The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by sphoabinh, 2021-11-03 23:46:38

NTT newsletter final version 04.11.21

NTT newsletter final version 04.11.21

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯPHẠM HÒA BÌNH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH CHẤT LƯỢNG CAO NGUYỄN TẤT THÀNH

NTT Inside

Autumn 2021

Số đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
và 65 năm thành lập trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình (1956-2021)

1

2

TẠP CHÍ “NTT inside” (Lưu hành nội bộ)

Số: 01, Tháng 11/2021

BAN BIÊN TẬP:
Đào Anh Tuấn
Lê Thị Thu Hương
Nguyễn Thị Kim Cúc
Ngô Thị Thùy Hương
Bùi Văn Thành
Đặc biệt cảm ơn sự tham gia của Thầy Yves Perrin
Tranh vẽ trang bìa: Vũ Việt Hương – Lớp 8A

NTT Newsletter, Autumn 2021

3

TRONG SỐ NÀY

THƯ NGỎ..................................................................................................................................................................................5
TIN TỨC, SỰ KIỆN ..................................................................................................................................................................... 6

Tản mạn Tết Trung thu.......................................................................................................................................................6
Hoạt động trải nghiệm liên môn các môn khoa học xã hội khối trung học cơ sở trường Phổ thông thực hành chất lượng
cao Nguyễn Tất Thành........................................................................................................................................................7
Truyện cười dân gian qua lăng kính của học sinh lớp 7 .....................................................................................................10
Dự án Góc học tập thân thiên vui vẻ .................................................................................................................................12
CẢM XÚC TUỔI HỒNG ............................................................................................................................................................ 14
Nguyễn Tất Thành ngôi trường em yêu ............................................................................................................................ 14
Nguyen Tat Thanh school, my second home ....................................................................................................................17
Trường Nguyễn Tất Thành, những ký ức đầu tiên .............................................................................................................19
THẦY CÔ CỦA EM ...................................................................................................................................................................20
Giai điệu tuổi hồng............................................................................................................................................................20
Niềm vui nhỏ.....................................................................................................................................................................21
Gửi cô, người giáo viên yêu thương … ............................................................................................................................... 23
GƯƠNG SÁNG HỌC TRÒ ......................................................................................................................................................... 26
Nguyễn Thanh Thủy Tiên, một tấm gương hiếu học .........................................................................................................26
TRANG LƯU BÚT .................................................................................................................................................................... 28
From a friend living far away............................................................................................................................................ 28
NTT inside me................................................................................................................................................................... 29
TRANG SÁNG TÁC ................................................................................................................................................................. 30
Truyện ngắn ‘Chiếc lá cuối cùng’ của O. Henry qua góc nhìn của cô và trò ......................................................................30
Thơ: Kiệt tác......................................................................................................................................................................35
Sau cơn mưa..................................................................................................................................................................... 37
KỂ CHUYỆN DANH NHÂN ...................................................................................................................................................... 39
Chu Văn An, người thầy giáo của muôn đời ......................................................................................................................39
LỜI HAY Ý ĐẸP ........................................................................................................................................................................ 41
CHIA SẺ TUỔI TEEN ................................................................................................................................................................42
Hội chứng tấm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì ............................................................................................................................ 42
Cuộc thi vẽ tranh về Tết trung thu và một số hình ảnh Halloween ..................................................................................44
VUI CƯỜI................................................................................................................................................................................ 47
Trượt hay đỗ?....................................................................................................................................................................47
Là con muỗi ạ!.................................................................................................................................................................. 48

4

THƯ NGỎ

Các em học sinh thân mến!

Năm học 2021-2022, để tạo một diễn đàn cho các em được chia
sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ, những niềm vui, trải nghiệm,
những đam mê, sở thích của bản thân hay bày tỏ sự biết ơn của
mình đến bạn bè, thầy cô và các cô bác cán bộ công nhân viên
nhà trường, Trường Phổ thông thực hành chất Nguyễn Tất
Thành đã có sáng kiến xây dựng và xuất bản thường kỳ Tạp chí

lưu hành nội bộ trong Nhà trường với tên gọi “NTT Inside” do

chính các thầy cô giáo, các em học sinh xây dựng nội dung và gửi
bài đăng.

Tạp chí “NTT Inside” là tập hợp những bài viết của các em học sinh và các thầy cô giáo trường
Phổ thông thực hành chất t ượng cao Nguyễn Tất Thành về bạn bè, thầy cô; Về những chuyến

đi trải nghiệm trong và ngoài nhà trường; Môn học yêu thích; Những kỷ niệm đẹp về ngôi
trường; Những cảm xúc bỡ ngỡ khi buổi đầu tiên đến trường; Viết về lòng biết ơn đối với thầy
cô, các cô bác cán bộ công nhân viên nhà trường (cô cấp dưỡng, bác lái xe...).

“NTT Inside” là cuốn album trong đó chứa đựng những bức ảnh đẹp về ngôi trường, bạn bè,

thầy cô, về các hoạt động học tập, vui chơi trong nhà trường; những bức tranh đẹp do chính các
em học sinh vẽ theo các chủ đề tự chọn...

Những sự kiện diễn ra trong nhà trường cũng được “NTT Inside” cập nhật liên tục, kịp thời.

Với mong muốn “NTT Inside” là sợi dây kết nối học sinh với thầy cô, bè bạn, là nơi lưu lại những

kỷ niệm của các em trong thời gian học tập và rèn luyện tại ngôi trường này cũng như khi các
em đã rời xa mái trường, Ban Biên tập rất mong nhận được sự hưởng ứng và đóng góp của thầy
cô giáo và các em cho Tạp chí!

Ban Biên tập

5

TIN TỨC, SỰ KIỆN

Tản mạn Tết Trung thu

Bùi Thị Mai Lan

Ngày 21 thań g 9 năm 2021 (Rằm tháng 8) , thầy và trò trường Phổ thông thực hành chất
lượng cao Nguyễn Tất Thành lại vui mừng, náo nức chào đón Trung thu theo một cách rất
riêng.

Chưa bao giờ có một mùa Trung thu lại có ý nghĩa đến thế, Trung thu mùa Covid 2021.
Tuy chẳng rước đèn, tuy chẳng nhảy múa trên sân khấu nhưng các em lại được trải nghiệm,
được thể hiện tài năng khéo léo của mình qua hoạt động thi vẽ tranh Trung thu, cùng nhau bằy
những mâm cỗ, trang trí riêng cho lớp mình. Bên cạnh đó, mỗi bạn học sinh còn được thể hiện
khả năng thuyết trình nói về cảm nhận của em về ngày Tết Trung thu đầy ý nghĩa.

Một mùa Trung thu nữa lại đến dưới mái trường thân thương, cùng phá cỗ với thầy cô giáo, bạn
bè… để từ đó càng hiểu về ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, các em đựợc rèn luyện sự đoàn kết,
gắn bó, hợp tác chia sẻ, cùng nhau cố gắng.

Chúc các em học sinh trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành nói
riêng và tất cả các em nhỏ trên mọi miền đất nước có một ngày tết trung thu thật vui vẻ, bổ
ích, ý nghĩa, không quên trách nhiệm học tập, cố gắng ngày càng chăm ngoan.

6

Hoạt động trải nghiệm liên môn các môn khoa học xã hội khối
trung học cơ sở trường Phổ thông thực hành chất lượng cao

Nguyễn Tất Thành

Đỗ Thị Tiến Thành

Ngày 20 tháng 10 năm 2021. Trường phổ thông thực hành chất lượng cao nguyễn Tất
Thành đã tổ chức ngày hội trải nghiệm các môn khoa học xã hội cho các em học sinh khối THCS
của Nhà trường.

7

Trong ngày hội trải nghiệm các em học sinh khối THCS được tham gia các hoạt động
chính như Thi Rung Chuông Vàng (Golden Bell Ringing). Đây là phần thi thử thách kiến thức với
gần 60 câu hỏi về tất cả các môn khoa học của khối THCS. Bạn Phạm Quốc Khang lớp 9A3 đã
xuất sắc dành ngôi quán quân và nhận cúp vàng cuộc thi.

Trong phần hoạt động Team Building học sinh được trải nghiệm các trò chơi rèn kỹ năng
làm việc nhóm, tương tác, rèn luyện nghị lực. Các em được tham gia rất nhiều trò chơi như thổi
bóng, chuyển nước, ném lon… Hoạt động nhóm đã thu hút rất nhiều học sinh tham gia thử sức
và chiến thắng.

8

Phần sân khấu hóa các bạn học sinh trải nghiệm kiến thức khoa học dưới lăng kính khác.
Toàn bộ nội dung, hình thức thể hiện đều được các bạn học sinh tự lên ý tưởng, tổ chức luyện
tập và thể hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động trải nghiệm góp phần tạo nên hứng thú học tập, tìm tòi, mở rộng kiến thức
của các em học sinh. Đồng thời cũng tạo ra môi trường an toàn để học sinh vận dụng kiến thức
vào xử lý các tình huống có thể xảy ra trong thực tiễn; rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng mềm
cho các em, giúp các em lựa chọn được cách ứng xử phù hợp, đúng mực.

