mình hoài. Tất cả các cửa ra vào và cửa sổ đều mở để hứng gió mát. Những cánh hoa hồng theo gió lac. vào phòng rơi lả tả dưới sàn trông như những
giọt máu rải rác. Ngoài trời, sương đêm mù mit.. Tiếng tích tắc của cái đồng hồ trên mặt bàn vang lên rõ mồn một.
Tôi nằm nghiêng, hai tay bó hai đầu gối. Sự xúc đông. dàn trải trong tôi : buồn bã, đau đớn, hối tiếc và khao khát. Từ bên ngoài, ánh trăng mờ toả tia sáng
yếu ớt xuyên qua cửa sổ. Tôi ngắm bầy thiêu thân vờn dưới ánh sáng, đâm vào nhau tự sát, lòng tôi bâng khuâng tự hỏi mình còn giữ nghị lực được bao
lâu.
Có tiếng Jimmy thì thầm :
- Anh Kiên, anh còn thức hả ?
Tôi quay mặt lại, nó hỏi tiếp :
- Ngày mai mình sẽ ra sao ?
- Em sẽ ra phi trường với mẹ và em bé Ti. Lấy được chữ ký rồi, anh sẽ ra gặp em.
Mẹ tôi lên tiếng, giong. đầy lo lắng :
- Phi trường sẽ đóng cửa lúc mười một giờ sáng. Con phải gặp mẹ tại đó đúng giờ, có chữ ký hay không cũng mặc.
Tôi hứa :
- Dạ, mẹ ơi, nhất đinh. con sẽ có mặt tại đó trước mười một giờ.
Buổi sáng, trời bỗng trở lạnh. Mẹ tôi nhỏm dâỵ trước tiên, lặng lẽ khuất sau cánh cửa phòng tắm với cái bàn chải đánh răng, trong khi Jimmy, Bé Ti và tôi
thay quần áo. Hai em Jimmy và bé Ti được mẹ tôi mua cho mỗi đứa một bộ đồ bảnh tỏn để diện vào ngày trong. đại này. Súng sính trong cái áo sơ mi
trắng tinh và cái quần tây xanh, trông Jimmy láng coóng như một đồng xu mới. Cả đôi xăng đan đen cũng mới tinh. Em gái tôi thì lụng thụng trong bộ áo
đầm mầu tím lớn quá khổ, tuy vâỵ, nó cũng sung sướng cười khoe hai cái răng cửa bự như răng thỏ. Tôi sẽ mặc cái áo sơ mi cũ và cái quần ka ki rách.
Đây là lần cuối cùng tôi gặp nhân viên sở Nhà Đất, tôi muốn cho họ thấy bộ mặt nghèo túng của tôi. Một cảm giác lo sợ bỗng bùng lên khiến tim tôi đập
nhanh, đầu quay cuồng như bị trúng gió. Bộ quần áo không đủ dầy để cản lạnh, tôi vội rúc vào tấm khăn trải giường.
Từ nhà tắm, mẹ tôi hiện ra với bộ đồ coi được nhất của bà, cái áo mầu xanh với những bông hoa dành dành xinh xắn và cái quần thâm bằng nylon quen
thuôc.. Đứng cạnh bàn, bà xếp vào túi xách của tôi chai rươụ Cognac, hai tút thuốc lá và vài túi khô mực. Đưa cái túi xách cho tôi, Mẹ bảo :
- Con đem cái này đến cho lão Trưởng Ban Nhà Đất để đổi lấy chữ ký của hắn.
Bà cụ Hôm từ trong bếp đi ra, tay bưng một thố xôi đâụ xanh. Mùi thơm của món điểm tâm đánh thức ông cụ dâỵ. Cụ bước ra khỏi giường, ngáp ồn ào,
mò mẫm kiếm dôi dép trong bóng tối. Cụ bà lên tiếng mời chúng tôi :
- Ăn một chú rồi hẵng đi.
Trong khi gia đình tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất thì tôi đi bộ tới sở Nhà Đất lần cuối cùng. Mẹ tôi đã rúi vào tay tôi bốn trăm đồng và cái đồng hồ của bà
để tôi có thể theo dõi thời giờ. Phòng đơị vắng tanh vắng ngắt với cái mầu xanh bệnh hoạn của rèm cửa. Tôi ngồi xuống chiếc ghế gỗ, nơi mà tôi đã trải
qua năm ngày chờ đơị. Bên ngoài, mặt trời đang lên. ánh nắng vàng rực qua khung cửa sổ, nhẩy múa trên tường như những đôm hoa lung linh.
