The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Sổ tay dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by LIEM LE, 2018-12-25 03:02:41

Sổ tay dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường

Sổ tay dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

KHOA DINH DƯỠNG & TIẾT CHẾ

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Chỉ đạo thực hiện
Giám đốc BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS. Nguyễn Hữu Trâm Em

Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám đốc Chuyên môn

TS. BS. Nguyễn Tuấn

Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp
BS. CK1. Nguyễn Ngọc Hải Yến

Ban biên soạn
Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế

TS.BS.Trần Thị Minh Hạnh

ĐD. Đoàn Hoàng Anh
KS. Phạm Trần Quỳnh Như

Trình bày
Lê Thanh Liêm

Bản quyền về nội dung
Phòng Dinh dưỡng Tiết chế BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bản quyền về hình ảnh
Phòng Marketing BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Mọi sự thay đổi về nội dung và hình ảnh phải được
sự đồng ý của Ban biên soạn.

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG là gì?

Bệnh đái tháo đường: là một bệnh rối loạn chuyển hóa
gây tăng đường huyết mạn tính do thiếu hụt sản xuất
hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Hậu
quả của bệnh là làm tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt
gây tổn thương mắt, thận, thần kinh và tim mạch.

BIẾN CHỨNG của bệnh đái tháo đường

Loét bàn chân Biến chứng mắt Suy giảm sinh lý

Biến chứng tim mạch Biến chứng thận

Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường | 3

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ đái tháo đường

Đường huyết mao mạch lúc đói
80 – 130 mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L)

Đường huyết mao mạch sau ăn 2 giờ
< 180 mg/dL (10.0 mmol/L)

BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT đái tháo đường

CHẾ ĐỘ ĂN

1. Ăn đa dạng các loại thực 2. Chú ý ăn đủ rau trong
phẩm. mỗi bữa để làm chậm
hấp thu đường vào máu.

4 | Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường

3 . Ăn 3 bữa ăn chính và 1-2 4. Bữa chính ăn đủ các
bữa phụ để tránh tăng nhóm thực phẩm
đường huyết sau ăn, ăn (chất bột đường, chất
đúng giờ để tránh hạ đạm, chất béo, chất xơ,
đường huyết. vitamin và khoáng chất).

5. Bữa phụ chọn thực 6. Lựa chọn các loại thực
phẩm ít năng lượng, ít phẩm có chỉ số đường
gây tăng đường huyết huyết thấp, dùng vừa
như trái cây ít ngọt, phải thực phẩm có chỉ
sữa không đường, đậu số đường huyết trung
phộng luộc… bình và hạn chế thực
phẩm có chỉ số đường
7. Cách chế biến: hạn chế huyết cao (xem Bảng
hầm nhừ, xay nhuyễn. chỉ số đường huyết của
thực phẩm).

Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường | 5

CHỌN LỰA THỰC PHẨM

NÊN CHỌN

- Thực phẩm ít gây tăng - Tăng thực phẩm có nhiều
đường huyết: gạo lứt, chất xơ để chậm hấp thu
gạo mầm, bánh mì đen, đường vào máu sau ăn và
đậu đỗ, rau xanh, trái cây giảm hấp thu cholesterol vào
ít ngọt (ổi, táo, lê, bưởi, máu như các loại rau xanh và
thanh long...). trái cây tươi (nhai luôn xác sẽ
tốt hơn ép lấy nước).

- Ăn đủ đạm, chọn thịt - Dầu thực vật: dầu nành,
nạc, cá, tôm, tép, đậu hũ, dầu mè, dầu olive...
đậu đỗ, yaourt, sữa (không
đường, không béo hoặc
sữa dành riêng cho người
đái tháo đường).

6 | Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường

HẠN CHẾ

- Các thực phẩm chứa - Thực phẩm chứa chất béo
nhiều muối: món kho động vật gây tăng mỡ máu
mặn, thịt cá hộp, khô, mắm, và béo phì: da, phủ tạng
tương, chao, dưa muối... để (óc, tim, gan, cật, lòng...),
phòng ngừa tăng huyết áp. các loại thức ăn nhanh như
gà rán, hamburger, khoai
tây chiên...

- Rượu, bia, thuốc lá.

TRÁNH

- Thực phẩm gây tăng
nhanh đường huyết:
bánh kẹo, kem, chè, mứt,
trái cây sấy khô, nước mía,
mật ong, nước ngọt...

Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường | 7

CHỈ SỐ
ĐƯỜNG HUYẾT

CỦA THỰC PHẨM (GI)

Chỉ số đường huyết GI CAO (≥ 70)
là chỉ số chỉ mức độ
làm tăng đường huyết Đường 86
sau khi ăn, gọi tắt là GI
(Glycemic Index). Khoai tây 78 ± 4

Dưa hấu 76 ± 4

Bánh mì trắng 75 ± 2

Nếp 75

Gạo tài nguyên 73.6

Gạo huyết rồng 71

8 | Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường

GI TRUNG BÌNH (56 - 69) GI THẤP (1 - 55)

Bí đỏ 64 ± 7 Gạo tấm 53
Khoai lang 63 ± 6
Thơm 59 ±8 Bún 51.2
Gạo mầm
Gạo lứt 58 Xoài 51 ± 5
58
Chuối 51 ± 3

Nước cam 50 ± 2

Cam 43 ± 3

Lưu ý Lê 41
Nếu ăn quá nhiều thức ăn có
chỉ số đường huyết thấp hoặc Cà rốt 39 ± 4
trung bình thì đường trong
máu vẫn có thể tăng cao. Táo 39 ± 3

Bánh ướt 38.7

Mận 24

Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường | 9

CÁCH ƯỚC LƯỢNG KHẨU PHẦN
ĐƠN GIẢN CHO MỘT BỮA CHÍNH

BẰNG BÀN TAY

Đối với Chất đạm: bằng
trái cây lòng bàn tay và độ
dùng nhỏ dày bằng ngón út.
hơn 1
nắm tay.

Chất bột đường
(tinh bột): bằng 1
nắm tay

Chất béo bằng Rau củ: lượng bằng 2
đầu ngón tay cái. lòng bàn tay.

10 | Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường

BẰNG ĐĨA THỨC ĂN (*) trái cây

1 phần chất Sữa không đường,
bột đường không béo
(Cơm, nui,
khoai củ)

1 phần đạm 2 phần rau củ
thịt, cá, (*) Đĩa thức ăn d = 25cm
trứng, đậu

Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường | 11

04 LƯỢNG THỰC PHẨM
CÂN ĐỐI TRONG NGÀY

Lượng thực phẩm Nănglượng

1400 Kcal 1600 Kcal 1800 Kcal

Cơm 3 chén 3 chén 3 chén
lưng lưng vừa

Thịt (cá, trứng, 150g 200g 200g
đậu hũ...)

Sữa không béo, 1 ly 2 ly 2 ly
không đường (200ml) (200ml) (200ml)

Rau xanh 400 – 500g

Trái cây 2 phần

Dầu ăn 20g (2 muỗng canh)

12 | Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường

05 NGUYÊN TẮC CHUYỂN ĐỔI
THỰC PHẨM

NHÓM - 1 chén đầy bún/ hủ tiếu/ phở
BỘT ĐƯỜNG - 1 ổ bánh mì (80g)
- 1 củ khoai lang (160g)
Có thể thay 1 chén - 1 trái bắp nhỏ (110g)
cơm lưng bằng - 2.5 lát bánh mì
- 3 vắt mì sợi (60g)
- 4 củ khoai sọ (170g)

NHÓM ĐẠM - 100g cá, tôm, tép, gà đã bỏ xương
- 50g thịt và 1 quả trứng
Có thể thay - 50g thịt và 1 miếng đậu hũ
100g thịt bằng - 50g thịt và 50g đậu hạt

NHÓM TRÁI CÂY - ½ trái bơ - ½ trái ổi
- ½ trái táo tây - ½ trái lê
1 phần trái cây - ½ trái cam - ½ trái na
tương đương - ¼ trái thơm - ¼ trái thanh long
- 2múi bưởi - 2 trái mận
Lưu ý - 1trái quýt - 2 trái chôm chôm
Trái cây nên nhai - 1 trái chuối - 1 má xoài chín
luôn xác tốt hơn là - 1 trái sapoche - 1 trái măng cụt
ép lấy nước hoặc - 9 trái dâu tây - 1 miếng đu đủ
xay sinh tố.
(23 x 6 cm)

Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường | 13

VẬN ĐỘNG

Tùy vào tình trạng sức khỏe,
tuổi tác, sở thích và điều
kiện sống của từng người mà
lựa chọn hình thức vận động
cho phù hợp như đi bộ, chạy
bộ, khiêu vũ, đạp xe, bơi lội…
cường độ tập luyện ở mức
trung bình, từ 30 phút/ngày
trở lên (tối thiểu 10 phút/
lần), 5-7 ngày trong tuần.
Không nên ngưng tập liên
tiếp quá 2 ngày.

