The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Tài liệu Handout_Train The Online Trainer

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by nnanh0296, 2021-09-18 00:52:16

Tài liệu Handout_Train The Online Trainer

Tài liệu Handout_Train The Online Trainer

2021_SUCCESS Training Trang1

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 2

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 3

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 4

Handout | PHẦN 1: Khoa học não bộ trong đào tạo (Neuroscience)

1. Đào tạo truyền thông hai não: Não trái – Não phải

Não được chia thành hai bán cầu: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Mỗi bán cầu não đảm
nhiệm một nhóm chức năng khách nhau.

Bán cầu NÃO TRÁI là não của phân tích và Trong khi đó NÃO PHẢI là não của tưởng
logic. Chức năng cơ bản của bán cầu não trái tượng và hình ảnh. Chức năng cơ bản của
bao gồm: bán cầu não phải bao gồm:

• Phân tích • Hình ảnh
• Lập luận • Màu sắc
• Ngôn ngữ • Nhịp điệu
• Số học • Tưởng tượng
• Nghiên cứu • Cảm xúc
• Tính toán • Không gian
•… •…

Với chức năng của bán cầu não trái và bán cầu não phải, cách trình bày của người đào tạo cần
giúp cho người học tiếp thu dựa trên cả hai nhóm chức năng của bán não trái và phải. Điều này
có nghĩa là người đào tạo cần thể hiện phần trình bày của mình dưới hình thức:

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 5

Handout | PHẦN 1: Khoa học não bộ trong đào tạo (Neuroscience)

GHI NHỚ:
Việc trình bày chú trọng vào nội dung và giọng nói chủ yếu tác động thông điệp vào bán cầu
não trái. Còn khi trình bày có kết hợp với hình ảnh, ngôn ngữ cơ thề, màu sắc, âm nhạc, vận
động, trải nghiệm, cảm xúc thì thông điệp còn được tác động vào bán cầu não phải.

LƯU Ý:
Đào tạo online dễ dẫn đến việc tập trung vào trình bày nội dung một chiều dẫn tới thiếu đi
những kiểu tác động (hình ảnh, ngông ngữ cơ thể, âm nhạc, tưởng tượng, cảm xúc) vào não
phải làm khả năng ghi nhớ kém.

2. Đào tạo truyền thông toàn não: 5 thuỳ não

Não được chia thành 2 bán cầu – bán cầu não trái và bán cầu não phải. Ở mỗi bên bán cầu được
chia thành 5 thuỳ:

• Thuỳ trước trán
• Thuỳ trán
• Thuỳ đỉnh
• Thuỳ thái dương
• Thuỳ chẩm
Mỗi thuỳ não lại có một số chức năng đặc trưng riêng biệt như sau:

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 6

Handout | PHẦN 1: Khoa học não bộ trong đào tạo (Neuroscience)

Chức năng đặc trưng cụ thể của các thuỳ ở 2 bán cầu não được phân chia như sau:

Chức năng Tác động toàn não
chung
Chức năng của thuỳ não Bán cầu não trái Bán cầu não phải
Nhận thức
Thuỳ trước trán Tư duy Quản lý Lãnh đạo
Thuỳ trán
Thuỳ đỉnh Vận động Suy nghĩ Tưởng tượng
Nghe
Thuỳ thái dương Vận động tinh Vận động thô
Thuỳ chẩm Nhìn (quan sát)
Nghe ngôn ngữ Nghe âm nhạc

Nhìn 2D – trắngđen Nhìn 3D – màu sắc

GHI NHỚ:

Đào tạo cần đa phương pháp nhằm giúp cho người học tiếp nhận 1 thông tin qua tất cả 5 thuỳ
não trên 2 bán cầu để tất cả các nhóm chức năng của các thuỳ đều có cơ hội làm việc. Điều này,
sẽ giúp người học tập trung tiếp nhận thông tin và nhớ lâu hơn.

LƯU Ý:

Các chức năng tự động của não là: tập trung suy nghĩ có chủ đích, suy nghĩ miên man, bâng
quơ hay dừng/nghỉ - không làm gì cả. Nếu cách dạy hay công tác truyền thông bỏ qua một
nhóm chức năng nào đó của thuỳ não thì chức năng đó có nguy cơ sẽ “lo ra” hoặc ngủ, và lẽ dĩ
nhiên là nó sẽ “rủ rê” các thuỳ khác của não cũng “lo ra” hay đi ngủ.

3. Đào tạo truyền thông tiềm thức: Ý thức – Tiềm thức

Về trạng thái của não, não được chia thành hai trạng
thái bao gồm não ý thức và não tiềm thức. Con
người chúng ta làm việc đa phần với tiềm thức cộng
với một phần nhỏ là ý thức, bởi vậy không phải là ý
thức, mà là tiềm thức mới tạo nên sức mạnh giúp bạn
thựac hiện tốt công việc bạn đang làm, giúp bạn bứt
phá hiệu quả và đạt mục tiêu.

Ý thức là gì?

Ý thức là phần biết suy nghĩ và lập luận của bạn, là
một phần trong tâm trí bạn được dùng để đưa ra
quyết định hàng ngày. Ý chí tự do của bạn nằm ở đây
và với ý thức, bạn có thể quyết định điều bạn muốn
tạo ra trong cuộc sống của bản thân mình. Với ý thức, bạn có thể chấp nhận hoặc phản kháng
lại bất kỳ ý tưởng nào. Không một người hay một tình huống nào có thể bắt bạn suy nghĩ một

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 7

Handout | PHẦN 1: Khoa học não bộ trong đào tạo (Neuroscience)

cách nghiêm túc về những suy nghĩ và ý tưởng mà bạn không lựa chọn. Và tất nhiên, những suy
nghĩ bạn lựa chọn cuối cùng sẽ quyết định cả cuộc đời bạn. Nhờ quá trình luyện tập cùng với sự
nỗ lực, bạn có thể học cách điều chỉnh những suy nghĩ của bạn hướng tới những suy nghĩ có lợi
cho sự hiện hữu của giấc mơ và mục tiêu bạn đã chọn. Ý thức của bạn có sức mạnh rất lớn, nhưng
lại là phần hạn chế hơn trong tâm thức bạn.

