Mục lục Tái định vị xã hội loài người trong thế giới...............................................vii Ghi chú về việc phiên âm........................................................................ xxv Mở đầu ....................................................................................................... 1 Chương 1 Thế giới từ thuở hồng hoang ............................................ 32 Chương 2 Về nguồn gốc của loài người............................................. 53 Chương 3 Những tương tác của con người với sinh thái................... 80 Chương 4 Các thành phố và mạng lưới thương mại đầu tiên ..........102 Chương 5 Về những rủi ro khi sống quá khả năng của bản thân....127 Chương 6 Thời đại kết nối đầu tiên...................................................145 Chương 7 Về thiên nhiên và thánh thần ..........................................164 Chương 8 Biên giới thảo nguyên và sự hình thành của các đế chế..................................................................202 Chương 9 Thời kỳ Ấm La Mã.............................................................233 Chương 10 Cuộc khủng hoảng hậu kỳ Cổ đại ....................................265 Chương 11 Thời kỳ hoàng kim của đế chế .........................................293 Chương 12 Thời kỳ Ấm Trung đại.......................................................330 Chương 13 Bệnh dịch và một thế giới mới hình thành .....................371 Chương 14 Sự mở rộng của những chân trời khám phá sinh thái ....406 Chương 15 Sự hợp nhất của Cựu Thế giới và Tân Thế giới ................438 Chương 16 Về sự bóc lột thiên nhiên và con người............................465 Chương 17 Thời kỳ Tiểu Băng hà........................................................503
Chương 18 Về Đại Phân kỳ và Tiểu Phân kỳ.......................................540 Chương 19 Công nghiệp, hoạt động khai thác và thế giới tự nhiên...........................................................577 Chương 20 Thời kỳ hỗn loạn ...............................................................611 Chương 21 Kiến tạo những vùng đất không tưởng ............................657 Chương 22 Tái định hình môi trường toàn cầu ..................................692 Chương 23 Những mối quan ngại ngày càng sâu sắc ......................735 Chương 24 Cận kề giới hạn sinh thái..................................................780 Phần kết..................................................................................................821 Lời cảm ơn ..............................................................................................844 Chú thích.................................................................................................848 Nguồn hình ảnh......................................................................................849 Nguồn biểu đồ ........................................................................................851 Mục từ tra cứu ........................................................................................852
– 1 Mở đầu Ba thứ gây ảnh hưởng thường trực lên tâm trí con người: khí hậu, chính quyền và tôn giáo. Voltaire, Luận về phong tục và tinh thần các quốc gia (1756) ‘Lần bất tuân lệnh đầu tiên của con người’, John Milton viết trong phần mở đầu sử thi Thiên đường đã mất, là ăn quả của ‘cây cấm’ trong Vườn Địa đàng. Quyết định này ‘đã mang cái chết đến với Thế giới, cùng toàn bộ mọi nỗi thống khổ của chúng ta’. Mất đi thiên đường biến Trái đất từ một nơi đẹp đẽ và sung túc trở thành chốn khổ đau và buồn bã, nơi ‘bình yên và sự thanh thản không bao giờ có thể ngự trị, hi vọng không bao giờ tới và sự sống biến thành ‘màn tra tấn không bao giờ kết thúc’.1 Thiên sử thi của Milton, xuất bản lần đầu vào cuối thế kỷ 17, kể lại câu chuyện đã từng xuất hiện ở phần đầu Sách Khởi nguyên giải thích vì sao con người trở thành kẻ mang đến cái chết cho chính mình. Khi bị ‘Con Rắn quỷ quyệt’ xúi giục, Adam và Eve đã kết án toàn bộ các thế hệ tương lai phải sống trong thách thức sinh thái, những thế hệ mà môi trường không còn luôn ôn hòa, thức ăn không còn luôn dễ dàng mà có và con người phải làm việc, thay vì nhận những lộc ban của Chúa trời. Thiên đường thật sự đã mất. Trong thế giới ngày nay, cách giống loài chúng ta làm đất, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và giải quyết bài toán về tính bền vững là những chủ đề được tranh cãi dữ dội – đặc biệt từ khi nhiều người tin rằng các hoạt động của con người là quá tràn lan và gây tàn phá đến mức chúng làm khí hậu biến đổi. Cuốn sách này nhằm mục
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 2 – đích xem xét xem hành tinh của chúng ta, khu vườn được quây kín của chúng ta (nghĩa đen của từ ‘paradise’ – thiên đường), đã thay đổi ra sao kể từ thuở sơ khai, đôi khi đó là kết quả của những nỗ lực từ phía con người, những tính toán đúng đắn và sai lầm, nhưng một loạt những tác nhân, nhân tố, ảnh hưởng và sự thúc đẩy khác cũng định hình nên thế giới ta đang sống – thường là theo những cách thức mà ta không hề nghĩ đến hay thấu hiểu. Cuốn sách này sẽ giải thích vì sao thế giới của chúng ta đã và luôn luôn biến đổi, chuyển hóa và thay đổi, bởi, bên ngoài Vườn Địa đàng, thời gian không hề đứng yên. Lần đầu tiên tôi biết đến tác động của con người lên môi trường và biến đổi khí hậu là trong một chương trình thời sự dành cho trẻ em có tên John Craven’s Newsround được phát hằng ngày ở Anh khi tôi còn nhỏ. Newsround là một dự án chủ chốt của BBC đóng vai trò như một sợi dây đai cứu hộ, kết nối các khán giả trẻ tuổi đến thế giới nằm bên ngoài Quần đảo Anh. Là một trong số ít những chương trình mà cha mẹ cho phép các anh chị em tôi xem khi còn nhỏ, Newsround cho tôi biết về nỗi thống khổ của những người nằm trong tay Khmer Đỏ, những phức tạp của vùng Trung Đông và những sự thật về Chiến tranh Lạnh. Một trong những chủ đề thường xuất hiện cuối những năm 1970 đầu 1980 là mưa axit. Tôi nhớ mình đã chết lặng vì kinh hoàng khi thấy những cái cây không có lá và bởi ý nghĩ rằng hoạt động của con người phải chịu trách nhiệm cho sự thoái hóa của tự nhiên. Suy nghĩ về việc các nhà máy xả ra những chất hủy hoại rừng cây, giết chết động vật và gây ô nhiễm đất như một cú sốc với tôi. Ngay cả khi mới chỉ là một cậu bé, tôi dường như đã thấy rõ những lựa chọn để sản xuất của cải và sản phẩm đã gây nên những ảnh hưởng lâu dài lên toàn bộ chúng ta. Những lo ngại này, hòa cùng nỗi sợ hãi về sự tàn phá, đã in dấu lên tuổi thơ tôi. Tôi thuộc thế hệ những người được nuôi lớn để tin rằng thế giới có thể chứng kiến chiến tranh hạt nhân trên toàn cầu giữa Mỹ và Liên Xô, và sẽ gây ra chết chóc trên quy mô lớn không
Mở đầu – 3 chỉ từ vụ nổ của vô số tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà từ cả mùa đông hạt nhân là kết quả của những đám mây hình nấm được giải phóng khi đầu đạn phát nổ. Một bộ phim hoạt hình, có tên When the Wind Blows (Khi gió thổi), ra mắt giữa những năm 1980, đã khắc họa một bức tranh chua xót và đáng sợ của những gì đang nằm ở phía trước: sự buồn bã, nỗi đau khổ, nạn đói và cái chết – tất cả là do khả năng phát minh ra những thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt của con người không chỉ có thể giết chết hàng triệu sinh vật bằng bão lửa và các vụ nổ, mà còn có thể thay đổi khí hậu Trái đất một cách mạnh mẽ đến nỗi nội việc sống sót đã là một điều kỳ diệu. Hàng chục vũ khí hạt nhân phát nổ sẽ bắn nhiều mảnh vỡ vào khí quyển đến mức chúng ta sẽ phải học cách sống ở nhiệt độ dưới không. Ánh sáng Mặt trời sẽ bị chặn đứng bởi những bức màn bụi và hạt khiến cây cối chết đi. Các loài động vật cũng sẽ bị diệt vong – những người sống sót không chỉ phải hứng chịu cái lạnh buốt giá mà còn cả cái đói. Bụi phóng xạ sẽ làm ô nhiễm hệ động thực vật, đầu độc tất cả mọi dạng sống. Mục tiêu là vượt qua ngày tận thế và hi vọng trở thành một trong những người sống sót. Cùng lúc đó, chúng ta hi vọng khí hậu sẽ hồi phục trở lại. Rồi tiếp theo sẽ phải xem xem có bao nhiêu người còn sống và họ ở đâu, và bắt đầu lại từ đầu. Những nỗi sợ của thế hệ tôi càng lớn thêm bởi thảm họa kinh hoàng nhất, đó là vụ nổ năm 1986 của lò phản ứng tại Chernobyl, nay thuộc Ukraine. Những báo cáo về sự cố thảm khốc – mà giới chức Liên Xô ra sức phủ nhận suốt một thời gian dài – là lời nhắc nhở rằng những tính toán, đánh giá sai lầm và trình độ kém cỏi có thể ảnh hưởng lên thế giới chúng ta đang sống. Trong nhiều tháng sau đó, tôi nghiên cứu những tấm bản đồ về bụi phóng xạ, thận trọng với những gì mình ăn và trở nên cực kỳ đề phòng với những mối đe dọa đặt ra từ sự biến đổi khí hậu có thể xảy ra. Chúng tôi từng chơi suốt mùa hè bên cạnh hồ nước ở trung tâm Thụy Điển. Chúng tôi đã nói rằng mình sẽ chạy trốn đến đó nếu cỏ khả năng nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Như phần
