The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by doanhdoanh, 2016-03-21 19:06:36

HỒI ỨC TÙ CẢI TẠO

Nguyễn Huy Hùng

Anh ội trưởng Phan trung Chánh của chúng tôi rất tinh khôn
lanh trí vội vàng lên tiếng:

“-Kính thưa “Ban” mấy bác này hơi nặng tai nên không
nghe Ban nói, xin Ban thứ lỗi.”

Rồi anh ấy cười cầu tài nói tiếp:

“-Được Ban quan tâm “chiếu cố” như vậy thì may mắn quá
rồi.”

Thấy vậy Tôi làm như không biết có ông ấy đến gần, giật mình
quay lại nhấc nón cúi đầu cất tiếng chào thật lớn: “-Kính chào
“Ban”. Anh em làm mệt được giờ giải lao lo lu bu ăn uống
không thấy “Ban” tới để chào kính, mong “Ban” miễn thứ. Khu
này rác rưởi hôi hám như vầy “Ban” chiếu cố làm chi cho nó dơ
quần áo?”

“Ban” Nhu không bao giờ mặc đồng phục Công An như Trại
trưởng và các Giám thị trưởng các Phân trại, lúc nào ông ấy
cũng quần âu tây áo sơ mi sạch sẽ hợp thời trang là ủi thẳng nếp,
đi giầy da thấp cổ bóng loáng như một trang trại chủ. Khi đi ra
ngoài Trại bao giờ cũng dùng xe hơi nhỏ bốn cửa có máy điều
hoà không khí, có Sĩ quan tùy viên và Cảnh vệ tháp tùng chẳng
khác nào các ngài Lănh tụ cấp cao.

Thấy Tôi dở nón chào trịnh trọng như vậy, “Ban” Nhu đổi hẳn
sắc diện vui vẻ nói:

“-Các Đại tá làm có mệt không? Tôi cho phép lúc nào mệt cứ
ngồi nghỉ ăn uống “bồi dưỡng” cho hết mệt rồi lại làm tiếp.
Các Đại tá già rồi không bắt buộc phải ganh đua chạy theo
bọn trẻ mà sinh bệnh.”

451

Rồi ông ta dơ tay chỉ chỉ khoảng không gian gần bờ sông nói
tiếp:

“-Tôi định cất căn nhà 5 gian lớn rộng răi trên hòn đảo kia,
ba gian giữa để làm phòng khách cho gia đình “thăm nuôi”
ngồi nói chuyện, hai gian đầu nhà đặt giường gỗ rộng răi
cho 2 người nằm, có bàn ghế ấm tách dùng trà cho các gia
đình nào được ở thăm qua đêm xử dụng. Trước sân nhà sẽ
bắc một chiếc cầu gỗ đi vào bờ như cầu Thê Húc ở Đền Ngọc
Sơn tại Hồ Gươm Hà nội. Hai bên đầu cầu cũng sẽ có thêm 2
dẫy nhà, mỗi dẫy có 3, 4 phòng cho thăm nuôi ở lại qua đêm.
Toàn khu đất này sẽ lập vườn hoa với núi non bộ cao lớn,
đặc biệt còn có một Nhà Ròng kiểu đặc biệt của sắc dân
Thiểu số miền Cao nguyên, gọi là “Vườn Tao Ngộ”.

Khúc quanh góc sông kia sẽ neo một chiếc nhà gỗ nổi như chiếc
thuyền rồng, có đủ mọi tiện nghi: phòng ngủ, phòng tắm và vệ
sinh, phòng khách, phòng ăn, bếp, và lan can chung quanh để
ngồi hóng mát câu cá. Các ại tá có ý kiến gì không?”

Ông ấy ngưng nói cũng được đôi phút, không thấy anh em nào
lên tiếng, Tôi lại nhanh nhẩu góp ý:

“-Thưa “Ban”, trước nhất xin xác nhận rằng chúng tôi là
Đại tá thời Chế độ cũ, bây giờ đang là Cải tạo viên dưới
quyền quản lý của “Ban” đại diện Đảng và Nhà Nước giáo
dục cho thành người Xă hội Chủ nghĩa, vậy xin “Ban” đừng
gọi chúng tôi là Đại tá”.

Tôi vừa nói vừa quan sát, thấy ông ấy gật đầu sắc mặt tỏ lộ sự
hănh diện thoả măn, đoán biết đă gải đúng chỗ ngứa nên trả bài
tiếp:

452

“-Cái kế hoạch của “Ban” rất vĩ đại đầy “tình người” nó sẽ
giúp cho anh em “phấn khởi hồ hởi” tiếp tục cải tạo tốt hơn
để sớm được về hoà nhập với Xă hội tiếp tay xây dựng đất
nước Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam thịnh cường, thân nhân
chúng tôi cũng thấy được rõ hơn “chính sách khoan hồng
nhân đạo của Đảng và Nhà Nước” đối với Cải tạo viên.

Ông ấy gật đầu nhếch mép cười không ra tiếng quay lưng bước
đi, kéo theo một lũ Cán bộ An ninh Hậu cần Quản giáo đang
lăng xăng bám theo chung quanh.

Hết khai quang các khu bên này sông, lại phải tiếp tục sang khai
quang các khu khác bên kia sông. Lao động vòng quanh vừa
giáp hết vòng mặt địa bàn đất Phân trại K1 thì tới mùa thu
hoạch. “Chủ yếu” ở đây trồng mía nhưng không thấy có lò nấu
đường, chắc để cung cấp bán miá cây cho các nhà máy đường
Nhà Nước để lấy tiền nộp cho Nhà Nước tính theo đầu Tù do
Trại quản lý phải nộp hàng năm như đã quy định từ đầu năm
1977 đến nay.

Sau những kỳ họp Tự Quản ội với Ban Giám Thị trại về, ội
trưởng ội phó của chúng tôi đều nói lại cho anh em nghe:
“Ban” Nhu cho biết Trại Z30D cam đoan với Nhà Nước tự túc
một trăm phần trăm. Mọi chi phí điều hành, trả lương Cán bộ,
nuôi Tù, duy trì cơ sở... đều do Trại viên góp sức lao động thực
hiện các chương trình sản xuất kiếm tiền tự trang trải, Nhà Nước
không phải cung cấp ngân khoản hàng năm cho Trại.

Vì thế ngoài chương trình trồng mía đại chà, Trại Z30D còn có
mấy chương trình sản xuất khác cũng rất quy mô:

453

1.- Đốn gỗ rừng đem về xẻ thành ván để sản xuất các loại đồ
gia dụng giường bàn ghế tủ... hàng loạt theo đơn đặt hàng
của các Công ty do Nhà Nước quản trị kinh doanh xuất khẩu.

(Việc Trại Z30D đốn chặt lậu cây rừng đă có lần bị cơ quan
Kiểm Lâm Nhà Nước về điều tra rất gắt gao, nhưng nhờ tài
“móc ngoặc” tuyệt vời của “Ban” Nhu nên mọi chuyện đều
êm thắm xuông sẻ.)
2.- Nuôi bò, nuôi heo, nuôi gà thịt, gà đẻ trứng, nuôi cá, để

bán.
3.- Nhận “gia công” sản xuất quần áo may sẵn cho một
Công ty Quốc doanh “xuất khẩu” quần áo có trụ sở đặt tại
Khánh Hội, Saigon.

Nhờ vậy, tại Trại Z30D Tù được cấp cơm ăn hàng ngày 2 bữa
theo “tiêu chuẩn” Nhà Nước quy định 11 kí lô gạo mỗi tháng,
không phải ăn độn hoặc thay thế bằng bo bo sắn (khoai mì) bắp
hoặc khoai lang như ở các Trại khác. Phần ăn sáng được Trại
cho thêm ngoài tiêu chuẩn của Nhà Nước bằng sắn bắp khoai mì
hoặc khoai lang do chính trại viên trồng và thâu hoạch tồn trữ
trong kho của Trại. Riêng phần các Tự Quản ội ( ội trưởng,

ội phó) mỗi Qúy (3 tháng) còn được lănh phần “bồi dưỡng”
ngoại lệ bằng cá tươi, trứng gà...

Nhiều năm liên tiếp Trại Z30D được Nhà Nước tuyên dương là
“Trại Cải tạo gương mẫu trên toàn quốc”, nên thường xuyên có
rất nhiều phái đoàn Trung ương và các địa phương khác thay
phiên nhau đến “tham quan học hỏi kinh nghiệm”.

Trưa cũng như chiều mỗi ngày sau giờ lao động trước khi trở
vào trại giam, những ội không có “hiện trường lao động” riêng
sát ven sông không có bến tắm riêng đều được dẫn tập trung đến
phía trên đập nước để tắm giặt. Buổi tắm nào cũng đầy nghẹt Tù

454

Nam, Tù Nữ, ào xuống nước tắm chung trong khoảng không
gian không dài hơn 100 mét. Có những Tù Nam Tù Nữ trẻ quá
tự nhiên, cởi bỏ hết quần áo lồng lộng chạy từ bờ xuống nước
coi như chung quanh mình chẳng có ai.

Vào một buổi chiều nóng nực, ội chúng tôi làm xa về đến bến
tắm sát gần mặt đập đă bị các Tù Nữ và Tù Nam các ội khác
chiếm đặc. Quản Giáo ội phải dắt chúng tôi đi dọc bờ sông lên
tuốt tận khúc sông cong đầu hồ đập mới có chỗ xuống tắm. ến
nơi, chúng tôi vừa lần bước xuống nước, nhìn qua bờ bên kia
thấy 4, 5 Cán bộ đứng bên “Ban” Nhu chỉ chỉ tay về phía bờ bên
này nói gì với nhau không biết. Bỗng nghe “Ban” Nhu lớn tiếng
thét:

“-Tắm truồng thiếu văn hoá, không cho tắm nữa, đi lên hết!”

Các Cán bộ đứng gần bên “Ban” Nhu cũng đưa tay hất hất ra
hiệu miệng hô:

“-Đi lên! Đi lên! “Ban” ra lệnh đi lên hết!”

Trong khi mọi người đi lên, Tôi vẫn bơi ào ra giữa dòng sông
đứng tắm cách bờ chừng 10 mét như không hề nghe thấy lệnh
đuổi lên không cho tắm. ến khi mọi người lên hết, giữa dòng
chỉ còn Tôi và anh bạn trẻ thuộc ội khác vẫn đứng thản nhiên
vò đầu kì cọ mình tiếp tục tắm. Tôi đứng quay lưng về phía
“Ban” Nhu nghe tiếng hét lớn:

“-Anh kia có lên không?”

Tôi quay lại dõng dạc trả lời:

“-Tôi đâu có tắm truồng”.

455

“Ban” Nhu gằn giọng hét tiếp vẻ giữ rằn bực tức:

“-Không tắm truồng, cũng phải lê.ê.ên!!!”

Tôi thủng thẳng bơi vào bờ bên này sông, trong khi anh bạn kia
đi lên bờ sông bên “Ban” Nhu đang đứng. Quản giáo ội đến
gần Tôi đốc nhắc:

“-Anh Hùng mặc quần áo lẹ lên đứng vào hàng”.

Các bạn cùng ội đứng gần xúm bao quanh như muốn che
không cho ai thấy Tôi, miệng cũng nhắc:

“-Lẹ lên đứng vào hàng “Ban” Nhu đang đi tới kià.”

Tôi không thấy gì nhưng bạn bè chung quanh đều biết “Ban”
Nhu và đám Cán bộ tháp tùng, đang xầm xầm chạy ngang qua
cầu trên đập nước sang đây tìm bắt Tôi.

Họ vừa lách đám đông Tù đi tới phía ội chúng tôi đang đứng,
đảo mắt lơ láo tìm miệng hỏi: “-Ai vừa dưới sông bơi lên đâu?”
Mọi người im lặng không lên tiếng, ngay cả Cán bộ Quản giáo
của ội cũng không báo cáo chỉ điểm Tôi.

Cảm kích lòng tốt của mọi người cũng như không muốn mọi
người bị làm phiền, Tôi cương quyết dơ tay nói lớn: “-Tôi vừa ở
dưới sông bơi lên đây.” ồng thời dơ cao chiếc quần cụt còn ướt
sũng lên phân bua: “-Tôi đâu có tắm truồng, quần tắm của Tôi
còn ướt sũng đây.” Cũng đúng lúc đó “Ban” Nhu tới nơi nạt lớn:
“- em về cùm. em đi! em đi ngay!”
Liếc thấy ông ta tỏ vẻ rất giận giữ hình như muốn xấn tới đánh,
mấy Cán bộ đang đứng bu quanh Tôi đốc nhắc: “- i! i! Khẩn
trương! Khẩn trương!” Tôi không nói gì nữa lẳng lặng đeo bị

456

đựng Gô nước uống và thuốc men kẹo bánh dùng trong giờ lao
động, đi giữa mấy người Cán bộ đang xúm xít bao quanh để dẫn
Tôi về Khu giam. Về tới cổng trại giam họ giao Tôi cho Cán bộ
Trực Trại và nói: “- ưa vào Nhà Kỷ Luật cùm một chân theo
lệnh “Ban” Nhu”.

Cán bộ Trực Trại dẫn Tôi qua cổng Khu giam qua sân tập kết
qua vườn cây trước Hội trường, đi dọc bên hông Hội trường ra
khu đất trống phía sau có Nhà Kỷ Luật ở chính giữa. Ông ấy mở
khoá cửa đầu nhà phía bên cùm Tù Nam đưa Tôi vào giam. Vừa
lọt qua cửa Tôi không còn nhìn thấy gì, bên trong tối hù vì thiếu
ánh sáng. Sau vài phút định thần mới nhận thấy, phiá bên phải
sau cửa vào có một hành lang rộng 1 mét rưỡi dọc suốt theo bức
tường mặt trước nhà, ngay sau cửa vào một khoảng trống rộng 2
mét dài suốt đến tường phía lưng căn nhà có đặt một chiếc bàn
dài, trên mặt bàn ngổn ngang những thứ Tù không được mặc
trên người hoặc đem theo vào phòng cùm. Phần còn lại của căn
nhà được chia thành 3 phòng cùm liên tiếp, ngăn cách nhau bởi
tường xây bằng gạch có cửa sắt khoá bên ngoài riêng cho từng

phòng.