Ý thức có khả năng:

• Xử lý hạn chế
• Nhận biết có sự tập trung
• Lưu trữ trí nhớ ngắn hạn
• Xử lý 1 đến 3 sự việc cùng một lúc
• Xử lý trung bình 2000 mẫu thông tin mỗi ngày

Tiềm thức là gì?

Thực ra tiềm thức của bạn đặc biệt hơn nhiều. Nó thường được nhắc đến như phần tâm trí tinh
thần hay phổ quát, và nó không biết đến giới hạn nào, ngoại trừ những giới hạn mà bạn chủ ý
chọn. Hình ảnh về bản thân bạn và những thói quen của bạn đều “sinh sống” trong tiềm thức.
Nó hoạt động trong từng tế bào của cơ thể bạn. Phần tâm trí này có liên hệ với con người siêu
phàm ở mức độ cao hơn so với phần ỳ thức. Đó là sợi dây gắn kết bạn với thế giới, với khởi nguồn
và sự thông thái vô hạn của vũ trụ.

Tiềm thức là thường xuyên, là vô tận và nó chỉ hoạt động trong thời điểm hiện tại mà thôi. Nó
lưu trữ những kinh nghiệm và ký ức của bạn, nó giám sát tất cả những hoạt động, những chức
năng vận động, nhịp tim, tiêu hóa… của cơ thể bạn. Tiềm thức nghĩ đúng theo nghĩa đen, và nó
sẽ tiếp nhận tất cả những suy nghĩ mà ý thức của bạn đã chọn nghĩ. Nó không có khả năng bác
bỏ khái niệm hay ý tưởng. Như vậy, điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải chọn cách sử dụng ý
thức để cài đặt lại những niềm tin thuộc về tiềm thức, và tiềm thức phải chấp nhận những ý
tưởng và niềm tin mới; không được “cự tuyệt” chúng.

Tiềm thức có khả năng:

• Xử lý mở rộng
• Lưu trữ trí nhớ dài hạn (những kinh nghiệm, thái độ, giá trị và niềm tin trong quá khứ)
• Xử lý hàng nghìn sự việc cùng một lúc
• Xử lý trung bình 4 tỷ mẫu thông tin mỗi ngày

Với khả năng trên, tiềm thức có những chức năng đặc biệt như sau:

• Điều khiển cơ thể
• Giống như một đứa trẻ 5 tuổi
• Giao tiếp thông qua cảm xúc và hình tượng
• Lưu giữ và tổ chức trí nhớ/ký ức
• Không xử lý thể phủ định
• Tạo nên các liên kết và học nhanh hơn

Điều khiển cơ thể: Tiềm thức đảm nhiệm tất cả các chức năng thể lý cơ bản của bạn (thở, nhịp
tim, hệ miễn dịch, v.v.). Thay vì bảo với tiềm thức sức khoẻ hoàn hảo là như thế nào, hãy cố gắng
lắng nghe và “hỏi” xem nó biết gì về sức khoẻ hoàn hảo và bạn cần gi để có được điều đó.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 8

Handout | PHẦN 1: Khoa học não bộ trong đào tạo (Neuroscience)

Giống như một đứa trẻ 5 tuổi: Giống như một đứa trẻ, tiềm thức thích phục vụ, cần có hướng
dẫn rõ ràng, và nghe theo hướng dẫn của bạn rất sát nghĩa đen. Vì vậy nếu bạn nói “Công việc
này đúng cơn nhức cổ (pain in the neck – ý chỉ công việc khó khăn, bức bối)”, tiềm thức của bạn
sẽ tìm cách để đảm bảo rằng bạn nhức cổ thực sự khi làm việc! Tiềm thức cũng rất “đạo đức”
theo cách mà một đứa trẻ đạo đức, có nghĩa là dựa trên những chuẩn mực đạo đức được dạy và
được chấp nhận bởi cha mẹ bạn và những người xung quanh. Vì thế nếu bạn được dạy dỗ rằng
“tình dục thật ghê tởm” tiềm thức của bạn sẽ phản ứng với lời dạy đó thậm chí ngay cả khi ý thức
của bạn đã loại bỏ điều đó.

Giao tiếp thông qua cảm xúc và hình tượng: Để thu hút sự chú ý của bạn, tiềm thức sử dụng
cảm xúc. Ví dụ như, nếu bạn tự nhiên cảm thấy sợ hãi, tiềm thức của bạn đã phát hiện, có thể
đúng nhưng cũng có thể sai, rằng sự sống còn của bạn đang bị đe doạ.

Lưu giữ và tổ chức trí nhớ/ký ức: Tiềm thức quyết định nơi nào và cách nào mà các ký ức của bạn
được lưu giữ. Nó có thể giấu đi một số ký ức nào đó (nhưng ký ức về những tổn thương) chứa
đựng cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ cho tới khi bạn đủ chín chắn để xử lý chúng một cách có ý thức.
Khi tiềm thức cảm nhận rằng bạn đã sẵn sàng (bất kể bạn có nghĩ, một cách có ý thức, là bạn đã
sẵn sàng hay chưa), nó sẽ gợi lại chúng để bạn có thể đáp lại những ký ức đó)

Không xử lý thể phủ định: Tiềm thức tiếp thu hình ảnh hơn là từ ngữ. Vì thế nếu bạn nói “Tôi
không muốn trì hoãn công việc” tiềm thức sẽ tạo ra một bức tranh trong đó bạn đang trì hoãn
công việc. Để đổi bức tranh đó từ trạng thái tiêu cực (bức tranh bạn đang trì hoãn) sang trạng
thái tích cực (bạn không trì hoãn) cần thêm một bước nữa. Vì thế, tốt hơn là hãy bảo với tiềm
thức của mình rằng “Hãy bắt tay vào việc!”

Tạo nên các liên kết và học nhanh hơn: Để bảo vệ bạn, tiềm thức luôn ở trạng thái cảnh giác cao
độ và luôn làm việc, và cố rút ra những bài học từ mỗi trải nghiệm. Ví dụ như, nếu bạn trải qua
một điều gì tồi tệ ở trường, tiềm thức của bạn có thể sẽ chọn tống tất cả các trải nghiệm học tập
của bạn vào mục “chuyện này sẽ không vui vẻ gì”. Nó sẽ cảnh báo bạn bằng các hình thức như
đổ mồ hôi tay và sự căng thẳng lo lắng bất kể khi nào bạn thử/học một cái gì đó mới mẻ. Nhưng
nếu bạn giỏi thể thao, tiềm thức của bạn sẽ nhớ rằng “thể thao đồng nghĩa với thành công” và
bạn sẽ cảm thấy tích cực và tràn trề năng lượng khi có liên quan đến những hoạt động thể chất.

