The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

11-4-2021: Đúng 2 năm trước vào nửa khuya 11-4-2019 ý tưởng chợt đến khiến tôi thức trọn đêm để viết truyện này. Bản dịch Anh ngữ là “Immortal Love in Amnesia” được Tiểu thuyết gia Eros S. Atalia đưa vào học trình sinh viên văn khoa De La Salle University tại Manila vào tháng 9-2019. Một số sinh viên Philippines bộc lộ là đã khóc nhiều khi đọc truyện này (“cried so much”).
Hy vọng chuyện tình trần bất phàm (không tầm thường trong đời) có thể sưởi ấm tiếng lòng thao thức của những mối tình băng giá do chưa kịp trọn vẹn vì đại nạn tan tác 30-4-1975.

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by Vịnh Thanh, 2021-04-11 06:03:09

Người phụ nữ mất ký ức.. đợi chồng

11-4-2021: Đúng 2 năm trước vào nửa khuya 11-4-2019 ý tưởng chợt đến khiến tôi thức trọn đêm để viết truyện này. Bản dịch Anh ngữ là “Immortal Love in Amnesia” được Tiểu thuyết gia Eros S. Atalia đưa vào học trình sinh viên văn khoa De La Salle University tại Manila vào tháng 9-2019. Một số sinh viên Philippines bộc lộ là đã khóc nhiều khi đọc truyện này (“cried so much”).
Hy vọng chuyện tình trần bất phàm (không tầm thường trong đời) có thể sưởi ấm tiếng lòng thao thức của những mối tình băng giá do chưa kịp trọn vẹn vì đại nạn tan tác 30-4-1975.

Keywords: Người phụ nữ mất ký ức.. đợi chồng

Truyện ngắn
Vịnh Thanh

Người phụ nữ
mất ký ức

.. đợi chồng

Tiếng ồn ào trong tòa bắt đầu dịu xuống khi cô thư
ký thông báo phiên xử sắp sửa khai mạc. Ngài
Thẩm Phán xuất hiện, im lặng tiến lên bục, gửi lời
chào đến mọi người và mời tất cả an tọa.

Sau khi trình bày hồ sơ niêm yết đang được tòa
tiếp tục thụ lý và diễn tiến chung cục trong phiên
xử kỳ này, cô thư ký điểm danh các cá nhân liên
can. Luật sư đại diện hai bên đứng lên xác nhận là
thân chủ của họ hiện diện và chờ đợi phán quyết
của quan tòa.

Ngài Thẩm Phán
đeo cặp kính rồi
chậm rãi đọc quyết
định trước cử tọa
đông đảo gồm hai
bên liên can, dự
thính viên quan tâm
ngồi đầy các hàng ghế và nhiều ký giả trong nước
cũng như phóng viên ngoại quốc bận rộn ghi chép
quanh nơi dành cho giới truyền thông.

“Hôm nay là ngày 30-4-2019. Phán quyết
này liên quan đến di sản của ông Trần Bất
Phàm, người vừa qua đời vì bệnh ung thư
tại đảo Palawan, Phi Luật Tân, vào hôm 11-
3-2019. Vợ của ông là bà Lý Yến Phương đã
tạ thế hơn 20 năm trước. Vợ chồng ông có

một con là bà Trần Hoài Niệm hiện nay đang

quản trị công ty TranSaigon và cũng là bên
A trong hồ sơ pháp lý này.

Bên B là ông Gabriel Nguyen, công dân Phi

gốc Việt, người mà ông Trần Bất Phàm gần

gủi khi ông sống quãng đời còn lại suốt 10

năm qua trên đảo Palawan. Theo ông

Gabriel

Nguyen thì

ông chỉ biết

ông Trần Bất

Phàm như một

ân nhân đã

giúp đỡ mẹ

con ông cũng

như gia đình Palawan 2018 . Photo by Lloyd Duong
ông một cách

tận tình suốt nhiều năm qua.