Tôi bị buộc bỏ túi đựng đồ riêng bỏ thắt lưng quần giầy nón vải
và kính cận thị đang đeo, đặt gọn trên một góc bàn, trên người
chỉ còn 1 quần 1 áo và đi chân đất vào nằm trên bệ xi măng
trong phòng cùm chót. Anh “Thi ua” đi theo Cán bộ Trực Trại
bảo Tôi dơ một chân lên cho Cán bộ luồn cùm vào, rồi ông ấy đi
ra ngoài phòng giam móc chốt khoá đầu cùm bên ngoài tường
và cửa phòng giam.
Thế là Tôi bắt đầu nếm thêm mùi “Nhà Tù Tý Hon” trong Trại
Tập trung Cải tạo Z30D của Nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa
Việt Nam.

457

NẾM MÙI NHÀ KỶ LUẬT Z30D

Được Ta, bầy muỗi hoan ca,
Đua nhau vồn vă ùa ra đón chào.
Thi đua thưởng thức máu đào,
Vo vo khen vị ngọt ngào không tanh.
Luân phiên hút suốt năm Canh,
Say sưa bội thực lăn kềnh ngay đơ.
Phần Ta, khua đập mệt phờ,
Trắng đêm không ngủ đợi chờ Rạng Đông.
Cổ chân kẹt cứng trong gông,
Ngồi lên nằm xuống, đau hông nhức mình.
Vuốt râu cọp, chịu nhục hình,
Mới hay Thù Bạn, nhân tình khác nhau.

K1 (Trại Th Đức, Hàm Tân, Thuận Hải), Hè 1984.

Chương 33.
TƯ TƯỞNG ĐỘC ĐÁO CỦA H Chí Minh:
“ĐỪNG GIẾT CHÚNG NÓ, BẮT CHÚNG NÓ LÀM
NGÀY KHÔNG ĐỦ TRANH THỦ LÀM ĐÊM..."

Mỗi ngăn cùm trong Nhà Kỷ Luật Z30D có 2 bệ nằm bằng xi
măng, dài 2 mét rưỡi suốt từ tường trước ra tường sau, rộng 70
phân cao hơn mặt nền nhà 50 phân. Hai bệ cách nhau bởi một
đường đi rộng 60 phân dọc chính giữa phòng. Bên hông mỗi bệ
nằm vào khoảng giữa phiá cạnh lối đi, có một lỗ hổng vuông
hõm sâu vừa đủ để chiếc keo nhựa ni-lông nhỏ làm bô đựng
phân và nước tiểu cho người bị cùm tiểu tiện đại tiện vào đó
suốt ngày đêm.

458

Hai ngăn gần cửa ra vào Nhà Kỷ Luật đang cùm 4 người, Tôi bị
cùm một mình vào ngăn thứ 3 trong cùng sát vách các ngăn cùm
Tù Nữ trong nửa bên kia Nhà Kỷ Luật.

ợi khi Cán bộ Trực Trại cùm Tôi xong và rời xa Nhà Kỷ Luật,
mấy Bạn bị cùm trong 2 ngăn kế bên lên tiếng hỏi thăm lý do bị
kỷ luật và thuộc ội nào? Tôi kể cho họ biết đầu đuôi câu
chuyện. Phía nửa bên kia Nhà Kỷ Luật cũng có các Tù Nữ đang
bị cùm, họ gọi vọng sang hỏi thăm xem ai mới vào nhập bọn?
Mấy bạn Tù Nam trả lời cho họ biết: “Một Bố già thuộc ội 23
chống lệnh “Ban” Nhu ngoài bến tắm bên ập nước.”

Sau khi trao đổi tin tức xong, mọi người im lặng chỉ còn nghe
những tiếng vo vo của bầy muỗi gọi nhau lăn xả vào đốt mặt
tay, nhất là bàn chân bị cùm không cựa quậy được. Không có
đèn không có cửa sổ nên phòng giam tối như bưng chẳng nhìn
thấy gì, nên không thấy được nhóm muỗi ở khu Nhà Kỷ Luật
này lớn cỡ nào mà cái vòi của chúng dài đến nỗi đâm được qua
cả quần áo đốt vào khắp người buốt như bị kiến lửa cắn.

Trong Nhà Kỷ Luật nóng như nung vì mặt Trời thiêu đốt mái
tôn cả ngày, mỗi ngăn cùm chỉ rộng 2 mét dài 2 mét rưỡi chung
quanh tường kín mít với 1 lỗ thông hơi duy nhất cỡ 20 phân
vuông gắn song sắt trên cửa ra vào ngăn cùm, nên hơi nóng
không thoát ra ngoài được. Mồ hôi ra nhễ nhại ướt đẫm cả quần
lẫn áo, nhưng đến khoảng 9 giờ khi kẻng lệnh Trại báo giờ ngủ
thì không khí trong ngăn cùm đột ngột đổi sang lạnh như nằm
trong hầm nước đá, càng về khuya mái tôn tích tụ khí sương
đêm toả xuống càng lạnh hơn.

Nằm ngửa trên bệ xi măng không chiếu không gối không mùng
không mền, xoay người nằm nghiêng không được, đau xương sọ

459

đầu hết sức vì hai tay bận bịu thường xuyên khua đập muỗi đang
thi nhau bâu quanh mặt quanh mình để hút máu nên chẳng rảnh
để dùng đỡ đầu thay gối được. Chân trái bị cùm treo lơ lửng 40
phân cao hơn bệ nằm, ngay đơ cứng ngắc không nhúc nhích
được máu lưu thông bị cản trở tê mỏi đau nhức vô cùng, và
chiếc chân vô phước bị cùm này trở thành mục tiêu bất động
chính yếu để muối tha hồ thay nhau quay quần tự do thao túng.
Chẳng làm sao được đành chịu trận để chúng hút no nê chán rồi
cũng phải ngừng đi kiếm chỗ đậu ẩn nấp chờ tiêu hoá.

Hì hục đánh lộn với muỗi suốt đêm chẳng ngủ được, đã không
ngủ được lại bị cái nạn mót tiểu hoài làm cho nước trong người
hụt dần bằng đường tiểu đâm ra khát khô môi khô miệng khô cổ
khó chịu vô cùng. Gô nước uống mang theo phải để lại trên bàn
ngoài hành lang làm sao lấy? âu có kêu “cấp cứu” để xin nước
uống được, lỡ họ không cho còn đánh mình vì chuyện không
cần “cấp cứu” mà làm phiền thì sao? Các bạn trong các ngăn kế
bên cũng bị cùm nằm một chỗ như mình, chẳng ai giúp gì được
có cầu viện cũng vô ích, đành cởi bớt chiếc áo thun đang mặc
còn ẩm mồ hôi cuộn lại thành một nùi đưa lên mồm nhấp nhấp
mút mút, hy vọng chất muối trong người thoát ra theo mồ hôi
dính khô nơi vải áo sẽ kích thích nước miếng trong miệng tiết ra
cho đỡ khát. ể giữ cho áo thun luôn luôn ẩm có nước mút vô
miệng, mỗi lần mót tiểu Tôi phải tiểu vào áo thay vì tiểu vào bô.
Phải chịu đựng như vậy cho đến lúc Cán bộ Trực Trại tới mở
cửa kiểm danh sáng, một trong các bạn Tù ở phòng bên được
mở cùm đi đến từng bệ nằm gom các bô phân riêng của mỗi
người đem đi đổ, Tôi mới nhờ lấy giùm Gô nước vào để uống.

Bên trong Nhà Kỷ Luật nồng nặc mùi xú uế do các Tù bị cùm
đái iả vào những chiếc bô ni lông nhỏ không nắp đậy để ngay

460

trong lỗ hổng dưới bệ nằm, nên Cán bộ Trực Trại không vào
trong kiểm tra mà ủy thác cho anh Trưởng Ban Trật Tự Thi ua
làm thay. Nhờ thế anh “Thi ua” (một Sĩ quan cấp úy cỡ trên 40
tuổi, Tôi không nhớ Tên và Cấp bậc) đến gần hỏi nhỏ: “- ại tá
có cần giúp đỡ hay nhắn ai ngoài ội điều gì không?” Thấy anh
“Thi ua” tự nguyện sốt sắng, Tôi mạnh dạn nhờ tiếp xúc với
anh Trung tá Sáu ội phó ội 23 yêu cầu mỗi buổi gói một ít
đường cát và chà bông đem vào giùm cho Tôi dùng, nếu không
có gì nguy hại cho anh “Thi đua”. Anh “Thi ua” gật đầu nói là
được không khó khăn e ngại gì.

Buổi trưa đến phát cơm anh “Thi ua” cho biết phải đợi giờ anh
em đi lao động về trại nghỉ trưa anh ấy mới tìm gặp anh Sáu ội
phó được. ồng thời ghé tai nói nhỏ cho biết là hồi sáng có 2

ội anh em trẻ Biệt Kích Phục Quốc gốc à Nẵng vẫn thường
ghé thăm ội chúng tôi, đình công không chịu xuất trại đi lao
động, hiện đang bị cô lập tại Hội trường chờ Ban Giám Thị Phó
Trại trưởng Hậu cần vào làm việc tìm hiểu lý do và giải quyết.
Tôi giật mình lo không biết vì lý do nào anh em làm vậy.

Nếu vì chống đối việc Tôi bị cùm thì nhiều người sẽ mang vạ
lây tội nghiệp. Ngoài ra nếu không tinh khôn lái hướng đấu
tranh qua mục tiêu khác, bản thân Tôi sẽ lãnh hậu họa rất trầm
trọng vì tội lãnh đạo chống đối Ban Giám Thị Trại giam.

ến chiều khi đem cơm nước vào tận các ngăn cùm phát cho
từng Tù một, anh “Thi ua” móc trong túi quần ra đưa cho Tôi
2 gói nhỏ đường và chà bông. Tôi đổ ngay đường vào Gô nước
và chà bông thì trộn lộn vào Ca cơm ăn liền, rồi vo viên 2 mảnh
giấy bỏ xuống cạnh bô đựng phân và nước tiểu để dành dùng
sau khi giải quyết việc nộp thuế cho Trại nuôi cá bón rau. Trong
lúc múc cơm vào Ca cho Tôi, anh “Thi ua” cho biết việc anh

461

em Biệt Kích đã được giải quyết, tất cả bị chuyển vào giam
trong Khu Cách Ly chờ làm việc tiếp. Khu Cách Ly là nơi chúng
tôi bị giam 2 ngày liền để làm thủ tục hồi mới tới K1 Trại Z30D
này. Anh em Biệt Kích đưa ra 2 lý do để đình công và yêu cầu
Ban Giám Thị phải giải quyết xong mới chịu đi lao động trở lại:

1.-Cán bộ Quản giáo Đội thiếu lịch sự cư xử ăn nói tục tằn
“thiếu văn hoá” với anh em trái với Nội quy Trại. Yêu cầu
Quản giáo Đội phải công khai xin lỗi anh em và yêu cầu Ban
Giám Thị đổi Quản giáo khác.

2.-Anh em phải lao động cực nhọc vất vả, Ban Ẩm Thực Trại
không bao giờ chịu dùng hết số tiền Nhà Nước cho anh em
được quyền hưởng hàng ngày nên thức ăn rất nghèo nàn. Yêu
cầu Ban Giám Thị phải giải quyết và cho biết lý do tại sao?

Biết được lý do anh em đình công Tôi cảm thấy đỡ lo vì không
có gì liên hệ gì đến việc của Tôi.

Bị giam trong Nhà Kỷ Luật Tôi chỉ được ăn ngày 2 bữa theo
“tiêu chuẩn” 9 kí lô gạo một tháng, vì thế mỗi bữa chỉ được
khoảng non nửa Ca cơm chớ không được đầy Ca như ăn theo
“tiêu chuẩn” bình thường 11 kí. Nhưng nhờ không phải lao động
và suốt ngày đêm nằm ngồi yên tại chỗ không hao tổn năng
lượng bao nhiêu, lại được tiếp tế lén đường và thịt chà bông tăng
cường ngày 2 bữa nên Tôi yên tâm hy vọng có thể chịu đựng
được dài dài nhiều ngày.

Vì có sự chùng hợp vụ 2 ội anh em trẻ Tù Biệt Kích Phục
Quốc đình công, nên Tôi bị cùm suốt 3 ngày liền không được
dẫn ra “làm việc” với Cán bộ An ninh như thông lệ. Có thể Ban
Giám Thị trại nghi vấn sao đó nên đang tìm cách khai thác kẽ hở
lời khai của anh em trong các ội đình công, rồi dựa vào đó

462

buộc cho Tôi tội lãnh đạo Tù chống đối Ban Giám Thị chăng?
Tôi hồi hộp đợi chờ và sẵn sàng gánh chịu những gì tồi tệ nhất
sẽ đến với mình.

Nhưng may thay, anh em rất khôn ngoan không một chỉ dấu nào
cho phép Trại kết luận được là hành động của anh em có liên hệ
tới Tôi. Nhờ thế sau 3 ngày bị cùm nằm tại một chỗ suốt ngày
đêm, Cán bộ Trực Trại và anh “Thi ua” mới vào Nhà Kỷ Luật
mở khoá cùm đưa Tôi ra Hội trường “làm việc” với Cán bộ An
ninh.

Mở màn Cán bộ An ninh hỏi:

“-Anh đã nhận thấy sai trái của mình chưa?”

Tôi trả lời:

“-Tôi có làm gì sai trái đâu mà nhận.”

Ông ta hỏi tiếp:

“-Thế tại sao anh lại bị cùm?”

