The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

TẢN MẠN NHỮNG GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by xuanloc54, 2017-08-21 04:59:13

TẢN MẠN NHỮNG GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG

TẢN MẠN NHỮNG GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG

TẢN MẠN NHỮNG GIAI
THOẠI VĂN CHƢƠNG

Giai thoại

( beautiful story, anecdote ) là sự
việc, là câu chuyện lạ, vui, hay… ít
nhiều có liên quan đến nhân vật có
thật . Văn chương ( literature ) là văn
tự tốt đẹp viết ra thành câu văn,
thành tác phẩm văn học nói chung.
Như vậy, Giai thoại văn chương là
chuyện kể lại những văn thi sĩ với
những câu chuyện, những thơ, văn
hay, đẹp, mới lạ, độc đáo, thâm trầm,
ý nhị, châm chích, trêu cợt… biểu thị
được qua sự cọ xát thế giới ngoại tại,
khác với huyền thoại ( legendary
story ) là những sự thể, và con người
mù mờ huyễn hoặc có có, không không. Cùng với chuyện cổ tích ( legend ), ca dao
( popular song ), tục ngữ ( proverb ), phong dao ( local folk song ), đồng giao (

children’s song ), tiếu lâm ( funny story )…, giai thoại văn chương ( literary beautiful
story ) là sản phẩm nghệ thuật văn học, tô điểm kho tàng văn hóa nước nhà, phản
ảnh được đặc trưng vốn liếng tình tự dân tộc. Ðọc Tam quốc chí, chúng ta thấy
Tào Thực là, một cự phách thi ca, đi bảy bước làm xong bài thơ. Chuyện kể, Tào
Phi nối ngôi Tào Tháo, băt em là Tào Thực phải ứng khẩu bài thơ ( nhưng không
được dùng hai chữ anh em ), không xong sẽ bị tội chết. Tào Thực đọc ngay : “Chử
đậu nhiên đậu cơ. Ðậu tại phủ trung khấp. Bản thị đồng căn sinh. Tương tiểu hà
thái cấp” ( lấy củi đậu mà nấu đậu. Ðậu trong nồi xót đau. Bởi cùng gốc rể mà ra.
Sao hại nhau quá quắc ). Tào Phi động lòng, ôm Tào Thực mà khóc, không còn
ghét bỏ nữa. Ðó là chuyện bên Tàu. Bài viết nầy nhằm “tản mạn những giai thoại
văn chương” Việt Nam mà thôi. Những giaì thoại văn chương Việt Nam quá đổi dồi
dào, trác tuyệt, không dễ kể hết được, nên chỉ có thể tản mạn phần nào thô lậu có
tính cách tượng trưng mà người viết như muốn nhắn nhủ với bà con rằng “ nguồn
văn hóa của người Việt chúng ta vô cùng to lớn đáng tự hào và trân quý”, chứ
không dám ôm đồm mà khảo với luận bởi làm sao nói cho cùng, kể cho hết, viết
cho đủ mà phê với phán, hơn nữa, khả năng người viết hạn hẹp, thô thiển thì có
muốn cũng không kham nổi.

01- Nguyễn hàm Ninh

Bắt đầu, xin được nói đến Ông Nguyễn hàm Ninh ( mà chúng tôi đươc thân phụ kể
lại từ hồi còn tấm bé ). Ông Ninh đỗ Giải nguyên năm Tân mão ( năm 1831), cùng
năm với nhà thơ Cao bá Quát, làm quan trong triều đình Tự Ðức ( 1847- 1883 ). Vì
dư luận cho là, vua Tự Ðức đã giết anh là Hồng Bảo ( nguyên Hồng Bảo không
được vua Thiệu Trị truyền ngôi, nổi loạn, bị bắt nhốt và chết trong ngục tù ). Một
hôm, nhà vua ngự thiện (ăn cơm ), cắn phải lưởi, bảo các quan làm bài thơ “răng
cắn lưởi” nhưng không được dùng chữ “răng” và chữ “lưởi”. Ông Nguyễn hàm
Ninh ứng khẩu :

“Ngã sinh chi sơ, nhữ vị sinh
Nhữ sinh chi hậu, ngã vi huynh
Bất tư cộng hưởng chân cam vị
Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình”.

Tạm dịch :
Thời tao sinh ra, mầy chưa sinh
Mầy sinh ra sau, tao là anh
Chưa cùng nhau chia sẻ ngọt bùi
Sao đành tâm dứt tình cốt nhục ).

Nhà vua khen hay, ban cho mỗi chữ một nén vàng và phạt mỗi chữ đánh một
trương vì có ý châm chích, xỏ xiêng.

02- Cao bá Quát

Ông Cao bá Quát ( 1809 – 1854 ), đậu Á Nguyên năm Tân mão ( năm 1831, đậu
thứ nhì, sau ông Nguyễn hàm Ninh ). Năm 1841 vua Thiệu Trị ( 1847-1883 ) cho
ông làm Hành tẩu bộ Lễ ( một chức quan nhỏ ). Năm 1854 ông bị đầy lên Sơn tây
làm Giáo thụ Quốc oai, bất mãn, ông theo Lê duy Cự ( Giặc Châu Chấu ) nổi loạn,
thất bại vụ khởi nghĩa ở Mỹ lương, ông bị bắt và bị xử chết cùng năm ( 1854 ). Khi
làm loạn cùng Lê Duy Cự ở Sơn tây thì, nêu chính nghĩa “Bình dương, Bồ bản vô
Nghiêu Thuấn; Mục dã, Minh điền hữu Võ Thang”. Khi bị tù thì, “Một chiếc cùm lim,
chân có đế. Ba vòng xích sắt, bước thì vương”. Khi chờ máy chém chặt đầu thì,“Ba
hồi trống giục đù cha kiếp. Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời”. Tục có tục “đù” với
“đéo”. Sá gì người cao ngạo, bất phùng thởi, sắp chết! Người ta không cùng tâm
trạng ngút trời u uất đã sửa lại “đù” với “bỏ” cho dễ nghe chăng? Có lần, Vua Tự
Ðức ( 1847-1883 ), biết Cao Bá Ðạt và Cao Bá Quát là anh em sinh đôi bèn ra câu
đối :

“Nhất bào song sinh, nan vi huynh, nan vi đê”
( Một bọc sinh đôi, khó biết ai là anh, khó biết ai là em )
Ông trả lời đầy vẻ tự đắc, trịch thượng:
“Thiên tải nhất ngộ, hữu thị quân, hữu thị thần”
( Nghìn năm gặp một lần, có vua ấy, có tôi ấy )
Và một câu đối của vua Tự Ðức, các quan trầm trồ khen hay hết sức là hay (có thể
là hay mà cũng có thể là nịnh ):
“Tử năng thừa sự nghiệp ( Con nối nghiệp cha )
Thần khả báo thiên ân” ( Tôi đền ơn chúa )
Nhưng Cao Bá Quát đã chê :
“Hảo hề! Hảo hề! Phụ tử quân thần điên đảo” ( Hay thiệt! Hay thiệt! Cha con vua tôi
đão ngược ). Ý ông ta cho rằng, theo đạo thần tử : vua trước, tôi sau mới phải và
sửa lại :
“Quân ân thần khả báo ( Ân vua tôi phải trả )
Phụ nghiệp tử năng thừa” ( Nghiệp cha con phải theo ).

