà chỉ 5-7-2008. Hòa thượng Thích Huyền
tu chính Điều Lệ Quang viên tịch. Hòa thượng Thích
VBVNHN (cho phép hội
viên trực tiếp bỏ phiếu bầu Quảng Độ trở thành Tăng thống
Ban Chấp Hành chấm dứt thứ năm của Giáo Hội Phật Giáo
phương thức Đại Biểu đầu
phiếu) và quyết định về Việt Nam Thống Nhất.
16-10-2008. Chủ tịch Đại Việt Cách
Mạng Đảng Hà Thúc Ký qua đời tại
Maryland, Hoa Kỳ hưởng thọ 89 tuổi.
23-12-2009. Cựu Tổng Thư Ký
VBVNHN Trần Tam Tiệp, một
trong các hội viên sáng lập
VBVNHN, qua đời tại Paris
hưởng thọ 81 tuổi.
31
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
thời gian cùng địa điểm tổ Điểm sơ vài sự kiện 2010-2017
chức Đại Hội VIII để bầu 2011. TT Nguyễn Tấn Dũng tiếp
tân Ban Chấp Hành tục giữ ghế Thủ tướng Việt Nam.
VBVNHN. “Trung tâm” Nguyễn Phú Trọng lên ghế
(Vùng) cũng được đổi Tổng Bí Thư Đảng CSVN.
thành “Khu vực” trong
Điều Lệ tu chính. 1-2014. Lần đầu tiên báo chí Việt
Nam sau 1975 tường thuật sự kiện
Hải quân VNCH giao tranh với
Khi Chủ tịch VBVNHN Trung cộng để bảo vệ lãnh hải
vào năm 1974.
Phạm Quang Trình lui về 8-2014. Tổng Tư Lệnh Liên Quân
hậu trường không tái tranh Hoa Kỳ Martin Dempsey viếng
cử và hai ứng cử viên thăm Việt Nam. Sau đó Hoa Kỳ gỡ
Trang Châu và Nguyễn một phần lệnh cấm xuất cảng vũ khí
Bửu Thoại ngán ngẩm bỏ
cuộc thì Sơn Tùng lập lờ tối tân đối với Việt Nam.
bắt quàng danh xưng Chủ 2016. TT Nguyễn Tấn Dũng lui về
hậu trường chính trị. Nguyễn Xuân
Phúc trở thành Thủ tướng Việt Nam.
tịch VBVNHN. Lần đầu 3-3-2016. Cựu Chủ tịch
tiên Sơn Tùng độc diễn VBVNHN/Miền Đông Nguyễn
màn cuỗm danh xưng Chủ Ngọc Bích, người tổ chức Đại Hội
tịch VBVNHN xảy ra trong VBVNHN đầu tiên vào năm 1988,
Đại Hội VBVNHN VII với
nhóm Sơn Tùng, Trương Sĩ qua đời hưởng thọ 79 tuổi.
Lương, Đào Vĩnh Tuấn, 4-2016. Công ty Gang thép Hưng
nghiệp Formosa thả phế liệu độc
gây ô nhiễm môi trường tại vùng
Nguyễn Văn Thông mặc dù biển Vũng Áng (Hà Tĩnh).
chưa từng qua kỳ tổng 9-6-2017. Cựu Chủ tịch VBVNHN
tuyển cử nào lại được phe Minh Đức Hoài Trinh, một trong
Nguyễn Hữu Nghĩa giới các hội viên sáng lập VBVNHN,
thiệu là BCH VBVNHN. qua đời hưởng thọ 86 tuổi.
Nếu chú ý thì nhận ra là chỉ có đại biểu phe Nguyễn Hữu
32
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Nghĩa hiện diện tại Đại Hội VBVNHN VII [Canada
(Nguyên Hương), Florida (Nguyễn Đăng Tuấn), Georgia
(Hoàng Duy Hùng), Louisiana (Vũ Châu Sa), Miền Đông
(Trần Quốc Bảo), Miền Nam (Yên Sơn), Tây Bắc (Hoàng
Xuân Anh)].