Một giờ sau, từng nhóm nhân viên lục tục bước vào sở, vừa đi vừa ồn ào tranh luận với nhau về số điểm của trận đá banh gần đây nhất. Ngay khi viên
Trưởng Ban Nhà Đất xuất hiện ở cửa, tôi đứng ngay dâỵ. Tay cầm ly cà phê, hắn ta bước ngang qua tôi mà không thèm đếm xỉa gì đến sự có mặt của tôi.
Trước khi tôi kịp chào, hắn đã biến mất sau cánh cửa đóng kín. Viên thư ký vừa chỉ vào tôi vừa cười đùa oang oang với bạn đồng nghiêp. :
- Nhìn thằng nhãi kià ! Mày vẫn còn đó hả, nhóc ? Tao tưởng mày bay đi Mỹ hôm nay cơ mà, sao còn la cà ở đây mà chùi cái đít Mỹ lai của mày trên ghế
chúng tao
Tôi tức ứ họng, nuốt hận nhìn qua chỗ khác.
Thời gian chậm chạp trôi qua. Người tới kẻ lui nườm nượp, đem theo những giỏ đầy ắp quà tặng. Có những người vừa mới bước vào vài phút thấy mừng
rỡ đi ra. Còn những người cùng cảnh ngộ bất hạnh như tôi thì cứ việc ngồi đồng ở đây mà chờ. Cuối cùng, vào chín rưỡi, tôi thu hết can đảm tiến đến bàn
viên thư ký, vừa chỉ về phía văn phòng viên Trưởng Ban Nhà Đất, vừa nói :
- Thưa ông, xin phép cho tôi gặp ông ấy.
Hắn không thèm nhìn tôi, trả lời gọn lỏn :
- Không !
Tôi chìa ra một tút thuốc lá ra trước mặt hắn :
- Xin ông giúp tôi, chỉ tốn có một giây thôi mà.
Hắn chôp. ngay lấy món quà từ tay tôi, càu nhàu :
- Lẹ đi !
Tôi vội lách qua lối đi đầy nhóc bàn giấy, tới gõ cửa văn phòng viên trưởng ban. Một giong. quen thuôc. vong. ra :
- Vào đi.
Tôi bước vào. Viên trưởng ban ngồi trên chiếc ghế da quay về phía hàng cửa sổ. Cái bút chì được kẹp trong những ngón tay xoay vòng vòng như con vụ.
Hắn quay lại nhìn tôi.
Rút quà từ trong cặp xách ra, tôi cẩn thận xếp từng món một trước mặt hắn. Với đôi mắt hé mở, hắn nhìn từ mặt tôi tới mấy món quà, vẻ thờ ơ. Tôi lắp bắp
:
- Xin ông làm ơn ký giấy tờ giùm tôi, tôi phải bắt kịp chuyến bay ngay bây giờ.
Hắn cầm chai rươụ cognac lên xem xét rồi phán :
- Ra ngoài kia chờ.
Tôi nài nỉ
- Thưa ông, tôi cần chữ ký của ông càng sớm càng tốt. Tôi không thể lỡ chuyến bay.
Hắn ngả ềnh người xuống cái ghế da, vươn vai :
- Này, anh có tin tôi tí nào không đấy ? Ra ngoài chờ !
Tôi miễn cưỡng trở lại chỗ ngồi chờ. Nửa giờ trôi qua. Niềm uất ức trong lòng tôi bừng bừng tăng theo từng giây trôi qua. Cuối cùng, tôi đứng dâỵ phóng
ra ngoài.
Có tiếng viên thư ký vang trong tai :
- Mai gặp lại nhen, thằng Mỹ lai.
Ra tới đường, tôi phóng tầm mắt tìm xe tắc - xi. Nhìn đồng hồ, tôi biết chỉ còn lại có bốn lăm phút để kịp gặp mẹ tôi ở phi trường. Trong đầu tôi, cơn giận
bốc lên cuồng cuộng khiến cho tôi hoa mắt, không còn nhìn được moị sự một cách sáng suốt nữa.
Từ góc phố, một chiếc xích lô tiến lại gần tôi :
- Câụ đi đâu, xin cho tôi chở.
Tôi gật đầu nhẩy lên, bảo hắn :
Phi trường Tan Sơn Nhất.
Hắn vừa đẩy vào bàn đạp cho chiếc xe lao ra giữa đường, vừa nhỏ nhẹ :
- Xin lấy rẻ câụ bốn mươi tám đồng thôi, chắc giá.
Tôi ngả người xuống nêm da giả lép xẹp, không trả lời. Thành phố trôi qua loáng loáng, mơ hồ, với những người khách qua đường nhìn tôi như họ đã
chứng kiến sự xỉ nhục mà tôi đã phải chiụ, với những căn nhà mái ngói đỏ và những lối đi tôi đã bước qua, tất cả chen chúc xuất hiên trước mắt tôi rồi tàn
luị. Gió mát thổi tan những lo âu của tôi khi chiếc xích lô đã đưa tôi ra khỏi thành phố. Người phu xe báo :
- Tới nơi rồi.