Không ai lạ gì “ Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán…” mà vua Tự Ðức đã thốt lời ban
khen cộng vào tính khí cuồng ngạo, coi đời không ai bằng mình của ông đã làm
cho Cao bá Quát hư cả một đời tài danh .. Khi đang làm tại Viện hàn lâm, một hôm
vua Tự Ðức đến bảo, đêm qua được hai câu thơ chữ Hán lại kèm theo tiếng Nôm
rất hay : “Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ, dã ngoại đào hoa lấm tấm khai”.

Ông trả lời rằng: “Hai câu thơ đó, nằm trong bài thơ mà hạ thần đã đọc từ lâu lắm
rồi, không còn nhớ hồi nào, hạ thần xin đọc cho bệ hạ nghe”

“Bảo mã Tây phong huếch hoác lai
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp.
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài
Khù khờ thi tứ đa nhân thức.
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài”.

Tạm dịch :
( Ngựa hay huếch hoác theo gió Tây về
Huênh hoang người cũng theo về
Trong vườn , chim oanh giọng khề khà.
Ngoài đồng, hoa đào nở lấm tấm.
Ngày Xuân không thấy sương rơi lộp bộp
Trời Thu chỉ thấy mưa bài nhài
Khù khờ, câu thơ ai cũng biết.
Ðem hỏi chi những người học thức.

Vua Tự Ðức biết Cao bá Quát đã bịa ra, hàm ý chê bai, dè biễu mình, nhưng rõ
ràng ràng là có căn có cớ …cho nên nhà vua đã không chấp nê gì mà còn khen
thưởng, trọng vọng. Hiếm hoi biết mấy đức độ một quân vương thi nhân biết
thương tài một nhà thơ ngông. Tưởng cũng nên nói thêm rằng, thời còn bé thơ,
một lần Cao bá Quát đang tắm, xịch kiệu vua Minh Mạng ngang qua không kịp
chạy trốn, bị quan quân bắt trói, dẫn đến trước mặt nhà vua để tra hỏi. Sau khi
ngọn ngành và được biết là kẻ học trò. Nhìn xuống nước hồ trong vắt, có đàn cá
lớn đang đuổi bắt đàn cá con, nhà Vua liền ra câu đối như sau bảo rằng, đối được
thì tha, không thì bị đánh đòn :

“Nước trong leo lẻo, cá đớp cá”
Ðang khi mình bị trói thúc ké, nóng nực, nhanh nhẩu ông đáp ngay:
“Trời nắng chang chang, người trói người”

Nhà vua ngợi khen tài năng của một cậu bé và như đã hứa, ông được thả ra. Có
lần, nhân đọc những bài thơ xướng họa của Thi xã Mặc vân ( một thi đàn nổi danh
“thi đáo Tùng,Tuy thất thịnh Ðường” do Tùng quốc công Miên Thẩm làm chủ súy
gồm những ông Hoàng bà Chúa: Tuy quốc công Miên Trinh, Công chúa Mai Am,
Công chúa Diệu Liên…và những quan chức đầu triều uyên bác, giỏi thi phú: Phan
thanh Giản, Trương đăng Quế, Hà tôn Quyền… ), ông đã lắc đầu, bịt mũi chê bai :

“Ngán cho cái mũi vô duyên
Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ an”.

Ông đã cho thơ Thi xã cũng khăm khắm mùi như con thuyền bán nước mắm Nghệ
an. Rất may, Tùng thiện Vương và Tuy lý Vương đã không bắt tội, vì thương mến
thiên tài mà còn cho vào Thi xã. Lúc là quan nhỏ Hành tẩu bộ Lễ trong viện Hàn
lâm chuyên lo việc biên soạn thơ văn, ngự chế cho triều đình, vì nghĩ là bất xứng
với tài và chức cùng bản chất nghêng ngang rần rần trong huyết quản, sôi máu
cuồng giận, ông tỏ vẻ ngạo mạn, khinh đời, khinh người ( bất kể là ai ). Khi vua Tự
Ðức hỏi cớ sự hai quan trong triều cãi vã nhau, đánh lộn nhau, Cao bá Quát không

e dè, tâu :

“Bất tri ý hà ?
Lưỡng tương đấu khẩu.
Bỉ viết cẩu,
Thử diệc viết cẩu.
Bỉ thử giai cẩu.
Dĩ tương đấu ẩu.

Nguy tai, nguy tai
Thần cụ thần tẩu”
Tạm dịch :

( Không biết tại làm sao?
Hai ổng cãi nhau.
Ông nầy bảo chó
Ông kia bảo chó
Hai bên đều chó
Rồi hai ổng đánh nhau

Nguy quá nguy quá
Thần sợ thần chạy ).

Có lần ông Nguyễn văn Siêu ngồi trên cái chõng xiêu vẹo dạy học. Cao bá Quát
lấm lét muốn vào thụ giáo. Ðể thử sức, thầy Nguyễn văn Siêu ra đối:

“Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két”
( Ông thầy ngồi trên chõng, ( chõng kêu ) cót két, két cót, cót cót két két )
Ông Cao bá Quát đáp ngay:
“Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ”
( Thằng nhỏ vào trong đình, thẩn thơ, thơ thẩn, thẩn thẩn thơ thơ )
Ông Nguyễn văn Siêu đậu Phó bảng kỳ thi Mậu tuất ( 1854 ), làm đến Án sát, sau
về dạy học, có công xây dựng các cộng trình kiến trúc ở Hà nội. Ông nổi tiếng về
thơ văn ( “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán. Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Ðường” )

