The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by doanhdoanh, 2016-03-21 19:06:36

HỒI ỨC TÙ CẢI TẠO

Nguyễn Huy Hùng

xin đi chưa? Nếu Bác ở lại trong nước, hàng tháng các anh
chị ở Hoa Kỳ gửi về cho vài trăm Đô la sống dư giả như ông
hoàng chắc chắn sung sướng hơn là ra nước ngoài phải nai
lưng đi làm mới có ăn. Tuổi đã già chịu thêm vất vả làm chi
cho nó khổ vào thân?”

Tôi thủng thẳng trả lời:

“-Sau 13 năm cải tạo sức khoẻ của Tôi bị suy nhược nhiều,
lại không có cơ hội cập nhật hoá hiểu biết về khoa học k
thuật kịp thời đại, nên chẳng có khả năng cáng đáng những
chương trình quy mô có lợi cho đất nước. Diện của Tôi hiện
tại, chẳng Cơ quan Nhà Nước nào tin dùng, các Xí nghiệp
cũng lắc đầu, chỉ còn ngồi nhà phụ cho các con kiếm hàng
ngày vài ba chục đồng để sống vậy thôi. Lúc đau ốm không
làm được sẽ là cái vạ lớn cho Vợ Con phải nuôi báo cô.
Ngoài ra, Tôi ở đây chẳng làm được gì lợi cho đất nước, còn
khiến Nhà Nước phải bận tâm cho người thường xuyên theo
dõi chẳng uổng phí tiền và thì giờ lắm sao?

Bây giờ được Đảng và Nhà Nước chủ trương “cởi mở cho
nói thẳng nói thật”, Tôi xin bầy tỏ sự thực những điều suy
nghĩ của riêng Tôi là nếu cứ tiếp tục cuộc sống như hiện tại,
các con của Tôi không có cơ hội học hỏi để thăng tiến làm
sao có khả năng k thuật khoa học tiến bộ mà đóng góp cho
xứ sở. Suốt thời gian qua, các con của Tôi không ai được
“chiếu cố” cho theo học bậc Đại học. Có đứa đang học Đại
học Y khoa năm thứ 3, ngay sau giải phóng bị nghi ngờ có
tham gia hoạt động chống Nhà Nước bị nhốt trong Khám Chí
Hoà 2 năm không tìm được bằng chứng mới tha. Hiện nay
hàng ngày cậu ấy đạp xe đi bỏ nước uống cho các nhà hàng
ăn, không xin được việc làm hợp khả năng. Những đứa khác

601

với tấm bằng Trung học cũng chẳng kiếm được việc làm
hòng có cơ hội tiến thân, lại không có tiền vốn chẳng làm ăn
kinh tế gì lớn lao được, để có thể cải tiến cuộc sống cho được
tương đối đầy đủ hàng ngày nói chi đến dư giả mà lo cho
Cha Mẹ. Hai người Con lớn của Tôi đang ở bên M cũng
hàng ngày lao động kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình nhỏ
của họ, mình không thể ở không mà đòi hỏi họ cung phụng
cho mình sống như ông Hoàng bà Chúa cả đời được. Sau 13
năm học tập cải tạo Tôi đã thuộc lòng và không bao giờ quên
lời dậy của các lãnh tụ Xã hội Chủ nghiã Việt Nam là “đừng
bao giờ sống ăn bám vào xã hội, phải tự lao động mà sống
mới là người Xã hội chủ nghiã”.

Tôi đã nộp hồ sơ xin cho cả gia đình đi sang Hoa Kỳ định cư.
Các con Tôi khi được sang tới Hoa Kỳ với sự giúp đỡ của 2
người con đang ở bên đó đã có cuộc sống ổn định, chúng sẽ vừa
đi làm vừa theo học tiếp bậc ại học, như vậy chắc chắn chúng
sẽ có tương lai sáng sủa hơn hiện tại. Một khi có khả năng kỹ
thuật tân tiến cao, sau này nếu Nhà Nước cho phép chắc chắn
chúng sẽ có cơ hội tiếp tay phục hưng kinh tế đất nước hữu hiệu
hơn. Còn riêng phần Vợ Chồng tôi sang đó cũng chẳng còn sức
khoẻ mà đi làm kiếm tiền tự sống, sẽ chỉ ở nhà trông nom các
cháu nhỏ cho Cha Mẹ chúng đi làm đi học mà không phải tốn
tiền thuê người trông nom trẻ nhỏ lúc vắng nhà, chẳng tốt hơn

sao?
Nếu Nhà Nước chấp thuận cho đi, thì đời đời gia đình chúng tôi
nhớ mãi “lòng nhân đạo đầy tình người” của “ ảng Quang
vinh”. Còn không cho thì chúng tôi ở lại tiếp tục lao động với
hết khả năng của mình như đang làm trong hiện tại được đến
đâu hay đến đấy.”

602

Sau hơn tiếng đồng hồ ngồi nói chuyện trong “tinh thần cởi mở
và thông cảm”, họ đã vui vẻ chia tay chẳng tỏ lộ vẻ gì khó chịu
khiến Tôi phải lo lắng. Sở dĩ Tôi vững tâm “nói thẳng nói thật”
là vì đã nắm Hộ Chiếu trong tay, và gia đình Tôi đã được Bộ
Ngoại Giao Nhà Nước Hà Nội xếp vào danh sách H.13 chuyển
sang Thái Lan cho Toà ại sứ Hoa Kỳ rồi, nên không lo họ trở
mặt. Hơn nữa ảng và Nhà Nước Cộng sản Việt Nam đang cần
tống ra khỏi nước tất cả những người bị giam giữ đầy đọa lâu
năm trong các trại cải tạo, vì chắc chắn lòng thù hận của họ đối
với ảng Cộng sản Việt Nam và Nhà Nước Xã hội Chủ nghĩa dĩ
nhiên cũng rất sâu đậm. Nếu để ở lại trong nước chẳng khác nào
“nuôi ong tay áo” chắc chắn những người này sẽ cấu kết âm
thầm tổ chức các phong trào gây xáo trộn Xã hội, đấu tranh làm
áp lực Chính quyền phải thay đổi từ bỏ Chế độ độc ảng độc
quyền Chuyên chính thì đâu có lợi gì cho Xã hội Chủ nghĩa.

Từ cuối năm 1986, ảng và Nhà Nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam noi gương quan thầy Liên xô “mở cửa đổi mới”
quảng đại quần chúng được thả lỏng cho buôn bán tự do, Nhà
Nước tha hồ đặt ra đủ loại thuế chồng chất lên sản phẩm để mà
thu vét làm giầu cho ảng, chỉ có người tiêu thụ là đưa cổ ra
chịu cứa. Nhưng có đồ tốt mà mua mà dùng còn hơn phải tiếp
tục dùng những sản phẩm tồi do các Xí nghiệp Quốc doanh độc
quyền sản xuất.

Nhà Nước có biện pháp đánh thuế của Nhà Nước, dân làm ăn
buôn bán cũng có mánh lới trốn thuế nhờ các cấp Cán bộ Nhà
Nước tiếp tay “ăn hối lộ” để sống phè phỡn cho bõ những ngày
nằm trong “bưng” đói khổ. Nạn Cán bộ Cách mạng quan liêu
tham nhũng vốn có xưa nay được thời cơ bộc phát công khai
hoành hành mạnh mẽ hơn tại mọi cấp từ lớn xuống đến nhỏ,

603

Nhà Nước chắc cũng biết nhưng làm ngơ miễn sao mọi người
cùng có công việc làm kiếm ra tiền để sống thong thả không còn
than van thù ghét muốn lật đổ Nhà Nước trong giai đoạn cả Thế
giới Cộng sản đang gặp cơn bĩ cực lung lay theo nhau tan rã là
được rồi.

Từ sau ngày giải phóng 30-4-1975, ảng Cộng sản Việt Nam đã
bần cùng hoá nhân dân san bằng giai cấp bằng 2 lần đổi tiền và
một lần đánh Tư sản Mại bản. Nay theo gương quan Thầy Liên
Xô “đổi mới, mở hé cửa” làm ăn “Kinh tế Thị trường theo định
hướng Xã hội Chủ nghĩa”, không biết tiền của ở đâu Dân chúng
còn mà đổ ra làm ăn nhiều đến thế? Nên Nhà Nước bỗng phát
động một kế hoạch lưu manh là chỉ thị các Xí nghiệp Nhà Nước
đua nhau mở Ngân hàng tiết kiệm cho ăn lời thật cao nhằm thu
hút tiền và vàng của Dân chúng để tạo vốn kinh doanh. Ai để dài
hạn 6 tháng hay 1 năm mới rút ra mức lời được trả cao gấp mấy
lần mức lời dành cho các thương vụ gửi vào rút ra hàng tháng.
Nhiều người nhẹ dạ không biết buôn bán thay vì cất tiền giữ
vàng trong tủ phòng thân, thấy cò mồi đua nhau đi mở trương
mục tiết kiệm ăn lời ngon lành xúi giục lôi cuốn cũng thử liều
dấn thân làm theo. Không đầy một năm khi đã thu vét được
nhiều tiền của Dân chúng rồi, Nhà Nước ra lệnh đóng cửa tất cả
Ngân hàng Tiết kiệm để kiểm tra vì có gian lận. Nhà Nước sẽ
trách nhiệm hoàn trả tiền vốn cho những trương chủ ký thác từ
100 ngàn đồng trở xuống, còn những trương chủ có số tiền ký
thác cao hơn sẽ được một Ủy ban đặc nhiệm cứu xét hoàn trả lần
lần từng ít một. Thật là một Kế hoạch xảo quyệt khoa học tinh vi
của ảng Cộng sản và Nhà Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam tung ra thu vét cướp tiền vàng của Nhân dân thêm lần
nữa. Với mục đích tối hậu là quyết tâm bần cùng hoá mọi người
để thực hiện cho bằng được Chế độ độc ảng tập quyền Vô sản

604

chuyên chính trên đất nước Việt Nam, dùng phương pháp nắm
giữ bao tử để kiềm chế chỉ huy buộc mọi người phải ngoan
ngoãn tuân theo lệnh của ảng và Nhà Nước Xã hội Chủ nghĩa.

May cho gia đình Tôi chẳng có tiền dư, mà cho có dư cũng
không khi nào bị xập vào cái bẫy lừa bịp này. Nhưng thương
cho nhiều đồng bào thiếu kinh nghiệm trong đó cũng có một số
bạn Cựu Tù Chính trị không muốn bỏ nước ra đi, phải khóc dở
mếu dở vì bị lừa bịp tán gia bại sản thêm lần nữa kêu Trời không
thấu.

Sau khi nhận được Hộ Chiếu cho cả gia đình đi Hoa Kỳ, Tôi ghé
Chùa Giác Ngạn thăm và báo tin vui với Thượng Tọa Thích
Thanh Long. Ngài ngỏ lời chia vui và nói:

“-Vậy là Đại Hạn đã qua Vận May đang tới, chúc Đại tá và
Bửu quyến ra đi gặp mọi điều Phước Lành. Ráng chịu đựng
dăm bẩy năm ly hương chuẩn bị chờ thời cơ đến trở về Việt
Nam mà phực hưng tái thiết xứ sở, đem lại ấm no cho đồng
bào thoát ách độc tài của Cộng sản.” Tôi hỏi: “-Sao Thượng
Tọa không nộp đơn xin đi tỵ nạn?” Ngài trả lời: “-Tôi “tứ cố
vô thân” lại già yếu quá rồi ở lại đây tiếp tục tu hành chia sẻ
an ủi nỗi đau thương của đồng bào và Phật tử để vun đắp
Quả Phúc tốt hơn.”

ến khoảng gần cuối năm 1991 Thượng Tọa Thanh Long trở
bệnh nặng và qua đời, Nhục thể của Ngài được hỏa táng ngày 20
tháng 10 năm Tân Mùi 1991. Một cây tháp được xây dựng ngay
trong sân Chùa để lưu tro cốt của Ngài. ám táng được tổ chức
rất trọng thể với rất đông Tăng Ni và đồng bào Phật tử tham gia
tiễn đưa dài cả cây số đường, Cảnh sát phải tăng cường giữ trật
tự lưu thông. Một tháng sau ngày Thượng Tọa Thanh Long viên

605

tịch, Vị Thượng Toạ trụ trì Chùa thay thế trong khi Ngài đi cải
tạo cũng qua đời, ngôi Chùa trở thành không chủ nên Chính
quyền địa phương chỉ định một ại ức từ Chùa Vĩnh Nghiêm
ở đường Công Lý cũ tới cai quản tạm chờ Giáo hội Phật giáo do
Nhà Nước thành lập chỉ định người thay thế.

ể ghi công đức nhà chân tu, Tôi đã đề tác một bài thơ HOÀI
C NHÂN và đưa tiền xin Vị trụ trì mới khắc bia gắn trên bệ
thờ Thượng Tọa Thanh Long tại ngôi Tháp, nhưng đến tháng 8
năm 1992 Tôi đến lạy giã biệt trước di ảnh Ngài tại ngôi Tháp
để đi Hoa Kỳ vẫn không thấy thực hiện tấm bia. Không biết tiền
Tôi đưa để mua đá khắc bia chạy đi đâu?

ây là bài thơ:

HOÀI CỐ NHÂN.

Thượng Tọa Thanh Long đã mãn phần,
Khuôn Thiền Giác Ngạn vắng Hiền quân.
Bốn Mùa khổ hạnh xây công đức,
Tám Tiết tu thân diệt Lục Trần.
Dứt kiếp luân hồi về cõi Phật,
Lìa thân cát bụi hết trầm luân.
Danh thơm đạo đức lưu muôn thuở,
Gương sáng từ bi rạng Thế nhân.

