The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by thanhba84, 2019-06-13 23:21:49

CMCN4.0

CMCN4.0

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA PHÂN HIỆU ĐHĐN TẠI KON TUM

TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

MỞ ĐẦU. KHÁI NIỆM VỀ CÁCH MẠNG 4.0

1. Lịch sử và mốc thời gian diễn ra các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên
thế giới: Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất năm 1784 sử dụng năng lượng nước và
hơi nước để cơ giới hoá sản xuất (có thể gọi là CM cơ giới hóa). Cuộc cách mạng công
nghiệp lần 2 năm 1870 sử dụng năng lượng điện để tạo nên nền sản xuất quy mô lớn (có
thể gọi là CM điện khí hóa). Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3 năm 1969 sử dụng điện
tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất (có thể gọi là CM tự động hóa). Tới
ngày nay, một cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 4 đang được hình thành trên nền tảng của
cuộc cách mạng thứ 3. Cuộc cách mạng này là một loạt công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới
giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ
khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức vào năm 2013.

Có ba lý do giải thích tại sao thời đại ngày nay không chỉ là Cuộc Cách mạng Công
nghiệp thứ 3 kéo dài mà còn chứng kiến sự xuất hiện của một cuộc Cách mạng Công nghiệp
thứ 4 ưu việt, đó là tốc độ, phạm vi và sự tác động hệ thống. Tốc độ của những đột phá
ngày nay là chưa hề có tiền lệ. So sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây,
cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 4 này đang phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ không
phải cấp số cộng. Hơn nữa, nó đang làm biến đổi mọi nền công nghiệp ở mọi quốc gia
(phạm vi). Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này tạo nên sự biến đổi của toàn bộ
các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị (tác động hệ thống).

Khả năng hàng triệu người kết nối với nhau qua điện thoại di động, với sức mạnh
xử lý, dung lượng lưu trữ và sự tiếp cận tri thức chưa từng có tiền lệ, là không giới hạn.
Thậm chí, những khả năng đó còn được nhân lên gấp bội nhờ vào những đột phá về công
nghệ mới nổi trong các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo, robot thế hệ mới, in 3D,
công nghệ nano, công nghệ sinh học…

Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới,
cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Kỹ thuật số, Công nghệ
sinh học và Vật lý.

- Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo (AI),
Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

- Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào
nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến
thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

- Lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới
(graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Sở dĩ chúng tôi muốn giới thiệu sơ lược về các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
trong lịch sử phát triển của nhân loại để chúng ta thấy được 4.0 thực chất là sự phát triển

vượt bậc dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thứ ba, và, hiện nay
chúng ta đang sống trong thời đại của Công nghệ 4.0 nhưng thực tế những gì chúng ta đang
tiếp cận được chỉ là những thành tựu mà nhân loại đã có được từ CMCN 3.0, bởi vì:

- Về mạng internnet, trên thế giới đã có từ năm 1969, Khi ấy tiền thân của mạng
Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA
thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện
nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California,
Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được
xây dựng.

- Về tự động hóa, Sự ra đời của robot tự động điện tử đầu tiên, được tạo ra bởi
William Grey Walter ở Bristol, Anh năm 1948, cũng như các công cụ máy tính điều khiển
số (CNC) cuối những năm 1940 bởi John T. Parsons và Frank L. Stulen. Robot kỹ thuật số
được xây dựng bởi George Devol năm 1954 và được đặt tên là Unimate

- Về máy in 3D, thế hệ máy in 3D đầu tiên cũng đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 20, cụ
thể là năm 1980, năm 1990 đã có mô hình giải phẩu để lập kế hoạch tái tạo xương trong
ngành y học, và sau năm 2000 trên thế giới đã có các máy in sinh học tạo các mô và cơ
quan mới cho con người

2. Cách mạng 4.0 trong lĩnh vực giáo dục:

Trong lĩnh vực Giáo dục, Đại học 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, không giới
hạn không gian thời gian, thường gọi là “mô hình 4A” – Anytime (học bất kỳ lúc nào),
Anywhere (học bất kỳ ở đâu), Anyone (ai cũng học được, đó là quyền bình đẳng về giáo
dục) và Anyhow (học bằng bất kỳ phương cách nào, nhanh chậm đều được). Mặt khác
công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi cách dạy và học. Sinh viên có thể đeo kính VR và có cảm
giác như đang ngồi trong lớp nghe bài giảng, hay nhập vai để chứng kiến những trận đánh
giả lập, ngắm nhìn di tích, mang lại cảm xúc và sự ghi nhớ sâu sắc, giúp bài học thấm sâu
hơn. Chẳng hạn như khi đào tạo nghề phi công, học viên đeo kính và thấy phía trước là
cabin và học lái máy bay như thật để thực hành giúp sinh viên vẫn có được cảm giác bay,
vừa giảm thiểu rủi ro trong quá trình bay thật, hoặc khi học về giải phẩu cơ thể người, sinh
viên có thể chứng kiến trực quan nhất, sinh động nhất từng mạch máu, nhịp đập của tim,
cơ chế làm việc của hệ tuần hoàn…trên mô hình in 3D chi tiết cũng như toàn bộ cơ thể
người, thay vì nghiên cứu trên cơ thể người thật. Và biết đâu trong tương lai, số lượng giáo
viên ảo có thể nhiều hơn giáo viên thực.

Đại học 4.0 phải đảm bảo ba yếu tố là kết nối internet (internet vạn vật), công cụ
thông minh (với công cụ tính toán thông minh phần cứng và phần mềm hỗ trợ đào tạo và
học hỏi, quản lý nhà trường và săn sóc sinh viên), và có yếu tố con người tham gia trong
chu trình, gọi chung mô hình ICH (Internet working, Computing tools, Humans). Trong
đó, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Sự ra đời của internet cùng với bước ngoặt của cuộc CMCN 4.0, giáo dục trực tuyến
có thể xóa đi mọi rào cản. Bất cứ ai có kiến thức, khả năng truyền đạt tốt đều có thể trở
thành người đi dạy và bất cứ ai có nhu cầu học tập đều có thể đi học.

PHẦN I. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA

PHÂN HIỆU ĐHĐN TẠI KON TUM

1. Hiện trạng công tác quản lý hành chính tại Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum

Thực tế công tác hành chính bao gồm văn thư, lưu trữ, nhân sự, tài sản tại Phân hiệu
hầu như vẫn được thực hiện thủ công, việc áp dụng công nghệ chưa được đồng bộ dẫn đến
việc xử lý công việc chưa được nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả như mong muốn.
Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vẫn chưa giúp giảm được chi phí in ấn,
điện thoại. Các phần mềm đang được sử dụng như Phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm
quản lý công sản chưa thể hiện được sự tối ưu và vẫn đang trong quá trình bổ sung, điều
chỉnh cho hoàn thiện hơn, riêng phần mềm quản lý công văn đến và đi đã có chủ trương
triển khai nhưng chưa thực hiện.

2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin của trường

(Phần này chỉ đề cập một cách sơ lược vì chắc chắn rằng trong nội dung chính của
hội nghị đã có một bản báo cáo chính xác và chi tiết về hạ tầng kỹ thuật CNTT)

- Môi trường CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong trường: như học
online, hoặc E-learning, tổ chức thi online thì việc sử dụng mạng mới có thể liên kết được…
hạ tầng kỹ thuật ngay cả ở trường có lúc có nơi không đáp ứng được việc đảm bảo băng
thông cũng như dữ liệu để truyền tải thông tin một cách thông suốt.

- Dữ liệu thông tin sinh viên vẫn còn nhập thủ công, chưa có phần mềm quản lý trên
ứng dụng phần mềm

- Thông tin sinh viên chưa liên thông được các Phòng ban, Khoa và tổ.

PHẦN II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA PHÂN HIỆU

TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1. Bối cảnh chung: Trên thực tế, giáo dục trực tuyến đã không còn mới mẻ ở các
nước trên thế giới, song ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây, đồng
thời với việc kết nối internet băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các trường
học. Sự hữu ích, tiện lợi của giáo dục trực tuyến đã được khẳng định nhưng để đạt được
thành công, các cấp quản lí cần có những quyết sách hợp lí. Việt Nam đã gia nhập Mạng
E-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN) với sự tham gia của Bộ GD-ĐT, Bộ
Khoa học - Công nghệ, Bộ Bưu chính - Viễn thông. Điều này cho thấy, tình hình nghiên
cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với
các nước trên thế giới, giáo dục trực tuyến (e-learning) ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu
và còn rất nhiều việc phải làm để có thể tiến kịp các nước.

Ở cấp độ nhà trường, Trước sự phát triển mạnh mẻ và nhanh chóng của cách mạng
4.0 thì nguy cơ tụt hậu là khó tránh khỏi, nếu không nắm bắt kịp thời công nghệ, mà cụ thể
ở đây là quản lý và đào tạo theo phương pháp giáo dục trực tuyến

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý trong điều kiện cách
mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 tác động toàn diện, sâu rộng và nhanh chóng
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Nhiều vấn đề đang
đặt ra đối với Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum như đổi mới quản trị nhà trường, đổi mới
phương thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng
viên cũng như việc đổi mới công tác hành chính trong Nhà trường. Ngay trong giai đoạn
trước mắt, để vượt qua thách thức từ cuộc CMCN 4.0, Nhà trường cần thực hiện một số
giải pháp sau:

- Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công tác văn thư lưu trữ trong nhà trường; Triển
khai phần mềm quản lý văn bản đồng bộ từ phòng Hành chính – Tổng hợp đến tất cả các
bộ phận khác trong trường.

- Hoàn thiện các phần mềm quản lý đang được áp dụng; Đầu tư xây dựng một số
phần mềm quản lý mới như phần mềm quản lý khoa học, phần mềm quản lý sinh viên,
phần mềm quản lý khu nội trú, đặc biệt và cấp thiết là phần mềm quản lí đào tạo tín chỉ.

- Hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của trường để phục
vụ tốt nhất cho việc triển khai có hiệu quả phương thức đào tạo từ xa (Elearning). Nâng
cao chất lượng quản lý phần mềm, giải quyết những vấn đề khó khăn còn gặp phải khi triển
khai hệ thống Elearning trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Nâng cấp trang web phục vụ tuyển sinh, xây dựng trang web phục vụ khoa học và
chuyển giao công nghệ. Mỗi phòng chuyên môn, mỗi khoa/ Bộ môn cần có trang thông tin
riêng. Phải nâng tầm trang tin, không chỉ là kênh giới thiệu, quảng bá và cung cấp thông
tin đơn thuần mà còn là công cụ hỗ trợ quản lí và phục vụ đào tạo (Ví dụ trang tin của các
phòng là nguồn cung cấp các văn bản chỉ đạo, luật, nghị định, thông tư, các hướng dẫn
nghiệp vụ liên quan đến chuyên môn của phòng…Trang tin của các Khoa là nơi cung cấp
cho người học những thông tin về ngành học, môn học, tài liệu học tập liên quan, kế hoạch
học tập, lịch thi, tra cứu điểm môn học…).

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ viên
chức, nhất là các lớp tập huấn nâng cao trình độ sử dụng công nghệ phục vụ dạy học, ứng
dụng các hình thức tiên tiến, mô hình trực tuyến vào công tác bồi dưỡng giảng viên, đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học.

- Tăng cường các chương trình đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp), nâng
cao năng lực sử dụng tiếng Anh của cả cán bộ giảng viên và sinh viên.

- Xây dựng các nguồn dữ liệu mở để chia sẻ tri thức, thông qua việc phát triển các
chương trình đào tạo trực tuyến chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mỗi

cá nhân.

TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ SINH VIÊN

Những năm gần đây, Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum (UDCK) áp dụng mô hình đào
tạo theo định hướng thực hành - ứng dụng, vì vậy việc Nhà trường tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý sinh viên là việc làm cần thiết và cấp bách. Việc tổ
chức hội nghị “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với toàn thể giảng
viên và cán bộ viên chức của Nhà trường” thể hiện sự quan tâm và tầm nhìn chiến lược
của lãnh đạo Nhà trường, phù hợp xu thế phát triển chung của xã hội và mở ra điều kiện
thuận lợi nhằm phát huy cao nhất nguồn lực về nhân sự, là cơ hội để đội ngũ đông đảo
cán bộ quản lý, kỹ sư và chuyên viên CNTT (có 06 cán bộ giảng viên chuyên ngành
CNTT) của trường đã được trang bị kiến thức, kỹ năng và được trau dồi qua thực tế công
tác có thể phát huy nội lực, chủ động, sáng tạo để triển khai thực hiện cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 trong nhà trường hiện nay.

Trong lĩnh vực quản lý sinh viên cũng vậy, CNTT góp phần làm thay đổi công cụ,
phương thức và hiệu quả của công công tác quản lý, xây dựng trường học phát triển theo
hướng cách mạng mới.