Trong những lễ lược khánh hỷ, người xưa thường chúc nhau chữ nghĩa, thi, phú,
liễng, đối hoặc đại tự…Ðại tự biểu thị chữ viết lớn, ít chữ ( có khi chỉ hai, ba,
bốn…thậm chí chỉ có một chữ nhưng, hàm ý thì bao la, quãng diễn. Trường hợp
các nhân sĩ Bắc hà tặng bức hoành phi sơn son thếp vàng bốn chữ “Ðại Ðiểm
Quần Thần” cho Thủ tướng Nguyễn văn Tâm vào năm 1952, có nghĩa là, “bầy tôi
lớn nhất”. Nhưng ở đây có ý chửi xéo, lăng nhục Thủ tướng Tâm như là kẻ gian tà,
phản quốc ( vì theo Tây ). Nghĩa các chữ “đại điểm” là “chấm to”; “quần thần” là
“bầy tôi” Ðơn giản là, “chấm to bầy tôi”. Ðọc lái ra, nghĩa rất độc địa : “chó Tâm bồi
Tây”. Ai bảo các cụ ta ngày xưa hiền? Một trường hợp khác, nhân dịp Xuân về,
ông có nhận được một bức đại tự rất đẹp đề bốn chữ “hồ hải quy tâm” do thân hào
nhân sĩ đất Sài gòn-Chợ lớn biếu tặng. Ai cũng trầm trồ khen ngợi cả nội dung lẫn
hình thức. “Hồ hải quy tâm” rõ ràng là, “sông hồ biển cả thuộc về tâm” hay “thiên
hạ dốc tâm theo về”. Chữ tâm cũng là tên Thủ tướng Nguyễn văn Tâm. Nhưng
không, bức đại tự nầy nhằm kết án, buộc tội một đời Nguyễn văn Tâm theo Pháp,
rõ ràng là, chửi chứ không khen chút nào. “Hồ hải quy tâm” xuất sứ từ câu nói của
nhà sư Từ Ðạo Hạnh ( 1072-1116, đời nhà Lý ): “Hồ hải tích ác đồng quy vu tâm”,
có nghĩa là, tội ác trong sông hồ biển cả cũng do cái tâm mà ra”. Ở đây, được hiểu
theo nghĩa thâm độc, sâu sắc của những bậc thâm nho: “ Tội ác đầy khắp trong
sông hồ biển cả thẩy đều do tên Tâm nầy mà ra”

03-Lê quý Ðôn

Chúng ta, không ai không nghe nhắc đến ông Lê quý Ðôn, từ còn bé đã nổi tiếng là

thần đồng, đỗ Bảng nhãn thời vua Lê hiến Tông ( 1497-1504 ) lúc mới 19 tuổi, tính
khí cao ngạo . Trước cửa nhà, ông huyênh hoang treo một tấm bảng: “Thiên hạ

nghi nhất tự lai vấn” ( Người nào có một chữ gì không biết, cứ việc đến mà hỏi )

Vào một ngày ông đang bận bịu lo đám ma thân sinh, có một cụ già bước vào nói

là, bạn của ông Tiến sĩ Lê phú Thứ ( là th6an phụ của ông ) vì thi cử hoài không đỗ
đạt gì cả, nhà lại nghèo, đường thì xa xôi, phải tội tình đến trể. Ông cụ bảo ông Lê

quý Ðôn đem bút, nghiêng ra ông đọc cho viết hai câu đối phúng bạn.

Cụ già chậm rải đọc:
- “Chi”

Ông Lê quý Ðôn ngần ngừ, không biết chữ “chi” nằm trong nghĩa nào. “Chi” là tay

chân? “Chi” là cành cây? “Chi” là chưng? “Chi” là một vì sao trong nhị thập bát tú?

“Chi” là nhánh sông? v..v…nên, chờ chữ sau biết nghĩa mà viết. Cụ gìà thung dung
lại đọc tiếp:

- “Chi”

Ông Lê quý Ðôn suy nghĩ, lúng túng, không biết sao mà viết ra được chữ chi. Thắc
mắc, hơi thẹn, ông bèn hỏi :

- Bẩm cụ, thưa “chi” gì ạ ?.

Cụ già tỏ vẻ thất vọng, nói;

- Cháu đỗ đến Bảng nhãn, chữ “chi” cũng không biết viết, liệu có ai đến hỏi, cháu
làm sao mà trả lới!?. Quan viên hiện diện lăng thinh, ông Lê quý Ðôn tái cả mặt,

trong lúc cụ già từ từ đọc :
- “Chi chi tam thâp niên dư, Xích huyện Hồng châu kim thượng tại. Tại tại sổ thiên
lý ngoại, Ðào hoa Lưu thủy tử hà chi?”
Tạm dịch :
( Ðã hơn ba chục năm qua đi rồi, Xích huyện, Hồng châu nay vẫn còn đây
Ơi hởi ngoài xa ngàn dặm kia, Ðào hoa, Lưu thủy, bác thác về đâu? )

Ðọc xong, cụ già van vái trước linh sàng mà than: “Anh ơi là anh, sao con anh đỗ
đến Bảng nhãn, Thám hoa mà chữ “chi” là “chưng” nó cũng không viết được!
Xong, cụ già chống gậy ra về mặc cho ai hỏi han, mời mọc. Tương tự, nhân một
buổi hội làng, một cụ lão nho nhờ ông viết giùm một câu. Ông cụ đọc “tri”. Bảng
nhãn Lê quý Ðôn chờ. Cụ lão đọc tiếp “tri”. Người hay chữ Lê quý Ðôn cắn bút chờ
nữa. Chữ “tri” rất nhiều đồng âm dị nghĩa mà viết thì lại không giống nhau. Ông già
chơi ác, phạng thêm một chữ “tri” nữa. Thần đồng Lê quý Ðôn ngẩn tò te. Lão nho
đọc; “tri chi dĩ vi tri, bất tri dĩ bất tri, thị tri” ( biết thì nói là biết, không biết thì nói là
không biết, như vậy mới là biết ). Rõ ràng, đây là những bài học cho riêng thần
đồng Lê quý Ðôn và cho chung những ai tự đắc, hợm hĩnh vậy. Ngang đây cũng
xin nêu ra trường hợp hai câu thơ của Vương an Thạch, Tể tướng đời Tống thần
tông ( 1066-1078 ) bên Tàu: “Minh nguyệt sơn đầu khiếu, Hoàng khuyển ngọa hoa
tâm”. Nhà thơ nức tiếng đương thời là Tô đông Pha giải lý như sau: “Minh nguyệt”
là “trăng sáng”, “sơn đầu khiếu” là “kêu trên đầu núi”, “Hoàng khuyễn” là “con Chó

vàng” và “ngọa hoa tâm” là “nằm trong ruột cái hoa”. Ông cho rằng, trăng làm sao
kêu, chó làm sao nằm được trong ruột cái hoa. Thấy vô lý quá và cho rằng Tể
tướng Vương an Thạch kiến thức hẹp hòi, rồi sửa lại như sau: “Minh nguyệt sơn
đầu chiếu. Hoàng khuyển ngọa hoa âm”, có nghĩa là, “Trăng sáng soi đầu núi. Chó
vàng nằm ở dưới bông hoa”. Sau vì phạm tội, Tô đông Pha bị đầy ra vùng đất mà
Vương an Thạch cảm ứng làm thơ, Tô đông Pha mới biết mình đã lầm và nông nổi
quá sức. Ở nơi đây, có con chim Minh nguyệt và con sâu Hoàng khuyển. Ðâu đó
cũng là một bài học để đơi cho những người có tài mà tự phụ, khoác lác, khoe
khoang.