Tôi thong thả chậm rãi kể cho ông ta nghe câu chuyện tại sao
Tôi bị “Ban” Nhu bắt đem cùm, dĩ nhiên là phải thêm bớt cho
khác sự thật đôi chút để tránh tội “chống lệnh Ban Giám Thị
Nhu” như sau:

“-Đội chúng tôi được đưa ra bến Đập nước tắm chung với tất
cả mọi người, nơi gần bờ đông người tắm nên nước đục ngầu
Tôi phải bơi ra giữa dòng tắm nước trong như nhiều người
vẫn làm xưa nay. Trong khi Tôi cúi đầu trong nước bơi ra
giữa dòng sông thì “Ban” Nhu đứng trên bờ bên kia sông ra
lệnh gì đó Tôi đâu có nghe thấy. Lúc vừa ngưng bơi ngẩng

463

đầu lên nghe thấy tiếng vọng: “-Tắm truồng, thiếu văn hoá,
không được tắm, đi lên!” Bản thân Tôi có mặc quần cụt đàng
hoàng đâu có ở truồng nên yên tâm tiếp tục đứng tắm. Bỗng
nghe tiếng “Ban” Nhu quát phía sau lưng:

“-Anh kia có đi lên không?” Tôi quay lại trả lời: “-Tôi đâu
có tắm truồng.”. “Ban” Nhu quát vẻ giận dữ: “-Không tắm
truồng cũng phải lê.. ê.. ên!!!”. Tôi tuân lệnh bơi vào bờ phía
Đội xuống tắm bên bờ sông đối nghịch với bờ nơi “Ban”
Nhu đang đứng, cả Cán bộ Quản giáo Đội và mọi người đều
thấy rõ ràng Tôi có mặc quần tắm đàng hoàng. Sở dĩ “Ban”
Nhu ra lệnh các Cán bộ sang bắt Tôi vì “Ban” tưởng Tôi bơi
qua bờ bên kia để trốn tránh.

Thật tình Tôi không nghe được đầy đủ lệnh của “Ban” Nhu,
nên khi “Ban” hỏi Tôi mới trả lời như vậy. Nếu biết rõ vì
mấy người tắm truồng thiếu văn hoá làm “Ban” Nhu phạt
đuổi tất cả mọi người lên, thì Tôi đâu có ngu dại gì dám trả
lời “Ban” như vậy. Sự thực là vậy bây giờ tùy quyền “Ban”
Nhu đại lượng tha thì Tôi cám ơn còn nếu “Ban” Nhu không
bằng lòng, muốn kỷ luật thế nào Tôi cũng phải tuân hành đâu
dám kêu ca gì.”

Cán bộ An ninh đưa cho Tôi mấy tờ giấy trắng với cây bút Bic
và nói:

“-Thôi được anh ghi lại đầy đủ vào đây để trình Ban Giám
Thị xét.”

Tôi ngồi cặm cụi viết xong ký tên và nộp. Cán bộ An ninh ngồi
đọc lại kỹ lưỡng chấp nhận rồi đưa Tôi trở lại Nhà Kỷ Luật cùm
vào chỗ cũ.

464

Chiều hôm đó có 2 bạn bị cùm ở ngăn kế bên hết hạn phạt được
tha về ội, trước khi rời khỏi căn giam các bạn ấy đến cửa
phòng cùm hỏi nhỏ xem Tôi cần gì các bạn ấy sẽ nhờ anh Thi

ua đem vào cho. Vì sợ bị Cán bộ gài bẫy nên Tôi trả lời cám
ơn và khuyên các bạn đừng làm vậy lỡ Cán bộ bắt gặp sẽ bị
phiền hà cho cả mọi người, chắc Tôi cũng không bị kỷ luật lâu
đâu.

Hai ngày sau vào lúc nhá nhem tối, Cán bộ An ninh vào tận nơi
đang cùm Tôi đưa ra một tờ Biên bản bảo Tôi đọc đi rồi ký vào.
Tôi nói:

“-Tôi cận thị, chữ nhỏ như vầy không có kính cận, trong
phòng cùm lại thiếu ánh sáng đâu có thấy gì mà đọc, xin Cán
bộ dẫn Tôi về Đội để lấy kính cận.”

Ông ta nói:

“-Để Tôi đọc cho anh nghe”.

Rồi ông ta đọc, đại ý nói là Tôi nhận tội trong khi cùng với ội
đi tắm tại bến sông đã bơi ra nơi khác ngoài chỗ quy định của
Cán bộ. Tôi lên tiếng phản đối:

“-Tôi đâu có làm như vậy mà buộc Tôi phải nhận.”

Ông ta nói tiếp:

“-Thôi ký vào đi cho nó xong, mai trở về Đội đi làm như
thường.”

Rồi ông ấy nói tiếp:

465

“-Anh thật là xui, gặp ngay lúc “Ban” đang nóng giận cần
có “đối tượng” để thị uy duy trì kỷ luật nên mới ra nông
nỗi”.

Tôi suy nghĩ trần trừ đôi phút rồi cũng đành phải ký, nhưng ký
đè lên mấy dòng chữ dưới cùng làm như không nhìn thấy chữ
trong trang giấy, nên ký lộn chỗ do sự ép buộc của Cán bộ.

Sáng hôm sau vào khoảng gần giờ nghỉ giải lao giữa buổi lao
động sáng, Cán bộ Trực Trại và anh “Thi ua” vào Nhà Kỷ
Luật mở cùm thả Tôi trở về ội. Về đến phòng, anh Trực Nhà
chạy ra ôm Tôi bắt tay chia vui tíu tít và nói:

“-Hên lắm, được tha sớm 2 ngày đấy Bồ ạ! Hôm nọ nghe đọc
lệnh cùm một tuần lễ lận”.

Suốt 5 ngày 5 đêm bị cùm một chân, ăn uống ngồi nằm tiểu tiện
đại tiện ngay tại chỗ đâu có được đánh răng rửa mặt, râu tóc
mọc bờm xờm. mồ hôi đổ ra ướt rồi khô lại cáu ghét đầy mình,
quần áo hôi hám, các lốt muỗi đốt ngứa ngáy gãi sứt da thành
ghẻ mần đỏ cùng mình vô cùng khó chịu. Tôi mượn thùng đi ra
vòi nước công cộng lấy nước tắm cho nó thoải mái. Ra đến nơi
Tôi để thùng xếp hàng ở phía trót như thường lệ. Mấy em Tù
Hình Sự khai bệnh ở nhà không đi lao động cũng đang chờ trực
lấy nước, thấy Tôi vừa ở Nhà Kỷ Luật ra lên tiếng: “-Bố già chịu
chơi, mời Bố lấy trước đi, phòng Bố ở Nhà nào để chúng con
xách tới giùm cho Bố khỏi mệt.”

Tôi thật không ngờ nhân cách của Tù Hình Sự tại miền Nam
Việt Nam khác hẳn Tù Hình Sự ngoài Bắc. iều này cho thấy
kết quả chương trình Công dân giáo dục tại miền Nam theo Văn
hoá Nhân bản cổ truyền của Dân tộc, khác hẳn với lối giáo dục

466

Công dân của miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa lai căng theo Cộng
sản Nga Tầu.

Ngày hôm sau Tôi khai bệnh không đi lao động. Anh bạn Tù
làm tá phụ cho Cán bộ tế tại Bệnh xá đo thân nhiệt và mạch
tim của Tôi xong, trình Cán bộ cho nghỉ lao động vì sốt và cao
áp huyết. Nhờ sự giúp đỡ của anh bạn Tù tá tốt bụng này, Tôi
được nghỉ ở nhà 1 tuần lễ thoải mái. Lợi dụng thời gian tới khám
bệnh lãnh thuốc, Tôi ghé thăm anh ại tá Hồ Hồng Nam (Chiến
tranh Chính trị) cùng ội đang nằm điều trị cả mấy tuần lễ rồi
vì nệnh đại tiện ra máu, chẳng biết vì sao không được di tản đi
Bệnh Viện Phan Thiết. Thấy Tôi, anh Nam nói ngay cho biết:
“Anh em ở Bệnh Xá và “Thi ua” đã bàn nhau là nếu sau 5
ngày Tôi bị cùm không được tha sẽ xúi Tôi kêu “cấp cứu” ban
đêm, để họ trình Cán bộ tế cho ra Bệnh xá nằm điều trị.”

Nhân dịp này Tôi cũng gặp một người quen thân cũ, anh bạn Tù
(Trung tá Quân Cụ) đang làm Anh Nuôi phụ trách nấu cơm
cháo thức ăn và nước chín cho bệnh nhân tại Bệnh Xá, Vợ anh
ấy là một Nữ Quân Nhân đã giải ngũ, mở trường dậy đánh máy
chữ ở Saigon. Hồi những năm cuối thập niên 1950, Chị ấy làm
việc chung với Tôi tại Bộ Chỉ huy Viễn Thông Bộ Tổng Tham
mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam. Nhờ thế hàng ngày Tôi được
anh ấy cho vào tắm nhờ nơi vòi nước riêng của Bệnh Xá, thay vì
phải ra vòi công cộng đứng xếp hàng chờ trực lấy nước. Mấy
tháng sau không biết vì lý do gì, anh bạn tốt bụng này bị chuyển
đi Trại kiên giam Xuân Phước tuốt ngoài miền Trung Việt Nam,
anh em Tù ai cũng buồn thương cho sự không may đã đến với
anh ấy.

Tôi nghỉ bệnh không đi lao động được 3 ngày, đến buổi sáng
ngày thứ 4 bỗng thấy Quản giáo ội và Cán bộ Trực Trại bất

467

thần vào phòng giam kiểm tra xem tình trạng sức khoẻ thực sự
của Tôi ra sao? Các ông ấy bắt gặp lúc Tôi đang ngồi trên sàn
ngủ ba hoa oang oang nói chuyện với mấy Tù bệnh thuộc ội
bên cạnh. Ngày hôm sau Tôi vẫn nghỉ bệnh, sau buổi lao động
chiều về anh ội trưởng đến gặp cho biết là Cán bộ Quản giáo
yêu cầu Tôi đi lao động trở lại vào ngày hôm sau. Tôi trả lời:

“-Nhờ anh trình lại Cán bộ giùm, Tôi bị kỷ luật nên suy
nhược mới bệnh. Cán bộ Y tế kiểm tra sức khoẻ hàng ngày
thấy Tôi bệnh thật mới cho nghỉ, khi nào hết bệnh Cán bộ Y
Tế không cho nghỉ nữa Tôi sẽ đi lao động trở lại.”

Hai ngày tiếp theo Tôi vẫn nghỉ. Tối đến trong lúc 2 anh em
ngồi ăn cơm chung, anh Nguyễn văn Sáu ội phó nhỏ nhẻ nói:

“-Anh nên đi lao động trở lại đi, Quản giáo cho hay là
“Ban” Nhu theo dõi biết anh đã khoẻ mà vẫn cớ bệnh nghỉ,
“Ban” Nhu tỏ vẻ không bằng lòng e sẽ có chuyện không hay,
anh nên suy nghĩ lại. Lúc này Đội đang thu hoạch bắp ở khu
vực gần Hồ Cá phía sau lưng Khu giam này không có gì vất
vả. Cán bộ Quản giáo nói, anh đi làm sẽ thu xếp cho anh làm
công việc nhẹ ít lâu.”

Bữa đó là chiều thứ Bẩy, Tôi nói cho anh Sáu yên tâm:

“-Thôi được để thứ Hai Tôi sẽ đi lao động trở lại.”

Ngày Chúa Nhật cả trại nghỉ lao động, các bạn Tù cấp bậc nhỏ
quen biết mò đến thăm chúng tôi rất đông. Chắc có “an ninh
chìm” báo cáo sao đó, bỗng dưng thấy “Ban” Nhu xuất hiện
đứng phía ngoài cửa sổ phòng ăn quan sát hỏi:

“-Bác nào mới bị kỷ luật?”

468

Tôi lên tiếng:

“-Thưa Ban, Tôi”.

Ông ta hỏi tiếp:

“-Bác có giận tôi không?”

Tôi trả lời:

“-Đâu dám, Tôi vi phạm lệnh của “Ban” thì phải chịu kỷ luật
vì “Ban” là người đại diện Đảng và Nhà Nước giáo dục
chúng tôi cải tạo mà, làm sao dám giận “Ban”.

Ông ta nhếch miệng cười không ra tiếng và rời phòng ăn của
chúng tôi đi sang các nhà khác, chắc để quan sát hoạt động của
anh em Tù trong ngày nghỉ như thế nào sau biến cố 2 ội Trẻ
đình công đang còn bị quản chế trong “Khu Cách Ly”

Một tuần lễ sau, ội chúng tôi phải di chuyển sang ở dẫy nhà
cuối cùng bên Khu giam Tù Nữ. Dẫy nhà này có hàng rào kẽm
gai ngăn cách hẳn với các nhà giam Tù Nữ ở ngay phía trước, có
cổng ra vào riêng y như dẫy nhà Cách Ly bên Khu giam Tù
Nam vậy. Trong phạm vi phần đất thuộc Khu giam Tù Nữ này,
Tù Nam bị cấm tuyệt đối không được lai vãng vào bất cứ giờ
giấc nào, ngoại trừ ội chúng tôi và ội an Lát gồm toàn
những người già tàn tật bệnh hoạn bị giam trong cùng một Khu
với Tù Nữ.

Dẫy nhà giam chúng tôi tường bằng vách gỗ mái lợp tôn, có lẽ
đã được xây cất lên từ hồi mới khởi dựng Trại Z30D này. Sàn
ngủ 2 tầng làm bằng ván mỏng, lâu ngày khô cong vênh lên
võng xuống, người nào không may bị nằm ngay chỗ giữa 2 tấm

469

ván vênh coi như ngày đêm phải chịu thêm một cực hình đau
khổ. Nhà được ngăn thành 2 nửa có cửa ra vào riêng biệt, để
giam 2 ội khác nhau. Cả hai bên đều được kiến trúc như nhau,
phía sát đầu nhà là phòng ngủ, tiếp theo là phòng vệ sinh có một
kệ gỗ cho Tù cất đồ tiếp tế phẩm riêng. Ăn uống ngay tại chỗ
ngủ của mình hoặc ngồi chồm hổm ngoài sân trước dẫy nhà.

Nửa nhà bên này giam ội chúng tôi, nửa nhà bên kia giam ội
an Lát các vật dụng bằng tre hoặc lá buông. Trong ội an

lát, Tôi có dịp gặp anh bạn ại tá Tôn Thất ông (Sĩ quan tốt
nghiệp Trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam sau Tôi một Khóa),
trước 30-4-1975 anh ấy làm Dân Biểu hay Nghị Sĩ gì đó trong
Quốc Hội Việt Nam Cộng Hoà tại Saigon.