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 4 – lớn mọi người đều biết, thực tế Thụy Điển không phải nước ấm áp nhất trong mùa đông; nhưng tôi chắc mẩm rằng sẽ có lợi khi không nằm trên đường đi của binh lính, xe tăng và tên lửa. Tôi cũng được an ủi khi biết quả việt quất (đến giờ vẫn là loại quả yêu thích của tôi) chống chịu cái lạnh rất tốt. Thế là tôi để một chiếc túi nhỏ cạnh giường và ‘cập nhật’ những vật dụng cần thiết khi (không phải nếu) những biến đổi của khí hậu thế giới đòi hỏi một sự thích nghi: một thanh sôcôla; một bộ dao gấp Thụy Sĩ để tôi có thể làm cung và tên; vài đôi găng tay len; một bộ bài và ba quả bóng; hai chiếc bút (phòng khi một cái hết mục); và một ít giấy. Thật may khi những sự chuẩn bị kỹ lưỡng của tôi không bao giờ được dùng đến – mặc dù điều này hóa ra thường là do may hơn khôn. Như hiện tại chúng ta biết, các vụ phóng tên lửa suýt nữa đã diễn ra do gấu phá thủng các hàng rào lưới mắt cáo để tìm thức ăn; do những hiểu lầm về các cuộc tập trận quân sự khiến một bên tin rằng một cuộc tấn công sắp xảy đến; và do các bóng thám không bị hiểu lầm là những hệ thống vũ khí đạn đạo. Tôi lớn lên trong một thế giới với những nguy hiểm cận kề, gần với những thảm họa và sai sót của con người. Thật ra mà nói, có nhiều thứ khác khiến tôi lo sợ khi lớn lên: thập niên 1970 và 1980 là giai đoạn của bất công, hận thù, bất ổn, khủng bố, nạn đói và diệt chủng. Nhưng sự tàn phá hệ sinh thái, khí hậu và biến đổi khí hậu luôn là nguyên do nền tảng của những vấn đề đương thời và có thể trầm trọng hơn trong tương lai. Có rất ít thứ chắc chắn đối với thế hệ tôi. Nhưng có một điều rõ ràng: chúng ta gần như đều đang sống trong một hành tinh ngày càng trở nên thù địch, thiếu ổn định và nguy hiểm hơn thế giới mà tôi đã lớn lên. Có thể điều đó là sai, nhưng tôi cho rằng nó sẽ như thế do thảm họa chiến tranh thế giới và các rủi ro ở quy mô lớn. Điều không nảy ra trong đầu tôi là Chiến tranh Lạnh kết thúc lại dẫn tới một thời kỳ mà các hệ sinh thái bị đặt dưới sự căng thẳng lớn hơn bao giờ hết, sự gia tăng hợp tác kinh tế toàn cầu kéo theo mức
Mở đầu – 5 phát thải cacbon cũng tăng lên ồ ạt và tình trạng thế giới ngày một nóng hơn. Tôi được dạy để tin rằng thảm họa đó xuất phát từ những nỗi kinh hoàng của chiến tranh; suy cho cùng, đó là những gì tôi được dạy trên lớp. Mặt khác, hòa bình và hòa hợp được cho là giải pháp – không phải một phần của vấn đề này. Và thế là một hành trình đã bắt đầu nhiều năm trước khi xem chương trình Newsround đã đưa tôi đến với suy nghĩ về những sự can thiệp của con người lên cảnh quan, về khí hậu có thể đã thay đổi ra sao trong quá khứ, và trên hết là về vai trò của khí hậu trong việc định hình lịch sử của thế giới. Chúng ta sống trong một thế giới đang cận kề thảm họa do biến đổi khí hậu. ‘Mỗi tuần lại có thêm sự tàn phá mới liên quan đến khí hậu’, theo lời António Guterres, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc năm 2019. ‘Lũ lụt. Hạn hán. Sóng nhiệt. Cháy rừng. Siêu bão’. Đây không phải lời dự báo cho tận thế, vì ‘phá vỡ khí hậu đang diễn ra, và nó đang xảy đến với tất cả chúng ta’, ông nói. Về những gì mà tương lai còn để dành, ông nói tiếp, chỉ còn chút ít hi vọng. Khoanh tay chờ đợi sẽ là không gì khác ngoài ‘thảm họa cho sự sống mà ta biết’.2 Có rất nhiều vấn đề mà nhân loại phải đương đầu, Barack Obama nói trong diễn văn áp chót khi ông còn là Tổng thống Mỹ; ‘và không thách thức nào – không một thách thức nào – đặt ra mối đe dọa lớn hơn cho các thế hệ tương lai như biến đổi khí hậu’.3 ‘Cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay, đặc biệt là biến đổi khí hậu’, Giáo hoàng Francis nói năm 2019, ‘đe dọa ngay chính tương lai của con người’. Tình cảnh xem chừng rất ảm đạm. ‘Các thế hệ tương lai sẽ phải thừa hưởng một thế giới đã bị tàn phá nặng nề’, ông nói thêm. ‘Con cháu chúng ta không nên phải trả giá cho sự vô trách nhiệm của thế hệ chúng ta’.4 Các thỏa thuận được các chính phủ ký kết để đối phó với phát thải cacbon và ấm lên toàn cầu đại diện cho ‘những bước tối thiểu cần thực hiện để bảo vệ Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta’, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình lưu ý năm 2020. ‘Nhân loại không thể tiếp tục phớt lờ những cảnh báo lặp đi
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 6 – lặp lại của thiên nhiên’. Do đó, ‘phát động một cuộc cách mạng xanh và hành động nhanh hơn để kiến tạo một con đường xanh cho phát triển và sự sống, bảo vệ môi trường và giúp Mẹ Trái đất trở thành nơi tốt đẹp hơn cho tất cả’ là một việc mang tính sống còn.5 Những người khác đưa ra mối đe dọa mang cả tính cá nhân và sinh động. ‘Các vị đã đánh cắp những giấc mơ và tuổi thơ của tôi bằng những lời lẽ rỗng tuếch. Tuy thế, tôi vẫn là một trong số những người may mắn’, Greta Thunberg nói tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2019. ‘Nhiều người đang chịu đựng đau khổ. Nhiều người đang chết dần. Toàn bộ các hệ sinh thái đang sụp đổ. Chúng ta đang ở khởi đầu của một cuộc tuyệt chủng hàng loạt, và tất cả những gì các vị có thể nói là về tiền và những câu chuyện thần tiên của tăng trưởng kinh tế vĩnh cửu. Sao các vị dám làm vậy!’6 Nếu biến đổi khí hậu sẽ – hoặc đã – diễn ra, chủ đề này sẽ bao trùm thế kỷ 21, châm ngòi cho thiếu nước, nạn đói, di dân quy mô lớn, xung đột quân sự và tuyệt chủng hàng loạt, vì vậy việc hiểu tương lai nắm giữ thứ gì mang tính thiết yếu không chỉ cho các chính trị gia, nhà khoa học và nhà hoạt động, mà cho tất cả mọi người. Với tư cách là một sử gia, tôi biết rằng cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề phức tạp là nhìn lại về quá khứ, bởi việc này giúp cung cấp bối cảnh và viễn cảnh cho những thách thức hiện tại và trong tương lai. Và lịch sử cũng có thể dạy những bài học quý giá giúp định hình rõ những câu hỏi và đôi khi là cả những câu trả lời liên quan đến một số vấn đề lớn trước mắt chúng ta. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến mối quan hệ giữa các hoạt động của con người, môi trường và thế giới tự nhiên tại các vùng và địa điểm mà tôi đã dành nhiều thập niên để nghiên cứu. Trong nhiều trường hợp, nếu không phải tất cả, nguồn nước sẵn có và việc sử dụng nước, sự mở rộng sản xuất thực phẩm và các thách thức về mặt địa lý, các cơ hội của người dân địa phương cùng với việc buôn bán ở khoảng cách xa không chỉ là những nhân tố quan trọng, mà
