The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by MŨ XANH 2020-......., 2019-05-23 22:05:37

DAC SAN K21_2010 GUI FLIP

DAC SAN K21_2010 GUI FLIP

Trưởng ấp Thái Phiên: Trần Quang Duật

Ngƣời viết: Năm 1932, một trận
tuyết lớn đổ xuống DC, lúc đó quý vị
KPTT chƣa có mặt trong cõi đời ô trọc
này. Tuyết rơi khoảng 13 inches. Cuối
năm 2009, một trận snow storm giáng
xuống DC, khoàng 15 inches. Trƣỏng
ấp chịu trận, đây là trận bão tuyết lớn
nhất, đã 10 ngày, tuyết vẫn nhƣ đồi núi
Đà Lạt dọc bên đƣờng. Đọc email cuả
những nhân vật trách nhiệm về đặc
san. Tớ còn nợ qúy dzị một bài. Bài viết về khóa. Đang loay
hoay tìm chủ đề, thì từ dƣới basement vọng lên: “... Ngày vui
nào còn dài” qua tiếng hát của Vũ Khanh. Thế là trời không
nỡ hại Sa Dzệ rồi. Chủ đề đã có. Bây giờ gõ computer để trả
nợ “Khóa” nhƣ đã hứa.
Theo thông lệ, cho tớ đƣợc gửi lời chúc sức khỏe an vui,
hạnh phúc đến tất cả những niên trƣởng vẫn thƣờng xuyên
sinh hoạt với khóa, các bạn khóa đàn em và những ngƣời vẫn
còn nghĩ mình Không Phải Tầm Thƣờng...

100 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

I. NGÀY VUI NÀO CÒN DÀI.

1. Niên Trƣởng Lý Văn Mẹo

Tớ là dân Bắc kỳ 72 phần dầu. Nhớ lại ngày đầu đạt chân
đến Sài Gòn, chỉ vì chữ “vào” với chữ “dzô, phụ thêm câu
“Bắc kỳ ăn cá rô cây, ông trời quả báo hàm răng đen thùi”
mà đã uýnh lộn với mấy anh chàng “giá sống” không biết
bao nhiêu trận, để rồi khi về binh chủng TQLC đa số anh em
binh sĩ lại là ngƣời Sè Gòn. Cho nên gần mực thì đen, gần
Đứt Bóng thì tối om. Tớ quen cái dễ dãi và phóng khoáng
của dân giá sống, không còn cái khách sáo, màu mè của dân
rau muống hoặc ớt nữa. Đi tù về, cƣới dzợ, dzợ tớ là Nam kỳ
100 phần dầu, không sai một ly ông cụ, thế mà khó khăn và
hay sửa lƣng tớ một cách rất ƣ là Bắc kỳ. Chính hiệu Bảo
Hiên Rồng Vàng...

Mấy năm gần đây, gần đến mấy ngày lễ hoặc Tết là thế
nào Lý chƣởng môn cũng gọi phone chúc các cùi, đặc biệt là
C lớn C nhỏ. Khổ một nỗi, mỗi lần Đại ca gọi là có bà xã
ngồi cạnh, sau phần chúc Tết thế nào cũng bị bà xã cho một
bài disceptation moral, Bố phải nhớ gọi chúc trƣớc mới phải
đạo. Phải nhớ câu: “Tiên học lễ, hậu học văn chứ, anh Mẹo
là đàn anh, mình là đàn em, giấy rách phải giữ lấy lề. Đâu
phải ở Mỹ, mà quên đi đất lề quê thói của Việt Nam mình
đƣợc, cá đối bằng đầu v.v...”. Ậm ừ cho qua cơn động não
theo lời khuyên của Mai Văn Tấn... Năm nay, Xmas Eve,
dzợ hỏi:

“Bố đã gọi phone chúc niên trƣởng Mẹo chƣa?‟
Tớ hiên ngang nhƣ hồi hô anh em TQLC xung phong
uýnh Vịt Con trong các trận đánh trên bốn vùng chiến thuật.
“Rồi” một cách oanh liệt.
“Thế ai phone trƣớc, anh Mẹo hay bố?”
“Trăm phần trăm là bố”.
Dzợ tớ liếc xéo, phán tiếp:
“Good job, nhớ còn Tết ta nữa nhé. Mình là ngƣời Dziệt
mà”. Một niên trƣởng đầy tình thƣơng với khóa đàn em, luôn
có mặt trong tất cả đại hội của Cựu Sinh Viên Sĩ Quan
trƣờng Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, sự hiện diện của Chƣởng

K21/TVBQGVN 101

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

môn đều đƣợc đáp lại một chân tình ấm áp tràn đầy nghĩa
Huynh đệ chi binh của các khóa đàn em dành cho Niên
trƣởng Lý Văn Mẹo. Đại đội trƣởng Đại đội C. Riêng với
gia đình tôi xin giữ chân tình này nhƣ một bảo vật trong cuộc
sống phù phiếm nơi xứ ngƣời. Luôn cầu mong Niên trƣởng
và gia đình an vui và hạnh phúc.

2. Niên trƣởng Tô Văn Cấp - K.19
Của đáng tội, nếu về TQLC mà là khóa lẻ, chắc chắn
đƣờng công danh, thăng quan tiến chức trong binh chủng
không thể nào bằng các khóa chẵn đƣợc. Không tin qúy vị cứ
hỏi Bùi Bồn, Nguyễn Kim Thân, Nguyễn Trung Việt, Mai
Văn Tấn hay Nguyễn Quang Đan thì rõ. Xin đừng ngạc
nhiên khi đọc bài của Niên trƣởng Tô Văn Cấp viết đẹp cho
những chàng KPTT ở trong binh chủng của tớ. Riêng tớ, tớ
rất thích phong cách đàn anh cuả vị Niên trƣởng này, đặc
biệt hỏi ông quận Củ Chi hay Chỉ Cu thì rõ, khi hai ngƣời
cùng chung một trại tù. Ông đã giúp quan huyện Lê Xuân
Sơn nhƣ thế nào để Sơn không găp những khó khăn với bọn
cai ngục. Thế mà, đến Mỹ, Sơn vẫn quên chƣa một lần thăm
hỏi cho đủ nghĩa ân tình anh em một Mẹ. What’s wrong
with it? Khi quận Sơn có trong ngƣời một bồ điển tích chữ
Hán, chữ Tầu. Để hiểu rõ thêm chắc phải hỏi ông quận Phú
Giáo Nguyễn Văn Hải, đệ tử ruột của tƣớng sạch Lê Nguyên
Vỹ xem trong Hán học có câu nào, tích nào có thể áp dụng
trong trƣờng hợp của ông quận Chỉ Cu này không?

3. Niên trƣởng Trịnh Trân - K.20
Sau tám tuần lễ sơ khởi, đƣợc sắp xếp ngồi cạnh bàn của
Niên trƣởng, ông nói với khóa 20 cùng bàn nhƣ sau;
“Tụi bay ăn thì cũng phải đi lấy cơm, không có lý do gì
bắt mấy anh khóa 21 lấy hoài. Mấy anh đó đâu có nhiều thời
gian, họ còn bị phạt nữa”.
Nói xong với khóa 20 xong, ông quay sang bàn tôi nói:
“Từ nay khoá 20 lấy cơm tháng chẵn, khóa 21 lấy tháng
lẻ”.

102 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Tôi liếc nhìn vị Niên trƣởng bị khóa 21 đặt cho cái tên là
“Làm giƣờng nhƣ ỗ bánh mì” đẹp trai, vui tính. Nhà văn Ngô
Kim Thu, vì anh, chị đã viết về Một thời cho Alpha Đỏ và
Một đời cho mũ Nâu, bây giờ tặng Niên Trƣởng Trịnh
Trân, một tác phẩm để đời Chú Cọp Con. Năm 1966, gặp
lại Niên trƣởng trong bộ quân phục BĐQ tại Biệt Khu Thủ
Đô, ông có vẻ không đƣợc vui, không hiểu lý do gì.Tôi chào
ông, ông đứng dậy bắt tay và nói:

“Ra trƣờng, cẩn thận thời gian làm trung đội trƣởng, dễ
chết nhất, học kinh nghiệm qua hạ sĩ quan và binh sĩ để tồn
tại”.

Tôi cảm ơn ông. Thế rồi, những năm 70, tại nhà tù Tân
Lập, Vĩnh Phú với bộ đồ tù Hilton, vẫn vậy, vẫn tiếng cƣời
“hí hí” và thêm câu nói:

“Thôi, Duật ơi, nhắc chi chuyện cũ, cho đau lòng”.

4. Lƣu Đức Tờ - K.25
Không hiểu ngƣời K.P.T.T Đổng Duy Hùng khi làm Tiểu
đoàn trƣởng ở sƣ đoàn 5 đánh đấm và chỉ huy nàm thao mà
nhân vật khóa đàn em này trong bất kỳ party nào của lính
hoặc của võ bị đều nói:
“Khóa 21 là khóa ông Thày của tôi, qua ông Thày Đổng
Duy Hùng v.v... ông nào cũng dữ cả, chửi thề nhƣ máy, uýnh
giặc nhƣ điên, bênh đàn em thì tới bến”. Từ đó tớ đƣợc thơm
lây nhờ thằng bạn giang hồ từ ngày còn mang Alpha đỏ.
Đây là một ngƣời khóa đàn em rất tốt và rất trọng khóa
21. Nhờ “Mắt Sâu Tội Lỗi” mà K. 21 ở DC sáng giá lắm.
Xin một lần cảm ơn mày nhe Hùng.

II. HAI NĂM ĐẠI DIỆN KHOÁ.

Hùng Sùi bắt tớ viết về thời gian làm Đại diên khóa.
Không hiểu nó có ý định tranh cử với Trung hoặc Trấn trong
nhiệm kỳ tới hay không mà nó nói viết để rút kinh nghiệm.
Thôi thì bạn bảo cũng quan trọng nhƣ dzợ vậy. Đúng theo
nghĩa bạn, bây giờ đếm không đủ năm đầu ngón tay. Cho
phép tớ sơ lƣợc thời gian làm tƣ lệnh những chàng trai
“Không Phải Tầm Thƣờng” theo nghĩa dân gian là “mát”

K21/TVBQGVN 103

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

nhất là ở thời điểm tạm cho là già, già thì yếu đủ mọi mặt,
nhƣng mạnh về hẹp hòi, cố chấp, định kiến, nhỏ mọn và thủ
cựu. Đúng không qúy dzị?

Đến đây, nếu thấy mình không đúng những gì mà Trƣởng
Ấp viết, cho tớ hai chữ đại xá Dzà dzồi. Hay quên lắm,
không nhớ mình đã dziết gì.

1. Bản tin.
Trong hai năm, làm tƣ lệnh Ù lì bản tin đƣợc trình làng
bao nhiêu lần là bấy nhiêu lần gia đình tớ có “big fightings”.
Nhiều khi thấy hai cô công chúa ngồi khóc, cô em út cuả bà
xã phải nhẩy dzô cứu bồ. Để cease fire. Hai vợ chồng tớ hát
đồng ca nhƣng hát bằng hai vè khác nhau vì sở học computer
cuả tớ đƣợc Nguyễn Thái Dũng phang cho một câu xanh
dờn: “ngu không tƣởng đƣợc” thì cãi nhau là đúng 100%.
Ngẫm lại, Nguyễn Thái Dũng nói đúng. Anh em H.O sang
Mỹ làm gì có thời gian đi học. Đến Mỹ, là cày ngày, cày
đêm (Bồng Sơn đừng hiểu theo nghĩa cày của Bồng Sơn
nhe!) để con cái không bận bịu, có thời gian học hành, nhờ
vậy, mà thế hệ thứ hai này đã không làm hổ danh H.O. Nhƣ
con Út của Phan Văn Ngọc nói với bố:
“Con cái của sĩ quan tù cải tạo, thông minh, học giỏi và
rất thành công”.
Bây giờ, nhờ chúng chỉ vài chiêu căn bản để gõ bài nộp
cho đặc san của khóa là dzui dồi.
Nghĩ lại thời làm đại diện khóa, mà nổi da gà, vẫn dzun
nhƣ nghe đạn pháo 130 ly cuả con cháu già Hồ trong lần bị
bao vây tại căn cứ Barbara vùng I.

2. Thƣợng Phong Bùi Văn Trọng - Đi Houston.
Trong tháng đầu, mọi việc in ấn bản tin của khóa do
Thƣợng Mã Phong Bùi Văn Trọng giúp đỡ. Một chuyện hiểu
lầm, vì cái tính hay đùa quá ƣ là cà chớn của tớ, Trọng tắt vô
tuyến. Bắt chƣớc những ngƣời sống ở Mỹ lâu, tớ gọi phone
đến nhà, đến sở để xin lỗi nhƣng Trọng không nhắc phone,
mà chỉ nghe “Please, leave a message”.

104 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Tớ sợ quá, đêm đầu khi nhận nhiệm sở tại Houston, loáng
thoáng đã đến tai, giao chức đại diện cho thằng Duật, nhƣ
giao trứng cho ác, lại giống Nguyễn Đăng Lâu, cứ ù lì hai
năm bàn giao là OK, đâu có chết thằng khủng bố nào. Bản
tin không có, đặc san không in, thì đừng mong gì có họp
khóa... Cậu Lâu dzậy thì cậu Duật cũng dzậy. Nhƣng khổ
một nỗi cậu Lâu là cậu Lâu, cậu Duật là cậu Duật. Tâm sự
đang rối bù, chỉ còn cách đến nhà ông Thƣợng Mã Phong để
bái phục nhƣ Lƣu Bị tam cố thảo lƣ mời Khổng Minh ra giúp
mới ăn thua. Chƣa kịp thực hiện, đùng một phát, một buổi
sáng đẹp trời, Phan Văn Ngọc phone:

“Thằng Trọng nó dọn về Houston, nó bảo không có nó,
cho thằng Duật chết bố nó luôn, anh em đừng mong có bản
tin, đặc san hay họp khóa nữa... Mày nghĩ sao?” Tôi ậm ừ
cho qua. Nhƣng với bản tính của một thằng Ù lì, thì nhằm
nhò gì ba cái lẻ tẻ đó, ban ngày đi hốt rác, tối đến nhà mấy
cô em dzợ nhờ chỉ dẫn cách in label, đánh tiếng Việt, chia
cột... trong vòng ba ngày mọi chuyện lại đâu vào đó cả. Bản
tin in ra, nhƣ không tin vào mắt mình, đƣa dzợ xem. “Đựơc”.
Trong case này, TQLC gọi là quá đã! Bà dzợ, từ ngày nạp
mạng, chƣa khi nào mở miệng khen lấy nửa lời, chỉ có trách
móc, chê bai và sửa lƣng, lần này cóc cái mở miệng:

“Mấy ông khóa 21 gớm thiệt, bị dồn vào đƣờng cùng, cái
tự ái, cái tài, cái khả năng mới trỗi dậy.”

Bản tin đƣợc trình làng đúng hạn, đều đặn. Anh em khen
rối rít. Trọng về Houston “No problem”. Ngồi rung đùi, nhìn
thành phẩm của mình, không dám bắt chƣớc Phó Tổng
Thống Trần Văn Hƣơng gãi, tớ ngâm khe khẽ:

“Trọng đi một nửa hồn ta chết,
Một nửa hồn ta vẫn bình thƣờng”.

3. Đào Đức Bảo - Chơi với chó.
Nghề của chàng là “hát rock” đọc sang tiếng Việt nó chệu
chạo thành “hốt rác” đúng nhƣ ông Bố la khi tớ không chịu
học. “Mày không học, lớn lên chỉ đi bốc rác” chẳng biết nó
ám vào vận lúc nào không hay, bây chừ đi hốt rác thiệt.