Phía trước, cách khoảng trăm thước là cổng phi trường, tôi thấy đầy nhóc các loại xe, nào là tắc - xi, xe buýt, xe gắn máy. Xa xa, qua cánh đồng cỏ tranh
mênh mông là mấy dẫy nhà mầu xám túm tum. vào với nhau. Con đường dẫn tới đó dài thăm thẳm, nóng bỏng dưới ánh mặt trời chói chang.
Ngay tại cổng phi trường, một viên cảnh vệ ra hiêụ cho chúng tôi dừng lại. Sau khi xem xét kỹ căn cước người phu xích lô, hắn nói :
- Anh không có giấy phép chạy xe phía trong phi trường.
Quay sang tôi, sau khi kiểm tra xong giấy tờ hộ chiếu, hắn nói :
- Còn anh này, có thể cuốc bộ hay tìm cách gì đó mà vào phòng đơị.
Tôi hỏi hắn trong khi trả tiền cho người đạp xích lô :
- Từ đây tới đó bao xa ?
Viên cảnh vệ đáp :
- Khoảng ba cây số. Họ sắp đóng cổng rồi, tốt hơn là le lên.
Đồng hồ của tôi chỉ mười một giờ thiếu mười. Tôi la hoảng :
- Làm sao tôi có thể tới đó kịp với mười phút ?
Trong đám chạy xe ôm gần lối vào, Tôi chú ý một anh chàng trẻ tuổi mặc áo sọc, anh ta ngoác mồm gào lên :
- Này, muốn mướn tôi không ? tôi có thể chở anh vào tận trong đó.
Tôi vội đáp :
- Được.
- Anh có bao nhiêu tiền ?
- Tôi móc túi lôi ra đếm xấp tiền giấy, rồi nói :
- Ba trăm năm mười hai đồng là tất cả số tiền tôi có.
Một cách lẹ làng, anh ta chộp số tiền từ tay tôi :
- Được rồi. Chờ tại đây nhé.
Mặt trời lên cao hơn, hun nóng moị thứ ánh nắng chiếu tới. Mấy người tài xế phi trường rút vào trong xe của họ để tránh cái nắng. Khi chàng trai trẻ xuất
hiện trở lại, hai tay hắn dắt theo chiếc xe gắn máy cổ lỗ sĩ. Chiếc xe lẽo đẽo theo hắn trên đường như một con vật trung thành. Vừa vỗ nhẹ vào cái đệm,
hắn vừa nói giọng hãnh diện :
- Nó đây rồi. Chúng ta chuẩn bị đi được rồi. Tuy vâỵ, có một vấn đề nhỏ xíu với chiếc xe này. Câụ phải giúp tớ đẩy cho máy chạy vì nó không tự động nổ
nổi. Nó mà chạy được rồi là, a -lê - hấp, câụ nhẩy phóc lên đằng sau lưng tớ nhé.
Tôi thất vong. tôt. cùng. Cứ mỗi chướng ngại tôi gặp, mức độ khó khăn lại tăng. Lần này, chắc chắn là đã vượt quá sức chiụ đưng. của tôi. Chàng trẻ tuổi
nhảy lên yên xe, quay lại ra hiêụ cho tôi đẩy. Tôi khom mình, ẩy vai, chạy trên con đường lồi lõm. Chiếc xe chậm chạp bò trước mặt tôi rít lên òng ọc như
một người bênh. già. Rồi thì có tiếng máy nổ tanh tách, phun ra một làn khói xậm mầu tat. vào mặt tôi. Bất thình lình, chiếc xe tuột khỏi những ngón tay
tôi, phóng về phía trước trong đám buị đỏ mù mit.. Tôi đứng lại, ngắm nó chạy mà không thể ngờ được. Cái cảm tưởng như mình bị mắc lừa làm cho tôi
giận điếng người. Tôi ngó quanh để tìm người cảnh vệ
Nhưng trước khi tôi kịp hành đông., chiếc xe quay trở về, chạy qua mặt tôi, queọ gắt một vòng rồi chậm lại. Nhún nhún một cách sốt ruột trên đệm, anh ta
lớn tiếng kêu tôi :
- Này, gì mà kỳ vâỵ ? Sao không nhẩy lên ? Lẹ đi, chúng ta không còn nhiều thời giờ !
