,
Ư
9/1
HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG-HCM
MÔ HÌNH ĐẠT GIẢI THƯỞNG 9/1
NĂM HỌC 2020-2021
MÔ HÌNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
,
Ư
9/1
MÔMHÔÌNHH,ÌNGIHẢIĐPẠHÁTPGĐIẠẢTI GTIẢHIƯTỞHƯNỞGNG9/9/11
NNĂĂMM HHỌỌCC22002200-2-2020121
ĐƠN VỊ: HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG-HCM
1. Tên gọi mô hình, giải pháp, sáng kiến:
MÔ HÌNH
2. Mục đích:
Nhằm truyền tải các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua một việc làm cụ thể
là để sinh viên hiểu rõ về một vở kịch nói, Hội Sinh viên TP.HCM phân công Hội Sinh viên trường
ĐH KHXH&NV và đội kịch CKT lên ý tưởng để đầu tư nghiêm túc bài bản cả về kịch bản nội dung
đến âm thanh, ánh sáng, sân khấu, đạo cụ, tập luyện, thiết kế, quảng bá….
3. Nội dung:
Thông qua nhiều kênh truyền thông trực tuyến, nhất là tận dụng lợi thế của mạng xã hội, mô
hình “Không gian kịch nói sinh viên” liên tục được cập nhật thông tin, hình ảnh thông qua các
hoạt động, vở diễn để các bạn sinh viên thường xuyên quan tâm, theo dõi. Sau mỗi suất diễn, đội
ghi nhận ý kiến khán giả trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng xã hội để từ đó rút kinh nghiệm cho
những lần diễn sau. TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
Buổi công diễn vở "Hoàng tự"
,
Ư
9/1
4. Tổ chức thực hiện:
Đên thời điểm hiện tại, mô hình “Không gian kịch nói sinh viên” đã được phát triển với
những hình thức phù hợp với nhu cầu của sinh viên và những đặc thù của bối cảnh xã hội, cụ thể là
tình hình dich bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Mô hình được tập trung thực hiện thông qua các
nội dung cụ thể sau:
Không gian kịch nói sinh viên trực tuyến
Vì tình hình dịch bệnh, một số không gian kịch nói đã không thể diễn ra theo dự kiến trong
năm học. Nhưng để đảm bảo tính ổn định của không gian, Ban Tổ chức đã ứng dụng các công cụ
trực tuyến để thực hiện và công diễn. Cụ thể đã thực hiện vở diễn “Khúc ca dao mùa trẻ” trực
tuyến vào tháng 7/2020.
Không gian kịch nói sinh viên minishow
Để đảm bảo số lượng khán giả không quá đông theo chỉ đạo của Nhà trường trong việc hạn chế
tâp trung đông người, Ban Tổ chức đã biên đạo những vở kịch minishow với quy mô vừa và nhỏ tại
các không gian như khu sinh hoạt thanh niên của trường ĐH KHXH&NV, sảnh sinh hoạt cộng đồng
Nhà Văn hóa Sinh viên Thành phố và không gian sinh hoạt chung của các trường Đại học, Cao đẳng
trên địa bàn với quy mô mỗi vở diễn khoảng 60 - 80 khán giả. Vở kịch sẽ được rút ngắn hơn so với
những vở được công diễn để phù hợp với tính chất và nhu cầu tham gia trải nghiệm thể loại kịch
nói của các bạn sinh viên.
,
Ư
9/1
Dự án Chuyện Audio Series
Âm thanh dường như là một phần tối quan trọng của những vở kich nói, bao gồm cả âm
thanh từ con người (giọng nói) và âm thanh từ kỹ thuật (âm nhạc, âm thanh khung cảnh…). Vì vậy
để vừa có thể tập huấn về giọng nói cho diễn viên, vừa rèn luyện kỹ thuật âm thanh, dự án này ra
đời và được đăng tải tại kênh Youtube, đồng thời chia sẻ với các bạn sinh viên thông qua kênh
mạng xã hội để các bạn hiểu thêm về việc xây dựng một vở kịch nói.
Công diễn “Không gian kịch nói sinh viên" chào mừng Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên
Việt Nam TP. Hồ Chí Minh lần thứ Vi, năm 2021
Điểm nhấn trong năm học 2020 - 2021, Hội Sinh viên Thành phố chỉ đạo và định hướng Hội
Sinh viên trường ĐH KHXH&NV trong nội dung, phương thức thực hiện để tổ chức công diễn vở
kịch nói “Sông nuốt người” tại Nhà Văn hóa sinh viên, khu đô thị Đại học Quốc gia nhằm chào
mừng Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2023
vào tháng 11/2020 và mở rộng quy mô tham dự đến sinh viên các trường bạn, đặc biệt là đội ngũ
Thường trực HSV các trường, Ban Chủ nhiệm các câu lạc bộ - đội - nhóm văn nghệ với mong muốn
lan tỏa và nhân rộng mô hình ra nhiều đơn vị.