K21/TVBQGVN 105

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Một buổi tối, check building, gặp bà luật sƣ ở lại làm việc
trễ, vào tán gẫu. Sau một màn đấu về thời tiết, về foot ball
bà luật sƣ này nhìn, nói:

“David, mày biết không, trƣớc khi về DC làm việc, chồng
tao có nói nhƣ sau, khi về làm việc ở DC thì có ba chuyện
phải nhớ là:

a. Có baby.
b. Nuôi một con chó.
c. Ly dị.
Hôm nay, tao đã có cả ba thứ, một baby để vui, một con
chó để thấy đƣợc sự trung thành và đã ly dị với chồng tao
ngày hôm qua. Không biết Đào Đức Bảo có dọn về DC hay
không, nó gọi phone và nói nguyên văn nhƣ sau:
“Tao thấy bản tin mày in đẹp, tao đọc chơi, còn tất cả các
bản tin khác tao vất vào thùng rác cả” (đúng là giọng đại
dzăng hào). Sau đó một màn sỉ vả anh em khóa 21 nặng nề.
Bảo nói tao không chơi với bất cứ thằng nào trong khóa cả,
tao ở nhà chơi với hồ cá và hai con chó của tao... Tớ thầm
nghĩ lại một thằng nhà giầu kênh kiệu đây. Thôi thì, ở Mỹ
lâu nên bị ảnh hƣởng của Mỹ, cũng no way jose. Đợi cho
Bảo hạ cơn sốt miền nhiệt đới xong, tớ nói:
“Anh em bắt tao làm Đại diện khóa, không chọn tao để
lên chửi lộn với mày. Tao hy vọng khi xuống, mày còn nói
cái giọng đó, không yên đâu. Mấy thằng tù ở Z30 D đụng tới
trƣờng Đà Lạt, đến TQLC tao học Bồng Sơn, cho một đấm té
từ trên giƣờng xuống đất, huống chi mày chửi khóa và hơn ai
hết mày biết tính tao khi còn ở tù tại K5 Tân Lập chứ”.

4. Lời cảm ơn muộn màng.
Ngày tổ chức họp khóa 21 tại DC với chủ đề “40 năm
hành trang Alpha Đỏ” đƣợc anh em đánh giá là “đạt” chính
là nhờ những Ù lì của khóa đã tiếp tay.(Khi còn là một
SVSQ của đại đội C, tớ nhƣ một sinh viên không có gì sáng
giá). Bốn thằng Truy, Hùng, Dũng và Duật hay chơi với Đại
ca Líu Thịnh, Liêm và Hiền. Cứ tối đến là có mặt tại CLB
chú ba Tầu nhậu xỉn về ngủ. Cuối tuần ra phố lai rai ba sợi.
Ở Đại đội C đâu có sợ cánh gà. Thế mà, trời thƣơng đãi kẻ

106 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

khù khờ, trong hai năm làm Đại diện anh em đã giúp tớ làm
đƣợc nhũng việc sau đây:

- Trực và Bông hoàn thành DVD kỷ yếu trong thời gian
kỷ lục.

- Đặc san họp khóa đƣợc in ấn đẹp qua tay Nguyễn Thái
Dũng.

- Xe cộ chuyên chở tiếp đón nhờ Nguyễn Kim Thân,
Trƣơng Văn Thành và Bùi Văn Trọng.

- Ẩm thực thì có Huyền Châu một đầu bếp xuất sắc, rồi
chị Bông, chị Thành và nội tƣớng Hồng Thu của tớ nữa chứ.

Riêng MC Nguyễn Đức Bông khi đến DC hỏi:
“Mày cần bàn với tao về chƣơng trình đêm họp khóa
không?”.
“Mày điều hợp chƣơng trình, trách nhiệm cuả mày, mày
làm hƣ tụi nó chửi mày, đâu có chửi tao, phần hành mày,
mày lo, phần tao, tao làm”, tớ trả lời. Một điều không thể
phủ nhận Nguyễn Đức Bông đã out standing trong vai trò
MC tại DC.

5. Tấm check ký muộn.
Đứng ở living room, mọi ngƣời lăng xăng lo việc, phu
nhân của ông CSVSQ cán bộ LĐT/LĐSVSQ Lê Đình Lay
ký check đƣa dzợ tớ. Lay nhìn và cƣời. Tớ hỏi dzợ “Chị Lay
ký check gì vậy?”.
“Chị ấy sợ thiếu nên yểm trợ thêm”.
Quả thật, Lê Đình Lay thì trong khóa ai cũng ngại, vì tính
kỷ luật cuả nó, lúc nào cũng lo cho anh em, chừ đến phiên
dzợ nó cũng rất ƣ là chơi đẹp với những lần họp khóa. Một
cặp uyên ƣơng chí tình đối với khóa.
Xin một lần cảm ơn phu nhân của quan Thái tá lái C.130
và thêm một chút lái gì củng giỏi cà. Quý thay!
Hôm đƣa anh em ra phi trƣờng, Lê Quý Trấn nói:
“Mày tính đi thừa thiếu bao nhiêu, post lên diễn đàn, tụi
tao sẽ phụ”. Thực ra, hồi học ở trƣờng Hồ Ngọc Cẩn thì Trấn
thua tôi một lớp nhƣ vậy Trấn là đàn em, sang Chu Văn An
thì Trấn và tôi bằng nhau thành đồng môn, vào Đà Lạt thì
đồng khóa. Chỉ théc méc không hiểu cái khóa xe đạp của nó

K21/TVBQGVN 107

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

gắn ở ghi đông xe bây chừ ở đâu. Nếu còn mang đấu giá,
chắc Lê Hồng Đểu mua ngay. Thằng này mầt xế tại trƣờng
Bắc kỳ Hồ Ngọc Cẩn. Xe khóa cẩn thận, vẫn bị thổi.

Dear Đổng Duy Hùng,
Viết về hai năm làm đại diện là như dzậy đó. Khi Trọng
về Houston, đi chu du Bắc và Nam Cali, một vài điều ong
tiếng ve đến tai, không cải chính. Chỉ nhớ lại câu nói của
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khi báo chí hỏi:
“Tổng thống nghĩ gì về câu nói mà Phó Tổng thống vừa
phát biểu...”.
Tổng thống Thiệu đã trả lời như sau:
“Có những điều Phó tổng thống nói, Tổng thống không
nên nói. Có những điều Tổng thống nói, Phó tổng thống
không được nói”.
Viết vậy có nghĩa là có những điều khi đang làm Đại diện
thì viết được, khi xuống làm dân đen thì viết không được,
hoặc ngược lại, để sự đoàn kết cuả khóa được tốt hơn và
trong bài hát của best seller cuả Mỹ năm 2008 bài Bleeding
love, tớ sửa lại một chút “You don’t know the truth!”. That’s
it.

III. A FRIEND IN NEED IS A FRIEND INDEED.

1. Hồ Đăng Xứng - Bán thuốc lá.
Khi mới ra tù về địa phƣơng, mỗi ngày thứ hai là phải
đăng ký trình diện công an phƣờng (chữ của VC). Vừa Tết
xong, quần áo chỉnh tề, nghĩa là đi giày, áo bỏ trong quần,
thả bộ tà tà ra phƣờng công an, gặp Hồ Đăng Xứng cũng gọn
gàng nhƣ tớ. Hai thằng làm ra vẻ không quen nhau, ký sổ
trình diện, sau đó, theo Xứng, qua khuất chỗ công an, Xứng
dừng lại hỏi:
“Về lâu chƣa?”.
“ Mới một tuần”.
“Làm gì chƣa?”.
“Chƣa”.
“Đến nhà, tao chỉ cho”.
Đến nhà, Xứng giao cho tôi hai cây thuốc lá Mai và bảo:

108 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

“Trong vòng một tuần, tao đến lấy tiền vốn và giao thuốc
mới cho mày”.

Đúng hẹn, Xứng đến, tiền vốn đã không lấy đƣợc còn cho
thêm 5 bao nữa, khi về nó nói:

“Khi cần, ghé tao lấy thuốc hút. Mày không hợp với nghề
này đâu”.

Vài tuần sau, có tiền viện trợ, đến rủ nó đi nhậu, biết nó
đang ở Mã Lai.

2. Lê Thắng - Bàn đồ phụ tùng xe đạp.
Nếu không bị thƣơng, Lê Thắng sẽ là một trong những
ngôi sao sáng của khóa 21 ở binh chủng TQLC. Nó chịu
đựng một quái nhân của khóa 16 làm Tiểu đoàn trƣởng trong
một thời gian dài, rất ngang ngạnh mà này không làm gì nó
đƣợc. Còn Việt Nhi vài tháng chịu không nổi, chạy lên gặp
Robert Lửa:
“Nếu 216 không giúp tôi thuyên chuyển khỏi Tiểu đoàn
của Trung tá Đễ thì tôi đào ngũ”.
Một ngày xấu trời,(sống với VC thì làm gì có ngày đẹp
trời), lang thang vào chợ bán phụ tùng xe đạp, thấy vợ chồng
Thắng ngồi trên xạp, Thắng gọi, giới thiệu với vợ, kêu một
ly Café đá, một điếu 555.
“Tù về làm gì mày?”.
“Làm gì đƣợc mà làm, với lý lịch của tụi mình!”.
“Tùy mày, nếu thích thì sáng hoặc chiều ra đây, tao giao
cửa tiệm cho bán. Tao vốn, lời mày lấy”, Thắng nói.
Tôi nhìn Thắng:
“Hai vợ chồng mày cần hơn, tao độc thân, ngày hai bữa là
đủ, cảm ơn mày”.
Thỉnh thoảng, tớ hay ghé Thắng tào lao cho quên đời và
bây giờ không hiểu tại sao Thắng ít liên lạc với anh em trong
khóa dù tiền quỹ vẫn đóng đều chi. Que sera, sera!!!

3. Mai VănTấn - Bán Beer
Bàn về nhân vật này, không bút mực nào tả xiết. Một buổi
trƣa mùa đông tại Quảng Trị, đang ngồi điều chỉnh hải pháo
từ Đệ Thất Hạm Đội vơí thiếu tá Trần Văn Hợp, bỗng tôi

K21/TVBQGVN 109

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

nghe trên hệ thống truyền tin của Lữ đoàn, giọng Mai Văn
Tấn:

“Nếu Đại Bàng đ. m. tôi, tôi đ. m. lại à”.
Niên trƣởng Hợp nhìn tôi, nói:
“Khoá 21 ghê thật, dám đùa với lửa”.
Do đó, dù làm Trƣởng ban 3 Lữ đoàn rất lâu, theo cấp số
là trung tá, (mấy vị nào ở văn phòng mà nắm đƣợc function
này thì hai mai bạc trên cổ áo 99 phần trăm là chắc), nhƣng
đến ngày đứt phim, Tấn vẫn hai bệt trắng bằng nhau trên vai.
Đúng là binh chủng sống hùng sống mạnh, nhƣng sống
không lâu. Huy chƣơng thì đơn vị tăng phái cho, cấp bậc
binh chủng phát nhƣ những giọt café fin.
Nhắc lại nhận xét của các cấp chỉ huy trong binh chủng về
khóa 21 nhƣ sau:
“Khóa mấy chú, nhiều ngƣời có khả năng nhƣng ba gai
cũng không ít”. Ba gai hay không hỏi Đan Khùng xem Phạm
Tuấn Anh, Việt Nhi và Trần Quang Duật ba gai nhƣ thế nào!
Đi tù, hãnh diện có một Mai Văn Tấn, cho khóa, cho
trƣờng Mẹ và cho quân đội.
Một buổi chiều, sau khi dạy Anh Văn cho một trung tâm
gần chợ Bến Thành, thấy Mai Văn Tấn đang phụ chất Beer
lên xe ba gác. Tấn hỏi:
“Bây giờ làm gì mày?”.
“Dạy Anh Văn”.
“Nếu không đủ sống, chiều ra đây phụ tao, tao nhƣờng
cho mày bán giờ cao điểm, tao lấy vốn, mày lấy lời”.
Bây giờ, nghĩ lại, trong cái cùng cực của cuộc sống,
Thƣợng đế đã cho tớ những ngƣời bạn khóa 21 thật đáng để
trân trọng. Xin cảm ơn trời, tạ ơn đời, biết ơn ngôi trƣờng
Mẹ cho tôi cuộc sống với những chân tình cuả lính, của tình
ngƣời.

IV. TẠP GHI.

(Xin quý phu nhân cuả khóa KPTT đùng đọc những dòng
chữ này. Nếu có lỡ đọc thì xin cũng đừng nhớ, vì khi tôi viết

110 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

những chữ này thì dzợ tôi đang dzìa bên ngoại, nên bả không
hay. Lạy trời cho mọi chuyện xuông sẻ).

1. D..r..anh ngôn

Sờ dế ngựa- Trong phần này, tớ đụng hai dzị đang cầm
cây nảy mực cho đặc san kỷ yếu của khóa, nếu say “No”, bài
tớ sẽ không đƣợc đăng, không một chút buồn phiền, tớ đi
ngũ. Ngủ vẫn là Dzua. C‟est la vie...

a. Trần Nhƣ Xuyên: Ông bạn tiểu học Chi Lăng, Bà
Chiểu, Gia Định viết trên diễn đàn của khóa nhƣ sau: “Ở cái
tuổi này mà còn nóng nảy nữa thì đâu phải lả già”. Theo diễn
nghĩa của trƣởng ấp thì thằng nào hở một tí mà xừng cồ thì
đi chỗ khác chơi. Chỗ này dành cho các bậc trƣởng thƣợng
trà dƣ, nƣớc ngọt hậu.

Không có tửu đâu nhe. Đến nhƣ Bùi Bồn, chừ còn lạnh,
thì còn ai mà nóng đƣợc. Phải không Bồng Sơn. Nghe nói,
kỳ này, Bồng Sơn và phu nhân sẽ đi họp khóa. Lâu quá
không gặp cũng nhớ. Chỉ sợ Việt Nhi nó dấu Bồng Sơn nhƣ
hồi đại đội C thì mất vui năm phút.

Nói về văn chƣơng, thi phú thì bạn tớ rất ƣ là ƣớt át, lai
láng, đa tài, đa tật, lâu lâu xuất hiện trên diễn đàn chích nhẹ
một phát lại lăn mất... Chắc bạn dành thời gian để xem ảnh
của nhà triệu phú Trần Ngọc Lình, một ngƣời thích ngâm
cứu hình... Ấn Độ.

b. Mai Văn Tấn: Phải công nhận, khóa 21 chàng nào hót
cũng có duyên cả. Đề nghị Nguyễn Đức Bóng cho tớ vài
phút để mời hai chàng bán dƣa hấu (Hiền Đen và Tân An)
của khóa lên sân khấu để thi hót thì chắc chắn Nguyễn Kim
Thân phải cƣời 36 kiểu. Hồi Tân khóa sinh thì ông bạn Khỉ
Vàng đã khóc 36 kiểu vì câu hát “Bạn ơi mai này ai hỏi đến
tên tôi...”, trong màn này Bùi Bồn phải làm trọng tài, vì cô
con gái cƣng cuả Bồng Sơn nói ngày Bồng Sơn lên DC chơi
với tớ, là “Trông mấy Bác, Bác nào cũng ôm trong bụng một
trái dƣa hấu cả, rất hiền lành, thế mà ở nhà khẩu chiến thì
B.52 cũng không nổ bằng”. Để im cửa, im nhà Bồng Sơn hãy
nghe Tân An nói nè:

K21/TVBQGVN 111

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

“Không nói thì tức, nói ra thì cãi lộn, thôi thì không
nói, mà đi”, câu này chắc chắn là đúng vơí những đấng mày
râu của khóa. Ù lì nào dám cãi tay đôi với mấy mợ, cho tớ
biết tên, tớ đến xin bái làm Si Phụ (Ngọc đen đại đội C đã
dán câu này ở cửa ra vào, tủ lạnh để tự răn mình, không làm
ngƣời đẹp nổi giận!).

2. Tiếng Việt hay Dziệt-

Xa quê hƣơng đã lâu, nhất là những chàng quyết không
nghe lời xí gạt cuả VC là khúc ruột ngàn dậm để dzià Việt
Nam chứ không phải tới Việt Nam nhe Hậu thối chân.

Thì những mẩu chuyện sau đây, tớ chỉ ghi lại no comment.
a. Đổng Duy Hùng. “Xoa đầu - Vuốt đầu”: Một buổi
chiều Chủ Nhật, đang xem đội gà nhà Redskin bị đội
Cowboy cuả Dallas quần tơi tả, chuông điện thoại reo. Ông
bạn Hùng gọi, không biết có gì đây?
“Duật ơi, Mày đang làm gì dzậy?”.
“Coi football”.
“Mày có biết tao đang hạnh phúc không?”.
“Giờ này bên Mày là giờ lunch, mà Mày đang hạnh phúc
coi chừng thƣợng mã phong nhe em”.
“Bậy nào. bà xã tao đang vuốt cái đầu trọc cuả tao”.
Nói xong bạn tớ cƣời khoái chí, giống nhƣ cái thời Alpha
Đỏ vay đƣợc tiền chị Chúc đủ cho bốn thằng đi ăn trƣa.
“Mừng cho mày”, tớ đáp.
Hùng cúp máy. Hỏi bà dzợ:
“Kỳ họp vừa rồi, em thấy anh Hùng còn tóc không?”.
“Còn chứ sao không? Mà ông hỏi mần chi dzậy?.”
“À, không”, tớ đánh trống lảng và vội kiểm tra lại vốn
liếng tiếng Việt, Dziệt cuả mình, các cụ nói “xoa cái đầu
trọc” chứ đâu có nói “Vuốt cái đầu trọc” động từ vuốt phải
kèm theo một khúc có chiều dài, còn động từ xoa theo sau là
một vật có đƣờng kính. Vậy Hùng ơi, mày vui lòng giải thích
cho bà con cô bác nghe cỏ lọt lỗ tai hay không nhé, vì giữa
xoa và vuốt - dzuốt nó khác nhau nhƣ hai đƣờng song song
không bao giờ gặp nhau dzậy. Bà ấy dzuốt là vuốt kí gì dzậy,

112 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Hùng? Chuyện thật 100%. I did not make up in this story.
You can check with Mr. Heroe. Thanks.