Tôi lao lên nệm xe. Mông quần ka ki của tôi rách xoac. một miếng, nhưng tôi chẳng quan tâm. Túm lấy eo hắn, tôi dúi đầu vào ôm chặt tất cả cái công trình
của tôi. Hắn chở tôi đến tận cổng vào khu nhà và rồ máy để dừng. Tôi liếc nhìn đồng hồ, đúng mười một giờ. Tôi tới được đúng giờ chăng ? Cách khoảng
chừng trăm thước, cánh cửa kính lối vào khu xuất cảnh từ từ chuyển bản lề trong bàn tay của hai người lính gác.
Người lái xe ôm quay lại, mặt đỏ bừng vì nóng, nói :
- Chúc may mắn ! Tốt hơn hết, hãy chạy mau.
Tôi giơ tấm hộ chiếu lên, vừa vẫy, vừa la lớn về phía những người bảo vệ :
- Xin chờ tôi với !
Đằng sau tấm kính, hai người gác ngưng lại, nhìn nhau. Tôi phóng qua giữa hai cách cửa, quên cả cám ơn người lái xe ôm. Chiếc xe rú ầm ĩ trên đường
một cách đắc thắng. Rồi tôi nghe thấy cánh cửa đóng lại sau lưng tôi.
Chương 50
Khu vực xuất cảnh thật là hoang vắng, ngoại trừ vài thường dân và cảnh vệ. Chứng tích một buổi sáng bận rộn đăng ký còn đọng trên nét mặt moị
người và sự bừa bãi của rác rươỉ ngập ngạp trên sàn. Đồ đạc độc nhất là dẫy bàn bằng nhôm giữa phòng. Bên cạnh mỗi bàn có một cảnh sát đứng.
Không thấy gia đình tôi đâu, mà cũng chẳng thấy ba trăm hành khách khác, có vẻ như tôi là tên Mỹ lai độc nhất trong căn phòng này.
Một nữ nhân viên bảo vệ tiến lại gần tôi. Vẻ tò mò trên mặt bà ta biến mất ngay khi tôi giơ ra tấm hộ chiếu. Bà ta vừa dẫn tôi đến cái bàn đầu tiên, vừa
quaụ :
- Ở chỗ chết tiệt nào ra vậy ?
Tại đây tôi bị rà soát một cách thật lẹ coi có giấu vũ khí chăng. Ở bàn thứ hai, tôi được đóng dấu vào hộ chiếu. Tiếp theo, tôi phải ký vào tờ giấy giải tỏa.
Trên tờ giấy họ đưa, tôi nhân. ngay ra chữ ký của gia đình tôi, ký nguệch ngoạc vào bên cạnh tên bằng chữ in của mọi người. Cảm thấy nhẹ nhõm, tôi
nhìn lướt qua căn phòng. Những cánh cửa đóng dẫn tới những khu vực bí ẩn và khó nhận biết. Tuy vậy, đâu đó trong toà bin đinh này, mẹ và các em tôi
đang chờ tôi. Tôi hít một hơi dài, bước lại cái bàn cuối cùng, lòng thầm cầu một phép lạ. Người cảnh sát ngước lên, hỏi:
- Giấy tờ của anh đâu ?
Tôi nhìn hắn, chết điếng :
- Thưa ông trong xách tay của tôi.
- Lấy ra !
Tôi sờ soạng trong túi xách, lôi ra một cọc dầy giấy tờ. Suốt mấy năm trời cực nhọc, tôi đã gom góp được một tập hồ sơ dầy cộm. Rất cẩn thận, tôi tuồn tờ
giấy chưa có chữ ký của sở Nhà Đất vào giữa tập hồ sơ trước khi giao cho hắn. Tuy cố gắng giữ vẻ mặt tỉnh bơ, nhưng trong lòng tôi, tôi đã gần muốn xỉu.
Viên công an chôp. lấy coc. hồ sơ. Nhanh như cắt, hắn tung mớ giấy lên trời, không thèm liếc mắt. Giấy tờ bay trong khoảng không. Lỏa tỏa chung
quanh tôi như những con bướm trắng trước khi rớt xuống đất. Tôi thốt ra một tiếng kêu nhỏ. Hình của tôi, của toàn thể gia đình tôi, cùng với tất cả giấy tờ
mà tôi đã bỏ ra biết bao nhiêu công khó gom góp trong xuốt ba năm trời, nay tất cả đều nằm ngửa dưới đất, giữa những hồ sơ, hình ảnh những gia đình
vô danh, không quan trọng khác.
Viên công an nói, tay chỉ về phía cái ô cửa cuối phòng :
- Anh xong cả rồi. Vào trong mà gặp gia đình.
Không thể tin nổi sự kiện, tôi phản đối :
- Nếu như giấy tờ không quan trong. đối với các ông thì các ông bắt chúng tôi kiếm để làm gì ?