Phật tử KHIẾT CHÂU.
Phú Nhuận, mùa Thu Tân Mùi 1991.

Gần ngày Lễ Giáng Sinh 1990, Tôi nhận được một giấy thông
báo của Toà ai sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan gửi bảo đảm đến cho

606

biết là Tôi và gia đình được xếp vào danh sách R.D.1 với câu
lưu ý:

“Nếu chưa được Nhà Nước Việt Nam cấp Hộ Chiếu thì phải
tiếp xúc để xin xét cấp ngay”.

Tôi chẳng biết danh sách R.D. có ý nghĩa gì, nên biên thơ sang
Hoa Kỳ thông báo và yêu cầu Con Tôi tiếp xúc hỏi xem là cái
gì? Cậu ấy trả lời cho biết đây là trường hợp những cựu Tù
Chính trị xin ra đi khỏi nước Việt Nam theo chương trình Nhân
đạo của Hoa Kỳ có thân nhân bảo trợ, được tập trung vào các
danh sách R.D. thông báo cho Chính quyền Việt Nam để yêu
cầu họ ưu tiên cấp Hộ Chiếu cho đi trước những người khác. Tôi
đến hỏi thăm anh ại tá Phạm tài iệt, anh ấy cũng nhận được
bản thông báo như Tôi và cũng đã đi gặp bạn bè để tìm hiểu, tin
tức thâu nhận được cũng đúng như lời con Tôi đã cho biết. Mọi
người vui mừng hy vọng sẽ được gọi phỏng vấn và ra đi trong
năm 1991.

Nhưng đại hạn của Tôi chưa đến kỳ dứt hẳn, luật bù trừ “Họa
Phúc trùng lai” vẫn còn đeo duổi nên vào cuối năm con Ngựa
(Canh Ngọ) 1990 vừa nhận tin vui gia đình được ghi vào danh
sách D.R.1, thì đúng ngày Một Tết đón năm con Dê mới (Tân
Mùi-1991) chuyện hao tài cũng xồng xộc vào nhà. Mắt phải của
Tôi bị đục thủy tinh thể toàn diện không trông thấy gì nữa.
Nhưng với kinh nghiệm con mắt trái trước đây cũng bị đục thủy
tinh thể không có gì nguy hiểm gấp rút, nên Tôi đợi qua ngày
mồng Bẩy hết Tết hạ Cây Nêu tại nhà xong, Tôi mới đi làm thủ
tục vào nằm Bệnh viện iện Biên Phủ chuyên khoa mắt để giải
phẫu. Nhờ Tôi đã có kinh nghiệm vào đây từ Trại Tù Z30D
Hàm Tân Thuận Hải để mổ mắt trái bị đục thủy tinh thể vào đầu
năm 1988 nên không lo lắng bồn chồn gì cả. Lần này Tôi xin

607

vào nằm Khu Nhãn Khoa II trên lầu 2 để Bác sĩ Nam đã mổ mắt
trái của Tôi hồi tháng 1 năm 1988 mổ nốt mắt phải, nhưng
không được. Người ta nói mắt phải chỉ bị đục thủy tinh thể chớ
không bị cao nhãn áp nên Khu Nhãn Khoa I ở lầu 1 là nơi phụ

trách.

Mắt phải của Tôi được cái vinh dự là do Bác sĩ trưởng Khu (ở
Bắc vào đang là Khoa Trưởng Khoa Nhãn của Viện Đại Học Y
Khoa Saigon) đích thân phụ trách làm phẫu thuật. Nhưng không
biết vì lý do gì, sau khi mổ một ngày con ngươi mắt của Tôi đau
nhức làm buốt đầu chịu không nổi, đến khi vết mổ mắt lành hẳn
lòng đen con ngươi cứ từ từ tự động bị kéo sát vào gần sống mũi
khiến cho Tôi trở thành anh lé nặng, lúc nào cũng thấy 2 cảnh
hiện ra trước mặt. Những bức ảnh bán thân của Tôi chụp trước
30-4-1975 cũng như Thẻ Căn Cước thời Việt Nam Cộng hòa cấp
còn giữ được, minh chứng rõ ràng Tôi không phải người lé bẩm
sinh. Các bạn quen thân cũ cũng ngạc nhiên không biết vì sao
sau khi đi Tù mười mấy năm về Tôi lại biến thành anh chàng lé.
Sau này tại Hoa Kỳ có lần mắt Tôi bị đau đến gặp Bác sĩ Nhãn
Khoa điều trị, Tôi lợi dụng cơ hội hỏi mới biết nguyên do là một
trong 8 gân giữ thăng bằng quanh mắt bị hư giãn không co lại
được như những gân khác, vì tai nạn lao động do một nhánh cây
đập vào khoé mắt phải của Tôi thời còn ở trong tù làm hư nên
mới khiến ra như vậy.

Khoảng tháng 6 năm 1991, Tôi nhận được giấy của Bộ Ngoại
giao Chính phủ Hà Nội báo cho biết gia đình Tôi được đôn từ
danh sách H.13 lên H.10. ến đầu tháng 9, Phái đoàn Hoa Kỳ
tại đường Thái văn Lung (đường Alexandre de Rhode cũ, ngay
chỗ vườn hoa có dựng pho tượng nhà Bác học Việt Nam Pétrus
Trương Vĩnh Ký phía sau Vương Cung Thánh ường Saigon)

608

gửi giấy thông báo cho biết phải chuẩn bị hồ sơ gồm một số tài
liệu chứng minh quá khứ dịch sang Anh ngữ để trình oàn
phỏng vấn vào ngày 12 tháng 9 năm 1991 tại trụ sở đường
Pasteur (Tôi không nhớ số nhà). Trong 10 ngày liền, Tôi phải lo
moi móc tìm đủ thứ hình ảnh cũ, giấy tờ hành chánh cũ, giấy
khai sinh và giá thú, bằng cấp chứng minh đã tham dự các khoá
học bên Hoa Kỳ... để góp thành một hồ sơ trình phái đoàn Hoa
Kỳ phỏng vấn cứu xét. Thật là một vấn nạn lớn cho Tôi, tất cả
các giấy tờ hình ảnh của Tôi và gia đình đã bị mất hết từ ngày
Saigon rơi vào tay Việt Cộng.

Trước 30-4-1975 gia đình Tôi cư ngụ trong Cư xá Sĩ quan Trại
Trần Hưng ạo (Bộ Tổng Tham Mưu) trên đường Võ Tánh (sau
khi chiếm Saigon Việt Cộng đổi tên là đường Hoàng văn Thụ)
gần lối rẽ vào phi trường Tân Sơn Nhất. Chiều 29 tháng 4 vùng
phi trường bị pháo kích dữ dội, những người không di tản còn ở
trong khu cư xá sợ phải bỏ chạy ra nhà bạn bè thân nhân ở ngoài
phố tá túc. Sáng ngày 30 tháng 4 lúc 10 giờ, Tướng phản bội
đồng bào và chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà Dương văn Minh
tuyên bố đầu hàng, Việt Cộng chiếm Bộ Tổng Tham Mưu không
ai được trở vào nhà cũ của mình vì là khu quân sự. Mãi cho đến
khoảng giữa tháng 5 năm 1975, Tôi gặp được một anh Hạ sĩ
nguyên là Huynh trưởng Hướng đạo Quân đội thuộc khối Chiến
tranh Chính trị Bộ Chỉ huy Tổng Hành dinh nhà ở trong khu gia
binh của ại đội Tổng Hành Dinh, hướng dẫn Tôi đến gặp Thủ
trưởng đơn vị Cộng sản đang đóng trong Bộ Tổng Tham mưu để
xin vào nhà lấy tư trang của gia đình. Nhưng họ không cho và
cho biết “phải có lệnh của Tướng Trần văn Trà Ủy ban Quân
quản thành phố chấp thuận mới được”. ến khi Tôi tìm người
chỉ dẫn xin được giấy phép trở lại trình, ông Thủ trưởng lại nói:

609

“-Tất cả đồ đạc trong này là của Ngụy quân, không cứu xét”.

Tôi trình bầy là Tôi chỉ lấy quần áo bát đĩa nồi niêu xoong chảo,
mùng mền, hình ảnh gia đình, do chính vợ chồng chúng tôi mua
sắm bằng tiền riêng của mình chứ đâu có lấy đồ gì của Nhà
Nước. Ông ta nói tiếp:

“-Anh đi làm cho Ngụy, lãnh lương của Ngụy, vậy thì tất cả
những gì anh mua sắm cũng là của Ngụy chứ không phải của
riêng.”

Nghe ông ta dùng biện chứng pháp Cộng sản như vậy Tôi đành
cúi đầu chào thua và cám ơn bỏ đi ra.

Anh cựu chiến hữu dẫn Tôi vào, nói nhỏ cho biết sự thật là:

“-Tất cả đồ đạc quần áo của các gia đình Sĩ quan cư ngụ
trong khu cấp Tá và Tướng, đã bị Bộ đội của đơn vị đang
chiếm đóng lấy hết rồi. Quần áo, máy hình, máy hát, radio,
giầy dép, họ lấy dùng làm của riêng. Đồ đạc, giường, tủ, bàn
ghế... thì dẫn người vào bán lấy tiền chia nhau bỏ túi. Còn
các món có giá trị hơn như Ti Vi, giàn máy ghi nghe băng
nhạc, máy giặt, máy sấy, tủ lạnh lớn nhỏ, máy điều hoà
không khí, thì các cấp Chỉ huy đưa xe tải Quân đội đến chở
đi. Sách vở, giấy tờ, hình ảnh thì chất đống đốt. Nếu cho Tôi
vào nhà cũng chẳng còn gì mà nhặt.”

Trước hoàn cảnh đó, mặt thật gian tham thổ phỉ cướp của trắng
trợn của Cán bộ Bộ đội Nhân dân miền Bắc sẽ bị phơi bầy trước
mắt anh chàng bị kết tội là Ngụy quân cướp của giết người thì ê
mặt. ành phải lấy uy quyền của kẻ thắng phán đại rằng là đồ
của Ngụy không giải quyết cho xong chuyện.

610

Vấn đề giấy khai sanh của các con thì không lo, chúng được
sinh ra tại Saigon Gia ịnh có thể đến các Quận xin bản sao
không khó khăn, riêng phần Khai sinh và giá thú của Vợ Chồng
chúng tôi do các cơ quan Hành chánh Chính quyền Quốc gia
trên đất Bắc cấp từ mấy chục năm về trước (hồi đất nước chưa bị
chia đôi), bây giờ làm gì còn hồ sơ lưu trữ mà xin được bản sao
đành phải viết “tờ khai danh dự” đưa chính quyền Phường nơi
cư ngụ thị thực chữ ký, nếu phái đoàn phỏng vấn không chấp
nhận thì đành chịu. Cũng may là hồi đi trình diện cải tạo, có 3
văn kiện sau đây của Tôi:

-1. Thẻ Căn Cước dân sự do Việt Nam Cộng hoà cấp;

-2. Bằng lái xe dân sự do Bộ Công Chánh Chính phủ Quốc
gia Việt Nam cấp từ năm 1951 có ghi nghề nghiệp của Tôi là
Sĩ quan quân đội;

-3. Bản trích sao Tướng mạo Quân vụ do Tổng cục Chiến
tranh Chính trị cấp hồi 1973, Tôi không đem nộp mà để lại
nhà cho Vợ giữ nên lúc này là những tài liệu rất có giá trị
qúy báu để chứng minh về lý lịch của Tôi.

Một trong các Hạ sĩ quan Huynh trưởng Hướng đạo cũ đến
thăm, biết Tôi đang gặp khó khăn trong việc tìm các văn kiện
chứng minh về lý lịch, anh ấy về lục trong đống ảnh gia đình tìm
được 2 tấm hình chụp tại Trại Huấn luyện Huynh trưởng Hướng
đạo Quân đội vào năm 1972, một tấm Tôi mặc quân phục tác
chiến với cấp hiệu ại tá và một tấm Tôi mặc đồng phục Hướng
đạo sinh đứng bên Trung tướng Trần văn Trung Tổng Cục
trưởng Chiến tranh Chính trị cùng mấy sĩ quan Cố vấn Hoa Kỳ
mặc sắc phục Quân đội. Ngoài ra con Tôi ở Hoa Kỳ cũng liên
lạc được với Tướng Chỉ huy trưởng Truyền Tin Lục quân thuộc
Bộ Quốc phòng trong Ngũ Giác ài của Chính phủ Hoa Kỳ tại

611

Hoa Thịnh ốn, giới thiệu cho tiếp xúc với cơ quan phụ trách
huấn luyện lục hồ sơ cũ cấp giấy chứng nhận Tôi đã theo học
Trường Truyền Tin Lục quân tại Fort Monmouth New Jersey
niên khoá 1956-1957.

Sau khi có được mọi thứ, lại còn nạn tốn tiền thuê dịch tất cả ra
Anh ngữ. Chỉ có một văn phòng dịch thuật của Nhà Nước đủ
“tiêu chuẩn” được phép độc quyền làm công việc này, do đó giá
tiền công dịch họ đòi bao nhiêu cũng phải lặng lẽ đóng cho được
việc. Có những chỗ thấy họ dịch không đúng nghĩa mình có ý
kiến cũng không được, lời qua tiếng lại khiến họ tự ái giận lẩy
trả không nhận làm là mọi việc tiêu tùng đành phải ngậm tăm
mà chịu, vì trên bản phiên dịch không có con dấu của văn phòng
này tài liệu trình sẽ bị khước từ coi như không có giá trị.