Bạn tớ dzà dzồi vẫn bị Hồ Chƣởng Tặc cho uống thuốc
lú, tiếp tục làm thủ quỹ cho khóa, Hồ Vung Tay, hễ ai kêu, ai
gào là xuất quỹ, năm hết Tết đến, tiền quỹ hết, năm nay anh
em ở VN không có tiền đi hành hƣơng ngó trƣờng Mẹ (Vi Si
nó đâu cho vào mà thăm), thông kởm dùm, nhất là xứ này
đang bị recession nên thủ quỹ binh lủng rồi!

b. Lê Hồng Đểu. “Mần dzƣờng - Làm giƣờng”: Trong
thời gian tân khóa sinh, Nguyễn Kim Thân và tớ thù nhất
Tân khóa sinh Lê Hồng Đểu, báo cáo mỗi khi thi hành lệnh
phạt (Phá giấc giấc mộng nam kha của Khỉ Vàng và tớ). Bây
chừ, thỉnh thoảng tớ hay phone cho đƣơng sự:

“Mày đang làm gì dzậy Điểu?”.
“Tao đang mần dzƣờng”.
“Mày đang làm giuờng hả, mới sáng sớm mà đã...”.
“Làm sớm cho nó khỏe, mát dễ chịu, bà xã tao thích dzậy,
cho sƣớng”.
Trăm lần nhƣ một, tức quá tớ hỏi:
“Ê, Điểu, tao hỏi thật mày, thằng Khâm nó cho mày mấy
chai rƣợu rắn mà mày khoẻ dzậy, sáng sớm đã mần rồi?!!”.
“Dân chơi mà mày, thích làm là làm, đâu cần thày
Khâm”.
“Mày ngon héng”. Cũng không chừa tính phá làng phá
xóm, thiên bất dung gian, tớ gọi. Bà xã nó ngồi cạnh, bốc
phone trả lời:
“Tụi tôi nói là M.. ầ... v..d.. ừ . ơ n.g. Đánh vần cho anh
nghe Vờ ƣơn vƣơn huyền V.. Ừ.. Ơ N chứ không phải là
GIƢỜNG đâu anh Duật ơi. Dzà dồi, làm gì nổi nữa mà làm,
nghèo không ham đâu anh”.
Ba hồn chín vía, tớ giả lả cho qua chuyện, nếu có hiểu
lầm, thì cũng “gáng” chịu nghe chị Điểu. Chị đọc tiếng Dziệt
còn tôi đọc tiếng Việt. No sorry.
c. Nguyễn Đúc Bông. “Lên hoài mệt quá”: Nói đến
thiền sƣ Bông Nhụy này, thì trong khoá ai mà không biết tài
chơi chữ của thiền sƣ. Ngày nọ thiền sƣ gọi phone nói:
“Duật ơi, dạo này tao bị đau đầu gối quá”.

K21/TVBQGVN 113

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

“Mày là thiền sƣ, con mọt sách, Dzà dzồi, mần ăn điều độ
thì làm gì mà đau đầu gối”.

“Mẹ kiếp biết rồi, nhƣng không lên không đƣợc, mà lên
nhiều thì mệt lắm”.

“Mệt thì xuống”.
“Xuống cũng không xong”.
“Bắt chƣớc mấy chú Thƣợng, không có đi đi về về nhƣ
ngƣời Kinh, cho an toàn xa lộ”.
“Sƣ nó, đƣợc vậy thì quá tốt, mày biết không, thằng con,
mới mua nhà mới nhƣờng cho khứa lão vả mẫu hậu master
bed room, tầng cao nhất, mỗi lần lên là một lần đứt hơi,
không muốn xuống nữa, mỗi lần xuống khó khăn lắm…
Đúng là C‟est la vie. Lên rồi thì muốn xuống, cái dzụ này là
gì dzậy trời!”.
Làm thày lay, khuyên thiền sƣ Bông Nhụy câu nói của
thiếu uý Khanh dạy chiến thuật: “Lên không đƣợc, xuống
không xong, nằm im, không nhút nhít, nhút nhít địt bắn
chết”. Thiền sƣ áp dụng xem sao?

V. LẨM CẨM CHỢ CHIỀU.
(Nhận xét cá nhân tớ khi các vị Đại đội trƣởng này còn ở tại trƣờng)

1. Đại đội trƣởng /Đại đội D.

Hai sinh viên sĩ quan Đại đội D, hai sự kiện xảy ra, tớ ghi
lại để các bạn đánh giá :

a. Một sinh viên vác khẩu 57 ly, chẳng may đụng vỡ cửa
kính đại đội. Ra trung sĩ.

b. Một sinh viên vô ý súng cƣớp cò, vẫn đề nghị làm sinh
viến cán bộ trong hệ thống Tự chỉ huy (Cùng quê chăng!).

Dzà dzồi, nghĩ lại vẫn thƣơng cho sinh viên thứ nhất, sinh
bất phùng đại đội.

Kinh tởm thái độ của một sĩ quan cán bộ trƣờng Võ bị
Quốc Gia Việt Nam nhỏ nhoi, ích kỷ, thiếu độ lƣợng của một
ngƣời đàn anh!

2. Đại đội trƣởng /Đại đội A.

114 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Hãy nhìn vào sự chọn lựa mà vị sĩ quan cán bộ này đƣa
các sinh viên sau đây vào hệ thống Tự chỉ huy: Lê Đình Lay,
Lê Văn Ngôn, Trần Văn Ơn và Nguyễn Quang Đan.

Những sinh viên này đến nay vẫn đựơc anh em cùng
khóa, khóa đàn em mến và kính trọng vì tƣ cách của họ trong
trƣờng và trong đơn vị. Các bạn đồng ý với Dzua Quậy chứ.

Bạn nào không đồng ý hỏi SVSQ/CB/TĐT/TĐ I đợt II thi
chắc sẽ có câu trả lời. Đúng không Tân An?

VI. TERROIST... ÁO GIÁP.

Trong thông điệp Liên bang, Tổng thống Obama có đề
cập đến vấn đề an ninh của Hoa Kỳ, chợt nhớ thủa xa xƣa đi
giết giặc. Áo giáp phòng thân, vài hình ảnh về áo giáp và
công dụng của nó với từng Ù lì. Xin ghi lại, nhƣ một bút ký
chiến tranh.

1. Việt Nhi: Năm 1972, trƣớc khi hành quân, tiểu đoàn
cho lệnh kiểm tra áo giáp, mặc dù là mùa xuân, nhiệt độ khá
cao. Cả tiểu đoàn ai cũng mặc cả, riêng Việt Nhi mới từ
trung tâm huấn luyện ra, mặc ngƣợc, theo thế underwear.
Không ai dám hỏi, Thiếu tá Tống kêu
tôi hỏi:

“Duật xem, sao Vân Nam mặc áo
giáp kiểu gì kỳ dzậy?”

“Thiếu tá để tôi hỏi xem sao. Chắc
là có lý «vo»”.

Tôi khều Việt Nhi ra chỗ vắng hỏi:
“Ông Tống, ông hỏi tao, mày mặc
áo giáp kiểu chi mà lạ rứa!”.
Vốn tính hiền lành, nhƣ em tơ
trong trƣờng, vừa cƣời vừa nói:
“Mày biết, tao làm Trƣởng phòng
Tâm lý của trung tâm, thăm viếng
thƣơng bệnh binh, hầu nhƣ tuần nào cũng đi hai ba lần, thấy
anh em mình bị VC nó bắn mất một khúc, mất bong bóng
nhiều lắm, để an toàn cho xa lộ, tao mặc vậy để bảo vệ giống

K21/TVBQGVN 115

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

nhà. Vợ chồng tao có con trai, phải kiếm một nàng công
chúa, cho dzui với anh em chứ...”.

Đó là chuyện xảy ra năm 1972, vừa rồi đọc email của
Hùng Sùi gửi cho Việt Nhi có đoạn nhƣ sau:

“Tao không có ý dẫm chân... lên của mày đâu Việt...”.
“Hùng ơi, với thằng Việt, mày muốn dẫm đâu thì dẫm,
miễn là đừng dẫm bể bong bóng nó là OK. Nó vẫn chƣa có
con gái mà”.
2. Khỉ Vàng: Với Nguyễn Kim Thân, tớ rành sáu câu
lắm.Bị thƣơng rất nhiều, trúng tim, trúng phổi, trúng lung
tung nhƣng vẫn không sao. Lúc Khỉ Vàng làm Trƣởng ban
III cho Robert Lửa, tớ thấy Thanh Hóa, cắt áo giáp thành
một cái Mask che miệng. Lạ mắt tớ hỏi:
“Áo giáp hộ thân, mày không mặc, mày lấy áo giáp chế
để che miệng nà nàm thao?”
Sau nụ cƣời mếu miệng, Thân trả lời:
“Dầu Tiếng thấy đó, tớ bị thƣơng đủ nơi rồi, no problem,
tớ phải bảo vệ cái lƣỡi để về Dzà dùng chứ, VC mà bắn
trúng lƣỡi là từ chết đến bị thƣơng thôi!”.
Thật đúng C lớn, C nhỏ ít ai thông mimh và tính xa nhƣ
Nguyễn Kim Thân, tóc mỗi ngày một ít đi vì suy “Lƣỡi” xin
lỗi vì si nghĩ nhiều quá chăng ? Và quả là nhờ lƣỡi mà đại
hội nào Thân cũng líu lo cả.
3. Hùng Xìu: Đang viết, chợt nhớ anh bạn ngũ đoản này,
gọi phone hỏi bạn tớ dùng áo giáp nhƣ thế nào. Trả lời không
suy nghĩ:
“Từ ngày ra đơn vị, đến ngày đứt film.Tao bắt thợ may
tiểu đoàn lấy hai chiếc áo giáp, may thành hai cái ống bọc
hai chân, cho an toàn”.
“An toàn cái kiểu chi kỳ dzậy”.
“Mày biết, VC tao không sợ, tao sợ mấy nàng tao quen,
chém giò, bắt con chim thì chết. Bằng mọi giá phải chạy cho
thoát. Muốn thoát phải giữ đôi dzò. Tao cột áo giáp che chân
là dzậy. Sang Mỹ, không có áo giáp che chân, bị bắt liền đó
mày thấy không?”.
Ngẫm lại, đúng thiệt. Không áo giáp che Dzò bị trói chân,
ở tù chung thân, hết chạy.

116 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Cảm ơn chị Hùng, đã giúp Hùng Xìu cải tà qui chính, một
vợ một chồng.

4. Nguyễn Đức Bóng : Hồi chàng ở bộ binh thì không
nghe nói gì. Nhƣng sang BĐQ thì Niên Trƣởng Trịnh Trân
dùng 106 hỏi tớ:

“Duật hè, thằng Bông, áo giáp thì không mặc, mà nó lại
may nhƣ cái thùng, không ai dám hỏi, sợ nó bắn. Duật cùng
khóa hỏi nó coi sao?”.

Tôi chƣa kịp hỏi, thì thấy môt cái thùng làm bằng áo giáp,
di chuyển, một giọng trầm ấm, ƣớt át, đứng là giọng thiền sƣ
nhà ta rồi. Giọng hát vang lên giữa Bắc Cali:

“...Thịt da này là của Mẹ, thịt da này là của cha, con tim
này là của Nhụy, ôi cái áo giáp này nhờ mi mà ta có
...Nhụy!!!”.

Chắc niên trƣởng Trịnh Trân đã có câu trả lời.
5. Hồ Đang Xƣớng: Tay chơi này, nghe nói sau khi ra
đơn vị chỉ một ngày, đƣợc thƣơng cho về làm chánh văn
phòng. Không khi nào thấy nó mặc áo giáp cả, anh em cùng
khóa gặp nó hỏi:
“Mày không có áo giáp. Để tao cho mày một cái, mặc cho
an toàn”.
Vốn đắc nhân tâm, nó cƣời hì hì đáp:
“Tụi mày dân đấm đá, mặc áo giáp là an toàn, tao ở văn
phòng an toàn là áo mƣa!”.
Thế có khổ không hả trời!
6. Bồng Sơn: Bàn đến đại ca này nhƣ truyện dài nhân dân
tự dzận dzậy. Chỗ nào có Bồng Sơn thì đạn nổ tứ bề. Sĩ quan
Đà Lạt mà không biết Bồng Sơn, chắc chắn là Sĩ quan Lạc
Đà. Thủy Quân Lục Chiến mà không nghe danh hiệu Bồng
Sơn chắc là lính quân lao...
Với danh hiệu này, Đại ca sai thợ may tiểu đoàn lấy áo
giáp may thành hai cái găng đeo tay. Buột miệng hỏi Bồng
Sơn:
“Sao Đại ca lại không che thân, mà lại baỏ vệ hai bàn
tay?”.

K21/TVBQGVN 117

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Với tính thật thà, chung thủy và volang (chữ bác sĩ Cổn
hay dùng), xin lỗi Bồng Sơn, ga lang với phái đẹp nhất là bà
xã. Bồng Sơn trả lời phát một:

“Trên dƣơng thế, đôi bàn tay này đã đƣa tên tuổi Bồng
Sơn vào quân sử, mai mốt lên Thiên đàng, cũng chính đôi
bàn tay này sẽ đƣa tên Bồng Sơn vào sổ thiên sử, do đó tớ
phải bảo vệ nó”. Vừa nói Đại ca dơ hai bàn tay bọc áo giáp
lên, khiếp quá tớ lỉnh mất.

7. Nguyễn Minh Hiền: Nhƣ đã viết ở đoạn trên, sinh viên
bán cà ri này có rất nhiều giai thoại, mà một trong những giai
thoại tớ nhớ nhất là, hồi trong trƣờng, thứ Bảy gần lễ hai Bà
Trƣng, trƣớc cổng Nam Quan hàng hà sa số ngƣời đẹp vào
thăm các chàng Ù lì, sáu thằng bọn tớ chẳng ai ngó ngàng
tới. Hiền ta tức quá hét lớn:

“Đ M có ăn thì ăn một tô thôi, ăn hai tô hết tiền trả, đầu
tháng vay tiền, chị Chúc không cho, đêm nằm lại vẽ bản đồ
cho mà xem”.

Không hiểu các nàng có hiểu không mà cuối tuần sau đó
vắng bóng giai nhân, thiếu bóng ăn chùa. Dì Ba bán CLB
cuả chú ba Tầu gọi Hiền vào trong bếp, tỉ tê gì không biết.
Chỉ nghe Hiền nói:

“Từ nay, tụi mình gọi đồ ăn, nhớ vào cho dì Ba thấy mặt,
thì những tô mì, tô phở của mình sẽ có thêm thịt ở dƣới đáy.
Khi về dzô chào dì Ba sẽ có xíu quách mang về nhậu”.

Chủ Nhật xuất trại, Hiền mua một áo giáp, tháo bên trong
ra, chỉ còn vỏ áo bằng nylon để nhét xíu quách cho năm
thằng nhậu. Nguyễn Minh Hiền là ngƣời mặc áo giáp đầu
tiên cuả khóa.Anh em giang hồ hỏi Hiền dì Ba nói gì dzậy.
Hiền nói:

“Chú ba Tầu kêu dì Ba nói với tao là hứa đừng chửi lớn
tiếng nữa, để các nàng ăn chùa dzô ăn. Tao hứa, tụi mày
đƣợc ăn xíu quách”.

8 Lê đinh Lác: Một Sinh viên gƣơng mẫu, kỷ luật, một sĩ
quan đầy triển vọng, thế mà không bao giờ thấy SVSQ/CB/
LĐT/LĐ/SVSQ/TVBQGVN Lê Đình Lay mặc áo giáp cả.
Có xâm mình tớ cũng không dám hỏi nó, vì nó đạo mạo,

118 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

đàng hoàng nhất khóa. Gặp mấy thằng cùng khóa hỏi, thằng
nào cũng lắc đầu quầy quậy, ngại đụng lớn.