Hắn nhún vai, đẩy tôi về phía lối ra :
- Cút khỏi đây, đừng làm mất thời giờ của tôi. Chẳng ai muốn giữ cái đồ rác rưởi như bọn anh trong đất nước này.
Tôi chụp lấy cái túi xách của tôi và xốc lại quần áo cho chỉnh tề. Những lời nói tàn nhẫn của hắn chẳng còn tác dụng gì đối với tôi nữa. Thật ra, sự căm
hờn càng tăng thêm sức cho tôi đi mau hơn.
Từ lối vào, có tiếng người goị tên tôi. Tôi quay lại, và thời gian dường như ngừng trôi. Kim đứng ngay đó, giữa hai người bảo vệ, cũng với cái áo cộc tay
mầu đỏ đã từng làm cho lòng tôi rung động ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Mái tóc hạt huyền của nàng bóng ngời như mầu trời đêm và hàm răng đẹp
như ngọc. Tôi buông cái xách tay xuống sàn nhà. Sự xúc động tràn ngâp. toàn thân tôi giống như những đợt sóng ùa lên, vỡ tung ra trên bãi cát nơi bờ
biển, khiến hai đầu gối tôi muốn khuỵu xuống.
Kim chaỵ đến với tôi. Một người bảo vệ chụp cánh tay nàng, kéo nàng trở lại qua căn phòng. Không chống cự, Kim ngoái nhìn tôi, với tay về phía tôi, vẫy
vẫy.
Tôi đuổi theo họ, la lên :
- Xin dừng lại. Cho tôi chào từ biệt cô ấy.
Họ buông nàng ra. Chúng tôi chaỵ ùa lại với nhau. Tôi xiết chăt. nàng bằng tất cả sức mạnh, lắp bắp :
- Xin lỗi em, anh rất tiếc đã đối sử tàn nhẫn với em. Anh không nên làm cái điều đã xẩy ra. Xin tha lỗi cho anh.
Kim ngước nhìn tôi :
- Không sao cả, Kiên. Em hài lòng đã cùng với anh trong lần đầu tiên của cuôc. đời.
Anh... anh không định nói thế. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời anh. Điều anh muốn nói là anh hối tiếc đã đối sử với em tàn tệ. Chỉ vì xuất thân của em mà
anh đã làm quen với em, mục đích chỉ lợi dụng em mà thôi.
Kim cười, gõ nhè nhẹ vào thái dương bằng ngón tay trỏ :
- Đừng nghĩ quá nhiều về chuyện đó. Đầu em chỉ chứa toàn kỷ niêm. đep. về anh đây nè.
Tôi thở ra, nhẹ nhõm :
- Cảm ơn em. Anh mừng thấy em được như vậy. Mà này, làm thế nào em tới đây được ? Ai đem em tới ?
Kim nép đầu vào ngực tôi, nói :
- Em đến đây với bác anh. Bác đang ở trên lầu, chờ gia đình anh ngoài ban công. Anh sẽ còn thấy tuị này khi anh bước ra sân bay. Bố mẹ em chưa biết
em đang ở Sài Gòn. Em tới vì em không thể để cho chúng ta chia tay nhau một cách buồn bã như thế. Nếu như chúng ta chẳng là gì của nhau, ít nhất, em
mong có được tình bạn của anh.
Phủ kín gương mặt nàng bằng những nụ hôn, tôi thì thầm vào tai nàng :
- Ngày nào anh còn sống, anh sẽ không bao giờ quên em.
Với nụ cười tinh nghịch làm sáng rực gương mặt, Kim nói :
- Cám ơn anh. Cuối cùng, anh không đến nỗi tệ lắm, Kiên.
Người bảo vệ thúc cùi trỏ vào lưng tôi, rồi vừa đẩy cái tuí xách vào tay tôi, vừa giuc. :
- Thôi đi !
Chúng tôi buông nhau ra. Tôi sờ vào má nàng, cố ghi nhớ cái cổ thanh tú, làn da không tì vết và những tàn nhang đặc biệt trên đôi má nàng. Rồi tôi nói với
theo :
- Anh sẽ viết thư cho em. Anh sẽ cho em biết moị sự xẩy ra cho gia đình anh mỗi tuần, không mỗi ngày, cho đến khi chúng ta găp. lại nhau.
Nàng ôm bả vai như là cảm thấy lạnh. Đôi hàng mi đẫm lệ, nhưng nàng cười, dõi theo tôi khuất sau cách cửa.
Tôi nói với nàng lần cuối cùng :
- Từ biệt em, Kim ơi.
