The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by tominhhieu12, 2021-09-24 16:22:49

TAI LIEU HOI NGHI

TÀI LIỆU HỘI NGHỊ

30. GP: Cuộc thi “Sàn giao dịch ý tưởng sáng tạo” ĐH Văn Hiến

31. GP: Cuộc thi học thuật “Xây dựng thương hiệu ĐH Văn Hiến
bản thân” - Brand Me

GP: Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn từ các HV Hành chính Quốc gia cơ sở
32. mô hình giả định.
TP.HCM

IV. SINH VIÊN RÈN LUYỆN THỂ CHẤT

1. GP: Hành trình du ca chủ đề “ Thanh xuân - CĐ Kinh tế - Công nghệ TP. HCM
Bạn và tôi”

2. GP: Nâng cao sức khỏe, tinh thần của sinh viên CĐ Sư phạm TW TP
qua hoạt động thể dục thể thao.

3. GP: Câu lạc bộ văn nghệ “sức trẻ” CĐ Sư phạm TW TP

4. GP: Chương trình văn nghệ gắn với nơi sinh CĐ Sư phạm TW TP. HCM
hoạt của hội viên “Điểm hẹn âm nhạc CM3

5. GP: Giải chạy vì cộng đồng Race2run ĐH Kinh tế - Luật - ĐHQG TP.HCM

6. GP: Giải bóng đá mini Nam - nữ Fine Arts Cup ĐH Mỹ Thuật TP.HCM
2021

7. GP: Vì sức khỏe cộng đồng ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao
TP.HCM

8. GP: Ngày hội sinh viên khỏe ĐH Sư phạm Thể dục thể thao
TP.HCM

9. GP: Thành lập Câu lạc bộ theo sở thích của ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM
sinh viên

10. GP: Cuộc thi “Cuộc đua dinh dưỡng - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Nutrirace”

V. SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG

GP: Lan tỏa tin tốt tại fanpage “tdc - mỗi ngày
1. một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” năm CĐ Công nghệ Thủ Đức

học 2020-2021

2. GP: Hội xuân chiến sĩ CĐ Kinh tế - Đối ngoại

3. GP: Đội bóng đá Cofer CĐ Kinh tế - Đối ngoại

4. GP: hội thi trực tuyến tuổi trẻ cofer chung tay CĐ Kinh tế - Đối ngoại
phòng chống dịch covid-19

5. MH: Hành trình yêu thương CĐ Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

GP: Phối hợp các đơn vị ngoài nhà trường tổ
6. chức các hoạt động tình nguyện,thiện nguyện CĐ Lý Tự Trọng

trong năm học 2020 - 2021

7. GP: Tuần lễ hành đồng vì môi trường Green Đại học Y Dược TP. HCM
Week 2021

8. GP: Tuần phát động đóng góp vắc-xin Covid ĐH Công nghệ Sài Gòn
19

9. GP: Cuộc thi thiết kế sản phẩm bằng vật liệu ĐH Công nghệ Sài Gòn
tái chế

10. GP: Cải tạo tường cũ thành thông điệp bảo vệ ĐH Giao thông vận tải phân hiệu tại

môi trường TP.HCM

11. GP: Hành trình xe đạp tuyên truyền “Kết nối ĐH Giao thông vận tải phân hiệu tại
yêu thương - Bảo vệ môi trường” năm 2021 TP.HCM
(cấp cơ sở)

12. GP: Tuyên truyền hoạt động phòng chống ĐH Hoa Sen
covid-19

13. GP: Ứng dụng chuyên ngành tâm lý học nâng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn -

cao chất lượng hoạt động tình nguyện ĐHQG TP. HCM

14. GP: Cuộc vận động vì môi trường “Wall-E” ĐH Luật TP.HCM
2020 (cấp cơ sở)

15. MH: Chuỗi hoạt động “Hạt giống xanh” ĐH Luật TP.HCM

16. GP: Chuỗi hoạt động tình nguyện “Những ĐH Mỹ Thuật TP.HCM
mảng tường mang thông điệp vì cộng đồng”

17. GP: Chuỗi hoạt động Tuổi trẻ HUFLIT tích ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
cực tham gia hoạt động tình nguyện 2021

18. GP: Đêm nhạc Gây quỹ tình nguyện - Ấm (cấp ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
cơ sở)

19. GP: “Mái ấm hồng - Mỗi cơ sở, một mái ấm” ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

20. GP: Lan tỏa lối sống xanh cùng sinh viên DTM ĐH Tài nguyên và Môi trường
TP. HCM

GP: Lồng ghép thế mạnh chuyên môn của sinh
21. viên y khoa vào hoạt động tình nguyện thông ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

qua chuỗi videoclip sơ cứu cơ bản 2020

22. GP: Thử thách môi trường “Rubbish HV Hàng Không Việt Nam
Challenge”

23. GP: Nâng cao ý thức và hiểu biết về COVID- HV Hàng Không Việt Nam
19

GP: Hoạt động tình nguyện thích ứng cùng
24. nhiều điểm đổi mới trong đại dịch COVID-19 HV Hàng Không Việt Nam

tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất

VI. SINH VIÊN CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1. GP: Câu lạc bộ Tiếng Anh giúp nâng cao trình CĐ Công thương TP. HCM
độ tiếng anh của Sinh viên HITC

2. GP: Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho CĐ Kinh tế - kỹ Thuật TP. HCM
Cán bộ Hội

3. GP: Nâng cao trình độ tiếng Anh cho HSSV CĐ Kinh tế Công nghệ TP. HCM
HIAST giai đoạn 2020 - 2023

4. GP:Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng

GP: Câu lạc bộ nói tiếng Anh đáp ứng nhu cầu
5. Hội nhập Quốc tế và chương trình đào tạo CĐ Lý Tự Trọng

trong trường học thông minh.

6. GP: Ngày hội văn hóa Pháp ĐH Bách khoa - ĐHQG-HCM

7. GP: Sinh viên HUFI với ngoại ngữ ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM

8. MH: Chuỗi hoạt động nâng cao khả năng sử ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.
dụng ngoại ngữ & trang bị hành trang để chủ
HCM
động hội nhập cho sinh viên

9. GP: E-Zone - Môi trường rèn luyện TA đa ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn -

chiều ĐHQG TP. HCM

10. GP: Cuộc thi “The Descendants - Spelling Bee ĐH Kiến trúc TP.HCM
Contest”

GP: Chương trình định hướng phương pháp
11. học tiếng Anh “BELL’S QUEST 2020” (cấp ĐH Kinh tế TP. HCM

cơ sở)

12. GP: Chuỗi hoạt động 4B ĐH Ngân Hàng TP. HCM

GP: Cuộc chiến ngôn từ 2021 - Tranh luận về
13. các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM

Quốc (cấp cơ sở)

14. GP: Ngày hội tiếng Anh toàn thành - E-Tribe ĐH Ngoại thương cơ sở 2
2021

15. GP: Cuọ c thi học thuạ t tìm hiểu các vấn đề ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM

phát triển bền vững Sailing Home 2021:
Sustainminds.

16. GP: Hỗ trợ sinh viên học tập, rèn luyện Tiếng ĐH Quốc tế Hồng Bàng
anh thông qua ứng dụng trực tuyến.

17. GP: Cuộc thi hùng biện tiếng anh “The ĐH Sài Gòn
Debate”

GP: “Hỗ trợ sinh viên thi Olympic tiếng Anh
18. học sinh - sinh viên toàn quốc lần IV” (cấp cơ ĐH Tài chính - Marketing

sở)

19. GP: Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật (cấp cơ sở) ĐH Văn Hiến

GP: Chuỗi tập huấn kỹ năng sử dụng Ngoại
20. ngữ Tiếng Anh trong học tập Y khoa - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

MedSpace

21. GP: Ngày hội giao lưu văn hóa quốc tế HV Hàng Không Việt Nam

CÔNG TÁC BÌNH CHỌN, TUYÊN DƯƠNG, PHÁT HUY VÀ KẾT NỐI CÁC
VII. GƯƠNG SINH VIÊN 5 TỐT SAU TUYÊN DƯƠNG

1. GP: Kết nối Doanh nghiệp - Giới thiệu PT Sinh CĐ Kinh tế - Công nghệ TP. HCM
viên 5 tốt

2. GP: Duy trÌ câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt HIAST CĐ Kinh tế - Công nghệ TP. HCM

3. GP: Nâng cao chất lượng Câu lạc bộ Sinh viên CĐ Sư phạm TW TP. HCM
5 tốt NCEHCM

4. GP: Phát huy gương sáng sinh viên - Những ĐH Giao thông vận tải TP. HCM
câu chuyện đẹp của cán bộ Đoàn Hội

5. GP: Phát huy gương sáng SV, những câu ĐH Giao thông vận tải TP. HCM
chuyện đẹp

6. GP: “Alumni Festival” - Giao lưu giữa cựu ĐH Hoa Sen
sinh viên và sinh viên trường

7. GP: Chuỗi hoạt động xây dựng và phát triển ĐH Kiến trúc TP.HCM
cộng đồng Sinh viên 5 tốt

8. GP: Gắn phong trào “Sinh viên 5 tốt” với việc ĐH Lao động - Xã hội (CSII)
đánh giá điểm điểm rèn luyện.

9. GP: Chuỗi hoạt động “Kết nối sinh viên 5 tốt ĐH Luật TP.HCM
với nhà tuyển dụng - Connection 5T”

10. GP: Triển lãm truyền thống Sinh viên Mỹ ĐH Mỹ Thuật TP.HCM
Thuật kết hợp tuyên dương Sinh viên 5 Tốt cấp

Trường

GP: Hoạt động Networking Night - Kết nối
11. Sinh viên 5 tốt thuộc Chuỗi Chương trình ĐH Ngoại thương - cơ sở 2