Tài sản vủa ông Trần Bất Phàm theo kiểm
toán có trị giá ít nhất 74 triệu Mỹ kim theo

hối xuất vào ngày định giá 21-4-2019.

Ông Gabriel Nguyen không quan tâm đến

vấn đề tài sản. Tuy vậy, luật sư quản trị di
sản của ông Trần Bất Phàm công bố di chúc

chia đôi tài sản cho hai người là bà Trần
Hoài Niệm và ông Gabriel Nguyen.

Luật sư của bà Trần Hoài Niệm đặt vấn đề
về sức khỏe tâm thầm của ông Trần Bất
Phàm khi lập di chúc mới trong khoảng thời
gian 10 năm qua và bày tỏ lo ngại về sự sáng
suốt của người cao tuổi cũng như ảnh
hưởng của gia đình ông Gabriel Nguyen đối
với việc phân chia tài sản có vẻ lạ lùng này.

Báo chí loan tin hàng ngày vì vụ phân xử
này là đề tài thu hút nỗi quan tâm của dư
luận. Rất nhiều nhà bình luận trên truyền
hình cũng trình bày ý kiến tương tự như
quan điểm của luật sư Bên A nhưng tòa án
chỉ có thể quyết định dựa trên cơ sở chứng
cớ.

Phán quyết này dựa một phần trên sự thiếu
vắng bằng chứng xác định ông Trần Bất
Phàm không sáng suốt hay mắc bệnh tâm
thần vào lúc lập di chúc.

Hai chứng nhân có tên trong di chúc trình
bày là ông Trần Bất Phàm không biểu hiện
triệu chứng khác lạ hay bệnh hoạn hay bị áp
lực vào lúc lập di chúc. Theo họ, ông Trần
Bất Phàm trông khỏe mạnh, rất hòa nhã và
vô cùng nhạy bén khi tiếp xúc.

Thời khóa biểu làm việc của ông Trần Bất

Phàm trong tháng cuối cùng trước khi ông

qua đời cũng chứng minh là đầu óc của ông
vẫn minh mẫn. Mặc dù đang nằm trên
giường bệnh nhưng:

1. Ông vẫn tiếp tục đưa ra phương hướng

chiến lược cho công ty TranSaigon, đặc biệt
là kế sách đối đầu với tình hình xuất khẩu
sang Hoa kỳ đang gặp trở ngại.

2. Ông từ

chối trở về

Việt Nam

dưỡng bệnh

và chỉ thị cho

đến chết ông

phải được ở

ngay tại căn Palawan 2018 . Photo by Lloyd Duong
nhà ông xây

cho mẹ con ông Gabriel Nguyen.

3. Chính Bên A là bà Trần Hoài Niệm cũng

xác nhận trong những ngày chót bên cạnh
cha, ông Trần Bất Phàm luôn mỉm cười với
bà và cả các thành viên gia đình ông Gabriel

Nguyen ngay khi đang đau đớn thể xác do
con bệnh hành hạ.

4. Ông đã dàn xếp mộ phần của gia đình
ông tại Việt Nam với những chi tiết xây cất
vô cùng chu đáo kể cả cho người phụ nữ
mất ký ức là mẹ ông Gabriel Nguyen.

5. Ông căn dặn luật sư đại diện thường
xuyên và trong những giờ phút chót của
cuộc đời là di chúc của ông phải được tôn
trọng và thi hành.

Theo Luật sư Bên A thì ông Trần Bất Phàm
nhân nghe mẫu tin về người phụ nữ mất trí
nhớ, bà Thi Nguyen, mà đã tìm đến đảo
Palawan rồi quyết định xây nhà ở đó luôn.
Quan hệ của ông TB Phàm với bà Thi
Nguyen chỉ là quan hệ ân nhân thương hại
do đó việc phân chia tài sản to lớn cho
người dưng như ông Gabriel Nguyen là thật
vô lý và có thể là do ảnh hưởng tâm lý bất
bình thường của tuổi cao niên.