Cái mác Chủ-tịch-tự-xưng của Sơn Tùng (Nguyễn Minh
Ngọc) cũng như cái mác “người sáng lập VBVNHN” của
Minh Đức Hoài Trinh và nghị quyết mạ lỵ, thư cạo sửa,
email chụp mũ chỉ là những món hàng giả của lịch sử
xuất hiện từ lò đúc hư danh giả tạo và ngôn từ đấu tố của
phe Nguyễn Hữu Nghĩa.
[Giữa năm 2011 Nguyễn Minh Ngọc (Sơn Tùng) đã nói
với nhà thơ Ngô Minh Hằng là “Lá cờ vàng chết từ 75 rồi
thế mà đến bây giờ người ta vẫn lấy lá cờ ấy ra để tranh cãi
làm ngăn cách lòng người…” (Ngô Minh Hằng, 23-6-2011).
Câu kế tiếp trong đoạn điện đàm này của Sơn Tùng - do
NMH phổ biến - tệ hơn bỉ ổi không đáng được nhắc lại
nhưng cung cấp thêm bằng chứng soi sáng nhân phẩm thấp
hơn tiểu nhân của Nguyễn Minh Ngọc (Sơn Tùng). kẻ rất
thân cận và đồng hành mấy thập niên với Nguyễn Hữu
Nghĩa, Minh Đức Hoài Trinh cùng sát cánh hăng say đấu tố
hội viên VBVNHN.
Có lẽ cũng nên ghi lại trong lịch sử VBVNHN là vào thập
niên 1990 Nguyễn Hữu Nghĩa đã sử dụng nguyệt san
Làng Văn để đặt vấn đề thay đổi Quốc ca Việt Nam
Cộng Hòa với các thông điệp đả kích Quốc ca VNCH
33
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
núp bóng ý kiến nên bị cộng đồng lên án kịch liệt.
Nguyễn Hữu Nghĩa sau đó ngụy biện là chỉ làm “survey” rồi
kết luận “không nên đổi Quốc ca khi chưa có Quốc hội”
(NHN 5 Aug 2004 06:32:37). Câu hỏi quan trọng là động cơ
nào dẫn đến quyết định tự dưng tổ chức thăm dò ý kiến
(survey) thay đổi Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa? Ngớ ngẩn
gây ra sóng gió trong dư luận để được chú ý hay có mục
đích nào khác. Động cơ nào cũng là bất chánh do đó mới bị
cộng đồng phản đối.]
2008: Ðại Hội VBVNHN VIII Nhà thơ Nguyễn Đăng
Tuấn đắc cử Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Đây là lần kiểm phiếu đầu tiên trong một cuộc bầu cử BCH
VBVNHN có đối lập qua hình thức hội viên bỏ phiếu. Văn
Bút Quốc Tế cử hai đại diện đến quan sát (observers): Adam
Sommers và Nguyễn Viết Đức (PEN Center USA).
Cuộc tranh cử theo đơn danh và chỉ có 2 hội viên ứng cử
trách vụ CT VBVNHN: Nhà thơ Nguyễn Đăng Tuấn và nhà
văn Vũ Văn Tùng. Các trách vụ khác đều chỉ có 1 ứng cử
viên: Phó Chủ Tịch I (Đào Vĩnh Tuấn), Phó Chủ Tịch II
(Ngô Sỹ Hân), Tổng Thư Ký (Yên Sơn), và Thủ Quỹ
(Nguyễn Hữu Nghĩa).
Hậu trường: Ngoại trừ Dược sĩ Vũ Văn Tùng, các cử ứng
viên khác đều thuộc phe Nguyễn Hữu Nghĩa; và dĩ nhiên là
2 quan sát viên VBQT không biết được sự thật này.