1. Thực trạng của công tác quản lý sinh viên tại trường.
Cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 đang được nhắc đến rất nhiều từ cấp nhà nước,
đến doanh nghiệp và trường đại học, như một thách thức và cơ hội để phát triển đất nước.
Tuy nhiên, hiện tại công tác quản lý sinh viên (QLSV) như nội – ngoại trú, theo dõi chế
độ chính sách, tính điểm rèn luyện, theo dõi chuyên cần…tại UDCK đều thực hiện bằng
cách thủ công lưu trữ trên giấy, file word, excel gây mất nhiều thời gian công sức.
Việc cập nhật dữ liệu thông tin sinh viên hiện nay đều thực hiện thủ công bằng file
excel rồi tải lên trên google driver để chia sẻ thông tin cho các bộ phận có liên quan sử
dụng.
Công tác chấm điểm chuyên cần hàng ngày phải in thời khóa biểu các lớp, in danh
sách các lớp, điểm danh trực tiếp tại lớp rồi nhập vào danh sách từng lớp, cuối tuần,
tháng, học kỳ phải cộng thủ công số buổi vắng của từng sinh viên trên từng môn học mất
rất nhiều thời gian mà tính chính xác có khi không được tuyệt đối. Hay như việc điểm
danh sinh viên tham gia các hoạt động mà trường tổ chức để tính điểm rèn luyện cho sinh
viên vẫn còn bất cập. Vì mỗi hoạt động có thể từ 80 đến 400 sinh viên, nếu bằng hình
thức điểm danh thủ công như hiện nay thì không quản lý được sinh viên có đến đúng giờ

hay không, có tham gia xuyên suốt quá trình diễn ra hoạt động hay không (đến muộn và
về sớm), gây khó khăn trong việc giám sát sinh viên.

Công tác quản lý nội – ngoại trú hiện nay cũng thực hiện thủ công. Đầu năm học,
phòng Công tác HSSV yêu cầu sinh viên kê khai tình trạng lưu trú theo mẫu. Nếu sinh
viên ở ngoại trú phải đăng ký ngoại trú với công an phường nơi sinh viên trọ và mang
phiếu đăng ký ngoại trú mà công an phường cấp về nộp cho phòng Công tác HSSV cập
nhật, lập sổ quản lý ngoại trú có hình ảnh, lưu trữ. Cứ 3 tháng 1 lần cho sinh viên cập
nhật khai báo tình hình ngoại trú. Viêc này cũng mất nhiều thời gian, nhất là khi tổng hợp
báo cáo số liệu. Hiên nay có gần 1000 sinh viên ở ngoại trú.

Hơn nữa, trong năm học này Nhà trường không duy trì công tác giáo viên chủ
nhiệm, cố vấn học tập nữa nên việc triển khai thông tin mọi hoạt động của nhà trường
cho các lớp đều thông qua lớp trưởng, ban cán sự lớp bằng hình thức gửi email, thông tin
trên facebook nhóm hoặc dán bảng thông báo cho nên thời điểm tiếp nhận thông tin
không đồng đều giữa các lớp có thể xảy ra.

Công tác quản lý và hỗ trợ sinh viên như theo dõi các thông báo, thời khóa biểu và
thực hiện các thủ tục hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước như miễn giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập, chính sách dân tộc, trợ cấp xã hội, vay vốn,…; công tác hướng nghiệp
- tư vấn việc làm; liên kết hữu ích về công tác sinh viên; thống kê về việc làm của sinh
viên; việc giải đáp các vướng mắc trong quá trình học tập và rèn luyện; các chức năng hỗ
trợ khác như tiện ích xem điểm cá nhân theo từng học kỳ, năm học; thực hiện phản hồi ý
kiến của sinh viên về công tác giảng dạy của giảng viên; hỏi - đáp trực tuyến các thắc
mắc của sinh viên,... chủ yếu làm thủ công trên giấy và thực hiện trên máy tính để bàn
hoặc laptop.

2. Một số biện pháp
Với những hiện trạng nêu trên, Nhà trường cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
quản lý sinh viên. Nếu thực hiện tốt điều này thì công tác QLSV sẽ có hiệu quả, nhanh
chóng và thuận tiện. Việc quản lý hồ sơ sinh viên được đơn giản, đồng thời giúp cho việc
báo cáo thống kê được nhanh chóng và chính xác.
Hiện nay, Nhà trường đã tăng cường trang bị các hệ thống mạng hiện đại, đặc biệt
là hệ thống mạng không dây nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có thể truy cập và
tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. Hiện tại, số lượng
máy tính có kết nối mạng được trang bị cho sinh viên có thể truy cập internet miễn phí
bất cứ khi nào sinh viên có nhu cầu là không nhiều, trong khi đó nhu cầu truy cập mạng

internet mọi lúc mọi nơi của sinh viên ngày càng cao. Mặc khác, để truy cập internet thực
hiện các chức năng trên, sinh viên có thể mượn phòng máy có kết nối internet của nhà
trường hoặc máy tính cá nhân có kết internet, tuy nhiên điều này đối với sinh viên vẫn
còn gặp khó khăn.

Với sự phổ biến của điện thoại thông minh (smartphone) giá rẻ hiện nay, tỷ lệ sinh
viên sử dụng smartphone ngày càng nhiều. Để khắc phục những khó khăn và bất cập đã
được nêu trên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên có thể thực hiện các chức
năng ngay trên smartphone của mình, thì việc thiết kế và xây dựng một số chức năng hỗ
trợ và quản lý sinh viên trên giao diện smartphone là cần thiết, cụ thể như các chức năng
sau đây:

1. Quản lý thông tin sinh viên
2. Quản lý các hoạt động phong trào tính điểm rèn luyện cho sinh viên
3. Quản lý điểm danh sinh viên (lên lớp và tham gia hoạt động)
4. Phát, nhận thông báo
5. Gửi thắc mắc, kiến nghị
3. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị nhà trường xây dựng phần mềm tiện ích được cài đặt trên smartphone
nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ công tác quản lý sinh viên tại UDCK là cần thiết để theo
kịp các công nghệ mới nhất. Phần mềm chạy trên smartphone sẽ khắc phục được tình
trạng phụ thuộc vào máy tính để bàn hoặc là laptop; các chức năng hỗ trợ được thực hiện
mọi lúc mọi nơi với tính di động cao của smartphone. Đồng thời tận dụng được các thiết
bị phổ thông của sinh viên, chuyên viên phòng Công tác HSSV nhằm mang lại hiệu quả
cho công việc, tận dụng mọi khả năng tiếp cận giải pháp với mức chi phí thấp nhất cho
nhà trường.

ỨNG DỤNG CMCN 4.0 TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN (HỆ THỐNG
E-LEARNING) TẠI UD CK

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức trong đó thông tin có giá trị không
dài, khối lượng thông tin tăng nhanh, nội dung thông tin ngày càng chuyên môn hóa và
phức tạp. Vì vậy đòi hỏi người thầy ở bậc đại học phải dạy cho sinh viên biết cách tự
học, tự nghiên cứu là chủ yếu. Luật giáo dục cũng đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục
đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho
người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên
cứu, thực nghiệm, ứng dụng”.Trong điều kiện hiện nay, với quan điểm “lấy người học
làm trung tâm”, coi sinh viên là chủ thể của quá trình dạy và học. Giảng viên chỉ dạy
những kiến thức cơ bản, đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học,
không làm thay người học. Sinh viên phải được khuyến khích cao độ quá trình học chủ
động tự điều khiển quá trình tiếp thu kiến thức, tham khảo mở rộng kiến thức theo các
tài liệu sách vở, dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên. Đòi hỏi sinh viên phải tự
tìm hiểu nghiên cứu khi thực hiện các nhiệm vụ mà giảng viên giao. Giảng viên nêu
vấn đề để sinh viên tập giải quyết vấn đề. Để sinh viên giải quyết được mọi vấn đề thì
sinh viên phải tự nghiên cứu, tiếp cận nhiều phương pháp học tập, học mọi lúc, mọi
nơi, có thể tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian mà vẫn trao đổi chia sẻ với bạn bè
và giảng viên để lấy tài liệu học tập. Nhà trường và giảng viên cũng phải thay đổi
phương pháp học và giảng dạy. Trước đây sinh viên đã quen với tâm lý học thụ động
từ phổ thông, nên không có kỹ năng tìm tài liệu và sử dụng tài liệu tham khảo, thiếu sự
tư vấn của giảng viên dẫn đến sinh viên có phương pháp và kết quả học tập chưa cao,
đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất.

Để cải thiện thực tế trên thì các phương pháp trong ngành giáo dục phải thay
đổi, như phải ứng dụng Công nghệ Thông tin (CNTT) vào trong học và giảng dạy, từ
đó giúp sinh viên và giảng viên phát huy tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin của người
học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học
phù hợp.

Hiện nay phương thức học tập mạnh mẽ và đạt hiệu quả khá cao đó là phương
thức học tập trực tuyến hay còn gọi là E-Learning, đây được coi là phương thức dạy và
học rất phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã
hội, mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâu sắc trong giáo dục, yếu tố thời
gian và không gian sẽ không còn bị ràng buộc chặt chẽ, người học tham gia học tập mà
không cần đến trường. Phương thức học tập này đang được áp dụng các trường ĐH,
CĐ ở Việt Nam nói chung và UDCK nói riêng. UDCK cũng đã có chủ trương triển
khai mạnh mẽ E-learning, tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử E-
learning trực tuyến, tổ chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa
chọn cơ hội học tập cho người học.

1

2. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG E-LEARNING

2.1. Khái niệm E-Learning

E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới.

Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách
hiểu về E-Learning.

Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập,
đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông, đặc biệt là công nghệ
thông tin.

Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng
các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,…
trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio…
thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua
mạng dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn
(forum), hội thảo, video…

2.2. Ý nghĩa của hệ thống E-Learning

E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và
truyền thông (CNTT&TT). Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể
học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm,
phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có
phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương
tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy.

Thuật ngữ E-Learing đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỉ
gần đây. Cùng với sự phát triển của tin học và truyền thông, các phương thức giáo dục
ngày càng được cải tiến nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người
học. Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn
luyện và đào tạo của các nước trên thế giới, được chứng minh qua sự thành công của hệ
thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning của nhiều quốc gia như
Mĩ, Anh, Nhật…

2.2.1. Đối với việc nghiên cứu, giảng dạy

- Hệ thống E-learning cho phép giảng viên cập nhật nội dung đào tạo một cách
thường xuyên và có thể nắm bắt mức độ thu nhận kiến thức của người học thông qua
hệ thống tự đánh giá.

- Cho phép giảng viên đưa tất cả các loại tài liệu tham khảo ở nhiều dạng file
khác nhau lên hệ thống E-learning.

- Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại so với phương thức giảng dạy truyền thống.

2.2.2. Đối với việc học tập

2

- Cho phép học viên, sinh viên học mọi lúc, mọi nơi và chủ động trong việc lập
kế hoạch học tập, có thể truy cập các khóa học bất kỳ nơi đâu.

- Sinh viên sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và tiết kiệm tiền cho các khoản
chi phí cho sách giáo khoa, sách hướng dẫn, và các học liệu khác.

- Sinh viên có thể đăng ký bao nhiêu khóa học mà việc học cần, có thể tự điều
chỉnh thời gian, tốc độ học theo khả năng và có thể tự tham khảo, nghiên cứu thêm
thông qua các nguồn tài liệu được hướng dẫn tham khảo.

- Sinh viên và sinh viêndễ dàng theo dõi tiến độ học tập, kết quả học tập, được
giải đáp kết quả thông tin kịp thời.

2.2.3. Đối với công tác quản lý

Hệ thống E-learning cho phép người quản lý, lãnh đạo thực hiện công tác quản
lý một cách tự động.

3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO HỆ THỐNG E-LEARNING

3.1. Thuận lợi và hạn chế đào tạo hệ thống E-Learning

* Thuận lợi:

Trong xu thế học tập hiện nay, ngoài hình thức học tập truyền thống là sinh viên
đến các đơn vị đào tạo như trường học, trung tâm, viện,...để học tập, nâng cao kiến
thức, kỹ năng, thì còn có một kênh học tập nữa đó là học trực tuyến (E-Learning) thông
qua Internet. Hình thức này từ lâu đã phát triển song song cùng sự phát triển của công
nghệ thông tin. Đối với người học tập thông qua môi trường Internet, phương pháp này
có những thuận lợi và lợi ích nhất định của việc học tập qua môi trường E-Learning.

- Hệ thống E-learning không giới hạn về địa lý, tiết kiệm không gian.

- Tính sẵn có và sẵn sàng đáp ứng 24/24. Khả năng đáp ứng nhiều truy nhập,
khả năng tìm kiếm tài liệu nhanh, lưu trữ dữ liệu thuận tiện, kết nối mạng Lan và mạng
Internet.

- Giảm chi phí tài chính thuê giảng viên và quản lý

- Tiết kiệm chi phí tài liệu, giáo trình: Việc sử dụng các tài liệu dạng số được
lưu trữ trên hệ thống hay trong các thiết bị lưu trữ cá nhân sẽ giúp giảm đáng kể một
lượng chi phí cho việc in ấn các tài liệu, giáo trình. Hơn thế nữa, việc hạn chế ô nhiễm
môi trường cũng được thực hiện thông qua hình thức sử dụng tài liệu, giáo trình theo
dạng này.