Tuyên dương Sinh viên 5 tốt

12. GP: Mentoring 1 On 1 ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM

GP: “Phát huy gương SV5T sau tuyên dương
13. thông qua hoạt động Toạ đàm, truyền cảm ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

hứng”

14. GP: Kịp thời định hướng, hỗ trợ sinh viên trong HV Hành chính Quốc gia cơ sở

việc phát huy phong trào Sinh viên 5 tốt. TP.HCM

B. CHƯƠNG TRÌNH “TƯ VẤN, HỖ TRỢ SINH VIÊN”

1. MH: Hoạt động tình nguyện theo dự án năm CĐ Công nghệ Thủ Đức
học 2020-2021

2. GP: Giới thiệu việc làm sinh viên đạt danh hiệu CĐ Công nghệ Thủ Đức
“sinh viên 5 tốt” cấp trường 2020-2021

3. GP: Ngày hội đọc sách CĐ Công nghệ Thủ Đức

4. GP: Kết nối sinh viên( gia đình) nhà trường và CĐ Công Thương TP. HCM
Nhà Tuyển dụng

GP: phối hợp với các tổ chức Đoàn thanh niên,
5. Hội LHTN Việt Nam cấp cơ sở thực hiện giới CĐ Điện lực TP. HCM

thiệu địa điểm thực tập và việc làm

6. GP: Phiên chợ sinh viên CĐ Kinh tế - Công nghệ TP. HCM

7. GP: Nâng cao nhận thức và tư duy của Hội CĐ Kinh tế - Kỹ Thuật TP. Hồ Chí

viên, sinh viên về khởi nghiệp, lập nghiệp Minh

8. GP: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp “Hội thảo kết CĐ Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
nối doanh nghiệp đến với sinh viên HCE”

9. GP: Đồng hành cùng sinh viên khó khăn CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng

10. GP: Kết nối Doanh nghiệp - Giới thiệu PT Sinh CĐ Sư phạm TW TP. HCM
viên 5 tốt

11. MH: Tư vấn sức khỏe sinh sản cho nữ sinh CĐ Sư phạm TW TP. HCM
viên thường xuyên

12. GP: Chuỗi chương trình tư vấn, chăm lo đời Đại học Văn Lang
sống Hội viên: Giáo dục giới tính

13. GP: Cuộc thi Hóa sinh Championship Đại học Y Dược TP. HCM

14. GP: Hội nghị Khoa học Sinh viên - Đại học Y Dược TP. HCM
PharmaSciCo (cấp cơ sở)

15. GP: BKGI - Câu lạc bộ Khởi nghiệp xanh ĐH Bách khoa - ĐHQG TP. HCM

16. GP: Không gian thư viện thông minh, sáng tạo, ĐH Bách khoa - ĐHQG TP. HCM
tăng cường văn hóa đọc cho sinh viên

17. GP: CLB BK Help Desk ĐH Bách khoa - ĐHQG TP. HCM

GP: Chương trình tập huấn “F-Agenda:
18. Tiktalk” - Phát triển Kỹ năng Giao tiếp cho ĐH Bách khoa - ĐHQG-HCM

sinh viên (cấp cơ sở)

19. GP: Công dân tích cực - Khởi nghiệp doanh ĐH Công nghệ Sài Gòn
nghiệp xã hội

20. GP: Tư vấn tâm lý Online ĐH Công nghệ thông tin - ĐHQG-
HCM

21. GP: “Hệ thống đo thân nhiệt kết hợp rửa tay sát ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
khuẩn tự động”

MH: Hỗ trợ sinh viên “Quỹ ngôi nhà tình bạn”
22. nhằm giúp đỡ xây dựng, sửa chữa nhà; trao học ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM

bổng cho các bạn sinh viên Trường

23. GP: Talkshow tân sinh viên cảnh giác với lừa ĐH Công nghiệp TP. HCM
đảo

24. GP: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, lập nghiệp ĐH Công nghiệp TP. HCM

25. GP: Cuộc thi văn hóa ứng xử ĐH Giao thông vận tải phân hiệu tại
TP.HCM

26. GP: Diễn đàn “Khởi nghiệp trẻ” ĐH Giao thông vận tải TP. HCM

27. GP: Ngày sách Offline ĐH Giao thông vận tải TP. HCM

28. MH: Cuộc thi Tìm kiếm người dẫn chương ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.

trình “MIC US lần I - Năm 2020 HCM

29. GP: Bộ Công cụ kiểm soát sức khỏe tinh thần ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn -

cho sinh viên ĐHQG TP. HCM

30. GP: Chuyên trang hỗ trợ sinh viên khoa XHH ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn -

S. HOME (cấp cơ sở) ĐHQG TP. HCM

31. GP: Công trường khởi nghiệp M - Factory ĐH Kiến trúc TP.HCM

32. GP: Chuỗi hoạt động trực tuyến về chủ đề khởi ĐH Kinh tế - Luật - ĐHQG TP.HCM
nghiệp “Start-Up” (cấp cơ sở)

33. GP: Tham vấn tâm lý sinh viên ĐH Kinh tế - Luật - ĐHQG TP.HCM

34. GP: “UEH Share and Support” ĐH Kinh tế TP. HCM

35. GP: Phòng sinh hoạt cộng đồng sinh viên - ĐH Lao động - Xã hội (CSII)
Student community Hub-OTE

36. GP: Chuỗi Workshop định hướng kỹ năng ĐH Luật TP.HCM
nghề nghiệp “Map of the Future”

37. GP: “Sinh viên OU khởi nghiệp, lập nghiệp” ĐH Mở TP. HCM

38. GP: “Phòng tránh đa cấp bất chính và lừa đảo ĐH Mở TP. HCM
qua mạng xã hội”

39. GP: “Sinh viên OU nâng cao văn hóa ứng xử” ĐH Mở TP. HCM

40. GP: “Sinh viên OU nâng cao văn hóa thưởng ĐH Mở TP. HCM
thức”

41. GP: Hỗ trợ Thí sinh mùa thi ĐH Mỹ Thuật TP.HCM

42. GP: Chuỗi các hoạt động hỗ trợ kĩ năng cho ĐH Ngân Hàng TP. HCM
sinh viên trong trường

43. GP: Chuyến xe yêu thương - HVC (cấp cơ sở) ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM

44. GP: Tổ chức Workshop “Defend or Attack? - ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
Bí kíp tự vệ” (cấp cơ sở)

45. GP: ELEAN 2021 - Tìm kiếm Ý tưởng khởi ĐH Ngoại thương - cơ sở 2
nghiệp

46. GP: Chuỗi hoạt động Sóng đa ngành ĐH Ngoại thương - cơ sở 2

GP: Hỗ trợ giảm 30% tiền thuê trọ cho sinh
47. viên NTTU trong giai đoạn dịch Covid-19 tại ĐH Nguyễn Tất Thành

các ký túc xá tư nhân

GP: Hỗ trợ miễn giảm học phí cho hội viên,

48. sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành

gặp khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19

49. GP: Ngày hội Sinh viên Nông Lâm ĐH Nông Lâm TP. HCM

50. GP: Cuộc Thi Sáng Tạo Trẻ Năm 2021 (cấp cơ ĐH Nông lâm TP. HCM
sở)

51. GP: Cuộc thi Khởi nghiệp IU Startup Demo ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM
Day 2021

52. GP: Quy trình Liên hệ và kết nối doanh nghiệp ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM
hỗ trợ các hoạt động, chương trình trong sinh

viên

53. GP: Giải pháp hỗ trợ sinh viên “HIU Sky ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Food”

54. GP: “Chuỗi hoạt động dành cho sinh viên cùng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
hệ sinh thái khởi nghiệp”