Mở đầu – 7 còn là những yếu tố căn bản làm nền tảng cho sự bao quát rộng lớn của lịch sử. Như Fernand Braudel từng nói, nghiên cứu quá khứ không chỉ liên quan tới cuộc đua tranh giữa con người và tự nhiên; nó là cuộc đua tranh giữa con người và tự nhiên.7 Khi nghiên cứu đế chế Sasan và đế chế Abbās, tôi nhanh chóng nhận ra rằng sự thành công và ổn định của một quốc gia gắn liền mật thiết đến việc tưới tiêu cho những cánh đồng cho phép gia tăng sản lượng nông nghiệp và nuôi dưỡng quần thể dân số lớn hơn.8 Tôi nhìn vào lịch sử Trung Quốc và đi đến một nghiên cứu kết luận rằng sự trỗi dậy, sụp đổ và thay thế của các triều đại phong kiến trải dài hơn một thiên niên kỷ về trước có mối liên quan chặt chẽ với những biến đổi về nhiệt độ, với những giai đoạn lạnh hơn là những đợt suy giảm về nhân khẩu, xung đột và việc thay thế vua chúa phong kiến bằng các chế độ mới.9 Tương tự, những bài thơ như Meghadūtam (‘Sứ giả của mây’) của nhà thơ tiếng Phạn nổi tiếng thế kỷ thứ Năm là Kālidāsa cho thấy rõ gió mùa và mưa, cùng với các mùa, đóng vai trò nền tảng ra sao trong văn học, văn hóa và lịch sử Nam Á.10 Tôi đã được học cách đây khá lâu rằng trong quá khứ gần đây hơn, chính sách của Liên Xô ở Trung Á những năm 1950 không chỉ gây ra thảm họa về môi trường mà còn có tác động lớn lên Chiến tranh Lạnh và có vai trò trong việc sử dụng lao động cưỡng bức tại vùng đất này ngày nay.11 Tôi cũng biết từ kinh nghiệm rằng tình trạng ô nhiễm ở những nơi tôi đến thăm thường rất gay gắt, gây nhiều thiệt hại và nguy hiểm – với những thành phố như New Delhi, Bishtek và Lahore được xếp vào hàng những nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Ở Tashkent, thủ đô Uzbekistan, không khí được xếp loại nguy hiểm trong 80% thời gian của năm 2020.12 Do đó tôi đã bắt đầu khảo sát lịch sử môi trường và để hiểu rõ hơn những gì quá khứ nói với chúng ta về cách cư xử của con người, về sự thay đổi của loài người trong thế giới tự nhiên và những sự kiện thời tiết cực đoan, những kiểu thời tiết trong dài hạn và sự
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 8 – thay đổi của khí hậu đã ảnh hưởng và tác động thế nào lên lịch sử. Tôi muốn đánh giá vì sao chúng ta dường như đã đi đến bờ vực nơi tương lai của loài chúng ta – cũng như tương lai của một phần lớn giới động thực vật – đang bị đe dọa. Giống như một bác sĩ phải có đầy đủ kiến thức về một căn bệnh trước khi thử đưa ra cách chữa trị, việc xem xét kỹ lưỡng những nguyên nhân của những vấn đề hiện tại là rất thiết yếu nếu ta muốn đưa ra cách để ứng phó với những cuộc khủng hoảng mà tất cả chúng ta đang đối mặt. Các nhà nghiên cứu lịch sử đang sống trong một thời kỳ có thể gọi là thời đại hoàng kim nhờ sự xuất hiện của hàng loạt những bằng chứng mới và các dạng tài liệu mới giúp cải thiện việc hiểu về quá khứ. Học máy (machine learning), mô hình máy tính và phân tích dữ liệu không chỉ đưa ra những phương tiện mới để xem xét các thời kỳ khác nhau trong lịch sử, mà còn phát hiện thêm rất nhiều thứ chưa từng được biết và trông thấy. Chẳng hạn, các mạng lưới làng mạc ở rừng mưa Amazon có niên đại từ cách đây nhiều thế kỷ và được thiết lập phỏng theo hình ảnh vũ trụ đã được xác định nhờ công nghệ Dò tìm và định vị bằng ánh sáng (LIDAR).13 Những tiến bộ trong dữ liệu quang phổ cận hồng ngoại khả kiến/hồng ngoại sóng ngắn trong phòng thí nghiệm với chi phí thấp cho phép thực hiện những công trình đột phá để tìm ra kết luận về sự thay đổi về mặt xã hội trong cảnh quan Mapungubwe nằm ở nơi hợp lưu của sông Shashi và sông Limpopo trong thế kỷ 12.14 Dữ liệu đồng vị từ các ngôi mộ chôn người và răng lợn ở vùng đất là Papua New Guinea ngày nay giúp làm sáng tỏ không chỉ các hình mẫu định cư mà cả tỉ lệ thực phẩm từ biển mà con người sử dụng cách đây hơn 2.000 năm.15 Và công nghệ mới đã giúp xác định quá trình khoáng hóa của các loại hạt được bảo quản trong hố đựng chất thải và hầm phân ở Jerusalem thời đại Abbas, củng cố các giả thiết cho sự khuếch tán về phía tây của các loại cây trồng trong giai đoạn đầu của Hồi giáo.16 Một số tiến bộ lý thú nhất đến từ cách ta hiểu về khí hậu. Chúng bao gồm những cách sáng tạo khi sử dụng những tài liệu viết đã bị
Mở đầu – 9 bỏ qua hoặc sử dụng một cách kém hiệu quả trong quá khứ. Chẳng hạn, vỏ trai từ vùng bờ biển Peru cho phép tái tạo lại khí hậu thông qua những thay đổi trong mối quan hệ về mặt hóa học giữa vỏ trai và nhiệt độ của đại dương, giúp các nhà nghiên cứu xác định nhiệt độ của đại dương theo năm, theo tháng, thậm chí là theo tuần.17 Các ghi chép về các lễ hội hoa anh đào ở Nhật Bản có từ đầu thế kỷ thứ 9 và ghi lại ngày các cây anh đào ra hoa giúp xác định thời điểm mùa xuân đến của từng năm trong suốt nhiều thế kỷ.18 Sổ ghi chép của những người điều hành bến cảng Tallinn ở Estonia, suốt 500 năm qua cho biết thời điểm những con tàu đầu tiên đến mỗi năm, từ đó cho biết khi nào biển tan băng, cũng như cho thấy các quy luật mùa xuân dài và ấm hơn.19 Gỗ trôi dạt từ quần đảo Svalbard ở Bắc Cực cho thấy sự xuất hiện của băng biển từ năm 1600 tới năm 1850, từ đó chỉ ra những kiểu thời tiết bất thường trong giai đoạn này.20 Trên hết, ‘kho lưu trữ khí hậu’ mới và kỳ thú luôn luôn được bổ sung. Rất nhiều dữ liệu trong số đó sẽ có trong cuốn sách này. Chúng ta sẽ xem xét thông tin từ những vòng tăng trưởng ở cây của vùng núi Altai, Trung Á, và tích tụ khoáng chất trong trầm tích hang động cho thấy sự thay đổi trong nhiệt độ và lượng mưa ở Tây Ban Nha; chúng ta sẽ thấy các bong bóng khí bị giữ trong mẫu lõi khoan băng ở Greenland và các sông băng ở dãy Alps châu Âu đưa ra bằng chứng về các vụ phun trào núi lửa cũng như các hoạt động của con người như luyện kim và đốt rơm rạ trên đồng ruộng, đốt rừng hay đốt các nhiên liệu hóa thạch; chúng ta sẽ bắt gặp phấn hoa hóa thạch từ Oman và trầm tích phấn hoa tại các cửa hồ ở Anatolia cho ta cái nhìn sâu sắc về những thay đổi của thực vật, do cả nguyên nhân tự nhiên và sự can thiệp của con người; chúng ta sẽ gặp những hạt giống bị đốt cháy thành than và khô quắt ở Đông Nam Á, những vỏ quả kiên khô ở bắc Australia và các loại thực phẩm được tiêu hóa hoàn toàn hoặc tiêu hóa một phần từ Palestine đưa ra bằng chứng về các chế độ ăn cũng như bệnh tật. Chúng ta sẽ xem những điều kiện khí hậu có lợi cho sự lan rộng của các mầm bệnh ký sinh ở châu Mỹ và bằng chứng về các chu
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 10 – kỳ mùa màng ở Tây Phi – cũng như cây tiến hóa của dịch bệnh ở Ethiopia, Kyrgyzstan và Cambridgeshire. Rất nhiều nguồn dữ liệu khí hậu mới đang trở nên sẵn có cho phép chúng ta hiểu rõ hơn thế giới tự nhiên trong quá khứ xa xôi. Chẳng hạn, một nhóm các nhà nghiên cứu đang làm việc ở lớp trầm tích sâu 80 mét ở đông nam Kazakhstan để ghi lại độ ẩm đất – đồng thời đưa ra cái nhìn về vai trò của Trung Á trong diễn biến khí hậu toàn cầu nói chung và trong chu trình đất-không khí-nước đại dương ở bán cầu bắc nói riêng. Điều này mang ý nghĩa đáng kể không chỉ trong công cuộc nghiên cứu quá khứ mà trong cả phân tích khí hậu toàn cầu dài hạn trong tương lai.21 Nghiên cứu mới về cao nguyên Tây Tạng cũng vậy, trong đó việc mô hình hóa dựa trên các kết quả thu được từ các vùng nằm trên cao, không có cây cối – vốn là nơi sinh sống của nhiều loài hơn nhiều so với những khu rừng trên núi – gợi ý rằng đa dạng thực vật ở môi trường sống dãy Alps trong những thế kỷ sắp tới sẽ suy giảm mạnh.22 Những nguồn chứng cứ mới đã dẫn tới việc phát triển những ý tưởng mới mang tính cách mạng về quá khứ. Dữ liệu khí hậu mới đưa ra cái nhìn sâu hơn về một thời kỳ hỗn độn giữa thế kỷ thứ ba ở Đế quốc La Mã, với việc một số học giả cố gắng kết nối sự suy giảm của hoạt động Mặt trời, băng biển tăng lên từ từ và một vài vụ phun trào núi lửa lớn với hiện tượng nhiệt độ giảm nhanh, sản xuất lương thực đứt đoạn và một loạt cuộc khủng hoảng chính trị, quân sự và tiền tệ cũng trong chính thời kỳ này.23 Dữ liệu về cuộc bức hại người Do Thái ở châu Âu rút ra từ gần một nghìn thành phố trong giai đoạn 1100–1800 cho thấy sự suy giảm nhiệt độ trung bình khoảng 1/3o C trong mùa trồng trọt có tương quan với sự gia tăng khả năng người Do Thái bị tấn công trong giai đoạn năm năm sau đó – những người sống tại hoặc sống gần những nơi có chất lượng đất thấp và thể chế yếu hơn thì vẫn có khả năng là nạn nhân của các cuộc tấn công trong những thời kỳ thiếu thốn lương thực và giá cả tăng cao.24