Ngày quy định phỏng vấn tới, giờ hẹn có mặt tại Cơ sở đường
Pasteur là 10 giờ sáng, cả gia đình ăn uống no nê mặc quần áo
tươm tất nhã nhặn, thuê mấy chiếc xe xích lô đạp chở đi cùng
một lượt vào lúc 8 giờ cho sớm sủa thấy y như phái đoàn đám
cưới đi đón Dâu vậy. Thật là vui, nhưng ai nấy hồi hộp lo lắng
chẳng khác nào thuở còn nhỏ lần đầu trong đời đi dự thi lấy
bằng Tiểu học vậy. ến nơi mới có 9 giờ, sớm quá chưa được
vào trong trụ sở phải đứng lóng ngóng bên lề đường đợi. Bên
trong đầy nghẹt người đến làm việc từ 8 giờ sáng còn ứ lại chưa
ra hết. úng 10 giờ, nhân viên an ninh canh cửa thông báo xét
giấy mời cho từng gia đình lần lượt vào bên trong. Sau khi đã
vào qua cửa muốn trở ra có việc gì phải gặp nhân viên an ninh
xin phiếu tái nhập có đóng dấu để kiểm soát, nếu không thì sau
khi ra không có cách nào trở vào lại được. Thật cẩn thận kỹ
lưỡng quá chừng!

612

Ngay bên trong cửa vào trụ sở là khu chờ đợi, không đủ ghế
người ta đứng ngồi la liệt trên nền nhà choáng cả hành lang và
lối dẫn vào các phòng làm việc phía nhà sau. Nhưng thật lạ lùng
là ngay bên trái cửa vào có một khu rộng bầy bàn ghế làm Câu
lạc bộ, bán đủ thứ đồ ăn uống cho người đến chờ phỏng vấn
dùng với giá cắt cổ, đắt gấp đôi những gì bầy bán ngay bên lề
đường ngoài trước cửa.

ược vào trong nhà xong phải lo chen nhau đứng xếp hàng nộp
giấy mời đến phỏng vấn, đóng tiền lập hồ sơ và chụp ảnh lăn tay
cá nhân xong thì ngồi hoặc đứng dựa quanh đâu đó đợi. Mỗi gia
đình được gọi tên đều có một nhân viên phụ trách dẫn đi chụp
ảnh lăn dấu tay rồi dẫn vào một phòng riêng thuộc dẫy nhà kép
phía sau căn nhà lớn, phát các mẫu khai bằng Anh ngữ và hướng
dẫn sơ qua cách thức điền. Lúc mọi người trong gia đình đã điền
đầy đủ, chủ gia đình phải đính kèm các văn kiện tài liệu đòi hỏi
ghi trên giấy mời đến phỏng vấn đem nộp cho nhân viên phụ
trách kiểm nhận. Nếu thiếu sót gì phải đi về lấy đến bổ túc, nếu
được coi là đầy đủ thi cả gia đình trở ra khu chờ ngồi đợi đến
lượt gọi lên lầu cho phái đoàn Mỹ phỏng vấn.

Những người đến chờ phỏng vấn gồm đủ các diện, nào là O.D.P.
(Orderly Departure Progam) đoàn tụ gia đình theo Chương trình
ra đi trong vòng trật tự, nào là H.O. (Humanitarian Operation)
diện Nhân đạo dành cho các Tù Chính trị đã được tha đủ điều
kiện đi tái định cư ở Hoa Kỳ, và xau cùng là diện Con Lai dành
cho những trẻ mang dòng máu người Hoa Kỳ, do các bà Mẹ
người Việt đẻ ra trước khi Quân lực Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt

Nam.

Trong khi chờ đợi tới phiên được vào phỏng vấn, chúng tôi ngồi
nghe và quan sát hành động của một số trong các gia đình đi

613

theo diện Con Lai dặn dò nhau thấy mà chán ngán. Có 3 loại
trường hợp Con Lai:

-1. Trường hợp Mẹ lấy M không hôn thú sinh con. Khi
người chồng M tạm bợ về nước không mang theo, bà Mẹ kế
tục lấy chồng Việt Nam sanh thêm một lô con nữa, nay cả gia
đình xin đi theo diện Con Lai.

-2. Trường hợp đứa trẻ Lai bị Mẹ đẻ bỏ rơi hoặc Mẹ đã chết
được người khác nuôi, nay gia đình người có công nuôi
dưỡng xin đi theo diện Con Lai.
Cả 2 trường hợp trên đều đúng theo quy định của Chương
trình định cư Con Lai tại Hoa Kỳ, họ ngay thẳng thiệt tình
nộp hồ sơ xin đi theo diện Con Lai chẳng có gì gian trá phải
lo lắng, ngồi lặng lẽ chờ đợi đến lượt vào trả lời phỏng vấn
“bình chân như vại”.

-3. Riêng trường hợp đáng nói là, những người không thuộc
hạng hiền lương lợi dụng thời cuộc “xoay gió đổi chiều”
kiếm được nhiều tiền, nay muốn đưa cả gia đình sang Hoa
Kỳ định cư nên họ phải tìm mua những trẻ Lai do người khác
nuôi bấy nay để làm hồ sơ xin đi theo diện Con Lai.

Vì họ lo sợ bị phát giác nên cả Vợ lẫn Chồng lăng xăng đi mua
thức ăn đồ uống săn đón vồ vập tỏ cử chỉ vuốt ve âu yếm lấm lét
thì thầm dặn dò nhắc đi nhắc lại cho đứa trẻ Lai và mấy đứa con
ruột, những câu trả lời phỏng vấn mẫu. Ai nhìn thấy hoạt cảnh
này cũng phải tội nghiệp và buồn cười. Họ sợ đủ thứ, nào là các
giấy Khai sinh giấy Hộ Khẩu man trá do mua chuộc các chức
quyền địa phương làm sai sự thật để chứng minh đứa trẻ có mặt
lâu năm trong gia đình có thể bị phát giác, nào là đứa trẻ mới về
ở chung với những người chưa quen biết bao giờ không hề có

614

trong tâm khảm non nớt những kỷ niệm thân thiết vui buồn
trong quá khứ làm sao tránh khỏi những cử chỉ sơ hở bỡ ngỡ
kém tự nhiên... Cho nên họ phải đẻ ra đủ loại câu trả lời mẫu,
những kỷ niệm giả tạo, buộc mấy đứa trẻ cả con ruột lẫn con lai
mới mua phải học thuộc lòng để trả lời như vẹt khi được nhân
viên phỏng vấn hỏi. Nhưng vẫn còn sợ trường hợp nhân viên
phỏng vấn hỏi một câu cắc cớ bất ngờ, đứa trẻ chưa được chỉ
dẫn lo sợ lúng túng nói lỡ lời sẽ lòi sự gian trá ra thì hỏng cả mọi
việc. Không những đã mất tiền “xôi hỏng, bỏng không” thì chớ
còn có thể bị tù tội nữa. Thật là trớ trêu và thương thay cho
những kẻ gian manh xảo quyệt!

Người ta đã thấy có những trường hợp qua mặt được đoàn
phỏng vấn tại Saigon, nhưng khi đến điểm tập trung bên Phi
Luật Tân chờ hoàn tất những thủ tục tiếp theo trước khi vào đất
Mỹ, đã bị phát giác và bị giao trả về Việt Nam. Cũng có những
trường hợp Cán bộ Cộng sản làm giấy tờ giả mạo đi theo diện
Con Lai sang Hoa Kỳ hoạt động lén lút đã bị các trẻ lai tố cáo.
Nhưng cũng còn nhiều trường hợp không bị tố giác, nên thành
phần này sau khi sang được Hoa Kỳ đã trà trộn vào các tổ chức
chống Cộng người Việt tỵ nạn để hoạt động gây chia rẽ lủng
củng nội bộ khiến cho các kế hoạch Chống Cộng đưa ra thực
hiện không đạt được kết quả hữu hiệu như mong muốn.

Buổi trưa, nhân viên Phái đoàn Phỏng vấn nghỉ dùng bữa một
tiếng đồng hồ, do đó Gia đình Tôi đã hoàn tất hồ sơ nộp xong từ
lúc 11 giờ nhưng phải đợi mãi đến 1 giờ mới được gọi lên lầu
phỏng vấn. Tôi nhớ không rõ lắm, hình như ở trên lầu có đến 4
hay 5 phòng phỏng vấn. Không biết nhờ đâu mà có người được
gọi phỏng vấn cùng một ngày với chúng tôi, tỏ vẻ rất thông thạo
về cá tính của từng nhân viên Hoa Kỳ phụ trách phỏng vấn. Họ

615

xì xầm cho biết Ông ở phòng số này khó, Bà ở phòng số kia
dễ..., làm ai nấy càng thêm hồi hộp. Trong lúc ngồi chờ đợi ở
dưới nhà cũng đã thấy có những gia đình phỏng vấn xong xuống
lầu với vẻ mặt buồn thiu. Hoặc vì có người trong gia đình không
hội đủ điều kiện nào đó nên không được cùng đi, hoặc phải sửa
đổi bổ túc những tài liệu hộ tịch hôn thú sao đó nên phải về lo
bổ túc rồi nộp lại cho đầy đủ kịp hạn kỳ đòi hỏi. Nộp xong còn
phải đợi cứu xét, nếu được chấp nhận mới hy vọng gọi phỏng
vấn trở lại chẳng biết thời gian sẽ là bao lâu, thật rắc rối tơ lòng
và tội nghiệp cho những gia đình bị xứt mẻ tình vợ chồng sau
những năm dài cải tạo!

Gia đình Tôi được gọi vào căn phòng theo lời đồn là do ông ại
diện Hoa Kỳ phỏng vấn khó tính phụ trách. Nhưng thực tế cả gia
đình Tôi nhận thấy ông ấy chẳng khó khăn chút nào. Với diện
mạo nghiêm nghị lạnh lùng kiểu cách của người gốc Anh Cát
Lợi, ông ta ăn nói rất từ tốn điềm đạm và thông cảm nhân hậu.
Trong phòng phỏng vấn ngoài ông ại diện Hoa Kỳ ra còn một
người Việt Nam làm thông dịch viên. Vị này hơi hách dịch chút
đỉnh, chắc là nhân viên Công An không mặc sắc phục được Nhà
Nước cài vào làm.

Thoạt tiên tất cả gia đình được mời vào trong phòng, đứng
nghiêm trang dơ bàn tay phải lên ngang vai, ông ại diện cũng
dơ tay phải của ông lên ngang vai như mọi người và nói bằng
tiếng Anh câu:

“ -Quý Vị hãy thề nói sự thật và toàn sự thật.”,

mọi người trả lời:

“-Tôi xin thề”.

616

Xong thủ tục tuyên thệ, chỉ còn 2 Vợ Chồng Tôi và mấy người
con độc thân ngồi lại trong phòng để lần lượt từng người một trả
lời các câu phỏng vấn. Tất cả những người khác ra ngoài hành
lang đứng đợi, chờ khi chúng tôi được phỏng vấn xong ra mới
lần lượt được gọi từng cặp vợ chồng và con vào phỏng vấn tiếp
theo. Cuộc phỏng vấn cũng chẳng có gì khó khăn, họ chỉ hỏi để
kiểm tra lý lịch cá nhân chẳng hỏi gì về quá khứ cũng chẳng hỏi
tại sao lại muốn đi Hoa Kỳ... Tất cả thân nhân của Tôi đều được
nghe hỏi và trả lời qua thông dịch viên vì không ai nói được
tiếng Anh.

Ông ại diện Hoa Kỳ phỏng vấn Tôi đầu tiên, khi ông ấy vừa
dứt lời hỏi bằng tiếng Anh:

“-Tên ông là gì?”,

Tôi buột miệng trả lời tên Tôi ngay thay vì chờ thông dịch viên
làm bổn phận chuyển ngữ. Trả lời xong, Tôi chợt nhớ ra là có
thông dịch viên liền ngỏ lời xin lỗi cả ông ại diện lẫn ông
thông dịch viên bằng tiếng Anh.

Hai người nhìn nhau cười và ông thông dịch viên dùng tiếng
Việt nói:

“-Ông nói được tiếng Anh, cứ tự nhiên trả lời thẳng bằng
tiếng Anh, không sao.”

Chắc ông ại diện nghe hiểu được tiếng Việt, quay qua nhìn Tôi
gật đầu. Trong cuộc phỏng vấn gia đình Tôi chỉ có mấy câu hỏi
đặc biệt làm Tôi nhớ mãi không quên là:

-1. Ông ại diện hỏi:

617

“-Ông có mấy vợ? Chỉ có một bà này thôi hả?”

Sau đó ông ấy cũng hỏi Vợ Tôi:

“-Bà có mấy chồng? Chỉ có một ông này thôi hả? Lấy nhau
từ bao giờ? Được mấy người con? Có mấy người đang ở bên
Hoa Kỳ?”

-2. Phỏng vấn Tôi xong, Ông ại diện điềm đạm nghiêm chỉnh
nói:

“-Ông có 2 người con là Công dân Hoa Kỳ đều đang đi làm
có lợi tức. Sao không yêu cầu cả 2 người cùng đứng tên bảo
lãnh cho gia đình ông? Lợi tức của một mình cậu con trai, e
không đủ để bảo lãnh cho một gia đình đông đến 16 người.
” Tôi trả lời:
“-Cô con gái của Tôi đã lấy chồng. Tôi không biết chồng Cô
ấy có đồng ý chấp nhận tiếp tay giúp không?”