55. GP: “Hỗ trợ tư vấn Tâm lý - Sức khỏe - Việc ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
làm”

56. GP: UPES - Ươm mầm tài năng” ĐH Sư phạm Thể dục thể thao
TP.HCM

57. GP: CLB Kỹ năng UPES ĐH Sư phạm Thể dục thể thao
TP.HCM

58. GP: phát triển năng lực khởi nghiệp cho sinh ĐH Sư phạm TP. HCM
viên

59. GP: Rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội và ĐH Sư phạm TP. HCM
tham vấn tâm lý cho sinh viên

60. GP: Đẩy mạnh triển khai đề án “Nâng cao năng ĐH Sư phạm TP. HCM
lực ngoại ngữ cho sinh viên”

61. GP: “UFM Voice Talent - Cuộc thi tìm kiếm ĐH Tài chính - Marketing
người dẫn chương trình UFM”

GP: “Chuỗi hội thảo nâng cao kỹ năng thực
62. hành xã hội sinh viên UFM sẵn sàng khởi ĐH Tài chính - Marketing

nghiệp”

63. GP: Hòa nhập văn hóa TDTU ĐH Tôn Đức Thắng

64. GP: Đội hình hỗ trợ sinh viên Mentors ĐH Văn Hiến

65. GP: Đưa âm nhạc dân tộc học đường dến với ĐH Văn hóa TP.HCM
sinh viên

66. GP: Tổ chức chuỗi chương trình “Bước nhảy ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Myelin”

C. CHƯƠNG TRÌNH “XÂY DỰNG HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM VỮNG MẠNH”

1. GP: Xây dựng cổng thông tin online để quản lý CĐ Công Thương TP. HCM
sữ liệu thông tin Đoàn- Hội (

2. GP: Xây dựng Thư viện số: Sổ tay cán bộ CĐ Kinh tế - Công nghệ TP. HCM
Đoàn - Hội HIAST

3. MH: Sổ tay tuyên truyền của Cán bộ Hội CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP. HCM

4. MH: 1 sinh viên năm tốt hỗ trợ 2 sinh viên phát CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP. HCM
triển sinh viên 5 tốt

5. MH: “Sinh viên 5 tốt” hỗ trợ từ 1 đến 2 sinh CĐ Kinh tế TP. HCM
viên phấn đấu đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”

6. GP: Tạo nguồn, bồi dưỡng nhân tố trẻ CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng

GP: Tiếp tục tham mưu cơ chế hỗ trợ hoạt
7. động phí dành cho cán bộ Đoàn, Hội là sinh CĐ Lý Tự Trọng

viên

8. GP: Tuyên truyền, quảng bá và tăng cường vai CĐ Lý Tự Trọng
trò tổ chức hội sinh viên.

9. GP: Clubs' Day Đại học Văn Lang

10. GP: UIT Club Festival - Tọa đàm, tuyên dương ĐH Công nghệ Thông tin - ĐHQG

câu lạc bộ - đội - nhóm tiêu biểu TP. HCM

11. GP: Kết nối hoạt động cơ sở Hội ĐH Công nghệ Thông tin - ĐHQG
TP. HCM

12. GP: “Hoạt động cán bộ Hội và Sinh viên 5 tốt” ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

GP: Ứng dụng phần mềm quizizz trong tổ chức
13. hoạt động công tác kiểm tra nhanh kiến thức, ĐH Công nghiệp TP. HCM

nghiệp vụ của cán bộ hội.

14. GP: Mỗi cơ sở - 1 thế mạnh - 1 chương trình ĐH Công nghiệp TP. HCM

15. GP: Báo tuần Sen Around ĐH Hoa Sen

16. GP: Tích hợp tính năng Artivive cho thẻ Hội ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn -
viên ĐHQG TP. HCM

17. GP: Quản lý công tác Hội bằng phần mềm ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn -

Trello (cấp cơ sở) ĐHQG TP. HCM

18. GP: Bộ Từ điển chuyên dùng trong công tác ĐH Kinh tế - Luật - ĐHQG TP.HCM
Đoàn - Hội

19. GP: Liên hoan cơ sở Hội vững mạnh ĐH Kinh tế - Luật - ĐHQG TP.HCM

20. GP: Văn phòng Hội Sinh viên điện tử - Hệ ĐH Kinh tế TP. HCM
thống tiếp nhận văn bản Hội Sinh viên

21. GP: 1+1 liên kết đồng hành Liên chi và Câu lạc ĐH Lao động - Xã hội (CSII)
bộ - Đội - Nhóm

22. GP: Chuỗi hoạt động ứng phó dịch bệnh ĐH Ngân Hàng TP. HCM
COVID-19

GP: Diễn đàn gặp gỡ, trao đổi, hợp tác giữa các
23. Câu lạc bộ - Đội - Nhóm - Cộng đồng Cơ sở II ĐH Ngoại thương - cơ sở 2

ĐH Ngoại thương tại TP.HCM

GP: Nâng cao chất lượng cán bộ Hội các cấp

24. thông qua việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ ĐH Nguyễn Tất Thành
ban cán sự bằng thang điểm đánh giá vào cuối

mỗi tháng, mỗi học kỳ và mỗi năm học

GP: Tổ chức Đại hội Chi Hội theo hình thức
25. trực tuyến Google Meet trong giai đoạn dịch ĐH Nguyễn Tất Thành

Covid-19

26. GP: Phát triển website Đoàn TN - Họ i SV và ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM
cổng tho ng tin va n phòng trực tuyến

27. GP: Tích hợp trang thông tin Giảng viên - Sinh ĐH Quốc tế Hồng Bàng
viên portal.hiu.vn

28. GP: Cuộc thi “Thủ lĩnh Sinh viên” trường Đại ĐH Sài Gòn
học Sài Gòn năm 2020

29. GP: Cộng sự Bồ câu trắng ĐH Sài Gòn

30. GP: Cuộc thi Ngọn lửa Chi hội (cấp cơ sở) ĐH Sài Gòn

31. GP: Đi tìm phong cách Cán bộ Hội (cấp cơ sở) ĐH Sài Gòn

32. GP: Chi hội Trưởng trong tôi (cấp cơ sở) ĐH Sài Gòn

33. GP: tích hợp công nghệ thông tin trong triển ĐH Sư phạm TP. HCM
khai các hoạt động phong trào

GP: nâng cao chất lượng tuyên truyền cho các
34. hoạt động phong trào thông qua âm nhạc theo ĐH Sư phạm TP. HCM

thể loại RAP

35. “Sinh viên UFM luôn bên Hội” ĐH Tài chính - Marketing

36. GP: Liên chi 1+1 ĐH Văn Hiến

GP: Thành lập Liên chi hội Sinh viên các Khoa
37. trực thuộc Hội Sinh viên Trường theo mô hình ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

“2-3-1”

38. GP: Quản lý công tác hành chính trực tuyến HV Hàng Không Việt Nam
các CLB - Đội - Nhóm

_______

Mô hình Tư vấn tâm lý trực tuyến - không gian chia sẻ chuỗi chương trình wetalk
Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin - ĐHQG TP.HCM

1. Nội dung:

- Trước thực trạng nhiều vấn đề tâm lý phát sinh trong sinh viên trường, Hội Sinh viên
trường thực hiện mô hình “Không gian chia sẻ UIT” và trở thành địa chỉ tin cậy và hỗ trợ
tích cực cho các bạn sinh viên gặp những vấn đề khó khăn về tình cảm, gia đình, học
tập và các mối quan hệ xung quanh các bạn.

- Mục tiêu của Hội Sinh viên trường khi tiến hành “Không gian chia sẻ UIT” là mang

đến sự thân thiện gần gũi, tin cậy để các bạn sinh viên sẵn sàng đến, chia sẻ những

khúc mắc, tâm tư, tình cảm, các vấn đề riêng của mình và nhận được sự giúp đỡ của

chuyên gia tâm lý có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm.

- Trước tình hình dịch chuyển biến phức tạp và để các bạn sinh viên linh hoạt hơn với

thời gian biểu cá nhân, quyết định triển khai nên nền tảng trực tuyến Microsoft Teams.

- Chức năng là hỗ trợ sinh viên vượt qua khó khăn trong tâm lý, liên quan đến cuộc sống

học đường, rèn luyện và phát triển kỹ năng học tập, kỹ năng thực hành xã hội. Từ đó,

mỗi sinh viên có thể khai thác tiềm năng của bản thân và nâng cao chất lượng đời sống

tinh thần, giúp cho quá trình học tập tốt hơn. Đồng thời, hỗ trợ và đồng hành sinh viên

trong quá trình học tập và sinh hoạt tại Nhà trường.

- “Không gian chia sẻ UIT” được thành lập là điểm đến đặc biệt của các bạn sinh viên,

góp phần hoàn thiện môi trường giáo dục “Sáng tạo, Toàn diện, Phụng sự”. “Không gian

chia sẻ UIT” với sự tham gia tư vấn hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý Nguyễn Thanh Tính.