Bên B là ông Gabriel Nguyen cũng xác nhận
là ông Trần Bất Phàm và bà Thi Nguyen chỉ
là hai người lớn tuổi giúp đỡ nhau và
thường xuyên chung tay chăm sóc vườn cây
ăn trái của gia đình ông Gabriel Nguyen chứ
không có quan hệ vợ chồng. Phần bà Thi
Nguyen thì đã mất ký ức từ hồi còn trẻ do
đó nếu không làm việc ngoài vườn thì ngồi

một mình lẩm bẩm bằng tiếng Việt là “tôi

phải ở đây đợi chồng tôi tới” mà không hề
chú ý đến ai kể cả ông Trần Bất Phàm.

Bà Thi

Nguyen lưu

lạc đến

Palawan

nhờ trôi

dạt vào bờ

trên mảnh

ván sau khi

ghe vượt Làng Tị Nạn Việt Nam . Palawan 2018

biên bị Photo by Lloyd Duong

đắm ngoài

khơi. Khi lên đảo bà hoàn toàn mất trí nhớ

nhưng nhất quyết không đi đâu cả vì theo bà

nói “tôi phải ở đây đợi chồng tôi tới.” Vào

lúc đó bà có mang được ba tháng, và cậu

Gabriel Nguyen ra đời suôn sẻ nhờ sự trợ

giúp của gia đình Phi cưu mang bà ngay từ

ngày đầu. Bà được nhân viên Cao Ủy Tị Nạn

viếng thăm và mời về trại tạm trú để tiến

hành thủ tục di cư qua nước thứ ba nhưng

bà khóc lóc thảm thiết vì lý do “tôi phải ở

đây đợi chồng tôi tới.” Gia đình Phi thương

tâm do đó đã nhờ Giáo Hội can thiệp để bà

Thi Nguyen nhận được quyền thường trú

qua sự bảo trợ của họ.

Mười năm trước câu chuyện về người phụ
nữ Việt Nam mất ký ức đợi chồng trên đảo
Palawan được báo chí Phi đăng tải rồi mạng
xã hội phổ biến sau đó lan đến tận Việt
Nam. Chính bà Trần Hoài Niệm đọc mẫu tin
này cho cha, và ông Trần Bất Phàm động
lòng trắc ẩn đã bay sang tìm hiểu rồi cuối
cùng quyết định lưu lại trên đảo Palawan.

Sau khi ông Trần Bất Phàm qua đời thì di
chúc của ông được luật sư đại diện công bố
là phân đôi tài sản cho Bên A và Bên B.

Tòa không nhận được bất cứ bằng chứng
nào xác định là ông Trần Bất Phàm thiếu
sáng suốt hay mắc bệnh tâm thần vào lúc
lập di chúc. Ngược lại, chứng cớ và lời khai
của nhân chứng cho thấy ông Trần Bất
Phàm vẫn còn minh mẫn cho đến ngày ông
tạ thế do đó không có lý do hệ trọng về
phương diện cá nhân, luật pháp hay xã hội
có thể thay đổi các điều khoản trong di chúc
của ông Trần Bất Phàm. Ý muốn của ông
Trần Bất Phàm phải được tôn trọng.”

Ngài Thẩm Phán ngừng, với tay lấy ly nước uống
hơn một phần ba rồi tiếp tục.

“Phán quyết này phân định di sản của ông
Trần Bất Phàm sẽ được chia hai với 50% cổ
phần trong công ty TranSaigon sẽ chuyển
nhượng cho bà Trần Hoài Niệm và 50% cổ
phần còn lại được chuyển nhượng cho ông
Gabriel Nguyen. Bất động sản cùng tài sản
cá nhân tại Việt Nam giao cho bà Trần Hoài
Niệm. Bất động sản cùng tài sản cá nhân tại
Phi Luật Tân giao cho ông Gabriel Nguyen.