Ông ấy nói:

“-Sao ông không cứ thử xem, biết chừng đâu cậu con rể cũng
muốn tiếp tay giúp ông thì sao?”

Tôi nói:

“-Vâng để Tôi sẽ cố gắng hết sức mình. Ngày mai Tôi sẽ gửi
thư cho con gái để yêu cầu cô ấy làm mọi thủ tục cần thiết.”

-3. Duy nhất chỉ có người con trai sinh năm 1961 (31 tuổi) bị
hỏi:

“-Tại sao không đi làm nghĩa vụ quân sự?”

618

Cậu ấy cho Tôi biết là đã trả lời gọn lỏn:

“-Không đủ “tiêu chuẩn”theo Nhà Nước quy định”

Chớ không nói ra sự thật (vì là con Ngụy nên Nhà Nước không
gọi). Cậu ấy cũng nghi người thông dịch viên là Công An được
cài vào làm việc tại đây nên không dám nói sự thật, sợ có thể
gây trở ngại cho việc ra đi của gia đình. Thật là khôn ngoan!

Khi mọi người trong gia đình đã được phỏng vấn xong, tất cả lại
được mời vào tập trung trong phòng để nghe ông ại diện đọc
quyết định. Kết quả thật tốt đẹp, tất cả gia đình được chấp nhận
cho sang Hoa Kỳ định cư hết, nhưng không phải toàn thể là tỵ
nạn mà chia ra 3 thành phần nhập cư khác nhau. Ông ại diện
đọc tên từng người theo từng thành phần và giải thích như sau:

-1. Bẩy người đi theo diện O.D.P. (Orderly Departure
Program = Ra đi trong vòng trật tự), gồm 2 Vợ Chồng Tôi và
2 người Con Trai cùng 2 cô Con dâu và 1 đứa Cháu Nội.
Những người thuộc thành phần này sẽ do chính người Con ở
Hoa Kỳ đứng tên bảo lãnh phải đóng tiền mua vé máy bay.
Sang đến Hoa Kỳ những người này không được lãnh trợ cấp
xã hội của Chính phủ. Mọi sự hỗ trợ đều do người con đứng
bảo trợ phải lo hết trong vòng 3 năm. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ
giảm thuế lợi tức hàng năm cho người đứng bảo trợ dùng vào
việc này.

-2. Sáu người đi theo diện H.O. (Humanitarian Operation)
thường hiểu là Tỵ nạn (Refugees), gồm 1 cậu Con Trai và 3
cô Con Gái còn độc thân cùng 2 Cháu Ngoại con của 1 trong
các cô gái độc thân. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ ứng trước tiền
mua vé máy bay cho những người này, nhưng 8 tháng sau khi
định cư tại Hoa Kỳ phải lo gửi tiền hoàn trả lại, lần lần mỗi

619

tháng một ít cho đến hết. Ngay khi tới Hoa Kỳ, những người
này sẽ được hưởng trợ cấp xã hội và khám trị bệnh do Chính
phủ Hoa Kỳ đài thọ trong vòng 8 tháng, sau đó phải tự túc.

-3. Ba người đi theo diện P.I.P. (Public Interested Personels
= Những người Xã hội cần), gồm Cậu Trai lớn, Vợ và cô Con
Gái của 2 người này. Các người đi theo diện P.I.P.này cũng
sẽ do người đứng tên bảo lãnh đài thọ tiền mua vé máy bay
và lo lắng hỗ trợ mọi nhu cầu cần thiết y như trường hợp của
các người thuộc diện O.D.P.

Các bản chính tài liệu bằng tiếng Việt cùng các hình ảnh chứng
minh quá khứ của Tôi và gia đình trình kèm hồ sơ phỏng vấn
được hoàn trả lại. ồng thời được cấp một giấy giới thiệu cho
mọi người đi làm thủ tục trích ngừa tại trụ sở tế nơi gần Cầu
Công Lý, và khám sức khoẻ Tổng quát tại Bệnh viện Cảnh sát
Quốc gia cũ ở đường Hùng Vương bên Chợ Lớn (Bệnh viện đổi
tên mới bằng một con số, nhưng Tôi không nhớ).

Tôi đại diện gia đình tỏ lời cám ơn và ra về trong lòng hân hoan
như vừa nghe kết quả xướng danh trúng tuyển kỳ thi vào ại
học sau mười mấy năm trời dùi mài đũng quần trong các lớp
Trung học.

Ngày hôm sau 13 tháng 9 năm 1991 cả gia đình giắt nhau đi
trích ngừa các loại bệnh đúng theo quy ước tế quốc tế buộc tất
cả mọi người muốn du lịch qua các nước khác phải tuân theo.
Ba ngày sau, 16 tháng 9 năm 1991 cả gia đình lại phải giắt nhau
đến Bệnh viện Cảnh sát Quốc gia cũ ở đường Hùng Vương bên
Chợ Lớn từ sáng sớm, để khám tổng quát và qua các cuộc thử
nghiệm như thử máu, chụp hình phổi... Sau thời hạn 2 tháng gia
đình Tôi chưa có chuyến bay lên đường, lại phải đến Cơ quan
tế đường Công Lý trích thêm 2 đợt nữa vào các ngày 13 tháng

620

11 năm 1991 và ngày 13 tháng 5 năm 1992. Lần nào đến trích
cũng phải trả tiền lệ phí.

Khu khám nghiệm đặc biệt cho những người đi Hoa Kỳ theo
diện H.O. và O.D.P. được xây dựng ngay sát phía cổng sau của
Bệnh viện Cảnh sát cũ, lối ra đường Sư Vạn Hạnh. Cánh cổng
sắt lớn lúc nào cũng đóng kín chỉ mở một cửa nhỏ sát bên cạnh
trạm an ninh để kiểm soát người ra vào. Chỉ những người có
giấy giới thiệu đến làm thủ tục khám nghiệm để hoàn tất hồ sơ
đi Hoa Kỳ mới được vào bên trong sân. Ngày nào cũng đông
nghẹt người như đi xem hội chợ chen nhau đứng xếp hàng chờ
đóng tiền lệ phí lập hồ sơ qua nhiều phòng khám nghiệm khác
nhau nên mất rất nhiều thì giờ. Chúng tôi đến nơi vào lúc 9 giờ
sáng, xếp hàng nối đuôi mọi người “làm việc” liên tục mãi đến 4
giờ chiều mới xong.

Ai đến đây cũng phải nhịn đói để lấy máu thử nghiệm rồi mới
được ăn, sau đó tiếp tục chờ đợi qua các phòng khám nghiệm
khác suốt cả ngày, do đó nhu cầu ăn uống rất cao, Ban Giám đốc
Bệnh viện phải thiếp lập tới 2 khu bán hàng ăn uống suốt ngày
để cung phụng cho khách hàng, giá cả dĩ nhiên cao hơn bên
ngoài chút đỉnh, thực khách đông nên lúc nào cũng phải xếp
hàng chờ cà mấy chục phút mới tới lượt, Bệnh viện tha hồ thu
tiền lời cho quỹ Xã hội ảng Bộ chi dùng.

đây toàn là Bác sĩ và tá Việt Nam làm việc, nhưng cũng
thấy bóng dáng đôi ba người Hoa Kỳ chạy qua lại các phòng để
kiểm soát và giải quyết những ca rắc rối tại chỗ. Nhân viên làm
việc cho biết mọi kết quả khám và thử nghiệm đều phải gửi qua
Ủy ban tế của Hoa Kỳ bên Thái Lan xét định. Những người
có máu nhiễm HIV bị khước từ vĩnh viễn không cho sang Hoa
Kỳ. Những người có vi trùng lao hiện diện trong máu hoặc hình

621

phổi có tì vết nghi là có bệnh phải đến lấy đờm thử 3 ngày liền,
nếu kết quả “dương tính” sẽ phải hàng ngày đến Bệnh viện lãnh
thuốc uống tại chỗ suốt 6 tháng liền, sau đó phải chụp phổi và
thử máu thử đờm lại nếu kết quả tốt sẽ được cho lên đường, nếu
chưa hết phải tiếp tục đến Bệnh viện nhận thuốc uống điều trị
cho thật hết bệnh mới được đi. Tôi biết có 2 trường hợp cả gia
đình phải ở lại chờ chỉ vì một người trong gia đình phải uống
thuốc chữa bệnh lao phổi cả năm trời đến lúc khỏi hẳn mới được
giắt nhau lên đường sang Hoa Kỳ định cư. Hiện tại gia đình 2
bạn ấy và chúng tôi vẫn thường gặp nhau, nên biết được tin về
ảnh hưởng thuốc đã đem lại hậu quả rất thương tâm là mắt của 2
người phải uống thuốc bị mờ loà không nhìn thấy xa quá một
mét, Ngành chuyên về Nhãn Khoa tân tiến tại Hoa Kỳ cũng
thúc thủ không chữa được. Thấy cũng tội nghiệp nhưng còn may
hơn là chẳng bao giờ được rời khỏi Việt Nam phải tiếp tục sống
dưới chế độ độc tài bóc lột tàn bạo của Chế độ Cộng sản Chuyên
chính.

Tình hình Thế giới năm con Khỉ (Nhâm Thân-1992) mang lại
nhiều hy vọng mới cho các gia đình cựu Tù Chính trị, để đón
mừng Xuân mới Tôi đã cảm hứng làm đôi câu đối và một bài
thơ lưu lại cái cảm xúc vui mừng như sau mặc dù biết mình
không có khả năng học làm thi sĩ:

CÂU ĐỐI TẾT NHÂM THÂN
Nhâm Thân đến, toàn Thế giới chan hoà hương vận mới,
Chúa Xuân về, khắp năm Châu rực rỡ ánh vinh quang.

MỪNG XUÂN NHÂM THÂN 1992

622

Mai vàng xoè cánh đón Nhâm Thân,
Pháo đỏ reo vang rước Hỷ Thần.
Xuân lộc dạt dào hương nhựa sống,
Không gian chan chứa ánh kim ngân.
Đông Tây (1) hoà hiệp xây Dân chủ,
Nam Bắc (2) tương giao tạo hợp quần.
Trời Đất xoay vần qua vận mới,
Đại gia đoàn tụ hội Long Vân.(3)

Tết Nhâm Thân, ngày 4 tháng 2 năm 1992.

(1) Liên Xô Cộng sản tan rã để lập Liên bang Nga, sinh hoạt
theo Chế độ Dân chủ Tư bản của các nước Âu Châu và Hoa Kỳ.

(2) Khu kinh tế Bắc bán cầu gồm các nước có nền kinh tế phát
triển (giầu), và Khu kinh tế Nam bán cầu gồm các nước thuộc
Thế giới thứ 3, kém phát triển (nghèo).

(3) Long, Vân, là tên 2 người con đang ở Hoa Kỳ.

Chắc là các Con của Tôi bên Hoa Kỳ gặp khó khăn về tài chánh
chậm trễ trong việc nộp tiền mua vé máy bay, nên mãi đến dầu
tháng 8 năm 1992 Cơ sở đại diện Hoa Kỳ tại đường Thái văn
Lung (đường Alexandre de Rhode cũ) mới gửi giấy mời đến
nhận vé máy bay. Chuyến bay được dự trù rời phi cảng Tân Sơn
Nhất Saigon vào 8 giờ sáng ngày 5 tháng 8 năm 1992 đi
Bangkok Thái Lan. Thật vô cùng vất vả vì thời gian còn lại từ
ngày nhận vé đến ngày lên đường chỉ có 1 tuần lễ, gia đình
chúng tôi phải vắt giò lên cổ chạy đôn chạy đáo lo giải quyết đủ
thứ chuyện. Lo lắng quá chừng, nhưng mừng vui khó tả.

Vấn đề bất động sản của vợ chồng tôi thì khi bổ túc hồ sơ xin đi
nước ngoài, phải ký giấy bằng lòng giao nhà riêng của mình cho

623

Nhà Nước quản lý thì hồ sơ mới được chuyển ra Hà Nội cứu xét.
Nay lại phải đích thân chạy từ Phường qua Sở Nhà đất Quận lên
Sở Nhà đất thành phố, để làm các giấy tờ theo mẫu dâng hiến vô
điều kiện. Mọi giấy tờ có chữ ký của mình còn phải đóng lệ phí
thị thực chữ ký với “giá biểu đặc biệt” đắt gấp 10 lần bình
thường. iều nực cười trớ trêu hơn nữa là, mình bị mất nhà còn
phải đóng những sắc thuế trước bạ y như trường hợp 2 bên
thường dân mua bán nhà cho nhau, cũng theo giá biểu quy định
riêng rất cao. óng tiền đầy đủ tại mọi nơi rồi còn phải về chờ
Sở Nhà đất thành phố cử người xuống kiểm tra lập biên bản thực
trạng căn nhà và buộc mình ký tên xác nhận. Vẫn chưa xong,
còn phải đợi tiếp tới khoảng 1 tiếng đồng hồ trước giờ ngày
mình dự trù rời nhà ra phi trường, mới có người tới lấy chìa
khoá cửa và giao giấy đã nhận nhà.

Thường thường nhân viên giữ giấy này đến gặp mình vào tối
hôm trước, để báo cho biết sáng mai mấy giờ anh ta sẽ đến nhận
chìa khoá và giao giấy biên nhận đã hoàn tất việc giao nhà. Nếu
gia chủ biết điều lót tay chút đỉnh, sáng hôm sau anh ta sẽ đến
khoảng 2 tiếng đồng hồ trước giờ mình dự tính phải rời nhà lên
phi trường. Nếu không, Vị Thần Ôn Dịch này có thể làm cho gia
chủ một phen lo lắng lên ruột bằng cách, đợi tới đúng giờ gia
chủ phải lên xe rời nhà đi phi trường mới chường mặt ra với câu
nói bình thản lạnh lùng:

“-Rất tiếc, chiếc xe máy dầu qủy quái bị trục trặc buổi sáng
trời lạnh đạp hoài nó không chịu nổ máy.”