Từ tháng 03/2020 trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sinh viên phải học

trực tuyến. Nhưng nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên vẫn còn cao, do đó “Không gian

chia sẻ, chuỗi chương trình WeTalk trực tuyến” đã được tổ chức.

Link giới thiệu:

https://vnuhcm.edu.vn/tin-tuc_32346864/ra-mat-khong-gian-chia-se- sinh-vien-
uit/313731396864.html

http://www.khoahocphothong.com.vn/khong-gian-chia-se-uit-noi-giup- sinh-vien-
vuot-qua-kho-khan-ve-tam-ly-51581.html
https://portal.vtc.gov.vn/chitiet/47430-ca-phe-ngay-moi-25-02-
2019.html?fbclid=IwAR3UGAERC_DOtCSbVZ3d_or__KE2CUgfBq8-YPWG3OS-
8BzZW3YZt9Gm7So

2. Thời gian bắt đầu thực hiện:
- Thời gian thực hiện từ 03/2020 đến 05/2021.
- Nền tảng trực tuyến: Microsoft Teams.
- Thời lượng: 1 giờ 30 phút.

3. Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức chương trình WeTalk – Buổi chia sẻ truyền cảm hứng WeTalk trực tuyến
được tổ chức truyền thông rộng rãi cho tất cả sinh viên đăng ký theo từng chủ đề tuần,
đây là chương trình hỗ trợ các kỹ năng tâm lý và nắm bắt thông tin dư luận sinh viên,
rèn luyện và phát triển kỹ năng học tập, kỹ năng thực hành xã hội. Từ đó, mỗi sinh
viên có thể khai thác tiềm năng của bản thân và nâng cao chất lượng đời sống tin thần,
giúp cho quá trình học tập tốt hơn.
- Ngoài ra, do đặc thù các bạn sinh viên gặp vấn đề tâm lý sẽ ít tiếp xúc, giao tiếp và
không tự đến gặp các chuyên gia tâm lý. Do đó, các lớp tập huấn cho giảng viên, các bộ
công nhân viên, lớp trưởng, cán bộ Đoàn – Hội về phân biệt cơ bản các vấn đề tâm lý,
phân biệt các vấn đề tâm lý và giao tiếp, thuyết phục với những sinh viên có vấn đề tâm

lý.
- Quy trình tổ chức WeTalk trực tuyến:
+ Khảo sát chủ đề: khảo sát sinh viên và chuyên gia tâm lý, chọn ra chủ đề phù hợp với
sinh viên theo từng thời điểm. Ví dụ, vào thời gian đầu của năm học, sẽ tổ chức các
buổi chủ đề về học xa nhà, hòa nhập với môi trường mới; trong mùa dịch có các chủ
đề thích nghi với dịch,…
+ Truyền thông chương trình đến tất cả sinh viên.
+ Tổ chức chương trình làm nhiều buổi phù hợp. Chuyên gia tư vấn ghi lại những vấn
đề sinh viên gặp phải; phân tích, tư vấn hoặc gửi cho các đơn vị hỗ trợ (nếu cần).
+ Khảo sát, đánh giá. Sau mỗi buổi tư vấn, sinh viên sẽ thực hiện khảo sát để đánh giá
tính hiệu quả và có thể đưa ra yêu cầu chủ đề nội dung cho những chương trình sau.
+ Chu kỳ tổ chức: 02 buổi/tuần, xuyên suốt 04 tuần/tháng.
- Bên cạnh đó, không gian chia sẻ còn tổ chức trực tuyến trên Mircosoft
Teams định kỳ mỗi tuần 1 ngày, sinh viên có thể tham gia tư vấn riêng với chuyên gia
tại đây.

- Quy trình tư vấn tâm lý trực tuyến:

+ Thông báo mã phòng tư vấn trực tuyến trên Microsoft Teams, mỗi buổi 1 mã đảm
bảo bảo mật thông tin chia sẻ giữa các buổi).
+ Sinh viên tham gia tư vấn riêng với chuyên gia theo các khung giờ cố định hoặc
đăng ký trước. Hiện nay đã hỗ trợ tư vấn trên Microsoft Teams và Zalo.

4.Kết quả thực hiện trong thực tế:

Hình 1. Sinh viên tham gia trò chuyện cùng chuyên gia

Hình 2. WeTalk trực tuyến chủ đề “Chấp nhận những cảm xúc tiêu cực –
Một bài học bắt buộc của người trưởng thành”

Hình 3. WeTalk trực tuyến chủ để “Đi xa để thấy yêu nhà”

Hình 4. WeTalk trực tuyến chủ đề “Những “gánh nặng” mà bạn không biết là
mình đang vác trên vai bởi Covid-19

Hình 5. WeTalk trực tuyến chủ đề “Yêu bản thân: liệu bạn đã dám chưa?”

STT Nội dung chủ đề Số buổi tổ Số lượng tham gia Ghi chú
chức

01 "Bị người khác ghét thì phải làm 02 76
sao?"

02 "Làm gì để bố mẹ hiểu mình?" 02 82

03 “Tại sao bạn luôn thấy mình thua 02 46
kém bạn bè?"
02 43
04 "Dù là năm đầu hay năm cuối,
đây vẫn là "nỗi sợ" sinh viên phải 04 236
đối mặt " 02 61
“Tại sao người khác dễ dàng có 02 69
02 78
05 được tình yêu, còn tôi thì 05 141
không?” 02 171
02 250
06 "Hội chứng thiếu cảm thông"

07 "Đi xa để thấy yêu nhà"
"Ngồi giữa bạn bè mà vẫn thấy

08 lạc lõng chẳng hiểu vì sao"
09 "Những người hướng trung"

"Người lạ hôm nay là người thân

10 yêu hôm qua"
"Gánh nặng đang đè trĩu trong

11 lòng bạn là gì vậy?"

12 "Không sao đâu, cứ bình tĩnh 02 125
sống"
03 134
“Lời khuyên “Đừng bao giờ từ
bỏ” không phải lúc nào cũng phù 02 69
13 hợp”
02 50
"Chấp nhận những cảm xúc tiêu 02 82
cực - một bài học bắt buộc của 02 149
14 người trưởng thành" 02 406

“Những cách cần làm ngay để 02 69
cứu vãn cảm xúc của mình trong 02 149
15 một ngày tồi tệ" 02 129
02 165
"Đi xa để thấy yêu nhà" 02 101

16
"Hội chứng thiếu cảm thông"

17
“Tại sao người khác dễ dàng có

18 được tình yêu, còn tôi thì
không?”

"Dù là năm đầu hay năm cuối,
đây vẫn là "nỗi sợ" sinh viên phải
19 đối mặt "
“Tại sao bạn luôn thấy mình thua
20 kém bạn bè?"

"Làm gì để bố mẹ hiểu mình?"

21
"Bị người khác ghét thì phải làm

22 sao?"
"Những cách giúp bạn vượt

23 stress trong mùa dịch Covid-19"

5. Ý nghĩa:
- Tính hiệu quả, thiết thực: Mô hình đã hỗ trợ tích cực cho sinh viên giải tỏa những
tâm lý không tích cực và những vấn đề mà sinh viên gặp phải thông qua những khung
thời gian rảnh của sinh viên, không phải đối diện trực tiếp, sinh viên có thể giải tỏa
tâm lý thoải mái.
- Tính tiêu biểu, điển hình: Mô hình đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của đơn vị
báo đài, Đại học Quốc gia và các Trường Đại học trong khu vực, mô hình đang được
nhân rộng tại các trường như trường Đại học Kinh Tế - Luật, trường Đại học Quốc Tế,
trở thành 1 mô hình đáng học hỏi, và được Đại học Quốc gia chọn làm 1 trong những
mô hình tiêu biểu hoạt động hiệu quả.

- Tính lan tỏa, sâu rộng: Mô hình nhận được sự phản hồi và phản ứng tích cực từ các
bạn sinh viên, là địa chỉ đáng tin cậy để sinh viên giới thiệu nhau cùng tham dự. Hình
ảnh và hiệu ứng truyền thông đã lan tỏa đến tất cả các bạn sinh viên, phụ huynh và
cộng đồng xã hội. Trong năm học 2020 – 2021, có khá nhiều trường hợp sinh viên có
vấn đề tâm lý nghiêm trọng đã đến Không gian chia sẻ nhờ tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ
kịp thời và chưa có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra. Đồng thời, Hội Sinh viên trường
có thể chuyển giao mô hình, hỗ trợ các đơn vị tổ chức hoạt động và nhân rộng mô

hình.
- Tính mới, sáng tạo: Trong khi nhiều hoạt động không thể thực hiện trong thời điểm
không thể tổ chức trực tiếp, do đó việc mạnh dạn ứng dụng trực tuyến để hỗ trợ tâm lý
kịp thời cho sinh viên là một tính sáng tạo.