14 | Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường

Nên vận động cùng với Nên mang theo thức ăn
bạn bè, người thân để được có đường hấp thu nhanh
giúp đỡ khi cần thiết. (bánh qui, kẹo, chocolate,
nước ngọt...) để xử trí khi
hạ đường huyết.

Uống đủ nước trong và sau Không tập luyện lúc bụng
luyện tập để tránh mất nước. đói để tránh hạ đường huyết.

Tập trở kháng: hít đất, tập tạ, Chọn giày, vớ phù hợp,
gym... 2 – 3 lần trong tuần chất liệu mềm, êm, tránh
(các ngày không liên tiếp). chèn ép các ngón chân.

Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường | 15

DẤU HIỆU

KHI BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Các dấu hiệu nhận biết
hạ đường huyết:
Khi có một hay nhiều triệu chứng
sau, xuất hiện dần từ nhẹ đến nặng.

ngáp
16 | Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường

VÀ XỬ TRÍ Hạ đường huyết xảy
ra khi lượng đường
trong máu nhỏ hơn
hoặc bằng 70mg/dL
(≤ 4 mmol/L).

Các thời điểm dễ bị hạ đường huyết:

- Trước bữa ăn trưa (10 - 11 giờ)
- Trước bữa ăn chiều (15 - 16 giờ)
- 12 giờ khuya đến gần sáng

Xử trí khi hạ đường huyết:

1. Ngậm 3 viên kẹo ngọt, 4. Trường hợp nặng (bệnh
hoặc uống 1/3 lon nước nhân lừ đừ), phải nhanh
ngọt, hoặc pha 3 muỗng chóng đưa bệnh nhân
café đường với một ít đến cơ sở y tế gần nhất.
nước rồi uống ngay.
KHÔNG cố nhét đồ ăn,
2. Sau 15 phút, nếu vẫn thức uống vào miệng
chưa đỡ, có thể uống người đang hôn mê.
nước đường lần nữa.
5. Sau khi qua khỏi cơn hạ
3.Sau khi đường huyết trở lại đường huyết, cần thông
bình thường, nên dùng báo cho bác sĩ điều trị
một suất ăn nhẹ để ngừa biết về tình trạng này.
hạ đường huyết tái phát.

Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường | 17

9BƯỚC CHĂM SÓC BÀN
CHÂN HÀNG NGÀY
CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Lưu ý:
Nước ấm
phải được
kiểm tra
nhiệt độ
trước khi

ngâm.

Rửa chân hàng ngày với Dùng khăn mềm lau Thoa kem dưỡng ẩm
nước ấm và xà bông. khô bàn chân, đặc biệt ở bàn chân, trừ kẽ
là kẽ ngón. ngón chân.

Kiểm tra bàn chân Giữ móng chân dài vừa Không đi chân trần.
hàng ngày. phải, không cắt khóe.

Mang vớ sạch (chất liệu Kiểm tra làm sạch Giữ chân ấm, khô ráo,
hút ẩm), không quá bên trong giày trước mang giày vừa chân,
rộng hay quá chật. khi mang. thoải mái.

18 | Sổ tay dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường

Better nutrition, faster recovery

KHOA DINH DƯỠNG - TIẾT CHẾ

- Khám, điều trị và tư vấn dinh dưỡng cho
người lớn và trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng,
thừa cân, béo phì.

- Hướng dẫn và xây dựng chế độ ăn các bệnh
lý đái tháo đường, tim mạch, suy thận, gout và
các chế độ ăn đặc biệt.

Đặt lịch khám để được chăm sóc tốt nhất.

Lịch khám Điện thoại
Sáng thứ 2,4,6 hàng tuần (028) 3990 2468

BỆNH VIỆN HOÀN MỸ SÀI GÒN
Add: Số 60 - 60A Phan Xích Long,

Phường 1, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Tel: (028) 3990 2468
Web: hoanmysaigon.com


Click to View FlipBook Version