ó là câu chuyện do một người bạn đã được chứng kiến khi đi
tiễn chân một bạn khác đi trước kể lại cho Tôi nghe.

624

Hoặc nếu chẳng may vì lý do gì người giao giấy không đến hay
đến trễ quá, người ra đi không tới phi trường đúng giờ làm thủ
tục sẽ bị lỡ chuyến bay thì bao nhiêu chuyện nhiêu khê khác sẽ
xẩy ra tiếp theo gây trở ngại không ít cho việc ra đi, vì không có
mẩu giấy nhỏ then chốt chứng nhận đã nộp hết bất động sản này
trình ra thì Hải quan Nhà Nước tại phi cảng không cho làm thủ
tục lên máy bay. Thật quái ác!

Chỉ có phần vụ xin các giấy chứng nhận của Toà Án và Sở Thuế
vụ là được cấp phát ngay dễ dàng nhanh chóng không có gì
phiền hà ngay sau khi đã đóng đầy đủ lệ phí quy định.

Việc sau cùng cần phải lo cũng rất quan trọng là, lựa thuê được
Công ty dịch vụ có tay trong đưa mình đem những kiện hành lý
riêng của cả gia đình tới kho của hãng hàng không tại phi trường
trước, để cân đo và trình Quan thuế kiểm soát. Dĩ nhiên phải
chịu tốn khoảng vài trăm ngàn đúng theo giá biểu của Dịch vụ
đòi hỏi. ừng kèo nèo trả giá gì cả là mọi việc bảo đảm xuông
sẻ không gặp một trắc trở nào kể cả những hành lý sẽ mang tay
theo người lên phi cơ ngày lên đường. Những người không có
tiền lo trang trải loại Dịch vụ này, thì hàng hoá gửi trước cũng
như các thứ mang tay theo người lên máy bay đều bị Quan thuế
phi cảng mở tung ra từng chiếc một để khám xét thật tỉ mỉ. Có
thứ bị coi là hàng kinh tế phải đóng thuế rất cao, nếu không
đóng thuế phải bỏ ra không được mang theo. Thật là cung cách
hối lộ bóc lột công khai chẳng ai làm gì được.

Phương tiện chuyên chở cả gia đình Tôi ra phi trường phải thuê
tốn hơn 100 ngàn đồng. Tất cả lớn bé già trẻ chỉ có 16 người,
nhưng chiếc xe Bus nhỏ nhất cho thuê là 40 chỗ ngồi và phải trả
cước phí khứu hồi. Biết là đắt nhưng vẫn phải thuê vì chỉ có loại
xe của Công ty chuyển vận này có giấy phép đặc biệt ra vào

625

trạm hành khách phi trường thong thả không bị chặn lại nơi
cổng vào để kiểm soát mất thì giờ như các loại taxi hay
microbus thường chở khách khác. Tuy rằng tốn nhưng lại có
điều hay là các gia đình thông gia bạn bè xóm giềng thân quen
được dịp đi theo chúng tôi ra tận phi trường tiễn chân. Sau khi
máy bay cất cánh xe Bus lại chở những người đi tiễn chân trở về
điểm khởi hành tại nhà cũ của người ra đi.

Nhờ phúc ấm của Tổ Tiên và Trời Phật phù hộ, các Con Tôi ở
bên Hoa Kỳ không quên công ơn dưỡng dục sinh thành của Cha
Mẹ và tình nghĩa Anh Chị Em ruột thịt thắm thiết sâu xa, đã gửi
tiền về cho gia đình có dư giả để trang trải được mọi chuyện
xuông sẻ êm đẹp thông đồng bén giọt vui vẻ mọi bề.

Theo quy định, ngày 3 tháng 8 năm 1992 tức là 2 ngày trước
ngày dự trù có chuyến bay rời Saigon lên đường đi Hoa Kỳ, cả
gia đình còn phải dắt nhau vào Bệnh viện Cảnh sát Quốc gia cũ
bên Chợ Lớn cho Bác sĩ người Hoa Kỳ đích thân khám kiểm tra
tổng quát lần chót. Nếu mọi việc thông suốt không ai bị cảm
cúm xổ mũi mới được cấp giấy chứng nhận sức khoẻ tốt để lên
đường theo chuyến bay đã dự trù.

Ngày 4 tháng 8 năm 1992 mọi việc được coi là xuông sẻ chót
lọt, tất cả đồ đạc đã thanh toán hết, nhà trống trơn chẳng còn gì,
mọi việc ăn, nằm, tiếp khách phải thực hiện ngay trên mấy chiếc
chiếu trải trên nền nhà. Tuy vậy các bên thông gia xóm giềng bè
bạn thân thuộc cũng vẫn kéo nhau đến chung vui trong bữa tiệc
chia tay đơn giản, được tổ chức thân mật ngay tại nhà đến tối
mịt mới dứt. Khách khứa về hết, mọi người lo thu dọn sắp xếp
lại hành trang mang tay lên phi cơ cho gọn gàng, nằm chợp mắt
được khoảng 2 tiếng đồng hồ đã phải trở dậy ăn uống chuẩn bị
giao nhà và lên xe ra phi trường.

626

úng 4 giờ sáng ngày 5 tháng 8 năm 1992 chiếc xe Bus thuê
đến đậu tại trước cửa nhà, các bên thông gia xóm giềng bạn bè
thân muốn đi theo lên phi trường tiễn chân cũng lục tục kéo
nhau tới. Nhân viên đại diện Nhà Nước đến yêu cầu được dẫn đi
kiểm tra nhà dựa theo tờ biên bản đã ký mấy bữa trước, xong
xuôi ông ta mới nhận chìa khoá các cửa căn nhà và trao cho
mảnh giấy đã ký trước có đóng dấu của Sở Nhà ất chỉ to vừa
bằng bàn tay chứng nhận việc giao nhà đã hoàn tất. Thế là xong,
mọi bất động sản tư hữu đã nộp hết chẳng còn nợ nần vướng
mắc gì với Nhà Nước Xã hội Chủ nghĩa, mỗi người chỉ còn 2
bàn tay trắng với bộ quần áo trên người và túi xách tay đựng vật
dụng riêng khi đi đường.

Tất cả gia đình và bè bạn đến tiễn đưa cùng lên xe rời nhà, vừa
đúng lúc hồi chuông Nhà Thờ Saint Thomas bất đầu cất tiếng
ngân nga đốc nhắc giáo dân đi dự lễ cầu nguyện 5 giờ sáng.

Xe chúng tôi tới phi trường lúc trời đang rạng đông, những tia
sáng buổi bình minh vàng trong soi tỏ mặt mọi người. Phía
trước trạm hành khách phi cảng đông nghẹt cả vài trăm người
đứng đầy lối vào khu làm thủ tục ra đi, ai nấy hớn hở nói cười
ồn ào vui vẻ. Nhưng cũng có những nhóm đứng túm tụm ôm
nhau bịn rịn xúc động, miệng cười tay đưa khăn lên chậm chậm
nước mắt.

627

628

Sau khi đứng chụp ít tấm ảnh kỷ niệm với những người tiễn
chân, gia đình Tôi lách đám đông vào làm các thủ tục giấy tờ
quan thuế trình Hộ Chiếu vé máy bay cân hành lý xách tay. Có
lẽ gia đình Tôi là nhóm chót, nên mọi việc được tiến hành nhanh
chóng không phải chen chúc giành giật gì cả.

Nhờ đã lo Dịch vụ từ trước nên nhân viên Quan thuế chỉ nhìn
chúng tôi hỏi có gì bất hợp pháp trong này không? Tôi trả lời
không, và anh ta chẳng khám xét gì cả cầm cục phấn trắng
ngoạch ngoạch ký tên lên túi xách của mỗi người coi như đã
kiểm tra xong. Quả thật “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”
đúng như lời các Cụ ngày xưa đã dạy. Mọi việc xong xuôi êm
đẹp, chưa tới giờ lên phi cơ chúng tôi giắt nhau lên Câu lạc bộ ở
trên lầu uống nước ngồi chờ chung với những người đến trước.
Chẳng thấy ai quen ra đi cùng chuyến.

úng 7 giờ 45 nhân viên hãng “Hàng không Dân dụng Việt
Nam” cất giọng oang oang qua loa loan báo nhắc gọi hành
khách ra cửa khởi hành trình vé lên máy bay. Gia đình chúng tôi

629

là nhóm đứng sau chót của đoàn lữ hành khoảng trên dưới 7
chục người lẳng lặng leo các nấc thang lên phi cơ. Trước khi
chui qua cửa vào thân phi cơ, Tôi đứng yên lặng ít giây tại bậc
trên cùng đỉnh cầu thang quay mặt ra nhìn lần chót cảnh phi
cảng Tân Sơn Nhất, dơ tay vẫy giã biệt tất cả những người đang
đứng ngoài hàng rào đến tiễn đưa bạn bè thân quyến được may
mắn rời bỏ đất nước ra đi tìm Tự do một cách công khai hợp
pháp. Tôi đã từng có nhiều dịp lên phi cơ rời xa đất nước nhưng
chưa lần nào thấy lòng xúc động bồi hồi rưng rưng lệ như lần
này, tim như muốn ngừng đập, một luồng khí lạnh chạy dọc
xương sống dâng lên tận đầu làm gai rợn toàn thân, mặt tê rầng
rầng hai tai nóng bừng reo u u, cảnh vật nhoà mờ sau màn lệ
nóng hổi tràn ra khoé mắt không sao cầm giữ nổi. Sau khi Tôi
bước lọt vào trong khoang tầu thì chiếc cầu thang được kéo đi và
cửa phi cơ đóng lại, lúc đó mới cảm thấy yên tâm chắc chắn
rằng từ nay mình và bầu đoàn Thê Tử Tôn được thoát khỏi ách
cai trị độc tài bóc lột tàn bạo của nhóm người đồng chủng Việt
Nam cuồng tín Vô sản chuyên chính.

Mọi người ngồi yên chỗ thắt dây an toàn xong máy bay lăn bánh
từ từ ra phi đạo chờ cất cánh, lòng xốn xang buồn. Tiếng động
cơ bắt đầu rú mạnh lấy đà trườn tới mỗi lúc một nhanh hơn rồi
dâng đuôi lên, cả thân phi cơ rời mặt đất lướt dần lên cao, áp lực
không khí đè ép bao tử dồn lên ngực làm máu dâng lên đầu
màng nhĩ trong lỗ tai lùng bùng.

Giờ phút đổi đời vừa điểm, từ đây chẳng biết bao giờ lại có dịp
đạp chân trên đất nước Việt Nam thân yêu của chính mình nữa.

Sau khi cất cánh phi cơ nghiêng mình lượn sang trái rời khoảng
không gian dành cho phi đạo. Các tia nắng vàng của mặt Trời
ban mai đang xuyên qua các khuôn cửa sổ bên phải thân phi cơ

630

chiếu vào trong khoang đổi hướng chiếu dần lên phía phòng lái
rồi biến mất. ường bay được chỉnh theo hướng Tây băng qua
đất Xứ Chùa Tháp (Cao Miên) để đi Bangkok Thái Lan.

Không ai bảo ai mọi người cùng nhớn nhác quay mặt hướng mắt
nhìn qua các khuôn cửa sổ nhỏ bên thân phi cơ, để thấy lần cuối
cùng khung cảnh đồng ruộng phì nhiêu mênh mông của đồng
bằng Cửu Long miền Nam. Trên dải sơn hà đầy cây trái bốn
mùa tươi tốt đang hiện ra dưới kia, Tôi đã từng in dấu chân hàng
ngày bên chiến hữu bên đồng bào cùng chia sẻ những niềm vui
nỗi khổ trong cuộc chiến chống Cộng sản xâm lược suốt mấy
chục năm trời, nay phải rời bỏ ra đi có thể là vĩnh viễn chẳng
bao giờ còn thấy lại nếu Cộng sản Việt Nam vẫn còn tiếp tục
ngự trị trên đất nước. Thật đau lòng biết chừng nào! Ôi quê
hương Việt Nam yêu dấu! Ôi đồng bào mến thương! Biết bao
giờ gặp lại?

ể quên đi nỗi buồn man mác đang đè nặng tâm hồn cũng như
kềm hãm sự xúc động nghẹn ngào đang dâng lên cổ cho tiếng
khóc khỏi bật ra, Tôi phải cố gắng tập trung suy tư ghi lại mấy
vần thơ chân tình mộc mạc để đời sau cảm thông nỗi lòng của
người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chống Cộng sản
xâm lược đất nước bị thất thế, phải bỏ nước đi lưu vong theo
diện Nhân đạo tái định cư nơi xứ lạ quê người sau khi bị bọn
Cộng Nô người cùng nòi giống Việt Nam với mình đọa đầy
hành hạ khổ nhục đói khát bệnh tật suốt mười ba năm trường
trong các trại tù tập trung lao động khổ sai, giữa núi rừng hoang
vu thâm sâu nước độc trên cả 3 miền đất Mẹ Việt Nam thân yêu.

CHUYẾN BAY ĐI LƯU VONG

631

Bỏ nước ra đi dạ vấn vương,
Cộng nô kỳ thị phải lên đường.
Thương Dân lận đận đầy oan nghiệt,
Xót Bạn gian lao nặng đoạn trường.
Hạnh phúc Tự do hừng Thế giới,
Khổ đau kềm kẹp phủ Quê hương.
Lưu vong quyết tạo thời cơ mới,
Trở lại cùng Dân diệt bạo cường.