Ứng dụng chuyên ngành Tâm lý học nâng cao chất lượng hoạt động tình nguyện
Hội Sinh viên Việt Nam trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP. HCM

1. Mục đích, ý nghĩa:
- Tạo cơ sở lý thuyết vững chắc, khoa học, dựa trên nghiên cứu chuyên môn để nâng

cao chất lượng các hoạt động tình nguyện của Hội Sinh viên trường.
- Cung cấp các kiến thức chuyên ngành cơ bản trong quá trình làm việc với các đối

tượng thụ hưởng trong hoạt động tình nguyện để sinh viên tham gia vào các hoạt động có
cơ hội được trau dồi và rèn luyện các kiến thức về tâm lý học.
2. Nội dung:

2.1. Hình thức:
- Hệ thống sổ tay tình nguyện.
- Các lớp tập huấn kỹ năng ứng dụng kiến thức tâm lý học trong hoạt động tình
nguyện.

2.2. Nội dung:
- Hệ thống sổ tay nghiên cứu các nội dung về đa dạng các đối tượng đặc biệt, thường
xuyên tiếp xúc trong các hoạt động, chiến dịch tình nguyện với nền tảng ứng dụng kiến
thức chuyên môn tâm lý học, công tác xã hội, xã hội học… Sổ tay có 3 nhóm nội dung
chính gồm: kỹ năng; đối tượng và mở rộng.

A. Kỹ năng: Trong phần này, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động tình nguyện sẽ
được xây dựng dựa trên nền tảng các lý thuyết trong tâm lý học (vd: khung lâm sàng,
thấu cảm, thân chủ trọng tâm…). Mỗi kỹ năng kèm theo ví dụ minh hoạ dễ hiểu, đơn
giản.

B. Đối tượng: Trong phần này, bao gồm nội dung về các đặc tính của đối tượng
thụ hưởng như: trẻ mồ côi, trẻ bị bạo hành, lạm dụng, người già,….để tình nguyện viên
có thể hiểu một cách khái quát về bối cảnh cũng như các vấn đề liên quan đến đối tượng
thụ hưởng. Đưa ra một số khuyến nghị trong quá trình làm việc với các đối tượng.

C. Mở rộng: Nội dung phần này bao gồm những lưu ý chung cũng như kinh
nghiệm đúc kết từ các anh chị cựu sinh viên hoặc những người đã từng tiếp xúc và làm
việc với các đối tượng (thực tập, trường chuyên biệt…). Bên cạnh đó, là các điều luật,
chính sách có liên quan đến đối tượng đang đề cập để hỗ trợ, bảo vệ...

1

- Các lớp tập huấn kỹ năng được tổ chức trong các hoạt động tình nguyện lớn của
Hội Sinh viên trường như Mùa Hè Xanh, Xuân Tình Nguyện, Trung thu yêu thương,
Tháng 3 tình nguyện và một số hoạt động tình nguyện của các cơ sở Hội. Tình nguyện
viên được tập trung cụ thể hóa các nội dung được truyền tải trong sổ tay tình nguyện và
thực hành các bài tập vận dụng kỹ năng. Hệ thống nội dung sẽ đi từ cấp trường đến cấp
liên chi Hội, chi Hội và cụ thể hóa hơn một số câu lạc bộ đội nhóm về tình nguyện.
3. Thời gian bắt đầu thực hiện: 12/2020
4. Tổ chức thực hiện:

- Xây dựng khung lý thuyết;
- Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và sàng lọc nội dung phù hợp;
- Kiểm duyệt của chuyên gia;
- Hoạt động thử nghiệm, lớp tập huấn, kiểm tra kết quả;
- Hoàn thiện hệ thống sổ tay;
- Bổ sung, chỉnh sửa, phát hành.
5. Kết quả thực hiện trong thực tế:
- Sổ tay tình nguyện đã hoàn thành nội dung sơ thảo, đảm bảo các nội dung được
định hướng, đang trong quá trình thẩm tra và thiết kế sản phẩm. Đến hiện tại đã triển khai
“Sổ tay tình nguyện dưới góc nhìn Tâm lý học” (CLB tình nguyện SOS, khoa Tâm lý
học) và “Cẩm nang kỹ năng tiếp cận trẻ mồ côi” (đội hình chuyên Ong Mở đường,
khoa Công tác xã hội).
- Tổ chức 5 lớp tập huấn ngắn hạn cấp trường và hơn 40 lớp cấp cơ sở Hội cho tình
nguyện viên các hoạt động, chiến dịch tình nguyện và bàn giao nội dung để cấp cơ sở chủ
động thực hiện tập huấn, kiểm tra hiệu quả đầu ra của mô hình.
6. Kinh nghiệm, hướng phát triển:
- Vì ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, các hoạt động tình nguyện cần sự thay đổi
kịp thời với bối cảnh mới, cụ thể là sẽ có cách tiếp cận mới và đối tượng thụ hưởng có thể
sẽ thay đổi nhu cầu, nên các nội dung cần được cập nhật nhanh chóng hơn, phù hợp với
tình hình thực tiễn của xã hội.
- Hoàn thiện và cập nhật thường xuyên các nội dung được truyền tải qua sổ tay và
qua hình thức tập huấn trực tiếp.

2

- Tìm kiếm các hướng tiếp cận mới để truyền tải những kinh nghiệm và lưu ý trong
quá trình hoạt động tình nguyện trực tuyến.
7. Ý nghĩa:

- Tính hiệu quả, thiết thực: Giúp tình nguyện viên có kỹ năng phân tích tâm lý của
đối tượng thu hưởng trong quá trình tổ chức các hoạt động tình nguyện giúp tăng hiệu
quả của hoạt động về khía cạnh chất lượng.

- Tính tiêu biểu, điển hình: Ứng dụng chuyên ngành Tâm lý học trên cơ sở nghiên
cứu khoa học để giải quyết chất lượng hoạt động, đưa ra các hướng dẫn lý thuyết cụ thể..

- Tính lan tỏa, sâu rộng: Nội dung được truyền tải trực quan, nhiều hình thức, tạo
điều kiện cho chiến sĩ các chiến dịch, tình nguyện viên các hoạt động được tập huấn và
nâng cao kỹ năng về tâm lý đối với đối tượng thụ hưởng.

- Tính mới, sáng tạo: Chuyên môn hóa chất lượng các hoạt động tình nguyện dựa
trên cơ sở khoa học về tâm lý học con người.

BAN THƯ KÝ HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG

3

PHỤ LỤC
1. Sổ tay tình nguyện dưới góc nhìn tâm lý học:

QR Code:

2. Cẩm nang tiếp cận trẻ mồ côi với chuyên ngành công tác xã hội:
QR Code:

4

3. Các lớp tập huấn:
5

Giải pháp phát triển năng lực khởi nghiệp cho sinh viên

Hội Sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

1. Nội dung:
Khởi nghiệp đã phát triển mạnh mẽ từ những năm 1990 ở các nước phát triển.

Ở Việt Nam, cụm từ khởi nghiệp đã dần trở nên quen thuộc và có độ bao trùm nhất
định ở một số đối tượng, trong đó phải kế đến đối tượng học sinh, sinh viên.

Có thể thấy rằng, vấn đề khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên đã và đang được
các cấp bộ ngành quan tâm và đầu tư thực hiện. Trong vòng 2 năm 2016-2017,
Chính phủ đã ban hành hai quyết định quan trọng đó là quyết định phê duyệt đề án
“Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” - Đề án
884 và đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
Đến ngày 30/3/2018 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định 1230/QĐ-BGDĐT
ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm
2025” của ngành Giáo dục với mục tiêu chính là triển khai thực hiện Đề án 1665 với
nhiệm vụ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi
nghiệp cho học sinh, sinh viên cũng như tạo môi trường giúp sinh viên tiếp cận với
hoạt động khởi nghiệp tại các Đại học và hỗ trợ nguồn lực cho các dự án, ý tưởng khởi
nghiệp trong sinh viên.

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy khởi nghiệp ngày nay có một vai
trò hết sức quan trọng trong cuộc sống và đối với những người trẻ thì khởi nghiệp đã
không còn là một thuật ngữ quá xa lạ trong bối cảnh của sự phát triển như vũ bảo của
thời đại công nghệ số.

Tuy nhiên khi nhắc đến khởi nghiệp, chúng ta thường chỉ nhắc và nghĩ đến đối
tượng tiếp cận với khởi nghiệp sẽ là những bạn học các khối ngành kinh tế, kinh
doanh, thương mại,…

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là đối với sinh viên các ngành đặc thù như
Sư phạm thì sẽ khởi nghiệp như thế nào? Đây là một câu hỏi lớn cần tìm ra lời giải đáp
và cách làm của chúng tôi là đi theo hướng tạo môi trường khởi nghiệp bền vững, thúc
đẩy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh từ sinh viên Trường.