04-Sƣơng nguyệt Anh

Bà Sương nguyệt Anh, con cụ đồ Nguyễn đình Chiểu ở Ba tri, nổi tiếng văn thơ,
thủ tiết thờ chồng. Một hôm, có ông cử Phạm đình Chi, người Mỹ tho đến chơi,
hậu ý chọc ghẹo, đề nghị bà ra câu đối. Không thể từ chối được, Bà đọc:

“Ðình làng tôi không dám phạm, thưa ông tôi phạm đình chi ?”

Câu nầy giải theo lối văn xuôi là, tôi không dám phạm đến cái đình của làng, vậy
thì thưa ông, tôi phạm vào cái đình gì đây? Cái lắc léo của người ra đối nầy ở chỗ,

cả họ và tên của ông cử Phạm đình Chi đều gọn lỏn ở trong đó. Cắc cớ đến thế,
oái oăm đến thế là cùng, làm sao cụ Cử chúng ta đối lại cho được!? Thua. Rút êm.

05-Bà Huyện Thanh Quan

Ðến đây xin nói đến bà Huyện Thanh quan ( có lẻ sinh năm 1805 và mất 1848 ),
tên Nguyễn thị Hinh, người Hà đông, vợ ông Lưu nguyên Ổn ( Lưu Nghi ) làm Tri
huyện Thanh quan, nên người ta gọi bà là bà Huyện Thanh quan. Bà được mời
vào cung giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy các công chúa và những hậu phi.
Bà để lại những bài thơ hay như : Qua Ðèo Ngang, Thăng Long Thành Hoài Cổ,
Cảnh Chiều Hôm…Người ta không quên những giai thoại rất là thơ của bà. Bà
phán cho người đàn bà Nguyễn thị Ðào được bỏ chồng:

“Phê cho con Nguyễn thị Ðào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
Chữ rằng: “Xuân bất tái lai”
Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già”

Một trường hợp khác, một ông Hương cống xin mổ trâu giỗ cha vào thời có lệnh
cấm giết trâu, bà thản nhiên phê mà nghĩa lời phê, ai nghĩ sao thì nghĩ:

“Người ta thì chẳng được đâu
“Ừ”. Thì ông Cống làm trâu thì làm”.

Câu nầy vừa có nghĩa cho phép ông Cống được giết trâu mà cũng có nghĩa “thâm”
là, “:Ừ!, thì ông muốn làm ( thân ) con trâu thì cứ mà làm ( thân ) con trâu”. Có lần
vua Minh Mạng phóng bút đề hai chữ “Phúc, Thọ” để khen thưởng một đại thần và
hỏi bà Huyện Thanh quan. Bà “bẩm: phúc tối hậu. Thọ tối trường” ( viết chữ phúc
quá to béo mà chữ thọ quá dài, ốm. Ý chê vua viết chữ xấu quá. Nhà vua không
nói gì, có vẻ giận lắm.

06-Ðào vĩnh Thạnh

Chúng ta ai cũng biết, bộ môn “Hát Bội” ( mà người ta thường gọi là Hát Bộ ) nổi
tiếng ở Qui nhơn, Bình định là do công xây dựng và vun trồng của cụ Ðào Tấn (
còn gọi là cụ Ðào vĩnh Thạnh ). Cụ học cao, đỗ đạt thành tài ( làm đến chức quan
Tổng đốc Nghệ tĩnh ), vẫn bị các nhà Nho thủ cựu chê bai “xướng ca vô loại”, bất
phục như thường. Chuyện kể lại rằng, khi còn làm quan Tri huyện Quãng ngãi, vào
một sáng nọ, nhàn cư ngắm cảnh trời mây, bổng cụ thấy trên hai cột cổng ngoài, ai
đề bốn chữ “hát hay”, “học dỡ”. Bình tỉnh cụ bảo kẻ mang bút nghiên đến, mĩm
cười, thong dong viết hai câu đối treo lên:

-“Hát hay vốn kép Qui nhơn thật
- Học dỡ làm quan Quãng ngãi chơi”.

Ai trót dại hàm hồ, tưởng để “chơi” cụ, không dè bị “đá giò lái”, cụ “chơi” lại cả làng
nước Quãng ngãi ( hai câu đối trên, có người cho là của con cụ là, Ðào vĩnh
Thuyên )

07-Hồ quý Ly

Chúng ta cũng biết, Hồ quý Ly vốn dòng dõi Hồ hưng Dật, người Chiết giang bên
Tàu. Năm 1400, phế Trần thiếu Ðế, tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ, cai trị được
7 năm (1400-1407 ). Ở đây, xin không nói về thủ đoạn gian hùng của bầy tôi phản
nghịch Hồ quý Ly mà, kể về cách Hồ quý Ly nhường ngôi lại cho con. Rằng, ông ta
đã không chọn con trai trưởng Hồ nguyên Trừng ( nghĩ rằng kém tài, thiếu đức )
mà lập trai thứ Hồ hán Thương ( cho là văn võ song toàn ) lên làm vua ( 1401-1407
). Sợ con bất phục mà làm loạn, Ông Hồ quý Ly bèn ra câu đối cho Hồ nguyên
Trừng, nhằm dọ ý:

“Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân vi vũ, dĩ nhuận sinh dân”
( Một nắm đá lạ nầy, có lúc làm mây làm mưa, đem tưới sinh dân )
Hồ nguyên Trừng biết ý cha, không buồn, đáp ngay:
“Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương phò trì xã tắc”
( Ba tấc gổ thông kia, ngày sau làm cột làm nhà, phò trì xã tắc )

08-Hồ xuân Hƣơng

Ai trong chúng ta lại không biết nữ thi sĩ Hồ xuân Hương, người Nghệ an, sống
cuối đời nhà Lê đầu triều Nguyễn, con cụ Tú nghèo Ðỗ phi Diễn, hai lần làm vợ bé
cho hai ông Tổng Cốc và Phủ vĩnh Tường. Bà được biết như nhà thơ Nôm thông
minh, tài tình, nổi tiếng về cách dùng chữ thơ và ý thơ lắc léo, ỡm ờ vừa thanh,
vừa tục đến nỗi người đời cho rằng “bất khả vi huấn” ( không thể đem ra dạy đời
được ). Xin chép ra đây một bài tiêu biểu, bài “Đánh đu”

“Bốn cột khen ai
khéo khéo trồng
Người thì lên
đánh, kẻ ngồi trông
Trai đu gối hạc
khom khom cật
Gái uốn lưng ong
ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần
hồng bay phấp
phới

Hai hàng chân
ngọc duỗi song

song
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá?
Cọc nhổ đi rồi, lổ bỏ không!”