- Tiết kiệm thời gian đi lại: Việc phải di chuyển từ nhà hay nơi làm việc đến các
trường học, trung tâm đào tạo làm tiêu tốn một khoản thời gian khá lớn của sinh viên.

- Chủ động lịch học: Sinh viên chủ động sắp xếp thời gian học linh hoạt theo
thời gian biểu cá nhân.

3

- Sự thoải mái: Với E-Learning, người học có thể tự do học ở bất nơi nào vào
bất kỳ thời điểm nào.

- Hệ thống hóa: E-learning dễ dàng tạo và cho phép sinh viên tham gia học, dễ
dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của sinh viên. Với khả năng tạo những
bài đánh giá, người quản lí dễ dàng biết được

- Rút ngắn thời gian chờ lớp học vận hành: Trong môi trường học tập truyền
thống ở các lớp học tại trường, để thực sự một lớp học bắt đầu luôn có một thời gian để
chờ. Các hoạt động chờ có thể kể ra như: giảng viên đến trễ, sinh viên đến trễ, trang bị
các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, bảng, phấn hay chờ tài liệu in ấn hoặc trục
trặc thiết bị kỹ thuật như micro, máy chiếu,...Theo ước lượng, trung bình một lớp học
truyền thống mất từ 10-15 phút lãng phí cho các hoạt động chờ nói trên. Đối với học
trực tuyến, sinh viên chỉ cần tốn một vài cú kích chuột là có thể học được, không phải
mất một lượng thời gian lãng phí cho việc chờ (không kể đến việc phải chờ đợi do tốc
độ đường truyền internet của người học trang bị không đảm bảo dẫn đến khóa học load
chậm).

- Không chịu tác động bởi các yếu tố khách quan: Khi tham gia học tập truyền
thống tại các lớp học, sinh viên phải chịu các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến quá trình
học tập liên tục của mình như việc ngắt quãng quá trình học tập do giáo viên nghỉ
bởi một yếu tố nào đó như bệnh, bận việc,... và các yếu tố gây khó khăn cho việc di
chuyển đến lớp học như thời tiết, giao thông.

- Kiểm soát chủ động thành tích học tập: Thông qua chức năng biểu đồ báo cáo
thành tích học tập, sinh viên có thể biết trình độ, kỹ năng, kiến thức mình đang ở mức
độ nào. Trên cơ sở các thông tin trung thực đó từ hệ thống, người học sẽ có những điều
chỉnh cách học cũng như thái độ học tập để nâng cao thành tích.

- Được sự hỗ trợ nhanh chóng và đầy đủ từ đa dạng kênh: Hệ thống tài liệu được
lưu trữ trên hệ thống giúp sinh viên có thể truy xuất các thông tin hỗ trợ quá trình học
một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các chức năng trò chuyện, tương tác với học viên,
giảng viên và quản trị viên hệ thống giúp người học giải quyết các thắc mắc một cách
nhanh chóng.

* Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi của hình thức đào tạo E-Learning có một số khó khăn:

- Về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Bài giảng, bài tập… chưa phong phú
đặt biệt giảng viên sử dụng công nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm) còn hạn
chế nên chưa phát huy.

- Về phía người học: Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học
phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ động truyền thống, tâm lí học
phải có Thầy (không Thầy đố mày làm nên), nội dung quá tải tại trường… dẫn đến việc

4

tham gia học E-learning chưa trở thành động lực học tập. Nhiều Sinh viên nghèo chưa
thể trang bị máy vi tính kết nối Internet.

- Sự giao tiếp cần thiết giữa người dạy và người học bị phá vỡ. Người học sẽ
không được rèn kĩ năng giao tiếp xã hội.

- Đối với những môn học mang tính thực nghiệm, E-Learning không thể đáp
ứng yêu cầu môn học, không rèn được cho người học thao tác thực hành thí nghiệm, kĩ
năng nghiên cứu thực nghiệm.

Như vậy, E-Learning có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dạy học truyền
thống, tạo ra được một môi trường rất tốt phục vụ cho phương pháp dạy học tương tác,
cá nhân hóa người học. Tuy vậy, với những nhược điểm nêu trên, E – Learning cũng
không phải là một giải pháp hoàn hảo và cũng không thể thay thế hoàn toàn phương
pháp học truyền thống.

3.2. Thực trạng sử dụng hệ thống E-Learning tại UDCK

Trong quá trình thực hiện xây dựng hệ thống E-learning, Tổ CNTT nhà trường -
đơn vị xây dựng và quản lý trực tiếp hệ thống E-learning được Nhà trường giao nhiệm
vụ tổ chức tập huấn nhằm giới thiệu hệ thống E-learning và các công cụ phần mềm cần
thiết cho cán bộ giảng dạy trong Trường sử dụng hỗ trợ cho công tác giảng dạy và thiết
kế bài giảng. Hệ thống E-learning được cài đặt trên một máy chủ của Trường. Hiện hệ
thống E-learning có thể bảo đảm hoạt động 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần. Hệ
thống có thể được truy cập từ các máy tính trong và ngoài Trường tại địa chỉ:
http://elearning.kontum.udn.vn:8080

Nhà trường đã áp dụng đưa vào sử dụng hệ thống E-learning bắt đầu năm 2018
kết quả như sau:

* Các chức năng hệ thống E-learning đang triển khai:

- Dành cho giảng viên: được cung cấp khóa học theo yêu cầu, quản lý khóa học
(Upload bài giảng, thiết kế bài giảng theo chủ đề ..), quản lý sinh viên (Điểm danh, cho
điểm, tổ chức thi và kiểm tra theo nhiều hình thức (trắc nghiệm, tự luận...)..

- Dành cho sinh viên: có thể tham gia khóa học theo chương trình của phòng đào
tạo, hoặc được thêm vào khóa học dưới sự cho phép của giáo viên, theo dõi tình hình
học tập, download bài giảng, tương tác trực tiếp với giáo viên theo hệ thống gửi tin
nhắn, tương tác với các bạn học trong lớp theo khóa học ...

* Thống kê dữ liệu sử dụng hệ thống:

- Tổng số cấp tài khoản 2.030 lượt tham gia sự dụng trên hệ thống.

- Số lượng giảng viên tham gia giảng dạy trên hệ thống E-Learning gồm giảng
viên cơ hữu: 49/73 (trong đó Khoa Kinh tế 25; khoa Sư phạm dự bị: 11; Khoa Kỹ thuật
Nông nghiêp: 13); giảng viên thỉnh giảng: 7

- Khóa học đã tạo: 126.

5

- Số lượt tham gia truy cập tương tác trên hệ thống: hơn 1.612.490 triệu lượt.

* Đánh giá ứng dụng hệ thống:

- Website phần mềm, hệ thống máy chủ và đường truyền phục vụ tương đối tốt.

- Việc đưa Tài liệu/giáo trình bài giảng, bài tập của giảng viên và sinh viên lên
hệ thống tương đối phong phú, có chất lượng và thuận tiện.

- Tham gia dạy và học trên hệ thống: Đa số các khóa học, giáo viên áp dụng việc
dạy học trực tuyến và học truyền thống song song. Tuy nhiên, việc giảng dạy trên hệ
thống Elearning chủ yếu tập trung vào các hoạt động như thi trắc nghiệm online.

- Phương pháp truyền đạt, tương tác giữa giảng viên và sinh viên trên hệ thống:
Chủ yếu thực hiện các hoạt động như tạo diễn đàn, sinh viên tham gia thảo luận cùng
một chủ đề hoặc mỗi sinh viên tự tạo một chủ đề và các thành viên khác tham gia thảo
luận cùng chủ đề đó. Sinh viên thực hiện các bài kiểm tra ngắn để ôn tập lại kiến thức
của chương.

- Khó khăn lớn nhất hiện nay:

+ Sinh viên chưa có thói quen học trực tuyến, rất lười lên hệ thống, không có ý
thức tự học, mặc dù giảng viên cũng động viên, khuyến khích và có nhiều biện pháp
chế tài. Có nhiều học phần được tạo ra chỉ nhằm mục đích cung cấp tài liệu cho sinh
viên, sinh viên đăng nhập vào để tải tài liệu.

+ Nội dung, phương pháp giảng dạy trên hệ thống E-learning chưa phong phú.
Cụ thể giảng viên chưa thực hiện được ghi hình trực tuyến đưa Video Clip bài giảng
lên hệ thống để sinh viên vào học.

+ Số lượng giảng viên tham gia giảng dạy trên hệ thống chưa nhiều chỉ có
31.5% (23/73).

4. ĐỀ XUẤT

Để thực hiện tốt ứng dụng hệ thống E – Learning tại UDCK có một số đề xuất
như sau:

- Nhà trường có biện pháp quyết liệt trong quá trình triển khai ứng dụng hệ
thống, phải có biện pháp chế tài và hổ trợ động viên kịp thời giảng viên, sinh viên và
cán bộ chuyên viên tham gia, đồng thời tổ chức hội nghị báo cáo đánh giá kết quả thực
hiện ứng dụng hệ thống sau mỗi kỳ học.

- Đầu tư cơ sở vật chất liên quan hệ thống như hạ tầng CNTT đủ mạnh, có
đường truyền kết nối internet mạnh, Website hệ thống E-Learning…

- Tăng cường tập huấn cho giảng viên, sinh viên và cán bộ chuyên viên quản lý
có liên quan về phương pháp, kĩ năng, sử dụng hệ thống E-Learning.

- Giảng viên nên tăng cường ghi hình bài giảng (quay Video Clip bài giảng) đưa
lên hệ thống E-learning nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên.

6

- Giảng viên nên kết hợp sử dụng E-learning và những phương pháp giảng dạy
truyền thống song song để người dạy và người học có thể giao tiếp, thảo luận, trao đổi
và giải quyết một số vấn đề nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội.

Tóm lại: Cuộc CMCN 4.0 đã mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của loài
người bởi CMCN 4.0 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ
riêng phương thức E-Learning. Những lợi thế do CMCN 4.0 mang lại cho lĩnh vực
giáo dục nói chung và phương thức E-Learning nói riêng là không phải bàn cãi. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi thế đó còn là những thách thức mà chúng ta cần hiểu rõ, từ
đó có những giải pháp, định hướng phù hợp để phương thức E-Learning luôn phát huy
vai trò tiên phong của nó nhằm xây dựng nền kinh kế tri thức hướng tới một xã hội học
tập.

Phòng Đào tạo

7

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG 4.0 ĐẾN CÔNG TÁC GIẢNG
DẠY KHỐI NGÀNH KINH TẾ

Khoa Kinh tế

1. Tính cấp thiết

Nhịp độ phát triển của đất nước không chỉ lệ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, của
khoa học kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào nhịp độ phát triển của giáo dục, đào tạo. Giáo dục
trong thời đại CMCN 4.0 cần phải được ưu tiên phát triển, trong đó có giáo dục đại học.
Mô hình giáo dục đại học 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết nhà trường- nhà
quản lý - doanh nghiệp với nhau, đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào trường học để nâng
cao hiệu quả đào tạo, giúp việc dạy và học diễn ra mọi lúc mọi nơi. Trường đại học theo
chuẩn giáo dục 4.0 không chỉ là nơi đào tạo – nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng
tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, nâng cao năng suất lao động nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư (Trang;2018).

Với sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 đến giáo dục đòi hỏi các
trường đại học cần thay đổi mục tiêu, nội dung giáo dục, phương pháp giảng dạy. Việc dạy
học trực tuyến, cùng với các công cụ hỗ trợ cho giảng dạy của thời địa công nghệ số đã và
đang thay đổi lớn đến tình hình dạy và học tại các trường đại học, giúp hiện đại hóa giáo
dục, hội nhập với quốc tế, song lại đặt ra nhiều những vấn đề khiến giảng viên và các nhà
quản lý phải cân nhắc để thay đổi phương pháp dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong giáo dục đại học hiện nay.

Bài viết trình bày sự tác động tích cực và những thách thức mà cách mạng công
nghiệp 4.0 đem lại đối với yêu cầu thay đổi phương pháp giảng dạy tại các trường đại học,
và đánh giá mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giảng viên thuộc
Khoa kinh tế, từ đó đề xuất một vài kiến nghị đổi mới phương pháp giảng dạy đại học có
thể bắt kịp xu thế giáo dục mới từ cách mạng 4.0 đem lại.

2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đến công tác giảng dạy
Với sự lan truyền ứng dụng rộng rãi của công nghệ 4.0, các lĩnh vực, ngành nghề sẽ
được tự động hóa thay thế con người và đòi hỏi yêu cầu về kỹ năng lao động của con người
ngày một cao. Khi đó, nếu người lao động không nâng cao năng lực tay nghề, kỹ năng
thích ứng nhanh sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường lao động. Vì vậy, câu hỏi đặt ra không chỉ
ở Việt Nam mà cho cả thế giới làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
trong bối cảnh mới.