Dọc trên tường trước và tường sau phòng ngủ đều có những
khung cửa sổ rộng cao có song sắt nhưng không có cánh cửa.
Nhờ thế đứng bên ngoài có thể quan sát các hoạt động bên trong
rất dễ dàng, và ngược lại ở bên trong nếu ngồi sát cửa sổ cũng
có thể quan sát được những gì đang xẩy ra bên ngoài. Trước dẫy
nhà giam chúng tôi có một khoảng sân rộng 50 mét, mùa mưa
lầy lội bùn ngập lên đến cổ chân. Tiếp theo là một hàng rào kẽm
gai đan ô vuông cao 3 mét, thêm một khoảng đất trống chừng 5
mét nữa đến dẫy nhà giam Tù Nữ, tường gạch mái tôn cũng có
dẫy cửa sổ cao rộng gắn song sắt và cũng không có cánh cửa.

Bị giam tại đây anh em chúng tôi gặp phải hoàn cảnh thật oái
oăm. ối với những bạn coi nặng tinh thần đạo đức cách tuyệt
đối cảm thấy khó chịu bực mình, nhưng với các bạn ưa nghệ
thuật thì lại cảm thấy thích thú. Vì hàng ngày được rửa mắt bằng
những hoạt cảnh Tiên nữ Trần gian khoả thân mà không phải
tồn tiền mua vé. Số là trong dẫy nhà giam Tù Nữ ngay trước dẫy
của chúng tôi, có vài ba Tù Nữ nằm sàn ngủ tầng trên gần mái

470

tôn nóng nực, nên sau khi điểm danh vào nhà giam và trong
những ngày nghỉ Lễ, Chúa Nhật, các cô thường thích khoả thân
cho nó mát mẻ. ộc hơn nữa là mỗi lần khoả thân như vậy, các
cô lại cố tình gây tiếng động khiêu khích để lôi cuốn sự chú ý
của anh em trong nhà giam chúng tôi.

Phải chăng đây là đòn cân não, Ban Giám Thị ại úy Công An
Nhân dân Trịnh văn Nhu, Bí thư ảng ủy Trại giam người gốc
Thanh Hoá, nổi tiếng thủ đoạn tàn bạo lấn lướt cả quyền của
Trại trưởng, muốn chơi khăm hành hạ tinh thần anh em Tù cấp

ại tá Quân lực Việt Nam Cộng Hoà?

Anh em ở đây lâu trước chúng tôi cho biết: “Ban” Nhu hồi cuối
năm 1975 là Thượng sĩ Công An Nhân dân, đi cùng các Tù Nữ
từ Trại giam nữ tội phạm tại Quận lỵ Thủ ức di chuyển về đây
xây dựng Trại Thủ ức Z30D này. ến năm 1984 ông ấy đã leo
lên đến cấp bậc ại úy Giám Thị Bí thư ảng ủy, một tay thâm
độc lừng danh, tất cả Tù lẫn Cán bộ kể cả Trại Trưởng, Trại phó
Hậu Cần và các ại úy Giám thị các Phân trại thuộc Trại Z30D
này đều ngán, vì ông ta có gốc dựa rất lớn là vị Cục trưởng Cục
Trại giam hay Phó Bộ trưởng trong Chính phủ tại Hà Nội gì đó.

Hồi còn ở ngoài Trại Thanh Phong Thanh Hoá có tin đồn chúng
tôi sẽ về Trại Thủ ức, anh em cứ tưởng là Trại giam nữ tội
phạm tại Quận lỵ Thủ ức có từ hồi trước 30-4-1975 không ngờ
lại là đây.

Nhân dịp ại Lễ 2 tháng 9 năm 1984 có một đợt tha Tù tại
Z30D. Anh ội trưởng (Trung tá Cảnh sát Phan trung Chánh)
và nhiều Trung tá trong ội chúng tôi được tha. Nhân số ội
hụt hẳn đi chỉ còn lại hơn chục ại tá với nhau và anh Trung tá
Nguyễn văn Sáu (Biệt động quân trước 30-4-1975 làm tại trung

471

tâm phỏng vấn tù binh trực thuộc Phòng 2 Bộ TổngTham Mưu).
ội chúng tôi được tăng cường thêm anh ại tá Phạm Chí Kim

người to lớn khoẻ mạnh như Âu Tây và 2 Tù gốc Hành Chánh,
một anh gốc Huế thuộc thành phần Quốc gia không Cộng sản
trước 30-4-1975 là Cán bộ Nghiệp đoàn Lao động tại Saigon,
một anh gốc Bắc Di cư thuộc thành phần bỏ hàng ngũ Việt Cộng
hồi chánh theo chương trình Chiêu Hồi của Việt Nam Cộng hoà
trước 30-4-1975 được xử dụng làm Cán bộ Xây dựng Nông thôn
hay Thông tin Chiêu hồi gì đó trong Tỉnh Phước Tuy. Anh Cán
bộ Cộng sản Chiêu hồi này được chỉ định làm ội trưởng thay
anh Chánh ội trưởng cũ được tha. Anh Trung tá Nguyễn văn
Sáu chưa được tha vẫn làm ội phó ội chúng tôi.

Hàng ngày, ội phải đi qua cầu trên ập nước sang bên kia
sông để khai phá trồng mía suốt dọc khu vực dài 5 cây số, từ
đoạn đối diện ội Nuôi Heo của Tù Nữ qua Khu Nhà Thăm
Nuôi mới đang xây dựng, qua Khu ội Nuôi Gà dài lên đến Khu
nuôi Bò, vòng ra bờ sông nơi có cây cầu gỗ nhỏ dài 50 thước
băng qua Khu Nhà Tiếp ón thân nhân đến “đăng ký xin thăm
nuôi” đang xây dựng bên bờ sông. Khu Tiếp ón mới này nằm
cách Quốc lộ Saigon-Phan Thiết chừng 1 cây số, sẽ thay thế khu
cũ ở gần cổng Trại giam. Khu mới này cách xa Nhà Thăm Nuôi
tại cổng K1 khoảng 3 cây số.

Trong suốt thời gian này tất cả các ội phải làm “thông tầm”,
buổi trưa chỉ được nghỉ có 30 phút ăn tại chỗ rồi làm tiếp đến
chiều tối mới về ập nước tắm trước khi trở vào Khu giam.

Một hôm vào đúng giờ giải lao giữa buổi lao động sáng, “Ban”
Nhu đi “tham quan” ghé chỗ ội chúng tôi đang nghỉ cất tiếng
hỏi:

472

“-Bác nào hôm trước bị cùm đâu?”

Anh ội trưởng (Cán bộ Việt Cộng Chiêu hồi) chỉ vào Tôi nói:

“-Kính thưa Ban, anh Hùng”.

“Ban” Nhu nhìn Tôi nhếch miệng cười không ra tiếng hỏi:

“-Bác còn thù hận Tôi không?”

Tôi trả lời:

“-Tôi đâu dám. Trước kia Tôi từng chỉ huy đơn vị có cả vài
ngàn nhân viên gồm Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ và Dân
chính, cũng có những lúc cần phải hành động thị uy để duy
trì kỷ luật, việc làm hôm nọ của “Ban” là cần thiết nên Tôi
rất thông cảm đâu có thù hận gì Ban.”

Ông ấy gật đầu tỏ vẻ hài lòng hỏi tiếp:

“-Bác đã bao giờ được thăm nuôi 24 tiếng chưa?”

Tôi trả lời:

“-Diện của Tôi được Ban Giám Thị cho thăm nuôi 30 phút là
qúy lắm rồi, có bao giờ dám nghĩ tới thăm 24 giờ”.

Ông ấy nói tiếp:

“-Bác có muốn được “thăm nuôi” 24 giờ không?”

Tôi trả lời:

“-Nếu “Ban” cho, Tôi sẽ nhắn Vợ Tôi lên.”

Ông ấy khẳng định:

473

“-Được, bữa nào nhắn Bác gái lên Tôi sẽ cho Bác được thăm
24 giờ.”

Rồi quay lại nói với Quản giáo ội chúng tôi đang đứng sau
lưng ông ấy:

“-Mày nhớ, bữa nào Vợ Bác ấy lên cho Bác ấy làm đơn trình
lên Tao sẽ cho.”

Sau khi Tôi ngỏ lời cám ơn xong, ông ấy quay qua anh em cả
ội nói:

“-Kể cả các Bác nữa, người nào có Bà Xã lên muốn được
“thăm nuôi” 24 giờ Tôi cũng cho, không riêng gì một mình
Bác Hùng.”

Một tháng sau vào buổi trưa lúc anh Sáu ội phó và Tôi đang ăn
cơm, anh trưởng Ban Thi ua đến báo cho Tôi biết có Vợ và
Con tới Trại xin “thăm nuôi”, nhưng không được chấp thuận vì
theo lệnh Kỷ Luật ngoài việc cùm một chân 7 ngày trong Nhà
Kỷ Luật còn bị cấm không cho “thăm nuôi” trong vòng 3 tháng.
Nhớ lời hứa của “Ban” Nhu, Tôi làm đơn chờ tới giờ xuất Trại
lao động nhờ anh ội trưởng ra gặp Quản giáo ội trình bầy xin
can thiệp cho Tôi.

Thật rắc rối, “Ban” Nhu đi công tác Saigon không có mặt tại
Trại, Cán bộ Quản giáo ội phải đích thân mang đơn xin của
Tôi chạy đi gặp Ban Giám Thị Trại trưởng trình bầy sự việc.
Trại Trưởng chấp thuận cho Tôi được phép “thăm nuôi” 24 giờ,
nên Tôi ra thăm trễ hơn mọi người.

Thấy Tôi được ra thăm, Vợ và cô con Gái út của Tôi mừng rỡ vô
cùng nhưng rất ngạc nhiên, vì hồi sáng Cán bộ phụ trách “thăm

474

nuôi” nói chồng bị kỷ luật Ban Giám Thị phạt không cho gặp
thân nhân trong vòng 3 tháng, sao bây giờ lại được ra thăm? ến
khi được cho ở lại thăm qua đêm, Vợ Con của Tôi còn ngạc
nhiên hơn nữa. Tôi phải kể lại cho nghe đầy đủ câu chuyện bị kỷ
luật và lời hứa của “Ban” Nhu Giám Thị Bí thư ảng ủy của
Trại trước mặt anh em cả ội trong giờ lao động như thế nào.

Nghe xong Vợ của Tôi nhỏ nhẹ trách:

“-Sao ông vẫn tính nào tật nấy, bướng bỉnh chống đối họ làm
gì? Trong khi còn bị giam cầm trong tay họ nên cố gắng
nhẫn nhịn, để sớm được tha về với Vợ Con thì hơn.”

iều khuyên này khiến Tôi suy nghĩ và nó cứ lởn vởn hoài trong
trí óc Tôi, mãi cho đến bây giờ vẫn chưa phai.

Thời gian ngày tháng cứ thờ ơ liên tục theo nhau chồng chất lên
vai lên đầu Tù, hết Xuân đến Hạ, mãn Hạ sang Thu, Thu tàn

ông tới, đợi hoài đợi mãi chẳng thấy gọi tên mình được tha.
Trong khi bạn bè cứ lần lượt theo nhau hân hoan chia tay với lời
hẹn:

“-Mong sớm gặp lại nhau ngoài xã hội.”

Khu Nhà Thăm Nuôi mới bên bờ sông hoàn thành, Trại bắt đầu
khởi công khơi hồ chứa nước phía trên đập cho thêm rộng và
sâu hơn nhằm tích trữ nước cho thật nhiều để đặt 1 tourbine nhỏ
tạo năng lượng điện, cho ội Mộc hoạt động liên tục suốt ngày
đêm kịp thoả mãn đơn đặt hàng của các tổ chức ngoài xã hội. Vì
thế ngoài những ội trẻ khoẻ được chỉ định chuyên trách đào hồ
cả ngày lẫn đêm từ sáng đến khuya, các ội khác được yêu cầu
cung cấp người tình nguyện làm đêm từ 7 giờ tối đến 10 giờ
khuya. Ai tình nguyện làm đêm được cấp thêm một bữa ăn

475

khuya. Dĩ nhiên tình nguyện lao động thêm ban đêm như vậy
được coi là có “tinh thần cải tạo năng nổ tiến bộ”, sẽ được Ban
Giám Thị “chiếu cố” trình Nhà Nước cho về với Vợ Con sớm
hơn những người khác. ội chúng tôi chỉ có anh ội trưởng
(Cán bộ Việt Cộng Chiêu hồi), và vài bạn cảm thấy còn sung sức
như anh Kim “đăng ký” tham gia.

Thời gian này ội chúng tôi được giao cho phụ trách trồng rau,
bầu, đu đủ, hai bên bờ sông chung quanh Khu Nhà Thăm Nuôi
mới đến sát ranh ội Nữ Nuôi Heo. Ngoài ra còn phải trồng hột
tiêu trong khu trồng táo Thái Lan gần Khu Nuôi Gà đẻ trứng và
gà thịt. Nguyên bấy nhiêu công việc thôi, anh em làm đã mệt
phờ hơi tai ra rồi, thế mà anh ội trưởng của chúng tôi (gốc Cán
bộ Cộng sản Hồi Chánh) rất “năng nổ” muốn chiều lòng Ban
Giám Thị Trại còn tình nguyện bao thầu hết luôn khu đất trồng
hơn 10 luống rau của ội Nữ và khu trồng đậu xanh ngay bên
cạnh khu trồng rau của ội chúng tôi. Anh em rất bất mãn
nhưng đành phải bậm môi chịu trận chẳng biết làm sao.

Trong lúc ội chúng tôi thâu hoạch đậu xanh để sau đó cuốc đất
lên luống biến thành khu trồng rau, anh em bàn tán không biết ai
báo cáo một bạn trong ội đã riễu cợt việc khai thác sức lao
động của Tù tình nguyện tham gia đào hồ ban đêm bằng câu nói
của chính Cách Mạng thường dùng: “làm ngày không đủ, tranh
thủ làm đêm”, bị “Ban” Nhu kêu lên “làm việc”. Mọi người
nghĩ rằng trong anh em chẳng ai hèn hạ làm công việc ton hót đó
ngoài ội trưởng. Tôi góp chuyện bằng một câu chửi đổng:

“-Tiên sư lủy đó chớ ai!”