Bình minh 5 tháng 8 năm 1992 (vào Thu Nhâm Thân)
Trên máy bay rời Việt Nam đi Bangkok Thái Lan.

Chương 39. (chương chót)
CHẶNG ĐƯỜNG CUỐI DẪN ĐẾN TỰ DO HẠNH PHÚC

Sáng sớm ngày 5-8-1992 phi cơ “Hàng không dân dụng Việt
Nam đưa chúng tôi rời Tân Sơn Nhất Saigon, bay được khoảng
2 tiếng đồng hồ phi cơ hạ cánh xuống phi trường Bangkok Thái
Lan. Sau khi lăn bánh ra khỏi phi đạo phi cơ không ghé vào trạm
tiếp hành khách chính của phi cảng mà chạy đến đậu tại nơi tiếp
đón riêng phía bên trong khu tiếp liệu của phi trường. Mọi người
xuống phi cơ vào ngồi trong một dẫy nhà tôn tiền chế chờ làm
thủ tục giấy tờ xếp chuyến bay đi tiếp. Thời tiết nóng như nung
mấy chiếc quạt điện cỡ lớn thổi vù vù liên tục chẳng đem lại
chút gió mát nào. Chuẩn bị đi đường dài bằng phi cơ đến xứ
lạnh, ai cũng phải mặc áo len khoác áo choàng áo bành tô mồ
hôi ra nhễ nhại khát nước khô cổ họng. Mấy chiếc tủ máy tự
động bán các hộp nước uống giải khát được người ta xếp hàng
đứng bên bỏ tiền vào bắt hoạt động liên tục, cũng may các máy

632

này nhận tiền ô La giấy và thối lại tiền cắc tự động nếu không
thì đành chịu nhịn khát.

Làm thủ tục suốt từ lúc xuống máy bay đến tận 5 giờ chiều mới
xong, có nhóm được dẫn sang trạm hành khách của phi cảng lên
phi cơ đi tiếp ngay chiều hôm đó, có nhóm ở lại tại chỗ chờ đến
tối mới có chuyến bay. Gia đình tôi lọt ngay vào nhóm ở lại vì
chưa có chuyến bay trong ngày.

Lúc 5 giờ chiều nhóm chúng tôi phải lên xe mang theo tất cả
hành lý đã cân gửi theo phi cơ cũng như mang tay vào nghỉ tại
nơi tạm trú trong thành phố Bangkok.

Nơi tạm trú là một dẫy nhà gạch 3 tầng trong Khu Khám rộng
lớn gồm nhiều dẫy nhà giam các tội phạm hình sự của thành phố
Bangkok. Mỗi tầng là một phòng giam rộng thông luôn nằm
ngồi ngay trên nền xi măng, chứa được khoảng 100 người. Dọc
2 bên tường có dẫy cửa sổ dài suốt căn phòng gắn song sắt, có
đèn điện chiếu sáng ở giữa phòng nhưng không có quạt trần nên
ban ngày cũng hơi oi nồng chút đỉnh vào ban đêm thì lạnh. Chỉ
có một lối ra vào duy nhất tại nơi đầu cầu thang lên. Phòng vệ
sinh và phòng tắm công cộng ở ngay kế bên đầu cầu thang cũng
khá rộng rãi, có nước đầy đủ nhưng không có giấy vệ sinh.
Ai nấy ngỡ ngàng không ngờ trước khi được hưởng cuộc sống
Tự do Hạnh phúc trên đất nước Hoa Kỳ, mình và thân quyến lại
bị buộc phải nếm thử cái không khí nhà tù của xứ Thái Lan. ối
với Tôi đã từng phải chịu đựng khổ nhục mười mấy năm trời
trong các trại tù tập trung của Cộng sản Việt Nam quen rồi thì
không sao, nhưng quả là một hoàn cảnh vô cùng buồn tủi cho
Vợ Con Cháu đi theo mình để tìm cuộc sống Hạnh phúc Tự do
Dân chủ.

633

Kỷ niệm này là một vệt đen làm hoen ố phần nào cái cảm tình
ban đầu đối với việc làm Nhân đạo Vị tha của người bạn Hoa
Kỳ tốt bụng đang dang tay cứu giúp mình thoát khỏi ách cai trị
tàn bạo của Cộng sản Việt Nam.

Tất cả hành lý nặng mang theo đều để tập trung trong kho dưới
nhà có cửa khoá, mỗi gia đình phải có người theo vào kho kiểm
tra và xếp dọn hành lý của mình vào chung một chỗ để khi lên
đường lấy ra không bị thiếu sót.

Nhóm chúng tôi được đưa lên tầng lầu 2 đã có một số gia đình
nằm chờ tại đó từ nhiều ngày trước, có gia đình mới ở đây một
hai ngày, có gia đình đã phải ở cả tuần lễ mà chưa được xếp
chuyến bay.

Tùy theo những chỗ còn trống mỗi gia đình tự động chiếm một
khu hoặc ngay giữa phòng hoặc dọc bên tường. Trước khi lên
phòng ngủ tạm nhân viên hướng dẫn đã dặn dò mọi người hãy
để đồ đạc của mình gọn gàng cho khỏi bị thất lạc, vì những
người ra đi ban đêm vội vã có thể cầm lộn. Hiểu ngụ ý của
những lời dặn dò chân tinh đó, gia đình Tôi chiếm một chỗ trống
sát bên tường và để hành lý tập trung sát vào tường, người nằm
bao chung quanh phía ngoài vậy là yên tâm chẳng sợ ai lấy lộn
và mình cũng chẳng sợ lỡ vội vã cầm nhầm của người khác.
Trong khi ở đây mỗi ngày được phát 2 bữa ăn, mỗi phần được
để riêng trong một bao ni lông gồm một nắm cơm và một quả
trứng luộc. Một thùng nước chín để ở đầu phòng và mình phải
tự động lấy đồ chứa riêng ra đong vào để dùng dần. Ai ăn không
đủ no có thể yêu cầu nhân viên phục vụ cung cấp thực phẩm
mua giùm mì gói có châm sẵn nước sôi để ăn thêm. Việc nhờ
mua đồ ăn thêm có thể trả bằng ô La hoặc tiền Việt Nam.

634

Mấy người tình nguyện phục vụ hướng dẫn tại đây toàn là người
Việt đã ở đây lâu ngày, họ cũng là người thuộc thành phần đi
định cư nhưng chẳng may trong gia đình có người bị ngã bệnh
trong thời gian chờ đợi xếp chuyến bay nên cả gia đình phải ở
lại chờ chữa hết bệnh mới được xếp chuyến bay đi tiếp. Hoặc vì
không có thân nhân bên Hoa Kỳ bảo lãnh đang chờ kiếm một
gia đình Hoa Kỳ nào đó tình nguyện nhận bảo trợ giúp đỡ khi
tới Hoa Kỳ mới được xếp chuyến bay cho đi. Cũng có trường
hợp các cá nhân vì lý do nào đó không được đi tiếp đợi hoàn tất
thủ tục đưa trả về Việt Nam.

Ngay đêm hôm chúng tôi đến tạm trú, có một nhóm cũ được gọi
đi vào lúc nửa khuya và một nhóm khác ra đi vào lúc sáng sớm
ngày hôm sau. Căn phòng trở thành rộng mênh mông chỉ còn gia
đình Tôi và mấy gia đình khác đi cùng chuyến bay từ Saigon
đến ngày hôm trước. Sáng hôm sau ngày 6 tháng 8 năm 1992, cả
nhóm chúng tôi mới đến được gọi xuống văn phòng làm thủ tục
tiếp để xếp chuyến bay và được thông báo cho biết phải chuẩn bị
sẵn sàng để ra phi trường rời Bangkok Thái Lan trên chuyến bay
dự trù cất cánh lúc 8 giờ tối cùng ngày.
Mọi thủ tục xong suôi tất cả lại phải xuống văn phòng nghe
thuyết trình và xem phim hướng dẫn về nếp sống bên Hoa Kỳ
trong 2 tiếng đồng hồ liền. Riêng Tôi được miễn không phải
tham dự, có lẽ vì trước kia Tôi đã có lần sống trên đất Hoa Kỳ
cả năm rồi nên được miễn. Tôi nằm lại trên lầu trông chừng
hành lý cho mọi người.

Bốn giờ chiều, các chủ gia đình đi chuyến bay tối phải xuống
văn phòng nhận vé máy bay, thẻ IOM có ghi tên dán ảnh riêng
của mỗi người để cài lên ngực áo và một túi ni lông ghi chữ
IOM to tướng đựng những bì thơ hồ sơ tế cùng các giấy hành

635

chánh nhập cảnh Hoa Kỳ. Nhân viên phụ trách cấp phát dặn dò
kỹ luỡng là những thứ để trong túi IOM không được mở ra cho
đến khi tới đất Hoa Kỳ trình cho nhân viên phụ trách đón tiếp tại
phi trường. Trong khi đó, những người khác trong gia đình lo
thu xếp hành lý xuống sân tập trung và coi chừng cho nhân viên
khuân vác đem hành lý của mình từ trong kho ra chất lên xe
không thiếu sót.

Nhóm ra đi kể cả gia đình chúng tôi gồm khoảng 50 người, gia
đình Tôi đông nhất là 16 người còn các gia đình khác chỉ có từ 3
đến 10 người.

úng 6 giờ xe chuyển bánh ra phi trường, đèn dọc đường và trên
bảng quảng cáo của các nhà hàng hai bên đường phố bật sáng
trưng đủ mầu sắc trông rất đẹp mắt và hấp dẫn. Những dòng xe
hơi lưu thông buổi tối đông nghẹt, nhiều khúc bị kẹt làm ứ đọng
phải nối đuôi nhau chạy chậm rề rề, mãi 7 giờ 30 tối chúng tôi
mới tới trạm hành khách chính của phi trường Bangkok. Nhân
viên Hoa Kỳ tại đây làm việc thật chu đáo, họ biết xe kẹt bị
chậm trễ nên đã liên lạc thu xếp trước với các giới chức phụ
trách phi trường, khi đoàn chúng tôi đến nơi được vào trình Hộ
Chiếu vé máy bay cân gửi hành lý và lên phi cơ ngay, không
phải khai báo khám xét gì cả. Những hành khách khác đi cùng
chuyến đã lên hết trên phi cơ đang kiên nhẫn ngồi đợi chúng tôi.
Phi cơ đưa chúng tôi đi là của hãng hàng không Thái Lan, máy
bay cất cánh lúc 8 giờ tối và bay liên tục tới gần trưa hôm sau
đáp xuống phi trường quốc tế tại Tokyo Nhật Bản. Chúng tôi
được dẫn vào khu đợi có nhà hàng bán các thức ăn uống kiểu Âu
Mỹ rất sáng sủa.

Vì Tôi nghe nói được tiếng Anh tương đối khá hơn những người
khác nên trong suốt thời gian chờ đợi tại đây nhân viên hướng

636

dẫn người Nhật nhờ Tôi thông dịch hướng dẫn mọi người.
Trong lúc ngồi nghỉ để ăn uống và đợi chuyến bay của hãng
Hàng không Nhật Bản đưa đi San Francisco Hoa Kỳ, mọi người
được yêu cầu không nên lang bang đi ra ngoài khu vực chờ đợi,
tuy nhiên cũng vẫn có đôi người tùy tiện không tôn trọng khiến
nhân viên trật tự phi trường phải can thiệp dẫn quay trở lại khu
đợi.

Khoảng 2 giờ chiều, nhân viên hướng dẫn đến trao vé máy bay
cho từng gia đình và cho biết chuyến bay sẽ cất cánh lúc 4 giờ
chiều. Ngồi đợi tiếp đến gần giờ bay, nhân viên hướng dẫn trở
lại nhờ Tôi gọi mọi người tập trung và cho biết là nhóm H.O.
chúng tôi được xếp ngồi chung một khu. Họ nhắc nhở cho mọi
người biết trên mỗi vé đều có ghi rõ số chỗ ngồi riêng, rồi dẫn
đường cho nhóm chúng tôi ưu tiên lên phi cơ trước các hành
khách đi cùng chuyến bay. Khi bắt đầu lên máy bay, Tôi tưởng
rằng mọi người đã hiểu và biết tìm vào ngồi đúng ghế dành cho
mình, nên thay vì cùng gia đình đi đầu dẫn lối Tôi đã nhường
cho mọi người lên trước, gia đình chúng tôi đứng cuối hàng lên
sau chót. Nhưng không ngờ khi vào trong phi cơ, những người
lên trước không ngồi vào ghế có ghi số trên vé của mình, thích
ngồi đâu kéo nhau vào chiếm đại chỗ đó. Những người lên sau
bị mất chỗ ngồi cãi lộn om xòm làm tắc nghẽn lưu thông.

Những hành khách phải nhường cho nhóm H.O. chúng tôi lên
trước, đang ùn ùn vào tìm ghế của họ gặp trở ngại ngạc nhiên
nhìn ngó tỏ vẻ không hài lòng, nhân viên phi hành đoàn phải
chạy đến hỏi xem chuyện gì đang xẩy ra. Không thể để những
hành khách khác phải chờ đợi phiền hà vì nhóm người H.O. Việt
Nam tranh nhau chỗ ngồi, Tôi phải hết lời năn nỉ những người

637

khiếu nại vui lòng ngồi vào những chỗ còn trống cho yên
chuyện.