GHI NHỚ:
Người huấn luyện cần hướng dẫn, chia sẻ, trình bày trên cơ sở tác động vào tiềm thức của
người khác bằng 4 cách chính như sau:

• Lặp đi lặp lại
• Có cảm xúc mạnh
• Có ấn tượng mạnh
• Dưới hình thức câu chuyện
LƯU Ý:
Như bạn đã thấy, tiềm thức quyền năng hơn ý thức rất nhiều. Tiềm thức có 3 chức năng cơ bản
vô cùng đặc biệt:
• Ký ức dài hạn
• Cơ chế điều khiển tự động
• Hệ thống chạy ngầm

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 9

Handout | PHẦN 1: Khoa học não bộ trong đào tạo (Neuroscience)

1. Mô thức đào tạo truyền thông VAK

Mỗi người đều có mô thức tiếp nhận thông tin khác nhau (đối với trẻ con thì có thể xem đây là
mô thức học tập). Có 3 kênh tiếp nhận thông tin đặc trưng được gọi tắt là VAK:

• V: Visual – Nhìn (quan sát)
• A: Auditory – nghe (thính giác)
• K: Kinesthetic - Cảm nghiệm (xúc giác, vận động)

Thông thường, 3 kênh tiếp nhận thông tin này đều có ở mỗi người, tuy nhiên sẽ có 1 kênh nào
đó trong 3 kênh có chỉ số cao nhất thì đó là kênh tiếp nhận thông tin vượt trội. Trong khi đó,
trong một nhóm người thì tỷ lệ trung bình như sau:

• V: 40%
• A: 20%
• K: 40%

Vì thế, là nhà đào tạo, chúng ta phải dạy đa phong cách và đa phương pháp và đa phương
tiện để tất cả các thành viên tham dự đểu có thể học tập đúng mô thức tiếp nhận thông
tin vượt trội của mình. Điều đó có nghĩa là nhà đạo tạo phải có năng lực đào tạo bằng
VAK.

GHI NHỚ:
Bao giờ trong một nhóm thì chắc chắn sẽ có 3 nhóm nhỏ được phân chia theo mô thức tiếp
nhận thông tin VAK:

• V: 40%
• A: 20%
• K: 40%

Đào tạo truyền thông đa kênh theo mô thức tiếp nhận thông tin là công bằng và bình đẳng
cho tất cả người học dựa trên mô hình VAK vượt trội của họ.

LƯU Ý:

Luôn hỏi chính mình cách dạy hiện tại người V sẽ học thế nào và người K sẽ học thế nào
từ đó luôn luôn nhận biết.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 10

Handout | PHẦN 1: Khoa học não bộ trong đào tạo (Neuroscience)

Cách dạy cho người V:

• Có hình ảnh
• Màu sắc
• Không gian sinh động
• Cảm xúc
• Ngôn ngữ cơ thể

Cách dạy cho người K

• Đặt câu hỏi
• Làm bài tập
• Thảo luận nhóm
• Vận động
• Tương tác

2. Đào tạo truyền thông gia tốc: Đa giác quan

Đối với người đi làm, người lớn phương pháp đào tạo cần phù hợp và giúp người học có
thể nhanh chóng ghi nhớ một cách nhanh chóng và ngay tại chỗ - đó là phương pháp
đào tạo gia tốc. Đào tạo gia tốc là phương pháp giúp học viên phát huy 100% năng lượng
với cường độ tập trung cao độ vào trong các hoạt động đặc thù, giúp tiết kiệm chi phí và
thời gian, đồng thời tăng cường cơ hội đầu tư và thăng tiến cho mọi người.

GHI NHỚ:
Trong “Đào tạo gia tốc”, người học cần được học bằng tất cả các cách sau.

• Nghe
• Nhìn
• Ghi
• Nói
• Làm
LƯU Ý:
• Khi bạn nghe, bạn chỉ nhớ 5% lượng thông tin;
• Khi bạn nhìn, bạn sẽ nhớ 20%;
• Khi bạn thảo luận (nói lại những gì đã nghe và nhìn), bạn sẽ nhớ 50%; khi

bạn ôn tập, bạn sẽ nhớ 70% và cuối cùng,
• Khi bạn thực hành, bạn sẽ nhớ 90% lượng thông tin.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 11

Handout | PHẦN 1: Khoa học não bộ trong đào tạo (Neuroscience)

3. Qui trình hường dẫn TSTDF: Tell – Show – Try – Do – Fix

Để duy trì một hành vi, một thói quen, thì hành động hay thói quen đó cần được xảy ra theo 3
mức độ:

• Đúng
• Đủ
• Đều
Để có thể làm đúng, việc hướng dẫn ban đầu là cực kỳ quan trọng. Khi một hành động – hành vi
được làm đúng, tiếp theo sau đó nó sẽ được làm đủ & đều để hình thành một thói quen, một kỹ
năng, một năng lực đúng.
Việc hướng dẫn làm đúng lần đầu có thể được hướng dẫn theo công thức TSTDF
• Tell: Hướng dẫn bằng lời từng thao tác thao tác trong mỗi bước
• Show: Làm cho xem từng thao tác thao tác trong mỗi bước
• Try: Làm thử (demo) cho xem và người học làm thử
• Do: Thực hiện theo hướng dẫn
• Fix: Chỉnh sữa để đảm bảo là làm đúng

GHI NHỚ:
Qui trình hướng dẫn làm đúng là TSTDF: Tell – Show – Try – Do – Fix

LƯU Ý:
Người hướng dẫn cần kiểm soát để học viên học đúng theo qui trình này. Trong đó bước Tell &
Show thì người học chỉ tập trung vào quan sát vì thế không nên phát công cụ (nếu có) lúc này
để tránh việc học viên vừa quan sát và vừa thực hành.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 12

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 13

Handout | PHẦN 2: Nguyên tắc truyền thông tương tác trong đào tạo

1. Các nguyên tắc trong đào tạo onine & offline

Trong đào tạo có những kỹ thuật, cách thức khác nhau để tạo ra sự tương tác với nhiều mức độ
khác nhau. Sự tương tác trong đào tạo có thể được chia thành 5 mức độ như sau:

• Involving – Liên quan
• Participatoring – Tham gia
• Interactive – Tác động
• Engaged – Gắn kết
• Ownership – Làm chủ

Involving – Liên quan:
Liên quan là Giảng viên làm cho học viên cảm thấy họ được quan tâm, có liên quan và là một
phần của lớp học. Cách thức tương tác ở cấp độ này là nhẹ nhàng nhất, chẳng hạn như: gọi tên
cá nhân, gọi tên nhóm của học viên, nhắc đến chức năng công việc, đề cập đến phòng ban của
họ.