Hoạt động trải nghiệm còn tạo nên không khí tươi vui, phấn khởi chào mừng ngày thành
lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10, tăng cường sự đoàn kết, thân thiện của thầy và trò
nhà trường, tạo nên động lực để các em học sinh học tập tốt hơn nữa.

9

Truyện cười dân gian qua lăng kính của học sinh lớp 7

Đỗ Gia Bảo

“Nhưng nó phải bằng hai mày” là câu truyện cười dân gian kể về một viên Lí trưởng nổi

tiếng là xử kiện giỏi. Cải và Ngô là hai người dân đi kiện, ai cũng mong muốn mình thắng kiện
nên đã đút tiền trước cho ông L í. Cải đưa trước năm đồng và ung dung chắc rằng mình sẽ thắng
kiện nhưng anh ta lại không biết rằng Ngô đã âm thầm đưa cho Lí trưởng gấp đôi. Khi xử kiện,
Cải thua, Ngô là người thắng kiện. Cải xòe 5 ngón tay lên trước mặt, ông Lí cũng xòe năm ngón

tay úp lên 5 ngón tay của Cải và kèm theo đó là lời nói "nhưng nó lại phải bằng hai mày".

Là một câu truyện châm biếm, chế giễu thói hư tật xấu trong một bộ phận quan lại; tạo
mâu thuẫn trái tự nhiên “nơi lẽ phải được đo bằng tiền” để gây cười, sau nhiều cố gắng em đã
chuyển thể nội dung câu truyện sang một vở kịch. Dưới sự dẫn dắt của cô chủ nhiệm cũng là
cô giáo dạy Ngữ văn Hà Phương, cùng với lối diễn xuất chân thật của các bạn học sinh lớp 7A
trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành, vở kịch đã trở nên sinh động,
hấp dẫn người xem. Tuy không phải là lần đầu tiên tập thể lớp 7A chúng em được trải nghiệm
một tác phẩm văn học thông qua hình thức sân khấu hóa, nhưng vẫn là một trải nghiệm mới lạ,
đầy thú vị đối với tất cả chúng em. Đây không còn là một tiết học ngữ văn đơn thuần mà vở
kịch còn cho chúng em thấy tác phẩm văn học dường như sống động và hấp dẫn hơn. Mặt
khác hình thức sân khấu hóa các tác phẩm ngữ văn, trích đoạn văn học là một cách học hay, lôi
cuốn người học. Bởi khi được hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm văn học, chúng em tự phân
tích, đánh giá, suy nghĩ về tâm lý nhân vật, bối cảnh, diễn biến câu chuyện, qua đó cảm nhận

10

sâu sắc hơn về tác phẩm văn học nói chung và từng nhân vật nói riêng. Đồng thời cũng góp
phần cho chúng em được vui chơi giải trí và thỏa sức sáng tạo.

Thông qua những trải nghiệm văn học như thế này, em càng hào hứng hơn với phương
pháp học khơi gợi ý muốn tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; giúp chúng em
hiểu được các thông điệp mà tác giả, tác phẩm muốn chuyển tải. Đồng thời, đây cũng là cách
tạo điều kiện để chúng em phát huy vai trò tự chủ trong việc học, không bị giới hạn, bó buộc
trong phạm vi những trang sách giáo khoa. Để chúng em hiểu hơn giá trị “chân - thiện – mĩ”,
“văn học là nhân học”, “văn chương chính là cuộc đời” khiến chúng em càng trân trọng và yêu
quý những giá trị văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

11

Dự án Góc học tập thân thiên vui vẻ

Ngô Thị Thùy Hương

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông 2018 với
mục tiêu chung là: Phát triển phẩm chất và năng lực chung; năng lực thích ứng; năng lực thiết kế, tổ
chức hoạt động và năng lực định hướng nghề nghiệp. Trong đó cấp trung học cơ sở hướng đến mục
tiêu cụ thể bao gồm: T hói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử
có văn hoá sống có trách nhiệm; Hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã
hội; Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; Biết tổ chức công việc một
cách khoa học; Có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện … phù hợp
với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.

Để thực hiện được mục tiêu trên, trong quá trình triển khai hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, có thể tổng hợp theo sơ đồ sau:

Để tạo điều kiện hình thành và phát triển năng lưc của học sinh thông qua trải nghiệm và tổng
kết thành bài học của riêng mình, trong tháng 10 năm 2021, giáo viên giảng dạy hoạt động trải
nghiệm lớp 6 trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành đã tổ chức cho học sinh
thực hiện dự án “GÓC HỌC TẬP THÂN THIỆN, VUI VẺ”. Dự án này không chỉ do học sinh thực hiện mà
còn có sự hỗ trợ của các phụ huynh học sinh. Dự kiến dự án này không chỉ kéo dài trong tháng 10 mà
sẽ là dự án được học sinh thực hiện trong ít nhất là năm học 2021 -2022 vì mục tiêu của việc hành
thành năng lực là được rèn luyện trong cả một quá trình. Mới sau 2 tuần triển khai, 100% các bạn học
sinh của lớp đã tham gia nhiệt tình, góc học tập đã được các phụ huynh hỗ trợ trang trí lại và duy trì
thường xuyên. Đến ngày 15/10/2021 lớp đã nhận được các hình ảnh về góc học tập của các bạn học

12

sinh lớp 6. Giáo viên đã thực hiện chấm dự án lần 1 qua hình ảnh với các tiếu chí: gọn gàng, sạch sẽ,
ấm áp, đủ ánh sáng và thân thiện với môi trường. Trong 26 ảnh gửi về từ dự án của các em học sinh
lớp, đã có 01 ảnh đạt giải Nhất; 02 ảnh đạt giải Nhì và 03 ảnh đạt giải Ba.

Giải Nhất: em Lê Đức Lương Giải Nhì: Em Đặng Duy Khoa

Đây chỉ là hoạt động dừng lại ở quy mô lớp học, hy vọng hoạt động này có thể lan tỏa đến các
học sinh trong toàn trường để các em có những góc học tập thân thiện, ấm áp là nơi mỗi tối các em
đều thích ngồi vào đó để học và chiếm lĩnh tri thức của mình./.

Giải Nhì: Em Trương Hoàng Bách
13

CẢM XÚC TUỔI HỒNG

Nguyễn Tất Thành, ngôi trường em yêu

Phan Bảo Ngọc
Bùi Duy Khánh
Trần Đình Tuấn
“A school is a building which has four walls with tomorrow inside”. — Lon Watters.

Trường học là nơi không thể thiếu trong xã hội loài người. Trường, là người giáo viên dạy
ta thành tài, là cầu nối gắn kết chúng ta từ những người xa lạ thành một gia đình, và cũng là
người bạn tri âm tri kỉ gắn bó với ta suốt những năm tháng học trò. Với chúng tớ, người bạn
thân thương đó không ai khác chính là ngôi trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn
Tất Thành.

Trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành thuộc trường CĐSP Hòa
Bình, được thành lập năm 2017. Năm học 2017 – 2018 là năm học đầu tiên của nhà trường với
2 cấp học: Tiểu học và Trung học cơ sở. Trường có 4 tầng học với 20 lớp, các bức tường được sơn
màu kem sữa, tựa như một lớp kem vali mềm mại cùng mái ngói đỏ tươi. Cơ sở vật chất của

14

trường rất đa dạng. Chúng tớ có các phòng thực hành riêng biệt cho mỗi môn học như môn Vật
lý, Sinh học, Hóa học, Tin học, một phòng tâm lý đầy ấm áp để chúng tớ giải tỏa căng thẳng
mỗi khi áp lực và một phòng thư viện nhỏ xinh chứa đựng rất nhiều những cuốn sách hay và bổ
ích. Không chỉ vậy, ngôi trường Nguyễn Tất Thành còn có sân bóng rổ, bóng đá, cầu lông, bóng
chuyền, bể bơi và bàn bóng bàn, tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm rất đa dạng
về thể thao. Đặc biệt, mỗi lớp đều có 2 chiếc điều hòa và 1 chiếc máy chiếu,giúp học sinh có
một môi trường học tập thật thoải mái và tiện lợi. Ngoài ra, nhà trường còn trang bị hệ thống
camera từ lớp học đến nhà ăn, giúp các bậc phụ huynh dù ở nơi nào vẫn có thể theo dõi những
“thiên thần nhỏ” của mình. Trong các lớp còn được trang trí bởi những đồ vật do chính tay học
sinh của lớp sáng tạo nên dường như mỗi lớp đều có những vẻ đẹp, cá tính riêng mà không ai là
không nhận ra được.