Chẳng may gặp đúng lúc anh ội trưởng đi ngang nghe được.
Trong giờ ội họp kiểm điểm công việc hàng đêm trong buồng

476

giam, bao giờ Quản giáo ội cũng đứng ngoài để theo dõi, anh
ội trưởng đưa vấn đề ra yêu cầu Tôi phải giải thích lý do tại

sao Tôi chửi tiên sư anh ấy?

Tôi bị bất ngờ nhưng đã nhanh trí giải quyết bằng cách giải
nghĩa từ Sir của anh ngữ, Monsieur lui của Pháp ngữ, và Tiên sư
Tiên sinh của Trung Hoa, để chứng minh mình không chửi anh
ấy. ại ý như sau:

“-Trước nhất Tôi thành thật nhận lỗi vi phạm Nội Quy Trại
vì dùng từ ngoại quốc xen kẽ trong câu tiếng Việt, nên đã làm
cho anh hiểu lầm. Tôi xin giải nghĩa rõ ràng các từ Anh ngữ
Sir, Pháp ngữ Monsieur, lui, và chữ Nho Tiên sư của Trung
Hoa để anh hiểu là Tôi không hề chửi anh. Bằng cỡ tuổi
chúng tôi nếu được học qua chương trình các lớp Trung học
toàn bằng Pháp ngữ, không ai lạ gì việc dùng chữ SỪ LỦY
(monsieur, lui) nghiã là ông, ông ấy đó, để nói đến giáo sư
mình không muốn nhắc tên ra. Còn từ Anh ngữ SIR (sơ) có
nghĩa là Ngài như người ta thường nói Sir Wilton Churchill
nguyên là Thủ Tướng nước Anh-Cát-Lợi có nghĩa là Ngài
Wilton Churchill. Hoặc tiếng Trung Hoa người ta vẫn dùng
chữ Tiên sư để xưng hô mỗi khi nói đến bậc Thầy hay Tiên
sinh là Ông đối với những người mình kính nể.

Sáng nay tại hiện trường lao động, Tôi đã nói : “-TIÊN SƯ,
LỦY đó chớ ai!” Nhưng câu nói này liên quan tới một câu
chuyện khác xẩy ra trong quá khứ hồi còn đi học thi vấn đáp
gặp nhằm Giám khảo khó tánh, anh em kể lại cho nhau nghe
trong khi lao động cho quên mệt chớ không có dính dáng gì
đến anh. Thật rủi ro cho Tôi đã nói nhằm lúc anh đi ngang,
nếu anh nghĩ là Tôi ám chỉ anh, thì Tôi thành thật xin lỗi vì

477

đã dùng từ ngoại ngữ xen kẽ trong câu tiếng Việt làm anh
không hiểu nên đã buồn phiền từ sáng đến giờ.”

Anh ội trưởng chẳng còn bắt bẻ vào đâu được, nên bỏ qua nói
sang chuyện kế hoạch chia phần trách nhiệm khu đất mới lãnh
thêm từ tay ội Nữ. Nhân đó anh em lên tiếng dồn dập trách anh

ội trưởng:

“-Là gạch nối giữa anh em và Ban Giám Thị, sao anh không
“thành khẩn” trình lên Ban Giám Thị xin cho về hỏi ý kiến
anh em đã mà lại tự động tình nguyện nhận đại thêm đất
canh tác như vậy. Nếu sau này kết quả thâu hoạch thấp ai sẽ
chịu trách nhiệm trước Ban Giám Thị. Anh biết rõ tình trạng
sức khoẻ của anh em già yếu chớ đâu phải anh em không
chịu cố gắng lao động cải tạo…”

Không khí buổi kiểm điểm trở nên rất căng thẳng giữa ội
trưởng và anh em chúng tôi. Cán Bộ Quản Giáo ội đứng ngoài
nghe ngóng ghi nhận đầy đủ, thấy rõ là anh em trong ội không
ai ưa anh ội trưởng. Một tuần lễ sau anh ta và anh bạn Tù Cán
bộ Nghiệp đoàn lao động cũ được đưa ra khỏi ội chúng tôi,
chuyển vào Phân trại K2 chuyên nuôi bò.

ội chỉ còn lại toàn ại tá và anh Trung tá Sáu ội phó. Anh
ại tá Nguyễn Quốc Quỳnh (trước 30-4-1975 làm Chỉ huy
trưởng Trường Đại học Chiến tranh Chính trị Đà Lạt) được đề
cử làm ội trưởng ội 23 chúng tôi. Cũng kể từ đó trở đi “Ban”
Nhu thường bất thần ghé Nhà Lô của ội chúng tôi ngồi uống
trà, hút thuốc lá thơm ngoại quốc, đôi khi còn chỉ thị Quản giáo
ội gọi chúng tôi vào Nhà Lô nghỉ ngồi tiếp chuyện “Ban”.
Trước mặt Quản Giáo ội và Cán bộ Giáo dục của Trại luôn
luôn đi theo, “Ban” Nhu thường nhắc đi nhắc lại câu:

478

“-Các Bác già rồi cứ thủng thẳng mà làm. Tôi cho phép các
bác lúc nào mệt cứ vào nghỉ ăn uống cho khoẻ rồi ra làm tiếp
sau.”

Nhưng cũng kể từ đó ội chúng tôi phải ở ngoài “hiện trường
lao động” suốt từ giờ xuất trại sáng cho đến chiều tối, khi sắp có
kẻng kiểm số Tù vào các phòng giam mới được Quản giáo ội
dắt trở về trại. Giờ nghỉ lao động trưa anh em ăn uống và ngủ tại
Nhà Lô. Những người không thích ngủ trưa thì trồng rau, ớt, xả,
hành, tỏi...hoặc xuống sông mò trai, hến, tren trét, câu cá, nuôi
gà đẻ trứng để “cải thiện” riêng. Những ngày nghỉ Lễ, Chúa
Nhật, và 3 ngày Tết ội cũng không được ở trong Trại. Quản
giáo ội vào Trại lãnh dẫn ra Nhà Lô nghỉ ngơi nấu nướng ăn
uống cho thoải mái. ây là nguyên văn lời giải thích của “Ban”
Nhu về việc ội chúng tôi phải thường xuyên ở ngoài trại giam
trong những ngày giờ trại nghỉ không đi lao động: “-Mục đích
để các Bác nghỉ ngơi ở ngoài này là giúp cho các bác không bị
bọn trẻ đến quấy rầy phiền hà trong các giờ nghỉ.”

Vào tháng 11 năm 1985 Linh mục Bùi ức Sinh từ Trại Z30C
chuyển về Z30D, được tăng cường vào ội chúng tôi. Ngài
nguyên là Linh mục giáo sư thuộc Học viện a Minh ở Thủ

ức, bị tập trung cải tạo vì tội “âm mưu vượt biên” chớ không
phải Tuyên úy Quân đội. Theo lời Ngài kể: “-Từ cuối tháng 1
năm 1978, Nhà Nước Cộng sản Việt Nam phát động chiến dịch
giải tán và tịch thu 5 Tu viện Công giáo lớn ở Thủ ức (Lasan,
Kitô, Chúa Cứu Thế, Salesian, và a Minh), Ngài bị theo dõi
cho tới cuối tháng 3 năm 1978 bị bắt đi tập trung cải tạo qua các
Trại Phan ăng Lưu, Z30C trước khi chuyển về Z30D.”

Vì già yếu cận thị nặng, Linh Mục Sinh được anh ội trưởng
( ại tá Nguyễn Quốc Quỳnh) đề nghị Quản giáo cho phụ trách

479

trồng vạt ớt ngay bên đầu cầu vào Nhà Thăm Nuôi. Linh mục
Sinh ở trong ội chúng tôi đến cuối tháng 6 năm 1986 được
chuyển đi Trại Z30A Xuân Lộc nơi giam các Linh mục.

ĐỘI HAI MƯƠI BA.

Quan tâm mấy Bác đội già,
Giao cho việc nhẹ phát bờ trồng rau.
Gây vườn đu đủ, giàn bầu,
Vườn tiêu, táo Thái, ớt trâu, chuối chà.
Chia nhau thành tổ chuyên lo,
Khâu phân sáng vét truồng bò tập trung.
Xe về pha lẫn phân thùng, (1)
Trộn tro, bằm nhỏ cho cung hợp cầu.
Dạng chân, khâu đất dãi dầu,
Cuốc, ban, lên luống, cao sâu tùy thời.
Khâu reo, sẻ rãnh đập tơi,
Chổng mông vãi giống, cầu trời đừng mưa.
Rau lên, tỉa, giặm cho vừa,
Sới, vun, lặt cỏ, phun ngừa sâu ăn.
Còng lưng, khâu nước luôn chân,
Xuống, lên, bờ dốc, trăm lần chửa xong.
Đôi thùng nước trĩu đòn cong,
Tưới chưa kịp thấu hết vòng đã khô.
Âm mưu thâm độc vô bờ,
Đoạ đầy vất vả gấp ba đội thường.
Sáng đi, trưa ở hiện trường,(2)
Tối về tới trại, đèn đường đã lên.
Mục tiêu, phân cách dưới trên,
Ngăn ngừa hiểm hoạ, tuyên truyền đàn em.
Đặt điều: tránh trẻ quấy phiền,

480

Những ngày Lễ nghỉ, Đội nên ra ngoài.
Nhà Lô bên suối thảnh thơi,
Tha hồ nấu nướng, trông Trời ngó Mây.
Mò trai, câu cá, trồng cây,
Suốt ngày Quản giáo loay hoay sát mình.
An ninh khỏi tốn người rình,
Tập trung theo dõi tình hình trại trong.
Dù cho thấy rõ ác lòng,
Cũng đành nhẫn nhịn đợi trông ngày về.
Tạo thời xây dựng lại quê,
Cứu Dân thoát cảnh thảm thê đói nghèo.

K1, Z30D, HÀM TÂN, THUẬN HẢI. THU ĐÔNG 1986.
(1)-Phân người lấy từ các thùng chứa trong phòng giam Tù
hàng đêm.
(2)-Nơi lao động hàng ngày của Đội.

Chương 34.
RẬP KHUÔN TH O QUAN THẦY LIÊN XÔ,
VIỆT CỘNG CŨNG ĐỔI MỚI, CỞI TRÓI, MỞ CỬA

Song song với việc khởi công nới rộng hồ tích nước làm ập
Thủy iện, Phân trại K1 Z30D dựng thêm một căn “Nhà Bát
Giác” làm Thư viện nơi góc sân tập kết ngay trước lối vào Bệnh
xá gần trạm kiểm soát bên cổng lớn Khu giam, để chiều chiều
trong thời gian chờ kiểm danh vào phòng giam Tù Nam Tù Nữ
được phép “tranh thủ” ghé lại đọc báo hoặc mượn sách về đọc
tại phòng giam trong những ngày giờ nghỉ.

481

Thư viện cũng được dùng làm trạm thông tin loan báo các tin
tức sinh hoạt của trại và khuếch âm loan truyền tin tức của đài
phát thanh Nhà Nước cho Tù biết về các sinh hoạt đang xẩy ra
trên nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Nhờ thế mới biết, năm
1986 Gorbachev Tổng Bí thư ảng Cộng sản Liên Xô chủ
trương “đổi mới” để cứu vãn tình thế suy xụp của Liên Bang Xô
Viết. ại hội VI của ảng Cộng sản Việt Nam cũng đưa ra khẩu
hiệu “đổi mới” và bầu Nguyễn văn Linh đang là Bí Thư Thành
ủy Thành phố Hồ Chí Minh, người có chủ trương “cởi mở” vào
chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung Ương ảng.

Sau khi nắm quyền được ít lâu, trong một cuộc họp với gần 100
văn nghệ sĩ, Tổng Bí Thư Nguyễn văn Linh tuyên bố “cởi trói
văn nghệ” khuyến khích họ viết sự thật để xây dựng củng cố
Chế độ và đất nước trong thời bình. Chính Nguyễn văn Linh đã
tiên phong nêu gương viết một loạt bài “Những việc cần làm
ngay” với bút hiệu viết tắt NVL đăng trên các báo của Nhà
Nước. Hai điểm chính ghi nhận là:

-1. Đả kích các khuyết điểm của Chính quyền.

-2. Chủ trương bãi bỏ việc xét lý lịch các học sinh vào Đại
học, mở đường cho học sinh ưu tú con em của các Viên chức
Quân nhân chế độ cũ Việt Nam Cộng Hoà và con em thành
phần Tư sản tại miền Nam được nhận vào các trường Đại
học.

Rút kinh nghiệm bài học vụ Nhân Văn Giai Phẩm, một thiểu số
văn nghệ sĩ có ảng tịch kỳ cựu đã uống thuốc liều dùng lời lẽ
và hành động của các nhân vật trong truyện của mình để đưa ra
những phê bình gắt gao đường lối lãnh đạo sai trái của chính
quyền và sự tha hoá của các cấp Lãnh đạo. Nhóm đa số bảo thủ
trong ảng không chịu, chỉ trích đòi trừng phạt nặng nề tác giả

482

các tác phẩm loại “cởi trói” này. Vì thế vừa “cởi trói” chưa được
bao lâu, Nguyễn văn Linh phải “xét lại” và ra lệnh “trói lại” chặt
chẽ hơn.

Thân nhân “thăm nuôi” Tù cho biết, nhiều sách báo ngoại ngữ
được đưa vào trong nước bằng bưu kiện công khai hoặc lén lút
trong các thùng quà tiết lộ nhiều tin tức rất lạc quan về một
chương trình tái định cư quy mô trên đất nước Hoa Kỳ cho các
Tù nhân chính trị miền Nam cùng gia đình vợ con ra đi cùng
một lượt:

-Nào là Tướng Vessy được đề cử đại diện Tổng Thống Hoa
Kỳ tiếp xúc thường xuyên với Chính quyền Cộng sản tại Hà
Nội để hoàn tất chương trình nhân đạo giải quyết nhanh
chóng cho các Tù Chính trị miền Nam và Vợ Con sang định
cư tại Hoa Kỳ.