Participatory – Tham gia:
Đảm bảo người học tham gia vào các hoạt động, tham gia vào các tiến trình. Tránh trường hợp
“isolated” – bị bỏ qua vì tâm lý – hành vi của người học là rất khác nhau; có những người rất năng
động, chủ động tuy nhiên cũng có người thụ động và rất hướng nội. Cách thức tương tác ở cấp
độ này có thể là các hoạt động bài tập cá nhân, bài tập tập thể nhẹ nhàng, dễ dàng để ai cũng
có thể làm.

Interactive – Tác động:
Tác động là đảm bảo các hoạt động kích hoạt động được sự tác động qua lại của học viên thông
qua trao đổi, thảo luận, chia sẻ của người học. Người học có cơ hội được nói lên suy nghĩ, ý kiến,
cảm nhận của mình. Tương tác còn có thể sự tương tác qua lại của các học viên với nhau. Các
thức tạo ra tương tác có thể là sự kêu gọi học viên với nhau tương tác về mặt thể lý (đánh tay,
bắt tay, chạm vai, …) hay tương tác về mặt chia sẻ, trao đổi ý kiến (thảo luận nhóm, làm bài tập
nhóm, …).

Engaged – Gắn kết:
Gắn kết là cấp độ tương tác cao hơn “Tác động”. Gắn kết đòi hỏi phải xây dựng được tính hợp
tác học tập của các các thành viên. Điều này có nghĩa là giảng viên cần tạo ra môi trường để học
viên được kết nối, được tác động qua lại, được giao lưu, chia sẻ, được cảm thấy an toàn để làm
việc cùng nhau, được cảm thấy vui vẻ và hoà nhập.

Ownership – Làm chủ:
“Làm chủ” là cấp độ người học học tập trải nghiệm và tự cảm nhận bài học (bài học tự thân).
Giảng viên sẽ giảm thiểu tối đa phần trình bài, giảng dạy mà đưa ra những bối cảnh giả lập, tình
huống, games, hoạt động, …. để người học được trải nghiệm và tự “vỡ” ra bài học.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 14

Handout | PHẦN 2: Nguyên tắc truyền thông tương tác trong đào tạo

GHI NHỚ:

5 nguyên tắc tương tác từ thấp đến cao:
• Liên quan
• Tham gia
• Tác động
• Gắn kết
• Làm chủ

LƯU Ý:
Để tạo ra môi trường học tập offline và online có tính tương tác cao, giảng viên nên kêu gọi,
thúc đẩy tương tác từ đơn giản đến phức tạp.

2. Công thức PVC tạo tương tác trong đào tạo

P+V=C

Trong đó, PVC là:
• P: Participation – Tham gia
• V: Verification – Chứng thực
• C: Commitment – Cam kết

Participation – Tham gia:
Đảm bảo người học tham gia vào các hoạt động, tham gia vào các tiến trình. Tránh trường hợp
“isolated” – bị bỏ qua vì tâm lý – hành vi của người học là rất khác nhau; có những người rất năng
động, chủ động tuy nhiên cũng có người thụ động và rất hướng nội. Đảm bảo mức độ tham gia
của người học tăng dần từ mức độ bị động (theo sự hướng dẫn và yêu cầu của giảng viên) đến
mức độ chủ động (tiên phong, tích cực tham gia).

Verification – Chứng thực:
Người học cần được trải nghiệm, cảm nghiệm, và chứng thực bài học . Hay nói cách khác là tiến
trình giảng dạy giúp người học tự nhận ra bài học (bài học tự thân, bài học inside-out). Với bài
học tự thân, người sẽ sẽ nhớ, sẽ thấm, sẽ đồng thuận ở mức cao nhất.

Commitment – Cam kết:
Cam kết ở đây có nghĩa là mức độ hành động, áp dụng các bài học vào thực tế sẽ cao hơn dựa
vào cơ chế “ký ức dài hạn”, “hệ thống chạy ngầm”, “điều khiển tự động” của não tiềm thức. Có
nhớ thì mới làm được, bài học mình tự đúc kết thì tính đồng thuận và cam kết thực hiện sẽ cao
hơn bài học được ai đó “cấy ghép” vào tâm trí.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 15

Handout | PHẦN 2: Nguyên tắc truyền thông tương tác trong đào tạo

GHI NHỚ:
Công thức PVC tạo tương tác trong đào tạo:

P+V=C

PARTICIPATION/ THAM GIA + VERIFICATION/ CHỨNG THỰC = COMMITMENT/ CAM KẾT

LƯU Ý:
Giảng viên khi chuẩn bị kịch bản luôn hỏi chính mình câu hỏi:

• Với cách dạy này, người học có được tham gia vào tiến trình không?
• Với cách dạy này, người học có tự chứng thực được bài học không?

3. Các cấp độ tương tác của lớp học online

Có 5 cấp độ tương tác trong đào tạo online:
• Cấp độ 1: Thụ động (thấp nhất)
• Cấp độ 2: Tương tác
• Cấp độ 3: Gắn kết
• Cấp độ 4: Mô phỏng
• Cấp độ 5: Thực tế ảo (cao nhất)

Cấp độ 1: Thụ động (thấp nhất) 16

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21

Handout | PHẦN 2: Nguyên tắc truyền thông tương tác trong đào tạo

Mức độ tương tác này thường diễn ra theo một chiều từ giảng viên tới học viên. Chủ yếu giảng
viên sử dụng các tài liệu, tư liệu như: hình ảnh, tài liệu, âm thanh, video, … để chiếu và chia sẻ
cho người học.