Và Bài “Cái quạt”
“Một lổ xâu xâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc, da còn thiếu

Khép lại đôi bên, thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

Lỗ xâu : Cái lỗ để xâu các nan quạt lại với nhau, không phải sâu
Dính dán: Cái chốt đóng ( dán ) các nan quạt lại không cho rớt ra, không phải dính

dáng.
Ngoài tài thơ tả chân súc tích, thời bấy giờ không ai mà không công nhận khả năng
ứng biến vô cùng linh hoạt của bà. Một lần bị trợt chân sảy té, bà ứng xử tài tình
bằng hai câu thơ hết sức dí dỏm :

“Giơ tay với thử trời cao thấp
xoạc cẳng đo xem đất vắn dài”
Xướng , họa, đối, đáp…Bà cũng là một nữ tài nhân vô tiền khoáng hậu. Xin ghi lại
đây vài bài xướng họa với thi sĩ Chiêu Hồ ( lý lịch chưa được xác minh ).
Hồ xuân Hương :
“Anh đồ tỉnh, anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Nầy nầy chị bảo cho mà biết

Chốn ấy hang hùm chớ mó tay”

Chiêu Hồ :
“Nầy ông tỉnh,nầy ông say
Nầy ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Hang hùm ví bẵng không ai mó
Sao có hùm con bỗng tróc tay?”

Hồ xuân Hương :
“Sao nói rằng năm lại có ba
Trách người quân tử hẹn sai ra
Bao giờ thông thả lên chơi nguyệt
Nhớ hái cho xin nắm lá đa”

Chiêu Hổ :
“Rằng gián thì năm, quý có ba
Bởi người thục nữ tính không ra
Ừ rồi thông thả lên chơi nguyệt
Cho cả cành đa lẫn củ đa”

Ðồng tiền gián: = 36 đồng tiền kẽm. Ðồng tiền quý: = 60 đồng tiền kẽm
Vậy thì, gián có năm = quý có ba = 180 đồng tiền kẽm

09-Ngô thì Nhiệm

Một giai thoại về nhị vị đại quan, trước là bạn thân, sau là tử thù : Ngô thì Nhiệm
giúp vua Quang Trung ( 1788- 1892 ), làm Lại bộ Tả thị lang và Ðặng trần Thường
phò vua Gia Long ( 1802-1819 ), làm Binh bộ Thượng thư. Ngô thì Nhiệm khinh
Ðặng trần Thường kém cỏi, ương hèn, không tiến cử về giúp Nguyễn Huệ. Ðặng
trần Thường trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh. Chuyện kể khi hai người còn là bạn
bè thuở hàn vi, một hôm Ðặng trần Thường lè nhè đến nhà Ngô thì Nhiệm làm thơ
mượn tiền:

“Ngất ngưỡng đồ Thường đã đến đây
Có tiền xin mượn lấy năm chầy
Năm chầy không được, ba chầy vậy.
Phiếu Mẫu đền ơn cũng có ngày”

Cung cách “ngất ngưỡng” của kẻ cầu cạnh không làm Ngô thì Nhiệm cám cảnh, đã
bị từ chối. Sau khi vua Quang Trung mất, Triều chính vào tay Bùi đắc Tuyên và suy

vi, tạo thời cơ Nguyễn Ánh phục quốc, lên ngôi vua năm 1802 và giao cho Ðặng
trần Thường xử tôi những cựu thần Tây sơn tại Văn miếu. Trước khi đàn hịch, là
kẻ thắng trận đầy tâm cao khí ngạo, Ðặng trần Thường mỉa mai ra câu đối cho kẻ
thua trận Ngô thì Nhiệm đang bị căng nọc :

“Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai?”
“Thế Chiến quốc, thế Xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”

Ngô thì Nhiệm cay đắng trả lời như vậy và đã bị Ðặng trần Thường quyết tâm đánh
chết ( 1803 ) vì tư thù. Về sau, Ðặng trần Thường lại bị hiềm nhân Lê Chất cáo “ẩn
lậu dinh điền”, tố chiếm đoạt ao hồ lúc coi việc “tào binh” ở Bắc thành, nên bị tội
“xử giảo” ( thắt cổ chết ).

10-Nguyễn thị Lô.

Một giai thoại văn chương khác, vừa đẹp lại vừa bi ai: Nguyễn Trãi và Nguyễn thị
Lô. Nguyễn Trãi ( 1380-1442 ), đỗ Thái học sinh năm 1400, là đại thần Hậu Lê và
Nguyễn thị Lộ ( 1390-1442 ), người làng chiếu Hải triều, Ngự thiên, Thái bình, có
tài lại có sắc, vợ thứ của Nguyễn Trãi. Chuyện kể rằng, vào năm 1406 lúc Nguyễn

Trãi mới 26 tuổi đang làm quan nhà Hồ thì gặp thị Lộ mới 16 tuổi ở Vũ lăng. Ông
liền ỡm ờ ứng khẩu:

“Ả ở đâu mà bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
Xuân xanh nay được bao nhiêu tuổi
Ðã có chồng chưa được mấy con?”
Bà Nguyễn thị Lộ vốn con nhà có học lại có tài thơ, liền đáp lại:
“Tôi ở Tây hồ bán chiếu gon
Can chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân xanh nay được trăng tròn bóng
Chồng còn chưa có, có chi con!”

Rồi hai người lấy nhau và vụ án “Lệ Chi Viên” xẩy ra, khiến người đời bàng hoàng
thương cảm. Một cách vắn tắt vụ án như sau: năm 1442 nhân ngự kiến duyệt binh
ở Chí linh, vua Lê Thái tông ghé thăm cựu thần Nguyễn Trãi lúc bấy giờ đã về trí sĩ
ở Côn sơn, thuộc huyện Chí linh, gặp bà Nguyễn thị Lộ và bắt theo hầu. Ðến
huyện Gia bình, Bắc ninh thì vua băng hà. Triều đình bắt tội bà cùng chồng rắp
tâm ám hại nhà vua nên phải tội “tru di tam tộc”.