34
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
VBQT cũng không thể biết Sơn Tùng đã ca ngợi Nguyễn
Đăng Tuấn là “ngôi sao trong Đêm Văn học quốc tế tại
Trzin” và kiểm soát mạch liên lạc giữa hội viên trong cuộc
bầu cử này. Ứng cử viên Vũ Văn Tùng không thể tiếp xúc
hội viên trực tiếp; tất cả tài liệu vận động tranh cử của Vũ
Văn Tùng đều phải gửi cho Trưởng Ban Tổ Chức Bầu Cử
Sơn Tùng để phổ biến do đó sự kiện các ứng cử viên phe
Nghĩa Hữu Nghĩa đắc cử và lập Ban Chấp Hành VBVNHN
2009-2011 là chuyện hiển nhiên.
Vào mùa Thu 2014 giữa cuộc tranh cử rầm rộ trước thềm
Đại Hội X [thật sự thì phe NHN/Yên Sơn đấu tố LD Vũ Văn
Tùng thậm tệ từ chụp nón cối đến tuyên cáo kỳ thị tôn giáo]
nhà văn Vịnh Thanh lên tiếng phản đối lối tranh cử chụp
mũ và nêu đích danh Nguyễn Hữu Nghĩa là “anh thợ vẽ
mơ mộng phong vương” trong VBVNHN với tác luận
“Văn Bút không phải là thiên hạ để Hán Sở tranh hùng”
kèm theo bằng chứng emails. Nguyễn Hữu Nghĩa chạy tội
bằng cách tố cáo là Sơn Tùng đã phong vương cho
Nguyễn Đăng Tuấn: “Người “dựng” NDT lên làm chủ
tịch là cựu chủ tịch Sơn Tùng.” (NHN, Oct 20, 2014 7:53 pm)
Sau đó Chủ tịch VBVNHN Nguyễn Đăng Tuấn tiết lộ là
đã bị Nguyễn Hữu Nghĩa cùng Yên Sơn soán quyền để
đóng thay vai trò Chủ tịch VBVNHN: “.. CT (NĐ Tuấn)
không có quyền điều khiển và quyết định... (YS và NHN)
Tranh chức TTK và nhất là Thủ Quỹ hiện hình thành dối trá
lọc lừa. Ngoài mặt thì tranh chức Thủ Qũy, TTK nhưng lươn
lẹo bên trong liên kết lập bè đảng gian trá làm CT..” (NĐT,
35
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Jan 8, 2015 11:59 am).
Trong 3 năm 2009-2011 Thủ quỹ Nguyễn Hữu Nghĩa và
Tổng Thư Ký Yên Sơn hoàn toàn kiểm soát Ban Chấp Hành
VBVNHN. Chủ tịch VBVNHN Nguyễn Đăng Tuấn không
có thực quyền. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Hữu Nghĩa
và Yên Sơn, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại không có bất
cứ sinh hoạt nào trong 3 năm 2009-2011.
Không đóng góp gì khi lãnh đạo VBVNHN nhưng Nguyễn
Hữu Nghĩa sẳn sàng miệt thị đương kim Chủ tịch VBVNHN
Nguyễn Đăng Tuấn là bù nhìn ‘phải nhờ “người khuất mặt”
viết’ và ám chỉ đồng minh lâu đời Nguyễn Minh Ngọc (Sơn
Tùng) là “cán bộ tình báo chiến lược của CS” (NHN, Jun
22, 2011 10:24 am).
2011: Ðại Hội VBVNHN IX Nhà văn Vũ Văn Tùng đắc
cử Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Ban Chấp Hành Vũ Văn Tùng phát hành đặc san VBVNHN
mỗi tam cá nguyệt và xin được quy chế từ thiện (charity)
cho VBVNHN.
Hậu trường: Ứng cử viên Chủ tịch VBVNHN Vũ Văn
Tùng rút được kinh nghiệm từ cuộc tranh cử 2008 cho nên
trong 2 năm 2009-2010 đã thâu thập email address của hội
viên để gửi tài liệu vận động tranh cử trực tiếp chứ không
qua trung gian của bất cứ ai như trước. Vũ Văn Tùng cũng
36
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
thâu nhận thêm hội viên viễn cư để kiếm phiếu và đây là yếu
tố “bất ngờ” mà phe Nguyễn Hữu Nghĩa không nghĩ đến khi
Yên Sơn và Nguyễn Hữu Nghĩa soán quyền chủ tịch của
Nguyễn Đăng Tuấn để kiểm soát VBVNHN trong ba năm
2009-2011.