Cấp độ 2: Tương tác
Mức độ tương tác này thường có sự tác động qua lại giữa giảng viên và học viên. Giảng viên
dùng các kỹ thuật câu hỏi, câu đố, bài tập cá nhân, kêu gọi hành động, … để học viên tăng tính
tương tác trong học tập.

Cấp độ 3: Gắn kết
Mức độ tương tác này chắc chắn bao gồm mức độ tương tác 1 & 2, và sẽ tạo ra sự tương tác qua
lại giữa những người học với nhau. Bằng các phương pháp bài tập nhóm, làm việc nhóm, thảo
luận nhóm, làm việc cặp đôi, … để tạo ra sự gắn kết giữa học viên và học viên.

Cấp độ 4: Mô phỏng
Đây là mô hình các lớp học online hiện đại mô phỏng 3D. Mô hình lớp học này cần có trang bị
phần mềm và thiết bị tương thích.

Cấp độ 5: Thực tế ảo (cao nhất)
Đây là mô hình các lớp học online kết hợp thực tế ảo. Mô hình lớp học này cũng cần có trang bị
phần mềm và thiết bị tương thích.

GHI NHỚ:
Các cấp độ tương tác cần có trong lớp học online

• Cấp độ 1: Thụ động (thấp nhất)
• Cấp độ 2: Tương tác
• Cấp độ 3: Gắn kết

LƯU Ý:
Để tạo ra môi trường học tập offline và online có tính tương tác cao, giảng viên nên kêu gọi,
thúc đẩy tương tác từ đơn giản đến phức tạp.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 17

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 18

Handout | PHẦN 3: Kỹ thuật và kỹ năng tương tác

Kỹ thuật kêu gọi hành động (call-to-actions)

Call-to-actions/ Lời kêu gọi hành động có thể được chia thành 3 nhóm
• Hành động liên quan đến thể chất
• Hành động liên quan đến lời nói
• Hành động liên quan đến tương tác qua lại

1.1. Kêu gọi tương tác liên quan đến hành động thể chất
Kêu gọi những hành động tạo ra sự vận động thể chất, ví dụ như:
- Tính hiệu ok
- Vỗ tay
- Hi-ten với giảng viên trước màn hình
- Hi-five với người bên màn hình
- Đồng ý đưa tay
- Biểu quyết
- Đứng lên và vận động
- Chat bằng bàn phím

1.2. Kêu gọi tương tác liên quan đến lời nói
Giảng viên đưa ra yêu cầu để kích hoạt phần nói cho học viên. Trong đó, người học có thể nói
những điều rất đơn giản như chúng ta hãy qui ước những từ ngữ khẩu hiệu của mình.
- Từ khoá nhắc nhớ (“Mình là Trainer mà”, …)
- Bài xác quyết đồng loạt
- Mời trả lời câu hỏi
- Đố vui có thưởng
- Làm bài tập
- Nhận định, ý kiến về bài học Câu hỏi
- Ý kiến
- Cảm nhận
- Bình luận
- Chia sẻ
- Nhận định

1.3. Kêu gọi tương tác thông qua hộp thoại
Giảng viên kêu gọi gõ xuống hộp trò chuyện hoặc nhóm học tập liên kết trên nền tảng khác
- Thả từ khóa
- Gõ bài học
- Trả lời câu hỏi ngắn
- Chia sẻ ngắn
- Trả lời Câu đố

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 19

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 20

Handout | PHẦN 4: Quy trình đào tạo online

Qui trình đào tạo 3 giai đoạn – 1167 bước

Một chương trình đào tạo trọn vẹn thường được chia thành 3 giai đoạn:
• Giai đoạn thiết kế và chuẩn bị (trước khi đào tạo)
• Giai đoạn triển khai (trong khi đào tạo)
• Giai đoạn theo dõi và hỗ trợ (sau khi đào tạo)

Giai đoạn 1: Chuẩn bị chương trình
1. Đánh giá nhu cầu đào tạo
2. Làm rõ mục tiêu đào tạo
3. Xây dựng nội dung chính
4. Xây dựng chương trình chi tiết
5. Biên soạn tài liệu
6. Xây dựng kịch bản
7. Lên danh mục chuẩn bị

Giai đoạn 2: Trong lúc diễn ra chương trình
8. Kích hoạt học tập
9. Giới thiệu chương trình
10. Khởi động học viên
11. Dẫn nhập chủ đề
12. Triển khai nội dung chi tiết
13. Tóm lược nội dung
14. Đánh giá khóa đào tạo
15. Tổng kết đào tạo

Giai đoạn 3: Sau khi kết thúc chương trình
16. Báo cáo kết quả
17. Theo dõi, hỗ trợ sau đào tạo

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 21

Handout | PHẦN 4: Quy trình đào tạo online

2. Cách chuẩn bị & thiết kế chương trình đào tạo (Giai đoạn 1)

2.1. Đánh giá nhu cầu đào tạo
Xác định được nhu cầu đạo tạo là nhằm để tìm thấy vấn đề, khoảng thiếu hụt năng lực, điều cần
được cải thiện để thiết kế chương trình đào tạo cho phù hợp, thiết thực và đáp ứng được yêu
cầu thực trạng.
Để xác định được nhu cầu đạo tạo của một nhóm, hay một tổ chức. Chúng ta có thể tiến hành
bằng nhiều biện pháp khác nhau:

• Thảo luận xác định nhu cầu
• Khảo sát bằng bảng hỏi cấu trúc
• Khảo sát bằng bảng hỏi mở
• Phỏng vấn cá nhân
• Phỏng vấn nhóm

2.2. Xác định mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo là kết quả kỳ vọng từ công tác đào tạo được đóng khung, được giới hạn, được
làm rõ nhằm để thiết kế nội dung chương trình một cách rõ ràng và nhằm phục vụ cho công tác
kiểm tra, đánh giá, đo lường hiệu quả đào tạo. Mục tiêu đào tạo thường được xác định theo 3
cấp độ thay đổi hành vi.
Đặc điểm của mục tiêu đào tạo

• Mục tiêu đào tạo và viết xuống những mong đợi đạt được sau khi kết thúc chương trình
đào tạo.

• Mục tiêu đào tạo là mô tả sự thay đổi, chuyển biến của người tham dự sau chương trình.
• Mục tiêu đào tạo không phải là nội dung đào tạo.