11-Ðàm thuận Huy và Nguyễn giản Thanh

Một câu đối hay giữa hai thầy trò Ðàm thuận Huy và Nguyễn giản Thanh ( lúc còn
bé ). Trời mưa to, Nguyễn giản Thanh không về được, thầy Ðàm thuận Huy bèn ra
câu đối thử trò :

“Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách”
( Mưa không then khóa mà có thể giữ được khách )
Ông Nguyễn giản Thanh bèn trả lời ngay :
“Sắc bất ba đào dị nịch nhân”
( Cái sắc đẹp của phụ nữ không phải là làn sóng lớn nhưng dễ nhận chìm người )

Nguyễn giản Thanh đỗ Trạng nguyên khoa thi Ðoan Khánh thứ tư ( 1508 ) đời vua
Lê Uy Mục. Làm Hàn lâm viện Thị thư kiêm Ðông các Ðại học sĩ ( đời nhà Lê ) và
Thượng thư Bộ Lễ ( đời nhà Mạc ).
Ông Lê văn Hưu ( 1230-1322 ), người Ðông sơn, Thanh hóa, đỗ Bảng nhãn năm
17 tuổi ( 1247 ), làm đến Binh bộ Thượng thơ. Ông viết quyển “Ðại Việt Sử Ký” ghi
lại những sự kiện lịch sử từ thời Triệu Ðà ( 207-136 trước Tây lịch ) cho tới Lý
chiêu Hoàng ( 1224-1115 ), làm cơ sở cho ông Ngô sĩ Liên đời Hậu Lê ( đỗ Tiến sĩ
khoa Nhâm tuất 1442 ) viết quyển “Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư”. Ông nổi tiếng thông
minh, một hôm thuở thiếu thời, nhân ngang qua một lò rèn, thấy bác thợ rèn đang

rèn những dùi sắt ( để dùi lổ sách, vở… ), ông tò mò đứng xem, muốn xin một cái.
Bác thợ rèn biết vậy, bèn ra vế đối, nếu “đối” thông, bác sẽ cho một cái. Bác đọc:

“Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt”.
Rất nhanh nhẹn, cậu học trò còn măng sửa “đối” ngay:
“Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu Khôi nguyên”.

12-Nguyễn hữu Cầu và Phạm đình Trọng

Cũng nên biết, năm Ðinh Mùi ( 1247 ) là năm đầu tiên ở Việt Nam có danh hiệu
Tam Khôi ( Trạng Nguyên, Thám Hoa, Bảng Nhãn . Năm thi đó toàn những thần
đồng: ông Nguyễn Hiền 12 tuổi đậu Trạng Nguyên; Ông Ðặng ma La 14 tuổi đậu
Thám Hoa và ông Lê văn Hưu 17 tuổi đậu Bảng Nhãn ).

Một giai thoại khá ly kỳ: Nguyễn hữu Cầu và Phạm đình Trọng, nguyên là bạn học
cùng thầy nhưng thù nghịch “ bất cộng đái thiên” với nhau. Về sau, Phạm đình
Trọng làm quan đi bắt giặc Nguyễn hữu Cầu. Sơ lược : Nguyễn hữu Cầu ( ? - 1751
), người Thanh hà, Hải dương, có lúc nhà nghèo làm cướp, năm 1731 theo
Nguyễn Tuyến, Nguyễn Cừ nổi lên chống Triều đình, bị Phạm đình Trọng bắt ở
Nghệ an và tử hình vào tháng 3 năm 1751 cùng với loạn quân Nguyễn danh
Phương ( Quân Hẻo ). Ông giỏi võ, có sức mạnh, được mệnh danh Hạng Võ Việt

Nam và có tài bơi lội giỏi, người đương thời gọi ông là Quận He ( He là tên một
loại cá ngoài biển ). Phạm đình Trọng ( 1714 – 1754 ) làm đến chức Binh bộ
Thượng thư, gốc Kim môn Hải dương, đỗ Tiến sĩ năm 1739, đánh và bắt được
giặc Nguyễn hữu Cầu. Ông mất năm 1754 ( vừa tròn 40 tuổi ). Lúc nhỏ, thầy ra vế
đối cho Nguyễn hữu Cầu và đã đoán biết được rằng, sau nầy Nguyễn hữu Cầu sẽ
làm loạn :

“Túng sử như Bình tác tể”
( Giả như Trần Bình được làm Tể tướng ). Túng: phỏng như, giả khiến
Ông đáp:
“Năng ninh cấm Tín tự vương “
( Cấm sao được Hàn Tín tự xưng vương ). Ninh: sao?.

Tương truyền, khi đối chiến ngoài mặt trận, ông Phạm đình Trọng có đưa thư dụ
hàng cho ông Nguyễn hữu Cầu, trong đó có ra câu đối :
“Thổ triệt bán hoành, thuận giả thượng, nghịch giả hạ”
( Chữ thổ cắt đi nửa nét ngang, trông xuôi là chữ thượng, trông ngược là chữ hạ ).
Ông Phạm Ðình Trọng nhận được thâm ý của người bạn đồng song mà ân oán
ngút trời:
“Ngọc tàng nhất điểm, xuất vi chúa, nhập vi vương”
( Chữ ngọc có một nét chấm, đem lên thì thành chữ chúa, mà dấu đi thì thành chữ

vương ).
Bài thơ “Chim trong lồng” nói lên khí phách một nhà văn, một nhà võ tham vọng,
ngang tàng, chí lớn của ông Nguyễn hữu Cầu, dù trong phút giây chờ hành hình
nhưng vẫn khẳng khái, bất khuất, bình tĩnh mà làm thơ. Có mấy ai?:

“Nhất lung thiên địa tàn thân tiểu
Vạn lý phong vân cử mục tần
Hỏi sao sao lụy cơ trần?
Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng
Nào khi vỗ cánh rỉa lông

Hót câu thiên túng trong vòng lao lung
Chim oanh nọ vẫy vùng giậu Bắc
Ðàn loan kia túc tắc cành Nam
Mặc bay đông ngữ tây đàm
Chờ khi phong tiện dứt dàm vân lung
Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán
Phá vòng vây làm bạn kim ô
Giang san khách diệc tri hồ?”

Riêng trường hợp của hai nhà thơ cũng trước bạn sau thù nhưng, không sắt máu
như trường hợp của các ông Ðặng trần Thường - Ngô thời Nhiệm hay Phạm đình

Trọng - Nguyễn hữu Cầu ở trên nhưng, bút chiến cũng nặng lời qua lại. Một người
theo Pháp; Một người theo Triều đình. Hai ông bênh vực thái độ của mình qua thơ
văn một cách tài tình, hy hữu.