Theo số ghế ghi trên vé máy bay, thân nhân gia đình Tôi 16
người được xếp ngồi chung một khu sát bên nhau, nhưng những
người lên trước đã chiếm mất, đành phải chia nhau ngồi vào
những chỗ lẻ tẻ còn lại trong nhiều hàng ghế cách xa nhau.
Trong suốt thời gian bay Tôi cứ phải bỏ chỗ ngồi chạy đi chạy
lại hỏi han xem chừng các con các cháu, Bà Xã cằn nhằn hoài
thật bực mình hết sức nhưng đành ngậm tăm chịu đựng biết làm
sao hơn.

Trên ngực áo của mỗi người trong nhóm H.O. chúng tôi, đều
phải ghim 1 phiếu bìa cứng mầu đỏ cỡ 5 phân cao 10 phân rộng
ghi chữ IOM và Họ Tên cùng ký hiệu số danh sách H.O. của
người mang. Ngoài ra còn phải đeo thêm nơi túi áo ngực 1 thẻ
IOM nhận diện khác cũng bằng giấy cứng mầu trắng cỡ 10 X 15
phân, trên thẻ ghi Tên Họ ngày tháng năm sinh và dán ảnh cá
nhân đóng dấu đỏ tròn (Intergovernmental Committee for
Migration), phiá trên đầu thẻ bên trái có in chữ H.O. to tướng,
bên phải đóng dấu đỏ hình chữ nhật ghi Pre-Embarcation Card
và ngày làm thẻ 4 Aug 92. Ai cũng có thể nhìn thấy và đọc dễ
dàng từ xa, chẳng làm sao dấu được tông tích trước những hành
khách đi cùng chuyến toàn là người thuộc cái xứ mà mình đang
đi đến để sống nhờ, thật xấu hổ quá chừng! Chuyện lộn xộn này
không xẩy ra trên chuyến bay từ Bangkok đi Tokyo, vì các hành
khách khác đã lên trước đang ngồi đợi nhóm H.O. chúng tôi, khi
chúng tôi lên phi cơ tiếp viên hàng không nhìn vé của từng
người chỉ chỗ ghế ngồi.

Phi cơ rời Tokyo bay liên tục băng qua Thái Bình Dương, lúc
đang mơ màng ngủ nghe tiếng loa thông báo cho hành khách

638

biết phi cơ đang vượt qua Kinh Tuyến giờ Greenwitch phân chia
ngày đêm trên trái đất, Tôi bấm chuông gọi cô tiếp đãi viên yêu
cầu cấp cho một Chứng Chỉ kỷ niệm chứng nhận ngày giờ bay
ngang Kinh tuyến phân chia ngày đêm giữa Thái Bình Dương có
chữ ký của Trưởng phi hành đoàn, cô ta đi vào phòng lái một lúc
trở ra trả lời hãng máy bay của cô không dự trù làm việc này.
Thật đáng tiếc! Hồi năm 1960 Tôi sang Hoa Kỳ bằng phi cơ của
hãng hàng không PANAM, lúc bay ngang qua Kinh tuyến này
Trưởng phi hành đoàn đã tự động cấp cho một Chứng Chỉ ghi rõ
đầy đủ Họ Tên của Tôi, số chuyến bay của hãng hàng không
PANAM với ngày giờ tháng năm vượt qua Kinh tuyến phân
định ngày đêm trên Thái Bình Dương và tên cùng chữ ký của
phi công trưởng phi hành đoàn. Nhưng tờ giấy kỷ niệm qúy báu
này đã bị mất cùng với tất cả các giấy tờ hình ảnh kỷ niệm khác
của gia đình vào ngày Việt Cộng xâm lăng Saigon 30 tháng 4
năm 1975.

Gần buổi trưa ngày 7 tháng 8 năm 1992 phi cơ tới Lục địa Hoa
Kỳ đáp xuống phi trường Quốc tế San Francisco. Mọi người
tuần tự giắt nhau hoà mình cùng các hành khách đi cùng chuyến,
rời phi cơ đi vòng vèo dọc theo hành lang bít bùng để ra “Cửa

ến” làm thủ tục chính thức đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ. Ra
tới “Cửa ến”thấy có nhân viên Sở Di Trú nói tiếng Việt đứng
đón mời gọi những người thuộc diện H.O. đi theo đến khu làm
thủ tục riêng. Trong khi làm thủ tục phải luôn luôn nhìn chừng
khi nào hành lý được thang tự động đưa ra tới, phải đến nhận lại
ngay để còn đem theo chuyển sang phi cơ khác lên đường đi
tiếp.
Tại phi trường San Francisco, từng gia đình được xếp đi theo
những chuyến bay khác nhau để về các nơi định cư quy định tùy

639

theo trường hợp riêng của mỗi gia đình. Không biết có gia đình
nào xuống tại đây không?

Làm xong thủ tục và nhận vé chuyển máy bay đi tiếp, Tôi phải
nhậm lẹ tìm bảng chỉ đường đến khu làm việc của hãng United
Airline để dẫn gia đình di chuyển tới đó ghi tên và cân gửi hành
lý đi chuyến bay cất cánh lúc 2 giờ trưa. Chuyến bay dự trù rời
San Francisco Tiểu Bang California đến phi trường Cedar
Rapids Tiểu Bang Iowa nơi cậu con trai bảo trợ chúng tôi đợi
đón đưa về chỗ cư ngụ chính thức.

Nhà ga phi cảng San Francisco rộng mênh mông, ngoài những
quầy làm việc của các hãng hàng không còn đầy những khu bán
thức ăn đồ uống, quần áo, đồ kỷ niệm địa phương, sách báo,
hình ảnh... Hành khách từ bốn phương trên Thế giới đến, đi, ghé
chuyển đổi các chuyến bay, di chuyển bên trong nhà ga tấp nập
vội vã đông như đi mua sắm trong các siêu thị vào các dịp lễ
lớn, nhưng ai nấy lo di chuyển cho lẹ để kịp chuyến bay của
mình nên chẳng có thời giờ mà nhòm ngó.

Khu các “Cửa ến” và khu các “Cửa i” cách xa nhau phải đi
vòng quanh lên xuống cầu thang cũng cả dặm đường dài. ể
giúp cho hành khách di chuyển nhanh chóng không mệt mỏi,
giữa các khu bên trong nhà ga phi cảng người ta có thiết trí
những đoạn thang giây di chuyển tự động trên sàn nhà, ai không
muốn đi bộ có thể bước lên đứng cùng với hành lý của mình rất
tiện lợi. Thân nhân gia đình Tôi chưa đi bao giờ nên ngại không
dám dùng, đành phải giắt dìu nhau vừa đeo trên vai hành lý xách
tay và đẩy xe hành lý nặng đi bộ suốt quãng đường dài cả cây
số. Lại còn cái nạn mấy cháu nhỏ bước đi ngắn chậm, mấy
người đàn ông phải thay nhau cõng chúng lên lưng đi để có mặt
tại “Cửa i” của chuyến bay kịp giờ ấn định. Vừa vội vừa mệt

640

ai nấy thở dốc muốn hụt hơi, nhưng cũng may chúng tôi đến nơi
vừa kịp lúc các hành khách đang trình vé để lên tầu.

Bề ngang nước Hoa Kỳ này rộng quá, người ta phải chia ra 2
khu vực hoạt động chuyển vận khác nhau: các đường bay xuyên
Lục địa và các đường bay tiếp chuyển trong từng vùng địa
phương. Chuyến bay của chúng tôi không đi thẳng một lèo đến
phi trường Cedar Rapids Tiểu bang Iowa, nên khi tới phi trường
Denver Tiểu Bang Colorado miền Trung Hoa Kỳ chúng tôi phải
xuống để đổi sang phi cơ khác đi tiếp đến Cedar Rapids. Vé máy
bay chặng San Francisco-Denver đã được mua từ trước, nhưng
trước giờ bay hành khách phải tự đến ghi danh giữ chỗ ngồi, vì
chúng tôi tới sau cùng nên không còn ưu tiên lựa chỗ do đó gia
đình bị chia ra thành nhiều nhóm ngồi vào những chỗ còn lại
trên chuyến bay. Tôi bị xếp ngồi một mình vào hàng ghế chót
sát đuôi máy bay, đây là vị trí tồi nhất gần cửa buồng vệ sinh và
khu nhân viên phục dịch của phi hành đoàn sửa soạn cung cấp
bữa ăn cho hành khách, cũng là nơi hứng chịu sự trồi xụt nặng
nề nhất mỗi khi máy bay gặp lỗ hổng trong không trung. Nhưng
nếu rủi ro gặp tai nạn máy bay phải đáp khẩn cấp, thì khúc đuôi
máy bay lại là nơi có nhiều hy vọng an toàn hơn khúc giữa và
khúc đầu.

Dọc lộ trình bay từ San Francisco đến khoảng qua ranh giới
Tiểu bang Utah vào Tiểu bang Colorado, bất thần gặp một vùng
mưa giông sấm sét rộng lớn phi cơ phải bay bao vòng bên rìa
khu giông nguy hiểm nên giờ giấc đáp xuống phi trường Denver
trễ mất 30 phút so với lịch trình quy định. áp xuống xong phi
cơ rẽ ra khỏi phi đạo nhưng còn phải chạy vòng vèo theo lệnh
đài điều khiển không lưu mất 30 phút mới vào tới bến đậu. Ra
khỏi phi cơ đi dọc theo hành lang dẫn tới “Cửa ến”, chúng tôi

641

chỉ còn 20 phút để băng suốt chiều dài nhà ga khoảng nởa dặm
và dùng cầu thang tự động lên lầu tìm “Cửa i” của chuyến bay
đi Cédar Rapids ghi trên vé. Cũng may tại phi trường Denver
này chỉ phải xuống đổi máy bay chớ không phải chờ lấy hành lý
ra và gửi trở lại như ở phi trường San Francisco, nên chúng tôi
tìm được tới nơi “Cửa i” vừa kịp giờ lên phi cơ. ây là chuyến
bay cuối cùng trong ngày từ Denver Tiểu bang Colorado đi
Cedar Rapids Tiểu bang Iowa. Hành khách ít nên có rất nhiều
ghế trống chúng tôi tha hồ muốn ngồi chỗ nào tùy ý. Hai tiếng
đồng hồ sau khi cất cánh rời phi trường Denver, phi cơ đáp
xuống phi trường Cedar Rapids đúng 9 giờ tối giờ Miền Trung
Hoa Kỳ (Central time) ngày 7 tháng 8 năm 1992. Lúc đó là 7 giờ
tối tại San Francisco Miền Tây Hoa Kỳ (Pacific time), 10 giờ
đêm cùng ngày 7-8-92 tại Hoa Thịnh ốn Miền ông Hoa Kỳ
(Eastern Time), và là 9 giờ sáng ngày 8 tháng 8 năm 1992 tại
Saigon Việt Nam.

Suốt mấy ngày liền phải ngồi trong phi cơ lên xuống chuyển đổi
chuyến bay hoài thật là vô cùng mệt mỏi, nhưng may mắn thay
đến đây là chấm dứt chặng bay cuối cùng của cuộc hành trình
dài mấy ngày đêm liên tục từ Á Châu sang Mỹ Châu của chúng
tôi. Trước khi ra “Cửa ến” để gặp thân nhân, Vợ Tôi và các cô
con gái con dâu phải ghé phòng vệ sinh tại phi trường để coi lại
đầu tóc, trang điểm sơ sơ cho bớt nét mệt mỏi bơ phờ trên khuôn
mặt.

Trong khi Tôi và mọi người đứng đợi, thì 2 vợ chồng cậu con 31
tuổi và cậu con út rảnh rang nôn nóng muốn gặp ông Anh sau 21
năm xa cách, phăng phăng đeo hành lý xách tay theo các hành
khách đi cùng chuyến bay ra trước. Nhưng thật ngỡ ngàng, 2
thập niên là một thời gian khá dài của cuộc đời làm dáng vóc

642

con người thay đổi nhiều nhất là từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng
thành, Anh Em thấy nhau mà chẳng nhận được ra nhau. Mãi đến
lúc khách xuống máy bay đã ra hết, những người đợi đón thấy
một cậu bé chạy ra đến cạnh 3 người đứng đó từ lâu đảo mắt
ngơ ngác như đang tìm kiếm ai, chạy lại hỏi mới biết là người
nhà. Anh Em Bác Cháu vừa nhận được ra nhau thì Vợ Chồng
Tôi và toàn gia quyến cũng ra đến nơi.

Mọi người uà lại ôm nhau mừng rỡ. Cậu con trai lớn của Tôi
thay đổi thật nhiều, mậm mạp cao lớn như người Âu Tây chạy
lại ôm chầm lấy 2 Vợ Chồng Tôi mừng rỡ.
Từ sau biến cố 30-4-1975 Việt Cộng xâm lăng miền Nam đã
tưởng chẳng bao giờ còn hy vọng gặp được con nữa, không ngờ
đêm nay Cha Con lại được trùng phùng, Tôi vô cùng xúc động
nghẹn ngào không nói được nên lời chỉ dang rộng hai tay ôm

643

chặt lấy Con vỗ vỗ lên lung, hai hàng nước mắt giàn dụa nức nở
chỉ nói được đôi lời ngắn ngủi:

“-Cám ơn Trời Phật, cám ơn Chính phủ và nhân dân Hoa
Kỳ.”