Chiều ngày 30 tháng Tƣ năm 1975 buồn chán, lang thang
ở Tân Sơn Nhất, bỗng dƣng lọt dzô BTL Không quân, lại
vào chính văn phòng Tƣ lệnh. Chợt nhìn thấy một tờ đơn Xin
Phép của Thiếu uý Lê Đình Lay viết năm 1967 nhƣ sau:

“Đơn Xin không mặc áo giáp.
Lý do: Khi mặc loại áo này, tôi không lái máy bay đƣợc,
nhiệt độ sau lƣng tăng, độ ngứa cũng tăng theo...”.
Nhìn xuống phía dƣới, thấy bút phê của TL Không quân
nhƣ sau:
“Sĩ quan gƣơng mẫu, tác phong đứng đắn cho phép sĩ
quan đƣơng sự không mặc áo giáp. Lý do bị lác mãn tính...”.
Thì ra là dzậy đó, Bạn tớ ạ.

VII. THE BEST COUPLE.

Chủ Nhật vừ qua, chở cô con gái Út đi mua bóng sinh
nhật cho dzợ. Bƣớc vào Party Company, thấy mọi ngƣời
nhộn nhịp, chạy tơi chạy lui. Hỏi ngƣời cashier thì đƣợc biết
câu chuyện nhƣ sau:

Hai ông bà Mỹ trắng, đang đứng ở cửa ra vào, cƣới nhau
đƣợc 50 năm. Năm nào cũng vậy, sau sinh nhật của vợ đƣợc
một tuần, ông xì hơi quả bóng ra, xếp lại. Năm sau, mang ra
tiệm mua một quả bóng mới và nhờ bơm lại những quả bóng
cũ. Ông chủ tiệm thấy vậy, đề nghị kỷ niệm 50 năm kỳ này,
tiệm sẽ take care từ A đến Z. Tớ đi lại phía bà cụ, định mần
một màn phỏng dzấn. Chƣa kịp mở màn, bà cụ hỏi tôi:

“Are you Việt namese?”.
“Yes, M‟m”.
“I can speak Vietnamese”.
“Really”.
“Tôi đã ở VN trong 9 năm. Tôi dạy tiếng Việt cho quân
đội Mỹ ở Sài Gòn. Chồng tôi là Sĩ quan, sau đó chuyển sang
phục vụ tại... Chúng tôi vừa trở về Mỹ sau hai năm ở Việt
Nam”.
“Bà có thể so sánh Việt Nam trƣớc năm 75 và bây giờ
đƣợc không?”.

K21/TVBQGVN 119

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

“Đƣợc chứ, ngày xƣa ngƣời dân miền Nam thật thà, chất
phác và hiếu khách hơn bây giờ. Đa số dân Sài Gòn đả bỏ tất
cả để xây dựng một tƣơng lai mới tại nƣớc ngoài. Họ đã
thành công. Tại Sài Gòn bây giờ đa số là ngƣời Bắc, họ thiếu
sự tế nhị, họ không chịu làm việc lƣơng thiện, chỉ lo tranh
dành nhau để sống. Để khi nào rảnh mời ông ghé nhà tôi,
uống nƣớc trà, ăn bành ngọt, tôi sẽ kể ông nghe, chồng tôi và
tôi thích gặp những ngƣời Sài Gòn năm xƣa lắm, ông đã về
Việt Nam chƣa?”.

“Tôi chƣa về VN, tôi sẽ về khi nào VC không còn cầm
quyền tại quê hƣơng tôi, hôm nay, tôi xin đƣợc đại diện cho
ngƣời Sài Gòn tại Mỹ, xin chúc bà có một ngày Sinh nhật
thật tuyệt vời, xin có một câu hỏi, nếu bà cho phép là:

Trong 50 năm sống chung, có khi nào ông bà có big
fighting không? và nếu có thì ai là ngƣời làm hoà trƣớc?”.

“Có chứ, nhƣng tôi không để xảy ra, mỗi khi mà chồng
tôi định lớn tiếng, thì tôi xuống giọng nói Honey, Honey là
ông xã tôi dịu giọng ngay”.

“Tại sao vậy?”.
“Tại vì hồi mới quen, gia đinh không muốn gả tôi cho ông
ấy, vì ông là sĩ quan tác chiến, dễ chết lắm. Tôi nhất định
chống lại ý kiến của gia đinh, do đó hôm đám cƣới ông ấy
nói: về sau nếu anh có nổi nóng, em cứ nói hai chữ Honey là
anh nguội liền. Và ông ấy đã giữ lời hứa, sau này chỉ cần
nhìn là ông nguội ngay”.
“You have the best husband in the world”.
Và rồi, tớ kiếm trong khóa tớ, đi từng đại đội để tìm The
best Couple cho từng đại đội và những couple not very good
để đƣa vào đặc san của khóa.

1. Đại đội A

The best: Nguyễn Quang Đan, Lê Hồng Điểu, Lê Dình
Lay, Lâm Đức Vƣợng.

Not very good: Không có.

2. Đại đội B.

The best: Trần Văn Khâm, Nguyễn Đào Đất.

120 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Not very good:
- Nguyễn Đức Bông: Hay trừng mắt nhìn bà xã. Chiếu
theo luật Hồng Đức, nếu mang xử sẽ bị chọc đui mắt bên
phải.
- Đào Ngọc Tố: Thợ lặn, where are you?

3. Đại đội C:

The best: Chƣởng môn Lý Văn Mẹo, Trƣơng Văn Thành,
Nguyễn Trung Việt.

Not very good:
- Bùi Bồn: Hay dơ tay đấm dọa bà xã và các cháu. Chiếu
theo luật Gia Long nếu mang xử sẽ bị chặt bàn tay phải.
- Trần Quang Duật: Không đƣợc very nice với bà xã.
Theo luật Louis XVI nếu xét sẽ bị chặt hai ngón tay tình yêu.
Ai muốn biết hai ngón tay tình yêu là ngón nào, xin xem lại
phim Ngƣời Tình Không Chân Dung sẽ rõ.
- Phạm Quang Hậu: Hay mƣợn rƣợu để la dzợ. Tội này
xét theo luật Tự Đức sẽ bị cắt lƣỡi.
- Đổng Duy Hùng: Hay bỏ bà xã ở nhà một mình đi xoa
mạt chƣợc.Tội này xét theo luật Hồ Xuân Hƣơng cột chân
nằm chèo queo vào những ngày cuối tuần.
- Nguyễn Kim Thân: Hay nhăn nhó với bà xã. Chiếu theo
luật La Mã, nếu bị xử sẽ bị treo trên cây vào tháng tám. Nếu
quý vị muốn biết tại sao vào tháng Tám xin đọc truyện Miền
Nam tự Truyện cuả Dầu Tiếng.

4. Đại đội D

The best: Hoàng Ngọc Hải, Võ Minh Hòa, Trần Văn
Khiết, Mai Văn Tấn.

Not very good:
- Liên Khi Gia: Hay nhậu, quên nghĩa vụ quân sự. Tội
này mang xử sẽ bị thiến.

5. Đại đội E

The best: Châu Đồng Ấu, Nguyễn Văn Hải, Đinh Vĩnh
Thịnh.

Not very good:

K21/TVBQGVN 121

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

- Đinh Gia Rũng: Hay nhe răng nhát vợ. Tội này xét theo
luật dentist, nếu bị xử sẽ bị nhổ hết hai hàm răng. Không cho
làm răng giả.

- Trần Như Xuyên: Vẫn còn mơ dƣ âm ngày cũ. Tội này
xét theo Sƣ phụ Chu Văn An sẽ bị ngồi quay mặt vào tƣờng
trong những ngày lễ lớn

6. Đại đội F.

The best: Huỳnh Duy Thiện, Lê Quý Trấn, Nguyễn Xuân
Hợp, Đặng Quang Phƣớc.

Not very good:
- Nguyễn Minh Hiền: Hay trốn vợ đi họp một mình. Xét
theo luật Ấn Độ sẽ bị lột da.

7. Đại đội G.

The best: N/A.
Not very good:
- Hồ Đăng Xứng: Chƣa ổn định. Luật Congo ba năm
trong phòng tối và cho ăn đậu phụng với đuôi bò.
- Nguyễn Đang Lâu: Vẫn bị bà xã canh chừng nhƣ hồi
còn xuân thì. Tội này nếu xử theo thiền sƣ Nhất Hạnh bắt ăn
rau dăm hai năm.

8. Đại đội H.
The best: Nguyễn Đắc Song Phƣơng.
Not very good: N/A

Ghi chú: Dzà dzồi, hay lẩm cẩm, dziết bậy viết bạ, ai
thích thì đọc, không thích thì delete. Đọc hay không Dzua
Quậy cũng xin cảm ơn.

Lời Trần Tình Mùa Đông:

Nghe xúi dzại, của bạn bè, Trƣởng ấp có ít dòng tâm sự,
gửi đến qúy dzị, trƣớc mua dzui, sau trả nợ khóa. Lời nói
theo gió bay đi, muốn nhớ cũng không đƣợc, Dzà Dzồi, chỉ
quên thôi, Dzà dzồi, chữ viết thì còn, còn mãi, để đọc, buồn
đọc, vui đọc, thích đọc, Dzà Dzồi đọc để nhớ quân đội,
trƣờng Mẹ, khóa đàn anh, đàn em và bạn bè. Dzà Dzồi…

122 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

…Một thời vàng son, một đời binh lửa, một kiếp khổ sai,
một nỗi bềnh bồng, một thoáng phù du, Dzà Dzồi, súng đạn
qua đi, bạn bè đứa nằm, đứa ngồi, đứa còn đứa mất. Dzà
Dzồi, quanh đi quẩn lại... thời gian Dzà Dzồi. Thôi thì.. Dzà
Dzồi... giận hờn mà chi... Dzà Dzồi... buồn vui còn đó... Dzà
Dzồi... Dzà Dzồi...

DC Tuyết lại đang rơi... Tháng Chạp năm Kỷ Sửu.

Truyện Cười:

BẰNG CHỨNG HÙNG HỒN

Cặp vợ chồng già không con sống với nhau trong điều
kiện rất thiếu thốn về vật chất.

Một hôm, cụ ông bảo cụ bà:
- Tôi nghĩ đã đến lúc phải lên quận xin trợ cấp tuổi già.
Cụ bà băn khoăn:
- Nhƣng ông không có giấy tờ gì chứng minh tuổi tác, làm
sao xin đƣợc?
Cụ ông quả quyết:
- Bà yên tâm, tôi có cách rồi.
Sáng hôm sau, cụ ông lên quận để rồi chiều mang về cái
chi phiếu đầu tiên.
Bà cụ hỏi:
- Làm cách nào mà ông chứng minh đƣợc vậy?
- Thì tôi cởi hết cúc áo ra, chỉ cho họ thấy bộ lông ngực
bạc trắng của mình.
Cụ bà thở dài:
- Vậy sao sẵn đi mà ông không cởi cả quần ra để xin trợ
cấp tàn phế luôn thể?!!!

YAMAHA

K21/TVBQGVN 123

Nhớ Trường

Nhớ Chiến Trường Xưa

Tôi vẫn nhớ ngôi trường xưa ngày cũ
Bên đồi thông hồ Than Thở sương mù
Đỉnh Lâm Viên mây ôm núi chiều thu
Trong hơi lạnh của đất trời Đà Lạt
Từ ngày đó Quân trường vang tiếng hát
Đoàn sinh viên theo nhịp bước quân hành
Hai ba bốn trong sương sớm lạnh tanh
Tay xách cặp mắt long lanh ngời sáng

***
Được huấn luyện từ những gì căn bản
Để trở thanh chiến sĩ của ngày mai
Vì nhân dân chiến đấu tỏ tài trai
Vì Tổ Quốc hy sinh không luyến tiếc

124 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên 125

Quân trường ơi ngày ra trường tạm biệt
Hẹn sau này oanh liệt sẽ về thăm
Tuổi thanh xuân trong sáng tựa trăng rằm
Ơn nghĩa Trường Mẹ bao giờ quên được

***
Rồi từ đó ra chiến trường xông lướt
Cùng đoàn quân chiến đấu diệt quân thù
Gót giầy nào dẵm nát khắp mật khu
Tháng ngày qua không lúc nào ngơi nghỉ
Cần Thơ Sóc Trăng Chương Thiện Long Mỹ
Những địa danh lừng lẫy sét U Minh
Bạc Liêu Cà Mau Rạch Giá Thới Bình
Vang chiến tích bao giặc thù tan tác

***
Rồi một chiều bên bờ kinh Thác Lác
Nghe đâu đây véo chát tiếng AK
La xung phong vang động cả rừng già
Ôi xác giặc máu ta hòa lệ thảm
Vì Tổ Quốc hy sinh, gương can đảm
Máu hùng anh thấm đẫm cả Giang San
Chưa tàn Xuân, lệnh buông súng đầu hàng
Ôi nhục nhã bàng hoàng trong nước mắt

***
Rồi ngục tù khổ hình trên đất Bắc
Vẫn một lòng tin tưởng ở tương lai
Rồi lưu vong nơi đất khách lạc loài
Ngôi Trường Mẹ vẫn hoài trong trí nhớ
Quân trường Mẹ còn hoài như hơi thở
Của ngày xưa và cả những ngày sau
Của chiến trường vang tiếng súng ngày nào
Con vẫn nhớ suốt đời Con vẫn nhớ…

K21/TVBQGVN

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

***
Con lỡ hẹn, Mẹ ơi Con lỡ hẹn
Ngày về thăm, tắt nghẹn sáng 30
Trường Mẹ tôi giặc Đỏ chiếm đi rồi
Chúng cướp bóc đổi thay hình dáng cũ
Trong hờn căm bao lần con tự nhủ
Sẽ trở về, không rũ xác nơi đây
Ngày tự do, dân chúng ngập tràn đầy
Trên đường phố khắp nẻo đường đất nước
Con bương về, sẽ là người đến trước
Quỳ cổng Trường, khóc mướt Đà Lạt ơi…

Lính Cà Nguyễn Hồng Thành
SĐ 21 Bộ Binh
Mar. 01, 2010

126 46 Năm Hội Ngộ

CẢNH ĐỔI ĐỜI
CỦA TÔI

CSVSQ ĐỔNG DUY HÙNG

Hôm ấy là ngày 30 tháng Tƣ năm 1975, một ngày tang
tóc, cũng là ngày tủi nhục cho cả một Quân lực hùng mạnh
đã bị bức tử! Bấy giờ, đơn vị của tôi đang phòng phủ tại căn
cứ Vân Đồn, phía Bắc Bộ Tƣ Lệnh Sƣ Đoàn 5, Lai Khê,
khoảng chừng 5 km và là tiền đồn tận cùng ở phía Bắc của
Sài Gòn, Thủ Đô nƣớc VNCH. Bởi vì từ An Lộc và xuống
đến tận Chơn Thành do Biệt Động Quân thuộc Quân Đoàn 3
trấn giữ, đã hoàn toàn bỏ ngỏ trƣớc đó chừng một tháng.
Khoảng 11 giờ cùng ngày, nhận lệnh về Bộ Tƣ Lệnh họp,
sau khi Tƣớng Dƣơng Văn Minh đọc lời đầu hàng. Buổi họp
chỉ kéo dài không quá 30 phút, Tƣớng Lê Nguyên Vỹ ra lệnh
cho các đơn vị ở tại vị trí và chờ lệnh. Tôi nghiêm chỉnh thi
hành vì đó là kỷ luật Quân Đội. Rồi 12 giờ đi qua, 1 giờ đã
đến và lúc này là 3 giờ chiều, kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ liên
lạc, nào là với Trung Đoàn, với Trung Tâm Hành Quân Sƣ
Đoàn và với một vài đơn vị bạn. Thế mà tôi chẳng nhận
đƣợc một lần trả lời, trong lúc đó tôi phải xử dụng 4 chiếc
Thiết quân vận M 113 ra Quốc lộ 13 để ngăn chận lũ giặc
đang tràn xuống! Trách nhiệm càng lúc càng nặng lên tôi, cả
đơn vị với hơn 500 chiến sĩ thuộc quyền, đang hồi hợp chờ
quyết định của tôi. Bởi vì mỗi quyết định không thích ứng
với hoàn cảnh hiện tại, sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sống
còn của họ. Không thể chần chờ, tôi phải ra lệnh cho Tiểu
đoàn phó về Bộ Tƣ Lệnh để tìm hiểu tình hình. Ba mƣơi
phút sau đó, anh ấy quay về, tôi mới nắm vững chuyện gì đã
xẩy ra. Sau khi Tƣớng Tƣ Lệnh Tự Sát! Lúc này là 4 giờ

K21/TVBQGVN 127

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

chiều, tôi cho phá hủy toàn bộ lƣơng thực và đạn dƣợc dự trữ
trƣớc khi bỏ căn cứ rút về. Cũng có nghĩa là đơn vị của tôi đã
vững tay súng cho đến thời điểm đó, của cái ngày đen tối ấy!