13-Tôn thọ Tƣờng - Phan văn Trị

Ông Tôn thọ Tường ( 1825 – 1877 ), người Tân bình, Gia định. Học ở Huế, nổi
tiếng văn hay chữ tốt.Vì túng thiếu, làm bài thi mướn bị bắt nhưng được tha. Buồn
thân, bèn về quê chờ thời. Ông lập ra “Bạch mai Thi xã” xướng, vịnh với bạn thơ,
có Phan văn Trị, Bùi hữu Nghĩa, Nguyễn Thông, Huỳnh mẫn Ðạt…Năm 1862 theo
Pháp, làm Tri phủ Tân bình. Năm 1871 thăng chức Ðốc phủ sứ và sau về dạy Hán
văn trường Hâu bổ ( Collège des Stagiaires ) ở Nam kỳ. Năm 1877 theo Tổng lảnh
sự Pháp de Kergaradec thị sát vùng thượng du Băc kỳ, bị sốt rét mà chết.

Ông Phan văn Trị ( 1830 – 1910 ), người Giồng trôm, Bến tre, đỗ Cử nhân năm
1849, không ra làm quan, ở nhà dạy học, làm thầy thuốc và làm thơ. Như nói ở
trên, ông trong nhóm “Bạch mai Thi xã” với ông Tôn thọ Tường những lúc ban đầu.
Từ khi ông Tôn thọ Tường ra làm quan cho Pháp, hai ông trở nên thâm thù và
những trận bút chiến kịch liệt, gây gắt. Cũng từ đó, văn học sử của chúng ta còn
để lại vết tích những giai thoại hiếm hoi quý giá và những bài thơ liên hoàn tuyệt
tác: xướng ( Tôn thọ Tường ), họa ( Phan văn Trị ). Xin được chép ra một bài tiêu

biểu :
Tôn phu nhân quy Thục ( của Tôn thọ Tường, nhằm giải bày tâm sự, nỗi lòng phải
đành lòng hợp tác với Pháp )

“Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Nghìn thu rạng tiết gái Giang đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mãnh má hồng
Son phấn thà đem dày gió bụi
Ðá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Chu công Cẩn
Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng”
Bài họa ( của Phan văn Tri, để đả kích hành động hợp tác với Pháp của Tôn thọ
Tường )
“Cài trâm, sửa áo vẹn câu tòng
Mặt ngả trời chiều biệt cõi Ðông
Ngút tỏa đồi ngô un sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông

Anh hởi Tôn Quyền, anh có biết!?
Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng”

Hai bài thơ trên của hai ông Tôn thọ Tường và Phan văn Trị dựa trên câu chuyện
tình có tính cách chính trị thời “Tam Quốc” ( Bắc Nguỵ, Ðông Ngô, Tây Thục ) cách
đây gần 1800 năm ( 220 – 280 ). Tôn phu Nhân là con gái Tôn Kiên (cùng cha
khác mẹ với Tôn Quyền, Tôn Sách ), theo kế hoạch của Chu Du, tự là Công Cẩn (
175 – 210 ), một danh tướng cũng là một quân sư ( Ðông Ngô ), giả gả Tôn phu
Nhân ( còn gọi là Tôn thượng Hương, Tôn Nhân ) cho Lưu Bị ( Tây Thục ), mà thật
tình là tìm cách khử đi. Ðược bảo vệ bởi dõng tướng Triệu Vân theo sự sắp xếp
của Gia cát Lượng, tự là Khổng Minh ( 181 –231 ), Chu công Cẩn đã không thành.
Lưu Bị thoát hiểm, được vợ. Ông Tôn thọ Tường đã ví mình vì bắt buộc phải ra
làm quan cho Pháp như Tôn phu Nhân trong tình thế chẳng đặng đừng lấy chồng
thì phải theo chồng “…Ai về nhắn với Chu công Cẩn, thà mất lòng anh, đặng bụng
chồng”. Nhưng ông Phan văn Trị cho rằng, đó là thói ngụy biện. Ừ, thì cho, “tam
tòng” là đạo đàn bà đi, nhưng ông Tôn thọ Tường quên mình là một sĩ phu mà
“tam cương” là giềng mối “…Anh hởi Tôn Quyền, anh có biết!?, trai ngay thờ chúa,
gái thờ chồng”.

14-Nguyễn bỉnh Khiêm

Chúng ta, ai lại không nghe nói đến Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm ( 1491 – 1585
). Câu sấm thường bàn bạc rất nhiều “Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh. Can qua xứ
xứ khổ đao binh. Mã đề dương cước, anh hùng tận. Thân dậu niên lai kiến thái
bình” ( câu 185-188 trong “Cảm Ðề” ). Ông đậu Trạng nguyên năm 44 tuổi ( 1535 ),
được bổ làm Tả thị lang Ðông các Học sĩ, tước Trình tuyền hầu ( nên gọi là Trạng
Trình ). Vì dâng sớ hạch tội 18 lộng thần không thành ( 1542 ), ông cáo quan, về
dạy học. Học trò của ông có Trạng Bùng Phùng khắc Khoan, Nguyễn Dữ ( tác giả
“Truyền kỳ mạn lục” ), Lương hữu Khánh ( Thượng thư ). Ông để lại “Bạch vân thi
tập”, “Trình quốc công Nguyễn bỉnh Khiêm thi tập”. Ông giỏi về thuật số, được
người đời ca tụng là “nhà tiên tri” và người Tàu khen ông là “An nam lý số hữu
Trình tuyền” ( Chu Xán, sứ giả nhà Thanh ). Giai thoại cho rằng, ông đã khuyên
Nguyễn Hoàng lập nên cơ nghiệp nhà Nguyễn với câu: “Hoành sơn nhất đái, vạn
đại dung thân” ( một dãi Hoành sơn, dung thân đời đời ). Và đương những ngày
sắp lâm chung ( 1585 ) còn cho Mạc mậu Hợp ý kiến, rằng: “Cao bằng tuy tiểu, khả
dung sổ thế ( Cao bằng tuy nhỏ, cũng được vài đời ), đã giúp nhà Mạc trị vì thêm
gần 80 năm nữa. Khi Lê trung tông mất, Trịnh Kiểm muốn tiếm ngôi nhưng còn e,
ông đã chỉ: “giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” hay “nên tìm thóc cũ mà gieo thì tốt” ( ý
rằng, giữ phận bề tôi thì hay hơn ). Biết ý, Trịnh Kiểm đã lập Lê duy Bang ( giòng
giỏi nhà Lê ) lên làm vua là vua Lê anh Tôn, từ đó vua Lê, chúa Trịnh đã tồn tại

được gần 200 năm ( “Lê tồn Trịnh tại” ). Tiếng đồn mẹ ông là bà Nhữ thị Thục ( con
Thượng thư Nhữ văn Lân ) có hoài bảo rất to tát là, mong ông sau nầy sẽ làm vua:
“bồng bồng bang bang, ngày sau con lớn, con tựa ngai vàng”. Dĩ nhiên là không
thành cũng như đứa con chồng sau là Trạng Bùng Phùng khắc Khoan. Bà nhìn ra,
nhìn thấy anh làng chài Mạc đăng Dung sẽ là vua tương lai, tiếc rằng mình đã
luống tuổi.