Mở đầu – 11 Và một so sánh về nhiệt độ lạnh và giá lúa mì ở châu Âu dẫn tới việc đề xuất những mô hình mới về thành phố nào chống đỡ tốt hơn những thành phố khác trước những cú sốc giá cả, và dẫn tới các giả thiết thúc bách rằng thời tiết lạnh hơn ở Anh vào thời kỳ cận đại đã dẫn tới cách mạng nông nghiệp, chính nó lại thúc đẩy và tạo ra sự phát triển các công nghệ mới giúp chuyển hóa năng lượng và sau cùng là dẫn đến thời đại các đế quốc châu Âu trên toàn cầu.25 Không ngạc nhiên khi những luận điểm dễ gây chú ý như vậy là chủ đề của những cuộc bàn luận sôi nổi và đôi khi là tranh cãi sôi sục giữa các nhà nghiên cứu lịch sử, với những mối quan tâm đặc biệt về thuyết tất định đối với lịch sử và môi trường và về những vấn đề của việc phân biệt giữa mối tương quan và quan hệ nhân quả.26 Có những thách thức khác của việc diễn giải. Một ví dụ điển hình đến từ tiểu lục địa Ấn Độ, một khu vực đa dạng về sinh thái và văn hóa và là nơi sinh sống của hàng loạt những ‘ngôi làng định cư, người săn bắt hái lượm, người du canh du cư, người chăn nuôi du mục và ngư dân’, cũng như sở hữu sự đa dạng về loài đáng kinh ngạc và cực kỳ phong phú về mặt khí hậu và sinh thái; do vậy, một số học giả lập luận rằng thật nguy hại khi khái quát hóa tiểu lục địa Ấn Độ như một tổng thể đồng nhất, và những sự so sánh giữa nơi này với các khu vực khác trên thế giới chỉ đơn giản là không phù hợp.27 Một vấn đề liên quan khác là những người viết về khí hậu và tác động của nó thường tập trung quá nhiều vào sự sụp đổ về mặt xã hội, thường là với một dải rất hẹp các ví dụ điển hình – nổi bật nhất là nền văn minh Maya, đảo Phục sinh và sự ‘sụp đổ’ của Đế quốc La Mã – tất cả đều được quy cho biến đổi khí hậu trong những cuốn sách bán chạy nhất gần đây.28 Ngoài những vấn đề nảy sinh khi đơn giản hóa quá mức các bài tường thuật phức tạp thành những giải nghĩa hạn hẹp (điều mà các tác giả đôi khi khó nhận thấy), một số người tin rằng sự thôi thúc kể lại các bài học – về sự cạn kiệt các tài nguyên tự nhiên, những thất bại khi thích nghi với các điều kiện môi trường thay đổi và những hậu quả của đời sống không
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 12 – bền vững – là một trường hợp ngược đời, giống như nhìn quá khứ thông qua lăng kính của các mối bận tâm đương đại.29 Do đó việc xử lý các dạng tài liệu mới sẽ phụ thuộc nhiều vào người nghiên cứu chúng – cũng như lịch sử tốt đòi hỏi việc đánh giá đúng đắn các tài liệu thành văn và văn hóa vật thể. Như vậy vấn đề không phải là khoa học khí hậu, dữ liệu hay các cách tiếp cận mới có khiếm khuyết hay gây hiểu lầm; mà chúng cần được xử lý một cách cẩn thận và đặt vào bối cảnh tương xứng, thuyết phục và thích hợp.30 Xét một cách toàn diện, thời tiết, khí hậu và các nhân tố môi trường hiếm khi được xem là bối cảnh nền cho lịch sử con người, chứ đừng nói việc trở thành một lăng kính quan trọng để nhìn về quá khứ. Có một số trường hợp khí hậu đóng vai trò nổi bật, nhưng không phải lúc nào cũng hợp lý. Câu chuyện nổi tiếng về vua Xerxes ra lệnh quất 300 roi xuống biển Hellespontos sau một cơn bão làm sập những cây cầu khiến cuộc xâm chiếm Hy Lạp năm 480 TCN của ông bị chậm bước có thể được xem là một câu chuyện ngụy tạo được kể để làm nổi bật cơn giận dữ phi lý của vị bạo chúa ngoại bang thay vì một lời kể sự thật đáng tin cậy.31 Hay Hốt Tất Liệt, cháu trai Thành Cát Tư Hãn, hai lần đem quân tấn công Nhật Bản vào cuối thế kỷ 13 nhưng bị phá ngang bởi ‘những cơn thần phong’ hay ‘kamikaze’, được các thần linh phái đến để vô hiệu hóa những kẻ xâm lược, cho thấy nhiều điều hơn về cách những sự kiện này được nhìn nhận trong lịch sử Nhật Bản và xác định nguyên nhân cho thất bại của nhà Nguyên, triều đại kiểm soát phần lớn vùng đất nay là Trung Quốc, trong cuộc xâm chiếm Nhật Bản.32 Tuy nhiên, được biết nhiều hơn cả là mùa đông Nga khắc nghiệt, thứ mà trong hình dung phổ biến của mọi người đóng vai trò quyết định trong việc chặn đứng đà tấn công vào Moscow năm 1812 của Napoléon, khiến quân đội Đức sa lầy rồi tự chuốc lấy thảm họa sau cuộc tấn công Liên Xô năm 1941 của Hitler. Cả hai câu chuyện trứ danh che khuất đi sự thật rằng những mục tiêu quá tham vọng, các tuyến đường tiếp tế không hiệu quả, các quyết định chiến
Mở đầu – 13 lược kém cỏi và việc thực thi kế hoạch trên chiến trường còn tồi tệ hơn cũng làm sụp đổ hai cuộc xâm lược này chẳng kém gì mùa đông bão tuyết, nếu không muốn nói là còn hơn cả thế.33 Tuy nhiên, thường thì ta bỏ qua khí hậu và các quy luật khí hậu kéo dài hay cả những sự thay đổi khi xem xét quá khứ. Phần lớn mọi người có thể kể tên các nhà lãnh đạo vĩ đại và những trận đánh lớn trong quá khứ, nhưng chỉ ít người có thể kể tên những trận bão lớn nhất, những trận lụt nặng nề nhất, nhưng mùa đông tồi tệ nhất, những trận hạn hán nghiêm trọng nhất, hay cách những yếu tố này ảnh hưởng lên những vụ mùa thất bát, khơi lên những áp lực chính trị hay là chất xúc tác cho sự lây lan của bệnh tật. Việc tái liên kết con người và lịch sử tự nhiên không chỉ là một công việc đáng làm; đó còn là nền tảng quan trọng để chúng ta hiểu thế giới quanh mình một cách đúng đắn.34 Việc đánh giá vai trò của thời tiết, các hiện tượng cực đoan, các kiểu quy luật khí hậu kéo dài và những thay đổi của khí hậu đòi hỏi một sự hiểu biết chi tiết về cách hệ thống khí hậu toàn cầu và các hệ thống con kết nối với nhau. Khí hậu Trái đất được hình thành từ nhiều nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau. Thứ nhất là hệ thống thời tiết toàn cầu, nó luôn luôn biến chuyển do những thay đổi của các điều kiện khí quyển, các dòng hải lưu và động thái của các lớp băng, cũng như do những hoạt động kiến tạo mảng và địa chất cùng sự dao động của dòng sắt lỏng ở lõi ngoài của Trái đất. Độ nghiêng của trục Trái đất, tâm sai nhỏ trong quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời và mức phân bố năng lượng không đồng đều giữa xích đạo và hai cực cũng ảnh hưởng lên các kiểu quy luật thời tiết và khí hậu – sự tương tác giữa các nhân tố này cũng vậy.35 Khởi nguồn chính của những dị thường trong khí hậu các mùa được gọi tên là El Niño–Dao động Nam (ENSO), từ này miêu tả mối quan hệ giữa các điều kiện khí quyển và đại dương ở Thái Bình Dương xích đạo, gồm hướng và độ mạnh của gió mậu dịch, nhiệt độ bề mặt nước và áp suất không khí. Chu kỳ ENSO của các sự kiện
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 14 – luân phiên El Niño ấm và La Niña lạnh là tín hiệu khí hậu chủ đạo qua từng năm trên Trái đất.36 Nó ảnh hưởng lên lượng mưa ở Nam Mỹ, nhưng cũng tác động cả lên các điều kiện ở Nam Á, Đông Phi và Úc – mặc dù gió mùa Ấn Độ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu từng đợt ở Bắc Đại Tây Dương.37 Các hệ thống con khác cũng đóng vai trò quan trọng trong nhiệt độ, điều kiện khí hậu và các biến đổi kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên. Chẳng hạn, Dao động Bắc Đại Tây Dương (NAO), miêu tả sự cân bằng của áp suất mực nước biển giữa Azores và Iceland, tạo ra các thời kỳ của kiểu xoáy thuận và xoáy nghịch ảnh hưởng lên phía tây châu Âu. Nó cũng đóng vai trò quyết định lượng mưa mùa đông ở biển Địa Trung Hải và Biển Đen, cũng như đưa không khí lạnh từ Siberia và các vùng cực xuống vùng Trung và Tây Âu.38 Nam Cực và Greenland tạo ra nước tan chảy làm gia tăng sự ấm lên dưới bề mặt đại dương – mặc dù một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tác động lên Đại Dương Nam ảnh hưởng lên nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển lớn hơn nhiều so với tác động lên khu vực Bắc Cực.39 Do sự biến thiên trong hoạt động, đặc biệt là các hoạt động từ tính, Mặt trời có tác động lớn lên các điều kiện khí hậu toàn cầu liên quan đến những thay đổi do quỹ đạo gây ra. Nổi bật nhất trong số đó là các vết đen Mặt trời và cực quang theo các chu kỳ tiêu biểu kéo dài mười một năm.40 Hoạt động của Mặt trời cũng được điều biến theo những dao động trong dài hạn dẫn đến những kiểu hoạt động mạnh hơn và ổn định hơn, gọi là những thời kỳ cực đại lớn (grand maxima) và cực tiểu lớn (grand minima).41 Ví dụ gần đây nhất của cực tiểu lớn là Cực tiểu Maunder, diễn ra vào khoảng năm 1645 tới năm 1715 khi vết đen Mặt trời hoạt động cực kỳ yếu.42 Hoạt động núi lửa cũng là một nhân tố quan trọng khiến khí hậu bị biến đổi. Chẳng hạn, năm 1991, một trận phun trào lớn của núi lửa Pinatubo, Philippines, đã bắn hai mươi triệu tấn lưu huỳnh điôxit vào khí quyển, sau đó chúng bị ôxy hóa thành dạng các hạt sol khí sulphate ở tầng bình lưu; sau đó chúng khuếch tán, làm giảm độ trong của tầng