Đây là thách thức lớn đối với những người làm công tác đào tạo. Đội ngũ giảng dạy
cần phải đổi mới quá trình dạy, từ cách dạy truyền thống sang phương pháp dạy hiện đại
phù hợp với thời đại 4.0 bằng cách từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chát và
phát triển năng lực người học, phát huy tối đa tiềm năng của người học.

Do đó, để thích nghi, ứng phó với những thách thức, các trường đại học cần giảng
dạy những kiến thức tích hợp, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường giảng dạy kỹ
năng làm việc nhóm, tự học, biết cách tìm hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề, xử lý thông tin.

Việc dạy học thời đại 4.0 không chỉ đóng khung trong giảng đường, lớp học, phòng
thí nghiệm mà còn phải mở rộng liên kết với bên ngoài với các doanh nghiệp, với thị trường
lao động, không chỉ thế, vận dụng internet để liên kết với thế giới, tìm kiếm thông tin, xử
lý thông tin, giải quyết các vấn đề liên quan tới thực tiễn cuộc sống.

Phương pháp giảng dạy cần phải đổi mới mạnh mẽ, mạnh dạn sử dụng các công cụ
như internet, giáo dục trực tuyến, sử dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép người
dạy có thể cung cấp tài liệu cho người học và thu thập lại kết quả của người học trong quá
trình dạy học một cách linh hoạt và liên tục, ngoài ra phương pháp giảng dạy này sẽ linh
hoạt về thời gian cũng như tạo ra một không gian phù hợp với điều kiện và nhu cầu của
người học. Ngoài việc vận dụng công nghệ thông tin mà còn thay đổi tư duy và cách tiếp
cạn để tận dụng hết những cơ hội mà công nghệ 4.0 mang lại.

Việc sử dụng số hóa có thể sẵn sàng giúp người học khai thác nội dung làm việc bên
ngoài bài giảng dưới dạng số hóa. Ngoài ra, người dạy cần phải tìm ra phương thức giảng
dạy và cấu trúc hỗ trợ người học phát triển các kỹ năng học tương tác, cộng tác, độc lập
với nhau. Người dạy cần phải nuôi dưỡng ý nghĩ phê phán, sáng tạo, tư duy và nhiệt tình
của người học, bên cạnh đó người dạy cần phải hỗ trợ tâm lý, tư vấn, cố vấn và hướng
nghiệp cho người học.

Để công tác giảng dạy bắt kịp xu thế, người dạy còn phải sử dụng các nguồn lực thư
viện điện tử, tài nguyên mở, khéo léo trong việc lựa chọn tài liệu, phát triển và làm giàu tư
liệu dạy học với cấu trúc số hóa theo phương thức mọi lúc, mọi nơi. Việc này giúp cho sinh
viên lấy được thông tin và tri thức qua cửa sổ kỹ thuật số, nên việc đánh giá học tập của
người học không còn nằm trong khuôn khổ của lớp học, vai trò của người dạy trở thành
cộng tác với người học.

Bảng 1: Các phương pháp giảng dạy theo truyền thống và hiện đại

Tiêu Phương tiện giảng Phương Phương cách Tâm lý vận Phương Kết quả
học tập dụng pháp đánh giáo dục
chí/ dạy, học tập pháp giảng
phương giá
dạy
pháp

Truyền Sách giáo khoa, Thuyết Lắng nghe, Trí nhớ, kí ức Gợi lại trí Chấm điểm
thống giáo trình, tài liệu minh
ghi chép, học nhớ

thuộc, lặp lại

Phương Trực tuyến, Đặt vấn đề, Tìm tòi, quan Động não tư Bài tiểu Công trình
luận, cá nghiên cứu,
pháp internet, thư viện nêu tình sát, so sánh, duy, phân tích,
hiện đại huống, nghiên cứu suy luận đối nhân, phát minh
điện tử, phòng thí tình huống, chiếu, phê nghiên cứu mới
phân tích, thảo luận, báo bình, tổng khoa học
nghiệm, phòng thực tìm hiểu, hợp, sáng tạo
thảo luận cáo
hành mô phỏng

Nguồn: Hồ Thị Yến Ly và Đỗ thị Bích Hồng, Phương pháp dạy và học thời đại cách mạng công nghệ 4.0,
Hội nghị kỷ yếu giáo dục thời đại cách mạng 4.0, Đại học Công nghệ Sài Gòn

Như vậy, quá trình dạy cần phải chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm
chất và kỹ năng phát triển năng lực người học, tổ chức một nền giáo dục mở, thực học,
thực nghiệm, phát triển giáo dục theo hướng chú trọng về chất lượng và hiệu quả, phát huy
tối đa tiềm năng của cá nhân.

Phương pháp học
Ngoài việc đổi mới việc dạy, cần phải đổi mới cả việc học. Từ cách lắng nghe, ghi
chép, học thuộc, nhớ nhiều và lặp lại sang hình thành phương pháp học mới năng động
hơn, mang tính vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy độc lập. Học không chỉ
trong sách vở mà còn học qua các trò chơi, liên hệ tương tác, cung ứng đám đông, học mô
phỏng, học theo dự án.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ học, người học phải có sự tương tác với người dạy, tích
cực sử dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin, tài liệu, tư duy hơn, và năng động hơn.

3. Thực trạng áp dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy tại khoa Kinh tế
Trong những năm học vừa qua, theo chỉ đạo của nhà trường, áp dụng việc học tập

qua hệ thống elearning được thực hiện rộng rãi từ phía giáo viên trong khoa. Hầu hết, tất
cả giáo viên đều giảng dạy trực tuyến trong môn học được phân công. Tuy nhiên, mức độ
thường xuyên sử dụng elearning vào trong giảng dạy chiếm 53%, và không thường xuyên
đạt mức 47%. Việc giảng dạy chủ yếu tập trung vào cho sinh viên những bài kiểm tra nhanh
theo từng chương, thi giữa kỳ và thi cuối kỳ.

Mức độ sử dụng elearning vào trong giảng dạy

Thường xuyên Không thường xuyên

47%
53%

Nguồn: Tổng hợp ý kiến của giảng viên khoa Kinh tế (tháng 06- năm 2019)

Bên cạnh việc sử dụng ứng dụng học trực tuyến của nhà trường, giảng viên chủ động
áp dụng nhiều phần mềm công nghệ khác để giúp sinh viên gắn kết được lý thuyết và thực
tế, có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc trong tương lai, bao gồm: SPSS, Misa,
Kahoot, Edmodo…

Bên cạnh đó, 100% giáo viên đều cập nhật bài giảng qua hệ thống email và elearning.
Điều này giúp sinh viên đa dạng được tài liệu học tập và nghiên cứu.

Bảng 2: Thống kê các phương pháp giảng dạy của giáo viên trong khoa

Phương pháp giảng dạy Thường xuyên Không thường Không áp
xuyên dụng

Dạy kết hợp lý thuyết với thực 86,7% 6,7% 6,7%
hành

Thảo luận theo nhóm và giải 73,3% 26,7% 0,0%
quyết vấn đề

Dạy học theo dự án 20,0% 26,7% 53,3%

Dạy học theo mô phỏng 6,7% 40,0% 53,3%

Nguồn: Dữ liệu khảo sát giảng viên khoa Kinh tế (tháng 06- năm 2019)

Về phương pháp giảng dạy, việc “dạy kết hợp lý thuyết với thực hành” có mức độ
thường xuyên cao đạt 86,7%; việc “thảo luận theo nhóm và giải quyết vấn đề” có 73,3%
giảng viên thường xuyên sử dụng, 26,7% không thường xuyên sử dụng. Việc dạy học theo
dự án và dạy theo mô phỏng được triển khai ở mức thấp, chỉ 46,7% có áp dụng phương
pháp này; 53,3% không áp dụng trong quá trình dạy học.

Trong quá trình triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy,
giảng viên có những thuận lợi và khó khăn và thách thức như sau:

Thuận lợi:

Cuộc CMCN 4.0 đã và đang đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho GV tại các trường
đại học ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng hiện đại.

Trước hết, nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy vô cùng đa dạng nhờ sự tiến bộ của hệ
thống internet kết nối và dữ liệu khổng lồ giúp GV tiếp cận được nhiều tài liệu trong và
ngoài nước, phục vụ tốt việc xây dựng bài học. GV có thể tìm hiểu sâu sắc về vấn đề giảng
dạy với nhiều hướng nhận thức khác nhau, làm phong phú thêm cách nhìn nhận của bản
thân với môn học, giúp các GV tự tin hơn trong giảng dạy.

Tiếp đến, GV có thể sử dụng các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện
đại áp dụng vào hoạt động giảng dạy của mình. Với nhiều phần mềm dạy học hiện đại, GV
có nhiều lựa chọn đối với các phương tiện kĩ thuật phù hợp với giảng dạy. Hiện nay, trên
thế giới, các nhà khoa học giáo dục đã tìm kiếm và xây dựng trên 200 phần mềm dạy học
hiện đại, đây là một kho phần mềm tiện ích giúp GV tìm hiểu, vận dụng và linh hoạt sử
dụng trong giảng dạy để tạo ra hiệu quả giáo dục tốt nhất. Quan trọng nhất, chính là việc
cuộc cách mạng này đặt ra cho GV một sự thay đổi lớn trong giảng dạy, với sự xuất hiện
của việc dạy học online, e-learning.

Khó khăn:

Thứ nhất, chưa thiết kế được nhiều hoạt động tương tác dựa trên công nghệ thông tin

Thứ hai, hầu hết các app hỗ trợ giảng dạy hay lại được viết bằng tiếng Anh, mà sinh
viên UDCK thì đa phần yếu tiếng Anh, giảng viên không thể hỗ trợ chi tiết từng sinh viên
được

Thứ ba, giảng viên còn ngại thay đổi và chưa thành thạo sử dụng các phần mềm để
soạn bài giảng phù hợp với môn học; sử dụng Elearning còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới post
tài liệu, giao bài tập và hạn nộp cho sinh viên trên hệ thống

Thứ tư, sinh viên ít tương tác, chưa chủ động trong việc học trực tuyến.

Thứ năm, để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi cần đầu tư nhiều thời gian và công sức
để chuẩn bị bài giảng.

Thứ sáu, hệ thống wifi rất yếu, không đáp ứng đủ nhu cầu truy cập cho một lượng
lớn sinh viên và giảng viên tại một thời điểm.

Thứ bảy, nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy đòi hỏi GV phải thường xuyên cập nhật các
phương pháp dạy học hiện đại để tránh sự nhàm chán trong quá trình dạy và học. Theo sự
nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục trên thế giới, hiện nay có khoảng hơn 200 công
cụ hỗ trợ có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, những công cụ
này không phải ai cũng hiểu, ai cũng có thể sử dụng trong thực tiễn. Hơn nữa, mỗi ngày
công nghệ càng hiện đại hơn, nên nhiều GV có thể không theo kịp và khó ứng dụng vào
trong giảng dạy làm cho hiệu quả giảng dạy bị giảm sút.

4. Kiến nghị và giải pháp

Đối với giảng viên: cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng dạy. Trước hết, cần
nhận thức rằng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học là một tất yếu trong điều kiện mới.
Quá trình này có thể khó khăn bước đầu đối với GV; vì vậy, mỗi GV cần quyết tâm và kiên
trì, nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ dạy học theo những yêu cầu mới. Tâm thế chủ
động, tự tin sẽ là động lực giúp GV đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một cách
hiệu quả để ứng dụng những thành tựu của nó vào trong hoạt động giảng dạy.

Trong giảng dạy, GV cần từng bước áp dụng các phương pháp dạy học dạy học
hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ, kĩ thuật hiện đại trong dạy học. Nhiều phương
pháp dạy học mới như thảo luận nhóm; sử dụng các tình huống có vấn đề, dạy học theo
góc… cùng với các công cụ hỗ trợ kĩ thuật dạy học như Edomodo; Kahoot; Youtube, các
hình thức dạy học trực tuyến… rất hiệu quả trong việc giảng dạy hiện nay. Mỗi một môn
học có những đặc thù riêng, GV có thể theo dõi và lựa chọn những phương pháp dạy học
và phương tiện kĩ thuật dạy học phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất, tạo được sự hứng
thú, tích cực học tập của SV.

Mặt khác, cần tăng cường mối quan hệ với các đơn vị bên ngoài ở các doanh nghiệp,
để hiểu rõ, hiện nay các doanh nghiệp đang ứng dụng những công nghệ gì, phần mềm gì
phục vụ cho hoạt động để từ đó hỗ trợ cho sinh viên tiếp cận dần trong khi còn đang học
tập tại trường.

Kiến nghị với cơ chế quản lý của nhà trường

Thứ nhất, Nhà trường cần có những kế hoạch cụ thể trong từng bộ môn, ứng dụng và
thí điểm từng bước hoạt động dạy học hiện đại, từ đó rút kinh nghiệm để mở rộng đổi mới
phương pháp dạy học ở những bộ môn tiếp theo trong toàn trường. Hoạt động này nên tiến
hành theo từng bước, tránh nóng vội, chủ quan có thể dẫn đến hiệu quả kém trong giảng
dạy tại nhà trường. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông
tin cho GV là một việc làm cấp thiết trước yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập toàn cầu
hiện nay.