Mục đích sử dụng của mục tiêu đào tạo
• Để chọn lựa nội dung, xây dựng chương trình
• Để thiết kế kịch bản, xây dựng tiến trình giảng dạy
• Để đo đạc, đánh giá kết quả sau đào tạo.

Tiêu chí xem xét mục tiêu đào tạo (tốt hay không tốt): R4T
• Rõ ràng
• Theo dõi được
• Thực thi được
• Thực tiễn
• Thời gian

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 22

Handout | PHẦN 4: Quy trình đào tạo online

Ví dụ:
“Sau 2 ngày đào tạo, 96% người tham dự sẽ”:

• Nắm được cách lập danh mục công việc theo tính quan trọng và khẩn cấp
• Biết cách sử dụng kỹ thuật pomodoro trong quản lý thời gian
• Ứng dụng được lịch 168 trong lập kế hoạch công việc hàng tuần

2.3. Thiết kế nội dung chính

Nội dung chính là những đề mục chính được lựa chọn để phát triển thành nội dung chi tiết. Đơn
giản nhất, nội dung chính có thể được mô tả bằng các liệt kê dưới dạng “gạch đầu dòng”, hoặc
“bullet point – dấu chấm đầu dòng” gãy gọn, cụ thể, rõ ràng. Sau đó, nội dung chính sẽ được cân
đối, ưu tiên dựa trên 3 yếu tố:

• Nhu cầu đào tạo
• Mục tiêu đào tạo
• Thời lượng đào tạo

2.4. Xây dựng chương trình chi tiết

Chương trình chi tiết là những nội dung cụ thể cho từng nội dung chính. Nội dung cho phần
Chương trình chi tiết có thể được trình bày theo biểu mẫu bên dưới. Sau đó, nội dung này sẽ
được thẩm định và cân đối theo 2 tiêu chí.

• Mục tiêu đào tạo
• Thời lượng chương trình

Mẫu chương trình chi tiết 1 buổi/một ngày:

Thời gian Nội dung bài giảng Ghi chú

Mẫu chương trình chi tiết nhiều ngày:

Thời gian Ngày 1 Ngày 2

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 23

Handout | PHẦN 4: Quy trình đào tạo online

2.5. Biên soạn tài liệu
Dựa theo Chương trình chi tiết (2.4), tài liệu học tập sẽ được biên soạn. Tài liệu có thể được biên
soạn theo 3 cách:

• Trích dẫn từ nguồn tin cậy
• Tự biên soạn theo trải nghiệm và kinh nghiệm
• Kết hợp cả hai hình thức trên (trích dẫn và tự biên soạn)

Tài liệu có thể được trình bài trên nền tảng Microsoft Word hay PowerPoint. Tuy nhiên, nên
chuẩn bị tài liệu chi tiết cho học trên nền tảng Microsoft Word và tài liệu PowerPoint là tài liệu
trình chiếu của giảng viên.

2.6. Xây dựng kịch bản

Xây dựng kịch bản là khâu rất quan trọng quyết định rất lớn diễn biến của chương trình đào tạo
sẽ được diễn ra như thế nào. Nếu nội dung chính (2.3), nội dung chi tiết (2.4), và tài liệu học tập
(2.5) mô tả cho WHAT – là giảng dạy cái gì từ cấp độ tổng quan đến chi tiết thì phần xây dựng
kịch bản (2.6) là phần mô tả cho HOW – là giảng dạy một nội dung cụ thể nào đó như thế nào,
theo tiến trình ra sao, các bước theo trình tự nào.

Kịch bản đào tạo online có tính tương tác cao nên bao gồm các nội dung sau:
• Thời gian & thời lượng
• Nội dung giảng dạy
• Tiến trình giảng dạy
• Tương tác
• Thông tin màn hình & âm thanh
• Hạng mục chuẩn bị

Dựa theo yêu cầu trên, kịch bản đào tạo online có thể được trình bày theo mẫu sau trên nền
tảng Microsoft Word hoặc Excel.

Thời gian Nội dung Tiến trình giảng Tương tác Màn hình/ Hạng mục
(1) (2) dạy Online Âm thanh chuẩn bị

(3) (4) (5) (6)

Tiến trình giảng dạy trong Kịch bản sẽ được cân nhắc và quyết định dựa trên các yếu tố sau:
• Thời lượng
• Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, công cụ dụng cụ, công nghệ
• Năng lực giảng viên
• Sự phù hợp với học viên

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 24

Handout | PHẦN 4: Quy trình đào tạo online

2.7. Lập danh mục chuẩn bị

Danh mục chuẩn bị sẽ được lập dựa trên việc tổng hợp tất cả các ghi chú từ cột số (6) của phần
“Kịch bản đào tạo” (2.6).

Danh mục chuẩn bị có thể được thể hiện theo Danh sách mẫu sau và cũng có thể được nhóm lại
theo nhóm cùng đặc tính (tài liệu, vật dụng, thiết bị, ….).

STT Hạng mục Đặc tính ĐVT Số lượng Ghi chú

3. Triển khai đào tạo (Giai đoạn 2)

Giai đoạn 2 thuộc công việc triển khai của người trực tiếp giảng dạy, đào tạo. Người đóng vai trò
thiết kế chương trình đào tạo cần am hiểu những phương pháp đào tạo để có thể mô tả phương
pháp giảng dạy khả thi, phù hợp trong kịch bản.
Những phương pháp đào tạo online tương tác cao sẽ được mô tả trong Phần 6.