Hội Sinh viên Trường xây dựng kế hoạch thực hiện “Giải pháp phát triển năng
lực khởi nghiệp cho sinh viên” theo quy trình PCDA.

Bước 1 (Plan): Xây dựng kế hoạch tổng thể tổ chức các chương trình talkshow,
workshop, chuyên đề, tọa đàm, các lớp tập huấn, hội thi ý tưởng khởi nghiệp từ đầu
năm học.

Bước 2 (Do): Tổ chức các chương trình trong xuyên suốt năm học 2020 - 2021,
phân công các cơ sở Hội, CLB Đội nhóm cùng tham gia thực hiện.

Bước 3 (Check): Sau mỗi hoạt động được tổ chức, BTC tiến hành thu thập ý
kiến phản hồi về: công tác tổ chức, chất lượng nội dung cũng như nhu cầu, nguyện
vọng ở các chương trình tiếp theo.

2

Bước 4 (Act): Căn cứ vào các ý kiến phản hồi, Hội Sinh viên trường tiến hành
tổng hợp và có các điều chỉnh nhỏ ở từng chương trình, cuối năm học tiến hành phân
tích thống kê tổng thể để có những điều chỉnh lớn trong giải pháp tổng thể năm học

sau.
Trong năm học 2020 - 2021, Hội Sinh viên Trường hoạch định tổ chức các

chuỗi hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp theo từng tuyến nội dung, xác định đáp ứng nhu
cầu của sinh viên, mang lại hiệu quả nhất định trong phong trào thúc đẩy tinh thần
khởi nghiệp.

Hội Sinh viên Trường định hướng tổ chức các hoạt động trên hai phương thức
là trực tuyến và trực tiếp, trong đó các hoạt động trực tuyến nhằm cung cấp kiến thức
nền tảng, có độ tiếp cận mở rộng cho sinh viên, còn các hoạt động trực tiếp nhằm củng
cố kiến thức và áp dụng thực hành, đóng vai trò then chốt là môi trường để sinh viên
trao đổi vấn đề cặn kẽ, chi tiết. Hội Sinh viên Trường triển khai đồng bộ, xuyên suốt từ
cấp Trường đến cấp cơ sở nhằm tăng cường mức độ tiếp cận với khởi nghiệp trong hội

viên, sinh viên.
Hội Sinh viên Trường tập trung triển khai ở 05 tuyến nội dung sau:

1.1. Chuỗi Talkshow trực tuyến
Với mục đích tăng cường tương tác trực tiếp với hội viên, sinh viên thông qua nền
tảng ICT, Ban Thư ký Hội Sinh viên Trường xây dựng chuỗi talkshow trực tuyến cung
cấp các kiến thức về giáo dục khởi nghiệp, tìm hiểu các dự án khởi nghiệp được tiện
lợi, nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu của sinh viên. Thông qua talkshow, sinh viên
được tương tác trực tiếp với chuyên gia trong lĩnh vực nhằm giải đáp thắc mắc liên
quan đến giáo dục khởi nghiệp.
Ban Thư ký Hội Sinh viên Trường tổ chức thành công 04 chương trình talkshow
trực tuyến, cụ thể như sau:

- Talkshow trực tuyến "Khởi nghiệp có phải phong trào?" với sự tham gia của
chuyên gia ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo - Giám đốc điều hành, Phụ trách Vườn
ươm - Viện đổi mới sáng tạo Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thu hút 2.800
lượt xem và 300 lượt tương tác.

Nội dung: Thực trạng quan điểm của sinh viên đối với vấn đề khởi nghiệp.
Giới thiệu đến với Hội viên thanh niên một khái niệm về lĩnh vực giáo dục hiện đang
nhận được mối quan tâm từ rất nhiều đơn vị doanh nghiệp cũng như những start up
trẻ đó là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Qua đó, giới thiệu đến các bạn sinh viên về các
mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường Đại học.

3

- Talkshow trực tuyến "Khởi nghiệp tuổi 18" với sự tham gia của chuyên gia
Đặng Hồng Cẩm Vân - CEO và nhà sáng lập The V language thu hút 3600 lượt xem
và hơn 400 lượt tương tác.

Nội dung: Định hướng suy nghĩ phổ biến của người trẻ, đặc biệt là đối tượng
sinh viên, khi nhắc đến việc khởi nghiệp tuổi 18. Chia sẻ của khách mời tuổi 18 về việc
hành trình lập nghiệp, động lực để biến ước mơ khởi nghiệp tuổi 18 thành hiện thực.
Những khó khăn, thử thách cơ hội và những bài học trong hành trình lập nghiệp - khởi
nghiệp khi bạn còn trẻ. Qua chia sẻ, giúp thế hệ các bạn trẻ thêm tự tin để dần xóa mờ
đi những bức tường mang tến bất khả, không thể, phi thực tế về việc kiến dựng tương
lai tuổi 18. Tuổi 18 không phải là cột mốc duy nhất để thành công, nhưng nó là cột
mốc lớn lao để nhắc nhở chúng ta về niềm tin và trách nhiệm đối với mỗi người trẻ.

4

- Talkshow trực tuyến "Khởi nghiệp: Khởi xây hoài bão hay khởi đầu khó
khăn?" với sự tham gia của chuyên gia TS. Đỗ Tất Thiên - Bí thư Chi bộ - Phó
Trưởng khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, ThS. Nguyễn
Thị Hoàng Anh - CEO và Co.Founder ứng dụng Jobways, bạn Đào Lê Tâm An - thành
viên nhóm phát triển ứng dụng Jobways, Sinh viên 5 tốt cấp thành phố năm 2019, cựu
sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh thu hút 3.000
lượt xem và hơn 200 lượt tương tác.

Nội dung: Trao đổi với các khách mời về nội dung Giáo dục khởi nghiệp, giáo
dục định hướng nghề nghiệp và việc khởi sự lập nghiệp gắn với ngành nghề đã học;
Vai trò của việc giáo dục định hướng nghề nghiệp đối với sự phát triển toàn diện của
thanh thiếu niên hiện nay; Những điều đối với sinh viên Sư phạm cần trang bị để có
thể định hướng, truyền đạt đến học sinh về giai đoạn giáo dục định hướng nghề
nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018; Giới thiệu
một số mô hình khởi nghiệp, đặc biệt là mô hình ứng dụng hướng nghiệp Jobways;
Hành trình của sinh viên từ khi học đến khi tham gia phát triển khởi nghiệp cùng ứng
dụng Jobways; những chia sẻ và gửi gắm từ kinh nghiệm của chuyên gia đã khởi
nghệp thành công dành cho các bạn sinh viên đang ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp vượt qua
các rào chắn tâm lý như vậy để tiến gần hơn với việc hiện thực hóa ý tưởng của chính
mình.

5

- Talkshow trực tuyến "Khởi sự lập nghiệp của người trẻ" - với sự tham gia
của chuyên gia Hồ Đức Hoàn - CEO - Nhà sáng lập ứng dụng Edu2Review thu hút
3600 lượt xem và gần 500 lượt tương tác.

Nội dung: Theo đuổi lý tưởng hóa cá nhân trong việc khởi nghiệp; yếu tố then
chốt trong việc quyết định sự thành bại của một dự án khởi nghiệp, nhất là dự án khởi
nghiệp về các lĩnh vực công nghệ; Tính hệ thống có vai trò quan trọng đối với việc
khởi nghiệp và vận hành một doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trẻ, trong
thực tế; Hành trình, lý do để khách mời có thể đứng lên từ thất bại và thành công với
ứng dụng Edu2review như hiện tại.

6

Như vậy, với sự đầu tư chỉn chu, bài bản, Hội Sinh viên Trường đã tổ chức thành
công chuỗi Talkshow trực tuyến “Tìm hiểu về giáo dục khởi nghiệp và giới thiệu một
số dự án khởi nghiệp” với 04 số phát sóng thu hút hơn 10.000 lượt xem và hơn 25.000
lượt tương tác của Hội viên, sinh viên Trường. Thông qua chuỗi Talkshow trực tuyến
giúp các bạn đoàn viên, sinh viên bước đầu hiểu được về các giai đoạn trên hành trình
khởi nghiệp; đánh giá tính khả thi và phát triển ý tưởng khởi nghiệp; hiểu được những
khó khăn, thách thách, cơ hội và những bài học trong hành trình lập nghiệp - khởi
nghiệp của người trẻ từ đó giúp các bạn trẻ có thêm những hành trang kiến thức để
hiện thực hóa những ý tưởng của bản thân.

1.2. Chuỗi chuyên đề, tọa đàm, workshop trực tiếp
- Chuyên đề: "Giáo dục khởi nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp

4.0" với sự tham gia của chuyên gia ThS. Lê Nhật Quang - Phó Giám đốc Khu công

7
nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm Khởi
nghiệp Đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 500 SV tham
gia.