Thế nhƣng, tất cả đều bị kẻ thù giữ lại tại Bến Cát, dù
toàn bộ đã rã ngũ lúc 12 giờ và bỏ rơi đơn vị của tôi. Ở cái
giờ thứ 25 ấy, tôi còn lòng dạ nào để oán trách cấp chỉ huy
trực tiếp đã bỏ lại chúng tôi phía đằng sau lƣng, hầu tìm lối
thoát cho mình. Họ nào có nghĩ đến tình nghĩa đồng đội
trong lúc lâm nguy! Thản nhiên quên đi những hy sinh to
lớn, những mất mát tang thƣơng, những gian nan cùng cực
mà đơn vị của tôi đã gánh chịu, điển hình gần nhất là trận tái
chiếm căn cứ Rạch Bắp, mà Tiểu Đoàn 3/9 đã bị tổn thất
nặng nề để mang lại chiến thắng vinh quang, mà họ thật sự
hãnh diện!

Rồi tất cả cũng chung một số phận: Tù đầy! Chỉ kẻ trƣớc
ngƣời sau không hơn tháng rƣỡi. Nguyễn Văn Hải E 21 và
tôi, cùng toàn thể chiến sĩ của Sƣ đoàn, không kể Lính hay
Quan đều bị giữ lại. Qua ngày hôm sau, 2 tháng 5, từ Trung
úy xuống Binh 2, đƣợc bọn chúng thả về. Cấp Đại úy bị đi
vào một khu riêng và chúng tôi, tổng cộng 36 ngƣời từ Thiếu
tá đến Đại tá bị đƣa vào một khu khác. Cảnh đọa đầy bắt
đầu, cũng là cảnh đổi đời của tất cả những ai đã một thời
phục vụ cho Chính quyền miền Nam. Tôi chẳng muốn dài
dòng, bởi vì trên 30 năm qua, sách vở đã viết quá nhiều,
tràng giang đại hải, đủ kiểu đủ cách về các hình thức khổ
nhục. Có nhắc lại, thì cũng là chuyện cũ rích mà mỗi ngƣời
của chúng ta đã cùng trải qua. Nếu có khác, chẳng qua là
thời gian ở tù! Riêng cá nhân thì chẵn chòi 10 năm. Mƣời
năm lính với 10 năm tù quả là sòng phẳng! Tôi muốn mở dấu
ngoặc để nói lên một điều: Lúc ở ngoài chiến trƣờng, chuyện
xẻ máu cho nhau, là chuyện thƣờng xẩy ra. Và trong tù,
chúng ta đã từng xót xa, ngậm ngùi khi chứng kiến những
cảnh tranh giành nhau từng muỗng cơm một! Thế mà,
chuyện xẻ cơm cho nhau cũng là chuyện có thật. Nguyễn
Hồng Thành A 21 đã xẻ cơm cho tôi, đã tiếp hơi thở cho tôi,
bỗng trở thành một dấu ấn thật to trong trái tim của tôi. Tôi
vẫn không quên ơn của nó!

128 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Trƣớc năm 1975, tôi có một căn nhà nho nhỏ trong khu
Kiến thiết, trên đƣờng Trƣơng Minh Ký. Giống hệt thân
phận của bao gia đình Sĩ quan đồng cảnh ngộ, với những đe
dọa hằng ngày, những đắng cay phải chịu đựng từ chính sách
hủy diệt tận gốc của bọn chúng và cuối cùng, gia đình tôi trở
thành vô gia cƣ! Đƣợc thả về khoảng tháng 5 năm 1985 từ
trại Xuân Lộc Z30A, trong tình trạng không cửa không nhà.
Rồi đâu chừng một tháng sau đó, ngƣời chị đã mủi lòng
trƣớc hoàn cảnh của chúng tôi, đã ra tay giúp đỡ bằng cách
cho miếng đất phía trƣớc sân nhà, trên đƣờng Lý Thái Tổ,
mỗi cạnh 4 thƣớc để làm nơi tạm trú. Tôi bắt đầu dựng chòi
lá ngay trong lòng Thủ Đô thân yêu một thời, bằng sự tiếp
tay của quí Niên trƣởng và Niên đệ, nhƣ NT Đinh Trọng
Cƣờng K19, NT Lƣu Văn Ngọc K20, Giáp Văn Tài K26 và
một ngƣời anh họ lái C 119. Kéo dài độ 10 ngày, căn chòi
lợp bằng lá buông đã cho tôi có mái ấm gia đình. Khổ nỗi,
chỉ sau đó hơn một năm, cứ mỗi lần mƣa đến, thì cả bên
ngoài lẫn bên trong đều đẫm nƣớc nhƣ nhau. Thế mà tôi vẫn
vui, vì cũng chính tại căn chòi này, anh em, bè bạn vẫn đến
với tôi, nhiều đến nỗi tôi bị Công an phƣờng buộc phải làm
kiểm điểm.

Nghỉ ngơi chừng hai tháng, tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện
áo cơm. Do sự thu xếp của đứa cháu gái, tôi làm tại một
hãng nhôm và nhiệm vụ là giữ nhôm phế thải mà họ thu mua
đƣợc. Thêm 3 ngƣời dƣới sự kiểm soát của tôi để làm công
việc chuẩn bị. Cứ nửa tháng, họ thuê nhóm thợ đến nấu
nhôm, biến phế thải thành nhôm thẻ để đƣa vào sản xuất.
Quả nhƣ “cu li” thứ thiệt, toàn thể thân xác luôn trong tình
trạng nhem nhuốc suốt ngày. NT Lý Văn Mẹo thƣờng chạy
Honda đến rủ tôi ra quán uống cà phê, vợ chồng Phạm
Quang Hậu và nhiều bè bạn cũng đến và đã cùng xót xa cho
nhau, dẫu thân phận mỗi ngƣời mỗi vẻ đắng cay! Một hôm
nọ, tôi ngồi trên xe ba gác chở nhôm từ lò nấu về hãng. Đang
chạy trên đƣờng Nguyễn Cƣ Trinh thì bánh xe bị nổ. Trong
lúc anh tài xế lo thay, tôi đứng bên cạnh. bỗng một ngƣời to
lớn ôm chầm lấy tôi, ngƣớc lên thì đã thấy anh đang rƣớm

K21/TVBQGVN 129

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

rƣóm nƣớc mắt! Ngƣời lính cũ của tôi, ngƣời cận vệ trung
thành. Tôi chƣa nuốt cạn nỗi xúc động thì lại nghe anh ta nói
rằng: “Thầy trò của mình gặp lại nhau sau hơn 10 năm xa
cách, em không biết đƣợc đây là chuyện vui hay buồn”. Tôi
liền đọc đƣợc suy nghĩ của anh, qua câu nói có hàm ý chứa
đựng một tình tự huynh đệ chi binh. Mà đơn giản thế nào
đƣợc! Thầy trò chúng tôi gặp lại nhau thì đó là nỗi vui mừng
tột cùng, nhƣng lại hội ngộ trong cái cảnh Thầy chạy xe ba
gác, còn Trò thì đạp xích lô, đó là tột cùng của đau đớn, quả
là xé lòng!

Cuộc sống của tôi nhƣ thế đó, cho nên tôi luôn chú tâm
đến chuyện vƣợt biên, bằng mọi cách để thoát khỏi địa ngục
này. Sau 3 lần thất bại trong Nam, chuyến thứ tƣ, có vẻ liều
lĩnh hơn; tôi ra tận Hòn Gai, Quảng Ninh, nơi đây chính là
vịnh Hạ Long, cấu tạo bởi nhiều ngọn núi nhô lên khỏi mặt
biển, cảnh trí thiên nhiên trông thật hùng vĩ. Tôi ở đây hai
tháng cho đến khi có ngƣời hƣớng dẫn qua Móng Cái, rồi từ
trạm biên phòng của bọn Công an tại cầu Ca Long, dĩ nhiên
phải hối lộ, tôi đƣợc đƣa qua biên giới để vào đất Trung
Cộng. Biên giới này chỉ là một con sông rộng chừng 300
mét. Thành phố tôi đến là Đông Hƣng thuộc tỉnh Quãng
Đông. Cũng hơn hai tháng nữa tại nơi này, chờ họ gom đủ
khách để thực hiện chuyến trực chỉ Hồng Kông. Rồi cuối
cùng, tôi cũng đặt chân trên bến bờ tự do, đúng theo mong
ƣớc.

Tôi đến Hồng Kông vào tháng 12 năm 1987, ở một thời
điểm xem nhƣ là cuối mùa tị nạn! Bấy giờ, tình thƣơng dành
cho thuyền nhân Việt Nam gần nhƣ cạn kiệt. Trong lúc đó,
Hồng Kông phải nai lƣng gánh chịu trên 60 ngàn ngƣời, mà
80% xuất phát từ miền Bắc. Tai A Châu, hay còn gọi là đảo
bò (vì trƣớc đó dùng nuôi bò) là trại tị nạn đầu tiên, có trên
10 ngàn ngƣời. Chúng tôi ở trong những căn lều dã chiến to
đùng và đƣợc cấp thực phẩm mỗi ngày một lần do tàu Cảnh
Sát mang đến. Bỗng một đêm, bọn “đầu gấu” miền Bắc đã
tấn công vào những ngƣời miền Nam hiền hòa, trong đó
ngƣời Hoa là đa số, cƣớp giật nữ trang tiền bạc và hiếp dâm

130 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

đàn bà con gái. Tôi cũng cùng chung số phận! Ngay sáng
hôm sau, Cảnh sát vào can thiệp và toàn bộ ngƣời miền Nam
đƣợc đƣa lên tàu chuyển qua trại Shek Ku Châu, còn gọi là
đảo cai nghiện. Trại này do một vị Bác Sĩ ngƣời Anh thành
lập để tập trung chữa trị những ngƣời nghiện ngập. Trong lúc
đó, Chính phủ Hồng Kông phải xây nhiều trại mới để giải
toả số ngƣời còn ứ đọng. Sáu tháng sau đó, tôi đƣợc đƣa về
trại High Island, là một trong những trại mới, chia làm hai
khu A và B, mỗi khu có sức chứa đến 2000 ngƣời. Mỗi
phòng có 10 cái quạt trần cho mùa hè và nƣớc nóng 24/24
cho mùa đông, luôn tắm rửa. Thực phẩm đầy đủ, bánh ngọt
sữa hộp đƣợc cấp phát hằng tuần, đến độ dƣ thừa. Những ai
đã một lần sống ở các trại tị nạn thuộc vùng Đông Nam Á,
đã không có những điều kiện sinh hoạt thuận lợi nhƣ thế này.
Thế nhƣng cũng lắm chuyện nhiêu khê, khủng khiếp liên tục
xẩy ra từ tất cả mọi trại, giữa hai loại ngƣời Việt mà lại
chung một Dân tộc! Và cũng ở nơi này, chúng tôi chờ đến
lƣợt đƣợc thanh lọc, để Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc
quyết định về tình trạng của từng ngƣời: tỵ nạn chính trị hay
kinh tế và thành phần thứ hai chính là những ngƣời bị cƣỡng
bách hồi hƣơng.

Tròm trèm 1 năm ở High Island, tôi đƣợc công nhận tình
trạng tị nạn. Thoát khỏi trại cấm, tôi đƣợc chuyển về trại
Pillar Point, còn gọi là Open Camp, tại thành phố Twen
Mun. Họ cấp cho tôi ID và sống tự do nhƣ dân Hồng Kông,
đƣợc đi làm có lƣơng, đƣợc quyền mƣớn nhà ở ngoài phố.
Hồng Kông tuyệt vời, ngƣời Hồng Kông lịch sự, văn minh,
họ sống cởi mở nhƣ ngƣời Tây phƣơng. Tất cả những
chuyện đã xẩy ra tại các trại tị nạn, mà báo chí Việt Nam hải
ngoại đã chụp hết lên Chính quyền Hồng Kông, tôi cho đó là
không trung thực. Ngƣời tị nạn từ miền Bắc đã gây quá
nhiều rối loạn, mà Cảnh Sát lại có trách nhiệm bảo vệ an
ninh, ít ra cho những ngƣời bị đe dọa: Ngƣời miền Nam. Tôi
không chủ trƣơng chia rẽ Bắc Nam. Nhƣng đó là sự thật.
Trong vài trang giới hạn này, vả lại chẳng phải là chủ đề, nên
tôi không muốn dài dòng, gợi lại những cảnh tƣợng thật tang

K21/TVBQGVN 131

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

thƣơng và khủng khiếp đã xẩy ra ngay trong trại, giữa ngƣời
Việt với nhau. Báo chí Việt Nam đã phủ nhận tính nhân hậu
của nhân dân và Chính phủ Hồng Kông đã cƣu mang trên
100 ngàn ngƣời Việt! Trƣớc khi rời Hồng Kông, tôi đến
thăm một ngƣời mới, làm tại JVA của Mỹ. Anh ta yêu cầu
tôi khi đến Mỹ, hãy viết ra những điều trung thực nhất tại nơi
này, mà tôi là chứng nhân. Tôi đã hứa, nhƣng tôi không làm.
Dầu gì chăng nữa, tôi đâu đành lòng ngoảnh mặt quay lƣng
với những ngƣời, ít ra cũng đã có một năm cùng chung cảnh
ngộ. Và tôi đã im lặng cho đến ngày hôm nay.

Trƣớc khi vào Mỹ, tôi phải trải qua 8 tháng tại Phi Luât
Tân. Đây là nơi hội tụ tất cả các trại tị nạn, cho nên tôi có cơ
hội tìm hiểu. Sau khi làm những sự so sánh, kết luận của
riêng tôi là: Hồng Kông chính là Thiên Đƣờng của ngƣời
Việt tỵ nạn. Mấy chục năm qua rồi, chuyện tỵ nạn đã chìm
lắng trong dĩ vãng. Nhƣng báo chí Việt Nam hải ngoại hãy
còn nợ Chính quyền Hồng Kông: “một lời xin lỗi”.

Rồi qua Mỹ vào tháng 11 năm 1990 và bắt đầu làm lại
cuộc đời ở tuổi gần 50, cũng khởi sự nhƣ những ngƣời HO
đồng cảnh. Không còn một sự lựa chọn nào khác, khi kiến
thức của tôi chỉ thuần túy là quân sự. Tôi đã cố gắng để
mong sớm đƣợc ổn định. Bây giờ đang bƣớc vào tuổi 70, thế
mà nợ áo cơm vẫn còn dai dẳng. Thôi thì thân phận của mình
đã nhƣ thế đó! Hãy cố gắng mà trả hết nợ đời! Hạnh phúc
cuối cùng của con ngƣời xƣa nay vẫn là tình yêu cuộc sống,
khi cảm nhận đƣợc cuộc sống này có ý nghĩa. Ít ra, tôi cũng
tìm đƣợc một điều nho nhỏ, mà tôi mãn nguyện đó là sự gắn
bó của tôi với sinh hoạt của Khóa 21, từ vật chất cho đến tinh
thần, kể từ ngày tôi hiện diện trên đất Mỹ và bằng cả tấm
lòng.

Cám ơn đất nƣớc và nhân dân Hồng Kông, là nơi chốn
đầu tiên mà tôi có đƣợc không khí tự do sau 15 năm trong
địa ngục và Hoa Kỳ, nơi đã cƣu mang tôi và gia đình, bạn bè
và đồng hƣơng của tôi.

CSVSQ ĐỔNG DUY HÙNG

132 46 Năm Hội Ngộ

Cuối năm 1966, Khóa 21 mãn khóa và 235 “cùi 21” đƣợc
tung ra đơn vị, trong đó có 24+1 “cùi 21” trình diện Bộ Tƣ
Lệnh Không Quân. Sau 3 khóa 18, 19, 20 BTL/KQ không
gửi ngƣời đến tuyển mộ, Khóa 21 là khóa đầu tiên
BTL/Không Quân gửi ngƣời trở lại.