Trường Nguyễn Tất Thành còn có một con đường rất đẹp mang tên “Dream Path-Con đường
ước mơ”, món quà rất ý nghĩa của Thầy Yves đáng kính. Hai bên đường luôn có những “người
vệ sĩ xanh khổng lồ” không quản nắng mưa bảo vệ, giúp chúng tớ mỗi lần đi và vui chơi trên
con đường đó đều rất thoải mái và tiện lợi. Trên Con đường ước mơ ấy còn có rất nhiều những
câu nói ý nghĩa, tạo động lực cho chúng tớ chăm chỉ học hành, phấn đấu hơn mỗi ngày.

Trường Nguyễn Tất Thành có tổ chức bán trú đối với cả 2 cấp học: Tiểu học và Trung học cơ sở.
Hệ thống bán trú được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo chất lượng đồ ăn, giấc ngủ cho mỗi
học sinh, giúp chúng tớ “hồi sức tích cực” sau mỗi giờ học căng thẳng và chuẩn bị cho buổi học
mới đầy năng suất. Không chỉ vậy, nhà trường còn có hệ thống xe hỗ trợ đưa đón học sinh trải
rộng khắp thành phố, cùng đội ngũ tài xế đầy kinh nghiệm và các giáo viên giám sát, đảm bảo
an toàn cho tất cả học sinh, cũng như làm các bậc cha mẹ phụ huynh an tâm cho các con tới
trường. Trên chiếc xe ấy dường như lúc nào cũng đầy ắp những tiếng cười giòn giã, khiến mỗi
ngày đến trường của chúng tớ luôn tràn ngập niềm vui.

Trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa vào các ngày lễ, như
Halloween, Giáng Sinh, Trung Thu,.. và cả những buổi ngoại khóa về dân tộc Mường cùng
những trò chơi dân gian rất thú vị, giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức văn hóa cũng như tạo
nên những kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

15

Ngoài cơ sở vật chất tuyệt vời, trường Nguyễn Tất Thành còn có rất nhiều những khung
cảnh đầy thơ mộng, gây ấn tượng đặc biệt với mọi người. Không thể không kể tới đó là vườn
hoa lạc mới trồng vào hè năm nay. Có thể nói rằng, dù chúng tớ có mệt mỏi như thế nào khi tới
trường, thì chỉ cần nhìn những bông hoa tươi tắn ấy đều sẽ cảm thấy rất hào hứng. Khi trời
nắng, những bông hoa đẹp như hàng ngàn tiên nữ hạ phàm, các “nàng thơ” tỏa ra những
hương thơm đê mê kết hợp với những chàng “ca sĩ” hót vang những bài ca thơ mộng cuốn hút
tâm hồn ta vào 1 thế giới hoàn toàn khác, ở đó không có khói bụi, không còn tiếng ồn của còi
xe, không còn sự buồn bã, chán nản. Còn khi trời mưa vườn hoa ấy là 1 bức tranh lấp lánh.
Những nàng tiên áo vàng mang tới cảm giác vui tươi giữa một bầu trời u ám. Khi đó, các nàng
thật long lanh, xinh đẹp như nàng Kiều, cùng với sắc vàng thắp sáng cả vùng trời.

Suốt những năm tháng Trung học cơ sở, các thầy cô của trường Nguyễn Tất Thành đã
luôn đồng hành, giúp đỡ chúng tớ để chúng tớ có được như ngày hôm nay. Và 9A1 chúng tớ sẽ
cố gắng, phấn đấu để phát huy những thành tựu mà các anh chị đi trước đã đạt được.

Ảnh: Anh Thư

16

Nguyen Tat Thanh school, my second home

Trịnh Thanh Thảo

When the time has passed, things around us have
changed very quickly but in everyone's mind we can not forget
the school time that we have a strong attachment with for a long
time . Especially, our beloved secondary school has special
footage that keeps tons of beautiful memories of everything we
have done in students' lives. And I’ll tell you about my secondary
school. It’s called Nguyen Tat Thanh school.

The school was just established since 2017, but it has a lot of achievements throughout
the years. These have made it being in the top 10 th school of the province which has the most
students went to Hoang Van Thu high school, the most famous school of Hoabinh province.
This ranking has made the whole school really proud of the first 9 th grade generation and we,
the second 9th generation, also have to try our best to make our schooll proud of us. I have
studied in Nguyen Tat Thanh secondary school for four years. It is just like my second home.
The school has a large area with 1500 square meters including football, basketball field,
studying area, entertaining area and swimming pool as well. It's really beautiful, clean and full
of subject classrooms and specialized classrooms like laboratory, music room , library,
computer room,etc. There are a lot of trees around to make shades for us in the summer. It's
really cool , and it makes the environment around us really clean too. We can also take
pictures of the school or with the whole class to make good memories about the school.

On every special occasion, our school organizes the events for students to experience
new things. We can also participate in a lot of school activities to develop our strengths . Each
year, we often have a field trip to experience the outside world and learn new things we
haven’t seen before .

17

Nguyen Tat Thanh secondary school is truly the best school I have ever studied at. I
hope that every students in the school will try harder and harder every day to reach to their
dream.

18

Trường Nguyễn Tất Thành, những ký ức đầu tiên

Trần Bích Ngọc

Tạm biệt mái trường tiểu học thân mến, hôm nay em đi học tại trường Phổ thông thực
hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. Sáng sớm thức dậy, khung cảnh thiên nhiên thật trong
lành. Bầu trời trong vắt, rộng mênh mông. Trên hàng cây xanh ngát có những chú chim hát líu
lo chào nắng sớm. Những bông hoa nở rộ thật xinh đẹp. Khi có gió, cảnh vật xung quanh em
đung đưa như nhảy múa. Em tới trường, không khí thật nhộn nhịp, đông vui.

Ngày đầu tới lớp, khi vẫn còn bỡ ngỡ về ngôi trường mới thì các bạn đã vui vẻ giúp đỡ,
thầy cô thân thiện, nhiệt tình chào đón. Hôm nay thật vui và em sẽ không bao giờ quên ngày
đầu tiên tới học tại ngôi trường này, trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất
Thành yêu thương.

NTT. Tháng 9 năm 2018

19

THẦY CÔ CỦA EM

Giai điệu tuổi hồng

Nhắc đến các bản Hợp xướng của trường CĐSP Hòa Bình ai cũng
nhớ đến thầy Lê Hữu Chung. Thầy là giáo viên dạy nhạc đầy tâm
huyết và là tác giả của bài hát truyền thống của trường Phổ thông
thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. Những giai điệu tươi vui

của ca khúc “Em yêu trường Nguyễn Tất Thành” do thầy sáng tác mỗi
khi ngân lên đều khiến chúng ta rộn ràng và tự hào khi được học tập
và rèn luyện dưới mái

EM YÊU TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH Nhạc và lời:Lê Chung
Trong sáng tự hào

Sương long lanh trên ngàn cỏ cây lá xanh. Chim ca vang bao lời chào đón nắng mai

Em say sưa bên trường học bao ước mơ. Trường của em đẹp quá.

Ánh nắng sớm tưng bừng rọi trang sách thơm. Vang bên em bao lời Thầy cô mến yêu

Vui ca vang bên trường học em mến yêu .Em luôn luôn luyện rèn sao cho xứng danh

Từng mùa thu rực rỡ. Trường học Nguyễn Tất Thành
Trường mang tên của Bác .

Học hành chăm ngoan đắp xây quê hương. Từng mùa thu sang tiếng ca vang vang.
Nào cùng tiến bước tiếp theo cha anh .Học hành chăm ngoan xứng cho vang danh

Trường của em sáng ngời tên của Bác. Nào cùng
Trường của em sáng ngời tên của Bác.
Trường em yêu ngôi

Trường Nguyễn Tất Thành .Trường của em sáng ngời tên của Bác. Trường em yêu ngôi

Trường Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành trường em yêu./.

20

Niềm vui nhỏ

Đặng Hoàng Hà

Một buổi chiều thu giữa tháng 10, tôi đang
thong thả bước đi để tận hưởng giây phút thư giãn sau
những giờ dạy trên lớp.

Bỗng có tiếng học trò ríu rít từ phía sân trường
chạy đến.

- Chúng em chào cô “công nghệ”!

Tôi đứng hình một lát.(Ủa mình có thêm tên là
“công nghệ” ư?)

- Cô “công nghệ” ơi chúng em không được học môn Công nghệ của cô nữa à?

-Trời ơi! Mới qua một kỳ nghỉ hè mà các em đã quên mất tiêu tên của cô rồi à? Cô buồn

quá đi…

- Không cô ơi, chúng em vẫn nhớ tên cô mà, nhưng chúng em thích gọi cô là cô “công
nghệ” cơ! – Cô bé tên Ngọc cười tít mắt và giải thích cho cô.

- Cô “công nghệ” ơi, năm nay chúng em không được học cắm hoa, khâu vá và nấu ăn nữa
à cô? – Mấy đứa xúm vào đồng thanh hỏi.