Trương Nguyên Thuận (Yên Sơn) thất cử nhưng Yên Sơn
được Ban Chấp Hành Vũ Văn Tùng bổ nhiệm vào trách vụ
Chủ tịch Ủy Ban Định Chế. Yên Sơn lợi dụng vai trò mới
để gây khó dễ cho Ban Chấp Hành VBVNHN đủ chuyện từ
đặc san đến huy hiệu VBVNHN.
2014: Ðại Hội VBVNHN X Nhà văn Vũ Văn Tùng tái
đắc cử Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Hậu trường: Vì tính toán sẽ thất cử nên LD Vũ Văn Tùng
áp dụng kế hoạch đốt phiếu loại LD Yên Sơn viện lý do Yên
Sơn vi phạm luật bầu phiếu kín. LD Vũ Văn Tùng giữ kín
âm mưu này cho đến ngày Đại Hội khai mạc vì suy đoán CT
CTĐ Vịnh Thanh sẽ tán thành quyết định loại LD Yên Sơn
dựa trên sự kiện Vịnh Thanh lên tiếng nhiều lần phản đối lối
tranh cử chụp mũ của phe Nguyễn Hữu Nghĩa/Yên Sơn.
[Thật sự thì Vịnh Thanh cũng giúp đỡ Yên Sơn tận tình
trong quá khứ từ tài liệu đến tài chánh và được Yên Sơn cảm
ơn nhiều lần và gửi email gọi là “bạn hiền” (Oct 20, 2014
9:15 am) cũng như đã bênh vực hội viên bên phe LD Yên
Sơn như Phạm Thị Giáo Điều khi nữ hội viên này bị LD Vũ
37
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
Văn Tùng chụp nón cối vì thấy không ai bên phe Nguyễn
Hữu Nghĩa lên tiếng; sự kiện này sau đó đã khiến Nguyễn
Mạnh An Dân và đám “ma tru” ủng hộ LD Yên Sơn phải
câm nín khi Vịnh Thanh đặt câu hỏi là tại sao không bênh
vực hội viên PTGĐ mà chỉ viết bài be bờ cho “Thái Thượng
Hoàng” Nguyễn Hữu Nghĩa.]
LD Vũ Văn Tùng đã suy đoán sai lầm vì Chủ tịch Chủ Tọa
Đoàn ĐH X Vịnh Thanh đã xin nghị quyết của Đại Hội
Đồng - cơ quan tối cao của VBVNHN - bác bỏ quyết định
loại LD Yên Sơn của Trưởng Ban Bầu Cử và cho phép kiểm
phiếu. Kết quả kiểm phiếu: LD Yên Sơn 60 phiếu, LD Vũ
Văn Tùng 76 phiếu.
[Theo ý kiến của hội viên tại Houston sau này thì Yên Sơn
thua vì mất phiếu ngay tại Houston (Vùng Yên Sơn sinh
hoạt) vì hành sử kẻ cả xem thường hội viên. Trong khi tranh
cử gắt gao trước thềm Đại Hội X, Yên Sơn tự khoe là “Đại
Tôn Sư” lại còn biết “đánh mùi” nữa!]
Tâm lý nô lệ “Thắng làm vua, thua đi xin xỏ” Trương
Nguyên Thuận (Yên Sơn) thất cử, không khiếu nại kết quả
nhưng tổ chức họp báo để phổ biến cái thông báo vớ vẩn với
lối hăm dọa phản ảnh tâm lý nô lệ cổ hủ “VBVNHN .. bị
VBQT .. cho ngưng hoạt động vĩnh viễn” và tự khoác lác để
tự thỏa mãn cảm giác tự đại: “Nay vì những xáo trộn trầm
trọng có thể đưa VBVNHN đến chỗ bị VBQT chi phối
hoặc cho ngưng hoạt động vĩnh viễn; anh em chúng tôi 5
38
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
người .. quyết định dấn thân để mong cứu nguy cho tập thể
này bằng cách tham dự tranh cử vào BCH/VBVNHN nhiệm
kỳ 2014-2017.” (7-12-2014)
Lịch sử chứng minh sau khi các anh hùng khoác lác như
Yên Sơn, Nguyễn Hữu Nghĩa biến mất khỏi tổ chức từ
năm 2015 thì VBVNHN không “bị VBQT chi phối hoặc
cho ngưng hoạt động vĩnh viễn” lại còn thực hiện được
nhiều sinh hoạt đặc sắc như Hội Ngộ, Trại Hè, Văn Bút
Tao Đàn, v.v., và uy tín của VBVNHN trên diễn đàn quốc
tế trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết.