4. Theo dõi & hỗ trợ (Giai đoạn 3)

Đây là công việc sau đào tạo bao gồm báo cáo, đánh giá, và thẽo dõi hỗ trợ học viên sau đào
tạo (bằng hình thức nào đó có thể), và cũng có thể bao gồm luôn việc đánh giá tác động, đo
lường thay đổi và kết quả sau đào tạo.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 25

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 26

Handout | PHẦN 5: Kỹ năng tạo sức hút trên màn ảnh

1. Ba yếu tố thu hút khi trình bày

Trong trình bày, theo TS. Albert Mehrabian, 3 yếu tố tạo ra sự hấp dẫn, thu hút người nghe đó
chính là:

• Giọng nói 38%
• Nội dung 7%
• Ngôn ngữ cơ thể 55%

2. Ngôn ngữ cơ thể (55%)

Ba loại ngôn ngữ cơ thể: Có 3 loại ngôn ngữ cơ thể chúng ta cần chú ý:
• Ngôn ngữ cơ thể lỗi: loại bỏ triệt để
• Ngôn ngữ cơ thể trang trí: Tỷ lệ sử dụng chiếm khoảng 20%
• Ngôn ngữ cơ thể minh hoạ: Tỷ lệ sử dụng chiếm khoảng 80%

Ngôn ngữ cơ thể minh hoạ: Có 4 yếu tố cấu thành ngôn ngữ cơ thể:

• Ánh nhìn đôi mắt
• Điệu bộ, cử chỉ
• Cách đứng, dáng đi
• Biểu cảm gương mặt

Ánh nhìn:
Giao tiếp bằng mắt là cơ bản nhất, hãy luôn nhìn người khác lúc trình bày, hướng dẫn. Kể cả lúc
viết bảng, cũng hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt càng nhiều càng tốt.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 27

Handout | PHẦN 5: Kỹ năng tạo sức hút trên màn ảnh

Điệu bộ, cử chỉ:
Điệu bộ cử chỉ tạo thêm sự sinh động và tăng cường phần biểu đạt ý nghĩa cho lời nói. Điệu bộ
cử chỉ có thể chia làm nhiều nhóm khác nhau như sau:

- Nhóm 1 - thứ tự, số đếm: 1 – 2 – 3; thứ nhất, thứ hai, thứ ba
- Nhóm 2 - hình dáng: Tròn, vuông, tam giác, …
- Nhóm 3 - chuyển động: Mô tả các loại chuyển động
- Nhóm 4 - so sánh: Cao – thấp, to – nhỏ, dài – ngắn, …
- Nhóm 5 - nhấn mạnh: Mô tả điều quan trọng

Nhóm 1: Số thứ tự, số đếm, trình tự:
Diễn tả đúng số thứ tự, số đếm hay trình tự để đảm bảo tính minh hoạ của ngôn ngữ cơ thể
cho phần ngôn từ.




Nhóm 2 - hình dáng, vị trí:

Điệu bộ cử chỉ mô tả đúng hình dáng của sự vật, sự việc, hiện tượng nhằm giúp cho người
nghe hình dung hình ảnh rõ ràng hình ảnh trong não phải.


Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 28

Handout | PHẦN 5: Kỹ năng tạo sức hút trên màn ảnh



Nhóm 3 – Chuyển động:

Những hành động, điệu bộ, cử chỉ, động tác tay chân để mô phỏng đường nét của sự chuyển
động khi đang nói về sự việc nào đó.




Nhóm 4: So sánh/Tương phản

Ngôn ngữ hình thể cho thấy sự so sánh, sự tương phản mọt cách khác biệt, tạo dấu ấn trong tâm

trí người nghe.





Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 29

Handout | PHẦN 5: Kỹ năng tạo sức hút trên màn ảnh




Nhóm 5 - Nhấn mạnh/Tập trung

Những hành động, cử chỉ cho thấy sự nhấn mạnh, sự quan trọng, sự tập trung của người nói vào

vấn đề nào đó bằng các hành động cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát, hướng về điều cần nhấn mạnh.














Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 30

Handout | PHẦN 5: Kỹ năng tạo sức hút trên màn ảnh

a. Cách đứng, dáng đi: Trong huấn luyện, đào tạo việc di chuyển cũng có ý nghĩa của nó.
Người đào tạo cần di chuyển để đảm bảo độ “phủ”, sự kết nối gần của mình với tất cả mọi
người.
Cách đứng:
Dáng ngường thẳng đứng, ưỡn và nâng ngực cao lên.

Trong trường hợp đứng trước màn hình, thì thao tác tay phải đảm bào là thao tác mở,
không bị khoá.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 31

Handout | PHẦN 5: Kỹ năng tạo sức hút trên màn ảnh

b. Biểu cảm gương mặt:

Biểu cảm gương mặt góp phần tăng thêm phần ý nghĩa cho ngôn từ rất lớn. Hãy chú biểu
cảm gương mặt cho các cảm xúc khác nhau. Dưới đây là 10 cảm xúc phổ biến nhất.

Buồn rầu Ghê tởm
q Nhướng chân mày q Nâng môi trên lên
q Nhíu mũi lại
lên q Mở miệng ra
q Nhăn trán lại q Nâng cằm lên
q Trề môi dưới xuống


Ngạc nhiên Đồng cảm
q Nhướng chân mày q Nhướng chân mày

lên lên
q Nâng nhẹ mí mắt lên q Môi khép lại
q Mở miệng ra
q Đầu nghiêng sang 1
bên
Giận dữ Yêu thương
q Hạ chân mày xuống q Nhẹ nhàng mỉm
q Căng mắt, nhìn chằm
cười
chằm về phía trước q Nở hai lỗ mũi ra
q Nâng hai môi lên
q Mở miệng ra q Nhô nhẹ môi dưới
ra trước
Hạnh phúc
q Nâng hai gò má lên Nghi ngờ
q Tách hai môi ra khỏi q Hai mắt nheo lại
q Đầu xoay 1 bên
nhau q Chân mày nhíu lại
q Hạ quai hàm xuống
q Mỉm cười

Sợ hãi Buồn chán
q Nhướng chân mày
q Nhìn lơ đãng
lên q Nghiêng nhẹ hàm
q Nhướng mí mắt lên
q Căng hai môi ra qua một bên
q Mở miệng ra q Nở nhẹ hai lỗ mũi
ra.

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 32

Handout | PHẦN 5: Kỹ năng tạo sức hút trên màn ảnh

3. Giọng nói (38%)

Các bộ phận tạo ra âm thanh gồm có:
• Hơi
• Răng
• Môi
• Lưỡi
• Hàm

Giọng nói là một trong ba yếu tố qua trọng thu hút người học. Giọng nói được cấu thành từ 3
hợp phần:

• Hơi
• Âm
• Biểu cảm

a. Hơi
- Lấy hơi: Thở sâu bằng bụng
- Bật hơi: bật hơi thật mạnh để tạo âm vang
- Nhã hơi: nhã hơi từ tốn để giữ được nhịp nói dài

b. Âm:
- Cường độ: độ to, nhỏ
- Tốc độ: nhanh, chậm
- Trường độ: độ dài, ngắn của một âm
- Cao độ: ngang, trầm, bổng
- Trọng âm: nhấn, nhá

c. Biểu cảm từ giọng nói
- Ngữ điệu: lên, xuống
- Ngữ âm: phát âm rõ ràng
- Khoảng dừng (dừng, ngắt)
- Cảm xúc (biểu cảm giọng)
- Giả âm: Nhái âm thanh không phải tự nhiên của mình

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 33

Handout | PHẦN 5: Kỹ năng tạo sức hút trên màn ảnh

4. Ngôn từ / Nội dung (7%)

Kho từ vựng: Để có được ngôn từ lưu loát, người đào tạo cần phân biệt 2 nhóm từ vựng có sẵn
trong tâm trí và thực hành thường xuyên để có thêm nhiều từ vựng.