Nào là Căn cứ quân sự của Sư đoàn Hoa Kỳ tại Hawaii đang
được trùng tu gấp để làm nơi cư trú tạm cho Tù Chính trị
miền Nam và gia đình tạm trú trong khi hoàn tất các thủ tục
hành chánh cần thiết trước khi đưa vào định cư chính thức
tại các Tiểu Bang trên Lục địa Hoa Kỳ.

-Nào là mỗi gia đình Tù nhân chính trị sang định cư sẽ được
cấp nhà ở, giúp cho có công ăn việc làm, con được giúp cho
tiếp tục học các chương trình văn hoá k thuật theo ước
muốn, và mỗi tù nhân chính trị sẽ được lãnh một số tiền bồi
thường cho thời gian bị giam cầm...

Trong khi những tin tức này được đồn đãi, Chính quyền Cộng
sản Việt Nam cũng cấp Hộ Chiếu cho một số Tù Chính trị đã
được thả ra trong những năm vừa qua có Vợ Con đang ở Pháp, ở
Úc bảo lãnh đi định cư theo diện đoàn tụ gia đình. Một số khác

483

có Vợ Con đang định cư tại Hoa Kỳ được cho xuất cảnh theo
“chương trình bảo lãnh ra đi trong vòng trật tự” (Orderly

Departure Program)...

Ngoài cái “Quán Bát Giác” dùng làm Thư viện và trạm Thông
tin được dựng lên bên trong cổng trại giam, Phân trại K1 còn
xây dựng một Câu Lạc Bộ mới rộng rãi khang trang ngay bên
đầu cầu ập nước. Mặt tiền Câu Lạc Bộ có một vườn hoa trang
trí rất mỹ thuật, điểm thêm 2 nhà lồng nhốt một con khỉ và một
con công mầu sắc sặc sỡ.

Câu Lạc Bộ là một toà nhà vách gỗ mái tôn, bên trong phân chia
ra nhiều phần phục dịch riêng biệt ngăn nắp, hoạt động suốt 24
giờ trong ngày kể cả ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ lớn. Có
phòng ăn uống rộng trông ra cảnh đập nước bầy biện những
chiếc bàn thấp (vuông, tròn) với những ghế tựa như trong các
“quán bia ôm” nơi thành thị. Có quầy bán thức ăn nóng, cà phê,
trà, nước ngọt, và một loại nước trái cây để lên men nhẹ đóng
trong chai giống như bia. Có các kệ trưng bầy bán các thực
phẩm khô (mì ăn liền, bún khô, mì vắt, sữa, bánh, kẹo, bàn chải,
thuốc đánh răng, sà bông thơm, thuốc hút...). Có phòng hớt tóc
cho đàn ông, chỉ còn thiếu phòng uốn tóc sửa sắc đẹp cho phụ
nữ mà thôi.

Câu Lạc Bộ được thành lập để phục vụ cho thân nhân đến “thăm
nuôi” xử dụng trong thời gian buổi trưa đợi gặp Tù vào đầu giờ
lao động chiều. Những trường hợp được ở lại thăm qua đêm, vợ
chồng con cái Tù cũng được phép dắt nhau tới Câu Lạc Bộ mua
thực phẩm ăn uống ngồi chơi chuyện trò ngắm cảnh ập nước
và chụp hình kỷ niệm nếu muốn. Các Cán bộ phục vụ trong Trại
giam cũng được tới lui xử dụng Câu Lạc Bộ thong thả như mọi
người nếu muốn và có đủ tiền để chi.

484

Ngoài ra, Tù Nam Tù Nữ cũng được phép “đăng ký” ra Câu Lạc
Bộ vào buổi tối từ 7 đến 10 giờ, mua nước giải khát chè hủ
tiếu… ngồi ăn uống thủ thỉ chuyện gẫu với nhau thoải mái, theo
lịch trình Trại quy định trước. Những buổi như vậy lệnh được
loan báo qua loa phóng thanh của Thư viện, Tù nào muốn đi thì
giắt nhau đến tập trung bên “Quán Bát Giác” ngay bên cạnh
cổng ra vào khu giam, Cán bộ phụ trách sẽ đếm đầu rồi dẫn ra
Câu Lạc Bộ và dẫn trở về khu giam theo giờ đã ấn định. ây là
phương cách làm “kinh tế” theo sáng kiến của “Ban” Nhu (Giám
Thị, Bí thư ảng ủy) nhằm mục đích thâu “lợi nhuận” dành cho
quỹ “Phúc Lợi” của Cán bộ Trại giam.

ể trang trải mọi chi tiêu tại Câu lạc bộ, Tù chỉ việc trình tờ
biên nhận tiền do gia đình đến “thăm nuôi đã cho tù bằng cách
nộp cho Cán bộ phụ trách lúc mãn giờ thăm nuôi, vì Tù không
được giữ tiền mặt phải nộp cho Trại đổi lấy giấy biên nhận theo
hình thức chứng phiếu. Mỗi lần mua hàng tại Câu Lạc Bộ, Cán
bộ phụ trách ghi trừ bớt đi số tiền đã chi tiêu.

ội chúng tôi cũng có vài Bạn “đăng ký” ra giải trí buổi tối tại
Câu Lạc Bộ thử một đôi lần. Riêng tôi khả năng tài chánh gia
đình cho rất hạn chế nên không bao giờ nghĩ tới, những cũng đã
ra có một lần duy nhất vào ngày Chủ Nhật vào dịp “Ban” Nhu
cho lệnh Quản Giáo dẫn cả ội ra “tham quan” khai trương Câu
Lạc Bộ. Ngày hôm đó “Ban” Nhu ngồi cùng bàn với chúng tôi
nói chuyện về các kế hoạch “làm ăn kinh tế” của Trại, và hỏi
thăm về kinh nghiệm hoạt động kinh tế của phe Tư bản xem có
điều gì hay sẽ đem áp dụng. “Ban” Nhu gọi Cán bộ phụ trách và
các Tù Nữ làm chiêu đãi viên tại Câu Lạc Bộ săn đón phục vụ
cà phê, nước ngọt, bánh quy, đậu phộng rang... cho chúng tôi

485

dùng không phải trả tiền, y như đối xử với khách thân tình riêng
của “Ban” Nhu chớ không phải Tù.

Sau buổi tiếp đãi tại Câu Lạc Bộ, ội chúng tôi được “Ban”
Nhu dẫn đi “tham quan” Khu Nhà Thăm Nuôi mới cách Câu
Lạc Bộ khoảng 500 mét, cũng ở ngay bên bờ Nam con sông về
phía hạ lưu ập Thủy iện.

Rời Câu Lạc Bộ bên đầu cầu ập nước, chúng tôi đi suôi theo
con đường kè đá dọc ven sông có hàng cây mới trồng để tạo
bóng mát dài khoảng 300 mét, tới khúc sông lượn cong vòng
như bụng chữ S thấy có neo một nhà gỗ kiến trúc rất đẹp trên
chiếc phao nổi, hình thù giống như một chiếc du thuyền sang
trọng mũi quay về hướng thượng nguồn. Từ trên bờ cao muốn
xuống phải dùng cả chục bậc thang đá uốn khúc giữa hàng cây
bên bờ sông, rồi bước qua một cầu gỗ rộng 1 mét dài 2 mét có
tay vịn 2 bên.

Bên trong nhà phân chia ra nhiều phòng tiếp cận nhau rất ngăn
nắp đầy đủ tiện nghi, tất cả đồ đạc đều bằng gỗ quý (cẩm lai,
vàng tâm, gõ) do Tù đốn ở rừng sát bên đất trại về thực hiện.
Thoạt bước vào là phòng khách, tiếp sau là phòng ăn, bên phải
là bếp, phòng vệ sinh, bên trái là các phòng ngủ. Dọc hông phao
phía ngoài phòng ăn và phòng ngủ nhìn ra giữa dòng sông là
một khoảng lan can rộng có mái che để ngồi ngắm cảnh giải
khát câu cá, và phía cuối lan can có mấy bậc thang để leo lên tụt
xuống sông bơi tắm.

Trong khi “tham quan”, “Ban” Nhu hỏi:

“-Các Bác thấy sao? Đây là nơi các Bác sẽ được xử dụng
tiếp gia đình trong thời gian “thăm nuôi” có được không?”

486

Không ai nói gì, Tôi cười đáp lời:

“-Thưa Ban sang trọng quá chẳng khác nào Ngự Thuyền trên
sông Hương nơi Cố đô Huế thuở xưa vậy.”

Trong suốt thời gian chưa được tha, anh em trong ội chúng tôi
có gia đình đến xin “thăm nuôi” nhiều lần được ở lại qua đêm,
nhưng chưa bao giờ chúng tôi được dùng căn nhà nổi này. Vì nó
được dành để tiếp đón các đoàn khách Nhà Nước thuộc hàng ít
quan trọng “tham quan” Trại giam. Các đoàn khách quan trọng
được đón tiếp lưu trú trên toà Nhà Thủy Tạ, dựng giữa hồ ập
Thủy iện nơi gần biệt thự riêng của “Ban” Nhu, sang trọng và
lớn gấp 3 căn nhà nổi neo tại đầu khu Vườn Tao Ngộ này. Từ bờ
hồ ra toà Nhà Thủy Tạ là một cây cầu gỗ, kiến trúc và sơn y hệt
kiểu cầu Thê Húc ra đền Ngọc Sơn tại Hồ Hoàn Kiếm giữa Thủ
đô Hà Nội, và dọc ven bờ hồ nước có các bồn bông cây cảnh với
con đường kè đá trông rất thơ mộng đẹp mắt.

Rời căn nhà nổi, chúng tôi đặt chân vào điểm khởi đầu hướng
ông của khu Vườn Tao Ngộ hình bầu dục nằm giữa 3 kiến trúc

dựng lên theo thế chân vạc. Bìa vòng cung bên phải là dòng
sông có 2 khu nhà cách nhau khoảng 200 mét. Khu ngay gần căn
nhà nổi gồm một dẫy nhà 5 gian dùng làm hội trường thăm gặp
giữa Tù và thân nhân, và 1 căn nhà 3 gian đặt văn phòng cùng
nơi cư trú thường xuyên của Cán bộ phụ trách điều hành công
tác “thăm nuôi” và bạn “Tù tự giác” phụ việc. Tiếp theo là một
con đường nhỏ chạy dài cả trăm mét dưới giàn nho dẫn tới Khu
3 dẫy nhà ngủ dành cho Tù và thân nhân cư trú qua đêm. Con
đường được đắp với mục đích biến hòn đảo nằm giữa dòng sông
có các dẫy nhà ngủ trở thành dải đất liền vào bờ phía Nam.
Giống nho đang leo trên giàn nho là của thân nhân bạn Tù phụ
trách lái xe chuyên trở gia đình “thăm nuôi” từ “trạm đăng ký”

487

ngoài đường Quốc lộ vào Khu Thăm Nuôi, ương nhánh và đem
từ quê miền Phan Rang đến tặng cho Trại để trồng. Bià vòng
cung bên trái là ruộng mía, nơi đầu ruộng phía gần ập Thủy

iện có Xưởng sản xuất đồ gỗ, xưởng xẻ cây thành ván và nhà ở
của anh em Tù ội Mộc chia thành “kíp” làm việc “thông tầm”
suốt ngày đêm. Phía sau ruộng mía chừng nửa cây số là Khu tập
trung các nhà giam Tù thuộc Phân trại K1.

Khoảng chính giữa điểm vòng cung sát bên ruộng mía là một
dẫy nhà khách cao to rất đẹp, kiến trúc theo kiểu Nhà Ròng của
Sắc tộc Thượng miền Cao nguyên Trung phần Việt Nam, đây là
nơi Ban Giám Thị Trại tiếp đãi các đoàn khách tham quan Trại
giam. Khu chính giữa Vườn Tao Ngộ là một công viên có nhiều
đường nhỏ trải đá đi vòng quanh những bồn hoa cây kiểng, và
một hòn non bộ với tượng đài lập thể xừng xững như Hòn Vọng
Phu. Thật là một công viên lạ mắt chưa từng thấy trên các nẻo
đường Việt Nam, Âu, Á, Phi, Mỹ, Trung ông mà Tôi đã từng
có dịp đi qua trước đây.

Từ ngày anh ại tá Nguyễn Quốc Quỳnh được chỉ định làm ội
trưởng, anh em cảm thấy thoải mái hơn nên gắn bó bên nhau cố
gắng chu toàn công tác trồng rau, ớt, bầu và đu đủ đạt kết quả
“thâu hoạch” rất cao. “Ban” Nhu tỏ vẻ hài lòng nên “đổi mới”
hẳn thái độ cư xử với chúng tôi, lời nói và cử chỉ lúc nào cũng
nhẹ nhàng lịch sự đối với anh em trước mặt mọi người. Các Cán
bộ cấp nhỏ thấy thế cũng noi theo không còn xấc lấc kênh kiệu
kỳ thị như trước.

Nhưng để cô lập dễ kiểm soát chúng tôi kỹ càng hơn nữa, ngoài
việc bắt ội ở ngoài “hiện trường lao động” suốt ngày thường
và những ngày nghỉ lễ, “Ban” Nhu còn cho sửa sang lại căn
phòng ăn phía gần hàng rào thuộc dẫy nhà đầu bên Khu giam Tù

488

Nam để biến thành phòng giam riêng cho ội chúng tôi, thay vì
giam chung trong phòng giam lớn với ội khác như từ trước tới
nay. Căn phòng giam mới này có một cửa ra vào và 4 cửa sổ
được ráp cánh cửa gỗ kiểu lá sách xiên xiên để thông hơi che
nắng cản mưa gió lùa tạt trong mùa mưa bão, và dĩ nhiên có gắn
song sắt nơi các khung cửa sổ. Một phòng vệ sinh rộng 1 mét
vuông được xây nơi góc phòng để anh em tiểu đại tiện ban đêm.
Một kệ gỗ dài 2 tầng kê dọc tường chia cho mỗi người một ngăn
để xếp tư trang và đồ tiếp tế riêng. Những người có nhiều đồ
quá, một ngăn nhỏ không đủ phải xếp đầy ngay cả phía dưới
gầm giường nằm của mình hoặc đem ra cất tại Nhà Lô của ội
để tiêu thụ dần hàng ngày. Trong phòng giam này, mỗi người
được nằm một giường gỗ riêng rộng 70 phân dài 2 mét. “Mặt
bằng” trong phòng không đủ chỗ kê giường đơn cho tất cả mọi
người, phải kê thêm 2 chiếc giường 2 tầng cho 4 người. Riêng 2
anh ại tá Tô văn Vân và Dương hiếu Nghĩa được coi là “Tù tự
giác” của ội, được đặc biệt ăn ở ngày đêm tại Nhà Lô bên
“hiện trường lao động” của ội ở bên bờ suối ngay phiá bên kia
bờ sông đối diện với khu nhà thăm nuôi, để phụ với Quản Giáo

ội ngày đêm canh chừng dụng cụ và hoa mầu chưa “thu
hoạch”.