Con số tổng cộng là 25, nhƣng đƣợc viết là 24+1 vì đặc
biệt là cùi Đinh Gia Rũng E-21 đƣợc sự vụ lệnh trình diện
thẳng BTL/KQ sau khi ra trƣờng sớm hơn vài ngày với cấp

bậc Chuẩn Úy, còn lại 24 cùi trong số 80 ngƣời đƣợc gởi về

Tân Sơn Nhứt khám sức khỏe, đạt đủ điều kiện sơ khởi cho

ngành phi hành gồm nhƣ sau:

ĐĐ A: Đỗ Văn Chấn, Nguyễn Côn, Lê Đình Lay.
Tổng cộng 3 ngƣời.

ĐĐ B: Trần Đăng Khôi, Cao Thành Răng, Trần Xuân.
Tổng cộng 3 ngƣời.

ĐĐ C: Phạm Công Cẩn, Nguyễn Thái Dũng, Nguyễn Văn
Đông, Trần Công Tƣờng.
Tổng cộng 4 ngƣời.

ĐĐ D: Hòang Ngọc Hải, Võ Minh Hòa, Trần Đức Viết
Tổng cộng 3 ngƣời.

K21/TVBQGVN 133

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

ĐĐ E: Lê Văn Sang, Nguyễn Văn Yên.
Tổng cộng 2 ngƣời.

ĐĐ F: Ngô Văn Chộ, Hồ Văn Cƣờng, Hồ Tấn Đạt, Phan
Xuân Lễ.
Tổng cộng 4 ngƣời.

ĐĐ G: Trần Gia Bảo, Lê Hữu Khiêm, Hà Tôn.
Tổng cộng 3 ngƣời.

ĐĐ H: Nguyễn Huy Hoàng, Trần Văn Răng.
Tổng cộng 2 ngƣời.

Sau khi tái khám lần hai, đầu năm 1967, 24 “cùi 21” đƣợc
đƣa ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang
(Căn Cứ 12) để chờ “clear” thủ tục an ninh và học Anh văn
chờ ngày đi Hoa Kỳ huấn luyện phi hành. 24 Tân Thiếu Úy
Đà Lạt ra trình diện Chỉ Huy Trƣởng Trung Tâm Huấn
Luyện Không Quân lúc bấy giờ là Trung Tá Oâng Lợi Hồng
và đƣợc chia ra làm 3 nhóm, nhóm làm Sĩ Quan Cán Bộ cho
các SVSQ Không Quân phụ tá Đại Úy Nguyễn Văn Phú
Hiệp, sau Đ/U Trần Văn Hai thay thế, nhóm làm Sĩ Quan
Cán Bộ Khóa Sinh phụ tá Đại Úy Tôn Thất Lăng khóa 16 Đà
Lạt, và nhóm về Khối Huấn Luyện của Đại Úy Lê Trọng
Hiệp. Đ/U Hiệp khóa 12 Đà Lạt có Tr/U Duy khóa 17 và
Tr/U Trung khóa 18 và Ch/U Rũng khóa 21 phụ tá.

Trong khi các bạn cùng khóa đã bắt đầu ra đơn vị, và tin
đầu tiên cho biết chỉ gần 2 tháng sau ngày mãn khóa, đã có
“cùi 21” đầu tiên hy sinh vì tổ quốc là Th/U Trƣơng Văn
Chính C-21, 24 “cùi 21” qua KQ vẫn còn ở trong tình trạng
nửa vời, vừa là khóa sinh, vừa là cán bộ, làm khó xử cho cả
Bộ Tham Mƣu của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và
các đƣơng sự. Ngoài ra còn có sự ganh ghét của các
SVSQ/KQ thâm niên chờ ngày lên đƣờng đi Mỹ, họ tự cho
mình có đặc quyền không cần tuân kỷ luật quân trƣờng nhất
là những ngƣời mà họ cho là “con nuôi” của quân chủng ở
ngoài đến bắt họ vào khuôn khổ, họ lôi kéo các Sĩ Quan Phi
Hành bên Không Đoàn 62 làm vây cánh gây áp lực. Nhƣng
các “cùi 21” đã vƣợt qua những khó khăn tế nhị này một
cách đƣờng hoàng đúng phong cách của một SQ/VBDL: Khi

134 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

thi hành nhiệm vụ cán bộ, các “cùi 21” thực thi phƣơng pháp
lãnh đạo học trong trƣờng và đã chỉnh đốn đƣợc kỷ luật lỏng
lẻo của Liên Đoàn SVSQ cũng nhƣ Liên Đoàn Tân Binh.
Đối với áp lực bên ngòai, các “cùi 21” cũng kín đáo cho họ
biết là “nếu cần thì dent pour dent, oeil pour oeil”, và vài
tháng sau, áp lực giảm thiểu và tan biến dần đi.

Khi mới tới trình diện, các “cùi 21” đƣợc chỉ định về căn
biệt thự bỏ hoang ở số 16 Bis Lê Văn Duyệt Nha Trang. Đây
là căn biệt thự khá lớn, ngày trƣớc dành cho Sĩ Quan Cao
Cấp Không Đòan 62 cƣ ngụ, vị trí ngay đầu đƣờng đi vào cƣ
xá của các Sĩ Quan có chức vụ của cả Không Đoàn 62 và
Trung Tâm Huấn Luyện/KQ. Lý do mà căn biệt thự này bị
bỏ hoang là vì một vị phu nhân của một cựu Chỉ Huy Trƣởng
đã bị hung thủ là một tài xế hầu cận giết vì tình, ông CHT
xin rời đi đơn vị khác. Các CHT kế đến đó ở, bị hồn ma áo
trắng mà ngƣời ta cho đó là vị phu nhân bị giết oan hiện lên,
nên các bà phu nhân của các CHT kế sợ quá không dám ở,
thành ra căn biệt thự bị bỏ hoang. Các “cùi 21” đƣợc cho
trọn căn nhà hai tầng có 6 phòng rộng ờ nhà chánh và 4 căn
nhỏ phía sau ngày trƣớc dùng cho các hạ sĩ quan và binh sĩ
hầu cận. Không hiểu vụ ma áo trắng có thật hay không,
nhƣng khi các “cùi 21” dọn vào, cả thẩy 25 ngƣời vì có thêm
Đinh Gia Rũng rời cƣ xá vãng lai về ở chung với các bạn
đồng khóa, thì sinh khí bừng bừng tăng lên, chẳng còn thấy
ma áo trắng nào hiện lên cả, họa may chỉ còn có bà xã của
Nguyễn Côn lâu lâu bận áo trắng đi tới đi lui ởø vƣờn sau vì
Nguyễn Côn mang theo vợ, nên chiếm một phòng khu nhà
dƣới.

Ở yên chỗ rồi, Trần Gia Bảo với ngón đàn guitar lả lƣớt
đệm cho Ngô Văn Chộ, Phạm Công Cẩn hát các bản nhạc
tình lính Boléro của Nhật Trƣờng nhƣ Bẩy Ngày Đợi Mong,

Tuyết Trắng, Lâu Đài Tình Ái giữa đêm trăng nghe thật
mùi rệu, làm các nàng trong cƣ xá để ý tới nhóm “Thiếu Úy
Đà Lạt trẻ tuổi” này. Chả mấy chốc đã có mấy bóng hồng
đến thăm giao hữu. Và không biết danh từ “Lâu Đài Tình
Ái” xuất hiện tự bao giờ, nhƣng đến nay 40 năm sau, ngƣời
còn kẻ mất, danh từ này đối với các “cùi 21” KQ luôn luôn

K21/TVBQGVN 135

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

nhắc nhớ đến một kỷ niệm đẹp khó quên, của một thời hàn
vi, no đói có nhau. Không những thế, các “cùi 21” Lực
Lƣợng Đặc Biệt nhƣ Lê Văn Ngôn A-21, Chiêm Thanh
Hoàng A-21, Nguyễn Ngọc Tùng A-21, Liên Khi Gia D-21,
Nguyễn Quốc Định D-21, Nguyễn Đăng Lâu G-21 và Phạm
Thanh Liêm F-21 mỗi khi đến trình diện Bộ Tƣ Lệnh LLĐB
đều ghé chơi và dẫn anh đi ăn nhậu nên cũng có nhiều kỷ
niệm với “Lâu Đài Tình Ái”.

Cái lấn cấn thứ hai là vụ ăn. Mấy tháng đầu phòng tài
chánh không biết có ý gì không, cứ tà tà không chịu điều
chỉnh thẻ lƣơng nên các “cùi 21” lãnh lƣơng Trung Sĩ đều
chi, khi đó ngƣời lãnh lƣơng cao nhất là Đinh Gia Rũng, vì
ra trình diện sớm hơn đã đƣợc ăn lƣơng Chuẩn Úy rồi. Cái
khó nó bó cái “sang”, 25 cùi (vì cùi Rũng cũng đâu bỏ đƣợc
anh em) đành ra quán cơm bình dân của chị Năm đầu cổng
Long Vân ngày hai bữa vỗ bụng bình bịch đầy rau và món cá
ngừ “kho mẳng” múc ra từ một nồi đầy nƣớc lõng bõng vài
con cá tanh ơi là tanh. Mấy tuần đầu còn ăn đƣợc, mấy tuần
sau, nhắm mũi nhắm mắt nuốt chửng cho xong bữa. Cái vụ
này sau đƣợc giải quyết nhờ “cùi 21” Lê Hồng Điểu, lúc đó
làm tùy viên cho Tƣớng Đoàn Văn Quảng, Tƣ Lệnh Lực
Lƣợng Đặc Biệt, đã xin đƣợc cho anh em “cùi 21” KQ vào
ăn ở Câu Lạc Bộ Sĩ Quan ở Bộ Tƣ Lệnh LLĐB, ở ngay đối
diện với “Lâu Đài Tình Ái”, nhờ vậy anh em đỡ ngồi lệp xệp
ở quán đầu đƣờng.

Anh em dọn dẹp nơi ăn chốn ở khang trang rồi thì có kẻ
thấy ở đƣợc nhƣ vậy bèn dòm ngó manh tâm chiếm lại, Khối
Kiến Tạo Không Đòan 62 lấy cớ căn biệt thƣ là cơ hữu của
Không Đoàn bèn cho ngƣời mang giấy đến đòi và cho ngƣời
khác đến ở. Tội nghiệp cho anh chàng nào đó lóc cóc dọn lại
bị rƣợt chạy te. Anh ta về mách, Khối Kiến Tạo cho ngƣời
tới cũng chạy te luôn, họ bèn đi mách lại CHT/TTHLKQ,
cũng không đi đến đâu. Sau đó họ đƣa TR/U Cao Thanh
Quang phi công khu trục Skyraider, Phi Đoàn Thiên Lôi,
mang gia đình tới, khi hỏi ra các “cùi 21” mới biết đó là cùi
đàn anh khóa 17, bèn xăn tay áo phụ dọn dẹp mang đồ vào.
Các “cùi 21” dọn lên 3 phòng trên lầu nhƣờng lại 3 phòng

136 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

căn dƣới. Anh Quang sau này đi xuyên huấn A-37, ở chung
với các “cùi 21” ở San Antonnio một thời gian rất thân thiết.
Nhƣng Anh đã bỏ thân nơi xứ ngƣời khi máy bay A-37 anh
lái bị “spin” rơi xuống đất tan tành.

Sau đó ít lâu, các “cùi 21” vừa làm xong “baptême de
l‟air” đƣợc gắn nửa cánh bay và ăn thêm nửa phụ cấp phi
hành cộng thêm tiền “rappel” mấy tháng lƣơng sai biệt giữa
thiếu úy và trung sĩ nên rủng rỉnh quá sức. Hai tuần đầu mỗi
tháng là có quyền ra “Phở Gà Số 1” chơi một tô phở lòng gà,
trứng non, xong xuôi bèn chơi thêm một ly cà phê sữa đá nữa
thì thật là sƣớng nứt trứng. Buổi tối đám “dân chơi” căn
phòng “playboys” rủ nhau đi Dancing Đồng Khánh trên bãi
biển uống bia nhẩy đầm, chả bù hồi trƣớc đứng ngoài hàng
rào, ngóng cổ qua hàng rào nghe nam ca sĩ Hoàng Cầm hát
Gợi Giấc Mơ Xƣa, khi nào ghiền “sột” quá, mấy tên rủ nhau
vào kêu một chai bia chia nhau uống lấy chỗ ngồi, xong rồi
Hồ Tấn Đạt bèn cử Đinh Gia Rũng và Nguyễn Thái Dũng ra
mời “tài pán” nhẩy Tango, Bebop để ra vẻ không phải dân
“mậu lúi”.

Thời gian thấm thóat trôi, 24 “cùi 21” vừa học xong khóa
“Vỡ Lòng Cessna” với 40 giờ bay, đánh ECL (test Anh ngữ)
đã đủ điểm, Hoàng Ngọc Hải dẫn đầu với trên 70 ECL, cao
điểm hơn mức đòi hỏi đi trƣờng bay, thành phải “slow
down” chứ không khi qua Mỹ không đƣợc cho học Anh văn
mà gửi thẳng đi trƣờng bay thì lỗ quá. Rồi giấy gọi đi về Sài
Gòn tái khám và “clear” an ninh bắt đầu đƣợc gửi tới theo
nhịp đều đặn 2 tới 4 tuần một toán 2 hay 4 ngƣời. Đi đầu tiên
là Cƣờng, Yên rồi Cẩn, Côn rồi Lễ, Bảo, Khiêm. Kế tiếp là
Hoàng, Trần Văn Răng, Tƣờng, Khôi, Hải, Xuân rồi tới
Dũng, Viết, Chấn, Lay. Sau hết là Sang, Tôn, Đông, Đạt,
Hòa, Cao Thành Răng, còn lại duy nhất là Ngô Văn Chộ sau
khi tái khám mấy lần vẫn có “problem” với Tâm Động Đồ
(EKG hay Electro Kinetic Graph) có mấy chỗ tim bị nhẩy
mất nhịp nên “inapt” phi hành, ở lại TTHL/KQ, sau này Chộ
trở thành Sĩ Quan Cán Bộ Liên Lạc giữa TTHL/KQ và các
khóa Võ Bị từ 24 trở xuống chọn sang Không Quân, anh bay

K21/TVBQGVN 137

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

đi bay về Đà Lạt-Nha Trang mệt nghỉ. Chộ bị kẹt lại và mất
sau 1975 trong hoàn cảnh cơ cực sau khi đi tù cải tạo về.

Ngoài ra một số “cùi 21” vì lý do này hay lý do khác đã
không hoàn tất chƣơng trình phi huấn. Nguyễn Huy Hoàng
H-21 khi đang bay huấn luyện khu trục ở Hoa Kỳ, khi tái
khám bị “inapt” về gan, về nƣớc trở lại làm việc tại
TTHL/KQ tại Nha Trang cho đến tháng 4/1975. Sau 75 đi
cải tạo đƣợc về, hiện tại ở Sài Gòn mỗi lần nghe tin anh em
họp khóa đều muốn bay qua tham dự, nhƣng chƣa thực hiện
đƣợc.

TRẦN VĂN RĂNG H-21 học khu trục cùng với HOÀNG,
bay xuất sắc, nhƣng không thích nghiệp bay nên xin chuyển
đƣợc sang nghề “nhãn khoa phi hành” (optometrist), sau 75
hành nghề “bác sĩ mắt” ở Sài Gòn rất có tiếng, những năm
đầu là gạch nối giữa các anh em ở hải ngọai và các anh em đi
tù cải tạo về.

TRẦN XUÂN B-21 học khu trục không đậu, về làm Sĩ
Quan An Ninh Phòng Thủ Phi Trƣờng, đã qua Mỹ sau khi đi
tù cải tạo về.

TRẦN ĐĂNG KHÔI B-21 đi học khu trục không đậu,
đƣợc chuyển ngành, sau làm Phó Giám Đốc Trung Tâm
Huấn Luyện Tân Binh Không Quân tại Tân Sơn Nhứt, qua
Mỹ năm 1975, làm Đại Diện Khóa nhiệm kỳ 1992-1994,
hiện tại ở Baldwin Park, CA, không bao giờ vắng mặt bất kỳ
buổi họp khóa nào.

ĐINH GIA RŨNG E-21 sau khi rời Nha Trang về Sài Gòn
về Tân Sơn Nhứt làm An Ninh Vòng Đai Tân Sơn Nhứt
trƣớc khi qua Trƣờng Huấn Luyện làm Sĩ Quan Điều Hành
cùng chỗ với Trần Đăng Khôi. Ngày 30/4/1975 tuy có
phƣơng tiện ra đi, Rũng ở lại và những giây phút chót là Sĩ
Quan cấp cao nhất của Căn Cứ vẫn không rời nhiệm sở. Đổi
lại Rũng đi tù cải tạo một thời gian khá lâu, ruột gan nát bấy,
sau theo diện HO qua Mỹ, lúc đầu ở Santa Ana, sau về
Houston, sau bao nhiêu năm gặp lại vẫn nhƣ cũ, lúc nào cũng
nhe đủ 32 cái răng.