- Ồ, môn công nghệ, mỗi năm các em sẽ được học một lĩnh vực khác nhau trong cuộc
sống của chúng ta. Mỗi nội dung kiến thức đều mang lại ý nghĩa thiết thực. Các em sẽ tìm thấy
niềm vui khi học môn công nghệ trong các năm học tiếp theo mà.

Tôi giải thích một hồi, đám học trò cũng hiểu và chúng lại ríu rít chào tạm biệt cô.

Bất giác tôi nhớ lại những tiết học, đặc biệt là những tiết thực hành của cô trò đã trải qua

trong năm học lớp 6. Nào là thực hành khâu vá, nào là cắm hoa, gấp quần áo và làm món rau
trộn… Mỗi tiết thực hành là khoảng thời gian vui vẻ và thu hút tất cả các thành viên trong lớp
tham gia.

21

Cắm hoa, tưởng như là thú vui của con gái, nhưng

thực sự trong tiết thực hành của tôi, đám con trai c ũng thể

hiện tài nghệ không hề kém cạnh. Chúng phân công nhau,
mỗi bạn mang một vài bông hoa, vài cành lá hái từ vườn
nhà hoặc hoa đồng nội hái dọc đường đi học. Bằng sự khéo
léo cắt tỉa, chúng cắm vào những bình hoa lấy từ các loại
chai lọ đã qua sử dụng tạo ra những kiểu cắm hoa độc
đáo, lạ mắt và mang tính nghệ thuật.

Tiết thực hành nấu ăn thì vui phải biết. Bởi nói đến ẩm thực là mắt trò nào cũng sáng
trưng đầy háo hức. Sau vài phút hướng dẫn, tổ nào tổ nấy xúm vào nhau bàn bạc nhỏ to, phân
chia nhiệm vụ đâu vào đấy. (Cô nhàn ghê cơ).

Kết quả tiết thực hành trộn rau muống thực hiện thành công xuất sắc. Bởi không chỉ có
sản phẩm là đĩa rau muống trộn thơm ngon, tươi mát còn có thêm các món “phát sinh” như
kim bắp, mỳ trộn, bim bim…Món nào ra món đấy, được bày biện ngon mắt và hấp dẫn.

Thực sự nhìn những khuôn mặt vui vẻ, chờ đợi cô chấm điểm của học trò, cô không lỡ xử
phạt vì những món “phát sinh”. Kết quả là điểm 10
giành cho tất cả các nhóm. Tiếng ồ zee, tiếng vỗ tay
vui từng bừng của tất cả những người thắng cuộc khiến
cho không khí tiết học trở lên vui vẻ, thoải mái. Có lẽ
đó là những kỷ niệm khó phai trong ký ức tuổi học trò
của các em.

Mỗi tiết thực hành là một lần các học trò thân
yêu của tôi được trải nghiệm, được sáng tạo, được làm
việc vui vẻ cùng nhau…

Sắp tới ngày 20/10 rồi đó, các trò của tôi ơi, hãy tự tay cắm tặng mẹ tặng cô những lọ
hoa thật đẹp và ý nghĩa nhé!

22

Gửi cô, người giáo viên yêu thương …

Trịnh Khánh Thùy

Em không biết ở nơi rất xa kia cô có đọc được những
dòng tâm sự này của em hay không, nhưng em vẫn mong

đợi về một ngày cô sẽ đọc hết nó. Vì đây là tất cả những gì

mà chúng em muốn nói với cô. Chúng em xin lỗi! Xin lỗi cô
vì những tháng ngày thơ dại, về những điều mà chúng em

khiến cô phải lắng lo. Xin lỗi cô vì chúng em đã không thể

chăm học hơn, để cô phải nhắc nhở không biết bao nhiêu
lần. Xin lỗi cô về những lần mất trật tự, những lần vi phạm
nội quy trường lớp làm cho cô phải thất vọng. Xin lỗi cô về
những lần ứng xử ngang bướng, thiếu tôn trọng làm cho cô
phải buồn rầu.

Mấy ngày trước, em có nhắn tin cho các bạn tại ngôi trường cũ, trường THCS Nghi Thủy,
nơi trước đây em đã học được cô dạy dỗ “Các bạn có nhớ cô Mai không?”. Ngay sau đó em đã
nhận được rất nhiều tin nhắn của các bạn. Ai cũng rất nhớ cô. Đứa nào đứa ấy thi nhau kể về
những kỷ niệm thời còn được cô dìu dắt. Có bạn còn nhắn hỏi em “Mi hỏi câu đó mần chi
rứa?”. Vâng, vì em r ất nhớ cô, cô biết không?

Cô là một người phụ nữ đang bắt đầu bước vào tuổi xế chiều, khuôn mặt trái soan điểm
chút tàn nhang với đôi mắt ánh lên vẻ hiện từ, tạo nên cho cô một cái chất dản dị rất riêng.
Các cô trong trường ai cũng son phấn kỹ càng, còn cô thì hiếm lắm mới bôi một lớp son mỏng.
Cô được xem là một trong những giáo viên giản dị nhất, cùng với cô Phúc. Khi nhắc đến tên cô

mọi người sẽ ngh ĩ đến những cành mai mềm mại, dịu dàng. Nhưng đối với em, cái tên ấy khiến

em liên tưởng đến hoa hướng dương vàng tươi vươn mình trước ánh nắng ban mai rực rỡ. Một
phần vì sự xinh đẹp, một phần vì sự vươn mình dưới ánh nắng ấy đầy lạc quan và mạnh mẽ y
hệt như cô vậy. Cô luôn vui vẻ, lạc quan, trở thành động lực lớn cho rất nhiều bạn trong lớp. Cô
luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng em trong học tập, các hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa. Chỉ là hồi
đó chúng em còn quá nhỏ để có thể hiểu hết sự hi sinh to lớn đó. Mặc dù cũng như bao giáo
viên khác, nhưng đối với chúng em cô lại là người đặc biệt hơn cả.

23

Bẵng đi một thời gian cô không dạy chúng em, hôm ấy là một ngày nắng đẹp, sau khi
chúng em học xong tiết Mĩ thuật, trên đường trở về lớp chung em bất giác nhìn thấy một bóng
hình quen thuộc “Cô Mai ơi! Cô ơi!...”. Tất cả chúng em từ một hàng dọc thẳng tắp bỗng mặc
kệ qui định và thời gian học tập của lớp khác, cả đám ùa ra trước cửa phòng thu ngân. Cô giáo

em, ngày hôm ấy, trông thật bơ phờ, thân thể cô ủ rũ như vừa trải qua một chuyện gì đó thật

khủng khiếp. Cô bận một bộ đồ màu tối với chiếc áo len cao che kín cổ và chiếc quần suông. Dù
trông cô thật mệt mỏi nhưng cô vẫn vui vẻ trả lời những câu hỏi ngây thơ của đám học trò tinh
nghịch. “Sao Cô không dạy chúng em?”; “Mấy nay cô đi đâu vậy?”; “Khi nào cô đi dạy lại?”,…
Em đứng cạnh cô không nói gì, trong lòng cảm thấy thật hỗn độn, như cảm giác được một chuy

ện gì đó không ổn sẽ xảy ra. Bất giác, bàn tay gầy gò của cô khẽ chạm lên đầu em. Cô nở nụ

cười nhẹ và dặn dò chúng em rằng “Các em về sau nhớ cố gắng học tập chăm chỉ để không
phụ lòng cha mẹ nhé”. Chúng em dạ ran, hớn hở, hồn nhiên tiếp nhận nó như một lời khích lệ.
Có ai mà nghĩ được hôm đó lại chính là khoảnh khắc cuối cùng lớp em được nhìn thấy bóng
hình nhân từ của cô đâu.

Cô ơi! Cô biết cái ngày thứ Hai hôm đó, chúng em đã khóc rất nhiều không cô! Lúc mà cô

Tùng thông báo trước toàn trường rằng cô đã mất vì chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, quái

ác. Trong lòng chúng em gần như sụp đổ. Bấy giờ tất cả mới nhận ra được về việc lớp liên tục
thay đổi giáo viên dạy, về những ngày cô ghì chặt cổ họng và nhăn mặt đau đớn. Chúng em
thât sự là những học trò vô tâm bởi lẽ khi cô còn dạy chúng em đã không học tập chăm ngoan,
lúc cô gồng mình dành giật sự sống thì chúng em l ại vô tư quậy phá chẳng mấy khi chuyên tâm
học hành… Nhưng có lẽ thứ khiến chúng em cảm thất buồn nhất là không thể đến dự đám tang
của cô hay đến thăm mộ cô dù chỉ một lần.