Thứ hai, lãnh đạo nhà trường cũng cần đề ra những chính sách, khuyến khích động
viên, tạo động lực cho GV tích cực sáng tạo và ứng dụng những phương pháp dạy học hiện
đại vào thực tiễn của nhà trường để khuyến khích sự đam mê và tâm huyết của GV. Có thể
sử dụng nhiều hình thức khác nhau như tăng lương, khen thưởng..., từ đó nhân rộng mô
hình cá nhân tiên tiến trong toàn trường. Sau mỗi hoạt động đổi mới cần có sự đánh giá rút
kinh nghiệm và trao đổi giữa các GV nhằm tạo sự hỗ trợ trong hoạt động giảng dạy của
các GV.

Thứ ba, Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, bồi dưỡng
nhằm nâng cao chất lượng GV, cũng như tổ chức thường niên các hội thảo nghiên cứu
khoa học chuyên sâu về phương pháp dạy học tại nhà trường nhằm cung cấp kiến thức
cũng như nâng cao những kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho GV.

Về cơ sở vật chất: nhà trường cần đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại,
cột thu sóng wifi mạnh đủ cho GV và SV tham gia kết nối và học tập trên internet một cách
dễ dàng hơn.

5. Kết luận

Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc
đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt đối với hoạt động dạy và học trong các trường
đại học. Trước những thời cơ và thách thức đó, GV cần rèn luyện bản lĩnh, luôn luôn sáng
tạo và không ngừng đổi mới để đem lại hiệu quả dạy học tốt nhất. Ngoài việc học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các GV cần phải chú trọng bồi dưỡng năng lực sử
dụng thành thạo công nghệ thông tin, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu GD-ĐT trong điều
kiện kết nối toàn cầu để có thể tiếp cận những tri thức khoa học do cuộc CNCN 4.0 mang
lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Thị Yến Ly và Đỗ thị Bích Hồng, Phương pháp dạy và học thời đại cách mạng
công nghệ 4.0, Hội nghị kỷ yếu giáo dục thời đại cách mạng 4.0, Đại học công nghệ Sài
Gòn

[2] Trịnh Quang Dũng - Phạm Thị Hằng, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự
tác động đến phương pháp dạy học ở đại học hiện nay, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì
2 tháng 5/2018, tr 94-97

[3]. Thùy Trang (2018), Phú Yên: Giảng dạy trong thời đại CMCN 4.0, tải từ trang

http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Thao-luan/Phu-Yen-Giang-day-trong-thoi-dai-

cach-mang-cong-nghiep-4-0-61884.html

14/06/2019

LOGO

GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

THÍCH ỨNG VỚI
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1

14/06/2019

Câu hỏi trao đổi

LOGO

1.Nếu bị ốm, ai sẽ chữa trị cho bạn?
2. Sinh viên có bắt buộc phải lên lớp để
nghe giảng?

2

14/06/2019

Sự cần thiết phải
LOGO đổi mới PPGD

Nhiệm vụ của giáo dục: Tác động của CM 4.0:

đào tạo nguồn nhân lực chất Làm thay đổi cơ cấu LĐ, thị trường
lượng cao, có khả năng thích LĐ => căn bản phong cách làm
nghi, đáp ứng yêu cầu mới mà việc, phương thức giao tiếp, lối
phương pháp giáo dục đại học sống của con người
truyền thống không đáp ứng

được

Yêu cầu:

-Thay đổi tư duy quản lý GD
- Đổi mới chương trình đào tạo
- Đổi mới phương pháp giảng dạy.

3

14/06/2019

Khái niệm

LOGO

Phương pháp giảng Đổi mới PPGD là cải
dạy (PPGD) là những tiến những hình thức
hình thức, cách thức và cách thức làm việc
hoạt động của giảng kém hiệu quả, sử
viên nhằm thực hiện dụng những hình
những mục tiêu dạy thức và cách thức
học xác định, phù hợp hiệu quả hơn nhằm
với những nội dung và nâng cao chất lượng
điều kiện dạy học cụ dạy học, phát huynăng
lực sáng tạo, tích cực
thể. của người học.

4

14/06/2019

Lược sử về đặc trưng của giáo dục

LOGO qua các cuộc cách mạng

Giáo dục 1.0 Giáo dục 2.0 Giáo dục 3.0

Sự chuyển kiến Dạy và Học Phương pháp học
thức từ Thầy không có sáng tương tác
sang Trò tạo
(thầy đọc - trò Giáo dục 4.0
chép)
Thay đổi hành vi
Gmiọáiondgụưcờ4i c.0óđthưểợccùhniểgudlạàymhộọtcmởômi tọCrưilinờcơknigt,ommaọdàidởlúTcđitóle của người học cùng
với các thiết bị kết nối để tạo ra việc học tập được cá
thể hóa. Tổ chức giáo dục thành một môi trường tạo với các năng lực
sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể với thành tựu song hành, kết nối
lĩnh hội kiến thức và năng lực đổi mới, sáng tạo
riêng của từng cá nhân trong môi trường này. và tưởng tượng

Có thể nói sự sáng tạo, đổi mới chính là nền
tảng của giáo dục 4.0.

5

14/06/2019

Vai trò của giảng viên
LOGO trong thời đại 4.0

Người thầy có vai trò gì trong thời đại 4.0?

Thầy Hướng dẫn Trò

-Hình thành phẩm chất,
-Phát triển năng lực,
-Phát huy tối đa tiềm năng của người học

6

14/06/2019

Những kỹ năng cần có của người học

LOGO trong thời đại 4.0

Sự sáng tạo Công
dân
Kỹ năng giải quyết vấn đề toàn
cầu.
Kỹ năng làm việc nhóm

7

14/06/2019

LOGO Định hướng giảng dạy

Gắn việc dạy và học
với thực tiễn

Khuyến khích Ứng dụng CNTT
việc học tập trong giảng dạy, học tập
suốt đời và quản lý

Đẩy mạnh việc học tập ngoại
ngữ, nhất là tiếng Anh

8

14/06/2019

Giải pháp nâng cao
LOGO chất lượng giảng dạy

Ứng dụng CNTT Nâng cao chất
trong giảng dạy lượng giảng dạy trực
như dạy online,
phòng học ảo.. tiếp cho người học
(a.dụng pp giảng dạy
tích cực; dạy theo dự
án, dạy mô phỏng..)

Title

Có chính sách Có cơ chế tài chính
bồi dưỡng năng phù hợp để Gv có cơ
lực Gv thường hội phát triển chuyên
xuyên (kỹ năng môn và “sống được”
ứng dụng CNTT, bằng nghề
ngoại ngữ, năng
lực chuyên
môn..)

9

14/06/2019

LOGO

[ Add your company slogan ]
10

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÁC NGÀNH KỸ THUẬT
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Khoa Kỹ thuật - Nông nghiệp

Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum
[email protected]

1. Đặt vấn đề

Trong xu hướng hội nhập quốc tế, người lao động đòi hỏi không những có kiến thức chung
mà còn phải có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành, tác phong, thái độ làm việc chuyên
nghiệp. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, một nội dung chú trọng của phát triển giáo dục đại học Việt
Nam là đào tạo định hướng ứng dụng. Để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cung
ứng nhân lực với kỹ năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động thuộc các lĩnh vực kỹ thuật,
trong những năm qua, Khoa Kỹ thuật Nông nghiệp - Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum đã không
ngừng đổi mới đào tạo thông qua chuyển hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh
vực khoa học công nghệ theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội của cả nước và khu vực Bắc Tây Nguyên. Khoa đã và đang tiến hành hàng loạt
các hoạt động về đổi mới chương trình và tổ chức đào tạo nhằm trang bị cho người học những nội
dung học mà xã hội cần thay vì những nội dung nhà trường và giảng viên có; Tổ chức thực hiện
chương trình đào tạo trong mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp để tăng cường hoạt động trải
nghiệm của sinh viên, sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.

Kỹ thuật - công nghệ là khối ngành đặc biệt quan trọng, đóng vai trò then chốt trong phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, là phương tiện chính để chuyển dây chuyền sản xuất từ thô sơ,
thủ công lên quy trình sản xuất hiện đại, tiên tiến nhờ áp dụng các thành quả của cuộc cách mạng
công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) để tạo ra sản phẩm công nghệ cao đáp ứng theo xu thế hội nhập. Vì
vậy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này là nhân tố cơ bản nhất để đẩy nền kinh tế công nghiệp hiện
tại lên xu thế hội nhập 4.0. Người lao động cần có kỹ năng để thích ứng với những yêu cầu cách
mạng khoa học kỹ thuật, những kỹ năng mà robot không thể thay thế con người như kỹ năng về
tư duy nhận thức mức độ, kỹ năng cảm xúc xã hội cũng như kỹ năng tương tác với công nghệ.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực thực sự hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường,
một phần là do trong hệ thống nhà trường nhất là những trường đào tạo về kỹ thuật còn áp dụng
những công nghệ rất cũ trong công tác giảng dạy. Khi cuộc CMCN 4.0 ra đời thì các doanh nghiệp
sẽ đòi hỏi họ cũng phải thay đổi, phát triển để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, muốn đáp ứng
như vậy thì họ cần nguồn nhân lực cao hơn. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc đào tạo nguồn nhân lực
khối ngành kỹ thuật theo định hướng ứng dụng 4.0 đang được toàn xã hội quan tâm, trong đó đóng
vai trò quyết định là các trường đại học. Các cơ sở giáo dục cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô
hình chỉ đào tạo những gì thị trường cần và hướng tới chỉ đào tạo những gì thị trường sẽ cần. Nhà
trường không thể ngồi nghĩ phải làm hay không làm gì mà phải thiết kế được một mô hình tổng

thể và phải có mô hình, phương thức thông minh thì mới tạo được cạnh tranh, như vậy những tân
kỹ sư, cử nhân ra trường mới có thể lành nghề, biết ứng dụng mọi tinh hoa 4.0 đã được học và trải
nghiệm ở nhà trường vào thực tế sản xuất. Bài viết này chỉ đề cập đến những nhân tố tác động đến
cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến sự phát triển của nguồn nhân lực, cũng như nêu bật được những
thực trạng về đào tạo nguồn lực hiện nay tại Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, đồng thời đề xuất
một số giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực khối ngành kỹ thuật đạt hiệu quả cao, đáp ứng xu thế
hội nhập công nghiệp 4.0 hiện nay.

2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển của nguồn nhân lực
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng

nhiều nhất từ CMCN 4.0. Theo đó, những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông sẽ chịu tác
động lớn, nguy cơ thất nghiệp cao do sự phát triển của công nghệ tự động và trí tuệ nhân tạo. Tuy
nhiên, trong cuộc cách mạng này, nhiều ngành nghề sẽ biến mất, nhưng lại có những công việc
mới ra đời. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải được trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới. Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng
nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp; năng suất lao động thấp
hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN… Như vậy, những ngành nghề sử dụng lao động phổ thông
ở mức độ đào tạo đơn giản sẽ chịu tác động lớn và nguy cơ thất nghiệp do sự phát triển của CMCN
4.0.

Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018
Hình 1: Thứ hạng chỉ số nguồn nhân lực của Việt nam và các nước ASEAN

Theo báo báo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai 2018 của Diễn đàn kinh
tế thế giới (WEF) công bố tháng 4/2018, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho
cuộc CMCN 4.0, chỉ xếp 70/100 về nguồn nhân lực (hình 1). So với các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á, chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam xếp sau Malaysia, Philippines, Thái Lan và chỉ xếp
hạng tương đương với Campuchia. Đối với các trường đại học, CMCN 4.0 đòi hỏi phải đào tạo ra
nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và trình độ giáo dục cao hơn so với những thập kỷ trước, bởi

thị trường đòi hỏi lao động có trình độ giáo dục và đào tạo cao hơn. Thực tế hiện nay, giáo dục đại
học về tổng thể vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018
Hình 2: Thứ hạng về chỉ số LĐ có chuyên môn cao của VN so với các nước ASEAN
Một trong những thách thức đặt ra đối với các quốc gia đang phát triển khi tiếp cận cuộc
CMCN 4.0 chính là nguồn nhân lực có trình độ cao. Theo số liệu báo cáo của WEF 2018, Việt
Nam xếp hạng thuộc nhóm cuối trong bảng thứ tự về lao động có chuyên môn cao, xếp hạng
81/100 (hình 2) sau Thái Lan, Malaysia, Philippines và chỉ tương đương với Indonesia và
Campuchia. Bên cạnh đó, thứ hạng về chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam xếp hạng 80/100
(hình 3), so với các nước ASEAN thì chỉ hơn Campuchia (92/100).

Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018
Hình 3: Thứ hạng về chỉ số chất lượng đào tạo nghề của VN so với các nước ASEAN

Cuộc CMCN 4.0 đặt ra những yêu cầu mới và cao hơn đối với người lao động. Người lao
động phải có đủ kiến thức và kỹ năng để làm chủ được các công nghệ mới, làm việc trong thời
cuộc mới. Những kỹ năng của người lao động có thể được phân thành 3 nhóm: (1) Các kỹ năng
liên quan đến nhận thức; (2) Các kỹ năng về thể chất; và (3) Các kỹ năng về xã hội. Các kỹ năng
liên quan đến nhận thức bao gồm: Tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng tự phê bình (self-reflection); khả năng sáng tạo tri thức, hay chiến lược học tập. Các kỹ
năng về thể chất bao gồm: Kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng về cuộc sống, kỹ năng số. Các kỹ năng về
xã hội bao gồm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, ứng xử. Để có thể đáp ứng được
những yêu cầu mới đặt ra đối với người lao động, bên cạnh các chính sách về lao động, việc làm,
lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng cần có những điều chỉnh phù hợp. Cuộc CMCN 4.0 có những
tác động nhất định đối với sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Thứ nhất, nền sản xuất mới trong điều kiện của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao hơn đồng nghĩa với kỹ năng cao hơn. Những kỹ năng được tích lũy thông qua quá
trình học tập. Mỗi cấp học khác nhau sẽ tập trung vào những nhóm kỹ năng khác nhau. Cụ thể, để
cạnh tranh trong thời đại mới, người lao động cần sử dụng được nhiều hơn một ngôn ngữ, kỹ năng
sử dụng thành thạo công nghệ. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực bên cạnh đào tạo chuyên môn
cần phải đào tạo tốt kĩ năng cho người học sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường
lao động.

Thứ hai, trong bối cảnh kinh tế - xã hội toàn cầu đa dạng hơn, cần một chương trình đào tạo
có tính hội nhập hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế tất yếu với tất cả các quốc gia
trên thế giới. Những vấn đề kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trở nên phức
tạp hơn, ảnh hưởng đến nhiều hơn một quốc gia và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều quốc gia để giải
quyết. Để người lao động có thể thích nghi trong bối cảnh hội nhập khu vực, chương trình giảng
dạy trong nhà trường phải tích hợp các vấn đề toàn cầu để trang bị cho người học những kiến thức,
kỹ năng cần thiết.

Thứ ba, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, đào tạo cần thực hiện trên nền tảng công nghệ hiện
đại. Sự phát triển của công nghệ là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống và sản
xuất. Công nghệ sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận với các tri thức thông qua các hình thức
khác nhau, giúp việc chia sẻ kiến thức giữa người dạy với nhau, giữa người dạy và người học, giữa
người học với nhau nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ thường xuyên
trong quá trình học tập cũng hình thành và bồi dưỡng những kỹ năng về công nghệ cho người lao
động khi tham gia thị trường lao động. Một vấn đề khác đặt ra cho các cơ sở đào tạo là cách thức
tổ chức để chuyển tải nội dung chương trình đào tạo đến người học. CMCN 4.0 đòi hỏi phương
thức và phương pháp đào tạo thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT),
công nghệ kỹ thuật số, hệ thống mạng và các hệ thống thông minh. Điều này yêu cầu việc sử dụng
công nghệ trong giảng dạy ngày càng cao, trang bị đầy đủ các cơ sở hạ tầng cho việc áp dụng công
nghệ trong giảng dạy bao gồm hạ tầng CNTT; phòng học tiên tiến, với đầy đủ trang thiết bị hiện
đại như máy tính nối mạng, bảng tương tác...; phòng tin học, ngoại ngữ, phòng thi trên máy tính

hoặc thiết bị cầm tay cá nhân; thiết bị thực hành thí nghiệm; phòng thư viện; phòng học theo
phương pháp STEM; phòng họp và môi trường đào tạo trực tuyến; hệ thống camera giám sát; hệ
thống thông tin giáo dục của nhà trường; hệ thống thông tin quản lý giáo dục; ứng dụng phần mềm
mô phỏng, phần mềm thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học…

Thứ tư, thay đổi phương thức đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0
không chỉ ở việc đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vật chất đáp ứng yêu cầu và việc đào tạo chỉ thực
sự hiệu quả khi có nền tảng hạ tầng con người phù hợp đi kèm với quản lý trường học thông minh,
hệ thống giáo dục thông minh, đồng bộ cho sự phát triển tổng thể chương trình đào tạo liên thông
giữa các bậc học. Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vật chất và con người đáp ứng với mô hình đào
tạo trong thời đại 4.0; Quản lý trường học thông minh và Xây dựng hệ thống giáo dục thông minh
là tam giác rất quan trọng để phát triển trường học thông minh trong nền giáo dục 4.0.

Thứ năm, giáo dục phải đương đầu với thách thức to lớn chuyển từ học truyền thống sang
đổi mới phương pháp học. Điều này đặt ra yêu cầu lớn biến đổi vai trò người dạy truyền thụ kiến
thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối. Sự biến đổi này buộc người dạy đối
diện với nhiệm vụ mới một cách linh hoạt hơn và cần được đào tạo bồi dưỡng lại cho các nhiệm
vụ rất mới mẻ này. Vai trò người dạy đã và đang tiếp tục thay đổi từ địa vị người dạy sang người
thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập. Cùng với sự phát triển của cuộc CMCN
4.0, Giáo dục trực tuyến mang nhiều ưu điểm vượt trội trong đào tạo đã làm thay đổi mạnh mẽ quá
trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người
học. Giáo dục trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đang được quan tâm chú
ý và đưa vào triển khai trong nhiều trường đại học, các cơ sở đào tạo ở Việt Nam với phạm vi,
mức độ khác nhau.

Các cơ sở đào tạo thực hiện hoạt động đào tạo theo hai hướng: một mặt phải đáp ứng tính
định hướng xã hội, mặt khác đào tạo cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao
động. Tuy nhiên, áp lực đối với các cơ sở đào tạo càng lớn khi chương trình đào tạo vừa đáp ứng
tính chuyên môn cao trong lĩnh vực nhất định, vừa đáp ứng tính liên ngành và các kĩ năng khác
không thể thiếu, như: khả năng suy nghĩ có hệ thống, khả năng tổng hợp, khả năng liên kết giữa
thế giới thực và ảo, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác liên ngành...
Trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0, kiến thức về công nghệ thay đổi rất nhanh, việc trang bị cách
thức tự học và ý thức học tập suốt đời càng quan trọng hơn kiến thức của chương trình đào tạo.

Như vậy, CMCN 4.0 đang đặt ra những yêu cầu mới cho nguồn nhân lực tương lai. Điều
này đòi hỏi hệ thống giáo dục và đào tạo cần đổi mới để có thể tạo ra nguồn nhân lực có năng lực
chuyên môn và năng lực nghề nghiệp vượt trội, có khả năng làm việc, vận hành với công nghệ
thông minh để có thể đáp ứng thị trường việc làm và tận dụng tốt các cơ hội của thời kỳ CMCN
4.0. Các cơ sở giáo dục cần xây dựng nền tảng trong đào tạo theo hướng đổi mới và tiếp cận những
công nghệ số, đổi mới mô hình và phương thức dạy học, nhằm tạo ra nguồn nhân lực lao động có

khuynh hướng được đào tạo với những kiến thức và năng lực chuyên môn sát với thực tiễn của
môi trường lao động trong thời kỳ CMCN 4.0.

3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực khối ngành kỹ thuật của Phân hiệu hiện nay

Với sứ mệnh là đào tạo và chuyển giao kết quả khoa học ứng dụng vào đời sống, sản xuất,
trong hơn 12 năm hình thành và phát triển Phân hiệu đã góp phần quan trọng trong phát triển KT-
XH cho mảnh đất Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân
lực còn chưa cao, ngoài việc thiếu năng lực làm việc tại môi trường thực tế thì sinh viên tốt nghiệp
còn thiếu nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hội nhập...Để tìm ra các
giải pháp nhằm từng bước giải quyết những vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những
nguyên nhân cơ bản sau:

* Chưa xây dựng sứ mệnh và xác định ngành mục tiêu trong đào tạo khối ngành kỹ
thuật và nông nghiệp

Với lợi thế to lớn là cơ sở đại học duy nhất tại 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai được phép đào
tạo các ngành kỹ thuật phục vụ quá trình phát triển KT-XH của vùng. Bên cạnh đó, không thể
không kể tới là vai trò to lớn của Đại học Đà Nẵng trong việc phân bổ nguồn lực giảng dạy như
cho đứng tên giảng viên cơ hữu và được phép mở một số ngành nghề trong cùng hệ thống theo các
trường Đại học Bách khoa, Đại học Sư Phạm kỹ thuật…Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trong
nhiều năm qua Phân hiệu chỉ đào tạo các ngành theo xu thế thị trường, chạy theo một số lợi ích
trước mắt chưa chưa chú trọng đến việc tuyển chọn và đào tạo các ngành mục tiêu mang tính chất
uy tín lâu dài. Bên cạnh đó, với đặc thù phát triển kinh tế của địa phương cũng gây ra không ít khó
khăn cho việc phát triển các ngành nghề đào tạo. Trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, địa
phương đã chú trọng tới mảng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất và chế biến dược liệu. Tuy
nhiên, việc phát triển đào tạo khối ngành nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến...
gặp rất nhiều khó khăn do người học không mặn mà theo học các ngành này. Trong khi đó, các
ngành nghề “hot” trên thị trường lao động như công nghệ thông tin, công nghệ ô tô, xây dựng thì
nhu cầu lao động tại địa phương gần như không có. Chính những nguyên nhân khách quan trên đã
gây ra nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển các ngành nghề đào tạo mục tiêu cho
khoa.

Từ khi thành lập Phân hiệu đến nay, Phân hiệu đã tổ chức đào tạo được 6 ngành khối kỹ
thuật và nông nghiệp. Tuy nhiên, với những lý do khách quan nêu trên mà các ngành nghề này
luân phiên đào tạo theo các năm học. Vì vậy, số lượng sinh viên theo học các ngành kỹ thuật, nông
nghiệp thường không ổn định, gây ra không ít khó khăn cho công công tác quản lý đào tạo

Hình 1: Biến động số lượng sinh viên theo ngành học kỹ thuật qua các năm

Nguồn: Số liệu thống kê từ Phòng Đào tạo qua các năm (2013-2018)

Theo thống kê trên chúng ta có thể thấy:

- Tổng số lượng sinh viên đăng ký theo từng ngành nghề có biến động lớn theo các năm
học và giảm dần trong các năm trở lại đây. Nếu như năm 2013 thi tổng số sinh viên lớn nhất
(153SV) với 4 ngành đào tạo, thì tới năm 2018 giảm tới tối thiểu (43SV) cho 6 ngành tuyển sinh.
Điều này thể hiện nhu cầu học các ngành kỹ thuật tại Phân hiệu đã không còn hấp dẫn thí sinh nữa
mặc dù trên cả nước số lượng thí sinh đăng ký học khối ngành kỹ thuật vẫn không ngừng tăng.

- Số lượng sinh viên đăng ký học các ngành xây dựng giảm là rõ rệt nhất, nếu như năm
2013 đạt đỉnh điểm là 142 SV cho 2 ngành học Kỹ thuật Công trình giao thông và Kinh tế xây
dựng thì đến năm 2018 chỉ còn 20 sinh viên đang theo học ngành Kỹ thuật công trình xây dựng.
Điều này đưa đến một thực tế đáng buồn, bởi vì nhu cầu nhân lực ngành xây dựng tại Tây Nguyên
đang tăng cao nhưng những ngành học này dường như không còn có sức thu hút người học nữa.
Đặc biệt hơn nữa, mặc dù nhu cầu nhân lực về ngành công nghệ sinh học tại Kon Tum đang tăng
mạnh trong những năm gần đây do sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao, dược liệu rừng
theo chiến lược của tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, người dân ở đây không mặn mà cho con em theo
học ngành này (theo thống kê thì mặc dù mở ngành đào tạo Công nghệ sinh học từ năm 2013
nhưng tổng số sinh viên đăng ký học chỉ là 47 trong vong 5 năm tuyển sinh cho cả hệ cao đẳng và
đại học), đây là một thực trạng đáng báo động nhất.

- Trong thống kê trên chúng ta cũng có thể thấy, mặc dù ngành công nghệ thông tin được
đào tạo từ năm 2014, tuy nhiên số lượng sinh viên theo học theo từng năm dao động xung quanh
con số 20SV, điều này cũng gây ra một thực tế nan giải là mặc dù trong thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0 thì nhu cầu nhân lực CNTT tăng rất nhiều. Tuy nhiên, tại Phân hiệu ngành này vẫn
chưa thực sự “hot”, chưa thực sự thu hút được số đông sinh viên theo học.