Sau Đại Hội X phe ma tru Nguyễn Hữu Nghĩa/Yên Sơn tung
ra Thỉnh Nguyện Thư “bất tín nhiệm ông Vũ Văn Tùng cùng
Ban Chấp Hành” (dịch sai nghĩa qua Anh ngữ là “distrust
Mr. Vu Van Tung and his Executive Board”) gửi Văn Bút
Quốc Tế với yêu cầu xin can thiệp vào nội bộ VBVNHN “tổ
chức một cuộc bầu cử công bằng và trong sáng dưới sự
giám sát của Văn Bút Quốc Tế.” Minh Đức Hoài Trinh và
chồng Nguyễn Quang Huy không đóng niên liễm
VBVNHN, không sinh hoạt nhiều năm bỗng nhiên tái xuất
hiện đứng đầu danh sách 80 chữ ký ủng hộ Thỉnh Nguyện
Thư này như bùa hộ mạng cho phe Nguyễn Hữu Nghĩa.
Thỉnh Nguyện Thư đấu tố Ban Chấp Hành VBVNHN 2015-
17 sặc mùi tâm lý nô lệ đến từ mặc cảm yếu kém phản ảnh
qua ngôn từ quỵ lụy cầu khẩn VBQT can thiệp vào nội bộ
VBVNHN - một trung tâm tự trị và ngang hàng với VBQT
theo quan điểm rõ ràng của VBQT - chỉ gồm vài chục chữ
39
Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vịnh Thanh
ký bên phe ma tru đứng đầu là chữ ký của Minh Đức Hoài
Trinh, chữ ký thứ 2 là của Nguyễn Quang Huy (chồng
MĐHT), chữ ký thứ 77 là của Nguyễn Hữu Nghĩa và chữ ký
chót số 80 lờ mờ tâm lý mê tín dị đoan là của “Đại Tôn Sư”
Yên Sơn, kẻ đã cùng Nguyễn Hữu Nghĩa soán quyền Chủ
tịch VBVNHN của CT Nguyễn Đăng Tuấn trong BCH
VBVNHN 2009-11.
Hai thành viên Văn Bút Quốc Tế được nêu tên là “Tiến sĩ
John Ralston, Chủ tịch Và Ông Hori Takeaki, Tổng Thư
Ký” không xem, không trả lời Thỉnh Nguyện Thư đấu tố
BCH VBVNHN 2015-17 với những cáo buộc vớ vẩn có
chữ ký ủng hộ của Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Hữu
Nghĩa, Yên Sơn, những người thiếu tự trọng manh nha cõng
rắn cắn gà không khác gì những kẻ phản bội trong lịch sử
Việt Nam. Khá thú vị khi thấy Thỉnh Nguyện Thư đấu tố
này nhận được 2 ngàn 243 chữ ký phản đối (“Không đồng ý
bầu lại”).
Hội Ngộ VBVNHN Hè 2015 Chủ tịch Vùng Đông Nam
Hoa Kỳ Vinh Hồ tổ chức thành công Hội Ngộ Hè
VBVNHN tại Orlando vào tháng 8-2015 với sự tham dự
đông đảo của nhiều hội viên và thân hữu tại địa phương
cũng như từ một số thành phố Bắc Mỹ (Boston, Los
Angeles, Houston, San Jose, Toronto, Washington). Từ
Washington Chủ tịch Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ Đăng
Nguyên dẫn đầu phái đoàn 3 văn hữu tham dự và ghi nhận:
40