Chúng tôi phải dọn sang nơi giam mới này vào một ngày Chủ
nhật cả trại nghỉ lao động. Buổi chiều cùng ngày, lúc anh em
vừa chia nhau ổn định xong chỗ nằm thì thấy “Ban” Nhu ghé
thăm. “Ban” đứng ngoài cửa sổ song sắt nhìn vào lên tiếng:

“-Thu xếp để các Bác ở đây cho được riêng rẽ thoải mái hơn.
Đối với các Bác không cần phải đặt các song sắt ở cửa như
thế này, nhưng vì quy luật trại giam do Nhà nước quy định
nên không thể biến chế được. Từ nay các Bác không phải xếp

489

hàng kiểm danh vào phòng giam buổi tối như các Đội khác
nữa cứ ở ngoài sân chơi thoải mái. Bác nào không ngủ sớm
có thể sang Nhà Họp ở phía bên hông Khu để xem Ti Vi đến
hết chương trình thì về, lúc đó Cán bộ Trực Trại mới đến
khoá phòng cho các Bác ngủ qua đêm được an toàn.”

Nhà Lô hiện tại bên hiện trường lao động của ội chúng tôi thấp
nhỏ chỉ có 1 gian 1 trái, sát ngay bên bờ sông đối diện với Khu
Nhà Thăm Nuôi mới, nên Quản giáo ội phải nằm nhờ bên Nhà
Lô của ội Nuôi Gà gần đó để cho 2 anh Vân và Nghiã nằm tại
Nhà Lô của ội. Vì thế “Ban” Nhu cho xây dựng một Nhà Lô
mới 3 gian rộng rãi lợp tranh, nền đất đắp cao ráo có sân rộng
chung quanh. Sân trước lập vườn bông, sân sau cất nhà bếp,
trông chẳng khác nào một biệt thự tư nhân nơi đồng quê miền
Nam trước 30-4-1975. Căn giữa Nhà Lô kê mấy chiếc bàn dài
có ghế 2 bên để vừa dùng làm nơi tiếp khách, họp ội, và nhà
ăn của anh em. Căn bên trái có một dẫy xạp ngủ để anh em nghỉ
trưa. Căn bên phải, nửa phía sau là phòng ngủ của Cán bộ Quản
Giáo, nửa trước là kho cất dụng cụ của ội.

Khi dẫy nhà được dựng xong, chúng tôi phải san bằng đất làm
sân trước, sân sau, vườn bông, và đường đi. Lúc đang làm “Ban”
Nhu ghé “tham quan” vui vẻ lên tiếng hỏi:

“-Mai mốt được ra về hết, các Bác có nhớ căn nhà này
không?”

Anh em đồng thanh trả lời:

“-Thưa “Ban” nhớ chứ, quên sao được.”

Quan sát thấy vẻ mặt “Ban” không hứng thú lắm với câu trả lời
gọn lỏn này. Tôi lên tiếng góp chuyện:

490

“-Thưa Ban, căn nhà chỉ là vật chất nó sẽ lụi tàn theo thời
gian có gì mà đáng nhớ. Có nhớ chăng là nhớ người có sáng
kiến xây dựng lên căn nhà này.”

Ban Nhu tươi hẳn nét mặt cười không ra tiếng nói tiếp:

“-Có đất rộng rãi, các Bác có thể nuôi gà đẻ trứng, trồng
thêm các loại rau đậu mà tăng cường chất tươi hàng ngày
“bồi dưỡng” cho nó mát ruột.”

Kể từ hôm ấy trở đi, trong ội có vài người “tranh thủ” trồng
một vạt rau riêng nho nhỏ. Anh Sáu ội phó và Tôi cũng trồng
một khoảnh có lẫn lộn mồng tơi, đay, xả, bạc hà, và rau răm dọc
bên ven đường ngay đầu dốc xuống bến sông gần Nhà Lô cũ của

ội. Chúng tôi còn làm một hốc cát nhỏ chuyên ủ đậu xanh làm
mộng giá để dùng vào nhu cầu đổ bánh xèo bánh quai vạc ăn
vào những ngày Chúa Nhật. Mỗi lần gia đình đến “thăm nuôi” ở
qua đêm, cũng được phép đem gà vịt sống vào làm thịt cho Tù
ăn “bồi dưỡng”.

Gia đình đi “thăm nuôi” cho biết, thường trên đường đi từ Thành
phố Saigon lên trại giam bao giờ tài xế xe lô cũng ngừng giải lao
đôi chục phút tại Chợ Ông ồn, để bà con ăn uống mua thêm
các món tươi đem đi “thăm nuôi”. ặc biệt thịt heo, gà vịt sống,
và trái cây ở chợ địa phương này bán rất rẻ so với Saigon. Lần
nào đi thăm Tôi, gia đình cũng mua vài ba con gà giò đem vào
làm thịt luộc ăn ngay và kho để ăn dần sau “thăm nuôi”. Mỗi lần
như vậy Tôi đều giữ lại 1 con không ăn để nuôi thả quanh Nhà
Lô, chờ tới lứa gà đẻ lấy trứng tươi ăn dần. Một năm sau, Tôi đã
trở thành anh Tù tiểu tư sản của ội 23 có tới 3 con gà đẻ trứng
tươi ăn hàng ngày.

491

Tôi làm một truồng nhỏ sát phía sau nhà bếp để làm nơi trú ẩn
cho gà ban đêm. Mấy con gà Tôi nuôi rất khôn và rạn người, cả
ngày chúng chỉ loanh quanh bên Nhà Lô không đi đâu xa. Hàng
ngày cứ tới giờ giải lao giữa buổi lao động sáng và chiều, chúng
dắt nhau ra quanh quẩn nơi đầu dốc ở bến sông lên đợi gặp Tôi
phân phát quà giun vàø sâu đất bắt trong các luống rau. Trong
khi chúng ăn, Tôi đưa tay vuốt lưng hết con này đến con kia y
như vuốt lưng nựng mèo nựng chó vậy mà chúng không sợ
không bỏ chạy.

Có một lần “Ban” Nhu dẫn đoàn Thanh tra Trung Ương ghé
thăm ội vào đúng giờ nghỉ giải lao giữa buổi lao động sáng.
Thấy cảnh mấy con gà quấn quýt bên Tôi như vậy họ cười nói
với nhau có vẻ hãnh diện thoả mãn, chắc họ ngỡ rằng nhờ Chính
sách Lao động Cải tạo Tư tưởng của họ đã thành công lớn là đã
biến được các ại Tá Việt Nam Cộng hoà trở thành người lao
động Xã hội Chủ nghĩa như họ mong muốn.

Thấy vậy Tôi nèn biểu diễn thêm một màn ngoạn mục khác
trong giữa Nhà Lô ngay trước mặt mọi người cho họ thêm hí
hửng.

Sau khi ăn hết mấy con sâu đất trắng muốt to dài bằng ngón tay
út, mấy con gà đang còn đói le te chạy theo Tôi vào Nhà Lô như
thường lệ. Tôi vào chỗ để đồ tiếp tế riêng, bốc một nắm thóc
trộn bắp đem ra ngồi xuống xoè tay cho mấy con gà tranh nhau
mổ ăn ngay trên lòng bàn tay. Gà ăn một lúc hết nhẵn nhưng vẫn
quanh quẩn bên tay Tôi như muốn đòi ăn thêm. Tôi phủi hai tay
vào nhau rồi dơ cao lên trên đầu 2 con gà, tức khắc chúng nằm
bẹp xuống đất chớ không chạy, Tôi thong thả dùng 2 tay đè nhẹ
lên lưng rồi luồn vòng xuống bụng bế chúng lên, đưa tới bên bàn
nơi “Ban” Nhu và khách Trung Ương đang ngồi và khoe:

492

“-Ban coi, con nào con nấy béo nặng đáo để, chúng cho Tôi
2 lứa trứng rồi đó. Nhờ chúng, Tôi và anh Sáu Đội phó có
trứng “bồi dưỡng” hàng ngày nên Tôi thương chúng lắm,
buổi giải lao nào cũng phải bươi đất tìm cho chúng một ít
sâu đất hoặc giun trong các luống rau đem về cho chúng
“bồi dưỡng” để tiếp tục đẻ trứng to và đều.”

Thực ra chẳng phải nhờ học tập lao động cải tạo Tôi mới biết
công việc nuôi gà, từ thuở Thiếu thời gia nhập oàn Hướng ạo
Sinh Tôi đã được tập luyện quen rồi. Hơn nữa trước 30-4-1975,
gia đình Tôi cũng đã có dựng một nhà lồng lớn trong sân nhà
riêng để các con của Tôi học nuôi gà đẻ, gà thịt, và chim bồ câu
theo lối công nghiệp bỏ mối cho bạn hàng trong Chợ Lớn nên
chẳng lạ gì. Nhưng Tôi không nói ra điều này, để cho họ hí hửng
tưởng rằng Chánh sách hành hạ lao khổ thâm độc vô nhân đạo
của họ đã cải tạo được Tôi theo ý họ muốn vậy thôi.

Gần mùa Giáng Sinh 1985, Linh mục Bùi đức Sinh được thân
nhân “thăm nuôi” đem cho vài kí lô nho đỏ, Ngài không ăn đem
rửa sạch cắt nhỏ bỏ vào keo thủy tinh, rắc đường đậy nắp kín rồi
để vào một góc nhà. Ngài làm trước mặt chúng tôi và Quản giáo

ội. Ít ngày sau nho tiết nước ra biến thành loại rượu nho
nguyên chất không cần ủ bằng men giống hệt loại rượu các Nhà
Thờ thường dùng làm Rượu Lễ. Linh mục nói đây là loại nước
trái cây ủ cho lên men giống như rượu mà không phải rượu, loại
nước trái cây nguyên chất lên men này dùng uống mỗi ngày một
ly “bồi dưỡng” giúp cho máu huyết lưu thông điều hoà rất tốt
cho sức khoẻ. Ngài mời Cán bộ Quản giáo ội và chúng tôi
dùng thử mỗi người một chút cho biết mùi.

Riêng Tôi biết được mục đích không phải để “bồi dưỡng” mà
dùng cho nhu cầu mục vụ của Ngài. Sau này nhờ sự “chiếu cố

493

đặc biệt” của “Ban” Nhu, anh em ội 23 chúng tôi được nhận
quà “thăm nuôi” đem thẳng ra cất tại Nhà Lô. Việc kiểm xét quà
“thăm nuôi” của chúng tôi cũng do Quản giáo ội phụ trách
không phải đem vào cho Trực Trại kiểm như mọi người. Nhờ
thế, anh Quỳnh ội trưởng được Linh mục Sinh cử làm Ông
Trùm Họ ạo K1 Z30D đã lợi dụng cơ hội dễ dãi này đem được
rượu nho chính cống của Nhà Thờ vào cho Linh mục Sinh dung
không phải làm lấy nữa.

Muốn giúp cho việc làm rượu của Linh mục Sinh không bị Cán
bộ nghi ngờ, Tôi yêu cầu Ngài chỉ cho anh em cách thức làm để
dùng “bồi dưỡng” hàng ngày. Chúng tôi còn làm cả rượu chuối
bằng cách cắt chuối chín và tranh tươi thành những lát mỏng,
xếp từng lớp chồng lên nhau theo thứ tự chuối, đường, tranh,
đường, chuối, đường... trong keo thủy tinh, rồi đậy kín lại để ủ
cho thành rượu không cần men. Chúng tôi để tại Nhà Lô không
mang vào Trại giam dùng thoải mái hàng ngày, không bị coi là
vi phạm Nội Quy Trại giam vì Cán bộ biết rõ không phải rượu
cất bằng men.

ể chuẩn bị ăn Tết Bính Dần-1986, anh Quỳnh ội trưởng được
“Ban” Nhu nhờ về Saigon đặt mua những gì đó không rõ. “Ban”
cho xe hơi nhỏ và Cán bộ đưa đi và mọi người ngủ lại qua đêm
tại nhà anh Quỳnh hôm sau mới trở về Trại. Sau chuyến đi này,

ội có thêm một số hạt giống rau muống và rau cải loại tốt năng
xuất “thâu hoạch” cao hơn bình thường do gia đình anh Quỳnh
mua tặng cho ội.

Mỗi tuần lễ ội phải thực hiện 2 lần “thâu hoạch” rau nộp cho
Nhà Bếp Trại, lần “thâu hoạch” nào anh em trong ội cũng
được thưởng mỗi người một bó rau nặng 5, 6 kí lô để ăn “bồi
dưỡng”. Vào mùa mưa thì trồng rau muống đọt mập thân dài cả

494

5, 60 phân, chúng tôi cắt khúc ngọn và lá non dài cỡ 15, 20 phân
xào hoặc nấu canh ăn, khúc thân còn lại tuốt bỏ lá đem muối
dưa chua ăn dần hoặc chẻ nhỏ ăn sống trộn dầu giấm muối tiêu
tỏi. Còn mùa nắng thì trồng cải củ kết quả cũng rất khả quan, củ
nào củ nấy to và dài cả 3, 40 phân, chúng tôi cắt lá muối dưa,
xắt củ ra nhiều khoanh nhỏ nấu canh tôm khô hoặc thái mỏng
xào trứng hoặc làm gỏi thịt gà xé phay. Một vài người còn xắt
miếng nhỏ phơi khô ướp nước mắm cô đường để làm dưa món
ăn dần.