138 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Hai tay khu trục khác là TRẦN CÔNG TƢỜNG và
HOÀNG NGỌC HẢI hoàn tất xong chƣơng trình phi huấn tại
Mỹ về nƣớc bay khu trục phản lực A-37.

TRẦN CÔNG TƢỜNG C-21 tử nạn sau khi hòan tất phi
vụ oanh tạc yểm trợ quân bạn ở mặt trận Miên. Trên đƣờng
về phi cơ anh mất tích không tìm đƣợc dấu vết.

HOÀNG NGỌC HẢI D-21 bay khu trục phản lực A-37 tại
Nha Trang. Anh là một phi công xuất sắc đƣợc các phi công
khác vị nể trong vai trò Sĩ Quan Huấn Luyện. Anh qua Mỹ
sau khi đi tù cải tạo. Hiện nay anh cƣ ngụ tại Houston.

Ngƣời đặc biệt nhất trong nhóm là LÊ ĐÌNH LAY A-21
CỰU LIÊN ĐOÀN TRƢỞNG /LĐSVSQ/K21 ĐỢT 1. Anh là
ngƣời duy nhất trong nhóm đƣợc đi học bay vận tải, từ C-47,
đến C-123 và là một trong những phi công VN bay đầu tiên
trên Hercule C-130. C-47 và C-130 là hai phi cơ vận tải tốt
nhất trong số các phi cơ vận tải mà Mỹ đã từng chế tạo, thời
gian phục vụ của hai phi cơ này dài mấy chục năm gấp ba
bốn lần các kiểu phi cơ khác. Lay là phi công xuất sắc của
ngành vận tải, anh là ngƣời tình nguyện thả dù tiếp tế theo sự
hƣớng dẫn radar vào Đồn Tống Lê Chân, nơi mà một ngƣời
bạn chí thân cùng Đại Đội A-21 là Lê Văn Ngôn đang bị
địch vây kín mít. Không ai có thể phủ nhận tài lãnh đạo chỉ
huy của Ngôn, khi anh đã giữ vững đƣợc căn cứ trong một
thời gian 3 năm, kỷ lục trong quân sử thế giới. Nhƣng nếu vũ
khí, đạn dƣợc và nhất là lƣơng thực không đƣợc tiếp tế đủ thì
liệu Ngôn sẽ có thể kéo dài cuộc cầm cự nhƣ thế không?
Đồn Tống Lê Chân từ cao độ 10 ngàn bộ trông nhƣ một
đồng cắc nhỏ bé giữa thảm xanh bao la của rừng rậm. Dù
tiếp tế thả từ trên cao 10 ngàn bộ (khòang 3 cây số hay 2
miles chiều cao), dù có radar hƣớng dẫn chỉ cần một cơn lốc
nhỏ là bay ra khhỏi hàng rào phòng thủ, kể nhƣ mất vào tay
địch, trung bình thả cả chục cái mới có một cái vào chu vi
Đồn. Tinh thần trách nhiệm đƣợc tăng cƣờng thêm vào với
tình bạn cùng khóa đã tạo nên sự kiên nhẫn tiếp tục tình
nguyện đi thả dù Tống Lê Chân của Lay, nhờ vậy ngày nay
Khóa 21 có một kỳ tích Lê Văn Ngôn trong Quân Sử.

K21/TVBQGVN 139

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Sau 9 cùi kể trên, còn lại 16 ngƣời còn lại đều trở thành
phi công trực thăng. Cao Thành Răng là một trong những
ngƣời đi sau chót lại là một ngƣời tử nạn sớm nhất. Anh bị tử
nạn trong thời gian đầu tiên trên phi cơ trực thăng huấn luyện
hai chỗ ngồi TH-55 tại Fort Wolters, Texas.

Ngƣời bị tử nạn đầu tiên sau khi ra trƣờng cũng là ngƣời
đầu tiên đi học bay là Hồ Văn Cƣờng F-21. Sau khi tốt
nghiệp, về nƣớc anh về phục vụ Phi Đòan 217 tại Cần Thơ.
Anh bị tử nạn trong một phi vụ bay đêm ở Vùng IV.

Sau này NGUYỄN VĂN ĐÔNG C-21 cũng về cùng Phi
Đòan 217 tai Cần Thơ. Anh di tản qua Mỹ năm 1975. Hiện
nay anh trở thành một chức sắc tu hành của Đạo Cao Đài
vùng New Orleans. Kỳ họp khóa vừa rồi 2002 tại Houston,
anh về họp với anh em, trong những ngày đó anh tạm quên
vai trò hiện tại để trở về quá khứ vui đùa với anh em.

Vùng II có PHẠM CÔNG CẨN & VÕ MINH HÒA, sau khi
ra trƣờng về phục vụ tại Phi Đoàn Thần Tƣợng 215. Hòa D-
21 ở Phi Đoàn này một thời gian, sau đó anh về bay cho Phủ
Tổng Thống, căn cứ là Dinh Độc Lập. Ngày 30 tháng 4 năm
1975, Anh đƣợc lệnh tùy nghi di tản từ vị Tổng Thống cuối
cùng Dƣơng Văn Minh, anh đã cất cánh rời Dinh Độc Lập
trƣớc khi xe tăng Bắc quân húc đổ cổng Dinh. Anh đáp
xuống mẫu hạm Hancock, và đƣợc đƣa về trại tỵ nạn ở
Arkansas gặp gia đình, mấy năm sau anh rời Fort Smith và
định cƣ tại Houston, Texas cho đến ngày nay. Võ Minh Hòa
là một ngƣời dễ thƣơng nhất trong nhóm, có tài viết lách rất
dí dỏm, và nhất là thiện chí đầy mình, sau lƣng lại có bà xã
giỏi yểm trợ, nên anh không ngại gánh vác công việc của
khóa, không bao giờ không đi họp khóa, anh là Đại Diện
Khóa hai nhiệm kỳ liên tiếp 1998--2002.

PHẠM CÔNG CẨN C-21 là một trong những ngƣời đi
trƣờng bay sớm nhất. Về nƣớc anh phục vụ tại Phi Đòan
Thần Tƣợng 215. Với chí tiến thủ, và lòng gan dạ, anh đã
tình nguyện lên PleiKu khi các phi đòan mới đƣợc thành lập
với chức Trƣởng Phòng Hành Quân Phi Đoàn 229. Mặt Trận
Cao Nguyên là nơi chứng tỏ tài năng của anh. Mùa Hè Đỏ
Lửa với các tử địa nhƣ những căn cứ Dakpek, Daksut, Ben

140 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Het, Đồi Delta, Đồi Charlie, Dakto và Tận Cảnh nơi các bạn
cùng khóa thuộc Trung Đoàn Biệt Lập 42 trấn đóng là chứng
nhân cho sự khôn khéo, gan dạ của anh khi bay trong vòng
lửa đạn. Anh là ngƣời nắm chức vụ cao nhất trong các “cùi
21”, anh nắm quyền Phi Đoàn Trƣởng PĐ229 trong giai
đọan khó khăn nhất, rút PĐ từ PleiKu về Vùng IV những
ngày cuối tháng 4 năm 1975. Anh qua Mỹ năm 1975, sau
một thời gian cƣ ngụ tại thành phố Altoona, tiểu bang
Pennsylvannia, anh lên đƣờng xuôi Nam giã biệt miền Bắc,
nơi định cƣ đầu tiên, ghé Houston, trƣớc khi về Reseda, CA
định cƣ cho tới ngày nay. Anh đã làm Đại Diện Khóa 2
nhiệm kỳ liên tiếp 1994-1998.

Hai cùi về Vùng I địa đầu hỏa tuyến là Trần Gia Bảo và
Hồ Tấn Đạt, sau khi tốt nghiệp về phục vụ tại Phi Đoàn Song
Chùy 213 tại Đà Nẵng. Khi Mỹ rút quân năm 1971, ngành
trực thăng của Không Quân Việt Nam phát triển từ 5 phi
đoàn lên gấp 500% thành 24 Phi Đoàn, 7 Phi Đội Tản Thƣơng.

HỒ TẤN ĐẠT F-21 sau thời gian ngắn phục vụ ở Vùng I
Chiến Thuật, tình nguyện về Phi Đoàn tân lập ở Vùng IV.
Chỉ cần một thời gian ngắn sau, anh nắm chức Trƣởng
Phòng Hành Quân, tham gia mặt trận vùng IV. Các “cùi 21”
ở Sƣ Đoàn 21, Sƣ Đoàn 9 chắc đều có dịp liên lạc vô tuyến
với “Charlie Delta” (hay C&C Hồ Tấn Đạt). Sau 75 anh di
tản qua Mỹ lập nghiệp tại Chicago, nhƣng thời tiết lạnh giá
của “Windy City” không thích hợp với bệnh suyễn của anh,
nên sau đó anh rời về miền Houston nắng ấm và định cƣ cho
tới ngày nay. Anh là Đại Diên Khóa đầu tiên nhiệm kỳ 1988-
1990

TRẦN GIA BẢO G-21 là anh hùng phi công vùng III
Chiến Thuật. Anh rời Phi Đoàn 213 Đà Nẵng về làm Trƣởng
Phòng Hành Quân Phi Đoàn 223 tại Biên Hòa. Tính tình
điềm đạm, nhƣng khi đụng trận ngƣời ta mới thấy sự gan dạ
cùng mình của anh. Mặt Trận Bình Long “hot” nhất trong 3
mặt trận của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Thị trấn An Lộc là thành
phố xa nhất nằm trên trục lộ 13 trƣớc khi rẽ vào tỉnh lộ 33
lên Lộc Ninh sát biên giới Miên Việt. Bắc quân dùng ƣu thế
quân số tràn ngập Lộc Ninh, xuôi xuống vây chặt An Lộc và

K21/TVBQGVN 141

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

trải quân dọc theo phía Nam An Lộc trên trục lộ 13. Họ đặt
các chốt cứng tại Xa Cam, Xa Cát và Suối Tầu Ô để đả viện.
Với địa thế bằng phẳng và rừng rậm nhiệt đới dầy đặc, Bắc
quân có thể bố trí một hệ thống phòng không để khóa chặt
bầu trời An Lộc, ngoài ra họ còn xử dụng một võ khí cực kỳ
lợi hại là hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, khắc tinh của trực thăng.
Suối Tầu Ô là con suối cạn về mùa khô nằm song song với
Quốc Lộ 13. Chốt đóng quân của ta và địch ở Suối Tầu Ô là
hai bên đƣờng, phân chia bởi con lộ 13. Hai bên bố trí hai
bên đƣờng, khi cần chửi nhau không cần máy phóng thanh.
Hai bên ghìm chặt nhau cả mấy tuần rồi, quân ta cần tiếp tế
tải thƣơng, nhƣng không một phi cơ lọt vào đây vì hỏa lực
phòng không quá mãnh liệt, bay vào tử địa đó kể nhƣ cầm
chắc 99% bị bắn hạ. Bảo với chức vụ chỉ huy, nếu nhƣ
những ngƣời khác chỉ bay ở trên cao ra lệnh cho các phi cơ
trong hợp đoàn vào, nhƣng Bảo đã không làm vậy, anh
không ra lệnh cho ngƣời khác những cái gì mình không làm,
anh ra lệnh cho hợp đoàn stand-by chờ, một mình một chiếc,
anh bay sát đất tránh phòng không, chấp nhận lƣới đạn của
súng cá nhân nhỏ của địch bay vào Suối Tầu Ô, đáp xuống
giao thông hào sát bên mặt lộ 13, tuyến chia đôi hai bên địch
bạn, chỉ để cánh quạt lòi trên mặt đất, nên cơn mƣa đạn của
địch không làm gì đƣợc anh. Khi hoàn tất “unload” tiếp tế
lƣơng thực và đạn dƣợc, và “load” thƣơng binh lên, quân bạn
trả lễ địch phía bên kia mặt lộ bằng cơn mƣa đạn để Bảo bốc
lên, bay sát mặt đất ra vùng. Về đến căn cứ Biên Hòa, anh
đƣợc mọi ngƣời tiếp đón và ngả mũ kính chào hành động oai
hùng có một không hai. Nhƣng không phải chỉ có một lần
nhƣ thế, anh đã một mình một chiếc trực thăng bay đáp trong
Tiền Đồn Tống Lê Chân để mang ra một số thƣơng binh cho
Lê Văn Ngôn và Phi Hành Đòan bị bắn hạ từ mấy ngày
trƣớc. Tháng 4 năm 75 anh đang theo học Khóa Chỉ Huy
Tham Mƣu Trung Cấp tại Sài Gòn nên bị kẹt lại không di
chuyển theo đơn vị, chiếc trực thăng anh bay bị hết xăng
phải hạ cánh xuống căn cứ Đồng Tâm. Anh đi tù cải tạo ở
miền Bắc một thời gian dài. Hiện nay định cƣ tại Santa Ana,
CA, uống rƣợu quên đời.

142 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Còn lại 9 ngƣời cuối cùng trong danh sách của các “cùi
21” KQ về chung một phi đòan theo tự gồm có Nguyễn Văn
Yên E-21, Nguyễn Côn A-21, Phan Xuân Lễ F-21, Lê Hữu
Khiêm G-21, Nguyễn Thái Dũng, C-21, Đỗ Văn Chấn A-21,
Trần Đức Viết D-21, Hà Tôn G-21 và Lê Văn Sang E-21.

Trƣớc khi Lực Lƣợng Hoa Kỳ rút về và sự phát triển nổ
bùng của Không Quân VN, mỗi vùng chiến thuật chỉ có một
phi đoàn trực thăng để yểm trợ chiến trƣờng; PĐ217 Vùng
IV, PĐ211 Vùng III, PĐ215 Vùng II, PĐ213 Vùng I, còn lại
PĐ219 đƣợc thành lập theo nhu cầu đặc biệt là chiến trƣờng
ngọai biên bao gồm các mục tiêu là các vùng nhƣ bắc vĩ
tuyến 17, dọc theo Đƣờng Mòn Hồ Chí Minh từ Đèo Mụ Già
nằm trên biên giới Quảng Bình Đồng Hới và Lào, qua các
mật khu 619 trên đƣờng 9 Nam Lào, 701 vùng Ba Biên Giới
phía bên kia Tiền Đồn Ben Hét, dọc xuống đất Miên qua
Modol Kiri, Kratié, Snoul, để xâm nhập miền Nam theo ngả
Bùi Gia Mập. Đây là chiến trƣờng chiến lƣợc, đƣợc Hoa Kỳ
bảo mật tối đa vì Lào quốc đƣợc Hoa Kỳ vận động thành một
nƣớc trung lập, nên họ không thể nào tự nhận có tham chiến
ở đây. Phía bên này biên giới, Hoa Kỳ thành lập “Vòng Đai
Xanh” (The Green Belt) để ngăn chặn. Vòng Đai Xanh này
là hệ thống tiền đồn do một A-Team Hoa Kỳ và một A-Team
Lực Lƣợng Đặc Biệt Việt Nam đảm trách tuyển mộ ngƣời
Thƣợng thành lập một Tiểu Đoàn Dân Sự Chiến Đấu (CIDG
=Civil Indigene Degense Group) để đóng tại những vị trí
then chốt ngăn đƣờng xâm nhập của Bắc quân từ bên Lào,
nhƣ Khe Sanh, A Shau, A Lƣới, Khâm Đức, Dakpek, Daksang,
Daksut, Ben Het, Plei Djereng, Tieu Atar, Bandon, Đức Lập,
BuPrang, Sông Bé, Lộc Ninh, Quảng Lợi, Tống Lê Chân,v.v…
(A-Team là một toán theo tổ chức của Lực Lƣợng Đặc Biệt
quân số chỉ có 13 ngƣời tƣơng đƣơng với một tiểu đội của
quân chính quy, nhƣng quyền hành rất rộng rãi vì hoạt động
biệt lập, và đƣợc ƣu tiên yểm trợ về phi pháo). Lính Dân Sự
Chiến Đấu (hay thƣờng đƣợc gọi là Biệt Kích Mỹ) ở vùng
Cao Nguyên là ngƣời Thƣợng, họ thƣờng không hiểu những
có ý niệm phức tạp rắc rối về chính trị, họ rất dản dị, khi nào
“ông Mỹ trả lƣơng” thì theo ông Mỹ, khi nào ông Mỹ không

K21/TVBQGVN 143

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

trả lƣơng thì bắn máy bay ông Mỹ, tháng tháng sắp hàng “bắt
cái lƣơng” rồi đi kiếm chỗ “bắt cái nƣớc”.