- Hội Sinh viên Trường phối hợp cùng các Trường trong Cụm liên kết hoạt
động số 2 tổ chức Tọa đàm "Thế hệ Gen Z - Khởi nghề hay khởi nghiệp" với sự
tham gia của chuyên gia Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch HĐQT kiêm Nhà sáng lập
CTCP Xúc tiến Đầu tư & Hỗ trợ doanh nghiệp IBP, Nhà sáng lập BSSC, Phó Chủ tịch
Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh (YBA), Nguyễn Khắc Nguyện - Giám đốc khối
Quản trị Nguồn nhân lực Ngân hàng ACB thu hút hơn 850 SV tham gia.

Nội dung: Trao đổi về những thách thức, khó khăn và cơ hội giữa việc khởi
nghề hay khởi nghiệp trong sinh viên hiện nay và đặc biệt là đối với thế hệ Gen Z có
nhiều ưu điểm phát triển đối với sự đổi mới sáng tạo. Để khởi nghiệp tốt, chúng ta cần
chuẩn bị những gì và sinh viên nên có sự khởi nghề để học hỏi, đúc kết kinh nghiệm
trước khi bước vào khởi nghiệp.

8

- Bên cạnh đó, Hôi Sinh viên Trường phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sinh viên
và phát triển khởi nghiệp tổ chức Workshop "Khơi nguồn ý tưởng khởi nghiệp
trong học sinh, sinh viên" với sự tham gia của chuyên gia PGS.TS Nguyễn Ngọc
Dũng - Chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà sáng lập FINNO thu hút gần 400
sinh viên tham gia.

Nội dung: Hỗ trợ sinh viên tìm kiếm và xây dựng nguồn ý tưởng nghiệp, từ đó
sinh viên tạo dựng được hành trang tham gia các cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp.

9

1.3. Các lớp tập huấn
- Tập huấn "Kiến thức về khởi nghiệp, đổi mới và sáng tạo" năm 2020 với

sự tham gia của hơn 300 sinh viên các khối ngành. Thông qua buổi tập huấn, SV có
thể trang bị về một số đặc điểm, tố chất cần có để lựa chọn khởi nghiệp; các khái niệm
cơ bản về khởi sự, khởi nghiệp; tìm hiểu một số phương pháp hình thành và phát triển
tư duy sáng tạo.

Nội dung: Tìm hiểu về một số đặc điểm, tố chất cần có để lựa chọn khởi
nghiệp; các khái niệm cơ bản về khởi sự, khởi nghiệp; tìm hiểu một số phương pháp
hình thành và phát triển tư duy sáng tạo.

- Lớp tập huấn “Phát triển ý tưởng, dự án khởi nghiệp” do Mr. Lê Hoàng
Nhật - CTO & Co-founder Houze Group, Cựu CEO & Co-founder CTCP Trí tuệ nhân
tạo Ami báo cáo.

Nội dung: Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các giai đoạn trên hành trình khởi
nghiệp; Đánh giá tính khả thi và phát triển ý tưởng khởi nghiệp; Lập kế hoạch kinh
doanh giả định với mô hình Business Model Canvas.

10

11

Như vậy, thông qua các khóa học và các lớp tập huấn, sinh viên khối ngành
Sư phạm có thể nắm vững các kiến thức về giáo dục khởi nghiệp, khởi sự lập nghiệp
và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Tích lũy các phương pháp tư duy sáng tạo, nhận
biết vấn đề và xây dựng ý tưởng, rèn luyện những kĩ năng cần thiết để có thể khởi
nghiệp trong tương lai.

1.4. Tổ chức Hội thi “Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh với ý tưởng khởi nghiệp”

Nhằm phát huy được sự sáng tạo, vận dụng kiến thức qua các lớp tập huấn,
chuyên đề và tọa đàm về khởi nghiệp và giúp sinh viên hiện thực hóa các ý tưởng khởi
nghiệp, tạo động lực, thúc đẩy và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, thu hút
sự quan tâm của xã hội đối với các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Hội Sinh viên
Trường phối hợp cùng Trung tâm hỗ trợ sinh viên và phát triển khởi nghiệp tổ chức
Hội thi “Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với ý tưởng
khởi nghiệp” lần thứ III mở rộng - năm 2021.

Hội thi tổ chức với các lĩnh vực tham gia như: Giáo dục; Khoa học, Công nghệ;
Dịch vụ, du lịch; Kinh doanh tạo tác động xã hội; Các ngành nghề khác và lĩnh vực
kinh doanh khác. Hội thi bao gồm 04 vòng thi với các nội dung cụ thể:

12

+ Vòng tuyển sinh: Học sinh, sinh viên đăng ký tham gia các tọa đàm truyền
cảm hứng về khởi nghiệp; Mỗi học sinh, sinh viên đề xuất 01 ý tưởng (theo mẫu); Ban
Tổ chức sẽ lựa chọn khoảng 20 ý tưởng ở Bảng A và tối đa 05 ý tưởng ở Bảng B tiêu
biểu và khả thi vào vòng tiếp theo.

+ Vòng lập dự án khởi nghiệp: Các học sinh, sinh viên có ý tưởng được chọn
lập nhóm (tối đa 5 thành viên) để tham gia các buổi tập huấn kiến thức, kĩ năng về
khởi nghiệp; Sau quá trình tập huấn, mỗi nhóm xây dựng một kế hoạch dự án khởi
nghiệp (theo mẫu); Ban Tổ chức sẽ lựa chọn khoảng 10 dự án ở Bảng A và tối đa 03 ý
tưởng ở Bảng B vào vòng tiếp theo.

+ Vòng thẩm định dự án: Mỗi nhóm chuẩn bị nội dung thuyết trình, các sản
phẩm mẫu để báo cáo trước Ban thẩm định dự án; Mỗi nhóm thiết kế 01 video giới
thiệu dự án để tham gia bình chọn trực tuyến trên fanpage của Trung tâm Hỗ trợ sinh
viên và Phát triển khởi nghiệp; Ban Tổ chức sẽ chọn khoảng 06 ý tưởng xuất sắc nhất
ở mỗi bảng vào vòng tiếp theo.

+ Vòng Chung kết - trao giải: Công chiếu các video giới thiệu các dự án; Mỗi
nhóm thuyết trình tóm tắt dự án khởi nghiệp và trả lời các câu hỏi của Ban Giám khảo.

13

14

1.5. Chỉ đạo triển khai cấp cơ sở Hội
Đối với các cơ sở Hội, dựa vào tính chất đặc thù các ngành học tại đơn vị, Ban
Thư ký Hội Sinh viên Trường định hướng các nội dung thực hiện cụ thể như sau:
- Tham dự các tuyến nội dung cấp Trường: Đảm bảo 100% hội viên, sinh viên
tại đơn vị tham gia ít nhất 01 hoạt động về giáo dục khởi nghiệp trong năm học.
- Cơ sở Hội đảm bảo tổ chức ít nhất 02 hoạt động nhằm nâng cao năng lực khởi
nghiệp phù hợp với đặc thù đơn vị bằng nhiều hình thức như: sinh hoạt chuyên đề,
giao lưu với các dự án khởi nghiệp thành công trong đó tập trung theo 02 tuyến nội

dung chính:
+ Đối với sinh viên khối ngành Sư phạm: Tập trung việc giáo dục kiến thức

khởi nghiệp và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục kiến thức khởi nghiệp cho học
sinh. Các hoạt động tiêu biểu như: Tọa đàm “Vai trò của việc giáo dục định hướng
nghề nghiệp đối với sự phát triển toàn diện của thanh thiếu niên hiện nay” (Liên Chi
hội khoa Tâm lý học), Chia sẻ kinh nghiệm “Tổ chức hoạt động hướng nghiệp ở
trường phổ thông” (Liên Chi hội khoa Địa lí), Tập huấn “Tìm hiểu về Giáo dục khởi
nghiệp và giáo dục định hướng nghề nghiệp” (Liên Chi hội khoa Vật lí),…

+ Đối với sinh viên khối ngành đào tạo khác: Tập trung các hoạt động tạo môi
trường để phát huy ý tưởng khởi nghiệp, cách thức triển khai dự án khởi nghiệp, đánh
giá các rủi ro và kết nối với đơn vị, doanh nghiệp, phát triển các dự án khởi nghiệp sau
khi được thẩm định, đánh giá cao. Các hoạt động tiêu biểu như: Chuyên đề khởi
nghiệp “Develop a great start-up idea” (Liên Chi hội khoa Tiếng Trung); Tập huấn
“Chinh phục nhà tuyển dụng” (Liên Chi hội khoa Tiếng Anh); Sinh hoạt chuyên đề
“Viết CV ấn tượng” (Liên Chi hội khoa Tiếng Trung); Tập huấn chuyên đề “Thay đổi
để thành công” (Liên Chi hội khoa Công nghệ Thông tin), Tọa đàm “Định hướng cơ
hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Địa lí học (Địa lí du lịch)” (Liên Chi hội khoa
Địa lí),…

- Xây dựng các bộ sản phẩm truyền thông, đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến,
thường xuyên tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu về giáo dục khởi nghiệp qua đó lan
tỏa tinh thần khởi nghiệp đến đông đảo hội viên, sinh viên.