Từ ngày ội chúng tôi về định cư bên Khu Nhà Thăm Nuôi để
trồng rau, “Ban” Nhu cũng chỉ định một Thiếu úy làm Quản
giáo thay Quản giáo cũ chỉ là một Hạ sĩ quan. Quan sát qua cung
cách cư xử của “Ban” Nhu đối với Quản giáo mới trước mặt
chúng tôi cho phép nhận định ông ta là một trong nhóm Cán bộ
trẻ được “Ban” Nhu tin dùng và thương. Hàng ngày ông ta phải
báo cáo thẳng với “Ban” Nhu mọi diễn tiến sinh hoạt của ội
chúng tôi, cũng như chuyển lệnh của “Ban” thẳng đến ội
trưởng không phải qua hệ thống Giáo dục của Trại. Ông này mặt
mũi khôi ngô, đẹp trai, tính tình nhã nhặn, luôn luôn tỏ thái độ
tử tế với chúng tôi, và rất “văn nghệ” đối với các Cán bộ Nữ.

ặc biệt ông Quản Giáo này lúc nào cũng lịch thiệp lễ độ với
các Bà vợ chúng tôi trong thời gian được ở lại với chồng tại Khu
Nhà Thăm Nuôi, ông ấy luôn luôn dùng Nhân vật ại danh từ
“Bác” với các Bà chớ không gọi Chị này Chị kia. Nhưng oái
oăm một nỗi, hàng ngày ông ấy quen mồm gọi chúng tôi bằng
“Anh”, đến lúc có Vợ “thăm nuôi” 3 người ngồi nói chuyện ông
ấy quen miệng gọi mình là “Anh” vợ mình là “Bác” và xưng
“Cháu”. Thật khôi hài hết chỗ nói.

495

Thường Tết năm nào Trại cũng gói nấu bánh chưng phát cho Tù
mỗi người 1 chiếc, không biết tại sao Tết Bính Dần-1986 ội
chúng tôi lại được phát gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và lá giong
để anh em tự gói bánh và nấu lấy tại Nhà Lô của ội, chắc là do
sáng kiến “đổi mới cởi mở” của “Ban” Nhu. Nhân đó anh em
yêu cầu anh ội trưởng đề nghị Cán bộ Quản giáo trình “Ban”
cho phép anh em góp tiền ra chợ ngay gần Trại, mua thêm gạo
nếp đậu thịt heo lá và lạt bằng tre giang về gói cho mỗi người 4
chiếc ăn thoải mái một lần trong mấy ngày Tết.

Ba ngày trước đêm Giao Thừa, Quản giáo ội cho biết “Ban”
Nhu chấp thuận cho ông ta dẫn ội trưởng ra chợ gần trại mua
gạo nếp thịt đậu lá và lạt về cho anh em gói nấu thêm bánh
chưng như đề nghị. Anh ội trưởng ngại đi một mình phải xách
nặng chịu không nổi, đề nghị cho Tôi cùng đi để tiếp tay, Quản
giáo “nhất trí” là sáng hôm sau lúc ội xuất Trại ra tới Nhà Lô
chúng tôi sẽ đi chợ ngay. Sáng hôm sau ra tới Nhà Lô ội,
chúng tôi thấy Cán bộ Nữ Quản giáo ội Nuôi Heo ở kế bên
đang chờ tại đó để cùng đi chợ với chúng tôi. Có thể là Quản
giáo ội chúng tôi muốn nhờ nữ giới sành việc mua bán biết
mặc cả trả giá cho được rẻ, cũng có thể là vì đoạn đường đi bộ
từ Trại ra Chợ hơi xa cần đi bằng xe đạp cho nhanh và đỡ vất vả,
nên ông đã rủ thêm Cán bộ Nữ thân thiết riêng của ông ấy đem
xe đạp tới để 4 người đèo nhau đi cho vui vẻ.
Quản giáo ội đạp xe đèo anh Quỳnh ội trưởng ngồi trên poọc
ba ga (porte bagages) phía sau. Tôi phải đạp xe đèo Cán bộ Nữ
nặng khoảng 35 lí lô, người nẩy nở cân đối mỏng mày hay hạt
da hơi ngăm ngăm bánh mật, trông có vẻ như lai sắc tộc người
gốc Thanh Hoá. Chúng tôi không đi theo đường băng qua Trại
chính mà đi dọc bên này sông ngang qua các ội Nuôi Gà, ội
Rau Nữ, ội Nông Nghiệp, qua cầu gỗ băng sông sang Khu Nhà

496

Tiếp Thân nhân “đăng ký thăm nuôi” mới, để ra quốc lộ rẽ trái
đi hướng Thuận Hải (Phan Thiết). Khúc đường đất băng qua các

ội trong lãnh vực đất Trại nhỏ gập ghềnh bề ngang vừa đủ cho
một xe bò di chuyển, đạp xe phải lách qua lách lại giữ thăng
bằng tay lái xe cũng hơi vất vả. Nhưng ra tới đoạn từ khu Nhà
Tiếp Thân nhân “đăng ký thăm nuôi” ra đến chợ là đường nhựa,
thoai thoải lần lần xuống dốc xe chạy bon bon nhẹ nhàng thích
thú.

Chuyến về phải móc trên “ghi đông” xe 2 giỏ chợ cỡ chục kí lô
thịt gạo đậu, lại nai thêm đằng sau lưng Cán bộ Nữ nặng 35 kí
lô, Tôi đã gần 6 chục tuổi đời nhất là sau hơn chục năm lao động
cực khổ trong các Trại Tù thiếu đói bệnh hoạn sức khoẻ suy tàn,
đạp xe liên tục nhiều cây số đường dài thật là chật vật nặng nề
quá. Ra khỏi chợ được chừng 2 cây số, xe bắt đầu leo lên dốc
thoai thoải dài cả 5, 6 cây số, Tôi phải nhổm người lên khỏi yên
xe ráng dùng sức nặng của thân mình, nghiêng qua nghiêng lại
cố gắng đạp cho xe lăn tới từng nấc một mà cũng hết muốn nổi.
Mấy lần tay lái bị đảo qua đảo lại tiến lên không nổi nghiêng đi
như muốn đổ, thấy vậy Cán bộ Nữ bảo Tôi ngừng lại xuống
xách tay 2 giỏ chợ ra ngồi phía sau để cô ấy đạp xe cho. Cán bộ
Nữ cũng xấp xỉ 30 cái Xuân xanh rồi nhưng chưa có đôi bạn
chưa chửa đẻ con nên còn rất mạnh, đạp xe lên giốc nhẹ nhàng
như không đúng là “con gái mười bẩy bẻ gẩy xừng trâu” như các
Cụ ngày xưa thường ví. Phải ngồi phiá sau lưng, mũi vừa ngang
tầm nách của người ngồi trên yên xe, gió thoảng liên tục từ phía
trước ra sau, Tôi phải nín thở chịu đựng mùi mồ hôi nách nồng
nồng như tỏi suốt khoảng đường dài gần 6 cây số dưới ánh nắng
ban mai hiền hoà thơ mộng của rừng núi miền ông Nam Việt.

497

i ra chợ với chúng tôi, các Cán bộ mặc thường phục như dân
chớ không mặc sắc phục Công an thế mà dân chúng địa phương
cũng biết. Họ không gọi là Cán bộ hay ồng chí cũng chẳng gọi
là Chú Công an hay Cô Công an như dân ngoài Bắc, họ gọi bằng
Anh bằng Chị một cách đơn giản mộc mạc như đối với mọi
người dân thường cùng trạc tuổi đôi ba mươi. Có điều đặc biệt là
họ vồn vã săn đón mời mọc mua hàng một cách riết ráo, vì thấy
có chúng tôi là Tù đi theo chắc chắn là phải có nhu cầu mua sắm
chớ không phải chỉ đi “tham quan”.

ây là một cái chợ nhỏ nằm trong ngõ xen giữa những căn phố
mái tôn mái ngói lẫn lộn ngay bên cạnh Quốc lộ, y như những
chợ nhỏ trong ngõ gần các khu chung cư vùng Bàn Cờ ở Saigon
vậy. Chúng tôi tới vào lúc chợ đang đông khoảng trên dưới một
trăm người cả khách mua lẫn kẻ bán. Mọi người ồn ào chen lấn
nhau giữa các quầy hàng bầy bán đủ thứ: thực phẩm khô, hàng
xén, hàng vải, hàng thịt, hàng tôm cá, hàng rau, hàng quà bánh
nóng... Cũng có một số khá đông không có quầy riêng ngồi xệp
dài dài hai bên đường quanh chợ, bầy bán những món hàng
đựng trong thúng, trên mẹt hoặc dăm bẩy con gà, con vịt chân
cột dính trùm với nhau nằm dẫy dụa trên mặt đất, đường đi trong
chợ nền đất lầy lội hôi tanh mùi cá mùi mắm. Tôi không tọc
mạch hỏi nên không biết đây có phải là chợ Quận Hàm Tân hay

không.

Mang tiếng nhờ nữ giới đi theo để trả giá mua cho được rẻ,
nhưng Cán bộ Nữ này quanh năm suốt tháng ăn cơm tập thể
chẳng hề đi mua bán nấu nướng lấy bao giờ, làm sao biết giá thị
thường mà mặc cả. Ghé hàng này qua xạp kia đâu cũng ra giá
như nhau, Cô ta chỉ hỏi giá rồi chê đắt và hỏi có bớt không?
Người bán không chịu bớt, chẳng biết làm sao đành mua đại cho

498

rồi để còn về sớm chuẩn bị gói bánh cho kịp đưa lên bếp khởi sự
nấu trước giờ nghỉ lao động chiều. ối với chúng tôi giá cả rẻ
đắt không thành vấn đề, cả hơn chục năm trời chịu thiếu đói bây
giờ có cơ may “ngàn năm một thưở” mua được thứ tươi ngon về
ăn là tốt rồi, chẳng mong gì hơn.

Hôm đó là 2 ngày trước êm Giao Thừa, trừ mấy anh có những
luống rau chưa “thâu hoạch” phải tiếp tục đi tưới, những người
còn lại được Quản giáo ội cho phép miễn lao động chia thành
nhóm chuẩn bị gói nấu bánh chưng. Thật là vui! Ngoài nhóm đi
kiếm củi cành lớn và gốc cây cho đủ đun ninh bánh liên tục 12
tiếng đồng hồ, các nhóm còn lại phải thực hiện cùng một lúc các
việc sau:

-1. Ngâm đậu xanh, cà đãi vỏ, nấu chín, giã nhuyễn, nắm
thành những nắm đều cho mỗi chiếc bánh chưng 1 nắm.

-2. Cắt thịt ba chỉ (bì, nạc, mỡ) thành miếng đều nhau, ướp
gia vị hành tiêu nước mắm bột nêm cho vừa, mỗi bánh 2
miếng.

-3. Rửa lá, lau khô, tước sống và bỏ cuống lá, lựa lá nhỏ cắt
lót khuôn, 4 lá cho mỗi bánh. Lá to để nguyên dùng gói bọc
bên ngoài mặt bánh, mỗi bánh 3 lá.

-4. Chẻ lạt bằng tre giang, mỗi bánh cần 4 lạt. Một số đốt
giang do Trại phát một số phải mua thêm ngoài chợ.

-5. Vo gạo để róc nước, khi bắt đầu gói rắc thêm chút muối
trộn đều để bánh được đậm đà vừa ăn.

Khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, những người phụ trách
gói bắt đầu ra tay. Nhóm gói gồm 3 người gồm các anh Trịnh
đình ăng, Phạm tài iệt và Tôi. Anh ăng rất thiện nghệ gói
tay không cần khuôn bánh vẫn vuông vắn đẹp với đủ 8 góc, còn

499

anh iệt và Tôi phải dùng khuôn gỗ để gói cho được đều tay
vuông vắn đủ 8 góc, không méo mó góc thấp góc cao. Khoảng
hơn 3 giờ chiều, tất cả số bánh dự trù cho chúng tôi và thêm mấy
cặp biếu “Ban” Nhu, Quản Giáo ội, và Cán bộ Thăm Nuôi đều
được gói xong đầy đủ. Bánh được cột thành từng cặp mặt trên
của bánh áp vào nhau, xếp vào 2 thùng (một bằng tôn, một bằng
nhôm) đã bắc sẵn trên bếp, đổ đầy nước vào thùng và khởi sự
mồi lửa luộc. Các thùng nấu bánh do anh Quỳnh nhắn gia đình
gửi lên cho mượn. Chúng tôi thay phiên nhau canh đẩy củi đun
đến giờ ội rời Nhà Lô vào Trại, giao lại cho 2 anh Tô văn Vân
và Dương hiếu Nghĩa (giữ Nhà Lô) luân phiên nhau lo tiếp qua
đêm. Gần hai bên hông các thùng bánh phải vần 2 thùng nhỏ
đựng nước để châm thêm vào các thùng bánh trong suốt thời
gian ninh. Lửa phải giữ cho cháy đều và canh chừng nước hơi
cạn phải châm thêm ngay. ến nửa đêm phải đảo bánh phía trên
xuống phía dưới, để bảo đảm tất cả bánh được chín đều không
chiếc nào bị hấy (có chỗ gạo chưa kịp chín). Sáng hôm sau
khoảng 9 giờ vớt bánh, xếp lên bàn ép cho nền không còn nước
ứ trong lá mới để được lâu không bị chua hư. Chiều tối trước khi
trở vào Trại giam, mỗi người lãnh phần riêng của mình nhưng
chỉ đem theo một chiếc vào trại giam để ăn đón Giao Thừa, mấy
chiếc còn lại cất tại Nhà Lô để thưởng thức dần trong 3 ngày Tết
vì anh em ội chúng tôi không dược nghỉ ở trong trại ban ngày
những dịp Tù được nghỉ không đi lao động.

Không biết vì trái gió trở trời cuối năm làm gà bị dịch chết hay
muốn thanh toán lứa gà đẻ già bằng lứa gà tơ mạnh đẻ trứng lớn
bán được giá hơn, bỗng dưng vào buổi chiều trước ngày cuối
năm thấy Trại bán gà làm thịt sẵn cho Tù mua ăn Tết. Mọi người
mừng rỡ vui vẻ đua nhau “đăng ký” mua, người có nhiều tiền
lưu ký tại Trại thì mua nguyên con để nửa luộc nửa kho ăn trong

500


Click to View FlipBook Version