Sau những giây phút xúc động hạnh phúc ại gia đình gặp nhau
mừng rỡ, con trai tôi gọi Vợ và 4 cô con gái đến chào chúng tôi
và giới thiệu mọi người trong gia đình với nhau. Sau đó đưa Vợ
Chồng tôi đến giới thiệu với mấy người bạn Mỹ Việt, cùng làm
việc chung trong một xí nghiệp với cậu ấy cũng đến phi trường
đợi đón chúng tôi. Có 5 người Việt trạc tuổi Con trai tôi và 2 cặp
vợ chồng người Hoa Kỳ. Những bạn bè tốt bụng này đem xe
Minivan và xe du lịch riêng đến phi trường từ lúc 8 giờ tối để
tiếp tay chở chúng tôi từ phi trướng về nhà.
Trong số 4 người bạn Hoa Kỳ, có ông bà Homer Stones bạn
vong niên của Con trai tôi là những người tốt bụng đặc biệt
chúng tôi nhớ mãi không bao giờ quên. Ông bà Stones là người
rất ngoan đạo tốt bạn lớn hơn Tôi gần chục tuổi, đã nghỉ việc về
hưu trí nhưng sức khoẻ vẫn còn tốt. Ông bà Stones rất qúy mến

644

cậu Con tôi và luôn luôn tiếp tay giúp đỡ cậu ấy mọi việc công
tư y như lo lắng cho con của chính mình vậy. Hồi ệ Nhị Thế
chiến ông Stones cũng bị động viên tham gia trận chiến tại Âu
Châu nên rất thông cảm hoàn cảnh của Tôi và gia đình, vì thế
ông bà Stones đã tự nguyện vận động quyên góp các đạo hữu
trong Hội Nhà Thờ của ông bà ấy giúp tiền để phụ cho Con tôi
mua vé máy bay cho chúng tôi sang Hoa Kỳ. Thật là những
người nhân hậu đạo đức, Chúa Trời đã thấy và đã ban ân phước
cho ông bà Stones có được người con trai duy nhất làm Mục Sư
rao giảng tin mừng và dẫn giắt đàn con chiên phụng sự Chúa.

Thời tiết tại đây mới bắt đầu vào mùa Thu, chúng tôi ai cũng
phải mặc áo len áo choàng ngoài vẫn cảm thấy lạnh, trong khi
những người đi đón mặc quần áo vải mỏng loại dùng trong mùa
Hè một cách thoải mái.
Nhận lại hành lý chuyển từ phi cơ ra xong, chúng tôi chia nhau
lên 7 chiếc xe để về nhà. Từ phi trường phải chạy mất 45 phút
trên xa lộ băng qua thành phố Cedar Rapids mới về tới nhà. Mọi

645

người được con dâu cả của Tôi đãi một bữa phở bò nhà nấu lấy
thật là ngon. ang ăn uống trò chuyện lai rai, cô con gái và
chồng đang cư ngụ tại Quận Orange Nam California gọi điện
thoại sang hỏi thăm sức khỏe mọi người đi đường ra sao, cũng
như chuyển lời thăm hỏi Tôi của một số bạn bè đang định cư tại
Nam California. Bữa tiệc phở mừng hội ngộ ồn ào mãi tới nửa
đêm mới dứt mọi người chia tay ra về để chúng tôi nghỉ ngơi lấy
lại sức sau cuộc du hành dài mấy ngày đêm mệt mỏi.

Căn nhà riêng của Con trai tôi mua có tới 5 phòng ngủ mà vẫn
không đủ chỗ cho mọi người, phải nằm choáng đầy cả 2 phòng
khách trên lầu và dưới nhà. Chúng tôi ở tạm như vậy cả tuần lễ
mới kiếm thuê được thêm 2 căn khác đủ chỗ cho mọi người ở
thoải mái theo đúng nếp sống bên Hoa Kỳ. Cũng may nhờ có bà
thông gia ở Texas, Mẹ cô con dâu cả của Tôi gửi cho 2 ngàn ô
La nên mới có tiền đặt cọc thuê được nhà nhanh chóng như vậy.

Nghỉ ngơi lấy lại sức 2 ngày kể từ sau bữa đến, chúng tôi bắt
đầu tuần tự đến các cơ quan công quyền Quận nơi định cư làm
các thủ tục về tế và An sinh Xã hội. Ông Stones tự nguyện
tiếp xúc hỏi tin tức về các thủ tục phải làm và đích thân lái xe
riêng đưa chúng tôi đi lo mọi việc, nhờ thế Con trai tôi không
phải lấy phép nghỉ tại xí nghiệp để lo lắng cho chúng tôi. Gia
đình đông quá nên mỗi lần đi làm giấy tờ tại đâu cũng phải chia
ra nhiều đợt và đi vào nhiều ngày khác nhau. Tại nơi nào khách
hàng cũng đông nên phải xếp hàng lấy thẻ ngồi chờ nhân viên
giải quyết lần lượt theo thứ tự đến trước sau. Mất thật nhiều thời
giờ, nhưng lúc nào ông Stones cũng vui vẻ tận tâm giúp đỡ rất
chu đáo y như lo lắng cho chính thân nhân của mình vậy. Thật là
một ân nhân hào hiệp đáng kính chẳng bao giờ gia đình chúng
tôi quên ơn hai vợ chồng ông bà Stones.

646

ộ 10 ngày sau khi tới Hoa Kỳ, những người nhập cư theo diện
O.D.P. nhận được Thẻ Thường Trú Nhân (Permanent Resident)
thường được gọi tắt là Thẻ Xanh (Green Card). Những người
nhập cư theo các diện H.O. và P.I.P. tiếp tục dùng giấy I-94 đã
được cấp ngay từ lúc đặt chân xuống phi trường San Francisco.
Những người thuộc diện H.O. chờ đến khi thời hạn cư trú đủ
một năm thì được làm hồ sơ xin cấp Thẻ Xanh, còn những người
thuộc diện P.I.P. phải đợi tới 5 năm mới được coi là đủ thời hạn
luật định để xin cấp Thẻ Xanh. Những người có Thẻ Xanh và cư
ngụ liên tục trên đất nước Hoa Kỳ đủ 5 năm, được quyền nộp
đơn xin thi gia nhập Quốc tịch để trở thành Công dân Hoa Kỳ.

ịa phương nơi chúng tôi định cư chỉ có khoảng một chục gia
đình người Việt nên hầu như ai cũng quen biết nhau. Hai ngày
sau khi chúng tôi đến, họ rủ nhau đến thăm và làm quen, có
người trước thuộc Lực lượng Cảnh sát Quốc gia, có người là Sĩ
quan Quân lực Việt Nam Cộng hoà, cũng có người là Công chức
Hành chánh. Toàn là những người trước đây Tôi chưa gặp bao

647

giờ, nhưng gặp nhau nơi đất lạ quê người rất dễ trở thành thân

quen.

Vào một ngày Chủ Nhật gần cuối tháng 8 Dương lịch, chúng tôi
rủ nhau xuống tận thành phố Davenport cách Cedar Rapids
chừng 100 dặm về hướng ông Nam sát bên bờ sông
Mississippi giáp ranh với Tiểu bang Illinois, để tham dự Lễ Vu
Lan do một Chùa Việt Nam tổ chức. (Theo tục truyền ông bà để
lại, hàng năm cứ vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch người sống tổ
chức trai đàn đốt vàng mã cầu kinh tụng niệm xin cho linh hồn
những người đã chết được xá tội ra khỏi Âm ty ịa ngục đi đầu
thai kiếp khác.) Thành phố Davenport có khoảng 20 ngàn người
Việt định cư, nhưng số Phật tử đến tham dự chỉ có khoảng một
trăm người, hình như đa số người Việt ở đây theo đạo Thiên

Chúa.

ầu tháng 9 cả gia đình Tôi lần lượt nhận được thẻ An sinh Xã
hội, ông Stones lại phải đưa những người lớn đến cơ quan
D.M.V. (Department of Motor and Vehicle) làm thủ tục thi lấy
bằng lái xe hơi. Còn 4 đứa Cháu và cậu trai út của Tôi thì được
đưa đến Khu học chính xin nhập học các lớp tùy theo tuổi. Gia
đình các con Tôi được chia ra ở nhà thuê tại 3 khu vực xa nhau,
nên mấy đứa nhỏ phải đi học tại các trường công lập khác nhau,
nhưng không có gì trở ngại vì hàng ngày trường học có xe đưa
đón tận nhà. Theo luật lệ quy định gia đình các con Tôi được
xếp vào loại có lợi tức thấp nhờ thế các trẻ đi học được ăn bữa
trưa tại trường không phải trả tiền. Ngoài chương trình học
chung của lớp học mấy đứa trẻ còn được học những giờ đặc biệt
riêng thêm về Anh ngữ căn bản.
Cả gia đình Tôi ai cũng có bằng Tú Tài Việt Nam toàn phần,
ông Stones khuyên nên vừa đi làm vừa theo học tiếp chương

648

trình ại học để lấy bằng ại học thi tương lai mới có cơ hội
kiếm được việc làm tốt và bền vững. ầu tháng 9 ông Stones
đưa chúng tôi đến thăm trường ại học Công cộng Kirwood, nơi
ông Stones có nhiều bạn đang làm Giáo sư và Cố vấn hướng dẫn
sinh viên. Tại đây chúng tôi được giúp đỡ điền đơn xin học bổng
hàng năm của Liên Bang và hướng dẫn lập hồ sơ ghi danh nhập
học khoá mùa Xuân 1993. Sau đó chúng tôi được gọi tham dự
thi kiểm tra khả năng tổng quát và được cố vấn chỉ nên học
chuyên về Anh ngữ trong Lục cá nguyệt đầu, đến các mùa sau
hãy ghi danh học thêm các môn khác.

Cuối tháng 9 vợ chồng cô con gái cư ngụ bên California lấy
phép nghỉ một tuần lễ đem con sang thăm chúng tôi. Nhân dịp
này, chúng tôi được đưa đi thăm một Thị trấn gồm toàn người
gốc ức. Xưa kia Tổ Tông của họ rời nước đến đây định cư vì
lý do Tôn giáo từ năm 1850, bây giờ địa phương quen gọi là
Lãnh địa Amana (Amana Colonies) cách thành phố Cedar
Rapids khoảng 30 dặm về phía Nam. Bắt đầu từ năm 1932, Nhà
Thờ Cộng đồng Amana kêu gọi mọi người gắn bó với nhau để
duy trì đạo giáo riêng của họ có từ thời Thế kỷ 17, 18, và liên
kết thành một tập thể hoạt động kinh tế xã hội thuần nhất cho
đến ngày nay. Lãnh địa Amana gồm 7 Làng (village) toàn người

ức cư ngụ trên một vùng đất rộng 26,000 mẫu Anh dọc theo
ven bờ sông Iowa. ó là các làng: Amana, East Amana, High

Amana, Homestead, Middle Amana, South Amana, và West
Amana. Các mặt hàng do cư dân trong Lãnh địa Amana sản xuất
cung cấp cho cả thị trường quốc tế lẫn quốc nội, gồm: tủ lạnh,
dụng cụ nhà bếp, hệ thống sưởi và điều hoà không khí. Họ cũng
sản xuất đồ gỗ, thịt gia súc, len và các loại nước uống lạnh rất
ngon đặc biệt là bia. Lãnh địa Amana có xây dựng một khu
trưng bầy theo khuôn mẫu đặc thù của một làng ức, để khách

649

bốn phương đến thăm viếng mua sắm những sản phẩm và vật kỷ
niệm do họ sản xuất. Khách thăm viếng lúc nào cũng đông, phải
xếp hàng lần lượt đi xem các xưởng sản xuất nước giải khát
lạnh, xưởng dệt vải, xưởng sản xuất các vật dụng trong nhà bằng
gỗ trạm trổ rất công phu. ặc biệt có một phòng bầy bán đồng
hồ để bàn treo tường đặt trang trí trong nhà, đựng trong các hộp
gỗ đủ kiểu trạm trổ điêu khác rất tinh vi sắc sảo theo nét nghệ
thuật thuần túy cổ xưa của dân tộc ức.

Tại Hoa Kỳ nhìn trên lịch hàng năm thấy tháng nào cũng có ghi
ít nhất là một loại Lễ kỷ niệm, nhờ thế các Siêu Thị tha hồ đua
nhau quảng cáo hạ giá để thúc đẩy lôi cuốn dân chúng đi mua
sắm. Hẳn đây là một phương thức kinh doanh tạo cơ hội cho
công nghiệp sản xuất liên tục các loại hàng mới để cạnh tranh
nhằm duy trì cho nền Kinh Tế Thị Trường tăng trưởng phồn
vinh khác hẳn với lối kinh doanh bên Việt Nam, những ngày Lễ
Tết thường là những dịp cho các nhà buôn tăng giá bán sản
phẩm đắt hơn ngày thường vì các gian thương thường lợi dụng
những dịp này dấu bớt nguyên liệu đi, tạo ra sự thiếu thốn giả
tạo để tăng giá.

Nhu cầu sản xuất tăng, nguyên liệu khan hiếm, do đó người ta
phải tăng giá thành các sản phẩm. Hậu quả là người tiêu thụ phải
chịu cứa cổ.

Suốt tháng 10 siêu thị nào cũng trang hoàng thêm những quầy
hàng bầy bán các mặt nạ và quần áo hoá trang dùng cho đêm hội
Halloween ( êm Ma Qủy) dành cho trẻ em. Ngoài ra các chợ
còn bầy bán các trái bí ngô to tướng, dân chúng mua về khoét
các lỗ mắt mũi tai miệng dữ tợn như đầu ma qủy, thắp đèn bên
trong để trưng bầy ngoài cửa và sân trước nhà. Người ta còn treo
cả những hình ma qủy mạng nhện các con dơi đen bộ xương

650


Click to View FlipBook Version