Các cuộc hành quân vƣợt biên đƣợc điều hành dƣới
OPLAN 35 đƣợc chỉ huy trực tiếp từ Ngũ Giác Đài và thi
hành bởi các cơ quan tình báo Hoa Kỳ phối hợp với Nha Kỹ
Thuật của Việt Nam. Nha Kỹ Thuật gồm một số Sở nhƣ Sở
Liên Lạc (hay Sở Nam hay Lôi Hổ xâm nhập Đƣờng Mòn
HCM), Sở Phòng Vệ Duyên Hải (hay Sở Bắc gồm nhiều
tóan ngƣời nhái xâm nhập biển Bắc), Sở Không Yểm điều
hợp không yểm v.v… Sau này Nha Kỹ Thuật đƣợc đặt dƣới
sự điều động của Phòng 7 Tổng Tham Mƣu. Về phía Hoa Kỳ
các cơ quan tình báo nhƣ CIA, Naval Intelligence, DIA
(Defense Intelligence Agency, và các toán Special Forces
thuộc Nhóm V (The Fifth Special Forces Group) đặt Tổng
Hành Dinh ở Okinawa.

Năm 1964 Không Quân Việt Nam thành lập Biệt Đoàn
Thần Phong 83 gồm 3 Biệt Đội, Vận Tải, Khu Trục và Trực
Thăng. Biệt Đội Vận Tải nối tiếp các phi vụ “Cò Trắng” thả
biệt kích ra Bắc từ thời 1961. Biệt Đội Khu Trục một thời
vang danh Bắc Phạt với các phi công bị bắn hạ trên đất địch
nhƣ Vũ Khắc Huề (anh rể Đinh Gia Rũng), Phạm Phú Quốc
v.v… nhƣng một thời gian ngắn sau bị áp lực Hoa Kỳ nên
giải tán. Chỉ còn Biệt Đội Trực Thăng với nhu cầu tăng gia
vì Bắc quân ồ ạt đƣa tiếp liệu và quân bổ xung đi B – chiến
trƣờng miền Nam, nên năm 1968 đƣợc tái tổ chức thành Phi
Đoàn Long Mã 219.

Vì chiến trƣờng đặc biệt cần phi cơ chịu đạn đƣợc nên
trực thăng H-34 đƣợc xử dụng thay vì UH-1 đang đƣợc Mỹ
xử dụng và trang bị cho các phi đoàn trực thăng VN khác.
Do đó 9 “cùi 21” đƣợc huấn luyện trên H-34 tại Hoa Kỳ nên
đƣợc (hay bị) bổ xung theo nhu cầu đặc biệt này về PĐ219.
“Đƣợc (hay Bị)” hay là cả hai vì lý do sau đây: Mỗi lần vƣợt
biên giới, mỗi nhân viên phi hành đƣợc lãnh 3 ngàn đồng
“công tác phí vƣợt biên” (cross border fee), mỗi lần đi biệt
phái 2 tuần trung bình làm từ 15 đến 25 phi vụ vƣợt biên,
công thêm tiền “per diem” (công tác phí biệt phái xa đơn vị
gốc 650 đồng một ngày), thành ra tổng cộng sau hai tuần mỗi

144 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

nhân viên phi hành lãnh khỏang 50 chục tới 100 ngàn đồng
đi nghỉ phép hai tuần, đó là chƣa kể các tay đánh bài thần sầu
quỷ khốc nhƣ Trần Đức Viết, Hà Tôn thì có khi mang túi
bọng về, có khi mang hai ba trăm ngàn về ăn chơi. Còn “Bị”
là vì sau thời gian hai năm, chỉ còn lại 1/3 còn bay bổng, 2/3
bị bắn hạ hay bắn bị thƣơng không tiếp tục đi bay nữa, nhƣ
sẽ thấy chuyện 9 “cùi 21” của PĐ219 kể dƣới đây.

Hai ngƣời về cuối cùng lại là 2 ngƣời đã hy sinh cho tổ
quốc trong số 9 “cùi 21” của Phi Đoàn 219. LÊ VĂN SANG
E-21 về phi đoàn đƣợc mấy tháng, mƣớn nhà mang vợ ra
ngoài phố Đà Nẵng ở chƣa ấm căn nhà đã tử nạn trong một
phi vụ hành quân ở vùng II nhƣ đƣợc kể trong bài đính kèm
dƣới đây trích từ truyện ngắn “Bay Trong Lửa Đạn” đăng tải
trên Nguyệt San Nghệ Thuật - Montréal, Canada) và Tuyển
Tập Không Quân phát hành ở Houston, Texas.

HÀ TÔN G-21 cựu Liên Đoàn Trƣởng LĐSVSQ Khóa
21 về PĐ219 cùng với Lê Văn Sang. Anh là một phi công
anh hùng, gan dạ, chỉ một thời gian ngắn anh trờ thành IP
(Instructor Pilot) và giữ chức vụ Phi Đội Phó trong Phi Đội
của cùi đồng khóa Nguyễn Thái Dũng. Nhƣng anh không
may mắn đã tử nạn trong một phi vụ huấn luyện khi đứa con
đầu lòng của anh sắp ra đời. Cháu Hà Giao không biết mặt
Bố, hiện nay cƣ ngụ tại Dallas, Texas đã tìm cách liên lạc với
các bạn cùng khóa với Bố để đƣợc nghe chuyện về Bố.

NGUYỄN VĂN YÊN E-21 với bộ râu quai nón xanh rì, da
thắng mũi cao nhƣ tây, là ngƣời về PĐ219 sớm nhất, anh bay
bổng xuất sắc, thoát chết nhiều lần trong đƣờng tơ kẽ tóc,
nên năm 1972 anh đảm nhận chức Chỉ Huy Căn Cứ Tiền
Phƣơng Không Quân ở Phú Bài, điều hợp không yểm của Sƣ
Đoàn I KQ trong Mặt Trận Quảng Trị. Năm 1975 khi Quân
Đoàn I thất thủ, anh em bặt tin anh tới ngày nay.

NGUYỄN CÔN A-21 về PĐ219 cùng một lƣợt với
Nguyễn Văn Yên. Anh là một phi công xuất sắc, có tài lãnh
đạo chỉ huy có có chí tiến thủ. Khi phi cơ trực thăng vận tải
hạng nặng Chinook đƣợc trang bị cho KQVN, anh tình
nguyện đi học, khi về anh đảm nhận chức Sĩ Quan Huấn
Luyện Phi Đoàn 241 ở Phù Cát, sau đó trở thành Phi Đoàn

K21/TVBQGVN 145

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Phó của một Phi Đoàn Chinook mới thành lập ở Cần Thơ.
Qua Mỹ năm 1975, nghe đâu có một thời gian anh lên
Alaska làm việc, nhƣng cho đến nay chƣa ai gặp lại anh.

PHAN XUÂN LỄ F-21 ngƣời cao to, nên cái gì cũng to,
anh hay đàn, hay hát, vào sinh ra tử ở PĐ 219 nhiều phen,
khi PĐ rời Đà Nẵng về Nha Trang, anh xin ở lại vì lý do gia
đình anh ở Huế. Anh là con nhà văn Phan Du tác giả cuốn
truyện Hai Chậu Lan Tố Tâm. Tháng 3 năm 1975, khi Quân
Đoàn I mất, các phi công di tản về Vùng II nghe tiếng anh
trên tần số “guard” cho biết anh đang bay dọc theo bờ biển,
nhƣng hết xăng rồi, có lẽ anh sẽ đâm tầu xuống biển. Cả
chục năm trôi qua, ai cũng tƣờng đã mất anh rồi, nhƣng khi
chƣơng trình HO đƣợc thi hành, có tin anh đã tới Mỹ và cƣ
ngụ tại Bắc California, nhƣng chƣa ai đƣợc gặp hay liên lạc
gì với anh cả.

LÊ HỮU KHIÊM G-21 là em ruột của là niên trƣởng Lê
Hữu Khái Khóa 15, Sĩ Quan ĐĐT/ĐĐ B-21. Niên Trƣởng
Khái là ngƣời ƣu ái với Khóa 21 giống nhƣ Niên Trƣởng Lý
Văn Mẹo của ĐĐ C-21. NT Khái đã lên Bản Tin K 21 kêu
gọi anh em khóa 21 và đặc biệt là B-21 về Washington, DC
họp khóa 21. Khiêm bay bổng gần hai năm trong các cuộc
hành quân vƣợt biên trƣớc khi bị thƣơng ở chân. Anh bị rất
nặng, nằm nhà thƣơng khá lâu, nhƣng bị thƣơng về xƣơng
mà đƣợc thăm hỏi quá ân cần nên kết quả là anh bị tật hai
chân dài ngắn khác nhau, nên phải từ giã bay bổng về làm
Phòng Hành Quân Tác Chiến TOCC kiểm soát các phi vụ
tác chiến trên toàn cõi VN. Năm 1975 anh tỵ nạn qua Mỹ và
định cƣ tại thành phố Cleveland, Ohio cho đến nay.

TRẦN ĐỨC VIẾT D-21 với hàm râu Trƣơng Phi, to lớn,
là cựu thành viên Hội Đồng Danh Dự LĐSVSQ, nhƣng khi
ra trƣờng, anh lại là một tay phé cừ khôi. Những ngày còn
học Anh ngữ tại Căn Cứ Lackland, San Antonnio, anh và
Trần Gia Bảo đã nhiều phen tháu cáy các cùi đàn anh nhƣ
Trần Văn Hợp 19, Nguyễn Văn Nghiêm 20 thuộc TQLC
đƣợc gởi đến đây học Anh ngữ trƣớc khi đi huấn luyện tại
căn cứ Quantico của US Marine Corps. Qua trƣờng bay ở
Fort Wolters, anh cho các SQ Mỹ ở Officer‟s Club tại Fort

146 46 Năm Hội Ngộ

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Wolters cƣời đau khóc hận với môn thẩy xúc xắc crab-table
mà anh mới đƣợc họ chỉ dẫn. Về bay tại PĐ219 anh cũng lẫy
lừng với môn “bài cào tịch tụ đầu, làm cái tụ sau”. Năm
1971, trong cuộc hành quân vùng Ba Biên Giới, anh ngồi
ghế copilot, khi tới LZ đáp xuống, cỏ tranh bị sức gió thổi
bạt ra, cả một trung đội địch nhất tề đứng lên nhả đạn nhƣ
mƣa vào phi cơ. Anh bị trúng đạn ở ngực, gục xuống,
Trƣởng Phi Cơ nhanh tay kéo phi bốc lên, bay thẳng về Bệnh
Xá Kontum. Anh ngất xỉu và bị mất cả hai lít máu, nhƣng
nhờ đƣợc đƣa thẳng vào phòng cấp cứu tiếp máu nên anh đã
tỉnh dậy sau nhiều tuần hôn mê. Sau đó anh đƣợc đƣa về làm
ở Sở Không Yểm. Năm 1975, anh vƣợt thoát qua Mỹ và đi
học lại trở thành Kỹ Sƣ Dầu Hỏa, lập nghiệp tại Houston,
Texas. Sau này anh có thay đổi và bị bệnh thận nặng và
chuyển cƣ về Santa Ana, California.

ĐỖ VĂN CHẤN A-21, về nƣớc cùng một lƣợt với Viết.
Anh là ngƣời sau chót của 9 “cùi 21” rời PĐ219. Năm 1973
anh về PĐ251 tại Biên Hòa đảm trách chức vụ Trƣởng
Phòng Hành Quân. Năm 1975 anh tỵ nạn ở Mỹ và cƣ ngụ tại
thành phố San José. Anh khởi sự viết và cho ra mắt tác phẩm
đầu tay “Nửa Đƣờng Gẫy Cánh” cuối thập niên 80. Sau đó
anh còn xuất bản thêm vài tác phẩm nữa.

Và cuối cùng là NGUYỄN THÁI DŨNG C-21, là ngƣời
viết bài này. Dũng bay bổng cũng tạm đƣợc, nhƣng phải cái
ngang dạ, nên khi các “cùi 21” KQ lần lƣợt kẻ trƣớc ngƣời
sau đeo mai bạc thì anh lại đƣợc nghị định từ Bộ Tƣ Lệnh
Không Quân phạt theo đề nghị của Tổng Tham Mƣu, nhƣng
nhân nhƣợng không lột lon mà chỉ giam lon 5 năm mà thôi.
Năm 75 anh qua Mỹ ở trại tỵ nạn Camp Pendleton, CA, đƣợc
hai tháng thì xin đi Canada, hiện nay “semi retired” hàng
tuần ngồi tán dóc với anh em văn nghệ ở Mộng Lệ An
(Montréal), lâu lâu làm tài xế lãng du đƣa vợ đi “rong ca”.
Về mặt viết lách, là ngƣời sáng lập ra nhóm văn chƣơng
“Miệt Dƣới” cổ động cho trƣờng phái văn chƣơng “mặn”.
Tác phẩm đầu tay là “Ngồi Quán Cóc Tán Dóc Chuyện
Đời”.

K21/TVBQGVN 147

Đặc San Những Năm Tháng Không Quên

Trong vài trang giấy ngƣời viết chỉ có thể tóm lƣợc đƣợc
một ít những gì còn nhớ trong quãng đƣờng 40 năm qua về
một nhóm nhỏ của toàn khóa 21, để nhắc lại những kỷ niệm
vui buồn trong ngày họp khóa. Nếu có gì sai lạc xin “quí dzị
thông cảm mà niệm tình tha thứ”.

TỔNG KẾT LẠI HIỆN NAY CÓ:
- 15/25 “cùi 21” KQ sống ở hải ngọai: Đỗ Văn Chấn,
Nguyễn Côn, Lê Đình Lay A-21, Trần Đăng Khôi, Trần
Xuân B-21, Phạm Công Cẩn, Nguyễn Thái Dũng, Nguyễn
Văn Đông C-21, Hoàng Ngọc Hải, Võ Minh Hòa, Trần Đức
Viết D-21, Hồ Tấn Đạt, Phan Xuân Lễ F-21, Trần Gia Bảo,
Lê Hữu Khiêm G-21.
- 3/25 “cùi 21” KQ còn ở tại quốc nội: Nguyễn Huy
Hòang, Trần Văn Răng H-21, Nguyễn Văn Yên E-21.
- 7/25 “cùi 21” KQ đã mất: Cao Thành Răng B-21, Trần
Công Tƣờng C-21, Lê Văn Sang E-21, Ngô Văn Chộ, Hồ
Văn Cƣờng F-21, Hà Tôn.

NGUYỄN THÁI DŨNG C-21

148 46 Năm Hội Ngộ

CHUYEÄN KEÅ CUÛA MOÄT

THAÈNG CUØI

Trần Ngọc Lình E/21

CHUYỆN KHÔNG ĐI TÙ CỘNG SẢN.

Không nhƣ hầu hết quân cán chính trung, cao cấp của
chính phủ VNCH, hay điển hình toàn thể Cùi Khóa 21 sau
cái ngày bi thảm 30 tháng 4 năm 1975, một số có cơ may
vƣợt thoát khỏi miền Nam trƣớc giờ phút tang thƣơng đó, đa
phần còn kẹt lại đều phải “đăng ký” để đƣợc “ở tù”. Riêng
phần tôi, một Cùi Ù Lì chính gốc nhờ số phần đƣa đẩy đến
một quyết định khá đặc biệt: Không trình diện để đi tù, cải
dạng, đổi tên và tạm di chuyển đến một nơi yên thân trong
thời gian Quỷ đỏ lộng hành này.

Nhờ nghiệp quả, may mắn liên tục bên tôi suốt trong tám
năm len lỏi sống lang thang trong lòng bầy Quỷ dữ tôi đều
thoát khỏi mọi trở ngại xảy đến cho tôi.

Các bạn ở tù ƣ, khổ sở cùng cực qua các nhà tù CS, thời
gian đầu còn căng thẳng, sau rồi những cùng khổ cũng quen
dần. Còn phần tôi với 8 năm dời chỗ gần 10 nơi từ Phƣớc
Tỉnh, Long Thành, Phụng Hiệp, Sóc Trăng, Hố Nai, Thốt
Nốt, Phƣơng Lâm, Bến Đình, Bãi Trƣớc..., năm 1984 vƣợt
biên đến Indonesia (đảo Galang).

K21/TVBQGVN 149


Click to View FlipBook Version