Mở đầu – 15 bình lưu. Trong số những hệ quả đáng chú ý, có hiện tượng ánh sáng Mặt trời chiếu trực tiếp giảm 21%, và hiện tượng giảm sự cách nhiệt dẫn tới nhiệt độ trung bình toàn Trái đất lạnh đi khoảng 0,5°C.43 Những con số này không thể hiện những mô hình khu vực quan trọng. Trong khi Bắc Đại Tây Dương giảm 5°C so với nhiệt độ trung bình, thì mùa đông tiếp theo ở Siberia, Scandinavia và miền trung Bắc Mỹ lại ấm hơn rất nhiều so với thông thường; năm tiếp theo sau trận phun trào chứng kiến lụt lội rộng lớn ở miền nam nước Mỹ, thiếu nước trầm trọng và hạn hán ở châu Phi hạ Sahara, Nam và Đông Nam Á cùng nhiều khu vực ở miền trung và miền nam châu Âu. Tuy nhiên, xét tổng thể, tác động là rất lớn. Việc giảm bức xạ Mặt trời sóng ngắn khiến nhiệt độ mặt biển trung bình giảm 0,4°C – hay khoảng một trăm lần tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu hằng năm.44 Các vụ phun trào núi lửa gây ra những hệ quả trên phạm vi rộng cho thế giới tự nhiên. Chúng bao gồm việc thực vật nổi nở hoa do dung nham chảy xuống đại dương và làm ấm cục bộ vùng nước sâu giàu chất dinh dưỡng, vùng nước này trồi lên cung cấp chất dinh dưỡng cho lớp nước được chiếu sáng.45 Như chúng ta thấy, núi lửa phun trào có thể dẫn tới sự suy giảm mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, và điều này lại dẫn tới đổ vỡ về kinh tế, xã hội và chính trị. Chúng ta cũng cần xem xét tác động của núi lửa phun trào khi làm thay đổi môi trường sống của các loài mang bệnh, hay trở thành chất xúc tác cho các chu kỳ gây bệnh khác nhau trên động vật đối với mầm bệnh, hoặc mở ra thứ mà giới học giả gọi là ‘đường cao tốc bệnh dịch’.46 Một yếu tố cốt yếu của phun trào núi lửa là thời điểm cũng có vai trò lớn như cường độ và quy mô. Nghiên cứu mới sử dụng các siêu máy tính và hàng nghìn lần mô phỏng cho thấy các vụ phun trào diễn ra trong mùa hè gây ra tác động lên khí hậu toàn cầu lớn hơn rất nhiều so với những vụ phun trào diễn ra vào mùa đông và mùa xuân.47 Vị trí xảy ra những trận phun trào lớn cũng quan trọng, với những mô hình giờ đã cho thấy các núi lửa nằm ngoài vùng nhiệt đới gây ra hiện tượng lạnh đi ở bán cầu mạnh hơn so với các núi lửa nhiệt
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 16 – đới suốt mười ba thế kỷ qua.48 Các nghiên cứu về núi lửa và khu vực núi lửa cũng chỉ ra mức tăng đáng kể của dòng khí CO2 những năm gần đây, với lượng khí phóng ra từ núi lửa phun khí lớn hơn nhiều lượng khí sinh ra từ các vụ phun trào tương đối ngắn.49 Còn có những hiện tượng khác trong đó khí hậu có tác động đáng kể lên thế giới tự nhiên. Những cơn mưa lớn ở đồng bằng ẤnHằng phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ có thể làm gia tăng áp lực lên vỏ Trái đất, dẫn tới giảm vi chấn ở vùng Himalaya nằm liền kề.50 Có bằng chứng liên hệ các cơn bão nhiệt đới Tây Bắc Thái Bình Dương (typhoon) ở đông Đài Loan với hoạt động địa chấn bên dưới hòn đảo này gợi ý rằng không chỉ điều kiện thời tiết có thể kích hoạt các phản hồi địa chất, mà chúng còn có thể tác động ở mức độ nhỏ, vừa phải và đều đặn, ngăn ngừa xảy ra các trận động đất đơn lẻ, rộng lớn và sức tàn phá mạnh.51 Khí hậu và nhiệt độ còn định hình cả đa dạng sinh học: số lượng các loài suy giảm mạnh mẽ từ xích đạo đến hai cực – với một số ước tính cho rằng các khu rừng nhiệt đới chứa hơn một nửa số loài động thực vật trên cạn của Trái đất. Tuy nhiên, mặc dù hiện tại ta thấy ngạc nhiên trước số loài động và thực vật sinh sống bên trong các khu rừng nhiệt đới, nhưng đó là kết quả của những thay đổi dần dần qua nhiều giai đoạn thời gian kéo dài; trên thực tế, các loài mới hình thành nhanh hơn ở các môi trường lạnh, khô, bất ổn và cực đoan.52 Các nhà nghiên cứu lịch sử từ lâu đã nhận thấy hoạt động của Mặt trời, các chu kỳ thời tiết dài hạn và ảnh hưởng của hoạt động núi lửa có vẻ như hình thành các kiểu quy luật kéo dài nhiều thập niên, thậm chí nhiều thế kỷ. Một số thời kỳ từng được đặt tên để tóm lược tính chất đồng đều, chủ yếu dựa trên hoạt động của Mặt trời và hệ quả tác động sau đó lên các tiểu hệ thống khí hậu phức tạp trên toàn cầu. Thời kỳ Tối ưu La Mã (Roman Optimum, k.100 TCN–k.200) và thời kỳ Dị thường Khí hậu Trung đại (k.900–k.1250) là hai ví dụ điển hình, được cho là những khoảng thời gian thuận lợi, ấm hơn mức trung bình nhưng trên hết là có các điều kiện ổn định, trong
Mở đầu – 17 khi thời kỳ Tiểu Băng hà (Little Ice Age, k.1550–k.1800) là khoảng thời gian nhiệt độ mát hơn rõ rệt, bức xạ Mặt trời thấp hơn và khủng hoảng toàn cầu.53 Chí ít thì đó là về mặt lý thuyết. Một trong những thách thức đối với khoa học khí hậu là bằng chứng mới từ những vùng khác và mức độ chính xác gia tăng có thể cho thấy những gì diễn ra ở một khu vực trên thế giới lại không diễn ra ở nơi khác. Chẳng hạn, trong khi vùng trung và đông Thái Bình Dương có vẻ đã trở nên lạnh bất thường vào thế kỷ 15, nhưng hiện tượng tương tự lại không xuất hiện ở bất kỳ đâu khác, tuy nhiên vùng tây bắc châu Âu và khu vực đông nam của Bắc Mỹ có vẻ đã hứng chịu những điều kiện khắc nghiệt hơn các vùng khác vào thế kỷ 17 với thời tiết lạnh hơn. Trên thực tế, không có bằng chứng nào về các thời kỳ lạnh hoặc ấm nhất quán trên toàn cầu suốt hơn hai thiên niên kỷ trước thời kỳ cách mạng công nghiệp.54 Khi xem xét thời kỳ khoảng năm 1220–1250, ta sẽ thấy có nhiều điều cần lưu ý. Trong mốc thời gian tương đối hẹp này, tình hình thủy khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất ngũ cốc ở vùng đông Địa Trung Hải và nam Levant (đại thể là vùng đất gồm Israel, Palestine, Jordan hiện nay) nhưng cách đó vài trăm kilômét, ở vùng trung Địa Trung Hải, Sicily và nam nước Ý, thì kém hơn rất nhiều.55 Nói cách khác, một điều rất quan trọng là không nên ngoại suy quá mức từ thông tin ở một địa điểm cụ thể và áp dụng nó cho những địa điểm khác, những nơi chưa thu thập được bằng chứng vì chưa được nghiên cứu kỹ càng hoặc không có các tư liệu phù hợp để củng cố. Sự gắn kết của khí hậu khu vực cũng là một vấn đề trong thế giới ngày nay, khi tình trạng ấm lên toàn cầu ảnh hưởng lên 98% diện tích bề mặt Trái đất, chỉ trừ Nam Cực, nơi hiện tượng trên chưa được quan sát thấy trên toàn bộ lục địa này.56 Các kiểu hình ấm lên không tác động lên mọi khu vực của Trái đất theo cùng một cách, và cũng không có cùng mức độ. Thật vậy, theo một báo cáo mới đây, trong khi phần lớn các nước trên thế giới hứng chịu các
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 18 – ‘tác động nguy hại’ của biến đổi khí hậu, thì một số ít nước lại thực sự hưởng lợi từ đó.57 Tần suất nhiệt cực đoan ở các lòng chảo đại dương giai đoạn 1900–2019 Tỉ lệ phạm vi đại dương Tỉ lệ phạm vi đại dương Toàn cầu (điểm không thể đảo ngược là năm 2014) Bắc Đại Tây Dương (2019) Bắc Thái Bình Dương (2014) Bắc Băng Dương (2016) Toàn cầu (2014) Nam Đại Tây Dương (1998) Ấn Độ Dương (2007) Nam Thái Bình Dương (chưa có số liệu) Nam Đại Dương (chưa có số liệu) Năm Nguồn: Tanaka và cộng sự, 2022 Dẫu vậy, trước khi xem xét tính chính xác và giới hạn sai số của các kiểu quy luật khí hậu tương lai, thì việc phân tích tình hình hiện tại cũng khiến bạn phải đọc một cách nghiêm túc. Hệ thống dòng Hoàn lưu Đảo lộn Kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) – một hệ thống kết nối các dòng hải lưu bề mặt và chảy sâu ở Đại Tây Dương chịu trách nhiệm chính cho sự ấm lên tương đối của bán cầu bắc – đang ở trạng thái yếu nhất trong gần 2.000 năm.58 Các chỉ số cảnh báo sớm từ vô số dữ liệu nhiệt độ và độ mặn của bề mặt biển từ khắp
