The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Xa Gan Photo Magazine - Ba Co Van Tran Le Xuan

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by xuanloc54, 2017-10-12 22:27:52

Xa Gan Photo Magazine - Ba Co Van Tran Le Xuan

Xa Gan Photo Magazine - Ba Co Van Tran Le Xuan

Xa & Gần Photo
Magazine

Một Số Hình Ảnh Về

Bà Trần Lệ Xuân

Những hình ảnh ít biết về
bà Trần Lệ Xuân được lưu
trữ trong kho dữ liệu ảnh
khổng lồ của hãng truyền

thông Getty Images.

Bà Trần Lệ Xuân
cùng gia đình tại
khu tư dinh ở Đà Lạt, 1962.



Bà Trần Lệ Xuân
cùng gia đình tại
khu tư dinh ở Đà Lạt, 1962.



Bà Trần Lệ Xuân cùng
con gái Ngô Đình Lệ
Thủy ở Berlin, tháng

5/1962.



Bà Trần Lệ Xuân ở sân
bay Tân Sơn Nhất,

tháng 6/1962.

5/1962.

Bà Trần Lệ Xuân trong
một cuộc họp báo,

tháng 6/1962.



Bà Trần Lệ Xuân và con gái út
Ngô Đình Lệ Quyên

sau một buổi lễ ở nhà thờ,
tháng 6/1962.



Bà Trần Lệ Xuân thăm
một bệnh viện,

tháng 6/1962.



Bà Trần Lệ Xuân
tại dinh thự của mình
ở Đà Lạt, tháng 7/1962.



Bà Trần Lệ Xuân
trong một buổi lễ

ở nhà thờ,

tháng 7/1962.



Bà Trần Lệ Xuân

và con gái
Ngô Đình Lệ Thủy
trong một sự kiện
ngoại giao năm 1963.



Bà Trần Lệ Xuân và

Ngô Đình Lệ Thủy thời
điểm tháng 9/1963.



Chân dung bà Trần Lệ
Xuân tháng 9/1963.



Bà Trần Lệ Xuân trò chuyện
với Thượng nghị sĩ Mỹ
Edward M. Kennedy,
Tháng 9-1963



Bà Trần Lệ Xuân và con gái
Ngô Đình Lệ Thủy ở California
trong chuyến thăm Mỹ kéo dài

3 tuần, tháng 10/1963.



Trần Lệ Xuân bên

Dinh Độc Lập đổ nát 1962 –

Ngày 27/2/1962, một biến cố động trời
đã xảy ra tại Sài Gòn khi hai viên phi

công nổi loạn lái máy bay bỏ bom
xuống Dinh Độc Lập…



Vào 7 giờ sáng 27/2/1962, hai máy bay A-1
Skyraider bất ngờ bay đến Dinh Độc Lập ném

bom và phóng rocket xối xả, khiến cơ quan
đầu não của Sài Gòn trở thành đống gạch vụn.
Ngô Đình Diệm thoát chết khi quả bom xuyên
vào căn phòng ông ta đang ngồi nhưng không
nổ. Trần Lệ Xuân kém may mắn hơn khi bị gãy
tay trong lúc trú ẩn. Ít lâu sau đó, “bà Nhu” đã
xuất hiện đầy tự tin trước ống kính phóng viên

Life bên đống đổ nát của Dinh Độc Lập.



Theo công bố của giới chức,
hai phi công thực hiện vụ
tấn công Dinh Độc Lập

là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc,
đều đang phục vụ trong

không quân Sài Gòn.



Sau vụ tấn công, Nguyễn Văn Cử đã bay
sang Campuchia tị nạn trong khi Phạm
Phú Quốc bị bắt do máy bay bị bắn trúng
và phải hạ cánh ở Nhà Bè. Sau khi Ngô
Đình Diệm bị ám sát ngày 2/11/1963, Cử đã
trở về Việt Nam, Quốc được thả tự do. Hai
người này tiếp tục phục vụ trong không

quân Sài Gòn.



Nguyễn Văn Cử, người đứng đầu vụ tấn
công là con trai thứ hai của Nguyễn Văn
Lực, một lãnh đạo của Đại Việt Quốc dân
đảng – đảng đối lập với chế độ Ngô Đình
Diệm. Ông Lực từng bị Diệm bỏ tù một
thời gian ngắn vì các hoạt động chống đối
chính phủ. Họ đã lên kế hoạch cho Cử và
Quốc thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập.



Mục đích của cuộc tấn công là ám sát Tổng
thống Ngô Đình Diệm và các nhân vật chủ
chốt của chế độ, trong đó có cố vấn Ngô Đình
Nhu. Tuy vậy, không có bất cứ một nhân vật
quan trọng nào của chế độ Sài Gòn bị thiệt
mạng trong cuộc không kích. Ba người chết
trong vụ tấn công này là người phục vụ và

lính gác. 30 người khác bị thương.



Dinh Độc Lập vốn được xây từ năm 1868 theo
kiến trúc Pháp đã hư hỏng hoàn toàn và

không thể hồi phục do cuộc oanh tạc. Ngô
Đình Diệm đã cho san bằng công trình này để

xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ
theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết

Thụ. Dinh Độc Lập mới ngày khánh thành
ngày 31/10/1966, sau năm 1975 được chuyển

đổi thành Hội trường Thống Nhất.



Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Chuyện Hay
Gởi đến Anh Em-Gởi đến cả nhà

https://facebook.com/TanManDoDay
Edit by Xuân Lộc – Archive On Cloud Xuan Loc’s BoxCom

13-10-2017


Click to View FlipBook Version