Theo di chúc, nếu ông Gabriel từ chối không
nhận thì 50% cổ phần trong công ty
TranSaigon sẽ được chuyển vào quỹ Lưu
Tín Trust Fund cho 3 con của ông Gabriel
hiện nay và sau này chuyển giao lại cho 3
người con đó khi họ trưởng thành.

Phán quyết này dựa trên các chứng cớ trước
tòa mà quan trọng nhất, ngoài di chúc, là lá
thư viết tay của ông Trần Bất Phàm trao cho
luật sư lưu giữ nhờ chuyển lại cho bà Thi
Nguyen khi bà hồi phục ký ức hoặc trình với
tòa án nếu di chúc của ông bị tranh chấp.

Tôi thật sự cảm thấy vinh hạnh là người đầu
tiên mở phong bì để biết được nội dung của
lá thư này. Theo nguyên tắc minh bạch của
công lý, tôi sẽ đọc ra đây vì là chứng cớ liên
quan đến phán quyết phân chia di sản

nhưng, quan trọng không kém, là nội dung

của thư ảnh hưởng đến cả tương quan tình
cảm giữa các cá nhân liên can hiện diện tại
đây hôm nay.”

Ngài Thẩm Phán ngừng. Ông tháo cặp kính ra,

chậm rãi lau bằng khăn tay rồi đeo lại trước khi
tiếp tục với giọng đọc hơi thấp và ấm áp hơn.

“Hoài Thi yêu dấu,

Anh không biết ngày nào em hồi phục được

ký ức để anh có thể thành thật xin lỗi là đã bỏ
rơi em và con suốt mấy chục năm qua.

Ngày ghe của chúng mình gặp nạn trên biển

anh được thương thuyền trên đường đến

Việt Nam cứu vớt rồi đưa trở lại Sài Gòn.

Vừa ra khỏi

tù vượt

biên là anh

ráng tìm

kiếm tin

tức về em

và con một

cách tuyệt

vọng. Photo by Bern McDougall

Cuộc đời đưa đẩy cho anh một bạn đời, Yến
Phương, yêu thương anh chân tình như em
đã yêu anh. Nàng biết về em và bào thai nhỏ
bé của chúng mình. Chính Yến Phương đã cố
gắng truy tìm tin tức về em và con. Nàng từ
chối đề nghị lập gia đình với anh mặc dù anh
và nàng hàng ngày kề cận làm việc dựng lên
được một công ty khá lớn. Và Yến Phương
chỉ đồng ý lấy anh khi hầu như các nguồn tin
đều cho hay là em và con đã mất tích trên
biển cả vào năm đó. Bên nhà Ba Má em cũng
đưa di ảnh của em lên bàn thờ. Yến Phương
và anh có điều kiện chu cấp hàng tháng cho
Ba Má của em do đó em đừng lo nghĩ gì. Má
của em còn sống rất thọ. Đám ma của Ba em
gần đây là chính tay anh lo đó.

Anh trân quý tình yêu của Yến Phương như
tình yêu của em đã dành cho anh. Nhưng có
lẽ số của anh cô đơn do đó Yến Phương cũng
chia tay anh vì bệnh nan y. Từ ngày nàng ra
đi anh lo chăm sóc con gái là Hoài Niệm và
việc công ty chứ không còn nghĩ về tình cảm
riêng tư cho đến khi Hoài Niệm đọc cho anh
mẫu tin về một phụ nữ Việt mất ký ức đợi
chồng trên đảo Phi. Anh tự dưng cảm thấy
bần thần khác lạ suốt nhiều ngày cho nên
quyết định bay qua Phi tìm hiểu.

Thật may mắn là anh gặp lại em rồi còn
thêm Gabriel chăm chỉ làm ăn. Anh mừng là
con trai sống hạnh phúc với con dâu đảm
đang và ba cháu nội kháu khỉnh. Anh biết em
đã phải trải qua bao khổ cực để đơn thân
nuôi con một mình trên đất lạ không chồng,
không cha mẹ, không thân nhân.