Căn phòng đầy nhóc với hàng trăm trẻ em đang la hét, đuổi nhau giữa những hàng ghế y như là trong một lớp học khổng lồ. Hai trong số bức tường được
làm bằng kính để trông ra phi đaọ. Phía ngoài trên nền xi măng, ba chiếc máy bay đâụ cách nhau khoảng ba chục thước, phản chiếu dưới ánh mặt trời.
Tôi vội vã đi tìm gia đình. Ngay ở dưới sàn gần lối vào, moị người đang túm tụm vào nhau sửa soạn bữa ăn trưa. Jimmy nhẩy lên đong đỏng, vẫy tay rối rít
để gơị sự chú ý của tôi. Tôi vẫy trả, đẩy một đám con nít qua bên lấy lối đi. Những người lớn nhìn tôi chòng chọc nhưng không biểu lộ một cố gắng nào
chứng tỏ họ muốn giúp tôi vượt qua.
Ngồi một mình trên ghế phía bên phải tôi là cô gái tóc bạch kim mà tôi đã gặp ở chỗ phỏng vấn. Không thấy bà mẹ phục phịch và mười bốn anh chị em
hơm. hĩnh của cô. Một tay cô giữ chặt cái giỏ. Tay kia giữ một cái túi được đeo tòn ten từ vai xuống. Đôi mắt cô sưng mọng đỏ lên vì khóc. Tôi nói với cô :
- Này, em không sao chứ ?
Cô gât. đầu, tránh cái nhìn của tôi.
- Anh thấy em trong buổi phỏng vấn mấy tháng trước. Gia đình em đâu ?
Cô trả lời :
- Những người đó không phải là thân thuộc của em. Mẹ em bán em cho bà ấy để em có thể đem theo cả gia đình bà ấy đi Mỹ. Nhưng khi cả bọn vào để
phỏng vấn, mấy ông Mỹ moi ra được sự gian dối. Họ chỉ phát vé cho mỗi mình em, còn mấy người kia bị ở lại.
Cô bắt đầu nỉ non khóc một cách đau khổ. Tôi an uỉ cô :
- Thôi đừng khóc nữa. Khi đã đến Mỹ, em có thể bảo lãnh cho gia đình thật của em. Chỉ một năm nữa là em lại được gặp lại gia đình.
Cô nức nở :
- Em không biết họ ở đâu nữa. Mẹ em dọn nhà đi ngay sau khi bán em.
Tôi vỗ nhẹ cái vai gầy gò của cô :
- Tội nghiệp em quá. Nhưng đừng lo, em không cô độc đâu. Anh có đọc ở đâu dó rằng một khi em tới Mỹ, sẽ có một gia đình tốt lành nhận em làm con
nuôi. Em có muốn lại đằng kia ngồi với gia đình anh không ? Trong khi chờ đơị, chúng ta tạm kết nhóm với nhau nhé.
Cô ta gât. đầu, lau nước mắt, thu dọn đồ vật tuỳ thân. Cùng nhau, chúng tôi bước qua hàng người, đến chỗ mẹ tôi.
Bé Ti ngồi trên sàn, hai tay đầy những mẩu bánh chuối vụn. Em nháy mắt với tôi rồi cười. Tôi nói át tiếng ồn ào :
- Mẹ ơi, chúng ta lại đoàn tụ rồi.
Mẹ tôi đưa tay lên ngực, mặt xanh ngắt vì lo lắng, nói :
- Mẹ sợ quá. Mẹ không biết phải làm gì nếu con bị kẹt lại. Mẹ đã cầu nguyện suốt buổi sáng.
Rồi mẹ tôi liếc mắt qua cô gái đứng sau lưng tôi vẻ tò mò. Tôi giải thích :
- Chuyện dài, mẹ ạ. Cho cô ta đi chung với mình nghe mẹ.
Mẹ tôi ngả lưng vào tấm cửa kính, vẻ mệt mỏi, nói :
- Nếu vậy, bảo bạn con ngồi xuống, mẹ có để phần cho con đồ ăn trưa đó, con à.
Chương 51
Vào lúc hai giờ chiều, những chiếc máy bay bắt đầu di chuyển ngoài phi đạo. Phía sau bức tường kính, moị người lăng xăng thu dọn. Các gia đình
phân phối hành lý cho những người có nhiệm vụ xách chúng theo. Đó đây, có những nụ cười bồn chồn để che giấu cảm giác băn khoăn, lo ngại.Bên
ngoài, bầu trời trong xanh của buổi trưa hè như nở lớn hơn ra tưạ hồ bên trong một trái cầu nóng, trải dài tới tận chân trời trắng xóa xa tít mù khơi.