Mở đầu – 19 vùng bồn Đại Tây Dương cho thấy các dòng hải lưu này có thể đang gần như ngừng chảy, có thứ gì đó đã gây ra sự đổ vỡ nghiêm trọng cho hệ thống khí hậu toàn cầu và gia tăng khả năng xảy ra những đợt chuyển tiếp xa hơn – bao gồm sự phân bố mưa trong các đợt gió mùa nhiệt đới và sự tan chảy của lớp băng Nam Cực.59 Một số nhà khoa học kết luận rằng những nguy cơ này là biểu hiện của không gì khác ngoài ‘một mối đe dọa hiện hữu đối với nền văn minh’.60 Những thay đổi lớn đang diễn ra với khí hậu toàn cầu hầu như đều xuất phát từ tác động của con người lên môi trường. Những tác động của con người bắt đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ từ nửa cuối thế kỷ 18, sau việc phát minh ra động cơ hơi nước, năng lượng và các cuộc cách mạng công nghiệp đã biến đổi cách thức sản xuất và xã hội, và đánh dấu khởi đầu mối quan hệ khác biệt một cách căn bản của con người với thế giới tự nhiên. Thời đại bắt đầu với Cách mạng Công nghiệp được đặt tên là thế Nhân Tân (Anthropocene), theo đề xuất của nhà hóa học giành giải Nobel năm 2002 Paul J. Crutzen để miêu tả thời kỳ đã chứng kiến mức phát thải khí cacbon điôxit và mêtan gia tăng đột ngột và liên tục.61 Gần đây hơn, một nhóm các nhà khoa học quốc tế nổi tiếng đã đồng ý coi thế Nhân Tân như một cột mốc chính thức trong lịch sử – và bỏ phiếu coi thế này bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, thời điểm mà lượng khí thải cacbon từ các hoạt động của con người bắt đầu tăng cực kỳ nhanh chóng.62 Các nhiên liệu đốt hóa thạch như than đá và dầu giải phóng ra hơi nước, cacbon điôxit (CO2 ), mêtan (CH4 ), ôzôn và đinitơ ôxít (N2 O), chúng giữ nhiệt nên được gọi là các khí nhà kính. Dân số gia tăng, nhu cầu năng lượng tăng theo, giá sản xuất giảm và đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong sử dụng nhiên liệu hóa thạch, dẫn tới sự gia tăng đáng kể khí thải và nhiệt độ. Trong 800.000 năm trước khi cách mạng công nghiệp bắt đầu, trong 1 triệu phân tử khí thì có khoảng 250 phân tử CO2 . Năm 2018, con số này tăng lên hơn 408 trên 1 triệu – mức chưa từng cao như vậy kể từ thế Thượng Tân (Pliocene), hơn 3 triệu năm trước, khi mực nước
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 20 – biển cao hơn ngày nay gần hai mươi lăm mét và nhiệt độ trung bình ấm hơn ngày nay 2–3°C.63 Tới mùa hè năm 2022, mức CO2 còn cao hơn, trung bình tháng là 421 trên 1 triệu, do đài quan sát Mauna Loa Atmospheric Baseline Observatory ở Hawaii đo đạc.64 Có rất nhiều hệ quả dây chuyền. Ấm lên toàn cầu dẫn tới tan chảy các chỏm băng, khiến mực nước biển dâng lên. Một núi băng trôi tên là A68 vỡ ra từ thềm băng Larsen-C ở Nam Cực năm 2017 đã đổ thêm 1,5 tỉ tấn nước ngọt vào đại dương mỗi ngày trước khi biến mất vào năm 2021.65 Điều này tất yếu gây nên những hệ lụy cho các thành phố lớn nhất thế giới, trong đó có rất nhiều thành phố nằm ở ven biển. Việc mô hình hóa bằng trí tuệ nhân tạo và các tài liệu có độ chính xác cao về độ cao của đất cho thấy vùng đất hiện là nơi sinh sống của 300 triệu người sẽ bị ngập lụt ít nhất mỗi năm một lần đến năm 2050, với cư dân châu Á chịu tác động nặng nề nhất. Thực tế là, khoảng 1 tỉ người đã sống trên vùng đất cao hơn mức đỉnh triều chưa đến mười mét, và 230 triệu người sống trong các cộng đồng ven biển cao chưa đến một mét so với mực nước.66 Hạ tầng năng lượng của Anh rất dễ bị ảnh hưởng ngay cả khi mực nước biển chỉ dâng chút ít, với toàn bộ mười chín lò phản ứng hạt nhân của nước này đều nằm ở các vị trí ven biển, tương tự các nhà máy điện lớn sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland.67 Một số đánh giá cho rằng 3–11 nghìn tỉ đôla tài sản ở Mỹ thuộc diện có nguy cơ hứng chịu ngập lụt, tùy thuộc vào mức tăng và tốc độ dâng của mực nước biển.68 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo sẽ có những ‘hậu quả thảm khốc’ nếu các biện pháp can thiệp không được thực hiện để giảm phát thải, trong đó có giảm sản lượng nông nghiệp, thường xuyên xảy ra đổ vỡ hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, sức khỏe suy giảm và gia tăng phổ biến các bệnh truyền nhiễm.69 Theo UNICEF, 1 tỉ trẻ em – tức gần một nửa số trẻ em trên thế giới – đã hứng chịu ‘nguy cơ cực kỳ cao’ từ những tác động của khủng hoảng khí hậu.70
Mở đầu – 21 Thật khó phóng đại thách thức trong việc giảm thiểu các hệ quả của sự nóng lên nhanh chóng trong những thập niên tới. Mô hình mới đây đề xuất rằng sản xuất dầu và khí đốt toàn cầu phải cắt giảm 3% mỗi năm cho đến năm 2050 – và 60% dầu, khí mêtan hóa thạch và 90% than phải được giữ không khai thác để duy trì mức 1,5°C ngân sách cacboni . 71 Thực tế rằng không nước nào trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả toàn bộ nhóm G20, có kế hoạch khí hậu trong năm 2021 đạt được các cam kết của chính họ trong Thỏa thuận chung Paris năm 2015 cho thấy chúng ta nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất thay vì tình huống tốt đẹp nhất – mặc dù một số nhà bình luận nhấn mạnh rằng các kịch bản tận thế cung cấp rất ít hoặc không một cơ hội nào cho sự thích nghi, đổi mới công nghệ hoặc giảm thiểu thành công một số hoặc tất cả các vấn đề tiềm tàng tồi tệ nhất.72 Hiển nhiên, có nhiều điều để nói về những nguy hiểm khi phụ thuộc quá mức vào hai cám dỗ song hành: nhìn chằm chằm quả cầu thủy tinh và dự đoán toàn thảm họa. Tuy nhiên, các mô hình mới đây đã cho thấy một tương lai còn ảm đạm hơn so với dự đoán của nhiều người, với nhiệt độ tăng thêm khoảng 4°C vào năm 2100. Trên thực tế, theo một báo cáo của Cục An toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ năm 2018, có rất ít lợi ích khi thúc đẩy các tiêu chuẩn hiệu suất nhiên liệu đối với ô tô bởi điều này chỉ có ít tác động thực tế về lâu dài, do chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch sẽ đòi hỏi ‘nền kinh tế và đoàn phương tiện’ phải vận hành theo những cách ‘mà hiện tại không khả thi về mặt công nghệ hoặc kinh tế’.73 Nhiều người coi đó là tuyên bố rằng định mệnh của hành tinh xem như đã được định đoạt – ít nhất là trong một số bộ phận của chính quyền Mỹ.74 Vấn đề ít cần tranh luận hơn là những thứ đã hiện diện trong rất nhiều mặt ở hiện tại chứ không phải tương lai gần hay tương lai xa. Cuộc cách mạng năng lượng gây ra tác động tai hại lên sức khỏe i. Khái niệm dùng trong chính sách giảm phát thải để kiểm soát giới hạn tăng nhiệt độ nằm trong ngưỡng cho phép.
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 22 – con người, với mức độ ô nhiễm ở một số thành phố cao gấp 10 lần mức tối thiểu theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới: đúng vậy, 92% dân số thế giới sống ở những nơi vượt xa giới hạn này.75 Không khí ô nhiễm không chỉ là kết quả của nhiên liệu hóa thạch được đốt để lấy năng lượng; nó còn đến từ việc đốt rác ngoài trời. Ước tính 40% chất thải toàn cầu được đốt ngoài trời, làm phát thải số lượng lớn bụi mịn và hydrocacbon đa vòng vào khí quyển.76 Ô nhiễm không khí là thứ nguy hiểm chết người. Năm 2015, nó đã gây ra xấp xỉ 9 triệu ca tử vong trước tuổi trên toàn cầu.77 Các con số mới nhất cho thấy số ca tử vong hằng năm do ô nhiễm không khí tại Ấn Độ là hơn 1,6 triệu người, với số người tử vong cao nhất ở các bang có thu nhập bình quân đầu người thấp.78 Thật vậy, số người chết vì ô nhiễm không khí ở Afghanistan bị chiến tranh tàn phá cao gần gấp 10 lần so với số thương vong dân thường của năm 2017.79 Trong khi mức độ ô nhiễm dai dẳng ảnh hưởng lên phần lớn các nước đang phát triển, thì những người sống ở các nước giàu cũng phải trả giá vì chính quyền không hiểu đầy đủ và ứng phó với các mối nguy đang đặt ra. Trên toàn châu Âu, 8% số ca tử vong có thể được quy cho việc phơi nhiễm với bụi mịn có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm (PM2.5) và phơi nhiễm nitơ điôxit (NO2 ) – hay nói cách khác là gần 500.000 ca tử vong mỗi năm.80 Nghiên cứu mới đây còn tiến xa hơn, gợi ý rằng 18% số ca tử vong toàn cầu năm 2018 có nguyên nhân là do các tác động ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch.81 Giống như với nhiều vấn đề khác, ô nhiễm không khí có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng xã hội-kinh tế và mức thu nhập – kể cả ở các nước giàu, phát triển. Những doanh nghiệp tạo ra các chất gây ô nhiễm thường có vị trí được đặt tại các khu dân cư với số lượng lớn cư dân là trẻ em và người có thu nhập thấp hơn.82 Mức độ thiệt hại cũng cao hơn rất nhiều: bụi mịn có tác động rất mạnh và cực kỳ gây hại cho chức năng nhận thức, làm giảm trí nhớ, định hướng, khả năng diễn đạt trôi chảy và khả năng không gian-thị giác.83 Trẻ em hoặc người vị thành niên hít thở không khí chứa các