Hiện tại chúng em đều rất khỏe. Lớp mình giờ vẫn có khá nhiều bạn cùng sát cánh bên

nhau. Thiện, Thảo Nhi, Nhật Anh và Duy thì đã chọn học tại trường THCS Nghi Hương. Còn em
đã không còn đồng hành cùng các bạn tại mái trường THCS Nghi Thủy nữa. Hiện tại em đang

học tập tại trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành ở thành phố Hòa
Bình. Em rất vui khi được là học sinh của ngôi trường mến yêu này. Dù xa các bạn nhưng chúng
em vẫn giữ liên lạc với các thành viên trong lớp. Chúng em đều đã có rất nhiều dự định trong
tương lai. Những cô c ậu bé ngây ngô ngày xưa giờ đã trưởng thành và chín chắn hơn rồi. Tuy cô
chỉ dạy chúng em một học kỳ nhưng em sẽ vẫn mãi trân trọng những gì mà cô dành cho chúng

24

em. Bông hoa hướng dương tuy đã tàn phai nhưng đối với chúng em bông hoa ấy vẫn sống mãi,
vẫn tỏa những nguồn năng lượng tích cực, sự lạc quan, yêu đời cho tất cả những học sinh của
trường THCS Nghi Thủy. Cô đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình rồi. Yên nghỉ nhé cô ơi. Chúng
em yêu cô rất nhiều!

Tranh sưu tầm

25

GƯƠNG SÁNG HỌC TRÒ

Nguyễn Thanh Thủy Tiên, một tấm gương hiếu học

Bùi Diệu Hằng

Bill Gates đã từng phát biểu rằng: “ Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức,
học trong cuộc sống là công việc cả đời.”. Ai cũng biết được rằng con đường đi tới thành công

không phải là dễ dàng gì, muốn có nó thì chúng ta phải vượt qua được khó khăn của chính bản
thân mình. Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương sáng vươn lên trong học tập để vươn tới
thành công. Dưới đây là tấm gương hiếu học mang tên một loại hoa đẹp, Trần Thanh Thủy Tiên-
cựu học sinh của trường Phổ thông thực hành chất lương cao Nguyễn Tất Thành, thuộc trường

CĐSP Hòa Bình.

Chị Thủy Tiên sinh ngày 04/12/2006. Chị học tại trường Nguyễn Tất Thành khóa 2017-
2021. Trong thời gian theo học ở trường, chị đã có những đóng góp không nhỏ cho trường, cho
lớp. Chị Thủy Tiên đến từ Mai Châu, một vùng rất xa thành phố Hòa Bình để theo học tại
trường Nguyễn Tất Thành từ năm lớp 6. Sống xa gia đình nhưng chị Thủy Tiên luôn cô gắng rèn
luyện và nỗ lực vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Được các bạn tin tưởng bầu là cán bộ
lớp suốt 4 năm THCS, chị Thủy Tiên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, luôn là sợi dây gắn kết

26

các bạn trong lớp tạo thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh. Với bản tính sôi nổi, vui vẻ,
thẳng thắn, luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường, chị Thủy Tiên là tấm gương
sáng cho các bạn và các em lớp dưới học tập. Không phụ công cha mẹ, thầy cô và sự tin tưởng
của bạn bè, năm học 2021-2022, chị Thủy Tiên đã thi đỗ vào ngôi trường danh tiếng nhất tỉnh
Hòa Bình, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Hiện nay chị đang theo học lớp 10 chuyên Hóa.

Chị Thủy Tiên thích đi du lịch và ước mơ lớn nhất của chị là trở thành một nữ bác sĩ để
sau này có thể chữa trị, cứu sống được nhiều người. Chị rất tâm đắc câu “ Hãy tiếp tục nhìn về

phía trước và theo đuổi mục tiêu của bạn,như thể bạn chỉ còn một ngày duy nhất để sống”.

Luôn theo đuổi phương châm sống này, chị đã bước dần tới đích của sự cố gắng mà lâu nay chị

gây dựng. Quả thực, câu nói “ Hãy sống như thể ta chỉ có một ngày để sống”, là một lời nhắn

nhủ, như một bức thư tâm tình, một tấm kính phản ánh hiện thực biết nói. Một cựu học sinh
xuất sắc như chị Thủy Tiên chắc chắn là sẽ có những kinh nghiệm đầy giá trị dành cho học
sinh trường Nguyễn Tất Thành. Chị đã nói rằng “ luôn phải biết mục đích vì sao mình lại học và
cố gắng hết sức lực để đạt được mục đích nếu chúng ta học và làm việc không có mục đích thì
có lẽ rằng khó có thể đạt được điều ta mong muốn”. Hiện tại chị Thủy Tiên đang rất tích cực
học tập và rèn luyện tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Với sự hiếu học của chị, tôi tin
rằng chị sẽ có cơ hội được phát triển xa hơn nữa. Với 4 năm theo học ở trường, tôi tin rằng chị
sẽ có rất nhiều kinh nghiệm và bài học để truyền đạt lại cho học sinh chúng ta, cũng như nói về
bí quyết để có thể học tập tốt. “Các thầy cô luôn giúp đỡ hãy dựa vào đó không biết hãy hỏi và
may mắn rằng khi có những trải nghiệm của trường phải năng động tích cực để trao dồi bài học
” là lời nhắn nhủ từ chị, một cựu học sinh tới học sinh của trường Nguyễn Tất Thành. Vì vậy,
mong các bạn học sinh luôn nhìn lên tấm gương sáng là chị Tiên mà học tập noi theo!

Chúng ta, là những con người có nhiệt huyết của tuổi trẻ, có sức khỏe, khi còn ngồi trên
ghế nhà trường hãy cùng nỗ lực hết mình để vững bước trên con đường vươn đến những ước
mơ.

27

TRANG LƯU BÚT

From a friend living far away

I am glad Mrs Le Thi Thu Huong took the initiative to create this
newsletter. It will be an opportunity for everyone to report what's
happening in their area of work at NTT, what they achieved and are proud
of and to discover what the others are doing. It will give visibility to your
school, to the students and teachers, to their projects and to those whose
work is rarely mentioned but who contribute to make the daily life at NTT
pleasant and efficient. It will be fun, it will create a 'team / family spirit', it
will allow to share ideas, experiences and it will stimulate participation and initiatives for the
benefit of all.

Although I live in France, far away from Cham Mat, I have the feeling to be with you when
helping to setup events taking place at NTT.

Official event aiming at Non-official event to prepare the students’future ?
teaching/learning more efficiently (or french pancakes ?)

I warmly thank the school management for giving me these opportunities to participate in the
school life. This newsletter is going to be an other way for me to get a little bit of the school
atmosphere. I look forward to reading it regularly all year long. Please, contribute to future
issues of this newsletter by writing articles about your class, your projects, your experience,

make suggestions ...

You are in a fantastic school with great people working with and for you. Catch this
opportunity to prepare your future in the best environment.

Your friend,

Yves

28

NTT inside me

Dang Thi Phu Nhung,
Former student

Nguyen Tat Thanh School was a place where I made so many fun and
dark memories. During my time there, I was able to see the "me" that I
had never been able to express before transferring to this school.

For two years, I got a chance to feel like I was studying abroad again. The
school provided us with multiple activities and especially lunch meals,
which really felt like an overseas school. I also made some great friends,
and we are still friends to this day! Most of them are younger, though,
but I find it fun hanging out with them. There were, however, some people who decided to
ruin my life by making fun of me no matter what I did. Nevertheless, I became stronger thanks
to all of those insults, and I no longer cry over them.

Besides bonding with everyone, I also had to focus on my education and preparations for high
school. It was hard having to memorize all the lessons and balance work with social life. But
thanks to the teachers here, I managed to survive and enrolled into a high school that I had
aimed for.

In short, I love Nguyen Tat Thanh School because, with everyone's influence, I was able to go
from strength to strength. I hope the school will continue growing and reach the success that
it deserves. And I wish all the NTT-ers the best for their future!

29

TRANG SÁNG TÁC

Truyện ngắn ‘Chiếc lá cuối cùng’ của O. Henry qua góc nhìn
của cô và trò

Minh họa: Vũ Việt Hương
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn của nhà văn người Mỹ O.Henry được xuất bản lần
đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and other Stories. Truyên ngắn đã

được đưa vào sách giáo khoa của nhiều nước trong đó có Việt Nam để giới thiệu về văn học
nước ngoài. “Chiếc lá cuối cùng” là câu truyện đầy tính nhân văn, khắc họa tình yêu thương, sự
đồng cảm, lòng trắc ẩn, sự hi sinh và nghệ thuật mang tên sự sống, là bản giao hưởng được dệt
nên bởi niềm tin, khát vọng và tình người.

Hãy cùng cảm nhận sự đồng cảm với các nhân vật trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
qua góc nhìn khác nhau của cô và trò trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất
Thành trong vai nhân vật Xiu để kể về Giôn - Xi, cụ Bơ-Men và Chiếc lá cuối cùng.