Mẹ tôi ngồi trên sàn, đầu gối chống ngực, cằm tựa vào hai bàn tay xoắn lại với nhau. Những năm tháng dài lao lực đã tàn phá hầu hết móng tay của bà,
khiến cho chúng trở nên biến dạng, dầy cộp. Nắng cháy đã làm cho làn da trở nên khô cằn, đầy vết nhăn, với những lớp khớp tay nứt nẻ và những cục
chai da sần sùi. Mười năm trời, người cộng sản đã thành công trong việc tước bỏ đi của mẹ tôi niềm hãnh diện lớn nhất trong cuộc đời bà - vẻ duyên
dáng, thanh nhã của đôi bàn tay. Sẽ không bao giờ còn nữa những cảnh chúng uốn lượn khi nâng ly rượu sâm banh hoặc duyên dáng khi chụp hình.
Những bàn tay hiện nay thuộc về một người già nua, tinh thần suy sụp, chỉ còn lại một chút xíu dư âm của người mẹ mà xưa kia đã có một thời tôi được
biết.
Đâu đó trên đầu chúng tôi, một hồi chuông vang rền, chuyển một làn sóng tín hiêụ đến căn phòng đông nghẹt. Chúng tôi nhẩy cẫng lên, lao về phía lối đi.
Ngay sau đó, cánh cửa mở và tôi là người đầu tiên bước ra sân bay.
Từ ban công tầng lầu thứ hai nhìn xuống, thân nhân những người ra đi đứng dài theo thành tay vịn. Người ta nghển cổ, che mắt, cố tìm ra khuôn mặt của
người thân. Tôi nghe thấy tiếng bác tôi, phân biệt rõ ràng với tiếng những người khác.
Tôi nhìn lên. Bác tôi đứng giữa những người xa lạ, vẫy hai tay để gơị sự chú ý của tôi. Sau lưng bà, ánh nắng gắt chiếu xuống mái tóc muối tiêu. Dưới cái
nóng như thiêu như đốt của mặt trời, trông bà như đang bốc cháy. Bác tôi hét lên :
- Kiên ơi, bác đây này. Tha thứ cho bác nghe cháu. Bác không thể tuởng tượng nổi là họ lại cho gia đình cháu rời khỏi đất nước này. Bác muốn xin lỗi. Đến
Mỹ rồi cố gắng thành công và đừng quên tụi này nhé.
Tiếng bà chìm trong những lời từ biệt của các gia đình khác dành cho thân nhân họ
Tôi nhìn thẳng, làm như không thấy bà. Cửa máy bay mở trước mặt tôi và một cái thang cao được thả xuống chỗ của nó. Tôi hăm hở leo lên. Bên trong,
một luồng hơi mát từ máy điều hoà không khí toả ra đón mừng tôi.
Trong bầu không khí đông đảo, có tiếng chuông dội lại. Tôi tự hỏi, phải chăng đây là để báo cho biết về cuộc hành trình của tôi đã chấm dứt hay là về sự
bắt đầu của cuộc hành trình mới.
Chương 52
" Nếu cháu muốn đạt được hạnh phúc thì đừng tìm về quá khứ, thay vào đó, hãy sống với hiện tại. Có nghĩa lý gì nếu cứ bị ám ảnh mãi về những
chuyện đã xảy ra mà cháu cũng không thể thay đổi được. Hãy biết sống và vui lên".
Ông ngoaị tôi đã nói với tôi những lời Này trong buổi trò chuyện cuối cùng vào cái đêm mà tôi rời Nha Trang để đi Sài Gòn năm 1985 . Trong suốt bao
nhiêu năm trường, tôi đã nghiền ngẫm về sự sáng suốt này của ông và cố gắng sống theo lời khuyên đó . Nhưng càng cố, tôi càng không thể quên được
quá khứ. Những sự kiện đã hun đúc tôi tiếp tục đè nặng lên đời sống tinh thần của tôi .
Vào tháng sáu năm 1999, hơn mười bốn năm sau khi tới Hoa Kỳ, tôi tốt nghiệp Nha Sĩ tại trường Đại Học Nha Khoa Nữu Ước . Mùa hè năm đó, trong khi
chờ nhận giấy phép hành nghề, những cơn ác mộng mà tôi đã giữ được một khoảng cách trong những năm say sưa vì tự học, quay trở lại quấy rầy tôi với
mức độ mới. Những giấc mộng đến tững đợt, mỗi tuần một , hai lần . Đôi khi nó tới theo nhóm hai, ba giấc mộng liên tục. Khi thì tôi mơ thấy tôi vẫn đang
còn trên đường phố Sài Gòn, Cố gắng kiếm bằng được chữ ký cuối cùng cho tập hồ sơ, trong khi ở đằng kia, chiếc máy bay đã cất cánh, bỏ rơi tôi laị . Có
lần, tôi laị mơ thấy tôi đang chìm dưới biển cả, trên đầu tôi, những thây người tái ngắt móc tay chân với nhau làm thành một lớp chắn bằng thịt người, cản
không cho tôi nhô lên khỏi mặt nước . Tôi tỉnh dâỵ mà không rũ bỏ nổi cơn kinh hãi. Ngay cả ban ngày, những hình ảnh khủng khiếp cứ ám ảnh tôi. Tôi trở
nên sợ phải vào giừơng ngủ mỗi tối.