• Nhóm từ ngữ bị động: Nhóm từ ngữ này có được thông qua đọc và nghe. Tuy nhiên, do
không sử dụng (nói, viết) thường xuyên nên khi cần dùng, chúng ta thường bị bí từ, hay
kẹt từ.

• Nhóm từ ngữ chủ động: Nhóm từ ngữ mà chúng ta nói và viết thường xuyên nên chúng
ta hoàn toàn làm chủ và sở hữu nhóm từ ngữ này và có thể kết nối sử dụng bất kỳ lúc nào.

Phản xạ với từ ngữ: Người đạo tạo cần phản xạ nhanh với từ ngữ để giúp cho phần nói được lưu
loát và phản hồi được nhanh chóng. Sau đây là các cách để thực hành phản xạ với từ ngữ.

• Thực hành viết
• Thực hành phát biểu
• Thực hành chia sẻ

Nhóm từ ngữ: Người đạo tạo cần chú ý đến các nhóm từ để khi đang ở bất kỳ bối cảnh nào mình
có thể chuyển sang dùng nhóm từ tương ứng một các dễ dàng.

• Nhóm từ kính ngữ
• Nhóm từ thân thiện
• Nhóm từ chuyên môn
• Nhóm từ địa phương

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 34

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 35

Handout | PHẦN 6: Phương pháp đào tạo online

1. Phương pháp tương tác trong đào tạo online
1.1. Phương pháp tương tác bằng kêu gọi hành động
Call-to-actions/ Lời kêu gọi hành động có thể được chia thành 3 nhóm

• Hành động liên quan đến thể chất
• Hành động liên quan đến lời nói
• Hành động liên quan đến tương tác qua hộp thoại

Hành động liên quan đến thể chất:
Kêu gọi những hành động tạo ra sự vận động thể chất, ví dụ như:

- Tín hiệu ok
- Vỗ tay
- Hi-ten với giảng viên trước màn hình
- Hi-five với người bên màn hình
- Đồng ý đưa tay
- Biểu quyết
- Đứng lên và vận động

Hành động liên quan đến lời nói:
Giảng viên đưa ra yêu cầu để kích hoạt phần nói cho học viên. Trong đó, người học có thể nói
những điều rất đơn giản như chúng ta hãy qui ước những từ ngữ khẩu hiệu của mình.

- Từ khoá nhắc nhớ (“Mình là Trainer mà”, …)
- Bài xác quyết đồng loạt
- Mời trả lời câu hỏi
- Đố vui có thưởng
- Nhận định, ý kiến về bài học

Hành động liên quan đến tương tác qua hộp thoại:
Đây là lời kêu gọi nhằm tạo ra môi trường có sự tác động qua lại giữa các học viên, ví dụ:

- Games là quen
- Bài tập cặp đôi (nhóm nhỏ)
- Bài tập nhóm

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 36

Handout | PHẦN 6: Phương pháp đào tạo online

1.2. Phương pháp tương tác bằng kêu gọi phản hồi
Thúc đẩy tương tác bằng kêu gọi sự phản hồi. Phản hồi ở đây là sự đáp lại ý kiến có thể là với góc
độ:

- Phản hồi cá nhân
- Phản hồi theo nhóm

Phản hồi có thể là:
- Câu hỏi
- Ý kiến
- Cảm nhận
- Bình luận
- Chia sẻ
- Nhận định

1.3. Phương pháp tương tác bằng đặt câu hỏi
Giảng viên thay vì trình bày, giải thích, chia sẻ thì hãy đặt câu hỏi thường xuyên để học viên được
trả lời. Công thức đặt câu hỏi có thể là: 1H5W và Nếu …. Thì …..
1H5W:

• How (much): Làm thế nào (bao nhiêu tiền)
- Làm thế nào bạn biết?
- Như thế nào?
- Cụ thể ra sao?

• What: Cái gì, điều gì
- Điều gì khiến bạn nghĩ như vậy
- Còn điều gì nữa không?
- Điều gì …..?

• Why: Lý do tại sao
- “5 whys”: hỏi why 5 lượt “why”
- Tại sao?
- Tại sao không?

• Where: Ở đâu
- Hỏi theo vùng
- Hỏi theo địa điểm
- …… ở đâu?

• When: Khi nào
- Khi nào?

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 37

Handout | PHẦN 6: Phương pháp đào tạo online

• Who(m): Ai, với ai
- Ai là người …
- Có liên quan đến ai?
Nếu … thì:
- Giả định ngược lại với điều đang được chia sẻ
- Giả định khác đi với điều đang được chia sẻ
- Lặ lại nhiều lần với nhiều nội dung khách nhau (như 5 whys)

2. Công cụ đào tạo online tương tác
2.1. Bảng điện tử
Bảng điện tử có thể thiết bị máy tính bảng như: là ipadPro (có pencil), Galaxy note và một số loại
máy tính bảng có chức năng viết.

2.2. Âm thanh giả lập
Thiết bị hộp Card âm thanh rời có âm thanh mặc định và có nút điều khiển. Thiết bị này được kết
nối với thiết bị và khai báo tuỳ chọn trong phần mềm Zoom.

2.3. Các ứng dụng
Giảng viên có thể dùng các ứng dụng miễn phí/có phí khác nhau để tăng tính tương tác
trongđào tạo online.

- Kahoot: Có phí tại: https://kahoot.com
- Sli.do: Miễn phí tại đây: https://www.sli.do

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 38

Copyright ©2021_SUCCESS Training & Coaching | Gamification & Online Training_Version 2.3 re-edited 25Jan21 39














Click to View FlipBook Version