5. Kết quả thực hiện: ,
Ư
vở diễn
9/1
không gian
suất diễn tổng kinh phí thực hiện
Trong năm học tổ chức các minishow với các vở kịch ngắn định kỳ vào ngày Thứ Bảy, Chủ
nhật cuối tuần thứ ba của mỗi tháng xuyên suốt trong năm học tại các không gian sinh hoạt chung
để phục vụ cho các bạn sinh viên.
Bên cạnh đó, trong năm học 2020 - 2021, để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh mà
vẫn tổ chức được không gian kịch nói sinh viên, Ban Tổ chức đã biên đạo thực hiện “Đêm nhạc
không người”, một không gian kịch nói trực tuyến với vở diễn “Khúc ca dao mùa trẻ” thu hút hơn
5.000 lượt khán giả theo dõi, hơn 13.000 lượt tiếp cận và nhận được hơn 200 bình luận tích cực
trên trang mạng xã hội của đơn vị.
Bên cạnh đó, Ban Tổ chức đã biên đạo và công diễn chính thức vở diễn “Sông nuốt người”
với 04 suất diễn thu hút hơn 2.000 lượt khán giả theo dõi với tổng kinh phí tổ chức hơn
75.000.000đ tại Nhà Văn hóa Sinh viên - khu Đô thị Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nhằm chào
mừng Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2023.
Công tác truyền thông cho các nội dung được thực hiện hiệu quả, thu hút đông đảo sinh
viên tham dự, tương tác và theo dõi, góp phần tăng thêm uy tín và quy mô của mô hình.
Vở diễn "Sông nuốt người" được công diễn tại Nhà Văn hóa sinh Minishow được tổ chức thử nghiệm vào năm 2019
viên nhằm chào mừng Đại Hội VI Hội Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tại khu sinh hoạt thanh niên trường ĐH KHXH&NV
11/2020
,
Ư
9/1
6. Điểm nổi bật của mô hình:
TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO
Mô hình đã phát huy các thế mạnh chuyên ngành của sinh viên khối ngành ngôn ngữ, xã hội
trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ thông qua nghệ thuật kịch nói - một loại hình nghệ thuật rất
khó tiếp cận.
Việc xây dựng kịch bản đòi hỏi các bạn sinh viên phải không ngừng sáng tạo, tỉ mỉ trong
từng câu chữ, lắng nghe góp ý từ thầy cô, các nghệ sĩ có chuyên môn. Sự sáng tạo đó đòi hỏi
nhiều kỹ năng để kịch bản gần gũi với sinh viên, lồng ghép được nhiều thông điệp nhưng vẫn
không làm ảnh hưởng đến nguyên tác. Bên cạnh đó, việc truyền tải loại hình không gian kịch nói
đến các bạn sinh viên và người dân thành phố thông qua các vở kịch được tái hiện bởi chính các
bạn sinh viên giúp mô hình càng mang tính mới và gần gũi với người xem, dễ dàng trong lan tỏa
thông điệp muốn hướng đến.
TÍNH HIỆU QUẢ, THIẾT THỰC
Mô hình đã được duy trì qua nhiều năm chứng tỏ chất lượng của những vở diễn cũng như
sự quan tâm của sinh viên, cộng đồng dành cho mô hình. Sau mỗi vở diễn thì chất lượng kịch
bản, khả năng diễn xuất cũng như dàn dựng sân khấu lại ngày được nâng cao. Bên cạnh đó, việc
tổ chức các vở diễn lớn với quy mô cấp Thành thu hút được đông đảo đối tượng tham gia và
nhiều phản hồi tích cực thể hiện tính hiệu quả của mô hình.
TÍNH LAN TỎA, CHUYÊN SÂU
Các vở kịch được đông đảo khán giả là sinh viên, người dân trên địa bàn thành phố quan
tâm theo dõi, đặc biệt các nội dung triển khai trực tuyến thu hút hàng ngàn lượt tương tác, tiếp
cận trên mạng xã hội. Mô hình cũng đã được giới thiệu với các trường bạn nhằm phát triển mô
hình nhiều hơn và tăng tính lan tỏa thông qua các buổi lưu diễn, tương tác trực tiếp tới sinh viên
các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng trên địa bàn thành phố.
,
Ư
9/1
TÍNH TIÊU BIỂU, ĐIỂN HÌNH
Đây là mô hình kịch sinh viên mang tính chuyên nghiệp với hàm lượng chuyên môn cao đầu
tiên được tổ chức một cách bài bản tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM. Điển hình trong
việc ứng dụng chuyên môn của sinh viên duy trì các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta.
Vở "Tấm cải câm" Vở "Tấm và Hoàng hậu"
tại Không gian kịch nói sinh viên lần XI tại Không gian kịch nói sinh viên lần IV
Vở "Sông nuốt người"
tại Không gian kịch nói sinh viên lần V