Mở đầu – 23 hợp chất nitơ ôxít và bụi mịn là một nhân tố nguy cơ gây nên các bệnh về tâm thần và chứng mất trí nhớ ở tuổi trưởng thành, cũng như có nguy cơ cao tự gây tổn thương chính mình.84 Phơi nhiễm với ô nhiễm dù chỉ một ngày ở tuổi nhỏ có thể ảnh hưởng sâu sắc lên hệ tim mạch và hệ miễn dịch về sau, dẫn đến gen bị điều chỉnh và tác động có hại cho sức khỏe lâu dài.85 Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, chi phí thiệt hại về sức khoẻ liên quan đến việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí là 8,1 nghìn tỉ đô-la – hay hơn 6% GDP toàn cầu.86 Hành vi của con người, lối sống và tác động lên môi trường cuối cùng không chỉ giết chết con người; những nhân tố này còn ảnh hưởng lên cách ta cư xử, cách ta nghĩ và cách ta giao tiếp với nhau. Tác động của con người lên môi trường tự nhiên đã tàn phá hầu hết mọi nơi, theo mọi hình thức, từ ô nhiễm nước đến xói mòn, từ rác thải nhựa lẫn vào chuỗi thức ăn tới áp lực lên đời sống động thực vật đã ở mức cao đến nỗi báo cáo mới nhất của Mỹ nói rằng sự suy giảm đa dạng sinh học đang ở tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người, và điều này đe dọa gây ra xói mòn ‘nền móng cơ bản nhất của nền kinh tế, sinh kế, an ninh lương thực, sức khỏe và chất lượng sống của chúng ta trên toàn thế giới’.87 Các hoạt động của con người làm tổn hại các dòng sông, biển và đại dương trên thế giới với rác thải nhựa hiện diện trong mọi lòng chảo đại dương lớn nhất suốt một thập niên qua – các sinh vật hoang dã bị ảnh hưởng do nhiễm bẩn, tắc ruột, tổn thương bên trong cơ thể và bị mắc vướng.88 Khối lượng chất gây ô nhiễm sẽ khiến ta sững sờ, ước tính 9 nghìn tỉ sợi vi nhựa rã ra từ quần áo sợi tổng hợp được máy giặt xả thải mỗi tuần chỉ tính riêng ở Anh.89 Hiện ta có thể tìm thấy chúng với số lượng vô cùng lớn trên khắp hành tinh. Theo một điều tra ở Bắc Cực, trung bình mỗi mét khối nước biển chứa bốn mươi hạt vi nhựa.90 Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy con người tiêu thụ và hít vào 74.000–121.000 mảnh vi nhựa mỗi năm, trong khi đó một nghiên cứu riêng chỉ ra sự hiện diện của
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 24 – vi nhựa trong nhau thai của các thai phụ, và với mật độ lớn trong phân của trẻ sơ sinh, cũng như trong máu người.91 Áp lực lên môi trường hiện tại lớn đến nỗi 40% cây cối trên thế giới được xem là đang gặp nguy hiểm.92 Đây một phần là hệ quả của sự sụp đổ quần thể côn trùng, điều này lại xuất phát từ tàn phá rừng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức, đô thị hóa và biến đổi khí hậu, những sự phát triển hiện không chỉ đe dọa chuỗi thức ăn của động thực vật mà còn tiềm ẩn những hậu quả thảm khốc đối với nông nghiệp và sản xuất lương thực.93 Một số đánh giá cho biết lượng cây trồng toàn cầu trị giá gần 600 tỉ đô-la đang gặp rủi ro hằng năm do mất tác nhân thụ phấn.94 Với hàng triệu hecta rừng nhiệt đới bị triệt hạ mỗi năm và tình trạng đánh bắt cá quá mức dai dẳng trên khắp các đại dương trên thế giới, các loài động vật đang phản ứng với biến đổi khí hậu bằng cách thay đổi môi trường sống – cùng hình dạng và kích thước cơ thể. Một số động vật phản ứng với nhiệt độ ấm hơn bằng cách thay đổi cách điều hòa thân nhiệt, hoặc giảm thân nhiệt, với các chi, tai, mỏ và các phần phụ khác thay đổi hình dạng và kích thước như là hệ quả của nhiệt độ gia tăng.95 Căng thẳng do nhiệt ở bò mẹ sẽ làm giảm sự phát triển của bê con, đặc biệt ở các cơ quan liên quan đến hệ miễn dịch – điều này đương nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến cả hai ngành sản xuất sữa và thịt.96 Các loài sống trên mặt đất ở sườn núi sẽ di chuyển lên cao hơn để tránh nhiệt độ tăng ở nơi đất thấp, còn cá sẽ lặn xuống sâu hơn khỏi bề mặt biển ấm lên. Các loài trên cạn đang di chuyển mười bảy kilômét về hai cực sau mỗi thập niên và các loài dưới biển đang di chuyển xa hơn gấp bốn lần.97 Nhiều loài bướm và ngài ở dãy Himalaya đã di chuyển lên cao thêm một nghìn mét – hoặc hơn nữa – để tìm môi trường sống tốt hơn.98 Các loài động vật biển như cá, động vật giáp xác và động vật chân đầu (trong đó có bạch tuộc, mực ống và mực nang) đang di chuyển trung bình 55 mét xuống sâu hơn dưới Địa Trung Hải để tìm vùng nước mát hơn.99
Mở đầu – 25 Hiện tại, quy mô quần thể trung bình của các loài có xương sống được theo dõi chặt chẽ đã giảm gần 70% trong năm mươi năm qua.100 Số lượng chim ở Bắc Mỹ đã giảm gần 3 tỉ con từ năm 1970, trong khi hơn 40% loài lưỡng cư đang lâm nguy.101 Các mô hình đánh giá tốc độ tuyệt chủng tiềm ẩn không chỉ cho thấy những sự sụp đổ nghiêm trọng, mà còn có thể đánh giá sự suy giảm về mức độ phong phú và phân bố của loài.102 Sự suy giảm diễn ra không đồng nhất – và trên thực tế, mặc dù một số loài và hệ sinh thái đang sụp đổ, tình hình một số loài khác lại không hề nguy ngập, và trong một số trường hợp, chúng còn sinh trưởng tốt hơn, như trường hợp các loài cây ở những khu rừng phương bắc của vùng đông Canada.103 Ngoài ra, sự suy giảm của một số loài lại mở ra cơ hội cho một số loài khác.104 Một số nhà khoa học cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc đánh giá ở cấp độ địa phương thay vì cấp độ toàn cầu, và gợi ý rằng những sự sụp đổ nghiêm trọng ở một số quần thể loài nên được xem là các cụm suy giảm (hoặc tăng) cực trị thay vì là minh họa cho các kiểu mẫu chung chung, phổ biến và có thể gây hiểu lầm.105 Tuy nhiên, có sự nhất trí cao trong giới khoa học về một đợt ‘hủy diệt sinh học’ đang diễn ra trước mắt chúng ta mà giờ đây thường xuyên được coi là ‘sự kiện tuyệt chủng hàng loạt’.106 Nghiên cứu về đại dương ở hai cực cho thấy những thay đổi trong các mạng lưới thức ăn đang diễn ra với những tác động sâu sắc không chỉ cho hệ sinh thái biển mà với cả hệ sinh thái toàn cầu.107 Đã có nhiều lời cảnh báo về một ‘sự xói mòn có tính tầng nấc về đa dạng sinh học’ và ‘tuyệt chủng hàng loạt’ ảnh hưởng lên mọi cấp độ động thực vật.108 ‘Đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu’ khác với các đợt tuyệt chủng trước đó bởi lần này một loài động vật phải chịu trách nhiệm – đó là con người.109 Một báo cáo mới đây đã nói thẳng: ‘Thực tế, quy mô của những mối đe dọa lên sinh quyển và tất cả các dạng sống của nó – bao gồm cả con người – lớn đến mức rất khó nắm bắt, ngay cả với những chuyên gia có đầy đủ thông tin nhất’.110
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 26 – Cuốn sách này không nói về những gì sẽ diễn ra trong tương lai. Mục đích của nó không phải để thách thức những tiếng nói đồng thanh mang tính áp đảo của cộng đồng khoa học, cũng không tập trung vào các điều kiện toàn cầu hiện tại hay xem xét những bước đi nào có thể giảm thiểu một số hoặc thậm chí là nhiều vấn đề tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu đặt ra, dẫu là qua sự thích nghi hay giới thiệu những công nghệ mới. Thay vào đó, mục đích của nó là xem xét quá khứ, hiểu và giải thích chúng ta đã ở vào vị thế mà nay có vẻ thật hiểm nghèo như thế nào. Ban đầu, tôi nghĩ mình sẽ chỉ viết về lịch sử, rằng khí hậu đã định hình thế giới quanh ta như thế nào, và về những chiều hướng mà những biến chuyển trong nhiệt độ toàn cầu, lượng mưa và mực nước biển – cùng những hiện tượng cực đoan, như siêu bão, núi lửa phun trào và va chạm thiên thạch – đã ảnh hưởng lên quá khứ, sắp đặt nên những khoảnh khắc, những thời kỳ và bối cảnh giải thích vai trò quan trọng đến nhường nào của khí hậu trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, mọi sự rất sớm rõ ràng khi tôi bắt đầu nghĩ về một cuốn sách sẽ mở ra cánh cửa với khí hậu, với những thay đổi trong các kiểu quy luật thời tiết và với tác động của con người lên thế giới tự nhiên, nó sẽ dẫn tới một loạt câu hỏi và thách thức lớn hơn rất nhiều về mối quan hệ giữa dư thừa nông nghiệp và sự ra đời của nhà nước quan liêu; về mối liên quan giữa một bên là những người mục súc, du mục và bên kia là xã hội định canh định cư trong những ngôi làng, thị trấn và thành phố; về vai trò và sự phát triển của tôn giáo và các hệ thống tín ngưỡng như một hàm số của khí hậu, môi trường và địa lý; về chủng tộc và chế độ nô lệ, và vai trò của chúng trong quá trình khai thác các tài nguyên; về sự mở rộng của lương thực, mầm bệnh và bệnh tật; về chế độ dân chủ, nghèo đói và các mô hình tiêu thụ trong nhiều thế kỷ kể từ cách mạng công nghiệp; về toàn cầu hóa, tiêu chuẩn hóa của công nghiệp, nông nghiệp, lương thực và thời trang trong thế kỷ gần đây nhất; về nguyên do thế kỷ 21 rơi vào thời khắc khủng hoảng.