30

Bùi Diệu Hằng Tôi là một họa sỹ nghèo, Xiu là tên của tôi. Tôi sống ở căn hộ gần
công viên Oa -Sinh -Tơn với cô bạn kém tuổi. Em ấy tên là Giôn-xi. Em
ấy có hoàn cảnh nghèo khó. Hiện tại em ấy bị sưng phổi. Do bệnh
tật và nghèo túng, Giôn-xi không còn muốn sống nữa. Hàng ngày,
nằm trên giường bệnh, ngắm cây thường xuân ngoài khung cửa sổ,
Giôn-xi nói rằng “Chờ đến khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng
sẽ buông xuôi, lìa đời…”. Từng ngày, từng ngày Giôn-xi tuyện vọng
đến nỗi không còn tin vào sự sống của chính mình. Cứ thế Giôn-xi
nằm đếm những chiếc lá thường xuân rụng và ngày càng tuyệt vọng
hơn.

Nhìn em như vậy tôi cảm thấy xót thương vô cùng.

Cùng ở trong khu trọ với chúng tôi còn có cụ Bơ-men. Cụ thuê căn hộ ở dưới tầng. Cụ
cũng là họa sỹ nên luôn ước mong sáng tạo ra một kiệt tác trong cuộc đời mình. Nhưng từ trước
đến nay cụ thường chỉ ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sỹ để kiếm tiền. Tôi đã kể cho cụ nghe về
bệnh tình của Giôn-xi và sự tuyệt vọng của em ấy. Hôm đó tôi và cụ Bơ-men lên gác thì Giôn-xi
đang ngủ. Tôi kéo tấm mành mành xuống che kín của sổ và ra hiệu cho cụ Bơ-men sang buồng
bên cạnh. Sang đến nơi, chúng tôi ngó ra ngoài của sổ nhìn cây thường xuân chỉ còn một chiếc
lá duy nhất. Cụ nhìn cây thường xuân rất chăm chú và không nói gì. Đêm đó, cơn mưa lạnh lẽo,
dài đằng đẵng vẫn đang rơi, hòa trộn cùng với tuyết.

Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy sau khi chợp mắt được khoảng một tiếng đồng hồ. Nhìn về
phía giường của Giôn-xi, tôi thấy em đang mở to đôi mắt thẫn thờ nhìn ra tấm mành màu xanh
đã được kéo xuống. “Kéo nó lên, em muốn nhìn…” Giôn –xi thều thào nói với tôi. Tôi buồn rầu
làm theo. Nhưng lạ thay, sau cơn mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài cả đêm qua
vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần
cuống lá vẫn còn giữ mầu xanh sẫm nhưng thân lá đã ngả màu vàng úa. “Đó là chiếc lá cuối
cùng, em cứ tưởng nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi và cùng lúc đó
em sẽ trút hơi thở cuổi cùng” Giôn-xi nói với tôi. Tôi cúi xuống bên em và nói với em bằng một
giọng gần như van xin “Em thân yêu, em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến

31

mình nữa. Chị sẽ phải làm gì đây?”. Giôn-xi không trả lời tôi. Có lẽ em đang rất cô đơn và
em đang suy nghĩ về chuyện phải chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng cho một chuyến đi về nơi rất
xa. Suy nghĩ ấy, giờ đây chắc đã choáng ngợp lấy tâm trí của Giôn-xi.

Ngày hôm đó trôi qua, chúng tôi vẫn nhìn thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào
cuống để có thể sinh tồn. Đêm đó lại là một đêm mưa gió, bão bùng. Sáng hôm sau Giôn-xi lại
tiếp tục đề nghị tôi kéo mành lên và nhìn qua cửa sổ như trông chờ một điều gì đó. Thật kỳ
diệu, chiếc là thường xuân vẫn ở đó. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu rồi em gọi tôi với giọng
vô cùng phấn chấn. “Em thật là một con bé hư,chị Xiu thân yêu ơi” Tôi quay lại nhìn và em
tiếp tục nói “Có cái gì đấy làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn ở đó để em thấy rằng em đã tệ
như thế nào . Muốn chết là một cái tội”. Sau đó em nhờ tôi lấy cháo, một chút sữa pha lẫn với
rượu vang đỏ và lấy chiếc gương cho em xem tôi nấu nướng. Rồi em nói về ước mơ của mình và
ngày nào đó em sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.

Buổi chiều, bác sỹ tới khám. Tôi kiếm cớ tiễn bác sỹ ra ngoài và hỏi về tình hình sức khỏe
của Giôn-xi. Bác sỹ thông báo với tôi là bệnh tình của Giôn-xi đã gần như bình phục và giờ việc
của tôi là chăm sóc chu đáo cho em. Ngay sau đó, tôi cũng nghe một tin không vui về cụ Bơ-
men. Bác sỹ nói rằng cụ bị sưng phổi và đang rất nguy kịch.

Sáng hôm sau, bác sỹ tới và thông báo với tôi rằng Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm và đang
phục hồi rất thần kỳ. Tôi cũng được thông báo một tin buồn là cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng
phổi. Ai biết được sau bệnh tình của cụ Bơ-men lại là một câu chuyện xúc động. Vào cái đêm
mưa gió, sau khi tôi và cụ nhìn thấy cây thường xuân chỉ còn một chiếc lá trên cây, cụ Bơ-men
đã bắc thang lên bức tường bên cạnh cây thường xuân đó và vẽ một chiếc là y hệt như vậy thay
cho chiếc lá thật đã rụng. Cụ biết không, chiếc lá cuối cùng mà cụ vẽ đã cứu sống được một con
người. Nó giúp Giôn-xi tin rằng nếu chiếc lá dù chỉ có một mình
vẫn mạnh mẽ bám vào thân cây để có thể sống vậy thì tại sao
mình không thể cố gắng được. Chiếc lá cuối cùng đó đã trở thành
kiệt tác để đời của cụ Bơ-men.

32

...“Chờ đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng buông
xuôi, lìa đời…”. Sự bi quan của Giôn-xi ấy cứ vang vọng mãi trong tâm
trí tôi - những suy nghĩ tiêu cực và rạn nứt. Bản thân tôi cũng là một
họa công nghèo sống cùng với Giôn –xi tại một căn hộ cho thuê gần
khu công viên Oa-Sinh- Tơn. Từ lúc Giôn-xi bị căn bệnh sưng phổi
quái ác, chỉ duy nhất tôi là người chứng kiến sự việc đó cho đến khi
gặp cụ Bơ-men.

nh

Cụ Bơ-men cũng là một họa sỹ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Là hàng xóm, tôi cũng chỉ
biết cụ từng mơ ước có lấy một kiệt tác để đời. Nhưng 40 năm trôi qua rồi, cụ vẫn chưa thể thực
hiện được giấc mơ đó.

Tối nay, cụ có biết đến bệnh tình của Giôn-xi. Tôi dẫn cụ đến căn phòng nhỏ mà tôi cùng
Giôn-Xi đang chung sống hàng ngày để thăm hỏi bệnh tình của cô đồng nghiệp ấy. Lúc chúng
tôi đến thì Giôn-xi đang ngủ. Tôi kéo tấm mành xuống che kín cửa sổ và ra hiệu cho cụ Bơ-men
sang phòng bên. Sang đến nơi, tôi và cụ sợ sệt ngó ra ngoài nhìn cây thường xuân mảnh mai ấy.
Chúng tôi im lặng và chẳng nói gì. Một cơn mưa rào mang theo tuyết đông lạnh lẽo, dai dẳng
vẫn rơi rất dữ dội.

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy tôi đã thấy Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm
mành xanh đã bị kéo xuống. Ốm vài hôm mà trông con bé gầy hơn hẳn, da nó xanh lại, mặt nó
xương xương. Thấy mà thương!

“Kéo nó lên, em muốn nhìn..” Giôn-xi thều thào ra lệnh. Tôi cũng chán nản làm theo.
Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập, dữ dằn tưởng chừng không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc
lá thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng. “Em cứ nghĩ nó rụng đêm qua rồi
chứ. Nhưng đêm nay nó cũng sẽ rơi xuống thôi, cùng lúc đó em sẽ chết”, Giôn-xi cứng đầu đó
vẫn quyết tâm một mục đích cuối. Tôi vừa thương, vừa giận, cúi gương mặt hốc hác của mình
xuống hết lời khuyên bảo Giôn-xi nhưng tâm hồn của con bé vẫn đang chuẩn bị để bước đến
thế giới bên kia xa xôi và bí ẩn. Dường như sợi dây ràng buộc Giôn-xi giữa tình bạn và thế gian

33

nay đang lơi lỏng dần. Ngày hôm đó trôi qua, ngay cả trong ánh hoàng hôn chúng tôi vẫn có
thể nhìn thấy chiếc lá thường xuân đơn độc đó vẫn bám trụ trên bức tường gạch. Khi màn đêm

buông xuống với những cơn gió bấc ào ào cứ va đập dồn dập vào cửa sổ, chiếc lá cuối cùng ấy
vẫn còn.