Qua phân tích và bàn luận ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù là cơ sở đào tạo nhân
lực chất lượng cao cho lĩnh vực kỹ thuật và nông nghiệp tại Tây Nguyên nhưng vai trò của Khoa
nói riêng và của Phân hiệu nói chung vẫn còn rất mờ nhạt, chưa đóng góp nhiều cho sự phát triển
của Tây Nguyên. Do đó, trong tương lai muốn tồn tại và phát triển khối ngành kỹ thuật và nông
nghiệp thì đòi hỏi ban lãnh đạo và tập thể cán bộ giảng viên phải có những đổi mới mang tính đột
phá mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo và trên hết là thể hiện rõ sứ mệnh của mình trên mảnh
đất Tây Nguyên.

* Thiếu đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong giảng dạy và thực hành

Kể từ khi thành lập và được phép đào tạo các khối ngành kỹ thuật, Phân hiệu đã tuyển sinh
toàn bộ là 6 ngành thuộc khối công nghệ, kỹ thuật và nông nghiệp. Tuy nhiên chất lượng đội ngũ
giảng viên và kỹ sư thực hành còn yếu về chất lượng (trình độ) và số lượng còn rất khiêm tốn.

Bảng 1: Đội ngũ nhân lực giảng dạy khối ngành kỹ thuật qua các năm

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số 13 18 18 18 17 17 16 15

Tiến sĩ 0 0 0 0 0 1 1 1

Thạc sĩ 4 5 6 7 9 10 11 12

Đại học 9 13 12 11 8 6 4 3

Nguồn: Số liệu thống kê đội ngũ giảng viên qua các năm (2012-2019)

Qua bảng thống kê trên cho thấy, tình hình đội ngũ nhân lực giảng dạy khối ngành kỹ thuật
không có biến động qua các năm, từ năm 2013 - 2016 có sự biến động qua lại giữa đội ngũ kỹ sư
cử nhân và thạc sĩ, do đội ngũ kỹ sư cử nhân theo học nâng cao trình độ thạc sĩ. Hiện nay, khoa
chỉ có 12 cán bộ giảng viên (1 TS và 12 ThS) và 3 kỹ sư thực hành. Bên cạnh đó, trình độ của đội
ngũ nói chung còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Trong nhiều năm qua Phân hiệu cũng chưa có chính
sách thu hút nguồn lực giảng viên chất lượng cao về công tác, đây cũng là một nhân tố quan trọng
ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đào tạo, qua đó gây hiệu ứng làm cho chỉ tiêu tuyển sinh không
đạt yêu cầu.

Hiện nay, đội ngũ nguồn nhân lực tham gia giảng dạy của Khoa có xu hướng giảm do những
nguyên nhân: số lượng sinh viên theo học các khối ngành kỹ thuật giảm mạnh, giảng viên không
có tiết giảng (ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế). Vì vậy, chương trình đào tạo thì đa số là các giảng
viên thỉnh giảng ở các trường trong Đại học Đà Nẵng giảng dạy, đây cũng là một yếu tố gây nên

sự khó khăn cho sinh viên trong quá trình học tập tác động gián tiếp đến khả năng tuyển sinh khó
khăn của Phân hiệu.

* Chú trọng kiến thức hàn lâm, chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng, kiến thức ứng dụng.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, người ta nói đến đại học nghiên cứu. Với cách mạng
công nghiệp 4.0, các đại học nghiên cứu hàng đầu đã chuyển dịch từ đại học nghiên cứu đến đại
học đổi mới sáng tạo (Innovation-driven university), với 3 đặc trưng cơ bản là Innovation factor
(tác nhân đổi mới), Digital factor (tác nhân số) và Research factor (tác nhân nghiên cứu). Từ định
hướng đào tạo này, cần phải có sự thay đổi trong triết lý đào tạo và cơ cấu lại các chương trình đào
tạo. Ngoài kiến thức nền tảng, kiến thức của ngành và chuyên ngành, ngoại ngữ, CNTT và kỹ năng
mềm như hiện nay, chương trình đào tạo phải trang bị được cho người học tầm nhìn, kỹ năng thu
thập, xử lý và kiểm soát thông tin, có khát vọng đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp ...

Tuy nhiên, tại Phân hiệu hiện nay công tác giảng dạy cơ bản vẫn theo tư duy lối mòn cũ. Tức
là giảng dạy chỉ đơn thuần truyền tải kiến thức nghề nghiệp, chưa chú trọng vào kỹ năng làm việc
thực tiễn, sinh viên thiếu hụt các kỹ năng sống và làm việc trong môi trường xã hội. Về nguyên
nhân chủ quan là số cán bộ giảng viên cơ hữu chưa thích ứng tốt với sự thay đổi và phần nhiều
cũng chưa được tích lũy các kỹ năng giảng dạy theo hướng tích cực. Bên cạnh đó nguyên nhân
khách quan là do đội ngũ giảng viên thỉnh giảng chiếm phần lớn (khoảng 70%) tổng chương trình
đào tạo. Mặt khác, trong chương trình đào tạo cũng mang tính hàn lâm, chưa có nhiều những học
phần mang tính chất rèn luyện và phát triển các kỹ năng làm việc.

* Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu khoa học còn hạn
chế

Khối kỹ thuật đang đào tạo tại trường bao gồm các ngành: Công nghệ sinh học, công nghệ
thông tin, kinh tế xây dựng, điện, xây dựng công trình giao thông. Thực trạng cho thấy, chỉ mới 2
ngành được đầu tư hệ thống thí nghiệm, thực hành như Công nghệ thông tin (phòng máy) và công
nghệ sinh học (phòng thí nghiệm). Tuy nhiên, mức độ khai thác chỉ ở mức cơ bản, chưa đáp ứng
được yêu cầu chuyên sâu của thực tiễn.

Bên cạnh đó, việc tuyển sinh viên theo học các ngành khối kỹ thuật với số lượng tuyển sinh
rất hạn chế, có những ngành không tuyển được sinh viên như công nghệ sinh học (2018), xây dựng
công trình giao thông (2018)...Chính công tác tuyển sinh cũng đã tác động không nhỏ đến việc đầu
tư trang thiết bị thực hành, thí nghiệm phục vụ cho công tác đào tạo ngành.

CMCN 4.0 là cuộc cách mạng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với các ngành công nghệ - kỹ
thuật, đội ngũ nguồn nhân lực trong các ngành này phải yêu cầu chất lượng cao, đây là thách thức
không nhỏ đối với Phân hiệu trong đào tạo các khối ngành kỹ thuật. Để đáp ứng xu thế đào tạo,
đặc biệt là giai đoạn bùng nổ của CMCN 4.0 cần đẩy mạnh liên kết đào tạo (liên kết trường, doanh
nghiệp, viện…), cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn. Trong 2 năm trở lại đây Phân hiệu đã đề ra chiến lược là phấn đấu thành một cơ sở giáo dục

đại học theo hướng ứng dụng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất thí nghiệm, thực hành thiếu thốn cũng là
trở ngại rất lớn để đảm bảo thực hiện được mục tiêu trên.

* Liên kết trong đào tạo chưa được chú trọng, công tác liên kết doanh nghiệp tham gia
cùng đào tạo còn hạn chế

Có thể gọi giáo dục ở thời đại này là giáo dục 4.0 - nghĩa là công tác đào tạo nhằm cung cấp
nguồn nhân lực cho thị trường nền công nghiệp 4.0. Có thể phát họa đặc điểm các thời đại giáo
dục như sau:

Bảng 2: Đặc điểm các thời đại giáo dục

Đặc điểm Giáo dục 1.0 Giáo dục 2.0 Giáo dục 3.0 Giáo dục 4.0
(trước 1980) (1980) (1990) (2000 đến nay)

Mục đích Giáo dục Tuyển dụng Tạo ra tri thức Sáng tạo và tạo ra

giá trị

Chương Đơn ngành (single- Liên ngành (inter- Đa ngành (multi- Xuyên ngành

trình đào tạo disciplinary) disciplinary) disciplinary) (trans-disciplinary)

Công nghệ Bút + giấy PC+Laptop Internet + thiết bị di Internet kết nối vạn

động vật

Giảng dạy Một chiều Hai chiều Nhiều chiều Mọi nơi

Đảm bảo Chất lượng học thuật Chất lượng giảng ĐBCL theo luật quy ĐBCL theo nguyên

chất lượng dạy định tắc

Trường Mô hình offline Mô hình offline và Mạng lưới, hệ thống Hệ sinh thái

online

Đầu ra Người lao động có Người lao động có Người đồng kiến tạo Người sáng tạo và

kỹ năng tri thức tri thức khởi nghiệp

Nguồn: https://vnuhcm.edu.vn/dao-tao_33376864/giao-duc-dai-hoc-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0/3939386864.html

Qua các đặc điểm phát họa của nền giáo dục 4.0, rõ ràng thấy được công tác đào tạo ở quy
mô hệ sinh thái các trường. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển cần phải đẩy mạnh công tác liên
kết đào tạo, đặc biệt là các ngành khối công nghệ kỹ thuật. Phân tích hiện trạng cho thấy, chúng ta
chỉ đạt ở mức độ độ giáo dục 2.0 và một phần giáo dục 3.0; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tế.

Trong một vài năm trở lại đây, Phân hiệu đã có nhiều thúc đẩy mạnh mẽ trong việc mời rộng
mạng lưới liên kết đào tạo (gồm mời giảng và chuyển giao chương trình đào tạo) từ các cơ sở giáo
dục theo hướng đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu trở thành cơ sở đào tạo theo hướng ứng
dụng. Bên cạnh đó, việc mời các doanh nghiệp và cá nhân có kiến thức chuyên sâu về thực tế tham
gia quá trình giảng dạy (đặc biệt là hướng dẫn thực tập tốt nghiệp đã gần như giao toàn quyền cho
doanh nghiệp) đã được Phân hiệu triển khai. Những kết quả bước đầu cho thấy sinh viên đã có
những chuyển biến tích cực trong việc tiếp nhận tri thức và kỹ năng làm việc thực tế. Tuy nhiên,
công tác này chỉ mang tính chất nhất thời mà muốn lâu dài thì cần thể hiện rõ ràng vào các kế

hoạch đào tạo, cũng như cần có những ký kết hợp tác với các đơn vị bên ngoài nhằm thúc đẩy mục
tiêu trở thành một cơ sở đại học ứng dụng tại Tây Nguyên.

4. Các giải pháp cho Phân hiệu trong đào tạo nguồn nhân lực khối ngành kỹ thuật theo định
hướng ứng dụng

Việc đào tạo nhân lực khi còn ngồi ở ghế nhà trường, cần chú trọng vào công tác đào tạo thực hành
thực tế, các kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Nhà trường cần phân tích và định hướng
các luồng hướng nghiệp, giúp sinh viên xác định được hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng công nghệ 4.0 hiện này,
chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

- Chương trình đào tạo và công tác đào tạo: Cần mạnh dạn thay đổi khung chương trình đào tạo
các khối ngành kỹ thuật theo định hướng ứng dụng. Khảo sát, lấy ý kiến doanh nghiệp để làm
thước đo cho việc lựa chọn các học phần phù hợp cho từng ngành nghề khác nhau. Bổ sung một
số học phần cần thiết để nâng cao kỹ năng thực hành, hành chế những học phần mang tính hàn
lâm, học thuật, nâng cao kỹ năng mềm, thái độ làm việc cho người học, hợp tác và mời các doanh
nghiệp các khối ngành liên quan vào mô hình giảng dạy của nhà trường để sinh viên cập nhật được
những kiến thức thực tế. Thay đổi phương pháp đào tạo nhân lực, hướng tới việc phát triển năng
lực và bổ sung đầy đủ kiến thức theo phương pháp tiên tiến là việc cần phải làm, đào tạo nhân sự
theo định hướng phát triển của công ty là không thể thiếu, đó là một trong những yêu cầu quan
trọng, giúp cho doanh nghiệp có được nguồn nhân lực như kỳ vọng. Giải pháp đào tạo nhân sự sẽ
rõ ràng và hợp lý hơn, phù hợp với quy mô và phong cách, văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Cần
gắn kết chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ để quy hoạch nguồn
nhân lực tại đơn vị đúng và xứng tầm với vị trí công việc và hoạt động phát triển như: Vị trí của
nhân viên tại phòng ban là gì? Nhiệm vụ công việc của nhân viên như thế nào? Nhu cầu và nguyện
vọng? Những kỹ năng còn thiếu sót? Đồng thời, cần có công cụ thích hợp để khảo sát nhu của
người lao động và người sử dụng lao động để đưa ra được các chính sách đào tạo và nhân lực theo
đúng định hướng của doanh nghiệp. Từ đó các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chắc chắn sẽ
mang lại lợi ích to lớn cho kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài. Hiện nay có rất nhiều chương trình
đào tạo nhân sự mà doanh nghiệp, các tổ chức đào tạo có thể tham khảo như Đào tạo Inhouse, đào
tạo Public, Team Building, Dự án, Đơn hàng…và cả giải pháp đào tạo trực tuyến. Tạo điều kiện
để người học tự học và tự phát triển cũng nên là một trong những chính sách cần có. Việc cung
cấp các tài liệu kỹ năng định kỳ qua email, hoặc tổ chức các chương trình thi đua có thưởng, cũng
là cách để nhân viên tự đốc thúc việc học và hành ngay tại doanh nghiệp.