Mở đầu – 27 Do đó cuốn sách này có ba mục đích. Thứ nhất là đưa khí hậu vào trong câu chuyện của quá khứ như một chủ đề cơ sở, mang tính cốt yếu và hay bị bỏ qua trong lịch sử toàn cầu, từ đó cho thấy ở đâu, khi nào và như thế nào mà thời tiết, các kiểu quy luật khí hậu kéo dài và những thay đổi trong khí hậu – do con người và do các nguyên nhân khác – lại có tác động to lớn đến thế giới. Thứ hai là trình bày câu chuyện về tác động của con người với thế giới tự nhiên qua nhiều thiên niên kỷ và xem xét cách thức loài người chúng ta khai thác, nhào nặn và uốn nắn môi trường theo ý chí của mình, cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Và thứ ba là mở rộng tầm nhìn của chúng ta về lịch sử. Nghiên cứu về quá khứ từng bị thống trị bởi sự chú ý dành cho ‘thế giới phương bắc’, là những xã hội giàu có của châu Âu và Bắc Mỹ, còn lịch sử của các châu lục và khu vực khác thường bị xếp vào mức độ quan trọng thứ yếu hoặc bỏ qua hoàn toàn. Chính kiểu mẫu này cũng được áp dụng cho khoa học khí hậu và nghiên cứu về lịch sử khí hậu, nơi những khu vực rộng lớn, giai đoạn và con người nhận được ít sự chú ý, nghiên cứu hay đầu tư – nó nói lên nhiều điều về những quan điểm đã được chấp nhận từ lâu về quá khứ cũng như thực tế phát triển và hoạt động đào sâu vào thực tiễn của các quỹ học thuật (và các trung tâm trí thức). Nếu những điểm trên hướng đến một lý do căn bản để đánh giá lại lịch sử, thì sự nhấn mạnh quá mức của các sử gia rằng các thị trấn, thành phố và quốc gia giống nhau về sự lãnh đạo, bộ máy quan liêu và hành vi cũng cần như vậy. Thực vậy, bản thân từ ‘nền văn minh’ về nghĩa đen để chỉ đời sống của các thành phố, của những người sống trong nó và người phóng chiếu quyền lực và cai trị nó. Điều này được phản ánh trong hầu hết các tư liệu viết mang tính lịch sử – các bài tường thuật, các ghi chép về bán đất, các hóa đơn thuế, v.v. – phục vụ cho việc củng cố sự cai trị theo tôn ti thứ bậc. Rất nhiều nội dung lịch sử được viết bởi những người sống ở các thành phố, cho những người sống ở thành phố, và tập trung vào đời
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 28 – sống của những người sống ở thành phố. Việc đó làm lệch đi cách ta xem xét quá khứ và thế giới quanh mình.111 Tuy nhiên, cho đến nay, ‘nền văn minh’ vẫn là nhân tố lớn nhất gây ra suy thoái môi trường và lý do quan trọng nhất của biến đổi khí hậu do con người – bởi những nhu cầu mà quần thể con người ở các thành phố đặt lên năng lượng và sự tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nước và lương thực. Tuy các thành phố chỉ chiếm 3% diện tích mặt đất Trái đất, song các vùng đô thị lại chứa hơn một nửa dân số thế giới. Các thành phố không chỉ chịu trách nhiệm cho một phần đáng kể hiện tượng ấm lên toàn cầu, mà chúng cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nó trong những thập niên sắp tới.112 Không phải ngẫu nhiên khi thế kỷ vừa qua tuy được thấy sự mở rộng nhanh chóng về số lượng, kích thước và dân số của các thành phố, song cũng chứng kiến những sự suy giảm nghiêm trọng nhất của môi trường và tốc độ gia tăng nhanh nhất mức độ tiêu thụ. Khi các thành phố phát triển, áp lực cũng tăng đối với tự nhiên, đa dạng sinh học và tính bền vững thông qua những thay đổi trong sử dụng đất và lớp phủ bề mặt Trái đất, do sự biến đổi của các hệ thống thủy văn và là kết quả từ tác động của các chu kỳ sinh địa hóa bị biến đổi và tổn thương.113 Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001–2018, các khu vực xây dựng san sát ở Trung Quốc đã mở rộng thêm 47,5%, trong khi đó ở Mỹ là 9%. Quả thật, dân số thế giới sống ở các thành phố đến năm 2050 được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 3 tỉ người đến khoảng 7 tỉ người dựa trên các xu hướng nhân khẩu hiện tại.114 Để so sánh với bối cảnh lịch sử, chỉ có hơn 15% dân số toàn cầu sống ở các thị trấn và thành phố vào năm 1900; đến năm 2050, con số này sẽ là hơn 70%.115 Các công nghệ mới đẩy nhanh tốc độ và giảm thiểu các chi phí sản xuất đã thúc đẩy sự thay đổi triệt để trong sản xuất, vận chuyển và các mô hình tiêu thụ. Ước tính hơn 75% toàn bộ lượng nhựa nguyên sinh từng được sản xuất đều trở thành rác thải, trong đó khoảng 9% được tái chế, 12% được thiêu hủy và còn lại – khoảng 5
Mở đầu – 29 tỉ tấn, hay khoảng 60% toàn bộ nhựa từng được sản xuất – tích tụ ở các bãi chứa rác hoặc trong môi trường tự nhiên.116 Bằng một số tính toán, trong khi khối lượng nhân tạo – như bê tông, các vật liệu và kim loại xây dựng – từng bằng khoảng 3% sinh khối toàn cầu chừng một thế kỷ trước, thì nay con số này đã vượt quá mức đó. Trung bình hiện tại, khối lượng nhân tạo lớn hơn mức tương đương trọng lượng cơ thể của tất cả người trên Trái đất được sản xuất ra mỗi tuần, một hiện tượng liên quan chặt chẽ đến sự trỗi dậy của các thành phố và đại đô thị, và mức tiêu thụ cao của thực phẩm, nước, năng lượng và hàng hóa không thể phân hủy.117 Bản thân điều này lại liên quan mật thiết đến toàn cầu hóa và các chuỗi và mạng lưới cung ứng hình thành nên cả vòng xoáy phát triển của siêu kết nối, tiêu chuẩn hóa, tốc độ trao đổi cao và giá thành thấp, và vòng xoáy luẩn quẩn của khai thác, cạn kiệt tài nguyên và tàn phá môi trường. Mặt khác, xuyên suốt chiều dài lịch sử, những người nông dân, mục súc và du mục, những người bản địa và người săn bắt hái lượm, những người phải hiểu những giới hạn của đất và thích nghi với những thay đổi còn nhỏ hơn, đã bị gạch tên khỏi quá khứ hoặc bị cho là mọi rợ, thất thường và ăn lông ở lỗ.118 Những người du mục ở Trung Á đã bị ‘thượng đế bỏ rơi’, như một tác giả Trung Quốc nhận định cách đây vài thế kỷ; Ibn Faḍlān, viết vào thế kỷ 10, tán thành sau khi gặp những người mục súc hay di chuyển nơi ở: họ ‘sống trong nghèo khổ, như những con lừa lang thang’, ông viết. ‘Họ không thờ phụng Chúa Trời, họ cũng không có bất kỳ sự cầu viện nào đến lý trí’.119 Những thái độ như vậy ngày nay vẫn còn dai dẳng ở nhiều nơi trên thế giới, thường được thể hiện trong việc thành lập và tài trợ cho các khu bảo tồn động vật hoang dã nhằm trục xuất người dân bản địa để tạo ra thứ mà cư dân thành phố coi là giống thiên đường tự nhiên vì chúng không có con người. Một ví dụ điển hình của điều này đến từ đại vực Grand Canyon, ‘một kỳ quan thiên nhiên nơi… tuyệt đối vô song trên toàn thế giới’, theo Tổng thống Theodore Roosevelt sau chuyến thăm của ông năm 1903. ‘Con người chỉ phá
TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH 30 – hoại nó’, ông nói thêm trong một tuyên bố về ‘thiên nhiên’ chỉ có thể được xem xét là trong lành và không ô nhiễm khi tránh khỏi mọi tác động của con người. Chỉ gần một thập niên sau đó, Grand Canyon trở thành công viên quốc gia, áp đặt lệnh hạn chế và kiểm soát trên toàn bộ vùng đất đã là nơi sinh sống của người Havasupai và nhiều tộc người bản địa khác trong hơn 700 năm.120 Trong thế giới ngày nay, chúng ta thường thấy những chiến dịch hung hăng, công khai phân biệt chủng tộc chống lại những người dân bản địa và những người săn bắt hái lượm, chẳng hạn như người Bushmen ở Botswana, người Baka ở Tây Phi, người Adivasi ở Ấn Độ hay những tộc người du mục truyền thống khác ở một phần rộng lớn của Trung Á, luôn bị gắn kèm những lời lăng mạ về lối sống được cho là ‘nguyên thủy’. Điều này thật trớ trêu khi các quần thể này duy trì tốt các tầng rừng, kết quả là lưu trữ nhiều cacbon hơn, cũng như phát triển các chiến lược hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý tốt môi trường trong dài hạn.121 Một trong những khó khăn khi viết lịch sử đó là không thể tránh khỏi những kẽ hở lớn trong việc bao quát. Sự thật là các học giả đang sử dụng những cách thức mới và có độ phức tạp cao để giải nghĩa các câu chuyện lịch sử truyền miệng của các xã hội không để lại những hình thái văn chương, như ở tây nam nước Mỹ hay vùng Mount Saint Elias ở nơi mà nay là phía bắc Canada và Alaska.122 Tuy nhiên, việc thiếu các văn bản từ nhiều vùng trên thế giới, như Australia hay phía nam châu Phi, có nghĩa rằng một cuốn sách như của tôi tất yếu không thể được cân bằng hoàn toàn về mặt tiêu điểm địa lý. Hầu hết nghiên cứu khí hậu của các nhà khoa học đều tập trung và căn cứ vào các nước đã được khám phá kỹ càng và có nguồn lực tốt, thực tế này đã gây ra vấn đề mất cân bằng. Điều này đặc biệt trớ trêu khi tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu sẽ được cảm nhận ở những vùng và những nước nghèo nhất, chính là những nơi mà tiếng nói của họ bị chặn đứng hoặc phớt lờ trong lịch sử suốt nhiều thập niên, thế kỷ và thiên niên kỷ.123
Mở đầu – 31 Những vấn đề như vậy không thể được giải quyết bằng một cuốn sách. Nhưng điều mà một cuốn sách làm được là đưa ra một viễn cảnh rộng hơn, và giới thiệu những chủ đề, vùng đất và câu hỏi có thể giúp mở rộng giới hạn của lịch sử và các nghiên cứu lịch sử trong tương lai. Cũng có thể nó sẽ một cơ sở để lạc quan, cùng những gợi ý mang tính xây dựng về cách định hướng tốt nhất trong thời điểm của sự thay đổi sâu sắc về khí hậu, công nghệ, chính trị và kinh tế. Việc viết cuốn sách này đã dạy cho tôi nhiều bài học lớn về cách ta xây dựng quan niệm về thế giới quanh mình. Nhưng nó cũng giúp tôi nhận ra rằng lý do chúng ta đang ở một giao thời nguy hiểm là kết quả của những xu hướng có gốc rễ sâu xa trong quá khứ. Từ thời kỳ xa xôi nhất từng được ghi chép lại, con người đã lo lắng về tác động của con người lên tự nhiên và cảnh báo về những nguy hại của việc khai thác quá mức các tài nguyên và tổn hại về lâu dài đối với môi trường. Rất có thể chúng ta đang ở trên bờ vực trở thành nạn nhân của chính thành công của chúng ta với tư cách là một loài, và những áp lực và căng thẳng mà hành vi của chúng ta gây ra cho các hệ sinh thái đã đẩy chúng ta đến gần hoặc thậm chí là vượt qua một điểm bùng phát gây ra hậu quả thảm khốc. Dẫu vậy, ta không thể nói là mình đã không được cảnh báo.