15-Mạc đỉnh Chi

Bây giờ xin đến ông Mạc đỉnh Chi ( 1280 – 1346 ) có tướng mạo xấu xí, người
Nam sách, Hải dương, đỗ Trạng nguyên năm 1304 ( đời Trần anh Tông ), làm đến
chức Thượng thư. Ông có tài ứng xử, đối đáp tài tình, sắc bén, được người Tàu
xưng tụng và mệnh danh là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Năm 1308 đi sứ nhà
Nguyên trể, bị quan giữ thành giữ lại không cho vào. Họ đòi ra câu đối, đối thông
mới mở cửa thành cho vào:

“Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”
( Tới cửa ải trể, cửa quan đóng, xin mời khách qua đường cứ qua ). Trì: trể. Quá
khách: khách qua đường. Câu đối ra khó, ông đối lại như kiểu đối “chạy làng” thật
tài tình:

“Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối”
( Ra đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước )

Ðối hay, quan giữ thành mở cửa cho vào. Ðến kinh thành, vua Nguyên vừa muốn
thử tài quan trạng phía nước Nam vừa có vẻ tự đắc kẻ cả:

“Nhật: hỏa; Vân: yên; Bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ”
( Mặt trời là lửa; mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng )
Thông thả, không chịu thua, ông ứng ngay:
“Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô”
( Trăng là cung; sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời ). Ðạn: hòn đạn, nghĩa ở đây
là mũi tên. Khi vào phủ Thừa tướng nhà Nguyên, có bức trướng thêu hình con
chim sẻ đậu trên cành trúc y như thật, quan trạng nhà ta chạy tới định bắt, mọi
người cười ồ chế diễu, ông bình tỉnh, vừa xé bức trướng đi, vừa nói là, mình chỉ
thấy người ta vẽ cành mai với chim sẻ, chứ ai đời vẽ chim sẻ đậu trên cành trúc !?
Trúc biểu tượng quân tử. Chim sẻ tượng trưng tiểu nhân. Tại sao tiểu nhân lại trên
quân tử, e là đạo tiểu nhân mạnh, đạo quân tử yếu, vì thánh triều mà ta phải trừ đi.
Dù biết là gượng gạo nhưng người nhà Nguyên cũng “chịu” cái lý của ông ta. Một
lần đi dạo với phái bộ nhà Nguyên, qua cầu bị sa hố, để đùa vui,một người họ ra
câu đối:

“Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tư đạo”
( Gỗ thẳng, cầu ngay, đường đi ngỡ là đất thẳng ).
Khó câu nầy ở chỗ, người ra đối dùng toàn tên người nổi tiêng ghép lại: can mộc là
Ðoàn can Mộc đời Chiến quốc; hoành cừ là hiệu của Trương Tải, một triết gia thời
Bắc Tống; Lục Giả là một lý luận gia giúp Hán cao tổ; tương như là Lạn tương
Như, người nước Triệu, thời Chiến quốc; tự đạo là Giả tự Ðạo, người nước Tống.
Ðang khi đó, ông nhìn thấy cái đình dưới chân núbên sông, ông Mạc đỉnh Chi nghĩ
ra và đáp ngay:
“Ðại đình, an thạch vọng chi nghiễm nhược Thai sơn”
( Ðình to, đá vững, nhác trông như thể Thiên thai ). Ðại đình là biệt hiệu của Thần
nông. An thạch là Vương an Thạch, Tể tướng và nhà thơ nổi tiếng thời bắc Tống.
Vọng chí làm Phụ chính cho Hán nguyên đế. “Nghiễm nhược” và “Thai sơn” chưa

ai tìm ra là ai.

Nói làm sao cho hết, viết làm sao cho đủ một kho tàng văn chương của cha ông để
lại. Người viết chỉ dám xin hầu quý độc giả chút chút chừng đó, mong “mua vui
cũng được một vài trống canh” cũng là mãn nguyện rồi. Ðiều quan trọng, “văn hóa
là những gì còn lại sau khi đã mất” như Giám mục Bromley Oxnam nói “Culture is
what is left after everything we have learned has been forgotten”. Viết lại một phần
nhỏ nhoi mà dẫu có muốn lớn đi nữa cũng không đủ tài, không đủ sức để bà con

thường lãm một chút thảnh thơi nỗi cơ cầu cuộc sống như theo lời chúc Tết ngày
xưa của cụ Nguyễn công Trứ lúc còn thanh bần, rằng :

“Chiều Ba Mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng Mùng Một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”.

Hoặc như nhà văn Khái Hưng trong “Tự lực Văn đoàn” cuối năm phải chắc lưởi
than thân “Tết tiết túng tiền tiêu, tính toán toan tìm tay tử tế” mà làm sao cho mùa
Xuân tràn trề khắp đất trời và lòng người “bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh”
( trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng ). Bây giờ là mùa Thu, một mùa Thu nữa đi
qua đời lưu vong. Cây đổi màu lá, màu lá vàng vàng, đo đỏ, xanh xanh nhuộm
buồn tha thiết như không vui chút nào nỗi đau trơ trụi mùa Ðông gió lạnh, tuyết rơi,
đìu hiu...sắp đến nơi rồi. Nhưng sao đi nữa, mùa Thu ở đây thành phố Kansas
City, Missouri nó buồn cũng lắm mà đẹp thì cũng lắm. Gió heo hút từng cơn nhè
nhẹ gợn mây xám bay lững lờ giữa không gian mịt mùng lá vàng óng ánh phầt
phơ, dập dìu, đìu hiu...dễ làm tê tái tâm hồn ngưòi cô lữ tha huơng! Cũng may,
chúng ta còn bạn còn bè, còn vợ còn con, còn báo, còn đài tv, radio...và còn sinh
hoạt cộng đồng người Việt nói tiếng Việt mà không bị khô héo, buồn, tức tưởi...
Cám ơn Trời. Cám ơn người. Ðời còn đáng sống./.

Edit & Convert to PDF – Archives ‘s Xuan Loc BoxCom 21-8-2017


Click to View FlipBook Version