Ngày nay, những lĩnh vực kỹ thuật công nghệ thường có tính liên ngành, xuyên ngành và cách
mạng công nghiệp 4.0 ngày càng xóa nhòa ranh giới giữa các ngành kỹ thuật công nghệ, và nhờ
những ứng dụng của các công nghệ mới đã mở ra nhiều cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh và cơ
hội phát triển cho mọi người, mọi cơ quan tổ chức. Chính những bước tiến đáng kinh ngạc trên
một số lĩnh vực trụ cột của Cách mạng 4.0 như CNTT, trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa … đã và
đang đặt ra những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi Khoa, nhà trường cần sớm thực hiện đổi mới, trong

cả hoạt động đào tạo lẫn nghiên cứu khoa học. Cụ thể, chương trình đào tạo sẽ phải thay đổi theo
hướng tích hợp, liên ngành (interdisciplinary), tập trung ưu tiên vào một số lĩnh vực nền tảng và
công nghệ lõi (hay công nghệ nguồn). Nội dung đào tạo cũng cần được thiết kế lại, theo hướng
chú trọng kiến thức cơ bản, sâu, rộng và tích hợp nhiều môn học nhằm nâng cao hiệu quả sáng tạo
và khả năng thích ứng của sinh viên gắn với thực tế, ví dụ: Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, một số chuyên ngành và kỹ năng, kiến thức mới cần được các trường nghiên cứu, bổ sung như:
Cơ điện tử; công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực khoa học dữ liệu, an ninh,

an toàn thông tin...

- Quản trị trường đại học: Trong thời đại 4.0, thì trong quản trị trường đại học cũng phải có sự
thay đổi để đáp ứng nhu cầu thực tế. Nếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, người ta nói đến
đại học nghiên cứu thì cách mạng công nghiệp 4.0, các đại học nghiên cứu hàng đầu đã chuyển
dịch từ đại học nghiên cứu đến đại học ứng dụng, đổi mới sáng tạo. Vì vậy, cần phải có sự thay
đổi trong triết lý đào tạo và cơ cấu lại các chương trình đào tạo, ví dụ: một số triết lý đào tạo của
các trường theo định hướng ứng dụng: “Thực học - Thực hành - Thực danh - Thực nghiệp (Đại
học Nguyễn Tất Thành) gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với việc làm, tuyển sinh với tuyển dụng. Đại
học FPT với sứ mệnh “Cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho đông đảo người học, góp phần
mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”, triết lý giáo dục “Giáo dục đào tạo là tổ chức và quản trị việc tự
học của người học”, Đại học FPT hướng tới xây dựng mô hình của một trường Đại học thế hệ mới;
gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần đưa Giáo dục
Việt Nam tiến tới ngang tầm các nước trên thế giới. Trường đại học EDX, triết lý đào tạo gồm 8
tốt Đầu vào tuyển chọn tốt : Chương trình đào tạo tốt, Phương pháp đào tạo tốt, Giảng viên đào
tạo tốt, Cơ sở vật chất tốt, Thương hiệu tốt, Quản lý tốt, Đầu ra tốt. Trong đó, Phương pháp đào
tạo tốt: Phương pháp đào tạo tại đại học edX hoàn toàn khác biệt với các trường đại học khác. Đại
học truyền thống học để biết, đại học edX học để làm được việc. Triết lý đào tạo là “Làm trước
học sau”. Sinh viên edX, mỗi năm được làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp 3 tháng, 5 tháng
làm bán thời gian và 3 tháng làm từ xa có nhận lương. Ngoài ra, sinh viên vẫn học đầy đủ 9 tháng
lý thuyết để phục vụ công việc thực tế. Ngoài ra, Đại học edX được đánh giá là doanh nghiệp có
uy tín lớn là đối tác chiến lược của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội. Một trong những
hiệp hội uy tín và năng động nhất Hà Nội. Đại học edX đã hai năm liên tiếp trở thành những doanh
nghiệp tiêu biểu….Như vậy, đào tạo theo định hướng ứng dụng thì Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực
cũng phải trở thành một doanh nghiệp trong hệ thống mạng lưới doanh nghiệp của quốc gia góp
phần hỗ trợ công tác khởi nghiệp, định hướng khởi nghiệp cho sinh viên.

- Các kỹ năng mềm: Ngoài kiến thức nền tảng, kiến thức của ngành và chuyên ngành, ngoại ngữ,
CNTT và kỹ năng mềm như hiện nay, chương trình đào tạo phải trang bị được cho người học tầm
nhìn, kỹ năng thu thập, xử lý và kiểm soát thông tin, có khát vọng đổi mới sáng tạo và tinh thần
khởi nghiệp….Bên cạnh đó, không chỉ là giáo dục khai phóng, chúng ta còn phải tích hợp và có
định hướng đào tạo STEM (STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho
người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và
toán học theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề

trong cuộc sống hằng ngày. Thay vì dạy bốn môn học nhưng các đối tượng tách biệt và rời rạc,
STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế) trong các
khối ngành kỹ thuật-công nghệ và phát triển bền vững. STEM cung cấp các hành trang cho nguồn
nhân lực trong các lĩnh vực kỹ thuật, và tư duy của phát triển bền vững trang bị tầm nhìn cho người
học.

- Đội ngủ giảng viên và chuyên viên: Đổi mới phương thức đào tạo gắn liền với công tác quản
trị đại học, do đó cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt
động giảng dạy và nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đội ngũ
giảng viên giáo phải có những năng lực mới, năng lực sáng tạo và do đó đòi hỏi phải có những
phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn. Vì vậy, nhà trường cần thực thi các chính sách đồng hành cùng giảng viên
trong hỗ trợ nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, nghiên cứu. Đồng thời, cần có chính sách
thu hút nguồn cán bộ giảng viên có chất lượng cao về làm việc và giảng dạy tại Phân hiệu, đặc biệt
là nguồn nhân lực khối ngành kỹ thuật.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Phương thức đào tạo cũng phải chuyển sang lấy việc học (thay vì dạy)
làm trung tâm, thông qua cá nhân hóa quá trình học, đa dạng hóa phương thức học, trong đó có
tăng cường các công cụ học trực tuyến hoặc trải nghiệm với môi trường thực tiễn và thiết bị ảo
(phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng mô phỏng, phòng nghiên cứu đổi mới sáng tạo, phòng
chế tạo và trưng bày sản …)

- Quan hệ hợp tác và nghiên cứu khoa học: Bên cạnh đào tạo và thích ứng, chuyển giao công
nghệ, để tiếp cận với trình độ của thế giới và làm chủ các công nghệ, Nhà trường cần có chiến lược
để xây dựng bằng được các nhóm nghiên cứu mạnh trong các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cốt lõi
làm nền tảng trong đào tạo, ứng dụng và cần có giải pháp khác biệt, cụ thể hơn trong thời gian tới
nhằm tập hợp nguồn lực, trí tuệ để thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo đại học theo định hướng
ứng dụng, nhanh chóng đầu tư cho các nhóm nghiên cứu để gây dựng và phát triển các lĩnh vực
kỹ thuật – công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp 4.0 phù hợp với xu thế hiện nay ở trong
nước và quốc tế. Ngoài ra, áp lực không ngừng phải đổi mới và xu hướng chu trình sản phẩm đang
ngày càng trở nên ngắn lại, nhà trường cần nỗ lực tự chủ để tìm kiếm nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên
cứu. Đồng thời, phương thức tổ chức nghiên cứu cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp hiệu quả giữa
các nhóm liên ngành, liên trường…trong hoạt động hợp tác nghiên cứu, đào tạo ở bậc sau đại học
lẫn đào tạo cử nhân, kỹ sư chất lượng cao… và không thể tách rời nhiệm vụ nghiên cứu với mục
đích phát triển và thương mại hóa sản phẩm nhờ kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với khối doanh
nghiệp.

Cần sự kết hợp 3 “nhà”: Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà DN trong đào tạo nhân lực phục vụ
CMCN 4.0. Hiện tại, chủ yếu là phía DN có nhu cầu gắn kết với nhà trường - nhà khoa học, còn
nhà trường, nhất là các trường công lập, chỉ tập trung công tác đào tạo chứ chưa chủ động hợp tác
với DN. Các trường đại học ở Việt Nam cần học tập, kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học
ở nước ngoài, trong việc xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo gắn rất chặt với DN. Nhờ những

trung tâm đó, sinh viên được học tập ở môi trường rất thật; các DN liên kết với các trường để tìm
nguồn nhân lực tương lai. Hoạt động của trung tâm đổi mới sáng tạo ở trường phải thiết thực và
đi cùng với nhịp thở cuộc sống, thoát ly lý thuyết thuần tuý. Từ đây, cần xây dựng môi trường dạy
và học mà phải gắn rất chặt với môi trường kinh doanh, với thực tiễn đặt hàng của xã hội…

- Quan hệ doanh nghiệp: Khối ngành kỹ thuật cần hợp tác sâu rộng và toàn diện với các doanh
nghiệp, đơn vị tuyển dụng lao động với mục đích nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong chương
trình đào tạo: mời doanh nghiệp tham gia giảng dạy học phần thực hành, kiến tập, thực tập nghề
nghiệp theo các tiêu chí cụ thể của doanh nghiệp tránh tình trạng như hiện nay trong thời gian thực
tập sinh viên lãng phí thời gian, doanh nghiệp cảm thấy bị làm phiền và không có hiệu quả cho cả
hai bên. Tập trung hợp tác có uy tín và chất lượng với một số doanh nghiệp lớn cho từng khối
ngành kỹ thuật (CNTT, Xây dựng, CNSH, Điện). Hợp tác trên phương diện đào tạo, giảng dạy,
phối hợp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đồng thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và
tuyển dụng sinh viên. Khoa Kỹ thuật - Nông nghiệp, ngoài các trường hợp tác truyền thống của
ĐHĐN cần phải dịch chuyển xu hướng hợp tác với các trường khu vực phía Nam như Đại học
Nguyễn Tất Thành, Đại học Thủ dầu 1, Đại học Kiên Giang, Đại học Trà Vinh...

14/06/2019

Cách mạng Công nghiệp 4.0
Cơ hội và thách thức

1

14/06/2019

Mô hình của CMCN 4.0 và ứng dụng

Sự mô phỏng Vạn vật kết
hóa (thực tế nối (internet
of things –
ảo – VR)
Sự tự động hóa IoTs)

(Robotics) Siêu an ninh
mạng

Big Data Điện toán đám mây

CN trí thông minh 4.0 CN tương tác thực
nhân tạo (AI) tế (VR)

2

14/06/2019

XÃ HỘI TRONG CMCN 4.0

1. Thế giới được kết nối và trao đổi thông tin qua Internet/wifi với nhau kể cả với con
người. Robots sẽ là bạn đồng nghiệp chứ không còn là công cụ giúp việc.
2. Công nghệ thực tế ảo đang xóa dần ranh giới giữa thế giới thật và thế giới ảo. Tốc độ
tính toán ngày càng tăng nhanh, các hệ thống thực tế ảo ngày càng giống thật.
3. Tất cả mọi công việc có thể hoàn tất bởi các hệ thống thông minh hay robots đều sẽ
được thay thế. Các hệ thống thông minh và robots sẽ có khả năng quyết định, hành
động độc lập và tự động để hoàn tất công việc giao phó nhanh chóng. Con người chỉ
can thiệp khi các hệ thống thông minh này không có khả năng quyết định mà thôi
(critical, bad and ill-defined situations).
4. Công nghệ sẽ giúp con người sống lâu hơn và chất lượng cuộc sống cũng cao hơn
do đó nhu cầu phục vụ cũng sẽ tăng theo.

3

14/06/2019
4

14/06/2019

Nhà trường cần phải làm gì?

1. Tăng cường đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp,
giảm tải kiến thức hàn lâm, tăng cường học ngoại khóa, thực hành,
thực tập tạo sự hứng thú và rèn luyện các kỹ năng đối với người
học.
2. Tăng cường liên kết với các DN, các trường đại học quốc tế để
xây dựng CTĐT, tận dụng các phòng thí nghiệm, nhà máy của DN
theo hình thức hợp tác công – tư;
3. Thay đổi hình thức dạy – học truyền thống sang hình thức kết
hợp giữa truyền thống và e-learning, sử dụng ứng dụng CNTT vào
dạy học: để người học có thể học bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu…

5

14/06/2019

Nhà trường cần phải làm gì?

4. Tăng cường cung cấp, hướng dẫn sinh viên sử dụng các
nguồn học liệu số
5. Tích cực trang bị cho các em sinh viên các kiến thức CNTT
và kỹ năng có liên quan để đáp ứng nhu cầu xã hội trong nền
công nghiệp 4.0.
6. Trang bị trình độ ngoại ngữ đủ để có thể làm việc ở mọi nơi
trong tư cách của công dân toàn cầu.
7. Tạo ra các không gian sáng tạo và các trung tâm Khởi
nghiệp

6


Click to View FlipBook Version