Cố gắng trong tuyệt vọng để tự giải thoát mình khỏi sự khủng hoảng tinh thần quá độ, tôi quyết định ghi chép laị những giấc mộng . Ngày qua ngày, tôi
ngồi trước cái Computer, mắt nhìn chăm chăm vào màn ảnh trống, tay vờn cái mặt ngọc của chị Loan mà tôi đeo bằng một sơị dây chuyền trên cổ. Có biết
bao nhiêu tư tưởng mâu thuẫn chạy qua đầu tôi, những kỷ niệm của thời thơ ấu xa xưa, rồi những năm cơ cực sau khi Sài Gòn sụp đổ và sự sửa soạn
trong tuyệt vọng để lìa bỏ đất nước . Từ cửa sổ thư phòng trong căn nhà taị SoHo, nơi hiện nay tôi đang ở, nhà thờ Old St . Parrick phía bên kia đường trở
thành mối liên hệ oan nghiệt với tôi .
Đâu đó trên nóc cao của nhà thờ, có cái chuông ngân vang theo thời biểu đã định sẵn . Những tiếng ồn ào dai dẳng đó xâm nhập sâu xa vào chỗ trú ẩn
của tâm hồn tôi, khiến cho tôi không còn có thể tập trung được .
Một đêm khuya kia, trong khi tôi ngồi bên computer, có cái gì là lạ xảy ra . Trong sự tĩnh mịch của căn phòng, thế giới chung quanh tôi dường như biến
mất, Không gian, thời gian đều tan loãng, mờ dần . Như là con nhộng hoá thân thành con ngài, bàn ghế chung quanh tôi cũng thay đổi hình dáng . Bức
tường thư phòng từ từ biến mất mà hiện ra một đường phố đông đúc ồn ào . Phía dưới chân tôi, sàn gỗ chuyển thành cái vỉa hè đang bốc lửa . Đàn điện
phồng lên thành mặt trời khổng lồ . Và tiếng chuông từ nhà thờ vọng tới như một loạt tiếng nổ dộng vào tai tôi với những âm thanh quen thuộc của bom
đạn . Tôi nhìn quanh căn phòng và, như là trong giấc mơ, tôi đang đứng trên một góc phố ở Sài Gòn, ngắm nhìn một đứa bé trai giữa những khuôn mặt
của những người trong quá khứ . Tôi biết là tôi đang nhìn laị chính tôi . Và qua con mắt của đứa nhỏ đó, tôi thấy biết bao nhiêu tình huống đã xảy ra trong
đời tôi mở toang trước măt. .
Tôi khởi sự viết .
Lý do đầu tiên khiến cho tôi viết cuốn này là hoàn toàn vì chính tôi . Tôi chỉ muốn trị vết thương lòng của tôi mà thôi . Nhưng, càng đi sâu vào câu chuyên.,
tôi càng nghĩ đến những người con lai mà tôi đã găp. . Tôi nhớ đến sự đau buồn của những mảnh đời tuyệt vọng mà tôi đã, hoặc đích thân chứng kiến,
hoặc nghe kể laị trong tuổi thơ ấu của tôi . Cũng đáng buồn như ký ức của tôi, những chuyện đó không phải là duy nhất . Theo sự ước lương., có tới trên
năm chục ngàn trẻ lai Mỹ cùng cảnh ngộ với tôi, hoặc là thê thảm hơn tôi. Những câu chuyện của họ đều có chung một nỗi thống khổ của sự khiếp đảm và
bị đàn áp, bị ngược đãi, bị bỏ rơi, sự bền bỉ, và cuối cùng - cho những kẻ may mắn - được sống sót . Tôi tiếp tục viết với niềm hy vọng rằng những nạn
nhân vô tôị đã mất tuổi thơ này sẽ được xót thương, và nỗi niềm bí ẩn bị chôn vuì của họ sẽ được hé mở .
Tôi hoàn tất cuốn Thân Phận Dư Thừa này vào ngày 22, tháng Ba, năm 2000, cùng thời điểm thế giới theo dõi lễ kỷ niệm hai mươi lăm năm ngừng xung
đột taị Viêt. Nam .
Tôi không còn gặp ác mộng nữa .