Ngay khi trời vừa hửng sáng, Giôn-xi đáng thương lại yêu cầu tôi kéo mành lên. Cảnh
tượng vẫn như vậy, chiếc lá thường xuân vẫn mạnh mẽ bám trụ trên cây. Ngồi một lúc, Giôn-xi
quay sang nói với tôi bằng một giọng điệu khác và mới mẻ hơn “Em thật tệ. Có một cái gì đó đã
làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng muốn chết là một tội đồ. Giờ chị có
thể cho em xin tí cháo được không?”. Có lẽ sợi dây đó đã được nối lại thật rồi. Tia sáng hi vọng
đã rực sáng. Buổi sáng hôm đó bác sỹ đến và nói với tôi: “Chị đã thắng. Giôn-xi đã qua khỏi
nguy hiểm. Giờ tôi phải xuống khám cho một bệnh nhân nguy cấp nữa…”. Tôi đã đoán ra được
một số điều…

Hôm sau tôi đến bên Giôn-xi, đứa em gái có ước mơ vẽ vịnh Na-Plơ ấy, ôm lấy nó và nói:
“Giôn-xi ơi, cụ Bơ-men đã chết rồi. Người ta tìm thấy cụ với bộ quần áo ướt sũng. Chẳng ai biết
được lý do mà cụ chết cho đến khi người ta tìm thấy một vài chiếc bút lông vung vãi cùng với
bảng màu xanh vàng pha lẫn. À! Cả một chiếc thang đã lấy ra khỏi chỗ cũ nữa. Cụ đã vẽ chiếc lá
cuối cùng đó thay thế cho chiếc lá đã rụng kia”. Nghe tôi kể đến đây, Giôn-xi rưng rưng nước
mắt. Chắc nó cũng hiểu ra vài điều. Tôi cũng vậy, tôi hiểu được rằng chết là điều thật tệ. Tôi
hiểu, đó không đơn giản là một chiếc lá bình thường, mà đó là chiếc lá được tạo ra như một
phép màu giữa cái đêm giá lạnh kia với mục đích duy nhất là để cứu lấy sự sống và ước mơ còn
dang dở của Giôn-xi.

Tôi vừa cảm động vừa tự thầm thì sâu trong tâm trí: Cụ Bơ-men à! Giờ đây ước mơ cụ
hằng mong ước đã trở thành hiện thực, được tạo ra bởi
chính cụ. Bức họa nghệ thuật đó chẳng xa xôi đâu, chẳng
cần phải tráng lệ mà kiệt tác để đời đó nằm ngay bên trong
con người cụ, được vẽ lên bằng chính chất liệu của tình yêu
thương mà cụ trọn vẹn đã để lại cho đời.

34

Thơ: Kiệt tác

c

(Cảm xúc khi giảng truyện “Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn Mỹ O. Henry và đọc các bài văn của
học trò : “Nhập vai Xiu kể về nhân vật Giôn - xi và Chiếc lá cuối cùng”)

Cây thường xuân còn chiếc lá cuối cùng
Em tuyệt vọng nhìn ra khung cửa
Chỉ đêm nay gió mưa tơi tả
Chiếc lá kiên cường sẽ rụng xuống thôi.
Nhưng lạ chưa? Trước ánh nắng mặt trời
Chiếc lá vàng tươi vẫn kiên trì bám trụ
Em dụi mắt vài ba lần nữa
Tự trách mình đã quá bi quan
Một hoạ sĩ già tên là Bơ - men
Nuôi khát vọng trở thành danh hoạ
Nhưng hơn bốn mươi năm qua vẫn chỉ làm người mẫu vẽ
Kiếm chút thù lao làm kế sinh nhai
Nghe tâm sự về một cô gái tuổi 20
Nghĩ rằng lá rơi và tuổi xuân chấm hết

35

Ông đã dầm mình trong đêm mưa rét
Hoàn thành xong bức họa cuối cùng
Kì diệu thay, chiếc lá thường xuân
Đã thức dậy những khát khao tuổi trẻ
Cô gái mong manh bỗng trở nên mạnh mẽ
Bệnh dần lui, cô muốn được soi gương.
Cụ Bơ - men đã bước tới thiên đường
Nơi ánh sáng của tình thương ngự trị
Trái tim lớn giữa ngổn ngang màu vẽ
Chiếc lá kia thành kiệt tác lưu đời.

36

Sau cơn mưa

Nguyễn Thị Kim Cúc

Thành phố như tỉnh dậy sau một cơn mộng mị âm u. Trời sáng dần. Bầu trời chưa hẳn

cao xanh, nhưng thật trong lành, nhẹ nhõm. Con đường bụi bặm là thế mà sau một đêm mưa
đã thảy như không còn bụi. Dòng sông Đà hiền hoà, xanh lặng lẽ và sâu lắng sau những biến cố.

Đứng trên đê Đà Giang, phóng tầm mắt sang bên kia sông. Ngôi chùa cô tịch trên đỉnh
đồi, vòm ngói cong cong vươn ra sau tre trúc. Cây Đại lớn nở từng chùm hoa trắng sữa, chắc là
đang ngát hương.

Những cánh hoa Bằng Lăng như tươi hơn, tím ngắt một nỗi niềm lưu luyến. Hoa Phượng
buông từng chùm, từng chùm, rực rỡ và tinh khôi. Chỉ mới tháng trước, cả dãy phượng là màu
xanh ngút mắt, thế mà tháng năm về phượng đã thay hình đổi dạng đến khó ngờ. Cả cây
Phượng đỏ rực như một tấm áo choàng rực rỡ, mỗi cành cây ken kín hoa, chồng khít lên nhau.
Chợt nhớ những câu thơ thật hay về mùa hè và hoa Phượng của một nhà thơ nào đó :

”Ai lợp lên đầu tôi xôi gấc?

Cái màu hoa Phượng đến là ngon

Mẹ ơi con vạc kêu như nấc

Mây vá trời xanh nỗi mất còn”

Thời học sinh, ai chẳng nhớ loài hoa này. Đặc biệt là mùa hè cuối. Những cô nữ sinh mười
tám tuổi, mắt long lanh sáng, những chàng trai đã thích soi gương chở nhau trên những chiếc
xe đạp. Rồi họ đi ra cổng trường, nơi có những hàng phượng vĩ rực đỏ. Chàng nam sinh chọn
cành hoa đẹp nhất treo vào ghi đông xe. Cả đoàn cứ đi như thế trong cái nắng hè tháng sáu.
Rồi dừng lại ở cửa hàng kem. Những que kem trong mùa hè ấy là thứ thật sang chảnh, thật xa
xỉ. Bài hát “Phượng hồng” một thời luôn gắn với tuổi học trò: “ Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa
Phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu?”

Sau mưa...

Là vô vàn tiếng chim lảnh lót. Ngồi trước khoảng sân rộng của nhà thờ, ngắm những
bông hoa hồng đẫm mưa đêm, hít căng lồng ngực và cảm nhận được hương nhài khe khẽ toả ra

37

từ những bông hoa nhỏ xíu cằn cỗi bên cạnh. Không hiểu sao sang tháng năm trời còn trở rét.
Chắc vì thế nên lũ ve vẫn chưa tập dượt dàn đồng ca. Vẫn là tiếng chim khướu hót, tiếng chào
mào gọi nhau. Thanh bình quá!

Mặt trời ló ra, bầu trời thoáng, rộng hơn. Nhìn lên đồi ông Tượng thấy Bác đang đưa mắt
nhìn về phía dòng sông, tới cây cầu- nơi có những dòng xe xuôi ngược. Lại sắp đến một mùa thi
mới. Người mẹ nào dậy sớm rang cơm và chào con trong buổi sớm mai, bài giảng nào được các
thầy cô trau chuốt nói với học sinh của mình trong giờ ôn tập.

Hoa Dâu da nở như những chòm mây trắng trên những tán lá xanh.
Sau mưa, bầu trời mang một gương mặt khác!

38

KỂ CHUYỆN DANH NHÂN

Chu Văn An, người thầy giáo của muôn đời

Bùi Văn Thành

Chu Văn An sinh năm 1292 tại xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là làng Thanh Liệt,
huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Chu Văn An là
thầy giỏi nhưng nghiêm khắc, trọng tài năng của học trò và ghét những người cậy giàu ham
chơi. Học trò của ông có nhiều người giỏi, có công giúp nước như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát. Sinh
thời, Chu Văn An được dân chúng tôn là "Vạn thế sư biểu", nghĩa là người thầy chuẩn mực
muôn đời của Việt Nam.

Ở thời Chu Văn An, trường học còn rất hiếm. Cả nước chỉ có một trường quốc lập là Quốc
Tử Giám ở kinh đô dành cho con vua, con quan, sau mở rộng cho những người tài trong nhân
dân theo học. Bởi trường lớp quá ít, thương con em nhân dân phần lớn thất học nên Chu Văn
An đã mở trường Huỳnh Cung tại quê nhà để dạy học. Có trường có lớp, thư viện nên học trò
đến học ở trường Huỳnh Cung khá đông. Thời kỳ dạy học ở Huỳnh Cung, Chu Văn An chuyên
truyền đạt kinh điển Nho giáo, mục đích cao nhất của ông không ngoài "giáo kính, giáo trung,
giáo văn", nghĩa là dạy sự cung kính, trung hậu và văn nhã. Học trò ở trường Huỳnh Cung cũng
chịu ảnh hưởng của thầy Chu rất lớn.