Anh cảm thấy vô cùng hối hận khi thấy em
vẫn đợi chờ anh trong hoàn cảnh khó khăn.
Anh không có can đảm nói với Gabriel anh là
người cha đã bỏ rơi nó và mẹ nó suốt bao
năm qua.

Anh cảm ơn em đã cho anh một đứa con hiền
hậu. Anh cảm ơn em đã giữ mãi tình yêu đối
với anh. Anh cảm ơn em miệt mài chờ đợi
anh.

Anh xin lỗi em là anh đã không chăm sóc cho
con và em suốt bao năm qua.

Anh xin lỗi em là anh phải ra đi sớm và
không thể tiếp tục ở cận kề bên em để chăm
sóc em suốt quãng đời còn lại.

Anh xin lỗi em là anh đã nợ em quá nhiều.
Anh nợ em đôi vai để tựa vào khi em mệt
mõi. Anh nợ em vòng tay ấm cúng khi em

cảm thấy lạc lõng. Anh nợ em lời khích lệ khi
em cảm thấy không vui với công việc.

Anh nợ em lời khen khi
em mặc những chiếc
áo xinh. Anh nợ em
những buổi đi dạo lãng
mạn trong công viên
như bao tình nhân
khác. Anh nợ em
những nụ hôn khi em
muốn được yêu
thương. Anh nợ em
quá nhiều mà không
trả được trong cuộc
đời này.

Anh không muốn em tha thứ cho anh bởi vì
anh vẫn muốn trả những món nợ mà anh
mang canh cánh trong lòng bao năm qua.

Anh xin hẹn em kiếp sau để trả mối nợ tình
yêu mà anh còn thiếu em.

Thôi anh đi trước. Mong gặp lại em ở thế
giới bên kia.

Người chồng thiếu sót của em,

Trần Bất Phàm”

Ngài Thẩm Phán dứt lời.

Bầu không khí tòa án rơi vào khoảng trống tĩnh
lặng lạ lùng.



Vịnh Thanh Dương Thành Lợi
Viết vào nửa khuya 11-4-2019 khi ý tưởng chợt đến
và hy vọng chuyện tình trần bất phàm (không tầm
thường trong đời) có thể sưởi ấm tiếng lòng thao
thức của những mối tình băng giá do chưa kịp trọn
vẹn vì đại nạn tan tác 30-4-1975.

________________ Ω ________________

Tác giả . Author

Lloyd Duong

Author, Attorney, Humanist

B.Comm Honours, Juris Doctor

(Univ. of Ottawa), MBA (Univ.

of Toronto)

Member, Law Society of Upper

Canada

Founder, Vietnamese University
Students’ Federation of Ontario

Formerly Financial Analyst,

EconomicForecasting &

Photo @ 25-1-2021 Strategic Planning

Formerly Crown Prosecutor

Publications: Boat People: Imprints on History, Western Political

Philosophies, Eastern Political Philosophies, etc.

Formerly President of Vietnamese Abroad PEN Centre (2018-

2020)

Vịnh Thanh Dương Thành Lợi
Tốt nghiệp danh dự ưu hạng Cử nhân Thương Mại Danh Dự, Tiến
sĩ Luật (ĐH Ottawa), Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh (ĐH Toronto)
Sáng lập Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam TB Ontario
Nguyên Chuyên gia Dự phóng Kinh tế & Kế koạch Chiến lược
Nguyên Biện Lý, Bộ Tư pháp TB Ontario
Thành viên Luật Sư Đoàn Vùng Thượng Canada, Viện Quân Lực

Hoàng Gia Canada, v.v.
Tác phẩm: Thuyền Nhân:Ấn Tích Lịch Sử, Triết Lý Quốc Trị Đông
Phương, Triết Lý Quốc Trị Tây Phương, v.v.
Nguyên Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (2018-2020)

Tác giả (phải) và bạn đi phượt trên đảo Palawan 5-2018


Click to View FlipBook Version