- Định hướng Chi hội tổ chứ sinh hoạt theo các nhóm trên mạng xã hội để tìm
hiểu về giáo dục khởi nghiệp: Đảm bảo 100% Chi hội tổ chức lồng ghép tìm hiểu về
giáo dục khởi nghiệp vào các buổi sinh hoạt Chi hội theo định hướng nội dung của
Ban Thư ký Hội Sinh viên Trường.

15

16

17

2. Thời gian bắt đầu thực hiện: 25/10/2020 - nay

3. Tổ chức thực hiện: Hội Sinh viên Việt Nam Trường tổ chức và phối hợp tổ chức cùng

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và phát triển khởi nghiệp.

4. Kết quả thực hiện trong thực tế:

- Trong năm học, Hội Sinh viên Trường tổ chức và phối hợp tổ chức được

01 khóa học, 05 lớp tập huấn về “Giáo dục kiến thức khởi nghiệp” cho sinh viên

khối ngành Sư phạm thu hút hơn 1000 sinh viên tham gia.

- Tổ chức thành công 04 số Talkshow trực tuyến “Tìm hiểu về giáo dục khởi

nghiệp và giới thiệu một số dự án khởi nghiệp” thu hút hơn 10.000 lượt xem và hơn

25.000 lượt tương tác.

- Tổ chức thành công Hội thi “Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2021 thu hút gần 200 ý tưởng tham gia dự

thi và hơn 1000 sinh viên tham gia cổ vũ.

Có thể nói, thông qua các hoạt động/chuỗi hoạt động nêu trên, Hội Sinh viên

Trường đã phần nào giải đáp được các băn khoăn, lo lắng của sinh viên về khởi nghiệp:

- Cách thức nào để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp ?

- Khởi nghiệp khác với hướng nghiệp như thế nào? Và muốn khởi nghiệp thì

cần những gì?

- Điều kiện, môi trường hỗ trợ cho quy trình ấy là như thế nào, ai sẽ đồng hành,

hỗ trợ cho các sinh viên trong khởi nghiệp?

- Để có một dự án khởi nghiệp thật sự, thì từ ý tưởng ban đầu, các sinh viên

phải làm những gì, theo một quy trình khoa học như thế nào? …

Sau mỗi hoạt động, Hội Sinh viên Trường đều tổ chức thực hiện ghi nhận đánh

giá, phản hồi của Hội viên, sinh viên, qua đó tạo tiền đề để Hội Sinh viên Trường có

những điều chỉnh bổ sung để đạt được mục tiêu đặt ra.

Bảng 1. Kết quả phản hồi sau các chương trình talkshow trực tuyến

Nội dung/Mức độ Rất bổ Bổ ích Bình Không Mean
ích Ranking
thường bổ ích (SD)

Talkshow trực tuyến 167 39
"Khởi nghiệp có phải 49 (14.8%) 8 3.92
(18.6%) (63.5%) (3.0%) (0.79) 1

phong trào?"

Talkshow trực tuyến 47 165 45 6 3.90 2

"Khởi nghiệp tuổi 18" (17.9%) (62.7%) (17.1%) (2.3%) (0.78)

Talkshow trực tuyến

"Khởi nghiệp: Khởi 43 140 64 16 3.70 4

xây hoài bão hay khởi (16.3%) (53.2%) (24.3%) (6.1%) (0.93)

đầu khó khăn?"

Talkshow trực tuyến
"Khởi sự lập nghiệp 52 157 49 5 3.90
(18.6%) (1.9%) (0.81) 2
(19.8%) (59.7%)
của người trẻ"

18

Bảng 2. Kết quả phản hồi sau các chuyên đề, tọa đàm, workshop trực tiếp

Nội dung/Mức độ Rất bổ Bổ ích Bình Không Mean Ranking
ích thường bổ ích (SD)

Chuyên đề: "Giáo dục

khởi nghiệp trong bối 69 154 34 6 4.08 1
(12.9%) (2.3%) (0.72)
cảnh cách mạng công (26.2%) (58.6%)

nghiệp 4.0"

Workshop "Khơi

nguồn ý tưởng khởi 67 148 40 8 4.03 1

nghiệp trong học (25.5%) (56.3%) (15.2%) (3.1%) (0.75)

sinh, sinh viên"

Thông qua các số liệu khảo sát phản hồi, bước đầu Hội Sinh viên Trường nhìn
nhận và đánh giá, sinh viên đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến khởi nghiệp, có sự
chuyển biến thay đổi trong tư duy, dần bỏ đi suy nghĩ “sinh viên Sư phạm thì không
khởi nghiệp được”, mức độ đánh giá hiệu quả các chương trình tổ chức ở mức bổ ích
và rất bổ ích (ĐTB ~ 4).

Đặc biệt, thông qua các chương trình Hội Sinh viên Trường đã tổ chức, thu hút
được hơn 20 ý tưởng khởi nghiệp thông qua cuộc thi “Sinh viên Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với ý tưởng khởi nghiệp”. Trong đó, có 01 đề
tài đã được lọt TOP 50 triển vọng tại cuộc thi SV Startup 2020 do Bộ Giáo dục và
Đào tạo tổ chức và Hội Sinh viên hiện đang hỗ trợ cho 03 đề tài tham gia dự thi cấp
Bộ năm 2021.

19

5. Ý nghĩa:
- Tính hiệu quả, thiết thực:
+ Cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quát về khởi nghiệp và giáo dục

khởi nghiệp, khơi dậy hứng thú, đam mê khởi nghiệp trong sinh viên, cũng như cung
cấp các kênh, các nơi sinh viên có thể tin tưởng trình bày ý tưởng khởi nghiệp của
mình để được hỗ trợ tốt nhất

+ Giúp sinh viên có động lực học tập, tư duy sáng tạo, khả năng tự đổi mới và
thay đổi tâm thế, tạo ra giá trị cho bản thân, ươm mầm các ý tưởng khởi nghiệp, từ đó
có thể tự tạo việc làm cho bản thân, thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên
những ý tưởng khởi nghiệp của mình nhằm tạo ra giá trị cho cộng đồng, xã hội.

- Tính tiêu biểu, điển hình:
Thông qua giải pháp này, sinh viên trường đã từng bước được tiếp cận và tìm
hiểu về các khái niệm khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp, giải pháp này là hướng
mở, đánh dấu sự khẳng định về tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, là minh chứng trả lời cho câu hỏi: “Liệu sinh viên
các khối ngành đặc thù như Sư phạm, có thể khởi nghiệp được hay không?”.

- Tính lan tỏa, sâu rộng:
Từ giải pháp này, có thể nhân rộng thành mô hình áp dụng tại các cơ sở Hội có
quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp, mô hình là tiền đề cơ bản
để sinh viên được tiếp cận, nắm bắt thông tin và tìm hiểu các kiến thức nền tảng về
khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp. Hội Sinh viên Trường triển khai hiệu quả,
đồng bộ ở các cấp bộ Hội, đảm bảo tiếp cận đến đông đảo hội viên, sinh viên.

- Tính mới, sáng tạo:
Hiện nay, Nhà trường có đa dạng các ngành đạo tào, cụ thể có 20 ngành đào tạo
giáo viên và 19 ngành đạo tạo khác. Tiếp cận nghiên cứu, phát triển hoạt động Hội
theo hướng nghiên học thuật, gắn các hoạt động phong trào vào việc phát triển năng
lực, phẩm chất cho sinh viên phù hợp với từng ngành là rất quan trọng. Là giải pháp
thực hiện hiệu quả chủ đề năm học 2020 - 2021 của Hội Sinh viên Việt Nam và
Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phụ lục
Đường dẫn các chuỗi talkshow trực tuyến:
- Talkshow 01: Khởi nghiệp: Khởi xây hoài bão hay khởi đầu khó khăn?

(http://bit.ly/Talkshow_01)
- Talkshow 02: Khởi nghiệp có phải phong trào? (http://bit.ly/Talkshow02)
- Talkshow 03: Khởi sự lập nghiệp của người trẻ. (http://bit.ly/Talkshow03)
- Talkshow 04: Khởi nghiệp tuổi 18. (http://bit.ly/Talkshow04)

BAN THƯ KÝ HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG


















Click to View FlipBook Version