39

Trong khoa thi năm 1314, hai học trò của ông đỗ Thái học sinh, tương đương học vị tiến
sĩ. Việc này gây tiếng vang lớn trong giới sĩ tử đương thời. Thầy giáo Chu Văn An và trường
Huỳnh Cung được cả nước biết đến. Trường Huỳnh Cung trở thành mốc quan trọng trong lịch
sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ đây, bên cạnh trường quốc lập, các trường dân
lập phát triển, đông đảo con em nhân dân có nơi học tập, sự nghiệp giáo dục nước nhà mở rộng
hơn trước.

Sau khi danh tiếng của Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết tới, ông
được vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả
nước. Dù được phong chức Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, những năm đầu, Chu Văn An chỉ
có trách nhiệm chính là kèm cặp thái tử Trần Vượng, đào tạo vua mới cho nước nhà . Kể từ thời
Chu Văn An trở về sau, Quốc Tử Giám mỗi ngày được củng cố, mở rộng.

Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương.
Triều đình nhiều lần mời về nhưng ông từ chối. Thế nhưng lòng ông vẫn hướng về nhà Trần. Sau
khi vua Trần Nghệ Tông dẹp yên loạn Dương Nhật Lễ, lấy lại được ngôi vua, Chu Văn An dù tuổi
cao vẫn về triều chúc mừng. Việc làm đó của ông khiến nhân dân và sĩ phu đương thời quý
trọng.

Chu Văn An trút hơi thở cuối cùng tại Chí Linh, Hải Dương, thọ 80 tuổi. Sau khi mất, triều
đình đã đưa Chu Văn An vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc thánh hiền
ngày xưa.

Suốt cuộc đời mình, Chu Văn An không lúc nào sao nhãng sự nghiệp giáo dục... Điểm nổi
bật trong công lao đóng góp của ông là việc sáng lập nên trường học trong nhân dân; việc học
và dạy có kết quả lớn. Nhà giáo Chu Văn An có ảnh hưởng lớn tới nền giáo dục Việt Nam. Tư
tưởng nổi bật của ông là tự học, tự lập, học tập suốt đời và là tấm gương tôn sư trọng đạo. Để
tưởng nhớ Chu Văn An, nhiều đường phố, trường học khắp cả nước được đặt theo tên ông.

40

LỜI HAY Ý ĐẸP

41

CHIA SẺ TUỔI TEEN

Hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì

Lê Thị Thu Hương

Stress và trầ m c m: đ tu i nh y c m này th ng dễ b áp l c t h c t p, gia đình, b n bè hay c t
các chất kích thích, m ng xã h i... Th m chí c nh ng suy nghı̃ tiêu c c về vóc dáng hay trình đ cá nhân,
nh ng mong muố n v t quá kh năng b n thân và gia đình,... cũng dẫn đế n stress, trầ m c m. Khi r i vào
tr ng thái stress, các em c m thấ y th ng xuyên m t m i, căng th ng, lo âu, đau đầ u, suy nghı̃ lu n qu n,
giấ c ng không yên... Chính vì v y, kế t qu h c t p c a các em th ng gi m sút, s c kh e cũng yế u h n. Các
dấ u hi u trầ m c m l a tu i này cũng n ng nề h n v i nhiề u tri u ch ng nh hay buồ n bã, th , dễ m t m i,
rố i lo n giấ c ng , bi quan, số ng thu mình, ng i giao tiế p v i b n bè và ng i thân...

Rố i lo n c m xúc: Nh ng biế n đ i tâm lý khiế n các em nh y c m h n, c m xúc cũng dễ thay đ i h n.
Bi u hi n c a rố i lo n c m xúc là chán ăn (dù đang đói), mấ t ng , gầ y sút, ho t đ ng ch m ch p, mất t p
trung, hay quên, v m t không t i tắ n... Các em dễ b số c tr c nh ng l i ch c gh o c a b n bè, hay suy
diễn đế n nh ng tr ng thái tiêu c c...

H i ch ng t ti: l a tu i này, nhiề u em t nghı̃ mình kém c i, t ti và mấ t bình tıñ h. T ti dầ n dầ n
khiế n tr tr nên e dè, ng i tiế p xúc, không thích b c l , nghi ng kh năng c a b n thân. Vì v y, các em dễ
sinh ra chán n n, không phát huy đ c s tr ng vố n có. Vi c h c hành vì thế cũng sút kém. M t số tr ng
h p luôn nghı̃ mình yế u kém nên tìm cách né tránh giao tiế p ho c g p chuy n gì khó là co mình l i, thoái

42

thác tham gia... Đố i v i s c kh e, t ti sẽ khiế n các em dễ r i vào tr ng thái stress, m t m i th ng xuyên,
th a cân... Đây chính là yế u tố chính đ y các em r i vào nh ng h i ch ng tâm lý khác nh : trầ m c m, hoang
t ng...

Rố i lo n hành vi: tu i này, các em dễ b tác đ ng t sách báo, phim nh b o l c, các văn hóa ph m
đồ i tr y và c t b n bè xấu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đế n rố i lo n hành vi và gây nên nh ng h u qu
nghiêm tr ng nh gây th ng tích cho ng i khác, chố ng ng i thi hành công v ,...

Khi có nh ng rố i lo n c m xúc, tâm lý các em thì nên tâm s v i ng i thân ho c b n bè. Tích c c
tham gia các ho t đ ng t p th , tránh dùng m ng xã h i quá nhiề u... Chăm ch t p th d c đ tăng c ng s c
kh e, có th i gian bi u h c t p, vui ch i, gi ng h p lý... Nế u b nh không gi m ho c có các dấu hi u n ng
h n, hãy t i g p bác sı̃ tâm lý đ có h ng điề u tr k p th i.

43

GÓC NGHỆ THUẬT

Cuộc thi vẽ tranh về Tết trung thu và một số hình ảnh
Halloween

Rước đèn Trung thu, Lớp 4A3 Chúng em vui Trung thu, Lớp 4A2

Múa Lân, Lớp 9A2 Đêm Trăng rằm, Lớp 1A1

Tình cha, Lớp 3A1 Trăng sáng, Lớp 2A1

44

Tránh xa Covid và Chia sẻ yêu thương Lớp 2A2 Thu trong mắt em, Lớp 5A2

Tết Trung thu, Lớp 5A1 Bác Hồ vui Tết Trung thu cùng chúng em

Lớp 8A

45

Halloween 2021

46

VUI CƯỜI

Trượt hay đỗ?

Trong một kỳ thi vượt cấp, cô giáo nói với học sinh:
- Đề bài văn của các em hôm nay là: 'Em hãy tả hay viết về khả năng đặc biệt của em mà em
cho là tuyệt nhất'.
Các học sinh cắm cúi làm bài. Sau 5 phút, Tèo lên nộp bài với nội dung là: 'Em có khả năng là
đoán trước được tương lai, em đoán là kỳ thi này em sẽ trượt'.
Cô giáo nhận được bài của Tèo xong liền hỏi:
- Tèo, bài làm của em có vậy thôi sao?- Vâng, thưa cô! - Tèo liền gật đầu.
Sáng hôm sau, cô giáo liền lên văn phòng tìm gặp thầy hiệu trưởng, rồi cô hỏi:- Thầy đã xem
bài làm của học trò Tèo chưa ạ?
Thầy hiệu trưởng thở dài đáp:- Rồi cô ạ! Nhưng tôi chả biết chấm điểm như thế nào cả. Nếu
như cho Tèo trượt thì bài văn của em ấy đúng, mà bài văn đúng thì phải cho em ấy đỗ. Mà cho
em ấy đỗ thì bài văn của em ấy sai, một bài văn sai thì làm sao cho đỗ được.
Cô giáo nghe xong cũng chóng mặt.

47

Là con muỗi ạ!

- Như các em đã biết, con người chúng ta có 4 nhóm máu: nhóm A, nhóm B, nhóm AB và nhóm
O. Người nhóm máu A có thể tiếp nhận máu từ người nhóm máu A hoặc O; người nhóm máu B
có thể tiếp nhận máu từ người nhóm máu B hoặc O.
Thấy Tèo mải mê nói chuyện, thầy giáo bực mình gọi:
- Tèo, em có thể cho các bạn biết ai có thể tiếp nhận tất cả các nhóm máu không?

Tèo giật mình, gãi đầu rồi run rẩy nói:

- Dạ thưa thầy, là con muỗi ạ!

- !!!

48

49

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯPHẠM HÒA BÌNH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH CHẤT LƯỢNG CAO NGUYỄN TẤT THÀNH

‘Bác Hồ vui Tết Trung thu cùng chúng em’ Vũ Việt Hương Lớp 8A

Autumn 2021

50


Click to View FlipBook Version